Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

TẠI SAO TA KHÔNG ĐỊNH NGHĨA THÔNG THIÊN HỌC

Tác giả N. Sri Ram

Bản dịch www.thongthienhoc.com - 2016

Bài này nguyên được xuất bản trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng 10 năm 1964.

 

 

 

Trong hiến chương của Hội, cũng như trong bất kỳ văn bản chính thức nào đều không hề định nghĩa “Thông Thiên Học.” Hiển nhiên điều đó ngụ ư là mỗi người trong chúng ta nên tự ḿnh t́m xem Thông Thiên Học là ǵ hoặc có bản chất ra sao. Suốt bao nhiêu thời đại đă có những người lên đường hành hương và đă ghi lại những khám phá hoặc giáo huấn của ḿnh để có sẵn cho ta nghiên cứu. Ta có thể t́m ra Thông Thiên Học là ǵ một phần nhờ tư tưởng và tác phẩm của những người ấy, vốn đă được truyền thừa từ thời xa xưa, một phần là do nghiên cứu điều mà ta đặc biệt gọi là kho tài liệu Thông Thiên Học, và một phần do chính ta tham thiền và điều tra một cách đầy tâm huyết.

Theo đúng nghĩa Thông Thiên Học th́ có một chỉ dẫn nào đó về phương hướng mà ta phải t́m. Thông Thiên Học có thể được dịch là “Minh triết Thiêng liêng”. Một số người thích gọi nó là Minh triết Tinh thần hơn. Nhưng thế th́ Minh triết là ǵ và Tinh thần là ǵ? Minh triết chắc chắn không phải là kiến thức. Một người có thể có rất nhiều thông tin hoặc ngay cả kiến thức rất có thứ tự, thế nhưng vẫn có thể hoàn toàn sai lầm khi đánh giá hoặc phán đoán về những chuyện thường nhật và rành rành là không minh triết lộ ra qua hành động của ḿnh. Kiến thức cũng có thể được dùng v́ mục đích tốt hay mục đích xấu. Như vậy chỉ có kiến thức không thôi th́ cũng chẳng khác nào sở hữu tài sản, tài nguyên và năng lực mà người ta có thể sử dụng cho những cứu cánh tốt đẹp hay là xấu xa và tai hại. Ta cũng dễ thấy có những người có học thức, thế nhưng suy nghĩ lung tung, thậm chí ứng xử và hành động nhỏ nhen và ngu đần. Minh triết là một điều ǵ đó khác hẳn kiến thức. Nó có phẩm chất cao hơn và khác với kiến thức b́nh thường. Phẩm chất ấy là ǵ và biểu lộ ra như thế nào? Điều này cần được điều tra sâu sắc.

Tôi xin gợi ư một khảo hướng khá đơn giản về đề tài này. Minh triết cốt ở chỗ tác động phù hợp với Chân lư, tức là sự thật của vạn vật đang sống. Khi sự sống thuộc loại này hoặc có bản chất như vậy, mà nếu ta tác động theo kiểu ngược lại với sự thật ấy th́ ta đang tác động một cách vô minh hoặc hăo huyền và thế nào cũng gây ra phiền năo. Mọi điều hăo huyền đều tất yếu phải gây lầm lạc và thất bại. Rốt cuộc th́ chính những sự kiện hiện tồn sẽ lật tẩy chúng ra.

Chúng ta thường thuyết giải tác động là hành vi bên ngoài trên cơi trần, là điều mà ta thực hiện ở ngoại cảnh liên quan tới mọi người và mọi việc, điều mà những người khác có thể quan sát được. Nhưng ta phải hiểu từ ngữ “tác động” theo nghĩa chân thực và bao quát hơn. Suy nghĩ cũng là tác động; cảm xúc cũng là tác động; tính gộp thêm vào những hành vi nơi ngoại cảnh mà ai cũng nh́n thấy ta có thể thực hiện. Nếu ta hiểu tác động là sự vận hành của toàn bộ bản chất con người, chức năng của toàn bộ sự sống, bao gồm cả khía cạnh thể chất th́ khi đó nếu một người tác động (nghĩa là suy nghĩ, cảm xúc, hành động) theo một cách thức biểu hiện sự thật hoặc không xung đột với sự thật của vạn vật th́ người ấy là minh triết; nhưng nếu y tác động theo đủ thứ ư kiến không phù hợp với thực tại của vạn vật hoặc hài ḥa với qui tŕnh căn bản của bản thân hoặc vũ trụ th́ y sai trái. Đây là óc phân biệt phải trái b́nh thường.

Kế đó là thắc mắc: Cái ta gọi là Sự Thật là cái ǵ vậy? Ở đây ta lại đụng phải một vấn đề cực kỳ khó giải đáp. Muốn biết Sự Thật th́ phải thâm nhập rất sâu vào vạn vật. Vạn vật nào? Vạn vật vốn thật sự đang tồn tại hoặc xảy ra để phân biệt với những thứ chỉ được tưởng tượng hoặc phóng chiếu ra từ những hi vọng và mơ ước của người ta. Bất cứ điều ǵ thật sự tồn tại ở bất cứ mức độ nào đều biểu diễn Sự Thật theo phương cách và trong mức độ của riêng ḿnh. Nhưng nếu một điều ǵ đó chỉ được tưởng tượng ra, nếu có một khái niệm chỉ là sự phóng chiếu, ảo giác hoặc mơ mộng th́ nó có thể tương ứng với thực tại của vạn vật và cũng có thể không tương ứng.

Mọi điều tồn tại đều có thể được xếp vào bốn phạm trù hoặc phân bộ đơn giản. Một là có tồn tại vật chất dưới bất cứ dạng nào. Có tồn tại thế giới vật chất và chính Khoa học hiện đại đang quan tâm tới khía cạnh vật lư của thế giới này. Những sự kiện mà Khoa học đă khám phá ra, những định luật liên kết các sự kiện này lại với nhau, đều là kiến thức về thế giới vật chất. Có tồn tại các lực cấu tạo thành thế giới ấy, các lực tạo thành chính cái khuôn hoặc thực chất của vật chất, cũng như có những lực dường như độc lập riêng rẽ với vật chất và lại tác động trong môi trường vật chất. Ta có thể coi vật chất và lực là thuộc về cùng một phạm trù. Kiến thức về bản chất và các tính chất của chúng là một phần của toàn bộ kiến thức. Muốn hiểu được Sự Thật ở khía cạnh ngoài cùng th́ rơ rệt là cần phải có một cái trí mang tính khách quan, giáp mặt với những sự kiện mà không nhồi nhét vào đó những ư kiến để giải thích sự kiện vốn không thuộc về những sự kiện này mà lại do chủ quan bịa ra độc lập với các sự kiện ấy. Tính khách quan này khiến cho cái trí có được tính trung thực, chính xác và hợp lư. Tất cả chúng ta muốn hiểu rơ Sự Thật ở bất cứ khía cạnh nào cũng đều cần phải có mọi đức tính nổi bật của nhà khoa học. Những đức tính ấy cũng cần thiết để cho ta sống một cuộc đời trung thực. Sẵn sàng giáp mặt với những sự kiện và khi xử lư chúng th́ biết loại bỏ bất cứ thứ ǵ không thích đáng, đó là những đức tính phải uốn nắn tư tưởng ta về mọi vấn đề.

Trong lănh vực mênh mông của vật chất, ta thấy có sự sống dưới vô vàn dạng. Sự sống dường như giống một mảnh ghép mà trên đó cái ta gọi là vật chất trơ, vô cơ được vá víu vào đấy, nhưng có lẽ thật ra th́ trong mọi sự vật đơn lẻ đều có sự sống. Dù sao đi nữa th́ đây cũng là quan điểm của Huyền bí học, theo giáo huấn của các Đạo sư cổ truyền và ta không thể bác bỏ quan điểm này là không thể có được. Thật vậy, nó có những hàm ư sâu sắc. Sự sống có những định luật riêng của ḿnh để cho nó vận hành, tăng trưởng và phát triển. Nó cũng tiến hóa nữa. Có lẽ vật chất cũng tiến hóa – giờ đây ta không cần đi sâu vào vấn đề này – mặc dù theo quan điểm của ta th́ nó không tiến hóa. Sự sống mạch động, bành trướng, sinh sản và tiến hóa, nó có những phẩm tính phi thường này và những phẩm tính khác nữa. Việc nghiên cứu về sự sống, tức việc hiểu biết bản chất của sự sống là một phần quan trọng của minh triết Thông Thiên Học.

Thế rồi, ngoài sự sống ra c̣n có tâm thức và trí tuệ. Ở đâu có sự sống, cho dù dưới dạng nhỏ nhoi đi chăng nữa th́ ở đó cũng có tâm thức. Mọi sinh vật đều có ư thức ở một mức độ nào đấy, nhưng nơi con người tâm thức vươn lên tới những cấp độ và chức năng theo cách thức mà sự sống dưới những dạng khác không có được. Sự sống phải phù hợp với cơ thể mà các tiến tŕnh sinh hoạt diễn ra trong đó, nó bị hạn chế vào cơ thể trong khi tâm thức và trí tuệ có thể siêu việt được cơ thể. Tâm thức ta có thể tưởng tượng và cảm nhận đủ thứ sự vật, thâm nhập vào những lănh vực hoàn toàn vượt ngoài tầm sự sống trong thể xác.

Thế rồi lại có phạm trù thứ tư mà ta không dễ dàng nhận thức được; trong phạm trù này ta có thể bao gồm mọi thứ thật sự mang tính tinh thần, nghĩa là biểu lộ bản chất của Tinh thần. Ta chẳng biết bao nhiêu về Nguyên khí này mà H. P. Blavatsky có nói hiện diện ở khắp mọi nơi, nhưng cái trí hữu hạn của ta không thể hiểu được. Nếu ta tưởng tượng ra nó, cố gắng h́nh thành một khái niệm nào đó về nó, th́ sự tưởng tượng và khái niệm ấy đều bắt nguồn từ những ư tưởng đă có sẵn trong tâm trí ta rồi. Tâm trí tôi được cấu tạo theo một cách thức nào đó dựa vào những trải nghiệm sống của tôi. Tôi sinh ra là người Ấn độ và theo Ấn độ giáo; tôi sống trong một xă hội đặc thù; tôi chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh; tôi có một loại giáo dục nào đấy cùng với các bạn đồng sự. Mọi thứ này đều chế định tâm trí tôi và bất cứ ư tưởng nào mà tôi h́nh thành đều tất yếu bị uốn nắn bởi những sự kiện và yếu tố đă in sâu vào thành phần cấu tạo của tôi. Một khái niệm là một sự phóng chiếu và nó được phóng chiếu từ cái nền tảng là những ư tưởng đă h́nh thành rồi. Đó là một bức tranh hoặc h́nh ảnh do cái trí tạo ra phù hợp với những khuynh hướng và ư niệm của ḿnh; v́ vậy khái niệm hóa không phải là cách để đạt tới chân lư tuyệt đối. Vả lại khái niệm về một điều ǵ đó không phải là chính điều ấy. Khái niệm về Thượng Đế và Thiên tính không phải là Thượng Đế sống động. V́ thế cho nên muốn biết được sự thật th́ trong trí cần phải không có cái ǵ để phóng chiếu ra từ đó. Tâm thức phải được gột sạch mọi thứ chứa bên trong nó. Trong t́nh huống ấy, cái được phản chiếu mới là cái hiện tồn, nghĩa là Chân lư. Có những người đă đạt được tŕnh độ ấy và đă khám phá ra điều vượt ngoài tầm cái trí theo như ta hiểu, nghĩa là cái thuộc phạm trù thứ tư vốn có bản chất không bị chế định.

V́ vậy, Chân lư có mọi khía cạnh này; vật chất, sự sống, tâm thức và điều vượt ngoài tầm tâm thức. Trong chuỗi này th́ tâm thức là một điều – ta hăy gọi nó là thực chất – mà ta nhận thức được mọi điều khác bên trong nó và thông qua nó. Vật chất, h́nh tướng vật chất, thế giới vật chất đều chỉ được biết trong tâm thức. Làm cách nào mà ta biết được có một điều ǵ đó mang tính tinh thần, một t́nh huống hoặc nguyên khí tinh thần? Ta cũng biết được điều đó trong tâm thức, nhưng tâm thức phải ở trạng thái thuần khiết không bị ô nhiễm. Tâm thức có bản chất phi thường là có khả năng nh́n vào bên trong ḿnh, cũng như ra bên ngoài ḿnh. Nó có tác động vừa chủ quan vừa khách quan. Khi nó có thể nhận thức được sự thật bên trong ḿnh th́ sự thật ấy là sự thật tinh thần. Khi nó nh́n ra bên ngoài th́ nó nhận thức được các hiện tượng, các sự vật của thế giới vật chất. C̣n sự sống tham gia vào bản chất của cả vật chất lẫn tâm thức, bởi v́ h́nh tướng mà sự sống ngự trong đó, mà sự sống hoạt động thông qua đó được cấu tạo bởi các chất liệu bằng vật chất, nhưng cũng có những phẩm chất của tâm thức, chẳng hạn như cảm giác, ư chí v.v. . . Chỉ có một tâm thức nào đủ khả năng biết được mọi thứ tồn tại ở mọi cấp độ, ở mọi khía cạnh, th́ tâm thức ấy mới có thể bao quát toàn thể sự thật. Lúc bấy giờ nó mới hiệp nhất với Chân lư và tự thân toàn thể ấy là một sự đơn nhất trong nội bộ.

Khi tâm thức bén nhạy với sự nhạy cảm vốn là bản chất thuần khiết của nó, khi nó  tỉnh thức ở mọi lớp và mọi mặt khác, từ Tinh thần cao nhất xuống tới vật chất thấp nhất th́ chỉ khi đó nó mới có thể biết được bản chất thật sự của tổng thể, của điều thấm nhuần tổng thể cũng như sự tinh vi và phức tạp của qui tŕnh cấu thành tổng thể ấy. Tâm thức bao trùm sự thật, hành động hồn nhiên phù hợp với sự thật; nói cách khác, sự thật tác động thông qua con người và lúc bấy giờ y mới minh triết. Nhưng ngay cả khi không biết qui tŕnh của vũ trụ cùng với mọi sự kiện hiện tồn ở các mức khác nhau, nếu người ta có tâm trí, tâm hồn và thể xác trong sáng, không chấp ngă, th́ xét về vô thức y vẫn đạt được một mối quan hệ toàn bích với tổng thể và có khả năng tác động bằng trực giác về sự thật vốn hướng dẫn y không sai lầm trong mọi điều mà y đang làm. Loài chim, loài thú và loài côn trùng đều có những bản năng không sai lầm về các mục đích hạn hẹp của chúng. Con người vốn phát triển hơn nhiều th́ cũng phải có khả năng đạt được một bản năng như thế, nhưng bản năng này tác động một cách phổ quát hơn và có ư nghĩa hơn. Ta có thể gọi bản năng ấy là Trực giác. Nơi con người, hiện nay Trực giác đang bị ức chế và lẫn lộn do đủ thứ hoạt động của cái trí chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố với những hi vọng, sợ sệt v.v. . . Cái trí phải chịu sức hút và sức đẩy, cho nên bản chất của nó bị méo mó. Ngay cả khi đạt được mức tốt nhất th́ cùng lắm phương thức tác động của nó cũng chỉ có được một tầm nh́n biên kiến. Nhưng tâm thức cũng có thể có một loại tác động khác vốn thuộc về bản chất toàn cục của con người, nó tinh vi hơn, thâm thúy hơn, nhanh chóng hơn, hài ḥa hơn và tiếp xúc nhiều hơn với sự thật. Tác động như thế chỉ có thể có đối với một tâm trí đă trở về bản chất nguyên thủy của ḿnh.

Vậy là ta có thể nói rằng Thông Thiên Học là tri thức về sự thật mang tính cốt lơi, tri thức về tâm pháp của sự thật, về bản chất hoặc Nguyên khí vốn hiện diện trong mọi chúng sinh cũng như trong tâm hồn con người khiến cho y có thể biết được sự thật về vạn vật chỉ trong chớp mắt.

Minh triết này được miêu tả là thiêng liêng. Thiêng liêng là thế nào? Tôi xin thử đưa ra một định nghĩa. Thiêng liêng là điều có phẩm chất thuộc cái bản chất mà cái trí và tâm hồn có thể phó thác, không cần dè dặt. Có người bảo rằng: “Tôi xin phó thác”. Họ đi đến đền thờ, phủ phục xuống đất. Nhưng đây không phải là phó thác thật sự. Đằng sau cái gọi là sự phó thác ấy c̣n có nhiều dè dặt, nhiều trông mong và ước muốn. Phó thác không thuộc về thể chất hoặc tâm trí, mà phải phó thác bằng trọn cả bản thể. Chỉ khi người ta phó thác hoặc tận hiến mà không đ̣i hỏi bất cứ điều ǵ, cho dù là t́nh thương hay ḷng sùng tín, th́ người ta mới có thể biết hoặc nói cho đúng hơn là trải nghiệm thế nào là Thiêng liêng.

Có nhiều khảo hướng có thể có khác nhau về việc Thông Thiên Học là ǵ. Người ta càng nghiên cứu lâu về toàn thể điều ấy, th́ càng khó định nghĩa nó. Làm sao ta có thể định nghĩa được Minh triết vốn thuộc về sự sống, v́ vậy sinh hoạt và hít thở trong cái vốn có những chiều sâu thẳm thuộc về điều ta gọi là Tinh thần, nó tinh vi hơn mức mà cái trí tinh vi nhất có thể bao quát được, mọi khía cạnh của nó đều có ư nghĩa được xác định theo Tinh thần ấy? Sự Thật hoặc Minh triết không thể biết được nếu cái trí không hoàn toàn cởi mở đối với nó. Chỉ khi cái trí đă quét sạch mọi ư tưởng, mọi mơ ước tô điểm, mọi yếu tố của bản ngă th́ nó mới có thể khám phá ra Sự Thật. Sự Thật ấy được phản chiếu nơi cái trí đó chứ không cần phải chạy theo t́m sự thật. Lúc bấy giờ Sự Thật đến với con người. Y phát hiện ra Sự Thật trong tâm hồn ḿnh. Chỉ khi cái trí và tâm hồn đă tự do tuyệt đối th́ Sự Thật tuyệt đối mới có thể chiếu sáng và hiển hiện ra. V́ thế cho nên trong Hội Thông Thiên Học chúng ta cố gắng duy tŕ cái sự tự do vốn là con đường rộng mở hoặc không gian khoáng đạt. Đó là lư do tại sao ta không định nghĩa Thông Thiên Học.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS