Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

SỰ HỒI SINH CỦA CON NGƯỜI

(Human Regeneration)

Một bài báo được xuất bản thành một tập sách

 do tác giả N. SRI RAM, nguyên Hội trưởng Hội Thông Thiên Học, Adyar.

Bản dịch www.thongthienhoc.com

 

 

SỰ HỒI SINH CỦA CON NGƯỜI

(Human Regeneration) 

Mọi điều tốt đẹp soi sáng được dự trù để làm giảm nhẹ những rắc rối của người khác và làm cho y linh hứng với đầy ḷng can đảm, mọi việc cải thiện thân phận xă hội, t́nh trạng chính trị và những t́nh huống khác đều là một phần của cơ tiến hóa. Nhưng chúng ta phải phát hiện điều ǵ đáng cho chúng ta làm nhất, điều ǵ ta nên đặc biệt nhắm tới, bởi v́ nhu cầu của nhân loại đa dạng xiết bao.

Các Chơn sư Minh triết vốn trợ giúp cho cơ tiến hóa, mặc dù quan tâm tới mọi sự thay đổi khiến cho nhân loại tiến bộ, các Ngài vẫn đặc biệt chú ư tới sự hồi sinh tinh thần của nhân loại, điều này vốn có tầm quan trọng căn bản. Đó là v́ khi sự hồi sinh ấy diễn ra th́ mọi thứ khác nữa đều tiếp theo. Các lực được đưa vào tác động trong sự hồi sinh tự chúng ắt có tác dụng lên những ngoại duyên. Nhưng nếu sự thay đổi chỉ là bề ngoài th́ sau một thời gian chúng có thể bị mất hết hoặc hóa giải hết. Trong lịch sử nhân loại đă có đủ thứ thời đại hoàng kim, thời kỳ mà cuộc sống thật là êm ả khi thiên hạ hạnh phúc, tử tế và tốt bụng; nhưng mọi thời đại này đă biến mất và chúng ta lại bước vào cuộc đấu tranh với sự hỗn độn và khốn khổ như hiện nay.

V́ thế cho nên ta có thể thấy rằng chỉ tạo ra một sự thay đổi bên ngoài ắt không đủ. Điều này cũng giống như dạy người ta thuần phong mỹ tục. Nơi chính con người phải có một sự thay đổi căn bản. Đây chính là điều mà Krishnamurti nói tới và nhắm tới, một sự thay đổi căn bản nào đấy với hệ quả là mọi sự thay đổi cần thiết về tổ chức và cách ứng xử ắt tự động diễn ra với sự thoải mái khả hữu nhất. Khi bạn tự ḿnh thấy đâu là sự thật th́ bạn ắt hành động theo sự thật ấy. Lúc bấy giờ bạn không cần bất cứ sự chỉ đạo nào, ngoại trừ chân lư. Ngoài bất cứ điều ǵ hữu ích mà chúng ta có thể đang làm hoặc có khả năng làm th́ điều mà các Chơn sư muốn chính là sự hồi sinh này, bắt đầu nơi chính bản thân ta. Khả năng có sự hồi sinh như thế, ngay cả sự tiền định như vậy có lẽ là sự thật gây cảm hứng nhiều nhất của Thông Thiên Học.

Ở những xứ có sự thay đổi mùa, chẳng hạn như Châu Âu th́ một cây rụng lá mỗi năm, cứ mỗi mùa thu lại già nua đi và lá bèn rơi rụng. Dường như thể nó có vẻ chết vào mùa đông nhưng bấy giờ nó lại tái sinh vào mùa xuân với tán lá và hoa mới. Đây là một hiện tượng được lập đi lập lại. Thế mà cũng điều ấy đang xảy ra đối với mọi người; ấy là v́ chúng ta chết đi rồi tái sinh thành các thực thể vật lư và thông linh; mỗi khi chết tập hợp những kư ức trước kia thuộc về kiếp vừa qua hoàn toàn rơi rụng và chúng ta trở lại mới tinh nguyên với một bản chất mới. Nhưng ta không thể giữ lại bản chất này; ta không c̣n trong sạch, mới mẻ, mềm mại như khi ta mới sinh ra. Chúng ta nhanh chóng bị những ấn tượng đè nặng trĩu, ta trở nên bị méo mó và bị tô màu theo nhiều cách khác nhau không c̣n là cái trạng thái anh nhi ngây thơ vô tội và duyên dáng.

Mặc dù quá khứ đă chết rồi, những khuynh hướng của quá khứ vẫn trở lại; chúng thâm căn cố đế đến nỗi chúng không chết đi trong một thời gian rất dài; chúng vẫn c̣n bị chôn vùi trong ḷng đất bản chất của ta. Ngay cả khi mọi thứ trên bề mặt đă chết đi th́ chúng vẫn trường tồn và tăng trưởng trở lại. Chúng trở nên năng động ngay khi có đủ ngoại duyên thuận lợi cho hoạt động của chúng. Ta có thể thấy một đứa trẻ duyên dáng nhất với đầy khả năng đẹp đẽ, nhưng chỉ sau một vài năm, bằng cách nào đó mọi nét duyên dáng ấy đều biến mất. Ta hăy xem cũng cá thể ấy trưởng thành ra một người đàn ông hoặc đàn bà, và măi về sau này đến tuổi trung niên rồi lăo niên. Ông ta hoặc bà ấy thật là cứng ngắc, vẻ đẹp của thời thơ ấu chỉ c̣n là một kỷ niệm, có lẽ đă phôi pha theo hiện tượng lăo hóa được tô đậm trên con người ấy. Nhưng nếu môi trường xung quanh thuận lợi th́ những khuynh hướng không đáng mong muốn có thể vẫn cứ tiềm tàng, thậm chí có thể suốt cả cuộc đời. Ta có thể hiểu được điều này theo sự trải nghiệm bản thân đối với mọi người. Một người có thể có một sự thèm khát nào đó trong nội tâm hoặc xu hướng nội tâm, nhưng những thứ này không có cơ hội để được sa đà theo cho nên chúng dường như không tồn tại. Khi không bị cám dỗ, nhiều người trong chúng ta chắc chắn có thể là nhiều đức hạnh. Những khuynh hướng không đáng mong muốn nằm im như lớp bùn ở dưới đáy sông. Nước chảy lững lờ trên đám bùn mà vẫn trong sạch và có thể dùng được, nhưng khi có một cơn gió lốc hoặc một trận lụt hoặc một sự xáo trộn nào khác th́ nó ngay tức khắc trở nên đục ngầu, chứa đầy những chất cặn bă cho đến lúc đó vẫn nằm im dưới ḷng sông.

Trong sinh hoạt hiện đại, khi mọi thứ đều bị khuấy động đến một mức nào đấy chẳng thiếu cơ hội để cho bất kỳ khuynh hướng tiềm tàng nào đó được khơi dậy. Chỉ một thoáng chốc ảnh hưởng dường như cũng đủ khiến cho nó khởi động, giống như mùi rượu thoáng qua cũng đủ làm hồi sinh cơn thèm khát của kẻ nghiện rượu. Thời nay, v́ có quá nhiều sự vận động đang diễn ra ảnh hưởng tới thiên hạ bằng nhiều cách khác nhau, có nhiều tư tưởng, hoạt động và tṛ giải trí cho nên ảnh hưởng hỗn tạp hơn rất nhiều so với trước đây. V́ thế cho nên sự suy đồi bắt đầu càng nhanh hơn; vẻ duyên dàng, tươi mát và ngây thơ vô tội vốn có thể tồn tại lâu hơn trong t́nh huống tự nhiên chẳng bao lâu sau có khuynh hướng ṃn mỏi đi.

Nhưng sẽ có một lúc trong chuỗi kiếp sống dài dằng dặc – điều này không tự thân diễn ra, bởi v́ trí thông minh và ư chí của con người cũng dính dáng vào qui tŕnh này – khi linh hồn có khả năng hoàn toàn dứt bỏ được những tác dụng của quá khứ nó vứt bỏ một lần cho dứt khoát những ǵ ḿnh tích lũy rồi hiện h́nh dưới bản chất thanh khiết của riêng ḿnh.

Ta có thể thắc mắc: thế c̣n những năng lực đă phát triển th́ sao? Các năng lực này vẫn c̣n, bởi v́ chúng ta không thuộc về bản chất bên ngoài mà thuộc về linh hồn. Chỉ có việc tích lũy kinh nghiệm không phải là một sự ban phước không bị pha trộn. Khi thiên hạ bảo rằng ḿnh phải có kinh nghiệm th́ liệu kinh nghiệm mà họ mưu t́m tự thân nó có phải là điều tốt chăng? Việc mưu t́m kinh nghiệm có nghĩa là bị tiêu tán, nó thường làm cho con người bị chai đá và tạo ra những điều phức tạp. Nhưng chính trong qui tŕnh tích lũy kinh nghiệm, chẳng hạn như việc kiếm tiền, th́ người ta đă phát triển được một vài năng lực. Ta học cách đối phó với những sự dị biệt trong thế giới vật chất bằng một cái trí dần dần sắc bén như lưỡi gươm và có những sự vận động toàn diện. Tự thân những năng lực này thuộc về bản chất thanh khiết của linh hồn.

Nếu ta nghĩ rằng linh hồn là thực tại thanh trong, hoạt động bằng một tâm thức thuần khiết th́ điều che lấp bản chất của nó, ức chế bản chất ấy chính là sự méo mó mà tâm thức ấy phải chịu đựng. Nơi mỗi một trong chúng ta đều có một sự méo mó nào đấy, nhưng chúng ta đă trở nên quen thuộc với nó đến nỗi ta không có ư thức là nó tồn tại. Ta cứ tưởng ḿnh là tự nhiên trong khi ta lại thiếu tự nhiên, thậm chí ta c̣n tin vào những thứ nhân tạo. Chính cái tâm thức bị méo mó ấy – nó khoác lấy một h́nh dạng nào đấy tùy trường hợp mà hành động theo một phương thức nào đó, chính cái ấy ta gọi là cái trí.

Chỉ khi ta biết được bất cứ sự méo mó nào đang tồn tại, bất cứ sự hăo huyền nào đang tồn tại th́ ta mới có thể giải thoát được chúng. Lúc bấy giờ tâm thức trở lại được trạng thái tự nhiên v́ trong bản chất nó vốn bẩm sinh là linh hoạt phi thường. Lúc bấy giờ nó đạt được tính chuyên gia và ung dung tự tại mà hiện nay ta chẳng hề có được ư niệm nào về trạng thái vô vi ấy.

Trở lại với ví dụ tương tự của một cái cây, chơn nhơn là cái cây vừa mới nở ra từ rễ nhưng không có bất kỳ yếu tố làm thoái hóa nào. Mọi thứ thuộc bản chất bên ngoài – ngoại trừ những năng lực đă được phát triển – đều đă rơi rụng. Chơn nhơn là con người mới mẻ tái sinh nơi con người. Chơn nhơn là cái cây mà toàn bộ bản chất giờ đây rực rỡ với tinh hoa của các rễ không bị thối nát. Gốc rễ bản thể của ta luôn luôn không bị thoái hóa. Chúng vốn ở nơi cái bộ phận tinh thần sâu lắng nhất của ta, không bị đụng chạm ǵ qua những trải nghiệm mà ta phải chịu ở khía cạnh hời hợt của bản thân. Nhưng nếu ta nghĩ tới cái trí, tức tâm thức nảy sinh từ gốc rễ ấy th́ nó có thể mang cả tính tinh thần lẫn vật chất.

 

Cái trí

Cái trí có bản chất lưỡng bội. Trong tiếng Bắc phạn cái trí vốn liên quan tới những sự dị biệt về vật chất (và chịu ảnh hưởng của những thứ này) được gọi là Manas. Chính cái trí này suy tư theo kiểu dị biệt và xác lập những mối quan hệ của tư tưởng. Nhưng cái trí biết được tính đơn nhất và trải nghiệm tính đơn nhất ấy th́ được gọi là Buddhi. Trong triết học bằng tiếng Bắc phạn th́ những thuật ngữ này là riêng rẽ. Có một bộ phận của Manas vốn hiệp nhất với Buddhi, đó là bộ phận mang tính tinh thần nhiều hơn để phân biệt với phần bổ sung mang tính vật chất nhiều hơn. Xét về bản thể th́ chúng chỉ là một, nhưng khi biểu lộ ra th́ chúng riêng rẽ, thậm chí đối lập với nhau trong trường hợp cái trí mang tính vật chất bị khống chế bởi những cảm giác trải nghiệm trong vật chất và những ham muốn mà các cảm giác ấy làm nảy sinh ra thông qua trí nhớ. Quả thật chính ham muốn dưới mọi dạng đă gây ra những rắc rối cho ta. Nếu tôi muốn một điều ǵ đó và có khuynh hướng sắp đạt được nó rồi một ai đó ngăn cản tôi, th́ tôi ắt bừng lên tức giận. Do ham muốn mới sinh ra sân hận đúng như Chí Tôn Ca có nói. Chính ham muốn địa vị, quyền lực hoặc bất cứ loại hưởng thụ nào đó khiến cho ta trở nên qui ngă và thờ ơ với người khác. Bị đắm ch́m trong việc theo đuổi ham muốn ta chẳng c̣n chú ư hoặc đoái hoài ǵ tới bất cứ ai hoặc bất cứ điều ǵ khác.

Nói chung, chỉ khi một nhược điểm đặc thù bộc lộ ra dưới dạng quá quắc th́ ta mới ngộ ra được thực chất của nó. Chừng nào nó c̣n có qui mô nhỏ và không bộc lộ mănh liệt th́ ta thường tự tha thứ cho ḿnh khi bảo rằng đây là chuyện nhỏ, một khuyết điểm thông thường, bản chất con người là như thế. Chúng ta đâu có coi chất độc là chất độc cho đến khi nó đă trở nên nguy hiểm. Chính ảnh hưởng của những mơ ước và hi vọng của ta tác động lên việc ta xem xét mọi vật mới chính là nguyên nhân của biết bao nhiêu điều hăo huyền, bởi v́ nếu ta đau đáu ham muốn một điều ǵ đấy th́ ta đâm ra sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện để thỏa măn ham muốn ấy.

Xét về căn bản th́ rắc rối ở nơi chúng ta dính mắc vào những trải nghiệm của ḿnh trong quá khứ. Khi sự dính mắc ấy hiện hành th́ ta gọi nó là ham muốn, nhưng ngay cả khi nó không hiện hành th́ sự dính mắc ấy vẫn c̣n đó dưới dạng chủng tử. Nếu tôi nghiện rượu và cho dẫu ngay lúc này đây tôi không cảm thấy thèm khát rượu th́ sự thèm khát ấy vẫn c̣n đó. Chẳng bao lâu sau nó sẽ ngóc đầu dậy, bởi v́ có một thời kỳ chủng tử hiện hành đan xen với thời kỳ chủng tử yên ngủ do những thay đổi trong cơ thể ta. Ta phải hiểu sâu sắc và vỡ lẽ ra được điều đó. Việc hiểu này rất cần thiết và không chỉ là hiểu bằng cái trí vốn mang tính hời hợt. Hiểu như vậy không làm thay đổi ư chí bởi v́ nó đầy tràn sự dè dặt của cái trí. Khi tự thân ta ngộ ra được sự thật một cách hoàn toàn và tự do th́ lúc bấy giờ sự thật mới giải thoát ta khỏi những sai lầm và mê tín dị đoan vốn tràn lan trong khi thiếu sự thật. Bất cứ ai trong chúng ta cũng chẳng hề được giải thoát như ta tự tưởng tượng ḿnh có, ta cứ tưởng ḿnh được giải thoát trong khi thật ra ta chỉ có một loại tự do hời hợt bên ngoài. Nhưng theo quan điểm nội giới th́ ta chỉ có tự do để buông lỏng sự thoải mái của ḿnh mà ta làm nhanh chóng.

Khi cuối cùng Manas có được tự do – Manas là cái trí thông minh liên quan tới sự dị biệt trong vật chất – th́ nó mới hiệp nhất được với Buddhi, nơi Buddhi có tri thức về tính đơn nhất cho nên Buddhi là đối thể chân thực của Manas. Lúc bấy giờ bản chất tinh thần cao siêu vốn thuộc về Buddhi mới biểu lộ trong môi trường Manas, và Manas mới được tái sinh ra khỏi môi trường vật chất để nhập vào môi trường Tinh thần. Đây là sự thay đổi có ư nghĩa rộng lớn phải diễn ra nơi mỗi cá thể. Sau khi đă hoàn toàn giải thoát ḿnh khỏi những ảnh hưởng mà ḿnh phải chịu trước kia, cái trí đạt tới trạng thái trong đó nó không chịu ảnh hưởng của ngoại duyên vật chất vô thường. Nó không chịu ảnh hưởng, thế nhưng lại đồng thời cực kỳ nhanh chóng nhận thức và vận động. Nó không mất đi tính bén nhạy của ḿnh, mặt khác nó trở nên cả ngàn lần dễ xáo động hơn trước kia. Nó linh hoạt đối với mọi sự thay đổi, cảm nhận mọi tác động, có khả năng tận hiến cho mọi hiện tượng sống xuất lộ. Thông thường khi ta làm một điều ǵ đó, chẳng hạn như nghe nhạc th́ ta không lắng nghe với trọn cả năng lực của ḿnh, khiến cho bản thân hoàn toàn trống rỗng và thụ động, sao cho ta hấp thu được mọi nốt nhạc và nhận thức được ư nghĩa của nốt nhạc ấy trong mối quan hệ của mọi nốt nhạc. Ta giáp mặt với cuộc sống (hầu hết mọi hiện tượng sống) bằng chỉ một phần nhỏ bản thân ta. Nếu ta tưởng tượng một cá thể là một h́nh cầu hiện hữu cả về mặt năng lực và sự nhạy cảm th́ ta chỉ dùng một phần của nó để giáp mặt với thế giới mà ta đang sinh hoạt và hoạt động trong đó.

Nhưng khi tâm thức được giải thoát khỏi những h́nh ảnh cố định làm cho nó bị mắc mứu, giải thoát khỏi những kiểu mẫu cố định về tư tưởng và xúc cảm th́ nó trở nên hoàn toàn mềm dẻo, lúc bấy giờ nó có khả năng từng khoảnh khắc một cũng đều tận hiến để trải nghiệm khoảnh khắc ấy. Nó linh động đáp ứng theo mọi phương thức, thế nhưng cùng với tính linh động và đáp ứng ấy, nó vẫn c̣n có khả năng không chịu ảnh hưởng những thăng giáng của ngoại duyên mà Chí Tôn Ca diễn tả là “nóng và lạnh, vinh và nhục, thành công và thất bại”. Những chuyện này cứ đến rồi lại đi giống như các đợt sóng lăn tăn trên mặt nước. Tâm thức chỉ phản chiếu những thay đổi, ghi nhận chúng, hiểu rơ chúng rồi để cho chúng đi qua. Nó cùng một lúc vừa nhạy cảm lại vừa b́nh thản, đây là một trạng thái đẹp tuyệt vời. Thật không chính xác khi nghĩ rằng bởi v́ một đạo sĩ Yoga nhạy cảm cho nên người ấy phải dễ dàng bị xáo trộn; v́ nếu người này cởi mở th́ ắt phải chịu ảnh hưởng của mọi thế lực. Người ấy cởi mở nhưng không bị xáo trộn. Tâm thức của người ấy giống như một đại dương nhạy bén và b́nh thản, bao trùm vạn vật nhưng không ḥa lẫn với bất cứ thứ ǵ.

 

Chuyện vỡ ḷng của sinh hoạt tinh thần

Điều ta đang học tập chỉ là phần vỡ ḷng của sinh hoạt tinh thần. Chẳng hạn như, ta phải học biết cách ta đang sinh hoạt. Thế rồi sẽ có một lúc mà ta nghĩ điều ǵ đó, nói một điều ǵ đó, hoặc dựa vào những phản ứng cá nhân mà phán đoán ngược lại với trọn cả chủ đích sống của ḿnh theo chỗ ta hiểu th́ ta biết ngay rằng ḿnh đă trổi lên một nốt nhạc sai lầm. Trạng thái mà ta đang nhắm tới là tri giác được mọi điều ta đang làm; điều này không có nghĩa là ta trở nên quá ư thức về bản ngă, đắm ch́m vào tư tưởng và xúc cảm của riêng ḿnh. Ấy là v́ t́nh trạng đó ắt trở thành một chướng ngại. Nhưng cái lúc mà ta trổi lên nốt nhạc sai lầm th́ ta ắt phải cảm nhận được rằng nốt nhạc ấy không thuộc về âm nhạc của bản thể ta. Đây mới thật sự là việc hoàn thiện tự tri.

Nhưng ta phải bắt đầu ở đâu đó, ta không thể ngay tức khắc đạt tới sự hoàn hảo ấy. Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai trong chúng ta có thể làm được như vậy, dĩ nhiên nếu người ấy chưa dọn ḿnh sẵn sàng. V́ thế cho nên ta phải bắt đầu theo một cách nào đó bằng giới luật trong sinh hoạt hằng ngày, bao gồm việc tham thiền, nghiên cứu nào đó v.v. . . Khi có sự tự tri ta không tưởng tượng rằng ḿnh đang làm một điều ǵ đó nhiều hơn mức chỉ bắt đầu một loại sinh hoạt mới. Nhưng biết được con đường mà ta phải đi và khiêm tốn là một điều cao quí. Một sự mâu thuẫn nơi cá nhân ta chính là giữa cái bản ngă và lư tưởng mà bản ngă t́m cách khoác lấy. Ta phải tri giác được sự mâu thuẫn đó.

Khi ta thật sự hiểu được vấn đề này tức là bản chất của sự thay đổi cần thiết ắt hoàn chỉnh xiết bao khi ta không c̣n sốt ruột nữa. Việc nó phải mất bao nhiêu thời gian không quan trọng, ta biết phương hướng và ta đi theo phương hướng đó; ắt có nhiều vấn đề và ta có thể cố gắng giải quyết nó. Sự sốt ruột của ta thật ra bắt nguồn từ tham vọng, đó là t́nh trạng sôi sục lên do v́ ta “muốn tới đó” thay v́ hiểu rơ vấn đề mà ta phải xử trí. Thái độ ta nên chọn theo là xem xét đúng thực chất của sự việc và làm hết sức ḿnh xử trí nó, giải quyết t́nh h́nh nơi ngoại giới và t́nh huống nơi bản thân. Cứ mỗi lúc ta nên làm điều ǵ ḿnh có thể làm được rồi lặng lẽ chuyển sang khoảnh khắc khác.

Ngay cả khi thiếu sự thay đổi căn bản lẽ ra phải được nảy sinh th́ vẫn có thể có một nhân loại được hồi sinh, theo nghĩa một nhân loại được bản chất tốt đẹp của ḿnh cứu chuộc. Nơi tất cả chúng ta đều có điều tốt và điều xấu, như nêu trên khi được thuận duyên th́ bản chất tốt đẹp ắt chiếm ưu thế. Ta có thể giúp cho nhân loại thấy rơ đâu là điều đúng và đâu là điều chân thực; đó là một phần công việc của ta. Có thể là ta chưa làm hết mọi điều mà ta có khả năng làm được vào một ngày nào đấy, nhưng lúc bấy giờ ta có thể giúp đỡ được cho đồng loại của ḿnh trong phạm vi năng lực của ḿnh. Ta có thể làm được như vậy bằng việc giảng dạy Thông Thiên Học và nêu gương bằng chính bản thân ḿnh. Nếu ta bắt đầu một chút xíu thôi th́ ta ắt thấy rằng ḿnh có thể làm thêm được nhiều nữa. Đó là một điều phi thường mà ta phải t́m ra và phát hiện cho chính ḿnh. Ta bắt đầu ban rải t́nh thương cho những thứ xung quanh th́ ta ắt thấy rằng có nhiều t́nh thương thêm nữa để ban rải ra; ta bắt đầu phụng sự theo một phương thức nào đó th́ ta ắt thấy rằng có những phương thức giúp ta phụng sự tốt hơn. Có một năng lượng vô hạn nơi mỗi một con người trong chúng ta để cho ta ban ra và ta phải khám phá ra năng lượng vô hạn ấy cho chính ḿnh bằng cách ban ra chứ không có cách nào khác. Nếu ta ngồi chễm chệ trong một cái ghế bành rồi tự nhủ rằng giờ đây tôi sắp khám phá ra năng lượng vô hạn bên trong chính ḿnh, th́ ta ắt chẳng bao giờ phát hiện ra nó. Chỉ bằng cách khiến cho ḍng chảy hoạt động th́ ta mới có thể để cho ḍng chảy ấy hoạt động thêm nữa.

Một trong các Đấng Cao Cả dạy rằng: “Con hăy quên ḿnh chỉ để nhớ tới điều tốt nơi những người khác”. Chúng tôi cũng không thể có lời khuyên nào hay hơn lời khuyên ấy. Nhưng làm sao quên ḿnh được? Tất cả chúng ta đều quá bận tâm với chính ḿnh, với điều mà ḿnh muốn, điều mà ḿnh nhắm tới, địa vị mà ḿnh nên nắm giữ, sự trọng vọng mà người khác nên có đối với chính ta, điều mà ḿnh có thể bị mất, quá nhiều điều, quá nhiều tư tưởng và quyền lợi tập trung nơi cái mà ta gọi là “chính ḿnh”. Nếu ta có thể quên ḿnh th́ ta ắt thấy rằng sự tiến bộ của ta trở nên dễ dàng, nó ắt diễn ra một cách nhanh chóng và tự nhiên bởi v́ lúc bấy giờ nó trở thành một qui tŕnh bộc lộ từ bên trong. Lúc bấy giờ ta có thể ngộ ra được sự thật của câu nói trong Ánh Sáng Trên Đường Đạo: ‘Hăy tăng trưởng như đóa hoa tăng trưởng một cách vô tâm’, nhưng cởi mở với mọi điều tốt đẹp và chân thực. Chúng ta có thể chắc mẫm hết sức ḿnh về mục tiêu và sự tiến bộ của ḿnh. Tai sao ta phải quan tâm tới sự tiến bộ của ḿnh? Tự thân sự tiến bộ ấy ắt diễn ra. Mối quan tâm duy nhất của ta là ta nên sống như thế nào và giờ đây nên làm ǵ.

Định trí vào bất cứ điều ǵ trong cuộc sống ngoại trừ chính ḿnh và những nhu cầu của ḿnh, định trí vào Chân lư, Chơn sư, sự trợ giúp mà ta phải ban ra, sự thông cảm với mọi thứ xung quanh ḿnh, th́ ta ắt thấy rằng ta không cần phải dính dáng vào đó th́ điều mà ta định trí vẫn có được một ư nghĩa sâu sắc nào đấy. Chính việc bị ám ảnh về bản thân ḿnh là chướng ngại lớn lao nhất. Toàn thể vấn đề sinh hoạt tinh thần cốt ở sự vô ngă ấy, sinh hoạt mà không nghĩ quá nhiều tới bản thân, làm bất cứ điều ǵ có thể làm được để giúp đỡ người khác.

----------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS