Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐN

TÁM PHẦN NHỎ CỦA KỸ THUẬT YOGA

Trích Self Culture I.K Taimni

 

TÁM PHẦN NHỎ CỦA KỸ THUẬT YOGA

 

            Hệ thống Yoga tŕnh bày trong quyển Yoga Sutras của Patanjali được gọi là Astānga, có nghĩa là “có tám chi”. Nghĩa thông thường của từ Anga là “chi”, hay là một thành phần của thân thể. Trong bài này, nó có nghĩa rơ ràng là tám phần nhỏ, mà kỹ thuât Yoga được chia ra. Số các phần nhỏ cũng như bản chất của những thành phần đều khác biệt trong hệ thống khác nhau về Yoga.

Tám phần nhỏ của kỹ thuật Yoga được kể ra ở Chương 2, Sūtra 29, như sau:

 

 

“Tự kềm chế, những kỷ luật tự kiểm soát; tư thế (cách ngồi). điều ḥa và kiểm soát hơi thở; sự trừu tượng hóa, định trí, tham thiền và nhập định”, là tám phần nhỏ của kỹ thuật Yoga.

 

Chúng ta sẽ vắn tắt xem qua mỗi thực hành này để có một ư niệm về kỹ thuật Yoga. Về phần chi tiết, người sinh viên có thể tra cứu trong mỗi b́nh luận về các câu Sūtras liên hệ. Trước khi xem qua từ mỗi thực hành khác nhau này, có một câu hỏi cần được giải đáp. Hỏi vậy chúng được coi như những giai đoạn kế tiếp của công việc thực hành Yoga, hay là những kỹ thuật riêng rẽ độc lập có thể thực hiện rời ra. Do bản chất của các thực hành rơ ràng là có một liên hệ nào đó giữa chúng nó. Thí dụ: Định trí (Dhāranā), Tham thiền (Dhyāna) và Đại định (Samādhi) phải được thực hiện theo thứ tự này, v́ chúng là ba giai đoạn kế tiếp của cùng một tiến tŕnh. Cũng như thế đó, tự chế (Yama), tuân thủ kỷ luật (Niyama), tư thế (Āsana), điều ḥa và kiểm soát hơi thở (Prānāyāma) và sự trừu tượng hóa (Pratyāhāra) cũng phải đi theo cùng thứ tự đó, bởi v́ sự thực hành có kết quả của một trong những kỹ thuật này tùy thuộc phần nào về cách đă thực hiện các kỹ thuật trước đó. Thí dụ: một người không thể thực hiện Prānāyāma nếu chưa thực hiện Yama, Niyama và thu đạt phần nào sự kiểm soát các cảm xúc và dục vọng của ḿnh. Tương tự, Định trí (Dhāranā), Tham thiền (Dhyāna) và Đại định (Samādhi) không thể thực hiện, nếu không có một kiểm soát toàn diện thể xác và ít nhất tiêu diệt được các dục vọng thông thường đă ảnh hưởng cái trí một cách to tát. Nhưng đối với ai không có ư định bước sang phần thực hành một hệ thống Yoga cao hơn nữa, y có thể thực hiện bất cứ kỹ thuật nào một cách độc lập, mặc dù y sẽ thấy điều đó khó khăn. Y sẽ mau lẹ nhận thấy rằng ḿnh phải cố gắng luôn cả các lănh vực kia của các thực hành liên hệ. Dù sao, chúng ta cũng sẽ xem qua các kỹ thuật khác nhau này theo thứ tự nêu ra trong câu Sūtra trên.

Vậy chúng ta bắt đầu với YamaNiyama, chính đó là nền tảng của đời sống Yoga. Chúng nó nhằm mục đích xây dựng loại tánh t́nh đúng đắn và tạo ra trạng thái đúng đắn của tâm trí; cả hai đều là điều kiện tiên quyết cho sự thực hành nghiêm chỉnh môn Yoga. Lằn mức phân ranh giữa YamaNiyama không rơ rệt lắm, bởi v́ cả hai đều thật sự có mục đích biến đổi bản chất thấp kém thành một dụng cụ thanh khiết, hài ḥa và an tịnh, được kiểm soát hoàn toàn cho Chân Ngă sử dụng. Bằng những đường lối khác nhau, chúng mang lại cùng một mục đích. Hai câu Sūtras dưới đây kể ra đặc điểm và trạng thái của cái trí phải được phát triển để cung cấp nền tảng cần thiết luân lư, trí thức và tâm linh cho sự luyện tập Yoga tiếp sau. Trong mỗi câu này, năm đặc điểm hay thực hành được bắt buộc và phạm vi của YamaNiyama được định rơ đến mức độ nào đó.

“Những lời nguyện tự kềm chế – được gọi là Yama – gồm có tránh sự hung bạo, dối trá, trộm cắp, dâm ô và ham lợi”

 “Sự thanh khiết, măn nguyện, khổ hạnh, sự nghiên cứu bản ngă và phục ṭng Thượng Đế, tạo thành Niyama hay là những tuân thủ cố định của kỷ luật bản thân”.

 

Những b́nh luận chi tiết thuộc về các thực hành bắt buộc nằm trong YamaNiyama, người sinh viên có thể tra cứu trong bất cứ quyển b́nh luận nào về quyển Yoga Sutras. Ở đây chúng ta chỉ có thể xét đến một vài điểm có tánh cách tổng quát thôi.

Mặc dầu những thực hành này liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau của bản chất chúng ta, và phát triển nhiều đặc điểm và thái độ khác nhau, nhưng đừng quên rằng đời sống con người không thể chia ra thành những ngăn riêng, và tất cả khía cạnh của bản chất chúng ta liên quan mật thiết với nhau, và không thể nào thật sự giải quyết riêng rẽ được, như đă nhắc nhở ở phần trước. Vấn đề thuộc về cái trí và tánh t́nh phải được giải quyết nguyên bộ, mặc dầu trong một lần chúng ta có thể hướng sự chú ư đặc biệt đến một khía cạnh riêng rẽ của bản chất chúng ta, hầu để diệt trừ một nhược điểm hay khuynh hướng cá biệt nào đó. Điều này cũng có nghĩa là khi hành động với bản chất thấp kém chúng ta, không phải ḿnh chỉ gồm các cố gắng vào lănh vực những yếu kém thông thường kể trong hai câu Sūtras trên đây thôi. Thí dụ, chúng ta không nên hiểu rằng ḿnh có trọn quyền tự do nóng giận, ganh tỵ… bởi v́ những nhược điểm này của con người được đặc biệt nhắc nhở trong những Sutras thuộc về YamaNiyama. Nếu chúng ta tỏ ra nóng giận và ganh tỵ như thế, tất cả năng lực đă thấy biểu lộ trong những khuynh hướng quen thuộc lâu rồi sẽ tự nó tạo ra những vận hà mới cho chúng nó, và xuất hiện dưới h́nh thức những khuynh hướng khó chịu mới mà chúng ta nghĩ là không hiện hữu trong chúng ta. Sự việc rằng hai đức tánh tinh thần gọi là SaucaSantosa – thanh khiết và măn nguyện – trong Niyama đă bao gồm phần lớn những khuynh hướng xấu xa mà chúng ta không thấy kể ra trong Yama một cách rơ rệt, và nếu hai tánh tốt này được thực hiện đến một mức độ đầy đủ, chúng ta sẽ phát triển trí tuệ và tánh t́nh ḿnh một cách hoàn toàn chứ không phiến diện.

Điểm thứ hai phải ghi chú là khi diệt bỏ những khuynh hướng bất hảo kể trên, không cần phải ư thức đi sâu vào một cuộc suy xét nội tâm ḿnh. Nhưng, chỉ dẫn này phải được thực hiện mà không cần lư luận hay phân tách các lư do hành động của chúng ta. Thí dụ như, khi chúng ta thấy ḿnh muốn nói một điều ǵ không thật, chúng ta khỏi phải cân nhắc trong trí ḿnh hỏi vậy trường hợp đặc biệt này có cho phép ḿnh nói một điều dối trá không, hay là t́m coi động cơ nào đă  thúc đẩy ḿnh nói dối, hoặc cố gắng ư thức những t́nh trạng của tâm trí ḿnh vào lúc đó. Chúng ta phải đơn giản bỏ qua một bên những tư tưởng mù mờ, và nói, hay làm điều chánh đáng, không cần han hỏi ǵ cả. Để làm điều đó, chỉ cần thiết có sự ư thức thông thường về các hoạt động và khuynh hướng trí tuệ của chúng ta mà thôi, và nếu chúng ta cương quyết thực hành điều chánh đáng, chúng ta sẽ có khả năng làm điều này không khó khăn chi cả. Chính v́ lư do đó, trong Sūtra II.31, Patanjali không cho sót một chỗ hở nào để chúng ta có thể thoát ra được. Những lời thề nguyền này phải được theo dơi ở mọi hoàn cảnh và không do dự, hay nghi ngờ, khi ḿnh làm một việc chánh đáng hay tưởng nghĩ một tư tưởng đứng đắn, hoặc có một cảm xúc liêm khiết. Bản chất thấp kém này của chúng ta là một thực thể rất điêu ngoa, và nó sẽ nghĩ ra mọi mưu lược để gạt gẫm chúng ta làm điều quấy và tiếp tục những đường lối sái quấy của ḿnh. Nó sẽ tŕnh bày trước trí chúng ta mọi loại biện bạch v́ sao cần làm điều quấy, khoác lấy sự chánh đáng để che đậy những lư do và hành động nhơ nhớp, trá h́nh sự oán thù dưới h́nh thức yêu thương, và cố gắng gạt gẫm chúng ta duới muôn ngàn cách, nếu chúng ta có thói quen do dự, cân nhắc hay thỏa hiệp với điều quấy bằng những đường lối khác nhau. Chính do nơi hiện tượng này trong ta luôn luôn tạo ra sự cám dỗ xấu xa làm chúng ta tội lỗi. Phương thuốc th́ rơ rệt và rất linh nghiệm. Hăy quyết định một lần cuối rằng bạn sẽ luôn luôn làm điều phải ở mọi trường hợp và không thỏa hiệp với điều quấy hay sai lầm, dù cho những hậu quả sẽ đến có ra sao đi nữa; rồi đó bám chặt vào quyết định của bạn một thời gian và bạn sẽ nhanh chóng thấy ngay rằng sự cám dỗ làm điều sái quấy biến mất trong đời sống ḿnh; và thực hành điều thiện trở thành một công việc dễ dàng và tự nhiên nhứt. Những nghi ngờ, do dự và cân nhắc bên trong tâm trí ḿnh chẳng những làm chậm trễ việc làm điều thiện, mà lại c̣n tạo ra một sự chiến đấu liên tục trong nội tâm. và chúng làm điêu đứng đời sống của những ai đă tự cho phép ḿnh, thỉnh thoảng thỏa hiệp với điều quấy. Ngay đến ở thế giới bên ngoài, bạn sẽ thấy một hiện tượng tâm lư rất thông thường. Những người tỏ ra thỏa hiệp với điều quấy luôn luôn bị kẻ khác lôi cuốn làm quấy dưới mọi h́nh thức và mọi mức độ, trong khi những người không thỏa hiệp th́ lại được để yên. Một người tham nhũng có thói quen nhận những hối lộ, sẽ luôn luôn gặp gỡ người dụ dỗ y làm mọi việc để có được một ít tiền, trong khi một người thật sự lương thiện và liêm sỉ sẽ không bị một ai quấy rầy. Bất cứ ở đâu, cũng đều có một định luật luân lư ẩn tàng cai quản sự sống và trong trường hợp những cá nhân, th́ các hoàn cảnh bên ngoài phần lớn là phản ảnh của những trạng thái tâm trí và thái độ bên trong của họ.

Khi chúng ta làm điều thiện một cách tự động và không do dự, một điểm lợi lớn là những khía cạnh tế nhị hơn của những khuynh hướng xấu xa của chúng ta đều bắt đầu được ḿnh lưu ư đến. Nhờ trí tuệ và t́nh cảm lần hồi được thanh lọc, khiến cho ánh sáng của Bồ Đề Tâm len lỏi xuyên qua cái trí dễ dàng hơn, và giúp chúng ta thấy các sự việc rơ ràng hơn, với một khả năng phân biện to lớn hơn. Do đó sự nhận thức đúng đắn về bản chất thật sự, và trạng thái trí tuệ ḿnh tự nhiên đến và dươi một h́nh thức hữu hiệu hơn, giúp chúng ta xóa bỏ ngay cả những h́nh thức tế nhị của các khuynh hướng xấu của ḿnh mà trước kia ḿnh không chú ư được.

Một cái nh́n sơ qua về năm đức tánh liệt kê dưới đề mục Yama cho thấy chúng nó không biểu hiện một h́nh thức tŕnh độ luân lư thật cao siêu. Đúng ra không nói dối và không trộm cắp nhất thiết không là một tŕnh độ luân lư thật cao. Nhưng Patanjali có ư đưa ra những h́nh thức thô sơ nhứt của những khuynh hướng xấu để cho mọi người đều có thể thấy chúng, và nếu y tỏ ra nghiêm chỉnh th́ sẽ cố gắng từ bỏ chúng. Chính là nhờ từ bỏ những h́nh thức thô sơ này mà chúng ta ư thức được những h́nh thức tế nhị hơn, và những thứ này cũng sẽ được từ bỏ về sau. Ngoài ra th́ không có cách nào khác hơn. Những đức tánh này sẽ được phát triển đến mức cao nhứt và cho đến các h́nh thức tế nhị nhứt cũng phải bị tiêu trừ. Điều đó được rơ rệt tŕnh bày trong 10 Sūtras kể ra ở phần sau để diễn tả những kết quả của sự phát triển 10 đức tánh này đến trạng thái toàn thiện tột độ. Trong 10 Sūtras này tương ứng với 10 yếu tố của YamaNiyama, chẳng những bạn thấy ranh giới mà con người có thể đi đến trong sự phát triển những đức tánh này, mà c̣n nhận thức những khả năng kỳ diệu tiềm ẩn trong những sự việc thông thường nữa. Ở đây không cần đi sâu vào vấn đề tranh căi thích thú này, nhưng một sự nghiên cứu cẩn thận về vấn đề sẽ giúp người sinh viên nhận thức những khả năng tiềm tàng trong tánh ngay thật và những ǵ chúng ta có thể thực hiện thật đơn giản là thói quen luôn luôn làm điều chánh đáng ở mọi hoàn cảnh, dù lúc đó phải trả bất cứ giá nào. Có được thói quen hành động ngay thật, hay trở nên Dharma-nista, là một thành tựu to tát và điều đó chẳng những là cần thiết để dẫn dắt đời sống Yoga, nhưng chính nó, một phần lớn tạo thành đời sống Yoga, và giúp cho việc thực hành Yoga cao cấp hết sức dễ dàng và an toàn. Chính tính ngay thật này phát triển sự soi sáng tâm linh dược nói đến trong Sūtra II.28. Jnāna-dīpti kể trong Sūtra này là một tên khác để chỉ Ánh Sáng Trên Đường Đạo.

C̣n có những Sūtras khác nói đến YamaNiyama, nhưng không cần phải xét chúng nơi đây. Tuy nhiên c̣n một Sūtra có tầm quan trọng lớn trong việc thực hành, đáng cho chúng ta biết qua trước khi đi xa hơn nữa. Đó là Sūtra II.33 :

                                            

“ Khi cái trí bị những tư tưởng bất hảo quấy rầy biện pháp ngăn ngừa là suy nghĩ liên tục đến những việc trái ngược lại”.

 

Bất cứ ai bắt tay vào công việc biến đổi bản chất thấp kém của ḿnh đều sẽ thấy điều đó không dễ dàng. Đương nhiên khó khăn chánh là bất kể lư tưởng của chúng ta và bất kể quyết tâm của chúng ta, phải bứng bỏ tận gốc những khuynh hướng bất hảo, chúng vẫn tiếp tục quấy rầy chúng ta. Vậy chúng ta phải làm sao? Phương pháp nào hiệu nghiệm nhứt để xóa bỏ một khuynh hướng bất hảo? Điểm thứ nhứt phải ghi nhớ là khuynh hướng đó có gốc rễ trong trí ḿnh, ngay cả những khuynh hướng có vẻ hoàn toàn vật chất. Mỗi hành động đều do một tư tưởng dẫn đến, hoặc hiện diện trong cái trí ư thức hoặc không ư thức. Từ “không ư thức”, thay v́ “tiềm thức” được dùng với dụng ư, bởi v́ sức mạnh điều khiển sự thực hành những hành động tốt phát sinh từ những vùng cao cả của cái trí. Cho nên, để xóa bỏ những khuynh hướng xấu này, đương nhiên, chúng ta phải đi đến lănh vực của cái trí và cố gắng vô hiệu hóa chúng nơi đó, thay v́ chỉ mất công ngăn ngừa những thể hiện bên ngoài của chúng. Chính việc làm vô hiệu hóa một khuynh hướng bất hảo tại nguồn gốc của nó trong cái trí, được khuyên bảo trong câu Sutra này. Nhưng câu “suy nghĩ liên tục đến những việc trái ngược lại” có nghĩa ǵ? Chẳng những nó có nghĩa là suy nghĩ về một tư tưởng có bản chất trái ngược, mà c̣n là cố gắng xem xét cẩn thận một quan điểm đối nghịch. Bởi thế, nếu bạn ghét một người nào, hăy cố gắng nhớ đến những điểm tốt của y, đến quan điểm của y về những vấn đề khác nhau, và nhớ dến những điều kiện bất lợi y phải cưu mang khi làm việc. Hay là, nếu bạn có khuynh hướng chịu thua một đam mê nào, hăy nghĩ đến cái giá của những sự đau khổ mà bạn sẽ phải trả sau này. Tưởng nghĩ như thế, không chỉ là lập lại máy móc một tư tưởng, mà thật ra là một sự phân tích thành thật và thông minh những thói quen và thái độ của bạn. Điều này phải được làm, không phải ở lúc khuynh hướng sắp được biểu lộ, mà khi bạn ở vào một trạng thái trí tuệ b́nh tĩnh hơn và bạn có khả năng suy gẫm điểm đối nghịch một cách thản nhiên. Ở giây phút đặc biệt của sự biểu lộ, phương pháp duy nhất hữu hiệu và an toàn phải theo - như đă được đề nghị ở trên - là ngưng đi sự biểu lộ, không tưởng nghĩ, bởi v́ đó là điều đúng phải làm và bạn đă quyết định làm điều đúng. Không cần bàn căi xa hơn nữa về vấn đề thích thú này, và bây giờ chúng ta có thể xem đến sự thực hành kỹ thuật Yoga kế tiếp, được gọi là Āsana – hay tư thế.

Có lẽ trong tất cả mọi thực hành liên quan đến Yoga, điều mà phần đông dân chúng quen thuộc là các Āsana hay tư thế. Sự thật, đối với phần đông th́ Yoga không ǵ khác hơn là các Āsana hay là những hoạt động vật chất kết hợp khác mà họ đă sử dụng để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên có nột số ít người biết được vai tṛ quan trọng mà tư thế đảm nhiệm trong đời sống Yoga. Nó không có mục đích nào khác hơn là xóa bỏ những trở ngại do thân thể vật chất gây ra trong cái trí. Cái trí và thể xác của mỗi người được liên kết với nhau và những hoạt động bất thường và những cử động của thể xác mang lại những rối loạn liên tục trong cái trí, cần phải được xóa bỏ trước khi thực hiện Dhāranā, DhyānaSamādhi. Cho nên thể xác phải được kềm giữ trong một tư thế, và tư thế này được giữ trong những thời gian dài. Kết quả của điều này là nó trở nên không c̣n nhạy cảm với những thay đổi ở bên ngoài của môi trường, như là nóng, lạnh…. được gọi là Dvandvas (các cặp đối đăi), và chừng đó sẽ không xuất hiện những rối loạn trong thể trí mà chính những thay đổi đó đă sinh ra chúng. Điều này cũng chuẩn bị cho thể xác thực hành hai phần kế là PrānāyāmaPratyāhāra.

Kỹ thuật kế của Yoga là Prānāyāma, cũng rất bị hiểu lầm, nhứt là ở phương Tây. Nơi đó, người ta cho Prānāyāma tương đương với những thực hành hô hấp với mục đích giúp cho thân thể được khỏe mạnh. Nếu thực hành đúng đắn, Prānāyāma chắc chắn làm cho sức khỏe tráng kiện hơn trước, nhờ hít thêm nhiều dưỡng khí dưới nhiều h́nh thức của nó và cũng bổ ích cho hệ thần kinh nữa, Nhưng đó không phải là mục đích thật của Yoga. Mục đích của nó là giúp sự kiểm soát đầy đủ và ư thức những luồng thần lực (prāna) trong thể phách con người, và như thế, có thể dẫn chúng đến nơi nào cần thiết. Điều này chỉ có thể thực hiện xuyên qua kỹ thuật Kumbhaka, hay là sự ngưng hô hấp ở những mực độ chậm. Khi những luồng prāna được chủ trị, chúng nó có thể được dùng để khai mở Kundalini và mang lại sự giao tiếp tâm thức của cơi vật chất với tâm thức các cơi vía và trí. Chính nơi đây, Prānāyāma tỏ ra nguy hiểm, và chính v́ vậy mà không bao giờ thực hành, nếu không có sự d́u dắt của một ông thầy rành nghề và sau khi được chuẩn bị đúng đắn trước.

Một công dụng khác của Prānāyāma là chuẩn bị cái trí để thực hiện sự định trí, ít người biết rằng Prāna là dây liên lạc giữa một thể và cái trí, hoạt động xuyên qua thể đó. Chính là xuyên qua Prāna mà cái trí sử dụng một thể, và cái thể có khả năng ảnh hưởng cái trí. V́ thế, nếu chúng ta có thể kiểm soát Prāna, chúng ta có thể loại bỏ mọi loại xáo trộn do các thể gây ra trong cái trí.

V́ thế, chúng ta sẽ thấy rằng các dục vọng và các khuynh hướng đủ loại ẩn núp trong tiềm thức cái trí, không phải là nguồn duy nhứt làm cái trí xáo trộn. Những chuyển động bất thường của Prāna trong thể Phách cũng có thể là một nguyên nhân xáo trộn nữa. Những loại trước sẽ được tiêu trừ do YamaNiyama, và những loại sau, do Prānāyāma diệt bỏ. Bây giờ người sinh viên thấy rơ ràng hơn v́ sao các cố gắng của y để tập trung cái trí ở các buổi thiền định hằng ngày thường không có kết quả. Khoa học Yoga giải quyết vấn đề một cách khoa học, và đầu tiên thanh toán những nguồn gốc mang lại sự xáo trộn trước khi thực hành Dhāranā, DhyānaSamādhi. Mức độ thông thường về việc định trí có thể đầy đủ cho công việc tri thức, nhưng tỏ ra quá ít để thực hành Yoga. Cường độ của việc tập trung phải được lần hồi tăng thêm, cho đến khi nó bước sang giai đoạn tham thiền kế đó và chấm dứt ở giai đoạn chót là Đại định, hay là Samādhi. Để cho công việc này thực hiện có kết quả, th́ tất cả mọi nguồn gốc đem lại sự xáo trộn – trừ ra những nguồn gốc ngay tại thể trí – phải được loại bỏ trước tiên một cách có hệ thống.

Kế đó đến Pratyāhāra, bước thứ năm của kỹ thuật Yoga. Câu Sūtra II.54 diễn tả như sau:

Pratyāhāra hay là trừu tượng hóa, những giác quan bắt chước theo cái trí, tự rút lui ra khỏi những đối tượng”.

 

Ít người thấu hiểu nghĩa của chữ Pratyāhāra và người ta đưa ra nhiều cách giải đáp. Cái nghĩa thật sự của nó chỉ có thể thấu hiểu khi chúng ta xem nó như là một thực hành để cắt đứt hoàn toàn mọi liên lạc của cái trí với thế giới bên ngoài xuyên qua năm giác quan mà ai cũng biết – những Jnānendriyas theo Phạn ngữ. Chúng ta biết rơ cách thức chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài xuyên qua những giác quan này. Những rung động hay những hoạt động nhỏ đủ loại chạm vào các giác quan, gây trong chúng những phản ứng; phản ứng này được những dây thần kinh truyển đến một số trung tâm trong bộ óc. Ở đây, do một tiến tŕnh bí mật, những rung động của dây thần kinh được chuyển thành cảm giác. Khoa học không thể đi xa hơn những điều này, nhưng theo các cuộc sưu tầm Huyền Bí Học, Prāna và một số trung tâm trong cái Phách và cái Vía cũng có vai tuồng trong tiến tŕnh này. Không cần đi sâu vào vấn đề nơi đây. Điều chúng ta cần ghi chú là chính sự phối hợp của cái trí với những trung tâm trong bộ óc hoặc những thể tinh vi hơn, đă mang lại sự tạo ra những h́nh ảnh giác quan trong cái trí. Một ḍng nối tiếp các h́nh ảnh giác quan đang hiện ra trong cái trí, khi mà nó c̣n giao tiếp với thế giới bên ngoài xuyên qua các giác quan. Thật ra cái trí không nhận thức được tất cả những rung động chạm đến các giác quan. Tất cả những rung động âm thanh đang đập vào lỗ tai mọi lúc, nhưng chúng ta không lưu ư đến chúng. Chúng ta biết rằng cái trí càng bị thu hút vào một loại hoạt động nào đó, nó càng ít lưu tâm đến các rung động khác, mặc dầu chúng vẫn liên tục đập vào các giác quan. Tuy vậy, sự việc cái trí cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài, do sự tập trung của nó vào một đối tượng, điều dó chỉ có một phần thôi và không cố ư, cái trí có thể luôn luôn bị xao lăng do một va chạm giác quan đủ mạnh, từ bên ngoài. Mục đích của Pratyāhāra là cắt đứt mọi liên lạc của cái trí một cách trọn vẹn và tự ư với thế giới bên ngoài, để cho khi người Yogi muốn đi vào bên trong của cái trí và tập trung vào bất cứ đối tượng hay vấn đề ǵ, y đều có thể cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài một cách tự ư bằng cách đóng nó lại, nếu có thể nói như thế, đóng các cửa của giác quan. Chừng đó, y có khả năng tập trung vào vấn đề trong cái trí, không bị một loại quấy rầy nào hay xáo trộn nào xảy ra, xuyên qua hoạt động của các giác quan của y. Các giác quan vẫn c̣n đó, nhưng các cảm giác hoạt động xuyên qua chúng đă bị rút vào nội tâm, trong cái trí. Chúng ta nên nhớ rằng các cảm giác là những thành phần của cái trí, và chúng giống như những ṿi, mà cái trí tḥ ra thế giới bên ngoài để thu thập vật liệu giác quan, giúp nó được phát triển. Một cách chậm chạp và siêng năng, nó đào tạo và hoàn thiện các giác quan như là những dụng cụ dành cho công việc này. Trong Pratyāhāra, cái trí rút lại các cảm giác nảy, khi nó muốn thực hiện Dhāranā, DhyānaSamādhi, mà không có một loại quấy động nào đến được, xuyên qua các ống dẫn của những giác quan.

C̣n về các vận hành của Pratyāhāra, ta sẽ thấy rằng nó một phần tùy thuộc vào cái mức độ tập trung của cái trí. Nếu cái trí tập trung đúng mức, nó có thể tự ḿnh cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài một cách tự động. Nhưng ở vào giai đoạn cao của Yoga, nơi mà một mức độ tập trung rất cao tỏ ra cần thiết trong những thời gian dài, th́ lợi điểm là các giác quan hoạt động xuyên qua trung gian của Prāna. Như thế, bằng cách vận dụng các luồng Prāna, người ta có thể chận đứng lại hoạt động của các giác quan, đúng như là bằng cách vận dụng luồng điện, người ta có thể làm ngưng hoạt động của một chiếc radio, hay máy thu h́nh. Đó là tại sao sự thực hành Prānāyāma đem lại sự kiểm soát có ư thức các luồng Prāna trong cái Phách đi trước sự thực hành Pratyāhāra. Sau khi hiểu ư nghĩa của câu Sūtra có vẻ kỳ bí này, bây giờ chúng ta có thể sang qua ba phần chót của kỹ thuật Yoga, được gọi là Antaranga hay là bên trong, để phân biệt chúng với năm phần trước, gọi là Bahiranga hay là bên ngoài

Dhāranā, Dhyāna Samādhi là những tiến tŕnh hoàn toàn trí tuệ. Đó là những kỹ thuật thật sự và chính yếu của Yoga, trong khi năm cái trước đă nói qua, chỉ là năm phần phụ trợ. Vai tuồng của năm cái này là làm cho có đầy đủ những điều kiện cần thiết để thực hành ba cái kia.

Cảm tưởng cho rằng thực hành Samādhi là một thành tựu vô cùng khó khăn, gần như không sao thực hiện được, đă do một quan niệm sai lầm mà ra. Chúng ta cố gắng tập trung trí ḿnh trong khi đang có tất cả cản trở và điều kiện bất lợi hiện diện, và do đó mà thất bại, không thể đạt đến một mức độ tập trung vừa phải của cái trí trong lúc thiền định. Do đó mà chúng ta tự nhiên kết luận rằng đạt đến mức độ tập trung cao trong Samādhi, như vừa tŕnh bày xong, là một việc gần như không thể được cho một người b́nh thường. Đó là một điều không thể được nếu chúng ta thực hành mà không chuẩn bị trước ǵ cả, cũng  như không thể đưa cho một sinh viên học toán ở nhà trường cố làm những bài toán về vi phân và tích phân. Nhưng nếu nền tảng được gây dựng đúng đắn và có hệ thống, và hành giả tiến hành từng bước một, y sẽ không nhận thấy khó khăn quá sức để giải quyết vấn đề này khi đi đến những giai đoạn cao. Cũng như thế ấy, thực hành Dhāranā, DhyānaSamādhi trở nên dễ dàng sau khi có một cuộc chuẩn bị cần thiết, và những điều kiện đ̣i hỏi cho việc thực hiện. Khi nó đă được giải thoát khỏi những chướng ngại, mặc cảm và căng thẳng làm méo mó và ngăn ngừa những cử động tự nhiên, không giới hạn, cái trí tỏ ra thường là dễ dàng kiểm soát và điều khiển. Mục tiêu của Bahiranga, hay phần ngoài của Yoga, là mang lại điều kiện này một cách khoa học. Yama, Niyama loại bỏ những xáo trộn của t́nh cảm và dục vọng. Āsana loại bỏ những xáo trộn do thể xác vật chất thô kệch, Prānāyāma làm tan biến những xáo trộn của thể phách và sau rốt, Pratyāhāra cắt đứt hoạt động của các giác quan. Vậy, hiện nay chỉ c̣n cái trí một ḿnh để thực hiện, và trí này đă được giải thoát khỏi tất cả trở ngại và căng thẳng vừa kể. Chừng đó nhà Yogi có thể thực hành Dhāranā, DhyānaSamādhi không gặp khó khăn lạ thường nào, và đạt được nó do sự kềm chế những biến đổi của cái trí đă thực hiện được nhờ những điều kiện đă kể ra trong các Chương trước. Cũng giống như trong những lănh vực khác của Khoa học, những kết quả khó khăn nhứt sẽ trở nên dễ dàng đạt được bằng cách đặt kế hoạch và áp dụng những kỹ thuật một cách đúng đắn, trường hợp môn Khoa Học Yoga cũng theo qui luật đó.

Như đă được giải thích, Dhāranā, DhyānaSamādhi là ba bước tiến lần hồi của cùng một tiến tŕnh liên tục và chúng chỉ khác nhau ở mức độ của sự tập trung và sự hiện diện của một số điều kiện rơ rệt và xác định kỹ lưỡng, do đó mà phân biệt một giai đoạn tập trung này với một giai đoạn khác. Tất cả những vấn đề này đă được bàn luận chi tiết trong phần b́nh luận của Yoga Sutras và không cần nói lại nơi đây làm chi. Nhưng có một vài sự việc về bản chất tổng quát có thể được chỉ ra, giúp phá tan một quan niệm sai lầm thông thường để người sinh viên được thông suốt b́nh luận dễ dàng hơn.

Điểm thứ nhứt cần ghi chú là đối tượng đặc biệt của sự định trí trong tiến tŕnh bộ ba Dhāranā, DhyānaSamādhi không cần là một đối tượng xác thực. Từ “đối tượng” hay Vísaya được dùng theo thuật ngữ của Yoga, có thể là bất cứ điều ǵ, hay nguyên tắc, định luật, hiện tượng hay sự việc của đời sống, mà thật sự nó được biết bằng những tiến tŕnh đă được diễn tả như là “hiểu biết do cách trở thành” trong Chương trước. Tiến tŕnh bộ ba liên tục về sự tập trung mà lên đến cực điểm là Samādhi, được gọi là Samyama theo thuật ngữ Yoga, và trong Chương 3 của quyển Yoga Sutras, có một số lớn thí dụ được kể ra về các đối tượng theo đó Samyama có thể được thực hiện. Sự học tập về Chương này có thể cho thấy các đối tượng thật là phong phú để có thể lựa chọn cho mục tiêu đó.

Kết quả của sự thực hiện Samyama nếu mỹ măn, đương nhiên sẽ là sự hiểu biết Thực Tại đang được t́m hiểu. Và như mỗi phần nhỏ của sự hiểu biết thật sự đều liên hệ đến một quyền lực tương xứng, Samyama về bất cứ đối tượng nào đều mang lại sự phát triển một số quyền lực riêng biệt, liên hệ đến sự hiểu biết đó. Những quyền lực này được gọi là Siddhis, những kỹ năng theo thuật ngữ của Yoga, mà đôi khi người ta cũng gọi chúng là Phép Thần thông. Nhưng, đó chỉ là những quyền năng bậc thấp, phát triển do Samādhi, như thần nhăn v.v … được coi như những quyền năng tâm linh. Những quyền năng bậc cao, phát triển do tiến tŕnh của Yoga cao cấp, mới thật sự là tâm linh, do bản chất của chúng và có cả một thế giới khác biệt giữa chúng và những quyền năng thường mà chúng ta biết đến. Cũng có cách khác để phát triển quyền năng bậc thấp đó, như sự dùng một số cây cỏ, những Mantras (câu thần chú) .v.v . . đă được chỉ ra trong câu Sutra IV.1. Nó không cần thiết phải sử dụng đến phương pháp Samādhi để thu đạt chúng. Nhưng, tất cả những quyền năng cao cấp của Yoga chỉ có thể phát triển nhờ Samādhi mà thôi, và là kết quả sự tiến hóa của Chơn nhơn và sự khai mở những trạng thái cao của tâm thức. Chúng được đặt dưới sự kiểm soát của cá nhân và luôn luôn do y điều khiển, bởi v́ y đă thu đạt được chúng bằng sự khai mở bản chất tâm linh của y.

Sự phát triển những quyền năng đặc biệt này – hay đủ loại Siddhis – không có ǵ để phải ngạc nhiên. Ngay ở lănh vực của hạ trí, chúng ta biết rằng bất cứ loại hiểu biết nào, dù là tầm thường, đều mang lại một ít quyền lực cho cá nhân.. Sự hiểu biết về bất cứ ngành thương mại hay nghề nghiệp đem lại cho đương sự khả năng kiếm tiền và có được mọi tiện nghi và xa hoa cho y. Sự hiểu biết mà các khoa học gia thu đạt về năng lượng nguyên tử, đă mang lại quyền lực nâng cao mức sống của nhân loại, hay là tiêu diệt nhân loại. Vậy có ǵ đâu để ngạc nhiên, nếu sự hiểu biết siêu việt của nhà Yogi là kết quả của sự phát triển trạng thái cao của tâm thức do những phương pháp của Yoga mang lại cho y – những quyền năng mang lại phi thường này. Chúng ta không ngạc nhiên nếu một quả bom khinh khí có khả năng hủy diệt một thành phố, nhưng chúng ta lại ngạc nhiên cách nào mà một nhà Yogi có thể đi xuyên qua một bức tường, hay là đọc được tâm trí của những người khác.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS