Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

SỰ DUNG TỤC HÓA NGŨ ĐẠI

Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng 9 năm 1987

Trích Thế Giới Xung Quanh Ta

Radha Burnier

Bản dịch: www.thongthienhoc.com



SỰ DUNG TỤC HÓA NGŨ ĐẠI

 

Măi tới kỷ nguyên công nghiệp, con người vẫn c̣n gần cận với năm nguyên tố lớn tức ngũ đại: đất, nước, lửa, gió và ether tức akasa - mà truyền thống bảo rằng đó là những yếu tố căn bản của vũ trụ vật chất. Vũ trụ là nguồn phép lạ và bí nhiệm đời đời đối với nhân dân trên trái đất trước khi quan năng lư luận có được độc quyền đối với tri thức. Lư trí đầy dẫy những lời giải thích minh giải rơ rệt và khắc nghiệt về những hiện tượng thiên nhiên. Do đó bí nhiệm của Thiên nhiên không c̣n đưa con người tới một cơi giới mà tâm trí của y ḥa lẫn hài ḥa với Thiên nhiên. Bị mê mẩn với những ư niệm và chương tŕnh của chính ḿnh, tâm trí con người đă tự lưu đày từ sự lớn rộng thi vị và sâu sắc của Thiên nhiên. Thời xưa ngũ đại có vẻ mang tính chất giống như thần linh th́ ngày nay chúng trở thành những hóa chất đơn giản.

 Các nhà thấu thị thời xưa thuộc kinh điển Phệ đà đă chế ra một số lớn những bài Thánh Vịnh để ca tụng ngũ đại, coi chúng là những chất liệu vật chất nhiều hơn bởi v́ họ hiểu được phẩm chất nguyên thủy cấp dưỡng sự sống của chúng. Truyền thuyết huyền bí bảo rằng các nguyên tố trên cơi vật lư có những đối thể trong các cơi tinh vi lên tới trên thế giới tinh thần. Các vị thần linh như Varuna (Tinh quân của Nước) và Agni (Tinh quân của Lửa) là sự nhân cách hóa bản thể tinh thần của ngũ đại và quyền năng chúng vận dụng được đối với sự sống. Khi nhận ra điều này vào những dịp quan trọng người ta hiến tế theo biểu tượng dành cho chúng để bày tỏ sự biết ơn và tôn sùng của con người.

 Nước với bất cứ dạng nào - mưa hoặc tuyết, sông hoặc biển - đều đóng một vai tṛ rất quan trọng trong sinh hoạt của con người. Cơ thể của y cũng giống như cơ thể của các tạo vật khác bao gồm hầu hết là nước. Nước tẩy trược và làm trong sạch; người ta cần dùng nước để nấu ăn, nó cuốn đi những chất phế thải và thực hiện cả ngàn chức năng khác trên trái đất. Một học giả Hồi giáo lỗi lạc khi b́nh luận câu kinh cổ điển đầu tiên tức bài Thánh Vịnh trong kinh Coran có nêu rơ ràng sự tồn tại của nước chỉ trên mặt đất không thôi cũng đủ để chứng minh rằng có một quyền năng không thể giải thích được ở khắp mọi nơi. Ấy là v́ liệu chúng ta và mọi tạo vật khác làm được ǵ nếu không có nước? Một câu châm ngôn nổi tiếng trong kinh Phệ đà có nói:

 

Hỡi nước mi là cội nguồn Cực Lạc . . .

Nơi mi có bản thể cực lạc nhất,

Mà chúng ta chỉ là những kẻ được chia xẻ giống như những bà mẹ yêu thương con,

Tương tự như vậy, với Lửa họ bảo rằng:

Hỡi lửa, xin hăy dẫn dắt chúng con tới nơi phong lưu qua những con đường tốt…

Hỡi Thượng Đế, Ngài biết mọi con đường . . .

Chúng con xin hiến tế Đấng Chân thực này cho Ngài.

Đối với tín đồ Bái hỏa giáo, Lửa là đại tinh khiết nhất gợi linh hứng cho những hành vi thiện, tư tưởng thiện và lời nói thiện.

Trong số những dân tộc khác, ta cũng thấy có thái độ tương tự với ngũ đại. Ở Trung Hoa mưa, sấm, chớp v.v. . . đều được đặt tên thành những vị thần linh. Nhiều huyền thoại về những thần này dạy cho người thường một ư thức tôn kính. Chẳng hạn mưa không phải là nguồn diễn biến b́nh thường chỉ được giải thích theo kiểu khoa học; nó là biểu hiện và tác động của đại tinh linh làm thụ thai tức là Long vương. Cả ở Ấn Độ và Trung Hoa th́ núi non đều được coi là trú sở của các thần linh. Bản thân trái đất là một nữ thần (địa mẫu); thể xác của bà phải không bị hạ bệ mất linh thiêng và các sản phẩm của bà không được phung phí. Các ḍng sông đều linh thiêng và vẻ đẹp của chúng được miêu tả một cách hùng hồn.

Ở Hi Lạp, Bắc Âu và các thần thoại khác, ta đều thấy có những thứ song hành với mọi điều nêu trên. Thor, vua của các thần linh với sấm chớp là biểu tượng trong thần thoại Bắc Âu của vị thiên vương Ấn Độ, Indra; ngài nắm giữ cầu vồng và dùng sấm để tấn công. Các vị đại thần linh này được pḥ tá bởi nhiều vị bán thần và đám tùy tùng vô h́nh, có lẽ biểu diễn những chức năng khác mà các đại (ngũ đại) chu toàn.

Ḷng tôn kính đối với tất cả những ǵ thuộc Thiên nhiên tự phát xuất hiện nơi những dân tộc nào xem xét nó với ḷng ngưỡng mộ. Người dân da đỏ ở Mỹ yêu thích trái đất mà y sống trên đó, chẳng nghĩ tới việc chiếm hữu hoặc bóc lột nó mặc dù y khai thác từ đó tùy theo nhu cầu của ḿnh ở mức độ khiêm tốn. Đă có những trường hợp biết về người dân bản địa Úc châu, họ cảm thấy ḿnh là một phần của trái đất và ngũ đại; họ biết theo bản năng có thể t́m được nước ở đâu bên dưới lớp cát sa mạc.

 Ngược lại thái độ hiện tại đối với các đại trong thiên nhiên là một thái độ dung tục. Ư niệm về sự chinh phục và công dụng đă thay thế cho ư thức sâu sắc về sự kỳ diệu và sự tôn thờ vốn tồn tại liên quan tới đất, nước, núi và đủ thứ hiện tượng thiên nhiên. Hậu quả là con người đang gây vô vàn tai hại cho chính ḿnh. Thay v́ tôn thờ sông và dùng nước sông để tẩy trược bản thân, y lại làm ô nhiễm nước sông bằng hóa chất, chất thải cống rảnh, chất thải hạt nhân. Những từ ngữ như Chernobyl, Bhopal và Rhine đă có một hàm ư mới biểu thị những tai họa khác nhau. Nỗ lực làm cho ḍng sông đổi hướng, khai thác khoáng sản từ trái đất và sử dụng các nguyên tố khác nhau một cách tham lam đă gây ra những vấn đề mới và gây thiệt hại nghiêm trọng. Việc phá rừng vô tội vạ là nguyên nhân của nạn đói đầy thảm họa.

 Đối với con người hiện đại, khảo hướng của cổ nhân và những người chất phác trên trái đất có vẻ là mê tín dị đoan. Các văn bản cổ truyền đă khuyên con người đừng bao giờ đốn cây trừ phi tuyệt đối cần thiết và lúc bấy giờ thậm chí phải xin lỗi vị thiên thần canh giữ cây. Con người hiện đại không tin vào những vị canh giữ các đứa trẻ Thiên nhiên. Nhưng đă đến lúc ta phải suy nghĩ khác đi về những vấn đề này. Có thể có nhiều minh triết hơn khi ta quan sát Thiên nhiên một cách thán phục, tôn kính và tôn sùng những nguyên tố của nó khi ta chỉ biết dùng cặp mắt phàm tục để chỉ thấy những đối tượng được khai thác lợi dụng ở khắp mọi nơi. Liệu khuynh hướng này có thể bị đảo lộn bởi một nền giáo dục mới mẻ về các giác quan và một loại tính bén nhạy khác?

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS