|
HOME TÌM HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN HÌNH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
Thái Dương Hệ (THE SOLAR SYSTEM) Tác giả: Trung tá Arthur E.
Powell Nhà xuất bản Thông Thiên Học |
|
Thái Dương Hệ
Kính dâng
Cũng giống như bốn quyển sách trước, quyển sách này được kính dâng
với lòng biết ơn và cảm kích dành cho những vị có công trình lao
động vất vả khảo cứu cung ứng tài liệu cho việc hoàn thành tác phẩm
này.
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
CHƯƠNG
I. CÁC BẦU HÀNH TINH
II. CÁC CUỘC TUẦN HOÀN
III. CÁC DÃY HÀNH TINH
IV. CÁC HỆ THỐNG TIẾN HÓA
V. THÁI DƯƠNG HỆ
VI. XÂY DỰNG THÁI DƯƠNG HỆ
VII. THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ VÀ CÁC
HÀNH TINH THƯỢNG ĐẾ
VIII. CÁC LÀN SÓNG SINH HOẠT
IX. MỤC TIÊU CỦA BẢY DÃY HÀNH TINH
X. CÁC MỨC ĐỘ THÀNH TỰU
XI. CÁC GIỐNG DÂN CHÍNH VÀ GIỐNG DÂN PHỤ
XII. CUỘC NỘI TUẦN HOÀN
XIII. NGÀY PHÁN XÉT
XIV. SỰ TIẾN HÓA CHÌM SÂU VÀO VẬT CHẤT RỒI VƯỢT THOÁT KHỎI VẬT
CHẤT
XV. CÁC THỜI GIAN VÀ NGÀY THÁNG
XVI. CÁC VỊ THƯỢNG ĐẾ CỦA DÃY HÀNH TINH VÀ CÁC CHỨC SẮC KHÁC
XVII. CÁC ĐỨC BÀN CỔ
XVIII. ĐỨC PHẬT, ĐỨC VĂN MINH ĐẠI ĐẾ VÀ ĐỨC BỒ TÁT
XIX. ĐỨC NGỌC ĐẾ VÀ CÁC VỊ PHỤ TÁ
XX. HỆ THỐNG TIẾN HÓA TRÁI ĐẤT: DÃY HÀNH TINH THỨ NHẤT
XXI. DÃY HÀNH TINH THỨ NHÌ
XXII. DÃY HÀNH TINH THỨ BA TỨC DÃY NGUYỆT TINH: NĂM CUỘC TUẦN HOÀN
ĐẦU TIÊN
XXIII. DÃY NGUYỆT TINH: CUỘC TUẦN HOÀN THỨ SÁU
XXIV. DÃY NGUYỆT TINH: CUỘC TUẦN HOÀN THỨ BẢY
XXV. CÁC SẢN PHẨM CỦA DÃY NGUYỆT TINH
XXVI. XÂY DỰNG DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT
XXVII. DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT: CUỘC TUẦN HOÀN THỨ NHẤT
XXVIII. DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT: CUỘC TUẦN HOÀN THỨ NHÌ
XXIX. DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT: CUỘC TUẦN HOÀN THỨ BA
XXX. CUỘC TUẦN HOÀN THỨ TƯ: CÁC BẦU HÀNH TINH A, B VÀ C
XXXI. HÀNH TINH TRÁI ĐẤT: CĂN CHỦNG THỨ NHẤT
XXXII. HÀNH TINH TRÁI ĐẤT: CĂN CHỦNG THỨ NHÌ
XXXIII. HÀNH TINH TRÁI ĐẤT: CĂN CHỦNG THỨ BA. GIỐNG DÂN LEMURIA
XXXIV. SỰ GIÁNG LÂM CỦA CÁC TINH QUÂN Ở KIM TINH
XXXV. CĂN CHỦNG THỨ TƯ TỨC CĂN CHỦNG ATLANTE: GIỐNG DÂN RMOAHAL
XXXVI. PHÂN CHỦNG THỨ NHÌ CỦA GIỐNG DÂN ATLANTE: GIỐNG DÂN TLAVATLI
XXXVII. PHÂN CHỦNG THỨ BA CỦA GIỐNG DÂN ATLANTE: GIỐNG DÂN TOLTEC
XXXVIII. NỀN VĂN MINH CHÂU ATLANTIS
XXXIX. XỨ PERU THỜI XƯA: DI TÍCH CỦA GIỐNG DÂN TOLTEC
XL. PHÂN CHỦNG THỨ TƯ CỦA GIỐNG DÂN ATLANTE: GIỐNG DÂN TURANIA
XLI. DI TÍCH CỦA GIỐNG DÂN TURANIA: XỨ CHALDEA 19.000 NĂM TRƯỚC CÔNG
NGUYÊN
XLII. PHÂN CHỦNG THỨ NĂM CỦA GIỐNG DÂN ATLANTE: GIỐNG DÂN SEMITE
NGUYÊN THỦY
XLIII. PHÂN CHỦNG THỨ SÁU CỦA GIỐNG DÂN ATLANTE: GIỐNG DÂN AKKAD
XLIV. PHÂN CHỦNG THỨ BẢY CỦA GIỐNG DÂN ATLANTE: GIỐNG DÂN MÔNG CỔ
XLV. SỰ KHỞI ĐẦU CĂN CHỦNG THỨ NĂM TỨC GIỐNG DÂN ĀRYAN
XLVI. THÀNH PHỐ LIÊN KIỀU
XLVII. PHÂN CHỦNG THỨ NHẤT CỦA GIỐNG DÂN ĀRYAN: GIỐNG DÂN ẤN ĐỘ
60.000 NĂM TRƯỚC CÔNG NGUYÊN
XLVIII. PHÂN CHỦNG THỨ HAI CỦA GIỐNG DÂN ĀRYAN: GIỐNG DÂN Ả RẬP
40.000 NĂM TRƯỚC CÔNG NGUYÊN
XLIX. PHÂN CHỦNG THỨ BA CỦA GIỐNG DÂN ĀRYAN: GIỐNG DÂN BA TƯ 30.000
NĂM TRƯỚC CÔNG NGUYÊN
L. PHÂN CHỦNG THỨ TƯ CỦA GIỐNG DÂN ĀRYAN: GIỐNG DÂN KELTIC 20.000
NĂM TRƯỚC CÔNG NGUYÊN
LI. PHÂN CHỦNG THỨ NĂM CỦA GIỐNG DÂN ĀRYAN: GIỐNG DÂN TEUTON 20.000
NĂM TRƯỚC CÔNG NGUYÊN
LII. DÒNG DÕI CĂN CHỦNG THỨ NĂM VÀ HẬU DUỆ CỦA NÓ TRUYỀN VÀO ẤN ĐỘ
18.000 NĂM TRƯỚC CÔNG NGUYÊN
LIII. PHÂN CHỦNG THỨ SÁU CỦA GIỐNG DÂN ĀRYAN
LIV. CÁC CĂN CHỦNG THỨ SÁU VÀ THỨ BẢY
LV. SINH HOẠT TRÊN HỎA TINH VÀ THỦY TINH
LVI. KẾT LUẬN
I. CÁC BẦU HÀNH
TINH VÀ CÁC ÂM BẢN CỦA CHÚNG (A)
II. CÁC BẦU
HÀNH TINH VÀ CÁC ÂM BẢN CỦA CHÚNG (B)
III. BẢY BẦU
HÀNH TINH THUỘC DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT
IV. BẢY CUỘC
TUẦN HOÀN CỦA DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT
V. BẢY DÃY HÀNH
TINH CỦA HỆ THỐNG TIẾN HÓA TRÁI ĐẤT
VI. BẢY DÃY
HÀNH TINH CỦA HỆ THỐNG TIẾN HÓA TRÁI ĐẤT VÀ CHU KỲ HOẠI KHÔNG
VII. HỆ THỐNG
TIẾN HÓA TRÁI ĐẤT
VIII. THIÊN CƠ
CỦA THÁI DƯƠNG HỆ
IX. THÁI DƯƠNG
HỆ THEO NHƯ NÓ TỒN TẠI HIỆN NAY
X. MƯỜI DÃY
HÀNH TINH ĐANG TỒN TẠI
XI. CÁC TATTVAS
VÀ TANMĀTRAS
XII. MỐI QUAN
HỆ CỦA CÁC HÀNH TINH TRÊN CÕI TRẦN VỚI MẶT TRỜI
XIII. MỐI LIÊN HỆ THUỘC CHIỀU ĐO THỨ TƯ
GIỮA MẶT TRỜI VÀ CÁC HÀNH TINH
XIV. MƯỜI BA
LÀN SÓNG SINH HOẠT VÀ SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CHÚNG
XV. CÁC LÀN
SÓNG SINH HOẠT CỦA CÁC HỆ THỐNG TIẾN HÓA LIÊN TIẾP
XVI. MỤC TIÊU
CỦA BẢY DÃY HÀNH TINH THUỘC HỆ THỐNG TIẾN HÓA CỦA TA
XVII. MỨC ĐỘ
THÀNH TỰU
XVIII. SỰ TIẾN
BỘ CỦA CÁC GIỚI TRONG THIÊN NHIÊN
XIX. CÁC CĂN
CHỦNG CỦA DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT
XX. CÁC GIỐNG
DÂN THUỘC BẢY CHU KỲ TRÁI ĐẤT
XXI. CÁC CĂN
CHỦNG VÀ PHÂN CHỦNG CỦA HỆ THỐNG TIẾN HÓA CỦA TA
XXII. SỰ CHU
LƯU CỦA CÁC LÀN SÓNG SINH HOẠT
XXIII. HẠT NHÂN
TRÊN CÁC HÀNH TINH
XXIV. CUỘC NỘI
TUẦN HOÀN: THOÁI HÓA
XXV. CUỘC NỘI
TUẦN HOÀN: TĂNG TỐC
XXVI. SẢN PHẨM
CỦA DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT
XXVII. NGÀY
PHÁN XÉT CỦA MỘT CĂN CHỦNG (CẤP 4)
XXVIII. NGÀY
PHÁN XÉT CỦA MỘT CHU KỲ BẦU HÀNH TINH (CẤP 3)
XXIX. CÁC NGÀY
PHÁN XÉT TRONG MỘT CUỘC TUẦN HOÀN (CẤP 4, CẤP 3 VÀ CẤP 2)
XXX. NGÀY PHÁN
XÉT CỦA DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT
XXXI. VÒNG CUNG
ĐI XUỐNG VÀ ĐI LÊN
XXXII. CÁC ẢNH
HƯỞNG TÁC ĐỘNG LÊN MỘT CÕI (CÕI TRUNG GIỚI)
XXXIII. CÁC ẢNH
HƯỞNG TÁC ĐỘNG LÊN BẢY CÕI VẬT CHẤT
XXXIV. NHỮNG
“ĐẤNG PHỤNG SỰ” VÀ CÁC NHÓM KHÁC CỦA DÃY NGUỴỆT TINH
XXXV. SỰ XUẤT
LỘ CỦA MỘT VÀI NHÓM NGUYỆT TINH
XXXVI. SẢN PHẨM
CỦA DÃY NGUYỆT TINH
XXXVII. CÔNG
TRÌNH CỦA CÁC TỔ PHỤ BARHISHADS TRONG DÃY HÀNH TINH TRÁI ĐẤT
XXXVIII. DÃY
HÀNH TINH TRÁI ĐẤT: CUỘC TUẦN HOÀN THỨ NHẤT
XXXIX. DÃY
HÀNH TINH TRÁI ĐẤT: CÁC CUỘC TUẦN HOÀN THỨ NHẤT, THỨ NHÌ VÀ BA
XL. CĂN CHỦNG
THỨ BA: GIỐNG DÂN LEMURIA
XLI. SỰ TIẾN
HÓA CỦA CÁC CĂN CHỦNG XUẤT PHÁT TỪ CÁC PHÂN CHỦNG
XLII. KIM MÔN
THÀNH
XLIII. MỘT ĐỀN
THỜ Ở CHALDEA
XLIV. SỰ SẮP
XẾP CÁC TẤM GƯƠNG TRONG MỘT ĐỀN THỜ Ở CHALDEA
XLV. CĂN CHỦNG
THỨ NĂM VÀ SỰ DI CƯ ĐẦU TIÊN (PHÂN CHỦNG THỨ NHÌ)
XLVI. PHÂN
CHỦNG THỨ BA VÀ THỨ TƯ
XLVII. CÁC PHÂN
CHỦNG THỨ NĂM VÀ THỨ NHẤT
LỜI NÓI ĐẦU CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Khi biên soạn những quyển sách thuộc loạt
sách này, mục đích của tác giả là giúp cho học viên tiết kiệm được
nhiều thời giờ và công sức lao động bằng cách cung ứng một sự tổng
hợp cô đọng kho tài liệu đáng kể bàn về các đề tài tương ứng trong
mỗi quyển, chủ yếu là do bà Annie Besant và ông C. W. Leadbeater
sáng tác. Danh sách đính kèm theo đây cho thấy một số lớn tác phẩm
được trích dẫn. Trong chừng mực có thể được thì phương pháp chọn
dùng là trước hết giải thích khía cạnh hình tướng, nhiên hậu mới tới
các khía cạnh sự sống: miêu tả cơ chế khách quan ngoại giới của các
hiện tượng rồi mới đến các hoạt động của tâm thức, vốn được biểu
hiện qua cơ chế ấy. Người ta không hề toan tính chứng minh hoặc thậm
chí biện minh cho bất kỳ phát biểu nào.
Người ta không sử dụng các tác phẩm của bà
H. P. Blavatsky, bởi vì tác giả bảo rằng muốn khảo cứu được bộ
Giáo Lý Bí Truyền và
những tác phẩm khác của bà thì ông cần đảm đương một nhiệm vụ quá
rộng lớn. Ông nói thêm: “Chúng ta chịu ơn bà Blavatsky nhiều hơn mức
có thể biểu thị được bằng cách trích dẫn những tác phẩm đồ sộ của
bà. Nếu bà không chỉ đường ngay từ đầu thì các nhà khảo cứu sau này
có lẽ chẳng bao giờ tìm được lối mòn”.
DẪN NHẬP
Kể cả trước khi
và sau khi xuất bản bộ Giáo
Lý Bí Truyền của H. P. Blavatsky vào năm 1.888, các học viên
huyền bí học đã sẵn có nhiều thông tin về Thái Dương Hệ và các làn
sóng sinh hoạt, trong số đó có nhân loại của chúng ta vốn đang tiến
hóa trong Thái Dương Hệ ấy. Năm 1.883 quyển
Phật giáo Bí truyền của
A. P. Sinnett xuất hiện, nối tiếp là quyển
Sự tăng trưởng của Linh hồn
cũng của tác giả trên vào năm 1.896. Năm 1.897, quyển
Minh Triết Ngàn Đời của
Annie Besant được xuất bản và năm 1.903, học giả vĩ đại về Huyền Bí
học này thuyết trình một loạt quan trọng những bài giảng, sau đó
xuất bản dưới dạng sách vở với tựa đề là
Phổ hệ Con người, quyển
này bàn tỉ mỉ hơn nhiều so với bất kỳ quyển nào được xuất bản trước
kia nói về Thái Dương Hệ, các Dãy Hành tinh, các Cuộc tuần hoàn, các
Bầu hành tinh, các Căn chủng, Phân chủng v.v. . . Ông C. W.
Leadbeater có thêm nhiều chi tiết và trình bày tỉ mỉ thêm nữa trong
nhiều sách khác nhau, nhất là các quyển
Sinh hoạt Nội giới I và
II cũng như quyển Sách Giáo
khoa Thông Thiên Học.
Năm 1.913,
quyển Con người từ đâu đến,
Sinh hoạt ra sao, rồi Đi về đâu xuất hiện. Ngoài những tác phẩm
nêu trên còn có hai quyển rất hấp dẫn mang tựa đề là
Truyện Châu Atlantis và
Lemuria thất tung có những bản đồ của các châu lục này, tác giả
là W. Scott Elliot lần lượt xuất hiện năm 1.896 và năm 1.904 mô tả
rất tỉ mỉ những giống dân cư ngụ ở những vùng đất này cùng với các
nền văn minh của chúng.
Tuy nhiên cho
đến nay chưa có quyển sách nào xuất hiện mà gói ghém được trọn cả
địa hạt rộng lớn này, mô tả ‘môi trường’ tiến hóa lẫn làn sóng sinh
hoạt trong môi trường trải qua các thời đại.
Vì vậy quyển
sách này là một toan tính để thỏa mãn nhu cầu đó. Ta thấy trọn cả
thông tin mà nó chứa đựng có trong những quyển sách nêu trên hoặc
trong một vài quyển khác mà danh sách đầy đủ được trình bày ở trang
7.
Xét về tính
cách phức tạp của đề tài này với nhiều chi tiết, một số lớn sơ đồ mà
hầu hết đều mới mẻ đã được bao gồm trong bản văn, cho nên hi vọng
rằng những thứ này ắt làm dễ dàng cho việc học viên nghiên cứu để
quán triệt nhiều điều rắc rối trong Thái Dương Hệ mà chúng ta thuộc
về cùng với phương pháp tiến hóa của chúng ta. Chúng tôi cũng thêm
một số phát biểu và tổng kết dưới dạng bảng biểu cũng với chủ đích
nêu trên.
Để giữ cho
quyển sách ở trong phạm vi kích thước hợp lý, nhiều chi tiết chẳng
hạn như chi tiết liên quan tới nền văn minh của các giống dân khác
nhau vào thời châu Atlantis và châu Lemuria đã bị bỏ qua. Tuy nhiên
học viên dễ dàng tiếp cận được những chi tiết này vì trong bản văn
luôn luôn có chỗ ghi rõ xuất xứ của chúng, bản văn chỉ chứa bảng
tổng kết những đặc điểm nổi bật thôi.
Việc bỏ qua như
thế tuyệt nhiên không can thiệp hoặc phá vỡ tính liên tục của chuyện
mà ta kể trong sách này. Thật vậy việc bao gồm những chi tiết đó có
lẽ khiến cho bức tranh quá phức tạp và cầu kỳ nên ta không lĩnh hội
được trong một bộ khảo luận, khiến cho học viên có nguy cơ chỉ thấy
“cây” mà không thấy “rừng”.
Mục đích của
quyển sách này là cung cấp một tầm nhìn phối kết và cố kết về “rừng”
hơn là miêu tả tỉ mỉ mỗi “cái cây” đặc thù. Thế thì khi có thời gian
rảnh và tùy theo thị hiếu thôi thúc, học viên có thể tự mình nghiên
cứu lịch sử của những cây riêng rẽ, những lùm cây, bụi rậm v.v. . .
vốn xét theo tập thể tạo thành khu rừng khổng lồ gồm những sinh linh
chen chúc trên thế giới kỳ diệu hoặc nói cho đúng hơn là hàng loạt
thế giới mà chúng ta đang tồn tại và tiến hóa trong đó.
Tác phẩm này
được hoạch định theo ba tiết chính yếu. Tiết một là môi trường diễn
ra sự tiến hóa theo như ta mô tả. Tiết này bao gồm việc nghiên cứu
đủ thứ bầu hành tinh, những chu kỳ lần lượt hoạt động và hoại vong
của chúng, những Dãy Hành tinh và hệ thống tiến hóa. Đó là khía cạnh
hình tướng trong đề tài của ta mô tả nơi chốn mà sự sống tiến hóa
trong đó. Tiết hai bàn về đủ thứ làn sóng sinh hoạt tuôn đổ vào môi
trường đã được dọn sẵn cùng với phương pháp giúp cho những làn sóng
sinh hoạt này đều đều tiến hóa và trải qua đủ thứ trình độ thành tựu
hoặc tăng trưởng. Ở đây ta chỉ bàn tới những qui trình này một cách
đại khái thôi, cung cấp cho học viên một tổng quan về toàn bộ sự
diễu hành hoành tráng của các diễn biến.
Tiết ba miêu tả
tỉ mỉ hơn nhiều sự tiến bộ của những thành phần cấu tạo một số giới
sinh hoạt trong thiên nhiên, đặc biệt là loài người với các căn
chủng và phân chủng. Tuy nhiên như ta có nói, trong tiết này ta
tránh nêu những chi tiết đầy đủ cầu kỳ mà mục tiêu không chỉ cung
cấp cho học viên một khối lượng thông tin mang tính bách khoa từ
điển, song đúng hơn chỉ giúp cho y có thể nhận thức và hiểu được
những nguyên lý xác định thiên cơ vĩ đại, nếu tuân theo nó thì mọi
chuyện đều được an bài trong cái vũ trụ hài hòa siêu việt này, trong
đó “không một con chim sẻ nào rớt xuống đất” không tuân theo ý chí
của Đấng Cha Lành Thái Dương Hệ mà chúng ta có vinh hạnh thuộc về.
HOME TÌM HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN HÌNH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS