|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
Tủ sách Adyar
Tập sách số 64
SỰ PHÁT TRIỂN THÔNG
LINH VÀ TINH THẦN
(Psychic and
Spiritual Development) Tác giả Annie Besant |
|
SỰ PHÁT TRIỂN THÔNG LINH VÀ
TINH THẦN
Bài
Thuyết tŕnh được in lại trong Tập san Adyar, số tháng 2 năm 1913
Xuất bản
năm 1916
Nhà Xuất
bản Thông Thiên Học , Adyar, Chennai, [Madras] Ấn Độ
Ṭa soạn
Tạp chí Nhà Thông Thiên Học Adyar, Madras, Ấn Độ
Nói cho đúng ra th́ tựa đề bài thuyết tŕnh của tôi nên là
Sự Phát triển Thông linh và Sự Bộc lộ
Tinh thần. Như vậy ắt khiến cho tựa đề khá dài ḍng, thế nhưng, sự khác
nhau giữa những từ ngữ phát triền
và bộc lộ rất quan trọng. Khi bàn
tới Tinh thần ta không thể nói chính xác dó là
phát triển. Tinh thần chẵng phát triển cũng chẵng tiến hóa; nó chỉ bộc
lộ điều đời đời ở bên trong nó.Tinh thần,đồng nhất với Tâm thức Đại đồng
Vũ trH ụ, cho nên bất
tăng bất giăm.Khi nhập vào những ngoại duyên khống chế của thời gian và
không gian th́ nó chỉ có thể chuyển ra bên ngoài cái đă sẵn ở bên trong
rồi, chuyển chú tâm
ra ngoài và do sự tiếp xúc với chất
liệu này, nó từ từ chinh phục được cái trí thức về vũ trụ vốn được coi là
hiện tượng và chưa nhập vào tâm thức nó khi nó tách rời khỏi tâm thức đại
đồng vũ trụ qua lớp màng mỏng tinh vi chất liệu vốn là hiện thể
của nó ở cơi niết bàn tức tinh thần. Trong nội bộ hạt giống thiên
tính ấy đă bao hàm trong khă năng. Cho nên chỉ có thể chuyển ra bên ngoài
khả năng đó bằng cách tiếp xúc với
đủ thứ cơi chất
liệu.
Mặt khác, xét về sự phát triển thông linh ( vốn hoàn toàn tùy thuộc vào
ngoại duyên chất liệu che khuất Tinh thần) th́ từ ngữ
phát
triển hoàn toàn chính xác. Theo
sát nghĩa sự tiến bộ về thông linh là sự tiến hóa và phát triển hết h́nh
tướng này tới h́nh tướng khác, những h́nh tướng này ngăn cách riêng biệt với
nhau và – xét về 3 h́nh tướng- đến mới sinh ra
vào mỗi kiếp hiện thể ,rồi lần lượt
chết đi trong diễn tŕnh chết và sau khi chết .Do đó ta đang giáp mặt với 2
qui tŕnh khác hẳn nhau mà tôi đề nghị ta nên cố gắng làm cho tâm trí nhiều
người được minh giải hơn nữa.
Hai thứ này căn bản là khác nhau về bản chất. Chúng thuộc về hai đối cực lớn
mà nhờ hai đối cực này tương tác với nhau cho nên vũ trụ mới h́nh thành: đó
là Tinh thần, Vật chất .Ta có thể có hai điều ǵ hoàn toàn đối lập với nhau
hơn nữa. Ta có thể đạt tới cái vốn là Tinh thần bằng cách lần lượt chối bỏ
mọi phẫm tính và biểu lộ vật chất. Thế th́ phải có trong tâm trí học viên
một sự cách nhau một trời một vực đối với cái thuộc về sự phát triển thông
linh và cái thuộc về sự bộc lộ Tinh thần để cho ta có thể dẹp bỏ được sự bối
rối tồn tại rất nhiều trong đám chúng ta và khỏi phí phạm thời giờ.
Trước hết ta hăy thoáng nh́n vao tinh thần và tự hỏi nó là ǵ. Hăy nâng tâm
trí các bạn lên tới Tam nguyên thượng tinh thần,đó là sự mô phỏng
Chơn thần thành ra Tinh thần với bản chất tam bội: Ư chí,Trực giác và
Trí năng ,đôi khi được gọi là Atma-Buddhi-Manas.Chính Chơn thần là bản thể
và gốc rễ của Tinh thần, Tinh thần là việc mô phỏng Chơn thần ở ba cơi cao
trong hệ thống năm cơi, biểu lộ thành ba ngôi Quyền năng, Minh triết và Hoạt
động; những thứ này được biểu lộ do tia Chơn thần chiếm hữu một nguyên tử từ
mỗi một trong ba cơi (cơi tinh thần, cơi trực giác và cơi trí năng); những
cơi này chế định sự biểu lộ của Chơn thần,mỗi biến thể của chất linh chỉ
biểu lộ một khía cạnh
thôi, dường như thể ba ngôi có thể tách ra được với nhau.Thật ra th́ không
ngôi nào có thể tồn tại riêng rẽ; khi Tinh thần biểu lộ thành Ư chí trong
cơi Tinh thần th́ cũng có hiện diện (mặc dù phụ thuộc) hai ngôi Chơn thần
vốn xuất hiện ở hai cơi tiếp theo tức là Trực giác và Trí năng; hai ngôi này
đều hiện diện trong hạt Atma ấy và tạo ra thành phần tâm thức của nó, mặc dù
bị khống chế bởi Ư chí khiến cho Atma bộc lộ ra. Vậy là lại một lần nữa khi
ta xét ngôi hai biểu hiện thành Trực giải trí Buddhi th́ ta cũng không thể
tách ra khỏi nó hoặc là Ư chí tức Atma hoặc là Trí năng tức Manas ; cả hai
đều ngấm ngầm hiện diện, mặc dù chính ngôi Minh triết của Chơn thần khống
chế ở đó.Cũng vậy đối với ngôi ba.Khi ta xét tới Trí năng biểu lộ thành khía
cạnh hoạt động hoặc sáng tạo của Chơn thần th́ ở đó ta cũng nhận ra sự hiện
diện ngấm ngầm của Ư chí và Trực giác. Tâm thức vốn nhất như và chẵng bao
giờ có thể bộc lộ một khía cạnh không thôi mà không có sự hiện diện của hai
khía cạnh kia.Bạn ắt thấy nó được tŕnh bày bởi một trong những tâm lư gia
vĩ đại nhất Ấn độ,theo đó ở đây ta có liên tục sự phản chiếu rồi tái
phản chiếu bên trong Tự ngă và khi ta nói tới một trong những sự phản chiếu
th́ ta đang nghĩ tới cái khía cạnh tác động lên chính ḿnh, và do đó bộc lộ
phẩm tính ấy một cách chủ yếu; nhưng cũng ở nơi cơi ấy ta lại có hai ngôi
khác, quả thật có thể nói là được màu sắc của ngôi một; trong mỗi trường hợp
th́ cả ba ngôi đều hiện diện, hai ngôi được phản chiếu lên ngôi thứ ba, c̣n
ngôi thứ ba khống chế hai ngôi phản chiếu. Và bằng cách này,ta tạo ra một sự
phân chia cửu bội(gồm có chín phần) tạo ra một sự phân loại cực kỳ chính
xác. Nhưng đối với chúng ta hiện nay, th́ nhận ra ngôi khống chế là đủ rồi,
c̣n hai ngôi khác hiện diện ngấm ngầm.
Khi ta giáng xuống hai cơi nữa th́ Tam nguyên tinh thần chân chính bộc lộ ở
trên cao xuống tới hai cơi rưởi nữa để nhập vào cái thế giới mà vật chất
khống chế.Ở các cơi cao th́ tâm thức chiếm ưu thế đối với chất liệu. Ở các
cơi thấp th́ chất liệu chiếm ưu thế đối với tâm thức. Sự phân chia cơi cao
và cơi thấp đạt mức trung b́nh ở cơi trí tuệ sao cho ba phân cảnh giới cao
thuộc về thế giới mà Tinh thần chiếm ưu thế c̣n bốn phân cảnh giới thấp chủ
yếu thuộc về thế giới hiện tượng. Nơi các cơi thấp, chất liệu che khuất Tinh
thần,khống chế Tinh thần mạnh mẽ và hiển nhiên hơn chất liệu nơi các cơi
cao; vậy là công tác của Tinh thần ở các cơi thấp ắt là uốn nắn và tổ chức
chất liệu,nỗ lực tạo ra cho chính ḿnh những hiện thể biểu diễn được ḿnh
nơi cơi thấp và càng ít bị mất những quyền năng cố hữu của ḿnh bao nhiêu
càng tốt.
Nơi cơi thấp ta cũng thấy tam nguyên biểu lộ này liên tục bộc lộ ra mặc dù ở
đó một ngôi cũng lại khống chế hai ngôi kia.Chẵng hạn như nơi cơi xúc động,
thể vía được dùng làm hiện thể hoạt động và tư tưởng cũng như hiện thể xúc
động và con người hoạt động trong cơi trung giới cũng giống như con người
hoạt động ở đây không bị mất đi tâm thức của ḿnh vốn biểu hiện qua ba mặt,
chẳng khác nào chúng biểu hiện ở đây nơi thể xác.Khi ta phân tích con người
thành ra những yếu tố th́ luôn luôn có nguy cơ mất bản chất đơn nhất của tâm
thức.Khi ta đang bàn tới thể xác th́ ta nhận ra những khía cạnh của tâm thức
và vị trí biểu lộ của chúng; ta hoàn toàn hiểu rơ khía cạnh trí tuệ hoạt
động thông qua những dây thần kinh năo tủy, khía cạnh xúc động hoạt động
thông qua hệ thần kinh giao cảm và các tuyến, khía cạnh ư chí hoạt động
thông qua cơ bắp, tất cả đều hiện diện. Chúng ta cũng phải làm như vậy đối
với các cơi trung giới và trí tuệ.Muốn hiểu được thật sự tính t́nh tức Tinh
thần và Thông linh th́ tuyệt đối cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng tâm thức
và những hiện thể của nó.
Khi nghiên cứu Tinh thần th́ ta đang bàn tới tâm thức ở các cơi cao với đặc
trưng là tính đơn nhất. Đấng Sri Krishna có dạy rằng “Kẻ nào thấy ta trong
van vật và thấy vạn vật trong ta th́ mới thật sự là thấy”.Nói khác đi th́ đó
mới là tầm nh́n của tinh thần. Không có tầm nh́n nào đáng được gọi là tinh
thần ngoại trừ tầm nh́n thấy Thượng đế trong Thiên nhiên và Thiên nhiên
trong Thượng đế, tầm nh́n ấy thừa nhận một sự Cực lạc Đại đồng Vũ trụ Nhất
như ,một Ngă thức Đại đồng Vũ trụ Nhất như, một sự Tự tại Đại đồng Vũ trụ
Nhất như và thấy vạn vật đều có gốc rễ nơi CÁI ĐÓ và chỉ nơi CÁI ĐÓ thôi.Chỉ
nội việc thực chứng được Ngă thức ấy cũng là Minh triết rồi.Và ta phải nhớ
kỹ định nghĩa này của Tinh thần,đó là tâm thức về Tính Đơn Nhất,Tính Nhất
Như với Đấng Vô Thượng.Lại nữa kinh dạy rằng : “Không điều ǵ bất động hoặc
hoạt động mà lại có thể tồn tại bên ngoài ta”.Điều này có nghĩa là ở đâu đến
ta cũng thấy và nhận ra được nó hưởng cái sự thực chứng Tính Nhất Như đó.
Tính linh hoàn toàn khác với Thông linh,Thông linh là sự biểu lộ của Trí
năng, nhận biết ngoại giới và thấy những sự khác nhau, sự đa dạng nơi mọi
thế giới này. Không có ǵ quan trọng cho dù ta đang quan sát các sự vật
thuộc cơi vật lư, cơi trung giới hay cơi trí tuệ; mọi thứ quan sát những sự
vật , mọi hoạt động của tâm thức sử dụng chất liệu để làm phương tiện tiếp
xúc với các sự vật đều được gói ghém qua từ ngữ Thông linh. Sự phát triển
của Thông linh tùy thuộc vào sự tổ chức các lớp vỏ, tùy thuộc vào việc chúng
tinh vi và tinh tế đến đâu. Để hiểu được điều này ta chỉ cần nghĩ cần nghĩ
con người là bao gồm tâm thức và chất liệu, coi ba lớp vỏ thấp chỉ là lớp vỏ
giác quan. Ta hăy nhất thời quên đi những từ ngữ thể xác, thể vía và thể
trí; từ ngữ thể dường như bao hàm
quá nhiều sự khác nhau; chúng chỉ là chất liệu ở
những giai đoạn mật độ khác nhau và
cả ba cùng nhau tạo thành lớp vỏ giác quan của tâm thức. Xuyên mất quá tŕnh
phát triển thông linh, học viên đặt ra nhiệm vụ là phải cải tiến lớp vỏ giác
quan.Y muốn mỗi lớp của vỏ giác quan ấy được tinh vi hơn, nhạy cảm hơn và
càng ngày càng vỡ lẽ ra rơ ràng đó là một lớp vỏ chứ không phải là chính
ḿnh - một lớp vỏ duy nhất có ba lớp mỏng. Mọi sự tiến hóa tiếp diễn trong
lớp vỏ ấy đều cải tiến được sự phát triển thông linh, khiến cho cái trí tiếp
xúc đầy đủ hơn với ngoại giới.
Nếu đă lĩnh hội rơ rệt được điều đó th́ các bạn không thể lẫn lộn thông
linh với tính linh bởi v́ một đằng thuộc về tâm thức xét về mặt tính
đơn nhất, c̣n đằng kia thuộc về lớp vỏ giác quan xét về tính đa tạp. Thế là
bạn ắt không có khuynh hướng đánh giá cao quá mức hoặc đánh giá thấp quá mức
sự phát triển thông linh. Học viên có khuynh hướng đi tới mức cực đoan.
Không một lập trường cực đoan nào đúng cả. Đối với cái gọi là thuật
thông linh th́ ta nên có quan
điểm của cảm thức phân biệt phải trái b́nh thường. Thuật thông linh là sự
biểu lộ của tâm thức thông qua lớp vỏ giác quan và mọi thứ làm gia tăng sự
trong suốt của lớp vỏ ấy, nơi một trong những lớp vỏ mỏng đều là một phần
của sự phát triển thông linh.Ở tŕnh độ tiến hóa hiện nay của ta th́ phần
lớn sự phát triển thông linh này diễn ra nơi thể vía. Nơi hầu hết mọi người,
tâm thức đă phần lớn là chinh phục được lớp vỏ thể chất của vỏ giác quan và
đang bắt đầu chinh phục lớp vỏ trung giới;nhung, v́ sự tiến triển ấy hiện
nay là bất b́nh thường cho nên nó được coi là một điều ǵ đó hầu như là siêu
tự nhiên thay v́ cũng được coi
theo cách thức lặng lẽ của cảm thức phân biệt phải trái b́nh thường khi ta
xét tới những cấp độ cao hơn của giác quan thể chất trong đám chúng ta.Ta
biết nhạc sĩ tài hoa có tai nghe tinh vi hơn nhiều so với hầu hết chúng ta
nhưng đâu phải v́ vậy mà ta coi nhạc sĩ tài hoa là lạc lơng trong đám chúng
ta. Khi xet sự tinh vi ấy thêm một chút nữa và đưa nó lên tới lớp vỏ giác
quan kế tiếp th́ cũng đâu có làm thay đổi phẩm tính đó.Đây là vấn đề cấp độ
chứ không phải là loại biệt.
Trong bộ phận thể chất của lớp vỏ tức lớp thấp nhất của cơ thể, ta có một sự
phân chia sắc nét hơn giữa các giác quan so với những lớp khác.Nơi lớp trí
tuệ, tâm thức chưa đạt tới cơi hồng trần và có sự nhận biết sắc xảo về sự
sống bên trong một sự vật, nhưng lại có một ấn tượng rất hỗn độn về lớp vỏ
vật chất mà tâm thức ấy bị che khuất bên trong đó, lớp vỏ này biến nó thành
một sự vật. Cũng giống như vậy khi xung tới cơi xúc động tức cơi trung giới,
nếu ta xét một tâm thức tuyệt nhiên chưa trải nghiệm cơi vật lư( chẳng hạn
như trong giới Tinh chất Ngũ hành ) th́ ta ắt thấy rằng các thực thể không
tiếp nhận từ vật thể trung giới một đường nét xác định rơ rệt mà có một ấn
tượng ḥa lẫn hơn nhiều.Không có đường phân biệt rơ rệt giữa các giác quan;
chẳng hạn như thị giác và thính giác ḥa lẫn làm một. Quả thật là ta có thể
chỉ vào một bộ phận rồi bảo rằng đây
là thị giác và chỉ vào bộ phận khác bảo rằng
đây là thính giác nhưng ta đă đi đến chỗ mà ta không thể phân biệt rơ
ràng giữa hai giác quan này v́ sự định nghĩa rơ ràng ấy
lần đầu tiên mới xảy ra trên cơi vật lư.Chỉ khi nào tâm thức đă từng
một lần đạt được sự xác định ấy th́ nó mới không đánh mất điều này khi nó
hoạt động trong lớp thứ nh́ của lớp vỏ giác quan. Nó vẫn duy tŕ sự xác định
đó và định nghĩa ấy thu được từ thể xác, ngay cả khi thể xác rốt cuộc cũng
bị vứt bỏ. Sau khi đă trải qua cơi vật lư,tâm thức chẳng bao giờ mất đi trở
lại cái sự rơ ràng và xác định mà nó đạt được trong cơi vật lư.Điều này
khiến cho khi ta đạt tới mức tiến hóa thông linh nơi lớp vỏ thứ nh́ tức thể
vía th́ ta ắt thấy tâm thức có lợi thế v́ đă trải qua giai đoạn trên cơi vật
lư.
C̣n một cụm từ nữa mà tôi nhớ được từ Kinh điển vĩ đại mà tôi đă trích dẫn:không
có giác quan vẫn vui hưởng những sự vật của giác quan ; đây là một cụm
từ nghe ra cực kỳ lạ lẫm và khó mà hiểu được. Lư do chính là cái mà tôi vừa
nói tới, đó là sự xác định của quyền năng nhận thức trong tâm thức không tùy
thuộc vào các cơ quan sau khi các cơ quan đă phục vụ cho mục đích và đă cung
cấp cho nó sự xác định cần thiết. Nghe đâu ngay cả chính THƯỢNG ĐẾ nói lời
mà câu Kinh này có nói là Ngài đă trải qua mọi kinh nghiệm này th́ Ngài vẫn
mang theo ḿnh lên tới địa vị cao cả của Đấng Thiêng Liêng có những phẩm
tính mà trong những ngày c̣n khiêm hạ trên trần thế nơi những vũ trụ xa xăm,
Ngài đă từ từ thu thập và kiến tạo bên trong
chính ḿnh giống như giờ đây ta đang kiến tạo chúng.
Toàn thể sự phát triển tâm thức
trong lớp vỏ giác quan mang tính thông linh cho dù đó là lớp vỏ này hay lớp
khác. Ta không nên hạn chế cho từ ngữ này vào cơi trung giới và cơi trí tuệ
bởi v́ khi phân biệt về từ ngữ theo cách đó th́ ta mất đi cảm thức về tính
đơn nhất của cơ tiến hóa.
Sự tiến hóa của thể vía phần lớn diễn ra từ cơi trí tuệ cũng giống như sự tổ
chức các giác quan thể chất và công cụ của chúng diễn ra từ cơi trung giới.
Khi ta đang hoạt động để phát triển tâm trí như bây giờ th́ cái tâm trí ấy ở
tŕnh độ tiến hóa cao hơn ắt định h́nh cho chính ḿnh cái lớp trung giới của
vỏ giác quan mà nó có thể sử dụng độc lập hơn theo diễn tŕnh tiến hóa. Và
để phát triển một cách lành mạnh cái lớp thứ nh́ này th́ điều đó phải được
phát triển từ bên trên chứ không phải từ bên dưới. Ta có thể kích thích sự
tăng trưởng của cái cơ quan cảm giác trong thể vía tới một chừng mực nào đó
bắt nguồn từ các giác quan thể chất, nhưng sự kích thích như thế không đưa
ta đi được rất xa. Lại nữa nó có khuynh hướng làm tổn thương những cơ quan
thể chất được sử dụng và c̣n nghiêm trọng hơn nữa là làm tổn thương những
trung khu đặc thù trong bộ óc mà đến khi sau này các giác quan thể vía được
tiến hóa th́ những trung khu ấy là những tụ điểm biểu hiện thích hợp trên
cơi vật lư.Ấy là v́ bên trong bộ óc của ta có một vài trung khu là nơi tiếp
giáp giữa các cơ quan cảm giác của thể vía và thể xác khiến cho ta có thể
chuyển thông tin mà thể vía thu thập được xuống ư thức trên cơi vật lư hoạt
động thông qua bộ óc. Giả sử luân xa thể vía đáp ứng với tầm nh́n trên cơi
trung giới mà hoạt động được. Luân xa này có điểm tương ứng giữa hai lông
mày và một sự phát triển nào đấy nơi trung tâm trong thể xác ở giữa
hai lông mày vẫn tiếp diễn do thành quả của việc phát triển giác quan trung
giới trong thể vía. Chính điều này là căn bản của việc một số người thực
hành phép trắc tâm và một dạng thần nhăn kém phát triển khi thỉnh thoảng họ
đặt một vật lên trán để cố gắng trắc tâm hoặc nh́n thấy bằng thần nhăn thể
vía. Trung tâm đặc thù này và tùng thái dương là hai trung tâm chính yếu tạo
ra mối liên kết giữa các lớp thể vía và thể xác của vỏ giác quan. Nhưng nếu
thay v́ kích thích từ cơi vật
lư mà ta kích thích từ cơi trí tuệ th́ các trung tâm thể vía ắt phát triển
lành mạnh và tự nhiên, nhờ vậy không cần bất kỳ nỗ lực rất đặc biệt nào
thông tin thu thập được trong lớp thứ nh́ cũng giáng xuống được lớp thứ
nhất, sao cho ta trở nên có thần nhăn
và thần nhĩ v.v. một cách có
ư thức
Khi những quan năng này xuất hiện trong ư thức tỉnh táo của con người th́
người ấy được coi là một nhà thông
linh hoặc nhà ngoại cảm và
danh xưng ấy chẳng có ư nghĩa ǵ hơn như sau: có việc định h́nh những giác
quan và mối liên kết giữa hai lớp vỏ giác quan đang bắt đầu tác động. Để thu
thập được kiến thức th́ rất có ích lợi khi ta vận dụng được cả giác quan thể
vía lẫn giác quan thể xác, nhưng nó chỉ cung cấp cho ta tri thức mang tính
hiện tượng hơn chứ không xúc tiến sự bộc lộ tinh thần. Không đâu, nó c̣n có
thể làm chậm từ sự bộc lộ tinh thần bởi v́ nó khiến cho thế giới hiện tượng
hấp dẫn hơn bao giờ hết. Người nào mà các giác quan tinh vi đă phát triển ắt
khó ḷng xoay chuyển ra khỏi những hiện tượng hấp dẫn hơn nơi ngoại giới để
chú tâm vào bên trong kích hoạt tầm nh́n chân chính tức là tri thức về Nhất
như.
Chính v́ vậy mà trong nhiều quyển cổ thư cho dù cúa Ấn độ, Hi lạp hay
Ai cập th́ ta cũng thấy người ta ít chú trọng tới việc phát triển những
quyền năng cao cấp hơn này của giác quan.Người ta đă thấy rằng đôi khi người
nào phát triển được những giác quan ấy th́ v́ vậy lại trở nên chia rẽ hơn
chứ không hiệp nhất hơn; trong khi đó khi tinh thần bộc lộ th́ người có tính
linh cảm, thấy ḿnh hiệp nhất nhiều hơn với mọi dạng sinh linh và ít chia rẽ
hơn. Ở Ấn độ thần thông dứt khoát được coi là không có vai tṛ ǵ trong sự
tiến bộ tinh thần và người cố gắng phát triển thần thông chỉ được coi là
cũng giống với người cố gắng phát triển thị giác hoặc thính giác thể chất
sắc sảo hơn.
Việc rèn luyện để phát triển thông linh và bộc lộ tinh thần là hoàn toàn
khác nhau.Trong khi phát triển thông linh, có dính dáng tới sự hoàn thiện và
tổ chức lớp vỏ giác quan, c̣n khi ta xét tới sự bộc lộ tinh thần th́ việc
chuẩn bị mang tính trí thức, xúc động và đạo đức. Nói như vậy, tôi không ngụ
ư rằng tự thân đạo đức hoặc hạ trí là mang tính tinh thần; nhưng chúng là sự
chuẩn bị cần thiết để cho tinh thần nơi con người biểu lộ ra.Sự tăng trưởng
của tính cách đạo đức, biết xả thân, quên ḿnh, sẳn sàng phục vụ, dẹp bỏ cảm
thức chia rẽ, tất cả mọi điều này đều chuẩn bị cho sự bộc lộ tinh thần. Đối
với thượng trí cũng như vậy. Nó hoàn toàn cần thiết cho sự biểu lộ của tinh
thần,và mọi thứ có khuynh hướng tẩy trược trí thông minh, nâng nó từ mức cụ
thể lên tới mức trừu tượng đều là việc tiến gần tới vùng mà sự bộc lộ tinh
thần ắt diễn ra.V́ thế cho nên trong những quyển cổ thư người ta đều nhấn
mạnh tới việc một đằng là phải tu tâm sửa tính, c̣n một đằng là kiến tạo trí
tuệ; sao cho con người tinh thần có thể giáng xuống cư ngụ bên trong con
người tốt bụng và con người có lư... trí. Thật vậy trongÁnh
Sáng Trên Đường Đạo có nói rằng: “ Khoảng cách giữa người tốt bụng và kẽ
tội lỗi ắt một trời một vực… nhưng,khoảng cách giữa người tốt bụng và người
đứng trước thềm thiên tính th́ không thể đo lường được”.Quả thật như vậy,đó
là sự khác nhau về chất lượng chứ không phải về số lượng. V́ thế cho nên ta
phấn đấu để đẩy nhanh sự tiến hóa của con người sao cho Tinh thần có thể bộc
lộ bên trong lớp vỏ vật chất, th́ ta phải chú trọng xiết bao tới việc nghiên
cứu và rèn luyện đạo đức, không phải để lẫn lộn hai thứ mà v́ cái này là con
đường khiến cho cái kia có thể biểu lộ ra được. Tinh thần không thể biểu lộ
nơi kẽ dốt nát hoặc kẽ vô luân; tinh thần tiềm tàng bên trong y và chừng nào
sự chuẩn bị chưa sẵn sàng th́ sự bộc lộ và sự biểu lộ tinh thần nơi thế giới
h́nh tướng không thể xăy ra được.
Tôi biết rằng điều đó đưa sự bộc lộ tinh thần lên rất cao và nó có thể làm
cho một số người bị sốc, bởi v́ bất cứ điều mơ hồ nào mà họ nghĩ được th́ họ
đều cho là tinh thần. Nhưng, thật ra không phải như vậy. Một xúc động tốt
không có nghĩa là tâm thức ở trên cơi bồ đề. Xúc động không phải là tâm linh
mặc dù nó thường bị lẫn lộn với tính linh .Xúc động và tính linh cách nhau
một trời một vực. Tính linh là ngă thức đă chinh phục được vật chất chứ
không phải là biểu lộ của tự ngă bị méo mó và thui chột trong vật chất tức
là xúc động.Đối với một số
người th́ sự thật đó có vẻ khá lạnh lùng. Dĩ nhiên đây không phải thuộc loại
này. Đó là một sự thật gây linh hứng nhiều nhất mà ta có thể diễn tả được
khi ta thoáng thấy được chân ư nghĩa của nó; ấy là v́ chẳng có điều ǵ gây
chán nản khi nhận ra rằng chúng ta phải đi một quăng đường dài trước khi đạt
tới đỉnh cao tinh thần.Điều gây chán nản hơn nhiều đó là việc những biểu lộ
nhỏ nhen của xúc động và xúc cảm tốt mà ta thấy ở dưới đây lại là giới hạn
của Đấng Thiêng Liêng nơi nhân loại. Tôi không chối cải rằng chúng thường
rất đẹp; nhưng chúng không phải là Mỹ lệ: Mỹ lệ là một điều ǵ đó rộng lớn
hơn, thênh thang hơn, vĩ đại hơn so với mức tôi và bạn hiện nay thậm chí có
thể quan niệm được. Chắc chắn tâm hồn và tâm trí ắt có đưa nhiều linh hứng
hơn khi thấy được xa tít cái buổi b́nh minh của người cao cả mà một ngày nào
đó ta biết sẽ là thuộc về ḿnh, so với việc ta cứ tự măn với những biểu lộ
khốn khổ và nhỏ nhen mà tất cả chúng ta đều có thể đạt được hiện nay.Một
đằng gợi linh hứng cho ta tinh tấn không ngừng với ḷng cầu đạo không mệt
mỏi, c̣n một đằng khiến cho ta ngồi bảnh chọe tự măn nghĩ rằng ḿnh hầu như
đă gần đạt được tới mức biểu lộ của Thượng Đế nơi bản thân. Nhưng, khi ta
thoáng thấy được những khả năng vĩ đại hơn, khi ta đưa tư tưởng của ta v́
Tinh thần lên càng ngày càng cao hơn th́ ta trở nên có ư thức nhiều hơn về
một sức mạnh bên trong chính ḿnh khiến cho ta mạnh mẽ đủ để vươn lên cao
hơn điều cao nhất mà ta có thể mơ được. Chỉ có điều là ta cần có thời gian
và sự kiên nhẫn, một lư tưởng cao đẹp và nếp suy tư cao thượng . Chỉ có một
điều duy nhất là dấu hiệu cho thấy Tinh thần nơi chúng ta đang bắt đầu hiển
lộ những quyền năng của ḿnh: đó là việc có được sự an b́nh, thanh thản,
dũng mănh và tầm nh́n mở rộng. Những điều ấy cho thấy hạt giống thiêng liêng
đang nẩy mầm bên trong ta; và khi ta thấy những phẫm tính đó đang tăng
trưởng th́ ta không thể nói rằng: “tôi đă phát triển về tinh thần” mà chỉ
dám nói rằng: “tôi đang quay mặt về đúng hướng và tôi đang bắt đầu bước trên
con đường đưa tới sự biểu lộ Tinh thần’’.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS