|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
SỰ TIẾN HÓA TINH THẦN
VÀ TƯƠNG LAI CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC
(Spiritual Evolution and the Future of the Theosophical Society)
Tác giả TIM BOYD
Bài đăng trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 7 năm
2016
|
|
Sự thật đầu tiên trong ba sự thật của quyển sách nhỏ do Mabel Collins viết
ra: T́nh Thi Hoa Sen Trắng bảo rằng linh hồn “vốn bất tử và tương lai
của nó là tương lai của một điều có sự tăng trưởng và vinh quang không giới
hạn”. Đây là một phát biểu ngắn gọn về quĩ đạo phát triển của ta. Bên trong
mỗi một chúng ta đều có một mầm mống của Đấng Tối Cao ẩn tàng, nhưng sự tăng
trưởng và năng lực của nó để tỏa chiếu trong thế giới này với điều được miêu
tả là “rực rỡ” vốn không giới hạn.
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với ư tưởng về tiến hóa của cộng đồng khoa
học đương đại theo mô h́nh của Darwin, vốn tập trung vào sự tiến hóa của
h́nh tướng trong thế giới sinh học. Hai lực thúc đẩy mô h́nh này là đột biến
ngẫu nhiên và tuyển trạch tự nhiên (sinh tồn của sinh linh thích ứng nhất).
Ư tưởng căn bản là thỉnh thoảng có những sự thay đổi nhỏ diễn ra trong đủ
thứ h́nh tướng sinh linh khiến cho chúng thích ứng nhiều hơn với môi trường
sống xung quanh. Điều này ắt quyết định những h́nh tướng nào sẽ trường tồn.
Mô h́nh này miêu tả một qui tŕnh tiến hóa lũy tiến, liên tục hướng tới sự
phức tạp và năng lực lớn hơn, nhưng tuyệt nhiên không gắn bó với một cứu
cánh tối hậu; đó là một tầm nh́n tuyến tính về sự tiến hóa. Sự phát triển
diễn ra một cách ngẫu nhiên, liên tục tiến về phía trước; các chủng loại
xuất hiện rồi biến mất không có một chủ đích lớn lao nào. Đây là ư niệm chủ
đạo của giới khoa học rèn luyện chúng ta theo qui tŕnh giáo dục b́nh
thường.
Khi nói về sự tiến hóa tinh thần th́ ta có thể thắc mắc: Đâu là sự khác
nhau? Trong quan điểm về tiến hóa của Darwin, người ta đă mô tả chính xác
những sự thay đổi, đột biến và những qui tŕnh khiến cho các h́nh tướng sinh
linh đến rồi lại đi. Tuy nhiên, điều không được miêu tả hoặc cân nhắc đó là
khía cạnh tâm thức cực kỳ quan trọng. Trong khuôn khổ khoa học đương đại th́
chẳng có nơi đâu người ta chính thức đề cập tới tâm thức hoặc sự phát triển
của nó. Đây là một sự hạn chế lớn lao đối với mô h́nh khoa học đương thời.
Trong mô h́nh thịnh hành thời nay, để cho một điều ǵ đó được coi là đáng
cho khoa học cân nhắc, th́ nó phải tồn tại minh bạch trong nội bộ thế giới
vật chất để cho người ta có thể trắc nghiệm, nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy,
cảm nhận, hoặc quan sát bằng nhiều dụng cụ khác nhau. Bất cứ cái ǵ nằm
ngoài tầm của điều có thể quan sát được bằng những phương thức này được coi
là vượt ngoài tầm phạm vi của khoa học đương đại. Khảo hướng này đă được mô
tả là “thuyết duy vật qui giản”, nghĩa là vũ trụ bị rút gọn về thế giới vật
chất. Tâm thức nằm ngoài tầm giới hạn này. May thay cũng có nhiều nhà khoa
học nh́n thấy rơ rệt hạn chế này cho nên đang ra sức vượt ra ngoài phạm vi
của nó để thực sự tiến hành việc thực nghiệm về tâm thức.
Mặc dù bản thân tâm thức không thể đo được, song các tác dụng của nó
lại rành rành ở khắp mọi nơi và có thể đo được. Nhưng cho đến nay th́ các
năng lượng tinh vi vẫn vượt ngoài tầm đo lường, cho nên tâm thức bị bỏ mặc
không kể tới trong phương tŕnh vũ trụ. Thế nhưng, đối với những người dấn
bước trên con đường tinh thần để nghiên cứu nó th́ tâm thức rất quan trọng.
Việc thật sự thông hiểu được những chức năng của tâm thức mang lại sự phát
triển những quyền năng thuộc đủ loại h́nh, chỉnh hợp được với những khuôn
mẫu của các năng lượng phi vật thể, nhận thức bằng trực giác khả năng hạnh
phúc và chia xẻ những điều này với những người khác. V́ thế cho nên tâm thức
có vẻ đáng được cân nhắc.
Lời nói đầu của bộ Giáo Lư Bí Truyền nói tới một “cuộc hành hương bắt
buộc” đối với linh hồn, cuộc hành hương ra đi rồi trở về. Linh hồn tức điểm
linh quang của Thượng Đế từ trạng thái đơn nhất đi ra ngoài để liên kết với
vật chất. Đây là trạng thái mà ta đang trải qua trong đó mầm mống tinh thần
bên trong ta trở nên ẩn tàng đối với nhận thức b́nh thường, bởi v́ ta đă quá
sức vướng mắc sâu vào những qui tŕnh của thể xác cùng với những hạn chế của
tri giác thường nhật. Qui tŕnh tiến hóa đ̣i hỏi mầm mống tinh thần càng
ngày càng dấn sâu vào sự sống tới mức những quyền năng của thực thể tinh
thần bên trong ta hiển lộ ra ngay cả thông qua môi trường vật chất thuộc cơi
vật lư.
Qui tŕnh phát triển này bắt đầu từ một trạng thái vô tri vô giác về tinh
thần do hậu quả của việc càng ngày càng liên kết với vật chất để tiếp thu
những mức độ sâu kín hơn về tri giác, quyền năng và năng lực. Nó có liên
quan tới sự tiến hóa trong thế giới vật lư theo kiểu Darwin bằng cách biểu
hiện thông qua những h́nh tướng vật thể xuất lộ và tất yếu phát triển càng
ngày càng theo kiểu phức tạp hơn lên. Sự phát triển của những h́nh tướng này
cho phép tâm thức mở rộng phạm vi biểu lộ.
Trong Yoga Sutras của Patañjali có một phát biểu về chủ đích của việc
tinh thần hội tụ với vật chất. Patañjali giải thích ngắn gọn chủ đích của sự
hội tụ tinh thần (Purusha) với vật chất (Prakriti) là để có được thành phần
tinh thần với tri giác về chân tướng của ḿnh và phát triển được những quyền
năng cố hữu nơi cả tinh thần (Purusha) lẫn vật chất (Prakriti). Thành phần
tinh thần bắt đầu bằng một tri giác đơn nhất chưa tự ư thức, cho đến khi nó
được biệt lập ngă tính qua nhiều h́nh tướng khác nhau. Thông qua những h́nh
tướng này nó tri giác được chân tánh của ḿnh. Sự liên kết ấy cũng phát
triển được những quyền năng cố hữu nơi vật chất. Đó là một qui tŕnh hỗ
tương.
Người ta đă tŕnh bày một ảnh tượng về qui tŕnh hội tụ này. Người ta bảo
rằng nó giống như một người què cưỡi trên vai một người khác bị mù. Thành
phần tinh thần có thị giác nh́n thấy được nhưng không có năng lực ảnh hưởng
trực tiếp tới thế giới vật chất; thành phần vật lư có thể cơng thành phần
tinh thần, nhưng nó cần được sự dẫn dắt tầm nh́n cao siêu nhất. Cả hai cùng
nhau thực hiện chuyến du hành để cho cả hai đều phát triển, rồi rốt cuộc cả
hai đều đi theo hướng đặc thù của riêng ḿnh, mang theo ḿnh sự trải nghiệm
phong phú có được trong thời gian liên kết với nhau.
Qui tŕnh tiến hóa tinh thần tuần hoàn này được miêu tả trong kho tài liệu
tinh thần trên thế giới. Nhiều câu chuyện vĩ đại mà ta gặp thấy trong các
truyền thống tôn giáo khác nhau tiêu biểu cho qui tŕnh này. Một ví dụ là
tác phẩm mà Rāmāyana, trong đó ta có bậc Chúa tể vĩ đại hiện thân
tinh thần dưới dạng Rama bị trục xuất ra khỏi cơi giới của ḿnh, đi lang
thang trong rừng, nếm đủ nhiều trải nghiệm khác nhau, cuối cùng chiến đấu và
chiến thắng để rồi rốt cuộc trở về cương vị là một người cai trị đă thức
tỉnh. Đây là một trong những h́nh thức nguyên mẫu mà những câu chuyện này
xuất hiện.
Đối với những người sinh trưởng ở Âu Mỹ th́ ta lại gặp một dạng tương tự
trong câu chuyện quen thuộc về “Đứa Con Hoang Đàng”. Đứa con bảo với người
cha thiêng liêng của ḿnh rằng nó cần xuất ngoại nhập thế để có được kinh
nghiệm. Nó xin cha chia xẻ tài sản cho ḿnh. Đứa con nhận phần chia tài sản
rồi đi du hành sang một xứ xa xăm. Thế là linh hồn, điểm linh quang của
Thượng Đế rời nhà cha - trạng thái đơn nhất - mang theo tài sản tinh thần là
tri giác tinh thần, rồi phung phí tài sản ấy trên đường đi tới xứ xa xăm. Ở
vùng đất sinh hoạt vật chất ấy, linh hồn quên mất cội nguồn của ḿnh cho nên
vong bản. Nó quên rằng ḿnh có một người cha thiêng liêng mà vạn vật đều
hiện diện trong đó. Trong câu chuyện Thánh Kinh, linh hồn sống nơi viễn xứ
vào thời đói kém, nghĩa là trong t́nh huống không có sự cấp dưỡng cần thiết
cho tinh thần. Linh hồn sa xuống nghề nghiệp thấp hèn nhất mà trong mô h́nh
Thánh kinh là việc nuôi heo. Chẳng những nó nuôi heo mà c̣n đói đến nỗi thậm
chí ăn luôn thức ăn dành cho heo!
Điều này mô tả điểm thấp nhất trên ṿng cung tiến hóa khi tâm thức bị nhúng ch́m sâu nhất trong vật chất và bị mù quáng bởi sự liên kết mật thiết ấy. Xét về nhiều mặt, th́ đây là mức quan trọng nhất trong cuộc hành tŕnh của linh hồn, v́ ngay chính lúc này của câu chuyện, linh hồn chợt nhớ ra ḿnh đă từng sống trong một t́nh huống khác, ḿnh có người cha và nhà cha đă từng một lần cũng là nhà ḿnh. Chính ở mức này mà linh hồn mới tự nhủ: “Tôi sẽ vươn lên đi về nhà cha”. Đây là giây phút tối quan trọng để cho con người trên cương vị cá thể thức tỉnh, bởi v́ khi tri giác về thực thể tinh thần với những tiềm năng cao siêu ló dạng th́ mới có khả năng bắt đầu cuộc du hành về nhà một cách có ư thức. Đó là con đường mà chúng ta đang đi. Thông Thiên Học, việc thực hành Yoga và bất cứ dạng kiến thức tinh thần nào cũng rỗng tuếch và vô nghĩa chừng nào trải nghiệm nội tâm này chưa xuất lộ.
Khi xét tới việc sáng lập Hội Thông Thiên Học, ta nghĩ tới những nhân vật
như H. P. Blavatsky, H. S. Olcott và W. Q. Judge. Đây đều là những nhân vật
đặc biệt ngoại lệ: ưu tú, vị tha vô ngă, có nhiều phẩm tính cá nhân phi
thường. Đây là những nhân vật giúp cho Hội Thông Thiên Học ra đời. Nhưng ta
ắt nhầm lẫn nếu nghĩ rằng phong trào Thông Thiên Học được sản sinh bởi những
con người, ngay cả những người đặc biệt ngoại lệ.
Điều khiến cho những người này có tính cách đặc biệt ngoại lệ là ở chỗ họ đă
cởi mở vị tha đối với các bậc Sáng lập trong Nội giới của phong trào Thông
Thiên Học - đó là các Chơn sư Minh triết, các Đấng cao cả trong nhiều năm
dài đă mưu t́m cơ hội để chứng tỏ sự hiện diện của ḿnh qua việc giới thiệu
trở lại một giáo huấn khiến cho con người cao quí hơn và góp phần vào qui
tŕnh cải biến họ. Cơ hội xuất hiện khi nhóm cá thể đặc thù này hội tụ lại
với nhau vào cuối thế kỷ 19.
Trong số nhiều điều kỳ diệu mà H. P. B. đă viết ra, bản thân bà là người đầu
tiên đă thừa nhận rằng có nhiều điều bà không hiểu. Cũng có nhiều điều bà
hiểu nhưng một số giáo huấn thâm thúy về Thông Thiên Học được giới thiệu lại
cho nhân loại thông qua bà, mà tuyệt nhiên cá nhân bà không đóng góp một
cách hữu thức. Bà mô tả đó là một ṿng hoa mà bà chỉ đóng góp mỗi một sợi
dây xuyên xỏ qua chúng. Bà có năng lực để cho điều này diễn ra một cách
trong sáng nhất, sao cho ảnh hưởng của các Chơn sư bị tô điểm ít nhất bởi
tâm thức của một cá thể. Nhờ có công tŕnh của bà, chúng ta mới có hạt nhân
những cá thể để cho sự biểu hiện vĩ đại hơn diễn ra và sống c̣n trong hơn
140 năm nay.
Vào lúc cuối đời của H. P. B., bà có phát biểu một điều về Hội Thông Thiên
Học đáng cho ta cứu xét, v́ nó nói tới tương lai và chủ đích của Hội Thông
Thiên Học. Bà bảo rằng Hội Thông Thiên Học đă làm được hai chuyện: (1) Một
đằng th́ nó đă là một sự “thành công rực rỡ”; (2) c̣n một đằng th́ nó đă là
một sự “ thất bại thê thảm”. “Thành công rực rỡ” của Hội Thông Thiên Học là
ở chỗ phong trào này cùng với những ư tưởng và khái niệm của nó đă được đề
cao phổ biến trên khắp thế giới. Vào thời chúng ta th́ điều này thậm chí c̣n
đúng hơn nữa. Ta hăy nghĩ tới thời khoảng cuối thế kỷ 19; vào thời đó những
ư tưởng giờ đây quen thuộc với chúng ta đều không sẵn có trong thế giới Âu
Mỹ, chẳng hạn như ư tưởng luân hồi, nhân quả, Yoga, các cơi trong thiên
nhiên v.v. . . Vào thời ấy th́ đó là những khái niệm thậm chí chưa bắt đầu
được thông hiểu ở Âu Mỹ. Ngày nay ta t́m thấy những từ ngữ này trong những
quyển từ điển của bất cứ ngôn ngữ Âu Mỹ nào trên thế giới. Giờ đây những ư
tưởng này quen thuộc với ta đến nỗi ta coi đó là hoàn toàn b́nh thường. Đây
chính là thành công rực rỡ của phong trào Thông Thiên Học. Lần đầu tiên
trong lịch sử nhân loại, ta có một ngôn ngữ toàn cầu để tương tác với nhau
về những vấn đề thuộc sinh hoạt nội tâm. Điều này đă thường là việc không
khả thi, người ta thường bị hạn chế nghiêm ngặt vào bất cứ truyền thống nào
mà người ta ngẫu nhiên sinh ra trong đó. Bất cứ nơi đâu ta sinh ra trên thế
giới này th́ nơi đó ắt quyết định đường chân trời tầm nh́n của ta.
C̣n H. P. B. ngụ ư ǵ khi bảo rằng Hội Thông Thiên Học đă “thất bại thê
thảm”?. Albert Schweitzer đă có một phát biểu có thể minh họa cho điều này.
Ông là một người phi thường, một vĩ nhân có ḷng nhân đạo, một tư tưởng gia
sâu sắc đă được trao tặng Giải thưởng Ḥa B́nh Nobel, một trong những nghệ
sĩ có năng khiếu nhất về đàn organ ở Âu châu, cũng như là một bác sĩ y khoa,
một nhà thần học và một triết gia. Đứng trước một nghề sinh hoạt nổi bật ở
Âu châu, ông vẫn bỏ lại hết đằng sau ḿnh để đi phục vụ ở một vùng đất khỉ
ho c̣ gáy ở Châu Phi trên cương vị là một bác sĩ hoàn toàn khuất mắt dư luận
công chúng. Nhưng v́ ông đă cam kết sâu sắc, cho nên thế giới vẫn t́m ra
được ông. Có một lần người ta hỏi Schweitzer về cách thức tốt nhất để dạy dỗ
và lănh đạo, liệu việc dạy dỗ và lănh đạo bằng cách nêu gương có phải
là phương pháp tốt chăng. Ông trả lời rằng: “Thân giáo nêu gương bằng chính
bản thân ḿnh” không phải chỉ là điều chủ yếu để ảnh hưởng tới người khác,
mà c̣n là điều duy nhất nữa. Người ta không thể thực hiện việc giáo huấn
hoặc lănh đạo chỉ bằng cách nói suông trên đầu môi chót lưỡi. Giáo huấn hoặc
lănh đạo phải trải qua gương mẫu của cuộc đời tích hợp, nhiên hậu mới trở
thành ngôn hành hợp nhất. Chỉ lúc bấy giờ th́ lời nói mới có quyền lực.
Trong lời nói chẳng có ư nghĩa hoặc quyền lực nào, mà ư nghĩa và quyền lực
ấy vốn ở nơi tâm thức biểu hiện qua lời nói ấy.
Theo ư nghĩa căn bản nhất th́ trải nghiệm của ta về các bức thư của Chơn sư
giống như mực trên một tờ giấy. Không ai trong chúng ta đă nghe được những
lời nói rót vào tai ḿnh, chỉ một số ít đă nh́n thấy những bức thư thực hữu
ngày nay c̣n được lưu trữ ở Thư viện nước Anh, thế nhưng trong ṿng hơn một
thế kỷ, chúng đă là nguồn giáo huấn và linh hứng. Những lời lẽ trở nên mạnh
mẽ tới mức ta có thể đọc và nghe chúng không phải bằng mắt phàm hoặc tai
phàm, mà bằng mắt và tai của trực giác. Chỉ lúc bấy giờ th́ ta mới có thể
thông hiểu được.
Theo ư của H. P. B. th́ Hội Thông Thiên Học đă thất bại thảm hại v́ thiếu
những gương mẫu về T́nh Huynh Đệ Đại Đồng, mà nó tồn tại chính là để đề cao
cái t́nh trạng ấy, và v́ Hội Thông
Thiên Học tồn tại là để cung cấp một kênh dẫn cho một ḍng chảy tinh thần có
thể tuôn đổ vào thế giới - ḍng chảy này bắt nguồn từ những Đấng Sáng Lập
trong Nội giới để rồi t́m cách thoát ra qua cuộc đời của những người thử
sống với những lư tưởng ấy.
Đâu là tương lai của Hội Thông Thiên Học? Xét về nhiều mặt, th́ tương lai
của nó cũng giống như quá khứ. Không có một sứ mạng mới mẻ trong thế kỷ 21
nào dành cho Hội Thông Thiên Học hoặc các hội viên của nó. Sứ mạng không hề
thay đổi, nghĩa là cố gắng làm cho cuộc sống trí tuệ và hành động chỉnh hợp
với những lư tưởng. Chỉ khi điều đó xảy ra th́ ḍng chảy tinh thần mới có
thể tuôn đổ được. Ta ắt không t́m thấy những dấu hiệu của sự tuôn đổ này qua
số người kư vào một tờ giấy và bảo rằng “tôi là hội viên”, mà nó tuôn chảy
qua cách thức những lư tưởng này được thể hiện nơi các cá nhân để rồi kích
thích thế giới xung quanh ta.
Ngày nay có hàng ngàn tổ chức đang hiến ḿnh tận tụy xúc tiến một khía cạnh
nào đấy trong giáo lư nh́n xa trông rộng của Thông Thiên Học. Có những tổ
chức chỉ tập trung hoàn toàn vào việc tham thiền chánh niệm, những tổ chức
khác tập trung vào các phương pháp khác nhau để chữa trị bằng năng lượng và
có những nhóm khác tập trung vào viễn ảnh của ḿnh về các Chơn sư Minh
triết. Những tổ chức khác nhau này chỉ tiếp nhận một khía cạnh của
giáo huấn để xúc tiến nó. Trong nhiều trường hợp, họ làm điều đó tốt hơn
nhiều so với khả năng của Hội Thông Thiên Học.
Có một ví dụ về một nhóm tiến hành công tác “Thông Thiên Học” với chất lượng
cao, đó là Viện Khoa học Tâm trí. Người ta tiến hành công tŕnh khoa học
được phi hành gia Edgar Mitchell phát khởi. Ông đă từng đi bộ trên Mặt trăng
và khi trở về Trái đất ông nh́n ra qua khung cửa sổ của phi thuyền. Ông cố
gắng nh́n nhà ḿnh trên địa cầu ở đâu. Ông đâm ra hiểu quả địa cầu nh́n
không giống bất cứ thứ ǵ như những bản đồ mà ông nghiên cứu; không có đường
kẻ nào chia nó ra thành những vùng khác nhau. Khi nh́n đăm đăm qua cửa sổ,
thấy được Trái đất trong bối cảnh vũ trụ th́ ông có một trải nghiệm thần bí
về tính Nhất như của vạn vật, nghĩa là quả địa cầu màu xanh lơ đẹp đẽ này
trôi nổi trong không gian bằng một cách nào đấy có liên quan với những bầu
hành tinh khác có những dáng vẻ khác. Ông có trải nghiệm về tính Nhất như
bao trùm vạn vật. Theo lời ông th́: “Tôi đột nhiên trải nghiệm vũ trụ là
thông minh, yêu thương và hài ḥa”. Với vai tṛ là một nhà khoa học, ông cam
kết ḿnh sẽ dùng hết phần c̣n lại của đời ḿnh để sử dụng phương pháp khoa
học đương đại chứng minh quyền năng và tính sẵn có của tâm thức. Ông lập ra
Viện Khoa học Tâm trí để làm điều đó. Viện Khoa học Tâm trí đă làm việc với
các khoa học gia trên khắp thế giới rất hữu hiệu. Nhưng đó không phải là
công việc của Hội Thông Thiên Học.
Mọi thứ đều đến với thế giới này, có được sự sống và h́nh tướng rồi rốt cuộc
tan biến và trở lại cội nguồn, cho dù ta đang nói tới một ṭa nhà, một cơ
thể, một định chế hoặc một tổ chức. Mọi thứ đều có thời gian tồn tại của
ḿnh. Chừng nào ḍng chảy sự sống c̣n đủ mạnh th́ sự sống vẫn c̣n tồn tại
trong nội bộ đủ thứ h́nh tướng này. Hội Thông Thiên Học là một h́nh tướng -
một tổ chức. C̣n Thông Thiên Học tức Minh triết Ngàn đời là ḍng chảy duy
tŕ sự sống của Hội.
Hội Thông Thiên Học không có nhu cầu cần có thêm nhiều h́nh thể nữa hoặc có
thêm nhiều mực trên giấy, mà phải chịu trách nhiệm và t́m ra những sự thật
trong các giáo huấn vang động bên trong chúng ta. Tất cả những giáo
huấn này có thể không ngay tức khắc thu hút trực giác của ta; không nhất
thiết như vậy, nhưng khi ta thấy những sự thật khiến cho ta cảm nhận một sự
xao xuyến trong nội tâm th́ ta cần phải đào sâu vào những sự thật này.
Có một vài điều mà ta biết là đúng thật. Theo lư tưởng, th́ ta t́m cách mở
rộng tri thức của ḿnh về những điều sâu xa đang vang đông bên trong ta. Khi
ta làm như vậy, khi ta đến tiếp xúc với những người khác, th́ trạng thái nội
tâm của ta giao tiếp không qua lời nói. Các Chơn sư bảo rằng chừng nào trong
nội bộ Hội c̣n có ba người linh hoạt, thức tỉnh và cam kết hoạt động thông
qua những sự thật ấy th́ Hội Thông Thiên Học vẫn c̣n đứng vững. Đây không
phải là vấn đề của ta. Vấn đề thực sự và duy nhất là ta đang đứng ở đâu?
Không phải cái người đứng kế cận ta, không phải cái nhóm ở bên kia ḍng
nước, mà mỗi một người trong chúng ta đứng ở đâu trong mối quan hệ với việc
ta bao trùm và cam kết với những sự việc mà ta công nhận là có thực và chân
thật?
Rất thường khi ta thấy ḿnh dao động. Mặc dù ta cảm thấy rằng một điều ǵ đó
là đúng thật, th́ ta vẫn do dự, ta không cam kết bởi v́ dường như thể ngay
bây giờ điều ấy đ̣i hỏi nhiều hơn mức ta có thể cống hiến; có thể là sau này
nhưng ngay bây giờ th́ không. Có một đoạn trích dẫn mà người ta thường phổ
biến và có lẽ sai lầm khi gán cho Goethe. Cho dù mọi điều có do ông nói hay
không đi chăng nữa th́ nó vẫn đứng vững dựa trên giá trị của chính ḿnh:
Chừng nào người ta c̣n chưa cam kết th́ c̣n có sự do dự, có cơ hội rút lui.
Xét về mọi hành vi sáng tạo th́ có một sự thật sơ cấp mà việc không biết tới
nó làm tắt ngúm vô số ư tưởng và kế hoạch xuất sắc: và đúng cái lúc mà người
ta dứt khoát cam kết th́ ơn quang pḥng cũng chuyển động. Đủ mọi thứ chuyện
diễn ra để giúp cho người nào đó mà bằng cách khác th́ chẳng bao giờ xảy ra
được. Trọn cả một luồng diễn biến xuất phát từ cái quyết định ấy, làm xuất
lộ thuận lợi cho người ta mọi phương thức diễn biến và gặp gỡ bất ngờ cùng
với sự trợ giúp về vật chất mà không ai có thể mơ tới là nó đến với ḿnh.
Cho dù bạn có thể làm hoặc mơ mộng điều ǵ đi chăng nữa th́ hăy cứ bắt đầu.
Sự táo bạo có trong đó thiên tài, quyền năng và phép lạ.
Đây là một điều ǵ đó mà ta từng chứng kiến trong sinh hoạt hàng ngày và nó
cũng ứng dụng được cho sinh hoạt nội tâm của ta.
Khi ta đến họp trong khuôn khổ Thông Thiên Học thỉnh thoảng có những lúc
dường như có sự hài ḥa phủ lên ta. Có những lúc mà ta trở nên hữu ích nhất
trong qui tŕnh tiến hóa tinh thần. Đó là lúc mà một điều ǵ đấy mạnh hơn
hẳn chuyển động trong đám chúng ta và ngay trong bản thân ta. Ta cảm nhận nó
là một cảm thức an b́nh hoặc bành trướng, nhưng đó là một sự hiện diện hiển
lộ ra bởi v́ cho dù ta có ư thức được điều ấy hay không th́ ta đă cung ứng
cơ hội để cho nó biểu hiện thông qua ta.
Sự hiện diện này rất tốt cho ta với vai tṛ là các cá nhân, nhưng có một sự
thật c̣n quan trọng hơn nữa là ta đang cung ứng kênh dẫn để cho nó làm việc
của ḿnh trên thế giới. Đây là vai tṛ của ta trong một công tŕnh quan
trọng. Lúc bấy giờ ta trở nên hữu hiệu hơn với tiềm năng phụng sự cho điều
thiện cao cả hơn vốn cần thiết xiết bao trong thời này và Hội Thông Thiên
Học tồn tại cũng v́ lẽ đó.
CHÚ THÍCH
Trong số báo Nhà Thông Thiên Học
này chúng tôi đang dùng
tiêu chuẩn Anh ngữ thế giới theo quyển Từ điển Anh ngữ Oxford sẵn có
trên mạng internet (và cứ ba tháng cập nhật một lần).
TIM BOYD
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS