|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CHƯƠNG
MƯỜI
BA
PHÁT TRIỂN THỂ BỒ ĐỀ
Tác giả I. K. TAIMNI
|
|
Sau
khi xem xét qua các chức năng của Thể Bồ Đề, bây giờ chúng ta có thể đến
phần chính của vấn
đề là
sự khai mở khả năng quan trọng đó. Khi thảo luận về vấn đề
này, cần phải lưu ư ngay ở buổi đầu rằng: Khai mở Tâm Thức Bồ Đề tùy
thuộc vào sự phát triển Thể Bồ Đề không phải là một công việc dễ dàng và đ̣i
hỏi một ḷng nhiệt thành to tát đối với mục tiêu. Đó là một công việc tiến
triển lần hồi đối với đại đa số nhân loại, và đ̣i hỏi một chuỗi dài kiếp
sống để nó lớn mạnh và hoàn thiện. Thật ra có một vài trường hợp đặc biệt,
khi mà bản chất tâm linh đă được phát triển tốt đẹp rồi, và cái khó chỉ ở
nơi việc tâm thức cao cả xuống đến các thể thấp th́ sự lớn mạnh xuất hiện
mau lẹ ngay. Nhưng, đây không phải là sự lớn mạnh mà đúng là một công việc
khai mở quyền lực đă phát triển sẵn ở các cơi cao để nó tuôn xuống nhanh
chóng ở các cơi thấp.
Chúng
ta có đọc qua các chuyện cổ tích, Jakata thuật lại cách Đức Phật Thích Ca
hoàn thiện khả năng này và bản chất tâm linh của Ngài, bằng cách sống một
loạt kiếp không c̣n ích kỷ và thân ái, trước khi trở thành một vị Bồ Tát.
Một cách chính xác, những câu chuyện đó có thể không có thật, nhưng minh họa
một nguyên tắc quan trọng rằng: giống như mọi việc ở nơi Thiên nhiên, sự
phát triển Tâm Linh là một vấn đề tiến hóa và tăng trưởng chậm chạp. Những
ai không chuẩn bị trả giá bằng một kỷ luật bản thân kiên nhẫn th́ không hy
vọng gặt hái kết quả của sự Giác Ngộ, và giải thoát khỏi các ảo ảnh và khổ
đau của đời sống trần gian. Chúng ta cần phải nhớ măi những sự kiện này
trong trí dù ở thời buổi nhộn nhịp gấp rút này khi con người muốn đạt mọi sự
với những phương pháp mau lẹ, tỏ ra nóng nảy với mọi kết quả và phương tiện,
mặc dù chúng đ̣i hỏi bền chí và kiên nhẫn; và dù chúng không hứa hẹn chút
nào triển vọng thành công trong một kiếp sống. Do vậy, chúng ta thấy rằng,
đức tánh trước tiên cho công việc đặt chân trên Con Đường Đạo này là: một
quyết tâm theo đuổi mục đích đến cùng, không bao giờ chùn bước v́ những thất
bại, không để ḿnh tự măn v́ những thành công nhất thời và cỏn con bên
ngoài. Những ai không có sự quyết tâm này, và chỉ bước chân trên con Đường
Đạo v́ muốn giải trí, tiêu khiển, hoặc muốn đối ứng với những kích thích và
lôi cuốn của đời sống thế gian, sẽ phải bị chán nản và thất bại.
Nếu
một cá nhân có được một ư chí mănh liệt hướng về mục tiêu và đă hành động do
những thúc đẩy chân chánh, điều trước tiên phải thực hành khi bắt đầu cuộc
phiêu lưu thiêng liêng này là đặt những nền tảng. Điều này có nghĩa là phát
triển ư chí, không ích kỷ và trong sạch đến cao độ. Một khí chất mạnh mẽ là
rất cần thiết, bởi v́ sự tuôn xuống của Tâm Thức Cao Cả đến những thể thấp
đem lại một sự căng thẳng mănh liệt cho các thể này, và nếu đương sự không
có được một khí chất cường tráng đă phát triển khả quan, th́ đó là một nguy
cơ, hoặc là chắc chắn đổ vỡ với ít nhiều nghiêm trọng. Khi chúng ta muốn sử
dụng một ḍng điện cao thế, luôn luôn phải cần trắc nghiệm thử thách và cải
tiến sức cách điện của sự lắp đặt, nếu không th́ rất có thể xảy ra một sự
mất mát lớn lao của điện lực, hay là trọn vẹn cơ cấu điện có thể nổ tung.
Cũng giống như thế, khi chúng ta chuẩn bị mang xuống những rung động mănh
liệt của các cơi giới tâm linh cao cả vào trong những thể thấp th́ tất cả
những thành phần yếu kém của ḿnh phải được trắc nghiệm và tăng cường, nếu
cần thiết. Bằng không th́ một cuộc đổ vỡ của phàm nhơn xảy ra, làm chậm trễ
sự tiến bộ của Chơn nhơn trong một thời gian dài. Cuộc trắc nghiệm và tăng
cường trọn bản chất chúng ta được thực hiện trong cuộc sống hằng ngày do các
thử thách mang lại dưới h́nh thức những quyến rũ, khó khăn và kiểm tra đủ
loại, một số do tiến tŕnh tự nhiên của cuộc sống, một số đặc biệt khác do
những Đấng Huấn Sư Cao Cả của chủng tộc chúng ta đă tạo ra; các Ngài có phận
sự rèn luyện các người chí nguyện và đệ tử đang đi trên con Đường Đạo. Những
kết quả của cuộc rèn luyện và kỷ luật này, những người chí nguyện lần hồi
phát triển sức mạnh tâm linh, ví như thép có khả năng chịu đựng những sức
căng to tát mà không bị bẻ găy.
Một
đức tánh khác cần phải có trong công việc chuẩn bị các nền tảng, là một quan
điểm không ích kỷ. Bởi v́ sức mạnh càng to th́ những phương tiện đề pḥng
càng tỏ ra cần thiết, để cho sức mạnh ấy không thể đem ra sử dụng cho những
mục tiêu ích kỷ và gây thiệt hại cho kẻ khác. Con người càng tiến cao trên
nấc thang tiến hóa, các quyền lực của y càng lớn mạnh thêm, và y càng có khả
năng hành thiện cũng như hành ác đối với kẻ khác. Và các Đấng Quyền Năng d́u
dắt nhân loại, từ các cơi giới bên trong, các Ngài trông nom để cho các
quyền lực đó, càng nhiều càng tốt, không qua tay những người có thể dùng
chúng cho mục đích ích kỷ. Ngoài việc xóa bỏ thói quen chạy theo quyền lực
và uy tín cho cá nhân ḿnh được ca tụng, thường thấy ở những người tham
vọng, chúng ta c̣n phải cố gắng dứt bỏ một tật khác, tuy ít bộc lộ ra ngoài
hơn, nhưng thuộc loại ích kỷ rất thông thường, được gọi là “tập trung cho
ḿnh”. Đời sống phần đông chúng ta xoay quanh những quyền lợi cỏn con của cá
nhân và những công việc bận rộn. Công việc chuyên môn, gia đ́nh, những tṛ
tiêu khiển, giải trí, trên thực tế choán tất cả thời giờ và tư tưởng của
chúng ta, và mỗi người măi chạy theo những chuyện vặt vănh bé nhỏ cá nhân
mất hết thời giờ, dường như không c̣n khoảng trống để tưởng nghĩ đến việc ǵ
khác nữa. Vậy rất dễ dàng nhận thấy rằng một thái độ như thế ấy không phải
là một nền tảng tốt đẹp cho đời sống Tâm Linh Vô Ngă bao gồm tất cả. Nếu ước
muốn giao tiếp với những h́nh thức cao cả hơn của tâm thức, chúng ta phải
đập tan cái vỏ ṣ này đă bao bọc nếp sống và cái nh́n của chúng ta. Một
trong những phương pháp hữu hiệu và mau lẹ nhứt để thu hoạch thái độ vô ngă
và không ích kỷ là phụng sự đồng loại với một tinh thần đúng đắn. Tôi đă cố
dùng từ “tinh thần đúng đắn” v́ đó là vấn đề nan giải của vấn đề. Có cả ngàn
này qua ngàn nọ người dự vào công tác phụng sự đồng loại, nhưng thật sự
không có tiến bộ nào trong công việc thu đạt thái độ vô ngă và không ích kỷ
này. Họ chỉ thực hành công việc đào tạo Nghiệp Quả tốt để cho chính họ, và
mặc dầu điều đó về lâu về dài cũng hữu ích, nhưng nó không loại bỏ một cách
hữu hiệu yếu tố cá nhân ra khỏi nếp sống của họ, mà chính điều này là trở
ngại to tát nhứt cho những ai mong t́m giác ngộ. Thái độ phụng sự phải là
Nishkama và trở thành như là một hiến dâng cho Đấng Tối Cao.
Điểm
thiết yếu thứ ba phải thực hành để gây dựng nền tảng của đời sống tâm thức
cao cả là sự trong sạch – trong sạch về thể xác, trí tuệ và t́nh cảm – Khi
xem qua các chức năng của Bồ Đề Tâm, chúng ta được biết rằng Tâm Thức Cao Cả
được chuyển xuống cơi phàm trần tùy thuộc nơi con đường vận hà giữa phần
thượng và phần hạ không bị nghẽn. Và nguyên nhân chánh của cuộc chặn nghẽn
đường lưu thông của Tâm Thức Cao Cả, là sự ô trược của các thể thấp, nhứt là
thể trí. Giống như một cái gương bị bám bụi không thể phản chiếu ánh sáng
của mặt trời, một cái trí không trong sạch không thể phản chiếu Chân Lư, và
mặc dầu bản chất tâm linh chúng ta có thể phát triển đầy đủ ở các cơi cao,
chúng ta vẫn bị lẻ loi, không tiếp xúc được với phần di sản thiêng liêng và
các khả năng tâm linh của ḿnh từ các cơi thấp. Đúng như có một tấm màn chia
đôi phần cao và thấp, ngăn cản chúng ta không thể nh́n thấy được Chân Ngă
thật sự của ḿnh. V́ thế, những cố gắng kiên nhẫn và có hệ thống trong công
việc thanh lọc bản chất thấp kém của cá nhân ḿnh là một phần của toàn bộ
không thể thiếu sót của sự luyện tập và kỷ luật bản thân chúng ta, để chuẩn
bị môi trường cho sự biểu hiện Tâm Thức Bồ Đề Tâm trong đời sống hằng ngày
của chúng ta.
Ba đức
tánh phải được lưu ư là sức mạnh ư chí, không ích kỷ và trong sạch phải ở
mức độ đầy đủ, nếu chúng ta muốn chuẩn bị ḿnh một cách có hệ thống cho sự
giáng hạ của Sự Sống Thiêng Liêng vào trong chúng ta. Nguyên nhân chánh tại
sao một số thật đông những người mong mỏi kinh nghiệm những thực tại của sự
sống tâm linh, nhưng họ vẫn đứng yên một chỗ, không tiến được một bước xác
định nào đến gần mục tiêu mơ ước ấy v́ họ không thực hành điều ǵ để đặt nền
tảng cần thiết cho sự sống đó; và chỉ toại nguyện với việc đọc qua và suy
nghĩ suông những điều này mà thôi. Chỉ đọc qua và suy nghĩ không đem chúng
ta đi xa lắm đâu. Chúng ta phải cương quyết lo lắng cho ḿnh và cung cấp
những điều kiện cần thiết để đem lại những tiến bộ thật sự, bởi v́ chúng ta
làm việc trong một thế giới do Định Luật cai quản
Trên
những nền tảng được đặt ra như thế, thượng tầng kiến trúc của một nếp sống
tâm linh thật sự có thể dựng lên một cách an toàn và chắc chắn; và bây giờ
chúng ta có thể xem qua một vài phương pháp cùng sự thực hành đặc trưng đă
được qui định từ những buổi thật xa xưa trong quá khứ để phát triển tâm thức
cao cả. Tuy nhiên, nên nhớ rằng những phương pháp mà một người phải làm để
khai mở nội tâm, phần lớn có tính cách cá nhân. Chẳng những một cá nhân là
độc nhứt và khác với những người kia, nhưng con đường dẫn đến sự toàn thiện
mà y theo cũng độc nhứt nữa; một quan niệm được diễn tả rất đúng ở quyển
Ánh Sáng Trên Con Đường Đạo trong
câu “Đối với y, mỗi người trọn vẹn là con đường, là sự thật và là sự sống”.
Điều đó có nghĩa là chúng ta phải kinh nghiệm bằng sự sống, bằng nhiều
phương pháp khác nhau, để khám phá cho ḿnh con đường riêng biệt sẽ dẫn dắt
đến mục đích của ḿnh. Không có một phương pháp cứng ngắc, độc đáo nào mà
chúng ta có thể đi theo một cách mù quáng để dẫn dắt đến sự giác ngộ. Nhưng,
mặc dầu con đường của ḿnh là độc nhứt, vẫn có những nét đại cương theo đó
chúng ta có thể thử nghiệm trong sự t́m kiếm phương pháp cá nhân của ḿnh,
và bây giờ chúng ta có thể xem qua vắn tắt vài nét tổng quát ấy.
Trong
cuộc t́m kiếm này, bước đầu tiên phải thực hành là gom tụ lại tất cả nghị
lực tinh thần rải rác của chúng ta; và hướng chúng vào các vấn đề của đời
sống và cách sống. Khi mà chúng ta c̣n cho phép cái trí của ḿnh chạy tới
chạy lui đó đây, mưu t́m mọi loại đối tượng, không theo một mục tiêu chính
yếu nào, không theo một chí hướng do ta điều khiển th́ số phần chúng ta vẫn
phải c̣n vướng mắc trong các cạm bẫy ảo ảnh, và Chân Lư măi măi sẽ bị che
khuất đối với tầm nh́n chúng ta. Thật đúng với câu nói: “Cái trí là tay đại
phá hoại Sự Thật, vậy người đệ tử hăy trừ khử tay phá hoại đó”. Và chúng ta
có thể trừ khử cái trí bằng cách thu thập được khả năng nh́n thấy xuyên qua
các ảo ảnh, khi chúng ta gom tụ ánh sáng của tâm thức hướng đến cái trí và
cố gắng nhận thức được cách nó thay đổi và làm méo mó mọi vật trước khi nó
đến tâm thức chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta có khả năng thấy mọi vật đúng
như nó đi đến tâm thức chúng ta xuyên qua trung gian cái trí, chừng đó chúng
ta mới có thể trở nên ư thức được các ảo ảnh do nó tạo ra. Sự lanh lẹ và lưu
tâm thường xuyên này là phương tiện duy nhứt để phát triển tánh phân biện –
cái khả năng mà h́nh thức cao nhứt của nó lần hồi phá tan thế giới của cái
Giả, và tiết lộ cho chúng ta thế giới của cái Chân – Đây không phải là một
tiến tŕnh của sự suy nghĩ, mà đúng hơn là một h́nh thức của tâm thức xảy ra
trước tiến tŕnh của sự suy nghĩ và đưa ra một cái nh́n toàn cảnh. Sự tập
trung mănh liệt này vào cái trí và các hoạt động của nó phải được thực hành
liên tục, ngày qua ngày, cho đến khi thái độ này trở nên thói quen để cho dù
chúng ta có thể đang bận rộn với các hoạt động thông thường, nhưng vẫn lúc
nào cũng để ư đến hoạt động không ngừng này của cái trí. Thật dễ dàng nhận
thấy rằng, nếu tiếp tục măi trong một thời gian dài thích đáng, sự tập luyện
này sẽ mang lại sự di chuyển dần dần vị trí của trung tâm tâm thức, từ lĩnh
vực của cái trí mà hiện nay nó đang ở đến một lĩnh vực xa hơn cái trí – lănh
vực của Bồ Đề Tâm. Bởi v́ Bồ Đề Tâm là khả năng tâm linh nhờ nó mà cái trí
làm việc và cái tâm thức ngụ bên trong trở nên ư thức được các hoạt động của
cái trí. Khi trung tâm của tâm thức ổn định ở vị trí mới, và sự sống được
nh́n từ cơi cao của Bồ Đề Tâm thay v́ từ cơi của cái trí, rồi th́ ở tầm nhận
thức của nó sẽ tung ra tất cả những chân lư đó bắt nguồn từ cơi Bồ Đề.
Phương pháp này, theo đó khả năng Phân Biện hay Viveka – được dùng để phá
tan các ảo ảnh của cuộc đời và cái trí đạt được những trạng thái cao hơn của
tâm thức, là nền tảng của Jnana Mārga, hay là Con Đường của Sự Hiểu Biết.
Phương
pháp vừa được tŕnh bày là cách đến gần Bồ Đề Tâm xuyên qua trí thức, nhưng
hăy c̣n cách khác là xuyên qua t́nh cảm, bởi v́ như đă được cho biết, Bồ Đề
Tâm có một bản chất song phương và trong bản thể nó có cả tánh chất của trí
thức và t́nh cảm liên kết với nhau. Phương pháp thứ hai này phù hợp với
những người có khí chất giàu t́nh cảm, được gọi là Bhakti Mārga. Trong
phương pháp này t́nh thương và sự hiến dâng đối với một vị cao cả được biến
đổi càng lúc càng mănh liệt hơn nhờ sự thực hành nhiều loại luyện tập khác
nhau, cho đến khi tâm thức người sùng tín và đối tượng được tôn thờ trở nên
hợp nhất. Tất cả chúng ta đều biết việc sấm sét đánh vào bất cứ vật ǵ ở
trên mặt đất. Điện ma sát sinh trong đám mây gây ra điện tích đối nghịch với
mặt đất và v́ điện áp trong đám mây càng gia tăng, điện thế giữa hai điện
tích đối nghịch của mặt đất và mây cũng trở nên mỗi lúc mỗi thêm. Đến một
giai đoạn nào đó, khi mà điện thế trở nên quá lớn, khiến cho trở kháng của
không khí ngăn cách hai điện tích ấy bị phá vỡ, và một tia sáng của luồng
sét báo hiệu sự ḥa hợp của hai điện tích đối nghịch. Một t́nh trạng tương
tợ xảy ra khi mà tâm thức của người sùng tín và đối tượng được tôn thờ liên
hiệp với nhau trong trạng thái ngây ngất luôn luôn xuất hiện trước cái nh́n
của nhà Thần Bí. Trong một lúc, tâm thức của người sùng tín thoát vào cơi Bồ
Đề và y nhận thức rằng ḿnh và đối tượng tôn thờ là một, chứ chẳng phải hai.
Từ đó về sau, mặc dầu Tâm Thức của cơi Bồ Đề có thể không hiện diện, tuy
nhiên cái nh́n đă thu thập được sẽ là một nguồn cảm hứng mănh liệt và những
luồng thần lực từ cơi Bồ Đề vẫn tiếp tục tuôn chảy xuyên qua con đường vận
hà đă được tạo ra.
Đối
với Ấn Độ, không có phương pháp nào được dùng để phát triển Tâm Thức Bồ Đề
có thể đầy đủ, nếu không tham khảo bài chú Gayatri. Sự lập đi lập lại bài
chú này là một phần quan trọng của công việc hành đạo hằng ngày của người Ấn
giáo. Sự thật là cách mà bài chú này được lập lại hằng ngày do hàng ngàn
người Ấn giáo chính thống đọc – mà không hiểu ư nghĩa và không lưu tâm đến
khía cạnh khác của Shadana (kỷ luật tu thân) – không đem lại kết quả đáng kể
nào. Tuy nhiên, nếu sự lập lại bài chú được thực hành đúng cách, và dưới các
điều kiện cần thiết, chắc chắn sẽ đem lại những kết quả thật hữu hiệu và
mạnh mẽ trong công việc phát triển Tâm Thức Bồ Đề. Sự lập lại chú nguyện
Gayatri phải được xem như một thực nghiệm khoa học, và như trong tất cả các
thực nghiệm khoa học cần phải cung cấp đầy đủ điều kiện cần thiết đúng đắn,
nếu chúng ta muốn đạt được những kết quả mong ước. Các điều cần thiết đó
không thể bàn nơi đây, nhưng cần nói một vài lời về thực hành tôn giáo hợp
lư này, do các vị thấu thị thời xưa chỉ dạy giúp chúng ta ḥa hợp với bản
chất cao cả của ḿnh.
Có hai
yếu tố quan trọng nằm trong sự tụng niệm chú Gayatri: một cái th́ hoàn toàn
máy móc và cái kia th́ liên quan đến tâm thức. Khi chúng ta mong cầu mănh
liệt và chân thành để được Ánh sáng chỉ có thể đến từ nội tâm thôi, chúng ta
tạo ra một sự căng thẳng đặc biệt trong vùng hào quang của ḿnh và sẽ khai
mở một đường vận hà để những thần lực từ các cơi cao tuôn xuống. Như trong
một cuộc thí nghiệm khoa học, chúng ta biết răng nếu chúng ta có một cái
b́nh hai miệng và khởi sự làm trống bên trong bằng cách rút không khí ra
ngoài, xuyên qua một miệng th́ khí trời có sức tuôn vào trong và làm đầy cái
b́nh trống rỗng xuyên qua miệng kia. Cũng như thế ấy, khi chúng ta mong ước
tha thiết và nghiêm chỉnh để có Ánh Sáng Chân Ngă và dọn trống ḷng ḿnh
bằng cách hủy bỏ tất cả tư tưởng và dục vọng, tức thời Chân Ngă ứng đáp và
Ánh Sáng Bồ Đề Tâm soi sáng phàm nhơn của chúng ta gần như máy móc. Cuộc ứng
đáp xảy ra tự động. Đương nhiên, sự mong ước phải chân thành và xuất phát từ
con tim chúng ta và câu chú nguyện không thể chỉ là sự lập lại của một công
thức hay một ḍng tư tưởng. Bây giờ, trong bài chú Gayatri, nếu chúng ta
nghiên cứu ư nghĩa của bài chú, th́ đó là một lời nguyện hướng đến Đấng Thái
Dương – là Tâm Thức Đại Đồng nền tảng của Thái Dương Hệ - cầu xin ban cho
chúng ta nhiều Ánh Sáng hơn, Ánh Sáng của Bồ Đề Tâm, và nếu chúng ta liên
tục lập lại lời cầu nguyện một cách chân thành, ḥa ḿnh liên hệ với ư niệm
bên trong, chừng đó thần lực thích nghi từ các cơi giới cao được thu hút vào
bên trong, làm cho các thể cao chói sáng thêm nữa; và sự sống phát triển ở
các cơi cao được phản chiếu thành ánh sáng của sự hiểu biết thật sự, một sự
chói sáng tâm linh rực rỡ hơn trong phàm nhơn.
Ảnh
hưởng khác của sự tụng niệm chú Gayatri là bản chất máy móc và tùy thuộc vào
sự hiệu nghiệm ẩn tàng trong tất cả câu thần chú chân chánh. Hiệu quả của
tất cả thần chú tùy thuộc vào sự việc rằng tất cả vũ trụ biểu hiện này được
đặt trên nền tảng những rung động khác nhau và bằng cách chọn lựa những rung
động có bản chất thích hợp rồi kết hợp chúng một cách khoa học, người ta sẽ
có được một kết quả ở cơi giới nội tâm, cũng như ngoại giới. Các nhà Thấu
thị thuở xưa, trước mặt các Ngài thế giới tinh vi hiện ra rơ rệt, đă nghiên
cứu đầy đủ vấn đề này và chọn lọc một số âm thanh và tư tưởng kết hợp lại để
tạo một kết quả riêng biệt. Những kết hợp này gồm có những bài chú nguyện,
và Gayatri được xem như là một của những bài chú quan trọng nhứt – một bài
chú được đặc biệt nghĩ ra để khai mở Tâm Thức Bồ Đề. Chẳng những nó làm công
việc giúp thêm thần lực cho cơi Bồ Đề, mà c̣n hài ḥa các thể thấp, khiến
chúng ḥa hợp với các thể cao để cho thần lực từ những cơi cao có thể đi
xuyên qua dễ dàng những cơi trung gian, và xuất hiện trong tâm thức vật chất
của chúng ta. Dù cho cách hoạt động của bài chú nguyện này ra sao, những kết
quả trong việc phát triển tâm thức cao tỏ ra chắc chắn và quan trọng, đương
nhiên là tất cả điều kiện cần thiết khác đều được thực hiện đầy đủ.
Tất cả
các chiều hướng phát triển đă được tra cứu ở phần trước, đều hướng dẫn rốt
ráo đến sự thực hành Yoga. Những giai đoạn cao của Tâm Thức Bồ Đề sẽ không
thể đạt được, nếu không trải qua các cuộc luyện tập trí tuệ thâm sâu và kỷ
luật bản thân ấy, do sự thực hành Yoga. Con người chỉ có thể hoạt động một
cách đầy đủ và ư thức trong Thể Bồ Đề khi cái trí và các t́nh cảm được hoàn
toàn vượt qua và hành giả trong cơn Samadhi có khả năng nâng ḿnh lên đến
cơi Bồ Đề hay là các cơi cao hơn nữa. Chừng đó và chỉ chừng đó mà thôi, y
mới có thể nh́n đời sống đúng với sự thật, biết được điều bí mật của con
người y và nhận thức được một cách chắc chắn các chân lư vĩnh cửu của nếp
sống tâm linh mà cho đến lúc đó chúng chỉ có cảm thấy là thật, và chấp nhận
là như thế nhờ năng khiếu trực giác của y. Nếu được nh́n qua một lần thôi,
mặc dầu hành giả có thể bị đắm ch́m trở lại trong nếp sống thấp kém, không
bao giờ y có thể bị các ảo ảnh che lấp trọn vẹn và luôn luôn sống trong ánh
sáng Tâm Thức Cao Cả. Một cách lần hồi y tiến trên nấc thang tiến hóa, Tâm
Thức của cơi Bồ Đề này trở thành một phần tâm thức b́nh thường của y, và
chừng đó y chỉ xuống các cơi thấp khi công việc của y đ̣i hỏi y phải hiện
diện nơi đó.
Do
những ǵ được tŕnh bày, chúng ta thấy rằng một kỷ luật bản thân thực hành
đúng đắn là một thành phần cần thiết cho cuộc luyện tập phát triển Tâm Thức
Bồ Đề. Thật ra, sự đạt được Tâm Thức Bồ Đề là vấn đề nhận thức cái thực tại
nội tâm, nhưng sự nhận thức này chỉ có thể thực hiện xuyên qua những thể
thanh trong, an tịnh và hài ḥa. Những điều kiện này được tạo ra không phải
bằng sự mong ước suông, mà do một kỷ luật bản thân nghiêm chỉnh và dài hạn,
có nghĩa là chuyển hóa những lư tưởng tâm linh chúng ta thành một nếp sống
và cách suy tư đúng đắn. Sự xem xét các điều kiện này phải như thế nào và
cách chúng nó được thực hành là một thành phần của Triết Lư và Kỹ Thuật
Yoga, sẽ được bàn một cách tóm tắt sau này.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS