|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
PHẬT GIÁO
(BUDDHISM)
Trích quyển The
Inner Life
Tác giả C. W. Leadbeater
|
|
PHẬT GIÁO
Khi nghĩ tới Đức Phật, ta không được quên rằng ngài rất cao siêu hơn mức chỉ
là giáo chủ của một tôn giáo. Ngài là một chức sắc cao cấp của Quần Tiên
Hội, cao cấp hơn hết, ngoại trừ một đấng, và trong nhiều kiếp nhập thể trước
kia, ngài đă lập nên nhiều tôn giáo trước tôn giáo hiện nay mang tên ngài.
Ấy là v́ ngài đă là Vyasa, vốn đă cống hiến biết bao nhiêu cho Ấn độ; ngài
đă là Hermes, đấng cao cả đă lập nên các bí pháp Ai cập, ngài là Zoroaster
nguyên thủy, từ đó mới có tục thờ cúng mặt trời và thờ lửa; ngài cũng là
Orpheus, ca sĩ vĩ đại của người Hi lạp.
Trong kiếp cuối cùng của nhiều kiếp, khi ngài giáng sinh làm Đức Cồ đàm th́
thoạt tiên dường như ngài không có ư định lập nên một tôn giáo mới. Ngài chỉ
xuất hiện với vai tṛ là người cải cách Ấn giáo – một tín ngưỡng đă cũ rích
rồi, do đó xa rời dạng nguyên thủy giống như mọi tôn giáo khác. Xét về nhiều
mặt, nó đă trở nên cứng ngắc và ngay cả so với hiện nay th́ nó có vẻ c̣n ít
linh động hơn nữa. Ngay cả bây giờ th́ tất cả chúng ta đều biết có đường
ngăn cách tuyệt đối giữa các giai cấp, có sự cứng rắn như sắt thép về các
h́nh thức và nghi lễ.
Ngay cả hiện nay ta cũng biết rằng không ai có thể được cải đạo sang Ấn
giáo, cách duy nhất để gia nhập tín ngưỡng này là sinh ra trong giai cấp Bà
la môn.
Ta hăy tưởng tượng một t́nh huống trong đó mọi thứ này thậm chí c̣n cứng
ngắc hơn nữa, trong đó xúc cảm c̣n mănh liệt hơn nữa, trong đó mọi nhân sinh
quan đều thay đổi rất nhiều so với người Aryan nguyên thủy, khi nó là một
tôn giáo tràn đầy niềm vui và mang lại hi vọng cho mọi người. Chẳng bao lâu
sau thời Đức Phật, ư kiến chung dường như cho rằng ngoài người Bà la môn hầu
như chẳng có ai được cơ may cứu chuộc. Thế mà v́ số người Bà la môn luôn
luôn là thiểu số, ngay cả hiện nay chỉ vào khoảng 13 triệu người trong số
300 triệu cư dân Ấn độ, cho nên rơ ràng đó không phải là một tôn giáo mang
nhiều hi vọng cho đa số mọi người, bởi v́ nó bảo rằng họ phải trải qua nhiều
kiếp cho nên khi có thể được nhận vào giai cấp thiểu số độc quyền Bà la môn,
nhiên hậu họ mới có thể thoát khỏi ṿng sinh tử luân hồi.
Rồi tới Đức Phật giáng sinh, giáo huấn của ngài mở toang cánh cổng thiên
lụật công bằng tử tế, v́ ngài dạy rằng người ta đă lệch lạc hoàn toàn so với
h́nh thức tôn giáo xưa cũ. Ngài lập đi lập lại rằng, một người mặc dù sinh
ra trong giai cấp Bà la môn mà không sống cuộc đời phạm hạnh Bà la môn th́
chẳng đáng tôn kính và cũng chẳng t́m ra đường giải thoát; c̣n người nào
thuộc bất kỳ giai cấp khác mà sống cuộc đời phạm hạnh Bà la môn th́ nên được
coi là thuộc giai cấp Bà la môn, và xét về mọi phương diện đều được mọi khả
năng dường như thể y sinh ra trong giai cấp linh thiêng.
Tự nhiên là khi đứng trước những giáo huấn đẩy lùi mọi niềm hi vọng về cứu
chuộc tối hậu vô cùng xa xăm vào tương lai th́ kẻ phàm tục ắt trở nên tuyệt
vọng và do đó thờ ơ; mặt khác, sự khổ hạnh của ngưởi Bà la môn dành trọn
cuộc đời cho những nghi lễ và tham thiền cũng không hợp thị hiếu của họ và
quả thật hiển nhiên là họ không thể làm được như vậy. Nhưng Đức Phật rao
giảng cho họ cái mà ngài gọi là trung đạo; ngài bảo rằng mặc dù một cuộc đời
khổ hạnh và hoàn toàn tận hiến cho tôn giáo không dành cho họ, nhưng chẳng
có lư do ǵ mà v́ như vậy họ lại rớt vào t́nh trạng thờ ơ và sinh hoạt gian
tà. Ngài cho họ thấy rằng thế nhân vẫn có thể có một sinh hoạt cao siêu và
mặc dù y có thể không tận tụy với siêu h́nh học và những lập luận chẻ sợi
tóc làm tư, người ta vẫn c̣n lĩnh hội đúng mức những sự kiện lớn của cơ tiến
hóa để h́nh thành sự dẫn dắt thỏa đáng cho cuộc đời ḿnh.
Ngài tuyên bố rằng sự cực đoan theo cả hai hướng đều phi lư như nhau; một
đằng th́ cuộc đời của kẻ phàm phu bị hoàn toàn vây quanh bởi việc kinh
doanh, theo đuổi những giấc mơ quyền lực và giàu sang, cuộc đời ấy thật điên
rồ và khiếm khuyết v́ nó bỏ qua mọi thứ thật sự đáng cứu xét; nhưng mặt
khác, sự khổ hạnh cực đoan dạy con người hoàn toàn quay lưng với thế gian,
độc quyền tận tụy một cách ích kỷ, ra sức cách ly bản thân với thế gian và
thoát tục th́ cũng điên rồ không kém. Ngài chủ trương rằng trung đạo chân
thực và mỹ lệ là tốt nhất và an toàn nhất; trong khi chắc chắn là cuộc đời
tận hiến hoàn toàn cho tính linh là cao siêu nhất cho những ai đă sẵn sàng,
nhưng người nào vẫn c̣n vướng ṿng tục lụy làm việc trong thế gian cũng có
thể có một sinh hoạt tinh thần tốt đẹp và chân chính.
Giáo lư của ngài hoàn toàn dựa trên lư trí và cảm thức phân biệt phải trái
b́nh thường; ngài không yêu cầu ai mù quáng tin vào bất cứ điều ǵ, mà đúng
hơn ngài bảo y mở to mắt ra và quan sát xung quanh ḿnh. Ngài tuyên bố rằng
bất chấp mọi phiền năo và khốn khổ của thế gian, cái hệ thống lớn lao mà con
người là bộ phận đời đời có sự công bằng và định luật mà ta đang sống theo
đó là một định luật tốt đẹp, miễn là ta hiểu được nó và thích ứng ḿnh với
nó. Ngài dạy rằng đời là bể khổ nhưng chính con người gây ra sự rắc rối cho
bản thân, bởi v́ y triền miên chiều theo ham muốn cái mà y không có; ngài
bảo rằng hạnh phúc và sự hài ḷng có thể đạt được tốt hơn qua việc hạn chế
ham muốn, thay v́ gia tăng sự chiếm hữu.
Để đạt được như vậy ngài liệt kê giáo huấn của ḿnh một cách kỳ diệu nhất,
sắp xếp mọi thứ dưới một vài tựa đề mà ta có thể dễ dàng học thuộc ḷng.
Thật ra th́ điều này cấu thành một hệ thống những điều cần học thuộc ḷng
được xếp theo thứ tự cẩn thận phân cấp. Đại khái th́ nó đơn giản đến nỗi bất
kỳ đứa trẻ con nào cũng có thể nhớ và hiểu được tứ diệu đề, bát chánh đạo và
những nguyên tắc sinh hoạt được gợi ư theo đó; thế nhưng nó được tiến hành
một cách tinh xảo đến nỗi nó cấu thành một hệ thống triết lư mà kẻ minh
triết nhất có thể nghiên cứu trọn đời, thế nhưng thấy nó càng ngày càng minh
giải hơn cho những vấn đề của cuộc sống.
Ngài phân tích mọi thứ đến mức độ hầu như không thể tin được, ta có thể thấy
như vậy qua việc nghiên cứu thập nhị nhân duyên hoặc qua việc ngài liệt kê
những bước trung gian giữa tư tưởng và hành động. Mỗi một trong tứ diệu đế
của ngài được biểu diễn chỉ bằng một từ ngữ thôi, thế nhưng bất cứ ai đă
từng nghe tŕnh bày hệ thống này th́ một trong những từ ngữ nêu trên tất yếu
khơi dậy một loạt những ư tưởng. Điều này cũng đúng với những từ ngữ biểu
thị các bước trong bát chánh đạo và “những điều hoàn hảo vĩ đại” mà
Tiếng Nói Vô Thinh có nhắc tới.
Tất cả những điều hoàn hảo này chỉ là minh triết, quyền năng và t́nh thương
xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Đôi khi chúng được tính là sáu nhưng
thường thường được tính là mười. Sáu điều hoàn hảo được tŕnh bày là: nhân
từ hoàn hảo, đạo đức hoàn hảo, kiên nhẫn hoàn hảo, nghị lực hoàn hảo, chân
thực hoàn hảo và minh triết hoàn hảo; c̣n bốn điều kia đôi khi được thêm vào
là: tuân phục hoàn hảo, quyết tâm hoàn hảo, tử tế hoàn hảo và xả bỏ hoàn
hảo.
Phật giáo hầu như đă biến mất khỏi Ấn độ, thế nhưng nó c̣n để lại đằng sau
những kết quả lâu bền và đâu đâu ta cũng thấy xứ sở này mang nặng dấu ấn
giáo huấn của ngài. Trước khi ngài giáng sinh, việc hiến tế bằng máu dường
như phổ biến; ngay cả hiện nay chúng vẫn c̣n tồn tại nhưng tương đối hiếm,
bởi v́ ngài dạy rằng không một đấng thiêng liêng cao cả nào lại thích những
điều như thế và Chư thần linh đúng hơn là muốn sự hiến tế bằng một cuộc đời
thánh thiện.
Khi nh́n trở lại kư ảnh thời ấy chúng tôi thấy rằng ngài thuyết pháp hầu như
ngay dưới khoảng trời khoáng đạt và gần như luôn luôn ngồi dưới gốc cây, c̣n
thính chúng ngồi trên mặt đất xung quanh ngài hoặc đứng dựa vào các cây, nam
phụ lăo ấu lẫn lộn, c̣n đám trẻ con chạy chơi ṿng ṿng bên ngoài đám đông.
Bậc đại đạo sự có một giọng nói kỳ diệu nhất, oang oang và sang sảng một
cách vinh diệu, ngài có một nhân cách ngay tức khắc khiến cho mọi người nghe
ngài nói phải chú ư và ngài luôn luôn chinh phục được tâm hồn người ta ngay
cả trong trường hợp hiếm có khi người ta không đồng ư với điều ngài dạy.
Thính chúng bị kích động bằng sự nhiệt t́nh tôn giáo lớn lao; chúng tôi thấy
họ thường xuyên hô lên “Sadhu, Sadhu” qua việc vỗ tay, khi bất cứ điều ǵ
được thuyết pháp đặc biệt làm họ xúc động, đồng thời họ chắp tay giơ lại lên
cao với thái độ chào mừng.
Ít ra một phần ảnh hưởng này là do rung động vô cùng mạnh mẽ của hào quang
ngài, nó có kích thước lớn đến nỗi thính chúng thật sự ngồi bên trong hào
quang ngài và được chỉnh hợp với hào quang trong khi họ lắng nghe ngài
thuyết pháp. Tác dụng từ điển của nó hầu như khôn tả và trong khi thính
chúng chịu ảnh hưởng của nó th́ ngay cả những người ngu dốt nhất dường như
cũng có thể hiểu trọn vẹn bất cứ điều ǵ ngài nói, mặc dù thường thường sau
khi họ ra khỏi ṿng ảnh hưởng của nó th́ họ thấy thật khó mà hiểu được nó
giống như lúc nảy. Cái ảnh hưởng mầu nhiệm này cũng là do hiện tượng thường
được miêu tả trong kinh sách Phật giáo: một số lớn thính chúng của ngài đạt
quả vị A la hán. Khi đọc những bài tường tŕnh trong kinh điển Phật giáo, ta
thấy có một điều thường t́nh là sau bài giảng của Đức Phật th́ hàng trăm,
thậm chí là hàng ngàn người đă chứng quả La hán. V́ biết rằng đạt quả vị cao
như thế nghĩa là ǵ cho nên khi đọc điều ấy chúng tôi thấy có vẻ hầu như
không thể tin được, và chúng tôi giả định rằng đó chỉ là trường hợp ngoa
ngoắc của Á đông; nhưng về sau này khi nghiên cứu kỹ hơn th́ chúng tôi thấy
rằng tường tŕnh như vậy thật sự là đúng. Kết quả dường như đáng chú ư đến
nỗi ta cần phải điều tra thêm nữa về nguyên nhân của nó và chúng tôi đă thấy
rằng để hiểu được mọi điều này th́ cần xét tới chẳng những kiếp này mà c̣n
là công tŕnh của nhiều kiếp trước.
Chúng ta phải nhớ rằng Đức Phật Thích Ca là Phật của Căn chủng thứ Tư, cho
dẫu kiếp cuối cùng ngài khoác lấy nhục thân của giống dân thứ Năm. Ngài đă
sinh trưởng nhiều lần trong đủ thứ giống dân Atlante và bao giờ cũng là một
bậc đại đạo sư. Trong mỗi một kiếp này ngài đă thu hút xung quanh ḿnh nhiều
đệ tử, họ đă dần dần nâng lên tới mức tư tưởng và sinh hoạt cao hơn. Đến khi
ngài giáng sinh lần cuối cùng đạt đỉnh cao nơi Ấn Độ, th́ ngài đă sắp xếp
mọi thứ đó cho những ai đă sinh ra trong nhiều lúc khác nhau và ở nhiều xứ
khác nhau, sao cho nhờ ảnh hưởng của ngài được hội tụ lại trong kiếp đó cùng
một lúc. Vậy là thính chúng của ngài phần lớn bao gồm những người đă dọn
ḿnh rốt ráo và có thể nói là những linh hồn đă chuyên biệt hóa cao độ; khi
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ phi thường của Đức Phật họ hiểu và theo kịp mọi từ
ngữ ngài thốt ra, khiến cho tác động lên họ với vai tṛ là các chơn ngă có
bản chất kích thích kỳ diệu nhất. V́ thế cho nên họ hưởng ứng dễ dàng xiết
bao và một số lớn biết bao những người ấy có thể và đă được nâng lên tới
đỉnh cao chóng mặt như vậy, nhanh chóng xiết bao.
Trong quyển ba của bộ Giáo Lư Bí
Truyền, ta ắt thấy có một tiết cực kỳ thú vị và gợi ư tên là
Bí nhiệm của Đức Phật; nó đề cập
tới sự kiện Đức Phật chuẩn bị các nội thể của ḿnh loại chất liệu rất cao
cấp khi các loa tuyến phát triển trọn vẹn nhất. Các thể bồ đề, nguyên nhân
và hạ trí của ngài được duy tŕ để cho các Đấng Cao Cả khác sử dụng v́ vô
cùng khó tạo ra những nội thể khác tương đương với chúng. Đấng Ki Tô đă dùng
chúng với thể xác của Chúa Giê su, trong khi Chúa Giê su chờ đợi trên các
cơi cao khi ở bên trong các hiện thể của chính ḿnh. Shankaracharya
cũng sử dụng những “dư y” này. V́ thế cho nên mới xuất hiện ư tưởng không
chính xác cho rằng Shankaracharya là một kiếp tái sinh luân hồi của Đức
Phật. Đấng Ki Tô phục lâm cũng sẽ sử dụng những hiện thể này, gắn liền chúng
với một thể xác khác ngay cả hiện nay đang được chuẩn bị cho ngài rồi.
Phật giáo c̣n có số tín đồ lớn hơn bất kỳ tôn giáo nào khác trên thế giới và
là ảnh hưởng sống động trong cuộc đời của hàng triệu đồng bào ta. Khi tôi ở
Tích Lan và Miến Điện, tôi có so sánh những bản tường tŕnh này với cách
thuyết giải về giáo lư của những người c̣n sống vốn là tín đồ Phật giáo.
Những tu sĩ có học ở những nước này tiếp cận đề tài đó với kiến thức chính
xác ít ra cũng tương đương với các nhà Đông phương học tiên tiến nhất, nhưng
cách thuyết giải giáo lư của họ ít cứng ngắc và vô hồn hơn nhiều. Cho đến
nay quyển sách hay nhất bằng tiếng Anh tŕnh bày cho ta một ư tưởng chân
thật về tôn giáo ấy theo chủ trương của những người c̣n sống, đó là quyển
Ánh đạo
phương Đông của ngài Edwin
Arnold; c̣n một quyển sách khác hay thứ nh́ là quyển
Linh hồn của một Dân tộc của H.
Fielding Hall. Một số nhà phê b́nh đă bảo rằng Ngài Edwin Arnold đă vượt hơi
quá mức ư nghĩa thuần túy theo nghĩa đen của những từ ngữ trong bản văn và
đang cố gắng đưa những ư tưởng Ki Tô giáo vào đó. Tôi không nghĩ như vậy, và
tôi chắc chắn thấy rằng ông diễn tả xúc cảm và thái độ của Phật tử gần gũi
hơn bất cứ tác giả nào khác.
Phật giáo ngày nay được chia thành hai Giáo hội lớn: phái Bắc truyền và phái
Nam truyền; cả hai đều ít nhiều đi lệch giáo huấn nguyên thủy của Đức Phật
mặc dù đi theo hai hướng khác nhau. Tôn giáo này đơn giản và trực diện, hiển
nhiên hợp với cảm thức phân biệt phải trái b́nh thường đến nỗi hầu như bất
cứ ai cũng có thể dễ dàng thích ứng với nó mà không nhất thiết phải từ bỏ
đức tin và phép thực hành của những đức tin khác. Do hậu quả của việc này
trong Giáo hội Bắc truyền ta có một dạng Phật giáo được thêm thắt rất nhiều.
Nó dường như đă hấp thụ nhiều nghi lễ và tín ngưỡng của đức tin bản địa mà
nó thay thế; chẳng hạn như ta thấy ở Tây Tạng, nó bao gồm trọn cả một huyền
giai những thần linh thứ yếu, chư thiên và quỉ thần mà hệ thống nguyên thủy
của Đức Phật hoàn toàn không biết tới. Mặt khác, thay v́ thêm thắc vào giáo
huấn của Đức Phật, Giáo hội Nam truyền lại đánh mất một điều ǵ đó trong
giáo huấn của Đức Phật. Nó đă củng cố những khía cạnh duy vật và trừu tượng
của triết lư Phật giáo.
Nó dạy rằng ngoại trừ Nhân quả ra, không có thứ ǵ chuyển từ kiếp này sang
kiếp kia, nghĩa là nơi con người không có bản ngă trường tồn mà trong kiếp
tới y quả thật là một người mới, vốn là kết quả nghiệp báo của kiếp trước;
và họ có trích dẫn nhiều lời pháp thoại của Đức Phật ủng hộ cho điều này.
Quả thật là ngài thường rất nhấn mạnh chống lại sự trường tồn của phàm ngă
và ngài đoan chắc đi đoan chắc lại với thính giả rằng, không bất cứ điều ǵ
mà họ biết liên quan tới một người có thể được chuyển sang một kiếp khác.
Nhưng không có đâu mà ngài chối bỏ chơn ngă; thật vậy nhiều pháp thoại của
ngài hoàn toàn khẳng định điều ấy. Chẳng hạn như ta hăy xét một văn bản có
trong kinh Sa môn quả (Samannaphalasutta) thuộc
Trường bộ kinh. Khi lần đầu tiên
đề cập tới t́nh trạng và việc rèn luyện cái trí cần thiết để thành công
trong sự tiến bộ tinh thần, Đức Phật mô tả cách thức ngài nhận biết được mọi
bối cảnh mà ngài tham dự vào đó bằng bất cứ cách nào, chúng chuyển tiếp lần
lượt qua trước mắt trí tuệ của ngài. Ngài minh họa điều này bằng cách bảo
rằng:
Nếu một người đi ra khỏi làng của chính ḿnh để tới một làng khác, rồi từ đó
tới một làng khác nữa; và từ đó trở lại làng của chính ḿnh th́ như vậy y có
thể nghĩ rằng: ‘tôi quả thật đi từ làng của chính tôi tới làng khác. Ở đó
tôi đứng một lúc; tôi ngồi theo kiểu này; tôi nói như vậy và thế là tôi vẫn
c̣n im lặng. Từ làng đó tôi lại đi tới làng khác và ở đó tôi cũng làm giống
như vậy. Cùng một cái bản ngă của tôi từ làng đó trở về làng của chính tôi.
Tâu bệ hạ, cũng bằng chính cách đó, khi tâm trí đă thanh khiết, đạo sĩ khổ
hạnh biết được các kiếp trước của ḿnh’. Ngài nghĩ rằng: ‘tôi có một tên gọi
như thế, ở một chỗ như vậy, tôi sinh ra trong một gia đ́nh như thế, đó là
giai cấp của tôi, đó là thức ăn của tôi, và tôi trải nghiệm khoái lạc và đau
khổ bằng một cách nào đó, và cuộc đời của tôi mở rộng qua một nơi chốn khác;
và ở đó tôi cũng có những t́nh huống như vậy. Đă được cứu thoát ra khỏi chỗ
đó, giờ đây cũng cái bản ngă của tôi lại sinh ra ở đây’.
Vấn đề này cho thấy rất rơ ràng giáo lư của Đức Phật liên quan tới chơn ngă
luân hồi. Cũng trong quyển kinh nêu trên, ngài tŕnh bày những minh họa nhờ
đó một bậc tu sĩ khổ hạnh có thể biết được những kiếp trước của người khác –
cách thức ngài thấy họ chết ở chỗ này và sau khi chịu phiền năo và hoan hỉ ở
địa ngục và thiên đường, cũng người đó được sinh ra trở lại ở một nơi nào
khác đâu đó. Quả thật là trong kinh
Phạm Vơng (Brahmajala Sutta) ngài có đề cập tới đủ thứ khía cạnh của
linh hồn và bảo rắng chúng không hoàn
toàn tồn tại, bởi v́ sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào “xúc”, nghĩa là
tùy thuộc vào mối quan hệ. Nhưng khi chối bỏ thực tại
tuyệt đối của linh hồn như thế, ngài đă đồng ư với các bậc đạo sư vĩ đại
khác của Ấn Độ, bởi v́ sự tồn tại chẳng những của linh hồn mà c̣n ngay cả
của THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI cũng chỉ có thật một cách tương đối.
Những đầu óc chưa lăo luyện thường hiểu lầm những ư tưởng này, nhưng học
viên nào nghiên cứu cẩn thận tư tưởng Á đông ắt không thể không lĩnh hội
chính xác điều này ngụ ư là ǵ: để thực hiện được giáo huấn của Đức Phật về
vấn đề này cũng chính xác giống như giáo huấn mà giờ đây Thông Thiên Học ban
ra. Không khó thấy biết bao nhiêu bản văn đă được nhấn mạnh hoặc xuyên tạc
đến nỗi dường như mâu thuẫn với nhau; và Giáo hội Nam truyền đă chọn lựa,
nói cho đúng hơn là chối bỏ sự trường tồn của phàm ngă so với việc khẳng
định tính liên tục chơn ngă, cũng giống như trong Ki Tô giáo, một số người
đă thu đạt được thói quen chú trọng tới những văn bản đặc thù và bỏ qua
những văn bản khác, phủ nhận nó.
Có một điểm nữa giúp cho ta thấy rơ sự hiểu
lầm rất tương tự, đó là việc thường xuyên khẳng định đi khẳng định
lại Niết Bàn tương đương với diệt vong. Ngay cả Max Müller, nhà Phạn ngữ học
lỗi lạc của đại học Oxford, do bị si mê nhiều năm về vấn đề này, đến cuối
đời khi nghiên cứu sâu hơn và xa hơn nữa th́ ông mới đạt đến mức hiểu được
rằng ḿnh đă sai lầm về điều đó. Việc miêu tả mà Đức Phật dành cho Niết Bàn
vượt xa vô cùng so với sự hiểu biết của bất cứ người nào chỉ được rèn luyện
và tẩy trược. Trong những phương pháp tư duy mà người ta ít có thắc mắc v́
ngay từ đầu các nhà Đông phương học Âu Mỹ đă hiểu lầm do chỉ được rèn luyện
theo những phương pháp tư duy trần tục thông thường; nhưng không ai đă từng
sống ở Á đông xen lẫn với các Phật tử mà có thể giả định trong một lúc rằng
họ coi sự diệt vong là cứu cánh mà ḿnh đang nỗ lực đạt tới.
Quả thật việc đạt tới Niết Bàn có bao gồm sự tiêu diệt hoàn toàn khía cạnh
hạ đẳng của con người, mà thật ra đó là tất cả những ǵ ta biết về y vào lúc
này. Cũng giống như mọi thứ liên quan tới các hạ thể, phàm ngă vốn vô thường
và sẽ biến mất. Nếu ta nỗ lực vỡ lẽ ra rằng con người ắt ra sao khi bị tước
bỏ hết mọi thứ bao gồm phía dưới những thuật ngữ này th́ ta ắt thấy rằng đối
với ta ở giai đoạn hiện nay, thật khó mà hiểu được có thứ ǵ c̣n lại; thế
nhưng sự thật là mọi thứ đều c̣n lại, nghĩa là trong cái tinh thần đă được
vinh danh c̣n tồn tại lúc đó, mọi tinh túy của mọi phẩm chất vốn đă được
phát triển trải qua những thế kỷ đấu tranh và căng thẳng trong các kiếp trên
trần thế ắt ở mức đầy đủ nhất có thể được. Con người đă trở nên hơn cả mức
con người, bởi v́ giờ đây y ở trước ngưỡng cửa của Thiên tính; thế nhưng y
vẫn c̣n là chính ḿnh, cho dẫu nó là một bản ngă rộng lớn hơn xiết bao.
Nhiều người đă định nghĩa về Niết Bàn và tự nhiên là không có định nghĩa nào
có thể thỏa đáng; có lẽ định nghĩa tốt nhất nói chung là sự an b́nh trong
khi toàn tri. Cách đây nhiều năm, khi tôi chuẩn bị một quyển dẫn nhập đơn
giản vấn đáp giáo lư của tôn giáo này cho những thiếu nhi Phật tử, th́ vị Tu
viện Trưởng của Sumangala đă cung cấp cho tôi định nghĩa hay nhất về Niết
Bàn vốn đưa ra trước họ, đó là một t́nh huống an b́nh và có phước vượt cao
trên t́nh trạng hiện nay đến nỗi ta không thể nào hiểu được nó. Chắc chắn là
nó khác xa ư tưởng về diệt vong. Quả thật nhiều điều mà hiện nay ta gọi là
con người đă biến mất, nhưng đó không phải v́ cá tính đă biến mất mà v́ cá
tính bị ch́m lấp trong Thiên tính.
Chính Đức Phật đă từng một lần dạy rằng: “Niết Bàn không phải là hữu thể
nhưng cũng không c̣n là phi hữu thể nữa”.
Có một sự khác nhau nữa giữa Giáo hội Nam truyền và Giáo hội Bắc truyền, đó
là ở chỗ họ chọn theo những phiên bản kinh điển khác nhau. Người ta thường
phát biểu rằng Giáo hội Bắc truyền chạy theo Đại thừa c̣n Giáo hội Nam
truyền theo Tiểu thừa, nhưng liệu ngay cả điều này được phát biểu an toàn
chăng th́ c̣n tùy thuộc vào sắc thái ư nghĩa mà ta gán cho một từ bị tranh
căi rất nhiều. Yana nghĩa là cổ
xe và người ta đồng ư rằng nó
phải được ứng dụng cho pháp (dharma) bởi vai tṛ là chiếc bè đưa ta vượt qua
biển sinh tử tới tận Niết Bàn, nhưng ít nhất có năm thuyết về ư nghĩa chính
xác mà ta phải chọn theo nó.
1- Trước hết nó nhằm nói tới ngôn ngữ được dùng để viết ra pháp chế, theo
giả thuyết ngôn ngữ Đại thừa là tiếng Bắc phạn c̣n ngôn ngữ Tiểu thừa là
tiếng Nam phạn – đối với tôi thuyết này dường như không đứng vững. Quả thật
là Giáo hội Bắc truyền dùng bản dịch tiếng Bắc phạn c̣n Giáo hội Nam truyền
có kinh điển viết bằng tiếng Nam phạn, là ngôn ngữ mà Đức Phật đă tuyên
thuyết khi c̣n tại thế. Người ta phát biểu rằng kinh điển tiếng Nam phạn
chúng ta sở hữu hiện nay không phải dưới dạng nguyên thủy mà mọi kinh điển
nguyên thủy ít ra tồn tại ở Tích Lan đă bị những
kẻ xâm lược người Tamil phá hủy hết, sao cho những kinh điển tiếng
Nam phạn của chúng ta có hiện nay đều được dịch lại từ một bản sao bằng
tiếng Elu, lúc bấy giờ là ngôn ngữ bản địa của Tích Lan.
2- Xét theo biểu kiến th́ người ta coi như
Tiểu (Hina) nghĩa là tầm thường,
dễ dàng hoặc nhỏ bé. V́ vậy một cách thuyết giải cho rằng Tiểu thừa là con
đường tầm thường và dễ dàng đi đến giải thoát, là kiến thức và cách ứng xử
rút gọn đến mức tối thiểu cần thiết để được giải thoát, c̣n Đại thừa là giáo
lư mang tính triết học hơn và đầy đủ hơn bao gồm nhiều kiến thức mang tính
truyền thống về các cơi cao trong thiên nhiên. Không cần nói cũng thấy cách
thuyết giải này xuất phát từ nguồn thông tin của Đại thừa.
3- Đứng trước sự tế nhị, lịch sự, vô song đối với các tôn giáo khác, Phật
giáo chấp nhận hết tất cả là phương tiện giải thoát, mặc dù nó coi phương
pháp do giáo chủ của ḿnh giảng dạy là đưa ra con đường ngắn nhất và an toàn
nhất. Theo quan niệm này Phật giáo là Đại thừa, c̣n Tiểu thừa bao gồm Bà la
môn giáo, Bái hỏa giáo, Kỳ na giáo và bất kỳ tôn giáo nào khác vốn đang tồn
tại vào lúc mà người ta đă tŕnh bày rơ định nghĩa.
4- Hai giáo lư này chỉ là hai giai đoạn của cùng một giáo lư, Tiểu thừa dành
cho Thinh văn (Sravakas), c̣n Đại thừa dành cho những học viên tiến bộ hơn.
5- Từ ngữ ‘thừa’ được hiểu không chính xác theo nghĩa gốc là “cổ xe”, nhưng
theo nghĩa thứ phát th́ nói cho đúng hơn nó gần tương đương với từ nghĩa là
“đời sinh hoạt” hoặc thiên chức theo tiếng Anh. Theo cách thuyết giải này
th́ Đại thừa đưa ra trước con người ‘thiên chức lớn lao’ là trở thành một vị
Bồ tát và hiến ḿnh cho phúc lợi của thế gian, c̣n Tiểu thừa chỉ bộc lộ
thiên chức nhỏ nhoi hơn, là sống sao cho bản thân đạt được Niết Bàn.
Cùng có nhiều điều bàn luận về ư nghĩa chính xác của các thuật ngữ Adi
Buddhi (A đề Phật) và Avalokiteshvara (Quan thế âm). Tôi không đặc biệt
nghiên cứu những điều này theo quan điểm triết học, nhưng trong chừng mực mà
tôi có thể thu thập ư tưởng từ việc bàn luận vấn đề này với những nhân vật
tiêu biểu sống động trong tôn giáo ấy, th́ A đề Phật dường như là đỉnh cao
của một trong những đường lối lớn phát triển siêu nhân loại – cái mà ta có
thể gọi là nguyên khí trừu tượng của Chư Phật. Quan thế âm là một từ ngữ
thuộc Giáo hội Bắc truyền dường như là hồng danh mà Phật tử dành cho quan
niệm về THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI. Các học giả Âu Mỹ đă dịch nó là “Đấng nh́n xuống
từ trên cao”, nhưng điều này dường như có bên trong bản thân một hàm ư không
chính xác lắm, v́ nó luôn luôn biểu thị THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI biểu hiện, đôi
khi là THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI của một thái dương hệ và đôi khi c̣n cao hơn nữa
nhưng luôn luôn là biểu hiện. Chúng ta không được quên rằng trong khi các
bậc giáo chủ của các tôn giáo lớn đều hiểu và biết được những sự việc mà
ḿnh định danh th́ các tín đồ thông thường lại không hiểu; họ chỉ có các
danh hiệu và họ chế biến nó thành ra những tṛ chơi trí tuệ, cho nên dựng ra
rất nhiều điều không chính xác và tiền hậu bất nhất.
Phật giáo thuộc Giáo hội Nam truyền bao gồm Tích Lan, Miến Điện, Xiêm La tức
Thái Lan và Cambodia, nói chung vẫn giữ được cho tôn giáo ḿnh thoát khỏi
những điều thêm thắt vốn đă trở nên nổi bật trong Giáo hội Bắc truyền ở Nhật
Bản, Trung Quốc và Tây Tạng. Ở Miến Điện, không có một h́nh ảnh nào xuất
hiện trong các đền thờ ngoại trừ ảnh tượng của Đức Phật, mặc dù trong một số
trường hợp có cả trăm ảnh tượng của ngài bằng những vật liệu khác nhau, ở
những tư thế khác nhau do đủ thứ tín đồ tŕnh bày.
Ở Tích Lan người ta dường như đă nhượng bộ một cách nào đó cho xúc cảm b́nh
dân hoặc có lẽ nhượng bộ chính quyền ngoại lai trong thời kỳ những vị vua
người Tamil, v́ trong các đền thờ người ta thường thấy có ảnh tượng của một
vài thần linh Ấn giáo, mặc dù họ luôn luôn đặt nó ở vị trí phụ thuộc và được
coi là một loại tùy tùng của Đức Phật. Tuy nhiên ta không cần chê trách
người Tây Tạng quá nhiều về sự kiện là có một vài điều mê tín dị đoan len
lỏi vào trong Phật giáo của họ. Theo thời gian, điều nêu trên xảy ra ở mọi
nước và mọi tôn giáo. Chẳng hạn như ở Ư có nhiều nông dân ở vùng đồi núi vẫn
c̣n theo cái mà họ gọi là tôn giáo cũ,
ngay cả thời nay nó vẫn c̣n thờ cúng tửu thần Bacchus, bên dưới một hồng
danh của người Etrus có trước cả thời đế quốc La mă. Các linh mục Công giáo
hoàn toàn nhận biết được sự tồn tại của tín ngưỡng cổ sơ này và đều nổi dậy
chống lại nó nhưng vô ích.
Trong Phật giáo Nam truyền, bất kỳ nghi lễ nào rất nhỏ nhặt hầu như quả thật
không có điều ǵ tương ứng một chút nào với việc phụng tự Ki Tô giáo. Khi
thiên hạ đi lễ đền thờ buổi sáng th́ họ thường yêu cầu các vị sư đọc cho họ
nghe tam qui và ngũ giới để rồi họ lập lại theo sư, nhưng ngay cả điều này
cũng khó ḷng có thể được gọi là một việc phụng tự công v́ nó được lập lại
không phải một lần vào một lúc cố định, mà dành cho mỗi nhóm người khi họ
ngẫu nhiên tới đền thờ. Có một nghi lễ khác tên là Paritta hoặc Pirit (nghĩa
là ‘ban phước’), nhưng lễ này không được cử hành trong chính đền thờ hoặc cử
hành trong lúc đă định nào, nhưng được coi là nghĩa cử về phần kẻ phàm tục
muốn tôn vinh bất cứ dịp đặc biệt nào bằng cách cử hành nghi lễ Pirit,nghĩa
là dựng nên rồi trang trí tỉ mỉ một đàn tràng tạm để cử hành nghi lễ. Nó bao
gồm việc tụng niệm những câu kinh ban phước trong các kinh điển và điều này
được tiến hành trong một số ngày nào đó, thường thường là bao gồm nửa tháng
bằng cách để cho những vị sư tiếp sức nhau, hết người này đến người kia cứ
mỗi hai giờ đồng hồ.
Đôi khi có một người bị đau th́ người ta dàn xếp cho y một trong những nghi
lễ Pirit này với ư định là nó sẽ giúp cho y được hồi phục. Đó quả thật là
nghi lễ thôi miên mesmer v́ những vị sư ngồi thành ṿng tṛn và nắm trong
bàn tay một sợi dây thừng chạy ṿng quanh suốt ṿng tṛn; người ta ra lệnh
cho họ tụng kinh, luôn luôn giữ cho ư chí ban phước nổi bật trong tâm trí
ḿnh. Dĩ nhiên là khi nghi lễ tiến triển th́ sợi dây thừng này đâm ra được
từ điển hóa rất mạnh và có những sợi dây nối liền sợi dây thừng với một b́nh
nước khổng lồ, dĩ nhiên b́nh nước này đâm ra tích trữ rất nhiều từ điển. Khi
kết thúc nghi lễ, nước này được phân phối cho mọi người và người bệnh thường
giữ một sợi dây nối liền với sợi dây thừng.
Phât giáo Nam truyền tŕnh bày một danh sách ngũ thông mà người nào tiến bộ
trên Thánh đạo có thể đạt được.
1- Thần túc thông tức là năng lực
đi xuyên qua không khí và những vật rắn chắc để tham quan cơi trời trong khi
c̣n sống. Tuy nhiên có thể điều này chỉ có nghĩa là năng lực hoạt động tự do
trong thể vía, bởi v́ hoàn toàn rất có thể rằng khi nói tới cơi trời người
ta không thật sự ngụ ư cơi trí tuệ mà ám chỉ các cảnh cao của cơi trung
giới.
2- Thiên nhĩ thông, hiển nhiên
chỉ là quan năng thần nhĩ trên cơi trung giới.
3- Tha tâm thông tức là năng lực
hiểu thấu và đồng cảm với mọi thứ trong tâm trí người khác – dường như là
việc đọc được tư tưởng hoặc có lẽ là thần giao cách cảm.
4- Túc mệnh thông tức là năng lực
nhớ được các kiếp trước.
5- Thiên nhăn thông nghĩa là thần
nhăn.
Trong một số danh sách c̣n có thêm
Lậu tận thông tức là nhờ minh triết mà đạt được giải thoát. Điều này tất
nhiên có nghĩa là thoát được ṿng sinh tử luân hồi, nhưng nó dường như có
bản chất không giống những thần thông kia và có lẽ khó ḷng được xếp vào
cùng một loại.
Nghe đâu Ananda đă là đệ tử ưu tú của Đức Phật, cũng như thánh John nghe đâu
là môn đồ ưu ái của Đấng Ki Tô; chắc chắn trong cả hai trường hợp này th́ sự
thân thiết đặc biệt ấy là kết quả của mối quan hệ trong những kiếp trước.
Ananda chắc chắn không được chọn lựa như vậy, v́ ông là người tiên tiến nhất
do bởi ngay cả sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, nghe đâu trong cuộc kiết tập
kinh điển lần thứ nhất được cử hành trong một hang động đào sâu trong một
khối đá, điều kiện để tham dự hội nghị này là không ai được gia nhập nếu
không thể đi xuyên qua lớp đá; Ananda thấy ḿnh bị loại bỏ bởi v́ ông chưa
đạt được quyền năng ấy. Nhưng nghe nói ông rất buồn phiền v́ bị loại bỏ khỏi
một cơ hội lớn để phụng sự Đấng Thế Tôn đă nhập diệt, cho nên qua sự nỗ lực
ư chí phi thường, ngay lúc ấy ông phát triển được quyền năng c̣n thiếu sót
và đắc thắng tham gia vào hàng ngũ các huynh đệ ḿnh, mặc dù hơi trễ một
chút.
Điều này cho thấy rằng ngay cả những đấng tiên tiến nhất trong nhân loại
cũng c̣n có một t́nh thân hữu đặc biệt và v́ vậy việc yêu thương người này
hơn người khác chẳng phải là không thích đáng. Quả thật là cái t́nh yêu
thương mà giờ đây ta cảm nhận được với người thân thương nhất th́ sau này ta
ắt cảm nhận được với toàn thể thế giới, nhưng vào lúc ấy, ta ắt cảm nhận
được t́nh yêu thương gấp cả ngàn lần lớn hơn đối với những người gần gũi
nhất với ḿnh. T́nh thương của ta ắt chẳng bao giờ giống nhau đối với tất
cả, mặc dù tất cả đều được bao hàm trong đó. Ta không thể cảm thấy đối với
người khác giống như cảm nhận đối với Chơn sư của ḿnh v́ khi ngài trở thành
một bậc THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI, ta ắt là một bộ phận trong hệ thống của ngài và
ngay cả măi sau này khi chúng ta trở thành các đấng Thượng Đế Ngôi Lời th́
ta ắt vẫn c̣n là một bộ phận của ngài, v́ lúc bấy giờ ngài ắt biểu diễn một
hệ thống nào đó c̣n lớn lao hơn nhiều. Mặc dù luôn luôn có một t́nh yêu
thương lớn hơn dành cho một số người này so với những người khác, ta ắt giúp
đỡ những người mà ta yêu thương ít hơn cũng đầy đủ như những người mà ta yêu
thương nhiều hơn. Ta ắt luôn luôn làm hết sức ḿnh cho toàn thể, cũng giống
như một bác sĩ trợ giúp bệnh nhân ḿnh như nhau cho dù bệnh nhân có là bạn
hay không, bởi v́ trước đó không biết bao nhiêu thời kỳ, không c̣n bất cứ
điều ǵ giống như là việc không ưa hoặc thù ghét.
Vào thời sinh tiền của Đức Phật, c̣n nhiều bậc đạo sư khác được gởi đến cho
thế gian. Chẳng hạn như ta thấy có Lăo Tử, Khổng Tử và Pythagore, tất cả đều
hoạt động trong những phạm vi khác nhau. Vào lúc đó, việc biệt phái các vị
đạo sư tới nhiều nơi trên thế giới mang lại lợi ích là tuôn đổ ghê gớm thần
lực xuống thế gian.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS