Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

CHƯƠNG MƯỜI TÁM

PHÁT HIỆN CHÂN NGĂ

THẾ GIỚI THẬT SỰ ĐANG CHỜ ĐỢI CHÚNG TA

Trích quyển Self Culture  Tác giả I. K. TAIMNI

Bản dịch www.thongthienhoc.com

   

PHÁT HIỆN CHÂN NGĂ

THẾ GIỚI THẬT SỰ ĐANG CHỜ ĐỢI CHÚNG TA

Trong Chương vừa rồi, chúng ta xem qua vấn đề đánh thức trong nội tâm chúng ta sự thúc giục tâm linh thật sự, mà không có nó th́ không thể đặt chân trên Con Đường Phát Hiện Chân Ngă được. Có hai cách giải quyết vấn đề được đề nghị. Cách thứ nhứt tùy thuộc nơi sự thẩm xét nghiêm chỉnh và khít khao về đời sống chúng ta và thế giới, mà chúng ta biết và đang sống trong ấy. Điều này nhằm mục đích khám phá ra để biết chúng ta có cần thiết hay không, thực hiện cố gắng nhứt định để thay đổi đời sống nội tâm thay v́ để trôi nổi không mục đích, hay là chỉ làm những cố gắng lưng chừng, yếu ớt, mà tổng quát là biến thành những hoạt động quen thuộc, như tập quán về trí thức cũng như về xác thân. Cách thứ hai tùy thuộc vào một cuộc thẩm xét trí thức nghiêm chỉnh về thế giới kia, mà chúng ta ham muốn và hy vọng bước vào, với mục đích giúp chúng ta nhận thức; nếu được, những ǵ chúng ta đang thiếu sót, mặc dầu chúng ta tỏ ra tự măn và bằng ḷng với thế giới này.

Trong Chương trước, chúng ta đă bàn luận về cách thứ nhứt, và đă phần nào có lẽ thấy rằng thế giới chúng ta đang sống không phải như những ǵ nó có h́nh dáng bên ngoài, và sở dĩ chúng ta tự măn, là v́ chúng ta không ư thức được bản chất thật sự của nó. Bây giờ thử t́m hiểu về cách giải quyết thứ nh́ và cố gắng nhận thức bản chất của thế giới kia mà chúng ta có thể bước vào. Chúng ta đă thấy qua một bức vẽ, bây giờ hăy cố xem qua bức vẽ kia. Khi chúng ta dùng từ “nhận thức” trong văn cảnh này, nó không có nghĩa là đương nhiên nhận thức – điều này sẽ đến về sau – mà là một sự nhận định thông thường về sự việc, rằng đời sống trong thế giới kia phong phú, thật sự và sống động nhiều hơn mọi ư niệm cao nhứt của chúng ta về một nếp sống đầy đủ và hạnh phúc nơi đây. Chúng ta đă xem qua trong những chương trước bản chất của thế giới tâm linh và thiêng liêng ẩn núp bên trong chúng ta. Chính nó là thế giới thật sự, mà tất cả các Đấng Giáo Chủ Tâm Linh Cao Cả đón mời chúng ta bước vào.

Mặc dù chủ nghĩa duy vật hiện nay đang được phổ biến rộng răi, bằng chứng về sự hiện hữu như thế của một thế giới thật sự bên trong chúng ta, và khả năng bước vào đó quá mạnh, khiến cho bất cứ ai khảo sát vấn đề với một tinh thần cởi mở, chẳng những trở nên bị thuyết phục vào sự hiện hữu của thế giới đó, mà lại c̣n phát sinh nhiều cảm hứng đáng kể, nhờ sự khảo sát mang lại. Nhưng, sự việc ḿnh dễ dàng bị thuyết phục không có nghĩa chắc chắn là ḿnh cũng có thể thu đạt từ sự khảo sát ấy một vài ư niệm liên quan đến bản chất của thế giới thật sự đó. Chính nó là nỗi khó khăn. Ngay đến những người đă bước vào thế giới này rồi, cũng không thể cho những ai chỉ biết qua thế giới giả tạo này một ư niệm nào về thế giới thật sự ra sao. Tất cả những ǵ họ có thể làm là xác nhận chắc chắn rằng nó hiện hữu, và mỗi con người đều có thể bước vào đó. Ngoài ra, không ǵ thêm nữa. Việc không thể tả được thế giới bên kia ấy – dù họ đă biết -  là điều rất tự nhiên, và lư do là v́ thế giới ấy ở ngoài lănh vực của tri thức, và con người phải vượt lên trên những tŕnh độ thấp kém của cái trí mới có thể bước vào thế giới đó. Dù muốn cố gắng diễn tả nó, lời nói vẫn mơ hồ, gián tiếp, dùng những biểu tượng hay lời lẽ phủ định mà thôi. Người có tánh hoài nghi khai thác sự việc đó để bám vào thuyết “bất khả tri” của y, cũng như người lưng chừng lấy cớ đó để biện hộ cho thái độ không làm ǵ của họ, để giải thoát ḿnh khỏi các ảo ảnh và những quyến rũ của thế giới này. V́ thế mà sự hiện hữu và bản chất của thế giới thật sự này sẽ măi măi là một điều bí mật, và chỉ có những ai xứng đáng sẵn sàng đi vào đó mới có khả năng nhận thức giữa những cách diễn tả mơ hồ che đậy này, tiếng gọi của Thiêng Liêng gởi đến những người tha hương, thúc hối họ trở lại quê nhà thật sự.

Mặc dù không có ư tưởng thỏa đáng nào liên quan đến bản chất của thế giới thật  có thể được nói lên mà chỉ có một ít đoạn trích dẫn sau đây từ những lời dạy của những Đấng Giáo Chủ Tâm Linh, sẽ chỉ cho thấy bản chất rơ rệt trong các huấn từ của các Ngài liên quan đến sự hiện hữu của thế giới thật sự  này, và khả năng bước vào đó dành cho bất cứ cá nhân nào hội đủ các đức tánh cần thiết.

 “Bông nở tức là cái phút huy hoàng giác ngộ đem đến cho đệ tử đức tự tin, hiểu biết và xác tín”.

 “Hỡi đệ tử, con nên biết rằng những ai đă trải qua cảnh yên tịnh, đă nếm được sự an vui và ǵn giữ được mănh lực của nó; những kẻ đó cũng mong ước cho con được sống qua cảnh đó”. (Ánh Sáng Trên Đường Đạo).

“ Hăy tin nơi Ta, có một lúc trong đời sống một Chân Sư, khi mà các gian khổ, thử thách gay go măi đă trải qua là một số lớn tưởng thưởng. Để thu đoạt được sự hiểu biết sâu xa hơn Ngài không phải mất thêm lấy một phút và các diễn tŕnh chậm chạp của sự t́m hiểu so sánh mọi vật khác nhau không c̣n nữa; Ngài có ngay một cái nh́n tức khắc, tuyệt đối thẳng vào mỗi Chân Lư đầu tiên… Đấng Chân Sư thấy, cảm xúc và sống chính tại nguồn cội của tất cả Chân Lư căn bản – Bản chất Tâm Linh Đại Đồng của Tạo Hóa, Shiva, Đấng Sáng Tạo, Đấng Hủy Diệt và Đấng Tái Tạo.” (Thư của các Chân Sư gởi cho Ông Sinett).

 “Do ư thức Thực Tại mà có sự hiểu biết cao cả nhất. Nó siêu việt, bao gồm sự hiểu biết mọi vật cùng một lúc. Nó liên quan đến mọi vật và mọi tiến tŕnh dù chúng có ra sao trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó cũng vượt lên cả Tiến Tŕnh Thế gian nữa” (Yoga Sutras, III. 55)

Chúng ta có thể kể ra hàng trăm đoạn trích dẫn từ các Kinh điển Thiêng liêng của thế giới hoặc các bút tích của các Nhà Thần Bí, Huyền Bí gia, và Hiền Triết, tất cả không chỉ đồng ư về sự hiện hữu của một thế giới thật sự ẩn núp trong thế giới giả tạo này mà các Ngài cũng c̣n chứng minh sự việc rằng thế giới của thực tại này dẫy đầy phúc lạc và sự hiểu biết siêu việt. Nhưng, công việc của người đệ tử là nghiên cứu và suy nghĩ sâu xa về các điều nhắc nhở bóng dáng ấy liên quan đến các thực tại của đời sống nội tâm, và nếu có thể được, đánh thức trực giác của chính ḿnh bằng cách đó.

Bên cạnh những xác nhận này của các nhà tiên tri và hiền triết, Khoa học cũng mang lại bằng chứng của nó. Nếu được nghiên cứu với một trí óc cởi mở, nó cũng chỉ ra sự hiện hữu của một thế giới thật hơn bên trong chúng ta. Chúng ta đă thấy: Khi t́m hiểu về thế giới vật chất và bản chất của nó trong Chương rồi, rằng vô số điểm chuyển động với một tốc độ kinh khủng tạo ra một thế giới kỳ diệu trong trí chúng ta, mà chúng ta cảm nhận một cách khách quan ở xung quanh ḿnh, như là một thế giới của h́nh dáng, màu sắc và vẻ đẹp tuyệt hảo. Đương nhiên, thật vô lư nếu đưa ra giả thuyết rằng vô số điểm di chuyển mà chính chúng nó tạo ra, hay phát sinh ra một thế giới như thế. Chúng chỉ có thể kích động sự cảm nhận của thế giới ấy, và như thế có một thế giới thật hơn và độc lập, đối với các điểm chuyển động này, thế giới ấy đă phải hiện hữu trước ở bên trong chúng ta. Cũng như thế, liên quan đến ảo ảnh do một sự nối tiếp những trạng thái tạo ra và được gọi là thời gian, phải có một thế giới của Thực Tại hiện hữu trong mỗi Vũ Trụ và bên trong chúng ta, mà nó tự phô diễn như là một hiện tượng thời gian và không gian. Hỏi vậy, làm sao một hoàn cảnh mênh mông như thế, đầy dẫy trí thông minh và các đồ án ở khắp mọi nơi được nh́n thấy xung quanh ḿnh, trải ra trong không gian và thời gian, lại có thể từ chỗ không đâu và như là kết quả của một hoạt động của những điểm vô tri giác, trong mọi cách và với những tốc độ khác nhau? Nhưng, đây lại là điểm kỳ cục hợp lư, mà thuyết duy vật khoa học bị dồn vào, và nó phải tự chấp nhận để biện minh cho cuộc chạy theo sự hiểu biết và quyền lực một cách thiếu suy xét, không đưa ra một ư tưởng nào về vấn đề cơ bản của cuộc sống, không cố gắng chút nào đến việc phải đi sâu hơn nữa trong các nguyên nhân đă tạo ra những hiện tượng của Tạo Hóa. Thuyết duy vật khoa học sẽ đi xa hơn và thừa nhận bất cứ điều ǵ, thay v́ đồng ư duyệt xét sự hiện hữu của một Thực Tại ẩn tàng bên trong Vũ Trụ, thậm chí coi đó như là một giả thuyết để thừ nghiệm.

Dựa vào kinh nghiệm trực tiếp của các Đấng Chân Sư cao cả, chứ không phải do nơi suy đoán triết lư suông, Giáo lư Huyền Bí mang lại một giảng giải thật sự cho vấn đề và dung ḥa sự hiện hữu của cả hai thế giới – thế giới vật chất hữu h́nh và thế giới của trí tuệ. Một cách rơ rệt, nó tuyên bố cả hai thế giới này đều là sự diễn tả và đă bắt nguồn từ một thế giới thật sự, mà do sự phân biệt của nó, tạo ra những hiện tượng dựa trên sự liên quan chủ thể và khách thể. Nó tuyên bố rằng con người có thể vượt lên trên thế giới của hiện tượng này và biết đươc thế giới thật sự - mà h́nh dạng của hiện tượng này chính là h́nh bóng của nó.

Khi thấy những bóng h́nh trên màn ảnh của một cuộc chiếu bóng, chúng ta lưu tâm đến vai tṛ của h́nh bóng ấy, bởi v́ chúng ta ư thức rằng chính h́nh bóng này do những thực tại mà có tương xứng với đàn ông, đàn bà và trẻ em thật tạo ra h́nh ảnh. Chúng ta cũng biết rằng vở kịch đang diễn ra trước mắt ḿnh không phải do những diễn viên tŕnh bày, nhưng nó tương xứng với những hoàn cảnh thật sự, t́m thấy trong đời sống nhân loại hằng ngày. Chính những sự viêc này liên quan tới đời sống thực của chúng ta, nó khiến chúng ta hết sức lưu tâm đến những ǵ trong h́nh, chớ không phải do những di chuyển nhịp nhàng của các h́nh bóng trên màn ảnh.

Điều này đem lại một manh mối cho sự việc v́ sao chúng ta đặt quá nhiều quan tâm vào thế giới giả tạo và vô thường, trong đó chúng ta đang sống và hoạt động hiện nay. Sự quan tâm của chúng ta đối với thế giới hiện tượng này bắt nguồn từ sự kiện những hiện tượng này là h́nh bóng của các thực tại bên trong chúng ta, mặc dầu không trông thấy. Cũng chính sự việc này mang lại cảm tưởng như thật cho những h́nh bóng ấy, và khiến chúng ta coi chúng như là thật cho đến khi nào chúng ta khám phá ra rằng chúng chỉ là những h́nh bóng thế giới của ảo ảnh, là h́nh bóng của thế giới thật mà thôi. Khi nào chúng ta bắt tay vào cuộc du hành T́m Sự Phát Triển Chân Ngă, chúng ta chỉ cố gắng ĺa bỏ cái bóng để nắm lấy Thực Tại, bởi do Thực Tại này mà những h́nh bóng đó được in vào tâm thức chúng ta. Nếu v́ vô minh chúng ta chạy theo sau một h́nh bóng, và th́nh ĺnh nhận thức được rằng đó chỉ là một h́nh bóng mà thôi, vậy điều ǵ xảy ra? Khi mà tánh phân biện nảy sanh, cảm giác thiếu thốn và trống rỗng đôi khi xâm chiếm tâm hồn chúng ta, nó cũng chỉ là thành phần của ảo ảnh, và phải trôi qua theo ḍng thời gian thôi. Chúng ta phải vui mừng khi ḿnh bị quấy rầy trong sự tự măn của ḿnh, và phải biết ơn khi có cơ hội để đôi mắt ḿnh thoát khỏi các h́nh bóng và hướng đến Thực Tại đang tạo các h́nh bóng đó. Khi một đứa bé thấy bóng một phi cơ thay đổi trên mặt đất, tức khắc nó ngước lên trời để t́m chiếc phi cơ thật đă tạo ra bóng đó. Cũng như thế ấy, khi chúng ta nhận thức sự sống quanh ḿnh như một chuỗi dài hiện tượng giả tạo, chúng ta hăy cố gắng nh́n vào nội tâm ḿnh để t́m Thực Tại đă tạo ra những hiện tượng đó. Bởi v́ chính từ trung tâm của Tâm thức chúng ta mà các h́nh bóng này được phóng ra ngoài.

Một sự suy gẫm thâm sâu về bản chất của Thực Tại này, theo như các kinh điển hay những huấn từ của các Nhà Thần Bí, hoặc Huyền Bí gia, có thể giúp chúng ta hăng hái tiến vào nội tâm ḿnh và bắt đầu một cuộc thám hiểm những hang hốc sâu kín của tâm trí chúng ta. Nhưng một cách tổng quát điều đó không mang lại một sự thúc giục đầy đủ, bởi v́ phần lớn công việc này được thực hiện ở lĩnh vực trí tuệ mà thôi. Điều chúng ta cần là phát triển một sự thu hút mạnh mẽ hướng đến Sự Sống Thiêng Liêng ở bên trong chúng ta để chính Sự Sống ấy lôi cuốn chúng ta đến gần Nó và cung ứng động lực cần thiết mà chúng ta một cách tổng quát đang thiếu. Sự thu hút hay năng lực lôi cuốn này không ǵ khác hơn là ḷng yêu thương Thượng Đế, hay Bhakti. Như vậy nếu chúng ta muốn có một sự thúc đẩy tâm linh hùng mạnh bên trong chúng ta, điều đó thật sự có nghĩa là, trước tiên chúng ta phải làm nẩy nở t́nh thương yêu đối với Đấng mà chúng ta muốn phát hiện. T́nh thương này kết hợp với một sự suy gẫm thâm sâu, cũng sẽ kích thích năng khiếu trực giác bên trong chúng ta, và với sự phát triển Bồ Đề Tâm nó thâm nhập vào trí chúng ta, chẳng những các vấn đề bắt đầu được giải quyết, mà thêm vào đó đời sống nội tâm chúng ta khởi sự mở ra một cách đều đặn.

Tưởng không cần thiết nhắc nhở rằng t́nh thương là sự lôi cuốn giữa một phần tử của Thiêng Liêng đối với những phần tử khác, hay là hướng đến cái Trọn Vẹn đă phát sinh ra những phần tử ấy. Đó là một sự lôi cuốn được cảm thấy khi những phần tử này bị bọc trong những cái vỏ riêng rẽ của trí tuệ hay vật chất. Như thế, nó là sự thu hồi của sức mạnh đă khiến các phần tử này đứng riêng rẽ trong sự biểu hiện, v́ vậy với bản chất của t́nh thương có chiều hướng đưa chúng ta đến sự biểu lộ và như thế để trở về trạng thái ḥa hợp, nơi đây chúng ta ư thức được ḿnh là một với cái Trọn Vẹn và những phần tử cũng là thành phần của cái Trọn Vẹn đó. Cũng nên nhớ rằng sự gặp gỡ hay lôi cuốn gần lại của những phần tử, luôn luôn đi kèm với một niềm lạc thú, hay hạnh phúc, hoặc an lạc, các từ ngữ khác nhau này diễn tả cũng một sự việc ở nhiều mức độ khác nhau. Mức độ càng thâm sâu, nơi đó sự hợp nhứt này được nhận thức hay thực hiện, th́ kinh nghiệm thu đạt do đó càng tinh vi hay thấm thía hơn.

Một câu hỏi có thể được nêu ra: Hỏi vậy điều ǵ sẽ xảy ra cho t́nh thương và cũng cho sự phúc lạc, một khi con người đạt đến sự ư thức toàn vẹn về tâm thức ḥa hợp và phần tử được kết hợp với cái Trọn Vẹn? Đương nhiên, t́nh thương chỉ có thể tồn tại giữa những con người riêng rẽ và khi mà sự ḥa hợp được thực hiện, sự liên quan giữa chúng không c̣n được gọi là t́nh thương nữa. Vậy lúc đó t́nh thương biến thành cái ǵ? Một mặt, nó là sự ư thức thuần túy về cái Duy Nhứt, và mặt khác nó là trạng thái được phản ánh trong h́nh dáng an lạc, hạnh phúc hay lạc thú ở cơi thấp. Chúng ta gọi trạng thái này là Toàn Phúc (Ananda theo Phạn Ngữ). Ananda là nguồn cội và cũng là phần đối chiếu của an lạc, hạnh phúc hay lạc thú, ở cơi không có sự chia cách, nhưng chỉ là Duy Nhất. Đó là trạng thái của Tâm Thức Thiêng Liêng – trạng thái cao nhứt tương ứng với lạc thú, hạnh phúc hay an lạc – nhưng điều này có thể được xem như là h́nh thức suy kém của Toàn Phúc. Anh ngữ không có từ nào khác đồng nghĩa. Thường thường từ “an tịnh” (peace) được dùng để diễn tả trạng thái cao nhứt của sự an lạc, nhưng cũng không đem lại trọn vẹn ư nghĩa của từ “Ananda”.

Bây giờ lư do tại sao vấn đề t́nh thương này được mang ra nơi đây để đánh tan các nghi ngờ đôi khi hiện diện trong trí của một số người, liên quan đến vị trí của t́nh thương trong đời sống tâm linh? Một số người dường như nghĩ rằng: có thể đi trên con đường Tự Tri, mà không cần t́nh thương đóng vai tṛ nào cả. Họ có thể dẫn chứng trường hợp một số nhà hiền triết, mặc dù không tỏ ra nhiều cảm xúc về t́nh thương trong đời sống các Ngài, nhưng vẫn có được một tŕnh độ khả quan về sự thanh thản và an tịnh. Như vậy, phải chăng điều đó chứng tỏ t́nh thương không có dự phần vào việc khai mở tâm linh của các vị đó sao? Không vậy đâu. Có lẽ không phải là thứ t́nh thương cảm xúc, nhưng t́nh thương đâu cần thiết do cảm xúc? Cách nó diễn tả tùy thuộc vào phương tiện xuyên qua đó nó diễn tả. Nếu nó diễn tả xuyên qua thể vía, chừng đó nó mang h́nh thức một t́nh cảm mạnh mẽ, mà t́nh thương chúng ta kết hợp với t́nh thương. Nếu nó chỉ diễn tả xuyên qua trí tuệ thuần túy th́ nó có thể thiếu phần cảm xúc, nhưng nó sẽ lấy h́nh thức cuộc thẩm tra tri thức hùng mạnh, có khả năng tiếp tục truy tầm Chân Lư, và đến đó, chỉ đơn thuần là sức mạnh của tánh phân biệt sâu sắc. Đó là con đường Jnana Yoga (Yoga thực hiện bằng Trí Tuệ).

Một loại nữa, nếu nó diễn tả xuyên qua trạng thái thứ ba của bản chất con người – là Ư Chí – nó sẽ bẻ găy mọi bức rào ngăn cách cá nhân với đối tượng của sự t́m kiếm của ta bằng sức mạnh đơn thuần của Ư chí và kết hợp chúng bằng sự tập trung  rồi bằng cách vượt lên trên cái trí ở mọi mức độ khác nhau. Người sinh viên biết phân biện sẽ thấy cái nguyên tắc thu hút như nhau của ba trường hợp, nhưng dưới những h́nh thức khác nhau, tùy theo phương tiện xuyên qua đó nó hoạt động. Không cần thiết là sự diễn tả này xuyên qua một phương tiện đặc biệt vẫn như thế măi, ở mọi thời gian, đối với một cá nhân. Nó có thể và phải thay đổi, tùy thuộc giai đoạn của sự bộc lộ nó đang trải qua, đôi khi trong cùng một kiếp sống, nhưng thông thường là ở những kiếp khác nhau.

Một loại thay đổi như thế có thể xảy ra khi mức độ thay đổi, thay v́ phương tiện. Ngay đến t́nh thương cảm xúc thay đổi tính chất của nó, khi nó được dời đến một mức độ sâu đậm hơn, gọi là cơi Bồ Đề. Nó trở nên thâm sâu hơn, tinh vi hơn và ít mạnh bạo, ít biểu lộ hơn. Đó là lư do tại sao các nhà Bhaktas hay các thánh nhơn trong cơn xúc cảm mănh liệt ở buổi đầu của Bhakta lại trở nên b́nh thản và thăng bằng khi t́nh thương của họ già dặn hơn. Cường độ t́nh thương của các Vị đó không giảm sút, trái lại càng gia tăng kinh khủng, nhưng lúc này nó di chuyển trong những vận hà sâu kín hơn, v́ thế càng được kềm chế và ít biểu lộ hơn trước kia.

Một điều tương tợ lại xảy ra, khi t́nh thương được dời đến một mức độ cao hơn trong một Tâm Thức được hợp nhất. Chừng đó nó mang lấy một h́nh thức mà chúng ta khó bề tưởng tượng, mặc dầu chúng ta gọi là Toàn Phúc, An Tịnh (Ananda). Và bởi v́ trong Tâm Thức ḥa hợp này, hay Thực Tại, chúng ta có một sự pha trộn tất cả các khía cạnh của bản chất ḿnh; tất cả những h́nh thức của t́nh thương hiện ra dưới nhiều h́nh dạng khác nhau ở các mức độ thấp, nhưng ở cơi Thực Tại, chúng có vẻ gần như giống nhau, ngoại trừ một ít riêng biệt, do bản chất riêng tư cá nhân của mỗi chơn nhơn.

Bởi thế chúng ta đừng cho rằng t́nh thương chỉ có thể biểu lộ dưới h́nh thức cảm xúc, mặc dầu ở những giai đoạn đầu của sự phát triển, tổng quát nó thường có dạng này. Nhưng dù dưới h́nh thức nào, nó vẫn có bản tánh chánh yếu là thu hút lại gần nhau một cách không sao cưỡng lại được giữa người đi t́m và Cái được t́m; nhờ vậy nó cung cấp động lực cần thiết hay sự thúc giục tâm linh, được gọi là Mumukshatwa theo Phan ngữ. Chúng ta vừa thấy sự cần thiết và vị trí của t́nh thương trong quá tŕnh Phát Hiện Chân Ngă. Chúng ta sẽ xét đến bản chất của nó và một vài phương pháp tự phát triển nó trong các Chương 20 và 21.

Bây giờ, chúng ta t́m hiểu loại khó khăn thứ hai mà nhiều người chí nguyện cảm thấy khi có được ḷng tin tưởng và sự thúc giục cần thiết để bước chân trên con đường khai mở nội tâm – cái khó khăn chọn lựa con đường riêng biệt, phù hợp nhứt đối với khí chất và giai đoạn phát triển của họ. Điều khó khăn này thật sự bắt nguồn từ sự tin tưởng rằng đối với mỗi cá nhân chỉ có một con đường mà y phải đi từ đầu tới cuối. Hoặc là y phải đi con đường hiểu biết, con đường t́nh thương, hoặc con đường hành động, hay bất cứ con đường nào do chính Sư Phụ y giới thiệu. Thật khó hiểu được tại sao quan niệm sai lầm ấy c̣n thịnh hành, khi mà có nhiều lời chỉ dạy thật rơ ràng tŕnh bày điều ngược lại. Thí dụ như hai câu sau đây trong quyển Ánh Sáng trên Đường Đạo:

 “ Đối với mỗi người t́m đạo th́ chính ḿnh là con đường, là sự thật và là đời sống”.

“ Con chớ t́m đạo bằng một con đường thôi. Mỗi người mỗi khí chất, và đối với mỗi khí chất dường như có một con đường thích hợp nhất. Nhưng con không thể đạt đạo chỉ bằng một sự chuyên tâm sùng bái, hoặc bằng sự chuyên tâm thiền định hoặc bằng tấm ḷng hăng hái quyết tiến hoặc bằng sự xả kỷ hy sinh làm việc hoặc bằng sự cần mẫn quan sát đời sống. Mỗi con đường chỉ có thể giúp cho người đệ tử vượt qua một nấc thang thôi. Tất cả các nấc thang đều cần thiết để trở thành một cái thang”.

 

Chúng ta không thể có một câu tuyên bố nào rơ ràng hơn nữa và câu đó cũng do một Đấng Chân Sư Huyền bí học.

Nhưng, ngoài những gợi ư rơ ràng như thế về vấn đề này, chính bản chất con người, nguồn gốc của y, cách thức tiến hóa, vận mạng cuối cùng của y, tất cả đều chống lại ư tưởng dùng một con đường riêng biệt để đạt được trạng thái toàn thiện, trọn vẹn. Con người có nhiều khía cạnh trong bản chất thấp và cao của y. Làm thế nào một trạng thái toàn thiện có thể nẩy nở được bằng cách chỉ đi theo một phương pháp đặc biệt để phát triển? Làm sao có thể h́nh dung ra một con người toàn vẹn mà thiếu t́nh thương hay thiếu sự hiểu biết, hoặc thiếu ư chí hay không có khả năng hoạt động hữu hiệu, phát triển đến một mức độ cao? Và làm sao các khía cạnh khác nhau này của bản chất y có thể được phát triển triệt để mà y không luyện tập theo những chiều hướng khác nhau trong những môi trường khác nhau, và sử dụng nhiều loại phương pháp và kỹ thuật khác nhau ở vào thời điểm cũng khác nhau hay sao? Nếu không như vậy, đương nhiên thỉnh thoảng y phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá tŕnh tiến hóa của y. Lẽ cố nhiên, y phải chăm chú vào một phương pháp trong một lúc nhứt định, bởi v́ lư do đầu tiên là một đức tánh riêng biệt có thể phát triển tốt nhứt do một sự tập trung nồng nhiệt vào nó trong một thời gian; và lư do thứ hai, là v́ môi trường và hoàn cảnh trong đó một cá nhân bị đặt để, nói chung thường là v́ chúng thích nghi với sự phát triển của một khía cạnh đặc biệt của bản chất y. Chính là sự cần thiết tập trung vào một khía cạnh của bản chất ḿnh trong một kiếp sống hay một thời gian của kiếp sống, khiến điều đó có vẻ như chúng ta có khí chất thích nghi để theo một con đường đặc biệt. Nhưng, môi trường của chúng ta có thể thay đổi, hoặc nhu cầu nội tâm của chúng ta có thể thay đổi và một phương pháp khác, hay là một chiều hướng phát triển khác có thể xảy ra, chẳng những không thể tránh được, mà lại nên có như vậy.

V́ thế, sự tập trung vào một khía cạnh riêng biệt của bản tánh chúng ta, do việc theo đuổi một con đường đặc biệt, phải được coi như một giai đoạn phát triển của chúng ta, chứ không phải do nơi bẩm tính cá nhân đặc thù, và chúng ta phải chuẩn bị bước sang một chiều hướng khác khi mà các nhu cầu của sự khai mở nội tâm khiến cho điều đó cần thiết. Dù cho khi chúng ta đang tập trung vào một khía cạnh đặc biệt, chúng ta cũng đừng rơi vào lỗi lầm, tự ư ḿnh xem thường những khía cạnh khác mà chúng ta cũng sẽ phải phát triển. Sự sống không thể phân chia ra từng phạm vi hoàn toàn riêng biệt, và không thể phát triển một khía cạnh đến một mức độ cao mà không phát triển song hành những khía cạnh khác. Nếu chúng ta lại cố gắng thực hiện điều này, chúng ta sẽ trở nên mất thăng bằng, nghiêng hẳn về một bên, và khả năng chúng ta sẽ bị giảm mất đi phần lớn. Mục đích của chúng ta phải làm là một sự toàn thiện đủ mọi mặt và một sự phát triển cân đối, mặc dù sự tập trung vào việc phát triển một khía cạnh đặc biệt có thể được coi như là nổi bật khác thường ở khía cạnh đó trong một thời gian.

Sự khai mở tâm thức và Điểm Toàn Thiện Thiêng Liêng trong con người là một tiến tŕnh cá nhân vô cùng tế nhị, cho nên sử dụng từ “con đường” để chỉ công việc ấy, gần như một sự phạm thánh. Mỗi linh hồn khai mở từ bên trong hướng ra ngoài tuân theo định luật riêng tư của nó và không một ai có thể đoán trước được nó sẽ nẩy nở ra sao, và ở giai đoạn kế cái ǵ sẽ xảy ra. Nếu biết nó đi theo một chiều hướng định sẵn, hoặc ép buộc nó khai mở theo một đường lối riêng tư nào đó, th́ giống như xé một nụ hoa hồng c̣n búp, để làm cho nó nở tung ra như một hoa huệ. Đâu là con đường, khi chúng ta thấy một nụ hoa hồng đang nẩy nở và trở thành một đóa hoa nở trọn vẹn? Hỏi vậy có thể nói hoa hồng đang đi theo một con đường đặc biệt để được nẩy nở? Trong một chừng mực nào đó th́ nó đúng, bởi v́ nó đi ngang qua một chuỗi dài những biến đổi lúc nào cũng tương tợ, cái này theo sau cái kia, dưới ảnh hưởng của những sức mạnh tác động bên trong lẫn cả bên ngoài. Nhưng con đường này không phải là con đường bị xoi rănh theo dấu cũ, nơi đó sự hoạt động bị đóng khung, hạn chế, mà lại là một chuỗi dài biến đổi xuất hiện từ bên trong ra ngoài. Trong trường hợp một hoa hồng, bản chất và thứ tự của những biến đổi như thế có thể nói đă được chỉ định sẵn, bởi v́ chúng tuân theo nguyên mẫu của giống hoa ấy. Nhưng, trường hợp con người th́ khác hẳn. Y không tuân theo một khuôn mẫu và v́ đó tất cả nhân loại không tiến theo một cách giống nhau và không theo một chuỗi dài biến đổi định trước. Nếu không, th́ thật sự không có tự do cho con người để tự giải phóng ḿnh, lúc nào y muốn làm công việc đó. Mỗi người phải chờ đợi cuộc tuần hoàn thứ bảy như có một số rất đông chúng ta quyết định làm. Nhưng không phải vậy. Mỗi linh hồn th́ độc nhất và y phải diễn tả tánh chất toàn thiện duy nhất của ḿnh, lúc nào cũng hiện diện trong Chơn Thần. Sự Toàn Thiện đó được biểu lộ bằng cách nào trong thế giới hiện tượng không được định trước. Nơi đây không cần đi xa hơn vào vấn đề, bởi v́ nó sẽ được bàn luận đầy đủ trong giảng lư câu Sutra IV.12 của quyển Khoa Học Yoga.

Trở lại vấn đề, có thể nói rằng như thế thật sự chúng ta không phải chọn lựa dứt khoát một con đường nào một cách vĩnh viễn cả. Đúng hơn, chúng ta phải theo một phương pháp đặc biệt một thời gian phù hợp với nhu cầu khai mở nội tâm chúng ta. Để biết rơ, chúng ta cần điều ǵ và phương pháp nào để theo, là một vấn đề thuộc về khó khăn thứ ba, mà các người chí nguyện gặp phải, được gọi là sự d́u dắt trên con đường. Vấn đề này được thảo luận ở Chương 26.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS