|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
TÁC GIẢ BỘ GIÁO LƯ BÍ TRUYỀN Và NHỮNG LẦN XUẤT BẢN
Bản dịch www.thongthienhoc.com |
|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
TÁC GIẢ BỘ GIÁO LƯ BÍ TRUYỀN
Và NHỮNG
LẦN XUẤT BẢN
1.
AI LÀ TÁC GIẢ BỘ GIÁO LƯ BÍ TRUYỀN
Có nhiều lời đồn đoán Bộ Giáo Lư Bí Truyền là của người này người
kia viết, kể cả là của Chơn sư D.K. nữa. Nhưng trong quyển THƯ CỦA
CÁC CHƠN SƯ MINH TRIẾT
Tập II có hai Bức thư sau đây:
BỨC THƯ 69 [[1]]
(Tập II)
Ta đang tự hỏi liệu bức thông điệp này có đáng giữ một địa vị đặc
biệt cùng với những tài liệu được mô phỏng
[[2]]
và ta ắt thấy nó giống nhất với những đặc điểm nào trong cách viết
của “Blavatsky”? Bức thư này chỉ để thỏa măn việc Tiến sĩ cho rằng
“cần có thêm bằng chứng đối với kẻ ít tin tưởng”. Xin Tiến sĩ nghe
lời khuyên của ta và đừng công bố hai tài liệu này. Chính để thỏa
măn cho ông mà người kư tên dưới đây xin hân hoan đoan chắc với ông
rằng khi đă sẵn sàng, bộ Giáo
Lư Bí Truyền [[3]]
sẽ là sản phẩm của ba người: Chơn sư M ..., Upasika
và người phụng sự Tiến sĩ một cách khiêm tốn nhất.
Chơn sư K. H.
BỨC THƯ 70 [[4]]
(Tập II)
Nếu điều này có thể hữu dụng hoặc giúp ích chút nào cho Tiến sĩ
Hübbe Schleiden - mặc dù tôi nghi ngờ nó, th́ tôi - vị fakir khiêm
tốn kư tên dưới đây xin chứng nhận rằng bộ
“Giáo Lư Bí Truyền” do
chính tôi đọc một phần và Huynh K. H. đọc một phần cho Upasika chép.
Chơn sư M
...
Như vậy chính thức chỉ có 3 người với sự cộng tác của những người
khác phụ giúp về mặt h́nh thức, ngôn ngữ cho bà Blavatsky để hoàn
chỉnh bộ sách thôi.
2.
NHỮNG LẦN XUẤT BẢN BỘ GIÁO LƯ BÍ TRUYỀN
lời nói đầu của ấn bản lần thứ nhất
Tác giả - bút giả thì đúng hơn - xin cáo lỗi cùng độc giả
vì công việc xuất bản tác phẩm này đã bị trì trệ khá lâu.
Đó là vì tác giả bị đau yếu mãi trong khi công việc thật
là vĩ đại. Ngay cả hai quyển này được phát hành cũng chưa
hoàn tất được kế hoạch và cũng chưa bàn rốt ráo được các
chủ đề liên hệ. Tôi đã soạn ra một số lớn tài liệu bàn
về lịch sử của huyền bí học lồng trong cuộc đời của các
bậc Cao đồ của giống dân Āryan, và chứng tỏ được huyền bí
học đã ảnh hưởng như thế nào đến nếp sinh hoạt hiện hữu
và lý tưởng. Nếu các cuốn sách này được nồng nhiệt đón
tiếp thì chúng tôi sẽ dốc toàn lực ra để tiến hành toàn
bộ công việc. Quyển thứ ba đã hoàn toàn sẵn sàng; quyển
thứ tư cũng hầu như thế.
Xin nói thêm rằng khi lần đầu tiên loan báo việc tiến hành
công việc, chúng tôi không thể dự trù như vậy. Theo lời loan
báo sơ khởi, chúng tôi dự trù rằng bộ
Giáo Lý Bí Truyền sẽ
là một bản có hiệu đính và bổ sung của bộ
Nữ Thần Isis Lộ Diện
(Isis Unveiled). Tuy
nhiên, chẳng bao lâu sau, chúng tôi thấy ngay rằng cần phải
có một phương pháp soạn thảo khác dành cho các chú giải
mà chúng tôi có thể thêm vào phần đã được trình bày trong
bộ Nữ Thần Isis Lộ Diện
và các tác phẩm khác nói về nội môn bí giáo. Vì thế,
tác phẩm này chỉ có tổng cộng chưa đầy hai mươi trang trích
ra từ Nữ Thần Isis Lộ
Diện.
Tác giả thiết tưởng cũng không cần xin quí độc giả và các
phê bình gia miễn thứ cho nhiều khuyết điểm về cách hành
văn và Anh ngữ có thể có trong tác phẩm này, vì bà là
một người ngoại quốc và mới chỉ học Anh ngữ sau này. Bà
dùng Anh ngữ vì nó là phương tiện phổ biến nhất để truyền
đạt các chân lý mà bà có bổn phận phải trình bày cho đại
chúng.
Các chân lý này không hề được trình bày như một điều
thiên khải; tác giả
cũng không hề tự xem mình là một kẻ tiết lộ kho tàng
huyền bí học được công bố lần đầu tiên trong lịch sử. Đó
là vì những gì bao hàm trong tác phẩm này đều có rải rác
trong hàng ngàn quyển Thánh kinh của các tôn giáo lớn ở Âu
Châu cũng như ở Á Châu, ẩn tàng trong các chữ tượng hình
và các biểu tượng, đến nay chúng vẫn chưa được ai ghé mắt
tới vì có bức màn che khuất. Nay ta cố gắng thu thập các
giáo điều tối cổ lại khiến cho chúng thành ra một tổng
thể hài ḥa và mạch lạc. Tác giả chỉ có mỗi một lợi
điểm so với bậc tiền bối là không cần phải dựa vào các
lý thuyết và các điều suy lý của riêng mình. Đó là vì
tác phẩm này chỉ trình bày lại một phần những gì mà
chính tác giả đã được các môn sinh cao cấp truyền dạy, chỉ
có một vài chi tiết là được bổ sung do công trình học hỏi
và quan sát của chính tác giả. Trong vòng vài năm vừa qua,
khi nỗ lực đào luyện ra một hệ tư tưởng hoàn chỉnh theo
một vài sự kiện đã được truyền thụ trước kia, nhiều nhà
Thông Thiên Học và môn sinh Thần bí học đã đi vào các cuộc
suy luận hoang đường; vì thế, chúng tôi cần phải công bố
nhiều sự kiện được phát biểu trong tác phẩm này.
Cũng chẳng cần giải thích rằng tác phẩm này không phải là
toàn bộ Giáo lý Bí
truyền, mà chỉ là tuyển tập một số mảnh vụn nhỏ các
giáo điều căn bản. Chúng tôi đã đặc biệt quan tâm tới một
vài sự kiện mà nhiều tác giả đã nắm lấy để xuyên tạc và
làm sai lệch chân lý.
Nhưng có lẽ ta nên dứt khoát khẳng định rằng mặc dù còn
vụn vặt và bất toàn, các giáo lý chứa đựng trong tác
phẩm này không hề riêng thuộc về Ấn Độ giáo, Bái Hỏa
giáo, Can Đê giáo, Ai Cập giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Do
Thái giáo hoặc Thiên Chúa giáo.
Giáo lý Bí truyền là
tinh hoa của tất cả các tôn giáo này. Bắt nguồn từ Giáo
lý Bí truyền, nhiều tôn giáo khác nhau này đang hội nhập
về cái nguồn cội đã phát triển và thể hiện ra mọi giáo
điều bí nhiệm.
Rất có thể đa số công chúng sẽ coi tác phẩm này là một
chuyện Thần tiên hoang đường, vì có ai đã nghe nói đến
Thiền Định Chân Kinh (book of Dzyan) bao giờ?
Do đó, tác giả xin sẵn sàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về
những gì bao hàm trong tác phẩm này; thậm chí, tác giả
cũng sẵn sàng đương đầu với việc bị tố cáo là đã hư cấu
ra toàn bộ các điều đó. Tác giả thừa biết là nó có
nhiều khuyết điểm. Tác giả chỉ xin tuyên bố rằng cho dù nó
có vẻ hoang đường đối với nhiều người, lý luận mạch lạc
và tính chất "trước sau như một" cũng khiến cho Tân Sáng
Thế Ký này ít ra cũng có quyền được xếp ngang hàng với
các "giả thuyết để nghiên cứu" mà khoa học hiện đại đang
chấp nhận một cách tự do. Hơn nữa, thiên hạ phải xét tới
nó không phải vì nó dựa vào bất kỳ thế lực giáo quyền
nào, mà chỉ vì nó có gắn bó mật thiết với Thiên nhiên,
đúng theo các định luật đồng nhất và tương tự.
Như vậy, mục tiêu của tác phẩm này có thể được xác định
như sau:
a. Chứng tỏ rằng Thiên nhiên không phải là một sự tập hợp
"ngẫu nhiên của các nguyên tử."
b. Chỉ định cho con người vị trí đúng đắn của y trong hệ
thống Vũ trụ.
c. Phục hưng các chân lý cổ sơ vốn là nền tảng của mọi tôn
giáo.
d. Trong một chừng mực nào đó, tiết lộ nhất nguyên cơ bản
vốn là nguồn cội của mọi tôn giáo này.
e. Chứng tỏ rằng khoa học văn minh hiện đại chưa bao giờ
tiếp cận được khía cạnh Huyền bí của Thiên nhiên.
Chỉ cần điều này được hoàn thành chút ít thôi thì tác
giả cũng đủ mãn nguyện rồi. Tác phẩm này được viết ra để
phụng sự nhân loại, vì thế, nó phải được nhân loại và hậu
thế phán xét. Tác giả không chấp nhận điều kháng cáo tầm
thường nào. Bà đã quá quen với sự lăng mạ hằng ngày, bà cứ
bị vu khống như cơm bữa và vẫn mỉm cười âm thầm khi nghe
thiên hạ nói xấu mình.
Pháp luật không để ư tới tiểu tiết.
Luân Đôn
Tháng 10-1888
H.P.B.
lời nói đầu của ấn bản lần thứ ba
(Ấn bản hiệu đính)
Khi chuẩn bị ấn bản này để đem in, chúng tôi đã ra sức sửa
chữa các tiểu tiết về văn chương, mà không hề đụng chạm gì
đến các vấn đề quan trọng hơn. Nếu H.P.Blavatsky còn sống
lâu đến lúc phát hành ấn bản mới này, chắc chắn bà cũng
sẽ hiệu đính và bổ sung nó một cách đáng kể. Điều này
không được thực hiện ắt hẳn là một trong nhiều thiệt hại
nho nhỏ xuất phát từ sự mất mát lớn lao duy nhất đối với
chúng ta.
Các thành ngữ khó sử dụng, do trình độ Anh văn còn yếu, đã
được sửa lại. Hầu hết các đoạn trích dẫn đã được kiểm
lại, chúng tôi cũng trình bày các cước chú tham khảo chính
xác, đây là một công việc thật khổ nhọc, vì các cước chú
tham khảo trong các ấn bản trước thường không thận trọng.
Chúng tôi đã chọn dùng một hệ thống nhất quán để phiên âm
các từ ngữ Bắc phạn. Khi bác bỏ hình thức mà các Đông
phương học giả Âu Tây ưa chuộng nhất, xem nó như là một thứ
nói chung sẽ làm cho độc giả lầm lạc, chúng tôi đã gán cho
các phụ âm không có trong bộ mẫu tự Anh ngữ, những tổ hợp
biểu diễn một cách gần đúng các hiệu năng âm thanh của
chúng; chúng tôi cũng đã ghi thêm trường độ của các nguyên
âm (khi cần). Đôi lúc chúng tôi đã ghi luôn các chú thích vào
bản văn, nhưng điều này rất ít dùng và chỉ khi nào chúng
rõ rệt là một phần của nó.
Chúng tôi đã thêm vào một Mục lục phong phú để giúp ích
cho các môn sinh và đã đóng nó riêng ra một quyển để cho
các bạn tham khảo được dễ dàng. Chúng tôi và tất cả các
môn sinh xin chân thành cảm tạ ông A.J. Faulding đã bỏ công lao
khó nhọc để hoàn thành công việc này.
Luân Đôn,
1.893 Annie
Besant
G.R.S. Mead
lời nói đầu của ấn bản adyar (Ấn bản lần thứ tư)
của
bộ giáo lý bí truyền
Nhân dịp kỷ niệm năm mươi năm xuất bản bộ
Giáo Lý Bí Truyền,
Adyar đã phát hành một ấn bản hoàn chỉnh gồm sáu quyển
rất gọn mà công chúng có thể mua với giá cực rẻ, thực tế
là bằng chi phí xuất bản.
Để thực hiện một ấn bản như vậy, và để hoạch định việc
xuất bản các tác phẩm Thông Thiên Học cổ điển khác, chúng
ta phải trông cậy vào Cơ quan Blavatsky, một tổ chức nhằm
truyền bá giáo lý Thông Thiên Học càng sâu rộng trong quần
chúng càng tốt.
Một ấn bản Giáo Lý Bí
Truyền như thế chỉ có thể được thực hiện ở Adyar. Ấy
là vì chẳng những nó cần tới sự chăm sóc chuyên môn của
các Hội viên thành thạo Thông Thiên Học và lịch sử của Hội
Thông Thiên Học, mà họ còn có cơ hội thường xuyên tham khảo
Văn khố của Hội. Chỉ ở Văn khố này mới có nguyên văn tài
liệu cần để kiểm tra việc đối chiếu chữ in với chữ viết
tay trong bản thảo, ngõ hầu bảo đảm là ấn bản này được
thực hiện phù hợp hết mức với các ý định ban đầu của bà
H.P.Blavatsky.
Dù sao đi nữa, không ấn bản nào có thể hoàn chỉnh mà không
bao gồm cái đã được gọi là quyển thứ ba, mà một số người
đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng đó không phải là một
phần của tác phẩm của chính H.P.Blavatsky. Có đủ bằng
chứng xác định rằng quyển ba là một phần của khối tài
liệu mà bà đã trù tính xuất bản trong tương lai. Tại Adyar,
chúng tôi có bản sao của nguyên bản viết tay trong số tài
liệu của Nữ Bá tước Wachtmeister và có lẽ của những người
khác nữa.
Để cho việc nghiên cứu tác phẩm đồ sộ này được dễ dàng,
chúng tôi đã thêm vào những phần sau đây:
a. Bộ Giáo Lý Bí Truyền
được biên soạn như thế nào, (phần này được soạn theo các
tài liệu lưu trữ trong Văn khố).
b. Khái lược về cuộc đời của bà
H.P.Blavatsky.
c. Mỗi quyển có kèm theo một
Mục lục sách tham khảo.
d. Một phần Ngữ giải
ngắn GỌN đã được thêm vào phần Mục lục.
e. Phần mục lục
đã được duyệt lại, và một mục lục mới đã được biên soạn
cho quyển thứ năm của ấn bản mới (trước kia là quyển III).
f. Tựa đề của một số tác phẩm khoa học và các sách tham
khảo khác đã được thêm vào trong mỗi quyển.
Tôi rất lấy làm hân hạnh khi nhiệm kỳ Hội trưởng của mình
lại được ghi dấu bởi việc tái bản phần thiên khải vĩ đại
nhất về Minh triết Vô thủy Vô chung còn tồn tại và khả dụng
đối với thế giới hiện đại. Tôi xin chân thành cảm tạ tất
cả các chư huynh nào đã góp phần vào việc thực hiện kỳ
tái bản này. Tôi xin đặc biệt cảm tạ bà Josephine Ransom,
một trong các môn sinh ưu tú nhất và có thẩm quyền về bộ
Giáo Lý Bí Truyền,
đã dốc hết thời giờ vào việc giám sát kỳ tái bản này.
Nếu không có bà thì kỳ tái bản này còn lâu mới hoàn
thành được. Từ đầu chí cuối, bà đã cẩn thận xem xét các
chi tiết nhỏ nhặt nhất để cho mỗi chữ trên mỗi trang sách
sẽ phản ảnh trung thực hết mức ý tưởng của tác giả; đặc
biệt, bà Ransom đã có thể hợp nhất các ấn bản 1.888 và
1.893, khiến cho không thiếu bất cứ điều gì trong ấn bản
1.888, trong khi những điều tiện lợi cho việc đọc sách (nó
là điểm dị biệt chính yếu giữa hai ấn bản) chẳng hạn như
những điều sửa đổi về văn phạm và cách xếp chữ đều được
bao hàm một cách trung thực trong ấn bản Adyar. Như thế, ấn
bản Adyar đúng là hai ấn bản nhập một.
Chúng tôi ắt hẳn đã không làm tròn bổn phận của mình đối
với các môn sinh nghiên cứu
Giáo Lý Bí Truyền
nếu chúng tôi lờ đi sự tận tụy và kiến văn quảng bác của
hai đệ tử ưu tú nhất của bà H.P.Blavatsky, đó là Annie
Besant và G.R.S.Mead.
Có khá nhiều môn sinh đã trợ giúp bà Ransom trong công việc
đầy trách nhiệm nặng nề của bà, chúng tôi xin chân thành
cảm tạ tất cả các bạn đó.
Chính bà Ransom chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc chuẩn
bị tổng quát về sửa bản in thử. Ông A.J.Hamerster và ông
Sidney Ransom đã trợ giúp vào việc chuẩn bị. Cô Ethelwyn M.
Amery chịu trách nhiệm chính trong việc sửa bản in thử, với
sự giúp đỡ của một vài công nhân sốt sắng. Ông Rohit Mehta
đã dùng kiến thức uyên bác của mình để góp phần vào việc
soạn ra bảng Mục lục mới, một công việc thật là tẻ nhạt.
Công việc khảo cứu do cô G. Watkin (Quản thủ Thư viện Adyar)
thực hiện. Các học giả Ấn Độ ở Thư viện Adyar đặc biệt khảo
cứu về tiếng Bắc phạn, tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc.
Các bạn trong cũng như ngoài nước khảo cứu về các văn bản
Hy Lạp, La Tinh và Hebrew. Ông Hirendranath Datta (Phó Hội
trưởng Hội Thông Thiên Học) đã trợ giúp một cách thật quí
báu về các vấn đề liên quan tới Triết học Ấn Độ. Tôi cũng
xin cảm tạ nhiều Hội viên Hội Thông Thiên Học Anh quốc đã lo
việc kiểm lại phần tham khảo nhiều tác phẩm cổ không có
trong thư viện Adyar và phần tham khảo các tác phẩm khoa học
hiện đại.
Ông H. J. Nt. van de Poll (Giám đốc danh dự của nhà xuất bản
Thông Thiên Học Adyar) và Ông C. Subbarayudu (Quản đốc Ấn quán
Vasanta, Adyar) chịu trách nhiệm ấn hành ấn bản mới này
(một trách nhiệm kinh doanh chuyên biệt).
Như vậy, chúng ta đã khởi sự tại Tổng Hành Dinh của Hội
Thông Thiên Học, chính tại nơi ở của bà H.P.Blavatsky. Nó
vẫn còn thấm đượm bầu không khí hào hùng mà bà đã tạo ra,
nó vẫn còn ghi dấu vô số tư liệu thực sự về công trình
của bà. Một sự tái sinh của luồng năng lượng tâm linh mạnh mẽ
vốn là hoạt động sáng tạo của hai sáng lập viên Nội môn
của Hội Thông Thiên Học cũng như tác nhân chính của các
Ngài nơi ngoại giới, và năm 1888 luồng năng lượng ấy hình
thành nơi bộ Giáo Lý Bí
Truyền. Năm 1.875, theo tinh thần Thượng Đế Ngôi Hai, các
Ngài tạo ra hình hài tức là Hội Thông Thiên Học. Năm 1.888,
theo tinh thần của Thượng Đế Ngôi Ba, các Ngài ban cho sự
sống - đó là bộ Giáo Lý
Bí Truyền.
Năm 1.893, sự sống này được đổi mới. Năm 1.938, nó lại được
đổi mới một lần nữa.
Như vậy, dưới sự chỉ đạo của hai sáng lập viên Nội môn,
H.P.Blavatsky bao giờ cũng là người đầu tiên ban sự sống,
một ngày kia sẽ tạo ra toàn thể tân thế giới.
Trên cương vị một sứ giả, bà đã bị hành hạ và sỉ nhục.
Nhưng thế nào cũng có ngày thiên hạ sẽ biết được chân
tướng của bà: đó là Kẻ Soi Đường cho thời đại mới.
Adyar,
1.938
George
S. Arundale
Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học
lời nói đầu của ấn bản adyar
(Ấn bản lần thứ NĂM)
Viết phần dẫn nhập lần xuất bản thứ Năm cho công trình vĩ
đại của bà Blavatsky, bộ
Giáo Lý Bí Truyền, dường như chính là một đặc quyền
lớn lao. Tiếp theo lần thứ Tư, lần xuất bản thứ Năm này,
chỉ kèm theo vài thay đổi về hình thức, chẳng hạn như việc
sử dụng chữ thường thay cho chữ hoa trong trường hợp một vài từ
thông thường. Những thay đổi này được bà Josephine Ransom và
ông Leslie-Smith thực hiện, chúng ta phải cảm ơn sự cần mẫn
làm việc của cả hai vị này. Bà Ransom chẳng may qua đời
vào tháng mười hai năm 1.960. Việc sửa bản in thử đã được thực
hiện rất cẩn thận do ông Leslie-Smith và những vị trợ giúp
khác. Thánh kinh Do Thái giáo và những phần phiên dịch đã
được ông Zeuger duyệt xét lại ở Do Thái. Tôi phải kể đến
sự cộng tác của ông K. S. Krishnamurti, Giám đốc Nhà xuất
bản Thông Thiên Học ở Adyar, và ông K. Ramanathan, Giám đốc Ấn
quán Vasanta.
Chúng tôi hy vọng lần Xuất bản này của bộ
Giáo Lý Bí Truyền sẽ
giúp cho tầm hiểu biết được xa hơn và gieo rắc rộng rãi kho
tàng tư tưởng và sự thấu hiểu những điều ẩn giấu mà nhiều thế
hệ độc giả - thuộc Thông Thiên Học cũng như không phải Thông
Thiên Học - đang luôn luôn gia tăng sự khám phá ở bộ sách
này từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên.
n. sri ram
adyar, 1.961
Hội Trưởng Hội Thông Thiên
Học
Lần Xuất bản thứ Năm này cũng gồm 6 quyển và quyển thứ Năm có một
Lời nói đầu như sau:
LỜI NÓI ĐẦU CỦA ẤN BẢN NĂM 1897
Nhiệm vụ sửa
soạn quyển này để ấn hành quả là khó khăn và đáng quan ngại, và ta
cần phải vạch rơ những ǵ đă được thực hiện. Các tài liệu mà H. P.
B. giao cho tôi thật là vô cùng lộn xộn và chẳng có thứ tự rơ rệt ǵ
cả. Do đó, tôi đă coi mỗi tài liệu là một Tiết riêng biệt và xếp đặt
chúng càng thứ tự càng tốt. Ngoại trừ sự sửa các lỗi văn phạm và
loại bỏ các thành ngữ rơ ràng là không phải Anh ngữ, các tài liệu
này vẫn y nguyên như H. P. B. để lại, trừ những chỗ mà người ta nói
khác đi. Trong một vài trường hợp, tôi đă điền vào một chỗ trống,
nhưng bất kỳ sự bổ sung nào như thế đều được để trong ngoặc vuông
khiến cho người ta có thể phân biệt nó với nguyên văn. Trong Tiết
“Bí mật về Đức Phật” lại có thêm một điều khó khăn; một vài Tiết đă
được viết đi viết lại bốn năm lần, mỗi bản thảo lại bao hàm một vài
câu không có trong những bản thảo khác. Tôi đă kết hợp tất cả những
bản này lại, lấy bản đầy đủ nhất làm cơ sở, và nhét thêm vào đó tất
cả những thứ nào được thêm vào trong bất kỳ bản nào khác. Tuy nhiên,
tôi cũng hơi phân vân khi gộp những Tiết này vào trong bộ Giáo lư
Bí truyền. Cùng với một vài tư tưởng rất gợi ư, chúng tôi bao
hàm rất nhiều sự kiện sai lầm và nhiều phát biểu dựa vào các tác
phẩm ngoại môn, chứ không phải là kiến thức nội môn. V́ chúng tôi đă
được giao sao cho tôi để xuất bản thành một phần của quyển Ba bộ
Giáo lư Bí truyền; nên tôi thấy ḿnh không có quyền “bắt cá hai
tay” với cả tác giả lẫn công chúng, bằng cách sửa đổi các tác phẩm
cho chúng phù hợp với các sự kiện hoặc là dẹp phứt đi các Tiết này.
Bà Blavatsky đă bảo là bà chỉ hành động dựa vào thẩm quyền của chính
ḿnh và bất kỳ độc giả có học nào cũng thấy rơ rằng bà tuyên bố - có
thể là một cách cố ư - nhiều điều làm rối trí đến nỗi mà chúng chỉ
là những bức b́nh phong, c̣n những phát biểu khác - có lẽ là vô t́nh
- chẳng có ǵ khác hơn là những sự hiểu lầm ngoại môn về các chân lư
nội môn. Do đó, ở đây cũng như ở mọi chỗ khác, độc giả phải vận dụng
óc phán đoán của riêng ḿnh, nhưng khi thấy ḿnh bắt buộc phải công
bố các Tiết, tôi không thể nào để cho chúng ra mắt công chúng mà
không có một lời cảnh giác rằng chúng bao hàm nhiều điều nhất định
là sai lầm. Nếu tác giả đích thân phát hành tác phẩm này, th́ nhất
định là bà sẽ viết lại hết phần này. Có thể nói tốt nhất là bà ta
nên tŕnh bày tất cả những điều bà viết trong các bản khác nhau, và
để nó ở một t́nh trạng khá dở dang, v́ các môn sinh vẫn ưa thưởng
thức nguyên văn của bà, mặc dù họ sẽ phải nghiên cứu nó kỹ lưỡng hơn
trường hợp nếu bà c̣n sống để hoàn thành tác phẩm của ḿnh.
Các đoạn trích
dẫn đă được kiểm nghiệm lại hết mức và các đoạn tham chiếu chính xác
đă được tŕnh bày. Dưới sự lănh đạo của bà Cooper Oakley, cả nhóm
môn sinh nhiệt thành và cần cù đă sẵn ḷng giúp tôi trong công tác
vô cùng cực nhọc này. Nếu không được họ tiếp tay th́ ta không thể
tŕnh bày các đoạn tham chiếu được, v́ thường th́ ta phải kiếm suốt
trong cả một cuốn sách mới t́m thấy được một đoạn chỉ vỏn vẹn có vài
ḍng.
Quyển này đă hoàn
chỉnh được các tài liệu mà H. P. B. để lại, ngoại trừ một vài bài
lác đác vẫn c̣n chưa được xuất hiện và sẽ được công bố trong tạp chí
Lucifer. Các môn đồ của bà thừa biết chẳng mấy ai thuộc thế
hệ hiện nay chịu thừa nhận giá trị kiến thức huyền bí học của H. P.
B. và tầm hiểu biết tuyệt vời của bà. Nhưng cũng như bà có thể đợi
những thế hệ tương lai biện minh cho vai tṛ Đại Đạo sư của ḿnh;
cũng vậy, các môn đồ của bà hoàn toàn có thể chờ đợi thiên hạ biện
minh cho niềm tin tưởng của ḿnh.
ANNIE BESANT
1897
Trong lần Xuất bản thứ Năm gồm 6 quyển mà quyển thứ sáu là Chỉ Mục
(Index)