Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

SỰ TIẾN HÓA CỦA TÂM THỨC

(THE EVOLUTION OF CONSCIOUSNESS)

Trích Chương XIII Quyển NHỮNG NGUYÊN LƯ CƠ BẢN CỦA TTH

(FIRST PRINCIPLES OF THEOSOPHY)

Tác giả C. Jinarājadāsa

SỰ TIẾN HÓA CỦA TÂM THỨC

Chỉ cần ta hiểu được Tâm thức thật sự là ǵ th́ ta ắt t́m ra manh mối cho mọi vấn đề về tiến hóa. Đó là v́ tâm thức là biểu hiện cao siêu nhất của sự Hằng Hữu Nhất Như vốn vừa là lực vừa là vật chất, vừa là h́nh tướng vừa là sự sống.

HỠI AMITAYA! Đừng dùng lời lẽ để đo lường điều Vô lượng,

Đừng nhúng sợi dây tư tưởng vào cái Khôn ḍ.

Kẻ hỏi cũng sai mà người đáp cũng sai nốt.

Đừng nói ǵ hết! [[1]]

Thế nhưng ta phải thắc mắc về kết cấu trong bản chất của ta và ta chỉ thấy măn nguyện trên đời này khi ta đă thấy ḿnh t́m ra được lời giải đáp cho những thắc mắc ấy. Lời giải đáp ngày hôm qua có thể không thỏa măn cho ta ngày nay; nhưng hôm nay ta có thể hài ḷng nếu ta chưa t́m ra một lời giải đáp nào đó cho hiện tại, mặc dù ngày mai có thể ta lại vứt bỏ nó. Việc lĩnh hội bằng cái trí về phương thức tiến hóa của tâm thức chỉ giúp ta ngộ ra được phần nào sự kiện tâm thức là ǵ. Tuy nhiên việc hiểu được tâm thức tiến hóa ra sao là khoa học tối thượng.

Điều mầu nhiệm lớn lao trước hết về tâm thức là tổng thể vốn ở nơi bộ phận, toàn thể vốn ở nơi đơn vị. Đó là v́ mặc dù tâm thức trong một electron chỉ giống như một đầu kim của tâm thức, thế nhưng cái đơn vị nhỏ xíu ấy lại gắn liền với tổng thể rộng lớn tâm thức vốn là THƯỢNG ĐẾ. Toàn thể THƯỢNG ĐẾ vốn ở nơi đó, mặc dù do chúng ta bị hạn chế, ta chỉ có thể phát hiện được NGÀI tới mức cấu tạo nên một electron. Cũng giống như khi các tia nắng hằng hà sa số khuếch tán bị một thấu kính hội tụ lại nơi một điểm th́ tất cả năng lượng của các tia đều ở nơi điểm ấy; cũng vậy, mọi loại h́nh tâm thức làm linh hoạt mọi h́nh tướng cũng đều như thế. Mọi sự khai thị khả hữu về tâm thức đều có nơi mỗi đơn vị được làm linh hoạt cho dù nó lớn hay nhỏ. Nhà sinh học theo phái Mendel ắt đă phát biểu một sự thật huyền bí khi bảo rằng “Shakespeare đă từng tồn tại dưới dạng một đốm nguyên sinh chất không lớn hơn đầu kim nhỏ xíu” [[2]]. Khi ta đặt một thấu kính trước một quang cảnh rộng lớn trải dài ra nhiều dặm th́ thấu kính này sẽ đưa mọi tia của quang cảnh ấy hội tụ vào một tiêu điểm duy nhất. Thế là toàn thể phong cảnh hiện hữu nơi điểm ấy mặc dù ta không thấy một h́nh ảnh nào. Chỉ khi ta rời khỏi tiêu điểm th́ hết h́nh ảnh này tới h́nh ảnh kia mới xuất hiện trên một màn ảnh được bố trí để phản chiếu các tia, mỗi h́nh ảnh đều có kích thước biến thiên theo khoảng cách tới điểm mà ta đặt màn ảnh. Kích thước của h́nh ảnh tùy theo khoảng cách và việc ta có thể nh́n thấy những chi tiết trong ảnh lại tùy theo kích thước. H́nh ảnh đều ở đó, nơi có điểm ấy; chỉ khi ta rời xa điểm ấy th́ h́nh ảnh mới từ hư không bước ra tiến về phía ta. Đây là sự minh họa rất hay ho về sự tiến hóa của tâm thức.

Sự tiến hóa của tâm thức cũng giống như vén lên một cái màn che ánh sáng, tác dụng của việc vén màn lên không thêm vào một chút ánh sáng nào. Ánh sáng chẳng được thêm cái ǵ mà nó chỉ muốn xua tan Bóng tối. Chừng nào bản thân ta c̣n chưa cố ư đồng nhất hóa ḿnh với Ánh sáng th́ ta ắt không ngộ ra được tại sao Nó lại muốn như vậy. Tác dụng của nó vừa là sự hi sinh mà cũng vừa là một niềm vui; hi sinh là do phải chịu đựng sự hạn chế, vui là do được ban ra. Tham dự vào sự Hi sinh và Niềm vui ấy chính là đạt được Thiên tính.

Sự tiến hóa của tâm thức nơi con người chính là ở chỗ ban ra. Nguyên lư tăng trưởng đối với các giới động vật và thực vật là cạnh tranh, ganh đua và tự tư tự lợi; nguyên lư tăng trưởng của con người là hợp tác, từ bỏ và xả thân. THƯỢNG ĐẾ đời đời hi sinh BẢN THÂN trên thập tự giá sự sống và vật chất; chỉ khi con người bắt chước NGÀI th́ y mới tăng trưởng tiến lên giống như NGÀI. Đây là nguyên lư vĩ đại mà ta cần phải nhớ. Tâm thức nơi con người bộc lộ những khả năng ẩn tàng từ tŕnh độ này sang tŕnh độ khác, nhưng nếu không có sự xả thân th́ không thể chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Con người phải chết đi với mỗi tàn tích của thú tính nơi ḿnh, mặc dù điều ấy phải mất hàng trăm kiếp. Khi sự xả thân đă trở thành bản năng nơi con người sau nhiều kiếp sinh tử luân hồi th́ y mới biết rằng hi sinh chính là niềm vui, niềm vui duy nhất mà ta có thể quan niệm được.

Trước khi tâm thức có thể tiến hóa theo chiều đi lên th́ thoạt tiên nó phải tiến hóa theo chiều đi xuống. Trong sơ đồ kế tiếp, H́nh 115, ta đă phác họa quá tŕnh tiến hóa đi xuống này.

Trong sơ đồ có bảy phân khu theo chiều ngang tạo ra bảy cơi lớn trong thái dương hệ; trên cùng là biểu tượng của THƯỢNG ĐẾ Vô hiện trước khi bắt đầu các quá tŕnh sáng tạo. Bên trong ṿng tṛn (ṿng tṛn biểu diễn Đấng Tuyệt Đối) có một h́nh tam giác. Đây là Tam Vị Nhất Thể của THƯỢNG ĐẾ. Bên trong tam giác ấy có một Ngôi sao, nó biểu diễn Chơn thần của con người..

Trong bước đầu tiên tiến hóa về phía vật chất, THƯỢNG ĐẾ giáng xuống cơi Tối đại Niết bàn (Ādi), ở đó có ba ngôi lớn là Shiva, Vishnu và Brahma tức Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh thần đều hoạt động hoàn chỉnh. Khi THƯỢNG ĐẾ giáng xuống cơi kế tiếp là cơi Đại Niết bàn (Anupādaka) th́ Ngài phải chịu sự hạn chế, v́ ở đó Ngôi Một của Ngài chỉ tiềm tàng, chỉ có các Ngôi Hai và Ngôi Ba là được biểu hiện hoàn chỉnh. Điều này được biểu diễn trong sơ đồ qua việc bỏ bớt đi cạnh của tam giác tượng trưng cho THƯỢNG ĐẾ Ngôi Một. Trong giai đoạn giáng xuống kế tiếp, THƯỢNG ĐẾ c̣n chịu sự hạn chế thêm nữa và chỉ có THƯỢNG ĐẾ Ngôi Ba mới biểu lộ trọn vẹn trên cơi Niết bàn, hai Ngôi Thượng Đế Một và Hai không thể biểu lộ thuộc tính của ḿnh trên cơi ấy. Tam giác chỉ c̣n lại một cạnh.

Có lẽ một số người thấy khó hiểu làm thế nào mà một vị THƯỢNG ĐẾ toàn năng lại chịu sự hạn chế khi Ngài giáng xuống từ hết cơi này tới cơi khác. Nếu ta xét một ví dụ theo kiến thức về các quan hệ trong không gian th́ ta có thể lĩnh hội được ư niệm này. Tất cả chúng ta đều biết một h́nh khối vuông là ǵ; nó có ba chiều đo: chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Đối với bất cứ ai có thể đi ṿng quanh một h́nh khối vuông, nh́n từ trên xuống thượng diện của nó, rồi lại nhấc nó lên nh́n từ dưới tới hạ diện của nó th́ một h́nh khối vuông là một vật rắn chắc có sáu mặt vuông cùng với 12 cạnh biên. Nhưng giả sử ta đặt ḿnh vào tâm thức của một con vi trùng ở trên một tờ giấy, con vi trùng này không thể nhấc bổng ḿnh lên khỏi bề mặt tờ giấy. Thế th́ khi ta đặt khối vuông lên tờ giấy, con vi trùng mon men tới khối vuông, đi ṿng quanh khối vuông ở nơi tiếp xúc với tờ giấy th́ nó chỉ nh́n thấy hoặc cảm thấy bốn cạnh bằng nhau mà nó không xuyên thấu qua được. Bằng óc tưởng tượng cao tột, nó cũng chỉ có thể quan niệm ra được một h́nh vuông, nghĩa là một h́nh phẳng giới hạn bởi bốn cạnh bằng nhau.  Nhưng v́ con vi trùng không thể nhấc ḿnh ra khỏi mặt phẳng của tờ giấy cho nên h́nh khối vuông chẳng bao giờ khai thị cho con vi trùng thấy ḿnh là một khối vuông, một h́nh khối có ba chiều đo. H́nh khối vuông có thể biểu hiện sáu mặt liên tiếp trước mắt con vi trùng, nhưng lần nào con vi trùng cũng bảo rằng đây chỉ là “một h́nh vuông” thôi.

Cũng vậy, khi bất cứ vật nào có ba chiều đo mà phải biểu hiện cho một tâm thức chỉ biết được hai chiều đo th́ vật ấy phải chịu sự hạn chế. Sự hạn chế ở đây không phải do sự hạn chế của vật đó mà có liên quan tới khả năng vật ấy thể hiện ra trong thế giới hai chiều đo. Cũng giống như vậy, THƯỢNG ĐẾ phải chịu sự hạn chế khi Ngài giáng xuống từ cơi này xuống cơi kia. Xét về Bản chất th́ Ngài bao giờ cũng như vậy, nhưng khi Ngài hoạt động trên những cơi mà ḿnh tạo ra th́ Ngài phải chịu sự hạn chế từ cơi này sang cơi kia tùy theo tính vật chất của cơi ấy.

Trong mọi thời kỳ mà THƯỢNG ĐẾ giáng xuống ba cơi cao nhất th́ Chơn thần con người ngự bên trong Ngài. Sự kiện này được tŕnh bày tượng trưng trong sơ đồ bằng một ngôi sao nhỏ xíu bên trong tam giác. Chưa có một lúc nào mà mỗi người trong chúng ta trên cương vị Chơn thần lại không sống, vận động, hằng hữu bên trong Ngài. Mặc dù thoạt tiên ta chẳng biết ǵ về Ngài, mặc dù ngay cả khi biết Ngài, ta vẫn có thể đi ngược lại Ư chí của Ngài trong một thời gian, thế nhưng trong mọi giai đoạn mà ta trải qua, từ khoáng vật tới thực vật, từ thực vật tới động vật và nhân loại th́ ta chưa từng bao giờ tách rời khỏi Ngài. Câu kinh cổ trong Giáo Lư Bí Truyền (H.P. Blavatsky) có nói về điều ấy như sau:

 

Tia Lửa treo lủng lẳng từ Ngọn Lửa bằng một sợi Fohat mảnh mai nhất. Nó du hành qua bảy cơi Hăo huyền. Nó dừng lại ở cơi thứ Nhất và trở thành Kim loại, Đất đá; nó chuyển sang cơi thứ Hai và coi ḱa đó là một loài Cây; Cây này quay cuồng trải qua bảy sự biến đổi rồi trở thành một con Thú Linh thiêng. Manu tức Chủ thể Suy tư được h́nh thành từ những thuộc tính phối hợp của những thứ nêu trên.

 

Và Điểm Linh Quang bao giờ cũng treo lủng lẳng từ Ngọn Lửa. Ư thức về cá tính trên cương vị là hành giả bắt đầu nơi Chơn thần khi trên cơi Niết bàn nó thấy ḿnh là một bộ ba Atma, Buddhi và Manas, tách rời khỏi Ngọn Lửa dưới dạng một Đốm Lửa, thế nhưng vẫn rút tỉa từ Ngọn Lửa mọi thuộc tính ánh sáng và lửa của ḿnh. Chơn thần ba ngôi trên cơi Niết bàn là một THƯỢNG ĐẾ vi mô xét về mọi mặt là h́nh ảnh của Hóa công. Trong sơ đồ Chơn thần được biểu diễn bằng tam giác nhỏ.

Cũng giống THƯỢNG ĐẾ phải trải qua một quá tŕnh tiến hóa xuống vật chất, đến lượt Chơn thần cũng vậy. Cả ba khía cạnh của Chơn thần đều bộc lộ trên cơi chân thực của ḿnh là cơi Niết bàn. Khi Chơn thần giáng xuống cơi Bồ đề nó phải chịu một sự hạn chế và khía cạnh của nó là Atma bị che khuất đi, chỉ có Buddhi và Manas là biểu lộ ra thôi. Vậy là một cạnh của tam giác trở nên vô hiện và ẩn tàng. Tương tự như vậy, khi nó giáng xuống một cơi thấp hơn nữa tức cơi trí tuệ, th́ nó phải chịu sự hạn chế thêm nữa; và trong thể nguyên nhân mà nó h́nh thành nơi ấy chỉ có khía cạnh Manas là xuất hiện, hai khía cạnh kia ẩn tàng đối với cơi thượng trí. Giờ đây chỉ có một cạnh của tam giác là cạnh đáy có thể biểu lộ được.

Lại một lần nữa, quá tŕnh tiến hóa xuống vật chất bắt đầu khi giờ đây Chơn ngă đang sinh hoạt trong thể nguyên nhân. Khi Chơn ngă giáng xuống nhập thể, nó phải chịu hạn chế từ cơi này sang cơi khác, khi nó lần lượt tạo ra thể trí, thể vía và thể xác.

Sự tiến hóa của tâm thức là quá tŕnh phóng thích những năng lượng ẩn tàng, trước hết là của Chơn ngă, rồi tới Chơn thần và cuối cùng tới THƯỢNG ĐẾ, các năng lượng này biểu hiện qua các hiện thể trên mọi cơi. Phương thức phóng thích tâm thức của Chơn ngă qua tiến tŕnh rèn luyện các hạ thể đă được bàn ở Chương VI (Con người lúc sống và khi chết), trong đó ta mô tả quá tŕnh này nhờ vào H́nh 53. Sau khi Chơn ngă đă kiểm soát được các hạ thể của ḿnh theo yêu cầu th́ giai đoạn kế tiếp trong khi bành trướng tâm thức xảy ra khi Chơn ngă gia nhập Quần Tiên Hội. Lúc bấy giờ vào cuộc Điểm đạo thứ Nhất, chơn ngă được dạy cho cách hoạt động với trọn cả tâm thức trên cơi thấp nhất của cơi Bồ đề. Lúc bấy giờ lần đầu tiên Chơn ngă bắt đầu biết được do thực chứng chứ không phải do tín ngưỡng, tính đơn nhất của mọi chúng sinh và làm thế nào mà số phận của ḿnh lại liên kết không thể tách rời khỏi số phận của hằng hà sa số linh hồn cùng với ḿnh hợp thành Nhân loại. Không đâu, c̣n hơn thế nữa, Chơn ngă ngộ ra được rằng đó là một bộ phận      của ḿnhvà  mọi sự phân chia nhân ngă, cái “của tôi” và cái “của bạn” – vốn đặc trưng cho sự tồn tại trên các cơi dưới Bồ đề - đều là hăo huyền. Giờ đây ở giai đoạn thăng lên trên cơi Bồ đề, Chơn ngă đă thực chứng và đưa vào biểu lộ hai cạnh trong tam giác của ḿnh.

Vào các cuộc Điểm đạo thứ Nh́, thứ Ba và thứ Tư, những sự bành trường tâm thức nữa khiến cho Chơn ngă làm chủ được các cảnh c̣n lại của cơi Bồ đề măi cho tới cuộc Điểm đạo thứ Năm, Chơn sư, th́ tâm thức của ngài hoạt động liên tục trên cơi Niết bàn. Tam giác Chơn thần giờ đây đă hoàn chỉnh và kẻ “Hành hương Đời đời” bây giờ đă trở về nhà, “hân hoan mang theo bó lúa”.

 

Ngài là đấng mà Chư thiên đang ngồi ghế dưới phải ganh tị;

Ngài là đấng khi Tam giới sụp đổ cũng không bị suy suyển;

Mọi sinh linh đều sống v́ ngài, mọi sự chết đều đă qua đi;

Nghiệp quả không c̣n gây ra điều ǵ nữa.

 

Những ngôi nhà mới. V́ không mưu cầu điều ǵ cho nên ngài được hết mọi thứ.

Vũ trụ đă làm tăng trưởng “bản ngă” trước kia để cho có được Chơn ngă,

Nếu có ai dạy NIẾT BÀN là tịch diệt,

Th́ bảo rằng họ nói dối.

 

Nếu có ai dạy rằng NIẾT BÀN là mặc sức mà sống, th́

Cũng bảo rằng họ đă lầm lạc; v́ không biết được điều này,

Cho nên ánh sáng không chiếu rọi vượt quá được cái đèn đă bễ của họ,

Họ đâu có biết được cái không sống, không có thời gian và cực lạc. [[3]]

 

Ở tŕnh độ Chơn sư, Chơn thần biết theo thực chứng, cái điều mầu nhiệm hơn hết thảy đó là: mặc dù ḿnh là một Điểm Linh Quang, ḿnh vẫn là Ngọn Lửa. Từ nay trở đi, ngài là Đấng Ki Tô, Đấng được “Xức dầu”, được đội vương miện mà với tư cách trên cương vị Con của Thiên Chúa, Ngài đă phải “phấn đấu” mới thành tựu được.

Từ nay trở đi Tam giác Chơn thần tiếp xúc trực tiếp với Tam giác THƯỢNG ĐẾ, mặc dù chỉ với một đường trên đó thôi, tức là với cạnh đáy, đó là “Ngôi Chúa Thánh Thần”. V́ thế cho nên truyền thống của Ki Tô giáo cho ta biết rằng có hai phép rửa tội; một phép bằng nước và một phép bằng lửa. Thánh John Tẩy giả có thể rửa tội theo phép thứ nhất tức là rửa tội bằng nước, nhưng chỉ Đấng Ki Tô mới có thể rửa tội theo phép thứ nh́, rửa tội bằng lửa, nhờ Ngôi Chúa Thánh Thần: “Tôi quả thật đă rửa tội cho con bằng nước để cho con sám hối; nhưng đấng sau này mới giáng lâm có nhiều quyền lực hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho ngài; ngài sẽ rửa tội cho con nhờ Ngôi Chúa Thánh Thần và rửa tội bằng lửa”.

Chỉ khi Chơn thần đă được rửa tội “bằng lửa nhờ Ngôi Chúa Thánh Thần” th́ nó mới có thể đắc thắng tuyên cáo tận hiến: “Cũng giống như Cha đă biết ta, th́ thậm chí ta cũng biết được Cha như vậy . . . Ta là phục sinh và sự hằng sống. Kẻ nào tin vào ta mặc dù đă bỏ xác rồi, thế vẫn sống đời đời; bất cứ ai đang sống mà tin vào ta th́ sẽ chẳng bao giờ chết . . . Ta và Cha trên trời đă hiệp nhất”.

Kẻ Hành hương Đời đời c̣n leo lên tới những đỉnh cao hơn nữa mà hiện nay ta không thể quan niệm được; trên cơi Đại Niết bàn, ngài hiệp nhất Buddhi của ḿnh với Buddhi của Tam giác lớn và cuối cùng trên cơi Tối Đại Niết bàn, ngài hiệp nhất Atma của ḿnh với Atma vĩnh hằng của chúng sinh vốn hằng hữu, trong quá khứ và măi măi trong tương lai, đó chính là THƯỢNG ĐẾ của Thái dương hệ ta.

Ta có thể nghiên cứu việc con người thăng lên tới Thiên tính theo nhiều quan điểm và trong sơ đồ kế tiếp, H́nh 116, ta có tŕnh bày một quan điểm ấy. Ư tưởng căn bản trong sơ đồ này là cũng giống như cái loại tác động vào tâm thức vốn ngoại lai; cũng vậy tâm thức ấy phát hiện ra thế giới ở bên ngoài ḿnh. Việc đáp ứng với những tác động trên cơi trần, cơi trung giới hoặc cơi trí tuệ giúp cho ta biết được thế giới. Sự mở rộng tâm thức của cá nhân vốn tùy theo loại đáp ứng ấy.

 

Một viên đá chủ yếu chỉ đáp ứng với những tác động của nhiệt, nóng, lạnh và áp lực; v́ thế cho nên nó chỉ biết có cơi trần. Một cái cây đáp ứng với những rung động yêu và ghét của cơi trung giới; v́ thế cho nên nó có bản năng thích ứng với môi trường xung quanh; nó biết cả cơi trần lẫn cơi trung giới mặc dù nó biết cơi trung giới một cách lờ mờ. Con thú đáp ứng với những rung động của cơi hạ trí và do đó nó suy nghĩ cũng như cảm nhận; v́ vậy nó biết cả cơi trần, cơi trung giới lẫn cơi hạ trí mặc dù nó chỉ biết cơi hạ trí một cách mơ hồ. Nhưng con người có thể chịu ảnh hưởng của cơi thượng trí, điều này có nghĩa là tầm nh́n vũ trụ của y xuất phát từ cơi ấy.

Con người phát động thế giới hạ cấp của cơi trung giới qua những xúc cảm đầy thú tính như giận dữ, tham lam, ganh tị và ghen tuông. Khi thể vía của con người thanh bai hơn th́ y có thể có ḷng luyến ái, sùng tín và đồng cảm, mặc dù chúng có thể thấm đượm nhu cầu cá nhân của y, lúc ấy y khám phá ra thế giới xúc cảm cao cấp của cơi trung giới. Cũng giống như vậy, những tư tưởng rời rạc không mạch lạc của chúng ta liên quan tới các sự vật nói chung giúp ta có thể tiếp xúc với cơi hạ trí bao gồm những tư tưởng đặc thù. Chỉ khi ta có thể bố trí ư niệm của ḿnh thành ra những phạm trù tư tưởng và xúc cảm rồi phát hiện được những qui luật của chúng th́ ta mới đạt được tầm nh́n của cơi thượng trí. Suy tư bằng thể nguyên nhân là vượt lên trên những tư tưởng đặc thù, là đạt tới những tư tưởng đại đồng liên quan tới tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật vốn đặc trưng cho một tâm trí đầy triết lư.

Vượt ngoài tầm thuộc tính cao nhất của tư tưởng thuần túy, con người c̣n có một quan năng khác tức là công cụ để nhận biết mà v́ thiếu một thuật ngữ hay ho hơn cho nên Thông Thiên Học gọi là Bồ đề, tạm mượn thuật ngữ triết học Ấn Độ. Cách đặc trưng của nó là biết được sự vật không phải là do khảo sát từ bên ngoài mà do chủ thể tri thức đă đồng nhất hóa với nó. Bồ đề là một phương thức của tâm thức vốn không phải là tư tưởng thuần túy, chẳng phải là xúc cảm thuần túy mà cũng chẳng phải là cả hai phối hợp lại một cách đơn giản; thế nhưng nó vừa là cả hai, lại vừa là một loại tự tại-tư duy-xúc cảm khôn tả. Ta chỉ có thể nói rằng khi Bồ đề ảnh hưởng tới cơi thượng trí th́ cái trí lĩnh hội được những khái niệm đại đồng; và khi lực của Bồ đề được phản chiếu lên bản chất thanh khiết của cơi trung giới th́ kết quả là sự đồng cảm âu yếm nhất. Bồ đề là Trực giác Thiêng liêng chắc chắn hơn kiến thức bởi v́ nó không chỉ xét đoán theo quá khứ và hiện tại mà c̣n xét đoán theo tương lai, thông cảm chính xác hơn cả những xúc động sâu sắc nhất, bởi v́ năng tri tức chủ thể tri thức tùy ư trở thành sở tri tức đối tượng tri thức. Triết học Ấn Độ gọi nó là ārsha-buddhi, tức Bồ đề của các bậc Thánh triết chứ không phải của phàm nhân.

Nếu ngôn ngữ trần gian không diễn tả nổi Bồ đề nghĩa là ǵ làm sao ta có thể mô tả được cái quan năng của Chơn thần vốn biểu hiện trên cơi Niết bàn? Chỉ cần nói rằng cũng giống như Bồ đề khác hẳn và mầu nhiệm hơn tư tưởng thuần túy và xúc động thuần túy bao nhiêu, th́ cũng vậy, khía cạnh Atma của linh hồn cũng mầu nhiệm hơn Bồ đề bấy nhiêu.

Sự tăng trưởng văn hóa của loài người ắt chưa được hoàn chỉnh chừng nào mọi người c̣n chưa hoạt động trên cơi Niết bàn. Cho đến nay, thành tựu cao nhất của loài người là nhờ vào những nỗ lực của một số thiên tài, người ta đă tiếp xúc với cơi Bồ đề thông qua Nghệ thuật. Tuy nhiên ta đừng quên rằng “nghệ thuật” không chỉ là hội họa, điêu khắc, âm nhạc v.v. . . Nghệ thuật cũng biểu lộ qua ḷng Sùng tín, qua T́nh thương, qua Triết lư, bất cứ khi nào những thứ ấy tiếp xúc được với cơi Bồ đề. Nhưng dường như chỉ mới hôm qua đây, nhân loại mới khám phá ra nghệ thuật và đă có tồn tại một địa hạt tự tại nơi con người có thể định h́nh ra những đối tượng mỹ lệ vốn măi măi là niềm vui, và không phải chỉ sáng tạo một ngày mà sáng tạo đời đời.

Khi tâm trí của một thiên tài cho dù trong lănh vực tôn giáo hay nghệ thuật, trong triết học hay khoa học đă đột phá xâm nhập vào cơi Bồ đề th́ điều mà y sáng tạo ra đều bao hàm cốt tủy của nghệ thuật. Nếu vai tṛ là nhà khoa học y bàn tới những sự kiện trong thiên nhiên th́ y quan niệm và tŕnh bày chúng mang tính nghệ thuật đến nỗi khoa học của y chói rạng trực giác. Nếu với vai tṛ là một triết gia y sáng tạo ra một triết hệ th́ y suy gẫm một cách tŕu mến về cả điều vi mô lẫn điều vĩ mô và bao hàm chúng trong một vẻ đẹp đơn nhất. Những khái niệm luân lư của các bậc Đại Đạo sư đều khai thị nghệ thuật thuần túy nhất, bởi v́ huấn lệnh của ngài có tầm ứng dụng phổ biến cho mọi vấn đề của con người, trẻ măi không già với sự tươi mát và mỹ lệ xuyên suốt mọi thời đại.

Bất cứ biểu hiện nào của nghệ thuật đều bao hàm trong đó một số đặc trưng của tất cả các nghệ thuật khác; một bức tranh là một bài giảng, và một bản hợp tấu là một triết lư. Khi Bồ đề đưa ra thông điệp của ḿnh th́ tôn giáo cũng chính là khoa học, và nghệ thuật chính là triết học và cả bốn đều là t́nh thương. Chỉ trên cơi hạ trí bao gồm những tư tưởng đặc thù th́ nhất bổn mới tán vạn thù và lúc bấy giờ kẻ nào không cảm nhận được nhất bổn ấy xuyên qua một biểu hiện đặc thù ắt thấy những chi tiết đặc thù là mâu thuẫn với nhau. Khi quan năng Bồ đề đă thức tỉnh th́ con người trên cương vị là tư tưởng gia, là người nhân ái, là hành giả ắt thành tựu được một tính đơn nhất trong bản thân mà ḿnh không thể bộc lộ trọn vẹn được ngoại trừ trên cơi Bồ đề.

Người ta đă dạy cho loài người dùng chính không gian và thời gian để đạt tới CÁI ĐÓ, vốn tồn tại bên ngoài không gian và thời gian. Cho đến nay công cụ nhận biết cao siêu nhất của ta chính là nghệ thuật sáng tạo. Một trong những vấn đề của triết học là  đủ thứ khía cạnh khác nhau của nghệ thuật sáng tạo liên quan với nhau ra sao; trong sơ đồ H́nh 117 có gợi ư một phương thức tương quan của chúng.

 

Trong văn chương thuộc loại cao nhất, ta có cả một sự “vẽ nên lời” xuất sắc và một việc kịch nghệ hóa thi vị các biến cố và ư niệm. Nghệ thuật phát triển xuất phát từ văn chương tùy theo việc nó sử dụng các giá trị theo thời gian hoặc giá trị theo không gian. Xét về mặt thời gian th́ văn chương đưa tới kịch nghệ, và kịch nghệ đưa tới thi ca, và thi ca đưa tới âm nhạc qua âm nhạc cốt lơi của ḿnh. Xét về mặt không gian th́ thuật vẽ nên lời của văn chương có liên quan tới hội họa, hội họa vốn sử dụng hai chiều đo, khi vươn lên tới biểu lộ ba chiều đo sẽ đưa tới điêu khắc và điêu khắc đến mức có những quan niệm trừu tượng tuyệt vời về nhịp điệu và mỹ lệ ắt dẫn tới kiến trúc. Cũng không có ǵ khó hiểu khi kịch nghệ vốn tường thuật những diễn biến theo thời gian ắt có liên quan với hội họa vốn miêu tả những diễn biến trong không gian. Điêu khắc cũng giống như thi ca câm, c̣n điêu khắc mô tả hết h́nh ảnh này tới h́nh ảnh khác theo óc tưởng tượng của thi ca. Việc Goethe và Lessing mô tả kiến trúc là “âm nhạc đông cứng lại” cho ta manh mối về âm nhạc và kiến trúc.

Mọi h́nh thức nghệ thuật chân chính đều dẫn dắt tâm thức con người lĩnh hội được những giá trị trong cuộc sống mà Chơn thần vốn biết trên cơi Bồ đề. Cho đến nay, ư thức nghệ thuật của loài người vẫn c̣n sơ cấp nhưng khi T́nh huynh đệ tăng trưởng th́ sẽ có nhiều nghệ thuật cảm nhận trong cuộc sống. Mặt khác, khi con người phát triển được ư thức nghệ thuật th́ y càng có thêm khả năng ngộ ra được T́nh huynh đệ.

Cuối cùng, khi ta đạt tới giới hạn tột độ của nghệ thuật sáng tạo và bắt đầu cảm nhận được nơi ḿnh những quyền năng và sự thực chứng thậm chí không biểu diễn được qua nghệ thuật cao siêu nhất th́ lúc bấy giờ ta ắt biết được những hoạt động sáng tạo vốn đặc trưng cho Chơn thần trên cơi chân chính của ḿnh là cơi của Atma (Niết bàn). Nhưng làm cách nào ta nối liền sự huy hoàng của cơi Niết bàn với cơi hồng trần liên kết thành một cơi Hành động duy nhất, đó chính là điều bí nhiệm của tương lai.

Việc hiểu rơ được cơ tiến hóa của tâm thức chính là việc giải được bài toán bí mật  về bản chất của Thượng Đế. Thế nhưng bởi v́ mọi sự sống đều là NGÀI và v́ chúng ta đều là những mảnh vụn của NGÀI cho nên việc ta tăng trưởng về tâm thức ắt vừa là khám phá ra NGÀI vừa là tiến lên bắt chước giống như NGÀI. Thế mà khi ta khám phá ra NGÀI th́ thật ra ta chỉ khám phá ra chính ḿnh. Đây là điều bí nhiệm của tâm thức; bộ phận chính Tổng thể. Nhưng biết điều đó trên lư thuyết là một chuyện, c̣n thực chứng sự tự tại ấy lại là một chuyện khác. Ta chỉ có thể là Tổng thể khi ta hành động trên cương vị là Tổng thể, nghĩa là ta phải hiến thân trọn vẹn và tự nguyện cho mọi thứ trong phạm vi tồn tại bé nhỏ của ḿnh cũng giống như đấng Tổng thể đă hiến thân cho mọi sinh linh trong phạm vi rộng lớn Tự tại của NGÀI. Dường như không thể tin được rằng ta lại có thể bắt chước được đấng Tổng thể ấy. Thế nhưng quả thật chính v́ đó là số phận của ta mà NGÀI đă biệt phái ta tách rời khỏi NGÀI để sống cuộc đời riêng của ḿnh. Bằng chứng cho tất cả những ǵ xuất phát từ NGÀI rồi lại hữu ư trở về NGÀI, đó chính là cuộc sống duy nhất đáng sống v́ đă gia nhập vào sự Hi sinh đời đời của NGÀI.

 


[[1]] Ánh đạo Phương Đông, Quyển VIII.

[[2]] Bateson, bài Thuyết tŕnh của Chủ tịch trong Hiệp hội Anh quốc, năm 1914.

[[3]] Ánh Đạo Phương Đông, quyển VIII

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS