|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
SINH
HOẠT SAU KHI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Trích Quyển THỂ VÍA
VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG KHÁC CỦA CƠI TRUNG GIỚI Tác giả: Arthur E. Powell Bản Dịch: Chơn Như |
|
CHƯƠNG 13
SINH HOẠT SAU KHI CHẾT: CÁC NGUYÊN KHÍ
Ta có thể cứ khăng khăng cho rằng vào lúc con người lâm chung không thấy có
bất cứ sự thay đổi đột ngột nào: ngược lại, sau khi chết y vẫn c̣n giống hệt
như lúc sinh thời, ngoại trừ việc y không c̣n có một thể xác. Y cũng có loại
trí năng, bẩm tính, những đức tính và thói xấu như cũ; việc mất thể xác
không khiến cho y biến thành một người khác, cũng chẳng khác nào việc cởi bỏ
một cái áo khoác ngoài. Hơn nữa thân phận mà y thấy ḿnh ở trong đó là thân
phận mà chính tư tưởng và ham muốn của y đă tạo ra cho ḿnh. Không có phần
thưởng hoặc sự trừng phạt nào từ bên ngoài, mà chỉ có kết quả thực sự của
điều chính y đă làm, nói và suy nghĩ trong khi c̣n sống trên cơi trần.
Khi ta tiến hành miêu tả sinh hoạt trên cơi trung giới sau khi chêt, ta ắt
nhận thấy rằng những sự kiện có thực tương ứng khá chính xác với quan niệm
của Công giáo về cơi Luyện tội và Âm phủ hoặc Âm ty của người Hy lạp.
Ư tưởng thơ mộng về sự chết coi đó là việc được dịp cào bằng cho ai cũng
giống như ai chỉ là một sự phi lư bắt nguồn từ sự vô minh, bởi v́ quả thật
là trong đại đa số trường hợp, việc mất thể xác không gây ra sự khác biệt
nào về tính linh hoặc trí năng của người ấy và v́ vậy có biết bao nhiêu biến
thể khác nhau của trí thông minh trong đám cái gọi là người chết cũng như
trong đám người c̣n sống.
Đây là sự kiện đầu tiên và nổi bật nhất mà ta cần đánh giá cao: sau khi chết
không có một sinh hoạt mới mẻ lạ lùng mà vẫn là sự nối tiếp sinh hoạt trên
cơi trần như hiện nay trong một vài t́nh huống đă thay đổi.
Trường hợp này kỳ lạ đến nỗi khi người ta bước đầu đến với cơi trung giới
sau khi thể xác đă chết th́ y luôn luôn tuyệt nhiên không biết rằng ḿnh đă
chết; và ngay cả khi y ngộ ra được điều đă xảy ra cho ḿnh th́ thoạt tiên y
cũng chẳng luôn luôn hiểu được cơi trung giới khác với cơi trần như thế nào.
Trong một số trường hợp người ta thường coi chính sự thật ḿnh vẫn c̣n có ư
thức là bằng chứng hùng hồn cho thấy ḿnh đâu có chết; và điều này vẫn cứ
xảy ra bất chấp việc ḿnh đă tin tưởng và khoác lác rất nhiều về sự bất tử
của linh hồn.
Nếu trước kia người ta chưa bao giờ nghe nói tới sinh hoạt trên cơi trung
giới th́ y rất có thể bị xáo trộn ít nhiều bởi thân phận hoàn toàn bất ngờ
của ḿnh phải cam chịu. Rốt cuộc th́ y cũng chấp nhận thân phận này, mặc dù
không hiểu và nghĩ rằng chúng là cần thiết và tất yếu.
Khi nh́n ra ngoài quan sát thế giới mới mẻ, thoạt nh́n có lẽ y thấy nó chẳng
khác bao nhiêu và y ắt giả sử rằng ḿnh vẫn quan sát chính cái thế giới ấy
giống như trước. Như ta đă biết, mỗi mức độ vật chất trung giới đều bị thu
hút bởi mức độ tương ứng của vật chất cơi trần. V́ vậy, nếu ta cứ tưởng
tượng cơi trần đột nhiên không tồn tại nữa mà không có sự thay đổi nào khác
th́ ta ắt vẫn c̣n có một âm bản toàn bích của nó bằng vật chất cơi trung
giới. V́ vậy một người trên cơi trung giới ắt vẫn c̣n thấy những bức tường,
đồ đạc nội thất, con người v.v… mà ḿnh vẫn quen thuộc, được phác họa cũng
rơ nét như bao giờ bằng cái loại vật chất cơi trung giới thô trược nhất. Tuy
nhiên, nếu y khảo sát những vật ấy kỹ lưỡng th́ y ắt nhận thức được rằng mọi
hạt đang chuyển động nhanh thấy rơ, thay v́ ta không thấy nó chuyển động như
trên cơi trần. Nhưng bởi v́ ít người chịu quan sát kỹ lưỡng cho nên thoạt
đầu người chết thường không biết rằng ḿnh đă chịu sự thay đổi nào đó. Vậy
là nhiều người, nhất là ở các nước Tây phương thấy thật khó tin rằng ḿnh đă
chết chỉ v́ ḿnh vẫn c̣n nh́n thấy, nghe thấy, cảm thấy và suy nghĩ. Việc
ngộ ra được điều đă xảy ra có lẽ chỉ ló dạng dần dần khi người ấy phát hiện
ra rằng mặc dù ḿnh có thể nh́n thấy bạn bè nhưng không phải lúc nào cũng
giao tiếp được với họ. Đôi khi y ngỏ lời với họ thế mà họ dường như không
nghe thấy; y cố gắng chạm vào họ và thấy rằng ḿnh không thể gây ấn tượng
lên họ. Ngay cả khi đó, thỉnh thoảng y vẫn tự nhủ rằng chắc là ḿnh đang nằm
mơ bởi v́ có những lúc bạn bè của y đi ngủ th́ họ lại hoàn toàn có ư thức về
y và vẫn nói chuyện với y như cũ.
Dần dần th́ người ấy cũng bắt đầu ngộ ra được những sự khác nhau giữa sinh
hoạt hiện thời với sinh hoạt lúc y c̣n sống trên cơi trần. Ví dụ như chẳng
bao lâu sau y đă thấy rằng mọi nỗi đau đớn và mệt mỏi không c̣n xảy ra với
ḿnh nữa. Y cũng có thể thấy rằng trên cơi trung giới các ham muốn và tư
tưởng biểu hiện thành những h́nh thù nh́n thấy được, mặc dù những h́nh thù
này bao gồm hầu hết là vật chất tinh vi của cơi ấy. Khi sinh hoạt của y tiếp
diễn th́ những thứ này trở nên càng ngày càng nổi bật.
Hơn nữa, mặc dù con người trên cơi trung giới thường không thể nh́n thấy thể
xác của bạn bè, thế nhưng y vẫn có thể và nhất định nh́n thấy thể vía của
bạn bè cho nên biết được xúc cảm và xúc động của họ. Tất nhiên y không thể
theo dơi tỉ mỉ những diễn biến trong sinh hoạt trên cơi trần của họ; nhưng y
ngay tức khắc biết được những xúc cảm như thương yêu hoặc thù ghét, ghen
tương hoặc ganh tị v́ những thứ ấy ắt biểu hiện qua thể vía của bạn bè.
Vậy là mặc dù người sống thường giả định rằng ḿnh đă “mất” người chết, song
người chết chưa bao giờ có cảm tưởng ḿnh đă mất người sống một lúc nào.
Thật vậy con người sống trong thể vía sau khi chết dễ dàng chịu ảnh hưởng
sâu sắc của những xúc cảm bạn bè trên cơi hồng trần nhiều hơn khi y ở trên
trần thế, bởi v́ y không có thể xác để làm giảm bớt những nhận thức của
ḿnh.
Một người trên cơi trung giới thường không nh́n thấy toàn bộ âm bản của một
sự vật mà chỉ nh́n thấy bộ phận của âm bản thuộc về cảnh đặc thù mà y đang ở
trên ấy vào lúc đó.
Hơn nữa, người ấy tuyệt nhiên không luôn luôn nhận ra được chắc chắn âm bản
của thể xác ngay cả khi y nh́n thấy nó. Y thường cần phải có rất nhiều kinh
nghiệm trước khi có thể nhận diện rơ ràng được các đồ vật và bất cứ toan
tính nào mà y thực hiện nhằm xử trí chúng đều có thể là mơ hồ và không chắc
chắn. Ta thường thấy những ví dụ điều này nơi những căn nhà bị ma ám khi có
xảy ra việc ném đá hoặc có những chuyển động mơ hồ, vụng về của vật chất
trên cơi trần.
Thường thường v́ không ngộ ra được rằng ḿnh đâu cần phải làm việc để kiếm
sống, không cần ăn uống, không cần ngủ nghê v.v…; một người sau khi chết vẫn
có thể tiếp tục nấu nướng và ăn uống do chính ḿnh hoàn toàn sáng tạo ra qua
óc tưởng tượng hoặc thậm chí xây dựng cho ḿnh một căn nhà để ở trong đó.
Người ta có ghi chép lại trường hợp một người tự xây dựng cho ḿnh một căn
nhà bằng từng viên đá một, mỗi viên đá được tạo ra riêng biệt bằng tư tưởng
của chính y. Cố nhiên y có thể dùng cái lượng nỗ lực tương tự ấy để tạo ra
trọn cả căn nhà ngay một lúc. Rốt cuộc th́ y cũng buộc ḷng phải thấy rằng
v́ những viên đá không có trọng lượng cho nên t́nh huống ở đây khác với t́nh
huống trên cơi trần, và thế là y bắt đầu phải điều nghiên thêm nữa.
Cũng vậy, một người lính mới ṭ te đối với t́nh h́nh sinh hoạt trên cơi
trung giới có thể tiếp tục đi vào đi ra khỏi một căn pḥng qua lối cửa ra
vào hay cửa sổ mà không ngộ ra được rằng ḿnh có thể đi xuyên qua tường cũng
dễ dàng như vậy. Cũng v́ lư do ấy, y có thể lê bước trên mặt đường trong khi
y hoàn toàn có thể bay bổng trên không trung.
Một người trong buổi sinh thời nhờ được đọc sách báo hoặc bằng cách nào khác
đă từng làm quen với t́nh huống nói chung của sinh hoạt trung giới, tự nhiên
là thấy ḿnh sau khi chết có một nền tảng kiến thức ít nhiều quen thuộc và
v́ vậy không cảm thấy bỡ ngỡ chẳng biết xoay xở ra sao.
Theo kinh nghiệm, ngay cả việc đánh giá cao một cách thông minh giáo huấn
huyền bí học về đề tài này cũng có lợi rất nhiều cho con người sau khi chết,
trong khi một người chỉ mới nghe nói về t́nh huống sinh hoạt trung giới cũng
được lợi ích đáng kể, cho dẫu y có thể coi những giáo huấn ấy chỉ là một
trong nhiều giả thuyết và có thể không đeo đuổi chúng thêm nữa. Trong trường
hợp những người khác, vốn không được may mắn biết trước về cơi trung giới
như vậy th́ kế hoạch tốt nhất của họ là nhận định về vị thế của ḿnh, cố
gắng t́m hiểu bản chất của sinh hoạt ngay trước mắt và t́m cách lợi dụng nó
tối đa. Hơn nữa họ cũng nên tham khảo ư kiến một người bạn lăo luyện nào
đấy.
T́nh h́nh sinh hoạt nêu trên cấu thành Kāmaloka (cơi trung ấm) theo nghĩa
đen là thế giới hoặc nơi chốn của Kāma, tức dục vọng, đó là Âm ty, Âm phủ
của thần học kinh viện. Nói chung th́ Kāmaloka làm một cơi có đông đúc các
thực thể thông tuệ cũng như bán thông tuệ. Nó ken đặc nhiều loại và nhiều
dạng thức sinh linh khác nhau như thể một cọng cỏ đối với một con cọp, một
con cọp đối với một con người; dĩ nhiên c̣n nhiều thực thể khác sống ở đây
ngoài những người đă chết ra (xem các Chương từ 19 tới 21). Nó lồng vào cơi
hồng trần và cơi hồng trần cũng đan xen vào nó, nhưng v́ các trạng thái vật
chất ở hai cơi này khác nhau cho nên chúng cùng tồn tại bên nhau mà không
một thực thể nào của cơi này lại ư thức được các thực thể thuộc cơi kia (âm
dương cách trở). Chỉ trong những t́nh huống bất b́nh thường, cư dân của hai
cơi mới có thể ư thức được về sự hiện diện của nhau.
Như vậy Kāmaloka không phải ngăn cách thành một biệt khu ngăn cách với phần
c̣n lại của cơi trung giới do t́nh huống ư thức của các thực thể trực thuộc
nó; chưa gỡ rối khỏi Kāma tức là bản chất xúc động và đam mê. Trạng thái này
cũng được gọi là Prataloka tức tâm cảnh ngạ quỉ; ngạ quỉ là một người đă mất
thể xác nhưng vẫn c̣n đeo mang lớp vỏ nặng trĩu những ham muốn đầy thú tính.
Ta thấy t́nh huống Kāmaloka có trên mỗi phân cảnh nơi cơi trung giới. Nhiều
người chết thoạt tiên lâm vào t́nh huống bứt rứt rất nhiều, c̣n những người
khác dứt khoát là bị khiếp sợ. Khi họ gặp phải những h́nh tư tưởng mà chính
ḿnh và thân bằng quyến thuộc đă tạo ra trong hằng thế kỷ - tư tưởng về một
con quỉ đầu trâu mặt ngựa, một vị thần giận dữ và độc ác trừng phạt đời đời
– th́ họ thường co rúm lại trong t́nh trạng sợ hăi đáng thương và có thể mất
rất nhiều thời gian đau khổ oằn oại trong tâm trí, trước khi có thể giải
thoát ḿnh khỏi ảnh hưởng chết người của những quan niệm vô cùng lầm lạc và
điên rồ như thế.
Tuy nhiên nói cho công tâm th́ chỉ trong đám cộng đồng tên là Tin lành th́
cái sự độc ác khủng khiếp ấy mới có dạng gia trọng tột độ. Giáo hội La mă
Công giáo vĩ đại với thuyết cơi luyện ngục hầu như gần sát hơn nhiều với một
quan niệm chân chính về cơi trung giới, dù sao đi nữa những tín đồ thuần
thành của giáo hội cũng ngộ ra được rằng t́nh huống mà ḿnh lâm vào chẳng
bao lâu sau khi chết chỉ là một t́nh trạng tạm bợ. Và họ chỉ việc cố gắng
vươn lên khỏi nó ngay khi nào có thể được nhờ vào đạo tâm mănh liệt, trong
khi họ chấp nhận bất cứ sự đau khổ nào có thể xảy ra với ḿnh coi như cần
thiết để rửa sạch những khiếm khuyết trong tính t́nh trước khi họ có thể
chuyển sang các cơi cao hơn và tươi sáng hơn.
Như vậy, ta thấy rằng mặc dù tôn giáo đă dạy cho người ta nên trông mong
điều ǵ và cách thức sinh hoạt trên cơi trung giới, nhưng trong hầu hết mọi
trường hợp người ta đă làm như vậy. V́ thế, cần có nhiều lời giải thích về
thế giới mới mẻ mà họ sa vào đó. Nhưng sau khi chết cũng giống như trước khi
chết, có mấy ai đạt được sự thẩm định thông minh về sự thật của cơ tiến hóa
và nhờ hiểu được một điều ǵ đó về vị thế của ḿnh, họ biết cách lợi dụng
được nó. Ngày nay có một số lớn những người dù “c̣n sống” hay “đă chết” đều
dấn thân vào việc truy t́m và trợ giúp những người đă chết mà c̣n chưa biết
bản chất chân thực của sinh hoạt sau khi chết (Xem chương 28 bàn về
Những người pḥ trợ vô h́nh). Tuy
nhiên tiếc thay trên cơi trung giới cũng như trên cơi trần, kẻ vô minh hiếm
khi nào sẵn sàng lợi dụng được lời khuyên hoặc gương mẫu của người minh
triết.
Đối với người trước khi thể xác chết đă làm quen với t́nh h́nh sinh hoạt
thật sự trên cơi trung giới th́ một trong những đặc trưng dễ chịu nhất của
sinh hoạt ấy chính là sự an dưỡng và hoàn toàn giải thoát khỏi mọi nhu cầu
khẩn thiết, chẳng hạn như ăn uống vốn làm nặng trĩu sinh hoạt trên cơi trần.
Trên cơi trung giới người ta hoàn toàn được tự do làm bất cứ điều ǵ ḿnh
thích và sử dụng thời giờ tùy thích.
Như ta đă nêu rơ, một người chết đi trên cơi trần đang đều đều triệt thoái
về Chơn nhơn. Trọn cả chu kỳ sống và chết có thể được ví như một h́nh bầu
dục mà chỉ có phần thấp nhất là đi qua cơi hồng trần. Trong phần đầu của chu
kỳ này, Chơn ngă phóng ḿnh ra nhập vào vật chất, điểm giữa của đường cong
ắt là trung điểm trong sinh hoạt trên cơi trần, khi lực của Chơn ngă đă tiêu
tốn để ùa ra ngoại cảnh rồi chuyển sang việc bắt đầu quá tŕnh dài dằng dặc
nhằm triệt thoái.
Như vậy ta có thể coi mỗi kiếp nhập thế trên cơi trần là việc Chơn ngă (nơi
cư trú của nó là phần cao của cơi trí tuệ) đặt cược ra bên ngoài như một
cuộc đầu tư và trông mong cuộc đầu tư ấy sẽ thu lại được thêm nhiều kinh
nghiệm vốn sẽ được phát triển thành những phẩm chất mới cho ḿnh.
V́ vậy thời gian sinh hoạt sau khi chết mà ta trải qua trên cơi trung giới
dứt khoát là thời kỳ triệt thoái về Chơn ngă. Trong phần sau cùng của sinh
hoạt trên cơi trần, tư tưởng và sự quan tâm của con người nên càng ngày càng
ít hướng về chỉ những vấn đề trên cơi trần thôi; cũng vậy trong khi sinh
hoạt trên cơi trung giới, y nên càng ngày càng ít chú ư tới vật chất thấp
thuộc cơi trung giới vốn cấu tạo thành đối phần của các vật trên cơi trần,
mà bận tâm tới vật chất cao được dùng để tạo ra các h́nh tư tưởng dục vọng.
Y đâu cần phải thay đổi vị trí trong không gian (mặc dù điều này cũng đúng
một phần, xem Chương 14) so với việc y cần phải di chuyển trọng tâm chú ư
của ḿnh. V́ thế cho nên đối phần của cơi hồng trần mà y đă rời bỏ dần dần
mờ nhạt đi trong tầm nh́n của y và sinh hoạt của y càng ngày càng trở thành
sinh hoạt trong thế giới tư tưởng. Những ham muốn và xúc động mà y vẫn c̣n
dai dẵng, do đó bởi v́ vật chất cơi trung giới sẵn sàng tuân theo những ham
muốn và tư tưởng của y cho nên những h́nh tướng xung quanh y phần lớn sẽ
biểu diễn được những xúc cảm của chính y mà bản chất của chúng chủ yếu sẽ
xác định liệu sinh hoạt của y là hạnh phúc hay khốn khổ.
Mặc dù trong quyển sách này ta không bàn tới bộ phận của sinh hoạt sau khi
chết diễn ra trên cơi “thiên đường”, nghĩa là trên cơi trí tuệ; tuy nhiên để
hiểu trọn vẹn được những ǵ xảy ra cho thể vía trên cơi trung giới, ta nên
nhớ rằng, sinh hoạt trên cơi trung giới chủ yếu là một giai đoạn trung gian
trong trọn cả chu kỳ sống và chết để chuẩn bị cho sinh hoạt trên cơi trí
tuệ.
Như ta đă thấy, ngay sau khi thể xác chết, thể vía được giải thoát; diễn tả
theo quan điểm tâm thức th́ Kāma–Manas được giải thoát. Từ đó trở đi, cái bộ
phận của hạ trí vốn không móc ngoặc chằng chịt với Kāma, dần dần cũng được
giải thoát mang theo ḿnh những kinh nghiệm thích hợp để cho thể thượng trí
đồng hóa được.
Trong khi ấy, cái bộ phận của hạ trí vẫn c̣n móc ngoặc với Kāma mang lại cho
thể vía một ư thức khá lẫn lộn, một trí nhớ đứt quăng về những diễn biến của
cuộc đời vừa mới kết thúc. Nếu những xúc động và đam mê thật mạnh mẽ, c̣n
yếu tố trí tuệ chỉ yếu ớt thôi th́ thể vía sẽ được cấp năng lượng dồi dào và
sẽ đeo bám cơi trung giới trong một thời gian đáng kể. Nó cũng sẽ tỏ ra có
một số lượng ư thức đáng kể do có vật chất trí tuệ móc ngoặc trong đấy. Mặt
khác, nếu sinh hoạt trên cơi trần vừa kết liễu được đặc trưng bởi yếu tố trí
tuệ và sự thanh khiết hơn là bởi đam mê th́ thể vía không được cấp năng
lượng dồi dào mà chỉ là một mặt nạ giả trang mờ nhạt của con người, nó sẽ
tan ră và chết đi tương đối nhanh.
CHƯƠNG 14
SINH HOẠT SAU KHI CHẾT: NHỮNG CHI TIẾT ĐẶC THÙ
Khi xét tới t́nh h́nh sinh hoạt của con người trên cơi trung giới, có hai
yếu tố nổi bật mà ta cần chú ư: (1) –
Thời khoảng mà y trải qua ở bất kỳ cảnh đặc thù nào, (2) –
Mức độ ư thức của y về cảnh ấy.
Thời khoảng tùy thuộc vào lượng vật chất của cảnh ấy mà y đă kiến tạo vào
thể vía của ḿnh trong buổi sinh thời. Y tất yếu vẫn c̣n ở trên cảnh ấy cho
đến khi vật chất tương ứng với nó đă bị trút bỏ ra khỏi thể vía của y.
Như ta đă thấy, trong buổi sinh thời, phẩm tính của thể vía mà y kiến tạo
cho ḿnh trực tiếp xác định đam mê, ham muốn và xúc động được gián tiếp xác
định bởi tư tưởng của y cũng như các thói quen thể xác của y (ăn uống, sạch
sẽ, tiết dục v.v…). Một thể vía thô thiển và nặng trược bắt nguồn từ một
sinh hoạt thô tục và lỗ măng, ắt khiến cho người ấy chỉ đáp ứng với những
rung động thấp của cơi trung giới sao cho sau khi chết y ắt thấy ḿnh bị
ràng buộc vào cơi trung giới qua quá tŕnh từ từ và lâu dài nhằm làm tan
biến thể vía.
Mặt khác, một thể vía thanh bai được tạo ra do một sinh hoạt thanh khiết và
tế nhị, ắt khiến cho người ấy không đáp ứng với những rung động thấp và thô
của cơi trung giới mà chỉ đáp ứng với những ảnh hưởng cao hơn; do đó y ắt
trải nghiệm ít rắc rối hơn nhiều trong sinh hoạt sau khi chết, và sự tiến
hóa của y sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.
Mức độ ư thức tùy thuộc vào mức
độ y làm linh hoạt và sử dụng vật chất của cảnh đặc thù ấy trong buổi sinh
thời.
Nếu trong lúc sống trên trần thế, y thả rông cho bản chất thú tính sổng
chuồng, nếu y lơ là hoặc bóp nghẹt bản chất trí thức và tâm linh, th́ thể
vía tức thể dục vọng sẽ tồn tại dai dẳng một thời gian dài sau khi thể xác
chết.
Mặt khác, nếu y đă chinh phục và chế ngự được dục vọng trong buổi sinh thời,
nếu nó đă được tẩy trược và rèn luyện để tuân phục bản chất cao cả, th́ ắt
chẳng có bao nhiêu năng lượng được cấp cho thể vía, và nó sẽ nhanh chóng tan
ră và phân hủy đi.
Tuy nhiên, kẻ phàm phu tuyệt nhiên chưa giải thoát được mọi ham muốn thấp
hèn trước khi chết; do đó phải mất một thời kỳ dài ít nhiều sinh hoạt hữu
thức trọn vẹn trên đủ thứ cảnh của cơi trung giới để cho các lực mà y đă sản
sinh ra bị thanh toán hết, thế là giải thoát được Chơn ngă.
Nguyên tắc chung là khi thể vía đă bị cạn kiệt hết ái lực đối với một cảnh
th́ đa số các hạt thô đều rơi rụng đi và nó thấy ḿnh có ái lực với một
trạng thái hiện tồn hơi cao siêu hơn. Có thể nói tỉ trọng riêng của nó
thường xuyên giảm đi v́ thế nó đều đều thăng lên từ tầng thô trược cho tới
tầng thanh nhẹ và chỉ tạm ngừng lại ở nơi nó được cho thăng bằng chính xác
trong một thời gian.
Ở trên bất kỳ cảnh cho sẵn nào trên cơi trung giới tức là đă phát triển được
sự bén nhạy của những hạt trong thể vía vốn thuộc về cảnh ấy. Có tầm nh́n
hoàn hảo trên cơi trung giới có nghĩa là đă phát triển được sự bén nhạy nơi
mọi hạt của thể vía sao cho mọi cảnh đều được nh́n thấy cùng một lúc.
Một người đă sống cuộc đời tốt đẹp và thanh khiết với những xúc cảm và hoài
băo mạnh mẽ nhất mang tính vị tha và tâm linh th́ người ấy sẽ không bị cuốn
hút vào cơi trung giới và nếu được bỏ mặc hoàn toàn một ḿnh th́ y thấy
chẳng có mấy điều giữ y lại trên đó hoặc khiêu khích y hoạt động trong một
thời kỳ tạm trú tương đối ngắn ngủi. Những đam mê trần tục của y đă bị khống
chế trong buổi sinh thời và lực ư chí của y đă được hướng vào các kênh dẫn
cao hơn, cho nên chỉ có ít năng lượng ham muốn thấp hèn cần phải thanh toán
trên cơi trung giới. V́ vậy thời gian lưu trú của y ở đó sẽ rất ngắn ngủi và
rất có thể là y chẳng qua chỉ có bán ư thức mơ màng cho đến khi y lại ch́m
vào giấc ngủ trong đó các nguyên khí cao của y rốt cuộc giải thoát ra khỏi
thể vía và nhập vào sinh hoat cực lạc trên cơi thiên đường.
Diễn tả một cách chuyên môn hơn, th́ trong buổi sinh thời, Manas đă tẩy
trược Kāma mà ḿnh bị móc ngoặc vào đó đến nỗi sau khi chết đi Kāma chỉ c̣n
là một cặn bă dễ dàng bị Chơn ngă triệt thoái rũ bỏ. Một người như thế v́
vậy ắt ít có ư thức trên cơi trung giới.
Hoàn toàn có thể đó là một người do kết quả của những kiếp trước đă có khá
nhiều chất thô trược cơi trung giới trong thể vía của ḿnh. Cho dẫu y đă
được cải tạo và sống một cuộc đời theo hạnh kiểm th́ y không làm linh hoạt
lớp vật chất thô ấy và mặc dù nhiều loại vật chất thô ấy đă bị rũ bỏ và được
thay thế bằng những vật liệu tinh vi hơn, thế nhưng hoàn toàn có thể c̣n lại
nhiều vật liệu ấy. V́ vậy, người ấy ắt phải ở lại trên một cảnh thấp của cơi
trung giới trong một thời gian nào đó cho đến khi quả thật vật chất thô đều
đă rơi rụng hết. Nhưng v́ vật chất thô không được làm linh hoạt cho nên y ắt
có ư thức và thực tế là thiu thiu ngủ trải qua suốt thời kỳ tạm trú ở đó.
Có một điểm mà ta gọi là mức tới hạn giữa mỗi cặp của phân trạng thái (sub –
states) vật chất: nước đá có thể được nâng lên mức mà chỉ cần thêm một chút
nhiệt cũng biến nó thành nước lỏng; nước lỏng có thể nâng lên tới mức mà chỉ
cần thêm một chút nhiệt cũng biến nó thành hơi nước. Và thế là mỗi phân
trạng thái của vật chất trung giới có thể được đưa lên tới mức tinh vi đến
nỗi chỉ cần tinh vi thêm một chút cũng biến nó thành ra phân trạng thái kế
tiếp cao hơn. Nếu một người đă làm như vậy đối với mọi phân trạng thái vật
chất trong thể vía của ḿnh sao cho nó được tẩy trược tới mức tinh vi nhất
có thể được th́ chỉ cần lực làm tan ră lần đầu tiên chạm tới nó cũng phá tan
sự cố kết của nó, phân giải nó thành ra t́nh huống nguyên thủy, ngay tức
khắc khiến y được tự do chuyển sang cảnh kế tiếp. Như vậy việc y đi xuyên
qua cơi trung giới ắt nhanh không thể tưởng tượng được và y sẽ bay như chớp
qua cơi này hầu như ngay tức khắc lên tới trạng thái cao là cơi thiên đường.
Mọi người sau khi chết đều phải trải qua tất cả cảnh của cơi trung giới trên
đường đi tới cơi thiên đường. Nhưng cho dù y có ư thức hay chăng về bất kỳ
hoặc tất cả những thứ ấy và có ư thức đến mức nào th́ điều ấy vẫn c̣n tùy
thuộc vào những yếu tố nêu trên.
V́ những lư do ấy, rơ ràng là mức độ ư thức mà con người có thể sở hữu được
trên cơi trung giới cùng với thời gian mà y phải trải qua ở đó trên con
đường đi tới cơi thiên đường, có thể biến thiên trong một phạm vi rất rộng.
Có một số người chỉ trải qua vài tiếng đồng hồ hoặc vài ngày trên cơi trung
giới; những người khác ở lại đó trong nhiều năm hoặc ngay cả nhiều thế kỷ.
Đối với một kẻ phàm phu th́ hai mươi hoặc ba mươi năm trên cơi trung giới
sau khi chết là con số trung b́nh phải chăng. Một trường hợp ngoại lệ là nữ
hoàng Elizabeth, bà yêu tổ quốc nồng nàn đến nỗi chỉ gần đây bà mới chuyển
lên cơi thiên đường sau khi trải qua thời gian từ lúc chết để nỗ lực (măi
cho tới gần đây hầu như vẫn không thành công) gây ấn tượng lên những người
kế vị cho họ biết ư kiến của ḿnh về điều phải được thực hiện cho nước Anh.
Một ví dụ đáng chú ư khác là nữ hoàng Victoria, bà đă đi qua cơi trung giới
rất nhanh để nhập vào cơi thiên đường, việc bà đi nhanh như thế chắc chắn là
do hàng triệu h́nh tư tưởng yêu thương và biết ơn được gửi tới cho bà, cũng
như cho tính tốt cố hữu của bà.
Vấn đề chung chung về thời khoảng giữa hai kiếp sống trên trần thế thật là
phức tạp. Ở đây ta chỉ có thể đề cập ngắn gọn tới bộ phận trên cơi trung
giới của những thời khoảng ấy. Muốn có chi tiêt thêm nữa xin môn sinh tham
khảo tác phẩm Sinh hoạt nội giới
quyển 2, trang 458 – 474.
Ta phải xét đến ba yếu tố chính:
(1)
– Lớp chơn ngă
(2)
– Phương thức biệt lập ngă tính
(3)
– Độ dài và bản chất của kiếp sống trên trần thế vừa qua
Bảng sau đây cung cấp phần trung b́nh tổng quát cho độ dài của sinh hoạt
trên cơi trung giới được xác định theo lớp chơn ngă.
Người trên dăy
Nguyệt tinh: |
Cấp 1 |
|
Biệt lập ngă tính trên cơi Nguyệt tinh.
Cuộc tuần hoàn số |
Loại h́nh hiện nay |
Thời gian trung b́nh của sinh hoạt trên cơi trung giới |
5 |
Các Chơn ngă tiên tiến, nhiều Chơn ngă này nhập thể liên tục sao cho
đối với họ vấn đề thời khoảng giữa hai kiếp sống không nảy sinh ra |
5 năm: một chơn ngă thậm chí có thể trải qua nhanh chóng và vô ư
thức |
Con người nổi bật về nghệ thuật, khoa học hoặc tôn giáo |
Khuynh hướng chung là hướng về một sinh hoạt dài hơn trên cơi trung
giới, nhất là trong trường hợp các nghệ sĩ và những người theo tôn
giáo |
|
6 |
Những nhà quí tộc đồng quê và những người chuyên nghiệp |
20 – 85 năm |
7 |
Giai cấp trung lưu thượng đẳng |
25 năm |
Lớp Chơn ngă |
|
|
Những người dăy Nguyệt tinh: cấp 2 |
Giới tiểu tư sản |
40 năm |
Người thú trên dăy
Nguyệt tinh |
Công nhân lành nghề |
40 năm ở mức trung b́nh |
Con thú trên dăy Nguyệt tinh lớp 1 |
Công nhân không lành nghề |
40 – 50 năm trên các mức hạ đẳng |
Con thú trên dăy Nguyệt tinh lớp 2 |
Những kẻ nghiện rượu và hết xài |
40 – 50 năm thường là trên cảnh thứ 6 |
Con thú trên dăy Nguyệt tinh lớp 3 |
Nhân loại thấp kém nhất |
5 năm trên cảnh thứ 7 |
Chắc chắn có sự khác nhau do phương thức cá thể hóa, nhưng sự khác nhau này
có tỉ lệ hơn nhiều nơi các lớp thấp hèn. Những người đă cá thể hóa do trí
năng có khuynh hướng trải qua một thời khoảng giữa hai kiếp sống khá dài hơn
mức được trải qua bởi những kẻ cá tể hóa theo kiểu khác.
Nói chung th́ một người chết trẻ ắt có thời khoảng ngắn hơn so với người
chết lúc tuổi già nhưng rất có thể có một sinh hoạt trung giới dài hơn tỉ lệ
theo đó, bởi v́ hầu hết những xúc động mạnh được thanh toán trong sinh hoạt
trên cơi trung giới đều được sản sinh ra trong buổi sinh thời lúc c̣n trai
trẻ.
Ta phải nhớ rằng trên cơi trung giới hầu như không áp dụng được những phương
pháp thông thường để đo lường thời gian; ngay cả trong sinh hoạt trên cơi
trần th́ sự lo âu hoặc đau khổ ắt trải ra một vài tiếng đồng hồ mà hầu như
là vô tận và trên cơi trung giới th́ đặc trưng này được khuếch đại lên cả
trăm lần.
Một người trên cơi trung giới chỉ có thể đo lường thời gian qua cảm giác của
ḿnh. Đó là v́ một sự bóp méo sự thật này đă đưa tới ư niệm sai lầm về việc
đọa lạc đời đời.
Như vậy ta ắt thấy rằng cả (1) thời gian trôi qua lẫn (2) mức độ ư thức trải
nghiệm trên mỗi cảnh của cơi trung giới đều tùy thuộc rất nhiều vào loại
sinh hoạt mà con người đă trải qua trên cơi trần. Một yếu tố khác có tầm
quan trọng lớn lao là tâm trạng của con người sau khi thể xác chết.
Sinh hoạt trên cơi trung giới có thể do ư chí điều khiển chẳng khác nào sinh
hoạt trên cơi hồng trần. Một người có ít quyền năng ư chí hoặc có ít sáng
kiến th́ trên cơi trung giới cũng như trên cơi hồng trần đều trôi giạt theo
môi trường xung quanh do chính ḿnh tạo ra. Mặt khác, một người có quyết tâm
có thể luôn luôn tận dụng được hoàn cảnh của ḿnh và sống cuộc đời riêng bất
chấp hoàn cảnh. V́ vậy, một người không dứt bỏ được những khuynh hướng gian
tà trên cơi trung giới, trừ phi y dứt khoát hành động v́ mục tiêu ấy. Nếu y
không dứt khoát cố gắng th́ y tất yếu chịu đau khổ do không thể thỏa măn
những điều thèm thuồng mà ta chỉ có thể thỏa măn được nhờ vào một thể xác.
Theo thời gian, ham muốn sẽ ṃn mỏi và chết đi chỉ v́ không thể thỏa măn
được.
Tuy nhiên quá tŕnh này có thể được đẩy nhanh lên nhiều ngay khi con người
nhận ra việc cần phải giải thoát ḿnh khỏi những ham muốn gian tà giữ ḿnh
lại và thực hiện những nỗ lực cần thiết. Một người không biết tới t́nh trạng
sự việc chân thực thường suy đi ngẫm lại về những ham muốn của ḿnh, thế là
kéo dài thời gian sống của chúng và tuyệt vọng bám lấy những hạt vật chất
thô của trung giới đến mức tối đa, bởi v́ cảm giác liên quan tới chúng dường
như gần nhất với sinh hoạt trên cơi trần mà y vẫn c̣n thèm thuồng. Qui tŕnh
thích đáng đối với y dĩ nhiên là phải tiêu diệt các ham muốn trần tục và
triệt thoái vào bên trong ḿnh càng nhanh càng tốt.
Ngay cả việc chỉ biết trong cái trí về t́nh h́nh sinh hoạt trên cơi trung
giới và thật ra chỉ biết những chơn lư Thông Thiên Học nói chung, cũng có
giá trị vô song đối với con người sinh hoạt sau khi chết.
Điều cực kỳ quan trọng là sau khi thể xác chết, người ấy phải nhận thức hoàn
toàn rơ rệt rằng ḿnh đang đều đều triệt thoái hướng về chơn ngă và do đó y
nên tháo gỡ tư tưởng ḿnh hết mức ra khỏi những sự vật trên cơi trần, và chú
tâm tới những vấn đề tâm linh vốn làm y bận tâm để đến đúng lúc y chuyển từ
cơi trung giới sang cơi trí tuệ tức cơi thiên đường.
Bằng cách chọn theo thái độ này y sẽ làm dễ dàng sự tan ră tự nhiên của thể
vía thay v́ bị lần lữa trên các cảnh thấp của cơi trung giới một cách không
cần thiết và vô ích.
Tiếc thay nhiều người không chịu xoay tư tưởng hướng lên mà lại bám lấy
những vấn đề trần tục dai dẳng tuyệt vọng. Khi thời gian trôi qua theo lộ
tŕnh b́nh thường của cơ tiến hóa, họ dần dần không tiếp xúc với các cơi
thấp, nhưng do việc cứ vùng vằng ở mỗi bước tiến dọc đường, họ gây ra cho
bản thân nhiều sự đau khổ không cần thiết và làm tŕ hoăn nghiêm trọng sự
tiến hóa đi lên của ḿnh.
Trong sự đối lập vô minh này chống lại lộ tŕnh tự nhiên của vạn vật, việc
chiếm hữu được một xác phàm ắt trợ giúp cho người ấy, xác chết được dùng làm
một loại điểm tựa bám lấy cơi hồng trần. Phương thuốc tốt nhất để chữa
khuynh hướng này là thiêu xác, nó hủy diệt mối liên kết với cơi trần.
Một vài ví dụ tiêu biểu về sinh hoạt sau khi chết trên cơi trung giới ắt
minh họa tốt cho bản chất và cơ sở lư luận của sinh hoạt ấy.
Một người b́nh thường không đặc sắc, chẳng đặc biệt tốt cũng chẳng đặc biệt
xấu, cố nhiên không hề bị thay đổi do đă chết mà vẫn c̣n không đặc sắc. V́
vậy y ắt không đặc biêt đau khổ mà cũng chẳng đặc biệt vui sướng; thật vậy,
y có thể thấy sinh hoạt khá tẻ nhạt, bởi v́ trong buổi sinh thời y chẳng
trau dồi được một sự hứng thú đặc biệt nào cho nên trong sinh hoạt trên cơi
trung giới y cũng chẳng có ǵ hứng thú.
Nếu trong buổi sinh thời y chẳng có ư kiến ǵ ngoại trừ việc ngồi lê đôi
mách, chơi thể thao, kinh doanh hoặc quần là áo lược th́ tự nhiên khi những
thứ này không c̣n có được nữa, y rất có thể thấy thời gian kéo dài lê thê.
Tuy nhiên, một người có ham muốn mănh liệt thuộc loại thấp, chẳng hạn như
một người ghiền rượu hoặc ham mê ngũ dục th́ ắt gặp trường hợp tệ hơn nhiều.
Chẳng những sự thèm thuồng và ham muốn của y vẫn c̣n (ta nên nhớ rằng các
trung tâm cảm giác không ở nơi thể xác mà ở nơi Kāma – Xem trang 24), nhưng
chúng ắt mạnh hơn bao giờ hết bởi v́ trọn cả sức mạnh của nó được biểu diễn
qua vật chất trên cơi trung giới, không một lực nào được hấp thu để phát
động những hạt nặng nề trên cơi trần.
V́ ở trong t́nh huống thấp nhất và trụy lạc nhất trong sinh hoạt trên trung
giới cho nên một người thường có vẻ vẫn c̣n ở đủ gần cơi hồng trần để bén
nhạy với một vài hơi hám, mặc dù sự khiêu khích được tạo ra như thế chỉ kích
thích thêm nữa ham muốn điên cuồng của y và dày ṿ y tới mức gần phát điên.
Nhưng bởi v́ y không c̣n có thể xác nữa để xoa dịu những thèm thuồng của
ḿnh cho nên y không thể thỏa măn sự khao khát khủng khiếp ấy. V́ thế cho
nên vô số truyền thuyết đều nói tới lửa luyện ngục mà ta thấy trong hầu hết
mọi tôn giáo vốn là biểu tượng hay ho để chỉ t́nh trạng bị hành hạ như được
miêu tả. Một t́nh trạng như thế có thể kéo dài một thời gian khá lâu v́ nó
chỉ mất đi do dần dần bị ṃn mỏi.
Cơ sở lư luận và sự công bằng tự động của toàn thể quá tŕnh này thật rơ
ràng: người ấy đă chính ḿnh tạo ra t́nh huống bằng tác động của chính ḿnh
để xác định mức độ chính xác quyền năng và độ dài của chúng. Hơn nữa, đó là
cách duy nhất giúp y có thể dẹp bỏ được những thói xấu ấy. Đó là v́ nếu y
phải được tái sinh ngay tức khắc th́ y ắt bắt đầu kiếp sống kế tiếp của ḿnh
ngay khi y kết thúc kiếp sống trước, nghĩa là vẫn nô lệ cho những đam mê và
thèm thuồng; khả năng y làm chủ được chính ḿnh ắt bị giảm đi rất nhiều.
Nhưng sự việc là y đă làm ṃn mỏi những điều thèm thuồng ấy cho nên y có thể
bắt đầu kiếp lâm phàm sắp tới mà không chịu gánh nặng của chúng; chơn ngă
của y đă học một bài học khắc nghiệt như thế, rất có thể thực hiện mọi nỗ
lực khả hữu để kiểm soát các hạ thể khỏi vấp phải một lỗi lầm tương tự.
Một người nghiện rượu thâm căn cố đế đôi khi có thể khoác lấy xung quanh
ḿnh một lớp màn vật chất dĩ thái, thế là hiện h́nh ra một phần. Bấy giờ y
có thể thu rút hơi hám của rượu, mặc dù y không thể ngửi được mùi của nó
theo nghĩa mà ta thường hiểu. V́ thế cho nên y nôn nóng cưỡng bức người khác
đọa vào t́nh cảnh nghiện rượu sao cho y có thể phần nào nhập vào thể xác và
ám ảnh những thể xác ấy, rồi thông qua những thể xác ấy một lần có thể trải
nghiệm trực tiếp những khẩu vị và cảm giác mà y thèm thuồng.
Việc nhập xác có thể thường xuyên hay tạm bợ. Như ta vừa nêu một người đă
chết nhưng ham mê ngũ dục có thể chiếm lấy bất kỳ hiện thể nào mà ḿnh trộm
cắp được để thỏa măn những ham muốn thô tục của ḿnh. Có khi người ta nhập
xác một người khác với tính toán đó là hành vi trả thù; người ta ghi lại
được một trường hợp có một người nhập xác con gái của kẻ thù.
Việc nhập xác có thể được ngăn cản hoặc chống lại tốt nhất qua việc vận dụng
quyền năng ư chí. Khi nó xảy ra, điều này hầu như luôn luôn bởi v́ nạn nhân
trước hết đă tự nguyện chiều theo ảnh hưởng xâm nhập, v́ vậy bước đầu tiên
là đảo ngược hành vi tùy thuận. Tâm trí nên đều đều kiên quyết chống lại
việc nhập xác v́ nhận thức mănh liệt được rằng ư chí con người mạnh hơn bất
kỳ ảnh hưởng gian tà nào.
Sự nhập xác như thế cố nhiên hoàn toàn không tự nhiên và ở mức độ cao nhất
có hại cho cả đôi bên.
Hậu quả của viêc hút thuốc lá quá độ đối với thể vía sau khi chết thật là
đáng kể. Chất độc chiếm đầy thể vía đến nỗi nó cứng ngắc lại do ảnh hưởng
của chất độc và không thể tác động thỏa đáng hoặc di chuyển tự do. Con người
nhất thời dường như thể bị liệt. Có thể nói được nhưng không cử động được,
và hầu như hoàn toàn bị cắt rời khỏi những ảnh hưởng cao siêu. Khi bộ phận
nhiễm độc của thể vía đă rơi rụng mất th́ y mới xuất lộ ra khỏi t́nh trạng
khó chịu này. Thể vía thay đổi các hạt cũng giống như thể xác nhưng không có
điều ǵ tương ứng với việc ăn và tiêu hóa thực phẩm. Các hạt của thể vía rơi
rụng ra bị thay thế bởi những hạt khác từ bầu hào quang xung quanh. Những sự
thèm thuồng thuần túy của thể xác
như đói và khát không c̣n tồn tại nơi đây nữa, nhưng
ham muốn của kẻ háu ăn nhằm thỏa
măn cảm giác về khẩu vị và ham muốn
của kẻ nghiện rượu về những xúc cảm nối tiếp việc uống rượu (cả hai đều
thuộc thể vía) vẫn c̣n dai dẳng; và như ta đă nêu rơ chúng có thể gây ra đau
khổ nhiều do thiếu vắng thể xác mà chỉ có nó mới giúp thỏa măn được chúng.
Có nhiều thần thoại và truyền thuyết tiêu biểu cho t́nh huống miêu tả như
trên. Một trong những thứ đó là thần thoại Tantalus, ông bị khát đến điên
lên, thế nhưng có số phận nh́n thấy nước rụt lại ngay khi nó sắp chạm vào
môi ḿnh. Một thần thoại khác tiêu biểu cho tham vọng là thần thoại
Sisysplaus bị kết án lăn một ḥn đá nặng lên trên đỉnh núi rồi thấy nó lăn
xuống trở lại. Ḥn đá biểu diễn những kế hoạch đầy tham vọng mà một con
người như thế tiếp tục tạo ra, để rồi ngộ ra được rằng ḿnh không có thể xác
để thi hành những kế hoạch ấy. Rốt cuộc, y ṃn mỏi hết tham vọng ích kỷ của
ḿnh và ngộ ra được rằng ḿnh không cần lăn ḥn đá và để cho nó nằm im dưới
chân của đồi núi.
Một câu chuyện khác là chuyện Tityus, một người bị cột vào một tảng đá, gan
bị kên kên gặm nhấm và nó lại mọc lên với tốc độ nhanh như khi bị ăn hết.
Điều này tượng trưng cho một người bị hành hạ do sự cắn rứt ân hận về những
tội lỗi mà ḿnh phạm phải trên trần thế.
Một kẻ phàm phu trên trần thế sau khi chết đi thường phải chịu số kiếp hẩm
hiu là một sinh hoạt nhàm chán hết mức và vô ích, thiếu hết mọi điều đáng
chú ư đối với lư trí: đó là hậu quả tự nhiên của một cuộc đời phí phạm vào
việc buông thả bản thân, sống dung tục và ngồi lê đôi mách trên trần thế.
Điều duy nhất mà y thèm thuồng th́ không c̣n có thể được nữa bởi v́ ở cơi
trung giới không c̣n công việc khó khăn, và mặc dù y vẫn giao tiếp như mong
muốn với nhiều người th́ xă hội hiện nay đối với y vẫn là vấn đề khác hẳn,
v́ mọi cao vọng về nó mà người ta trên thế giới này thường dựa vào đó đều
không c̣n có thể được nữa.
Vậy là con người tạo ra cho chính ḿnh cả luyện ngục lẫn thiên đường, và đây
không phải là những nơi chốn mà là những trạng thái tâm thức. Địa ngục không
tồn tại, nó chỉ là một tṛ tưởng tượng của thần học. Luyện ngục cũng như
thiên đường không vĩnh hằng v́ một nguyên nhân hữu hạn không thể tạo ra một
kết quả vô hạn.
Tuy nhiên thân phận của loại người tồi tệ nhất sau khi chết có lẽ được miêu
tả hay nhất bằng thuật ngữ “địa ngục”, mặc dù chúng
không có tính cách đời đời. Thế
là chẳng hạn như đôi khi xảy ra việc một kẻ sát nhân bị nạn nhân của ḿnh
đuổi theo bén gót mà chẳng bao giờ có thể thoát khỏi sự hiện diện ám ảnh của
nạn nhân. Nạn nhân (trừ phi bản thân là một loại rất tồi tệ) bị cuộn ḿnh
trong vô ư thức và chính sự vô ư thức này dường như thêm một sự khủng khiếp
mới nữa cho việc đeo đuổi máy móc ấy.
Những người mổ xác sinh vật sống cũng có “địa ngục” của ḿnh nơi mà y sống
giữa đám đông h́nh thể những nạn nhân mà ḿnh đă cắt cụt tay chân; chúng
đang rên rỉ, run rẩy, gào thét. Đây là những sinh linh bị mổ xẻ lúc c̣n
sống, không phải do các hồn thú mà là do sinh linh tinh linh nhân tạo phập
phồng với ḷng thù ghét kẻ hành hạ ḿnh; diễn tập lại những cuộc thực nghiệm
tồi tệ nhất với tính đều đặn tự động, có ư thức về mọi điều khủng khiếp của
ḿnh, thế nhưng bị bắt buộc phải tự hành hạ ḿnh do thói quen đă lập nên
trong khi sinh hoạt trên trần thế.
Những t́nh huống như thế không hề được tạo ra tùy tiện mà là những kết quả
tất yếu của những nguyên nhân do mỗi người phát động. Những bài học trong
thiên nhiên thật là sắc sảo, nhưng về lâu về dài chúng thật là từ bi bởi v́
chúng đưa tới sự tiến hóa của linh hồn và mang tính sửa trị lành mạnh một
cách nghiêm túc.
Đối với hầu hết mọi người, t́nh trạng sau khi chết hạnh phúc hơn nhiều so
với khi c̣n sống trên trần thế. Xúc cảm đầu tiên mà người chết thường có ư
thức là một sự tự do kỳ diệu nhất và khoan khoái nhất; y chẳng việc ǵ phải
lo âu và chẳng c̣n bổn phận nào phải thực hiện, ngoại trừ những bổn phận y
tự nguyện áp đặt lên bản thân.
Xét theo quan điểm này th́ rơ ràng là đă có sự biện minh lớn lao cho lời
khẳng định
rằng những người “sống” trên cơi trần v́ bị chôn vùi và câu thúc trong thể
xác cho nên theo đúng nghĩa th́ lại ít “linh hoạt” hơn những người thường bị
gọi là đă chết. Cái gọi là người chết được tự do hơn nhiều và ít bị câu thúc
do hoàn cảnh vật chất, cho nên có thể làm viêc hữu hiệu hơn và bao quát một
địa hạt hoạt động rộng lớn hơn.
Người nào không để cho thể vía ḿnh được phép sắp xếp trở lại ắt được tự do
trên toàn thể cơi trung giới, y không thấy nó bị ken đặc lại một cách bất
tiện bởi v́ cơi trung giới lớn hơn nhiều so với bề mặt của trái đất vật lư
trong khi dân số của nó hơi nhỏ hơn một chút, kiếp sống trung b́nh của nhân
loại trên cơi trung giới (xem trang 124) ngắn hơn thọ mạng trung b́nh trên
cơi hồng trần.
Ngoài người chết ra trên cơi trung giới dĩ nhiên cũng có chừng 1/3 người c̣n
sống vốn đă tạm thời rời bỏ xác trong khi ngủ. Mặc dù toàn thể cơi trung
giới vốn mở ra cho bất cứ cư dân nào không cho phép sắp xếp lại thể vía của
ḿnh, thế nhưng đại đa số vẫn c̣n lẩn quẩn ở gần mặt đất.
Chuyển sang một loại người cao hơn, ta có thể xét thấy một người có một số
quan tâm mang bản chất thuần lư nghĩa là âm nhạc, văn chương, khoa học v.v…
Nhu cầu dành một phần lớn thời giờ trong mỗi ngày “để mưu sinh” không c̣n
tồn tại nữa; con người được tự do làm đúng cái điều mà ḿnh thích miễn là nó
có thể thực hiện được mà không cần tới vật chất trên cơi trần. Trên cơi
trung giới trong khi sinh hoạt, chẳng những ta nghe được âm nhạc vĩ đại nhất
mà c̣n nghe được hơn hẳn so với trước kia, bởi v́ trên cơi trung giới có
những ḥa âm khác đầy đủ hơn ḥa âm tương đối nhàm tai mà tai phàm có thể
nghe được. Đối với họa sĩ th́ mọi sự dễ thương của cơi trung giới bậc cao
được mở ra cho y thưởng thức. Con người có thể di chuyển nhanh chóng và sẵn
sàng từ nơi này tới nơi kia để xem các kỳ quan trong Thiên nhiên, rơ ràng là
dễ hơn nhiều so với mức có thể làm được trên cơi trần. Nếu y là một sử gia
hoặc một nhà khoa học th́ các thư viện và pḥng thí nghiệm trên thế giới ở
trong tầm sử dụng của y; sự hiểu biết của y về những quá tŕnh thiên nhiên
sẽ đầy đủ hơn hẳn so với trước kia bởi v́ giờ đây y có thể nh́n thấy những
công tŕnh ở bên trong cũng như ở bên ngoài được vận hành với nhiều nguyên
nhân mà trước kia y chỉ thấy đó là hậu quả. Trong mọi trường hợp như thế sự
khoan khoái của y gia tăng rất nhiều bởi v́ nhiều nguyên nhân mà trước kia y
chỉ thấy đó là hậu quả. Trong mọi trường hợp như thế sự khoan khoái của y
gia tăng rất nhiều, bởi v́ y không thể mệt mỏi được (xem trang 82).
Một nhà nhân ái có thể theo đuổi công tŕnh phúc lợi của ḿnh một cách mănh
liêt hơn hẳn so với trước kia và trong những t́nh huống tốt đẹp hơn so với
trên cơi trần. Có hàng ngàn người mà y có thể giúp đỡ và chắc chắn sẽ mang
lại lợi ích thực sự cho họ.
Đúng là có thể bất cứ ai trên cơi trung giới sau khi chết mới bắt đầu nghiên
cứu và học được những ư tưởng hoàn toàn mới mẻ. Vậy th́ lần đầu tiên người
ta mới học được Thông Thiên Học trên cơi trung giới. Có trường hợp ghi chép
lại một người thậm chí học âm nhạc ở đó, mặc dù điều này vốn bất thường.
Nói chung, cuộc sống trên cơi trung giới linh hoạt hơn trên cơi trần, vật
chất cơi trung giới được cấp sinh lực cao hơn hẳn so với vật chất cơi trần
và h́nh hài trên đó mềm dẻo hơn nhiều. Các khả năng trên cơi trung giới xét
cả về mặt hưởng thụ lẫn tiến bộ đều lớn hơn hẳn về mọi phương diện so với
các khả năng trên cơi trần. Nhưng các khả năng thuộc một lớp cao hơn, và nó
cần một mức độ trí thông minh nào đó để lợi dụng chúng. Người nào trong khi
sống trên trần thế dành trọn tư tưởng và năng lượng của ḿnh chỉ cho các sự
việc vật chất thôi th́ chẳng thể thích ứng được bao nhiêu với những t́nh
huống cao cấp hơn, v́ cái trí bị teo tóp hết một phần của y ắt không đủ mạnh
để lĩnh hội được những khả năng bao quát hơn của sinh hoạt rông lớn hơn.
Một người mà cuộc sống và chú tâm thuộc một loại cao cấp có thể làm được
nhiều điều tốt hơn chỉ trong vài năm sống trên cơi trung giới so với mức y
có thể làm được trong kiếp sống lâu dài nhất trên cơi trần.
V́ những khoái lạc trên cơi trung giới lớn hơn nhiều so với khoái lạc trên
cơi trần cho nên có nguy cơ chúng làm cho người ta bị chệch hướng ra khỏi
con đường tiến bộ. Nhưng ngay cả những sự khoan khoái trong sinh hoạt trên
cơi trung giới cũng không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng cho những người đă
ngộ ra được một chút về điều ǵ đó cao siêu hơn. Sau khi chết người ta nên
cố gắng lướt qua các cảnh của cơi trung giới càng nhanh càng tốt, tùy theo
nhu cầu khả dụng chứ không chiều theo những khoái lạc thanh bai giống như đă
từng cự tuyệt các khoái lạc trên cơi trần.
Bất cứ người nào đă phát triển đều hoàn toàn hoạt động đủ mọi mặt trong sinh
hoạt trên cơi trung giới sau khi chết cũng giống như trong sinh hoạt trên
cơi trần; y dứt khoát có thể trợ giúp hoặc ngăn cản sự tiến bộ của chính
ḿnh cùng với sự tiến bộ của người khác cũng nhiều như trước khi đă chết; v́
vậy lúc nào y cũng tạo ra nghiệp báo có tầm quan trọng lớn nhất.
Thật vậy, tâm thức của người sống hoàn toàn nơi cơi trung giới thường xác
định hơn nhiều so với lúc y sinh hoạt trên cơi trung giới trong khi ngủ và y
cũng có thể suy nghĩ hoặc hành động tương đối tốt hơn về mặt quả quyết sao
cho cơ hội tạo ra nghiệp xấu cũng như nghiệp tốt cũng lớn hơn.
Nói chung, ta có thể bảo rằng con người có thể gây ra nghiệp bất cứ ở đâu mà
tâm thức đă phát triển hoặc bất cứ nơi đâu mà y có thể chọn lựa hoặc hành
động. Những tác động được thực hiện như thế trên cơi trung giới có thể tạo
ra nghiệp quả trong kiếp sống kế tiếp trên trần thế.
Trên cảnh thấp nhất của cơi trung giới, con người vốn có những chuyện khác
mà ḿnh bận tâm chú ư cho nên ít khi quan tâm đến những ǵ diễn ra trên cơi
trần trừ phi y léo hánh tới những nơi nghỉ dưỡng trụy lạc thấp hèn.
Trên cảnh kế tiếp tức cảnh thứ sáu, ta thấy có những người trong khi c̣n
sống tập trung những ham muốn và tư tưởng của ḿnh chủ yếu chỉ có vào chuyện
trần tục. V́ vậy, họ vẫn c̣n lăng văng bên cạnh những người và nơi chốn mà
họ có liên hệ mật thiết nhất trong buổi sinh thời và họ có thể có ư thức về
nhiều điều liên quan tới những thứ ấy. Tuy nhiên họ chẳng bao giờ nh́n thấy
chính vật chất trên cơi trần mà luôn luôn nh́n thấy âm bản đối phần của
chúng.
Vậy là chẳng hạn như một rạp hát chứa đầy người cũng có đối phần của nó mà
các thực thể trên cơi trung giới nh́n thấy được. Tuy nhiên các thực thể trên
trung giới không thể nh́n thấy (giống như chúng ta nh́n thấy) đạo cụ hoặc
nét biểu diễn theo diễn xuất của diễn viên, v́ những xúc động của diễn viên
vốn không được có thực mà chỉ là giả vờ cho nên không gây ấn tượng lên cơi
trung giới.
Những người thuộc cảnh giới sáu vốn là là trên mặt đất; thấy xung quanh ḿnh
có những âm bản đối phần của những vật tồn tại trên cơi trần như núi non,
cây cối, hồ nước v.v… trên hai cảnh kế tiếp là cảnh thứ năm và thứ tư, thực
thể trung giới vẫn c̣n có thể ư thức được các việc trên cơi trần mặc dù với
mức độ nhanh chóng giảm đi.
Trên hai cảnh kế tiếp là thứ ba và thứ nh́, muốn tiếp xúc với cơi trần th́
chỉ có nước cần cố gắng đặc biệt giao tiếp thông qua một người đồng cốt.
Ở cảnh cao nhất tức cảnh thứ nhất, thậm chí việc giao tiếp thông qua đồng
cốt cũng rất khó khăn.
Những người sống nơi các cảnh cao của cơi trung giới thường tự trang bị cho
ḿnh bất cứ phong cảnh nào mà ḿnh muốn. Vậy là nơi một bộ phận của cơi
trung giới thiên hạ bao quanh ḿnh bằng những phong cảnh do chính ḿnh sản
sinh ra: những người khác chấp nhận các phong cảnh đă có sẵn do những người
khác xây dựng nên. (Việc miêu tả đủ thứ cảnh tức mức độ trên cơi trung giới
sẽ được tŕnh bày ở chương 16).
Trong một số trường hợp, người ta xây dựng cho chính ḿnh những cảnh tượng
quái gở được mô tả trong đủ thứ kinh điển tôn giáo, họ thực hiện những toan
tính vụng về nhằm trồng cấy đá quí lên trên những cây cối, biển làm bằng
thủy tinh pha lẫn với lửa, những tạo vật có đầy mắt ở bên trong và những
thần linh có 100 đầu và 100 cánh tay.
Nơi cái mà các nhà Thần linh học gọi là Thế giới Trường hạ (Summerland),
những người thuộc cùng dân tộc và cùng tôn giáo có khuynh hướng tụ tập lại
sau khi chết cũng giống như trong buổi sinh thời sao cho có một mạng lưới
thế giới trường hạ trải ra khắp các xứ có người dân đă xây dựng nên chúng,
có các cộng đồng được tạo nên khác nhau rất nhiều cũng y như các cộng đồng
trên trần thế. Điều này chẳng những do ái lực tự nhiên mà c̣n do sự kiện là
trên cơi trung giới vẫn c̣n tồn tại những hàng rào ngôn ngữ.
Thật vậy, nguyên tắc này áp dụng cho cơi trung giới nói chung. Vậy là trong
những buổi lên đồng theo Thần linh học ở Tích lan, người ta thấy rằng các
thực thể giao tiếp là Phật tử, và bên kia cửa tử th́ họ thấy những định kiến
tôn giáo của ḿnh được xác nhận cũng y hệt như các tín đồ của đủ thứ giáo
phái Kitô ở Âu châu. Trên cơi trung giới, người ta chẳng những t́m thấy các
h́nh tư tưởng của chính ḿnh mà c̣n có h́nh tư tưởng của những người khác;
trong một số trường hợp h́nh tư tưởng này là sản phẩm của các thế hệ tư
tưởng của hàng ngàn người tất cả đều theo cùng một đường lối.
Các bậc cha mẹ cũng thường cố gắng áp đặt ư muốn của ḿnh lên con cái, nghĩa
là đối với một sự liên kết đặc thù mà tâm hồn họ đă ngă theo đó. Một ảnh
hưởng như thế chỉ ngấm ngầm thôi mà kẻ phàm phu rất có thể coi áp lực đều
đều ấy là ham muốn theo tiềm thức của ḿnh.
Trong nhiều trường hợp, người chết đă biến thành những thiên thần hộ mệnh
đối với người c̣n sống, mẹ thường bảo vệ con, chồng thường che chở cho người
vợ góa v.v… trong nhiều năm.
Trong những trường hợp khác, một văn sĩ hoặc nhà soạn nhạc đă quá cố có thể
gợi ư cho một văn sĩ hoặc một nhà soạn nhạc c̣n sống trên cơi trần sao cho
nhiều quyển sách được gán cho người sống th́ thật ra lại là công tŕnh của
người chết. Người thật sự tiến hành việc viết lách có thể có ư thức về ảnh
hưởng ấy hoặc hoàn toàn có thể vô ư thức về nó. Một tiểu thuyết gia hàng đầu
đă phát biểu rằng những chuyện tiểu thuyết của ḿnh lọt vào óc ḿnh chẳng
biết từ đâu ra, nghĩa là thật ra y không viết nên chúng mà ai đấy viết qua
y. Y công nhận t́nh trạng sự việc ấy chứ có lẽ nhiều người khác cũng rơi vào
trường hợp ấy lại hoàn toàn vô ư thức về nó.
Một bác sĩ sau khi chết đi thường vẫn tiếp tục chú ư tới bệnh nhân, cố gắng
chữa trị cho họ từ bên kia cửa tử hoặc gợi ư cho người nối nghiệp ḿnh những
phương pháp chữa trị mà nhờ vào các năng khiếu của thể vía mới đạt được, y
thấy chúng thật là hữu dụng.
Trong khi những người “tốt bụng” b́nh thường nhất chết tự nhiên hầu như
không thể có ư thức về bất cứ thứ ǵ trên cơi trần khi y ngủ thiếp đi qua
các giai đoạn hạ đẳng trước khi tỉnh thức với tâm thức trên cơi trung giới,
thế nhưng một số người mặc dù như vậy cũng có thể bị thu hút trở lại tiếp
xúc với cơi trần do quá lo âu về một người nào đó c̣n bị bỏ lại đằng sau.
Nỗi phiền muộn của các thân bằng quyến thuộc cũng có thể thu hút sự chú tâm
của người đă chuyển sang cơi trung giới và có khuynh hướng thu hút y xuống
đây tiếp xúc trở lại với sinh hoạt trên cơi trần. Khuynh hướng đọa lạc này
càng dùng nhiều càng nhuần nhuyễn và người ấy rất có thể vận dụng ư chí để
tiếp xúc với cơi trần. Khả năng nh́n thấy những sự việc trên cơi trần của y
nhất thời sẽ gia tăng; thế rồi giờ đây nó lại giảm đi để y có lẽ khổ tâm v́
cảm thấy quyền năng của ḿnh vượt thoát khỏi tay ḿnh.
Trong nhiều trường hợp, thiên hạ chẳng những tự chuốc lấy vô số sự đau khổ
hoàn toàn không cần thiết mà thường c̣n gây thiệt hại nặng nề cho những
người ḿnh thương tiếc với sự phiền năo mănh liệt không kiếm soát nổi.
Trong trọn cả thời kỳ sinh hoạt trên cơi trung giới cho dù dài hay ngắn th́
con người vẫn nằm trong phạm vi ảnh hưởng trần tục. Trong những trường hợp
vừa nêu trên, nỗi đam mê phiền muộn và ham muốn của bạn bè trên trần thế ắt
gây ra rung động trong thể vía của người đă khuất, thế là đạt tới khêu gợi
tâm trí hoặc hạ trí của y. Bị kích động như vậy để thoát khỏi t́nh trạng mơ
mộng rồi nhớ lại kiếp sống trên cơi trần một cách sống động, y có thể cố
gắng giao tiếp với bạn bè trên cơi trần, có thể là thông qua một đồng cốt.
Một sự thức tỉnh như thế thường có kèm theo sự đau khổ quằn quại và dù sao
đi nữa th́ tiến tŕnh tự nhiên triệt thoái của chơn ngă vẫn bị trễ năi.
Giáo lư huyền bí tuyệt nhiên không hề khuyên ta quên người chết; nhưng nó
gợi ư rằng việc luyến tiếc nhớ thương người chết là một lực – nếu được điều
động đúng mức hướng về việc trợ giúp y tiến tu lên cơi thiên đường trong khi
trải qua trạng thái trung ấm – có thể có giá trị thật sự đối với y, c̣n sự
than khóc chẳng những vô ích mà c̣n gây hại nữa. Thật là một bản năng chân
chính khi Ấn độ giáo qui định các nghi lễ Shrāddha, c̣n Giáo hội Công giáo
qui định cầu nguyện cho người chết.
Việc cầu nguyện với những nghi lễ kèm theo tạo ra các tinh linh nhân tạo tấn
công vào thể vía của thực thể Trung ấm làm cho nó mau chóng bị biến dạng để
nhanh chóng tiến bước về cơi thiên đường.
Chẳng hạn như khi người ta dâng lễ Misa với ư định dứt khoát trợ giúp cho
người chết th́ người ấy chắc chắn sẽ hưởng lợi ích do thần lực tuôn xuống.
Tư tưởng mạnh mẽ về y dứt khoát thu hút chú tâm của y và khi bị thu hút vào
nhà thờ th́ y tham gia buổi lễ và thụ hưởng phần lớn kết quả của nó. Cho dẫu
y vẫn c̣n vô ư thức th́ ư chí của linh mục và lời cầu nguyện ắt điều khiển
luồng thần lực hướng về kẻ hữu quan.
Ngay cả việc tha thiết cầu nguyện nói chung hoặc chúc lành cho người chết
nói chung, mặc dù rất có thể mơ hồ và v́ vậy kém hiệu lực hơn một tư tưởng
xác định hơn, thế nhưng tập thể những điều ấy tạo ra một tác dụng mà tầm
quan trọng của nó thật khó ḷng cường điệu được. Âu châu ít biết được nó đă
chịu ơn biết bao đối với các ḍng tu lớn cứ ngày đêm tận tụy cầu nguyện
không ngừng cho tín đồ đă quá cố.
CHƯƠNG 15
SINH HOẠT SAU KHI CHẾT: CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Thực tế không có sự khác nhau nào giữa tâm thức của một người thông linh sau
khi chết và tâm thức của một người phàm, ngoại trừ việc kẻ thông linh có lẽ
quen thuộc hơn với vật chất trên cơi trung giới ắt cảm thấy thoải mái hơn ở
môi trường mới. Người thông linh vốn có một thể xác nhạy cảm hơn thể xác của
đa số mọi người về một số phương diện; do đó khi bỏ xác th́ sự bất b́nh đẳng
này không c̣n tồn tại nữa.
Việc bắt đắc kỳ tử, chẳng hạn do tai nạn không nhất thiết ảnh hưởng tới sinh
hoạt trên cơi trung giới tồi tệ hơn. Đồng thời, đối với hầu hết mọi người
th́ chết tự nhiên dễ chịu hơn bởi v́ việc từ từ ṃn mỏi đi của người già
hoặc sự tàn phá của bệnh măn tính hầu như tất yếu có kèm theo việc các hạt
thuộc thể vía đă bị nới lỏng hoặc phân hủy đáng kể sao cho khi con người
phục hồi ư thức trên cơi trung giới th́ dù sao đi nữa y cũng thấy một công
tác chính yếu ở đó đă được thực hiện cho ḿnh rồi.
Trong hầu hết mọi trường hợp, khi kiếp sống trên cơi trần bị đột ngột cắt
đứt do tai nạn hoặc tự tử th́ mối liên kết giữa Kāma (dục vọng) và prānā
(sinh khí) không dễ dàng bị cắt đứt, do đó thể vía được làm linh hoạt mạnh
mẽ.
Việc các nguyên khí rút lui ra khỏi lớp vỏ thể xác do bất cứ loại bất đắc kỳ
tử nào đă được so sánh rất hay ho với việc móc một cái hạt ra khỏi trái cây
c̣n sống. Nhiều loại vật chất trung giới thô trược nhất vẫn c̣n bám quanh
phàm ngă, do đó nó bị chôn chân trên cảnh thấp nhất tức cảnh thứ bảy trên
cơi trung giới.
Sự khủng khiếp và xáo trộn tâm trí đôi khi kèm theo việc bất đắc kỳ tử cố
nhiên chuẩn bị một t́nh huống rất bất lợi cho sinh hoạt trên cơi trung giới.
Trong một số trường hợp hiếm có, sự náo động và khủng bố có thể dai dẳng một
thời gian sau khi chết.
Các nạn nhân của án tử h́nh ngoài việc bị tổn thương đột ngột khi xác phàm
bị giựt ra khỏi thể vía, vẫn c̣n sôi nổi với những xúc động thù ghét, đam mê
và ưa trả thù v.v… điều này cấu thành một yếu tố đặc biệt nguy hiểm trên cơi
trung giới. Khi c̣n mang xác phàm y là một kẻ sát nhân gây rối bao nhiêu cho
xă hội th́ khi bị đột ngột hồn ĺa khỏi xác y rơ ràng lại càng là phần tử
nguy hiểm hơn nữa; và trong khi xă hội có thể ngăn ngừa được kẻ sát nhân
đang mang xác phàm th́ hiện nay nó vô phương chống đỡ với những kẻ sát nhân
bị đột ngột phóng lên cơi trung giới trong lúc c̣n tràn đầy dục vọng.
Những kẻ ấy có thể đóng vai tṛ xúi giục những kẻ sát nhân khác. Ta thừa
biết rằng việc sát nhân thuộc một loại đặc thù nào đó đôi khi được lập đi
lập lại (chết trùng) trong cùng một cộng đồng.
Vị thế của kẻ tự tử lại c̣n phức tạp hơn nữa do sự kiện là hành vi nông nổi
của y đă làm giảm rất nhiều quyền năng của chơn ngă nhằm thu hút bộ phận hạ
đẳng của ḿnh về với ḿnh, do đó y chỉ chuốc lấy những nguy cơ khác c̣n lớn
hơn nữa. Song le, như ta có nói cần nhớ rằng tội tự tử khác nhau rất nhiều
tùy theo hoàn cảnh, từ hành vi không chê vào đâu được của Socrate xuyên suốt
mọi cấp độ xuống tới một kẻ khốn khổ tự tử để trốn thoát những hậu quả trên
cơi trần do tội ác của chính ḿnh, và dĩ nhiên vị thế của họ sau khi chết
cũng thay đổi theo đó.
Quả báo của việc tự tử thường rất nặng nề; nó chắc chắn ảnh hưởng tới kiếp
sau và có lẽ ảnh hưởng nhiều hơn một kiếp. Thật là một tội ác chống lại
Thiên nhiên khi can thiệp vào thọ mạng đă được qui định cho kẻ c̣n sống trên
cơi trần. Đó là v́ mọi người đều có một thọ mạng được qui định sẵn do một
mạng lưới phức tạp các nguyên nhân trước đó – nghĩa là túc nghiệp – và tuổi
thọ phải trải qua hết thời gian qui định th́ phàm ngă mới tiêu tan được.
Thái độ của tâm trí vào lúc chết xác định tư thế tiếp theo sau của người ấy.
Do đó có một sự khác nhau sâu sắc giữa người
xả thân v́ những mục địch vị tha
và kẻ cố t́nh hủy hoại mạng sống ḿnh do những động cơ thúc đẩy ích kỷ,
chẳng hạn như sợ sệt v.v…
Những người thanh khiết và có đầu óc tâm linh vốn là nạn nhân của các tai
nạn v.v… ngủ yên một cách an b́nh trong suốt thời kỳ cho đến hạn tuổi thọ tự
nhiên. Trong những trường hợp khác, họ vẫn c̣n có ư thức, thường là dính mắc
vào bối cảnh cuối cùng của kiếp sống trên trần thế một lúc, họ bị bắt giữ
lại ở bất cứ vùng nào mà họ có liên quan qua lớp vỏ ngoài cùng của thể vía.
Sinh hoạt b́nh thường trung ấm của họ không bắt đầu chừng nào thọ mạng tự
nhiên của họ chưa kết liễu, và họ có ư thức sống động về môi trường xung
quanh cả cơi trung giới lẫn cơi hồng trần.
V́ vậy ta không được giả định một phút nào khi cho rằng bởi v́ sinh hoạt
trên cơi trung giới có nhiều ưu điểm hơn sinh hoạt trên cơi trần mà một
người lại có quyền tự tử hoặc tự sát một cách chính đáng. Con người nhập thể
vào các thể xác với một mục đích vốn chỉ có thể đạt được trên cơi hồng trần.
Có những bài học mà ta phải học trên cơi hồng trần vốn không thể học được ở
bất cứ nơi nào khác và chúng ta càng học chúng sớm chừng nào th́ sẽ càng tự
do thoát khỏi nhu cầu trở lại một kiếp sống thấp thỏi hơn và bị hạn chế hơn.
Chơn ngă phải mất nhiều công phu mới nhập thể được trong một xác phàm, và nó
c̣n phải trải qua thời kỳ ấu thơ buồn chán trong đó, nó dần dần cố gắng hết
sức để kiểm soát phần nào được những hiện thể mới của ḿnh; và v́ vậy, những
nỗ lực của nó không nên bị phí phạm một cách điên rồ. Về phương diện này,
bản năng sinh tồn tự nhiên là bản năng mà ta nên tuân theo v́ bổn phận của
con người là phải lợi dụng tối đa kiếp sống trên trần thế, duy tŕ nó càng
lâu càng tốt theo hoàn cảnh cho phép.
Nếu một người bất đắc kỳ tử mà đă sống một cuộc đời thấp hèn, tàn bạo, ích
kỷ và ham mê ngũ dục th́ y sẽ ư thức hoàn toàn trên cảnh thứ bảy của cơi
trung giới và có thể phát triển thành một thực thể ác độc ghê gớm. Tâm can
bị nung nấu bởi những khát khao mà y không c̣n thỏa măn được nữa, y cố gắng
thỏa măn những đam mê của ḿnh thông qua một người đồng cốt hoặc bất kỳ
người thông linh nào mà y có thể nhập xác. Những thực thể như thế lấy làm
thích thú thật quái quỉ khi vận dụng hết mọi thuật lừa gạt của cơi trung
giới để dắt dẫn người khác đi vào cũng những sự quá trớn mà bản thân họ đang
sa đà vào đấy. Trong số lớp người này và những ma h́nh được cấp sinh lực
(xem trang 172) ta rút ra được những kẻ cám dỗ, tức là đám ma quỉ trong kho
tài liệu của giáo hội.
Sau đây là một bảng tường tŕnh dông dài về những nạn nhân bị bất đắc kỳ tử
cho dù là tự tử hay bị tai nạn khi những nạn nhân ấy vốn đồi trụy và thô
tục: “Những u hồn bất hạnh nếu đầy tội lỗi và ham mê ngũ dục th́ đều biến
thành cô hồn đi lang thang cho đến khi hết thọ mạng tự nhiên. Bị hồn ĺa
khỏi xác trong lúc tràn đầy nhựa sống với những đam mê trần tục vốn trói
buộc họ vào những khung cảnh quen thuộc, họ bị nhiều cơ hội cám dỗ do đám
đồng cốt đưa ra để cho họ thỏa măn theo kiếp sống tầm gửi. Họ là Hấp tinh
quỉ (Pishāchās), những con yêu râu xanh cả nam lẫn nữ thời trung cổ, những
con quỉ phàm ăn tục uống, dâm dục và hà tiện; những âm ma đầy mưu ma chước
quỉ, độc ác và tàn nhẫn, chuyên xúi giục nạn nhân dấn thân vào những tội ác
khủng khiếp và hân hoan khi thấy người ta phạm tội”.
Những chiến sĩ trận vong không hoàn toàn nằm trong loại này, bởi v́ cho dù
họ chiến đấu theo một chủ nghĩa sai hay đúng th́ họ vẫn cứ nghĩ là đúng; đối
với họ đó là tiếng gọi của bổn phận và họ hi sinh mạng sống của ḿnh một
cách tự nguyện và bất vị kỷ. V́ vậy, mặc dù có nhiều khủng khiếp song le
chiến tranh có thể là một yếu tố mănh liệt giúp vào cơ tiến hóa trong một
mức độ nào đó. Đây cũng là một chút xíu sự thật trong cái ư niệm cuồng tín
của Hồi giáo khi một kẻ xả thân th́ thánh chiến sẽ đi thẳng tới một kiếp
sống rất tốt đẹp ở thế giới bên kia.
Trong trường hợp những đứa trẻ chết yểu th́ không có thể là chúng đă phát
triển được nhiều ái lực đối với cảnh thấp nhất của cơi trung giới và quả
thật ta ít khi thấy chúng trên những cảnh thấp nhất của cơi trung giới.
Một số người bám víu tuyệt vọng xiết bao vào kiếp sống vật chất cho đến nỗi
khi chết đi thể vía của họ không hoàn toàn tách rời được khỏi thể phách, và
v́ vậy họ vẫn c̣n thức tỉnh nhưng bị bao quanh bởi vật chất dĩ thái. Những
người như thế ở vào t́nh huống rất khó chịu: họ bị khép kín khỏi cơi trung
giới do lớp vỏ dĩ thái bao xung quanh ḿnh và cố nhiên đồng thời họ cũng bị
đóng sập cửa không giao tiếp được với sinh hoạt b́nh thường trên cơi trần
bởi v́ họ không có cơ quan cảm giác của thể xác.
Kết quả là họ cứ bèo dạt mây trôi, cô độc, câm lặng, và hăi hùng không thể
giao tiếp với các thực thể ở bất cứ cơi nào. Họ không thể ngộ ra được rằng
miễn là ḿnh cứ vượt ra khỏi tầm tay ḿnh th́ chỉ một vài phút giây vô thức
sau đó họ sẽ lướt vào sinh hoạt b́nh thường trên cơi trung giới. Nhưng họ cứ
bám khư khư lấy thế giới u ám với bán ư thức khốn khổ chẳng thà vậy c̣n hơn
là đắm ch́m vào điều mà họ nghĩ rằng là hoàn toàn tận diệt hoặc thậm chí là
địa ngục mà người ta đă dạy họ phải tin theo.
Theo thời gian lớp vỏ dĩ thái ṃn mỏi đi và lộ tŕnh thông thường của Thiên
nhiên tái khẳng định bất chấp sự dùng dằng của họ; đôi khi v́ quá tuyệt
vọng, họ bứt rứt buông thả, thậm chí chẳng thà chấp nhận ư niệm hủy diệt c̣n
hơn chịu sống như hiện giờ - kết quả thật là dễ chịu một cách chứa chan đáng
ngạc nhiên.
Trong một vài trường hợp, một thực thể trung giới khác có thể giúp cho họ
bằng cách thuyết phục họ hăy buông bỏ điều đối với họ là sự sống để thoát ra
khỏi t́nh huống ấy.
Trong những trường hợp khác, họ có thể bất hạnh đến nỗi t́m ra được một
phương tiện làm sống lại trong một chừng mực nào đó sự tiếp xúc của họ với
sinh hoạt trên cơi trần thông qua một người đồng cốt, mặc dù theo thông lệ
th́ “vong linh hướng dẫn” người đồng cốt cấm tuyệt điều ấy một cách thật
đúng đắn. “Vong linh hướng dẫn” thật chí lư khi hành động như vậy bởi v́
những thực thể như thế, trong cơn khiếp sợ và thiếu thốn, trở nên hoàn toàn
vô lương tâm đến nỗi nhập xác làm cho người đồng cốt phát điên, vùng vẫy như
một kẻ bị chết đuối vớ phải cọc. Họ chỉ có thể thành công nếu chơn ngă của
người đồng cốt không c̣n giữ vững được quyền kiểm soát các hạ thể của ḿnh
do đă thả rông cho những tư tưởng hoặc đam mê bất hảo.
Đôi khi một thực thể có thể nhập xác một em bé sơ sinh, đánh đuổi phàm ngă
c̣n yếu ớt ra khỏi thân xác đang được dự tính cho nó, hoặc có khi thậm chí
c̣n nhập xác một con thú v́ mảnh hồn khóm (đối với một con thú, mảnh hồn
khóm này có địa vị giống như chơn ngă đối với con người) kiểm soát xác con
thú không được chặt chẻ bằng sự kiểm soát của chơn ngă. Sự nhập xác này có
thể hoàn toàn hoặc một phần. Thế là thực thể nhập xác một lần nữa lại tiếp
xúc được với cơi hồng trần, thấy được qua con mắt của con thú, cảm nhận được
bất kỳ sự đau đớn nào mà con thú gánh chịu – thật vậy, xét về tâm thức riêng
th́ y chính là con thú ấy trong nhất thời. Một người vướng mắc vào con thú
như thế không thể tùy ư rời bỏ xác con thú mà chỉ dần dần bằng nỗ lực phi
thường, có lẽ trải dài ra trong nhiều ngày. Y thường chỉ được phóng thích
vào lúc con thú chết và ngay cả lúc bất giờ th́ vẫn c̣n một vướng mắc trong
cơi cảm dục cần phải rũ bỏ đi. Sau khi con thú chết, một phần hồn như thế
đôi khi lại cố gắng nhập xác một thành viên khác trong đàn thú ấy hoặc quả
thật là bất kỳ tạo vật nào khác mà y có thể nhập xác trong cơn tuyệt vọng.
Những con thú thường bị nhập xác nhiều nhất dường như là những con kém tiến
hóa: trâu ḅ, cừu và heo. Những tạo vật thông minh hơn chẳng hạn như chó,
mèo và ngựa dường như không dễ dàng ǵ bị nhập xác mặc dù thỉnh thoảng cũng
có trường hợp này xảy ra.
Mọi sự nhập xác cho dù xác người hay xác thú đều là một điều ác gây chướng
ngại cho phần hồn đi nhập xác v́ chúng tạm thời củng cố uy quyền của y bám
víu lấy vật chất, v́ vậy làm tŕ hoăn sự tiến bộ tự nhiên của y nhập vào
sinh hoạt trên cơi trung giới chưa kể việc gây ra những mối liên hệ nhân quả
bất hảo.
Trong trường hợp một người do sự khao khát đầy thói xấu hoặc khác đi nữa,
tạo thành một mối liên kết rất mạnh với bất cứ loại thú nào, th́ thể vía của
y cũng phô bày những đặc tính của loài thú và có thể xác theo dáng vẻ bên
ngoài giống như con thú mà những phẩm chất của nó đă được khuyến khích trong
buổi sinh thời. Trong những trường hợp cực đoan, con người có thể liên kết
với thể vía của con thú, thế là lại bị giam cầm xiềng xích vào thể xác của
con thú. Người ấy có ư thức trên cơi trung giới, có những năng khiếu của con
người nhưng không thể kiểm soát được cơ thể của con thú, cũng chẳng biểu
hiện được thông qua cơ thể ấy trên cơi hồng trần. Cơ thể của con thú đóng
vai tṛ một cai tù hơn là một hiện thể; hơn nữa, hồn của con thú không bị
trục xuất mà vẫn c̣n là người thuê mướn đích đáng của cơ thể ấy.
Những trường hợp thuộc loại này giải thích ít ra cũng được phần nào về niềm
tin mà người ta thường thấy nơi các xứ Đông phương, nghĩa là trong một số
điều kiện nào đó người ta có thể tái sinh vào xác một con thú.
Một số phận tương tự cũng có thể xảy ra đối với một người khi y trở lại cơi
trung giới trên đường tái sinh mà ta sẽ miêu tả ở chương 24 bàn về
Sự Tái Sinh.
Lớp người dứt khoát bị gh́ lại trần thế do lo âu thường được gọi là vướng
ṿng tục lụy: theo như thánh Martin tŕnh bày th́ những người như thế là
“những kẻ ở lại” chứ không phải “kẻ trở lại”, bởi v́ họ hoàn toàn không thể
tách ḿnh ra khỏi vật chất trên cơi trần chừng nào chưa giải quyết được một
vụ việc nào đó mà họ đặc biệt lưu tâm.
Chúng ta đă thấy rằng sau khi thể xác chết th́ Chơn nhơn đều triệt thoái ra
khỏi các lớp vỏ bọc bên ngoài; đặc biệt là manas tức tâm trí, cố gắng dứt bỏ
khỏi Kāma tức dục vọng. Trong một vài trường hợp hiếm có, phàm ngă tức phàm
nhơn có thể bị Kāma kiểm soát mạnh mẽ đến nỗi hạ trí hoàn toàn bị nô lệ và
không thể tháo gỡ ḿnh ra được. Mối liên kết giữa hạ trí và thượng trí tức
“ngân quang tuyến gắn liền nó với Sư phụ” bị cắt đứt ra làm đôi. Huyền bí
học gọi điều này là “mất linh hồn”. Đó chính là việc mất tiêu phàm ngă vốn
đă tách rời khỏi cha mẹ ḿnh là Chơn ngă, thế là chịu số kiếp bị diệt vong.
Trong trường hợp như thế, ngay cả khi c̣n sinh hoạt trên cơi trần, Tứ nguyên
hạ đă bị giằng ra khỏi Tam nguyên thượng, nghĩa là các nguyên khí thấp mà hạ
trí là đầu sỏ bị cắt ĺa khỏi các nguyên khí cao tức Atma, Buddhi và Thượng
trí. Con người bị xé toạc ra làm đôi, con thú đă được sổng chuồng thoát ṿng
kỷ cương mang theo ḿnh những tia phản chiếu ánh sáng manas vốn sẽ dẫn đạo
nó trong suốt cuộc đời. Một tạo vật như thế do có được hạ trí nên thậm chí
nguy hiểm hơn một con thú chưa tiến ḥa; mặc dù mang xác người nó có bản
chất là con thú, không có ư thức về sự thật, t́nh thương hoặc sự công bằng.
Sau khi xác phàm chết, thể vía như vậy biến thành một thực thể có sức mạnh
khủng khiếp và như vậy độc nhất vô nhị; trong một vài t́nh huống hiếm có, nó
có thể tái sinh vào thế giới loài người. V́ không có bản năng nào khác ngoại
trừ bản năng của con thú, chỉ bị thôi thúc bởi ḷng đam mê chứ thậm chí chưa
bao giờ bị thôi thúc bởi xúc động, có một sự quỉ quyệt mà không con thú nào
b́ kịp, một sự độc ác thật là đầy cố ư, nó gần đạt tới mức lư tưởng về mặt
hèn hạ và là kẻ thù tự nhiên của mọi con người b́nh thường. Một người thuộc
lớp này (mà ta gọi là một Âm ma
Elemantery) cứ đắm ch́m xuống thấp hơn nữa qua mỗi kiếp tái sinh liên tục
cho đến khi tà lực dần dần ṃn mỏi th́ nó mới chịu diệt vong, bị cắt rời
khỏi nguồn sống. Nó tan ra và thế là rồi đời một kiếp sống riêng rẽ.
Theo quan điểm của Chơn ngă th́ không có một vụ gặt hái kinh nghiệm hữu ích
nào từ phàm ngă ấy: tia “nhập thể” đă chẳng mang lại được ǵ, cuộc sống nơi
hạ giới hoàn toàn thất bại.
Nhiều tác giả khác nhau đă sử dụng từ ngữ Âm ma theo nhiều nghĩa khác nhau
nhưng chúng tôi khuyến cáo nên hạn chế nó để chỉ thực thể vừa được miêu tả
như trên.
---------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS