Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 SỰ CHUYỂN DI TƯ TƯỞNG:

CƠ CHẾ - VÔ Ư THỨC -HỮU THỨC VÀ PHÉP CHỮA BỆNH TRÍ TUỆ

Tác giả A. E. POWELL

(trích Quyển THỂ TRÍ)

www.thongthienhoc.com

 

Trước khi xem xét tới hiện tượng chuyển di tư tưởng và những hiệu quả của nó đối với con người, đầu tiên ta cần mô tả cơ chế nhờ đó tư tưởng được truyền từ người này sang người khác. Thuật ngữ viễn cảm (thần giao cách cảm) nghĩa đen là “cảm thấy ở khoảng cách xa”, v́ vậy nó chỉ nên được giới hạn thích đáng cho việc truyền xúc cảm và xúc động. Tuy nhiên hiện nay người ta thường dùng nó hầu như đồng nghĩa với việc chuyển di tư tưởng và có thể được coi như bao trùm bất kỳ sự chuyển di một h́nh ảnh, tư tưởng hoặc xúc cảm nào từ người này sang người khác bằng phương tiện không phải trên cơi trần.

Có ba khả năng thần giao cách cảm và có thể có sự liên giao trực tiếp giữa

1.  Hai bộ óc dĩ thái,

2.  Hai thể vía,

3.  Hai thể trí.

Trong phương pháp đầu tiên mà chúng tôi có thể gọi là phương pháp hồng trần hoặc dĩ thái, th́ một tư tưởng gây ra các rung động trước hết nơi thể trí, rồi tới nơi thể vía, kế tới nơi bộ óc dĩ thái và cuối cùng nơi các phân tử thô trược của óc phàm. Do rung động của bộ óc, chất ether thuộc cơi trần bị ảnh hưởng, các làn sóng lan ra ngoài cho đến khi chúng gặp một bộ óc khác, nơi đây chúng lập nên các rung động của các hạt ether và hạt thô trược. Những rung động mà bộ óc nhận được thế rồi lại truyền sang thể vía và thể trí gắn liền với nó để đạt tới tâm thức.

Nếu một người suy nghĩ mănh liệt về một h́nh tướng cụ thể trong óc phàm th́ y tạo ra h́nh tướng ấy trong chất ether, khi cố gắng tạo ra h́nh ảnh ấy y cũng phóng ra những làn sóng ether theo mọi hướng. Không phải là chính h́nh ảnh được phóng đi mà là một tập hợp các rung động mô phỏng lại h́nh ảnh ấy. Quá tŕnh này khá giống như điện thoại khi bản thân tiếng nói không được truyền đi mà tiếng nói chỉ tạo ra một số rung động điện, khi những rung động điện chuyển nhập vào máy thu th́ nó lại được một lần nữa thành âm thanh của tiếng nói.

Tuyến tùng là cơ quan để chuyển di tư tưởng, cũng như mắt là cơ quan của thị giác. Tuyến tùng nơi hầu hết của mọi người mang tính sơ cấp nhưng nó đang tiến hóa, không thoái bộ và nó có thể đẩy nhanh sự tiến hóa sao cho nó có thể hoàn thành chức năng riêng của ḿnh, chức năng trong tương lai mà mọi người đều thành tựu.

Nếu bất cứ ai cố t́nh suy nghĩ chỉ một ư tưởng thôi, tập trung chú ư cao độ th́ y sẽ ư thức được một sự rung động xao xuyến hoặc cảm giác nổi da gà – người ta so sánh nó với cảm giác như kiến ḅ – nơi tuyến tùng sự xao xuyến xảy ra ở chất ether thấm nhuần tuyến gây ra một ḍng từ khí nho nhỏ làm sinh ra cảm giác nổi da gà nơi các phân tử thô trược của tuyến. Nếu tư tưởng đủ mạnh để gây ra ḍng từ khí th́ người suy nghĩ biết rằng ḿnh đă thành công đưa tư tưởng tới mức nhất tâm với một sức mạnh khiến nó có thể được truyền đi.

Rung động trong chất ether của tuyến tùng lập nên những làn sóng nơi chất ether ở xung quanh giống các làn sóng ánh sáng, chỉ có điều là nhỏ hơn hẳn và nhanh hơn. Những rung động này tỏa ra theo mọi hướng khiến chất ether chuyển động, đến lượt những làn sóng ether này lại làm rung động chất ether nơi tuyến tùng của một bộ óc khác, rồi từ đó nó theo thứ tự chính qui được truyền lên thể vía và thể trí như ta đă mô tả trước kia để rồi đạt tới tâm thức. Nếu tuyến tùng thứ nh́ không thể mô phỏng lại các ba động ấy th́ tư tưởng sẽ đi qua mà không được nhận biết, không gây ấn tượng cũng giống như các làn sóng ánh sáng không gây ấn tượng lên mắt người mù.

Trong phương pháp chuyển di tư ưởng thứ nh́ qua chất trung giới, bộ óc dĩ thái tuyệt nhiên không tham gia vào quá tŕnh ấy.

Trong phương pháp thứ ba qua chất trí tuệ, chủ thể suy tư sau khi đă tạo ra tư tưởng trên cơi trí tuệ, không đưa nó xuống tận bộ óc mà lại ngay tức khắc hướng nó về thể trí của một chủ thể suy tư khác. Khả năng cố t́nh làm được như vậy hàm ư tŕnh độ tiến hóa trí tuệ cao hơn hẳn so với phương pháp chuyển di tư tưởng trên cơi trần, v́ người phóng tư ưởng đi phải hữu ngă thức trên cơi trí tuệ th́ mới vận dụng hoạt động này một cách hữu ư được. Khi loài người tiến bộ hơn nữa th́ đây có lẽ là phương pháp giao tiếp thông thường. Các Chơn sư cũng dùng phương pháp này để giáo huấn đệ tử và bằng cách này các ngài có thể dễ dàng truyền đạt những ư tưởng phức tạp nhất.

 

 

SỰ CHUYỂN DI TƯ TƯỞNG: (a) VÔ Ư THỨC

 

Ở Chương VII và Chương VIII, chúng ta đă bàn tới việc tạo ra những làn sóng tư tưởng và những h́nh tư tưởng; trong một chừng mực nào đó là tác dụng của những thứ này đối với người khác. Khía cạnh tác dụng đối với người khác cũng đủ quan trọng để ta cần bàn kỹ thêm nữa. Trước hết ta sẽ bàn tới cái loại chuyển di tư tưởng vô ư thức hoàn toàn.

Từ điều đă nói trên, rơ ràng là mọi người cho dù là y đi đến đâu đi nữa cũng để lại đằng sau ḿnh một vệt những tư tưởng. Chẳng hạn như khi ta tản bộ trên đường phố th́ bao giờ ta cũng đi giữa một biển tư tưởng của những người khác, toàn bộ bầu hào quang trí tuệ đều chứa đầy chúng, những tư tưởng mơ hồ không xác định. Nếu một người để cho tâm trí ḿnh trống rỗng trong một lúc th́ những tư tưởng tàn dư của những người khác sinh ra th́ sẽ trôi nổi qua trí người ấy; trong hầu hết mọi trường hợp, chúng chỉ gây ấn tượng chút ít lên nó, nhưng đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng tới nó. Có khi một tư tưởng thu hút chú tâm của con người đến tâm trí người ấy, chộp ngay lấy nó biến thành của ḿnh trong một vài giây lát, củng cố nó bằng cách thêm thắt lực của chính ḿnh rồi lại phóng nó đi ảnh hưởng tới người khác nữa.

V́ vậy, người ta không chịu trách nhiệm về một tư tưởng trôi nổi vào trong trí ḿnh bởi v́ nó có thể không thuộc về ḿnh mà thuộc về một người nào khác. Tuy nhiên, nếu y chộp lấy tư tưởng đó, nghiền ngẫm nó rồi lại phóng nó đi với sức mạnh củng cố thêm th́ y phải chịu trách nhiệm.

Một sự pha trộn tư tưởng nhiều người ắt không có sự mạch lạc nhất định, mặc dù bất kỳ tư tưởng nào cũng có thể  phát khởi một ḍng liên tưởng và như vậy khiến cho cái trí tự thân suy nghĩ. Nhiều người nếu chịu khó xem xét luồng tư tưởng đi ngay trí ḿnh có lẽ ắt sửng sốt khi phát hiện ra biết bao nhiêu điều hoang tưởng vô công rỗi nghề và vô ích len lỏi vào trí ḿnh rồi lại bỏ đi trong một thời gian ngắn. Không tới một phần tư những tư tưởng đó là tư tưởng của chính ḿnh. Trong hầu hết mọi trường hợp chúng đều hoàn toàn vô dụng và khuynh hướng chung có lẽ xấu nhiều hơn tốt.

Vậy là người ta liên tục ảnh hưởng tới nhau qua tư tưởng phóng đi hầu hết không có mục đích rơ rệt. Thật vậy, công luận phần lớn được tạo ra theo kiểu này v́ phần lớn công luận là chuyển di tư tưởng. Hầu hết mọi người suy tư theo một vài đường lối chẳng phải v́ họ cẩn thận nghĩ ra những vấn đề đó, mà v́ phần lớn người khác đang suy nghĩ theo chiều hướng ấy rồi lôi cuốn người khác theo ḿnh. Tư tưởng của một nhà tư tưởng đầy quyền năng được phóng ra trên cơi trí tuệ, rồi được tiếp nhận bởi những tư tưởng hưởng ứng và tiếp thu. Những tâm trí này mô phỏng lại rung động của nhà tư tưởng, củng cố tư tưởng ấy, thế là góp phần ảnh hưởng tới những người khác, tư tưởng trở nên càng ngày càng mạnh để rồi rốt cuộc ảnh hưởng tới một số lớn người.

Nếu chúng ta xét những tư tưởng này gộp lại th́ dễ nhận ra tác dụng ghê gớm của chúng trong việc tạo nên quốc hồn quốc túy; vậy là tạo ra thiên kiến và thành kiến cho tâm trí. Tất cả chúng ta khi lớn lên đều được bao quanh bởi một bầu không khí đặc nghẹt những h́nh tư tưởng thể hiện một vài ư tưởng; những thành kiến quốc gia, cách thức mà quốc gia xem xét mọi việc, các loại h́nh tư tưởng và xúc cảm quốc gia, tất cả đều tác động lên chúng ta ngay từ khi mới ra đời, thậm chí c̣n trước đó nữa. Mọi vật được xem xét qua bầu hào quang này, mọi tư tưởng đều ít nhiều bị nó khúc xạ, thể trí và thể vía chúng ta đang rung động ḥa nhịp với nó. Hầu như mọi người đều bị khống chế bởi bầu hào quang quốc gia tức là công luận; một khi đă được h́nh thành nó lôi cuốn tâm trí của đại đa số, không ngừng tác động lên bộ óc và khơi dậy nơi chúng những rung động hưởng ứng. Dù ta đang ngủ hay đang thức th́ những ảnh hưởng này đều tác động lên chúng ta, vô thức của chính chúng ta khiến cho chúng hữu hiệu hơn. Hầu hết mọi người đều tiếp thu hơn là có tính cách nhiều sáng kiến, họ hầu như đóng vai tṛ tự động mô phỏng lại tư tưởng đến với ḿnh, vậy là bầu hào quang quốc gia được tăng cường liên tục.

Kết quả tất yếu của t́nh trạng sự việc này là các quốc gia tiếp nhận ấn tượng từ những quốc gia khác đều biến đổi chúng bằng những nhịp độ rung động của chính ḿnh. V́ thế cho nên dân tộc của những quốc gia khác nhau khi xem xét cùng một sự kiện lại thêm vào đó những tiên kiến đă tồn tại sẵn của chính ḿnh, hoàn toàn thành thực tố cáo lẫn nhau là giả mạo sự thật và thi hành những phương pháp không trung thực. Nếu sự thật này và tính tất yếu của nó mà được công nhận th́ nhiều cuộc căi vă quốc tế hiện nay sẽ dễ dàng được xoa dịu hơn bây giờ, thậm chí tránh được nhiều cuộc chiến tranh. Thế là mỗi quốc gia đều nhận ra “yếu tố cá nhân” và thay v́ buộc tội người khác về việc bất đồng ư kiến th́ họ ắt t́m mức trung gian giữa hai quan điểm ấy hoàn toàn không nhấn mạnh tới quan điểm nào của riêng ḿnh. Hầu hết mọi người chưa bao giờ cố gắng thật sự phân biệt tự thân ḿnh, v́ không thể giải thoát ḿnh ra khỏi ảnh hưởng của đám đông ken đặc những h́nh tư tưởng cấu thành công luận. V́ thế cho nên họ chưa bao giờ thật sự thấy được chân lư, thậm chí cũng chẳng biết nó tồn tại, v́ thay vào đó họ sẵn ḷng chấp nhận cái h́nh tư tưởng khổng lồ này. Tuy nhiên đối với huyền bí gia th́ điều cần thiết đầu tiên là phải đạt được một quan điểm trong sáng và không có thành kiến về mọi chuyện; thấy được chân tướng của nó chứ không phải chỉ một số người giả sử cứ như vậy.

Muốn có được tầm nh́n trong sáng ấy th́ cần phải không ngừng cảnh giác. Để ḍ ra được ảnh hưởng của đám mây tư tưởng lớn đang lượn lờ th́ việc này không giống như khả năng thách đố ảnh hưởng của nó. Áp lực của nó bao giờ cũng hiện diện và hoàn toàn vô ư thức, ta có thể thấy ḿnh nhượng bộ nó về đủ loại vấn đề thứ yếu, cho dẫu ta giữ cho bản thân không chịu ảnh hưởng của nó đối với những điều quan trọng hơn. Ta sinh ra đời đă chịu áp lực của nó, cũng như chịu áp lực của bầu hào quang và không có ư thức về điều này cũng như điều kia. Huyền bí gia phải kiên quyết học cách giải thoát ḿnh hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của nó và giáp mặt với chính sự thật, chứ không bị xuyên tạc qua môi trường của những h́nh tư tưởng khổng lồ tập thể này.

Ảnh hưởng của những tư tưởng kết tập không chỉ hạn chế nơi việc chúng tác động lên những hiện thể tinh vi của con người. H́nh tư tưởng thuộc một loại phá hoại đóng vai tṛ năng lượng phân ră và thường hủy hoại trên cơi hồng trần; chúng là những nguồn hữu hiệu gây ra “tai nạn”, những co giật thiên nhiên, băo tố, xoáy lốc, cuồng phong, động đất, lụt lội v.v. . .

Chúng có thể khơi dậy chiến tranh, cách mạng, những xáo trộn xă hội và đủ thứ điều đảo lộn. Các trận dịch bệnh và dịch tội ác, các chu kỳ tai nạn đều được giải thích tương tự. Các h́nh tư tưởng giận dữ giúp cho việc thực thi chuyện giết người. Vậy là các tư tưởng độc ác của con người đều gây hủy hoại theo mọi chiều hướng, theo vô số cách thức tác động lên chúng ta và những người khác.

Bây giờ ta hăy quay sang những tác dung được tạo ra nhất là do tư tưởng của cá nhân; học viên ắt nhớ lại rằng trong quyển Thể Vía ta miêu tả những tác dụng được tạo ra đối với thể vía của một người, chẳng hạn như do một cơn xúc cảm sùng tín. Xúc cảm sùng tín như thế thường cũng được kèm theo bởi những tư tưởng sùng tín thu hút xung quanh ḿnh một số lớn vật chất trung giới nữa, sao cho chúng tác động trên cả cơi trí tuệ lẫn cơi trung giới. V́ vậy, một người tiên tiến là một trung tâm của những làn sóng sùng tín, chúng tất yếu phải ảnh hưởng tới những người khác được sinh ra cả nơi tư tưởng và xúc cảm của họ; điều này dĩ nhiên cũng đúng cho trường hợp ḷng luyến ái, giận dữ, buồn chán và mọi xúc cảm khác.

Một ví dụ điển h́nh khác nữa là các ḍng tư tưởng do một diễn giả phóng ra ngoài cùng với các ḍng khác gồm sự hiểu biết và đánh giá cao dâng lên từ thính giả và gia nhập vào những h́nh tư tưởng do diễn giả tạo nên.

Thường thường th́ xảy ra việc tác động tư tưởng của diễn giả làm khơi dậy sự đáp ứng đồng cảm nơi thể trí của diễn giả sao cho vào lúc họ có thể hiểu được diễn giả ngay đó, tuy nhiên sau này khi kích thích của diễn giả không c̣n nữa th́ họ quên bén đi và thấy ḿnh không c̣n có thể hiểu được điều vào lúc ấy dường như rơ ràng đối với ḿnh.

Mặt khác, tư tưởng chế giễu thường tạo nên một trong những nhịp độ rung động đối nghịch, làm cho luồng tư tưởng bị chia chẻ và xáo trộn. Người ta bảo rằng bất cứ ai đă từng nh́n thấy tác dụng này tạo ra th́ khó ḷng mà quên được bài học của chuyện ấy.

Khi đọc một quyển sách, tư tưởng người ta có thể thu rút sự chú ư của người viết quyển sách, ông này có thể đang ở trong thể vía trong khi ngủ hoặc sau khi chết. Như vậy tác giả có thể bị thu hút về phía người đang đọc, thế là khiến cho y được bao trùm trong bầu hào quang của tác giả hoàn toàn mạnh mẽ dường như thể tác giả vẫn c̣n hiện diện trên cơi trần.

Tương tự như vậy, tư tưởng của học viên cũng có thể thu hút về bản thân ḿnh tư tưởng của những người khác đă từng nghiên cứu cùng một đề tài.

Một ví dụ tuyệt vời về tác dụng lên người sống của những tư tưởng thuộc người đă thoát xác, điều này xảy ra ở nơi người ấy đă bị hành h́nh, chẳng hạn v́ tội giết người và nơi y trả thù bằng cách xúi giục những người khác cũng giết người. Thật vậy đây là lời giải thích về những chu kỳ giết người thuộc cùng một loại thỉnh thoảng vẫn xảy xa trong các cộng đồng.

Tác dụng của tư tưởng lên trẻ con thật là đáng kể. Cũng giống như thể xác của trẻ con rất mềm dẻo, dễ uốn nắn bao nhiều th́ cũng vậy thể vía và thể trí của nó cũng dễ uốn nắn bấy nhiêu. Thể trí của đứa trẻ vồ vập lấy tư tưởng của người khác giống như miếng bông đá hút nước và mặc dù bây giờ nó c̣n quá trẻ nên không mô phỏng theo chúng được, nhưng mầm mống ấy sẽ đơm hoa kết trái khi đến đúng lúc, v́ thế mới có tầm quan trọng bao la của việc đứa trẻ được vây quanh bởi một bầu hào quang vị tha và cao thượng.

Đối với nhà thần nhăn th́ thật là cảnh tượng khủng khiếp khi nh́n thấy linh hồn và hào quang trong trắng đẹp đẽ của trẻ thơ chỉ trong ṿng vài năm đă trở nên ô uế, lấm lem và tối sầm đi do những tư tưởng ích kỷ, không thanh khiết và không thánh thiện của đám người lớn xung quanh lũ con nít. Chỉ nhà thần nhăn mới biết được tính t́nh của trẻ con được cải thiện lớn lao và nhanh chóng xiết bao miễn là tính t́nh của người lớn tốt hơn.

Trong khi việc cố gắng khống chế tư tưởng và ư chí của người khác chẳng bao giờ là đúng cho dẫu điều đó có thể v́ một cứu cánh dường như là tốt đẹp, song le lúc nào cũng đúng khi tập trung vào tính tốt của con người, vậy là có khuynh hướng tăng cường được những đặc tính tốt. Ngược lại, cứ suy gẫm về những khuyết điểm hoặc tính xấu của con người th́ chỉ làm tăng cường những khuynh hướng bất hảo hoặc thậm chí tạo ra những tính xấu trước kia chưa hề có hoặc mới chỉ dưới dạng mầm mống tiềm tàng.

Vậy là ta chỉ xét thử một ví dụ đơn giản, giả sử một nhóm người sa đà vào việc ngồi lê đôi mach, tung tin giật gân, lại buộc tội người khác có tính ghen tuông. Nếu nạn nhân đă có khuynh hướng ghen tuông rồi th́ hiển nhiên nó sẽ được tăng cường ghê gớm bởi một ḍng thác tư tưởng; trong khi đó cho dẫu y hoàn toàn thoát khỏi tính ghen tuông th́ những người suy nghĩ và đàm tiếu về thói xấu tưởng tượng ấy lại đang làm hết sức ḿnh để tạo ra nơi ấy chính các thói xấu mà họ rất hả hê một cách độc ác xiết bao khi tưởng tượng là nó có thật.

Sự tổn thương do ngồi lê đôi mách và tung tin giật gân, hầu như không thể đo lường được và học viên nên nhớ lại huấn thị mạnh mẽ chống lại những thói xấu ấy trong quyển Dười Chơn Thầy. H́nh thức mà lời chỉ trích của một huyền bí gia chân chính xảy ra chỉ là một loại may thay nó giống như việc chộp lấy một viên ngọc trai, cũng háo hức như những lời chỉ trích hiện nay của chúng ta xối xả vào một khuyết điểm của người khác.

Như vậy khả năng – hoặc nói cho đúng hơn là sự tất yếu – có thể ảnh hưởng người khác về mặt tốt đẹp cũng như xấu xa bằng quyền năng tư tưởng đă đặt vào tay tất cả những người muốn vận dụng nó là một công cụ ghê gớm.

Những h́nh ảnh trung giới-trí tuệ, nghĩa là những h́nh tư tưởng có liên kết với xúc động hoặc xúc cảm đóng vai tṛ đáng kể trong việc tạo ra những dính mắc nghiệp quả với người khác. Giả sử ta xét một ví dụ cực đoan, một người khi phóng ra một tư tưởng ghét cay ghét đắng và thù oán, th́ người ấy đă giúp cho việc tạo ra nơi người khác cái sức thôi thúc có kết quả là việc giết người. Người tạo ra tư tưởng ấy tất nhiên cũng bị dính dáng về nghiệp quả với những người phạm tội ác, cho dẫu y chưa bao giờ gặp người này trên cơi trần. Sự vô minh hoặc thiếu trí nhớ cũng không hề gây ra sai sót trong vận hành của luật nhân quả, v́ vậy người ấy phải gặt hái những kết quả tư tưởng và xúc cảm của ḿnh, cũng giống như hành động bằng xác phàm của ḿnh.

Nói chung th́ những h́nh ảnh trí tuệ mà con ngưới tạo ra ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường tương lai của y. Bằng cách đó đă tạo ra những sự ràng buộc thu hút người ta lại với nhau v́ điều thiện cũng như điều ác trong những kiếp sau này; nó khiến cho thân bằng quyến thuộc kẻ thù vây xung quanh ta, nó mang lại những người trợ giúp và những kẻ kỳ đà cản mũi chặn đường ta, những người yêu thương ta mà không được ta yêu thương trong kiếp này và ta cũng chẳng hề mơ tới t́nh thương ấy, những kẻ ghét bỏ ta mặc dù trong kiếp này ta chẳng làm ǵ để đáng bị ghét bỏ như vậy. V́ thế cho nên tư tưởng của ta do tác động trực tiếp lên bản thân ta, chẳng những tạo ra tánh t́nh về mặt đạo đức và tâm trí cho chính ta, mà do ảnh hưởng của chúng lên những người khác c̣n xác định những người liên kết với ta trong tương lai.

Dĩ nhiên ta có thể tự vệ trong một mức độ lớn tránh khỏi những sự xâm nhập những h́nh tư tưởng từ bên ngoài bằng cách tạo ra một bức vách xung quanh ḿnh bằng chất liệu của hào quang. Như ta thấy vật chất trí tuệ đáp ứng rất dễ dàng với xung lực của tư tưởng và có thể dễ dàng được uốn nắn thành ra bất kỳ h́nh dạng nào như ta muốn. Ta cũng có thể làm như vậy đối với vật chất trung giới như ta đă thấy trong quyển Thể Vía.

Tuy nhiên phải dùng một lớp vỏ che chở bản thân th́ trong một chừng mực nào đó là thú nhận ḿnh yếu đuối; việc che chở tốt nhất cho bản thân đó là sự trong sạch và thiện chí chói ngời sẽ quét sạch bất cứ thứ ǵ bất hảo bằng cách mạnh mẽ tuôn ra một luồng t́nh thương.

Cũng có những dịp mà ta có thể cần dùng tới một lớp vỏ che chở bản thân: (1) khi ta gia nhập vào một đám động ô hợp; (2) khi ta tham thiền; (3) khi ta sắp ngủ thiếp đi; (4) trong trường hợp đặc biệt mà nếu không có sự trợ giúp của nó th́ những tư tưởng thấp hèn rất có thể sẽ đến quấy rối. Trường hợp (2) được bàn ở Chương XVI, trường hợp (3) ở Chương XVIII, trường hợp (4) ở Chương XIII.

Một lớp vỏ che chở có công dụng nhất định khi trợ giúp cho người khác và một “nhà pḥ trợ vô h́nh” thường thấy nó là vô giá khi trợ giúp cho người nào chưa đủ sức mạnh để tự vệ hoặc chống lại một cơn lốc hằng hữu gồm những tư tưởng lang thang và gây mệt mỏi. Dường như chắc chắn rằng những con thú sống trong thế giới xúc động đều có khả năng thần giao cách cảm phóng ra những xung lực xúc động tới đồng loại ở cách xa. Thật vậy, trong tác phẩm hấp dẫn “Loài thú Nói chuyện Ra sao”, William J. Long nêu rơ rằng ông có lư do để tin phương pháp giao tiếp thầm lặng này là ngôn ngữ chung của toàn thể thế giới động vật.

Có nhiều ví dụ đưa ra bởi người quan sát đầy thiện cảm và sắc sảo về sinh hoạt của loài thú. Một con chó săn tên là Don dường như luôn luôn biết chừng nào th́ chủ ḿnh sẽ về nhà ngay cả những lúc bất thường và bất ngờ.

Nó cũng biết bao giờ là thứ bảy hoặc ngày lễ và lúc nào chủ ḿnh có ư định dắt ḿnh đi dă ngoại vào trong rừng. Một con chó khác tên là Watch đă được quan sát đi quan sát lại bắt đầu gặp gỡ chủ nhân ông vào những lúc thường xuyên biến đổi chỉ trong ṿng giây phút khi chủ nhân ông rời nhà đi tới một nơi cách xa 3 – 4 dặm, đi trên một chiếc xe hai bánh do một ngựa kéo, v́ con ngựa và con chó có một t́nh bạn nồng thắm.

Cách thức mà sự sợ hăi hoặc kích động thần kinh được truyền dễ dàng từ người cỡi ngựa sang cho con ngựa th́ mọi kỵ sĩ đều thừa biết. Nếu một con chó sói con rời đàn bỏ đi th́ chó sói mẹ thay v́ đuổi theo chó sói con nó chỉ quan sát mà vẫn im lặng, ngóc đầu lên nh́n chăm chú vào hướng chó sói con, thế là chó sói con lảo đảo dừng lại rồi quay gót chạy nhanh về đàn. Một con cáo dường như kiểm soát hoàn toàn được gia đ́nh của ḿnh vào bất cứ lúc nào mà không thốt lên một lời. Nó kiên định nh́n vào đám con th́ đám con tức khắc ngừng chơi, chạy tung tăng vào trong hang và vẫn cứ ở đó cho đến khi cáo mẹ đi săn trở về. Một con chó sói bị thương sau khi nằm bẹp vài ngày th́ được biết đă đi thẳng tới xác chết của một con thú cách xa tới 8 hoặc 10 dặm mà đàn thú ấy trong thời gian đó đă bị giết chết và cố nhiên không để lại vết tích để đi t́m.

Thuyền trưởng Rule đă quan sát thấy rằng vào lúc ông tấn công con cá nhà táng th́ mọi con cá nhà táng khác trong ṿng 10 dặm cũng quẩy đuôi dường như thể nó cũng bị mũi lao đâm vào. Một vài con chim dại xuất hiện ở vườn sau vào lúc những con chim khác đang hối hả ăn mồi chứ không vào lúc nào khác. “Bài tập Cất cánh” của những con chim sáo sậu là một hiện tượng dường như chỉ có thể giải thích được bằng giả thuyết về thần giao cách cảm. Một nhận xét tương tự như thế áp dụng cho chuyển động của một bầy chim cút.

Nhiều người thợ săn đă nhận thấy rằng nếu ḿnh đi ra ngoài mà không đem súng săn hoặc bất kỳ ư định giết thú nào th́ họ thường nh́n thấy và đến rất gần nhiều loài thú hoang, nhưng khi họ đi ra ngoài có vơ trang với ư định săn bắn, th́ họ thấy bọn thú lăn xăn nghi ngại và không thể tới gần chúng được. Một người thợ săn đă học biết rằng sự kích động được truyền từ người sang thú bèn ức chế chính sự kích động thể xác và thể trí của ḿnh; bấy giờ y thấy rằng ḿnh có thể đến gần con mồi dễ dàng hơn nhiều so với trước kia khi chưa học được phép ấy; sự thật của điều này được chứng tỏ qua những bộ da cọp mà y thu được.

Tác giả c̣n đi xa hơn và nêu rơ rằng ḿnh đă gặp những người da đỏ và những người khác có cái mà một số người Phi châu gọi là “chumfo”, nó dường như thể đóng vai tṛ một giác quan đặc biệt cảnh báo nguy hiểm đang tới gần v.v. . . thường thường trong những hoàn cảnh không hề có khả năng đạt được bất kỳ thông tin nào qua năm giác quan thông thường.

Bạn đọc nào quan tâm tới đề tài này nói riêng và sinh hoạt của loài thú nói chung, th́ tác giả khuyên nên đọc quyển “Loài thú Nói chuyện Ra sao” cũng như những tác phẩm khác của William J. Long.

 

 

SỰ CHUYỂN DI TƯ TƯỞNG: (b) HỮU THỨC

VÀ PHÉP CHỮA BỆNH TRÍ TUỆ

 

Điều này nằm trong khả năng của hầu hết bất kỳ hai người nào, miễn là họ quan tâm dành hết nỗ lực cho có đủ thời gian và sự kiên tŕ, có thể suy tư kiên định và trong sáng, tự tin ḿnh có khả năng chuyển di tư tưởng, thậm chí khá tinh thông về thuật này. Dĩ nhiên có khá nhiều tài liệu về đề tài này chẳng hạn như Văn kiện của Hội Khảo cứu Tâm linh.

Hai cuộc thí nghiệm ắt thỏa thuận được về một thời gian thích hợp cho cả đôi bên, chẳng hạn mỗi ngày dành 10 hoặc 15 phút cho nhiệm vụ này. Thế rồi mỗi người phải bảo rằng ḿnh không bị quấy rầy bằng bất cứ kiểu nào. Một người là người phóng chiếu tư tưởng hoặc truyền tư tưởng cho người kia tiếp thu tư tưởng; trong hầu hết mọi trường hợp th́ ta nên luân phiên những vai tṛ này để tránh nguy cơ một người trở nên thụ động bất b́nh thường; vả lại ta có thể phát hiện thấy rằng một người ắt truyền tư tưởng tốt hơn hẳn, c̣n người kia ắt nhận tư tưởng tốt hơn. Người truyền tư tưởng lựa chọn một tư tưởng có thể là bất cứ thứ ǵ từ một ư tưởng trừu tượng cho tới một vật cụ thể hoặc một h́nh kỷ hà đơn giản; y định trí vào nó rồi gây ấn tượng về nó lên bạn ḿnh. Hiếm khi nào ta cần phải nhấn mạnh rằng tâm trí nên hoàn toàn tập trung, ở trong t́nh trạng mà Patanjali mô tả một cách thi vị là “nhất tâm”. Người thiếu kinh nghiệm không nên toan tính định trí quá lâu kẻo chú tâm của y sẽ bị dao động hoặc xao lăng, thế là h́nh thành một thói quen xấu, phát triển sự căng thẳng dẫn tới sự mệt mỏi. Đối với nhiều người nếu không phải là đa số mọi người, th́ định trí trong vài giây an toàn hơn định trí trong vài phút. Người tiếp nhận thả lỏng cơ thể càng thoải mái càng tốt kẻo bất kỳ sự khó chịu nào của cơ thể cũng làm xao lăng chú tâm của y đối với vấn đề đang xét. Y phải để cho cái trí ḿnh được trống rỗng – một nhiệm vụ tuyệt nhiên không dễ chút nào với kẻ thiếu kinh nghiệm nhưng cũng đủ đơn giản một khi đă biết “bí quyết” – và y phải để ư tới những tư tưởng trôi giạt vào trí ḿnh. Y  nên viết những điều xảy ra, y chỉ cần quan tâm là cứ thụ động, không bác bỏ điều ǵ cũng không khích lệ điều ǵ. Người truyền tư tưởng dĩ nhiên cũng cũng ghi lại những tư tưởng mà ḿnh phóng đi và hai bản ghi chép đến một lúc thích hợp sẽ được đối chiếu. Nếu những người thực nghiệm không bất cập một cách bất b́nh thường về mặt sử dụng ư chí và kiểm soát tư tưởng th́ một khả năng giao tiếp nào đó sẽ được xác lập trong ṿng vài tuần hoặc cùng lắm là trong ṿng vài tháng. Người biên soạn tác phẩm này (A.E.Powell) biết rằng nó xảy ra ngay lần toan tính đầu tiên.

Một khi đă thỏa măn với khả năng chuyển di tư tưởng, học viên huyền bí học chánh đạo không nên tự măn với những cuộc thí nghiệm mang tính học thuật như vừa mô tả trên đây, hoặc không chỉ tự măn với việc phóng đi những tư tưởng tốt bụng cho bạn bè dù chúng hữu ích đến một mức độ nào đó. Y có thể sử dụng quyền năng tư tưởng của ḿnh với tác dụng lớn lao hơn nhiều.

Vậy là ta hăy xét một ví dụ hiển nhiên, giả sử học viên muốn giúp một người đang mắc phải một thói quen tai hại, chẳng hạn như nghiện rượu. Trước hết y nên nhận biết xem lúc nào th́ tâm trí bệnh nhân rất có thể là rảnh rang chẳng hạn như giờ đi ngủ. Nếu người ấy đă ngủ thiếp đi th́ lại càng tốt. Vào lúc đó, y nên ngồi một ḿnh và h́nh dung bệnh nhân ngồi trước mặt ḿnh. Việc h́nh dung rất rơ ràng không thiết yếu nhưng quá tŕnh này sẽ trở nên hữu hiệu hơn nếu người ta có thể h́nh dung một cách sống động, rơ ràng và đầy đủ chi tiết. Nếu bệnh nhân đang ngủ th́ y sẽ bị thu hút về phía người đang nghĩ tới ḿnh và sẽ làm linh hoạt cái h́nh ảnh của chính ḿnh  đă được người kia tạo ra. Thế rồi học viên nên tập trung hết tâm trí chú ư vào h́nh ảnh và gởi cho nó những tư tưởng mà ḿnh muốn gây ấn tượng lên tâm trí của bệnh nhân. Y nên tŕnh bày những tư tưởng này thành ra những h́nh tư tưởng rơ rệt giống như khi nêu ra các lập luận trước mặt bệnh nhân hoặc biện hộ với y bằng lời lẽ.

Cần rất cẩn thận đừng toan tính kiểm soát một chút ư chí của bệnh nhân; nỗ lực chỉ nên nhằm việc đưa ra trước tâm trí bệnh nhân những ư tưởng thu hút trí thông minh và xúc động của y, có thể giúp cho y tạo ra một phán đoán đúng đắn và nỗ lực thực hiện nó. Nếu người ta toan tính áp đặt lên bệnh nhân một đường lối ứng xử đặc thù, và toan tính đó thành công cho dù chỉ chút ít nếu người ta đạt được bất cứ điều ǵ đó. Thoạt tiên chẳng hạn như tác dụng làm suy yếu sự thôi thúc trong tâm trí bệnh nhân có thể gây hại cho y nhiều hơn chuyện làm bậy mà y đă được cứu vớt. Hơn nữa khuynh hướng của tâm trí nhằm sa đà vào những thói quen xấu ắt không thay đổi bằng cách dùng một chướng ngại vật cản đường y sa đà vào một dạng thói xấu đặc thù. Nếu bị kiểm soát theo hướng này th́ nó lại t́m hướng khác, thế là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Như vậy, bắt buộc một người phải mực thước bằng cách khống chế ư chí của y th́ cũng không chữa được thói xấu của y chẳng khác nào nhốt người ấy vào tù. Ngoài nhận xát thực tế nêu trên, xét về mặt nguyên tắc th́ điều này hoàn toàn sai khi một người cố gắng áp đặt ư chí của ḿnh lên người khác, cho dẫu để người khác làm điều đúng đắn. Sự tăng trưởng chân chính không được trợ giúp qua sự cưỡng chế từ bên ngoài. Người ta phải thuyết phục trí thông minh khơi dậy và tẩy trược xúc động trước khi đạt được thành quả chân thực.

Nếu học viên muốn trợ giúp theo kiểu nào đó bằng tư tưởng của ḿnh th́ y nên tiến hành theo một đường lối tương tự. Như ta thấy ở Chương VIII, việc mạnh mẽ mong ước cho bạn gặp điều tốt, gửi cho y một tác nhân bảo vệ nói chung sẽ ở lẩn quẩn xung quanh y dưới dạng một h́nh tư tưởng nhất thời, tỉ lệ với sức mạnh của tư tưởng và sẽ ngăn ngừa y khỏi gặp điều ác, đóng vai tṛ một hàng rào chống lại tư tưởng thù địch, thậm chí ngăn cản những nguy cơ về thể chất. Một tư tưởng yên b́nh và an ủi được gửi đến như thế sẽ xoa dịu tâm trí và làm cho nó b́nh tĩnh, làm lan tỏa xung quanh đối tượng một bầu không khí yên b́nh. Như vậy hiển nhiên là sự chuyển di tư tưởng có liên quan mật thiết tới việc chữa bệnh tâm trí vốn nhắm vào việc người thao tác chuyển những tư tưởng mạnh mẽ tốt đẹp tới cho bệnh nhân. Những ví dụ về điều này là Khoa học Ki Tô giáo, khoa học trí tuệ, việc chữa bệnh bằng tâm trí v.v. . .

Những phương pháp khi người ta toan tính chữa trị cho người bệnh bằng cách tin rằng y đang khỏe mạnh th́ người ta thường vận dụng một mức độ ảnh hưởng thôi miên đáng kể. Thể trí, thể vía, thể phách của một người có liên quan mật thiết với nhau đến nỗi nếu một người tin rằng ḿnh khỏe mạnh chỉ trong tâm trí, th́ cái trí của y có thể bắt buộc thể xác hài ḥa với trạng thái tâm trí, thế là chữa được bệnh.

H. P. Blavastky xét thấy thật là chính đáng và thậm chí minh triết khi sử dụng thuật thôi miên để cứu một người thoát khỏi chứng nghiện rượu chẳng hạn, miễn là người thao tác biết đúng mức để có thể phá vỡ thói quen và giải phóng ư chí của bệnh nhân sao cho ư chí ấy có thể được huy động chống lại thói xấu nghiện rượu. Quyền năng ư chí của bệnh nhân đă trở nên tê liệt do việc y nghiện rượu cho nên nhà thôi miên mới dùng sức mạnh của thuật thôi miên để làm phương tiện tạm thời khiến cho ư chí con người phục hồi và tái khẳng định.

Bệnh thần kinh rất dễ khuất phục trước quyền năng ư chí, bởi v́ hệ thần kinh đă được định h́nh để biểu diễn quyền năng tinh thần trên cơi hồng trần. Ta đạt được kết quả nhanh chóng nhất khi tác động trước hết lên hệ thần kinh giao cảm, bởi v́ hệ thần kinh ấy có quan hệ trực tiếp với khía cạnh ư chí dưới dạng ham muốn, c̣n hệ thần kinh năo tủy có liên quan trực tiếp với khía cạnh nhận biết và ư chí thuần túy.

Một phương pháp chữa bệnh khác đ̣i hỏi người chữa trị trước hết phải khám phá chính xác được điều ǵ trục trặc để h́nh dung ra cơ quan bị bệnh rồi tưởng tượng nó sẽ phải như thế nào. Kế đó y xây dựng vật chất trung giới vào bên trong h́nh tư tưởng trí tuệ mà y đă tạo ra như vậy, rồi dùng sức mạnh từ khí, y làm nó cô đọng lại thêm nữa bằng vật chất dĩ thái và cuối cùng xây dựng vào đó những vật liệu thô bằng chất hơi, chất lỏng và chất đặc. Qua việc sử dụng những vật liệu đă sẵn có trong cơ thể và cung cấp từ bên ngoài những ǵ c̣n thiếu sót.

Rơ ràng là phương pháp này ít ra cũng phải có một ư tưởng nào đó về giải phẫu cơ thể và sinh lư học; tuy nhiên trong trường hợp một giai đoạn tiến hóa tiên tiến th́ ư chí của một người thao tác vốn thiếu hiểu biết trong ư thức trên cơi trần lại có thể được dẫn dắt từ một cơi cao. Trong những việc chữa trị được thực hành bằng phương pháp này th́ không có nhiều nguy hiểm đi kèm theo như những phương pháp được tiến hành dễ dăi hơn, và do đó thông dụng hơn qua phương pháp tác động lên hệ thần kinh giao cảm mà ta có nói tới ở bên trên.

Tuy nhiên cũng có một nguy cơ nào đó trong việc chữa bệnh bằng quyền năng ư chí, đó là nguy cơ đẩy bệnh tật lên một thể cao. Bệnh tật thường là lối thoát thanh toán cuối cùng một điều xấu trước kia đă tồn tại trên các cơi cao, cho nên tốt hơn cứ để cho nó thể hiện ra chứ đừng dùng sức mạnh kềm chế nó rồi đẩy lùi nó lại lên các thể cao tinh vi. Nếu đó là kết quả của một ham muốn hoặc tư tưởng gian tà th́ tốt hơn nên dùng những phương tiện chữa bệnh cho thể xác, bởi v́ những phương tiện chữa bệnh thể xác không thể đẩy lùi di chứng lên cơi cao như trường hợp có thể xảy ra nếu ta dùng những phương tiện của cơi trí tuệ. V́ thế cho nên thuật thôi miên Mesmer là một quá tŕnh thích hợp v́ nó là phương tiện trên cơi trần (Xem Thể Phách, Chương XVIII).

Một phương pháp chữa bệnh thật sự là khiến cho thể vía và thể trí được hoàn toàn hài ḥa, nhưng phương pháp này khó hơn nhiều chứ không nhanh như phương pháp dùng ư chí. Nếu xúc động trong sạch và tâm trí trong sáng th́ thể xác sẽ khỏe mạnh và một người có tâm trí hoàn toàn trong sạch và thăng bằng sẽ không gây ra bệnh mới mặc dù y có thể có một nghiệp nào đó chưa tiêu tan cần phải được thanh toán hoặc thậm chí y có thể chuốc lấy một số sự không hài ḥa nào đó do người khác gây ra.

Dĩ nhiên có những phương pháp khác sử dụng quyền năng tư tưởng để chữa bệnh, bởi v́ tâm trí là một quyền năng sáng tạo vĩ đại trong vũ trụ mang tính thiêng liêng vũ trụ và mang tính nhân bản nơi con người, và cái trí sáng tạo được bao nhiêu th́ nó cũng có thể khôi phục được bấy nhiêu; ở đâu có sự tổn thương th́ ở đó cái trí có thể xoay chuyển thần lực để chữa trị tổn thương ấy.

Nhân tiện, chúng ta có thể lưu ư thấy rằng quyền năng mồi chài (Xem quyển Thể Vía) chỉ là việc tạo ra một h́nh ảnh rơ ràng mạnh mẽ rồi phóng chiếu nó vào trong tâm trí của người khác.

Sự trợ giúp mà thường dành cho người khác qua việc cầu nguyện phần lớn là do tính chất vừa nêu trên, thường thường th́ lời cầu nguyện có tính hữu hiệu so sánh được với lời cầu chúc tốt đẹp b́nh thường mà ta có thể gán cho việc tín đồ một đạo tập trung chú ư và sức mạnh của lời cầu nguyện của ḿnh. Sự tập trung chú ư và sức mạnh giống như vậy mà không dùng tới việc cầu nguyện cũng tạo ra những kết quả tương tự. Học viên nên nhớ rằng ở đây ta đang nói tới tác dụng của việc cầu nguyện do quyền năng tư tưởng của người cầu nguyện. Dĩ nhiên lời cầu nguyện cũng có những kết quả khác do thu hút sự chú tâm của một số sinh linh thông tuệ đă tiến hóa thuộc giới nhân loại, siêu nhân loại hoặc thậm chí phi nhân loại; nó có thể có kết quả là một sự giúp đỡ trực tiếp của một quyền năng cao siêu hơn bất kỳ một quyền năng nào mà người ta cầu nguyện có được. Tuy nhiên với loại “đáp ứng cầu nguyện” này, ta không trực tiếp dính dáng tới nó ở đây.

Mọi điều mà ta có thể dùng tư tưởng để thực hiện cho người c̣n sống th́ lại c̣n làm dễ hơn nữa cho người “đă chết”. Như ta có giải thích trong quyển Thể Vía, sau khi chết người ta có khuynh hướng xoay chú tâm vào bên trong và sống với những xúc cảm và tâm trí nhiều hơn sống với ngoại giới. Sự sắp xếp lại thể vía do Tinh linh Dục vọng càng có khuynh hướng nhốt chặt những năng lượng trí tuệ ngăn cản không cho chúng biểu hiện ra bên ngoài.

Nhưng người nào bị kiểm soát những năng lượng hướng ngoại như thế th́ lại càng dễ tiếp thu những ảnh hưởng từ cơi trí tuệ. V́ vậy, y có thể được trợ giúp, khích lệ và khuyên răn hữu hiệu hơn nhiều so với khi y c̣n ở trên trần thế.

Trong thế giới của sinh hoạt sau khi chết, một tư tưởng yêu thương cũng sờ sờ ra trước mắt người khác y hệt như một lời nói yêu thương hoặc sự vuốt ve âu yếm trên cơi trần. V́ vậy bất cứ ai đă từ trần đều có thể tiếp nhận những tư tưởng yêu thương và an b́nh với ḷng mong muốn cho y nhanh chóng được siêu thoát. Chỉ có điều quá nhiều người vẫn c̣n ở trong t́nh trạng trung gian lâu hơn mức lẽ ra phải như vậy, bởi v́ họ không có bạn bè biết cách trợ giúp ḿnh ở phía bên kia cửa tử.

Các huyền bí gia vốn là các giáo chủ tôn giáo lớn đều thừa biết việc phụng tự dành cho những người đă quá cố được những người c̣n sống thực hiện. V́ thế cho nên tín đồ Ấn giáo có Shraddha, tín đồ Ki Tô giáo có lễ Misa và những lời cầu nguyện dành cho “người chết”.

Cũng giống như vậy, việc chuyển di tư tưởng có thể diễn ra theo chiều ngược lại, nghĩa là từ người đă thoát xác chuyển sang cho người c̣n sống trên cơi trần. Vậy là chẳng hạn như tư tưởng mạnh mẽ của một diễn giả bàn về một tư tưởng đặc thù có thể thu hút sự chú tâm của những thực thể đă thoát xác quan tâm tới đề tài ấy; thật vậy, thính giả gồm nhiều người trên cơi trung giới hơn là những người c̣n đang mang xác phàm.

Đôi khi một trong những khách tham quan này có thể biết đề tài ấy nhiều hơn cả diễn giả nữa, trong trường hợp này y có thể giúp sức bằng sự ám thị hoặc minh họa. Nếu diễn giả có thần nhăn th́ y có thể thấy người trợ giúp ḿnh cùng những ư tưởng mới được thể hiện qua vật chất tinh vi trước mắt ḿnh. Nếu y không có thần nhăn th́ người trợ giúp có lẽ phải gây ấn tượng của những ư tưởng ấy lên bộ óc của diễn giả và trong trường hợp này diễn giả có thể giả định rằng chúng là ư tưởng của ḿnh. Loại trợ giúp này thường do một nhà “pḥ trợ vô h́nh” cung ứng. (Xem quyển Thể Vía, trang 245-246).

Quyền năng tư tưởng phối hợp của một nhóm người được cố ư dùng cho một cứu cánh nào đó th́ cả các huyền bí gia lẫn những người khác đều thừa biết, họ vốn có biết một điều ǵ đó về khoa học thâm sâu của trí tuệ. Vậy là trong một bộ phận nào đó của Ki Tô giáo, người ta có thói quen trước khi gửi một đoàn thừa sai đi tới phúc âm hóa một giáo khu đặc biệt nào đó th́ người ta thường suy tư bền bỉ và xác định. Bằng cách này, một bầu hào quang tư tưởng được tạo ra ở giáo khu ấy rất thích hợp cho việc truyền bá những giáo huấn mà người ta nghĩ tới và những bộ óc tiếp thu đă được chuẩn bị để được tiếp nhận giáo huấn.

Các ḍng tu chiêm niệm của Giáo hội Công giáo La mă đă dùng tư tưởng để làm được những điều tốt đẹp và hữu ích cũng giống như những tu sĩ ẩn dật thuộc các tín ngưỡng Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Thật vậy, ở đâu có một trí thông minh tốt đẹp và trong sạch được vận dụng để trợ giúp cho thế gian bằng cách dùng nó để phổ truyền những tư tưởng thanh cao và cao cả th́ ở đó người ta đă phục vụ nhất định cho con người, và tư tưởng gia cô độc trở thành một trong những người đă nâng thế giới lên tầm cao.

C̣n một ví dụ nữa mà ta có thể xếp loại một phần là hữu thức c̣n một phần là vô thức, đó là cách thức khiến một người ảnh hưởng mạnh mẽ tới người khác bằng bầu hào quang tư tưởng khi một đệ tử hoặc môn sinh liên kết với một đạo sư hoặc sư phụ.

Ở phương Đông người ta thừa biết điều này khi người ta công nhận rằng một phần quan trọng nhất và hữu hiệu nhất trong việc rèn luyện đệ tử chính là việc y thường xuyên sống với sự có mặt của sư phụ và tắm ḿnh trong hào quang của ngài. Đủ thứ hiện thể của sư phụ rung động đều dặn và mạnh mẽ với nhịp độ vừa cao vừa đều đặn hơn bất cứ thứ ǵ mà đệ tử có thể duy tŕ được, mặc dù đôi khi y có thể đạt tới mức ấy trong những phút giây ngắn ngủi. Nhưng áp lực thường xuyên của những làn sóng tư tưởng mạnh mẽ hơn thuộc sư phụ dần dần nâng làn sóng tư tưởng của đệ tử lên cùng một cung bậc. Ta có thể xét một sự tương tự đại khái trong việc học nhạc. Một người chỉ có ít năng khiếu nghe nhạc ắt thấy khó mà hát đúng được những quăng nhạc thôi, những nếu y gia nhập với một giọng hát khác mạnh mẽ hơn đă hoàn toàn lăo luyện rồi th́ nhiệm vụ của y trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Điều quan trọng là nốt chủ âm của sư phụ phải luôn luôn trổi lên sao cho tác động của nó ảnh hưởng tới đệ tử ngày đêm mà không cần tới bất kỳ tư tưởng đặc biệt nào của bất cứ bên nào trong hai bên. Như vậy sự tăng trưởng các thể tinh vi của học tṛ sẽ trở nên dễ xảy ra hơn theo đúng hướng, không một kẻ phàm phu nào tác động một cách tự động và không có chủ ư mà lại gây tác dụng thậm chí được bằng một phần trăm ảnh hưởng đă được điều động cẩn thận của một bậc đạo sư. Nhưng trong một chừng mực nào đó, số lượng cũng có thể bù trừ cho việc thiếu quyền năng cá biệt sao cho áp lực không ngừng (mặc dù không nhận biết được) tác động lên chúng ta do ư kiến và xúc cảm của những người đồng nghiệp cũng thường khiến cho ta hấp thụ mà không hề biết tới nhiều thành kiến của họ, như ta thấy trong Chương trước kia lúc bàn về ảnh hưởng tư tưởng của quốc gia và chủng tộc.

Một đệ tử “chính thức” của Chơn sư vốn tiếp xúc mật thiết với tư tưởng của Chơn sư đến nỗi y không thể tự rèn luyện ḿnh vào bất kỳ lúc nào mà không để ư xem tư tưởng đó ra sao đối với bất kỳ đề tài cho sẵn nào; bằng cách ấy y thường tránh khỏi sai lầm. Chơn sư lúc nào cũng có thể phóng ra một tư tưởng thông qua đệ tử hoặc là một sự gợi ư hoặc là một thông điệp. Chẳng hạn như nếu đệ tử đang viết thư hoặc diễn thuyết th́ trong tiềm thức Chơn sư biết được sự kiện ấy và bất cứ lúc nào ngài cũng có thể phóng vào tâm trí đệ tử một câu để được bao gồm trong bức thư hoặc sử dụng trong bài diễn thuyết. Trong những giai đoạn đầu tiên, đệ tử thường không có ư thức về điều này và giả định rằng ư tưởng ấy xuất lộ tự phát trong tâm trí ḿnh, nhưng chẳng bao lâu sau y đă học được cách nhận ra tư tưởng của Chơn sư. Quả thật, y nên học cách nhận ra nó, bởi v́ có nhiều thực thể trên cơi trí tuệ và cơi trung giới có những ư định tốt đẹp nhất theo những đường lối hữu hảo nhất rất sẵn ḷng đưa ra những ám thị tương tự, và rơ ràng đệ tử cần học biết để phân biệt chúng từ đâu tới.

 

----------------------------

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS