Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

PHẬT GIÁO BÍ TRUYỀN

(ESOTERIC BUDDHISM) 

Tác giả: A. P. SINNETT

Bản Dịch: Chơn Như - 2014

PHẬT GIÁO BÍ TRUYỀN

 

MỤC LỤC 

1. Các huấn sư bí truyền.

Bản chất của Sự Tŕnh bày Hiện nay; Sự Ẩn mật của Tri thức Đông phương; chư La hán và các Thuộc tính của các ngài; Các Chơn sư; các Huyền bí gia nói chung; Các Thần bí gia biệt lập; Các Đạo sĩ Yoga hạ đẳng; Sự Huấn luyện Huyền bí học; Mục đích Cao cả; Những Hậu quả kèm với nó; Những sự Nhượng bộ Hiện nay.

2. Cấu tạo của Con Người.

Vũ trụ khởi nguyên luận Bí truyền; Bắt đầu Từ đâu; Từ Con Người quay ngược lại Vũ trụ; Phân tích Con Người; Bảy Nguyên khí.

3. Dăy Hành tinh.

Các Quan điểm Bí truyền về sự Tiến hóa; Dăy các Bầu Hành tinh; Sự Tiến bộ của Con Người qua các Bầu Hành tinh; Sự Tiến lên theo h́nh Xoắn ốc; Sự Tiến hóa Nguyên thủy của các Bầu Hành tinh; Các Giới Hạ đẳng.

4. Các Chu kỳ Thế giới.

Tính Đồng nhất của Thiên nhiên; Các Cuộc Tuần hoàn và các Giống dân; Định luật Thất bội; Các Kiếp sống nơi Ngoại giới và Nội giới; Tổng số các Kiếp lâm phàm; Các Giống dân Trước kia trên Trái đất; Các Thảm họa theo Định kỳ; Châu Atlantis; Châu Lemuria; Định luật Tuần hoàn.

5. Devachan.

Số phận Tinh thần của Bản ngă; Nghiệp; Sự Phân ly các Nguyên khí vào lúc Chết; Sự Tiến triển của Lưỡng nguyên Thượng đẳng; Sự Tốn tại nơi Devachan; Sự Tiến bộ trong Nội giới; Địa ngục A Tỳ; Mối Liên hệ của Trần thế với Devachan; Các Chu kỳ Devachan.

6. Kama Loka.

Ma h́nh; Nơi chốn của nó; Bản chất của nó; Các Xung động c̣n Sống sót; Âm ma; Đồng cốt và Ma h́nh; Trường hợp bị Tai nạn và Tự tử; Những Phàm ngă Bị mất.

7. Làn sóng Tiến hóa của Con người.

Sự Tiến triển của Làn sóng Chính; Sự Qui nguyên; Hoàng hôn và B́nh minh của Tiến hóa; Những Hành tinh kế cận của Chúng ta; Các Cấp độ Tinh linh; Các Bản ngă đă Phát triển Quá sớm; Khoảng cách giữa những lần Luân hồi.

8. Sự Tiến hóa của Loài Người.

Sự Chọn lựa giữa Thiện và Ác; Nửa thứ hai của Cuộc Tiến Hóa; Điểm Ngoặc Quyết định; Tính linh và Trí năng; Sự Sống c̣n của Kẻ Thích ứng nhất; Giác quan Thứ 6; Sự Phát triển các Nguyên khí theo đúng Thứ tự; Sự Suy đồi của Kẻ Không Thích ứng; Cung cấp cho tất cả; Những Trường hợp Ngoại lệ; Sự Giải thích hợp Khoa học; Óc Công b́nh được Thỏa măn; Số phận của những Kẻ Thất bại; Duyệt lại sự Tiến hóa của Con Người.

9. Đức Phật.

Đức Phật theo Nội môn; Những Kiếp Luân hồi của các Chơn sư; Kiếp lâm phàm của Đức Phật; Bảy Đức Phật của các Giống dân Chính; Quán Thế Âm; Bản Sơ Phật; Quả vị Chơn sư vào thời Đức Phật; Sankaracharya; Giáo lư Vedanta; Tsong ka pa; Những cuộc Cải cách Huyền bí ở Tây Tạng.

10. Niết Bàn.

Sự Xa Xăm của Niết Bàn; Những Cấp độ trước đó; Hữu dư y Niết Bàn; Trước Ngưỡng cửa Niết Bàn; Niết Bàn; Bát Niết Bàn; Đức Phật và Niết Bàn; Niết Bàn do các Chơn sư chứng đắc; Sự Tiến hóa Nói chung hướng về Niết Bàn; Điều kiện để Đạt được Niết Bàn; Tính linh và Tôn giáo; Việc theo đuổi Sự Thật.

11. Vũ trụ.

Ngày và Đêm của Brahma; Đủ thứ Chu Kỳ Thành trụ và Chu kỳ Hoại không; Thái dương hệ; Chu kỳ Hoại không của Vũ trụ; Bắt đầu Tiến hóa trở lại; “Sáng tạo”; Nguyên nhân vĩ đại Đầu tiên. Qui tŕnh Tuần hoàn Vĩnh hằng.

12. Điểm lại Giáo lư.

Sự tương ứng của Giáo lư Bí truyền với Thiên nhiên Hữu h́nh; Tự do Ư chí và sự Tiền định; Nguồn gốc của Điều Ác; Địa chất học, Sinh học và Giáo lư Bí truyền. Phật giáo và Học thuật; Nguồn gốc của Vạn vật; Giáo lư bị Xuyên tạc; Sự Tan biến Tối hậu của Tâm thức; Sự Chuyển kiếp; Linh hồn và Tinh thần; Phàm ngă và Chơn ngă; Nghiệp.

Lời nói đầu của Ấn bản có Chú thích.

 

V́ quyển sách này lần đầu tiên được xuất bản vào đầu năm 1883, cho nên tôi đâm ra có được nhiều thông tin bổ sung liên quan tới nhiều vấn đề được bàn tới trong quyển sách này. Nhưng tôi rất vui mà nói rằng giáo huấn sau này chỉ cho thấy sự không đầy đủ trong quan niệm nguyên thủy của tôi về giáo lư bí truyền, chứ cho tới nay không có một sự sai lầm quan trọng nào. Thật vậy, tôi đă nhận được từ vị Chơn sư (mà tôi có được giáo huấn của ḿnh lần đầu tiên) lời đoan chắc quyển sách như nó tŕnh bày hiện nay là một phát biểu lành mạnh và đáng tin cậy về hệ thống Thiên nhiên theo như các điểm đạo đồ thuộc khoa huyền bí học hiểu được. Khoa này có thể phải được phát triển rộng răi trong tương lai, nếu nó khơi dậy được sự quan tâm sâu sắc đủ để tạo ra một sự đ̣i hỏi hữu hiệu mà thế giới nói chung muốn có thêm giáo huấn thuộc loại này, nhưng khoa đó sẽ chẳng bao giờ được cải tổ lại hoặc cần phải được miễn thứ. Xét v́ có sự đoan chắc ấy, cho nên bây giờ dường như tốt nhất là tôi nên tŕnh bày những kết luận sau này của ḿnh và thông tin bổ sung dưới dạng những chú thích kèm theo mỗi phần của chủ đề, c̣n hơn là ḥa nhập chúng vào trong nguyên bản; có nhiều trường hợp tôi tuyệt nhiên không muốn thay đổi nguyên bản. V́ vậy trong ấn bản này tôi đă chọn theo cái kế hoạch đó.

Xét về việc thừa nhận gián tiếp sự hài ḥa nói chung mà người ta truy nguyên được giữa những giáo huấn này với những giáo điều triết học được công nhận trong một vài trường phái lớn khác của Ấn Độ, ở đây tôi xin đề cập tới những lời phê b́nh về quyển sách này mà “một người Ấn Độ theo Bà la môn giáo” đă cho công bố trong tạp chí Ấn Độ Nhà Thông Thiên Học số ra tháng 6 năm 1883. Người viết phàn nàn rằng khi thuyết giải giáo lư bí truyền tôi không nhất thiết phải từ bỏ Khoa Phạn ngữ Bắc phạn đă được chấp nhận, song le y chỉ phản đối rằng trong một vài trường hợp tôi đă dùng những danh từ không quen thuộc để chỉ những ư tưởng đă được thể hiện trong kinh điển Ấn Độ, và tôi đă quá tôn vinh cái hệ thống tôn giáo thường được biết là Phật giáo, bằng cách biểu diễn nó có liên kết mật thiết hơn bất kỳ tôn giáo nào khác đối với giáo lư bí truyền. Nhà phê b́nh người Bà la môn của tôi có nói rằng: “Cho đến nay cái minh triết b́nh dân của đại đa số người Ấn Độ đều ít nhiều có thấm đượm giáo lư bí truyền được giảng dạy trong quyển sách của ông Sinnett được mệnh danh là ‘Phật giáo Bí truyền’; trong khi đó không có một làng xă nào trên toàn nước Ấn Độ mà người ta không ít nhiều quen thuộc với những giáo điều cao siêu của triết lư Vedanta . . .  Nghiệp báo trong kiếp tới, nghiệp quả thiện hoặc ác trong trạng thái tồn tại tâm linh nơi nội giới trước khi chơn thần lại luân hồi trong thế giới này hoặc bất kỳ thế giới nào khác, sự la cà của những linh hồn người bất măn, hoặc những ma h́nh của con người trên trần thế (Kama loka), những chu kỳ hoại không và thành trụ . . . chẳng những là có thể hiểu được mà thậm chí c̣n quen thuộc với đại đa số người Ấn Độ với những tên gọi khác hẳn danh xưng mà tác giả ‘Phật giáo Bí truyền’ đă dùng”. Tôi xin tự tiện nói tiếp rằng xét theo quan điểm của độc giả Tây phương th́ điều đó cũng tốt thôi. Khi người ta dửng dưng với việc liệu Ấn Độ giáo bí truyền hay Phật giáo bí truyền sẽ gần gũi hơn với khoa học tâm linh chân chính tuyệt đối; khoa học này chắc chắn không mang một tên gọi vốn dường như gắn bó nó với bất kỳ tín ngưỡng nào nơi ngoại giới nhiều hơn tín ngưỡng khác. Chúng tôi ở Âu Tây chỉ nôn nóng muốn biết thật rơ rệt những nguyên tắc cốt yếu của khoa học đó, và nếu chúng tôi t́m thấy những nguyên tắc được xác định trong quyển sách này mà được các đại biểu có văn hóa của nhiều tín ngưỡng Đông phương lớn lao cho rằng đó cũng là những chân lư căn bản của các hệ thống khác nhau, th́ chúng tôi có khuynh hướng sẽ tin vào cách tŕnh bày hiện nay của giáo lư vốn đáng để cho chúng tôi quan tâm.

C̣n về phần cái lời phàn nàn những giáo huấn ở đây được rút gọn dưới một dạng có thể hiểu được lại bị cái tên gọi của quyển sách mô tả không chính xác, th́ tôi cũng chẳng làm được ǵ khác hơn là trích dẫn lời chú giải mà vị Tổng biên tập của báo Nhà Thông Thiên Học trả lời cho sự góp ư của người Bà la môn. Chú giải nói như sau: “Chúng tôi cho in bức thư nêu trên v́ nó diễn tả bằng một ngôn ngữ lịch sự và một cách tài t́nh quan điểm của một số lớn huynh đệ người Ấn Độ của chúng ta. Đồng thời người ta phải phát biểu rằng tựa đề ‘Phật giáo Bí truyền’ mà ông Sinnett dành cho ấn bản mới nhất này không phải v́ giáo lư được xiển dương trong đó có ngụ ư được đặc biệt đồng nhất hóa với bất kỳ dạng tín ngưỡng đặc thù nào, mà chỉ v́ Phật giáo có ngụ ư là giáo lư của Chư Phật, chư vị Minh triết, do đó nó có nghĩa là Tôn giáo Minh triết”. Về phần ḿnh, tôi chỉ nói thêm rằng tôi hoàn toàn chấp nhận và chọn theo cái cách giải thích vấn đề như thế. Thật vậy, quả là một quan niệm sai lầm về mặt thiết kế quyển sách khi người ta giả sử rằng nó có liên quan tới việc khuyến khích những thị hiếu của Cựu Thế giới về tư tưởng tôn giáo dưới một dạng tài tử hiện đại. Những h́nh thức bên ngoài và những chuyện hoang đường của tôn giáo trong một thời kỳ này có thể là thanh tịnh hơn một chút và ở vào thời kỳ kia có thể là thối nát hơn một chút, nhưng chúng tất yếu phải thích ứng với thời kỳ đó, và thật là quá quắc khi tưởng tượng rằng chúng có thể hoán chuyển cho nhau. Phát biểu này không hề được đưa ra với hi vọng biến các Phật tử thành ra tín đồ của bất kỳ hệ thống tôn giáo nào khác, mà chỉ nhằm truyền đạt cho các độc giả có suy tư (ở Đông phương cũng như ở Tây phương) một loạt những ư tưởng chỉ đạo liên quan tới những chân lư có thực của Thiên nhiên và những sự kiện có thực về việc con người tiến bộ thông qua sự tiến hóa; điều này đă được các triết gia Đông phương trao truyền lại cho tác giả, v́ vậy nó dễ dàng lọt vào trong khuôn khổ của thuyết Đông phương. Đó là v́ có lẽ ta chỉ nhận thức rơ ràng được giá trị của những giáo huấn này khi chúng ta đă thấy rơ rằng chúng có tính chất khoa học hơn là có tính tranh căi. Các sự thật tâm linh (nếu đúng là sự thật) rơ ràng là có thể được đề cập đến với một óc khoa học chẳng kém ǵ việc đề cập đến các phản ứng hóa học. Và cũng chẳng cần phải làm xáo trộn bất kỳ một t́nh cảm tôn giáo nào (cho dù có thể mang màu sắc ǵ đi chăng nữa) bằng cách du nhập vào trong cái kho kiến thức chung những khám phá mới về cấu tạo và bản chất của con người trên cơi hoạt động cao siêu. Tôn giáo chân chính rốt cuộc phải t́m cách đồng hóa được những tri thức mới mẻ đó cũng giống như nó luôn luôn rốt cuộc phải mặc nhận sự mở rộng nói chung của Tri thức trên cơi hồng trần. Trước hết điều này đôi khi có thể gây ngỡ ngàng cho những khái niệm liên quan tới đức tin về tôn giáo, cũng giống như khoa địa chất học thoạt tiên đă gây ra bối rối cho khoa niên đại học thánh kinh. Nhưng sớm muộn ǵ con người cũng phải đâm ra thấy được rằng cốt tủy của sự minh xác trong thánh kinh vốn không ở nơi nghĩa đen của những đoạn văn về vũ trụ học trong Cựu ước, và các quan niệm tôn giáo sẽ càng được trong sáng hơn nhờ vào sự trợ giúp mà người ta mang lại. Cũng giống như thế, khi tri thức khoa học xác thực bắt đầu bao trùm sự hiểu biết về những định luật liên quan tới sự phát triển tâm linh của con người, th́ một số quan niệm sai lầm về Thiên nhiên lâu nay đă từng ḥa lẫn vào tôn giáo có thể phải bị bỏ đi; thế nhưng người ta vẫn c̣n phát hiện ra rằng các ư tưởng trung tâm của tôn giáo chân chính đă được củng cố và trở nên trong sáng hơn trải qua tiến tŕnh đó. Nhất là khi tiến tŕnh này tiếp diễn th́ những sự bất đồng ư kiến nội bộ trong thế giới tôn giáo tất yếu sẽ bị loại bỏ. Các chi phái giao tranh với nhau chỉ v́ những người bè phái cạnh tranh nhau mà lại không lĩnh hội được những sự kiện căn bản. Nếu đến lúc mà người ta có thể hiểu được những ư tưởng căn bản nền tảng của tôn giáo cũng chắc chắn như hiểu được một số định luật cơ bản nào đó của vật lư học th́ tất cả những người có giáo dục ắt sẽ nhận ra rằng thật lố bịch khi bất đồng ư kiến với nhau, đến lúc đó th́ sẽ không c̣n chỗ cho những sự ly khai cay đắng về mặt t́nh cảm tôn giáo. Những h́nh thức bên ngoài của tư tưởng tôn giáo vẫn c̣n phải khác nhau ở những khí hậu khác nhau và nơi các dân tộc khác (cũng giống như quần áo và chế độ ăn uống khác nhau), nhưng những sự dị biệt như thế sẽ không gây ra sự chống đối nhau về mặt trí tuệ.

Đối với tôi dường như người ta triển khai những sự kiện căn bản của thiên nhiên để tŕnh bày khoa học tâm linh mà giờ đây chúng tôi đă nhận được từ những người bạn ở Đông phương. Các tư tưởng gia tôn giáo không cần phải tránh né những vị này do có cảm tưởng là các ngài lập luận để ủng hộ cho một số tín điều Đông phương nào đó được ưu đải hơn tín điều của Tây phương nói chung. Nếu khoa y học phát hiện ra một sự kiện mới về cơ thể con người, khám phá ra một nguyên tắc cho đến nay c̣n ẩn tàng được dùng để thúc đẩy sự tăng trưởng của da, thịt và xương, th́ sự khám phá đó tuyệt nhiên không thể bị coi là xâm lấn vào địa hạt của tôn giáo. Liệu địa hạt của tôn giáo chẳng hạn có bị xâm lấn hay chăng do người ta phát hiện ra một bước tiến đằng sau cái tác động của dây thần kinh làm bộc lộ một tập hợp những hoạt động tinh vi hơn chi phối dây thần kinh chẳng khác ǵ dây thần kinh chi phối cơ bắp? Dù sao đi nữa, ngay cả khi một phát hiện như thế có thể bắt đầu dung ḥa được khoa học với tôn giáo, th́ không ai để cho các năng khiếu thượng đẳng của ḿnh thâm nhập vào tư tưởng tôn giáo mà dẹp qua một bên những sự kiện xác thực của Thiên nhiên đă được chứng tỏ rành rành là như vậy v́ nó thù địch với tôn giáo. Vốn là một sự thật th́ nó tất nhiên phải ăn khớp với mọi sự thật khác, trong số đó có cả sự thật tôn giáo nữa. Cái khối thông tin lớn lao đề cập tới sự tiến hóa tâm linh của con người thể hiện qua cách tŕnh bày hiện nay có bản chất như vậy. Rơ ràng là kế hoạch tốt nhất của chúng ta trước khi nh́n vào cái tường tŕnh mà tôi đưa ra không phải là tự hỏi xem liệu nó có ăn khớp về mọi mặt với những quan niệm tiên kiến hay chăng, mà là liệu nó có dẫn nhập chúng ta một loạt các sự kiện thiên nhiên có liên quan tới sự tăng trưởng và sự phát triển những năng khiếu thượng đẳng của con người. Nếu thế th́ chúng ta có thể khôn ngoan khảo sát những sự kiện trước hết là theo tinh thần khoa học, nhiên hậu mới để cho chúng gây ra bất kỳ tác dụng nào đối với đức tin phụ thêm (điều này có thể là hợp lư và chính đáng).

Khi ta giải thích cho dù nó phân nhánh ra rất nhiều con đường, th́ ta ắt thấy rằng phát biểu trung tâm hiện nay được ta đưa ra sẽ tạo thành một thuyết nhân loại học vốn hoàn chỉnh được và tâm linh hóa được những ư niệm thông thường về sự tiến hóa thể chất. Cái thuyết vốn truy nguyên sự phát triển con người qua những cải tiến liên tiếp và rất từ từ về h́nh thể động vật từ thế hệ này sang thế hệ khác; cái thuyết đó rất khô khan và tồi tàn khi coi nó là một bản tường thuật bao quát về sự sáng tạo. Nhưng nếu được hiểu đúng đắn, th́ nó ắt dọn đường cho ta thấu hiểu được cái tiến tŕnh cao siêu hơn đang đồng thời diễn ra lúc nào cũng làm cho hồn người tiến hóa trong cơi tồn tại tâm linh. Cách tŕnh bày hiện nay về vấn đề này dung ḥa được phương pháp tiến hóa với nỗi khao khát thâm căn cố đế của mọi thực thể có ngă thức muốn kéo dài măi sự sống cá biệt. Hàng loạt rời rạc những h́nh tướng được cải tiến trên trái đất mà không có cá tính và đến lượt sự sống của mỗi h́nh tướng này lại là một nghiệp vụ riêng biệt mà trong nghiệp vụ tương tự tiếp theo chẳng có ǵ đền bồi cho sự đau khổ mà nó phải chuốc lấy. Kết quả của nó cũng là công không chẳng công bằng tí nào. V́ vậy thật là chí lư khi lập luận dựa vào giả thuyết cho rằng mỗi sự sáng tạo độc lập mới của hồn người đều xảy ra mỗi khi có một h́nh tướng con người mới được tạo ra qua sự tăng trưởng về sinh lư, mà trong những trạng thái tâm linh tiếp theo của linh hồn đó th́ công lư mới có thể sáng tỏ. Nhưng vậy th́ các quan niệm này chính nó lại bốc đồng với ư tưởng căn bản về sự tiến hóa vốn truy nguyên (hoặc tin rằng sẽ truy nguyên được) nguồn gốc của mỗi linh hồn tới tận sự vận hành của vật chất đă được phát triển cao cấp trong bất kỳ trường hợp nào. Nó cũng chẳng kém phần bốc đồng với những điều tương tự trong Thiên nhiên; nhưng không cần đi sâu vào điều đó, hiện nay ta chỉ cần nhận thức được rằng thuyết tiến hóa tâm linh (mà giáo huấn của khoa học bí truyền nêu ra) dù sao đi nữa cũng hài ḥa với những sự tương tự này, đồng thời nó lại thỏa măn được yêu cầu về công lư và sự đ̣i hỏi theo bản năng về việc kéo dài măi liên tục sự sống cá thể.

Thuyết này công nhận sự tiến hóa của linh hồn là một tiến tŕnh bản thân hoàn toàn liên tục, mặc dù nó được triển khai phần nào là thông qua một loạt những h́nh tướng rời rạc. Tạm thời ta hăy dẹp sang một bên tính chất siêu h́nh sâu sắc của cái thuyết vốn truy nguyên nguồn gốc của sự sống tới tận nguyên nhân đầu tiên của vũ trụ, th́ ta thấy linh hồn là một thực thể xuất phát từ giới động vật và chuyển sang những h́nh tướng con người sơ khai nhất vào lúc đó chưa chín muồi cho sự sống cao cấp trí thức hơn mà chỉ có nhân loại trong giai đoạn hiện nay mới trở nên quen thuộc. Nhưng thông qua những kiếp sống liên tiếp trong những h́nh tướng được cải thiện về mặt thể chất theo định luật Darwin, nó thường xuyên thích ứng với nơi trú ngụ của ḿnh mỗi khi nó lại trở về sống nơi ngoại giới; nó dần dần thu lượm được hàng loạt những kinh nghiệm bao la vốn được tổng kết lại thành ra sự phát triển cao siêu hơn. Trong khoảng trung gian giữa các kiếp sống trên cơi trần, nó kéo dài các kinh nghiệm cá nhân của kiếp sống đó, đào luyện những kinh nghiệm đó rồi cuối cùng làm cạn kiệt những kinh nghiệm đó để chuyển hóa chúng thành ra biết bao nhiêu là sự phát triển trừu tượng. Đây là manh mối cho lời giải đáp thật sự về cái khó khăn biểu kiến vốn ám ảnh cái h́nh thức thô sơ của thuyết luân hồi mà sự suy đoán độc lập đôi khi đă bác bỏ. Mỗi người đều không bíết ǵ về việc ḿnh đă trải qua những kiếp trước, v́ thế y cứ nhất quyết rằng những kiếp sau không thể đền bù lại cho ḿnh được cái kiếp này. Y đă coi thường cái tầm quan trọng lớn lao của trạng thái tâm linh trung gian, trong đó y tuyệt nhiên không quên những cuộc phiêu lưu cá nhân và những xúc cảm mà y vừa mới trải qua, trong trạng thái tâm linh này y đă làm thăng hoa những kinh nghiệm đó thành ra biết bao nhiêu là sự tiến bộ trong vũ trụ. Trong những trang sau đây, người ta thử ra sức soi sáng cái bí nhiệm đầy thú vị sâu sắc này, và ta ắt thấy rằng xem xét những biến cố theo kiểu đó giờ đây chẳng những là một giải pháp cho vấn đề sống và chết mà c̣n cho nhiều kinh nghiệm gây băn khoăn ở biên giới giữa hai trạng thái sống chết này (hoặc đúng là giữa sự sống thể chất và sự sống tâm linh), trong những năm gần đây ở các quốc gia văn minh nhất điều này đă khiến cho thiên hạ quan tâm và suy đoán một cách rộng răi.

 

Lời nói đầu của ấn bản nguyên thủy

Các giáo huấn được thể hiện trong quyển sách này soi sáng được cho những vấn đề có liên quan tới giáo lư Phật giáo vốn đă làm phân vân rất nhiều những người trước kia viết về tôn giáo này và lần đầu tiên nó hiến cho thế giới một manh mối thực tế về ư nghĩa của hầu hết mọi hệ biểu tượng tôn giáo cổ truyền. Hơn nữa, nếu ta hiểu đúng đắn về giáo lư bí truyền th́ ta ắt thấy nó đưa ra một tuyên bố áp đảo khiến cho mọi nhà tư tưởng chân thành phải để ư. Các giáo điều của nó không hề được tŕnh bày cho chúng ta dưới dạng phát kiến của bât kỳ vị giáo chủ hoặc đạo sư nào. Bằng chứng của nó không dựa vào các thánh kinh viết trên giấy trắng mực đen. Quan niệm của nó về Thiên nhiên đă xuất phát từ những sự khảo cứu của vô số nhà nghiên cứu nối tiếp nhau, họ có đủ năng lực làm việc v́ có những năng khiếu tâm linh và những tri thức thuộc cấp cao hơn so với nhân loại b́nh thường. Theo ḍng thời gian, khối tri thức này đă được tích lũy lại có liên quan tới nguồn gốc của thế giới và con người cũng như số phận tối hậu của loài người – nó cũng có liên quan tới bản chất của những thế giới khác và những trạng thái tồn tại khác với trạng thái trong cuộc sống hiện nay của chúng ta – nó đă được kiểm tra và khảo sát ở từng thời điểm một, được kiểm chứng theo mọi hướng, lúc nào cũng được khảo sát rốt ráo khiến cho những người nắm giữ nó coi như nó cấu thành sự thật tuyệt đối liên quan đến các sự việc tâm linh, trạng thái thật sự của những sự kiện liên quan đến những vùng rộng lớn hoạt động có tầm mức sống c̣n nằm bên ngoài phạm vi tồn tại trên trần thế.

Triết học Âu Tây (cho dù có liên quan tới tôn giáo hay siêu h́nh học thuần túy) đă từ lâu quen thuộc với một ư thức bất an về những suy đoán vượt ra khỏi giới hạn của cuộc thực nghiệm trên cơi trần đến nỗi mà các nhà tư tưởng thận trọng khó ḷng thừa nhận sự thật tuyệt đối về những sự việc tâm linh là một mục tiêu hợp lư để theo đuổi; nhưng ở Á châu người ta đă có thói quen tư duy khác. Giáo lư bí truyền (mà giờ đây tôi có thể xiển dương đến một mức độ đáng kể) được trọng vọng chẳng những bởi những tín đồ tha thiết với nó, mà c̣n bởi số đông người chưa bao giờ hi vọng biết được nó nhiều hơn mức là nó có tồn tại trên đời này; nó được coi là một kho báu hoàn toàn đáng tin cậy để cho mọi tôn giáo và triết lư rút ra từ đó bất cứ điều ǵ ḿnh muốn có về sự thật, và mọi tôn giáo đều phải trùng hợp với nó nếu tôn giáo tự cho ḿnh là một phương thức biểu diễn sự thật.

Đây quả thật là một lời tuyên bố táo bạo, nhưng tôi dám loan báo sự tŕnh bày sau đây có tầm quan trọng bao la đối với thế giới, v́ tôi tin rằng lời khẳng định này có thể được chứng minh.

Tôi không bảo rằng trong khuôn khổ của quyển sách này, người ta có thể chứng minh được tính xác thực của giáo lư bí truyền. Ta không thể chứng minh được như vậy bằng bất cứ tiến tŕnh lập luận nào, ta chỉ chứng minh được nhờ phát triển nơi mỗi người khảo cứu những năng khiếu cần thiết để cho bản thân y trực tiếp quan sát được Thiên nhiên theo những đường lối đă định. Nhưng thoạt nh́n th́ kết luận của y có thể bị xác định bởi mức độ bộc lộ mà các tầm nh́n về Thiên nhiên xuất hiện ra với tâm trí của y, và do những lư do vốn tồn tại để cung cấp cho khả năng quan sát của những người được trao truyền khả năng này một vẻ đáng tin cậy.

Liệu ta có thể giả sử rằng chính cái độ lớn của lời khẳng định mà bây giờ người ta nêu ra về giáo lư bí truyền sẽ đưa lời phát biểu đó ra khỏi phạm vi khảo cứu mà tên gọi của nó ám chỉ; tức là khảo cứu về ư nghĩa nội môn thực sự của các tôn giáo xác định và chuyên biệt mà người ta gọi là Phật giáo? Tuy nhiên sự thật là mặc dù không hề tách rời khỏi những liên kết với Phật giáo công truyền, Phật giáo bí truyền không thể được quan niệm là tạo thành một đế quốc trong một đế quốc tức là một trường phái văn hóa trung tâm trong cái ṿng xoáy của thế giới Phật giáo. Khi Phật giáo càng rút lui vào trong mật điện tín ngưỡng của ḿnh th́ ta thấy những điều này cũng ḥa nhập vào mật điện của những tín ngưỡng khác. Vũ trụ quan và tri thức về Thiên nhiên mà Phật giáo không chỉ dựa vào đó, nếu đă cấu thành Phật giáo bí truyền, th́ cũng tạo thành Bà la môn giáo bí truyền. Như vậy, những người nào đă “giác ngộ” (theo nghĩa của Phật giáo) dù thuộc về mọi tín ngưỡng đều coi giáo lư bí truyền là sự thật tuyệt đối liên quan tới Thiên nhiên, Con Người, nguồn gốc của Vũ trụ và số phận của những cư dân trong vũ trụ. Đồng thời, Phật giáo công truyền vẫn c̣n liên kết mật thiết với giáo lư bí truyền hơn bất kỳ tôn giáo b́nh dân nào khác. Việc tŕnh bày tri thức nội môn cho các độc giả người Anh thời nay như vậy bắt buộc phải có dính líu tới những điều phác họa quen thuộc trong giáo huấn của Phật giáo. Nó chắc chắn là truyền thụ cho những giáo huấn Phật giáo một ư nghĩa sống động mà giáo lư đó dường như không có; hơn nữa, v́ vậy giáo lư bí truyền nên được nghiên cứu một cách tiện lợi nhất dưới khía cạnh Phật giáo. Vả lại, ngay từ thời Đức Phật Thích Ca, người ta đă nhấn mạnh rằng mặc dù cốt tủy giáo lư của ngài có nguồn gốc c̣n xa xăm hơn nữa, th́ sắc thái Phật giáo giờ đây đă thấm nhuần trọn cả thực chất của nó những ǵ mà tôi sắp tŕnh bày với độc giả chính là Phật giáo bí truyền, và đối với những sinh viên Âu Tây lần đầu tiên tiếp cận với nó, th́ bất kỳ việc gọi khác đi nào cũng chỉ là gọi sai thực chất.

Phát biểu mà tôi phải đưa ra nên được độc giả xem xét trọn vẹn th́ y mới có thể hiểu được tại sao các vị điểm đạo đồ về giáo lư bí truyền lại coi sự nhân nhượng trong việc tiết lộ như hiện nay đại lược về giáo lư này là một sự nhân nhượng có tầm cỡ đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên ta có thể thấy được lời giải thích cho xúc cảm này v́ nó bắt nguồn từ cái t́nh cảm cực kỳ thiêng liêng mà những người canh giữ thời xưa luôn luôn gắn bó với những sự thật nội môn có tầm mức sống c̣n của Thiên nhiên. Cho đến nay, chính tính linh thiêng này đă luôn luôn khiến cho chúng bị che giấu hoàn toàn đối với đám phàm phu tục tử. Và khi cái chính sách che giấu đó (vốn là một truyền thống trải qua biết bao thời đại) giờ đây bị từ bỏ, th́ sự khởi động mới được thể hiện qua sự xuất hiện quyển sách này ắt bị đại đa số đệ tử được điểm đạo đón nhận một cách ngạc nhiên và nuối tiếc. Việc để cho những giáo lư có thể bị chỉ trích đôi khi rất vụng về và bất kính cho đến nay bị những người đó coi là có tầm mức hoành tráng đến nỗi việc đề cập tới nó chỉ xảy ra trong những trường hợp long trọng đúng mức; cho nên đối với họ đây dường như là một sự báng bổ khủng khiếp dành cho những điều bí nhiệm vĩ đại. Theo quan điểm Âu Tây th́ thật là phi lư khi ta trông mong rằng một quyển sách như thế này có thể miễn khỏi sự xem xét qua loa đối với những ư tưởng mới. Và những niềm tin đặc biệt hoặc sự ngu tín thông thường đôi khi có thể làm cho sự xem xét trong trường hợp này tỏ ra đặc biệt thù địch. Nhưng mọi điều như thế mặc dù là hiển nhiên đối với những người Âu Tây đang tŕnh bày giáo lư giống như tôi, th́ dường như lại rất nghiêm trọng và đáng ghê tởm đối với những vị đại diện trước kia có tính cách chính qui hơn. Họ sẽ buồn bă trước việc minh triết có một thời đă từng được tôn trọng mà nói theo cách biểu tượng thời xưa chính là việc cấm các điểm đạo đồ không được ném chuỗi ngọc trai cho lũ heo.

May thay, theo tôi nghĩ th́ qui tắc này không c̣n được phép tuân thủ nữa v́ thành kiến của những người trong khi c̣n lâu mới được điểm đạo, theo nghĩa huyền bí của từ này, th́ có lẽ họ lại có đủ tư cách để đánh giá cao được sự nhân nhượng đó chỉ v́ áp lực của nền văn hóa hiện đại.

Một phần thông tin có chứa trong những trang sau đây thoạt tiên đă được tŕnh bày một cách manh mún trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học, một nguyệt san xuất bản ở Madras do các vị lănh đạo Hội Thông Thiên Học chủ xướng. V́ hầu hết mọi bài viết có trong đó đều do chính tôi viết ra, cho nên bất cứ lúc nào thuận tiện th́ tôi không ngần ngại đưa ra một phần của những bài viết đó vào trong tác phẩm này. Như vậy ta sẽ có được một lợi ích nhất định khi chứng tỏ rằng những mảnh rời rạc của một tác phẩm dưới dạng khảm vào thoạt tiên được đưa ra cho công chúng chiêm ngưỡng sẽ tự nhiên là lọt vào đúng vị trí của ḿnh trên một tấm gỗ lát tương đối đă hoàn chỉnh.

Giáo lư hoặc hệ thống mà giờ đây tôi tiết lộ một cách đại khái cho đến nay đă được giữ rất kỹ đến nỗi cuộc khảo cứu trong văn liệu cho dù đă dàn trải ra khắp Ấn Độ cũng không thể soi sáng được cho bất kỳ thông tin nào được tiết lộ theo từng mẩu như vậy. Cuối cùng nó đă được đưa ra cho thế giới do sự tự nguyện của những vị từ trước đến nay đă nắm giữ nó. Không ai cưỡng đoạt được bất cứ một chữ nào từ các đấng này. Chỉ sau khi đă xem xét kỹ những lời giải thích hiện nay th́ người ta mới có thể phê phán hoặc thậm chí hiểu được lập trường của các ngài nói chung cho dù hiện nay các ngài tiết lộ hoặc trước kia các ngài ngậm miệng. Quan niệm về Thiên nhiên mà giờ đây người ta đưa ra hoàn toàn không quen thuộc với những tư tưởng gia Âu Tây; chính sách của những vị đă tốt nghiệp về tri thức bí truyền (do các ngài đă từng làm quen lâu dài với những quan điểm này) phải được xem xét liên quan tới những tác dụng đặc biệt của chính giáo lư.

C̣n về phần do hoàn cảnh nào mà những sự tiết lộ này (trước kia đă được báo trước trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học) giờ đây lại được hoàn chỉnh và mở rộng ra – các độc giả của tôi ắt nhận ra được điều này – th́ trong lúc ấy người ta chỉ cần nói rằng Hội Thông Thiên Học (nhờ liên quan tới Hội này mà tôi đă nhận được những tài liệu bàn luận trong quyển sách này) được lập nên do công ơn của một vài vị ở trong đám người nắm giữ khoa học bí truyền. Thông tin cuối cùng đă được tuôn ra v́ ích lợi của tất cả những người nào đă chín muồi để tiếp nhận  nó; thông tin này được dự tính trao truyền lại cho thế giới thông qua Hội Thông Thiên Học từ khi đoàn thể này được thành lập, và chỉ những hoàn cảnh sau này mới đề cử tôi làm một tác nhân để cho việc truyền thụ có thể được một cách tiện lợi.

Tôi xin nói thêm rằng tôi không tự coi ḿnh là người duy nhất tŕnh bày sự thật bí truyền cho thế giới bên ngoài trong giai đoạn khủng hoảng này. Xét về tri thức triết học th́ những giáo huấn này là kết quả của những mối quan hệ với thế giới bên ngoài mà các đấng nắm giữ giáo lư bí truyền đă xác lập được thông qua tôi chỉ v́ các đấng huấn sư bí truyền này đă chọn làm việc thông qua tôi cho nên tôi mới có được một vài sự hiểu biết về các hành vi và ư định của các ngài. Nhưng bằng những cách khác, có những tác giả khác dường như cũng đảm nhiệm việc xiển dương chính những sự thật đó ở những khía cạnh khác v́ lợi ích của thế gian – và tôi tin rằng điều này phù hợp với một kế hoạch lớn mà quyển sách này chỉ là một phần của kế hoạch đó - cho nên tôi được ủy thác để tiết lộ điều ấy. Có lẽ hoạt động to lớn hiện nay trong việc suy đoán theo văn liệu bàn về những vấn đề vượt quá tầm mức tri thức trên cơi trần cũng có thể được gây ra theo một cách nào đó do chính sách của những vị vĩ nhân đang nắm giữ các chân lư bí truyền mà quyển sách của chính tôi chắc chắn chỉ là một biểu lộ của chân lư này. Lại nữa, sự khó khăn mà giờ đây người ta thấy được qua công tŕnh “Khảo cứu Tâm linh” của những người rất lỗi lạc có văn hóa và có tài năng đang lănh đạo Hội Khảo cứu Tâm linh ở Luân đôn dành riêng cho đề tài này th́ theo niềm tin của tôi – v́ tôi có biết một điều ǵ đó về cách thức ảnh hưởng một cách âm thầm tới những khát vọng tâm linh của thế giới do những đấng đang làm việc trong bộ môn này của Thiên nhiên – đó là bằng chứng hiển nhiên của những nỗ lực song hành với những nỗ lực mà tôi có liên quan trực tiếp hơn.

V́ lợi ích của bộ khảo luận tiếp sau này, tôi chỉ c̣n có việc phải từ bỏ cao vọng là ḿnh đă hoàn chỉnh được cái ngôn ngữ để làm khuôn khổ cho nó. Nếu tôi quen thuộc nhiều hơn với cái hệ thống rộng lớn và phức tạp về vũ trụ khởi nguyên luận được tiết lộ ở đây, th́ chắc chắn là nó sẽ giúp cải tiến những thuật ngữ được dùng để xiển dương hệ thống này. Cách đây hai năm, bản thân tôi cũng như bất kỳ người Âu Tây c̣n sống nào đều dốt đặc cán mai về cái khoa học lần đầu tiên được tŕnh bày ở đây dưới dạng hợp khoa học – tức là dù sao đi nữa cũng nỗ lực theo chiều hướng đó – khoa học về các Nguyên nhân Tâm linh và các Hậu quả Tâm linh, khoa học về Tâm thức Siêu Trần thế, khoa học về sự Tiến hóa Vũ trụ. Mặc dù các ư tưởng bắt đầu được đưa ra cho thế giới dưới dạng biểu tượng học thần bí ít nhiều gây bối rối, th́ cách đây hai năm chưa có một vị đạo sư bí truyền nào đă thử tŕnh bày giáo lư dưới dạng thuần túy trừu tượng rành rành. Khi tôi được giáo huấn càng ngày càng tiến bộ theo chiều hướng này, th́ tôi đă phải sáng chế ra những cụm từ và đề nghị những từ Anh ngữ tương đương với những ư tưởng nảy sinh ra trong tâm trí tôi. Dĩ nhiên tôi không nghĩ rằng trong mọi trường hợp tôi đă sáng chế ra được những cụm từ tốt nhất và t́m ra được những từ ngữ biểu diễn gọn gàng nhất. Chẳng hạn như khi bắt đầu cái đề tài mà chúng ta sắp bàn đến, cần phải gọi tên đủ thứ yếu tố hoặc thuộc tính cấu tạo nên tạo vật con người hoàn chỉnh. “Yếu tố” là một từ không thể dùng được v́ nó gây ra sự lẫn lộn do đă được dùng với những ư nghĩa khác; nói chung th́ từ ít bị phản đối nhất dường như là từ “nguyên khí”, mặc dù đối với một người không lăo luyện về những sự tinh tế trong cách diễn tả siêu h́nh học th́ từ này nghe ra có vẻ không thỏa đáng do nó hiện nay đă được áp dụng vào một số trường hợp. V́ vậy, theo thời gian rất có thể là khoa thuật ngữ Tây phương về giáo lư bí truyền sẽ tiến bộ vượt bực hơn mức tôi tạm thời xây dựng hiện nay. Khoa thuật ngữ của Đông phương vốn tinh vi hơn, nhưng tiếng Phạn về một siêu h́nh học dường như gây bối rối rất nhiều cho một người dịch thuật; những người bạn Ấn độ của tôi đoan chắc với tôi rằng lỗi không phải do tiếng Phạn, mà là do cái ngôn ngữ hiện nay người ta đang cần dùng để biểu diễn cái ư tưởng trong tiếng Phạn đó. Rốt cuộc th́ chúng tôi có thể thấy rằng nhờ vào một chút sự vay mượn từ kho tàng trong tiếng Hi Lạp, tiếng Anh có thể tỏ ra là tiếp thu được giáo lư mới – hoặc nói cho đúng hơn là giáo lư nguyên sơ giờ đây mới được tiết lộ - hơn mức người ta giả định có thể được ở Đông phương.

 

Ngỏ lời với Độc giả

Ngày nay tất cả những người nào đọc quyển sách này nên nhớ rằng nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1883 và là sự khái lược sơ khai nhất về giáo lư bí truyền đă từng được đưa ra dưới dạng ngôn ngữ đơn giản cho thế giới nói chung. Từ khi nó được viết ra th́ việc nghiên cứu Thông Thiên Học và sự trợ giúp thêm nữa của các vị Đạo sư nguyên thủy đă giúp cho chúng tôi mở rộng được tri thức rất nhiều. Và xét về nhiều mặt th́ giờ đây chúng tôi có thể có được những quan niệm về sự tiến hóa của con người và cuộc sống siêu hồng trần với những chi tiết phong phú hơn so với những nét khái lược ban đầu giờ đây có vẻ là không hoàn chỉnh thậm chí c̣n gây lẫn lộn nữa. Chẳng hạn như tất cả những điều trong quyển sách này liên quan tới cuộc sống trên cơi Trung giới (tức Kama Loka) đă hoàn toàn lạc hậu. Tác phẩm sau này của tôi “Sự tăng trưởng của Linh hồn” đă minh họa đề tài này đến một mức độ nào đó, một quyển sách c̣n xuất bản mới gần đây nữa “Bên kia Cửa Tử” đă khoác lên một lớp vỏ mới cho những t́nh huống rất biến thiên vốn thịnh hành nơi các cảnh giới mà cái lớp vỏ siêu hồng trần của Trái đất được phân chia ra thành. Cũng vậy, tất cả những ǵ liên quan tới cơi “Devachan” trong quyển sách này vốn đă gây quá tải v́ tầm quan trọng của t́nh huống đó – thực ra chỉ là một khía cạnh của cuộc sống trên cơi Trí tuệ và không nên được hiểu là một mục tiêu thỏa đáng để cho mọi nhân loại đều nhắm tới. Tóm lại Thông Thiên Học với vai tṛ là một khoa học tâm linh đă và đang tiến bộ một cách kỳ diệu đến nỗi mà những quyển sách trước kia chủ yếu là chỉ hấp dẫn được khi ghi lại thời kỳ đầu của nó – là một sự tiên tri bất toàn về khối lượng tri thức mà sau này chính tay chúng tôi đă tích lũy được. Loạt bài đầu tiên “Văn kiện của Chi bộ Luân đôn” được xuất bản trong những năm 1884-1902 đă chứng tỏ rằng có nhiều tiến bộ thành tựu được; loạt bài mới hiện nay trong những năm 1913-1916 đă thể hiện được kết quả của công tŕnh này.

Khoa Đạo đức của Thông Thiên Học quá rơ ràng và đơn giản nên không cần phải liên tục điều chỉnh. Nhưng xét về khía cạnh tri thức th́ Thông Thiên Học là một khoa học sống động c̣n đầy ắp những khả năng vô tận trong tương lai. Cũng giống như nhà hóa học hiện đại có thể vẫn c̣n nh́n lại sự suy đoán trước kia liên quan tới “Nhiên tố” và “không khí đă bị khử nhiên tố” một cách đầy thích thú và chẳng phải là không có một chút khôi hài; cũng vậy các Nhà Thông Thiên Học cho dù họ đă đạt tới tŕnh độ nào đi chăng nữa th́ tôi hi vọng rằng họ cũng vui ḷng khoan hồng cho những lỗi lầm trong quyển Phật giáo Bí truyền, nên nhớ rằng mặc dù c̣n nhiều khuyết điểm nó có cái vinh dự là đă khai trương cho phong trào Thông Thiên Học vĩ đại trên cơi hồng trần của thế giới phương Tây.

 

A. P. SINNETT

 

1. Các HuẤn sư Bí truyỀn

Thông tin chứa trong những trang sau đây không phải là tập hợp những điều suy diễn được suy ra do nghiên cứu. Tôi đang mang lại cho độc giả tri thức mà tôi đă thu được nhờ ưu ái hơn là do nỗ lực. Mặc dù vậy nó không kém phần có giá trị; ngược lại tôi dám tuyên bố rằng người ta sẽ thấy nó có giá trị vô cùng lớn lao hơn v́ tôi đă thu được nó một cách dễ dàng hơn bất kỳ kết quả nào theo chiều hướng tương tự mà tôi có thu được bằng các phương pháp khảo cứu thông thường ngay cả khi tôi có được ở mức độ cao nhất tŕnh độ học giả về Đông phương học, điều mà tôi tự cho ḿnh là có.

Mọi người nào quan tâm tới kho tài liệu Ấn Độ, hơn nữa bất cứ người nào ở Ấn Độ mà quan tâm tới việc trao đổi với những người bổn xứ có văn hóa về những đề tài triết học, đều biết rằng ở Đông phương nói chung, người ta tin có tồn tại những đấng c̣n sống biết rất nhiều điều về triết học theo nghĩa cao siêu nhất của từ này – tức là khoa học hay tri thức chân chính về những sự việc tâm linh – hơn bất cứ mức nào mà người ta thấy có thể được ghi lại trong bất kỳ quyển sách nào. Ở Âu châu, ư niệm bí mật được áp dụng cho khoa học làm cho bản năng thịnh hành cảm thấy dội đến nỗi mà khuynh hướng đầu tiên của các tư tưởng gia Âu Tây là chối bỏ sự tồn tại của những điều mà họ không thích như thế. Nhưng trong khi tôi cư ngụ ở Ấn Độ, có những trường hợp bảo đảm chắc chắn cho tôi rằng niềm tin vừa nêu là hoàn toàn có cơ sở và cuối cùng tôi có đặc quyền nhận được rất nhiều giáo huấn về tri thức cho đến nay là bí mật mà các triết gia Đông phương đă âm thầm suy gẫm măi cho tới tận ngày nay. Cho đến nay, giáo huấn này chỉ được truyền thụ cho những môn đồ đồng cảm, đă chuẩn bị sẵn sàng di trú vào môi trường bí mật. Các bậc đạo sư thỏa măn nhiều hơn mức tất cả những nhà nghiên cứu khác bỏ lửng lơ cho dù có bất cứ điều ǵ quan trọng hay chăng cần phải được học hỏi với họ.

Thoạt đầu tôi không có thiện cảm với bất cứ người nào cứ ôm khư khư lấy cái chính sách cũ của Đông phương liên quan tới tri thức, tuy nhiên sau đó tôi đâm ra nhận thức được rằng cái kiến thức Đông phương cổ điển đó bản thân nó lại là một kho báu rất thực và rất quan trọng. Người ta có thể lấy cớ là những chùm nho ở trên cao ắt là chua chừng nào mà chúng c̣n ở ngoài tầm với của ḿnh, nhưng thật là điên rồ khi cứ khăng khăng bám lấy ư kiến đó nếu một người bạn cao nḥng đă hái được một chùm nho xuống và người ta thấy rằng nho ngọt ngào.

V́ những lư do sẽ lộ rơ ra khi các lời giải thích sau đây được tiếp diễn; cho nên một số lớn những giáo huấn bí mật mà quyển sách này bao gồm cho đến nay đă được truyền thụ cho tôi chẳng những là phải vô điều kiện theo ư nghĩa thông thường mà c̣n với một mục đích rơ rệt là tôi phải đến lượt ḿnh truyền thụ nó cho thế giới nói chung.

Nếu không có ánh sáng của cái tri thức Đông phương cho đến nay c̣n bí mật đó th́ bất kỳ sự nghiên cứu nào về kho tài liệu đă được công bố bằng tiếng Anh hoặc tiếng Phạn cũng không thể giúp cho các sinh viên ngay cả có đủ tư cách học giả nhưng không thể đạt tới được sự hiểu biết những giáo lư nội môn và ư nghĩa thực sự của bất kỳ tôn giáo Đông phương nào. Lời khẳng định này không nhằm khiển trách những người viết văn có tài ba đồng cảm, bác học và cần cù, họ đă nghiên cứu các giáo lư Đông phương nói chung và Phật giáo nói riêng chỉ theo những khía cạnh bên ngoài. Phật giáo trước hết là một tôn giáo mà ngay từ khi được du nhập vào thế giới này th́ đă có một sự tồn tại lưỡng tính. Các sinh viên chưa được điểm đạo không biết được những ư nghĩa nội môn thực sự của giáo lư, c̣n giáo lư ngoại môn chỉ được tŕnh bày cho đại chúng dưới dạng một loạt về các bài học đạo đức và một tài liệu theo biểu tượng ẩn giấu, ám chỉ tới sự tồn tại của tri thức ẩn đàng sau.

Thật ra th́ tri thức bí mật này đă có từ lâu rồi trước khi Đức Phật Thích Ca giáng trần. Hàng thời đại trước khi Đức Phật ra đời, triết lư Bà la môn đă thể hiện cũng cái giáo lư đó mà giờ đây chúng ta có thể mô tả là Phật giáo bí truyền. Quả thật là những nét phác họa của nó đă bị mờ đi; dạng thức hợp khoa học của nó đă phần nào bị lẫn lộn; nhưng có một thiểu số người được tuyển chọn đă có được đại khái cái tri thức đó trước khi Đức Phật đâm ra lại đề cập đến nó. Tuy nhiên, Đức Phật đă đảm đương cái nhiệm vụ duyệt lại và đổi mới khoa học bí truyền của giới điểm đạo đồ nội môn cũng như là khoa đạo đức đối với thế giới bên ngoài. Công tŕnh này đă được thực hiện trong những t́nh huống mà người ta hoàn toàn hiểu lầm, muốn giải thích thẳng thắn nó để cho người khác hiểu được th́ trước hết cần phải cung cấp một bảng lược thuật về chính khoa học bí truyền đó.

Từ thời Đức Phật măi cho đến nay, khoa học bí truyền nêu trên đă được giữ rất bí mật, coi như một di sản quí báu độc quyền thuộc về các thành viên điểm đạo chính qui của những đoàn thể đă được tổ chức một cách bí mật. Xét về Phật giáo th́ đây là Chư A la hán hoặc đúng hơn là La hán mà kho tài liệu Phật giáo có nhắc đến. Các ngài là những điểm đạo đồ đă đạt “thánh quả thứ tư” mà các tài liệu Phật giáo bí truyền có nói tới. Khi đề cập đến vô số nguyên bản và những thẩm quyền bằng tiếng Bắc phạn, ông Rhys Davids có nói: “Người ta có thể viết đầy những trang sách với những lời ca ngợi ghê gớm và ngất ngây chứa chan trong những tài liệu Phật giáo khi nói tới tâm trạng này, thánh quả thứ tư, trạng thái A la hán của một người đă trở nên hoàn toàn theo đức tin của Phật giáo”. Thế rồi khi trích dẫn một loạt những thẩm quyền tiếng Bắc phạn th́ ông lại nói rằng: “Đối với đấng nào đă đi trọn con đường, đă vượt qua được phiền năo, đă giải thoát được về mọi khía cạnh, đă dẹp tan được mọi xiềng xích, th́ không c̣n sự bồng bột hoặc đau khổ nữa . . . Đối với những đấng đó không c̣n phải tái sinh nữa . . . Các ngài được nhập Niết Bàn. Các ngài đă làm cạn kiệt hết nghiệp cũ và không tạo ra nghiệp mới, tâm hồn các ngài không c̣n khao khát kiếp sống tương lai, không một mơ ước mới mẻ nào lộ ra trong tâm hồn các ngài, v́ vậy các ngài trở nên minh triết và những mơ ước đó tắt phụt đi giống như một ngọn đèn bị thổi tắt”. Dù sao đi nữa th́ những đoạn văn này và những thứ đại khái như thế đă truyền đạt cho các độc giả Âu Tây một ư tưởng hoàn toàn sai lầm về việc một vị La hàn thực sự là một loại người nào, về việc ngài sống một cuộc đời như thế nào trên trần thế và sau này ngài tiên liệu được điều ǵ. Nhưng trong lúc này ta có thể tŕ hoăn việc soi sáng cho những điều đó. Trước hết ta có thể tuyển chọn thêm một số đoạn văn nữa trong những bộ khảo cứu công truyền để chứng tỏ người ta thường giả định một vị La hán nghĩa là ǵ.

Khi nói tới Jhana Samadhi – tức là niềm tin rằng có thể nhập lưu một cách kiên cường nhằm đạt được các thần thông – ông Rhys Davids tiếp tục nói như sau: “Theo như tôi biết người ta chưa ghi nhận một trường hợp nào có một thành viên của ḍng tu hay một đạo sĩ khổ hạnh Bà la môn đạt được những thần thông này. Đức Phật luôn luôn có được những thần thông đó; c̣n hiện nay không rơ các vị La hán chính hiệu cho dù là T́ khưu, La hán hay là Chơn sư có thể làm được những phép lạ đặc biệt nêu trên.” Cho đến nay có rất ít nguồn thông tin về đề tài mà chúng ta đă thăm ḍ này tỏ ra là minh bạch. Nhưng hiện nay, tôi chỉ cố gắng chứng tỏ rằng kho tài liệu Phật giáo đầy dẫy những điều ám chỉ về sự cao cả và thần thông của chư La hán. Muốn biết rơ hơn về những điều này, th́ người ta phải ở trong những hoàn cảnh đặc biệt cần được giải thích rơ ràng.

Trong tác phẩm Đức Phật và Phật giáo nguyên thủy, ông Arthur Lillie có cho chúng ta biết rằng: “Người ta trông mong rằng vị đạo sư khổ hạnh sẽ đạt được lục thông trước khi ngài chứng quả vị La hán. Trong kinh điển thường ám chỉ tới lục thông này mà không chỉ rơ thêm nữa . . . Con người có một cái thân tứ đại . . . trí tuệ của y bị xiềng xích trong cái thân phù du này; vị đạo sĩ khổ hạnh v́ thấy ḿnh bị hôn trầm như thế cho nên mới điều khiển tâm trí để tạo ra Mạt na thức (Manas). Y dùng tư tưởng để tạo ra cho ḿnh một thể khác bắt nguồn từ cái thân vật chất này – cái thể đó cũng có một h́nh tướng, cũng có tứ chi và lục phủ ngũ tạng. Cái huyễn thân này liên hệ tới cái nhục thân cũng giống như thanh gươm với cái vỏ gươm, hoặc cũng giống như con rắn chui ra từ cái giỏ lưới mà nó bị bao bọc trong đó. Lúc bấy giờ vị đạo sĩ khổ hạnh đă được tẩy trược và đă hoàn hảo bèn bắt đầu thực hành các thần thông. Y có thể thấy ḿnh đi xuyên qua những chướng ngại vật như những bức tường, thành lũy v. v. . . y cũng có thể cùng một lúc phân thân ra nhiều nơi . . . y có thể rời bỏ thế giới này và thậm chí lên tới được cơi trời Phạm thiên . . . y có được khả năng nghe thấy những âm thanh của một thế giới vô h́nh cũng rơ ràng như âm thanh của hiện tượng giới, thực ra nghe c̣n rơ hơn nữa. Cũng nhờ vào quyền năng của Mat na thức y cũng có thể đọc được những tư tưởng thầm kín nhất của người khác và biết được tính t́nh của người ta”. Có những minh họa tương tự như vậy. Ông Lillie đă không tiên đoán chính xác được bản chất của sự thật ẩn đàng sau cái phiên bản b́nh dân này của các sự thật; nhưng ta cũng không cần phải trích dẫn thêm nữa ở đây để chứng tỏ rằng thế giới Phật giáo đă sùng kính sâu sắc quyền năng của chư La hán và sự giác ngộ của các ngài về những sự việc tâm linh; cho dù bản thân các vị La hán tuyệt nhiên không màng tới việc dành cho thế gian những bản tự thuật hoặc những bài tường thuật khoa học về lục thông” (the six supernatural powers).

Tiện đây tôi có thể trích dẫn một vài câu trong bản dịch mới đây của ông Hoey đối với tác phẩm Đức Phật: Cuộc đời, Giáo lư và Ḍng tu của ngài của Tiến sĩ Oldenberg; thế rồi chúng ta có thể nói tiếp. Chúng ta đọc thấy như sau: “Triết lư truyền khẩu của Phật giáo có vô số đoạn gán cho việc vị thánh vẫn c̣n sống trên trần thế rằng ngài đă nhập Niết Bàn: ‘Người đệ tử nào đă diệt trừ được tham ái và dục vọng th́ đều dồi dào về minh triết và ngay ở đây trên trần thế này ngài đă giải thoát được sự chết để măi măi yên nghỉ trong trạng thái Niết Bàn. Ngài đă thoát khỏi cái ṿng luân hồi mù mịt không biết đường nào mà đi, ngài đă đến được bờ bên kia, đă nhập lưu không c̣n nao núng và nghi ngờ ǵ nữa, ngài đă giải thoát khỏi trần thế và đạt được Niết Bàn, ta gọi ngài là một người Bà la môn chân chính’. Nếu vị thánh muốn chấm dứt t́nh trạng này th́ ngài có thể làm được ngay, nhưng đa số vẫn kiên tŕ cho tới khi Thiên nhiên đă đạt được mục đích của ḿnh. Ta có thể nói một vài điều qua miệng của những vị đệ tử xuất sắc của Đức Phật như sau: ‘Tôi không c̣n mong mỏi sự chết nữa, tôi cũng chẳng c̣n mong mỏi sự sống nữa, tôi chỉ chờ cho đến khi tận số giống như một người phục vụ chờ được thưởng’.”

Có thêm nữa điều trích dẫn như vậy th́ cũng chẳng qua chỉ là lập lại dưới nhiều dạng khác nhau những quan niệm công truyền đến các chư La hán. Cũng giống như mọi sự kiện hoặc tư tưởng trong Phật giáo, vị La hán có hai khía cạnh: khía cạnh mà ngài lộ ra đối với thế giới nói chung, và khía cạnh mà ngài sống, vận động và hiện tồn trong đó. Theo sự đánh giá của giới b́nh dân th́ ngài là một vị thánh đang chờ một phần thưởng tâm linh thuộc loại mà đám thứ dân có thể hiểu được, đó là một người làm ra phép lạ nhờ sự ưu đải của các tác nhân siêu thiên nhiên. Thực ra th́ ngài đă được thử thách lâu dài để tỏ ra xứng đáng được ǵn giữ cái khoa triết học sâu xa và bí nhiệm nhất của tôn giáo căn bản duy nhất mà Đức Phật đă đổi mới và phục hồi. Ngài là một người nghiên cứu về khoa học thiên nhiên đă đạt tới mức tiền tiêu trong kho tri thức của loài người, chẳng những liên quan tới các bí nhiệm của tinh thần, mà c̣n liên quan tới cấu tạo vật chất của thế giới nữa.

La hán là một danh xưng của Phật giáo. Ở Ấn Độ th́ người ta quen thuộc hơn với danh xưng Chơn sư khi các thuộc tính của quả vị La hán không nhất thiết có liên quan tới việc truyền thừa Phật giáo. Ấn Độ có đầy dẫy những câu chuyện về các Chơn sư. Các Chơn sư thời xưa thường được gọi là các Thánh triết, nhưng những thuật ngữ này có thể thay thế được cho nhau và tôi có nghe người ta áp dụng hồng danh Thánh triết cho những người c̣n đang sống hiện nay. Trong kho tài liệu của Ấn Độ, người ta cũng mô tả một cách không kém phần kính cẩn mọi thuộc tính của vị La hán được đề cập tới trong các tài liệu của Phật giáo, coi đó là thuộc tính của các Chơn sư; và quyển sách này có thể dễ dàng có được đầy những bản dịch của những quyển sách bằng tiếng bản xứ tường tŕnh về những phép lạ mà các ngài đă thành tựu được c̣n lưu danh trong lịch sử và truyền thuyết.

Thật ra th́ La hán và Chơn sư cũng là cùng một người. Ở mức độ đỉnh cao của tâm linh th́ tri thức tối cao về khoa bí truyền đă dung ḥa được mọi sự phân biệt có nguồn gốc nơi các giáo phái. Cho dù ta gọi những đấng giác ngộ này là ǵ đi chăng nữa, th́ các ngài cũng là các bậc cao đồ về tri thức huyền bí mà đôi khi hiện giờ ở Ấn Độ người ta gọi là các Huynh trưởng; các ngài nắm giữ khoa học tâm linh đă được các bậc tiền bối truyền thừa cho các ngài.

Tuy nhiên chúng ta có thể hoài công khi t́m kiếm trong kho tài liệu thời xưa cũng như thời nay bất kỳ sự giải thích có hệ thống nào về giáo lư hoặc khoa học của các ngài. Có nhiều điều như thế được tŕnh bày một cách mơ hồ trong các tác phẩm huyền bí. Nhưng có rất ít điều ǵ có ích lợi cho độc giả tiếp cận với đề tài này mà trước đó không có được tri thức độc lập với sách vở. Chính nhờ được ưu ái nhận lấy giáo huấn ấy từ một trong các vị Chơn sư này cho nên giờ đây tôi mới có thể thử phác họa giáo huấn của Chơn sư cũng giống như tôi đă sưu tầm những điều mà tôi biết được liên quan tới cái tổ chức mà hầu hết các ngài (trong đó có những đấng cao cả nhất) hiện nay thuộc về tổ chức đó.

Trên khắp thế giới có những huyền bí gia ở đủ cấp bậc lỗi lạc và ngay cả có những hội đoàn huynh đệ huyền bí có nhiều điều chung với hội đoàn huynh đệ ưu tú giờ đây đă được lập nên ở Tây Tạng. Nhưng việc nghiên cứu về đề tài này đă khiến cho tôi tin chắc rằng hội đoàn Huynh đệ ở Tây Tạng là vô song và cao hơn hết trong những hội đoàn đó, mọi hội đoàn khác đều coi hội đoàn Tây Tạng là như vậy. Các hội đoàn này xứng đáng tự xưng là những người “đă giác ngộ” theo ư nghĩa thực sự huyền linh của thuật ngữ này. Quả thật là ở Ấn Độ có rải rác những nhà thần bí học biệt lập vốn hoàn toàn tự học và không liên quan tới những hội đoàn huyền bí. Nhiều nhà thần bí học này sẽ giải thích rằng bản thân họ đạt tới đỉnh cao giác ngộ tâm linh c̣n hơn cả các Huynh trưởng ở Tây Tạng hoặc bất kỳ người nào khác nữa trên trần thế. Nhưng trong mọi trường hợp mà tôi đă gặp th́ tôi nghĩ rằng chỉ nội việc khảo sát những điều rêu rao nêu trên cũng khiến cho bất kỳ người ngoài cuộc vô tư nào (cho dù bản thân y không có bao nhiêu tư cách do phát triển cá nhân mà thẩm định được sự giác ngộ về huyền bí học) đi đến kết luận rằng những lời rêu rao này là hoàn toàn vô căn cứ. Chẳng hạn như tôi có biết một người bản xứ Ấn Độ, được giáo dục theo kiểu Âu Tây giữ một chức vụ cao trong Chính quyền, có địa vị cao quí trong xă hội, có tính t́nh cao thượng nhất và được những người Âu Tây kính trọng một cách khác thường trong sinh hoạt chính thức; người này chỉ dành cho các bậc Huynh trưởng ở Tây Tạng một địa vị hạng hai trong thế giới giác ngộ tâm linh. Địa vị hạng nhất y coi như là do một người duy nhất nắm giữ; người này hiện nay không c̣n ở trên trần thế nữa và là vị thầy huyền bí của riêng ông trong đời sống; ông ta quả quyết dứt khoát rằng người này là một hóa thân của Đấng Tối Cao. Vị sư phụ này đă làm linh hoạt những giác quan nội giới của người bạn tôi đến nỗi mà những linh ảnh trong trạng thái xuất thần của người này (ông ta có thể tùy ư đạt được trạng thái xuất thần) đối với ông là vùng tâm linh duy nhất mà ông cảm thấy thích thú. V́ tin chắc rằng Đấng Tối Cao đă dạy dỗ cho cá nhân ḿnh ngay từ đầu và vẫn c̣n tiếp tục như thế trong trạng thái ở nội giới, cho nên dĩ nhiên là ông ta không thể chấp nhận được lời gợi ư theo đó những ấn tượng của ông có thể bị xuyên tạc v́ chính ông đă phát triển tâm lư không đúng hướng. Lại nữa, những người sùng tín có tŕnh độ văn hóa cao mà đôi khi ta gặp ở Ấn Độ (họ xây dựng một quan niệm về Thiên nhiên, Vũ trụ và Thượng Đế hoàn toàn dựa vào một cơ sở siêu h́nh học và họ đă đào luyện ra hệ thống của ḿnh chỉ bằng lực suy tư siêu việt) sẽ coi một hệ thống triết học đă được xác lập nào đó dựa trên căn bản của nó và mở rộng điều này ra cho tới một mức độ mà chỉ một nhà siêu h́nh học Đông phương mới có thể mường tượng được. Họ thu nhận đệ tử vốn mặc nhiên tin vào họ rồi lập nên những trường phái nhỏ thịnh hành được một thời gian trong ṿng giới hạn; nhưng cái loại triết lư suy đoán như thế đúng hơn chỉ để cho cái trí tiêu khiển chứ không phải là tri thức. Khi so sánh với các bậc cao đồ có tổ chức của hội đoàn huynh đệ cao siêu nhất, th́ những vị “Sư phụ” như vậy cũng giống như những chiếc thuyền có mái chèo so với những tàu thủy chạy trên đại dương – đó là những phương tiện chuyên chở hữu ích trên sông hồ thuộc bản xứ, nhưng không phải là một guồng máy mà bạn có thể tin rằng nó bảo vệ được ḿnh trong một chuyến thám hiểm toàn cầu băng qua biển cả.

Khi c̣n xuống thấp hơn nữa trên bậc thang này, ta thấy ở Ấn Độ đều rải rác khắp nơi có những đạo sĩ yoga và fakir thuộc đủ mọi tŕnh độ phát triển, từ những người dă man dơ dáy không cao cả hơn bao nhiêu so với những thầy bói lang thang trong một cuộc thi đua theo kiểu nước Anh cho tới những người ẩn dật đến mức mà người lạ rất khó ḷng thâm nhập vào được; những người này có cái năng khiếu và quyền năng dị thường mà chỉ cần thấy hoặc trải qua th́ ngay cả một đại diện tự măn nhất của chủ nghĩa đa nghi hiện đại Tây phương cũng không thể không tin được. Những người nghiên cứu một cách hời hợt rất thường lẫn lộn những người đó với các bậc cao đồ mà họ chỉ mơ hồ nghe nói đến.

Trong khi đó liên quan tới các vị Chơn sư đích thực, hiện nay tôi không dám tường thuật ǵ về tổ chức Tây Tạng này sẽ ra sao khi xét tới những đấng có thẩm quyền cao nhất. Bản thân các Chơn sư (một số những quan niệm ít nhiều thỏa đáng có lẽ đă được độc giả của tôi nhận thức được v́ họ đă kiên nhẫn theo dơi tôi cho đến cùng) cũng c̣n dưới nhiều cấp so với đấng lănh đạo tất cả. Vậy th́ chúng ta tốt hơn là nên bàn tới t́nh trạng sơ khai của việc rèn luyện huyền bí học mà điều này có thể dễ hiểu hơn nhiều.

Cái mức độ cao siêu khiến cho một người trở thành điều mà thế giới bên ngoài gọi là một Chơn sư hoặc một vị “Huynh trưởng”, chỉ được đạt tới sau khi người ta đă trải qua giai đoạn dự bị kéo dài và mệt mỏi, với những thử thách băn khoăn thực sự là nghiêm trọng và khủng khiếp. Ta có thể thấy những người đă trải qua 20 hoặc 30 năm hoặc nhiều hơn nữa tận tụy một cách không thể chê trách được và miệt mài với nhiệm vụ trong cuộc sống mà họ đă nhập vào, thế nhưng họ vẫn c̣n ở giai đoạn đầu tiên khi làm đệ tử và vẫn c̣n ngước lên trên quả vị Chơn sư cao tột trên đầu họ. Cho dù một đứa trẻ hoặc một con người đă tận hiến cuộc đời ḿnh cho sinh hoạt huyền bí học vào bất kỳ tuổi nào th́ nên nhớ rằng y phải tận hiến mà không được dè dặt trong suốt cả đời. Nhiệm vụ mà y đảm đương chính là việc phát triển nơi bản thân rất nhiều năng khiếu và thuộc tính vốn hoàn toàn yên ngủ nơi người thường đến nỗi mà chẳng ai ngờ được rằng chúng có tồn tại và người ta bèn chối bỏ luôn khả năng phát triển được chúng. Bản thân người đệ tử phải phát triển những năng khiếu và thuộc tính này với rất ít (nếu có) sự trợ giúp của sư phụ ngoại trừ việc được ngài chỉ bảo và hướng dẫn. Có một câu cách ngôn huyền bí học nói rằng: “Bậc cao đồ được trở thành chứ ngài không được tạo nên”. Người ta có thể minh họa điều này bằng cách đề cập tới việc tập thể dục rất thông thường. Mọi người c̣n sống nếu b́nh thường biết sử dụng tay chân của ḿnh đều có thể bơi được. Nhưng theo cách nói thông thường th́ nếu ta đặt một người không biết bơi nhúng ch́m vào sâu trong nước th́ họ sẽ quẩy lộn và bị chết đuối. Chỉ nội cái cách vận động tay chân đâu có ǵ là huyền bí, nhưng nếu kẻ bơi lội trong khi vận động tay chân mà không hoàn toàn tin tưởng rằng sự vận động như thế sẽ tạo ra kết quả như mong muốn th́ kết quả mong muốn ấy sẽ không xảy ra. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ bàn tới những lực cơ giới, nhưng cũng nguyên tắc đó ta sẽ gặp phải khi bàn tới những lực tinh vi hơn. Chỉ nội “sự tin tưởng” không thôi cũng đủ đưa kẻ sơ cơ về huyền bí học đi xa hơn rất nhiều so với mức mà người ta thường tưởng tượng ra được. Có biết bao nhiêu độc giả Âu Tây (họ vốn hoàn toàn không tin tưởng nếu nghe nói về một số kết quả mà các đệ tử huyền bí học trong giai đoạn huấn luyện ban sơ nhất phải thành tựu được chỉ nhờ vào sức mạnh của niềm tin thôi) thường xuyên nghe trong nhà thờ nói tới những lời đoan chắc quen thuộc trong thánh kinh về quyền năng vốn ngự nơi đức tin, thế nhưng họ cứ để cho những lời lẽ đó lướt qua như gió thoảng mây bay không để lại ấn tượng nào hết.

Mục tiêu và mục đích lớn lao của quả vị Chơn sư là thành tựu được sự phát triển tâm linh mà bản chất của nó chỉ được che giấu và ngụy trang bởi những câu nói thông thường trong ngôn ngữ công truyền. Việc bậc cao đồ phải t́m cách hiệp nhất linh hồn của ḿnh với Thượng Đế để cho ngài có thể nhập Niết Bàn là một phát biểu không đem lại một ư nghĩa xác định cho độc giả thông thường; y càng khảo sát nó bằng những sách vở và phương pháp b́nh thường, th́ y càng ít có khả năng nhận ra được bản chất cái tiến tŕnh mà ḿnh mong muốn. Trước hết y cần phải bàn tới quan niệm bí truyền về Thiên nhiên, nguồn gốc và số phận của Con Người (những điều này khác hẳn với quan niệm của thần học) th́ nhiên hậu y mới giải thích được cho người ta hiểu được mục đích mà bậc Chơn sư đang theo đuổi. Tuy nhiên trong khi đó ngay từ đầu, ta nên làm cho độc giả tỉnh ngộ đối với quan niệm sai lầm về mục đích của quả vị Chơn sư mà y rất có thể quan niệm ra.

Sự phát triển những năng khiếu tâm linh (việc trau dồi những năng khiếu này có liên quan tới những mục đích cao siêu nhất của sinh hoạt huyền bí học) khi tiến triển sẽ làm nảy sinh ra rất nhiều tri thức phụ trợ liên quan tới những luật vật lư của Thiên nhiên mà người ta thường chưa hiểu được. Tri thức này sẽ mang lại việc vận dụng thực tế một vài lực c̣n bí ẩn của Thiên nhiên; nó trang bị cho bậc cao đồ và ngay cả cho các đệ tử của vị cao đồ vào những giai đoạn tương đối sớm trong quá tŕnh huấn luyện của ḿnh những quyền năng phi thường mà việc áp dụng chúng vào những vấn đề trong đời sống hằng ngày đôi khi sẽ tạo ra những kết quả dường như là hoàn toàn mầu nhiệm. Theo quan điểm thông thường, việc đạt được những quyền năng xét theo biểu kiến là mầu nhiệm này quả thật là một thành tựu phi thường đến nỗi người ta đôi khi ưa tưởng tượng rằng mục tiêu của bậc cao đồ trong khi mưu t́m cái tri thức mà ngài đạt được chính là việc trang bị cho bản thân những quyền năng mà nhiều người khao khát. Điều này nghe cũng hợp lư như việc bảo rằng bất kỳ một nhà ái quốc nào trong lịch sử chiến tranh đều đặt ra mục tiêu của ḿnh khi trở thành một người chiến sĩ là được mang một bộ đồng phục sặc sỡ để làm dáng với những cô điều dưỡng.

Phương pháp của Đông phương nhằm trau dồi tri thức bao giờ cũng khác hẳn với phương pháp mà Tây phương theo đuổi trong quá tŕnh phát triển khoa học hiện đại. Trong khi Âu Tây khảo cứu Thiên nhiên một cách công khai hết mức, mọi bước tiến đều được thảo luận một cách cực kỳ tự do, mọi sự kiện mới thu lượm đều được lưu truyền ngay tức khắc v́ lợi ích của mọi người, th́ khoa học tại Á đông đă được nghiên cứu một cách bí mật và những thành tựu của nó đă được bo bo giữ chặt. Cho đến nay tôi không cần phải thử ra sức hoặc là chỉ trích hoặc là bênh vực phương pháp của nó. Nhưng dù sao đi nữa trong trường hợp của cá nhân tôi, những phương pháp này đă được nới lỏng đến một mức nào đó và như tôi đă nêu rơ được sự chấp thuận hoàn toàn của các vị đạo sư, giờ đây tôi sẽ đi theo cái khuynh hướng Âu Tây của chính ḿnh để truyền thụ những ǵ mà tôi học được cho tất cả những người nào sẵn ḷng tiếp nhận nó. Sau này người ta sẽ thấy việc đi lệch khỏi những qui tắc thông thường trong việc nghiên cứu huyền bí học (thể hiện qua những sự nhượng bộ hiện nay) dĩ nhiên là sẽ có được địa vị của nó trong toàn bộ cái kế hoạch của triết lư huyền bí học. Theo một nghĩa nào đó việc tiếp cận với triết lư này luôn luôn được mở rộng cho mọi người. Trên thế giới có nhiều phương tiện đă mơ hồ phổ biến cái ư niệm cho rằng một số phương thức nghiên cứu mà con người ở đâu đó thực sự noi theo có thể đưa tới việc thu lượm được một loại tri thức cao siêu hơn so với loại được dạy dỗ cho loài người nói chung trong sách vở hoặc là thông qua những nhà thuyết giảng tôn giáo công truyền. Như ta đă nêu rơ, Đông phương luôn luôn mơ hồ nhớ măi và tin tưởng vào điều này, nhưng ngay cả ở Tây phương toàn khối kho tài liệu biểu tượng liên quan tới Chiêm tinh học, Thuật luyện kim đan và thần bí học nói chung cũng làm cho xă hội Âu Tây trở nên sôi nổi, khiến cho một vài những tâm trí có đủ tư cách và có những năng khiếu tiếp thu đặc thù tin chắc rằng có tồn tại những chân lư cao cả ẩn tàng đằng sau mọi điều vớ vẩn vô nghĩa xét theo bề ngoài này. Đối với những người như thế, việc nghiên cứu những điều kỳ khôi đôi khi lại tiết lộ những đoạn ẩn tàng dẫn tới những địa hạt giác ngộ cao cả nhất mà người ta có thể tưởng tượng được. Nhưng cho tới nay, trong mọi trường hợp như thế theo luật lệ của trường phái này, kẻ sơ cơ vừa mới xâm nhập vào địa hạt bí nhiệm th́ đă bị ràng bụôc vào sự bảo mật không thể vi phạm đối với mọi điều liên quan tới việc y nhập môn và tiến bộ thêm nữa. Ở Á đông cũng giống như vậy, “người đệ tử” hoặc học viên về huyền bí học vừa mới trở thành đệ tử th́ không c̣n là một nhân chứng để lớn tiếng bênh vực cho thực tại của tri thức huyền bí. Từ khi bản thân tôi có dính dáng tới vấn đề này th́ tôi đă ngạc nhiên xiết bao khi thấy có rất nhiều đệ tử như vậy. Nhưng không thể tưởng tượng ra được con người có một hành vi ít có khả năng xảy ra hơn là việc bất kỳ một người đệ tử nào không được phép mà dám tiết lộ cho những người thuộc thế giới bên ngoài biết rằng ḿnh là một đệ tử, và như vậy trường phái triết học bí truyền vĩ đại đă bảo vệ thành công được sự ẩn dật của ḿnh.

Trong một quyển sách trước kia, quyển Thế giới Huyền bí, tôi đă tường thuật một cách trọn vẹn và thẳng thắn hoàn cảnh nào khiến cho tôi tiếp xúc được với các bậc bác học có năng khiếu nghiên cứu sâu sắc mà nhờ các ngài từ đó tôi mới thu lượm được giáo huấn chứa đựng trong quyển sách này. Tôi không cần lập lại câu chuyện đó nữa. Bây giờ tôi xin tiếp tục tiến lên chuẩn bị bàn tới đề tài này theo một cách mới mẻ. Người ta có thể xác lập sự tồn tại của các bậc cao đồ huyền bí học cùng với tầm quan trọng của các thành tựu của các ngài theo hai đường lối lập luận khác nhau: một là dựa vào bằng chứng bên ngoài, sự chứng nhận của các nhân chứng có đầy đủ tư cách việc những người có liên quan tới các vị cao đồ này biểu lộ những năng khiếu phi thường khiến cho người ta đạt đến mức hơn cả chuyện suy đoán rằng các ngài có được tri thức mở rộng một cách phi thường; hai là bằng cách tŕnh bày một phần đáng kể tri thức này để đem lại những sự đoan chắc cố hữu về giá trị của chính nó. Quyển sách đầu tiên của tôi đă được triển khai theo phương pháp thứ nhất; bây giờ tôi tiếp cận với một nhiệm vụ ghê gớm hơn là triển khai theo phương pháp thứ hai.

 

CHÚ GIẢI

Chúng ta càng tiến bộ khi nghiên cứu về huyền bí học th́ quan niệm chúng ta về các Chơn sư lại tỏ ra cao siêu hơn về nhiều phương diện. Chỉ nội việc nỗ lực trí thức không thôi không giúp cho người ta hiểu biết được các đấng này khác với người thường nói chung ở chỗ nào. Có những khía cạnh trong bản chất của Chơn sư vốn có liên quan tới sự phát triển phi thường các nguyên khí cao nơi con người mà ta không thể thực hiện được bằng việc ứng dụng các nguyên khí thấp. Nhưng trong khi những quan niệm thô thiển vào lúc đầu không đạt tới mức độ thực sự của các sự kiện, th́ lại có một sự phức tạp kỳ lạ khác về vấn đề này nảy sinh theo đường lối đó. Ư niệm đầu tiên của chúng ta rằng Chơn sư đă đạt được quyền năng thâm nhập vào những bí nhiệm phi thường của bản chất tâm linh, vốn dựa trên mô h́nh là quan niệm của chúng ta về một nhà khoa học rất có năng khiếu trong cơi của chính chúng ta. Chúng ta thường hay nghĩ một Chơn sư bao giờ cũng là một Chơn sư, nghĩa là một người rất cao cả tất nhiên phải vận dụng trong mọi mối quan hệ sinh hoạt của ngài những thuộc tính thường được gán cho một Chơn sư. Về vấn đề này như trên đă nêu rơ, trong khi chúng ta chắc chắn là thất bại khi chúng ta gán cho ngài những thuộc tính của Chơn sư theo suy nghĩ của ḿnh, th́ chúng ta lại rất dễ dàng đi sang một thái cực khác khi suy nghĩ về ngài với khía cạnh của một người phàm và như vậy là tự chúng ta đă sa vào nhiều nỗi băn khoăn khi chúng ta mới phần nào làm quen được với những đặc trưng của thế giới huyền bí. Chính v́ những thuộc tính cao siêu nhất của quả vị Chơn sư có liên quan tới những nguyên khí nơi bản chất con người vốn hoàn toàn siêu việt những giới hạn của sự sống trên cơi trần, cho nên Chơn sư chỉ có thể là Chơn sư theo cái nghĩa cao siêu nhất của từ này khi (tạm gọi là) ngài “ở ngoài thể xác” hoặc dù sao đi nữa th́ ngài cũng phải có những nỗ lực đặc biệt của ư chí để nhập vào một trạng thái phi thường. Khi ngài không vận dụng tới những nỗ lực như thế hoặc không hoàn toàn vượt ra khỏi những giới hạn của cái ngục tù xác thịt, th́ ngài giống nhiều hơn một người thường so với cái mức mà các đệ tử thường tin tưởng qua kinh nghiệm với ngài về một số phương diện.

Một sự đánh giá đúng đắn t́nh trạng sự vịêc này ắt giải thích được sự mâu thuẫn biểu kiến liên quan tới lập trường người đệ tử huyền bí đối với sư phụ của ḿnh khi đem lập trường này so sánh với một số lời tuyên bố mà chính vị sư phụ thường đưa ra. Chẳng hạn như các Chơn sư cứ khăng khăng quả quyết rằng các ngài chẳng phải là không thể sai lầm, các ngài cũng là những con người giống như chúng ta có lẽ với một mức độ hiểu biết về thiên nhiên hơi mở rộng hơn so với nhân loại nói chung; nhưng các ngài vẫn có thể bị sai lầm cả theo hướng việc kinh doanh thực tế mà các ngài có thể dính dáng tới, lẫn theo hướng ước lượng được tính t́nh của những người khác, hoặc năng lực của những ứng viên muốn phát triển về huyền bí học. Nhưng làm sao chúng ta dung ḥa được những phát biểu thuộc loại này với nguyên tắc căn bản vốn là nền tảng của mọi sự khảo cứu huyền bí, nguyên tắc này ra lệnh cho kẻ sơ cơ phải không dè dặt mà đặt trọn niềm tin vào giáo huấn và sự dẫn dắt của sư phụ. Giải pháp cho khó khăn này vốn ở nơi t́nh trạng sự việc nêu trên. Trong khi Chơn sư có thể gây ngạc nhiên khi là một người đôi khi hoàn toàn bị sai lầm trong việc điều khiển chuyện kinh doanh trên trần thế, chẳng khác nào chính chúng ta cũng có một số vĩ nhân thiên tài có thể phạm sai lầm trong đời sống hằng ngày mà những người thực tế chẳng bao giờ phạm phải. Mặt khác, khi Chơn sư trực tiếp bàn đến những bí nhiệm cao siêu của khoa học tâm linh, th́ ngài làm như vậy bằng cách vận dụng những thuộc tính Chơn sư của ḿnh, cho nên khi bàn về những vấn đề đó, th́ ngài hầu như không thể phạm phải sai lầm mà ta có thể nhận ra được.

Nhận xét này khiến cho chúng ta cảm thấy đáng tin cậy vào giáo huấn rút ra từ một nguồn giống như cội nguồn đă gợi cảm hứng cho quyển sách này. Nó hoàn toàn vượt khỏi tầm mức của những sự việc nho nhỏ mà trong khi kinh nghiệm của ta tiến triển th́ dường như nó có thể đ̣i hỏi phải xét lại cái ḷng tin nhiệt thành vào sự minh triết tối cao của các Chơn sư mà khi lần đầu tiên bước vào nghiên cứu huyền bí học th́ người ta thường cảm thấy như vậy.

Khi người đệ tử huyền bí học có được sự hiểu biết mở rộng về thế giới mà ḿnh đang nhập vào, th́ ḷng nhiệt thành và ḷng kính trọng như thế thực ra không hề bị giảm sút. Cái người mà xét về một phương diện vốn là một Chơn sư th́ đúng ra có thể lọt vào trong ṿng giới hạn yêu thương của con người nhiều hơn mức không có quyền được kính trọng, xét v́ trong đời sống hằng ngày, ngài không hoàn toàn vượt lên trên được cái nấc thang b́nh thường của xúc cảm con người giống như một số kinh nghiệm Niết Bàn của ngài có thể khiến ta phải tin rằng ngài ắt như vậy.

Nếu chúng ta luôn luôn nhớ kỹ rằng một Chơn sư chỉ đúng là một Chơn sư khi đang vận dụng những chức năng Chơn sư của ḿnh, nhưng khi vận dụng những chức năng này, ngài có thể vươn lên tới mối quan hệ tâm linh với điều mà khi xét tới những giới hạn trong thái dương hệ của chúng ta th́ chúng ta thực tế có ư muốn nói tới đó là sự toàn tri; lúc bấy giờ chúng ta sẽ thoát khỏi nhiều nhầm lẫn mà đề tài này có thể làm cho ta bối rối.

Ở đây ta có thể lưu ư tới những điều phức tạp liên quan đến bản chất của Chơn sư, điều này khó mà hoàn toàn hiểu được nếu không tham chiếu một số chương sau trong quyển sách này, nhưng nó có tầm quan trọng đối với mọi toan tính muốn hiểu quả vị Chơn sư thực sự là ǵ cho nên ta có thể tiện hơn là bàn tới nó ngay ở đây. Bản chất lưỡng tính của Chơn sư vốn hoàn toàn đến nỗi mà một số ảnh hưởng hoặc minh triết của ngài trên các cơi cao trong thiên nhiên thực sự có thể bị rút tỉa bởi những người có quan hệ tâm linh đặc biệt với ngài mà Chơn sư vào lúc đó thậm chí không biết được có người đă kêu cầu tới ngài. Như vậy th́ điều này mở ra cho chúng ta suy đoán việc có thể là mối quan hệ giữa Chơn sư tâm linh và Chơn sư con người đôi khi khá giống như điều mà người ta thỉnh thoảng nói tới trong các tác phẩm bí truyền: đó là một sự phù hộ hơn là một sự nhập thể theo đúng nghĩa của từ này.

Hơn nữa có một sự phức tạp độc lập khác về vấn đề này khi ta nhận ra sự thật rằng mỗi Chơn sư không chỉ là một chơn ngă con người ở một trạng thái rất cao siêu mà có thể nói là c̣n thuộc về một bộ môn chuyên biệt nào đó trong cơ cấu tổ chức lớn lao của thiên nhiên. Mọi Chơn sư đều phải thuộc về một trong bảy loại h́nh lớn ở quả vị Chơn sư, nhưng mặc dù chúng ta hầu như chắc chắn có thể suy diễn rằng giữa các loại h́nh khác nhau này ắt có sự tương xứng với bảy nguyên khí nơi con người, th́ tôi cũng không dám thử toan tính minh giải trọn vẹn được giả thuyết này. Chỉ cần áp dụng ư niệm này vào điều mà chúng ta chỉ biết một cách mơ hồ về tổ chức huyền bí học ở các cơi cao. Và một lúc nào đó trong quá khứ, các tác phẩm bí truyền có khẳng định rằng có năm vị Đại Đế tức các Chơn sư cao cấp chủ tŕ toàn bộ đại đoàn các Chơn sư. Khi viết xong chương vừa qua của quyển sách này th́ tôi lại có cảm tưởng rằng có một vị thủ lănh tối cao ở một cơi khác có uy quyền đối với năm vị Đại Đế này, nhưng bây giờ tôi thấy h́nh như nhân vật này đúng ra phải được coi là một vị Đại Đế thứ sáu, chính ngài lănh đạo loại h́nh thứ sáu các Chơn sư. Và sự phỏng đoán này khiến cho người ta phải suy diễn thêm nữa ngay lập tức rằng ắt phải có một vị Đại Đế thứ bảy để bổ sung cho những sự tương ứng mà chúng ta vừa mới phân biệt như nêu trên. Nhưng cũng giống như nguyên khí thứ bảy trong Thiên nhiên hoặc trong con người là một khái niệm tinh vi nhất thoát khỏi tầm nghĩ bàn của bất kỳ sự suy tư theo trí năng nào và chỉ có thể mô tả được bằng những câu mơ hồ vô nghĩa về mặt siêu h́nh học; cũng vậy chúng ta có thể hoàn toàn tin chắc rằng vị Đại Đế thứ bảy không thể tiếp cận được qua óc tưởng tượng của kẻ chưa lăo luyện. Nhưng chắc chắn là ngay cả ngài cũng đóng một vai tṛ trong cái gọi là cơ cấu tổ chức cao siêu có bản chất tâm linh và có một nhân vật như thế đôi khi hiện ra với một số các Chơn sư khác mà tôi có kể đến. Nhưng việc suy đoán về ngài chỉ có giá trị chủ yếu là giúp cho ta thấy được tính cách trước sau như một của ư tưởng nêu trên, theo đó ta có thể hiểu được thực chất của các Chơn sư là những hiện tượng cần thiết trong thiên nhiên; nếu không có các ngài, th́ ta khó ḷng mà tưởng tượng được nhân loại sẽ tiến hóa như thế nào và chỉ có một số những người ngoại lệ mới đạt được những đỉnh cao vĩ đại về tâm linh.

 

2. CẤu tẠo cỦa Con ngưỜi

Muốn nghiên cứu về nguồn gốc của vũ trụ theo như khoa huyền bí học hiểu, th́ trước hết ta phải thử ra sức giải thích những phương tiện khiến cho ta biết được nguồn gốc vũ trụ đó. Những phương pháp khảo cứu bí truyền vốn bắt nguồn từ những sự kiện tự nhiên mà khoa học công truyền hoàn toàn không quen thuộc. Những sự kiện tự nhiên này có liên quan tới sự phát triển sớm các năng khiếu nơi vị cao đồ huyền bí học mà nhân loại nói chung chưa phát triển được. Đến lượt những năng khiếu này lại khiến cho những người có được chúng có thể thám hiểm những điều bí mật của Thiên nhiên, kiểm chứng lại được các giáo lư bí truyền đă nêu ra những nét phác họa chung. Sinh viên thực hành về huyền bí học trước hết có thể phát triển những năng khiếu này, nhiên hậu mới áp dụng nó để quan sát Thiên nhiên; nhưng việc tŕnh bày cái thuyết về Thiên nhiên này cho các độc giả ở phương Tây chỉ cốt làm cho y hiểu được bằng cái trí trước khi xét đến những giác quan trong nội giới mà việc nghiên cứu huyền bí học dùng tới. Mặt khác, người ta chỉ có thể nghiên cứu về nguồn gốc vũ trụ theo như khoa học huyền bí hiểu, nếu người ta sắp xếp nó một cách khoa học th́ những độc giả Âu Tây sẽ khó mà hiểu được. Để khởi sự ngay từ đầu, chúng ta phải nỗ lực t́m hiểu t́nh trạng của vũ trụ trước khi bắt đầu tiến hóa. Các sinh viên huyền bí học tuyệt nhiên không né tránh đề tài này và chỉ măi về sau trong quá tŕnh phác họa như vậy th́ người ta mới đưa ra vài lời bóng gió nói về quan điểm của huyền bí học liên quan tới những quá tŕnh sơ khai mà vật chất vũ trụ phải trải qua đó trên bước đường tiến hóa. Nhưng muốn phát biểu có thứ tự về những diễn tŕnh sơ khai nhất trong Thiên nhiên th́ người ta phải đề cập tới cấu tạo tâm linh của con người, cấu tạo này không thể hiểu được nếu không có những lời giải thích dẫn nhập.

Khoa học bí truyền thừa nhận có bảy nguyên khí riêng biệt cấu tạo thành con người. Sự phân biệt này khác xa bất kỳ sự phân loại nào vốn quen thuộc với các độc giả Âu Tây, cho nên là tự nhiên rằng người ta ắt hỏi tôi dựa vào cơ sở nào mà huyền bí học dám đi tới một kết quả quá đáng như vậy. Nhưng do những đặc điểm cố hữu về đề tài này mà chỉ măi về sau chúng ta mới hiểu được, tôi xin những người có đầu óc Tây phương hăy lắng nghe cái sự hiểu biết mà tôi mang về nhà này (dù sao đi nữa cũng là lần đầu tiên) theo kiểu Đông phương. Hệ thống truyền đạt tri thức của Đông phương và Âu Tây là hai phương pháp chẳng giống ǵ nhau. Người Tây phương kích thích cái bản năng bàn căi của người theo học ở từng bước một. Người ta khuyến khích y cứ tranh căi và đừng có tin chắc vào điều ǵ. Người ta cấm y không được đưa ra một phát biểu khoa học nào dựa vào uy quyền. Song song với việc thu lượm kiến thức, y c̣n phải học để biết cách thu lượm kiến thức này, và người ta khiến cho y cảm thấy rằng chẳng có sự kiện nào đáng biết trừ phi cùng với điều đó y biết cách chứng minh rằng đó là một sự thật. Người Đông phương dạy học tṛ theo một kế hoạch khác hẳn. Nó cũng đâu có phải coi thường việc cần phải chứng tỏ giáo huấn của ḿnh như người phương Tây, nhưng nó cung cấp sự chứng ḿnh theo một kiểu khác. Nó giúp cho người đi học tự ḿnh khảo sát lấy Thiên nhiên và kiểm chứng được giáo huấn ở những vùng mà triết học phương Tây chỉ có thể thâm nhập vào được bằng cách suy đoán và lập luận. Nó chẳng bao giờ mất công lập luận về bất cứ điều ǵ. Nó bảo rằng: “Sự thật là như thế đấy. Đây là ch́a khóa của tri thức, bây giờ bạn hăy tự thân ḿnh đi t́m kiếm nó”. Như vậy th́ té ra là bản thân giáo huấn đó chẳng qua chỉ là giáo huấn dựa vào uy quyền. Giáo huấn và sự chứng minh không song song với nhau mà nối tiếp nhau một cách có trật tự. Hậu quả thêm nữa của phương pháp này là việc triết học Đông phương dùng cái phương pháp mà chúng ta ở phương Tây đă vứt bỏ chỉ v́ nó không tương thích với chính  đường lối phát triển trí năng của chúng ta: Đông phương dùng hệ thống lư luận đi từ cái chung đến cái riêng. Cái kế hoạch này chắc chắn là không đáp ứng được những chủ đích mà khoa học Âu Tây thường nhắm tới, nhưng tôi nghĩ rằng bất kỳ người nào tiến sâu vào trong cuộc khảo cứu hiện nay đều cảm thấy rằng hệ thống lư luận đi từ chi tiết của kiến thức tiến tới những sự suy diễn về vấn đề chung không thể áp dụng được cho công tŕnh mà ta đang xét đến. Trong địa hạt tri thức này người ta không thể nào hiểu được chi tiết chừng nào mà chưa hiểu chung chung được trọn cả hệ thống sự việc. Ngay cả việc truyền đạt sự hiểu biết chung chung này chỉ bằng ngôn ngữ thôi th́ nói chung tuyệt nhiên không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Việc dừng lại một lúc nào đó trong khi tŕnh bày theo đúng thứ tự để thu lượm những bằng chứng riêng biệt hầu như là không thể được. Một phương pháp như thế ắt làm cho người đọc phải sốt ruột, khiến cho y không thể rút ra được (việc này có thể được trong một bộ khảo luận cô đọng hơn) cái quan niệm dứt khoát về điều mà giáo lư bí truyền có ngụ ư muốn giảng dạy, đây chính là việc mà tôi phải khơi dậy.

Tiện đây xin nói rằng sự suy gẫm này có thể gợi ư cho ta một quan niệm mới có liên quan mật thiết tới đề tài hiện nay của chúng ta đó là hệ thống lư luận của Platon và hệ thống của Aristote. Hệ thống của Platon (được mô tả đại khái là lư luận đi từ cái chung đến cái riêng) bị thói quen ngày nay lên án v́ người ta đang ưu đăi cái hệ thống ngược hẳn lại xuất hiện sau này. Nhưng Platon vốn bị ràng bụôc trong nỗ lực muốn bảo vệ hệ thống của ḿnh. Có đủ lư do để tin rằng việc ông ta quen thuộc với khoa học bí truyền đă thôi thúc ông dùng phương pháp này và những hạn chế theo thông lệ mà ông phải tuân thủ với vai tṛ là một huyền bí gia được điểm đạo, cấm ông không được nói nhiều đến mức đủ để chứng minh được nó. Không ai nghiên cứu khoa học huyền bí có trong quyển sách này rồi quay lại với Platon hoặc ngay cả với bất kỳ quyển sách tóm lược thông thái nào về hệ thống tư tưởng của Platon, mà lại không thấy có những sự tương ứng nảy sinh ra ở mỗi bước ngoặt.

Các nguyên khí cao trong loạt nguyên khí cấu thành Con Người chưa phát triển trọn vẹn nơi loài người mà cho đến nay chúng ta quen thuộc, nhưng một người đă hoàn chỉnh hoặc hoàn hảo có thể được phân giải ra thành những yếu tố sau đây. Để dễ dàng cho việc áp dụng những lời giải thích này vào các tác phẩm công truyền thông thường của Phật giáo, người ta có tŕnh bày tên gọi bằng tiếng Bắc phạn của những nguyên khí này cũng như những thuật ngữ thích hợp trong tiếng Anh [[1]].

1.   Thể Xác: Rupa

2.   Sinh Lực: Prana hoặc Jiva

3.   Thể Phách: Linga Sharira

4.   Hồn Thú: Kama Rupa

5.   Hồn Người: Manas

6.   Hồn Thiêng: Buddhi

7.   Tinh Thần: Atma

Ngay cả những quan niệm siêu việt như một số quan niệm được bao hàm trong bản phân tích này đă được đưa ra dưới dạng bảng biểu th́ dường như nó sẽ gặp phải một vài sự suy thoái mà chúng ta cần phải cảnh giác trong khi cố gắng hiểu rơ được nó ngụ ư muốn nói ǵ. Ngay cả vị giáo sư tài khéo nhất về khoa học huyền bí chắc chắn cũng không thể tŕnh bày được những nguyên khí này riêng biệt với nhau cũng chẳng khác ǵ những nguyên tố trên cơi trần của một hợp chất có thể được tách ra bằng phép phân tích hóa học và bảo tồn độc lập với nhau. Các nguyên tố của một thể xác vốn ở trên cùng một cơi vật chất, nhưng các nguyên khí của một con người th́ lại ở trên các cơi khác hẳn nhau. Chất khí tinh vi nhất mà thể xác trong một chừng mực nào đó có thể bao gồm nó về mặt hóa học, th́ dù sao xét về một phương diện cũng c̣n gần gũi nhất với mức độ vật chất thấp nhất. Khi kết hợp với vật chất thô, nguyên khí thứ nh́ biến nó từ cái mà ta thường gọi là vô cơ (hoặc có lẽ nên gọi là trơ th́ đúng hơn) thành ra vật chất sống động; th́ tức khắc nguyên khí thứ nh́ là một điều ǵ khác hẳn với cái kiểu mẫu tinh vi nhất của vật chất ở trạng thái thấp hơn nó. Vậy  nguyên khí thứ nh́ có thể nào là điều mà ta thực sự gọi là vật chất hay chăng? Như vậy ngay từ khi mới bắt đầu khảo cứu, vấn đề này đă khiến cho chúng ta phải sa vào ngay giữa cái cuộc tranh căi tế nhị trong siêu h́nh học theo đó liệu lực và vật chất là khác nhau hay giống nhau. Trong lúc này ta chỉ cần nói rằng khoa học huyền bí coi chúng là giống nhau và nó không coi bất kỳ nguyên khí nào trong Thiên nhiên là hoàn toàn phi vật chất. Như vậy, mặc dù không có một quan niệm nào về vũ trụ, về số phận con người, về Thiên nhiên nói chung mà lại có tính chất tâm linh nhiều hơn các quan niệm của khoa huyền bí học, khoa này hoàn toàn không bị cái sai lầm về luận lư khi gán các kết quả của vật chất cho những nguyên nhân phi vật chất. Như thế, giáo lư bí truyền quả thật là cái mắt xích c̣n thiếu giữa thuyết duy vật và tính linh.

Manh mối cho bí nhiệm phức tạp này dĩ nhiên vốn ở nơi sự kiện mà các chuyên gia về huyền bí học đều nhận biết ngay được, đó là: vật chất tồn tại ở những trạng thái khác ngoài những trạng thái mà năm giác quan nhận biết được.

Vậy là nguyên khí thứ nh́ của Con Người (Sinh Lực) gồm có vật chất ở khía cạnh lực và v́ ái lực của nó đối với trạng thái vật chất thô trược lớn đến nỗi nó không thể tách rời khỏi bất kỳ một hạt hoặc khối lượng vật chất cho sẵn nào mà không tức khắc dịch chuyển sang một hạt hoặc khối vật chất khác. Khi xác của một người chết v́ bị bỏ bởi những nguyên khí cao đă làm cho xác này thành một thực tại sinh động, th́ nguyên khí thứ nh́ tức nguyên sinh khí bản thân nó không c̣n là một đơn vị nữa, tuy nhiên nó vẫn c̣n gắn bó cố hữu nơi các hạt của cái xác chết đang phân hủy để rồi gắn liền với những cơ thể khác mà chính tiến tŕnh phân hủy này tạo ra. Khi ta chôn xác chết ở dưới đất th́ Jiva tức nguyên sinh khí của nó sẽ gắn bó với cây cỏ mọc bên trên hoặc h́nh dạng của loài thú hạ đẳng vốn tiến hóa ra từ chất liệu của cây cỏ đó. Khi ta thiêu cái xác đó th́ nguyên sinh khí bất diệt ngay tức khắc sẽ trở về với thể xác của chính hành tinh mà nó đă vay mượn từ đó để rồi nhập vào một sự tổ hợp mới theo như ái lực của nó xác định.

Nguyên khí thứ ba, thể Phách tức Linga Sharira, là một bản sao tinh vi của thể xác, bảng thiết kế nguyên thủy của nó. Nó hướng dẫn nguyên sinh khí tác động vào các hạt trong thể xác, khiến cho thể xác xây dựng được h́nh hài bao gồm những hạt này. Nhờ được làm cho linh hoạt bởi những nguyên khí cao, cho nên tính đơn nhất của nó chỉ được bảo tồn qua sự hợp nhất của trọn cả nhóm. Khi con người chết, trong một thời gian ngắn nó thoát ra khỏi thể xác và trong một số t́nh huống bất thường, thậm chí nó có thể trở nên hữu h́nh đối với thị giác trên ngoại giới của những người vẫn c̣n sống. Trong t́nh huống đó, dĩ nhiên người ta coi nó là bóng ma của người quá cố. Đôi khi ma hiện h́nh có thể xảy ra theo những cách thức khác nhau, nhưng nguyên khí thứ ba (khi điều này xảy ra thành một hiện tượng hữu h́nh) chỉ là một khối tập hợp các phân tử ở một trạng thái đặc thù, không có bất kỳ loại sự sống hoặc tâm thức nào. Nó không c̣n là một Sinh linh cũng giống như bất kỳ đám mây nào trên bầu trời ngẫu nhiên tụ tập lại thành h́nh dáng giống như một con thú nào đó. Nói chung th́ thể phách chẳng bao giờ rời xa thể xác ngoại trừ lúc chết, ngay cả trong trường hợp này th́ nó cũng đi quá xa khỏi thể xác. Khi người ta thấy nó (điều này hiếm khi xảy ra) th́ người ta chỉ có thể thấy nó ở kế cận cái xác chết vẫn c̣n nằm im. Trong một vài trường hợp rất đặc biết của thuật đồng cốt trong phong trào Thần linh học, th́ trong một thời gian ngắn nó có thể được xuất ra khỏi thể xác và trở nên hữu h́nh kế cận thể xác, nhưng trong trường hợp đó, vào lúc này người đồng tử phải chịu rất nhiều nguy hiểm cho tính mệnh của ḿnh. Nếu ta vô t́nh làm xáo trộn cái t́nh huống khiến cho thể phách xuất ra được, th́ việc nó quay trở lại thể xác có thể bị cản trở. Lúc bấy giờ nguyên khí thứ hai chẳng bao lâu nữa sẽ không c̣n làm linh hoạt được cái xác với vai tṛ là một tổng thể và sự chết sẽ xảy ra.

Trong ṿng một hai năm vừa qua, khi thế giới biết được những điều nói bóng gió và những mảnh vụn mà khoa học huyền bí công bố, th́ thuật ngữ “Thể Phách” đă được áp dụng cho một loại nào đó giống như h́nh người mà các nguyên khí cao có thể ở trọn vẹn trong đó, nó có thể di chuyển ra xa khỏi thể xác đến bất cứ nơi nào do một vị cao đồ c̣n sống phóng chiếu ra một cách hữu thức với một ư định chính xác hoặc do một người nào đó vào lúc chết vô t́nh và ngẫu nhiên áp dụng một vài lực thuộc trí tuệ đối với những nguyên khí đă bị nới lỏng của ḿnh. Trong những mục đích thông thường th́ chẳng có ǵ là bất tiện khi dùng thuật ngữ “Thể Phách” để chỉ sự hiện h́nh do phóng chiếu như thế; thật vậy, ta sẽ thấy ngay rằng bất kỳ một thuật ngữ chính xác hơn nào đó cũng tỏ ra là cồng kềnh và chúng ta phải tiếp tục sử dụng cụm từ này theo cả hai nghĩa. Ta không được lẫn lộn, nhưng nói cho chính xác th́ thể phách, nguyên khí thứ ba, tức linga sharira không thể được phóng chiếu ra để dùng làm hiện thể của các nguyên khí cao hơn.

Ta ắt thấy rằng ba nguyên khí thấp hoàn toàn thuộc về Trái Đất, chúng ta có bản chất sẽ chết đi như một thực thể không thôi, mặc dù các phân tử của chúng vẫn c̣n bất diệt, và vào lúc chết con người không cần đến ba nguyên khí này nữa.

Nguyên khí thứ tư là nguyên khí đầu tiên thuộc về bản chất cao của con người. Danh xưng tiếng Bắc phạn, kama rupa thường được dịch là “Thể Dục Vọng”, dường như là một cách gọi khá vụng về và không chính xác. Một cách dịch gần gũi hơn xét về mặt ư nghĩa chứ không phải về mặt ngôn từ có lẽ là “Hiện thể của Ư chí”, nhưng tên gọi đă được chọn dùng ở trên kia tức là Hồn thú có thể c̣n gợi ư chính xác hơn nữa.

Trong tờ tạp chí Nhà Thông Thiên Học số ra tháng 10 năm 1881 khi người ta đưa ra những lời nói bóng gió đầu tiên về cấu tạo gồm bảy phần của con người, th́ nguyên khí thứ năm được gọi là Sinh hồn để phân biệt với nguyên khí thứ sáu tức “Linh hồn”. Nhưng mặc dù thuật ngữ này đủ để đánh dấu được sự phân biệt cần thiết th́ nó lại làm suy đồi nguyên khí thứ năm mà bản chất cốt yếu là nguyên khí của con người. Mặc dù nhân loại có bản chất giống như loài thú khi so sánh với tinh thần nhưng nó vẫn cao siêu hơn vài loại tạo vật đầy thú tính được định nghĩa chính xác đó về phương diện khác. Nhờ đưa vào một tên gọi mới dành cho nguyên khí thứ năm, chúng tôi có thể để cho từ “Sinh hồn” trở lại với đúng vị trí của nó. Tuy nhiên, sự sắp xếp này cũng không ăn nhằm ǵ đối với việc đánh giá cái đường lối mà nguyên khí thứ tư phải đi theo, nó chính là tụ điểm của ư chí hay dục vọng mà tên gọi bằng tiếng Bắc phạn có đề cập tới. Vả lại Kama rupa là hồn thú, là nguyên khí cao nhất mà loài tạo vật đầy thú tính phát triển được, nó có thể tiến hóa lên thành một điều ǵ c̣n cao siêu hơn nữa bằng cách kết hợp với nguyên khí thứ năm đang phát triển nơi con người. Nhưng hồn thú nơi con người tuyệt nhiên không phải là tụ điểm của mọi dục vọng đầy thú tính có thể nói cũng là một lực mạnh mẽ thúc đẩy cơ thể con người thăng lên hoặc giáng xuống, nó có thể ảnh hưởng tới nguyên khí thứ năm về mọi mục đích thực tế cũng như chịu ảnh hưởng của nguyên khí thứ năm khi nguyên khí này kiểm soát và cải thiện được nó.

Nguyên khí thứ năm, hồn người, tức Manas (trong tiếng Bắc phạn cũng có mô tả một trong những khía cạnh của nó) là tụ điểm của lư trí và trí nhớ. Một phần của nguyên khí này được nguyên khí thứ tư làm linh hoạt quả thực đă được một bậc cao đồ phóng chiếu ra tới tận những nơi xa xôi khi ngài xuất hiện trong cái mà người ta thường gọi là thể phách của ngài.

Bây giờ nguyên khí thứ năm tức hồn người trong đa số nhân loại thậm chí vẫn c̣n chưa phát triển trọn vẹn. Sự kiện theo đó các nguyên khí cao vẫn c̣n chưa phát triển hoàn toàn là một điều rất quan trọng. Chúng ta không thể quan niệm chính xác về vị trí hiện nay của con người trong Thiên nhiên nếu chúng ta phạm phải sai lầm khi coi y là một sinh linh đă hoàn hảo rồi. Và cái lỗi lầm này sẽ tỏ ra gây chết người đối với bất kỳ sự tiên liệu hợp lư nào liên quan tới tương lai đang chờ đón y – nó cũng tỏ ra chết người đối với bất kỳ sự thẩm định nào về sự hợp thời của tương lai mà giáo lư bí truyền đă giải thích cho chúng ta rằng điều này đang thực sự chờ đón con người.

V́ nguyên khí thứ năm vẫn c̣n chưa phát triển trọn vẹn, cho nên cũng khỏi cần nói thêm rằng nguyên khí thứ sáu vẫn c̣n ở trạng thái phôi thai. Ư tưởng này đă được biểu thị bằng nhiều cách khác nhau trong những lời tiên tri gần đây của giáo lư vĩ đại. Đôi khi người ta đă bảo rằng chúng ta không có bất kỳ nguyên khí thứ sáu nào, chúng ta chỉ có mầm mống của nguyên khí thứ sáu thôi. Người ta cũng bảo rằng nguyên khí thứ sáu không ở trong chúng ta, nó lượn lờ bên trên chúng ta, nó là một điều ǵ đó mà những hoài băo cao siêu nhất trong bản chất của chúng ta phải vươn lên tới nó. Nhưng người ta cũng dạy rằng: Mọi sự vật chứ không chỉ có con người không thôi (kể cả loài thú, loài cây cỏ và loài khoáng vật) đều có bảy nguyên khí, và nguyên khí cao nhất tức nguyên khí thứ bảy làm linh hoạt cái sinh mệnh tuyến liên tục vốn xuyên suốt mọi cuộc tiến hóa, hợp nhất thành ra một chuỗi liên tục xác định hầu như vô số kiếp lâm phàm của một sự sống nhất như vốn tạo thành một chuỗi hoàn chỉnh. Chúng ta phải thấm nhuần đủ thứ quan niệm này, kết hợp chúng lại với nhau, rút tỉa cốt tủy của nó th́ mới học được giáo lư về nguyên khí thứ sáu. Theo trật tự những ư tưởng vừa mới được đề nghị khi ta áp dụng thuật ngữ hồn thú cho nguyên khí thứ tư và hồn người cho nguyên khí thứ năm, th́ nguyên khí thứ sáu có thể gọi là hồn thiêng của con người và v́ vậy nguyên khí thứ bảy chính là tinh thần.

Xét theo một khía cạnh khác của ư tưởng này, th́ nguyên khí thứ sáu có thể được gọi là hiện thể của nguyên khí thứ bảy, c̣n nguyên khí thứ tư là hiện thể của nguyên khí thứ năm; nhưng theo một cách xem xét khác về đề tài này, th́ người ta có dạy rằng hăy coi mỗi một trong các nguyên khí cao từ nguyên khí thứ tư trở lên chỉ là một hiện thể của điều mà triết học Phật giáo gọi là Sự Sống Nhất Như tức Tinh thần. Theo cách xem xét này về vấn đề, th́ sự sống nhất như làm hoàn thiện bất cứ điều ǵ (các hiện thể khác nhau tức là các nguyên khí từ thứ tư trở lên) khi ngự trong hiện thể này. Nơi con vật, th́ sự sống nhất như tập trung vào kama rupa. Nơi con người, nó c̣n bắt đầu thâm nhập vào nguyên khi thứ năm. Nơi con người đă toàn bích th́ nó thâm nhập vào nguyên khí thứ sáu, và khi nó thâm nhập vào nguyên khí thứ bảy th́ con người không c̣n thuộc giới nhân loại nữa và đạt được một t́nh trạng hiện tồn cao siêu.

Quan điểm nêu trên có một lập trường rất giá trị để khiến cho ta tránh được ư niệm coi bốn nguyên khí cao giống như một bó gồm bốn cái que gắn chặt vào nhau mà đúng ra th́ mỗi nguyên khí đều có sự cá biệt của ḿnh nếu không gắn bó với nhau. Cả hồn thú một ḿnh thôi cũng như hồn thiêng một ḿnh thôi đều tuyệt nhiên không có cá tính ǵ cả; nhưng mặt khác, nguyên khí thứ năm không thể tách rời khỏi các nguyên khí khác mà vẫn bảo tồn sự cá biệt của ḿnh trong cả hai nguyên khí bị bỏ rơi vô ư thức. Người ta đă bảo rằng thậm chí các nguyên khí tinh vi cũng có cấu tạo theo vật chất gồm các phân tử vật chất mặc dù loại vật chất này thuộc loại cao hơn thứ mà năm giác quan của thể xác có thể nhận biết được. Như vậy chúng có thể tách rời khỏi nhau và ta có thể tưởng tượng rằng chính nguyên khí thứ sáu tách ra khỏi những nguyên khí kế cận thấp hơn nó. Nhưng trong t́nh trạng tách biệt này vào giai đoạn mà loài người c̣n đang phát triển, th́ nó chỉ có thể luân hồi trong trường hợp khẩn cấp bằng cách tạo ra một nguyên khí thứ năm mới qua việc tiếp xúc với một cơ thể con người. Trong trường hợp đó, nguyên khí thứ năm cũ sẽ dựa dẫm vào và hiệp nhất với nguyên khí thứ tư để rồi bị suy đồi tỉ lệ theo nguyên khí thứ tư. Thế mà nguyên khí thứ năm này (vốn không thể độc lập được) chính là phàm ngă của con người, c̣n tinh hoa của nó khi kết hợp với nguyên khí thứ sáu chính là chơn ngă liên tục của nó luân hồi trải qua các kiếp liên tiếp.

Sau này ta sẽ bàn luận về những t́nh huống và những hấp lực gây ảnh hưởng khiến cho các nguyên khí phải chia tay với nhau và sẽ bàn đến tâm thức của con người trong t́nh huống đó. Trong khi chờ đợi, muốn hiểu rơ hơn toàn bộ lập trường này th́ ta phải tiếp tục đeo đuổi việc khảo cứu theo những đường lối mà giờ đây ta đă đạt được bằng cách trước hết là quay sang những diễn tŕnh tiến hóa giúp cho những  nguyên khí của con người phát triển được.

 

CHÚ GIẢI

Người ta có thể đưa ra một số lời phản đối về phương pháp tŕnh bày Giáo lư Bí truyền cho độc giả trong quyển sách này, cho rằng nó dựa trên cơ sở là thuyết duy vật. Tôi ngờ rằng chẳng biết những ư tưởng được đề cập tới ở đây có thể được tâm trí lĩnh hội bằng bất kỳ cách nào khác tốt hơn hay chăng, nhưng một khi người ta đă lĩnh hội được những ư tưởng này th́ việc dịch chúng sang những thuật ngữ của thuyết duy tâm cũng dễ thôi. Các nguyên khí cao sẽ được tŕnh bày một cách tốt đẹp hơn coi như là nhiều trạng thái khác nhau của Bản ngă khi những thuộc tính của trạng thái đă được xem xét một cách riêng biệt coi như là những nguyên khí đang trải qua sự tiến hóa. Nhưng tốt hơn là ta nên bàn một lúc về quan điểm đối với cấu tạo con người theo đó tâm thức của một thực thể lần lượt trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau được biểu diễn bởi những nguyên khí khác nhau.

Trong cuộc tiến hóa cao nhất mà chúng ta cần quan tâm tới hiện nay (cuộc tiến hóa của Chơn sư hoàn thiện) đôi khi trong giáo lư huyền bí học có quả quyết rằng tâm thức của Chơn ngă đă đạt được quyền năng hoàn toàn ngự nơi nguyên khí thứ sáu. Nhưng đây chỉ là một quan điểm thô thiển về đề tài này và thật là sai lầm khi giả sử rằng v́ thế mà Chơn sư đă hoàn toàn rũ bỏ (giống như bỏ cái thể đă bị vứt đi) các nguyên khí thứ tư và thứ năm mà tâm thức của ngài có thể đă trụ vào đó trong giai đoạn tiến hóa trước kia. Thực thể trước kia nguyên khí thứ tư hoặc thứ năm, giờ đây có những thuộc tính khác đi hoàn toàn không c̣n một số khuynh hướng hoặc bẩm tính nữa, và v́ vậy đó chính nguyên khí thứ sáu. Ta có thể nói về sự thay đổi này một cách tổng quát là việc bản chất của Chơn sư được giải thoát khỏi sự nô lệ cho phàm ngă, giải thoát khỏi những ham muốn có cuộc sống trần thế b́nh thường, thậm chí giải thoát khỏi những hạn chế của t́nh cảm. Đó là v́ Chơn ngă vốn hoàn toàn có ư thức nơi nguyên khí thứ sáu, đă chứng ngộ được sự đơn nhất của các Chơn ngă của toàn thể nhân loại xét chung, t́nh thương này siêu việt được t́nh thương Hăo huyền của một con người riêng biệt đối với một tạo vật hạn hẹp trên các cơi tiến hóa thấp hơn. Ngài đă không hề mất các nguyên khí thứ tư và thứ năm, bản thân những nguyên khí này cũng đạt đến quả vị Chơn sư, cũng giống như hồn thú trong một giới thấp khi đạt tới giới nhân loại đă nở rộ thành ra nguyên khí thứ năm. Việc xem xét như vậy khiến chúng ta hiểu rơ hơn sự di chuyển của những người thường qua hàng chuỗi luân hồi dài dằng dặc trên b́nh diện con người. Một khi đă đạt được tâm thức trên cơi này th́ tâm thức của người sơ khai dần dần bao trùm các thuộc tính của nguyên khí thứ năm. Nhưng Bản ngă thoạt tiên vẫn c̣n là một trung tâm hoạt động tư tưởng chủ yếu là theo những cơn bốc đồng và những ham muốn của giai đoạn tiến hóa thuộc nguyên khí thứ tư. Mới đầu th́ thỉnh thoảng có những cơn chớp lóe của lư trí con người cao siêu soi sáng cho nó, nhưng dần dần con người trí thức hơn càng ngày càng làm chủ được công cụ này. Các xung lực của lư trí con người càng ngày càng khẳng định mạnh mẽ hơn. Cái trí được cấp cho sinh lực trở nên yếu tố chiếm ưu thế trong cuộc sống. Tâm thức chuyển dời sang nguyên khí thứ năm, tuy nhiên nó vẫn dao động giữa hai khuynh hướng chơn ngă và phàm ngă trong một thời gian dài – nghĩa là trải qua những giai đoạn tiến hóa dài bao gồm nhiều trăm kiếp người – và như vậy là dần dần tẩy trược và nâng cao được Bản ngă. Trong khi đó Bản ngă chỉ là một đơn vị thống nhất về một khía cạnh nào đó thôi, c̣n nguyên khí thứ sáu chẳng qua chỉ là một tiềm năng đến cuối cùng mới phát triển được. C̣n xét về nguyên khí thứ bảy (tức là nguyên khí chân chính không ai biết được) th́ đó là nguyên nhân tối cao kiểm soát vạn vật, nó giống nhau đối với một người cũng như đối với mọi người; giống nhau đối với nhân loại cũng như đối với giới động vật, giống nhau đối với cơi hồng trần cũng như cơi trung giới, cơi thượng giới cũng như cơi Niết Bàn. Chẳng ai đă có được một nguyên khí thứ bảy xét theo quan niệm cao siêu về đề tài này: theo một cách nào đó không thể ḍ ra được th́ tất cả chúng ta đều được nguyên khí thứ bảy của vũ trụ phù hộ.

Làm thế nào mà quan điểm này về đề tài nêu trên lại dung ḥa được với phát biểu ở chương trước kia rằng theo một ư nghĩa nào đó các nguyên khí là có thể tách ra được và thậm chí nguyên khí thứ sáu có thể được tưởng tượng là tách rời khỏi nguyên khí kế tiếp thấp hơn nó và khi muốn luân hồi, nó lại phát triển một nguyên khí thứ năm mới bằng cách tiếp xúc với một cơ thể con người? Theo tinh thần của hai quan điểm này th́ không có sự tương thích nào. Nguyên khí thứ bảy là duy nhất và bất khả phân trong trọn cả Tự nhiên, nhưng có một sự thường tồn bí nhiệm xuyên suốt nó với một vài xung lực sự sống, vậy là cấu thành những sợi chỉ mà các kiếp lần lượt có thể được xỏ xuyên qua đó. Một xung lực sống như thế không mất đi ngay cả trong trường hợp khác thường, chẳng hạn như trong trường hợp một Bản ngă phóng chiếu ra trên xung lực đó rồi được phát triển dọc theo xung lực đó tới một mức nào đó, rồi lại rơi rụng hoàn toàn giống như trọn cả một tổng thể rời khỏi xung lực đó. Tôi không ở vào vị thế để tỏ ra giáo điều một cách chính xác về việc điều ǵ xảy ra trong trường hợp như thế, nhưng những kiếp lâm phàm tiếp theo của tinh thần dọc theo đường xung lực đó rơ ràng là nối tiếp xung lực nguyên thủy. Như vậy là khi khảo sát ư tưởng này một cách duy vật, ta có thể nói một cách chính xác đến mức tối đa mà ngôn ngữ cho phép tiếp cận được như sau: trong trường hợp đó, nguyên khí thứ sáu của người bị sa đọa tách rời khỏi nguyên khí thứ năm sơ thủy và luân hồi theo cách của riêng ḿnh.

Nhưng ta không cần bận tâm nhiều về những tiến tŕnh bất thường này. Trước hết ta phải giải quyết vấn đề sự tiến hóa b́nh thường, và trong khi xét bảy nguyên khí theo cách này th́ theo ư kiến của tôi đó là phương pháp có ích nhất cho sự học hỏi đối với vấn đề này. Ta cũng nên nhớ rằng Bản ngă là một đơn vị tiến hóa qua nhiều cơi hoặc trạng thái tồn tại, phải chịu sự biến đổi, sự tăng trưởng và sự tẩy trược trong trọn cả quá tŕnh tiến hóa, nó là một tâm thức an trụ vào những thuộc tính tiềm tàng của một thực thể con người.

 

3. Dăy Hành Tinh.

Mặc dù là một hệ thống tâm linh phức tạp nhất có thể tưởng tượng được, khoa học bí truyền cũng tŕnh bày rằng xuyên suốt khắp Thiên nhiên có một hệ thống tiến hóa tinh xảo nhất mà trí óc con người có thể quan niệm ra được. Thuyết tiến hóa của Darwin chỉ là một sự khám phá độc lập một phần (tiếc thay chỉ là một phần nhỏ) sự thật thiên nhiên vĩ đại. Nhưng các huyền bí gia biết cách giải thích sự tiến hóa mà không làm suy đồi những nguyên khí cao siêu nhất của con người. Giáo lư nội môn không bắt buộc phải giữ cho khoa học và tôn giáo tách biệt với nhau trong những khoang kín mít. Thuyết vật lư và thuyết tính linh của nó chẳng những có thể dung ḥa được với nhau mà c̣n được nối liền mật thiết với nhau và tương quan tương duyên với nhau. Và cái sự kiện vĩ đại đầu tiên mà khoa học huyền bí tŕnh bày cho ta nhận thấy về nguồn gốc của con người trên quả địa cầu ắt giúp ta tưởng tượng được vượt qua một số những lúng túng nghiêm trọng mà ư tưởng quen thuộc của khoa học về sự tiến hóa thường gặp phải. Sự tiến hóa của con người không phải chỉ là một tiến tŕnh diễn ra trên hành tinh này không mà thôi. Đó là kết quả đóng góp của nhiều thế giới ở những t́nh trạng phát triển vật chất và tâm linh khác nhau. Nếu phát biểu này chỉ được đưa ra như một sự phỏng đoán, th́ chắc chắn là nó cũng có giá trị bắt buộc những đầu óc nào thuần lư phải cân nhắc đến. Đó là v́ trong ư niệm thông thường, có một sự phi lư hiển nhiên với nội dung là kiếp sống con người được chia thành một giai đoạn mở đầu về vật chất chỉ kéo dài được 6 - 70 năm trời rồi phần c̣n lại là giai đoạn tâm linh kéo dài măi măi. Tính vô lư đạt đến mức phi lư khi người ta giả sử rằng sự công bằng tuyệt đối của sự Quang pḥng vô cùng minh triết cho phép những hành vi trong khoảng 6 – 70 năm đó (những hành vi lầm lỗi trong bơ vơ của kiếp nhân sinh vô minh) xác định t́nh trạng của kiếp sống sau này kéo dài vô hạn. Thật không kém phần quá đáng khi tưởng tượng rằng ngoài vấn đề công bằng ra khi cuộc sống bên kia cửa tử cũng không phải chịu luật vô thường, luật tiến hóa và luật hoàn thiện mà mọi sự tương tự trong Thiên nhiên đều nêu rơ có thể là luật này xuyên suốt đủ mọi kiếp sống trong vũ trụ. Nhưng một khi ta đă từ bỏ cái ư tưởng về một cuộc sống đều đều, bất biến, không tiến hóa bên kia cửa tử (nghĩa là một khi chúng ta đă công nhận quan niệm về sự biến dịch và sự tiến hóa của cuộc sống bên kia cửa tử) th́ chúng ta cũng phải thừa nhận cái ư tưởng hầu như không tương thích với bất kỳ giả thuyết nào khác theo đó có sự tiến hóa trải qua các thế giới liên tiếp. Như chúng ta đă nói trước kia, đối với khoa học huyền bí đây không phải là một giả thuyết mà là một sự thật đă được nhận biết và kiểm chứng bởi các huyền bí gia đến mức họ không thể nghi ngờ hoặc căi lại được.

Cuộc sống và những diễn tŕnh tiến hóa trên bầu hành tinh này – thật vậy mọi điều cấu tạo thành nó vẫn là một điều ǵ đó hơn hẳn một khối vật chất hỗn mang chết cứng – được nối liền với cuộc sống và những diễn tŕnh tiến hóa của nhiều hành tinh khác. Nhưng ta không được giả sử rằng hệ thống liên hiệp các hành tinh này mà chúng ta thuộc về không có cứu cánh. Óc tưởng tượng của con người một khi đă được phóng thích th́ đôi khi lại ưa đi quá xa. Một khi ta để cho ư niệm này (theo đó trái đất chỉ là một mắt xích trong một chuỗi xích kiên cố bao gồm nhiều thế giới) được chấp nhận trọn vẹn là có thể đúng hoặc hoàn toàn đúng, th́ nó có thể gợi ư cho ta là trọn cả bầu trời đầy sao cũng là di sản của gia đ́nh nhân loại. Ư tưởng này ắt gây ra một sự hiểu lầm nghiêm trọng. Một bầu hành tinh không cung cấp được cho Thiên nhiên đủ phạm vi tiến hóa giúp nhân loại tiến lên từ trạng thái hỗn mang, nhưng các quá tŕnh này chỉ đ̣i hỏi một số bầu hành tinh nhất định và hạn chế. Cho dù các bầu hành tinh này tách rời với nhau về vật chất cơ giới thô thiển cấu tạo thành chúng, song chúng lại liên kết mật thiết với nhau bằng những ḍng thần lực tinh vi mà lư do tồn tại của chúng ta không cần phải đắn đo cũng chấp nhận được, v́ chỉ nội sự kiện ta thấy được chúng cũng chứng tỏ rằng có tồn tại một mối liên hệ nào đó (dưới dạng lực hoặc môi trường ether) nối liền mọi thiên thể hữu h́nh. Các yếu tố sự sống di chuyển từ thế giới này sang thế giới khác dọc theo những ḍng thần lực tinh vi ấy.

Tuy nhiên, sự kiện này có thể ngay tức khắc bị xuyên tạc để thích ứng với những thói quen tiên niệm của tâm trí. Một số độc giả có thể tưởng tượng rằng chúng tôi ngụ ư là sau khi chết, linh hồn c̣n sống sót sẽ bị thu hút vào trong những ḍng thần lực của cái thế giới liên kết với nó qua những ái lực. Tiến tŕnh thực sự xảy ra một cách có phương pháp hơn. Hệ thống thế giới là một mạch ṿng mà mọi thực thể tâm linh cá biệt đều phải trải qua, sự xoay ṿng này tạo nên sự Tiến hóa của Con người. Đó là v́ ta phải hiểu rằng sự tiến hóa của con người vẫn c̣n đang tiếp diễn và tuyệt nhiên chưa hoàn tất. Các tác phẩm của Darwin đă dạy cho thế giới hiện đại biết rằng con khỉ là tổ tiên của loài người, nhưng chỉ nội sự kiêu ngạo qua sự suy đoán của phương Tây cũng hiếm khi cho phép các nhà Tiến hóa luận Âu Tây nh́n theo một chiều hướng khác và thừa nhận cái khả năng theo đó chúng ta đối với đám con cháu xa xăm của ḿnh cũng có thể giống như cái vị tổ tiên là con khỉ mà chúng ta hoan nghênh đối với bản thân chúng ta. Thế nhưng hai sự kiện vừa nêu lại móc ngoặc vào nhau. Sự tiến hóa cao siêu chỉ được hoàn thành qua việc chúng ta tiến bộ trải qua các thế giới liên tiếp trong hệ thống, và dưới dạng cao siêu, chúng ta sẽ c̣n trở lại trái đất này nhiều lần nữa. Nhưng những con đường tư tưởng mà chúng ta phóng ra theo viễn ảnh này hầu như là dài không thể tưởng tượng nổi.

Người ta đă sẵn sàng giả sử rằng dăy thế giới mà trái đất thuộc về không được dành sẵn cho một sự sống vật chất giống hệt hoặc gần giống như cuộc sống vật chất của chúng ta. Trong một dăy thế giới có tổ chức th́ ắt chẳng có ư nghĩa ǵ nếu tất cả đều giống nhau cũng như tất cả đều được hỗn hợp lại thành một. Thực ra th́ những thế giới có liên quan tới chúng ta rất khác nhau, chẳng những về hoàn cảnh bên ngoài mà c̣n về cái đặc tính tối cao tức là tỉ lệ pha trộn tinh thần với vật chất để cấu tạo nên chúng. Thế giới của chính chúng ta hiện ra với những t́nh huống trong đó tinh thần và vật chất nói chung cân bằng với nhau. V́ vậy ta không được giả sử rằng nó ở một mức rất cao trong thang bậc của sự hoàn hảo. Ngược lại, nó chiếm một vị trí rất thấp trong thang bậc này. Các thế giới chiếm vị trí cao hơn trong thang bậc này là những thế giới mà tinh thần chủ yếu là chiếm ưu thế trong đó. C̣n một thế giới nữa gắn liền với dăy thế giới (đúng hơn là tạo thành một bộ phận của dăy thế giới) trong đó vật chất thậm chí c̣n khẳng định quyết liệt hơn cả trên trái đất nữa, nhưng ta có thể nói về điều này sau.

Thoạt tiên, ta thấy dường như cũng hợp lư khi những thế giới cao siêu mà con người sẽ đến ở trong đó khi tiến hóa tiếp nữa sẽ có cấu tạo càng ngày càng trở nên tâm linh (nghĩa là sự sống trên đó càng ngày càng tách rời được thành công ra khỏi những nhu cầu vật chất thô trược). Nhưng khi tưởng tượng ra những thế giới mà ta có thể gọi ngược lại là những thế giới hạ đẳng (đúng ra th́ ta có thể nói là những thế giới trước kia) th́ thoạt nh́n có lẽ ta sẽ cảm thấy rằng chúng có tính chất ngược lại, nghĩa là kém phần tính linh hơn và nhiều phần vật chất hơn trái đất này. Sự thật không giống như vậy, và ắt phải như thế khi ta suy đi gẫm lại v́ trong một dăy thế giới vốn là một dăy vô tận th́ diễn tŕnh tiến hóa trải qua hết cuộc tuần hoàn này tới cuộc tuần hoàn khác. Nếu diễn tŕnh này chỉ là một cuộc hành tŕnh đi theo một con đường chẳng bao giờ trở lại th́ dù sao đi nữa người ta cũng có thể nghĩ rằng nó sẽ tiến triển từ mức vật chất tuyệt đối tiến lên hầu như là tinh thần tuyệt đối, nhưng Thiên nhiên luôn luôn hoạt động theo những đường cong hoàn chỉnh và luôn luôn đi theo những con đường ṿng trở lại. Những thế giới phát triển sớm nhất cũng như trễ nhất – v́ chính dăy thế giới tăng trưởng một cách từ từ - th́ cái xa nhất về phía sau cũng như cái xa nhất về phía trước là ít phần vật chất nhất và tinh anh nhất trong trọn cả dăy. Điều này cũng phù hợp với sự thích ứng của vạn vật nếu ta biết suy nghĩ rằng thế giới tiến xa hơn hết không phải là một cơi chung cuộc, mà chỉ là một nấc thang dẫn ta quay trở lại giống như tháng mười hai đưa ta quay trở lại với tháng giêng. Nhưng đó không phải là đỉnh cao của sự phát triển mà chơn thần con người rớt xuống từ đó (giống như bị tai họa) để nhập vào cái trạng thái mà từ đó y lại dần dần bắt đầu leo lên trước đây cả triệu năm. V́ những lư do mà chẳng bao lâu nữa ta sẽ hiểu, đó là việc ta phải xét tới cái thế giới cao nhất đang ở trên ṿng cung đi lên của ṿng tṛn, c̣n cái thế giới đầu tiên ở trên ṿng cung đi xuống theo một nghĩa nào đó là thấp nhất (nghĩa là tính theo trật tự phát triển) th́ tuyệt nhiên không có sự đi xuống mà vẫn c̣n là thăng lên và tiến bộ. Đó là v́ chơn thần đă tiến hóa ṿng ṿng theo chu kỳ tiến hóa trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào hợp thành đủ thứ kiếp sống xung quanh chúng ta, th́ chơn thần đều bắt đầu chu kỳ kế tiếp ở một giai đoạn cao hơn, vậy là nó vẫn c̣n tiến bộ khi chuyển từ thế giới Z trở lại thế giới A. Bằng cách này, nó chạy ṿng ṿng nhiều lần xung quanh hệ thống, nhưng ta không được nghĩ rằng sự chạy ṿng ṿng này chỉ là chuyển động tṛn đều trên một quĩ đạo. Trong bậc thang hoàn hảo về mặt tâm linh th́ nó luôn luôn đi lên. Như thế, nếu chúng ta so sánh hệ thống thế giới này với một hệ thống những cái tháp đứng trên một đồng bằng – mỗi cái tháp này có nhiều tầng và tượng trưng cho giai bậc hoàn hảo – th́ chơn thần sẽ tiến hóa theo đường xoắn ốc ṿng ṿng qua dăy tháp, đi qua mỗi tháp này rồi ṿng lại nó, mỗi lần ở một mức cao hơn mức trước kia.

Chính v́ không ư thức được vấn đề này cho nên sự suy đoán về cuộc tiến hóa vật chất mới thường bị bế tắc khi hút đầu vào vách tường. Người ta t́m cái mắt xích c̣n thiếu trong một thế giới mà giờ đây không thể nào t́m được nữa v́ nó chỉ cần thiết cho một mục đích nhất thời và đă qua đi mất rồi. Môn đồ của Darwin bảo rằng: Con Người đă từng là một con khỉ. Đúng thôi, nhưng con khỉ mà môn đồ Darwin biết chưa bao giờ trở thành một con người, nghĩa là cái h́nh hài của nó sẽ chẳng thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác cho tới khi cái đuôi biến mất rồi bàn tay biến thành bàn chân. Khoa học thông thường thú nhận rằng mặc dù người ta có thể ḍ được những sự thay đổi về h́nh hài trong sự tiến bộ bên trong giới hạn của các chủng loại, th́ người ta có thể suy diễn được những sự thay đổi từ chủng loại này sang chủng loại khác. Và để giải thích cho những vấn đề này, khoa học bằng ḷng giả định rằng có những khoảng thời gian rất lớn gây ra sự tuyệt chủng của những h́nh hài trung gian. Chắc chắn là mọi chủng loại (theo nghĩa tổng quát của từ này tức là mọi giới khoáng vật, thực vật, động vật và nhân loại v. v. . .) đều bị diệt chủng với những h́nh hài trung gian hoặc trước kia, nhưng khoa học thông thường chỉ có thể suy đoán điều đă trở thành sự kiện mà không nhận thức được t́nh huống nó trở nên tất yếu khiến cho không thể sản sinh mới được những h́nh hài trung gian.

Chính tính cách xoáy ốc trong sự tiến bộ của các xung lực sống vốn phát triển đủ thứ giới trong Thiên nhiên mới giải thích được những khoảng trống mà giờ đây ta quan sát thấy trong những h́nh hài động vật vốn cư ngụ trên trái đất này. Đường ren của một con ốc quả thật là một mặt phẳng nghiêng đều th́ lại trông giống như một chuỗi kế tiếp các bậc thang khi ta chỉ xem xét nó dọc theo một đường song song với trục của nó. Các chơn thần tiến hóa ṿng quanh hệ thống trên b́nh diện động vật, lại chuyển sang các thế giới khác khi chúng hoàn thành kiếp sống động vật ở thế giới này. Vào lúc trở lại, chúng đă sẵn sàng để cho con người lâm phàm, cho nên giờ đây không cần có sự phát triển thêm nữa cái h́nh hài động vật thành ra h́nh hài con người, các h́nh hài này đă sẵn sàng chờ đợi những người ở tạm có đầy tính chất tâm linh bên trong ḿnh. Nhưng nếu ta lùi xa hơn nữa, th́ sẽ tới một thời kỳ mà không có sẵn h́nh hài con người đă phát triển ra trên trái đất. Khi các chơn thần du hành tới mức con người thấp nhất hoặc sơ khai nhất rồi bắt đầu tiến hóa ṿng ṿng, th́ áp lực về phía trước của chúng trong một thế giới mà lúc đó chẳng có ǵ khác hơn là những h́nh hài động vật đă gây ra sự cải tiến h́nh hài cao siêu nhất này thành ra loại h́nh hài cần thiết tức là cái mắt xích c̣n thiếu mà người ta nói tới nhiều.

Xét theo một cách nào đó, th́ người ta có thể tranh căi rằng lời giải thích này cũng giống như sự suy diễn của các nhà Tiến hóa luận Darwin liên quan tới sự phát triển và sự tuyệt chủng của cái mắt xích c̣n thiếu. Xét cho cùng th́ một nhà duy vật có thể lập luận rằng: “Chúng tôi không quan tâm tới việc phát biểu ư kiến về nguồn gốc của việc các chủng loại có khuynh hướng phát triển những h́nh hài cao hơn này qua những mắt xích trung gian và những mắt xích trung gian này đă bị tuyệt chủng rồi; bạn cũng nói y hệt như vậy”. Nhưng đối với người nào có thể phân biệt được một cách tinh vi th́ hai ư kiến này có khác nhau. Diễn tŕnh tiến hóa thiên nhiên cho ảnh hưởng của hoàn cảnh địa phương và sự tuyển lựa giới tính không thể được cho là tạo ra các h́nh hài trung gian, chính v́ thế tất nhiên là các h́nh hài trung gian chỉ có bản chất nhất thời và ắt sẽ bị tuyệt chủng. Bằng không th́ chúng ta sẽ t́m thấy trên thế giới này có đủ thứ mắt xích c̣n thiếu, sự sống động vật leo thẳng tuốt lên đến mức con người qua những cấp rất là rành rành, c̣n các h́nh hài con người th́ bị trộn lẫn không thể phân biệt được với h́nh hài của con thú. Ta đă chứng tỏ rằng xung lực đối với mỗi cuộc tiến hóa mới của các h́nh hài cao hơn thực sự được ban ra dưới dạng những cú đổ xô các chơn thần đi ṿng ṿng trong một chu kỳ ở một trạng thái thích hợp với việc cư ngụ trong các h́nh hài mới. Các xung lực sống cao siêu làm bùng vỡ cái vỏ kén của h́nh tướng cũ hơn ở trên hành tinh, các xung lực này nhập vào, làm bộc phát ra một điều ǵ đó cao siêu hơn. Những h́nh tướng tiếp tục sau này chỉ lập lại trong hàng ngàn năm sự tăng trưởng lúc đầu, một cách tương đối nhanh chóng, chúng băng qua các h́nh tướng trung gian nhập vào các h́nh tướng cao hơn để rồi đến lượt những h́nh tướng cao hơn này lại được nhân lên gấp bội với một sức sống và sự nhanh chóng của bất kỳ sự tăng trưởng mới mẻ nào; chúng cung cấp chỗ ở bằng xương bằng thịt cho những thực thể tâm linh đă đi ṿng ṿng tới giai đoạn hoặc cơi tồn tại này và những h́nh tướng trung gian không c̣n là chỗ ở cho bất kỳ thực thể tâm linh nào nữa. Những h́nh tướng trung gian này do đó tất yếu phải bị tuyệt chủng.

Như vậy, xét về xung lực cốt yếu th́ cuộc tiến hóa được hoàn thành do việc tiến bộ theo h́nh xoắn ốc qua các thế giới. Trong quá tŕnh giải thích ư tưởng này, chúng tôi đă phần nào tiên liệu được lời tuyên bố về một sự kiện khác có tầm quan trọng hàng đầu để trợ giúp cho việc quan niệm chính xác về cái hệ thống thế giới mà chúng ta thuộc về. Lời tuyên bố đó là: đợt sóng triều sự sống (làn sóng sinh hoạt, xung lực tâm linh, muốn gọi như thế nào cũng được) chuyển từ hành tinh này sang hành tinh khác bằng những đợt đổ xô hoặc những đợt tuôn trào chứ không phải bằng một ḍng chảy đều đều liên tục. Để tạm thời minh họa được ư tưởng mà ta đang xem xét, ta có thể so sánh tiến tŕnh này với việc làm đầy một loạt những cái lỗ hoặc những cái thùng đào sâu vào trong đất mà đôi khi ta có thể thấy ở trên bề mặt của những ḍng suối tương đối yên, chúng được nối liền với nhau bằng những kênh dẫn nhỏ ở trên bề mặt. Khi ḍng chảy từ con suối tuôn ra th́ nó hoàn toàn lúc đầu tụ tập vào cái lỗ thứ nhất hoặc cái thùng A, chỉ khi cái này đă đầy tràn th́ nước tiếp tục tuôn ra từ ḍng suối mới khiến cho lượng nước đă chứa trong nó tuôn trào qua cái thùng B. Đến lượt cái thùng này cũng đầy nước và lại tuôn trào theo kênh dẫn chảy sang thùng C. v. v. . . Mặc dù đây là một sự ví dụ tương tự vụng về nên không thể dẫn ta đi rất xa, nhưng chính nó cũng minh họa được cho cuộc tiến hóa của sự sống trên một dăy thế giới như dăy mà chúng ta gắn bó với, và quả thật đó là sự tiến hóa của các thế giới. Đó là v́ tiến tŕnh tiếp diễn này không hề đ̣i hỏi trước đó phải có tồn tại một dăy bầu hành tinh mà Thiên nhiên đă tiến hành việc dự trữ sẵn sự sống, trái lại đó là tiến tŕnh mà cuộc tiến hóa của mỗi bầu hành tinh lại là kết quả của những cuộc tiến hóa trước kia và là hậu quả của một vài xung lực tuôn ra từ cuộc tiến hóa trước do nó quá dồi dào trong khi phát triển. Thế mà muốn bàn tới đặc trưng này của tiến tŕnh cần phải mô tả, th́ ngay khi bắt đầu bàn tới nó, chúng ta phải dùng óc tưởng tượng để đi ngược lại một thời kỳ trong sự phát triển hệ thống của ta có trước rất nhiều so với giai đoạn là đề tài nghiên cứu đặc biệt của ta hiện nay, tức là cuộc tiến hóa của con người. Và rơ ràng là ngay khi chúng ta bắt đầu nói tới sự khởi nguyên của các thế giới, th́ chúng ta đang bàn tới những hiện tượng có thể chẳng dính dáng bao nhiêu tới sự sống theo như ta hiểu về từ này, v́ vậy người ta có thể giả sử rằng nó chẳng dính dáng ǵ tới các xung lực sống. Nhưng chúng ta phải quay ngược lại từ từ. Đằng sau cái vụ mùa thu hoạch con người của xung lực sống, mọi người đều biết rằng có vụ mùa thu hoạch chỉ bao gồm những h́nh hài động vật, đằng sau nó chỉ có vụ mùa bao gồm các h́nh tướng thực vật v́ một số những h́nh tướng thực vật này chắc chắn là có trước khi sự sống động vật sơ khai nhất xuất hiện trên hành tinh này. Thế rồi trước khi có các tổ chức thực vật th́ lại có các tổ chức khoáng vật, bởi v́ ngay cả một khoáng vật cũng là một sản phẩm của Thiên nhiên, một sự tiến hóa từ một điều ǵ đó đằng sau nó cũng như bất kỳ sự biểu lộ có thể tưởng tượng nào được của Thiên nhiên phải giống như vậy, cho đến khi qua một chuỗi dài những sự biểu lộ, tâm trí sẽ đi ngược lại tới sự khởi nguyên không biểu lộ của vạn vật. Hiện nay chúng ta không quan tâm tới cái loại siêu h́nh học thuần túy đó. Chỉ cần chứng tỏ rằng chúng ta có thể hợp lư – và chúng ta ắt phải như vậy nếu chúng ta c̣n muốn nói về những vấn đề này - khi quan niệm được một xung lực sống khai sinh ra các h́nh tướng khoáng vật cũng cùng một loại như cái xung lực có liên quan đến việc nâng cấp một giống khỉ thành ra một giống người sơ khai. Thật vậy, khoa học huyền bí đă đi ngược lại trong việc phân tích tận tường cuộc tiến hóa xa hơn cả cái thời kỳ mà giới khoáng vật bắt đầu tồn tại. Trong quá tŕnh phát triển ra các thế giới, từ một đám tinh vân c̣n bốc lửa, Thiên nhiên bắt đầu bằng một điều ǵ đó c̣n có trước cả loài khoáng vật nữa; đó là những lực ngũ hành vốn là nền tảng của mọi hiện tượng trong Thiên nhiên mà giờ đây các giác quan con người trông thấy được và tri giác được. Nhưng hiện nay ta có thể chưa kể đến cái ngành học về đề tài đó. Ta hăy xem xét quá tŕnh vào một thời kỳ mà thế giới đầu tiên trong chuỗi thế giới (ta hăy gọi nó là bầu hành tinh A) chỉ là một khối tập hợp các h́nh tướng khoáng vật. Thế mà ta phải nhớ rằng ta đă mô tả bầu hành tinh A là rất tinh anh, trong đó tinh thần chiếm ưu thế so với vật chất hơn là bầu hành tinh mà chúng ta hiện nay đang có kinh nghiệm cá nhân, đến nỗi mà ta phải nhân nhượng rất nhiều về cái t́nh trạng sự vật khi chúng tôi yêu cầu độc giả tưởng tượng rằng lúc đầu nó chỉ là một khối tập hợp các h́nh tướng khoáng vật. Các h́nh tướng khoáng vật có thể chỉ là khoáng vật theo nghĩa không thuộc về những h́nh tướng cao hơn của cơ thể thực vật; thế nhưng chúng có thể rất phi vật chất (theo nghĩa mà ta hiểu về vật chất) rất tinh anh, gồm một loại vật chất rất tinh vi trong đó cái cực kia (tức đặc trưng kia của Thiên nhiên, nghĩa là tinh thần) chiếm ưu thế. Giới khoáng vật mà ta đang cố gắng mô tả có thể nói là những bóng ma của khoáng vật, chúng tuyệt nhiên không phải là những tinh thể cứng rắn đă có tổ chức cao cấp và đẹp đẽ mà các pḥng khoáng vật trên thế giới cung cấp cho ta. Ở cái ṿng xoắn ốc thấp trên thang tiến hóa mà giờ đây ta đang bàn tới so với những ṿng tiến hóa cao hơn th́ có sự tiến bộ từ thế giới này sang thế giới khác, đó chính là chủ điểm mà ta đang nhắm tới. Có thể nói là có sự tiến bộ đi xuống về mặt hoàn chỉnh, tính vật chất và tính kiên định; thế rồi lại có sự tiến bộ đi lên về tính linh kết hợp với sự hoàn chỉnh mà vật chất hoặc tính vật chất mang lại cho nó sự khả hữu trong ví dụ đầu tiên. Ta ắt thấy rằng quá tŕnh tiến hóa ở những giai đoạn cao của con người được tiến hành giống hệt như thế. Thật vậy, xuyên suốt những công tŕnh nghiên cứu này ta ắt thấy rằng một quá tŕnh của Thiên nhiên tiêu biểu cho một quá tŕnh khác và quá tŕnh lớn chỉ là sự lập lại quá tŕnh nhỏ trên một qui mô lớn hơn.

Từ những ǵ mà ta đă nói, rơ ràng là để cho có thể giải thích được sự tiến bộ của các cơ thể trên hành tinh A, th́ giới khoáng vật không thể phát triển thành giới thực vật trên bầu hành tinh A chừng nào mà nó c̣n chưa nhận được một xung lực từ bên ngoài, cũng giống như Trái Đất không thể phát triển con khỉ thành Con Người chừng nào mà nó c̣n chưa nhận được một xung lực từ bên ngoài. Nhưng hiện nay thật là bất tiện khi ta quay trở lại xem xét những xung lực hoạt động trên bầu hành tinh A vào lúc bắt đầu kiến tạo hệ thống.

Để có thể tiến bộ một cách thoải mái hơn từ một thời kỳ c̣n xa xưa hơn nhiều so với thời kỳ mà giờ đây chúng ta lùi lại, chúng ta đă đi ngược lại xa đến nỗi chúng ta c̣n lùi xa thêm nữa th́ điều này sẽ làm thay đổi toàn bộ tính cách của sự giải thích này. Chúng ta phải ngừng lại ở đâu đó và hiện nay tốt nhất là chúng ta nên công nhận những xung lực sống ẩn đằng sau bầu hành tinh A. Và sau khi đă dừng lại ở đó, giờ đây chúng ta có thể khảo luận về thời kỳ dài dằng dặc diễn ra giữa thời kỳ khoáng vật trên bầu hành tinh A và thời kỳ có con người nói một cách rất đại khái để rồi trở lại với vấn đề chính mà ta đặt ra. Những điều mà ta vừa tŕnh bày sẽ làm dễ dàng cho việc khảo luận đại khái về cuộc tiến hóa thời kỳ trung gian. Sự phát triển trọn vẹn của thời kỳ khoáng vật trên bầu hành tinh A dọn đường cho sự phát triển của loài thực vật, và ngay khi điều này bắt đầu th́ xung lực sống của loài khoáng vật tuôn tràn qua bầu hành tinh B. Thế rồi khi sự phát triển thực vật trên bầu hành tinh A đă hoàn tất và sự phát triển động vật bắt đầu th́ xung lực sống của loài thực vật lại tuôn tràn sang bầu hành tinh B, c̣n xung lực của loài khoáng vật th́ chuyển sang bầu hành tinh C. Và rồi ta có xung lực sống của loài người trên bầu hành tinh A.

Thế mà ngay tại điểm này ta cần phải cảnh giác đối với một quan niệm sai lầm có thể xuất lộ. Ta vừa mới mô tả đại khái cái tiến tŕnh có thể khiến người ta nghĩ rằng vào lúc xung lực nhân loại bắt đầu trên bầu hành tinh A th́ xung lực khoáng vật lúc đó đă bắt đầu trên bầu hành tinh D và thế là có chuyện hỗn loạn. Thật ra không đúng như vậy v́ hai lư do: trước tiên, ta đă nói rằng có những quá tŕnh tiến hóa xảy ra trước cuộc tiến hóa loài khoáng vật và quả thật là có nhiều làn sóng tiến hóa có trước làn sóng tiến hóa khoáng vật khi nó tiến bộ ṿng ṿng quanh các bầu hành tinh. Nhưng trước hết có một sự kiện mà ta đă phát biểu có tầm ảnh hưởng tới diễn biến của mọi việc đến nỗi mà nếu hiểu được nó, ta ắt thấy rằng xung lực sống đă nhiều lần trải qua hoàn toàn trọn cả dăy thế giới trước khi xung lực nhân loại bắt đầu trên hành tinh A. Sự kiện này là như sau: Mỗi giới trong cuộc tiến hóa (giới thực vật, động vật v. v. . .) đều được chia thành nhiều lớp xoắn ốc. Các chơn thần (tức là các đơn vị cá thể của cái xung lực sống bao la mà ta đă nói rất nhiều) không hoàn tất trọn vẹn kiếp sống khoáng vật trên bầu hành tinh A rồi lại hoàn tất kiếp sống trên bầu hành tinh B  v. v. . . Chúng đi ṿng ṿng nhiều lần xuất hiện thành khoáng vật, rồi lại nhều lần xuất hiện thành thực vật và nhiều lần xuất hiện thành động vật. Hiện nay, chúng tôi cố t́nh không đưa ra những con số, v́ thuận tiện hơn khi ta chỉ vạch ra những nét phác họa chung chung của hệ thống chứ c̣n những con số liên quan tới những tiến tŕnh này trong Thiên nhiên chỉ mới giờ đây đă được các vị cao đồ huyền bí học (chúng tôi tin rằng đây là lần đầu tiên) đưa ra cho thế giới. Chẳng bao lâu nữa, trong quá tŕnh giải thích điều này, chúng tôi sẽ tŕnh bày những con số đó, nhưng chúng tôi có nói, thoạt tiên th́ chỉ nêu những điều phác họa cũng đủ cho những người khác suy nghĩ rồi.

Thế là bây giờ chúng ta có con người sơ khai bắt đầu kiếp sống trên bầu hành tinh A, ở cái thế giới mà mọi vật đều giống như những bóng ma của các sự vật tương ứng trong thế giới này. Y đang bắt đầu cuộc hành tŕnh lâu dài đi xuống thâm nhập vào vật chất. Và xung lực sống của mỗi “cuộc tuần hoàn” lại tràn đầy và các giống dân được xác lập ở những mức độ hoàn thiện khác nhau trên mọi hành tinh, lần lượt từng hành tinh một. Nhưng thiết kế của các cuộc tuần hoàn phức tạp hơn điều mà ta giải thích nếu ta chỉ ngừng ngang lại ở đây. Quá tŕnh của mỗi chơn thần không chỉ là chuyển từ hành tinh này sang hành tinh khác. Bên trong những giới hạn của mỗi hành tinh, mỗi lần mà nó đến đó th́ nó lại có một diễn tŕnh tiến hóa phức tạp để hoàn thành. Nó đă nhập thể nhiều lần trong các giống dân liên tiếp nhau trước khi nó tiến lên và thậm chí trong mỗi giống dân lớn nó cũng nhập thể nhiều lần. Khi chúng ta tiếp tục thêm nữa, th́ ta ắt thấy rằng sự kiện này soi sáng cho t́nh trạng hiện nay của loài người theo như ta biết; nó cũng giải thích được những sự khác nhau lớn lao về trí năng và đạo đức, ngay cả về sự phúc lợi theo nghĩa cao nhất vốn tỏ ra bí nhiệm một cách nói chung thật đáng buồn.

Điều có một sự bắt đầu xác định th́ nói chung cũng phải có một sự chấm dứt. Cũng như ta đă chứng tỏ rằng diễn tŕnh tiến hóa mà ta đang mô tả bắt đầu khi một vài xung lực lần đầu tiên bước vào tác động, cũng vậy ta có thể suy diễn rằng các xung lực này đang hướng về một sự hoàn thiện tối hậu hướng đến một mục tiêu và một kết cuộc. Quả thật là như vậy mặc dù mục tiêu c̣n rất xa xăm. Con người theo như ta biết trên trái đất này chẳng qua mới đi được nửa đường trải qua diễn tŕnh tiến hóa khiến cho y có được sự phát triển ngày nay. Trước khi vận mệnh của hệ thống chúng ta hoàn thành, th́ y sẽ vĩ đại hơn hiện nay rất nhiều, cũng như hiện nay y vĩ đại hơn mắt xích c̣n thiếu. Và sự cải thiện đó thậm chí sẽ được hoàn thành trên trái đất này trong khi mà ở những thế giới khác thuộc ṿng cung đi lên th́ giai bậc này c̣n có nhiều đỉnh cao hoàn thiện hơn nữa. Việc tưởng tượng ra cái loại sự sống mà con người rốt cụôc sẽ thụ hưởng trước khi đạt đến đỉnh cao của chu kỳ lớn là hoàn toàn vượt ngoài tầm của những năng khiếu không được dạy dỗ để phân biệt các điều bí nhiệm huyền bí học. Nhưng ta đă tŕnh bày đủ để bổ sung những chi tiết cho nét phác họa mà độc giả hiện nay biết được, mặc dù ta không thử toan tính tiên liệu những điều phải có liên quan tới những kiếp sống vốn là mục đích tiến hóa băng qua những vực sâu vĩ đại trong tương lai.

 

CHÚ GIẢI

Cách tŕnh bày trong chương vừa nêu không thỏa đáng so với những quan niệm khá đầy đủ mà tôi có thể tạo ra được về đề tài này từ khi viết xong quyển sách. Trong sách có nói rằng: “Các chơn thần – các đơn vị cá thể của xung lực sống bao la vốn được nói tới rất nhiều – không hoàn tất trọn vẹn kiếp sống khoáng vật trên bầu A, rồi hoàn tất nó trên bầu B v. v. . . Chúng nhiều lần chạy ṿng ṿng suốt dăy tồn tại như các khoáng vật, rồi lại nhiều lần chạy ṿng ṿng tồn tại như các thực vật v. v. . .”. Bây giờ tôi mới hiểu ra rằng thoạt tiên tôi được phép sử dụng h́nh thức diễn tả này v́ mục đích chính là soi sáng cho cách thức khiến thực thể con người dần dần được các diễn tŕnh trong Thiên nhiên làm cho tiếp tục tiến hóa khi khởi đầu từ các giới thấp. Nhưng thực ra, vào một giai đoạn nghiên cứu sau này th́ rơ ra rằng cái diễn tŕnh bao la trong đó sự tiến hóa của loài người cũng như tất cả những ǵ dẫn đến đó chính là một đỉnh cao của việc tinh thần giáng xuống nhập vào vật chất; cái diễn tŕnh tiến hóa đó không tạo ra một sự phân biệt các cá thể cho tới một giai đoạn măi về sau này chứ không phải như trong đoạn vừa nêu. Trong thế giới khoáng vật mà các h́nh thức cao siêu của thực vật và sự sống động vật c̣n chưa được xác lập trên đó, th́ cho đến nay chẳng có một điều ǵ giống như là một chơn thần cá biệt, trừ phi đó thật ra là một sự đơn nhất không thể nghĩ bàn (tuy nhiên ta lại phải bàn tới nó như một thuyết) trong những xung lực sống vốn có số phận là làm nảy sinh ra những chuỗi sau này của kiếp sống được tổ chức cao. Cũng như trong một chú thích trước kia, chúng tôi có giả định rằng sự đơn nhất của một xung lực sống như thế trong trường hợp một Bản ngă đă băng hoại, đă bị sa lầy rớt ra khỏi ḍng tiến hóa mà nó được phóng ra theo đó, cũng như vậy chúng tôi có thể giả định rằng cũng có một sự đơn nhất giống như thế ẩn đằng sau những giai đoạn sơ khởi của dăy hành tinh. Nhưng đây chẳng qua chỉ là một giả thuyết để chống đỡ dành cho chúng tôi cái quyền được nghiên cứu một số điều bí nhiệm sau này mà hiện nay chúng tôi không cần đi sâu vào. Muốn đánh giá được tổng quát đề tài này, th́ tốt hơn là ta nên coi có thể nói rằng sự hội nhập của tinh thần vào vật chất ắt gây ra một sự biểu lộ đồng thể. Cái dạng đặc biệt của giới khoáng vật chẳng hạn như các tinh thể và các đá biến tính chẳng qua chỉ là lớp bọt trong một khối sôi sục đă có lúc đạt được một phần nào những h́nh dạng cá biệt, để rồi lại ḥa nhập vào chất liệu chung của càn khôn đang tiến hóa v́ chưa thực sự có cá tính. Ngay cả nơi giới thực vật th́ cá tính cũng chưa hề bắt đầu. Giới thực vật đă xác lập được vật chất hữu cơ biểu lộ trên cơi trần và dọn đường cho sự tiến hóa cao hơn của giới động vật. Lần đầu tiên trong giới động vật (nhưng chỉ ở những vùng đă tiến hóa cao) th́ cá tính chân chính mới bắt đầu xuất hiện. V́ vậy măi cho tới khi chúng ta bắt đầu tưởng tượng ra việc xem xét sự di chuyển của xung lực sống vĩ đại xung quanh dăy hành tinh trên b́nh diện sự nhập thể của giới động vật th́ mới thật là thỏa đáng khi ta nói tới các chơn thần chạy ṿng ṿng quanh dăy hành tinh và dùng số nhiều là từ ngữ “chúng” để áp dụng cho trường hợp này.

Hiển nhiên là ở đây các Chơn sư nêu ra giáo lư này trong quyển sách đă khai mở đề tài dăy hành tinh mà không hề có ư định khuyến khích người ta nghiên cứu cặn kẽ sự tiến hóa trên qui mô lớn mà chúng ta đang bàn tới. Xét về nhân loại th́ thời kỳ mà loài người ở trên trái đất cũng đă đủ dài để cho ta tiêu tốn hết năng lượng cho việc suy đoán. Mức độ lớn lao của diễn tŕnh tiến hóa mà ta phải hoàn thành trong thời kỳ này cũng quá đủ để thử thách năng lực tột độ của óc tưởng tượng của một phàm nhơn. Nhưng sinh viên huyền bí học sẽ rất có lợi nếu nhận ra được rằng hệ thống của ta bao gồm nhiều thế giới hiểu một lần cho dứt khoát những mối quan hệ mật thiết và sự tương quan tương duyên của chúng với nhau trước khi tập trung chú ư vào sự tiến hóa trên mỗi một hành tinh thôi. Đó là v́ xét về nhiều phương diện th́ ta ắt thấy ngay rằng sự tiến hóa của mỗi một hành tinh thôi tuân theo một lệ thường cũng tương tự như lệ thường ảnh hưởng tới toàn bộ dăy hành tinh mà nó là một phần trong đó. Các tác phẩm xưa hơn về huyền bí học nói về một trật tự mơ hồ đôi khi có đề cập tới những trạng thái liên tiếp của một thế giới, ngụ ư là có nhiều thế giới liên tiếp nhau và ngược lại. Như vậy tâm lư của người đọc sẽ bị lẫn lộn và tùy theo khuynh hướng của ḿnh, y sẽ bám lấy đủ thứ cách thuyết giải của cái ngôn ngữ mơ hồ đó. Sự mơ hồ sẽ biến mất khi ta nhận thức được rằng trong những sự kiện có thực của Thiên nhiên, chúng ta phải nhận thấy cả hai diễn tŕnh biến dịch. Mỗi hành tinh trong khi có người ở đều trải qua những sự biến thái có tính cách rất quan trọng và hùng vĩ, trường hợp này th́ hiệu quả của nó hầu như cũng được coi là tương đương với sự tái tạo thế giới. Song le, nếu ta coi trọn cả nhóm những sự thay đổi này chỉ là một, th́ nó ắt tạo thành một trong những chuỗi biến dịch cao siêu hơn. Nhiều thế giới trong dăy hành tinh vốn là những thực tại ngoại giới chứ không phải là biểu tượng của sự thay đổi nơi một thế giới duy nhất vô thường. Ở cuối một chương sau này, những nhận xét thêm nữa về đề tài này sẽ có được vị trí của nó một cách tự nhiên hơn.

  

4. Các Chu kỲ ThẾ giỚi.

Chỉ cần liếc mắt xem qua giáo lư huyền bí học liên quan tới sự phát triển con người trên trái đất th́ ta cũng thấy ngay được một sự minh họa nổi bật cho tính đồng dạng trong Thiên nhiên. Phác thảo của bảng thiết kế th́ cũng giống như phác thảo của một bảng thiết kế bao quát hơn áp dụng cho trọn cả dăy thế giới. Những chi tiết bên trong của thế giới này xét về những đơn vị kiến tạo nên nó cũng giống như những chi tiết bên trong của một cơ thể lớn lao hơn mà chính thế giới này là một đơn vị. Điều này có nghĩa là sự phát triển của loài người trên trái đất này được hoàn thành nhờ vào những đợt sóng liên tiếp phát triển tương ứng với những thế giới liên tiếp trong dăy hành tinh lớn hơn. Ta nên nhớ (v́ điều này đă được tŕnh bày rồi) đợt sóng triều lớn gồm sự sống của loài người quét ṿng ṿng qua trọn cả dăy thế giới thành những đợt sóng liên tiếp. Ta có thể tạm gọi những sự tăng trưởng nguyên sơ này của loài người là những cuộc tuần hoàn. Chúng ta không được quên rằng các đơn vị cá thể cấu tạo thành mỗi cuộc tuần hoàn đều giống hệt như nhau xét về những nguyên khí cao, nghĩa là các cá thể trên trái đất trong cuộc tuần hoàn thứ nhất sẽ lại trở về sau khi đă hoàn tất cuộc hành tŕnh ṿng ṿng suốt cả dăy thế giới để lại tạo thành cuộc tuần hoàn thứ hai v. v. . . Nhưng ở đây điều mà ta cần phải đặc biệt chú ư đó là việc các đơn vị cá thể sau khi đă đến một hành tinh cho sẵn nào đó của dăy hành tinh trong diễn tŕnh của bất kỳ cuộc tuần hoàn cho sẵn nào, th́ không chỉ đến tiếp xúc với hành tinh đó rồi lại chuyển ngay sang hành tinh kế tiếp. Trước khi chuyển đi y phải trải qua một loạt các giống dân trên hành tinh đó. Và sự kiện này gợi cho ta thấy nét phác thảo của kết cấu mà giờ đây đă xuất lộ trong tâm trí của bạn đọc; nó tŕnh bày tính tương tự của bảng thiết kế dành cho một thế giới khi so sánh với bảng thiết kế của trong cả một dăy, đây là điều mà ta đă được nhắc nhở chú ư tới. Cũng như trọn cả hệ thống Thiên nhiên bao gồm chúng ta được triển khai qua một loạt các cuộc tuần hoàn xuyên suốt mọi thế giới, cũng vậy sự phát triển của loài người trong mỗi thế giới được triển khai qua một loạt các giống dân phát triển bên trong giới hạn của mỗi thế giới.

Bây giờ đă đến lúc ta minh giải rơ ràng hơn sự vận hành của qui luật này bằng cách xét những con số có thực vốn liên quan tới sự tiến hóa trong giáo lư của ta. Dường như là quá sớm khi bắt đầu đưa ra những con số này, nhưng ngay khi ta lĩnh hội thỏa đáng được ư niệm về một hệ thống thế giới trong một dăy thế giới và sự tiến hóa của sự sống trên mỗi thế giới trải qua một loạt các kiếp tái sinh, th́ ta đă làm cho dễ dàng hơn nhiều việc sau này xem xét thêm nữa cách vận hành của qui luật bằng cách đề cập chính xác tới con số có thực của các thế giới, con số có thực của các cuộc tuần hoàn, của các giống dân mà ta cần tới để hoàn thành trọn cả mục đích của hệ thống. Đó là v́ ta nên nhớ rằng trọn cả kỳ gian của một hệ thống th́ chắc chắn là cũng hạn hẹp như thời gian sống của một con người. Có lẽ nó không hạn hẹp về một số năm xác định được đưa ra một cách dứt khoát ngay từ đầu, nhưng điều ǵ có lúc khởi đầu th́ tất yếu phải hướng về một lúc kết cục. Cuộc sống của một con người không kể bị tai nạn là một chu kỳ có lúc chấm dứt th́ cuộc sống của một hệ thống thế giới cũng phải có một sự kết cục tối hậu. Những thời kỳ dài dằng dặc liên quan tới kiếp sống của một hệ thống thế giới như thường lệ ắt làm choáng váng óc tưởng tượng, nhưng những thời kỳ này có thể đo lường được, chúng có thể được chia thành những thời kỳ nhỏ thuộc đủ loại khác nhau với một con số xác định.

Chẳng biết Shakespeare có bản năng tiên tri ra sao mà ông lại chọn lựa con số bảy làm con số thích hợp cho sự phân loại hoang tưởng của ḿnh về tuổi tác của con người, đây là một vấn đề mà ta cũng chẳng cần quan tâm tới nhiều nhưng chắc chắn là ông chẳng thể nào chọn lựa một con số thích đáng hơn. Sự tiến hóa của các giống dân có thể được truy nguyên theo những thời kỳ bao gồm con số bảy; số bảy cũng là con số thực sự của các ngoại giới tạo thành hệ thống thế giới của ta bao gồm cả trái đất nữa. Nên nhớ rằng huyền bí gia biết sự kiện này cũng giống như nhà vật lư học biết sự kiện quang phổ bao gồm bảy màu và âm giai bao gồm bảy tông. Có bảy giới trong Thiên nhiên chứ không phải là ba theo như khoa học hiện đại đă phân loại một cách bất toàn. Con người thuộc về một giới tách biệt với giới động vật, giới nhân loại bao gồm cả những đấng có một tổ chức cao siêu hơn mức con người mà đến nay chúng ta hằng quen thuộc; c̣n bên dưới giới khoáng vật có ba giới nữa mà khoa học Tây phương chẳng biết ǵ, nhưng ngành học này của đề tài đó hiện nay có thể được gác lại. Ta chỉ đề cập tới nó ở đây để cho thấy sự vận hành đều đặn của qui luật số bảy trong Thiên nhiên.

Trở về với giới mà chúng ta quan tâm nhất, th́ Con người tiến hóa qua một loạt các cuộc tuần hoàn (tức là sự tiến bộ ṿng ṿng qua một dăy thế giới) và trước khi số phận của hệ thống thế giới chúng ta đă được triển khai th́ nó phải hoàn thành bảy cuộc tuần hoàn. Cuộc tuần hoàn hiện nay đang tiếp diễn là cuộc tuần hoàn thứ tư. Người ta xét thấy rằng có thể có những lợi ích rất lớn liên quan tới việc hiểu biết chính xác về đề tài này, v́ có thể nói rằng mỗi cuộc tuần hoàn được đặc biệt ấn định sao cho một trong bảy nguyên khí nơi con người sẽ chiếm ưu thế theo thứ tự đều đặn của việc phân bậc theo chiều đi lên.

Khi đạt tới một hành tinh lần đầu tiên trong diễn tŕnh của một cuộc tuần hoàn, th́ một đơn vị cá thể phải trải qua bảy giống dân trên hành tinh đó trước khi y chuyển sang hành tinh kế tiếp, mỗi giống dân này đều tồn tại trên trái đất trong một thời gian lâu dài. Những sự suy đoán theo kiểu cũ của chúng ta về thời gian và sự vĩnh hằng mà hệ thống tôn giáo mơ hồ của phương Tây gợi ra, đă tạo thành một thói quen kỳ lạ cho tâm trí liên quan tới những vấn đề bàn về kỳ gian thực sự của những thời kỳ đó. Chúng ta có thể nói liến thoắng về thời kỳ vĩnh hằng và đi tới tận đầu mút bên kia của giai bậc ấy, chúng ta đâu có bị xúc động mạnh đối với chỉ vài ngàn năm, nhưng ngay khi chúng ta đếm số năm tháng một cách chính xác theo từng nhóm ở trong vùng trung gian của tư tưởng, th́ các nhà thần học phi lư của Tây phương lại thường coi việc đếm số năm tháng đó là chuyện vớ vẩn. Thế mà hiện nay chúng ta sống trên trái đất này (đại đa số nhân loại nghĩa là cũng có những trường hợp ngoại lệ mà ta sẽ xét sau) và đang trải qua giống dân thứ năm của cuộc tuần hoàn thứ tư. Và sự tiến hóa của giống dân thứ năm đó chỉ mới bắt đầu cách đây vào khoảng một triệu năm. Khi xét thấy sự kiện là thiên vũ trụ khởi nguyên luận này không chủ trương bàn về thời kỳ vĩnh hằng, th́ liệu độc giả có dám táo bạo bàn tới những ước tính liên quan tới hàng triệu năm và ngay cả coi con số triệu năm đó là những con số đáng kể hay chăng ?

Mỗi giống dân trong bảy giống dân tạo thành một cuộc tuần hoàn (nghĩa là chúng tiến hóa trên trái đất nối tiếp nhau trong khi làn sóng vĩ đại của loài người chạy ṿng ṿng qua dăy hành tinh) lại được chia nhỏ ra nữa. Nếu không phải như vậy, th́ những kiếp tồn tại hoạt động của mỗi đơn vị con người thật ra ắt chỉ năm th́ mười họa. Trong giới hạn của mỗi giống dân, ta có bảy giống dân phụ và trong mỗi giới hạn của giống dân phụ, ta lại có bảy giống dân nhánh. Nói đại khái th́ mỗi đơn vị cá nhân con người phải trải qua tất cả các giống dân này trong khi y ở trên trái đất, mỗi lần mà y đến đó theo một cuộc tuần hoàn tiến bộ qua một hệ thống hành tinh. Nếu ta suy gẫm kỹ, th́ điều này cũng chẳng làm cho tâm trí phải thất kinh giống như một giả thuyết đưa ra ít cuộc lâm phàm hơn. Đó là v́ cho dù mỗi đơn vị cá thể phải trải qua nhiều kiếp khi ở trên trái đất trong một cuộc tuần hoàn, dù cho số kiếp sống là nhiều hay ít th́ y cũng không thể tiến thêm cho tới lúc mà làn sóng của cuộc tuần hoàn đă trào dâng lên phía trước. Ngay cả khi tính toán theo dự báo, th́ ta ắt cũng thấy rằng thời gian mà mỗi đơn vị cá thể sống trên cơi trần chỉ là một phần nhỏ của trọn cả thời gian mà y phải trải qua giữa lúc y tới trái đất và rời trái đất để đến hành tinh kế tiếp. V́ vậy rơ rệt là nếu tính theo thời gian kéo dài th́ phần lớn thời giờ ắt phải trải qua trong những t́nh trạng tồn tại nơi nội giới vốn thuộc về “Thế giới Hậu quả”, tức là trái đất tâm linh gắn liền với trái đất vật thể mà kiếp sống ngoại giới của ta đang trải qua đó.

Ta phải xét bản chất của sự tồn tại đó trên trái đất tâm linh song song với bản chất của sự tồn tại diễn ra trên trái đất vật thể, và ta đă bàn tới nó trong phép liệt kê nêu trên về các kiếp lâm phàm trong giống dân. Chúng ta không bao giờ được quên rằng giữa mỗi kiếp sống trên cơi trần, th́ đơn vị cá thể đều phải trải qua một thời kỳ tồn tại trong thế giới tâm linh tương ứng. Và chính v́ t́nh trạng tồn tại đó được định nghĩa theo cách sử dụng những cơ hội trong kiếp sống trên cơi trần vừa mới trải qua cho nên tác phẩm huyền bí học thường gọi trái đất tâm linh là thế giới hậu quả. Bản thân trái đất vật thể là thế giới nguyên nhân tương ứng với nó.

Dĩ nhiên là đơn vị cá thể tức chơn thần chuyển vào thế giới hậu quả sau một kiếp lâm phàm nơi thế giới nguyên nhân; nhưng phàm ngă vừa mới bị tan ră cũng chuyển vào đó và ở một mức độ nào đó c̣n tùy thuộc vào phẩm chất của phàm nhơn ấy; có thể nói là tùy thuộc vào cách mà con người được xét đến đă sử dụng những cơ hội của ḿnh trong kiếp sống. Thời kỳ trải qua nơi thế giới hậu quả - bất cứ trường hợp nào th́ cũng dài hơn nhiều so với kiếp sống dọn đường cho sự tồn tại ở nơi đó – tương ứng với “bên kia cửa tử” tức là cơi thiên đường của thần học thông thường. Tầm nh́n hạn hẹp của những tôn giáo b́nh thường chỉ bàn tới một kiếp sống tâm linh duy nhất và những hậu quả của nó trong kiếp sống vị lai. Thần học quan niệm rằng thực thể hữu quan đă bắt đầu có cuộc sống trên cơi trần, c̣n cuộc sống tâm linh sau này sẽ không bao giờ ngừng nghỉ. Chính hai kiếp sống này mà chúng ta giờ đây đang triển khai đă được khoa học huyền bí căn bản chứng tỏ rằng nó chỉ cấu thành một bộ phận trong kinh nghiệm của thực thể liên quan tới một giống dân nhánh, vốn là một trong bảy giống dân thuộc về một giống dân phụ, mỗi giống dân phụ lại là một trong bảy giống dân thuộc về một giống dân chính, mỗi giống dân chính lại là một trong bảy giống dân thuộc về một trong bảy đợt sóng tuần hoàn khi loài người ở trên trái đất, đến lượt mỗi đợt sóng này lại thực hiện những chức năng của nó cho đến khi đă kết thúc những chức năng đó trong Thiên nhiên – cái phân tử vi mô này của toàn thể cấu trúc chính là điều mà thần học thông thường coi c̣n hơn cả tổng thể, v́ người ta giả sử rằng nó xảy ra trong thời gian vĩnh cửu.

Ở đây người ta phải cảnh báo độc giả coi chừng y sẽ đi đến một kết luận về những lời giải thích nêu trên, kết luận này hoàn toàn chính xác trong phạm vi đó, nhưng chưa bao trùm được mọi hoàn cảnh. Y không được xác định con số chính xác của các kiếp sống mà một thực thể cá biệt phải trải qua trên trái đất trong diễn tŕnh của một cuộc tuần hoàn bằng cách tính lũy thừa ba của con số bảy. Nếu người ta chỉ trải qua một kiếp sống trong mỗi giống dân nhánh thôi, th́ tổng số kiếp sống rơ ràng là 343, nhưng mỗi kiếp sống ít ra là biểu lộ nơi ngoại cảnh hai lần trong cùng một giống dân nhánh, nói cách khác mỗi chơn thần lâm phàm hai lần trong mỗi giống dân nhánh. Lại nữa có một luật chu kỳ lạ thường tác động để làm tăng thêm tổng số kiếp sống lâm phàm vượt mức 686. Mỗi giống dân phụ có thêm sinh lực nào đó đạt tột đỉnh, khiến cho nó dứt bỏ thêm một giống dân hậu duệ của ḿnh ở một mức độ nào trong khi tiến hóa, rồi lại phát triển một giống dân hậu duệ khác vào lúc kết thúc giống dân phụ khi có thể nói rằng cái trớn của nó đang tàn lụi. Trọn cả đợt sóng triều cuộc sống loài người trải qua các giống dân này và kết quả là tổng số kiếp lâm phàm b́nh thường dành cho mỗi chơn thần cũng phải ngót nghét là 800. Trong những giới hạn tương đối hẹp th́ đó là một con số linh động, nhưng ta sẽ xét sau những tác dụng của sự kiện này.

Định luật phương pháp đưa mỗi thực thể con người cá biệt trải qua diễn tŕnh tiến hóa vĩ đại là được phác họa như vậy đâu phải là không tương thích với cái khả năng xảy ra những số phận khác thường hoặc sự tiêu diệt tối hậu vốn đe dọa các thực thể phàm nhơn của những người đă vun bồi các ái lực rất đê tiện. Sự phân phối bảy nguyên khí vào lúc chết đă chứng tỏ rơ rệt điều đó, nhưng ta có thể hiểu rơ hơn t́nh h́nh này nếu xét nó theo những lời giải thích thêm nữa về cuộc tiến hóa. Thực thể thường tồn vốn sống trải qua hàng loạt các kiếp sống, chẳng những xuyên qua các giống dân thuộc về làn sóng tuần hoàn hiện nay trên trái đất, mà c̣n xuyên qua các giống dân của những làn sóng tuần hoàn khác và những thế giới khác. Nói tổng quát th́ sớm muộn ǵ mặc dù có thể ở một tương lai rất xa xăm nào đó khi ta đo lường bằng năm tháng th́ ta có thể nhớ lại được tất cả các kiếp sống này, chúng dường như là những ngày trải qua trong quá khứ đối với chúng ta. Nhưng cái tàn dư tinh vi mà chúng ta đă vứt bỏ mỗi khi chuyển sang thế giới hậu quả vẫn c̣n có một kiếp sống tương đối độc lập của riêng ḿnh, hoàn toàn tách rời với kiếp sống của thực thể tâm linh mà nó vừa mới chia tay.

Lịch sử tự nhiên của cái tàn dư tinh vi này là một vấn đề rất thú vị và quan trọng; nhưng muốn tiếp tục theo đúng phương pháp của trọn cả đề tài này, th́ trước hết ta cần phải cố gắng nhận ra được số phận của Chơn ngă vốn cao siêu và thường tồn hơn, và trước khi tiến hành việc khảo sát đó, th́ ta vẫn c̣n nhiều điều phải nói nữa về sự phát triển của các giống dân nơi ngoại giới.

Khoa học bí truyền, mặc dù bản thân quan tâm chủ yếu tới những vấn đề thường được coi là thuộc về tôn giáo, nhưng nó không thể là một hệ thống bao quát hoàn chỉnh và đáng tin cậy nếu nó không thể hội nhập mọi sự kiện của cuộc sống trên cơi trần để kết hợp hài ḥa với giáo lư của ḿnh. Nó ắt không thể t́m kiếm và nhận biết được cách thức các giống người đă tiến hóa trải qua biết bao nhiêu thời gian và hàng loạt các hành tinh, nếu nó không đủ tư cách để nhận biết được (v́ việc khảo sát nhỏ hơn ắt được bao gồm trong việc khảo sát lớn hơn) cách thức mà đợt sóng nhân loại dính dáng tới chúng ta hiện nay đă phát triển trên trái đất như thế nào. Tóm lại, những năng khiếu khiến cho các Chơn sư có thể hiểu được các bí nhiệm của các thế giới khác và các trạng thái tồn tại khác, tuyệt nhiên không tương đương với nhiệm vụ đi lùi ngược lại ḍng sinh hoạt của quả địa cầu. Suy ra rằng trong cái bản tường tŕnh ngắn ngủi chỉ có một vài ngàn năm mà cái gọi là lịch sử thế giới của chúng ta có thể bàn tới, th́ lịch sử trái đất (vốn tạo thành một bộ môn về tri thức huyền bí) phải đi lùi lại tới những diễn biến của giống dân thứ tư có trước giống dân chúng ta, và những diễn biến của giống dân thứ ba có trước giống dân thứ tư. Thật ra nó c̣n đi ngược xa hơn nữa, nhưng các giống dân thứ nh́ và thứ nhất không phát triển được bất cứ điều ǵ có thể được gọi là văn minh, v́ vậy ta chẳng có được bao nhiêu điều để nói về những giống dân này so với những giống dân nối tiếp chúng. Giống dân thứ ba và thứ tư có nền văn minh, mặc dù đối với một số độc giả hiện đại th́ dường như là kỳ lạ khi ta xét đến khái niệm văn minh có trên trái đất cách đây nhiều triệu năm.

Họ ắt hỏi: “Thế th́ những vết tích của chúng đâu rồi ?”. Làm thế nào mà nền văn minh Âu châu ngày nay đang phú cho loài người có thể bị diệt vong hoàn toàn đến nỗi không một cư dân tương lai nào trên trái đất có thể biết được là nó đă từng tồn tại? Thế th́ làm sao chúng ta quan niệm được cái ư tưởng theo đó bất kỳ một nền văn minh tương tự nào có thể đă bị diệt vong mà không để lại chút ít vết tích ǵ cho chúng ta?

Câu trả lời vốn ở nơi lệ thường của cuộc sống trên hành tinh, vốn diễn tiến song hành với cuộc sống của các cư dân trên đó. Thời kỳ của các căn chủng lớn được ngăn cách với nhau bằng những cơn chấn động lớn trong Thiên nhiên và có những biến động lớn về địa chất học. Vào lúc giống dân thứ tư đang thịnh vượng th́ lục địa Âu châu c̣n chưa tồn tại. Vào lúc giống dân thứ ba thịnh vượng th́ lục địa mà giống dân thứ tư sống trên đó vẫn c̣n chưa tồn tại và hiện nay không có một lục địa nào vốn đă là những ṿng xoáy lớn trong nền văn minh của hai giống dân nêu trên vẫn c̣n tồn tại. Bảy đại họa về lục địa xảy ra trên trái đất khi luồng sóng sinh họat của loài người trải qua thời kỳ cuộc tuần hoàn. Bằng cách này mỗi giống dân đều bị diệt vong vào lúc đă định, một số vẫn c̣n sống sót ở những nơi khác trên trái đất vốn không phải là cái nôi chính yếu của giống dân nêu trên; nhưng những người c̣n sống sót này luôn luôn có khuynh hướng thoái hóa và trở lại t́nh trạng dă man tương đối nhanh.

Cái nôi chính yếu của giống dân thứ tư vốn ngay trước giống dân chúng ta tức là cái lục địa kho tài liệu công truyền cũng c̣n được bảo tồn một vài kư ức, đó là châu Atlantis đă thất tung. Nhưng cái ḥn đảo lớn mà Plato có nhắc tới sự tiêu diệt của nó thực ra chỉ là di tích cuối cùng của châu Atlantis. Tôi được cho biết rằng “vào thời Hạ tằng Đệ tam kỷ, ngay ở phần đầu tiên của nó th́ chu kỳ lớn của những người thuộc giống dân thứ tư tức giống dân Atlante đă đạt tới tột đỉnh và lục địa lớn này là cha đẻ của hầu hết mọi lục địa hiện nay đă tỏ ra có dấu hiệu đầu tiên là bị ch́m. Tiến tŕnh này kéo dài măi tới cách đây 11.446 năm khi ḥn đảo cuối cùng của nó (nếu dịch theo tên bản xứ th́ chúng ta có thể gọi nó là Poseidonis cho tiện) đă ch́m xuống do bị sụp.

“Châu Lemuria (một châu c̣n trước nữa trải dài về phía Nam từ Ấn Độ băng qua vùng giờ đây là Ấn độ dương, nhưng có nối liền với châu Atlantis v́ lúc bấy giờ châu Phi chưa tồn tại) không được nhầm lẫn với châu Atlantis, cũng như không được nhầm lẫn châu Âu với châu Mỹ. Cả hai châu này bị ch́m xuống mặt nước cùng với nền văn minh cao tột và các ‘vị thần linh’, thế nhưng có một thời kỳ khoảng 700.000 năm trôi qua giữa hai đại họa này. Châu Lemuria đă phồn thịnh và chấm dứt đời sinh hoạt của ḿnh vào lúc trước thời kỳ đầu của Hạ tằng Đệ tam kỷ v́ giống dân ở Lemuria là giống dân thứ ba. Ta hăy xem di tích của cái quốc gia đă từng một thời vang bóng đó nơi một số những thổ dân đầu dẹt ở châu Úc của con”.

Về phần những người mới viết về châu Atlantis th́ thật là nhầm lẫn những người Ấn Độ và Ai Cập với những tộc đoàn của châu Atlantis, nhưng điều này cũng chả được mấy lúc.

Sư phụ kính mến của tôi có hỏi: “Tại sao các nhà địa chất học của con không nhớ rằng bên dưới những lục địa mà họ đă thám hiểm và thăm ḍ, và họ đă t́m thấy Hạ tằng Đệ tam kỷ trong ḷng những lục địa đó bắt buộc nó phải tiết lộ những bí mật cho ḿnh biết; tại sao lại không có thể có ẩn tàng bên dưới đáy biển khôn ḍ hoặc đúng hơn là lúc chưa được ai thăm ḍ, có những lục địa c̣n xa xưa hơn nữa mà khoa địa chất học chưa bao giờ thám hiểm tới những địa tằng của chúng; một ngày nào đó những địa tằng này có thể làm đảo lộn hoàn toàn các thuyết hiện nay của họ? Tại sao lại không thừa nhận rằng giống như châu Lemuria và châu Atlantis, các lục địa hiện nay của ta đă nhầm lẫn bị ch́m rồi, có thời gian xuất hiện trở lại, nâng đỡ những nhóm nhân loại và nền văn minh mới; sao không thừa nhận rằng vào kỳ đảo lộn địa chất lớn lao đầu tiên của đại họa sắp đến trong hàng loạt các đại họa xảy ra theo định kỳ từ đầu đến cuối mỗi cuộc tuần hoàn, th́ những lục địa mà chúng ta đă mày ṃ mổ khám rồi sẽ bị ch́m xuống, c̣n châu Lemuria và Atlantis lại nổi lên?”

Bức thư mà tôi đang trích ra đây được viết để trả lời một loạt câu hỏi mà tôi nêu ra: “Dĩ nhiên giống dân thứ tư cũng đă có thời kỳ đạt nền văn minh cao tột. Nền văn minh Hi Lạp, La Mă và ngay cả Ai Cập nữa cũng chẳng ăn nhằm ǵ so với nền văn minh bắt đầu cùng với giống dân thứ ba. Những người thuộc giống dân thứ nh́ không phải là người dă man nhưng không thể gọi là người văn minh được.

Người Hi Lạp và La Mă là các giống dân phụ nhỏ, c̣n người Ai Cập là một bộ phận của ḍng dơi Caucase của chính chúng ta. Con hăy xem ḍng dơi Caucase ở Ấn Độ. Sau khi đă đạt đến nền văn minh cao tột, hơn nữa nền học vấn cao tột, th́ cả hai đều bị suy vong; Ai Cập với vai tṛ là một giống dân phụ riêng biệt đă hoàn toàn biến mất (người Copt chẳng qua chỉ là một tàn tích đă lai giống); Ấn Độ với vai tṛ là một trong những hậu duệ của mẫu chủng đầu tiên và hùng mạnh nhất, bao gồm một số giống dân phụ vẫn c̣n tồn tại cho tới tận ngày nay và đang phấn đấu để giành lại địa vị của ḿnh trong lịch sử tương lai. Cái lịch sử đó chỉ mới thoáng nh́n được một chút điều tản mạn và lờ mờ về Ai Cập cách đây 12.000 năm  mà sau khi đă đạt tới tột đỉnh chu kỳ hàng ngàn năm trước đó th́ Ai Cập bắt đầu suy vi.

Người Chaldée đă đạt tới tột đỉnh tiếng tăm lừng lẫy về huyền bí học trước cả cái thời mà con gọi là Thời kỳ Đồ đồng. Chúng tôi chủ trương – nhưng mà thế th́ liệu con có bảo đảm được với thế giới rằng chúng tôi là chí lư không? – rằng đă có những nền văn minh lớn lao hơn cả nền văn minh của chúng ta đă thịnh rồi lại suy. Nói như một số các tác giả hiện đại là có một nền văn minh đă tuyệt chủng tồn tại trước cả nền văn minh La Mă và Athene; nói như vậy cũng chưa đủ. Chúng tôi quả quyết rằng có hàng loạt những nền văn minh tồn tại trước cũng như sau thời kỳ băng hà, chúng tồn tại ở nhiều nơi trên địa cầu đạt tới tột đỉnh vinh quang rồi lại bị diệt vong. Người ta chẳng c̣n có được vết tích và kư ức nào về các nền văn minh Assyria và Phoenicia cho tới khi người ta bắt đầu khám phá được chúng cách đây vài năm. Thế là bây giờ chúng mở ra một chương mới, mặc dù cho đến nay không phải là một chương sớm nhất trong lịch sử loài người. Những nền văn minh đó th́ có xa xưa ǵ mấy so với những nền văn minh cổ nhất, thế mà lịch sử cũng c̣n ngần ngại và chậm chạp khi chấp nhận chúng. Khảo cổ học đă chứng tỏ đúng mức rằng kư ức của con người lùi lại xa hơn mức mà lịch sử sẵn ḷng chấp nhận và sử liệu thiêng liêng của quốc gia một thời hùng cường do con cháu họ bảo tồn được vẫn c̣n đáng tin cậy hơn nữa. Chúng ta nói tới những nền văn minh thời tiền băng hà, chẳng những trong đầu óc của người b́nh dân và kẻ phàm phu, mà ngay cả theo ư kiến của địa chất gia bác học th́ lời rêu rao này nghe ra cũng phi lư. Vậy th́ điều mà con nói về việc chúng ta khẳng định rằng người Trung hoa – hiện nay ta nói tới người Trung hoa lục địa chân chính chứ không phải là sự pha trộn lai giống giữa các giống dân thứ tư và thứ năm hiện nay đang ngự trên ngôi vua – những người bổn xứ có quốc tịch thuần túy hoàn toàn thuộc về nhánh cao nhất và nhánh cuối cùng của giống dân thứ tư, họ đă đạt tới nền văn minh cao tột khi giống dân thứ năm vừa mới xuất hiện ở Á châu. Vào lúc nào vậy? Con thử tính xem. Nhóm đảo mà Nordenskiöld trên tàu Vega t́m thấy rải rác có những hóa thạch của loài ngựa, cừu, trâu, ḅ v. v. . . ở giữa những cái xương khổng lồ cùa loài voi, khổng tượng, tê giác và những con quái vật khác thuộc về những thời kỳ mà khoa học bảo rằng con người c̣n chưa xuất hiện trên trái đất. Làm thế nào mà ta lại t́m thấy những con ngựa và những con cừu sống lẫn lộn với những con thú khổng lồ trước thời đại hồng thủy?

“Chẳng bao lâu nữa người ta sẽ chứng tỏ được rằng cái vùng giờ đây bị khóa chặt trong những xiềng xích của mùa đông vĩnh cửu, nơi mà con người (con vật mong manh nhất) không cư trú được, th́ vùng này không những có khí hậu nhiệt đới (một điều mà khoa học có biết và không tranh căi) mà c̣n là nơi chốn của một trong những nền văn minh cổ nhất thuộc giống dân thứ tư; giờ đây chúng ta t́m thấy những di chỉ cao nhất của giống dân này nơi những người Trung hoa đă thoái hóa, c̣n di tích thấp nhất đă bị nhà khoa học phàm tục trộn lẫn một cách tuyệt vọng với những di tích của giống dân thứ ba. Trước kia ta có cho biết rằng những người cao siêu nhất hiện nay trên thế giới (xét về mặt tâm linh) thuộc về giống dân phụ thứ nhất của giống dân chính thứ năm, tức là những người Aryan ở Á châu c̣n giống dân cao nhất (xét về mặt trí phàm) chính là giống dân phụ cuối cùng của giống dân chính thứ năm, tức là những người thực dân da trắng của các con. Đa số nhân loại thuộc về giống dân phụ thứ bảy của giống dân chính thứ tư – những người Trung hoa nêu trên với những hậu duệ và những nhánh nhóc của họ (người Mă lai, Mông cổ, Tây tạng, đảo Java v. v. . . ) cùng với tàn tích thuộc các giống dân phụ khác thứ tư và thứ bảy của giống dân chính thứ ba. Tất cả những người dường như đă sa đọa thoái hóa này là con cháu trực hệ của những nền văn minh cao tột mà tên tuổi và kư ức về chúng không sống c̣n nữa, ngoại trừ trong những quyển sách như ‘Populvuh’, tức là quyển thánh thư của người Guatamala và một vài quyển sách khác mà khoa học không biết”.

Tôi đă t́m hiểu xem có cách nào để giải thích cho điều dường như là sự hối hả kỳ lạ qua việc con người tiến bộ trong ṿng hai ngàn năm vừa qua so với t́nh trạng tương đối ngưng trệ của những người thuộc cuộc tuần hoàn thứ tư măi cho đến khi bắt đầu có sự tiến bộ hiện nay. Chính câu hỏi này đă gợi ra lời giải thích vừa được trích dẫn nêu trên cũng như những nhận xét sau đây liên quan tới “sự hối hả” mới đây “trong sự tiến bộ của loài người”.

“Phần cuối cùng của một chu kỳ rất quan trọng. Mỗi cuộc tuần hoàn, mỗi giống dân chính cũng như mỗi giống dân phụ đều có các chu kỳ lớn và nhỏ trên mọi hành tinh mà nhân loại trải qua. Nhân loại thuộc cuộc tuần hoàn thứ tư cũng có một chu kỳ lớn, và các giống dân chính và giống dân phụ của nó cũng vậy. “Sự hối hả kỳ lạ” là do tác dụng kép của cuộc tuần hoàn thứ tư đang bắt đầu đi xuống cùng với tác dụng của các giống dân (chu kỳ nhỏ của giống dân phụ của con) đă đạt tới tột đỉnh. Nên nhớ rằng con thuộc về giống dân thứ năm, thế nhưng con chẳng qua chỉ là giống dân phụ Tây phương. Cho dù có cố gắng đến đâu đi nữa th́ cái mà con gọi là văn minh chỉ được hạn chế vào giống dân phụ Tây phương cùng với hậu duệ của nó ở châu Mỹ. Khi tỏa ra xung quanh, ánh sáng hào nhoáng của nó dường như có thể chiếu xa hơn mức nó thực sự đạt được. Ở Trung hoa không có sự hối hả, c̣n ở Nhật Bản th́ con chỉ có được một bức biếm họa.

“Một sinh viên huyền bí học không được nói tới t́nh trạng ngưng trệ của những người thuộc cuộc tuần hoàn thứ tư, v́ lịch sử hầu như chẳng biết ǵ về t́nh trạng đó, ‘măi cho đến khi bắt đầu sự tiến bộ hiện nay’ của các quốc gia khác các quốc gia phương Tây. Chẳng hạn như con biết ǵ về châu Mỹ trước khi người Tây ban nha xâm lược nó? Không đầy hai thế kỳ trước khi Cortez tới đó th́ đă có một sự hối hả tiến bộ trong đám các giống dân phụ ở Peru và Mexico, cũng giống như hiện nay có sự tiến bộ ở Âu châu và nước Mỹ. Các giống dân phụ này đă bị kết liễu và hầu như tuyệt chủng do những nguyên nhân mà chính ḿnh gây ra. Chúng ta chỉ có thể nói tới t́nh trạng ‘ngưng trệ’ mà mọi giống dân chính và giống dân phụ đều gặp phải trong những giai đoạn chuyển tiếp tuân theo luật thành trụ hoại không. Lịch sử thế giới của con chỉ quen thuộc với những giai đoạn chuyển tiếp này, trong khi nó hoàn toàn mù tịt về t́nh trạng của Ấn Độ ngay cả chỉ cách đây vài chục thế kỷ. Các giống dân phụ của con giờ đây đă đạt tới tột đỉnh chu kỳ của riêng ḿnh, và lịch sử sẽ không đi quá xa hơn thời kỳ suy vong của một vài giống dân phụ khác mà hầu hết thuộc về giống dân chính thứ tư có trước đó”.

Tôi đă hỏi châu Atlantis thuộc về thời kỳ nào và liệu cái thảm họa hủy diệt nó có xảy ra ở một nơi đă định trong diễn tŕnh tiến hóa mà đối với sự phát triển của các giống dân th́ tương ứng với chu kỳ hoại không của các hành tinh. Câu trả lời là như sau:

“Thuộc về Trung tân kỳ Đệ tam kỷ. Trong sự tiến hóa của các cuộc tuần hoàn th́ mọi chuyện xảy ra đều đúng lúc và đúng nơi đă định, bằng không th́ nhà thấu thị lỗi lạc nhất cũng chẳng thể tính toán chính xác được năm tháng ngày giờ xảy ra những thảm họa lớn và nhỏ. Một vị Chơn sư cũng chỉ có thể tiên đoán một thời kỳ gần đúng, trong khi mà giờ đây những biến cố gây ra những biến động to lớn về địa chất học có thể được tiên đoán một cách chính xác như toán học giống như các kỳ nhật nguyệt thực và những sự xoay ṿng khác trong không gian. Châu Atlantis (nhóm lục địa và quần đảo) bị ch́m trong thời Trung tân kỳ Đệ tam kỷ - cũng như giờ đây người ta thấy một vài lục địa của con đang dần dần bị ch́m xuống – và nó đạt tột đỉnh một là qua sự biến mất tối hậu của lục địa lớn nhất, một biến cố đồng thời với sự nâng cao của dăy núi Alpes, hai là sự biến mất của ḥn đảo cuối cùng trong những ḥn đảo đẹp đẽ mà Plato có nhắc đến. Những vị tu sĩ Ai Cập ở Saїs đă bảo tổ tiên của ông tức là Solon rằng châu Atlantis (nghĩa là ḥn đảo lớn duy nhất c̣n lại) đă bị diệt vong 9.000 năm trước thời của họ. Đây không phải là một ngày tháng bịa đặt, v́ họ đă bảo tồn sử liệu của ḿnh một cách kỹ lưỡng nhất trong hàng ngh́n năm. Nhưng thế th́ ta xin nói rằng họ chỉ nhắc đến đảo Poseidonis và thậm chí không tiết lộ cho nhà lập pháp vĩ đại người Hi lạp nêu trên niên đại học bí mật của ḿnh. V́ không có lư do nào về địa chất học để mà nghi ngờ, ngược lại có cả đống bằng chứng để chấp nhận truyền thuyết, cho nên khoa học cuối cùng đă chấp nhận sự tồn tại của lục địa lớn cùng với quần đảo đó, như vậy đă chứng minh cho sự xác thực của một huyền thoại nữa.

Mỗi khi có một kỳ hoại không sắp đến th́ luôn luôn là có những thảm họa do lửa hay nước báo điềm. Nhưng ngoài điều này ra th́ có thể nói rằng mọi giống dân chính đều phải bị xẻ làm đôi bởi hoặc là lửa hoặc là nước. Như vậy là sau khi đă đạt tới tột đỉnh sự phát triển vinh quang th́ giống dân thứ tư Atlante đă bị nước hủy diệt; giờ đây con chỉ t́m thấy được những di tích đă sa đọa thoái hóa của chúng, tuy nhiên mỗi giống dân phụ này đều có thời kỳ oanh liệt vàng son và tương đối rạng rỡ. Bây giờ chúng như thế nào th́ một ngày kia con cũng sẽ giống như vậy, luật chu kỳ là một luật bất di bất dịch. Khi giống dân thứ năm của con đạt tới tột đỉnh về trí phàm và đă phát triển được nền văn minh cao nhất (nên nhớ sự khác nhau giữa nền văn minh vật chất và nền văn minh tinh thần) và không thể tiến cao hơn được nữa trong chu kỳ của riêng ḿnh, th́ việc nó tiến về điều ác tuyệt đối sẽ bị chận lại (giống như những giống dân tiền bối của nó thuộc giống dân thứ ba và thứ tư tức giống dân Lemuria và Atlante đă bị chận lại khi cũng tiến về điều ác tuyệt đối đó) bởi trong những biến động đầy thảm họa khiến cho nền văn minh lớn lao của nó bị tiêu diệt, và mọi giống dân phụ của giống dân này sẽ lại sa đọa trong những chu kỳ riêng của ḿnh sau một thời kỳ ngắn rạng rỡ với đầy học thuật. Con hăy xem di tích của người Atlante, người cổ Hi Lạp và người cổ La mă (người Hi Lạp và La Mă hiện đại thuộc về giống dân thứ năm). Con hăy xem thời kỳ lừng lẫy và vinh quang của họ lớn lao, ngắn ngủi và phù du biết là chừng nào. Đó là v́ họ chẳng qua chỉ là các giống dân phụ của bảy hậu duệ của giống dân chính [[2]]. Một định luật khống chế không cho phép giống dân chính chứ đừng nói giống dân phụ và các nhánh nhóc của chúng xâm phạm vào những đặc quyền của giống dân chính và giống dân phụ nối tiếp nó, chưa kể tới việc xâm phạm vào kho tri thức và quyền năng được dành sẵn cho giống dân kế tiếp nữa”.

“Sự tiến về điều ác tuyệt đối” (đến lượt nó bị các thảm họa của mỗi giống dân chận lại) bắt đầu khi người ta dùng những sự khảo sát trí tuệ b́nh thường và những tiến bộ của khoa học để thụ đắc được những quyền năng đối với Thiên nhiên mà ngay cả giờ đây quả vị Chơn sư đă đạt được do phát triển quá sớm những quyền năng cao siêu hơn mức mà chúng ta thường dùng. Tôi đă nói sơ sơ tới những quyền năng này ở một chương trước kia khi tôi cố gắng mô tả các vị đạo sư bí truyền; muốn mô tả tỉ mỉ th́ tôi ắt phải lạc đề dài ḍng khi nói về những hiện tượng huyền bí. Cần phải nói rằng chúng chỉ gây nguy hiểm cho xă hội nói chung và gây ra đủ thứ tội ác hoàn toàn không thể ḍ la ra được nếu chúng thuộc quyền sở hữu của những kẻ coi chúng chẳng khác ǵ một kho báu thiêng liêng sâu kín. Thế mà một số những quyền năng này chỉ là việc áp dụng thực tế những lực huyền vi của Thiên nhiên mà người ta có thể khám phá được qua diễn tŕnh tiến bộ khoa học b́nh thường. Người Atlante thời xưa đă thành tựu được sự tiến bộ đó. Những nhà khoa học trần tục của giống dân này đă học được bí mật của sự tụ và tán vật chất mà chỉ một ít nhà thần linh học thực tế cho tới nay mới biết có thể làm được; họ cũng kiểm soát được các tinh linh ngũ hành để có thể tạo ra những hiện tượng c̣n phi phàm hơn nữa. Các quyền năng như thế mà lọt vào tay những kẻ chỉ hăm hở sử dụng chúng vào những mục đích ích kỷ vô lương tâm, th́ chẳng những chỉ  gây ra tai họa cho xă hội mà đối với những người sở đắc được chúng th́ sự tiến bộ theo chiều hướng đề cao tâm linh một cách độc ác như thế ắt có một hậu quả c̣n khủng khiếp hơn nhiều so với sự đau khổ và cực nhọc trong thế giới ngày nay. Như vậy khi trí phàm không bị kiểm soát bởi đạo đức cao siêu và lộng hành xâm nhập vào lănh vực riêng của sự tiến bộ tâm linh th́ định luật thiên nhiên phải mạnh mẽ ra tay chận đứng nó lại. Ta sẽ hiểu rơ t́nh huống này hơn khi ta xét đến những số phận nói chung mà loài người đang hướng tới.

Như vậy người ta đă khẳng định rơ rệt được cái nguyên tắc theo đó đủ thứ giống dân khi phát triển lên th́ đều bị định luật chu kỳ kiểm soát một cách tập thể, cho dù xét về mặt cá nhân, họ có quyền vận dụng tự do ư chí mà chắc chắn là họ có được. Đối với những người chưa bao giờ xem xét các sự vụ của nhân loại trải dài hơn một thời kỳ rất ngắn mà lịch sử có bàn đến th́ có lẽ thông lệ của những diễn tŕnh biến cố này không cho thấy có tính cách chu kỳ, mà đúng hơn là một sự tiến bộ theo kiểu di chuyển trên bàn cờ, đôi khi được đẩy nhanh do những vĩ nhân và hoàn cảnh thuận lợi, đôi khi lại bị chậm trễ do chiến tranh, sự ngu tín hoặc những thời kỳ mà trí tuệ cẳn cỗi, nhưng xét về lâu về dài th́ nó vẫn tiến lên phía trước liên tục theo một tốc độ nào đó. V́ quan điểm bí truyền về vấn đề này (vốn được củng cố do sự quan sát rộng khắp mà khoa học huyền bí có thể thực hiện được) hoàn toàn có khuynh hướng ngược lại, cho nên dường như cũng bơ công khi ta kết luận những lời giải thích này bằng một đoạn trích dẫn của một tác giả xuất sắc hoàn toàn không dính dáng ǵ tới thế giới huyền bí, thế mà khi quan sát kỹ lưỡng chỉ những sử liệu thôi, ông cũng dứt khoát nói lên lời ủng hộ thuyết chu kỳ. Trong quyển Lịch sử Phát triển Trí tuệ ở Âu châu, Tiến sĩ J. W. Draper có viết như sau:

“Chúng ta thường bảo rằng ḿnh là các tạo vật do hoàn cảnh. Trong cách diễn đạt đó có một triết lư cao siêu hơn mức mà ta thoạt nh́n thấy được . . . V́ vậy do quan điểm chính xác hơn này, chúng tôi xin xem xét diễn tiến của các sự việc với việc thừa nhận nguyên lư các sự việc con người diễn ra một cách xác định, mở rộng và triển khai thêm nữa. V́ thế chúng ta thấy rằng những điều mà chúng ta bảo tưởng chừng là những vấn đề do chọn lựa th́ thực ra lại bị nhu cầu của thời đại áp đặt lên những người xét theo bề ngoài gây ra những chuyện đó. Sự thật th́ ta phải coi chúng là sự hiển bày của một giai đoạn sống nào đó mà các quốc gia sớm muộn ǵ cũng phải trải qua trong quá tŕnh tiến lên. Đối với cá nhân chúng ta thừa biết rằng một cách hành động mực thước, một tác phong nghiêm chỉnh đúng mức vốn thuộc về giai đoạn trưởng thành trong cuộc đời, là sự thay đổi từ giai đoạn cứng đầu, nhí nhảnh của tuổi thanh xuân mà người ta thường nhận thấy là nó bắt đầu bởi những sự việc ngẫu nhiên. Có lẽ trong một trường hợp này đó là một tang chế trong gia đ́nh, trong trường hợp kia là sự mất của, c̣n trong trường hợp thứ ba là do đau ốm. Chúng ta cũng chính xác thôi nếu bảo rằng việc thay đổi tính t́nh đó được gán cho việc ta phải trải qua những thử thách nêu trên, nhưng chúng ta không bao giờ lừa gạt chính ḿnh bằng cách giả sử rằng nếu những diễn biến trên không xảy ra th́ chúng ta sẽ không thay đổi tính t́nh. Trong số tất cả những sự thăng trầm đó th́ có một vận mệnh mà ta không chống lại được . . . Có những sự tương tự giữa cuộc sống của một quốc gia và cuộc đời của một cá nhân; mặc dù xét về một phương diện nào đó y có thể tạo ra chính số phận của ḿnh (hạnh phúc hay đau khổ, tốt hay xấu) mặc dù y vẫn c̣n đi đó đi đây theo sự thôi thúc của những khuynh hướng của ḿnh, mặc dù y làm điều này hoặc không làm điều kia tùy thích; song le y vẫn bị g̣ bó bởi một số phận khắc khe, một số phận đưa y vào cuộc đời một cách không tự nguyện (xét về cá nhân y) số phận này thôi thúc y trải qua một đời sinh hoạt nhất định mà những giai đoạn của nó hoàn toàn bất biến: tuổi sơ sinh, tuổi con nít, tuổi thanh xuân, tuổi trưởng thành, tuổi già với mọi hành động và đam mê đặc trưng của những tuổi đó, thế rồi nó lại rút y ra khỏi sân khấu đó vào đúng lúc đă định mà trong hầu hết trường hợp là y không hề muốn. Đối với các quốc gia th́ cũng như vậy. Sự tự nguyện chỉ là cái dáng vẻ che đậy bên ngoài nhưng khó ḷng mà che giấu sự tiền định. Chúng ta có thể kiểm soát được những biến cố trong đời ḿnh chứ tuyệt nhiên không kiểm soát được qui luật diễn biến của nó. Có một môn h́nh học áp dụng cho các quốc gia một phương tŕnh với đường cong tiến bộ mà không một kẻ phàm tục nào với tới được”.

  

5. Devachan

Ta không thể tiến hành cứu xét những trạng thái mà các nguyên khí cao cả của con người trải qua vào lúc chết, nếu trước hết ta không biểu thị cái khuôn khổ chung của trọn cả bảng thiết kế được thực hiện trong tiến tŕnh tiến hóa của con người. Tuy nhiên, v́ nhiều nhiệm vụ của tôi giờ đây đă được hoàn thành, cho nên chúng tôi có thể chuyển sang việc xem xét số phận tự nhiên của mỗi Bản ngă con người trong khoảng thời gian trải qua giữa lúc kết thúc một cuộc sống nơi ngoại giới và lúc bắt đầu cuộc sống khác. Khi bắt đầu cuộc sống khác, Nghiệp của cuộc sống nơi ngoại giới trước kia sẽ xác định trạng thái sự sống mà cá nhân sinh ra trong đó. Thuyết Nghiệp báo này là một trong những đặc điểm thú vị nhất của triết học Phật giáo. Bất cứ lúc nào cũng không có điều ǵ bí mật về thuyết này, mặc dù v́ thiếu hiểu biết đúng đắn về các yếu tố trong triết lư đó (nó vốn hoàn toàn bí truyền) cho nên đôi khi người ta cũng hiểu lầm nó.

Nghiệp là một biểu hiện tập thể được áp dụng cho cái nhóm phức tạp những ái lực về điều thiện và điều ác mà một con người gây ra trong buổi sinh thời, cùng với tính cách vốn cố hữu nơi nguyên khí thứ năm của y trải qua suốt quăng thời gian giữa lúc y chết so với một kiếp sống nơi ngoại giới và lúc y sinh ra trong một kiếp sống kế tiếp. Đôi khi người ta có phát biểu rằng giáo lư này dường như đ̣i hỏi khái niệm về một thẩm quyền tâm linh cao cả tổng kết những hành vi của một kiếp sống con người lúc y lâm chung, xem xét những hành động thiện và ác của y rồi phán xét y nói chung trong trường hợp này. Nhưng việc hiểu được cách thức mà các nguyên khí con người phân ly vào lúc chết sẽ cung ứng cho ta một manh mối để hiểu được các vận hành của Nghiệp báo, cũng như cái đề tài lớn lao mà tốt hơn ta nên xem xét trước nhất, đó là t́nh trạng tâm linh tức thời của con người sau khi chết.

Vào lúc chết, điều vốn thực sự là Chơn ngă cuối cùng bỏ lại ba nguyên khí thấp – thể xác, sinh lực và đối thể tinh vi của thể xác - c̣n bốn nguyên khí cao thoát được vào trong cái thế giới ở ngay bên trên thế giới của chúng ta; ở ngay bên trên có nghĩa là xét theo thứ tự về tính linh – không phải ở bên trên ǵ cả mà ở trong và thuộc về chính nó khi ta xét tới địa điểm thực sự - đó là dục giới tức kama loka theo một cách diễn tả rất quen thuộc của tiếng Phạn. Ở đây có diễn ra một sự chia ly giữa hai lưỡng nguyên bao gồm bốn nguyên khí cao. Những lời giải thích nêu trên liên quan tới mức độ chưa hoàn hảo về mặt phát triển cho đến nay của những nguyên khí cao nơi con người ắt cho thấy rằng việc ước lượng về diễn tŕnh này xét theo bản chất của sự chia ly máy móc giữa các nguyên khí, chỉ là một cách đại khái để bàn tới vấn đề này. Nó phải được biến đổi trong tâm trí của bạn đọc dưới ánh sáng của điều mà ta vừa nêu. Nói cách khác ta có thể mô tả đó là một sự thử thách về mức độ phát triển của nguyên khí thứ năm. Tuy nhiên khi xem xét ư tưởng trên dưới khía cạnh này, chúng ta phải quan niệm một mặt th́ nguyên khí thứ sáu và thứ bảy lôi kéo nguyên khí thứ năm tức hồn người theo một hướng, c̣n một mặt th́ nguyên khí thứ tư lôi kéo nó theo một hướng khác trở lại trần thế. Vậy mà nguyên khí thứ năm lại là một thực thể rất phức tạp, có thể được phân chia thành ra các yếu tố cao và thấp. Trong cuộc đấu tranh diễn ra giữa các nguyên khí lúc sinh thời đồng hành với nhau, th́ bộ phận tốt nhất, thanh tịnh nhất, cao siêu nhất và tâm linh nhất của nó bám lấy nguyên khí thứ sáu, c̣n các bản năng thấp, các xung động và các kư ức của nó bám cứng lấy nguyên khí thứ tư, và trong một chừng mực nào đó nó đă bị xé toạt ra. Những tàn tích thấp thỏi kết hợp với nguyên khí thứ tư trôi nổi trong bầu không khí của trái đất, c̣n những yếu tố tốt nhất (ta phải hiểu rằng điều này thực sự cấu thành Chơn ngă của phàm ngă lúc c̣n sống trên trần thế) th́ tâm thức của nó đi theo nguyên khí thứ sáu và thứ bảy nhập vào một trạng thái tâm linh mà ta sắp khảo sát tới bản chất của nó.

Khi bác bỏ tên gọi b́nh dân theo tiếng Anh dành cho trạng thái tâm linh này v́ nó gắn bó với quá nhiều quan niệm sai lầm cho nên thật bất tiện, chúng ta chấp nhận theo tên gọi Đông phương cái vùng hoặc trạng thái mà các nguyên khí cao của tạo vật con người chuyển vào đó lúc chết. Hơn nữa, điều này cũng đáng mong muốn v́ mặc dù Devachan của triết lư Phật giáo tương ứng về một số phương diện với ư niệm hiện đại của Âu Tây về thiên đường, song nó khác thiên đường ở những phương diện khác vốn c̣n quan trọng hơn nữa.

Tuy nhiên, trước hết ở Devachan, cái c̣n sống sót không chỉ là chơn thần vốn sống c̣n trải qua mọi biến đổi của trọn cả thiên cơ tiến hóa và lướt từ thể xác này sang thể xác khác, từ hành tinh này sang hành tinh khác v. v. . .; điều c̣n sống sót nơi Devachan chính là phàm ngă hữu ngă thức của con người, quả thật là có một vài hạn chế mà ta sẽ xét ngay tới, thế nhưng đó vẫn là phàm ngă cũ khi xét về những xúc cảm cao siêu, những hoài băo, t́nh cảm thậm chí những thị hiếu giống như khi c̣n sống trên trần thế. Có lẽ tốt hơn ta nên nói đó là tinh hoa của phàm ngă hữu ngă thức quá cố.

Độc giả ắt cũng được bơ công khi học biết điều mà Đại tá H. S. Olcott có nói tới trong phần Vấn đáp Giáo lư Phật giáo nói về sự khác nhau cố hữu giữa “chơn ngă” và “phàm ngă”. V́ ông viết chẳng những được sự tán thành của Tu sĩ cao cấp ở Sripada và Galle, Sumangala, mà c̣n do được giáo huấn trực tiếp của Sư phụ, cho nên những lời lẽ của ông ắt có thẩm quyền đối với sinh viên huyền bí học. Ông nói trong phần phụ lục như sau:

“Sau khi suy gẫm kỹ, tôi đă thay thế từ ‘phàm ngă’ vào chỗ ‘chơn ngă’ mà tôi đă viết ra trong ấn bản thứ nhất. Những sự xuất hiện liên tiếp ở trên một hay nhiều trái đất, tức là ‘sự giáng sinh’ của những bộ phận cố kết với ái dục (ngũ uẩn) của một thực thể nào đó, tức là một sự nối tiếp của các phàm ngă. Phàm ngă của kiếp sống này khác với phàm ngă của kiếp sống trước kia hoặc kiếp sống kế tiếp. Nghiệp (vị cứu tinh) đang ngụy trang – hoặc liệu ta nói là phản ảnh? – nơi phàm ngă của một nhà hiền triết cũng như nơi phàm ngă của một thợ thủ công v. v. . . trải qua suốt chuỗi tái sinh. Nhưng mặc dù các phàm ngă luôn luôn thay đổi nhưng chúng được xỏ xâu trên một ḍng sống duy nhất giống như những hạt ngọc châu được xỏ lại một cách liên tục.

“Đó luôn luôn là cái ḍng sống đặc biệt này chứ không phải là ḍng sống khác. V́ vậy nó có tính chất cá biệt và cái sự ba động của kiếp sống cá biệt vốn bắt đầu nơi Niết Bàn tức khía cạnh nội giới của Thiên nhiên, cũng như ba động của ánh sáng hay nhiệt xuyên qua chất hậu thiên khí (aether) để bắt đầu cội nguồn năng động của ḿnh. Cái ba động sự sống cá thể đó trải qua đời sinh hoạt xuyên suốt khía cạnh ngoại giới của Thiên nhiên do sự thôi thúc của Nghiệp báo và sự hướng dẫn sáng tạo của Ái dục (Tanha) trải qua biết bao nhiêu biến đổi theo chu kỳ để rồi trở lại Niết Bàn. Ông Rhys Davids gọi cái điều chuyển từ phàm ngă này sang phàm ngă khác dọc theo chuỗi ḍng sống cá thể đó là ‘tính t́nh’ hoặc ‘hành’. V́ ‘tính t́nh’ không phải là một điều trừu tượng siêu h́nh mà là toàn bộ những phẩm chất trí tuệ cùng với những xu hướng đạo đức của con người, cho nên nó chẳng giúp ǵ vào việc xua tan cái điều mà ông Rhys Davids gọi là ‘mưu mẹo tuyệt vọng về một điều bí nhiệm’, nếu ta coi ba động sự sống đó là chơn ngă, c̣n mỗi một chuỗi biểu lộ trên cuộc đời của nó là một phàm ngă riêng biệt?

“Trong ‘Trường Bộ Kinh’ thuộc phần Kinh Tạng, có tŕnh bày việc Đức Phật chối bỏ ‘linh hồn’ để biểu thị cái niềm tin hăo huyền đang thịnh hành rằng có một phàm ngă độc lập chuyển kiếp được, một thực thể có thể di chuyển bất biến từ kiếp này sang kiếp khác, hoặc đi tới một nơi khác hoặc một trạng thái khác với vai tṛ là một thực thể toàn bích cho nên nó có thể hưởng lạc hoặc chịu đau khổ măi măi. Điều ngài chứng tỏ chỉ nghĩa là cái ‘ngă thức’ đó không thể có được sự thường trụ xét theo luận lư v́ những yếu tố sơ cấp tạo nên nó cứ thay đổi luôn luôn và cái ‘bản ngă’ của kiếp này khác với bản ngă của mọi kiếp khác. Nhưng trong Phật giáo, tôi thấy mọi điều đều phù hợp với thuyết cho rằng có những sự tiến hóa dần dần của một con người toàn bích, nghĩa là một Đức Phật phải trải qua a tăng kỳ kiếp. Và trong tâm thức của đấng vào cuối cái chuỗi sinh tử luân hồi đó mà đạt được Phật quả hoặc đă thành tựu được tứ Thiền tức là sự phát triển thần bí của bản ngă trong bất cứ kiếp nào trước kiếp cuối cùng, th́ ngài có thể nhận thức được mọi cảnh vật các kiếp nối tiếp nhau. Trong ‘Bổn Sinh Kinh’ mà ông Rhys Davids đă dịch rất hay có một cách diễn đạt cứ lập đi lập lại mà tôi nghĩ rằng đă ủng hộ cho ư kiến trên, nghĩa là ‘Thế rồi đấng Thế Tôn đă làm bộc lộ ra một diễn biến ẩn tàng do sự tái sinh’ hoặc là ‘điều đă được ẩn tàng bởi v. v. . .’. Vậy th́ Phật giáo sơ khai rơ rệt là chủ trương có một kư ảnh thường tồn trong chất Tiên thiên khí (Akasa), và con người có tiềm năng đọc kư ảnh đó khi ngài tiến hóa đến giai đoạn giác ngộ cá nhân chân chính”.

Trong Devachan, các xúc cảm thuần túy ái dục cùng với những thị hiếu tương tự của phàm ngă đă quá cố sẽ bị rơi rụng trước đó, nhưng ta không được suy ra rằng trạng thái này chẳng bảo tồn được điều ǵ, ngoại trừ những xúc cảm và tư tưởng liên quan trực tiếp tới tôn giáo hoặc triết lư tâm linh. Ngược lại, mọi h́nh thức cao siêu ngay cả của những xúc động có tính ái dục đều được phát triển một cách thỏa đáng trong Devachan. Để gợi ra trọn cả một ư tưởng bằng một minh họa cho một linh hồn đang ở Devachan, nếu linh hồn người này rất say mê âm nhạc, th́ nó sẽ liên tục ngất ngây do những cảm giác mà âm nhạc tạo ra. Người mà hạnh phúc thuộc loại cao siêu trên trần thế hoàn toàn tập trung vào việc vận dụng t́nh cảm th́ sẽ không bị thiếu sót một ai ở Devachan trong số những người mà y yêu thương. Nhưng người ta ắt hỏi ngay rằng nếu một số những người được yêu thương bản thân họ không thích hợp với Devachan th́ biết làm sao bây giờ? Câu trả lời là điều đó không thành vấn đề. Đối với người yêu thương, th́ những đối tượng được yêu thương sẽ có mặt. Ta không cần nói nhiều hơn nữa để cung cấp manh mối cho quan điểm này. Devachan là một trạng thái chủ quan trong nội giới. Nó dường như thật chẳng kém ǵ những cái bàn hay những cái ghế xung quanh ta; nên nhớ rằng trên hết mọi chuyện th́ đối với triết lư sâu xa của huyền bí học, những cái bàn, những cái ghế và trọn cả những cảnh tượng khách quan thuộc ngoại giới đều không có thực và chỉ là những điều hăo huyền tạm bợ của giác quan. Đối với những người nhập vào trạng thái Devachan, th́ các thực tại của cơi này cũng có thực như các thực tại của ngoại giới đối với chúng ta, thậm chí c̣n có thực hơn nữa ḱa.

Do đó suy ra rằng cái sự cô lập trong nội giới của Devachan (thoạt tiên có lẽ là ta quan niệm như vậy) tuyệt nhiên không phải là sự cô lập thực sự như ta hiểu từ này trên cơi trần mà đó là sự đồng hành với tất cả những ǵ linh hồn đang khao khát, cho dù đó là con người, sự vật hoặc tri thức. Việc kiên nhẫn khảo sát vị trí trong Thiên nhiên của cơi Devachan sẽ cho ta thấy rằng trạng thái cô lập nội giới này của mỗi đơn vị con người là t́nh trạng duy nhất khiến cho có thể có được bất cứ điều ǵ mà ta có thể mô tả là một kiếp sống tâm linh cực lạc sau khi chết dành cho loài người nói chung. Cơi Devachan là một trạng thái cực lạc thuần túy và tuyệt đối dành cho bất cứ người nào đạt được nó, cũng giống như Địa ngục A tỳ là trạng thái ngược lại. Không có ǵ là bất b́nh đẳng hoặc bất công trong hệ thống này; Devachan tuyệt nhiên không giống đối với một kẻ tốt và một kẻ vô thưởng vô phạt, nhưng nó không phải là một cuộc sống có trách nhiệm và v́ vậy ở trong nó không có một chỗ đứng hợp lư nào cho sự đau khổ, cũng như trong Địa ngục A tỳ không có một chỗ nào dành cho sự hưởng lạc hoặc sự hối hận. Đây là một kiếp sống của những hậu quả chứ không phải của những nguyên nhân; một kiếp sống để trả giá cho những ǵ mà ḿnh gieo gặt chứ không phải lao động để gieo gặt. V́ vậy trong kiếp sống này người ta không thể nhận biết được những ǵ diễn ra trên cơi trần. Nếu việc nhận biết đó mà xảy ra th́ trong t́nh trạng sau khi chết ắt không thể có hạnh phúc chân thực. Một thiên đường được tạo thành một cái tháp canh mà người đứng trên đó c̣n có thể quan sát được những nỗi khốn khổ trên trần gian, th́ ắt quả thật là một nơi chốn đau khổ cùng cực cho tâm trí đối với những người có nhiều công đức nhất v́ đă sống vị tha và đầy thiện cảm. Nếu chúng ta cung cấp cho họ sự tưởng tượng chỉ trong một mức độ đồng cảm rất hạn chế đến nỗi họ sẽ không tưởng tượng hoặc màng đến cái phong cảnh đau khổ mà một vài người có gắn bó trực tiếp với họ sẽ chết đi để rồi gặp lại được họ, th́ họ vẫn c̣n có một thời kỳ rất bất hạnh trông ngóng những người c̣n sống sót sống nốt cái cuộc đời dài dằng dặc đầy cực nhọc dưới trần thế. Và cho dù cái giả thuyết này không thể đứng vững thêm nữa v́ nó làm cho thiên đường trở thành nơi chốn đau khổ đối với những người vị tha nhất và đầy thiện cảm nhất, th́ những sự phiền năo được phản ánh nơi đó vẫn c̣n ảnh hưởng tới cái loài người đau khổ nói chung ngay cả sau khi những thân nhân của họ đă được cứu rỗi trong khoảng thời gian nào đó. Lối thoát duy nhất ra khỏi sự tiến thoái lưỡng nan này là phải giả định rằng thiên đường không mở cửa có thể nói là cho việc kinh doanh, và tất cả những người nào đă sống từ thời ông Adam trở đi vẫn c̣n ở trong t́nh trạng xuất thần giống như chết ở trên đó để chờ đến ngày phục sinh vào lúc tận thế. Cái giả thuyết này cũng có nhiều chuyện gây lúng túng nhưng bây giờ chúng ta chỉ quan tâm tới sự hài ḥa hợp khoa học của Phật giáo bí truyền chứ không phải là các thuyết của những tín ngưỡng khác.

 Tuy nhiên, độc giả nào có thể công nhận rằng việc từ thiên đường có thể nh́n thấy cuộc sống trên trần thế ắt khiến cho không thể có được hạnh phúc nơi thiên đường, độc giả đó có thể c̣n hồ nghi liệu có thể có được hạnh phúc chân chính chăng nơi cái trạng thái mà người ta có thể phản đối là cô lập một cách đơn điệu như ta giờ đây đang mô tả. Lời phản đối này chỉ xuất hiện do người ta tưởng tượng rằng ḿnh không thể thoát khỏi môi trường xung quanh hiện nay. Ta hăy bắt đầu nói tới sự đơn điệu. Chẳng ai phàn nàn rằng ḿnh đă trải qua sự đơn điệu trong những giây phút, hoặc chốc lát hoặc nửa tiếng đồng hồ hoặc có thể được như vậy, hạnh phúc nhất mà ḿnh đă hưởng được trong kiếp sống. Dù sao đi nữa, hầu hết mọi người đều có một số giây phút hạnh phúc để nhớ lại với mục đích so sánh; ta hăy thử xét ngay cả một giây phút hay chốc lát đó (nó quá ngắn ngủi nên không thể bị nghi ngờ là đơn điệu) và tưởng tượng ra rằng những cảm giác của nó được kéo dài vô tận mà không có một diễn biến bên ngoài nào song hành với nó để đánh dấu khoảng thời gian. Trong một t́nh trạng sự việc như thế th́ không có một chỗ đứng nào cho quan niệm về sự buồn chán. Cái cảm giác vô cùng hạnh phúc, tinh nguyên và bất biến đó cứ tiếp diễn nhưng không thể là măi măi v́ các nguyên nhân tạo ra nó vốn không vô hạn, nhưng cảm giác đó tiếp diễn trong một thời gian rất dài cho đến khi cái xung lực gây ra nó đă bị cạn kiệt.

Ta cũng không được giả sử rằng có thể nói là không có sự thay đổi chú tâm khi linh hồn ở Devachan; nghĩa là bất kỳ một lúc nào của cảm giác trên trần thế mà được chọn lựa th́ cứ kéo dài măi. Một vị đạo sư thuộc thẩm quyền cao cấp nhất về đề tài này có viết như sau:

“Có hai môi trường biểu lộ nhân quả, đó là ngoại giới và nội giới. Các năng lượng thô thiển (vốn tác động trong trạng thái vật chất thô) biểu lộ nơi ngoại giới trong kiếp tới trên cơi trần với hậu quả là một phàm ngă mới dành cho mỗi kiếp sống được xếp đặt trong nội bộ của chu kỳ lớn đang tiến hóa. Chỉ những hoạt động đạo đức và tâm linh mới có môi trường hậu quả là Devachan. Và v́ tư tưởng cũng như sự hoang tưởng vốn vô hạn, cho nên làm sao mà ta căi được rằng có một lúc nào mà có một điều ǵ đó giống như sự đơn điệu ở trạng thái Devachan? Ít có người nào mà cuộc sống hoàn toàn không xúc cảm, yêu đương hoặc ít nhiều ưu ái một cách mănh liệt đối với một đường lối tư tưởng nào đó khiến cho y không thích hợp với một thời kỳ tỉ lệ trong kinh nghiệm Devachan vượt ngoài cuộc sống trên cơi trần. Như vậy chẳng hạn như trong khi những thói xấu, những sự thu hút về thể chất và vật dục ví như của một triết gia vĩ đại nhưng là một người bạn xấu và một con người ích kỷ, trong khi những điều trên có thể tạo ra kiếp lai sinh của một trí năng mới c̣n vĩ đại hơn nữa, th́ đồng thời nó cũng tạo ra một con người khốn khổ nhất phải gặt hái những Nghiệp quả của mọi nguyên nhân mà thực thể ‘cũ’ đă tạo ra; thành phần cấu tạo của người mới này tất nhiên phải bao gồm những xu hướng chiếm ưu thế của thực thể trong kiếp trước, c̣n khoảng thời gian giữa hai kiếp sống trên cơi trần không thể có được theo những định luật đă được điều chỉnh tuyệt vời trong Thiên nhiên, mà chỉ có một sự ngắt quăng vô ư thức. Không thể có cái loại khoảng trống buồn tẻ mà thần học của phái Tin lành trong Ki tô giáo đă hứa hẹn một cách tử tế hoặc đúng hơn là nói bóng gió về ‘những linh hồn quá cố’ mà giữa lúc chết và lúc ‘phục sinh’ phải chịu cảnh treo lơ lửng trong không gian ở trạng thái tê bại về tâm trí để chờ đến ‘Ngày Phán Xét’. Những nguyên nhân do năng lượng tâm trí và tâm linh gây ra c̣n vĩ đại và có tầm quan trọng hơn những nguyên nhân do các xung động thể chất gây ra, cho nên dù tốt hay xấu th́ hậu quả của chúng cũng phải tỉ lệ với nguyên nhân. Các kiếp sống trên trái đất này hoặc một hành tinh khác không cung cấp môi trường thích hợp cho những hậu quả như thế, và mọi người trồng trọt đều phải có quyền được gặt hái vụ mùa của ḿnh, cho nên các hậu quả phải được bành trướng nơi Devachan hoặc nơi A tỳ [[3]]. Chẳng hạn như Bacon, người mà một thi sĩ đă mô tả là:

‘Kẻ xuất sắc nhất, khôn ngoan nhất và đê tiện nhất trong loài người’.

Bacon có thể lại xuất hiện trong kiếp tới với vai tṛ là một kẻ kiếm tiền tham lam nhưng có những năng lực trí tuệ phi thường. Cho dù trí năng đó cực kỳ vĩ đại đến đâu đi nữa th́ chúng cũng không thể có được môi trường thuận lợi để cho cái đường lối tư tưởng đặc thù mà người sáng lập ra triết học hiện đại đă đeo đuổi trong kiếp trước có thể gặt hái được mọi món nợ của ḿnh. Y chẳng qua chỉ là một luật sư quỉ quyệt, một vị Chưởng Khế tham nhũng, một người bạn bạc bẽo và một vị Chưởng Ấn không lương thiện; do Nghiệp quả dẫn dắt y có thể t́m thấy một mảnh đất mới thích hợp nơi cơ thể của một kẻ cho vay tiền để rồi xuất hiện trở lại làm một ông Shylock mới. Nhưng Bacon (tư tưởng gia vô song) mà sự nghiên cứu về triết học đối với những vấn đề thâm thúy nhất trong Thiên nhiên vốn là ‘t́nh yêu đầu tiên và cuối cùng cũng như duy nhất’ của ḿnh, cái ‘vị thiên tài vĩ đại về trí tuệ của loài người’, một khi đă bị dứt bỏ khỏi phàm ngă th́ biết đi đâu bây giờ? Phải chăng mọi hậu quả của cái trí năng siêu phàm đó đă tiêu tan đi rồi biến mất? Chắc chắn là không. Như vậy th́ những phẩm chất về đạo đức và tâm linh của ông phải t́m ra được một môi trường để năng lượng của chúng có thể phát triển được. Devachan là một môi trường như thế. V́ vậy mọi kế hoạch vĩ đại cải cách đạo đức, dùng trí tuệ để khảo cứu những nguyên lư trừu tượng của Thiên nhiên, mọi hoài băo tâm linh thiêng liêng vốn làm cho cuộc đời của y có những lúc rực rỡ nhất ắt phải tạo ra kết quả nơi Devachan. Và thực thể trừu tượng mà kiếp trước người ta biết là Francis Bacon c̣n trong kiếp kế tiếp có thể được biết là một kẻ cho vay nặng lăi đáng khinh bỉ (đó là tạo vật do chính Bacon gây ra, con quỉ Frankenstein của ḿnh, đứa con do Nghiệp báo của ḿnh); trong lúc đó Bacon vẫn c̣n ở trong nội giới do chính ḿnh chuẩn bị lấy để hưởng những hậu quả của những nguyên nhân vĩ đại có ích lợi về mặt tinh thần mà ḿnh đă gieo trồng trong buổi sinh thời. Nó vẫn c̣n sống một kiếp sống thuần túy hữu thức về mặt tinh thần, một giấc mơ thực sự sống động cho đến khi Nghiệp đă được thỏa măn theo chiều hướng đó và đợt sóng lực đă đạt tới bờ bên kia của lưu vực thuộc chu kỳ nhỏ, th́ thực thể đó mới di chuyển sang một lănh vực nguyên nhân kế tiếp trong cơi này hoặc trong cơi khác tùy theo tŕnh độ tiến hóa của ḿnh . . . V́ vậy nơi Devachan có ‘một sự thay đổi chú tâm’ không ngừng thay đổi. Đó là v́ cuộc sống giống như mơ này chẳng qua chỉ là kết quả, là lúc gặt hái, những chủng tử tâm linh đă rớt xuống từ cái cây tồn tại trên cơi trần trong những lúc chúng ta mơ mộng và hi vọng; những đợt hoang tưởng thoáng qua về phúc lạc và cực lạc vốn bị bóp nghẹt trong mảnh đất xă hội bạc bẽo th́ lại đơm hoa kết trái trong buổi b́nh minh rực rỡ của Devachan để rồi chín muồi dưới bầu trời bao giờ cũng mang lại kết quả của nó. Nếu con người chỉ có một giây phút duy nhất kinh nghiệm qua lư tưởng đó th́ thậm chí cũng không thể giả sử một cách sai lầm rằng Devachan có thể là sự kéo dài vô tận của cái ‘giây phút duy nhất’ đó. Một nốt nhạc duy nhất khi được trổi lên từ cây đàn lyre trong cuộc sống ắt tạo ra nốt chủ âm của trạng thái nội giới của con người và thể hiện thành vô số tông và nửa tông của bản hài âm trong ảo h́nh tâm linh. Ở nơi đó mọi hi vọng, hoài băo, ước mơ chưa trở thành hiện thực đều được thực hiện trọn vẹn và những ước mơ trên ngoại giới trở thành những thực tại trên kiếp sống nội giới. Ở nơi đó bậc Điểm đạo đồ, vốn đă học được cái bí mật vĩ đại để xuyên thấu vào những Bí ẩn của Tự thể, ắt nhận thức được những dáng vẻ mờ ảo huyền vi của nó đằng sau bức màn Hăo huyền. . .”

Cũng như kiếp sống trên cơi trần tích lũy cường độ từ lúc sơ sinh cho tới lúc tuổi thanh xuân, rồi từ đó trở đi giảm dần năng lượng cho tới lúc già cả lú lẫn và chết, cũng vậy cuộc sống mơ mộng nơi Devachan cũng trải ra tương ứng như vậy. Trước hết có cơn xao xuyến ban đầu của kiếp sống tâm linh rồi đạt tới tuổi thanh xuân và dần dần kiệt lực chuyển sang trạng thái hôn thụy hữu thức, bán vô ư thức, lú lẫn và . . . không chết mà lại sinh ra – sinh ra vào trong một phàm ngă khác để bắt đầu hành động trở lại, rồi hàng ngày tạo ra một loạt những nguyên nhân mới, những nguyên nhân này ắt phải được thanh toán trong một kỳ hạn khác nơi Devachan.

Những người phản đối có thể khuyến cáo rằng, “vậy th́ nó đâu có phải là thực tại, nó chỉ là một giấc mơ thôi”, “linh hồn bị đắm ch́m trong một cảm giác hưởng thụ hăo huyền vốn đâu có thực chút nào, vậy là nó bị Thiên nhiên lừa gạt và ắt phải xúc động khủng khiếp khi chợt tỉnh ngộ ra lầm lỗi của ḿnh”. Nhưng xét theo bản chất sự việc th́ linh hồn chẳng bao giờ có thể tỉnh ngộ được. Việc tỉnh ngộ ra khỏi Devachan chính là việc sinh vào một kiếp tới trên ngoại giới và lúc đó th́ người ta đă ăn cháo lú Sông Mê mất rồi (the draught of Lethe). Xét về sự biệt lập của mỗi linh hồn th́ chẳng hề có ư thức về sự biệt lập đó cũng như không thể ư thức được sự chia tay với những người mà ḿnh đă chọn lựa. Những người đồng hành này có bản chất không giống như những người muốn đi đâu là được đi đó hoặc những người bạn có thể chán với những người bạn khác đang yêu thương ḿnh, cho dù người bạn kia không chán ḿnh. T́nh yêu vốn là một lực sáng tạo đă đặt cái h́nh ảnh sống động đó ngay trước mắt của linh hồn con người đang khao khát sự hiện diện của những người bạn đồng hành, vậy th́ h́nh ảnh đó c̣n chạy đi đâu được nữa.

Về khía cạnh thuộc vấn đề này, tôi lại xin tận dụng bài giảng của Sư phụ tôi:

“Những người phản đối theo kiểu đó chỉ giả định rằng có một sự không cân xứng trong việc giao tiếp giữa các thực thể nơi Devachan, điều này chỉ áp dụng được cho những sự tương quan khi c̣n sống trên cơi trần! Hai linh hồn có thiện cảm với nhau và cả hai đều đă bỏ xác th́ mỗi linh hồn sẽ tạo ra cảm giác Devachan của riêng ḿnh, và khiến cho linh hồn kia chia xẻ với ḿnh cái cảnh cực lạc nội giới đó. Dĩ nhiên là điều này cũng có thực đối với họ như thể cả hai vẫn c̣n ở trên trần thế. Tuy nhiên, mỗi linh hồn lại tách biệt với linh hồn kia xét về sự liên kết phàm nhơn hoặc thể chất. Trong khi sự liên kết về thể chất là mối liên kết duy nhất mà kinh nghiệm trên cơi trần chúng ta coi là một quan hệ có thực th́ đối với những người nhập Devachan, điều này chẳng những không có thực mà tự thân nó không tồn tại được theo ư nghĩa nào đó cho dù chỉ là một ảo giác v́ thể xác hoặc ngay cả một Ảo thân (Mayavi-rupa) đối với các giác quan tâm linh cũng vô h́nh giống như ảo thân đối với giác quan vật chất của những người yêu mến nhau nhất trên cơi trần. Như vậy cho dù một trong ‘những người chia xẻ t́nh cảm’ đó vẫn c̣n sống và hoàn toàn không có ư thức được mối liên giao đó trong trạng thái tỉnh thức, th́ đối với người nhập Devachan mọi mối liên giao với người kia vẫn là một thực tại tuyệt đối. Cái sự đồng hành có thực đó nào khác chi cái sự đồng hành thuần túy duy tâm mà ta vừa nêu trên giữa hai thực thể nơi nội giới được cấu tạo bằng loại vật chất thậm chí cũng không giống như cái bóng dáng tinh anh được gọi là Ảo thân? Việc phản đối dựa vào lập luận rằng người ta bị ‘Thiên nhiên lừa gạt’ và coi đó là ‘một cảm giác hưởng thụ hăo huyền không có thực’ th́ chỉ cho người ta thấy rằng ḿnh hoàn toàn không hiểu được t́nh trạng sống và tồn tại bên ngoài kiếp sống vật chất. Đó là v́ làm sao ta có thể phân biệt được nơi Devachan (nghĩa là ở bên ngoài t́nh trạng sống nơi cơi trần) giữa điều mà ta gọi là một thực tại và một bản sao giả tạo hoặc nhân tạo cũng của thực tại đó trên cơi trần? Ta không thể áp dụng cùng một nguyên tắc cho hai tập hợp t́nh huống. Liệu ta có thể quan niệm được cái mà ta gọi là một thực tại khi ta đang nhập thể trên cơi trần lại cũng tồn tại trong một t́nh trạng giống hệt như vậy đối với một thực thể đă thoát xác chăng? Trên trần thế con người vốn lưỡng tính theo nghĩa y là một sự vật có tính vật chất cùng với một sự vật có tính tinh thần; v́ thế cho nên tâm trí của y (vốn phân tích được những cảm giác thể chất và những nhận thức tâm linh của ḿnh) tự nhiên là mới phân biệt được giữa một điều có thực và một điều hư cấu. Mặc dù vậy, ngay cả trong khi c̣n sống hai nhóm năng lực này thường xuyên cân bằng với nhau, khi một nhóm chiếm ưu thế, th́ nhóm này coi như là hư cấu hoặc hăo huyền những điều mà nhóm kia tin là có thực nhất. Thế nhưng nơi Devachan, Bản ngă của ta không c̣n lưỡng tính nữa theo nghĩa nêu trên mà trở thành một thực thể trí tuệ, tâm linh. Điều vốn được coi là một hư cấu, một mơ ước trong buổi sinh thời và chỉ tồn tại trong cơi ‘hoang tưởng’, th́ trong t́nh huống hiện tồn mới lại trở thành thực tại duy nhất có thể có. Như vậy đối với chúng ta giả định rằng có thể có bất kỳ thực tại nào khác đối với một người nhập Devachan th́ chính là chủ trương một điều phi lư, một sự trá ngụy kỳ quặc, một ư tưởng phản triết học cùng cực. Điều có thực là điều quả thực được tác động hoặc hoàn thành: ‘thực tại của một sự việc được chứng tỏ qua việc nó có thực’. Và cái sự tồn tại theo giả định và nhân tạo không thể có được nơi trạng thái Devachan cho nên hệ quả luận lư của điều này chính là việc mọi sự vật nơi Devachan đều có thực. Đó là v́ cho dù vẫn hộ tŕ cho năm nguyên khí trong khi phàm ngă c̣n sống hoặc đă hoàn toàn cách ly khỏi những nguyên khí thấp vào lúc thể xác tan ră, th́ nguyên khí thứ sáu tức ‘Hồn Thiêng’ của ta cũng không có chất liệu, nó vốn Vô sắc tướng (Arupa) cho nên không bị hạn chế vào một nơi chốn nào đó trong một phạm vi hạn hẹp mà ta có thể nhận thức được. V́ vậy cho dù ở trong hay ở ngoài xác phàm th́ bao giờ nó cũng biệt lập và không bị xác phàm hạn chế. Nếu ta gọi kinh nghiệm nơi Devachan của nó là ‘một sự lừa gạt của Thiên nhiên’, th́ ta cũng không bao giờ được phép gọi là ‘thực tại’ bất cứ xúc cảm trừu tượng thuần túy nào vốn hoàn toàn thuộc về linh hồn cao cả của ta để rồi được phản ánh và đồng hóa bởi chính nó, chẳng hạn như đó là một nhận thức lư tưởng về điều mỹ lệ, về ḷng thương người sâu sắc, về t́nh thương v. v. . . cũng như mọi cảm giác thuần túy tâm linh khác mà trong buổi sinh thời đă làm cho nội tâm của ta đầy ắp những niềm vui vô tận cũng như nỗi khổ triền miên”.

Chúng ta phải nhớ rằng do chính bản chất của hệ thống mô tả nêu trên th́ có vô số sự phúc lạc nơi Devachan tương ứng với vô số phúc đức của loài người. Nếu “cơi bên kia” thực sự là cơi thiên đường ngoại giới mà thần học thông thường rao giảng, th́ việc vận hành của nó ắt gây ra đủ thứ bất công và thiếu chính xác. Trước hết th́ người ta hoặc là phải nhận vào hoặc là phải trục xuất người này người nọ, và những sự phân biệt đối xử đó đối với những người khách khác nhau bên trong chính cái cơi lẽ ra phải ưu đải tất cả ắt không thể nào đủ cung ứng được cho những sự khác nhau về phúc đức trên cơi trần. Nhưng cơi thiên đường thực của trái đất thích ứng được với mọi nhu cầu và phúc đức của mỗi người mới đến một cách hoàn toàn chính xác. Chẳng những xét về thời gian kéo dài trạng thái cực lạc (vốn được xác định do những nguyên nhân được sản sinh ra trong khi c̣n sống nơi ngoại giới) mà xét về cường độ cũng như biên độ của những xúc cảm tạo thành trạng thái cực lạc đó, th́ cơi thiên đường của mỗi người đủ tư cách đạt đến nó chính xác thích ứng với khả năng hưởng thụ của y. Nó là sản phẩm do những hoài băo và năng lực của chính y tạo ra. Người không được điểm đạo chẳng thể nào hiểu hơn được tới mức này. Nhưng việc nêu ra những đặc tính của nó cũng đủ cho thấy nó hoàn toàn có một vị trí xứng đáng trong trọn cả cơ tiến hóa.

Tôi xin tiếp tục trích dẫn tiếp: “Dĩ nhiên Devachan là một trạng thái chứ không phải là nơi chốn, chẳng khác nào A tỳ là phản đề của nó (làm ơn đừng lẫn lộn A tỳ với địa ngục). Triết lư của Phật giáo Bí truyền dạy rằng có ba cơi chính được gọi là: 1. Dục giới (Kama loka); 2. Sắc giới (Rupa loka); 3. Vô Sắc giới (Arupa loka) dịch theo nghĩa đen nó có nghĩa là, 1. thế giới của những dục vọng hoặc đam mê, của những khao khát trần tục chưa được thỏa măn, nơi trú ngụ của các ‘Ma h́nh’, những Kẻ bất đắc kỳ tử, những Âm ma và những Kẻ tự tử; 2. thế giới của các h́nh tướng nghĩa là các h́nh ảnh có tính cách tâm linh hơn, có h́nh dạng và có tính khách quan nhưng không có chất liệu; 3. thế giới không có h́nh tướng hoặc đúng hơn là thế giới của những điều không có h́nh tướng, không có h́nh thể v́ cư dân của nó không thể có cơ thể, h́nh hài, hoặc màu sắc giống như những người phàm tục chúng ta theo cái nghĩa mà chúng ta gán cho những từ này. Đây là ba cơi có tính linh tăng dần thu hút được nhiều nhóm thực thể nội giới và bán nội giới. Ngoại trừ những kẻ tự tử và những kẻ bất đắc kỳ tử th́ tùy theo hấp lực và năng lực của ḿnh, mọi người đều nhập vào hoặc là Devachan hoặc là A tỳ; hai trạng thái này tạo thành vô số trạng thái nhỏ của các cơi Sắc giới và Vô Sắc giới, nghĩa là những trạng thái đó chẳng những biến thiên về mức độ hoặc về sự tŕnh hiện đối với thực thể là chủ thể khi xét về h́nh dạng, màu sắc v .v . . . mà c̣n có vô số những giai bậc của những trạng thái như thế với tính linh tăng dần và xúc cảm mạnh dần lên, kể từ trạng thái thấp nhất nơi Sắc giới lên măi tới trạng thái cao nhất và siêu việt nhất nơi Vô Sắc giới. Sinh viên phải nhớ kỹ rằng, phàm ngă vốn đồng nghĩa với hạn chế và những ư tưởng của con người mà càng ích kỷ và càng hạn hẹp bao nhiêu, th́ y càng bám khư khư bấy nhiêu lấy những cơi tồn tại thấp và y càng lần lữa bấy nhiêu nơi cơi giao tiếp ích kỷ”.

Devachan là một t́nh trạng chỉ hưởng thụ trong nội giới; thời gian kéo dài và cường độ của nó được xác định theo phúc đức và tính linh của kiếp sống đă qua trên trần thế, cho nên khi linh hồn ở trong đó, không có cơ hội nào để trừng phạt đúng mức những hành vi ác độc. Nhưng Thiên nhiên không bắng ḷng hoặc tha tội một cách thoải mái dễ dàng, hoặc là đày đọa người phạm tội ngay tức khắc, giống một ông chủ v́ quá nhát nhúa hơn là v́ quá tốt bụng nên không thể cai quản căn nhà của ḿnh đúng mức được. Ác Nghiệp cho dù lớn hay nhỏ th́ chắc chắn là cũng tác động vào đúng lúc giống như thiện Nghiệp. Nhưng nơi chốn tác động của nó không phải là Devachan hoặc trong một kiếp tái sinh mới mà là nơi A tỳ, một trạng thái mà ta chỉ đạt được trong những trường hợp ngoại lệ do những người có bản tính ngoại lệ. Nói cách khác, trong khi người phạm tội thông thường sẽ gặt quả của những hành vi độc ác của ḿnh trong một kiếp sau đó, th́ kẻ phạm tội ngoại lệ, kẻ quí tộc phạm tội th́ sẽ có viễn ảnh là A tỳ, nghĩa là t́nh trạng nội giới khốn khổ về mặt tâm linh vốn là mặt trái của Devachan.

“A tỳ là một trạng thái độc ác tâm linh lư tưởng nhất, một điều ǵ đó giống như trạng thái của Ma vương (Lucifer) mà Milton đă miêu tả một cách tuyệt vời xiết bao. Mặc dù vậy, độc giả biết suy tư ắt nhận thấy rằng chẳng bao nhiêu người có thể tiến tới trạng thái đó. Và nếu người ta đề xuất rằng v́ hầu hết mọi người đều được hưởng Devachan, cho dù họ tốt hay xấu, hoặc vô thưởng vô phạt; cho nên kết quả của sự hài ḥa và quân b́nh thật là đáng thất vọng, luật báo phục công bằng vô tư một cách khắc khe hầu như khó được thỏa măn bởi việc tương đối hiếm hoi nếu không phải là thiếu vắng phản đề của nó; nếu thế th́ câu trả lời sẽ chứng tỏ rằng không phải như thế đâu. Triết gia Trung Hoa có bảo rằng ‘Điều Ác là đứa con trai hư của Trần thế (Vật chất), c̣n Điều Thiện là đứa con gái ngoan của Thiên đường’ (tức Tinh thần); v́ thế cho nên nơi chốn để trừng phạt hầu hết các tội lỗi của chúng ta chính là trần thế, nơi nó sinh ra và đùa giởn ở đó. Ngay cả trên trần thế mà có nhiều điều ác biểu kiến và tương đối hơn là sự thật và đại chúng không có xu hướng ngày nào cũng đạt tới cái mức quá độ chết người của một ‘Sa tăng’.

Nói chung th́ việc tái sinh để tồn tại nơi ngoại giới là biến cố mà ác Nghiệp kiên nhẫn chờ đợi; lúc bấy giờ nó khẳng định mà không điều ǵ chống cự được cho dù thiện Nghiệp có cạn kiệt nơi Devachan và bỏ mặc cho chơn thần bất hạnh phát triển một tâm thức mới mà không có một vật liệu nào vượt quá mức những hành vi độc ác của phàm ngă trong kiếp vừa qua. Sự tái sinh có đặc tính là phước cũng như tội của kiếp trước, nhưng kiếp sống nơi Devachan là một giấc mơ êm đềm, một đêm ngon giấc với những mộng mị không sống động ǵ hơn ban ngày và kéo dài bất diệt trong nhiều thế kỷ.

Ta ắt thấy rằng trạng thái Devachan chỉ là một trong những hoàn cảnh sống vốn là thành phần của trọn cả biểu lộ tâm linh hoặc sự bổ túc tương đối có tính chất tâm linh của kiếp sống trên trần thế. Những người quan sát hiện tượng thần linh học ắt chẳng bao giờ phải phân vân (họ thường bị như vậy) nếu không có t́nh trạng nào khác ngoài t́nh trạng Devachan mà họ có dính dáng tới. Đó là v́ một khi đă nhập Devachan, th́ có rất ít cơ hội để liên lạc với một vong linh lúc bấy giờ đă hoàn toàn say đắm với những cảm giác riêng của ḿnh và hầu như quên bẳng mất trần thế bị bỏ lại đằng sau cùng với những người bạn trước kia vẫn c̣n sống trên trần thế. Cho dù đă quá cố hoặc c̣n sống trên trần thế, nếu mối dây liên lạc về t́nh cảm vẫn c̣n đủ mạnh, th́ những người bạn này vẫn kề cận với vong linh có diễm phúc, chia xẻ những ư định và chủ đích của y, họ cũng hạnh phúc đầy cực lạc và ngây thơ như chính kẻ đang mơ mộng đă bỏ xác. Tuy nhiên những người c̣n sống cũng có thể có được linh ảnh về Devachan, mặc dù những linh ảnh như vậy thật hiếm hoi và chỉ là biên kiến, những thực thể nơi Devachan mà thần nhăn ở trên cơi trần thấy được hoàn toàn không có ư thức là ḿnh bị quan sát như thế. Chơn linh của nhà thần nhăn thăng lên tới tận t́nh trạng Devachan trong những linh ảnh hiếm hoi như thế, và thế là họ cũng chịu những hăo huyền sống động của kiếp sống đó. Người ta có cảm tưởng rằng các vong linh vốn liên kết bằng thiện cảm nơi cơi Devachan đă giáng trần trong khi thực ra th́ ngược hẳn lại. Chơn linh của nhà thần nhăn đă thăng lên tới tận chơn linh của người nhập Devachan. Như vậy nhiều sự liên lạc tâm linh trong nội giới (hầu hết xảy ra khi những người nhạy cảm có tâm trí thanh tịnh) là có thực, mặc dù là người đồng cốt chưa được điểm đạo rất khó ghi nhớ được những h́nh ảnh chân thực và chính xác về những điều mà y thấy và nghe được. Cũng vậy một số hiện tượng tên gọi là cơ bút (mặc dù c̣n hiếm hơn nữa) cũng có thực. Có thể nói rằng chơn linh của người nhạy cảm đă bị đê mê do hào quang của vong linh ở nơi Devachan cho nên trong một vài phút ngắn ngủi người nhạy cảm đă trở thành cái phàm ngă đă quá cố đó, viết theo kiểu chữ viết tay của người kia, nói theo ngôn ngữ và tư tưởng của người kia như thể người kia đang c̣n sống vậy. hai chơn linh đă ḥa nhập làm một, và sự ưu thắng của chơn linh này đối với chơn linh kia trong những hiện tượng như thế sẽ xác định sự ưu thắng của những đặc tính phàm ngă đang biểu hiện ra. Như vậy ta nhân tiện có thể nhận xét rằng điều được gọi là sự đồng cảm, nói trắng ra chỉ là sự đồng nhất về rung động phân tử giữa phần tinh vi của người đồng cốt đang nhập thế với phần tinh vi của phàm ngă đă xuất thế.

Trên kia ta có nêu rơ điều mà lương tri cũng cho thấy rằng có đủ trạng thái nơi Devachan, và mỗi phàm ngă sẽ lọt vào đúng cái vị thế thích hợp với ḿnh. Do đó từ cái vị thế thích hợp này y sẽ xuất lộ vào trong thế giới nguyên nhân tức là trái đất này hoặc một nơi khác (có thể xảy ra trường hợp đó) khi đă đến lúc tái sinh. Khi kết hợp với sự sống c̣n của những ái lực mà người ta mô tả một cách bao quát là Nghiệp tức là những ái lực về cả điều thiện lẫn điều ác do kiếp trước sản sinh ra, th́ ta ắt thấy tiến tŕnh này hầu như đă giải thích được cái vấn đề luôn luôn bị coi là không thể hiểu nỗi tức là những bất công trên đời. T́nh huống mà dựa vào đó ta vào đời chính là hậu quả của việc ta sử dụng cái t́nh huống trong kiếp trước. Chúng không hề phát triển thêm Nghiệp mới (cho dù Nghiệp mới là ǵ đi chăng nữa) v́ Nghiệp mới sẽ được sản sinh ra qua việc ta sử dụng những t́nh huống cũ. Nhưng ta không được giả sử rằng mọi biến cố của ḍng sống mang lại cho ta vui hay buồn đều là hậu quả của Nghiệp cũ. Những hậu quả ngay tức khắc của những hành vi trong kiếp mà ta đang trải qua có thể chịu trách nhiệm về nhiều biến cố nêu trên. Đó có thể nói là những giao dịch tiền trao cháo múc với Thiên nhiên khiến cho Thiên nhiên hầu như không ghi nợ trong sổ sách của ḿnh. Nhưng những bất công lớn trong cuộc đời (xét về khởi điểm mà nhiều người khác nhau phải chịu) là hậu quả rơ ràng của Nghệp cũ mà vô số loại này vẫn cứ luôn luôn cung cấp liên tục tân binh cho mọi t́nh huống của con người.

Ta cũng không được giả sử rằng ngay sau khi chết, Chơn ngă sẽ buông bỏ ngay kiếp sống trần thế cùng với những rối rắm của nó để nhập vào trạng thái Devachan. Khi sự phân chia tức là sự tẩy trược nguyên khí thứ năm đă hoàn thành nơi Kama loka do sự tranh chấp về hấp lực giữa nguyên khí thứ tư và thứ sáu (tác động lên nguyên khí thứ năm) th́ Chơn ngă chuyển vào một thời kỳ tụ sinh vô ư thức. Trước kia tôi đă nói tới cách thức trong đó kiếp sống nơi Devachan trải qua tiến tŕnh tăng trưởng, trưởng thành rồi suy thoái; nhưng nó c̣n bảo tồn được những điều tương tự trên trần thế hơn nữa kia. Có một trạng thái tâm linh tiền sinh sản trước khi nhập vào đời sống tinh thần, cũng như có một t́nh trạng vô ư thức về cơi trần trước khi nhập vào sự sống nơi ngoại giới. Trong nhiều t́nh huống khác nhau, thời kỳ này có thể kéo dài rất khác nhau từ một vài phút cho tới thời kỳ kéo dài dằng dặc nhiều năm. Khi một người chết đi, hồn của y tức nguyên khí thứ năm trở nên vô ư thức và không c̣n nhớ được ǵ về những điều nơi nội giới cũng như ngoại giới. Cho dù thời kỳ y ở Kama loka chỉ kéo dài vài phút, vài giờ, vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc vài năm; cho dù y chết tự nhiên hay chết bất đắc kỳ tử, cho dù y chết già hay chết trẻ và cho dù Bản ngă của y tốt hay xấu, hay vô thưởng vô phạt, th́ tâm thức đột ngột rời bỏ y cũng giống như ngọn lửa rời bỏ cái bấc đèn khi nó bị thổi tắt phụt. Khi sự sống đă rút ra khỏi phần tử cuối cùng của vật chất tạo nên bộ óc th́ năng lực nhận thức của y biến mất măi măi, năng lực tâm linh về nhận biết và ư chí của y nhất thời cũng biến mất như những năng lực khác. Y có thể phóng chiếu cái Ảo thân (Mayavi rupa) của ḿnh xuất hiện nơi ngoại giới như trong trường hợp hiện h́nh sau khi chết, nhưng nếu nó không được phóng chiếu ra bởi một ư muốn đầy ư thức và mạnh mẽ để thăm viếng hoặc xuất hiện trước một người khác th́ khi nó phóng ra khỏi cái bộ óc đang hấp hối, sự hiện h́nh này chỉ là tự động. Dĩ nhiên, qua những điều mà ta vừa nói, sự phục hồi ư thức nơi Kama loka là một hiện tượng c̣n tùy thuộc vào đặc tính của những nguyên khí đă thoát ra khỏi cái xác đang hấp hối vào lúc đó một cách vô ư thức. Ư thức này có thể trở nên khá hoàn chỉnh trong những hoàn cảnh mà tuyệt nhiên không đáng mong muốn, hoặc nó có thể phai mờ đi do việc nhanh chóng chuyển sang trạng thái tụ sinh dẫn tới Devachan. Trạng thái tụ sinh này có thể kéo dài rất lâu tỉ lệ với nghị lực tâm linh của Bản ngă, và Devachan chính là phần c̣n lại của thời kỳ diễn ra giữa lúc chết và lúc tái sinh vào kiếp tới trên cơi trần. Trọn cả thời kỳ này cố nhiên là thay đổi rất nhiều về thời gian kéo dài đối với những người khác nhau, nhưng nghe nói hầu như không thể có được sự tái sinh trong ṿng ít hơn 1500 năm, và thời kỳ ở nơi Devachan để thưởng cho một Nghiệp rất phong phú nghe đâu đôi khi kéo dài rất lâu.

 

CHÚ GIẢI 

Những phần b́nh luận mà tôi phải nêu ra về giáo lư được thể hiện qua chương nêu trên tốt nhất là nên được hoăn lại cho tới cuối chương kế tiếp và nó sẽ được tŕnh bày kết hợp với những t́nh trạng áp dụng cho Kama loka.

6. Kama loka 

Những phát biểu mà ta vừa nêu ra liên quan tới số phận của các nguyên khí cao của con người vào lúc chết sẽ dọn đường cho việc ta hiểu được hoàn cảnh của những tàn tích của các nguyên khí thấp sau khi Chơn ngă hoặc là đă nhập vào trạng thái Devachan, hoặc là đă chuyển sang thời kỳ vô ư thức trung gian để chuẩn bị nhập Devachan, vốn tương ứng với thời kỳ thai nghén trên cơi trần. Cái cơi mà những tàn tích nêu trên vẫn c̣n ở lại trong một thời gian được khoa huyền bí học gọi là Kama loka, dục giới, không phải là cái vùng mà trong đó dục vọng được phát triển mạnh tới mức một cách bất b́nh thường khi so sánh với dục vọng lúc c̣n bám vào cuộc sống trên cơi trần, mà là cái cơi trong đó cảm giác ham muốn (vốn là một phần của kiếp sống trên cơi trần) có thể vẫn c̣n sống c̣n được.

Từ những điều mà ta đă nói về Devachan ta ắt thấy rơ rằng phần lớn những hoài niệm tích lũy chung quanh Bản ngă con người trong buổi sinh thời vốn không tương thích với kiếp sống nội giới thuần túy mà chơn ngă trường tồn tâm linh ắt phải trải qua; nhưng không v́ lư do đó mà chúng tất yếu phải bị tiêu diệt hoặc bị tàn lụi đi dễ dàng. Chúng vốn có sẵn nơi một vài phân tử của những nguyên khí tinh vi (nhưng không phải là tinh vi nhất) vốn thoát ra khỏi cái xác vào lúc chết; cũng như sự tan ră sẽ tách rời cái mà ta gọi một cách đại khái là phần hồn tách rời khỏi phần xác th́ cũng vậy, sự tan ră sẽ làm cho sự phân ly thêm nữa các thành phần cấu tạo nên phần hồn. Có rất nhiều phần của nguyên khí thứ năm tức hồn người có bản chất hấp thu được nguyên khí thứ sáu tức hồn thiêng, sẽ thăng lên với hồn thiêng đó để cùng với cái mầm mống của nó nhập vào cơi cao siêu tức là trạng thái Devachan, trong trạng thái này nó hầu như hoàn toàn cách ly khỏi sức hút của trần thế. Diễn tŕnh này là hoàn toàn xét về quá tŕnh tâm linh của nó, mặc dù nó vẫn c̣n có một vài ái lực đối với những hoài băo tâm linh xuất phát từ cơi trần và đôi khi nó có thể bị hoài băo này thu hút. Nhưng hồn thú tức nguyên khí thứ tư (yếu tố ư chí và dục vọng kết hợp với kiếp sống nơi ngoại giới) không bị hút lên trên và nó không cách ly khỏi được trần thế chẳng khác nào những phần tử của cái xác bị kư thác cho nấm mồ. Tuy nhiên cái nguyên khí thứ tư này có thể rời xa được nấm mồ. Nó có bản chất và ái lực không thuộc về tâm linh nhưng bản chất của nó cũng không thuộc về vật thể. Nó chỉ có ái lực với vật thể cho nên mới xảy ra kết quả như sau. Nó vẫn c̣n ở trong sức hút cục bộ trên cơi trần có thực của trái đất tức là bầu khí quyển của trái đất, nhưng v́ nó không phải là chất khí của bầu khí quyển này (trong trường hợp đặc biệt mà ta đang xét hiện nay) cho nên nó ở Kama loka.

Đối với nguyên khí thứ tư th́ phần lớn vẫn c̣n nguyên vẹn (rất tiếc là hầu hết loài người đều như vậy mặc dù xét về mức độ rộng lớn tương đối th́ tỉ lệ thay đổi rất nhiều). Có nhiều thuộc tính mà con người b́nh thường biểu lộ ra nhiều xúc cảm nhiệt thành, nhiều dục vọng và hành vi và cả đống những hồi ức, cho dù không dính dáng ǵ tới một cuộc đời đầy nhiệt t́nh của những kẻ đă hiến ḿnh cho hoài băo cao siêu, tuy nhiên chúng vẫn có bản chất thuộc về đời sống của cơi trần và phải mất thời gian th́ mới chết đi được. Chúng vẫn c̣n lẩn quẩn và liên kết với nguyên khí thứ tư, vốn hoàn toàn có bản chất trần tục và sẽ bị tiêu diệt để rồi tan biến đi hoặc bị hấp thu vào những nguyên khí tương ứng nơi vũ trụ, cũng giống như cái xác sẽ bị hấp thu vào trong ḷng đất khi thời gian trôi qua dù nhanh hay chậm, tỉ lệ với việc nó bám víu vào vật chất. Thế trong khi đó, tâm thức của người đă chết hoặc phân hủy ở đâu vậy? Chắc chắn là ở nơi Devachan, nhưng đối với tâm trí nào không lăo luyện về khoa học huyền bí th́ có một điều khó hiểu do sự kiện là có một điều ǵ đó giống như tâm thức vốn cố hữu nơi phần tinh vi (tức là nguyên khí thứ tư cộng với một phần nguyên khí thứ năm) c̣n lẩn quẩn nơi Kama loka. Người ta lập luận rằng tâm thức của cá nhân không thể ở hai nơi cùng một lúc. Nhưng trước hết, trong một chừng mực nào đó th́ nó có thể ở được. Hiện nay ta có thể nhận thấy rằng thật là sai lầm khi nói tới tâm thức (theo như ta hiểu về cảm xúc sống động) gắn liền với cái ma h́nh tàn tích đó; tuy nhiên một biểu lộ giả tạo nào đó về tâm thức có thể được khơi động trở lại nơi ma h́nh, tuyệt nhiên không liên quan tới cái tâm thức thực sự trong lúc đó đang trở nên mạnh mẽ hơn và sinh động hơn trong thế giới tâm linh. Cái ma h́nh đó không có năng lực hấp thu và tiếp nhận những ư tưởng mới cũng như phát khởi những đường lối hành động dựa theo những ư tưởng mới nêu trên. Nhưng trong ma h́nh đó vẫn có sự sống c̣n những xung lực ư chí được cấp cho nó trong buổi sinh thời. Nguyên khí thứ tư là công cụ của ư chí, mặc dù bản thân nó không phải là ư chí, và những xung lực mà các nguyên khí cao cấp cho nó trong buổi sinh thời có thể chạy tiếp cái đà đó và tạo ra những kết quả hầu như là không thể phân biệt được (nếu người quan sát vô ư vô tứ) với những xung lực sẽ xảy ra nếu bốn nguyên khí cao vẫn c̣n thực sự liên kết với nhau giống như khi c̣n sống.

Nguyên khi thứ tư là hiện thể trong buổi sinh thời của cái tâm thức vốn có bản chất là phải chết cho nên không thể thích ứng với t́nh trạng sống măi. Nhưng tâm thức, ngay cả những nguyên khí thấp trong khi c̣n sống là một điều khác hẳn với cái tâm thức mơ hồ, phù du và bấp bênh vốn tiếp tục cố hữu nơi chúng do thấm nhuần linh hồn làm cho chúng linh hoạt. Ngôn ngữ không thể diễn tả mọi khía cạnh của một ư tưởng đa diện mà ta có thể hiểu được ngay một lúc, cũng như một bức vẽ đơn giản không thể cho thấy mọi phương diện của một vật thể rắn chắc. Khi thoạt nh́n những bức vẽ khác nhau của cùng một vật thể được quan sát từ nhiều phương diện khác nhau th́ ta dường như thấy chúng không giống nhau và không thể nhận ra được; tuy nhiên khi ta kết hợp chúng lại trong tâm trí th́ những sự đa dạng này lại tỏ ra là hài ḥa. Đối với những thuộc tính tinh vi của các nguyên khí vô h́nh của con người th́ cũng vậy; không một pho khảo luận nào có thể làm ǵ được hơn là bàn riêng rẽ về những khía cạnh khác nhau của chúng. Đủ thứ quan điểm gợi ra phải trộn lẫn vào nhau trong tâm trí của người đọc trước khi khái niệm hoàn chỉnh tương ứng được với các thực tại trong Thiên nhiên.

Trong buổi sinh thời, nguyên khí thứ tư là trú sở của ư chí và dục vọng, nhưng nó không phải là bản thân của ư chí. Nó phải sống động, hiệp nhất với tinh thần phù hộ nó tức là “sự sống nhất như” để làm tác nhân cho cái chức năng rất cao siêu của sự sống, đó là ư chí với mănh lực cao siêu. Ta đă đề cập tới việc các tên gọi bằng tiếng Phạn của các nguyên khí cao siêu hàm ư chúng là các hiện thể của sự sống nhất như. Sự sống nhất như đó không phải chính là một nguyên khí có thể tách rời ra từng phần tử mà là sự hiệp nhất của tất cả những thứ trên, là ảnh hưởng của tinh thần, nhưng thật ra ư niệm này rất tế nhị cho nên ngôn ngữ và có lẽ cả trí năng nữa cũng không bao quát được. Tuy nhiên trong trường hợp hiện nay th́ sự biểu lộ của nó cũng tương đối rơ rệt. Cho dù nguyên khí ư chí thứ tư có thể là ǵ đi nữa khi c̣n sống th́ khi đă chết rồi, nó không c̣n có thể là ư chí chủ động nữa. Nhưng thế th́ trong một vài hoàn cảnh bất thường, nó có thể phục hồi lại sinh hoạt của ḿnh một phần nào trong một lúc nào đó, và sự kiện này ắt giải thích được nhiều (mặc dù không phải là tất cả) hiện tượng đồng cốt của phong trào thần linh học.

Nên nhớ rằng “âm ma” (trong các tác phẩm thời xưa người ta thường gọi ma h́nh như vậy) có thể được khơi hoạt trong một lúc nào đó do tác dụng của môi trường đồng cốt để có được một trạng thái ư thức và sinh hoạt. Điều này có thể được gợi ư qua t́nh trạng sơ khởi của một người khi được khiên vào một cái buồng xa lạ trong t́nh trạng mất ư thức lúc đau ốm, th́ khi tỉnh dậy y cảm thấy ḿnh yếu ớt, tâm trí hồ đồ, nh́n dáo dác xung quanh với một xúc cảm thẩn thờ bối rối, ghi nhận được những ấn tượng, nghe được những lời người ta nói với ḿnh và trả lời một cách lờ mờ. Một trạng thái tâm thức như thế không gắn liền với ư niệm về quá khứ và tương lai. Đó là một tâm thức tự động rút tỉa từ người đồng tử. Nên nhớ rằng người đồng tử là một người có những nguyên khí kết hợp với nhau một cách lỏng lẻo và có thể bị những thực thể khác hoặc những nguyên khí trôi nổi khác vay mượn v́ có sức hút đối với một số hoặc bộ phận của những thực thể này. Thế th́ trong trường hợp một ma h́nh bị thu hút vào vùng lân cận của một người có cấu tạo như thế, điều ǵ sẽ xảy ra? Giả sử người đă vứt bỏ cái ma h́nh đó bị chết khi vẫn c̣n một mong muốn mạnh mẽ nào đó chưa được thỏa măn, không nhất thiết là thuộc loại ô uế, nhưng hoàn toàn chỉ dính dáng tới cuộc sống trên cơi trần, chẳng hạn như mong muốn trao truyền một sự kiện nào đó cho một người c̣n sống. Chắc chắn là ma h́nh không đi lang thang trong Kama loka với một chủ đích hữu thức thông tuệ và kiên tŕ nhằm truyền đạt sự kiện này; tuy nhiên xung lực ư chí để làm điều đó đă ngấm vào nguyên khí thứ tư và trong khi những phần tử của nguyên khí này vẫn c̣n liên kết với nhau (điều này có thể kéo dài nhiều năm) th́ chúng chỉ cần được khơi hoạt một phần để linh hoạt trở lại cũng đủ tác động theo chiều hướng của xung lực nguyên thủy. Khi một ma h́nh như thế tiếp xúc với một đồng tử theo kiểu ngưu tầm ngưu mă tầm mă nếu chúng không có những bản chất tương kị với nhau quá nhiều, th́ một điều ǵ đó trong nguyên khí thứ năm của người đồng tử sẽ liên kết với nguyên khí thứ tư đang đi lang thang để cho xung lực nguyên thủy bắt đầu tác động. Biết bao nhiêu ư thức và trí thông minh đă được vay mượn từ người đồng tử để giữ cho nguyên khí thứ tư sử dụng được những phương tiện truyền thông có sẵn ngay tầm tay (một tấm bảng và cây bút ch́ và một cái bàn để gơ lên đó), thế là thông điệp được trao truyền có thể chính là cái thông điệp mà người quá cố thoạt đầu đă ra lệnh cho nguyên khí thứ tư của ḿnh phải trao truyền mà cho đến lúc đó ma h́nh c̣n chưa có dịp thực hiện. Người ta có thể lập luận rằng việc viết được chữ trên một tấm bảng bị niêm kín hoặc gơ lên một cái bàn mà không dùng tới lóng tay hoặc một cây gậy th́ bản thân nó cũng là một kỳ tích của thiên nhiên mầu nhiệm, bộc lộ ra việc cái trí thông tuệ muốn liên lạc đó có biết được những quyền năng trong Thiên nhiên mà chúng ta chẳng biết ǵ khi c̣n sống trên cơi trần. Nhưng bản thân ma h́nh đang ở trong cơi trung giới vốn là địa hạt của những quyền năng như thế. Một sự biểu lộ giống như phép lạ là cách sinh hoạt tự nhiên của nó. Khi sử dụng các quyền năng mới mẻ hoạch đắc được ở một cơi tồn tại cao hơn, nó chẳng hề có ư thức là ḿnh đă tạo ra được một kết quả kỳ diệu, cũng giống như khi c̣n sống chúng ta không hề có ư thức về những lực gây ra xung lực ư chí có thể truyền được tới các dây thần kinh và cơ bắp.

Nhưng người ta có thể phản đối rằng cái “sinh linh thông minh đang liên lạc” đó trong một buổi lên đồng cứ thường xuyên tạo ra những kỳ tích đáng kể chỉ để bộc lộ quyền năng đối với những lực trong thiên nhiên mà nó có được. Tuy nhiên, xin độc giả làm ơn nhớ cho rằng khoa học huyền bí đâu có bảo rằng mọi hiện tượng thần linh học đều có nguồn gốc nơi một loạt tác nhân. Cho tới nay, trong khảo luận này, người ta ít nói tới các “tinh linh ngũ hành”, những tạo vật bán thông minh trong tinh tú quang, chúng thuộc về một giới khác hẳn với chúng ta trong Thiên nhiên. Hiện nay ta không thể nói dài ḍng về những thuộc tính của chúng v́ lư do giản dị và hiển nhiên là tri thức liên quan tới các tinh linh ngũ hành, việc biết tỉ mỉ về đề tài này liên quan tới cách chúng hoạt động đă được các vị cao đồ huyền bí học giấu kín. Nếu có được tri thức đó th́ sẽ vận dụng được quyền năng và trọn cả động cơ thúc đẩy khoa học huyền bí phải giữ bí mật chính là v́ nguy cơ sẽ trao lại quyền năng cho những người vốn không được trải qua rèn luyện để trở thành điểm đạo đồ trước khi có được những bảo đảm về mặt đạo đức là ḿnh đáng tin cậy. Chính nhờ việc điều khiển các tinh linh ngũ hành mà các bậc cao đồ đă hoàn thành được những kỳ tích vĩ đại nhất trên cơi trần, và do những hành vi đùa nghịch tự phát của những tinh linh ngũ hành mà các hiện tượng vĩ đại nhất đă được tạo ra trên cơi trần trong buổi lên đồng. Cũng giống như vậy, hầu hết mọi vị fakir ở Ấn Độ và các đạo sĩ yoga thuộc cấp thấp mới có được quyền năng tạo ra những kết quả giống như phép lạ. Bằng một phương cách nào đó, rất có thể là được truyền thừa một mẩu giáo lư huyền bí nên họ đă làm chủ được một mẩu khoa học huyền bí. Tất nhiên họ có thể không hiểu được tác động của những lực mà họ đang vận dụng, cũng giống như một người công nhân Ấn Độ trong một trạm điện báo được dạy pha trộn các chất cấu tạo nên thứ chất lỏng được dùng trong bộ ắc quy điện mà không hiểu ǵ về lư thuyết của khoa điện học. Y có thể hoàn thành được cái thao tác mà người ta dạy cho y, vị đạo sĩ yoga cấp thấp cũng giống như vậy. Y đă ảnh hưởng lên được một vài tinh linh ngũ hành và có thể tạo ra được một vài phép lạ.

Ta hăy quay lại xem xét những ma h́nh trước kia là con người bây giờ đang ở Kama loka, người ta có thể lập luận rằng cái cách ứng xử của chúng trong pḥng lên đồng không được bao quát trong cái thuyết theo đó chúng có một thông điệp nào đó do người chủ đă quá cố muốn trao truyền lại, và đă dùng người đồng tử có mặt để trao truyền lại thông điệp đó. Ngoại trừ những hiện tượng phép lạ mà ta có thể gác sang một bên coi đó là tṛ nghịch ngợm của các tinh linh ngũ hành, đôi khi ta vẫn gặp một loại âm ma hoặc ma h́nh có được sự liên tục thông minh chứng tỏ rằng đó không phải chỉ là sự sống c̣n của những xung lực thuộc kiếp sống trước kia. Đúng vậy, nhưng khi được truyền thêm một phần nguyên khí thứ năm của người đồng tử th́ một lần nữa người chủ cũ lại có được trong tay cái công cụ của ḿnh là nguyên khí thứ tư. Đối với trường hợp một người đồng tử xuất thần đến mức mà năng lượng của nguyên khí thứ năm được truyền phần lớn cho cái ma h́nh đang lang thang th́ kết quả là ma h́nh tạm thời có được một sự phục hồi ư thức rất đáng kể ngay vào giây phút đó. Nhưng xét cho cùng th́ bản chất của ư thức đó là ǵ? Thật ra th́ chẳng có ǵ khác hơn là một ánh sáng được phản chiếu. Trí nhớ là một chuyện, c̣n năng lực nhận thức lại là chuyện khác. Một người điên có thể nhớ rất rơ một quăng đời nào đó trong kiếp sống vừa qua của ḿnh; thế nhưng y không thể nhận thức được điều ǵ một cách đúng sự thật, v́ bộ phận cao siêu của nguyên khí thứ năm Manas và nguyên khí thứ sáu Buddhi đă bị tê liệt và rời bỏ y. Nếu một con thú (chẳng hạn như một con chó) có thể nói được, th́ nó có thể chứng tỏ rằng trí nhớ của nó liên quan tới cái thân phận chó của ḿnh cũng mới mẻ như cái trí nhớ của ông chủ của nó; tuy nhiên ta không thể gọi trí nhớ và bản năng của nó là năng lực nhận thức.

Một khi mà ma h́nh nhập vào được hào quang của người đồng tử, th́ ma h́nh có thể nhận thức được tương đối rơ ràng bất cứ điều ǵ mà y có thể nhận thức được thông qua những nguyên khí vay mượn từ người đồng tử và thông qua những cơ quan đồng cảm về mặt từ điện với các nguyên khí vay mượn đó. Nhưng điều này không thể giúp cho y vượt xa hơn được tầm mức của năng lực nhận thức nơi người đồng tử hoặc bất cứ người nào khác đang hiện diện trong buổi lên đồng. V́ thế cho nên y có thể đưa ra những lời giải đáp thường thường là hợp lư và đôi khi rất thông minh; cũng v́ thế y bao giờ cũng quên bén đi mất mọi điều mà người đồng tử hoặc nhóm lên đồng không hề biết, hoặc không có trong những hồi ức cấp thấp của phàm ngă đă quá cố, được phục hồi trở lại do ảnh hưởng mà y đang phải trải qua. Ma h́nh của một người rất thông minh, bác học, nhưng hoàn toàn không có xu hướng tâm linh và chết một cái chết tự nhiên th́ sẽ tồn tại lâu hơn ma h́nh của những người có tính khí bạc nhược và cái bóng phản chiếu trí nhớ của chính y sẽ giúp cho y có thể thông qua miệng của người đang xuất thần thốt ra được những bài thuyết pháp thuộc loại không tầm thường. Nhưng những bài thuyết pháp này chẳng bao giờ liên quan tới bất cứ điều ǵ không nằm trong những đề tài mà y đă suy gẫm rất nhiều và thành khẩn trong buổi sinh thời, bất cứ một lời nào do y thốt ra cũng không hề biểu thị việc y đă thực sự hiểu biết nhiều hơn.

Ta ắt dễ dàng thấy rằng khi bị thu hút vào hào quang của người đồng tử để tương giao với nguyên khí thứ năm của người đồng tử đó th́ ma h́nh tuyệt nhiên không có ǵ bảo đảm là sẽ được cấp năng lượng để có một tâm thức (ngay cả trường hợp là tâm thức đó có giá trị) đồng nhất với tâm thức của phàm ngă người quá cố vốn đă bị rơi rụng mất những nguyên khí cao siêu. Nó giống như việc phản ánh một phàm ngă khác hẳn nào đó bị nhận vơ do gợi ư trong tâm trí của người đồng tử. Có lẽ nó sẽ đóng vai phàm ngă này trong một lúc để trả lời những câu hỏi, thế rồi khi một luồng tư tưởng mới mẻ nào đó nhập vào tâm trí của những người đang có mặt mà t́m được tiếng vọng nơi những ấn tượng phù du của ma h́nh đó th́ ư thức về thân thế của y bắt đầu bị dao động; có một lúc y chập chờn giữa hai ba phương án để rồi kết cục hoàn toàn xuất ra khỏi cái xác trong một lúc nào đó. Thế là một lần nữa ma h́nh lại ngủ yên trong ánh sáng tinh tú và có thể trôi giạt một cách vô ư thức tới tận đầu bên kia quả đất chỉ trong ít giây phút thôi.

Ngoài những ma h́nh thuộc loại nêu trên, Kama loka c̣n là nơi chốn của một loại thực thể trung giới khác mà ta phải xét đến nếu ta muốn hiểu thấu những t́nh huống khác nhau mà con người phải trải qua bên kia cửa tử. Cho đến nay, chúng ta đă xem xét tiến tŕnh diễn biến b́nh thường khi người ta chết một cách tự nhiên. Nhưng một cái chết bất thường ắt gây ra những hậu quả bất thường. Vậy là trong trường hợp những người tự tử th́ kết quả sẽ khác hẳn những người chết tự nhiên. Thật vậy, việc xem xét cẩn thận những trường hợp như thế ắt cho ta thấy rằng trong một thế giới được quản trị theo những qui tắc và luật lệ do những ái lực được thể hiện ra những hậu quả chính qui theo kiểu dứt khoát mà Thiên nhiên thường ưu đăi, th́ trong trường hợp một người chết bất đắc kỳ tử, vào lúc mà mọi nguyên khí của y vẫn c̣n kết hợp bền vững với nhau và sẵn sàng kết hợp như vậy trong 20 – 40 hoặc 60 năm nữa, cho dù phần c̣n lại trong cuộc đời nếu sống theo tự nhiên của y có ra sao đi chăng nữa; cái chết này chắc chắn là phải khác cái chết của một người do những quá tŕnh tự nhiên của tuổi già, th́ khi cái bộ máy sinh hoạt đă ngừng hoạt động, y thấy ḿnh tách ra khỏi đủ thứ nguyên khí, và mạnh nguyên khí nào nguyên khí nấy đều sẵn sàng đi theo con đường riêng của ḿnh. Thiên nhiên vốn luôn luôn có nhiều điều tương tự phong phú sẽ minh họa ngay cho ư tưởng này qua ví dụ về trái cây đă chín muồi và trái cây chưa chín c̣n xanh. Cái hột của trái cây đă chín muồi sẽ tróc ra khỏi trái cây đó một cách sạch sẽ và dễ dàng cũng giống như một bàn tay rút ra khỏi cái găng tay, c̣n cái hột của trái cây c̣n xanh chỉ có thể tróc ra khỏi trái cây này một cách khó khăn với những lớp thịt trái cây c̣n bám lởm chởm trên bề mặt của hột. Vậy th́ trong trường hợp bất đắc kỳ tử hoặc tự tử, ta thấy tương tự như hột trái cây bị tróc ra khỏi trái cây c̣n xanh. Ở đây không có vấn đề khiển trách về mặt đạo đức đối với hành vi tự tử. Có lẽ, trong đa số trường hợp sự khiển trách đạo đức như thế ắt xảy ra, nhưng đây vốn là vấn đề Nghiệp báo sẽ đeo đuổi theo người này trong kiếp tái sinh sắp tới cũng giống như bất kỳ Nghiệp báo nào khác, và nó chẳng dính dáng ǵ tới khó khăn ngay trước mắt mà người này phải trải qua khi thấy ḿnh đă chết hẳn. Khó khăn này hiển nhiên là giống hệt như nhau cho dù một người tự tử hoặc khi bị giết chết do thi hành bổn phận của một anh hùng hoặc là nạn nhân của một tai nạn mà y không kiểm soát được.

Theo lệ thường th́ khi một người chết đi cái khoản mục dài dằng dặc về Nghiệp báo tự nhiên là sẽ chấm dứt, nghĩa là cái phức hợp những ái lực vốn đă được lập nên trong buổi sinh thời tụ tập nơi cái nguyên khí đầu tiên tương đối trường cửu (nguyên khí thứ năm) không c̣n phải mở rộng ra nữa. Có thể nói là các bảng cân đối Nghiệp báo sẽ được thực hiện sau khi đă đến lúc tái sinh ra ngoại giới trong kiếp tới; nói cách khác, các ái lực này sẽ ngủ yên giấc nơi Devachan v́ ở đó không có cái môi trường để cho chúng tác động, cho nên chúng chỉ khẳng định được trở lại ngay khi một lần nữa chúng tiếp xúc được với sự sống trên cơi trần. Nhưng trong trường hợp người chết không đúng số th́ nguyên khí thứ năm (các ái lực này vốn được phát triển nơi nguyên khí đó) không thể tách rời khỏi nguyên khí nhiễm trần, tức nguyên khí thứ tư. V́ vậy, âm ma khi thấy ḿnh hiện diện trên Kama loka do bị thô bạo trục xuất ra khỏi thể xác đâu phải chỉ là một ma h́nh; nó chính là cái người vừa mới đây vẫn c̣n sống thế mà bây giờ đă mất xác. Theo đúng nghĩa của từ ngữ này th́ nó chẳng hề chết.

Chắc chắn là các âm ma thuộc loại này có thể truyền thông một cách hữu hiệu trong những buổi lên đồng mặc dù gây thiệt hại nặng nề cho chính ḿnh; đó là v́ đáng tiếc thay do cấu tạo vô h́nh vẫn c̣n hoàn chỉnh, cho nên họ có thể tiếp tục gây ra Nghiệp để làm nguôi ngoai khát vọng sống của ḿnh do động cơ thúc đẩy không lành mạnh của thuật đồng cốt. Nếu buổi sinh thời họ thuộc một loại người rất duy vật và tham dục th́ những sự hưởng thụ mà họ mưu t́m sẽ thuộc một loại buông thả, trong t́nh trạng đă mất xác th́ ta có thể dễ dàng quan niệm được rằng sự buông thả đó thậm chí c̣n có hại cho Nghiệp của họ hơn sự buông thả tương tự nếu họ c̣n sống. Trong những trường hợp như thế, họ rất dễ bị sa đọa. V́ bị cắt đứt khỏi ḍng sống trong khi c̣n tràn đầy nhựa sống với những đam mê trần thế trói buộc họ vào những khung cảnh quen thuộc, cho nên họ bị cám dỗ bởi những cơ hội mà người đồng cốt đưa ra để thỏa măn những đam mê này một cách kư sinh. Họ trở thành những con yêu râu xanh trong tác phẩm thời trung cổ, loài ngạ quỉ xúi giục nạn nhân của ḿnh gây ra tội ác. Có một tiểu luận ngắn về đề tài này mà tôi viết năm ngoái; tôi đă sao chép lại một số câu vừa nêu trên từ bản tiểu luận đó, vốn được đăng tải trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học kèm theo một chú giải mà tôi có lư do để tin vào sự trung thực của nó; tôi xin sao y nguyên bản chú giải này như sau:

“Các trạng thái sau khi chết có lẽ c̣n đa dạng hơn các trạng thái của con người khi c̣n sống trên trần thế. Những người bất đắc kỳ tử thường không lẩn quẩn nơi trần thế, chỉ những người nào bị thu hút vào trần thế khi họ chết mà c̣n có một nỗi đam mê trần tục thô trược làm bận tâm ḿnh, họ là những người ích kỷ chẳng bao giờ biết tới hạnh phúc của người khác. V́ bị chết mà chưa thỏa măn được (cho dù thỏa măn thực hay chỉ thỏa măn trong óc tưởng tượng) một đam mê chủ yếu nào đó trong cuộc đời, cho nên ḷng ham muốn vẫn c̣n chưa thỏa măn ngay cả sau khi đă được thực hiện hết rồi và họ cứ khao khát thêm măi, những phàm ngă như thế chẳng bao giờ có thể vượt qua được sức hút của trần thế để chờ đợi tới giờ được giải thoát một cách êm đềm trong vô thức và lăng quên hoàn toàn. Trong số những người tự tử mà phát biểu nêu trên có nói tới việc họ xúi giục nạn nhân của ḿnh phạm tội ác v. v. . . th́ có một loại người tự tử do hậu quả của việc ḿnh đă phạm tội ác để trốn tránh h́nh phạt trong luật pháp của loài người hoặc do ḿnh đâm ra hối hận. Luật Thiên nhiên không thể không trừng phạt; mối quan hệ nhân quả khắc khe giữa tác động và hậu quả chỉ được thể hiện trọn vẹn trong thế giới của các hậu quả tức là Kama loka, và ở đó mọi trường hợp đều bị trừng phạt thỏa đáng theo cả ngàn cách khác nhau mà ta cần phải có những bộ sách mới đủ để mô tả chúng một cách phơn phớt thôi”.

Những người “chờ tới giờ được giải thoát một cách êm đềm trong vô thức và lăng quên trọn vẹn”, dĩ nhiên là những người bị bất đắc kỳ tử, nhưng trên trần thế đă tạo nên những ái lực thanh tịnh và cao thượng. V́ vậy sau khi chết đi họ đă vượt khỏi tầm cám dỗ của hào quang đồng cốt cho nên họ không thể tiếp cận với cuộc đời để xúi giục người ta làm tội ác như thông thường.

Ta c̣n phải xét tới một loại thực thể khác đôi khi có mặt ở Kama loka. Ta đă theo dơi những nguyên khí cao của những người vừa mới chết, đă quan sát sự chia ly của những tàn tích tinh vi đối với phần trường cửu về mặt tâm linh; phần trường cửu về mặt tâm linh này có bản chất hoặc là thánh thiện hoặc là quỉ quái và tùy theo đó được sắp xếp vào Devachan hay là A tỳ. Chúng ta đă khảo sát bản chất của ma h́nh bị vứt bỏ và trong một lúc nào đó vẫn c̣n bảo tồn được cái sự phảng phất hư ảo giống như một thực thể; chúng ta cũng đă quan tâm tới những trường hợp đặc biệt các sinh linh thực sự c̣n đủ bốn nguyên khí nơi Kama loka, họ vốn là những người bị bất đắc kỳ tử hay tự tử. Nhưng điều ǵ sẽ xảy ra cho một phàm ngă hoàn toàn không có một nguyên tử tính linh, không có một dấu vết ái lực tâm linh nào nơi nguyên khí thứ năm, cho dù thuộc loại tốt hay loại xấu? Rơ ràng là trong trường hợp như thế th́ nguyên khí thứ sáu chẳng có ǵ để thu hút về ḿnh. Hoặc nói cách khác th́ một phàm ngă như thế bị mất nguyên khí thứ sáu rồi ngay vào lúc nó bị chết. Nhưng Kama loka cũng đâu phải là nơi tồn tại dành cho một phàm ngă như thế với tư cách là một nội giới; Kama loka có thể là nơi thường trú của những thực thể tinh anh của những tinh linh ngũ hành, nhưng nó chỉ có thể là một tiền pḥng đưa tới một trạng thái khác dành cho con người. Trong trường hợp mà ta tưởng tượng ra này, phàm ngă c̣n sống sót sẽ bị nhanh chóng thu hút vào trong ḍng lôi cuốn nó đi tới số phận tương lai, số phận này chẳng dính dáng ǵ tới bầu không khí của quả đất hoặc Devachan mà dính dáng tới “cơi thứ tám” đôi khi được đề cập đến trong các tác phẩm huyền bí thời xưa. Cho đến nay có lẽ độc giả thông thường không hiểu v́ cớ làm sao lại gọi nó là “cơi thứ tám”, nhưng ư nghĩa của nó bây giờ cũng đủ rơ ràng rồi và giờ đây lần đầu tiên người ta đă đưa ra lời giải thích về cấu tạo thất bội của hệ thống hành tinh chúng ta. Các bầu của tiến tŕnh chu kỳ tiến hóa bao gồm bảy bầu, nhưng có một bầu thứ tám liên quan tới trái đất; ta nên nhớ rằng trái đất là bước ngoặt của dăy hành tinh theo chu kỳ và cơi thứ tám này đă bị đoản mạch, nó là một ngơ cụt, một địa hạt mà ta có thể nói cho đúng là nơi chốn một đi không trở lại.

Ta sẵn sàng đoán được rằng cái cơi duy nhất có liên quan tới dăy hành tinh của chúng ta đó ắt thuộc một giai bậc thấp hơn trái đất của ta vốn ở trên là tinh thần c̣n ở dưới là vật chất. Bản thân nó ắt không kém phần hữu h́nh so với trái đất ta khi được nh́n qua mắt phàm hoặc qua kính thiên văn; v́ những nhiệm vụ mà cơi này phải thực hiện trong hệ thống hành tinh của chúng ta có liên kết trực tiếp với trái đất, cho nên hiện nay không c̣n nhiều điều bí mật liên quan tới câu đố về cơi thứ tám cũng như vị trí trên bầu trời mà ta có thể t́m ra được nó. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống ở đây là những chủ đề mà các bậc Chơn sư rất dè dặt khi muốn truyền đạt cho đệ tử chưa được điểm đạo và hiện nay tôi không có thêm thông tin ǵ nữa liên quan tới những đề tài này.

Mặc dù vậy, dứt khoát là một điều phải khẳng định đó là: rất hiếm khi có một sự thoái hóa hoàn toàn của một phàm ngă đến mức đủ để thu hút nó rớt vào cơi thứ tám sau khi chết. Trong đại đa số các kiếp sống chỉ cần có một điều ǵ đó mà các nguyên khí cao có thể thu hút được về ḿnh, th́ điều này cũng đủ cứu vớt được cái trang giấy của sổ bộ đời đó khỏi bị hoàn toàn tiêu diệt. Ở đây ta phải nhớ rằng việc nhớ lại cuộc sống nơi cơi Devachan cho dù rất sống động, chỉ có liên quan tới những giai đoạn trong cuộc đời vốn tạo ra cái loại hạnh phúc lâng lâng mà chỉ có mỗi một cơi Devachan mới đủ tư cách nhận biết được; ở nơi đó cuộc sống mà tạm thời người ta vớt được lớp kem tinh hoa như thế rốt cuộc có thể được nhớ lại với đầy đủ mọi chi tiết. C̣n việc nhớ lại trọn vẹn cả kiếp sống th́ cá nhân chỉ đạt được vào lúc đến ngưỡng cửa của một trạng thái tâm linh c̣n cao siêu hơn nhiều so với trạng thái mà giờ đây chúng ta đang quan tâm; trạng thái ấy chỉ đạt được măi về sau này khi các chu kỳ tiến hóa dài dằng dặc đă trải qua. Lúc bấy giờ, mỗi một trong hàng loạt các kiếp sống dài mà ta trải qua sẽ giống như một trang giấy trong một quyển sách mà chủ nhân của nó có thể lật đi lật lại tùy thích, cho dù nhiều trang giấy như thế đối với y rất có thể là đọc rất chán và sẽ không được thường xuyên đề cập đến. Giáo lư về sự Phục sinh thực sự có nghĩa là sự hồi phục tối hậu của hoài niệm này liên quan tới mọi phàm ngă đă từng bị quên lăng từ lâu rồi. Nhưng hiện nay chúng ta không có thời giờ ngừng lại để giải mă những điều bí ẩn dưới dạng biểu tượng liên quan tới giáo lư đang được truyền thụ cho bạn đọc. Sau này, có thể ta sẽ bỏ công ra để làm việc đó tách riêng, nhưng trong khi chờ đợi, ta hăy trở lại với câu chuyện có liên quan tới những sự kiện mà ta đă từng giải thích về trọn cả quyển sách với những trang giấy khi cuối cùng th́ “sự phục sinh” đă được hoàn tất. Lúc bấy giờ sẽ không có những trang giấy hoàn toàn ô nhục; bởi v́ có một chơn ngă nào đôi khi trong lúc lâm phàm đă liên kết với những phàm ngă suy thoái một cách đáng trách và đang tuyệt vọng đến nỗi các phàm ngă này hoàn toàn bị hút vào trong ṿng xoáy của hạ giới, th́ những trường hợp đó chơn ngă cũng không giữ lại trong cái ái lực của ḿnh một vết tích nào về những phàm ngă ấy. Có thể nói rằng những trang giấy này đă bị xé ra khỏi quyển sách. Vào lúc cuối cuộc giành giật sau khi băng qua Kama loka, chơn ngă sẽ chuyển vào trạng thái tụ sinh vô thức; từ đó nó bỏ qua trạng thái Devachan và trực tiếp (mặc dù không ngay tức khắc xét về mặt thời gian) tái sinh qua kiếp tới để hoạt động nơi ngoại giới. Mọi ngă thức có liên quan tới kiếp vừa qua rốt cuộc sẽ được chuyển xuống hạ giới để cuối cùng “tiêu diệt măi măi ở đó. Đây là một cách diễn tả cũng giống như nhiều cách diễn tả khác đă bị thần học hiện đại (vốn là một kẻ canh giữ không trung thành) biến thành ra vô nghĩa đối với những sự kiện có thật về khoa học tâm linh.

 

CHÚ GIẢI

Không có một phần nào trong quyển sách mà tôi đang soạn hiện nay có nhu cầu cấp bách phải mở rộng như hai chương mà chúng ta vừa bàn đến. Trạng thái tồn tại Kama loka cùng với trạng thái cao hơn là Devachan (Kama loka chẳng qua chỉ là tiền pḥng) – theo nhận xét của tôi – đă bị các huấn sư thoạt đầu để cho phần nào lờ mờ th́ toàn bộ cơ tiến hóa mới có thể trở nên dễ hiểu hơn. Các trạng thái tâm linh vốn nối tiếp ngay cuộc sống trên cơi trần của chúng ta vốn là một bộ môn trong Thiên nhiên mà việc nghiên cứu nó hầu như có tính cách hấp dẫn không lành mạnh đối với bất kỳ người nào đă từng một lần nhận thức được rằng ḿnh có thể tiếp xúc với nó – có một số điều kiện cho những quá tŕnh thực nghiệm này – ngay cả khi c̣n sống. Trong một chừng mực nào đó chúng ta có thể phân biệt được những hiện tượng của trạng thái tồn tại mà một tạo vật con người phải chuyển vào khi thể xác đă chết. Kinh nghiệm về thần linh học đă cung cấp cho chúng ta nhiều sự kiện liên quan tới vấn đề đó. Những sự kiện này chẳng qua chỉ là những thuyết và những suy luận có tính cách rất gợi ư, chúng dường như đă đạt tới giới hạn tận cùng của suy đoán, chỉ có giới luật của thể trí đă được bồi dưỡng qua việc khảo cứu về nội môn bí giáo một cách rộng răi nhất mới bảo vệ cho bất kỳ người nào muốn khảo sát những sự kiện này khỏi đi tới những kết luận mà việc nghiên cứu sẽ chứng tỏ rằng tất yếu là sai lầm. V́ lư do đó, những người khảo cứu Thông Thiên Học chẳng lấy ǵ làm tiếc khi sự tiến bộ của ḿnh về khoa học tâm linh bị đem ra thử thách. Trong những trường hợp cho đến nay đă khiến họ khá thờ ơ với những vấn đề liên quan tới trạng thái tồn tại kế tiếp cuộc sống của chúng ta. Ta không thể thổi phồng những lợi ích về mặt trí tuệ mà ta rút ra được do nghiên cứu bảng thiết kế tổng quát trong Thiên nhiên về những cơi rộng lớn trong tương lai mà chỉ có sự thấu thị trọn vẹn của bậc Chơn sư mới thâm nhập được. Trước đó, ta cần phải đi vào chi tiết liên quan tới cái tiền cảnh tâm linh mà sự thấu thị kém cỏi hơn cũng có thể phần nào đạt đến được, nhưng thoạt nh́n th́ nó có thể bị tưởng lầm là trọn cả viễn ảnh của tương lai.

Tuy nhiên, những tiến tŕnh trước mà linh hồn phải trải qua vào lúc chết có thể được mô tả một cách tương đối trọn vẹn hơn so với khi nó được xác định trong chương vừa qua. Tôi tin rằng bản chất của sự giành giật diễn ra nơi Kama loka nhùng nhằng giữa các lưỡng nguyên thấp và lưỡng nguyên cao giờ đây có thể hiểu rơ hơn so với lúc ban đầu. Sự giành giật đó dường như là một quá tŕnh cù cưa rất lâu dài và đa dạng chứ không phải như chúng ta có thể phỏng đoán lúc ban đầu là sự khẳng định tự động hoặc vô ư thức của những ái lực hoặc lực hoàn toàn đă xác định tương lai của chơn thần vào lúc chết. Nhưng trong đại đa số trường hợp đây là một giai đoạn sống có thể (thậm chí rất có thể) tiếp tục cù cưa qua một số năm liên tục khá lớn. Trong giai đoạn tồn tại này, những người quá cố hoàn toàn có thể biểu hiện ra đối với những người c̣n sống nhờ vào tác nhân của thuật đồng cốt tâm linh theo một cách có thể vượt xa nếu không hoàn toàn biện minh được cho những ấn tượng mà các nhà thần linh học đă rút ra được từ những sự liên lạc như thế.

Nhưng chúng ta không được kết luận một cách quá hấp tấp rằng hồn người trải qua sự đấu tranh hoặc tiến hóa nơi Kama loka mà xét về mọi phương diện th́ thoạt nh́n đă được xác định như ta gợi ư. Trước hết, chúng ta phải cảnh giác không được duy vật hóa quá đáng quan niệm của ḿnh về sự đấu tranh này bằng cách nghĩ rằng nó chỉ là một sự tách rời máy móc của các nguyên khí. Quả thật khi tâm thức của chơn ngă đă an trụ nơi phần cao siêu th́ ắt có một sự tách rời máy móc liên quan tới sự vứt bỏ những nguyên khí thấp. Như vậy là vào lúc chết linh hồn sẽ máy móc vứt bỏ thể xác; linh hồn (có lẽ sẽ kết hợp những nguyên khí trung gian) mà một số nhà thần nhăn cao cấp có thể thực sự thấy nó rời khỏi chỗ trú của ḿnh mà ḿnh không c̣n cần tới nữa. Một tiến tŕnh rất giống như vậy cuối cùng cũng có thể xảy ra nơi Kama loka liên quan tới vật chất của các nguyên khí tinh vi. Nhưng ta hăy hoăn việc xem xét điều này trong một lúc, v́ thật là quan trọng khi ta nên tránh việc giả định rằng sự đấu tranh nơi Kama loka bản thân nó sẽ tạo ra sự phân chia tối hậu của các nguyên khí, tức là cái chết thứ nh́ trên cơi trung giới.

Sự tranh giành nơi Kama loka quả thật là cuộc sống của thực thể trong giai đoạn tồn tại đó. Trong bản văn của chương trước ta có xác định chính xác rằng cuộc tiến hóa diễn ra trong giai đoạn tồn tại này không dính dáng ǵ tới sự chọn lựa đầy trách nhiệm giữa thiện và ác vốn tiếp diễn trong khi c̣n sống trên cơi trần. Kama loka là một phần của đại thế giới các hậu quả, chứ không phải là một cơi nơi mà người ta tạo ra các nguyên nhân (ngoại trừ trong những trường hợp đặc biệt). V́ vậy thực thể trong Kama loka không thực sự làm chủ được những hành vi của ḿnh, đúng ra th́ y là tṛ chơi của những ái lực mà chính y đă xác lập rồi. Nhưng tất cả những ái lực này đều phải tự khẳng định hoặc bị cạn kiệt đi từ từ và thực thể nơi Kama loka có một ư thức rất bén nhạy thuộc một loại này hay loại khác trong suốt thời gian tồn tại đó. Bây giờ, chỉ cần một chút suy gẫm th́ ta ắt thấy rằng những ái lực nào vốn thu gom được sức mạnh để tự khẳng định ḿnh ắt có liên quan tới những hoài băo tâm linh trong kiếp vừa trải qua, c̣n những ái lực nào sẽ bị cạn kiệt đi ắt có liên quan tới những thị hiếu về vật chất, những xúc cảm và những xu hướng. Nên nhớ rằng thực thể nơi Kama loka đang trên đường tiến nhập Devachan, nói cách khác, nó đang tăng tiến vào các trạng thái được gọi là trạng thái Devachan, quá tŕnh tăng tiến này được hoàn thành theo luật tác động và phản động, tiêu và trưởng giống như hầu hết mọi tiến tŕnh khác trong Thiên nhiên, thể hiện qua một loạt những dao động giữa những sức hút theo hai chiều hướng khác nhau của tinh thần và vật chất. Vậy là trong khi tồn tại ở Kama loka, Bản ngă có thể nói là hoặc tiến tới Thiên Đường hoặc lùi về trần thế, và chính khuynh hướng dao động giữa hai cực tư tưởng hoặc trạng huống này đôi khi đă đưa y trở lại phạm vi cuộc sống mà y vừa mới rời bỏ.

Những sự đồng cảm nhiệt thành của y đối với cuộc sống đó tuyệt nhiên không thể tiêu tan ngay được. Nên nhớ rằng những sự đồng cảm của y với những khía cạnh cao siêu của cuộc sống đó thậm chí c̣n chưa tiêu tan nữa. Chẳng hạn như xét tới cái điều mà ở đây ta gọi là ái lực với trần thế, th́ ta không cần bao gồm trong đó việc vận dụng t́nh cảm vốn là một chức năng nơi cơi Devachan đă đạt đến mức trội vượt. Nhưng có lẽ ngay cả đối với t́nh cảm của y th́ chúng cũng có những khía cạnh trần tục và tâm linh, và việc cân nhắc tới chúng cùng với những hoàn cảnh và môi trường xung quanh của cuộc sống trên trần thế thường có dính dáng tới việc thực thể nêu trên sống nơi Devachan bị thu hút về phía cuộc sống nơi trần thế.

Dĩ nhiên, ta ắt thấy ngay rằng sự liên giao do việc thực hành thần linh học ắt tạo nên mối liên lạc giữa những thực thể nơi Kama loka mà ta xét ở đây với những người bạn mà họ c̣n bỏ lại trên trần thế. Điều này phải diễn ra trong thời kỳ mà linh hồn c̣n chú ư tới những hồi ức về trần thế và đối với suy nghĩ này, ta phải xét đến hai điều có bản chất rất quan trọng.

1. Trong khi đang chú tâm như vậy, th́ nó sẽ bị lăng trí đối với sự phát triển tâm linh mà nó đă dấn thân vào trong khi đă dao động theo chiều hướng khác. Ta cũng nên nhớ kỹ rằng, điều này nhằm nói tới những hoài băo tâm linh khi c̣n sống trên cơi trần, nhưng những kinh nghiệm tâm linh mới mẻ đó dường như thuộc một loại không thể chuyển dịch lại bằng những thuật ngữ thông thường của trí năng trên cơi trần, ngoài ra nó cũng không thuộc phạm vi của những năng khiếu vốn tác động nơi linh hồn trong khi nó c̣n bận tâm với những hồi ức cũ trên trần thế. Ta có thể tŕnh bày vấn đề này đại khái theo như biểu tượng, nhưng chỉ ở một mức độ bất toàn; đó là trường hợp một người đi di trú v́ hoàn cảnh nghèo; ta có thể tưởng tượng rằng y đă làm ăn khấm khá nơi xứ sở ḿnh mới sang, được học hành đàng hoàng ở đó, tham gia vào những việc công cộng, những khám phá, công việc nhân ái v. v. . . Y có thể vẫn c̣n liên lạc thư từ với thân bằng quyến thuộc ở nhà, nhưng y thấy khó ḷng mà khiến cho họ theo kịp với những ǵ đang làm bận tâm y. Tuy nhiên, sự minh họa này không áp dụng hoàn toàn cho mục đích hiện nay của ta, trừ phi chúng ta nghĩ tới việc người di trú này là đối tượng của một luật tâm lư học phải che phủ mất bớt sự hiểu biết của ḿnh, khi y ngồi xuống viết thư cho những người bạn xưa kia và trong lúc đó y phải cố hồi phục lại cái t́nh trạng tâm trí trước kia của ḿnh. Khi thời gian trôi qua th́ y càng ngày càng ít có khả năng viết được về những đề tài xưa cũ, v́ chẳng những nó kém cái mức mà những hoạt động thực tế hiện nay của tâm trí y đang cứu xét tới, nó lại c̣n mờ nhạt đi một phần lớn đối với kư ức của y. Những bức thư của y ắt gây ra ngạc nhiên cho những người nhận được, họ tự nhủ rằng chắc chắn là vẫn con người đó viết thư nhưng y đâm ra rất đần độn và ngu si khi so sánh với cái người mà họ quen biết trước khi người đó xuất ngoại.

2. Ta cũng phải nhớ một luật sinh lư học rất nổi tiếng, theo đó những năng lực thường được sử dụng ắt trở nên nhuần nhuyễn, c̣n những năng lực bị bỏ lơ ắt phải teo tóp đi; luật này áp dụng được cho cả cơi trung giới cũng như cơi hồng trần. Linh hồn nào nơi Kama loka mà có thói quen tập trung chú tâm vào những hồi ức về cuộc sống vừa qua, th́ sẽ tăng cường và củng cố những khuynh hướng vốn xung khắc với lại những sự xung khắc cao siêu. Y càng bị thu hút bởi t́nh cảm của những người bạn c̣n sống nhằm lợi dụng những cơ hội do đám đồng cốt cung cấp để thể hiện nơi cơi trần, th́ những xung lực lôi kéo y lại cuộc sống cơi trần lại càng mănh liệt, và sự chậm trễ về tiến bộ tâm linh của y lại càng nghiêm trọng. Chính nhận xét này là động cơ thúc đẩy quan trọng nhất khiến những vị đại diện cho giáo lư Thông Thiên Học, không ủng hộ cũng không tán thành mọi toan tính nhằm liên lạc với những linh hồn quá cố bằng cách lên đồng. Những sự liên lạc đó càng chân thực bao nhiêu, th́ chúng càng gây thiệt hại bấy nhiêu cho những cư dân nơi Kama loka. Trong t́nh trạng hiểu biết hiện nay của ta, thật khó mà xác định một cách đáng tin cậy mức độ thiệt hại đó của các thực thể nơi Kama loka. Và chúng ta có thể bị cám dỗ qua việc tin rằng trong một số trường hợp những thỏa măn lớn lao mà người c̣n sống rút ra được do việc liên lạc đó có thể vượt trên những thiệt hại mà linh hồn quá cố phải chịu. Tuy nhiên, sự thỏa măn này chỉ trở nên hả hê tỉ lệ với mức độ người bạn c̣n sống không nhận thức được những hoàn cảnh mà việc liên lạc diễn ra như thế nào. Thoạt tiên th́ đúng là ngay sau khi chết, những kỷ niệm c̣n sống động và hoàn chỉnh về cuộc sống trên cơi trần có thể khiến cho thực thể nơi Kama loka biểu hiện ra thành một nhân vật rất giống như người đă chết, nhưng từ khi chết đi, sự tiến hóa của y đă đổi hướng. Khi biểu lộ trên cơi trần, y không c̣n bộc lộ được một sự hưng phấn mới mẻ nào về tư tưởng trong tâm trí ḿnh. Khi biểu lộ như thế, y không bao giờ tỏ ra khôn ngoan hơn hoặc cao siêu hơn xét theo giai bậc Thiên nhiên so với lúc y vừa chết; ngược lại, y trở nên càng ngày càng kém thông minh hơn và khi thời gian trôi qua th́ xét theo biểu kiến y tỏ ra ít hiểu biết hơn trước kia. Y ắt gặp t́nh trạng lực bất ṭng tâm khi liên lạc với những người bạn c̣n ở lại, và việc y không thể làm được điều đó càng ngày càng dần dần trở nên thê thảm.

Thế nhưng, ta cũng phải xét thêm một chuyện nữa, nó càng khiến ta nghi ngờ việc liên lạc với những người bạn đă quá cố có phải là một ham muốn khôn ngoan và thích đáng hay chăng. Chúng tôi có thể nói rằng đừng bao giờ quan tâm tới cái người bạn đă quá cố và dần dần ít c̣n chú ư tới cuộc sống trên trần thế mà ḿnh đă bỏ lại; trong khi ấy vẫn c̣n một điều ǵ đó trong cái bản ngă cũ mà y đă bỏ lại sẽ biểu lộ ra với chúng ta, thật là thú vị khi liên lạc được với cả cái phần tàn dư đó. Chúng ta có thể lập luận rằng nếu cái người thân thương đó mà có bị chậm trễ chút ít trên đường lên tới Thiên Đàng v́ phải la cà nói chuyện với chúng ta, th́ y cũng sẵn ḷng hi sinh như thế v́ lợi ích của chúng ta. Ở đây ta đă quên mất một điều, đó là trên cơi trung giới cũng như trên cơi hồng trần, tập một thói quen xấu là chuyện rất dễ. Một khi mà linh hồn nơi Kama loka đă làm nguôi ngoai cơn khát liên lạc với cơi trần của ḿnh bằng nước múc lên từ cái giếng của thuật đồng cốt, th́ có một sự thôi thúc mạnh mẽ khiến y cứ sa đà đi sa đà lại như thế. Chúng ta có thể làm nhiều hơn mức khiến linh hồn bị đăng trí đối với việc riêng của ḿnh qua việc liên lạc với nó bằng thần linh học. Khi làm như vậy, chúng ta có thể gây ra thiệt hại nặng nề và hầu như là măi măi. Tôi không khẳng định điều này nhất thiết là lúc nào cũng vậy. Nhưng chỉ cần xem xét vấn đề một cách nghiêm túc về mặt đạo đức th́ ta cũng đủ nhận ra được những nguy hiểm tiềm tàng dính líu tới cách hành động này. Mặt khác, cũng có những trường hợp rơ ràng là ư muốn liên lạc chủ yếu được khẳng định từ phía bên kia; nghĩa là linh hồn đă quá cố bị nặng trĩu một ham muốn nào đó không được thỏa măn, có thể là y chưa hoàn thành một bổn phận nào đó c̣n bị bỏ sót trên cơi trần; lúc ấy sự chú ư của những người bạn vẫn c̣n sống có thể có một tác dụng ngược hẳn lại với cái sự chú ư chỉ tổ khuyến khích những thực thể nơi Kama loka nối lại những quan hệ xưa cũ với cơi trần. Tuy những trường hợp như thế, người bạn c̣n sống v́ say mê liên lạc có thể gián tiếp trở thành phương tiện để dọn đường cho sự tiến bộ tâm linh của ḿnh. Tuy nhiên, ở đây ta lại phải cảnh giác với cái khía cạnh hăo huyền của việc xuất hiện ra. Một ư muốn biểu lộ của một cư dân nơi Kama loka không nhất thiết biểu hiện cái ư tưởng đang có trong tâm trí y. Đó có thể là dư âm của một ham muốn xưa cũ, có thể là rất xưa cũ, mà đến lúc bấy giờ lần đầu tiên mới có thể t́m được phương tiện để biểu lộ ra bên ngoài. Như vậy, mặc dù có thể là hợp lư khi ta quan trọng hóa một ư muốn mà ta hiểu được do một người vừa mới chết truyền đạt lại cho ta từ cơi Kama loka th́ ta nên thận trọng đầy nghi vấn khi xem xét một ư muốn như thế xuất phát từ u hồn (shade) của một người đă chết lâu rồi, và dáng vẻ nói chung của u hồn như thế dường như không khiến cho ta nghĩ rằng nó c̣n giữ lại một ư thức sống động về phàm ngă xưa cũ của ḿnh.

Tôi nghĩ rằng việc công nhận những sự kiện và khả năng đó của cơi Kama loka sẽ giải thích thỏa đáng được cho các nhà Thông Thiên Học rất nhiều kinh nghiệm liên quan tới thần linh học mà việc tŕnh bày giáo lư bí truyền lúc ban đầu về vấn đề đó c̣n để lại nhiều điều lờ mờ.

Ta sẵn sàng nhận thấy rằng khi linh hồn dần dần tháo gỡ ḿnh ra khỏi Kama loka với những ái lực làm chậm phát triển của y trên đường tiến tới Devachan th́ cái khía cạnh lôi cuốn vào trần thế càng ngày càng yếu đi; và tất yếu là nơi Kama loka lúc nào cũng có một số lớn thực thể hầu như đă chín muồi để hoàn toàn xuất lộ nơi Devachan. Chính v́ thế mà họ dường như ở t́nh trạng rất vừa ư đối với người quan sát trên cơi trần. Xét về hoạt động của các nguyên khí thấp nơi cơi cảm dục và những người này đă ch́m vào t́nh trạng của những thực thể hoàn toàn mơ hồ và không ai hiểu được; theo gương những tác giả huyền bí thời xưa, tôi có gọi những người này là “ma h́nh” (shell) trong phần chính văn của chương này. Tuy nhiên, cách gọi như vậy không hay lắm. Tốt hơn là nên theo một người tiền bối khác để gọi họ là “u hồn” (shade), điều này có vẻ hợp với t́nh trạng của họ hơn. Khi họ từ trần, th́ mọi ư thức sống động vốn cố hữu nơi các nguyên khí liên quan tới các hoạt động trên cơi trần đă được chuyển dời sang các nguyên khí cao, các nguyên khí cao này không biểu hiện nơi các buổi lên đồng. Kư ức của họ về cuộc sống nơi cơi trần hầu như đă cạn kiệt. Trong trường hợp đó, những nguyên khí thấp của họ chỉ được khơi hoạt trở lại do ảnh hưởng hào quang của người đồng cốt mà họ bị thu hút vào đó; bấy giờ họ cũng chẳng khác ǵ những cái gương soi trên cơi trung giới mà tư tưởng của người đồng cốt hoặc người lên đồng phản chiếu vào đó. Nếu chúng ta có thể tưởng tượng được màu sắc của một bức tranh từ từ ch́m vào trong chất liệu của bức tranh đó để rồi cuối cùng xuất hiện trở lại một cách tinh khôi chói lọi ở phía bên kia, th́ chúng ta có thể quan niệm được một tiến tŕnh không làm hủy hoại bức tranh mà vẫn để cho pḥng triển lăm nơi nó được trưng bày có một phong cảnh rất ảm đạm với hậu cảnh màu nâu vô nghĩa; điều đó rất giống với t́nh trạng các thực thể nơi Kama loka trước khi cuối cùng họ vứt bỏ cái vật liệu mà tâm thức nơi cơi trung giới của họ đă hoạt động trong đó trước kia để rồi bây giờ chuyển sang t́nh trạng thuần túy thanh tịnh của Devachan.

Nhưng điều này không phải là trọn cả câu chuyện khiến ta phải coi những biểu lộ của cơi Kama loka một cách dè dặt đầy nghi vấn v́ hiện nay ta đă hiểu được vấn đề này cho nên ta cũng biết được khi đă đến lúc chết lần thứ hai trên cơi trung giới (cái chết này khiến cho Bản ngă đă được tẩy trược giải thoát hoàn toàn cơi Kama loka để tiến nhập vào trạng thái Devachan) lúc đó có một điều ǵ đó c̣n bỏ lại nơi Kama loka, nó tương ứng với cái xác chết đă bị bỏ lại trên trần thế khi linh hồn lần đầu tiên thoát ra được cuộc sống trên cơi trần. Quả thật có một thể vía đă chết bị bỏ lại trên cơi Kama loka, do đó chắc chắn là thỏa đáng khi ta áp dụng tính ngữ “ma h́nh” cho cái tàn dư đó. Cái ma h́nh trong trạng thái đó chẳng bao lâu nữa sẽ bị tan ră trong Kama loka, cũng giống như cái xác phàm bị bỏ lại cho những tiến tŕnh hợp thức của Thiên nhiên trên cơi trần th́ chẳng bao lâu cũng bị tan ră để rồi ḥa lẫn những yếu tố của ḿnh vào cái kho chứa vật chất chung thuộc loại vật chất trên cơi trần. Nhưng chừng nào mà sự tan ră đó chưa hoàn tất th́ thậm chí ngay cả ở trạng thái ma h́nh (mà Chơn ngă đă hoàn toàn bỏ lại) nó vẫn c̣n có thể đôi khi bị nhầm lẫn với một thực thế c̣n sống động trong buổi lên đồng. Trong lúc đó, nó vẫn c̣n là một cái gương soi trên cơi trung giới mà người đồng cốt thấy trong đó có phản chiếu tư tưởng của chính ḿnh bèn rút những tư tưởng đó ra và tin chắc rằng nó xuất phát từ một nguồn ngoại lai. Theo nghĩa đúng nhất của thuật ngữ này th́ hiện tượng đó là xác chết trên cơi trung giới đă sống lại không hơn không kém, v́ chừng nào nó chưa hoàn toàn tan ră th́ nó vẫn c̣n có một liên kết mong manh với thực thể đang nhập nơi Devachan. Cũng giống như trước kia, có một sự liên kết mong manh giữa thực thể đă nhập Kama loka và cái xác chết bị bỏ lại trên cơi trần. Cái sự liên lạc mà ta vừa nói đến được duy tŕ bằng vật liệu rất tản mạn của nguyên khí thứ ba của người quá cố tức là cái phách (linga sharira), tôi tin rằng việc nghiên cứu cái lănh vực này sẽ khiến cho chúng ta hiểu biết nhiều hơn mức hiện nay về những hoàn cảnh khiến cho đôi khi trong các buổi lên đồng có thể thực hiện được các sự hiện h́nh. Nhưng bây giờ chúng ta không đi lạc đề sang đó, chỉ cần nhận xét cái điều tương tự đó cũng giúp cho ta thấy được giữa thực thể nơi Devachan và cái ma h́nh bị vứt bỏ nơi Kama loka có một mối liên hệ giống như vậy vẫn c̣n tiếp tục trong một thời gian; trong khi nó c̣n tiếp diễn th́ nó vẫn c̣n tŕ kéo chơn linh nơi cơi cao, nhưng có lẽ điều đó giống như một ánh chiều tà của ma h́nh trong buổi hoàng hôn. Tuy nhiên đối với một người bạn nào c̣n sống mà có thể thấy được cái người quá cố đó bằng thần nhăn hoặc một phương tiện nào khác, th́ việc thấy được hoặc nhận biết được một ma h́nh như thế chắc chắn là vô cùng thảm thiết khi y lầm tưởng rằng nó chính là người bạn xưa cũ của ḿnh.

Giờ đây, khi ta tương đối đă hiểu rơ về Kama loka, th́ ta có thể sử dụng những thuật ngữ liên quan tới các hiện tượng của nó một cách chính xác hơn trước kia. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chọn dùng một cách diễn tả mới tức là ma hồn để chỉ những thực thể nơi Kama loka vừa mới từ trần hoặc v́ lư do nào khác vẫn c̣n la cà nơi trần thế th́ một phần lớn những thuộc tính trí tuệ là đặc trưng của chúng trên cơi trần th́ lúc bấy giờ ta phải t́m những thuật ngữ khác để chỉ những điều mà ta đă áp dụng trong trường hợp cấp bách trước kia. Thật vậy, chúng ta có thể hoàn toàn từ bỏ cái thuật ngữ bất tiện là “âm ma” (elementary) v́ nó có thể lẫn lộn với tinh linh ngũ hành và nhất là nó không thích hợp với những thực thể mà ta đang mô tả. Tôi xin gợi ư rằng (khi xét theo quan điểm của chúng ta) cái ma hồn (astral soul) đă ch́m vào trong t́nh trạng già yếu về trí tuệ có thể được gọi là một u hồn (shade), c̣n thuật ngữ ma h́nh (shell) nên được dành cho những cái xác chết thực sự trên cơi trung giới mà chơn linh nơi Devachan cuối cùng đă vứt bỏ.

Khi nghiên cứu định luật phát triển tâm linh nơi cơi Kama loka, dĩ nhiên là chúng ta muốn t́m hiểu phải mất bao nhiêu lâu th́ ma hồn mới có thể chuyển dời trọn vẹn được tâm thức từ các nguyên khí thấp sang nguyên khí cao, và như thường lệ khi ta xét đến những con số liên quan tới những tiến tŕnh vô vi trong Thiên nhiên, th́ câu trả lời rất co giăn. Nhưng tôi tin rằng các bậc đạo sư bí truyền ở Đông phương có tuyên bố là xét về đa số b́nh thường nhân loại (v́ đó chính là đại đa số lớp trung lưu của gia đ́nh nhân loại xét theo nghĩa tâm linh) chẳng có ǵ bất thường khi một thực thể Kama loka phải biểu lộ tới mức từ 25 năm cho tới 30 năm. Nhưng những con số này có thể tăng lên đáng kể về mỗi phía của con số trung b́nh đó. Điều này có nghĩa là một con người rất đê tiện và ngu xuẩn có thể la cà ở Kama loka một thời gian dài hơn nhiều v́ tuyệt nhiên không có một nguyên khí nào cao siêu đă phát triển đến mức đủ để tiếp thu tâm thức của y, c̣n ở phía bên kia của bậc thang, th́ linh hồn rất thông minh và có trí tuệ hoạt động tích cực có thể ở lại một thời kỳ rất lâu nơi Kama loka (v́ thiếu những ái lực tâm linh nơi lực tương ứng với trí tuệ) do các lực và nguyên nhân được sản sinh ra trên những cơi cao của hiệu quả có thể tồn tại rất lâu mặc dù về phương diện này hoạt động tâm trí khó ḷng tách rời khỏi tính linh ngoại trừ trong những trường hợp mà nó đă đặc biệt liên kết với các tham vọng trên cơi trần. Lại nữa, trong khi thời kỳ ở Kama loka có thể bị kéo dài vượt quá mức trung b́nh do nhiều nguyên nhân khác nhau th́ thời kỳ này cũng có thể hầu như rút ngắn lại không đáng kể khi tính linh của một người hấp hối vào lúc tuổi già sức yếu đă tiến xa đến mức khi ĺa trần người ta đă hoàn thành nhiệm vụ của ḿnh một cách hợp thức.

Có một khả năng quan trọng khác liên quan tới những sự hiện h́nh đến với chúng ta qua đường lối liên lạc thông thường đối với Kama loka, nó cũng đáng được lưu ư ở đây, mặc dù xét theo bản chất th́ thường không có khả năng thực hiện được điều này. Không một sinh viên Thông Thiên Học mới đây nào cho đến nay có thể hi vọng biết được nhiều điều về t́nh trạng tồn tại đang chờ đợi các vị Chơn sư khi ngài bỏ xác trên trần thế. Những khả năng cao siêu mở ra trước mắt các ngài đối với tôi dường như là hoàn toàn vượt ra ngoài tầm thẩm định của trí tuệ. Nếu chỉ dựa vào sự khôn khéo nơi bộ óc phàm thôi, th́ không ai đủ khôn ngoan để hiểu được Niết Bàn là ǵ; thế nhưng trong một số trường hợp dường như các Chơn sư chọn cách theo đuổi một đường lối trung dung giữa sự luân hồi và nhập Niết Bàn; điều này diễn ra nơi các cơi cao của Devachan, nghĩa là trong cảnh vô sắc giới (arupa) của Devachan, lúc đó ngài có thể chờ đợi cho nhân loại tiến bộ chầm chậm tới t́nh trạng cao siêu mà các ngài đă đạt được. Thế mà một Chơn sư đă trở thành một chơn linh nơi cơi Devachan thuộc loại cao siêu nhất th́ do hoàn cảnh sống nơi Devachan của ḿnh, ngài cũng không cắt đứt sự biểu lộ ảnh hưởng của ḿnh trên trần thế giống như trường hợp một vong linh thông thường nơi Devachan phải trải qua trạng thái đó trên đường luân hồi. Chắc chắn ngài không gây ảnh hưởng thông qua những dấu hiệu trên cơi trần đối với đám thính giả hỗn tạp, nhưng rất có thể một đồng tử thuộc loại cao siêu nhất (có lẽ gọi y là nhà thấu thị th́ đúng hơn) có thể chịu ảnh hưởng của ngài bằng cách đó. Chơn linh của Chơn sư đôi khi có thể phù hộ hoặc gây linh hứng cho một số vĩ nhân trong lịch sử thế giới một cách hữu thức hoặc vô thức tùy trường hợp.

Tất nhiên là sự tan ră của ma h́nh nơi Kama loka gợi cho bất kỳ người nào ra sức t́m hiểu tiến tŕnh này nghĩ rằng trong Thiên nhiên phải có một kho chứa vật liệu chung chung nào đó thích hợp với cơi tồn tại đó, tương ứng với quả đất trên cơi trần và những yếu tố bao xung quanh nó mà chúng ta đă kư gửi thân xác vào khi từ trần. Những bí nhiệm lớn lao mà suy nghĩ này đụng chạm đến ắt đ̣i hỏi phải khảo cứu toàn diện hơn nhiều so với mức chúng ta có thể đảm nhiệm được; nhưng đôi khi ta có thể đưa ra một ư tưởng tổng quát liên quan tới vấn đề này vẫn có ích hơn là tŕ hoăn thêm nữa. Trạng thái Kama loka có những cấp vật chất tương ứng biểu lộ xung quanh nó. Ở đây tôi không thử ra sức đi sâu vào môn siêu h́nh học của vấn đề này, nó thậm chí khiến chúng ta vứt bỏ ư niệm cho rằng vật chất cơi trung giới ít có thực hơn và ít rành rành hơn vật chất mà các giác quan trên cơi trần của chúng ta ghi nhận được. Hiện nay, ta chỉ cần giải thích rằng sự gần gũi của Kama loka đối với trần thế (điều này đă trở nên hiển nhiên qua kinh nghiệm của khoa thần linh học và giáo huấn Đông phương cũng giải thích về sự kiện này) cũng giống như việc hồn thú của chúng ta gần gũi đối với con người khi c̣n sống. Thật vậy, giai đoạn Kama loka tức là cái cơi vật chất lớn lao ở trạng thái thích hợp để cấu tạo thành cơi đó th́ cũng có thể nhận biết được bằng gáic quan của các thực thể trên trung giới cũng như của nhiều nhà thần nhăn; Kama loka là nguyên khí thứ tư của trái đất cũng giống như Kama rupa là nguyên khí thứ tư của con người. Đó là v́ trái đất cũng có bảy nguyên khí chẳng khác nào loài người đang ở trên đó. Vậy là trạng thái Devachan tương ứng với nguyên khí thứ năm của trái đất, c̣n Niết Bàn tương ứng với nguyên khí thứ sáu.

 

7. Làn sóng tiẾn hóa cỦa Con ngưỜi

Ta đă tường tŕnh tổng quát về cách thức mà đợt sóng sinh hoạt tiến hóa lớn quét ṿng ṿng qua bảy thế giới hợp thành dăy hành tinh mà trái đất của ta là một phần của nó. Bây giờ ta có thể trợ giúp thêm nữa nhằm mở rộng ư niệm tổng quát này để người ta có thể hiểu rơ hơn những tiến tŕnh liên quan tới nó. Và dù có thêm một chương nữa trong câu chuyện dài dằng dặc này, th́ cũng không thể làm cho tính chất của nó dễ hiểu hơn nếu không giải thích một vài hiện tượng liên quan tới sự tiến hóa của các thế giới mà ta có thể tạm gọi là sự qui nguyên (obscuration).

Những sinh viên triết học huyền bí theo đuổi đề tài này mà tâm trí c̣n đầy ắp những thông tin theo chiều hướng khác rất có thể sẽ hiểu lầm những phát biểu trước kia. Người ta không nói tất cả mọi việc ngay một lúc, và việc thoạt tiên đưa ra những lời giải thích chung chung có thể gợi ra những quan niệm về các chi tiết có lẽ là sai lầm đối với những người suy nghĩ thông minh và có tâm trí hoạt động tích cực nhất. Những bạn đọc như thế không bằng ḷng với những nét phác họa lờ mờ dù là chỉ trong phút chốc thôi. Trí tưởng tượng của họ lấp đầy bức tranh đó và nó cứ hoạt động đều đều không bị trở ngại trong một thời gian lâu dài, th́ sau này người tưởng tượng ắt sẽ lấy làm sửng sốt khi phát hiện ra rằng những thông tin về sau không tương thích với thông tin mà y tưởng ḿnh đă được dạy minh bạch ngay từ đầu. Thế mà trong bộ khảo luận này, tác giả chỉ cố gắng truyền đạt thông tin sao cho nó có thể ngăn ngừa đến mức tối đa đám cỏ dại vội vả mọc lên trong tâm trí của bạn đọc; nhưng chính việc nỗ lực như thế đôi khi cũng cần phải vọt lên phía trước bỏ qua một số chi tiết (thậm chí những chi tiết rất quan trọng) để cho người ta sẽ thu hoạch được trong cuộc hành tŕnh thứ nh́ đi qua vùng đất xưa cũ. Như vậy, giờ đây độc giả đă được trang bị đủ để trở lại với việc giải thích chương III nói về tiến tŕnh tiến hóa xuyên qua trọn cả dăy hành tinh.

Lúc bấy giờ, người ta có nói một vài lời liên quan tới cách thức mà xung lực sinh hoạt chuyển từ hành tinh này sang hành tinh khác theo kiểu “tuôn tràn hoặc phun vọt chứ không phải là ḍng chảy liên tục đều đều”. Thế mà cho đến nay diễn tŕnh tiến hóa trong những giai đoạn đầu vẫn liên tục để cho việc chuẩn bị bảy hành tinh đón tiếp đợt sóng triều cuối cùng của nhân loại có thể được tiến triển một cách đồng thời. Thật vậy, vào một giai đoạn nào đó trong diễn tŕnh, việc chuẩn bị tất cả nhiều hành tinh có thể tiến triển cùng một lúc, nhưng điều quan trọng chúng ta cần phải nhớ đó là: ở một giai đoạn nào đó, làn sóng tiến hóa chủ yếu (tức là làn sóng tiên phong) không thể ở nhiều hơn một chỗ. Tiến tŕnh tiếp diễn theo cách mà giờ đây ta có thể mô tả và độc giả có thể theo dơi được thuận tiện hơn nếu y vẽ trong giấy hoặc phác họa trong tâm trí ḿnh một giản đồ bao gồm bảy ṿng tṛn (biểu diễn các thế giới) sắp xếp trên một ṿng cung. Nếu gọi chúng là A, B, C, v. v. . . th́ từ những điều đă được xác định trước kia ta ắt nhận xét rằng ṿng tṛn tức bầu hành tinh D tượng trưng cho trái đất của ta. Thế mà nên nhớ rằng theo sự hiểu biết của các huyền bí gia th́ có bảy giới trong Thiên nhiên, ba giới có liên quan tới các lực tinh anh của ngũ hành vốn có trước giới vật chất thô trược trong thứ tự phát triển. Giới thứ nhất tiến hóa trên bầu hành tinh A rồi và chuyển sang bầu hành tinh B th́ giới thứ nh́ mới bắt đầu tiến hóa trên bầu A. Nếu tiếp tục thực hiện hệ thống này th́ dĩ nhiên ta sẽ thấy rằng khi giới thứ nhất đang tiến hóa trên bầu G th́ giới thứ bảy tức là giới nhân loại đang tiến hóa trên bầu A. Nhưng vậy th́ điều ǵ sẽ xảy ra khi giới thứ bảy chuyển sang bầu B? Đâu có giới thứ tám nào dấn thân vào hoạt động trên bầu A. Diễn tŕnh tiến hóa lớn lao đạt đỉnh cao nơi làn sóng triều cuối cùng tức là nhân loại; khi nó tiến hóa th́ sẽ để lại đằng sau một sự hôn thụy tạm thời của Thiên nhiên. Thật vậy, khi làn sóng sinh hoạt tiếp diễn trên bầu B th́ trong một thời gian nào đó bầu A chuyển vào trạng thái qui nguyên. Trạng thái này không phải là hủy hoại, tan ră hoặc bất cứ điều ǵ mà ta có thể gọi một cách thích đáng là chết. Bản thân sự hủy hoại (mặc dù khía cạnh này thường làm cho tâm trí hiểu lầm) lả một t́nh trạng hoạt động theo một chiều hướng khác, chính nhận xét này sẽ cung cấp cho ta manh mối về ư nghĩa của nhiều điều mà nếu xét khác đi th́ thần thoại học của Ấn Độ sẽ trở nên vô nghĩa khi nói tới các vị thần linh chủ tŕ sự tiêu diệt. Sự qui nguyên của một thế giới chỉ là việc hoàn toàn đ́nh trệ mọi hoạt động của nó; điều này không có nghĩa là cái lúc mà chơn thần cuối cùng của loài người chuyển ra khỏi một bầu thế giới cho sẵn nào, th́ thế giới đó sẽ bị tê liệt do một tai biến nào đó hoặc ch́m vào t́nh trạng xuất thần đê mê giống như công chúa ngủ trong rừng. Cuộc sống của loài động vật và thực vật vẫn tiếp diễn trong một thời gian giống như trước kia, nhưng sinh hoạt này mang tính cách suy thoái thay v́ là tiến bộ. V́ đợt sóng sinh hoạt vĩ đại đă rời bỏ thế giới này cho nên các giới động vật và thực vật dần dần trở lại t́nh trạng nguyên thủy khi lần đầu tiên làn sóng sinh hoạt vĩ đại đó tiếp xúc với chúng. Phải mất một thời gian rất lâu th́ tiến tŕnh chậm chạp khiến cho thế giới bị qui nguyên mới yên ngủ được, v́ ta ắt thấy rằng trong bất kỳ trường hợp nào, sự qui nguyên cũng dài gấp 6 lần [[4]] thời kỳ mà mỗi thế giới tiếp nhận làn sóng sinh hoạt nhân loại. Điều này có nghĩa là tiến tŕnh được hoàn thành như nêu trên liên quan tới việc làn sóng sinh hoạt chuyển từ bầu A sang bầu B, tiến tŕnh đó được lập lại suốt cả dăy hành tinh. Khi làn sóng chuyển sang bầu C th́ bầu B lại bị qui nguyên giống như bầu A. Thế rồi bầu D nhận được làn sóng sinh hoạt, c̣n các bầu A, B, C, đều bị qui nguyên. Khi làn sóng đạt tới bầu G, th́ tất cả sáu bầu thế giới trước nó đều bị qui nguyên. Trong khi đó làn sóng tiến hóa vẫn tiếp tục một sự tiến hóa đều đặn nào đó mà tính chất đối xứng của nó thỏa măn hoàn toàn những người có óc khoa học. Độc giả đă được chuẩn bị để tiếp thu ư kiến này ngay tức khắc khi xét về những lời giải thích đă được đưa ra về việc nhân loại tiến hóa qua bảy giống dân chính trong mỗi cuộc tuần hoàn trên một bầu hành tinh, nghĩa là trong khi hành tinh đó bị làn sóng triều sinh hoạt chiếm ngự. Giống dân thứ tư hiển nhiên là giống dân ở giữa của một loạt bảy giống dân. Ngay khi điểm giữa này đă đạt được th́ cuộc tiến hóa của giống dân thứ năm trên bất kỳ hành tinh cho sẵn nào sẽ bắt đầu để chuẩn bị nhân loại cho cuộc tiến hóa trên bầu hành tinh kế tiếp. Chẳng hạn như sự tiến hóa của giống dân thứ năm trên bầu E cân xứng với sự tiến hóa (hoặc đúng hơn là sự hồi sinh) của giới khoáng vật trên bầu D  v. v. . . Điều này có nghĩa là sự tiến hóa của giống dân thứ sáu trên bầu D trùng với sự hồi sinh của giới thực vật trên bầu E, c̣n sự tiến hóa của giống dân thứ bảy trên bầu D trùng hợp với sự hồi sinh của giới động vật trên bầu E. Thế rồi khi phần tử cuối cùng của giống dân thứ bảy trên bầu D đă chuyển vào trạng thái nơi nội giới tức là thế giới hậu quả, th́ chu kỳ nhân loại trên bầu E bắt đầu và giống dân thứ nhất bắt đầu phát triển ở đó. Trong khi ấy th́ thời kỳ hoàng hôn của thế giới có trước bầu D đă ch́m sâu vào đêm đen qui nguyên của diễn tŕnh tiến hóa đó, v́ sự qui nguyên ở đó đă dứt khoát bắt đầu khi chu kỳ nhân loại trên bầu D vượt qua mức nửa đường. Nhưng cũng như tim của một người vẫn đập và sự hô hấp của y vẫn tiếp tục cho dù y ngủ say đến đâu đi nữa; cũng vậy, nơi một thế giới đang yên nghỉ ngay cả trong khi ngủ say sưa nhất th́ vẫn phải có những tiến tŕnh có quan hệ sống c̣n tiếp tục. Và khi xét tới việc làn sóng nhân loại sẽ trở về trong dịp tới th́ những tiến tŕnh có tầm mức sống c̣n này bảo toàn được thành quả của cuộc tiến hóa trước khi nó đă bắt đầu. Việc phục hồi một hành tinh để cho nó thức tỉnh trở lại ắt là một quá tŕnh lớn lao hơn việc làm cho nó lắng ch́m vào sự yên nghỉ v́ khi làn sóng sinh hoạt nhân loại trở lại th́ nó phải đạt tới một tŕnh độ hoàn thiện cao hơn lúc mà nó rời bỏ bầu thế giới đó để theo chân làn sóng sinh hoạt đi tới bờ bên kia. Nhưng cứ mỗi một lần bắt đầu trở lại th́ Thiên nhiên lại được cấp thêm một sức sống (sự tươi mới của buổi sáng) để đến chu kỳ qui nguyên sau này nó lại có một thời kỳ chuẩn bị và hi vọng v́ đă được cung cấp cho một đà sống mới. Vào lúc mà làn sóng sinh hoạt lớn lao trở lại, th́ tất cả đều sẵn sàng tiếp đón nó.

Trong phần khảo luận đầu tiên về đề tài này, ta đă phát biểu đại khái rằng đủ thứ thế giới hợp thành dăy hành tinh của chúng ta không có cùng một tính vật chất giống như nhau. Nếu ta coi tinh thần là cực bắc của ṿng tṛn, c̣n vật chất là cực nam th́ các thế giới của ṿng cung đi xuống ắt thay đổi về tính vật chất và tính linh cũng giống như các thế giới của ṿng cung đi lên. Bây giờ ta phải xem xét sự biến thiên này một cách chăm chú hơn nữa th́ mới ḥng thấu hiểu được trọn cả diễn tŕnh tiến hóa một cách toàn triệt hơn bao giờ hết.

Ngoài trái đất ra (nó vốn ở điểm vật chất thấp nhất) c̣n có hai thế giới khác thuộc dăy hành tinh của ta mà mắt phàm có thể thấy được: thế giới đằng sau trái đất và thế giới ở phía trước trái đất. Thật vậy, hai thế giới này chính là Hỏa tinh và Thủy tinh (Hỏa tinh ở phía đằng sau chúng ta, c̣n Thủy tinh ở phía đằng trước); hiện nay Hỏa tinh đang ở t́nh trạng hoàn toàn qui nguyên xét về làn sóng sinh hoạt nhân loại, c̣n Thủy tinh chỉ vừa mới bắt đầu chuẩn bị cho chu kỳ nhân loại kế tiếp [[5]].

Hai hành tinh thuộc dăy hành tinh của ta vốn ở sau Hỏa tinh và hai hành tinh ở trước Thủy tinh có thành phần cấu tạo là một loại vật chất mà các kính thiên văn không thể nhận biết được. Như vậy bốn trong số bảy hành tinh có bản chất tinh anh mà những người chỉ quan niệm được dưới dạng trần thế ắt có khuynh hướng gọi là phi vật chất. Nhưng chúng tuyệt nhiên không phải là phi vật chất. Chúng chỉ là một trạng thái vật chất tinh vi hơn vật chất của trái đất, nhưng trạng thái tinh vi này tuyệt nhiên không làm cho bảng thiết kế của Thiên nhiên mất đi tính đồng dạng liên quan tới các phương pháp và các giai đoạn tiến hóa của chúng. Trong phạm vi “vô h́nh” tinh vi của chúng, các cuộc tuần hoàn và các giống dân liên tiếp vẫn cứ trải qua các giai đoạn có tính vật chất thô trược hoặc tinh vi hơn so với trái đất; nhưng ai muốn hiểu được chúng th́ trước hết phải hiểu được trái đất này rồi mới biết được những hiện tượng tinh vi của chúng bằng cách suy diễn theo phép tương ứng. V́ vậy chúng ta hăy quay về xem xét lại làn sóng sinh hoạt lớn lao với đủ mọi khía cạnh trên hành tinh này.

Cũng như dăy thế giới được coi là một thể thống nhất với các cực nam và cực bắc tức là cực vật chất và cực tinh thần, tiến từ cực tinh thần xuống cực vật chất rồi từ đó tiến lên trở lại tới cực tinh thần; cũng vậy các cuộc tuần hoàn của loài người tạo thành một chuỗi tương tự các bầu hành tinh mà ta có thể lấy dăy hành tinh để làm biểu tượng. Thật vậy, trong cuộc tiến hóa của con người trên mỗi cơi cũng như mọi cơi đều có một ṿng cung đi xuống và một ṿng cung đi lên; có thể nói tinh thần tiến hóa đi xuống thành ra vật chất, c̣n vật chất tiến hóa đi lên thành ra tinh thần. Như vậy điểm vật chất cao nhất hay thấp nhất trong chu kỳ này trở thành cái đỉnh bị lộn ngược của trí phàm, vốn là biểu hiện ngụy trang của trí thiêng liêng. Mỗi cuộc tuần hoàn diễn ra theo ṿng cung đi xuống (v́ mỗi giống dân của mỗi cuộc tuần hoàn khi chúng ta đi xuống tới qui mô nhỏ nhất của vũ trụ) ắt phải có trí phàm nhiều hơn mức giống dân có trước nó và mỗi giống dân ở ṿng cung đi lên phải cấp cho một dạng trí tuệ tinh vi hơn pha trộn với trực giác tâm linh nhiều hơn. V́ vậy trong cuộc tuần hoàn thứ nhất, chúng ta thấy con người là một tạo vật tương đối tinh anh so với trạng thái hiện nay y đạt được trên trái đất, không phải là xét về trí năng mà xét theo khía cạnh siêu tâm linh. Cũng giống như h́nh dáng loài động vật và thực vật xung quanh ḿnh, con người ở trong một thể xác to lớn nhưng có kết cấu lỏng lẻo. Trong cuộc tuần hoàn thứ nh́, y vẫn c̣n khổng lồ và tinh anh, nhưng đă có một thể xác bền vững hơn và cô đọng hơn là một con người có tính vật thể hơn nhưng vẫn c̣n ít có trí thông minh hơn so với tính linh. Trong cuộc tuần hoàn thứ ba, y đă phát triển được một thể xác rất cụ thể và cô đọng trước hết là cái h́nh dạng giống như một con khỉ lớn hơn một con người, nhưng có trí thông minh càng ngày càng khá hơn. Trong nửa sau của cuộc tuần hoàn thứ ba, bộ vó khổng lồ của y giàm đi, cơ thể y có cấu trúc được cải thiện và y bắt đầu là một con người có lư trí. Trong cuộc tuần hoàn thứ tư, trí năng (giờ đây đă phát triển trọn vẹn) đạt được những bước tiến vĩ đại. Những giống dân đầu tiên của cuộc tuần hoàn này bắt đầu có được ngôn ngữ của loài người theo như ta hiểu hiện nay. Thế giới đầy dẫy những thành quả của hoạt động trí tuệ, c̣n khía cạnh tâm linh bị suy tàn. Khi đạt đến giữa cuộc tuần hoàn thứ tư th́ ta đă vượt qua cực điểm của trọn cả chu kỳ bảy thế giới. Từ điểm này trở đi, Chơn ngă bắt đầu đấu tranh với thể xác và tâm trí để biểu lộ những quyền năng siêu việt của ḿnh. Trong cuộc tuần hoàn thứ năm, sự đấu tranh này tiếp diễn nhưng những năng lực siêu việt đă được phát triển khá nhiều mặc dù sự giằng co giữa một bên là năng lực này với một bên là trí năng và khuynh hướng phàm tục lại c̣n mănh liệt hơn bao giờ hết, v́ trí năng thuộc cuộc tuần hoàn thứ năm cũng như tính linh của cuộc tuần hoàn này đă tiến bộ nhiều hơn so với cuộc tuần hoàn thứ tư. Trong cuộc tuần hoàn thứ sáu, nhân loại đạt tới một mức độ hoàn thiện cả về mặt thể xác và linh hồn, về trí năng và tính linh mà những người phàm tục hiện nay không dễ ǵ tưởng tượng ra được. Những tổ hợp cao siêu nhất về minh triết, ḷng từ thiện và sự giác ngộ siêu việt mà thế gian đă từng chứng kiến hoặc nghĩ tới ắt tiêu biểu cho loại h́nh con người b́nh thường vào lúc đó. Những năng khiếu mà hiện nay vốn là tinh hoa hiếm hoi của cả một thế hệ khiến cho những siêu nhân có nó, thám hiểm được những bí mật của Thiên nhiên và biết được nhiều điều mà giờ đây người ta chỉ đưa ra những mảnh vụn (qua những tài liệu hoặc bằng cách khác) cho thế giới; vào lúc đó những năng lực này hầu như ai cũng có được. C̣n về phần cuộc tuần hoàn thứ bảy sẽ ra sao th́ các vị đạo sư huyền bí cởi mở nhất vẫn kín tiếng một cách trang trọng. Nhân loại vào cuộc tuần hoàn thứ bảy sẽ hầu như giống Thượng Đế đến nỗi mà loài người trong cuộc tuần hoàn thứ tư không thể tiên liệu được những thuộc tính của nó.

Trong khi làn sóng sinh hoạt nhân loại ở trên bất kỳ hành tinh nào th́ mỗi chơn thần cá biệt tất yếu là phải lâm phàm nhiều lần. Ta đă giải thích được điều này một phần nào. Nếu chơn thần chỉ trải qua một kiếp trong mỗi giống dân nhánh mà ít nhất nó phải trải qua một lần, th́ toàn bộ kiếp sống trong trọn cả một cuộc tuần hoàn trên một hành tinh ắt là 343 kiếp tức là 73. Nhưng sự thật là mỗi chơn thần lâm phàm hai lần trong một giống dân nhánh và nó tất yếu c̣n lâm phàm trong một số trường hợp phụ trợ thêm nữa. V́ những lư do mà người ngoài không thể ǵ đoán được, những vị có được kiến thức huyền bí học đặc biệt ngần ngại khi đưa ra những sự kiện với những con số liên quan tới vũ trụ khởi nguyên luận, mặc dù người chưa điểm đạo khó ḷng mà hiểu được tại sao phải lại giữ kín những con số này. Chẳng hạn như hiện nay, chúng tôi không thể nêu rơ một cuộc tuần hoàn thật sự kéo dài bao nhiêu năm. Nhưng có một sự nhượng bộ mà chỉ những người nào đă nghiên cứu lâu dài huyền bí học theo phương pháp cũ mới đánh giá đúng mức được, đó là những con số liên quan trực tiếp với chúng ta; dù sao đi nữa sự nhượng bộ này cũng có giá trị v́ nó giúp soi sáng cho một sự kiện thú vị có liên quan tới cuộc tiến hóa mà chúng ta hiện nay đă đạt tới trước thềm của nó. Sự kiện này là như sau: trong khi trái đất chẳng hạn như hiện nay là nơi cư trú của loài người thuộc cuộc tuần hoàn thứ tư, do làn sóng sinh hoạt nhân loại có thể nói là đă đi được bốn ṿng xung quanh cái chu kỳ thế giới, th́ vẫn sống trà trộn với chúng ta một số ít người (ít so sánh với tổng số) vốn thuộc về cuộc tuần hoàn thứ năm. Thế mà theo cái nghĩa của thuật ngữ ta dùng hiện nay, th́ ta không được giả sử rằng bất kỳ cá nhân nào đă dùng một tiến tŕnh mầu nhiệm để thực sự đi suốt một ṿng qua trọn cả dăy thế giới nhiều hơn đồng loại của ḿnh. Căn cứ vào những lời giải thích vừa nêu trên về cách thức tiến bộ của đợt sóng triều nhân loại, th́ ta ắt thấy rằng không thể có được điều này. Nhân loại c̣n chưa đi tới cư trú lần thứ tư trên hành tinh kế tiếp hành tinh của chúng ta. Nhưng chơn thần cá biệt đó có thể vượt lên trước những người đồng hành với ḿnh xét về mặt phát triển cá nhân, và như vậy chơn thần đó giống hệt như loài người nói chung sẽ đạt được khi cuộc tuần hoàn thứ năm đă được triển khai trọn vẹn. Có thể thực hiện điều này bằng hai cách. Một người bẩm sinh là một đơn vị b́nh thường của cuộc tuần hoàn thứ tư có thể thông qua những tiến tŕnh rèn luyện về huyền bí học để biến ḿnh thành ra một người có đầy đủ thuộc tính của con người thuộc cuộc tuần hoàn thứ năm và như vậy, y trở thành cái mà chúng ta có thể gọi là một người thuộc cuộc tuần hoàn thứ năm nhân tạo. Nhưng không cần phải nỗ lực trong kiếp hiện nay th́ một người vẫn có thể sinh ra là một người của cuộc tuần hoàn thứ năm sống trà trộn trong đám nhân loại thuộc cuộc tuần hoàn thứ tư nhờ vào tổng số những kiếp đă qua.

Nếu đặt x là tổng số kiếp khi tiến qua diễn tŕnh của Thiên nhiên chơn thần phải thực hiện một cuộc tuần hoàn trên một hành tinh, c̣n y là biên tế của những kiếp lâm phàm phụ trợ mà y bắt buộc ḿnh phải trải qua trong thời kỳ đó v́ quá đắm say cuộc sống trên trần thế, th́ thật sự là 24½ (x + y) có thể vượt quá 28x; điều này có nghĩa là chỉ nội ba cuộc tuần hoàn rưởi, một chơn thần đă đi trọn nhiều kiếp lâm phàm giống như một chơn thần b́nh thường hoàn thành được trọn cả bốn cuộc tuần hoàn. Kết quả này không thể đạt được trong ít hơn ba cuộc tuần hoàn rưởi v́ hiện nay chúng ta mới vừa trải qua điểm ở giữa của sự tiến hóa trên hành tinh nửa vời này, cho nên những người thuộc cuộc tuần hoàn thứ năm mới bắt đầu ghé vô được.

Xét theo bản chất sự việc, th́ một chơn thần không thể vượt trước những người đồng hành của ḿnh nhiều hơn một cuộc tuần hoàn. Tuy nhiên nếu xét tới việc Đức Phật là một người thuộc cuộc tuần hoàn thứ sáu, th́ sự kiện này ắt có dính dáng tới một điều bí nhiệm vĩ đại vượt ngoài phạm vi của phép tính toán hiện nay. Trong lúc này ta chỉ cần nói rằng sự tiến hóa của một Đức Phật có liên quan tới một điều ǵ đó c̣n nhiều hơn việc chỉ lâm phàm trong phạm vi một dăy hành tinh mà thôi.

V́ trong phép tính toán nêu trên, ta thấy rằng có nhiều kiếp sống mà chơn thần cá biệt đă lần lượt trải qua, cho nên để tránh hiểu lầm, ở đây ta phải nêu rơ rằng những kiếp lâm phàm này chiếm một thời kỳ rất lâu và có những khoảng ngăn cách chúng với nhau. Ở trên ta có nêu rơ rằng hiện nay không thể đưa ra con số thực sự về thời kỳ kéo dài của một cuộc tuần hoàn. Thật ra th́ không thể có một con số nào được trích dẫn mà nêu ra thời kỳ kéo dài của mọi cuộc tuần hoàn, v́ con số này biến thiên rất nhiều trong một phạm vi rất rộng. Nhưng ở đây có một sự kiện đơn giản mà bậc có thẩm quyển cao siêu nhất về huyền bí học có liên hệ với chúng ta đă dứt khoát nêu rơ. Giống dân hiện nay tức là giống dân thứ năm của cuộc tuần hoàn thứ tư đă bắt đầu tiến hóa cách đây vào khoảng một triệu năm. Cho đến nay nó c̣n chưa tiến hóa xong, nhưng cứ giả sử rằng trọn cả kiếp sống của một giống dân kéo dài một triệu năm [[6]] th́ nó phải chia ra làm bao nhiêu cho mỗi kiếp sống của chơn thần cá biệt? Trong một giống dân phải có vào khoảng hơn 100 kiếp sống của mỗi chơn thần cá biệt và hầu như không quá 120 kiếp, nhưng cứ giả sử rằng các chơn thần thuộc giống dân hiện nay đă trải qua 120 kiếp. Nếu cho rằng mỗi kiếp sống kéo dài trung b́nh là một thế kỷ, th́ trong trường hợp đó chúng ta mới chỉ có 12.000 năm (trong số một triệu năm sống trên cơi trần so với 988.000 năm sống nơi nội giới, như vậy là trung b́nh mỗi kiếp sống kéo dài vào khoảng hơn 8.000 năm. Chắc chắn là những thời kỳ trung gian ở giữa kéo dài một cách co giăn, nhưng chúng khó ḷng mà rút gọn được hơn 1.500năm (dĩ nhiên ta không xét đến trường hợp các Chơn sư, v́ các ngài đă hoàn toàn ngoại lệ so với qui luật b́nh thường) và 1.500 năm ắt là một thời kỳ rất ngắn giữa hai kiếp tái sinh.

Tuy nhiên ta phải kể thêm một hai điều cân nhắc nữa vào những phép tính toán này. Trường hợp những đứa trẻ chết yểu hoàn toàn không giống như trường hợp những người đă trưởng thành v́ những lư do hiển nhiên mà giờ đây ta sẽ gợi ư để giải thích nó. Một đứa trẻ chết trước khi nó đă sống đủ lâu để bắt đầu chịu trách nhiệm về những hành động của ḿnh ắt không tạo nên Nghiệp mới. Chơn thần rời bỏ thể xác của đứa nhỏ đó trong t́nh trạng giống hệt như khi nó nhập vào thể xác đó sau cái chết lần cuối cùng trên cơi Devachan. Nó chưa có cơ hội để chơi một nhạc cụ mới, cây đàn này đă bị đứt dây ngay cả trước khi người ta lên dây. V́ vậy chơn thần có thể tái sinh ngay tức khắc theo đường lối cũ đă thu hút nó. Nhưng chơn thần tái sinh như thế xét về mặt tâm linh th́ tuyệt nhiên không được đồng nhất hóa với đứa trẻ chết yểu. Cũng giống như vậy trong trường hợp một chơn thần nhập vào xác của một kẻ ngu đần bẩm sinh. Cái đàn này không thể lên dây được cho nên nó không thể được đánh lên chẳng khác ǵ thể xác của một đứa trẻ trong một vài năm sơ sinh. Nhưng cả hai trường hợp này rơ ràng là những ngoại lệ vốn không thể làm thay đổi được cái qui tắc tổng quat đă được nêu trên dành cho mọi người lớn đă trưởng thành và sống cuộc đời trên trần thế để hành thiện hoặc làm điều ác.

 

CHÚ GIẢI

Khi có thêm thông tin sau này và khi ta khảo cứu (có thể nói là đối chiếu nhiều nhánh khác nhau của giáo lư và sự tổ hợp lại với những phát biểu khác của chương vừa nêu) th́ ta thấy thật là khó mà áp dụng được những con số này một cách hiển nhiên trong trường hợp Giáo lư Bí truyền. Những con số có thể hoàn toàn đáng tin cậy khi tiêu biểu cho những điều trung b́nh tổng quát thế nhưng nó lại gây ra nhầm lẫn khi được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Thời kỳ trên cơi Devachan đối với những người khác nhau biến thiên trong một phạm vi rất rộng lớn đến nỗi mà bất kỳ qui tắc nào được nêu ra về vấn đề này cũng phải có những ngoại lệ gây sửng sốt. Trước hết là con số trung b́nh nêu trên chắc chắn được tính toán đối với những người lớn đă trưởng thành. Đối với những đứa con nít tuyệt nhiên không có thời kỳ Devachan khi so với người lớn đă hoàn thành một thời kỳ trung b́nh, ta thấy có một loại trung gian là những người chết khi c̣n trẻ nhưng đă tích lũy Nghiệp quả rồi, họ do đó cũng phải trải qua những giai đoạn thông thường trong quá tŕnh phát triển tâm linh; nhưng v́ họ sống một kiếp sống ngắn ngủi cho nên họ chỉ tạo ra những nguyên nhân không cần phải dùng nhiều thời gian mới thanh toán hết. Những người như thế cũng trở lại tái sinh sau khi tạm trú nơi cơi hậu quả trong một thời gian tương đối ngắn ngủi. Lại nữa, có chuyện là có sự lâm phàm nhân tạo do Chơn sư trực tiếp can thiệp khi người đệ tử chưa đạt đến mức bản thân kiểm soát được vật chất, trong trường hợp này ngay sau khi y chết trong kiếp trước trên cơi trần, người đệ tử sẽ được tái sinh trở lại hầu như ngay tức khắc mà không phải chịu số kiếp trôi nổi theo ḍng tiến hóa b́nh thường của các nguyên nhân. Dĩ nhiên là những trường hợp này có thể nói rằng con người hữu quan đó đă nhờ vả Chơn sư trong những trường hợp mà các nguyên nhân tự nhiên thuộc một loại nào đó cần tới sự can thiệp của Chơn sư, ngài đâu có quyền hành động một cách bất thường như thế, hậu quả của những nỗ lực trong kiếp trước là bao nhiêu th́ Nghiệp báo cũng phải bấy nhiêu. Nhưng cũng có những trường hợp hoàn toàn không giống như cách tác động theo qui luật thông thường.

Hiển nhiên là đối với những sự kiện phức tạp thuộc loại hoàn toàn không quen thuộc th́ những kẻ nào có đầu óc chưa được rèn luyện lần đầu tiên tiếp xúc với chúng không thể thấy rơ được ngay từ đầu tất cả những điều kiện thích hợp, những sự bù trừ và những sự phát triển bất thường. Trước hết chúng ta phải xét những trường hợp tổng quát, nhiên hậu mới bàn đến những ngoại lệ, nhất là trong trường hợp ta nghiên cứu về huyền bí học liên quan tới những phương pháp huấn luyện theo truyền thống th́ người ta thường nhắm vào việc ghi khắc mọi ư tưởng mới mẻ vào trong trí nhớ khiến cho đâm ra bối rối rồi cuối cùng mới giải tỏa điều bối rối này. Liên quan tới một vấn đề khác mà ta đă bàn đến ở những trang trước, giờ đây dường như tôi thấy rằng ḿnh đă bỏ qua không kể đến một điều ngoại lệ quan trọng trong Thiên nhiên. Sự mô tả mà tôi đưa ra về quá tŕnh tiến hóa của làn sóng triều nhân loại tự thân nó vốn mạch lạc, nhưng v́ ở Ấn Độ từ khi nguyên bản của quyển sách này được phát hành th́ người ta có phê phán khi so sánh phiên bản về câu chuyện này của tôi với một vài đoạn trong những tác phẩm khác mà họ biết rằng bắt nguồn từ một Chơn sư. Người ta có nêu ra những sự mâu thuẫn giữa hai phát biểu đó; phiên bản kia giả sử rằng một chơn thần có thể thực sự đi suốt qua bảy hành tinh trọn cả một ṿng tiến hóa vượt mức những người đồng loại mà cuối cùng y sống trộn lẫn vào đó trên trái đất này. Cách tŕnh bày của tôi về sự qui nguyên dường như khiến cho hoàn cảnh này không thể có được. Manh mối của điều bí nhiệm này dường như ở bên ngoài những phạm vi sự kiện mà các Chơn sư sẵn ḷng thảo luận thoải mái, và độc giả phải hiểu rơ rằng lời giải thích mà tôi sắp đưa ra ở đây chỉ là kết quả sự suy đoán riêng và đối chiếu của tôi về những bộ phận khác nhau trong giáo lư chứ không phải là thông tin chân thực do tiếp thu của bậc đạo sư nói chung đă truyền thụ cho tôi.

Sự thật dường như là cho đến nay những sự qui nguyên hoàn chỉnh được dành cho mọi hiện tượng nêu trên có liên quan tới mỗi hành tinh chịu ảnh hưởng của sự qui nguyên này nói chung. Nhưng có những hiện tượng ngoại lệ mà chúng ta bao giờ cũng phải cảnh giác v́ nó có ảnh hưởng tới vấn đề này. Đại đa số nhân loại bị thôi thúc đi từ hành tinh này sang hành tinh kế tiếp theo chu kỳ lớn khi đă đến lúc phải chuyển tiếp như vậy, nhưng hành tinh mà loài người bỏ lại không phải hoàn toàn thiếu vắng loài người, ở mọi vùng trên bề mặt hành tinh, do những sự thay đổi về vật thể và khí hậu cho nên con người không thích hợp để sống trên đó nữa. Ngay cả trong thời kỳ qui nguyên, một số nhỏ loài người vẫn bám lấy mỗi hành tinh và các chơn thần liên quan tới thiểu số này tuân theo những luật tiến hóa khác vượt ngoài tầm chi phối ṿng xoáy chính của nhân loại trên hành tinh bị cuốn theo đợt sóng triều vĩ đại, thiểu số đó chuyển từ thế giới này sang thế giới khác theo điều mà ta có thể gọi là sự tiến hóa của cuộc nội tuần hoàn, vượt xa loài người nói chung. Việc có những hoàn cảnh đôi khi lôi kéo một linh hồn từ giữa ḍng xoáy lớn của loài người thoát ra khỏi sức hút của hành tinh chịu tác dụng của đợt sóng triều đó để nhập vào sức hút của Cuộc Nội Tuần Hoàn, đó là một vấn đề mà chỉ măi đến nay chúng ta mới có thể phỏng đoán được một cách rất bấp bênh.

Xét về giải pháp mà tôi đánh liều đưa ra để áp dụng cho vấn đề các Cuộc Nội Tuần Hoàn, ta nên lưu ư cách thức mà tôi giả sử rằng Thiên nhiên sẽ tồn tại hài ḥa với sự kiện mà các giáo lư đă phổ biến rộng răi, đó là trận Đại hồng Thủy. Cái phần của một hành tinh vẫn c̣n có thể cư ngụ được trong khi có chu kỳ qui nguyên ắt tương đương với cái Bè của ông Noah mà trong thánh kinh có tường thuật lại với một ư nghĩa phần lớn là biểu tượng. Dĩ nhiên là câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy cũng chỉ có chút ít ư nghĩa biểu tượng thôi, nhưng dường như các môn đồ kinh Kabalah cũng có thể liên kết nó với ư tưởng mà giờ đây ta đă nêu ra được ư nghĩa lớn lao hơn. Đến khi nào mà hành tinh bị qui nguyên lại sẵn sàng một lần nữa đón tiếp đông đảo loài người, th́ những cư dân ở trên cái bè sẽ sẵn sàng bắt đầu quá tŕnh sinh sôi nẩy nở trở lại trên trái đất.

 

8. SỰ tiẾn hóa cỦa Loài ngưỜi.

Độc giả giờ đây ắt thấy rằng quá tŕnh trong Thiên nhiên sẽ cung cấp cho mọi con người có được sự tiến bộ vô hạn hướng về các giai đoạn tồn tại cao siêu hơn. Nhưng ta ắt cũng thấy rằng khi phú cho những thực thể đang tiến bộ này những năng khiếu càng ngày càng phát triển và khi thường xuyên mở rộng phạm vi hoạt động của loài người, Thiên nhiên cũng cung cấp cho mỗi người càng ngày càng có thêm cơ hội quyết định nhằm chọn lựa giữa điều thiện và điều ác. Trong những cuộc tuần hoàn đầu tiên của loài người th́ đặc quyền chọn lựa chưa được phát triển đầy đủ và do đó trách nhiệm hành động cũng chưa đến nơi đến chốn. Thật vậy, những cuộc tuần hoàn đầu tiên của loài người tuyệt nhiên không cấp cho Chơn ngă trách nhiệm tinh thần theo ư nghĩa rộng lớn mà ta đang đề cập hiện nay. Những thời kỳ Devachan vốn tiếp nối mọi kiếp sống nơi ngoại giới đều xử lư trọn vẹn phước và tội của con người; cái phàm ngă đáng phàn nàn nhất mà chơn ngă trong nửa thời kỳ đầu tiến hóa có thể phát triển nên được coi như bị bỏ lơ không kể đến trong đại cuộc, c̣n chính phàm ngă lang thang chỉ phải đền tội của ḿnh trong một thời gian tương đối ngắn và không làm rộn Thiên nhiên thêm nữa. Nhưng nửa sau của diễn tŕnh tiến hóa vĩ đại được thực hiện dựa vào những nguyên tắc khác. Chơn ngă giờ đây không thể nhập vào những giai đoạn tiến hóa mới mà không cân nhắc những phước đức do chính ḿnh tạo ra để có được sự phat triển mới mẻ. Đâu phải chỉ mới đến nay con người đă hoàn toàn có trách nhiệm và có được những năng khiếu cao siêu khi đến bước ngoặt quan trọng trong đời sinh hoạt của ḿnh mà lại cứ dật dờ trôi theo ḍng tiến hóa; y phải bắt đầu biết bơi nếu y muốn tự ḿnh tiến lên phía trước.

Do việc đề tài mà chúng ta xét đến thật phức tạp khiến ta không thể đề cập tới mọi đặc tính của nó trong cùng một lúc, cho nên đến nay chúng ta phải xem xét bảy cuộc tuần hoàn khi con người phát triển, chúng tạo thành trọn cả đại cuộc của hành tinh liên quan tới chúng ta giống như một chuỗi liên tục mà số phận tự nhiên của loài người nói chung phải trải qua đó. Nhưng ta nên nhớ rằng, ta có nói nhân loại thuộc cuộc tuần hoàn thứ sáu phát triển cao tột đến nỗi mà những thuộc tính cao siêu và năng lực của các Chơn sư cao cấp nhất cũng là thuộc tính chung của tất cả mọi người; ngoài ra trong cuộc tuần hoàn thứ bảy loài người hầu như đă chuyển từ nhân tính sang thiên tính. Thế mà trong giai đoạn phát triển hiện nay, mọi con người vẫn c̣n đồng nhất hóa một cách liên tục với mọi phàm ngă vốn được xỏ xuyên qua cái sinh mệnh tuyến vốn bắt đầu từ khi diễn tŕnh tiến hóa có mặt. Không biết cái đặc tính của mỗi phàm ngă đó sẽ có hậu quả về lâu về dài như thế nào; phải chăng vào cuộc tuần hoàn thứ bảy hai thực thể giống như Thượng Đế có thể kề vai sát cánh với nhau, người này phát triển theo một loạt những kiếp phục vụ hết ḿnh và không lầm lỗi, c̣n người kia phát triển theo một loạt những kiếp độc ác và đê hèn? Điều chắc chắn không thể xảy ra được và chúng ta bắt buộc phải tự hỏi liệu những sự thích hợp của Thiên nhiên có được bảo tồn một cách thỏa đáng theo ḍng tiến hóa đă định của loài người để lên tới những dạng tồn tại cao siêu vốn là tột đỉnh của ṭa lâu đài đó?

Cũng như trẻ con không chịu trách nhiệm về những hành vi của ḿnh, cũng vậy những giống dân sơ khai đều vô trách nhiệm đối với những hành vi của ḿnh; nhưng rồi cũng đến lúc trưởng thành, khi việc phát triển trọn vẹn các năng khiếu khiến cho con người cá biệt biết chọn lựa giữa điều thiện và điều ác, chỉ trong nội một kiếp sống mà y nhất thời trải qua cũng đủ khiến cho Chơn ngă liên tục thực hiện sự chọn lựa cuối cùng của ḿnh. Thời kỳ đó (là một thời kỳ bao la v́ Thiên nhiên cũng chẳng vội vă ǵ để giăng cái bẫy thu hút các tạo vật của ḿnh vào một vấn đề giống như thế) chỉ mới bắt đầu và phải trọn cả một cuộc tuần hoàn đi ṿng qua bảy thế giới th́ nó mới chấm dứt. Măi cho tới giữa cuộc tuần hoàn thứ năm diễn ra trên trái đất này th́ vấn đề lớn lao đó (tồn tại hay không tồn tại trong tương lai) vẫn c̣n chưa được giải quyết dứt khoát. Bây giờ chúng ta mới bắt đầu có được những năng lực khiến con người trở thành một thực thể có đầy đủ trách nhiệm, nhưng chúng ta c̣n chưa vận dụng những năng lực này khi Bản ngă của ta đă trưởng thành để quyết định những hậu quả ghê gớm măi về sau.

Chính ở nửa đầu tiên của cuộc tuần hoàn thứ năm th́ cuộc đấu tranh chủ yếu mới diễn ra. Măi cho tới lúc đó diễn tŕnh b́nh thường của cuộc sống có thể chuẩn bị một cách tốt hoặc không tốt cho cuộc đấu tranh này nhưng đúng ra ta không thể mô tả nó chính là cuộc đấu tranh. Và bây giờ ta phải khảo sát bản chất của cuộc đấu tranh này mà cho đến nay ta chỉ gọi là sự chọn lựa giữa điều thiện và điều ác. Điều đó chẳng phải là không chính xác mà chỉ là một định nghĩa chưa đầy đủ.

Cái sự mâu thuẫn cứ lập đi lập lại đầy tính chất đe dọa giữa trí năng và tính linh chính là hiện tượng mà giờ đây ta phải khảo sát. Dĩ nhiên ta phải mở rộng những quan niệm thông thường về hai từ ngữ này đến một mức độ nào đó th́ mới liễu ngộ được quan niệm của huyền bí học. Người Âu Tây có thói quen suy nghĩ theo kiểu đinh ninh rằng tính linh có tính cách đê hèn, là một thuộc tính chứ không phải là một đặc tính của tâm trí, là một kiểu điều thiện chung chung mơ hồ bắt nguồn từ việc gắn bó với những nghi lễ về tôn giáo và những ḷng khát khao mộ đạo, cho dù con người có “khuynh hướng tâm linh” đă ấp ủ những quan niệm bốc đồng như thế nào về Thiên đường (Heaven) và Thiên tính (Divinity). Theo ư nghĩa huyền bí học th́ tính linh (spirituality) chẳng dính dáng bao nhiêu tới ḷng khao khát mộ đạo, nó chỉ liên quan tới năng lực tâm trí đồng hóa được tri thức tại ngay cội nguồn của chính tri thức, tức là tri thức tuyệt đối, thay v́ phải lập luận qua một tiến tŕnh ṿng vèo và vất vả.

Việc phát triển trí năng thuần túy tức là năng lực lập luận đă là công việc của các quốc gia Âu Tây từ lâu rồi. Trong địa hạt tiến bộ này của loài người, họ đă thành tựu được những thắng lợi rực rỡ v́ vậy bản thân những người Âu Tây thoạt tiên không muốn chấp nhận triết lư huyền bí học v́ họ không hiểu rơ những ư tưởng hữu quan trước hết là việc huyền bí học quan niệm như thế nào về trí năng và tính linh. Nhưng đó đâu phải là v́ khoa học huyền bí có khuynh hướng miệt thị quá đáng trí năng, trái lại đó là do sự suy đoán hiện đại của Tây phương có khuynh hướng quá miệt thị tính linh. Nói chung th́ cho đến nay, triết học Tây phương chưa có cơ hội để đánh giá cao tính linh, nó chưa làm quen được với phạm vi những năng khiếu tâm linh của con người, nó chỉ ṃ mẫm một cách mù quáng đi theo chiều hướng tin tưởng rằng có tồn tại những năng khiếu nội tâm ấy. Bản thân Kant là người điển h́nh hiện đại cao siêu nhất của ư niệm này cũng chẳng làm được ǵ khá hơn là bằng ḷng với việc có tồn tại một năng khiếu gọi là trực giác, miễn là chúng ta biết cách làm việc với trực giác.

Tiến tŕnh làm việc với trực giác chính là khoa học huyền bí ở khía cạnh cao siêu nhất tức là việc trau dồi tính linh. Khoa học huyền bí ở khía cạnh thấp nhất chính là việc vun bồi chỉ một quyền năng chế ngự các lực của Thiên nhiên và khảo sát một số bí nhiệm tế vi của Thiên nhiên liên quan tới những nguyên tắc nội tại chi phối những kết quả trên cơi trần. Khoa học vật lư có thể và ắt phải dần dần đưa hoạt động của ḿnh vào trong cái phạm vi thấp thỏi đó. Nhưng việc chỉ dùng trí năng (tức là khoa học vật lư đạt đến mức tột đỉnh) để mưu t́m những đặc quyền vốn là thuộc tính duy nhất của tính linh ắt là một trong những nguy cơ của cuộc đấu tranh sẽ quyết định số phận cuối cùng của Bản ngă con người. Đó là v́ có một điều mà các tiến tŕnh trí năng không thể giúp cho loài người liễu ngộ được: bản chất và sự siêu việt của cuộc sống tâm linh. Trái lại, trí năng bắt nguồn từ những nguyên nhân vật thể vốn là sự hoàn hảo của óc phàm cho nên chỉ có khuynh hướng tạo ra những kết quả trên cơi trần để đạt được sự hoàn hảo về phúc lợi vật chất. Mặc dù vậy, để nhân nhượng cho những người “anh em yếu kém” và “tôn giáo” mà nó nh́n bằng cặp mắt hài hước khi dễ, trí năng hiện đại cũng không dám kết án tính linh; nó chỉ đinh ninh rằng cuộc sống của con người trên cơi trần là công việc nghiêm túc duy nhất mà những người đứng đắn hoặc ngay cả những nhà nhân ái thành khẩn nhất cũng phải quan tâm đến. Nhưng dĩ nhiên là nếu cuộc sống tâm linh, nếu tâm thức nội giới sống động thực sự tiếp diễn trong những thời kỳ so với những thời kỳ tồn tại bằng trí năng trên cơi trần có tỉ lệ là 80 trên 1 (đây là mức ít nhất theo như ta đă bàn luận về t́nh trạng cơi Devachan) th́ chắc chắn là cuộc sống nội giới của con người phải quan trọng hơn cuộc sống trên cơi trần và trí năng thật là sai lầm khi nó chỉ dồn mọi nỗ lực để cải thiện kiếp sống trên cơi trần.

Nhận xét nêu trên cho thấy việc chọn lựa giữa điều thiện và điều ác (mà bản ngă con người phải thực hiện trong quá tŕnh đấu tranh vĩ đại giữa trí năng và tính linh) không chỉ là chọn lựa giữa những ư tưởng mâu thuẫn với nhau một trời một vực như là sự độc ác và đức tính. Vấn đề không đơn giản ch́ là cho dù con người độc ác hay có nhiều tính tốt th́ vào lúc đạt được bước ngoặt cuối cùng y cũng phải thực sự quyết định xem liệu ḿnh sẽ tiếp tục sống nữa và tiến sang các giai đoạn tồn tại cao siêu hơn hay sẽ không c̣n sống nữa. Sự thật của vấn đề là (nếu ở giai đoạn này trong khi tiến hóa chúng ta không bất cẩn khi chỉ sơn phết bề ngoài lên trên một điều bí nhiệm mà thôi) việc c̣n tồn tại hay không tồn tại không được quyết định dựa vào vấn đề con người là độc ác hay có nhiều tính tốt. Cuối cùng th́ ta phải thấy rơ rằng có cả tính linh tốt lẫn tính linh xấu. Như vậy vấn đề lớn có tiếp tục tồn tại nữa hay không té ra là vấn đề tính linh so với tính vật thể. Vấn đề không c̣n là: liệu con người có c̣n sống hay chăng nếu y có đủ tính tốt để được phép sống thêm nữa, mà là liệu con người có thể sống thêm nữa chăng trên các cơi tồn tại cao siêu mà loài người cuối cùng phải tiến hóa lên đó. Liệu y có khả năng sống thêm bằng cách trau dồi các phần tử trường cửu trong bản chất của ḿnh hay chăng? Nếu y không có khả năng đó th́ y đă cùng đường rồi.

Ta không được vội vă giả sử rằng triết học huyền bí coi tính tốt và tính xấu là không có ảnh hưởng ǵ tới số phận tâm linh của con người, v́ trong Thiên nhiên nó chưa t́m ra được những đặc tính nào sẽ xác định được sự tiến hóa tối hậu. Không có một hệ thống nào linh động về mặt đạo đức hơn là hệ thống mà triết lư huyền bí thăm ḍ và xiển dương. Nhưng bản thân tính tốt và tính xấu vẫn xác định sự hạnh phúc và sự khốn khổ, có điều là chúng không xác định vấn đề tối hậu có tiếp tục tồn tại nữa hay chăng khi vượt quá cái thời kỳ vô cùng xa xăm trong diễn tŕnh tiến hóa mà con người bắt đầu phải vượt lên trên cái nhân tính của ḿnh chứ không c̣n có thể tiếp tục tiến bộ chỉ dựa vào những thuộc tính tương đối thấp của con người. Quả thật là người ta khó ḷng mà tưởng tượng được đức tính lại không thể dứt khoát tạo ra được vào đúng lúc những thuộc tính cao siêu cần thiết, nhưng chúng ta ắt không chính xác về mặt khoa học khi bảo rằng nó là nguyên nhân của sự tiến bộ trong những giai đoạn tiến hóa tối hậu, mặc dù nó có thể tạo ra sự phát triển của điều vốn là nguyên nhân của sự tiến bộ đó.

Cái nhận xét này (theo đó sự tiến hóa tối hậu do tính linh xác định bất chấp sắc thái đạo đức của nó) chính là ư nghĩa vĩ đại của giáo lư huyền bí học theo đó “muốn bất tử về điều thiện, người ta phải đồng nhất hóa với Thượng Đế, muốn bất tử về điều ác, người ta phải đồng nhất hóa với quỉ Sa tăng. Đây là hai cực đoan của thế giới linh hồn, ở giữa hai cực đoan này là bộ phận loài người vô dụng sẽ sống như loài cây cỏ và chết đi mà không bị mê mờ bản tâm” [[7]]. Cũng như mọi công thức huyền bí, điều khó hiểu này có một cách áp dụng thứ yếu (thích ứng với tiểu vũ trụ cũng như đại vũ trụ); xét theo ư nghĩa thứ yếu th́ nó nhằm nói tới Devachan hoặc A tỳ, và số phận vô thưởng vô phạt của những phàm ngă vô kư (không thiện không ác); nhưng xét theo ư nghĩa quan trọng hơn th́ nó có liên lạc tới sự lọc lựa cuối cùng cùa loài người vào giữa cuộc tuần hoàn lớn thứ năm, những Bản ngă hoàn toàn phi tâm linh bị tiêu diệt để cho những bản ngă khác tiến lên hoặc là bất tử về điều thiện hoặc là bất tử về điều ác. Đây chính là ư nghĩa gắn liền với đoạn sau đây trong thánh thư Khải huyền (iii.15-16): “Ta muốn con hoặc là lạnh hoặc là nóng, thế mà bởi v́ con chỉ nguội nguội thôi, chẳng nóng chẳng lạnh, cho nên ta khạc con ra khỏi miệng của ta”.

Như vậy tính linh không phải chỉ là khát vọng sùng đạo; nó là một loại trí năng cao siêu nhất khiến cho ta nhận biết được sự vận hành của Thiên nhiên do tâm trí đă trực tiếp đồng hóa với các nguyên khí cao. Trí phàm thường phản đối quan điểm này khi cho rằng tâm trí không thể nhận biết được điều ǵ nếu không quan sát các hiện tượng rồi lư luận dựa vào đó. Lời phản đối này là lầm lẫn v́ tâm trí có thể nhận biết được mà bằng chứng cao nhất là sự tồn tại của khoa học huyền bí. Nhưng xung quanh chúng ta cũng có những điều ẩn ư chỉ cho ta bằng chứng theo chiều hướng đó miễn là chúng ta đủ kiên nhẫn để khảo sát chân ư nghĩa của nó. Nói đúng ra th́ thật hoài công nhưng có một điều là hiện tượng thần nhăn (cho dù ở dưới dạng thô thiển và không hoàn hảo th́ chúng cũng khiến cho thế gian phải lưu ư) chứng tỏ rằng có những đường lối nhận biết khác ngoài năm giác quan. Chắc chắn là trong cơi giới b́nh thường th́ năng khiếu thần nhăn cực kỳ hiếm hoi nhưng nó chứng tỏ rằng nơi con người có tiềm năng mà bản chất của tiềm năng này suy ra từ những biểu lộ sơ khai nhất hiển nhiên là có thể phát triển cao siêu đưa tới việc trực tiếp đồng hóa được tri thức độc lập với việc quan sát.

Một trong những khó khăn gây bối rối khiến cho ta không thể chuyển dịch giáo lư bí truyền thành ra ngôn ngữ minh bạch thật sự là do tri thức tâm linh vốn tách rời mọi tiến tŕnh b́nh thường để thu nhận kiến thức; tri thức tâm linh là một khả năng vĩ đại trong bản chất của con người. Chính nhờ phương pháp này mà các Chơn sư đă giáo huấn đệ tử qua một tiến tŕnh rèn luyện huyền bí học chính qui. Các ngài khơi hoạt các năng khiếu c̣n yên ngủ nơi người đệ tử và dùng nó để làm thấm nhuần tâm trí của y khiến cho y biết chắc rằng giáo lư như vậy đúng là sự thật. Trọn cả hệ thống tiến hóa mà những chương trước kia dần dần ngấm vào tâm trí của người đệ tử thực thụ bởi v́ y có khả năng thấy được diễn tŕnh tiến hóa xảy ra qua năng khiếu thần nhăn. Người ta tuyệt nhiên không dùng một lời lẽ nào để giáo huấn y. Và chính các Chơn sư vốn quen thuộc với những sự kiện và tiến tŕnh trong Thiên nhiên giống như chúng ta quen thuộc với năm ngón tay của ḿnh; các ngài cũng thấy thật khó mà giải thích trong một bộ khảo luận những điều mà các ngài không thể minh họa được v́ không tạo ra được một h́nh tư tưởng trong giác quan thứ sáu c̣n yên ngủ trong chúng ta về cơ cấu tổ chức phức tạp của hệ thống hành tinh.

Chắc chắn là ta không thể trông mong rằng nhân loại nói chung cho đến nay sẽ có được giác quan thứ sáu hữu thức, v́ nó chưa đến lúc hoạt động. Người ta đă nêu rơ rằng mỗi cuộc tuần hoàn đều lần lượt được dành để hoàn thiện những nguyên khí tương ứng nơi con người theo xét thứ tự bằng số và chuẩn bị cho y đồng hóa với nguyên khí kế tiếp. Trong những cuộc tuần hoàn trước kia, người ta đă mô tả con người ở trong một h́nh dạng lờ mờ, có tổ chức lỏng lẻo và không thông minh. Nguyên khí thứ nhất tức là thể xác đă được phát triển, nhưng nó c̣n đang làm quen với sinh lực tăng trưởng và không giống như bất cứ điều ǵ chúng ta hiện nay có thể h́nh dung được. Cuộc tuần hoàn thứ tư mà giờ đây chúng ta đang dấn thân vào là cuộc tuần hoàn trong đó nguyên khí thứ tư tức Ư chí hay Dục vọng đă phát triển trọn vẹn; trong cuộc tuần hoàn này con người bắt đầu dấn thân vào việc đồng hóa với nguyên khí thứ năm tức lư trí, trí thông minh. Trong cuộc tuần hoàn thứ năm, th́ lư trí đă phát triển viên măn tức là trí năng hay hồn người mà Bản ngă con người ngự nơi đó phải đồng hóa với nguyên khí thứ sáu tức là tính linh, bằng không th́ nó sẽ chẳng thể tồn tại được nữa.

Tất cả những người đă đọc kho tài liệu Phật giáo đều quen thuộc với những lời chỉ dẫn thường xuyên đề cập tới việc vị La hán đă hiệp nhất hồn của ḿnh với Thượng Đế. Nói cách khác, ngài đă phát triển được nguyên khí thứ sáu trước thời hạn. Ngài đă nỗ lực vượt qua mọi trở ngại cản trở công việc b́nh thường của một người thuộc cuộc tuần hoàn thứ tư để nhập vào cái giai đoạn tiến hóa đang chờ đón những người c̣n lại của loài người (hoặc nói cho đúng hơn là đại đa số loài người đă đạt tới mức này trong diễn tŕnh b́nh thường của Thiên nhiên) trong nửa cuối của cuộc tuần hoàn thứ năm. Và ta ắt nhận xét rằng khi làm như vậy, ngài đă vượt qua thời kỳ nguy hiểm nhất tức là lúc giữa cuộc tuần hoàn thứ năm. Đây là thành tựu phi thường của vị Chơn sư đối với bản thân ḿnh. Ngài đă đạt tới bờ bên kia của biển khổ mà biết bao nhiêu người sẽ đắm ch́m trong đó. Ngài chờ đợi ở đó trong một t́nh trạng hoàn măn mà người ta chẳng bao giờ liễu ngộ được nếu bản thân họ không có được một chút tính linh tức giác quan thứ sáu; ngài chờ đợi các đồng loại của ḿnh trong tương lai cũng sẽ đến đó với ngài. Để tránh hiểu lầm, tôi xin nói thêm ngay tức khắc rằng ngài không chờ đợi trong thể xác, khi cuối cùng ngài có đặc quyền chờ đợi, th́ ngài ở trong một trạng thái tâm linh mà thật là điên rồ khi thử ra sức mô tả trong khi ngay cả trạng thái Devachan của nhân loại b́nh thường cũng hầu như vượt ngoài tầm tưởng tượng của những người không lăo luyện về khoa học tâm linh.

Nhưng ta hăy quay lại diễn tŕnh b́nh thường của loài người khi các thiện nam tín nữ tăng trưởng trở thành những người thuộc cuộc tuần hoàn thứ sáu mà không trở thành các Chơn sư trước kỳ hạn. Ta ắt nhận thấy rằng đây chỉ là một diễn tŕnh b́nh thường của Thiên nhiên theo một ư nghĩa mà thôi, cũng giống như diễn tŕnh b́nh thường của Thiên nhiên khi một hạt thóc rơi xuống một mảnh đất thích hợp th́ sẽ nảy nở thành một bông lúa. Nhưng cũng giống như nhiều hạt thóc không có được số phận đó th́ cũng có nhiều Bản ngă con người không bao giờ vượt qua được những sự thử thách của cuộc tuần hoàn thứ năm. Nỗ lực cuối cùng trong Thiên nhiên để cho con người phát triển thành ra một tạo vật vô cùng cao siêu, một tác nhân có ư thức theo ư nghĩa b́nh thường là cuối cùng y sẽ trở thành một nguyên khí sáng tạo trong Thiên nhiên. Thành tựu đầu tiên là phải làm cho tự do ư chí nẩy nở, kế đó là làm cho tự do ư chí được trường tồn bằng cách hướng dẫn nó hợp nhất với mục đích tối hậu của Thiên nhiên tức là điều thiện. Trong diễn tŕnh tiến hóa như vậy, tất nhiên là có nhiều phần tự do ư chí sẽ được triển khai hướng về phía điều ác và sau khi tạo ra sự đau khổ nhất thời th́ nó sẽ bị xua tan đi và tiêu diệt. Vả lại, người ta chỉ đạt được mục đích tối hậu bằng cách phung phí rất nhiều vật liệu cũng giống như công việc tiếp diễn ở những giai đoạn thấp của sự tiến hóa khi người ta rải cả ngàn hạt giống của loài cây cỏ th́ chỉ có một hạt giống cuối cùng đơm hoa kết trái thành ra một cái cây mới; cũng vậy, những chủng tử giống như Thượng Đế của Ư chí được gieo vào trong ḷng mỗi người một cách phong phú chẳng khác nào những hạt giống được rải rắc trong gió. Do sự kiện như thế, liệu người ta có thể dị nghị rằng sự công b́nh của Thiên nhiên sẽ bị tổn thương do nhiều mầm mống này bị hủy diệt hay chăng? Một ư tưởng như thế chỉ có thể xuất hiện trong tâm trí người nào chưa liễu ngộ được rằng trong Thiên nhiên có dành chỗ cho mọi mầm mống phát triển nếu nó muốn phát triển, và nó phát triển đến mức nào th́ tùy theo ư nó chọn nhiều hay ít. Bất cứ người nào dường như cảm thấy khủng khiếp khi cho rằng một “linh hồn bất tử” lại bị tiêu diệt trong một hoàn cảnh nào đó th́ ấn tượng của y chỉ có thể là v́ y có thói quen tai hại là xem xét mọi việc đều có tính chất vĩnh hằng mà cuộc sống trong tiểu vũ trụ không thể có được. Trong các cơi nội giới và trong thời gian trải qua chu kỳ thành trụ (manvantara) theo chuỗi mắt xích trước khi chúng ta tiến gần tới giai đoạn Dhyan Chohan hoặc giống như Thượng Đế, th́ vẫn có thể dành sẵn nhiều hơn mức mà óc phàm quan niệm được về tính bất tử. Mọi hành động tốt đẹp và sự thôi thúc cao siêu mà mỗi thiện nam tín nữ đă từng thực hiện hoặc cảm thấy đều phải được vang vọng qua hàng bao nhiêu chu kỳ tồn tại tâm linh cho dù con người hữu quan đó có khả năng phát triển đến tŕnh độ cao tột vào cuộc tuần hoàn thứ bảy hay chăng. Chính từ những nguyên nhân được tạo ra trong một kiếp ngắn ngủi trên cơi trần mà sự suy đoán theo khoa công truyền dám quan niệm rằng nguyên nhân đó có thể tạo ra những kết quả vĩnh hằng! Chỉ từ một phần bảy trăm tới một phần tám trăm thời gian sống trên cơi trần thế nơi ngoại giới khi ta tồn tại ở đây trong làn sóng sinh hoạt tiến hóa mà chúng ta dám trông mong Thiên nhiên sẽ có được đầy đủ lư do để quyết định trọn cả đời sinh hoạt sau đó của ta. Thật ra, th́ Thiên nhiên sẽ báo đáp lại một cách hào phóng khi con người sử dụng quyền năng ư chí tương đối bé nhỏ của ḿnh theo chiều hướng đúng đắn, cho nên những điều trông mong quá lố vừa nêu cũng có thể xuất hiện v́ khi nó áp dụng một cách quá lố cho những kiếp b́nh thường th́ chỉ một kiếp ngắn ngủi thôi đôi khi cũng đủ để tiên liệu cho sự phát triển trong cả tỉ năm. Trong một kiếp trên trần thế [[8]] vị Chơn sư đă đạt tới mức tiến bộ đến nỗi mà chắc chắn là ngài sẽ tiếp tục phát triển sau đó, vấn đề chỉ là thời gian. Nhưng cái chủng tử tạo ra một Chơn sư trong kiếp sống của ta phải bắt đầu một cách rất hoàn hảo với những hoàn cảnh phát triển rất thuận lợi ban đầu, hơn nữa bản thân con người cũng phải cố gắng suốt đời, tập trung nhiều hơn, quyết liệt hơn, gian lao hơn mức mà một kẻ chưa được điểm đạo ngoài cuộc có thể liễu ngộ được. Trong những trường hợp b́nh thường, một cuộc sống cứ trăn trở giữa một đàng là sự hưởng thụ vật chất c̣n một đàng là khát vọng tâm linh (cho dù khát vọng đó chân thành và cao đẹp đến đâu đi chăng nữa); cuộc sống đó chỉ có thể tạo ra một kết quả lưỡng tính tương ứng tức là một phần thưởng tâm linh nơi Devachan để rồi lại tái sinh trên cơi trần. Ta phải nhận xét rằng cách thức mà vị Chơn sư vượt qua được nhu cầu b́nh thường cần phải tái sinh, cách thức đó hoàn toàn hợp khoa học và đơn giản mặc dù nó nghe giống như một điều bí nhiệm của thần học khi được phô diễn trong những tác phẩm công truyền bằng cách đề cập tới Nghiệp và Ngũ Uẩn, và Ái dục v. v. . . Kiếp tới trên cơi trần là hậu quả của những ái lực mà nguyên khí thứ năm (tức hồn người liên tục) đă sinh ra do những kinh nghiệm nơi cơi Devachan, trước hết là v́ có những tư tưởng và hoài băo với tính cách cao siêu do con người hữu quan tạo ra trong buổi sinh thời. Điều này có nghĩa là trong trường hợp b́nh thường th́ các ái lực được tạo ra có tính cách một phần là vật chất, một phần là tâm linh. V́ vậy nó đẩy phần hồn nhập vào thế giới hậu quả bằng một tập hợp lưỡng tính với một hấp lực cố hữu, một phần tập hợp này tạo ra những hậu quả trong nội giới tức là cuộc sống nơi cơi Devachan, c̣n phần kia của tập hợp lại được khẳng định vào cuối kiếp sống nơi Devachan để lôi kéo phần hồn trở lại ṿng sinh tử luân hồi. Nhưng nếu người ta trong khi sống nơi ngoại giới đă hoàn toàn không c̣n triển khai những ái lực đối với kiếp sống vật chất th́ lúc lâm chung, phần hồn của y chỉ bị thu hút theo một hướng là tính linh chứ tuyệt nhiên không có ǵ lôi kéo nó trở lại cuộc sống nơi ngoại giới, do đó nó thoát ṿng sinh tử luân hồi và trở nên bất lai. Nó đă nhập vào trạng thái tâm linh tương ứng với cường độ thu hút của các ái lực theo một chiều hướng, c̣n mối liên hệ theo chiều kia th́ đă bị cắt đứt.

Thế mà lời giải thích này không hoàn toàn đúng sự thật v́ bản thân vị cao đồ cho dù cao cấp đến đâu cuối cùng cũng phải trở lại lâm phàm, sau khi những người c̣n lại đă vượt qua giai đoạn chia cách lớn lao ở giữa cuộc tuần hoàn thứ năm. Khi mà người ta chưa đạt tới đỉnh cao của quả vị Chơn linh Hành tinh th́ hồn người cao siêu nhất vẫn c̣n có một ái lực nào đó với cơi trần, mặc dù không phải là cuộc sống nơi trần thế để hưởng thụ vật chất và đắm say dục lạc mà chúng ta đang trải qua. Nhưng có một điều quan trọng mà ta phải hiểu được đối với hậu quả tâm linh của kiếp sống trên cơi trần đó là trong đại đa số trường hợp th́ ta không cần nhắc tới một thiểu số phi thường. Ư thức công bằng đối với số phận của những người tốt sẽ được thỏa măn trọn vẹn khi Thiên nhiên tiến dần dần từng bước một theo thời gian. Cuộc sống tinh thần bao giờ cũng sẵn sàng tiếp nhận, cải tạo và phục hồi linh hồn sau những đấu tranh, thành tựu hoặc đau khổ trong kiếp lâm phàm. Hơn nữa, Thiên nhiên cũng dành vấn đề về thời gian vĩnh hằng trong thời kỳ trung gian ở tột đỉnh của mỗi cuộc tuần hoàn cho mọi người đều được hưởng, trừ phi có những kẻ vô phúc thất bại v́ cứ khăng khăng bám lấy con đường ác. Những thời khoảng trung gian có được sự cực lạc tâm linh c̣n lâu dài và cao siêu hơn cả thời kỳ Devachan giữa mỗi kiếp sống riêng biệt. Thật vậy, Thiên nhiên vô cùng hào phóng và kiên nhẫn đối với tất cả mọi ứng viên đạt được kỳ thi tối hậu trong khi vẫn để cho chúng được chuẩn bị lâu dài cho kỳ thi đó. Ngay cả những kẻ thi rớt không qua được kỳ thi tốt nghiệp này cũng không hoàn toàn chịu chết. Những kẻ thi rớt có thể được thi lại nếu chúng không thất bại một cách ô nhục và do đó có thể chờ một dịp mới.

Ta không thể giải thích trọn vẹn những hoàn cảnh chờ đợi như thế trong khuôn khổ của bộ khảo luận này; nhưng ta ắt phải giả sử rằng những thí sinh muốn tiến bộ mà tự tin rằng ḿnh không thích hợp để vượt qua giai đoạn tới hạn của cuộc tuần hoàn thứ năm tất nhiên phải lọt vào cơi bị tiêu diệt. Muốn cho hấp lực đó thể hiện ra, th́ Bản ngă phải phát triển việc chủ động bị thu hút về vật chất và chủ động đẩy lùi tính linh với một sức mạnh không ǵ chống cự nỗi. Nếu không có những ái lực mạnh như thế và nếu không có những ái lực đủ để cho Bản ngă lướt qua được vực sâu thăm thẳm th́ số phận dành cho những kẻ thất bại của Thiên nhiên đối với chu kỳ thành trụ hiện nay của hành tinh chỉ là chết đi mà bị mê mờ bản tâm (theo cách diễn tả của Eliphas Lévi). Họ vẫn cứ sống nhăn, vẫn được hưởng phần thưởng nơi Thiên đường nhưng không thể vượt qua được những đỉnh cao tột của sự tiến bộ tâm linh mà họ phải đương đầu. Họ vẫn đủ tư cách để tiếp tục trong ṿng sinh tử luân hồi sống trên cơi tồn tại mà họ đă quen thuộc. V́ vậy, họ sẽ chờ đợi trong trạng thái tâm linh tiêu cực mà ḿnh đă đạt được cho đến khi các cơi tồn tại này lại hoạt động trong chu kỳ thành trụ hành tinh kế tiếp. Dĩ nhiên thời gian chờ đợi như thế vượt khỏi tầm tưởng tượng của ta và bản chất chính xác của sự tồn tại này ta cũng không liễu ngộ được khi đang xem xét hiện nay; nhưng ta phải lưu ư đến cái con đường rộng thênh thang băng qua vùng đất xa lạ mơ màng nửa tỉnh nửa say này th́ mới nhận thức được sự cân đối và hoàn chỉnh của trọn cả thiên cơ tiến hóa.

Và khi ta đă đưa ra hoàn cảnh cuối cùng này, th́ độc giả ắt thấy trọn cả cơ tiến hóa với nét phác họa chính yếu của nó mở ra trước mắt ḿnh một cách hoàn chỉnh có thể chấp nhận được. Chúng ta đă thấy sự sống nhất như tức tinh thần trước hết làm linh hoạt vật chất dưới dạng thấp nhất rồi mới khiến cho nó từ từ tăng trưởng thành ra những h́nh thức cao siêu hơn. Khi cuối cùng nó biệt lập ngă tính nơi con người th́ nó lại tiến lên qua những kiếp lâm phàm hạ đẳng và vô trách nhiệm cho tới khi nó thâm nhập vào các nguyên khí cao và làm tiến hóa ra một hồn người chân chính. Từ đó trở đi nó mới làm chủ được số phận của chính ḿnh, mặc dù vào lúc khởi đầu Thiên nhiên vẫn c̣n phải canh chừng nó để cho nó không bị đắm tàu quá sớm, kích thích và làm cho nó đổi mới trên bước đường tiến hóa của ḿnh. Nhưng số phận tối hậu dành cho linh hồn đó không phải chỉ là phát triển thành ra một thực thể có khả năng tự lo liệu cho ḿnh, mà c̣n phát triển thành một thực thể có khả năng chăm lo tới những người khác nữa, chủ tŕ và điều khiển những hoạt động của Thiên nhiên trong khuôn khổ của cái có thể gọi là những giới hạn do cấu tạo. Rơ ràng là trước khi linh hồn có được quyền thăng tiến như vậy, th́ nó phải bị thử thách bằng cách giao cho nó trọn quyền kiểm soát công việc của chính ḿnh. Tất nhiên sự toàn quyền này cũng bao hàm khả năng có thể bị đắm tàu. Bản ngă c̣n non nớt phải được canh chừng, nó không thể nhập vào các trạng thái cao siêu hoặc thấp hơn so với các trạng thái Devachan và A tỳ giữa hai kiếp sống vốn chỉ được dành cho nó khi đă trưởng thành. Lúc bấy giờ, nó có toàn quyền đối với số phận của chính ḿnh chẳng những xét về việc trải qua những niềm vui và những nỗi đau nhất thời mà c̣n xét về những cơ hội to lớn theo cả hai hướng mà kiếp tồn tại mở ra trước mắt nó. Nó có thể chụp lấy những cơ hội cao siêu hơn theo hai cách, nó có thể phấn đấu theo hai cách, nó có thể đạt được tính linh cao siêu về điều thiện hay là về điều ác, nó cũng có thể toa rập với tính vật chất để không phải chỉ là điều ác mà c̣n là bị hủy diệt hoàn toàn; mặt khác, nó có thể không đạt được điều thiện mà chỉ đạt được kết quả tiêu cực trong lúc mới bắt đầu quá tŕnh giáo dục để rồi cứ sinh tử luân hồi măi.

 

CHÚ GIẢI

T́nh trạng mà các chơn thần khi không vượt qua được điểm giữa của cuộc tuần hoàn thứ năm, ắt phải bị quét sạch khi chu kỳ của làn sóng triều tiến hóa vượt lên, có thể nói sẽ bỏ mặc cho các chơn thần này bị mắc cạn trên bờ thời gian, t́nh trạng này không được mô tả trọn vẹn trong chương vừa qua. Bằng một vài lời ngắn gọn người ta chỉ nêu rơ rằng những kẻ thất bại trong mỗi chu kỳ thành trụ không hoàn toàn bị tiêu diệt khi họ đă “cùng đường”, mà số phận của họ là phải trải qua một thời kỳ chờ đợi rất lâu dài trước khi một lần nữa được chuyển vào ḍng tiến hóa. Ta có thể suy ra nhiều điều từ t́nh trạng sự việc nêu trên. Thời kỳ chờ đợi mà những kẻ thất bại phải trải qua như thế trước hết là một thời kỳ kéo dài rất lâu không thể tưởng tượng nổi. Nửa cuối của cuộc tuần hoàn thứ năm cũng như trọn cả cuộc tuần hoàn thứ sáu và thứ bảy sẽ được thực hiện bởi những kẻ đă thành công tốt nghiệp về mặt tâm linh; và những cuộc tuần hoàn sau này kéo dài vô cùng lâu hơn so với thời kỳ ở giữa. Tiếp đó là quăng thời gian lâu dài yên nghỉ nơi Niết Bàn, kết liễu Chu kỳ thành trụ (manvantara) tức là Đêm đen của Brahma, tức là Chu kỳ hoại không (pralaya) của trọn cả dăy hành tinh. Chỉ đến chu kỳ thành trụ kế tiếp bắt đầu th́ những kẻ thất bại mới bừng tỉnh dậy thoát khỏi cơn đê mê dễ sợ; dễ sợ đối với óc những người đang tràn đầy nhựa sống, mặc dù một t́nh trạng đê mê như thế tất nhiên là vô ư thức cho nên cũng chẳng có ǵ tẻ nhạt hơn một đêm ngủ say không mộng mị trong kư ức của những kẻ đă ngủ ngon giấc. Trước hết số phận của những kẻ thất bại sẽ trở nên nghiêm trọng, đúng hơn là v́ họ đă bỏ lở cơ hội chứ không phải v́ họ đă chuốc lấy trạng thái đó. Tuy nhiên xét thêm nữa th́ số phận này là nghiêm trọng do hậu quả của nó, v́ y phải trải qua trở lại mọi sự phiền năo của kiếp sống trần gian với những kiếp lâm phàm hầu như vô tận khi bừng mắt tỉnh dậy. Trong khi đó, những vị hoàn hảo đă vượt xa họ về mặt tiến hóa vào cuộc tuần hoàn thứ năm khi họ bị thất bại, th́ những vị này đă phát triển đến mức hoàn hảo giống như Thượng Đế của quả vị Dhyan Chohan trong lúc họ vẫn c̣n đê mê, các đấng này sẽ là các thần nhân chủ tŕ chu kỳ thành trụ kế tiếp chứ không phải là những kẻ phàm phu bơ vơ.

Mặt khác, ngoài việc xét tới lợi ích cá nhân của những thực thể hữu quan, th́ sự tồn tại của những kẻ thất bại trong Thiên nhiên vào lúc bắt đầu một chu kỳ thành trụ mới chính là một sự kiện góp phần rất quan trọng để cho ta hiểu được hệ thống tiến hóa. Khi dăy hành tinh thoạt tiên được triển khai từ hỗn mang (tạm dùng cách diễn tả “thoạt tiên” theo ư nghĩa h́nh dung từ với ngụ ư “sự khởi đầu” này chỉ là một cách nói áp dụng cho bất cứ thời kỳ nào trong thời gian vĩnh hằng) th́ không hề có kẻ thất bại nào dính dáng vô đó. Thế rồi tinh thần giáng xuống vật chất trải qua các giới tinh hoa ngũ hành, khoáng vật và những giới khác, để rồi tiếp diễn theo con đường mà ta đă mô tả ở những chương trước kia trong quyển sách này. Nhưng kể từ chu kỳ thành trụ thứ nh́ của một dăy hành tinh trở đi (khi thái dương hệ đang ở thời kỳ hoạt động bao gồm nhiều chu kỳ thành trụ như thế), diễn tiến các sự việc hơi khác, dễ hơn (xin lại tạm dùng một cách diễn tả lẽ ra nên được áp dụng trong những câu chuyện thường đàm hơn là theo ư nghĩa nghiêm xác của khoa học). Dù sao đi nữa th́ sự tiến hóa vẫn nhanh hơn đối với các thực thể loài người đă tồn tại v́ họ sẵn sàng lâm phàm ngay khi thế giới đă được chuẩn bị đúng mức v́ thế giới cũng đă tồn tại rồi. Sự thật dường như là sau chu kỳ thành trụ thứ nhất của cả chuỗi chu kỳ (chu kỳ thứ nhất dài nhơn nhiều so với những chu kỳ kế tiếp) th́ không c̣n một thực thể nào trước kia tiến lên từ các giới hạ đẳng mà lại đạt được hơn mức ngấp nghé ngưỡng cửa của loài người. Những kẻ mới vừa thất bại trước hết phải lâm phàm rồi cuối cùng mới tới những thực thể động vật c̣n sống sót và đă bị biến dị. Nhưng khi so sánh với những đoạn văn trong giáo lư bí truyền liên quan đến cuộc tiến hóa hiện nay của giống dân chính chúng ta th́ những nhận xét này vốn liên quan tới những thời kỳ rất sơ khai của cuộc tiến hóa thế giới ắt chẳng có ǵ khác hơn là một sự thú vị dành cho cái trí; v́ vậy cho đến nay tôi không đóng góp ǵ thêm nữa để mở rộng nó ra thật nhiều.

 

9. ĐỨc PhẬt

Đức Phật lịch sử theo sự hiểu biết của những người am tường giáo lư bí truyền là một nhân vật mà sự giáng sinh của ngài không thấm đượm những phép lạ kỳ quặc vốn đầy dẫy trong truyền thuyết dân gian. Sự tiến bộ của ngài lên tới quả vị Chơn sư cũng không phải là một diễn tiến theo nghĩa đen của những sự phấn đấu siêu nhiên mà huyền thoại biểu tượng mô tả. Mặt khác, sự lâm phàm mà xét theo bề ngoài người ta mô tả là sự giáng sinh của Đức Phật chắc chắn cũng không được khoa huyền bí học coi là một biến cố giống như bất kỳ sự ra đời nào khác. Sự phát triển tâm linh mà Đức Phật trải qua khi c̣n sống trên cơi trần đâu phải chỉ là một quá tŕnh tiến hóa về mặt trí tuệ giống như lịch sử tư tưởng của bất kỳ triết gia nào khác. Lỗi lầm mà bất kỳ tác giả Âu Tây thông thường nào ưa phạm phải khi bàn đến một vấn đề thuộc loại này vốn do việc họ có khuynh hướng coi huyền thoại công truyền là một sử liệu ghi lại những điều mầu nhiệm không cần phải nói thêm ǵ nữa, hoặc coi đó thuần túy là thần thoại và vẽ vời thêm những điều hoang đường đối với kiếp sống của một vĩ nhân. Tuy nhiên ta phải giả sử rằng bậc vĩ nhân đó đă phải sống theo những thuyết về Thiên nhiên mà hiện nay khoa học thế kỷ mười chín chấp nhận. Những lập luận nêu trên có thể dọn đường cho việc phát biểu rằng giáo lư bí truyền quả có dạy về Đức Phật chân chính; theo sự khảo cứu hiện đại th́ người ta biết hoàn toàn chính xác rằng ngài giáng sinh vào năm 643 trước Công nguyên ở thành Ca tỳ la vệ (Kapila Vastu) gần Benares.

Những quan niệm công truyền v́ chẳng biết ǵ về những định luật chi phối hoạt động của Thiên nhiên nơi các cơi giới cao siêu cho nên chỉ gán cho ngài một nhân cách phi thường qua một sự giáng sinh đặc thù bằng cách giả sử rằng thể xác của một nhân vật hữu quan nào đó được sinh ra một cách mầu nhiệm. V́ thế mới có ư niệm dân gian về Đức Phật với nội dung là ngài lâm phàm trong thế giới này theo kiểu thụ thai vô nhiễm. Khoa hoc huyền bí chẳng hề biết tới một quá tŕnh nào tạo ra thể xác của một đứa trẻ khác hơn quá tŕnh được qui định theo luật của cơi trần. Nhưng nó cũng biết nhiều điều liên quan tới những giới hạn khống chế “sự sống nhất như” hoặc chơn thần tiến hóa trải qua một chuỗi các kiếp lâm phàm liên tục phải tuyển lựa những thể xác của một đứa trẻ nhất định dùng làm nơi cư trú của ḿnh giữa loài người. Theo luật nhân quả trong trường hợp phàm phu th́ sự tuyển chọn này được thực hiện một cách vô ư thức khi Chơn ngă thuộc kiếp trước xuất lộ ra khỏi trạng thái Devachan. Nhưng trong những trường hợp phi thường khi sự sống nhất như đă thâm nhập được tới nguyên khí thứ sáu, nghĩa là khi một người đă trở thành bậc cao đồ, th́ ngài có quyền năng hướng dẫn Chơn ngă của ḿnh với trọn vẹn ư thức đi tới bất cứ nơi đâu sau khi ngài bỏ xác vào lúc đạt quả vị cao đồ dù chỉ là tạm thời hay măi măi; ngài có toàn quyền chọn lựa kiếp lâm phàm sắp tới của ḿnh. Ngay cả trọn buổi sinh thời, ngài đă vượt thoát khỏi sự thu hút của cơi Devachan. Ngài trở thành một trong những quyền năng hữu thức điều khiển hệ thống hành tinh mà ngài thuộc về; cho dù điều bí nhiệm này về việc luân hồi theo sự tuyển lựa có lớn lao đến đâu đi nữa, th́ nó tuyệt nhiên cũng không bị hạn chế trong việc áp dụng cho những biến cố phi thường như sự giáng sinh của một Đức Phật. Măi cho đến nay vẫn là một hiện tượng thường được các cao đồ mô phỏng theo; trong khi có rất nhiều điều mà thần thoại học dân gian của Đông phương thuật lại chỉ toàn là hư cấu hoặc có tính cách biểu tượng, th́ sự tái sinh của Đức Đạt lai lạt ma và Ban thiền lạt ma ở Tây tạng (những khách hành hương chỉ biết chế nhạo điều này v́ họ không biết cách lọc lựa sự thật với điều hoang đường) là một thành tựu nghiêm túc và hợp khoa học. Trong những trường hợp như thế, vị  cao đồ đă xác định trước ḿnh sẽ sinh ra nơi đứa trẻ nào, vào lúc nào và ở đâu, cho nên ngài rất hiếm khi thất bại. Chúng tôi nói rất hiếm khi v́ cũng có một vài tai nạn có bản chất trần tục mà người ta không thể hoàn toàn tránh được. Cũng không hoàn toàn chắc chắn rằng cho dù một bậc cao đồ đă tiên liệu trước tác động của ḿnh lên vật chất th́ đứa trẻ mà ngài đă chọn để lâm phàm trong khi ngài muốn tái sinh, chưa chắc ǵ đứa trẻ đó có thể trưởng thành viên măn trên cơi trần. Thế mà trong lúc đó khi đă nhập vào xác nó rồi th́ vị cao đồ tương đối trở nên bơ vơ. Khi ở ngoài thân xác, ngài đúng là đă đạt được mức vào lúc ngài đă đạt quả vị cao đồ; nhưng đối với cái thể xác mới mà ngài đă chọn lựa ở trong đó, th́ ngài phải để cho nó lớn lên theo diễn tŕnh b́nh thường của Thiên nhiên, giáo huấn nó theo những quá tŕnh b́nh thường và dùng những phương pháp chính qui của huyền bí học để điểm đạo nó trở lại chứng quả cao đồ trước khi ngài có được một thể xác hoàn toàn sẵn sàng trở lại với công việc hoạt động trên cơi trần theo đúng huyền bí học. Quả thật là mọi quá tŕnh này vô cùng đơn giản khi bên trong đó có lực tâm linh đặc thù thôi thúc; nhưng thoạt tiên khi ở trong thân xác của đứa trẻ, linh hồn của vị cao đồ chắc chắn là cảm thấy bị câu thúc và lúng túng (cứ tưởng tượng ra thôi th́ ta cũng thấy như vậy), không được thoải mái và rất khó chịu. T́nh h́nh này có thể bị hiểu lầm rất nhiều nếu độc giả cứ tưởng lầm rằng việc tái sinh theo kiểu nêu trên là một đặc quyền mà các vị cao đồ rất thoải mái khi sử dụng nó.

Sự giáng sinh của Đức Phật là một điều bí nhiệm thuộc loại nêu trên, dưới ánh sáng của những ǵ vừa nói, ta dễ dàng lướt qua được câu chuyện dân gian về nguồn gốc mầu nhiệm của ngài để truy nguyên những điều nói theo biểu tượng tới tận những sự kiện của t́nh huống trong những chuyện ngụ ngôn lố bịch nhất. Chẳng hạn như không ai nên kỳ vọng việc nói bóng gió tới một điều ǵ có thể được coi là một sự kiện hợp khoa học khi người ta phát biểu rằng Đức Phật nhập vào bên hông của hoàng hậu với tư cách là một con voi trắng nhỏ. Nhưng con voi trắng chỉ là biểu tượng của quả vị cao đồ, là một điều ǵ đó được coi là một khuôn mẫu hiếm hoi và mỹ lệ của loại h́nh này. Như vậy cùng với những huyền thoại trước khi ngài sinh ra đời khác nữa, câu chuyện nêu trên cho thấy sự thật là thân xác của đứa trẻ tương lai đă được dùng làm nơi cư ngụ của một bậc đại chơn linh đă được phú cho minh triết và thiện tâm siêu việt. Khi đứa trẻ giáng sinh có thần Indra và Phạm Thiên đến chúc mừng, điều này có nghĩa là các quyền năng trong Thiên nhiên đă tuân phục Chơn linh ngự nơi đứa trẻ rồi. Ba mươi hai tướng tốt của một Đức Phật (mà huyền thoại mô tả bằng một hệ thống biểu tượng vật thể tức cười) chỉ là đủ thứ quyền năng của quả vị cao đồ.

Việc chọn lựa một thân xác được biết tên là Sĩ đạt ta (Siddhartha) rồi sau đó là Cồ Đàm (Gautama) con của vua Tịnh Phạn ở thành Ca tỳ la vệ dùng làm nơi cư ngụ của một chơn linh đă giác ngộ, ngài chỉ lâm phàm để giáo huấn chúng sinh chắc chắn không phải là một trong những sự thất bại hiếm hoi mà ta vừa nhắc đến. Ngược lại, đó là một sự chọn lựa thành công rực rỡ về mọi phương diện, không điều ǵ ngăn cản được Đức Phật thành tựu quả vị cao đồ trong thân xác mới của ngài. Dĩ nhiên, câu chuyện dân gian về quá tŕnh tu khổ hạnh và việc ngài bị cám dỗ để rồi cuối cùng chứng quả Phật dưới gốc cây Bồ đề chẳng có ǵ khác hơn là phiên bản công truyền của việc ngài được điểm đạo.

Từ lúc đó trở đi, ngài đảm đương hai nhiệm vụ; ngài phải cải cách và duyệt lại phần đạo đức dành cho giới b́nh dân và cũng phải duyệt lại khoa học của các bậc cao đồ v́ quả vị cao đồ cũng phải thay đổi theo thời gian và cần có những sức thúc đẩy mới theo chu kỳ. Việc giải thích cái ngành học này bằng những ngôn ngữ minh bạch chẳng những tự thân nó là quan trọng mà c̣n thật thú vị đối với mọi người nghiên cứu Phật giáo công truyền, v́ nó soi sáng được cho một số những điều rắc rối làm người ta lúng túng trong “giáo lư Bắc tông” bí nhiệm.

Một Đức Phật giáng thế chỉ dành cho mỗi một trong bảy giống dân của chu kỳ lớn hành tinh. Đức Phật mà chúng ta đang bàn đến là Đức Phật thứ tư trong chuỗi này, chính v́ thế mà ngài được xếp hàng thứ tư trong danh sách do ông Rhys Davids trích dẫn của Burnouf. Việc trích dẫn này theo giả sử của ông Davids minh họa cho việc giáo lư Bắc tông đă thổi phồng những điều tinh vi về siêu h́nh học cùng với những điều phi lư đầy dẫy xung quanh cái giáo lư đạo đức giản dị mà Phật giáo đă tổng kết được khi đưa ra giới thệiu cho tầng lớp b́nh dân. Đức Phật thứ năm là Đức Phật Di Lặc sẽ giáng lâm sau khi giống dân thứ năm đă biến mất hoàn toàn và chỉ khi giống dân thứ sáu đă được xác lập trên trần thế tới cả trăm ngàn năm. Đức Phật thứ sáu sẽ giáng lâm vào lúc bắt đầu giống dân thứ bảy, c̣n Đức Phật thứ bảy sẽ giáng lâm vào cuối giống dân đó.

Thoạt nh́n, sự bố trí này dường như không khớp với bảng thiết kế chung về sự tiến hóa của loài người. Bây giờ chúng ta đang ở giữa giống dân thứ năm, thế nên người ta lại gán cho Đức Phật thứ tư thuộc về giống dân này, c̣n Đức Phật thứ năm chỉ giáng lâm khi giống dân thứ năm hầu như đă tuyệt chủng. Tuy nhiên ta thấy lời giải thích nằm ở phần phác họa vũ trụ khởi nguyên luận bí truyền. Vào lúc bắt đầu, cuối chu kỳ lớn của hành tinh, khi sự qui nguyên đă chấm dứt và đợt sóng triều nhân loại tiến ṿng ṿng qua dăy thế giới đă cặp bến của một hành tinh vốn không có loài người tồn tại trên đó trong nhiều tỉ năm, th́ ngay từ đầu cần có một vị đạo sư dành cho sự thu hoạch mới của loài người sắp đơm bông kết trái. Nên nhớ rằng sự tiến hóa sơ khởi của các giới khoáng vật, thực vật và động vật đă được hoàn tất để chuẩn bị cho ṿng tiến hóa của cuộc tuần hoàn mới. Khi ḍng sống lần đầu tiên nhập vào các loài thuộc “mắt xích c̣n thiếu”, th́ giống dân đầu tiên thuộc một loạt mới mẻ sẽ bắt đầu tiến hóa. Lúc bấy giờ sẽ xuất hiện Đấng mà ta có thể coi là Đức Phật của giống dân thứ nhất. Chơn linh Hành tinh tức Dhyan Chohan (để tránh việc gợi những ư niệm sai lầm khi dùng một động từ dưới dạng số ít, chúng ta hăy bỏ qua ngữ pháp mà dùng động từ ở dạng số nhiều), các ngài chính là Đức Phật khi đă phát triển hết mức, lâm phàm trong đám người tiền phong c̣n trẻ trung vô tội và c̣n giáo hóa được thuộc loài người mới đến, các ngài truyền thụ những nguyên lư tổng quát đầu tiên về đúng và sai và những chân lư sơ khai của giáo lư bí truyền dành cho một số tâm trí cởi mở đủ để bảo đảm được sự vang vọng liên tiếp của những ư tưởng đă được truyền thụ như thế trải qua các thế hệ liên tiếp những người thuộc về cả triệu năm sắp đến, trước khi giống dân thứ nhất hoàn tất cuộc hành tŕnh của ḿnh. Chính sự giáng lâm vào lúc bắt đầu cuộc tuần hoàn này của một Đấng Thiêng Liêng dưới dạng con người đă gây ra một quan niệm thâm căn cố đế về một vị Thượng Đế nhân h́nh trong mọi tôn giáo công truyền.

Như vậy Đức Phật thứ nhất của một loạt mà Đức Phật Thích Ca đứng hàng thứ tư, Đức Phật thứ nhất đó chính là hóa thân lần thứ nh́ của Quán Thế Âm (là danh xưng thần bí của tập đoàn các Dhyan Chohan tức các Chơn linh Hành tinh thuộc dăy hành tinh chúng ta); như vậy mặc dù Đức Phật Thích Ca là hóa thân lần thứ tư của sự giác ngộ đó theo cách tính công truyền song ngài thật ra là Đức Phật thứ năm của một loạt Đức Phật chân chính, như thế ngài đúng là thuộc giống dân thứ năm chúng ta.

Như ta vừa thấy, Quán Thế Âm là tên gọi thần bí của tập đoàn các Dhyan Chohan; từ này có nghĩa đúng đắn là minh triết được hiển lộ ra, cũng như A đề Phật (Addi Buddha) và A di đà Phật (Amitabha) đều có nghĩa là minh triết trừu tượng.

Ông Davids có trích dẫn giáo lư theo đó “mọi Đức Phật có sinh có tử trên trần thế đều có một đối thể thanh tịnh và vinh diệu trong thế giới thần bí, không bị t́nh huống tục hóa của thế giới vật chất này gây ô nhiễm; nói cho đúng hơn th́ Đức Phật ở trong t́nh trạng vật chất chỉ là một sự tŕnh hiện, là phản ánh hoặc phân thân hoặc một loại h́nh của một vị Thiền na Phật (Dhyani Buddha)”, giáo lư này hoàn toàn chính xác; số lượng các Thiền na Phật tức Dhyan Chohan, tức Chơn linh Hành tinh, tức các chơn linh của những người hoàn hảo thuộc các chu kỳ thế giới trước kia; số lượng đó hằng hà sa số, nhưng thực tế th́ chỉ có năm vị là được kể ra trong giáo lư công truyền, c̣n giáo lư bí truyền cũng chỉ kể tới bảy vị. Nên nhớ rằng việc phân chia như thế chỉ là một cách nói mà ta không được thuyết giảng một cách theo sát nghĩa đen, v́ trong những vấn đề thuộc đời sống tinh thần cao siêu, luôn luôn có sự qui nhất chứ không có chỗ cho những sự cá biệt và cô lập. Ta thấy tất cả những điều này hoàn toàn khớp với những điều tiết lộ liên quan tới Thiên nhiên trong những chương trước kia, và dù sao đi nữa ta cũng không cần gán cho chúng những ư nghĩa thần bí. Chư Thiền na Phật tức Dhyan Chohan là những người toàn bích thuộc các chu kỳ thành trụ trước kia và trí tuệ tập thể của các ngài được gọi là “A đề Phật “ (Addi Buddha) mà ông Rhys Davids đă sai lầm khi coi hồng danh này là một phát minh tương đối mới gần đây của Phật giáo Bắc tông. A đề Phật có nghĩa là bản tâm, tức minh triết nguyên thủy và các sách bằng tiếng Bắc phạn cổ nhất có đề cập tới nó. Chẳng hạn như trong phần bàn luận triết học về “Mandukya Upanishad” của Gowdapatha, một tác giả Bắc tông đồng thời với Đức Phật, cách diễn tả nêu trên được dùng thoải mái và tŕnh bày đúng theo nghĩa của phát biểu hiện nay. Một người bạn của tôi ở Ấn Độ vốn là một nhà bác học thuộc giai cấp Bà la môn có tŕnh độ xuất chúng về nền học thuật Bắc phạn, đă cho tôi xem một bản sao của quyển sách này; theo như ông biết th́ nó chưa bao giờ dịch ra tiếng Anh, ông ta chỉ ra một câu bàn về vấn đề này và dịch cho tôi như sau: “Quả thật Prakriti chính là A đề Phật và chư Pháp đều tồn tại từ vô thủy”, Gowdapatha là một triết gia được mọi giáo phái của Ấn Độ giáo và Phật giáo kính trọng và được biết rất nhiều. Ông là sư phụ của vị Sankaracharya đầu tiên mà chút nữa tôi sẽ nói rơ thêm.

Khi Đức Phật lâm phàm th́ quả vị cao đồ chưa phải là một huyền giai cô đọng và gọn gàng giống như nó đă được đến mức như vậy do ảnh hưởng của ngài từ lúc đó. Chẳng có một thời kỳ nào mà thế giới không có các vị cao đồ, nhưng đôi khi các ngài rải rác trên khắp thế giới, có khi các ngài lại sống cô lập ở những nơi chốn ẩn dật, khi th́ các ngài đi đến xứ này, khi th́ đi đến xứ khác; và cuối cùng nên nhớ rằng tri thức và quyền năng của các ngài đâu phải lúc nào cũng gợi linh hứng bằng tŕnh độ đạo đức cao tột và nghiêm khắc mà Đức Phật đă phổ hóa vào cho tổ chức cao siêu nhất sau này. Sự cải tổ thế giới huyền bí do tác nhân của ngài quả thật là kết quả của sự hi sinh lớn lao, của sự xả thân khiến ngài phải từ bỏ cái t́nh huống cực lạc nơi cơi Niết Bàn mà sau khi chứng quả Phật trên cơi trần ngài hoàn toàn có quyền được hưởng; ngài đă đảm đương cái gánh nặng lâm phàm trở lại để thực thi một cách hoàn hảo hơn nhiệm vụ mà ngài đă đảm trách để mang lại nhiều lợi ích nữa cho loài người. Sau kiếp là Đức Phật Thích Ca, ngài c̣n lâm phàm trở lại nơi một vị đại đạo sư mà kinh sách công truyền của đạo Phật ít nói tới, nhưng nếu không xét tới sự chuyển kiếp này th́ ta không thể có được một quan niệm chính xác về lập trường của khoa học bí truyền của thế giới Đông phương, đó là kiếp Sankaracharya. Phần sau của hồng danh này (acharya) có thể được giải thích chỉ nghĩa là bậc đạo sư. Toàn thể hồng danh này c̣n được lưu truyền măi cho đến tận ngày nay trong những hoàn cảnh rất kỳ diệu, nhưng những người thời nay có tên gọi như vậy không thuộc về ḍng trực hệ trong kiếp lâm phàm thiêng liêng của Đức Phật.

Sankaracharya xuất hiện ở Ấn Độ (chẳng ai để ư tới sự giáng sinh của ngài, vốn dường như diễn ra ở bờ biển Malabar) khoảng 60 năm sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt. Theo giáo lư bí truyền th́ Sankaracharya chính Đức Phật xét về mọi mặt, chỉ có điều là ở trong một thể xác mới. Quan điểm này không thể chấp nhận được đối với những người có thẩm quyền về Ấn Độ giáo mà chưa được điểm đạo, họ gán cho sự xuất hiện của Sankaracharya một ngày tháng lâu hơn, và coi ngài là một đạo sư hoàn toàn độc lập, thậm chí thù nghịch với Phật giáo. Tuy nhiên, phát biểu nêu trên là ư kiến chân thực của các điểm đạo đồ thuộc khoa học bí truyền, cho dù họ tự xưng là Phật tử hoặc tín đồ Ấn giáo. Tôi đă nhận được thông tin mà tôi tŕnh bày ở đây do một người Bà la môn ở Nam Ấn Độ theo phái Bất Nhị (Adwaiti) (chứ không phải là thông tin trực tiếp của vị sư phụ người Tây Tạng của tôi); người Bà la môn này quả quyết với tôi rằng mọi điểm đạo đồ thuộc Bà la môn giáo đều nói giống như vậy. Một số kiếp sau này của Đức Phật được người ta mô tả khác đi là do chơn thần của Đức Phật phù hộ, những Đức Phật đă tái xuất hiện trên trần thế thông qua Sankaracharya. Ngài nhắm mục đích lấp đầy một số khoảng trống và sửa đổi một vài sai lầm trong giáo huấn trước kia của chính ngài, v́ Phật giáo bí truyền không hề tranh căi việc  ngay cả Đức Phật cũng có thể hoàn toàn không sai lầm trong mọi lúc thuộc đời sinh hoạt của ngài.

Lập trường bí truyền như sau: Măi cho tới thời Đức Phật th́ giai cấp Bà la môn ở Ấn Độ đă khư khư ôm giữ tri thức huyền bí làm của riêng thuộc gia cấp của chính ḿnh. Đôi khi cũng có những ngoại lệ ưu đải giai cấp Sát đế lị (Tshatryas – Chiến sĩ), nhưng qui tắc này là độc quyền ở một mức độ rất cao. Đức Phật đă xóa bỏ qui tắc này và nhận cho mọi giai cấp đều b́nh quyền trên con đường của quả vị cao đồ. Xét về nguyên tắc th́ sự thay đổi này có thể hoàn toàn đúng đắn, nhưng nó dọn đường cho những điều xáo trộn, và theo quan điểm của người Bà la môn th́ tri thức bí truyền đă bị thoái hóa. Điều này có nghĩa là tri thức đă được trao truyền cho những người không xứng đáng chẳng phải v́ họ thuộc giai cấp hạ đẳng mà v́ theo quan niệm của người Bà la môn th́ khi cho các vị huynh đệ thuộc giai cấp thấp nhập vào hội đoàn huynh đệ huyền bí th́ tiêu chuẩn đạo đức trở nên thấp hơn. Theo luận điểm của người Bà la môn th́ nếu một người thuộc giai cấp Bà la môn, không nhất thiết y trở nên có đạo đức và đáng tin cậy, nhưng người Bà la môn lập luận rằng: ngoại trừ những người có đức hạnh và đáng tin cậy th́ rất cần phải giữ bí mật và quyền năng của sự điểm đạo không phổ biến ra ngoài. Để đạt được mục tiêu này th́ chẳng những cần phải dựng nên mọi sự thử thách, giai đoạn dự bị và những cuộc trắc nghiệm mà ta có thể nghĩ ra được, ngoài ra c̣n không được thu nhận những ứng viên mà nói chung không thuộc về giai cấp v́ lư do có tính chất di truyền ưu thế cho nên có nhiều khả năng cung ứng được những ứng viên đủ tư cách.

Kinh nghiệm sau này đă được trao truyền vượt xa mức mà người Bà la môn lo sợ, và kiếp kế nữa của Đức Phật sau đó qua Sankaracharya thực tế là việc công nhận sự kiện này. Nhưng trong khi chờ đợi, thông qua Sankaracharya, Đức Phật đă tiến hành trước việc xoa dịu cuộc đấu tranh giai cấp ở Ấn Độ mà ngài thấy đang treo lơ lửng. Việc người Bà la môn tích cực chống đối Phật giáo bắt đầu từ thời vua A Dục, khi việc nhà vua này nỗ lực truyền bá Phật giáo đă gây ra sự lo sợ cho người Bà la môn đối với ưu thế về xă hội và chính trị của ḿnh. Nên nhớ rằng các vị điểm đạo đồ trong mọi trường hợp đều không hoàn toàn giải thoát được khỏi những thành kiến cá nhân của ḿnh. Các ngài có một số thuộc tính giống như Thượng Đế cho nên người ngoài khi bắt đầu t́m hiểu về các ngài thường tưởng tượng rằng các ngài không c̣n những khuyết điểm của con người. Sự điểm đạo và tri thức huyền bí chắc chắn là tạo ra một sự liên kết bền vững trong đám cao đồ thuộc đủ mọi quốc tịch gắn bó với nhau mật thiết hơn bất kỳ sự liên kết nào khác. Nhưng có nhiều trường hợp người ta thấy rằng nó cũng không thể xóa nḥa được mọi sự dị biệt khác. Vậy là các điểm đạo đồ theo Phật giáo và Bà la môn giáo vào thời kỳ nêu trên tuyệt nhiên không nhất trí về mọi vấn đề, và người Bà la môn dứt khoát là không tán thành sự cải cách của Phật giáo xét theo khía cạnh công truyền. Chandragupta, tức là ông của vua A Dục, là một người mới giàu sang quyền quí gần đây, c̣n ḍng họ của ông xưa kia thuộc giai cấp Sudras (Thủ đà la – Hạ tiện). Điều này cũng đủ làm cho chính sách về Phật giáo của vua A Dục không hấp dẫn đối với đại biểu thuộc Bà la môn giáo chính thống. Cuộc đấu tranh này có dạng rất cay đắng, mặc dù sử sách b́nh thường cung cấp cho ta ít hoặc không có chi tiết nào. Phe Phật giáo nguyên thủy bị ngược đải hoàn toàn và giai cấp Bà la môn hoàn toàn thống trị trở lại vào thời Vikramaditya, khoảng năm 80 trước Công nguyên. Nhưng trước cuộc đấu tranh vĩ đại này, Sankaracharya đă du hành khắp Ấn Độ để lập nên đủ thứ trường phái triết học ở nhiều trung tâm quan trọng. Ngài chỉ làm như vậy trong một vài năm, nhưng tầm ảnh hưởng giáo huấn của ngài vĩ đại đến nỗi nó có tầm mức che khuất những sự thay đổi mà ngài đă tạo ra. Ngài khiến cho Ấn Độ giáo công truyền thực tế là khớp với “tôn giáo minh triết” bí truyền, để mặc cho người ta thích thú với những thần thoại cổ truyền, nhưng lại dựa vào các vị hướng dẫn triết lư vốn là những người theo Phật giáo bí truyền về mọi phương diện, mặc dù vẫn dung ḥa được với mọi điều thâm căn cố đế nơi Bà la môn giáo. Lỗi lầm lớn nhất của Ấn Độ giáo công truyền trước kia chính là việc nó cứ bám lấy những nghi lễ vô bổ và ôm khư khư những quan niệm sùng bái ngẫu tượng đối với chư thần linh của đền thờ Ấn Độ. Thông qua những phần b́nh luận của Áo nghĩa thư và những tác phẩm độc đáo của ḿnh, Sankaracharya nhấn mạnh tới việc cần phải theo đuổi gnyanam để đạt được sự giải thoát, nghĩa là tầm quan trọng của tri thức bí nhiệm đối với sự tiến bộ về tinh thần và thành tựu tâm linh. Chính ngài lập ra hệ thống Vedanta (theo đúng nghĩa th́ Vedanta là mục tiêu tối hậu tức là đỉnh cao của tri thức), mặc dù muốn phê chuẩn hệ thống này th́ ngài phải rút ra từ những tác phẩm của Vyasa,chẳng hạn như “Mahabharata”, “Puranas” và “Brahma sutras”. Độc giả ắt hiểu rằng tôi đưa ra những phát biểu này không phải dựa vào sự khảo cứu của chính tôi (tôi không phải là một Đông phương học giả đủ khả năng làm được như vậy) mà dựa vào thẩm quyền của một vị điểm đạo đồ theo Bà la môn giáo, mà bản thân ông ta là một học giả Bắc phạn lỗi lạc cũng như là một huyền bí gia.

Hiện nay, trường phái Vedanta hầu như phát triển song song với Ấn Độ giáo, dĩ nhiên là nó cũng dung thứ cho sự tồn tại của một số giáo phái đặc biệt, chẳng hạn như Sikhs, Vallabacharyas, hoặc giáo phái Tứ đại thiên vương (Maharajah) có tên tuổi rất lừng lẫy; trường phái Vedanta vốn có thể chia thành ba nhóm chính: phái Bất Nhị, phái Bất Nhị thờ Vishnu và phái Nhị Nguyên. Giáo lư Bất Nhị đại khái có nghĩa là brahman tức purusha, tức tinh thần vũ trụ chỉ tác động thông qua prakriti tức vật chất; mọi sự việc đều diễn ra theo chiều hướng này do năng lượng cố hữu của vật chất. Như vậy, Brahman tức Parabrahman là một nguyên khí thụ động hữu thức, bất khả tư ngh́, nhưng lại là bản thể, sự sống nhất như tức năng lượng của vũ trụ. Như vậy, giáo lư này đồng nhất với thuyết duy vật siêu nghiệm của các vị cao đồ thuộc triết lư Phật giáo bí truyền. Tên gọi Bất Nhị có nghĩa là không hai, một mặt th́ nó ám chỉ tính bất nhị tức là lưỡng tính của tinh thần vũ trụ (tức là sự sống nhất như của Phật giáo) để phân biệt với ư niệm là tinh thần đó tác động thông qua những phân thân nhân h́nh; một mặt th́ nó ám chỉ tính bất nhị của tinh thần con người cùng với tinh thần vũ trụ. Hậu quả tự nhiên của giáo lư này là người theo phái Bất Nhị cũng suy diễn ra giáo lư về Nghiệp báo giống như đạo Phật cho rằng số phận tương lai của con người hoàn toàn tùy thuộc vào những nguyên nhân mà chính y đă tạo ra.

Phái Bất Nhị thờ Vishnu cải cách những quan điểm này bằng cách chèn thêm Vishnu là đấng thần linh hữu thức, là phân thân bản sơ của Parabrahman, Vishnu được coi là một vị thần linh hữu ngă, có thể can thiệp vào diễn tŕnh số phận của con người. Tín đồ phái này không coi yoga tức sự rèn luyện tâm linh, là đường lối đúng đắn để thành tựu về mặt tâm linh, mà quan niệm rằng việc thành tựu tâm linh chủ yếu là nhờ Bhakti tức là ḷng sùng tín. Nói đại khái theo tinh thần của thần học Âu Tây th́ ta có thể bảo rằng tín đồ phái Bất Nhị chỉ tin vào sự cứu chuộc do công đức bản thân, c̣n tín đồ phái Bất Nhị thờ Vishnu tin vào sự cứu chuộc do ân huệ thiêng liêng. Môn đồ phái Nhị Nguyên không khác bao nhiêu với môn đồ phái Bất Nhị thờ Vishnu, chỉ khẳng định một cách quả quyết và nhấn mạnh tới tính nhị nguyên của tinh thần con người cùng với nguyên khí cao nhất trong vũ trụ và có bao gồm nhiều nghi thức là bộ phận cốt yếu của Bhakti.

Nhưng ta phải nhớ rằng tất cả những sự khác nhau về quan điểm này chỉ liên quan tới những biến thái công truyền đối với ư tưởng căn bản mà nhiều đạo sự khác nhau đă đưa ra với những ấn tượng khác nhau tùy theo khả năng đồng hóa những ư tưởng siêu việt của quần chúng. Mọi vị lănh đạo tư tưởng của phái Vedanta đều ngưỡng mộ Sankaracharya cùng với các trường phái triết học mà ngài sáng lập; trong mọi trường hợp th́ thâm tâm họ vẫn tin vào một giáo lư bí truyền duy nhất. Thật vậy, các điểm đạo đồ thuộc mọi trường phái ở Ấn Độ đều đan xen với nhau. Ngoại trừ xét về mặt thuật ngữ, th́ trọn cả hệ thống vũ trụ khởi nguyên luận của các vị La hán Phật giáo mà quyển sách này nêu ra cũng nằm trong tay các điểm đạo đồ Bà la môn, và họ cũng có được nó ngay cả từ trước khi Đức Phật giáng sinh. Độc giả có thể thắc mắc vậy th́ họ có được nó ở đâu? Câu trả lời ắt là có từ vị Chơn linh Hành tinh, tức Dhyan Chohan, là đấng đầu tiên giáng lâm trên quả địa cầu này vào buổi b́nh minh của loài người trong ṿng cuộc tuần hoàn hiện nay cách đây hơn bao nhiêu triệu năm so với mức mà tôi đề cập tới dựa vào sự phỏng đoán, c̣n con số chính xác thực sự th́ vẫn được giữ kín.

Sankaracharya thành lập bốn trường phái triết học chính, một ở Sringari miền Nam Ấn Độ vốn luôn luôn là trường phái quan trọng nhất; một ở Juggernath nơi Orissa; một ở Dwaraka nơi Kathiawar và một ở Gungotri trên sườn núi Hi mă lạp sơn ở phía Bắc. Vị trụ tŕ đền thờ Sringari luôn luôn được gọi là Sankaracharya kèm theo tên riêng của ḿnh. Từ bốn trung tâm nêu trên người ta đă lập thêm những trung tâm khác và giờ đây các trường dạy triết học có mặt ở khắp nơi tại Ấn Độ, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với Ấn độ giáo.

Tôi đă bảo rằng trong kiếp hóa thân thứ ba, Đức Phật nhận ra sự thật là v́ quá tin cậy thương yêu cho rằng loài người đă hoàn hảo cho nên ngài đă mở rộng cửa thánh điện huyền bí học. Lần thứ ba ngài xuất hiện nơi con người Tsong-kha-pa, vốn là bậc cao đồ vĩ đại cải cách của Tây Tạng vào thế kỷ thứ mười bốn. Qua con người này, ngài đặc biệt quan tâm tới những sự vụ của hội đoàn huynh đệ các cao đồ vào lúc đó tập trung chủ yếu ở Tây Tạng.

Từ rất xa xưa rồi ở Tây Tạng đă có một nơi chốn bí mật nào đó mà cho tới nay ngoại trừ các bậc được điểm đạo ra th́ chẳng ai biết tới và không thể tiếp cận được; những người phàm phu của xứ Tây Tạng và các xứ khác đều không biết tới nơi chốn này, c̣n các cao đồ luôn luôn tụ họp lại thành đoàn thể. Nhưng xứ sở này th́ thường không có vào thời Đức Phật v́ bắt đầu từ đó trở đi th́ nó mới được chọn làm nơi cư trú của đại đoàn huynh đệ. Hiện nay các vị đại thánh có nhiều hơn thời xưa và rải rác khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sự tiến bộ của nền văn minh đă gây ra loại từ điện mà các ngài cảm thấy rất thử thách đối với các ngài vào thời kỳ chúng ta đang bàn đến, tức là thế kỷ mười bốn, điều này nói chung đă nảy sinh một sự chuyển dời hướng về phía Tây Tạng của các huyền bí gia vốn ly khai với Tây Tạng trước kia. Để được an toàn cho nhân loại th́ tri thức huyền bí và quyền năng huyền bí lúc bấy giờ vốn rải rác khắp nơi phải được tập trung lại để cho trước sau như một. Chính Đức Tsong-kha-pa đă đảm nhiệm công tác này và nắm quyền kiểm soát một hệ thống qui tắc và luật lệ cứng rắn.

Mặc dù không tái lập hệ thống này dựa trên căn bản phi lư trước kia tức là sự độc quyền về giai cấp, nhưng ngài lập nên một bộ qui tắc để dẫn dắt các vị cao đồ với nội dung là loại ra khỏi đoàn thể huyền bí học tất cả những người nào không chịu mưu cầu tri thức huyền bí theo tinh thần tận hiến cao cả nhất cho các nguyên tắc đạo đức.

Có một bài báo đăng trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học số ra tháng 3 năm 1882 bàn về “Những sự hóa thân ở Tây Tạng” mà tôi rất tin tưởng là nó hoàn toàn đáng tin cậy về mọi ư nghĩa thần bí. Bài báo này cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng về ngành tri thức mà chúng ta đang quan tâm hiện nay cũng như mối quan hệ giữa Phật giáo bí truyền và Tây Tạng, bất cứ người nào muốn hiểu rốt ráo về chân ư nghĩa của Phật giáo đều không thể không khảo sát tỉ mỉ bài báo này.

Chúng ta đọc thấy như sau: “Hệ thống chính qui các Lạt ma hóa thân của Đức Thế Tôn tức Đức Phật, bắt đầu từ thời Tsong-kha-pa. Nhà cải cách này không phải là hóa thân của một trong năm Thiền na Phật theo như người ta thường giả sử, nghe đâu do Đức Thích Ca Mâu Ni tạo ra sau khi ngài đă nhập Niết Bàn; c̣n Tsong-kha-pa là hóa thân của Đức A di đà, một trong những hồng danh của Phật tổ theo tiếng Trung quốc. Sử liệu c̣n được lưu trữ ở tu viện Lạt ma Tda-shi Hlum-po của Đức Ban Thiền Lạt ma cho thấy rằng Đức Thế Tôn hóa thân thành Tsong-kha-pa v́ giáo huấn của ngài đă bị suy đồi quá trớn. Cho tới lúc đó th́ không hề có một hóa thân nào khác, ngoại trừ hóa thân của năm Thiền na Phật và năm Thiền na Bồ tát . . . Trong số nhiều cuộc cải cách khác, chính v́ Tsong-kha-pa đă cấm thuật chiêu hồn (măi cho tới ngày nay những người Bhöns – tức là thổ dân ở Tây Tạng – luôn luôn thân thiện với đám Tu sĩ Mũ đỏ tức Shammars vẫn c̣n thực hành bằng một nghi lễ ghê tởm nhất) cho nên những Tu sĩ Mũ đỏ mới chống lại uy quyền của ngài. Tiếp theo sau vụ này là sự chia tay của hai giáo phái. Sau khi đă hoàn toàn ly khai với phái Mũ vàng, phái Mũ đỏ ngay từ đầu đă là tuyệt đại thiểu số bèn định cư ở nhiều nơi khác nhau thuộc Tây Tạng, chủ yếu là vùng biên giới giáp với Nepal và Bootan. Nhưng trong khi họ vẫn c̣n có một tư thế độc lập nào đó ở tu viện Lạt ma Sakia-Djong, trú sở ở Tây Tạng của lănh tụ tinh thần của họ tức Gong-sso Rimbo-chay, th́ người Bootan ngay từ đầu lại triều cống và chấp nhận làm chư hầu của các đấng Đạt lai Lạt ma.

Các vị Ban thiền Lạt ma luôn luôn có nhiều quyền năng và được tôn kính hơn Đạt lai Lạt ma. Chức Đạt lai Lạt ma là do Ban thiền Lạt ma Nabang-lob-sang tạo ra, vị Ban thiền Lạt ma này là hóa thân thứ sáu của Tsong-kha-pa, c̣n bản thân Tsong-kha-pa là hóa thân của Đức A di đà Phật.

Nhiều tác giả về Phật giáo vẫn c̣n chủ trương một thuyết do ông Clements Markham tŕnh bày rất chi tiết trong bài “Tường tŕnh về Xứ bộ truyền giáo của George Bogle ở Tây Tạng”. Theo bài này th́ trong khi con của vua A Dục mang các Kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo du nhập vào xứ Tích lan th́ Phật giáo (lúc đó từ Ấn Độ và Trung quốc cũng t́m đường du nhập vào Tây Tạng) dần dần cũng bị nặng trĩu một đống giáo điều và suy đoán siêu h́nh học. Giáo sư Max Müller có nói rằng: “ Yếu tố quan trọng nhất trong việc cải cách Phật giáo luôn luôn là bộ luật đạo đức và xă hội chứ không phải là các thuyết siêu h́nh. Bản thân bộ luật đạo đức đó là một bộ luật hoàn chỉnh mà thế giới đă từng biết tới, và đó chính là công đức của việc du nhập Phật giáo vào Tây Tạng”.

Bài báo có thẩm quyền đăng trên tạp chí Nhà Thông Thiên Học mà tôi vừa trích dẫn có nói tiếp như sau: “Công đức đó vẫn c̣n rải rác khắp nơi ở xứ sở này, không có một dân tộc nào tử tế hơn, đầu óc lương thiện hơn, chất phác hơn và sợ tội lỗi hơn dân tộc Tây Tạng. Nhưng dù có được như thế th́ Lạt ma giáo b́nh dân khi so sánh với Phật giáo bí truyền Tây Tạng của chư La hán, cũng tương phản giống như tuyết bị người ta dẫm lên trên dọc theo con đường dưới vực thẳm so với khối tuyết thanh tịnh không bị ô nhiễm, sáng lấp lánh trên một ngọn núi cao”.

Sự thật là trong khi Tích lan thấm nhuần Phật giáo công truyền th́ Tây Tạng lại thấm nhuần Phật giáo bí truyền. Tích lan chỉ hoặc chủ yếu là quan tâm tới đạo đức của Phật giáo, c̣n Tây Tạng (hoặc đúng hơn là các cao đồ của Tây Tạng) quan tâm tới khoa học của Phật giáo.

Những lời giải thích nêu trên chỉ là phác họa của trọn cả vấn đề. Tôi không có đủ lư lẽ và không đủ văn tài để khuếch trương nó thành ra một bức tranh hoàn chỉnh về mối quan hệ thực sự tồn tại giữa các nguyên lư nội môn của Ấn độ giáo và Phật giáo. Và tôi hoàn toàn phấn khởi khi có khả năng là nhiều nhà bác học khảo cứu tỉ mỉ đề tài này do những công tŕnh uyên bác lâu dài ắt cũng đi đến những kết luận mà giờ đây tôi có thể giải thích đối với một số điều thoạt nh́n dường như mâu thuẫn. Tuy nhiên những lời giải thích này được thu thập trực tiếp từ những vị có thẩm quyền về đề tài này, các ngài vốn quen thuộc với nó cả về khía cạnh học thuật lẫn khía cạnh bí truyền. Chính tri thức nội môn của các ngài đă soi sáng cho toàn bộ vấn đề này khiến các ngài hoàn toàn không mắc phải nguy cơ tạo ra các văn bản sai lạc và hiểu lầm ư nghĩa của những biểu tượng tối tăm. Nếu biết được Đức Phật Thích Ca sinh vào lúc nào và c̣n ghi lại được giáo huấn của ngài cũng như các huyền thoại b́nh dân nào đă tụ tập xung quanh thân thế và sự nghiệp của ngài, th́ ta cũng đâu có biết được bao nhiêu về Đức Phật chân chính. Ngài c̣n cao cả hơn một bậc thầy về mặt đạo đức xuất hiện trong lịch sử cũng như một vị bán thần linh trong truyền thuyết hoang đường. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa Phật giáo và Bà la môn giáo th́ sự vĩ đại của giáo lư bí truyền mới vươn lên đúng tầm cở của nó.

 

10. NiẾt Bàn 

Việc lĩnh hội trọn vẹn giáo huấn bí truyền mà ta đạt được hiện nay khiến ta có thể tiếp cận với đề tài mà các tác giả công truyền viết về Phật giáo thường coi là giáo huấn thời điểm của tôn giáo đó.

Cho đến nay, v́ không có được phương pháp nào tốt hơn để t́m ra chân ư nghĩa của Niết Bàn, cho nên các học giả Phật giáo thường chẻ sợi tóc làm tư, khảo sát ngữ căn và các bộ phận cấu thành nó. Người ta cứ hi vọng sẽ nhận biết được mùi thơm của một bông hoa bằng cách xé tờ giấy mà nó được vẽ trên đó. Đối với những đầu óc đă được đào tạo để nghiên cứu bằng trí phàm (mọi đầu óc vào thế kỷ thứ 19 của người Tây phương đều trực tiếp hoặc gián tiếp được đào tạo như vậy), th́ thật là khó hiểu cái trạng thái tâm linh đầu tiên vượt trên cuộc đời này, tức là trạng thái Devachan. Muốn hiểu t́nh trạng đó mà chỉ hiểu được một phần th́ rơ ràng là ta cần phải có một quan năng cao hơn th́ mới liễu ngộ được nó, hơn nữa không thể dùng tâm trí với từ ngữ để áp đặt ư nghĩa của nó lên từ khác. Các vị đạo sư chính qui về huyền bí học đều áp dụng phương pháp thoạt tiên là khơi hoạt cái quan năng cao siêu này nơi người đệ tử, nhiên hậu mới đặt người đệ tử vào vị thế tự ḿnh quan sát vấn đề.

Thế mà thường thường có bảy trạng thái Devachan, thích hợp với những mức độ giác ngộ tâm linh khác nhau mà đủ loại ứng viên có thể đạt tới được; ở Devachan có thể nói là có sắc giới (rupa lokas) và vô sắc giới (arupa lokas), nghĩa là những trạng thái tâm thức nội giới có liên quan tới h́nh tướng và những trạng thái siêu việt được h́nh tướng. Thế mà trạng thái Devachan cao nhất nơi vô sắc giới cũng không thể sánh kịp với trạng thái mầu nhiệm của tính linh thuần túy mà ta gọi là Niết Bàn.

Trong diễn tŕnh b́nh thường của thiên nhiên suốt một cuộc tuần hoàn, khi chơn thần đă hoàn thành cuộc du hành vĩ đại từ hành tinh thứ nhất tới hành tinh thứ bảy và tạm thời đă kết liễu sự tồn tại của ḿnh nơi đó (chấm dứt mọi sự tồn tại đa dạng ở đó cũng như những thời kỳ Devachan riêng biệt giữa hai kiếp sống), th́ Chơn ngă trải qua một t́nh trạng tâm linh khác với t́nh trạng Devachan; t́nh trạng này chơn ngă yên nghỉ trong một thời gian vô cùng lâu trước khi tiếp tục cuộc hành tŕnh qua các thế giới của ḿnh. T́nh trạng này có thể được coi như là một loại Devachan đối với các trạng thái Devachan, là một kiểu duyệt lại các trạng thái Devachan do đó nó phải cao siêu hơn các trạng thái được duyệt lại, cũng chẳng khác nào trạng thái Devachan thuộc về một kiếp sống trên cơi trần cao siêu hơn trạng thái khát vọng tâm linh nửa vời hoặc thôi thúc t́nh cảm theo kiểu phàm trần. Theo ngôn ngữ của khoa học bí truyền th́ thời kỳ đó (các thời kỳ liên chu kỳ có sự phúc lạc phi thường so sánh với bất kỳ những điều ǵ xảy ra trước đó kể cả trạng thái nội giới của những hành tinh trên ṿng cung đi lên cao siêu hơn nhiều so với trái đất của ta) được gọi là trạng thái hữu dư y Niết Bàn (state of partial Nirvana). Khi ta đưa trí tưởng tượng vượt xa tới những viễn ảnh vô biên của tương lai, th́ ta phải quan niệm ḿnh đang đến gần cái thời kỳ tương ứng với chu kỳ liên hành tinh của nhân loại thuộc cuộc tuần hoàn thứ bảy, trong thời kỳ đó con người đă trở nên giống như thần linh. Sau khi đă hoàn tất những kiếp sống nơi ngoại giới cuối cùng cao tột và đầy vinh diệu, th́ thực thể tâm linh đă hoàn thiện bèn đạt tới một trạng thái mà ngài nhớ lại trọn bộ các kiếp sống đă trải qua vào bất cứ lúc nào trong quá khứ (túc mạn thông). Ngài có thể quay ngược lại tṛ lạ kỳ của các kiếp sống nơi ngoại giới và dường như sống qua được chi tiết nhỏ nhặt nhất của kiếp sống này trong vô số kiếp sống mà ngài đă trải qua, ngài có thể nhận biết được chúng cũng như mọi thứ có dính dáng tới chúng v́ ngài đă đạt được sự toàn tri liên quan tới dăy hành tinh này. Các sự phát triển tối hậu của chơn ngă là phần thưởng mà Thiên nhiên không chỉ dành cho những đấng nào có thể nói là đă đạt được mục đích trước thời hạn qua những sự phấn đấu tương đối ngắn ngủi nhưng vô vọng và khủng khiếp để đưa tới quả vị cao đồ. Thiên nhiên cũng c̣n dành phần thưởng đó cho tất cả những người nào mà trọn cả kiếp sống của ḿnh nổi bật lên tính chất điều thiện đă thắng được điều ác, họ đă vượt qua được cái vực thẳm tối tăm của sự chết chóc vào giữa cuộc tuần hoàn thứ năm và họ đă tiến lên qua cuộc tuần hoàn thứ sáu và thứ bảy.

Trong khoa học bí truyền th́ trạng thái phúc lạc tối cao này được gọi là ngưỡng cửa Niết Bàn (tức hữu dư y Niết Bàn).

Liệu ta có nên bỏ công sức ra để suy đoán thêm nữa về những ǵ tiếp sau đó hay chăng? Có thể nói rằng không có một trạng thái tâm thức cá biệt nào (ngay cả một giai đoạn xúc cảm đă đồng nhất phần lớn với tâm thức tập thể khi sống trên cơi trần) sánh được với cái độ cao tâm linh của tâm thức tuyệt đối trong đó mọi ư thức cá thể đă bị ḥa lẫn vào tổng thể. Chúng ta có thể dùng những cụm từ mà trí năng hiểu được, nhưng các cụm từ này không có ư nghĩa sâu sắc nào đối với một cái trí b́nh thường khi nó c̣n bị khống chế bởi óc phàm và lệ thuộc vào óc phàm đó.

Ta chỉ có thể nói rằng Niết Bàn là một trạng thái yên nghỉ hữu thức cao tột v́ đă đạt được sự toàn tri. Sau khi đă nói như vậy th́ thật là tức cười khi ta quay lại xem xét sự căi vă của các người nghiên cứu Phật giáo công truyền muốn biết xem liệu Niết Bàn có nghĩa là sự hủy diệt hay chăng. Những điều ngụ ngôn của trần tục không thể biểu thị được cái xúc cảm mà những vị tốt nghiệp khoa bí truyền nhận định về vần đề này. Liệu cái h́nh phạt cuối cùng của thiên luật có nghĩa là cái vinh dự cao nhất về mặt chức tước hay chăng? Liệu cái muỗng bằng gỗ có phải là biểu hiệu của sự lỗi lạc trứ danh nhất về mặt học thuật hay chăng? Những thắc mắc như thế chỉ là những biểu tượng mơ hồ cho sự quá quắc của vấn đề liệu Phật giáo có coi Niết Bàn là tương đương với sự hủy diệt hay chăng. Và theo một cách thức mà chúng ta không thể quan niệm nỗi th́ trạng thái Bát Niết Bàn (Para Nirvana) nghe đâu c̣n vô cùng cao siêu hơn trạng thái Niết Bàn nữa. Tôi không tự cho là ḿnh quan trọng quá ư nghĩa của phát biểu đó, nhưng nó cũng được dùng để chứng tỏ rằng đề tài này thuộc về lănh vực siêu việt của tư tưởng biết là chừng nào.

Có nhiều điều rối trí liên quan tới cơi Niết Bàn là do người ta đề cập tới Đức Phật. Nghe nói ngài đă nhập Niết Bàn trong khi c̣n tại thế, nhưng ngài đă từ bỏ Niết Bàn để có thêm những kiếp lâm phàm mới v́ ích lợi của nhân loại. Hai phát biểu này hoàn toàn dung ḥa được với nhau. Trên cương vị là một cao đồ thượng đẳng, Đức Phật dĩ nhiên là đạt tới tŕnh độ thành tựu lớn lao của quả vị cao đồ trên trần thế tức là chơn ngă và chơn thần của ngài đă chuyển vào trạng thái Niết Bàn khôn tả. Ta không được giải thích rằng đối với một bậc cao đồ như thế ngài có thể dễ dàng chuyển vào trạng thái này. Bản chất của điều bí nhiệm lớn lao này th́ tôi chỉ mới có một số điều gợi ư tản mác, nhưng nếu tập hợp tất cả những điều này lại, tôi tin rằng ḿnh có lư khi bảo rằng việc thành tựu đó chỉ có một vài vị điểm đạo đồ cao cấp mới đủ tư cách đạt được; nó đ̣i hỏi phải làm cho thể xác ngưng sinh hoạt trong một thời gian rất lâu có thể sánh với sự xuất thần tê bại mà khoa học thông thường có biết tới. Việc bảo vệ thể xác khỏi bị hủy hoại theo tiến tŕnh tự nhiên trong thời kỳ này cần phải vận dụng những hiểu biết phong phú về khoa huyền bí; thế nhưng tiến tŕnh này vẫn có hai nguy cơ đối với những người c̣n tiếp tục duy tŕ sự sống của thể xác trên cơi trần. Một trong những nguy cơ đó là chẳng biết một khi đă nhập Niết Bàn th́ chơn ngă có sẵn ḷng trở lại hay chăng. Chắc chắn việc trở lại là một nỗ lực và hi sinh khủng khiếp, và hành giả tâm linh chỉ bị thôi thúc gắn bó với sự trở lại do ư niệm về bổn phận xét về mặt trừu tượng nhất. Nguy cơ thứ hai là việc ư thức bổn phận có thể chiếm ưu thế so với sự cám dỗ phải ở lại; nên nhớ rằng sự cám dỗ này không hề bị yếu đi do người ta sợ bị trừng phạt mà chỉ v́ luôn luôn có nghi vấn liệu hành giả có thể trở lại hay chăng. Mặc dù có nhiều nguy cơ như vậy, song ngoài Đức Phật ra cũng có nhiều bậc cao đồ đă thực hiện sự chuyển tiếp lớn lao đó; vào thời ấy nghe đâu khi trở lại cái ngục tù xác thịt đê tiện này – mặc dù phải giả thiết rằng cái ngục tù đó là cao quí xiết bao so với hầu hết những chỗ cư trú khác – th́ các ngài đâm ra bị tê liệt v́ xuống tinh thần mất cả tuần lễ. Việc bắt đầu trở lại cái ṿng luân hồi cực nhọc trên trần thế và phải khom ḿnh tuân theo luật lệ thế gian sau khi đă đạt được Niết Bàn quả thật là một sự sụp đổ dễ sợ.

Lại nữa, sự từ bỏ của Đức Phật c̣n vĩ đại hơn theo một cách thức mà ta không thể giải thích được, v́ ngài không chỉ từ Niết Bàn trở về để hoàn thành nhiệm vụ, ngài đă hoàn thành nhiệm vụ rồi khi sống trên trần thế trong kiếp là Đức Phật Thích Ca. Nhưng khi đă hoàn thành mọi nhiệm vụ đề ra th́ ngài có quyền nhập Niết Bàn trong vô lượng kiếp mà để mở rộng quan niệm của ḿnh về sứ mệnh trước kia, ngài lại từ bỏ cái phần thưởng đó hoặc đúng hơn là tŕ hoăn nó vô hạn định để đảm nhiệm một loạt các kiếp luân hồi quá bổn phận của ḿnh v́ ích lợi của nhân loại nói chung. Người ta có thể thắc mắc sự từ bỏ của Đức Phật có lợi được ǵ cho nhân loại? Nhưng thật ra vấn đề này được nêu ra chỉ v́ hầu hết chúng ta đều có thói quen thâm căn cố đế là đánh giá lợi ích theo tiêu chuẩn của cơi trần, thậm chí tiêu chuẩn này lại rất thiển cận v́ chỉ dính dáng tới những sự việc của con người. Nếu người nào đă theo sát tôi qua chương trước kia bàn về sự Tiến hóa của Loài người th́ người đó không thể không nhận thức được rằng Đức Phật muốn ban lại lợi ích ǵ cho nhân loại. Đối với ngài th́ vấn đề lớn của loài người chính là việc giúp đỡ cho càng nhiều người càng tốt có thể vượt qua được thời kỳ đại khủng hoảng của cuộc tuần hoàn thứ năm.

Cho tới lúc đó th́ mọi chuyện chỉ là chuẩn bị cho sự đấu tranh tối thượng, đó là sự thẩm định của một bậc cao đồ, cho nên một Đức Phật lại càng như thế. Khi đặt lên cán cân để tính toán, th́ lợi ích vật chất của thế hệ đang sống cũng chỉ nhỏ như hạt bụi; hiện nay điều duy nhất quan trọng là trau dồi khuynh hướng nơi loài người khiến cho nhiều Chơn ngă có thể bước trên con đường trả Nghiệp để lợi ích cho sự tăng trưởng của tính linh trong những kiếp tương lai. Các bậc đạo sư bí truyền (nghĩa là các vị cao đồ cộng tác với Đức Phật) tin chắc rằng chính nhờ cái quá tŕnh trau dồi tính linh như thế mà cái sự đau khổ phù du của loài người mới giảm đi được rất nhiều. Ngay cả hạnh phúc của loài người chỉ trong một thế hệ thôi cũng không phải là vấn đề mà khoa học bí truyền không thể được coi là không tưởng một cách tuyệt vọng đến mức nó chẳng bao giờ quan tâm tới bất kỳ người nào trong chúng ta đang sống hiện nay. Nhưng có những vụ mùa bội thu và những vụ mùa thất thu về lúa ḿ và lúa mạch; cũng vậy sự tăng trưởng theo mong muốn của tính linh nơi con người cũng ba ch́m bảy nổi. Dù sao đi nữa ở Âu châu, do kinh nghiệm của những giống dân lớn trước kia với những thời kỳ phát triển tương ứng với thời kỳ phát triển chúng ta hiện nay, sự hối hả hiện nay sử dụng trí phàm để tiến bước về mặt vật chất trên cơi trần không nhất thiết sẽ mang lại một vụ mùa bội thu cho sự tiến triển thuộc loại khác. Trong lúc này, chúng ta có cơ may nhiều nhất để mang lại lợi ích cho các xứ sở đang đắm đuối hối hả với sự tiến bộ vật chất nêu trên, đó là khả năng trí tuệ có thể nhận thấy tầm quan trọng của tính linh ngay cả trước khi nó trực nhận được, nếu người ta quan tâm tới tiếng nói của cái ṭa án lương tâm sắc sảo mặc dù không được cảm t́nh này. Bất cứ một thành công nào theo chiều hướng mà những lời giải thích nêu trên có thể dẫn dụ, ắt biện minh được cho quan điểm của các đấng (mặc dù chỉ là thiểu số) giữ ǵn bí mật và canh chừng nhân loại để cho họ thấy được điều ǵ xứng đáng phải làm.

Như vậy, Niết Bàn chính là chủ điểm của Phật giáo bí truyền, mặc dù cho đến nay các học giả công truyền đă nghiên cứu về nó một cách lệch lạc. Cứu cánh của toàn thể sự tiến bộ ghê hồn nơi loài người chính là việc trau dồi cho linh hồn con người cuối cùng sẽ thích ứng được với cái t́nh trạng cho đến nay là không thể nghĩ bàn đó. Cái chiến thắng lớn lao của các vị Chơn linh Hành tinh hiện nay (bản thân các ngài đă đạt được t́nh trạng đó) sẽ là thu hút càng nhiều càng tốt các chơn ngă đạt tới đó. Cho đến nay chúng ta c̣n cách xa cái thời kỳ nguy hiểm khi bản thân chúng ta dứt khoát không đủ tư cách để đạt được tiến bộ đó, lại càng hơn thế nữa khi Nghiệp báo sẽ dẫn dắt chúng ta qua những kiếp sống liên tiếp theo chiều hướng này cùng với một phần thưởng để cho việc theo đuổi của chúng ta một cách sáng suốt những lợi ích cao siêu nhất trong một tương lai rất xa xăm lại trùng với việc theo đuổi ích lợi ngay trước mắt của chúng ta qua thời kỳ Devachan sắp tới, cũng như kiếp tái sinh sắp tới.

Nếu người ta lập luận rằng việc trau dồi tính linh là mục đích lớn nhất mà ta phải theo đuổi th́ đâu có ǵ quan trọng nếu người ta theo đuổi tính linh qua đường lối tôn giáo này hoặc đường lối tôn giáo khác. Như ta đă giải thích trong một chương trước kia, đây là một lỗi lầm mà Đức Phật (trên cương vị là Sankaracharya) đă đặc biệt tự đề ra cho ḿnh phải chiến đấu chống lại, nghĩa là chống lại việc Ấn độ giáo xưa kia tin rằng có thể đạt được giải thoát (moksha) bằng cách sùng tín bhakti chứ không cần tới minh triết gnyanam, nghĩa là có thể đạt được sự giải thoát bằng việc thực hành ḷng sùng tín mà không cần biết chân lư vĩnh hằng. Cái loại giải thoát mà giờ đây chúng ta đang nói đến không phải là việc tránh né bị trừng phạt bằng cách quị lụy một đấng quân vương chân chính trên trời; đó là một loại thành tựu tích cực chứ không tiêu cực, là việc thăng lên tới cái vùng cao cấp về mặt tâm linh đến nỗi mà các ứng viên nhắm vào đó đều mưu cầu điều mà chúng ta thường gọi là sự toàn tri. Theo cách thức hoạt động thông thường của Thiên nhiên th́ chắc chắn là không có một hoàn cảnh nào sẽ xảy ra khi một người chỉ v́ đă sống một cuộc đời tốt bụng mà bất thần trở nên minh triết. Ḷng tốt và sự minh triết tối cao của con người thuộc cuộc tuần hoàn thứ sáu (họ đă đạt được mức đó bằng cách đồng hóa từng chút một các thuộc tính của đấng thiêng liêng) chỉ có thể được tăng trưởng từng chút một, và chỉ ḷng tốt không thôi (ta thường thấy như vậy) kết hợp với những đức tin tôn giáo thô thiển nhất không thể đưa một người tới mức nhiều hơn thời kỳ Devachan đầy những sự ngất ngây của ḷng sùng tín thiếu thông minh, và nếu t́nh trạng đó cứ tiếp tục tiếp diễn qua nhiều kiếp sống th́ khi xảy ra cuộc khủng hoảng lớn (vào cuộc tuần hoàn thứ năm) cá tính của chơn ngă sẽ bị tiêu diệt một cách không đau đớn.

Chỉ có bằng cách kiên tŕ theo đuổi và khao khát sự thật tâm linh chứ không phải là mặc nhiên chấp nhận (cho dù đầy hảo ư) những giáo điều thời thượng của các giáo hội gần gũi nhất, th́ con người mới đưa linh hồn ḿnh nhập vào một trạng thái tâm cảnh để chuẩn bị tiếp nhận và thấm nhuần tri thức chân thực do sự toàn tri tiềm tàng của nguyên khí thứ sáu của chính ḿnh và sớm muộn ǵ y cũng sẽ luân hồi theo sự thôi thúc của chiều hướng đó. Xét về số phận của cá nhân th́ không một điều ǵ có thể gây nguy hại cho sự tiến bộ của con người nhiều hơn cái quan niệm rất thịnh hành theo đó nếu ta tin theo tôn giáo với một tinh thần sùng đạo th́ đạo nào cũng tốt như đạo nấy. Nếu những giáo lư như thế có vẻ là phi lư đối với bạn th́ đại đa số những người tốt bụng lại chẳng bao giờ nghĩ rằng chúng là phi lư mà c̣n rêu rao kể lể chúng với một tâm trạng đầy sùng đạo không thể chê trách vào đâu được. Tôn giáo này tuyệt nhiên không thể tốt như tôn giáo khác, cho dù mọi tôn giáo đều có thể tạo ra những kiếp sống không thể chê trách vào đâu được. Nhưng tôi không muốn chỉ trích những tín ngưỡng chuyên biệt, cho nên chỉ dành quyển sách này để nêu ra một phát biểu đơn giản vô hại về giáo lư nội môn chân thực của tôn giáo vĩ đại duy nhất trên thế gian; xét theo khía cạnh bên ngoài th́ nó đă được tŕnh bày là một sử liệu vô tội không gây đổ máu, thế nhưng nó vẫn thực sự tạo ra những kiếp sống không chê vào đâu được đối với những người tận hiến cho nó. Hơn nữa, đâu phải chỉ nô lệ chấp nhận giáo lư th́ người ta mới trau dồi được tính linh chân thực. Chính cái bẩm tính muốn mưu cầu sự thật, trắc nghiệm và khảo sát mọi điều mà người ta đưa ra muốn cho ḿnh tin tưởng, chính điều đó mới mang lại kết quả to lớn. Ở phương Đông, chắc chắn là người ta phải nhận biết được một quyết tâm ở mức độ cao siêu nhất mới dẫn tới giai đoạn làm đệ tử để theo đuổi sự thật và tri thức bằng cách phát triển những quyền năng nội tại. Ở phương Tây, theo như thế giới hiện nay th́ lănh vực trí năng tiếc thay vẫn có thể được theo đuổi và săn đón nhờ vào nhiều ngôn từ căi cọ và bàn luận. Nhưng dù sao đi nữa, nếu người ta cứ săn đuổi cho dù không nắm bắt được sự thật cuối cùng, th́ kẻ săn đuổi đó cũng tạo ra những bản năng có thể được lưu truyền đến kiếp sau và dẫn đến kết quả mai này.

 

11. Vũ trỤ

Trong mọi kho tài liệu Đông phương liên quan tới cấu tạo của vũ trụ người ta thường đề cập tới ngày và đêm của Brahma, tức là nhịp hít vào và thở ra của nguyên lư sáng tạo, tức là các chu kỳ thành trụ (manantara) [[9]] và chu lỳ hoại không (pralaya). Ư tưởng này cũng có trong nhiều thần thoại Đông phương, nhưng ở đây chúng ta không cần theo dơi các khía cạnh biểu tượng của nó. Tiến tŕnh Thiên nhiên mà nó đề cập tới dĩ nhiên là sự nối tiếp luân phiên của thời kỳ hoạt động và yên nghỉ mà ta có thể quan sát thấy trong mỗi bước tiến hóa kể cả nơi tiểu vũ trụ cực vi lẫn đại vũ trụ cực vĩ. Con người có một chu kỳ thành trụ (manvantara) và chu kỳ hoại không (pralaya) kéo dài 24 tiếng đồng hồ tức là thời kỳ thức và thời kỳ ngủ; loại thực vật cũng theo qui tắc đó từ năm này sang năm khác khi nó rụng lá rồi lại nẩy nở đơm bông kết trái theo mùa. Thế giới cũng vậy, cũng có các chu kỳ thành trụ và hoại không khi làn sóng triều nhân loại đă đạt đến bờ bên kia, trải qua sự tiến hóa của bảy giống dân rồi lại biến đi đâu mất và hầu hết các tôn giáo công truyền coi một chu kỳ thành trụ như thế là trọn cả chu kỳ của thời gian vĩnh hằng.

Chu kỳ thành trụ chính yếu thuộc dăy hành tinh chúng ta là chu kỳ sẽ kết liễu khi đấng Dhyan Chohan cuối cùng gồm loài người đă toàn bích thuộc cuộc tuần hoàn thứ bảy đă nhập Niết Bàn. Và việc diễn tả như thế được coi là rất linh động. Thật vậy có thể nói là nó vô cùng linh động và sẽ giải thích được cho sự lẫn lộn vốn tràn ngập trong mọi bộ khảo luận về tôn giáo Đông phương xét theo khía cạnh b́nh dân. Mọi từ gốc (root word) được chuyển đạt thành ra kho tài liệu b́nh dân (do bắt nguồn từ giáo lư bí truyền) ít ra đều có bảy ư nghĩa đối với một vị điểm đạo đồ, c̣n đối với một độc giả chưa được điểm đạo th́ người này tự nhiên là giả sử rằng một từ chỉ có một nghĩa thôi, cho nên y luôn luôn ra sức làm cho ư nghĩa nó được minh bạch rồi đem áp dụng vào đủ mọi trường hợp, t́m ra một ư nghĩa trung b́nh để rồi đi đến chỗ rối trí một cách tuyệt vọng nhất.

Dăy hành tinh liên quan tới chúng ta không phải là dăy hành tinh duy nhất mà mặt trời là trung tâm điểm. V́ ngoài trái đất của chúng ta ra trong dăy hành tinh này c̣n có những hành tinh khác; cũng giống như vậy, ngoài dăy hành tinh của chúng ta ra th́ trong thái dương hệ cũng có những dăy hành tinh khác. Như vậy có tới bảy dăy hành tinh và đến một lúc nào đó th́ cả bảy dăy hành tinh đều cùng nhau bước vào chu kỳ hoại không (pralaya). Ta gọi đó là một chu kỳ hoại không của thái dương hệ, trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ hoại không đó, th́ chu kỳ thành trụ lớn lao của thái dương hệ lại bao gồm bảy chu kỳ thành trụ và bảy chu kỳ hoại không của dăy hành tinh chúng ta. Cứ nghĩ như vậy cũng đủ thấy khó khăn rồi, ngay cả đối với những bậc cao đồ khi suy đoán xem có biết bao nhiêu chu kỳ hoại không của thái dương hệ phải xảy ra trước khi có đêm đen lớn lao của vũ trụ diễn ra cho trọn cả vũ trụ, xét về qui mô tập thể to lớn th́ vũ trụ hiển nhiên cũng tuân theo cái luật phổ biến là hoạt động và yên nghỉ, khi hằng hà sa số các thái dương hệ đều cùng nhau chuyển vào chu kỳ hoại không. Nhưng khoa học bí truyền bảo rằng ngay cả cái thành quả ghê gớm đó chắc chắn rồi cũng phải đến.

Sau khi có chu kỳ hoại không của chỉ một dăy hành tinh thôi, th́ tuyệt nhiên không cần phải bắt đầu hoạt động tiến hóa trở lại như là mới tinh. Chỉ có việc là khởi động trở lại hoạt động vốn đă bị ngưng trệ. Các giới thực vật và động vật (vào lúc kết thúc chu kỳ thành trụ tương ứng vừa qua mới chỉ phát triển một phần) không hề bị hủy diệt. Sự sống tức năng lượng sinh tồn của chúng vẫn trải qua một đêm đen tức thời kỳ yên nghỉ; có thể nói là chúng cũng có Niết Bàn của riêng ḿnh, thế th́ tại sao những thực thể vẫn c̣n phôi thai và ấu trĩ này lại không có được chứ? Giống như chúng ta, chúng đều được sinh ra từ một nguyên tố duy nhất. Cũng như chúng ta có các đấng Dhyan Chohan, xét về nhiều phương diện chúng cũng có nhiều giới các đấng canh chừng thuộc về ngũ hành, các đấng này cũng chăm sóc chúng xét theo đại khối giống như các vị Dhyan Chohan chăm sóc khối lượng lớn loài người. Nguyên tố duy nhất chẳng những lấp đầy và chính là không gian, mà nguyên tố đó c̣n thấm nhuần mọi nguyên tử vật chất vũ trụ.

Tuy nhiên, khi đă đến giờ của chu kỳ hoại không thái dương hệ, th́ mặc dù sự tiến bước của con người trong cuộc tuần hoàn cuối cùng thứ bảy cũng vẫn đúng như là thông lệ, mỗi hành tinh thay v́ chỉ chuyển từ hữu h́nh sang vô h́nh khi con người đă rời khỏi nó th́ hành tinh đó lại bị tiêu diệt. Khi cuộc tuần hoàn thứ bảy của dăy hành tinh thứ bảy trong chu kỳ thành trụ bắt đầu, th́ mọi giới giờ đây đă đạt tới chu kỳ cuối cùng, cho nên sau khi con người biến mất th́ trên hành tinh chỉ c̣n lại sự hăo huyền của những h́nh tướng đă từng có lần sống và tồn tại. Mỗi bước đi mà con người tiến theo ṿng cung đi xuống rồi lại đi lên, và di chuyển từ hành tinh này sang hành tinh khác, th́ bầu hành tinh bỏ lại đàng sau bèn trở thành một cái vỏ kén trống rỗng. Lúc con người ra đi th́ mọi giới cũng đều lưu xuất các thực thể cùa ḿnh. Trong khi chờ đợi chuyển sang các dạng thức cao hơn khi đến đúng lúc, th́ song le chúng lại được tự do, và cho đến ngày tiến hóa kế tiếp th́ chúng vẫn yên nghỉ trong giấc ngủ hôn thụy ở trên không gian cho tới khi chúng phục sinh trở lại vào chu kỳ thành trụ mới của thái dương hệ. Các tinh linh ngũ hành cũ sẽ ngưng nghỉ cho đến khi chúng được hiệu triệu trở lại để tới lượt chúng trở thành cơ thể của các giới khoáng vật, thực vật và động vật thuộc một dăy hành tinh khác cao hơn trên bước đường trở thành con người. Trong khi đó các thực thể mầm mống thuộc h́nh tướng thấp nhất – vào lúc đó chỉ c̣n có một ít h́nh tướng này thôi – sẽ treo lơ lửng trong không gian giống như những giọt nước th́nh ĺnh biến thành những khối băng nhỏ. Chúng sẽ tan chảy ra khi hơi ấm đầu tiên của chu kỳ thành trụ thái dương hệ mới phà vào chúng, và chúng sẽ tạo thành phần hồn của các bầu hành tinh tương lai. Măi cho tới thời kỳ mà giờ đây chúng ta đang xét th́ giới thực vật chỉ phát triển chậm chạp, nguyên do là v́ con người đă yên nghỉ lâu dài trong chu kỳ liên hành tinh. Khi chu kỳ hoại không của thái dương hệ xảy ra, th́ trọn thể loài người thanh tịnh bèn nhập Niết Bàn và họ sẽ tái sinh vào các thái dương hệ cao hơn xuất phát từ Niết Bàn liên thái dương hệ đó. Các dăy thế giới bị hủy diệt và biến mất giống như một cái bóng biến ra khỏi bức tường khi ánh sáng tắt phụt. Các Chơn sư có dạy: “Chúng tôi có mọi chỉ dẫn cho thấy rằng ngay lúc này đây có một chu kỳ hoại không thái dương hệ như thế đang diễn ra, và có hai chu kỳ hoại không thứ yếu kết liễu ở đâu đó”.

Vào lúc bắt đầu chu kỳ thành trụ mới của thái dương hệ, th́ các nguyên tố của thế giới vật chất hiện nay đang tản mác trong bụi vũ trụ bèn nhận được sự thôi thúc từ các vị Dhyan Chohan mới của thái dương hệ mới (các đấng cao siêu nhất của thái dương hệ cũ đă tiến cao hơn rồi). Các nguyên tố này sẽ tạo thành những gợn sóng lăn tăn nguyên thủy của sự sống, chúng chia ra thành các trung tâm hoạt động biến dị và phối hợp lại theo một giai bậc có thứ tự gồm bảy tŕnh độ tiến hóa. Cũng như mọi tinh cầu khác trong không gian, trước khi đạt tới tính vật chất tối hậu th́ trái đất phải trải qua một giai bậc gồm bảy mức trọng trược. Hiện nay trên thế giới không có điều ǵ giúp ta quan niệm được tŕnh độ vật chất cuối cùng sẽ ra sao. Nhà thiên văn học Flammarion người Pháp, trong một quyển sách nhan đề Sự Phục sinh và sự Tận diệt các Thế giới đă gần đạt được một quan niệm về tính vật chất tối hậu này. Tôi được cho biết rằng, nếu thay đổi đi một chút th́ các sự kiện rất giống với điều mà ông ta phỏng đoán. Do kết quả của điều mà ông gọi là sự nguội lạnh theo từng thế kỷ (nhưng đúng ra th́ là sự già cỗi và mất sinh lực), sự rắn chắc lại và khô héo của trái đất cuối cùng đạt tới mức mà trọn cả bầu hành tinh trở thành một kết khối lỏng lẻo. Thời kỳ sinh con đẻ cái của nó đă qua rồi, con cái của nó đều được nuôi dưỡng tử tế và nó đă kết thúc rồi. V́ thế cho nên những khối cấu tạo thành ra nó không c̣n tuân theo những định luật cố kết và kết tụ vốn giữ chúng lại với nhau. Và khi trở thành giống như một xác chết, bị bỏ mặc cho công việc hủy diệt để mỗi phân tử cấu thành nó tha hồ rời khỏi nó và trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng những tác dụng mới, th́ theo gợi ư của ông Flammarion “chính sức hút của mặt trăng sẽ đảm nhiệm công tác hủy diệt bằng cách tạo ra một đợt sóng triều bao gồm các hạt trên trái đất thay v́ là một trận thủy triều”. Khoa học huyền bí coi như không tán thành ư kiến cuối cùng này ngoại trừ việc nó có thể được dùng để minh họa cho sự mất cố kết phân tử trong vật liệu của trái đất.

Khoa vật lư học huyền bí sẽ chuyển vào địa hạt siêu h́nh học nếu chúng ta t́m cách khám phá về cách thức sự tiến hóa bắt đầu như thế nào sau một chu kỳ hoại không của vũ trụ.

Có một điều duy nhất trong vũ trụ vốn vĩnh hằng và bất diệt khi trải qua các chu kỳ hoại không của vũ trụ vẫn không hề bị hủy hoại, ta có thể coi nó đại khái là không gian, kỳ gian, vật chất hoặc vận động, nó không giống như một điều ǵ đó có đủ bốn thuộc tính này mà là một điều ǵ đó vốn chính là bốn sự việc này ngay cùng một lúc và lúc nào cũng như lúc nấy. Sự tiến hóa nảy sinh khi nguyên tử phân cực gây ra vận động. Theo vũ trụ khởi nguyên luận th́ các lực âm và dương, tức thụ động và chủ động tương ứng với các nguyên khí nữ và nam. Luồng lưu xuất tinh thần nhập vào bức màn vũ trụ vật chất; nguyên khí chủ động bị nguyên khí thụ động hấp dẫn và ở đây nếu chúng ta có thể trợ giúp cho óc tưởng tượng bằng cách cầu viện tới khoa biểu tượng học huyền bí thời xưa, đó là con rắn Nag biểu tượng của thời gian vĩnh hằng đút cái đuôi vào miệng của ḿnh, do đó tạo ra cái ṿng tṛn thời gian vĩnh hằng hoặc đúng hơn là các chu kỳ trong thời gian vĩnh hằng. Nguyên khí tinh thần vũ trụ vốn vô thức nhưng bao giờ cũng chủ động ban cấp sự sống, thuộc tính duy nhất và chủ yếu của nó là bành trướng và tán ra; c̣n thuộc tính duy nhất và chủ yếu của nguyên khí vật chất vũ trụ là gom lại và sinh sôi nẩy nở. Vốn vô thức và vô hiện khi tách rời khỏi nhau, chúng trở nên tâm thức và sự sống khi kết hợp lại với nhau. Thuật ngữ Brahma có ngữ căn tiếng Bắc phạn là brih tức là bành trướng, tăng trưởng hoặc sinh sôi nẩy nở; khoa vũ trụ luận bí truyền chẳng qua chỉ là lực bành trướng làm linh hoạt của Thiên nhiên đang tiến hóa đời đời. Không có một thành ngữ nào lại gây ra nhiều lầm lạc cho tâm trí con người hơn là thuật ngữ “sự sáng tạo” khi người ta căn bản là phỏng đoán về nguồn gốc của vạn vật. Cứ nói tới sự sáng tạo là chúng ta liên tục húc đầu vào bức tường bao gồm các sự kiện. Nhưng một khi ta ngộ ra được rằng trái đất cũng như chính chúng ta cũng là một tạo vật chẳng khá ǵ hơn một tảng băng hà tức là các trạng thái tự thể trong một thời gian nhất định – sự xuất hiện giờ đây của chúng xét về mặt địa chất hoặc nhân loại học chỉ là tạm bợ và chỉ là một t́nh huống đồng thời với giai đoạn tiến hóa mà chúng đă đạt tới – th́ chúng ta đă dọn đường cho việc suy tư đúng đắn. Có như thế th́ ta mới hiểu được ư nghĩa của nguyên khí hoặc nguyên tố duy nhất trong vũ trụ và tại sao người ta coi nguyên tố đó là thư hùng lưỡng tính; nhờ đó ta cũng hiểu được tuyên cáo của triết học Ấn Độ theo đó vạn hữu đều là Hăo huyền tức là các trạng thái tạm bợ, chỉ trừ có nguyên tố duy nhất là yên nghỉ trong các chu kỳ hoại không lớn mà thôi, đó là các đêm đen của Brahma.

Có lẽ giờ đây chúng ta đă ch́m sâu vào bí nhiệm khôn ḍ của Nguyên nhân Đầu tiên lớn lao. Cũng chẳng có ǵ nghịch lư khi bảo rằng chỉ v́ vô minh cho nên các nhà thần học thông thường mới nghĩ rằng ḿnh biết quá nhiều về Thượng Đế. Cũng chẳng có ǵ quá đáng khi bảo rằng các đấng đại diện được thiên phú nhiều phép lạ của khoa huyền bí học mà bản chất con người nhập thế của các ngài cho đến nay đă được thăng hoa và thanh tịnh đến mức nhận thức của các ngài đă thâm nhập được vào các thế giới khác và các trạng thái tồn tại khác. Các ngài đă trực tiếp thông công được với các đấng cao cả hơn con người b́nh thường, cũng giống như con người vĩ đại hơn loài côn trùng trên cánh đồng; sự thật là các ngài chẳng bao giờ quan tâm tới bất kỳ quan niệm nào về Thượng Đế của các giáo hội và tín ngưỡng vốn xa rời sự thực. Trong giới hạn của thái dương hệ th́ bậc Chơn sự nhập thế biết rằng vạn vật đều tuân theo định luật vốn tác động lên vật chất dưới nhiều dạng khác nhau, ngoài ra c̣n có sự dẫn dắt và ảnh hưởng biến đổi của các đấng thông tuệ cao siêu nhất liên kết với thái dương hệ, đó là các đấng Dhyan Chohan, nhân loại toàn bích của chu kỳ thành trụ trước đó. Thật là hoài công khi ta suy gẫm về bản chất của các đấng Dhyan Chohan tức Chơn linh Hành tinh này chừng nào mà ta ít ra chưa ngộ được bản chất của sự tồn tại thoát xác trong trường hợp của chính ḿnh. Các đấng Dhyan Chohan ban cho thế giới vừa được tỉnh lại (khi chấm dứt chu kỳ hoại không của dăy hành tinh) những xung lực giúp cho sự tiến hóa cảm nhận được trong suốt toàn bộ quá tŕnh này. Định luật vĩ đại của Thiên nhiên quả thật hạn chế tác dụng của các ngài. Các ngài không thể nói, xin thiên đường hăy tràn ngập không gian, mong sao mọi người sinh ra đều được minh triết và tốt bụng hết mức; các ngài chỉ có thể hoạt động thông qua nguyên tắc tiến hóa. Bất cứ kẻ nào cũng có được tiềm năng phát triển ḿnh thành ra một đấng Dhyan Chohan, và các đấng Dhyan Chohan không thể từ khước quyền được làm điều ác dành cho con người, nếu con người thích làm điều ác hơn điều thiện. Khi người ta đă làm điều ác rồi th́ các ngài cũng không thể cản trở sự kiện là điều ác đó sẽ gây ra đau khổ. Sự sống nơi ngoại giới là mảnh đất mà các chủng tử sự sống được gieo trồng trên đó; sự sống tinh thần (nên nhớ rằng ta dùng thành ngữ này chỉ để đối đải với sự sống thuần túy vật chất) là đóa hoa mà cuối cùng ta sẽ gặt hái được. Nhưng chủng tử con người là một điều ǵ đó c̣n hơn cả một hạt giống của đóa hoa; nó có toàn quyền lựa chọn để tiến hóa hoặc thoái hóa, và nó không thể phát triển nếu không được phép tự do vận dụng cái quyền đó so với cái cây. V́ vậy điều ác là tất yếu. Nhưng trong giới hạn của sự tất yếu hợp lư đó, đấng Dhyan Chohan vẫn ghi khắc quan niệm của ḿnh về những đợt sóng triều tiến hóa lên cho loài người và ngài hiểu được ngọn nguồn về tất cả những ǵ mà ngài chứng kiến.

Chắc chắn là khi ta suy gẫm như vậy về mức độ lớn lao của sự tiến hóa theo chu kỳ mà khoa học bí truyền đă dấn thân vào như thế, th́ dường như là hợp lư khi ta phải hoăn lại việc xem xét nguồn gốc của trọn cả vũ trụ. Kẻ phàm phu đang sống trên trần thế c̣n có nhiều (chắc chắn là hàng trăm) kiếp sống trên cơi trần chờ đón trong tương lai cũng như những kiếp giữa hai lúc lâm phàm vốn c̣n quan trọng hơn nữa (quan trọng hơn xét về thời gian kéo dài và viễn ảnh hạnh phúc hay phiền năo). Với viễn ảnh đó chắc chắn là y nên quan tâm tới những cuộc điều tra sẽ mang lại các kết quả thực tiễn, điều này khôn ngoan hơn việc suy đoán về những ǵ mà thực tế là y hoàn toàn không dính dáng đến. Dĩ nhiên là quan điểm của sự suy đoán tôn giáo vốn không dựa vào một sự hiểu biết chính xác về bất cứ điều ǵ vượt ngoài kiếp sống trên cơi trần, cho nên chẳng có ǵ quan trọng hoặc thực tế hơn là phỏng đoán về các thuộc tính và những ư định khả hữu của đấng Jehovah hữu ngă khủng khiếp, người ta phác họa ngài giống như một thập điện diêm vương toàn năng mà linh hồn lúc lâm chung phải được áp giải đến trước mắt ngài để phán xét. Nhưng kiến thức khoa học về các sự việc tâm linh đă đẩy lùi ngày phán xét tới tận một viễn ảnh rất xa xăm mà thời kỳ từ nay đến đó c̣n đầy dẫy đủ thứ hoạt động. Hơn nữa, kiến thức này c̣n chỉ cho nhân loại, thấy rằng chắc chắn trong hàng triệu triệu thế kỷ sắp tới, loài người sẽ chẳng hề giáp mặt với một thập điện diêm vương nào khác hơn là đấng phán quan thấm nhuần vạn vật, tức là Nguyên khí Thứ bảy, tức là Tinh thần Vũ trụ vốn hiện diện khắp nơi, tác động lên vật chất, mang lại sự tồn tại của con người, và thế giới mà y sống trong đó cũng như những t́nh huống tương lai mà y đang dấn bước về phía đó. Nguyên khí Thứ bảy vốn không thể định nghĩa được và bất khả tư ngh́ đối với chúng ta trong giai đoạn giác ngộ hiện nay, cố nhiên là vị Thượng Đế duy nhất mà tri thức bí truyền công nhận, c̣n bất cứ sự nhân h́nh hóa nào của nguyên khí này cũng đâu phải chỉ là biểu tượng.

Thế nhưng thật ra th́ tri thức bí truyền mang lại sự linh hoạt và thực tại cho khoa biểu tượng học cổ truyền theo một chiều hướng nào đó; nó thường mâu thuẫn với giáo điều hiện tại theo một chiều hướng khác, nó cho ta thấy ngay cả những ư niệm nhân h́nh nhất mà truyền thuyết công truyền gán cho đấng Thiêng liêng vào lúc sáng thế cũng không hoàn toàn là hoang đường. Chơn linh Hành tinh vốn thực sự lâm phàm giữa nhân quần trong cuộc tuần hoàn thứ nhất chính là nguyên kiểu của đấng thiêng liêng hữu ngă cùng với mọi sự phát triển sau này của ư tưởng đó. Lỗi lầm của kẻ phàm phu khi bàn về ư tưởng này chỉ là sai lầm về cấp độ. Y đă coi vị Thượng Đế nhân h́nh của một chu kỳ thành trụ thứ yếu không quan trọng là đấng sáng tạo ra trọn cả càn khôn. Đây là một lỗi lầm tự nhiên nhất của những kẻ v́ không biết ǵ nhiều hơn về số phận của con người vốn chỉ bao hàm trong một kiếp lâm phàm nơi ngoại giới, cho nên mới giả sử rằng tất cả những ǵ vượt ngoài kiếp đó đều là một tương lai tâm linh đồng nhất thể. Dĩ nhiên là vị Thượng Đế trong kiếp này đối với họ cũng là vị Thượng Đế của mọi kiếp, mọi thế giới và mọi chu kỳ. Tôi tin rằng độc giả sẽ không hiểu lầm tôi khi tôi có ư muốn nói khoa học bí truyền coi vị Chơn linh Hành tinh của cuộc tuần hoàn thứ nhất là một đấng thần linh. Như tôi có nói điều này liên quan đến hoạt động của Thiên nhiên trong một không gian vô biên với một quá khứ vô tận và xuyên suốt một tương lai cũng vô lượng. Các địa hạt bao la về thời gian và không gian mà thái dương hệ của chúng ta tác động trong đó th́ chỉ các bậc Chơn sư đang nhập thế của khoa học bí truyền mới có thể thăm ḍ được. Trong giới hạn của những ǵ mà ngài biết đang diễn ra và cách thức nó diễn ra như thế nào, th́ ngài biết rằng vạn vật đều tuân theo ư chí xây dựng của tập đoàn các Chơn linh Hành tinh vốn hoạt động theo luật tiến hóa thấm nhuần trọn cả Thiên nhiên. Các Chơn sư thông công với các Chơn linh Hành tinh này nên học hỏi được từ các Chơn linh đó cái định luật vốn cũng là định luật của các thái dương hệ khác. Các thái dương hệ khác là địa hạt mà năng lực nhận thức của các Chơn linh Hành tinh thâm nhập vào được cũng chẳng khác ǵ năng lực nhận thức của các Chơn sư có thể thâm nhập vào sự sống của các hành tinh khác thuộc dăy hành tinh này. Định luật luân phiên hoạt động và yên nghỉ tác động phổ biến khắp nơi trong vũ trụ, đối với trọn cả càn khôn cho dù ta không thể  tưởng tượng nỗi những thời kỳ dài dằng dặc th́ chu kỳ hoại không phải nối tiếp chu kỳ thành trụ, c̣n chu kỳ thành trụ lại nối tiếp chu kỳ hoại không.

Người ta có thể hỏi cái sự nối tiếp liên tục này có mục đích ǵ? Tốt hơn là ta nên hạn chế câu hỏi này vào chỉ một thái dương hệ thôi, và thắc mắc xem v́ mục đích ǵ mà tinh vân nguyên thủy lại được sắp xếp thành ra các xoáy lực tạo thành các hành tinh tiến hóa rồi phát triển các thế giới để cho tinh thần vũ trụ khi vang vọng qua vật chất trong các thế giới đó sẽ tạo ra h́nh hài và sự sống, cũng như các trạng thái vật chất cao siêu nơi cái mà chúng ta gọi là sự sống nội giới hoặc sự sống tinh thần. Chắc chắn là có một cứu cánh đủ để thỏa măn bất kỳ đầu óc có lư trí nào theo đó bản thân các Chơn linh Hành tinh bước vào tồn tại sống một cuộc đời có ư thức với sự tri giác và phúc lạc tối cao trải qua các viễn ảnh thời gian tương đương với tất cả những ǵ mà ta có thể tưởng tượng được về thời gian vĩnh hằng. Mọi sinh linh rốt cuộc đều có cơ hội thâm nhập vào sự vĩ đại khôn tả này. Tinh thần vốn ngự nơi mọi h́nh tướng sinh linh và tạo nên những h́nh tướng này từ những h́nh tướng mà ta thường gọi là vô tri vô giác. Dần dần th́ sự tiến bộ vẫn chắc chắn tiến lên cho tới khi nó ảnh hưởng không mệt mỏi tới vật chất để tiến hóa ra thành hồn người. Ta không được suy ra rằng loài cây cỏ và động vật sống xung quanh chúng ta có bất kỳ nguyên khí nào đă tiến hóa cho đến nay đủ để chúng có một h́nh tướng của con người trong quá tŕnh thành trụ hiện nay; nhưng mặc dù diễn tŕnh của một sự tiến hóa bất toàn có thể bị ngưng lại do thời kỳ yên nghỉ của thiên nhiên, th́ nó cũng không hề bị hoại diệt. Rốt cuộc th́ mọi chơn thần (vốn dĩ là nguyên khí vô thức và vô nhiễm) sẽ hoạt động thông qua những h́nh tướng có ư thức trên các cơi thấp cho tới khi những sinh linh này lần lượt vứt bỏ những h́nh tướng càng ngày càng cao cấp hơn để rồi tạo ra cái h́nh tướng trong đó tâm thức giống như Thượng Đế có thể hoạt động được viên măn. Chắc chắn là không phải bởi v́ quan niệm của con người chỉ có thể biết được những sự cao cả thỏa đáng dành cho kiếp sống trong vũ trụ mà chính v́ y dường như chỉ thành đạt được một mục đích chưa đầy đủ, thậm chí nếu số phận tối hậu của chính đấng Chơn linh Hành tinh sau những thời kỳ phát triển từ các h́nh tướng của loài khoáng vật vào thời kỳ có các thế giới nguyên sơ, nếu qua kư ức của con người đó chỉ là một thời kỳ ấu trĩ, th́ việc ngài ḥa nhập chơn ngă vinh quang của ḿnh vào cái tổng thể của toàn thể tâm thức mà khoa siêu h́nh học bí truyền gọi là tâm thức tuyệt đối, th́ nó lại chính là vô thức. Những cách diễn tả nghịch lư này chỉ là phương tiện để biểu diễn những ư tưởng mà tâm trí con người không thể hiểu nổi cho nên ta cũng chẳng mất thời giờ mà so kè về chúng làm chi.

Những nhận xét nêu trên đă cung cấp cho ta mấu chốt Phật giáo bí truyền, nó là kết quả trực tiếp của giáo lư bí truyền đại đồng vũ trụ so với bất kỳ tôn giáo b́nh dân nào khác. Giáo lư này nỗ lực xây dựng để khiến cho con người yêu thích đức hạnh v́ đức hạnh, do đức hạnh có ảnh hưởng tốt tới kiếp sống tương lai của ḿnh, chứ giáo lư không khiến cho ngưởi ta nô lệ một hệ thống hoặc giáo điều nào của giới tu sĩ bằng cách khủng bố óc tưởng tượng của họ qua một giáo lư về thập điện diêm vương đang chờ đón họ bên kia cửa tử để tra khảo. Cho dù ông Lillie có ư định rất đáng khâm phục th́ ông vẫn nhầm lẫn và mặc dù rơ ràng là ông có thiện cảm với phần đạo đức đẹp đẽ cũng như hoài băo của Phật giáo th́ ông vẫn sai lầm khi suy diễn ra khái niệm về một Thượng Đế nhân h́nh xuất phát từ những nghi lễ trong chùa chiền. Một khái niệm như thế không thể thâm nhập giáo lư bí truyền cao cả của Thiên nhiên mà quyển sách này chỉ phác họa một cách bất toàn. Thậm chí khi đề cập tới những vùng xa xôi nhất bao la bát ngát vượt quá hành tinh hệ chúng ta th́ bậc cao đồ tiêu biểu cho giáo lư bí truyền cũng dung thứ được một thái độ bất khả tri. Ngài có thể chỉ cần nói rằng: “Trong phạm vi những giác quan cao siêu của các Chơn linh Hành tinh mà sự trực kiến vươn rộng ra tới những giới hạn ngoài ŕa nhất của tinh cầu th́ trong mức độ mà tầm nh́n của các ngài có thể bao quát được Thiên nhiên vẫn tự túc; c̣n về phần những ǵ vượt ngoài mức độ đó th́ chúng tôi không đưa ra một giả thuyết nào”. Bậc cao đồ thật sự có ư muốn nói rằng: “Vũ trụ thật là vô biên và thật là một sự lố bịch của tư tưởng khi nói tới bất kỳ giả thuyết nào vượt ngoài tầm điều vô biên đó, ở phía bên kia giới hạn của điều vô hạn”.

Những ǵ xảy ra trước mọi sự biểu lộ của vũ trụ và vượt ngoài tầm giới hạn của sự biểu lộ (nếu những sự biểu lộ đó có thể xảy ra) th́ điều đó là nền tảng của vũ trụ biểu lộ trong phạm vi tri kiến của chính chúng ta, đó là vật chất được làm cho linh hoạt do sự vận động, tức là Parabrahman hoặc Tinh thần của nó. Vật chất, không gian, vận động và kỳ gian cấu thành cùng một bản chất vĩnh hằng của vũ trụ nhất như. Không điều ǵ khác tuyệt đối vĩnh hằng. Điều ǵ vốn là trạng thái bản sơ của vật chất th́ chính nó cũng không hoàn toàn có thể dùng giác quan cơi trần mà nhận biết được; các giác quan này chỉ liên quan tới vật chất đă biểu lộ vốn là một trạng thái khác hẳn. Như vậy mặc dù theo một ư nghĩa nào đó của từ ngữ duy vật (bất kỳ độc già nào theo dơi những lời giải thích nêu trên cũng sẽ nhận thấy điều này), th́ giáo lư bí truyền cũng chẳng giống chút nào với cái quan niệm thô thiển hẹp ḥi về Thiên nhiên mà người ta thường gán cho tên gọi là Thuyết Duy Vật, giáo lư bí truyền khác thuyết này cũng giống như Cực Bắc khác với Cực Nam. Có thể nói là nó hạ cố xuống Thuyết Duy Vật và liên kết những phương pháp của nó với khoa luận lư của hệ thống này rồi lại thăng cao lên tới những cơi cao hơn của thuyết duy tâm để bao quát và xiển dương những hoài băo siêu việt nhất của Tinh thần. Ta không thể cứ nhắc đi nhắc lại một cách thành khẩn giáo lư bí truyền là sự hiệp nhất của Khoa học với Tôn giáo, là cái cầu mà những người theo đuổi tri thức thực nghiệm một cách chính xác và tỉ mỉ nhất có thể bắc ngang qua vươn tới người sùng tín nhiệt thành nhất, nhờ đó kẻ sùng tín nhiệt thành nhất có thể trở lại Thế gian mà vẫn c̣n biểu lộ được Thiên đường tại thế.

 

12. ĐiỂm lẠi giáo lư

Việc ta đă quen thuộc với giáo lư bí truyền sẽ giúp ta nhận thức trọn vẹn được cách thức mà nó ḥa nhập được với các sự kiện trong Thiên nhiên giống như khi ta đang ở vị trí của một người quan sát. Nhưng ta có thể nêu ra một điều ǵ đó biểu thị những sự tương ứng vốn có thể được vạch ra giữa trọn cả ngành giáo huấn này mà giờ đây ta mới tŕnh bày cùng với những hiện tượng về thế giới xung quanh ta.

Khi bắt đầu với hai điều bối rối lớn lao của triết học thông thường tức là sự xung đột giữa tự do ư chí và sự tiền định cũng như nguồn gốc của điều ác th́ chắc chắn là ta nhận thấy được rằng hệ thống Thiên nhiên mà giờ đây đă được giải thích giúp cho chúng ta có thể bàn đến những vấn đề này một cách bạo dạng hơn so với mức mà ta đă làm được từ trước đến nay. Cho tới nay, những người tư tưởng thận trọng nhất ít dám tuyên bố rằng nhờ vào khoa siêu h́nh học hoặc tôn giáo mà ḿnh có thể giải quyết được vấn đề gút mắt về sự tự do ư chí và sự tiền định. Khuynh hướng tư tưởng là giao phó trọn vẹn câu đố này cho địa hạt điều bất khả tri. Và kỳ lạ thay những người nào bằng ḷng làm như thế tuy nhiên lại cũng bằng ḷng chấp nhận những giáo lư của tôn giáo coi đó chỉ là một giả thuyết tạm bợ, do đó không thể dung ḥa được với một số kết luận rành rành nhất của chính ḿnh. Sự toàn tri của một đấng Tạo hóa hữu ngă quán xuyến cả tương lai lẫn quá khứ, không c̣n dành một chỗ nào cho người ta có thể vận dụng được thẩm quyền độc lập của ḿnh đối với số phận của chính ḿnh, tuy nhiên y rất cần được phép vận dụng thẩm quyền đó để cho cái chính sách thưởng phạt y về những hành vi trong buổi sinh thời có thể được công nhận là một điều ǵ đó chẳng đến nỗi là bất công một cách hết sức lố bịch. Một triết gia vĩ đại người Anh khi giáp mặt với sự băn khoăn này đă thẳng thắn tuyên bố trong một bài tiểu luận nổi tiếng được xuất bản sau khi ông qua đời; theo đó, do những cân nhắc nêu trên Thượng Đế không thể toàn thiện và toàn năng. Người ta có toàn quyền gán cho ngài một cách hợp lư một trong hai thuộc tính này, nhưng không thể cả hai cùng một lúc. Lập luận này được trân trọng v́ tiếng tăm lừng lẫy của tác giả nêu trên, nhưng nó lại ư tứ dẹp sang một bên v́ muốn tôn trọng những giáo điều chính thống.

Nhưng giáo lư bí truyền đă đến cứu được chúng ta thoát khỏi t́nh trạng khẩn cấp này. Trước hết, nó thẳng thắn nh́n nhận kích thước vô cùng bé của thế giới của ta so với vũ trụ. Đây là một sự kiện trong Thiên nhiên mà Giáo hội Ki Tô thời sơ khai e ngại theo một bản năng rất đúng sự thực, và giáo hội đă độc ác khủng bố, chiến đấu chống lại sự kiện đó. Người ta đă chối bỏ sự thật và những người đưa ra sự kiện đó đă bị hành hạ trong nhiều thế kỷ. Cuối cùng sau khi đă được xác lập vượt quá khỏi thẩm quyền phủ định của Đức Gáio hoàng, th́ Giáo hội phải cầu cứu tới cả cái “phương tiện đầy tuyệt vọng” (trích dẫn câu nói của ông Rhys Davids) để giả định rằng điều này chẳng có chi là quan trọng.

Măi cho tới nay, sự giả vờ này đă thành công hơn mức mà các tác giả của nó có thể trông mong được. Khi họ e sợ sự phát triển của thiên văn học, th́ họ đă cung cấp cho thế giới nói chung cái khoa lư luận tàn nhẫn so với mức thế giới rốt cuộc tỏ ra có khuynh hướng vận dụng được. Như thông lệ, thiên hạ tỏ ra sẵn ḷng làm điều mà tôi đă mô tả trong Phật giáo bí truyền là không yêu cầu chúng ta phải làm như vậy, nghĩa là giữ cho khoa học và tôn giáo ở trong những ngăn riêng biệt bưng bít. Nguyên tắc này đă hoạt động lâu dài và hoàn chỉnh đến nỗi mà cuối cùng nó không c̣n là một sự phản bác chống lại tính cả tin đối với một tín điều tôn giáo khi vạch ra không thể có được tín điều này. Nhưng khi chúng ta xác lập một mối liên hệ giữa những cái kho chứa từ trước đến nay vẫn bị phân ly đó và yêu cầu chúng phải được ngang bằng với nhau, th́ chúng ta không khỏi thấy được cái độ lớn của trái đất đă bị rút nhỏ đi biết bao nhiêu theo một tỉ lệ tương ứng với tính chất có thể đúng của các thuyết vốn đ̣i hỏi chúng ta phải coi những chi tiết trong cuộc đời của chính ḿnh là một phần kho chứa chung thuộc sự toàn tri của một Đấng Sáng Tạo ra vũ trụ. Ngược lại, thật là phi lư khi giả sử rằng các tạo vật ở trên một hành tinh nhỏ thuộc một trong những mặt trời nhỏ nơi đại dương vũ trụ (trong đó mặt trời chỉ là những giọt nước so với biển cả) về một phương diện nào đó lại được miễn trừ cái nguyên tắc tổng quát do định luật chi phối. Nhưng cái nguyên tắc đó không thể cùng tồn tại song song với sự quản trị theo ngẫu hứng, đây là t́nh trạng cốt lơi về sự tiền định mà những sự thảo luận theo qui ước về vấn đề này trước khi có chúng tôi đều làm liên tưởng tới việc phải dùng thuật ngữ ấy. Đó là v́ nếu ta nhận xét rằng sự tiền định vốn mâu thuẫn với tự do ư chí th́ không phải là sự tiền định của các giống dân mà chỉ là sự tiền định của cá thể, vốn làm ta liên tưởng tới ư niệm về ân huệ thiêng liêng hoặc cơn thịnh nộ của đấng thiêng liêng. Theo những qui luật tương tự với những qui luật chi phối khuynh hướng của bất kỳ đa số cơ hội độc lập nào, th́ sự tiền định của các giống dân hoàn toàn tương thích với sự tự do ư chí của cá thể, và như vậy chính giáo lư bí truyền đă dung ḥa được những mâu thuẫn của Thiên nhiên dằng dai từ trước đến nay. Con người kiểm soát được số phận của chính ḿnh trong giới hạn cấu tạo của ḿnh (tạm gọi như vậy); y hoàn toàn có quyền tha hồ vận dụng những khả năng của ḿnh đến mức tối đa và xét về đơn vị cá thể của y th́ những quyền năng này thực tế là vô hạn. Nhưng trong một hoàn cảnh cho sẵn, khi xét tới đại đa số các đơn vị cá thể, th́ hành động của một phàm phu cũng là tiêu biểu cho sự tiến hóa tất định của những chu kỳ tạo nên số phận tập thể của những phàm phu đó.

Ta có thể khẳng định rằng sự tiền định của cá thể không hề liên quan tới ân huệ thiêng liêng hoặc cơn thịnh nộ của đấng thiêng liêng theo như giáo điều của tôn giáo nói; song le sự tiền định này vốn dựa vào những cơ sở thuần túy siêu h́nh điều này có nghĩa là ta có thể lập luận rằng mỗi tạo vật con người trong buổi ấu trĩ đều cơ bản là phải chịu cùng một ảnh hưởng trong những hoàn cảnh giống nhau, c̣n khi đă trở nên trưởng thành, th́ nó chỉ là sản phẩm hoặc ấn tượng của mọi hoàn cảnh vốn tác dụng lên cuộc sống đó ngay từ đầu sao cho nếu ta đă biết rơ những hoàn cảnh này, th́ ta ắt biết được kết quả về mặt đạo đức và trí tuệ. Cứ theo cái chuỗi lư luận như thế, ta có thể chứng minh được rằng xét về mặt lư thuyết ta có thể biết được những hoàn cảnh sinh hoạt của mỗi người bằng một trí thông minh điều tra đúng mức. Chẳng hạn như các khuynh hướng di truyền chẳng qua chỉ là sản phẩm của những hoàn cảnh trước kia được ghép thêm vào bất kỳ phép tính cho sẵn nào đó dưới dạng một sự nhiễu loạn, nhưng chẳng phải v́ thế mà ta không tính toán được. Tuy nhiên, lập luận này không ít mâu thuẫn trực tiếp với ư thức của nhân loại giống như giáo điều của tôn giáo khi nói về sự tiền định của cá thể. Ư thức về tự do ư chí là một yếu tố trong quá tŕnh này mà ta cảm nhận được như thế đâu phải chỉ là một xung thần kinh tự động giống như sự co giật cái chân của một con ếch đă chết rồi. Cả giáo điều tôn giáo thông thường lẫn lập luận của siêu h́nh học thông thường đều buộc chúng ta phải xem xét vấn đề này từ góc độ đó; nhưng giáo lư bí truyền đă phục hồi được phẩm giá chân chính lại cho nó và chứng tỏ cho chúng ta thấy phạm vi hoạt động của nó cũng như giới hạn ứng dụng của nó. Nó có tác dụng trong đời sinh hoạt của cá thể, nhưng chẳng có tác dụng ǵ khi xét thêm luật chu kỳ, mà ngay cả một triết gia thực chứng như Draper cũng ḍ t́m thấy được trong lịch sử loài người, mặc dù ông chỉ có thể quan sát được một thời kỳ ngắn ngủi. Tuy nhiên cái vũng lầy tư tưởng phụ trợ đó mà J. S. Mill nhận ra được song hành với những mâu thuẫn có trong thần học – vấn đề lớn lao là liệu sự suy đoán có bắt buộc phải vận dụng cái giả thuyết về toàn thiện và toàn năng hay chăng – đă biểu hiện ra được qua những lời giải thích trong hệ thống mà giờ đây chúng tôi tiết lộ. Các đấng cao cả (tinh hoa toàn bích của nhân loại xưa kia; mặc dù c̣n lâu mới họp thành một vị Thượng Đế, song các ngài vẫn chủ tŕ vận mệnh của thế giới một cách thiêng liêng) chẳng những không toàn năng mà cho dù cao cả, các ngài vẫn bị hạn chế khi tác động trong những giới hạn tương đối hẹp. Điều này dường như thể khi sân khấu (tạm gọi như vậy) được chuẩn bị mới để cho một vở tuồng mới trong đời sinh hoạt, th́ các ngài có thể đưa vào một số điều cải thiện về mặt tác động được rút ra từ chính kinh nghiệm cá nhân của các ngài trong cái vở tuồng mà các ngài đă từng nhập vai; nhưng xét về cấu trúc chính của vở tuồng đó th́ các ngài chỉ có thể lập lại những ǵ vốn đă được biểu diễn trước kia. Trên một qui mô lớn, các ngài có thể làm được điều mà một người làm vườn làm được so với những đóa hoa thược dược trên một qui mô nhỏ, y có thể mang lại những sự cải tiến đáng kể về h́nh dáng và màu sắc, nhưng cho dù được chăm sóc kỹ lưỡng đến đâu đi nữa, những đóa hoa cũng chỉ là hoa thược dược mà thôi.

Nhân tiện đây, để hỗ trợ cho việc người ta chấp nhận được giáo lư bí truyền, thiên hạ có thể thắc mắc rằng liệu có bất cứ lúc nào mà một điều tương tự trong thiên nhiên hỗ trợ được cho việc chấp nhận giáo lư bí truyền hay chăng? Các triết gia huyền bí buổi sơ khai có viết rằng “trên sao, dưới vậy”; tiểu vũ trụ là một tấm gương phản chiếu đại vũ trụ. Toàn thể Thiên nhiên trong phạm vi quan sát vật lư của chúng ta đều nghiệm đúng qui tắc này, trong chừng mực mà cái địa hạt hạn chế đó có thể phô trương được bất kỳ nguyên tắc nào. Cấu trúc của loài động vật hạ đẳng được mô phỏng lại có biến thái đôi chút nơi loài động vật thượng đẳng và nơi Loài Người; những sợi gân tinh vi của cái lá cây cũng chia nhánh giống như những cành cây và kính hiển vi theo dơi được những sự chia nhánh như thế lặp đi lặp lại vượt quá tầm nh́n của mắt phàm. Những ḍng nước mưa có đầy bụi làm ngưng tụ bên vệ đường “những viên đá trầm tích” trong cái vũng nước mà những viên đá này phát triển nên, cũng giống như những ḍng sông mang nước từ hồ và các suối nguồn bao la trên thế giới này tuôn trào xuống đáy biển. Công tŕnh địa chất của một cái ao và công tŕnh địa chất của một đại dương chỉ khác nhau về qui mô; và chỉ xét về qui mô th́ giáo lư bí truyền mới cho thấy được các định luật tinh vi nhất của Thiên nhiên khác nhau như thế nào về thẩm quyền đối với con người cũng như thẩm quyền đối với hệ thống hành tinh. Cũng như những đứa con trẻ trong mỗi thế hệ loài người đều được cha mẹ chúng chăm sóc trong buổi ấu thơ và khi đến lượt chúng lớn lên th́ chúng lại chăm sóc một thế hệ khác; cũng vậy trong trọn cả loài người thuộc các đại chu kỳ thành trụ, những người thuộc một thế hệ này tiến lên thành các đấng Dhyan Chohan của thế hệ kế tiếp, để rồi cuối cùng khi thời gian trôi qua, các ngài lại nhường ngôi cho đám hậu duệ để chuyển lên những địa vị tự thể cao siêu hơn.

Giáo lư bí truyền bàn về sự tồn tại của điều ác cũng chẳng kém phần dứt khoát khi giải đáp thắc mắc về tự do ư chí. Ta đă bàn tới đề tài này ở đúng chỗ của nó nơi một chương trước kia đề cập tới Sự Tiến bộ của Nhân loại, nhưng ta ắt thấy rằng giáo lư bí truyền đối phó với vấn đề lớn lao này một cách sát sườn hơn so với mức chỉ nêu ra được bằng cách nào mà tự do ư chí của con người (mục đích của Thiên nhiên là bồi dưỡng cho con người trau dồi nó tiến hóa lên quả vị Dhyan Chohan) – theo giả thiết – phải được tha hồ làm điều ác nếu nó muốn. Cái nguyên tắc chung th́ đại khái tác động như vậy, nhưng trong giáo lư hiện nay ta có thể truy nguyên được đường lối tác động của nó cũng minh bạch như chính nguyên tắc đó vậy. Nó tác động thông qua Nghiệp trên cơi trần và không thể không tác động như thế, ngoại trừ việc làm treo lơ lửng cái định luật bất di bất dịch theo đó nguyên nhân không khỏi sinh ra hậu quả. Cái con người nơi ngoại giới được sinh ra trên cơi trần th́ cũng giống y hệt như cái tạo vật con người mà y làm linh hoạt trong kiếp trước, cũng giống con người nơi nội giới trong khi sống giai đoạn trung gian của kiếp Devachan. Điều ác mà con người gây ra vẫn đeo đuổi theo họ, theo một ư nghĩa thô thiển hơn mức ngay cả Shakespeare có ư định muốn nói tới trong các từ này. Người ta có thể thắc mắc rằng làm thế nào mà tội lỗi đạo đức của một con người trong một kiếp sống lại khiến cho y lúc sinh ra đă bị mù hoặc què quặt vào một thời kỳ khác trong lịch sử thế giới măi tới nhiều ngàn năm sau này (cha mẹ của y đâu có liên hệ vật thể nào đối với y trong kiếp trước). Nhưng ta giải quyết được khó khăn này bằng cách xét tới những tác động của các ái lực dễ dàng hơn cả mức mà thoạt nh́n ta có thể tưởng tượng được. Xét về cái khuôn vật thể của y th́ đứa trẻ bị mù hay què quặt có thể có tiềm năng nhiều hơn mức chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh cục bộ. Nhưng y đâu thể sinh ra đời được nếu không có một chơn thần phát nguyện lâm phàm và mang theo một nguyên khí thứ năm (cố nhiên là trong chừng mực mà nguyên khí thứ năm này c̣n dằng dai) đă được Nghiệp báo làm cho thích ứng chính xác để chiếm ngự cái cơ thể đầy tiềm năng đó. Nếu cho sẵn những hoàn cảnh như thế th́ đứa trẻ có cấu tạo bất toàn sẽ được thụ thai để rồi ra chào đời và trở thành một nguyên nhân gây phiền nhiễu cho chính ḿnh và những người khác – đến lượt hậu quả lại biến thành nguyên nhân - và nó trở thành một câu đố sống động cho những triết gia nào đang nỗ lực giải thích nguồn gốc của điều ác.

Cũng lời giải thích đó phải được áp dụng một cách có thay đổi cho mức độ rộng lớn những trường hợp mà ta có thể trích dẫn để minh họa cho vấn đề điều ác trên thế giới. Nhân tiện xin nói hơn nữa, nó bao gồm vấn đề có liên quan tới sự tác động của luật Nghiệp báo mà ta khó ḷng có thể gọi là một điều khó hiểu, v́ câu giải đáp ắt có thể được gợi ra qua nhiều phương diện của chính giáo lư, tuy nhiên nó có quyền được lưu ư đến. Việc các vong linh nặng trĩu Nghiệp báo tiếp tục có chọn lọc ḍng giống huyết tộc tương ứng với những nhu cầu và công trạng của ḿnh chính là lời giải thích hiển nhiên dung ḥa được sự tái sinh với thuyết cách thế di truyền và thuyết di truyền. Đứa trẻ được sinh ra dường như có thể mô phỏng lại những đặc điểm đạo đức và trí tuệ của cha mẹ hoặc tổ tiên và cũng giống như những vị này; sự kiện đó gợi cho ta ư niệm linh hồn của nó cũng là một cái nhánh nhóc của cây gia phả giống như thể xác của nó. Ở đây, ta không cần phải mở rộng bàn về những điều lúng túng xung quanh thuyết này với việc giả định một cách quá lố rằng giống như một tia lửa bắn ra khỏi cái đe mà không để lại một quá khứ tâm linh nào đằng sau ḿnh, linh hồn thoát xác cũng có một tương lai tâm linh trước mắt ḿnh. Linh hồn được quan niệm như thế chỉ là một chức năng của thể xác cho nên chắc chắn nó sẽ bị kết liễu khi cái xác bị tan ră và nó bắt nguồn từ cái xác. Tuy nhiên giáo lư bí truyền liên quan tới những đặc tính được truyền thừa sẽ giải thích trọn vẹn hiện tượng đó cũng như mọi hiện tượng khác liên quan tới đời sống của con người. Đối với chơn thần luân hồi, gia đ́nh mà y sinh ra trong đó cũng chẳng khác ǵ một hành tinh mới mẻ đối với trọn cả đợt sóng triều nhân loại trong một cuộc tuần hoàn xuyên suốt dăy hành tinh của chu kỳ thành trụ. Nó đă được kiến tạo do một quá tŕnh tiến hóa tác động theo một đường xuyên ngang qua đường lối tiếp cận của loài người; nhưng nó thích hợp để cho nhân loại ở trên đó khi đă đúng lúc. Như vậy chơn thần luân hồi khi dấn bước tiến vào ngoại giới th́ những ảnh hưởng giữ nó lại ở trạng thái Devachan đă bị kiệt quệ, và có thể nói là nó đă chạm vào cái ḷ xo của Thiên nhiên gây ra sự phát triển một đứa trẻ; nếu không có sự phát triển đó th́ điều này vẫn chỉ là một tiềm năng chứ chưa trở thành hiện thực. Nhưng khi nó t́m thấy cái ḍng giống huyết tộc – dĩ nhiên là một cách vô ư thức do tác động mù quáng của các ái lực – th́ đó chính là t́nh huống đích xác của một cuộc sống đổi mới trở lại mà nó đă chuẩn bị trong kiếp vừa qua. Chắc chắn là ta chẳng bao giờ được phép quên rằng trong những qui tắc chung đó của Thiên nhiên bao giờ cũng có những ngoại lệ. Trong trường hợp mà ta đang xét, đôi khi có thể xảy ra một tai nạn gây ra tổn thương cho đứa trẻ lúc chào đời. Như vậy là một cái xác què quặt đâm ra có thể được cung cấp cho một chơn linh mà Nghiệp báo tuyệt nhiên không hề phải chịu sự trừng phạt đó, và có rất nhiều thứ tai nạn khác xảy ra. Nhưng đối với tất cả những điều này ta cần phải nói rằng Thiên nhiên không hề bối rối đối với những tai nạn đó, nó c̣n nhiều thời giờ để sửa chữa lại. Sự đau khổ không đáng có của một kiếp này sẽ được điều chỉnh lại thoải mái do tác động của luật Nghiệp báo trong kiếp tới hoặc kế tiếp nữa. Tôi tin rằng các chơn sư có tuyên bố thậm chí có rất nhiều thời giờ để quyết toán; thật vậy xét về lâu về dài th́ sự đau khổ không đáng phải chịu sẽ tác động giống như một vận may nếu như không có trường hợp này xảy ra, nhờ rút được những nhận xét thuần túy khoa học về những sự kiện trong giáo lư mà tôn giáo đă phát triển ra với đầy hảo ư, đôi khi người ta cũng an ủi được cho kẻ bị phiền năo đau khổ.

Trong khi bằng cách này, giáo lư bí truyền đưa ra được một giải pháp bất ngờ cho những hiện tượng gây lúng túng nhất trong cuộc sống, th́ nó làm như thế mà không phải hi sinh bất cứ điều ǵ theo chiều hướng những thuộc tính mà chúng ta có quyền trông mong nơi một khoa học tôn giáo chân chính. Nổi bật lên trong những lời khẳng định mà chúng ta có thể đưa ra dựa vào hệ thống này đó là: nó không coi là bất công cả xét theo chiều hướng đối xử bất công đối với những người không đáng phải chịu hoặc mang lại lợi ích cho những kẻ không xứng đáng; và sự công bằng trong tác động của nó phải được thể hiện nơi những sự việc lớn lao cũng như sự việc nhỏ nhoi. Câu châm ngôn hợp lệ “Pháp luật không quan tâm tới những điều nhỏ nhặt” là một phương tiện né tránh để cho nhân loại vốn dễ sai lầm khỏi phải chịu hậu quả của những điều bất toàn của chính ḿnh. Trong hóa học hoặc cơ học không hề có một điều ǵ giống như sự thờ ơ với những chuyện nhỏ mọn. Thiên nhiên tác động trong thế giới vật lư đáp ứng chính xác với những nguyên nhân nhỏ cũng chắc chắn như những nguyên nhân lớn, và xét theo bản năng chúng ta có thể cảm thấy chắc chắn rằng trong những tác động tâm linh, thiên nhiên cũng không có cái thói quen vụng về coi những điều nhỏ mọn là không quan trọng và lờ đi những món nợ nhỏ trong khi chỉ xét đến việc trả những món nợ lớn, giống như một thương gia mà tính liêm khiết rất khả nghi bằng ḷng tôn trọng những khoản nợ lớn lao đến mức đủ để bị pháp luật cưỡng chế. Thế mà những hành vi nho nhỏ trong cuộc sống, dù tốt hay xấu đều tất nhiên bị lờ đi trong bất kỳ một hệ thống nào dám đem vấn đề tối hậu ra đánh cược, chấp nhận hoặc loại bỏ cái t́nh huống thánh thiện đồng nhất hoặc hầu như là đồng nhất. Ngay cả khi xét về công và tội vốn chỉ có liên quan tới những hậu quả tâm linh, th́ ta không thể có một giải đáp chính xác nào của Thiên nhiên ngoại trừ việc vận dụng cái t́nh trạng được phân bậc vô hạn của kiếp tồn tại tâm linh mà giáo lư bí truyền mô tả là trạng thái Devachan. Nhưng sự phức tạp mà ta phải đề cập tới c̣n lớn lao hơn so với đủ thứ t́nh huống mà kiếp tồn tại Devacahn có thể cung ứng được. Không một hệ thống hậu quả nào đeo đuổi theo loài người bên kia cửa tử mà giờ đây ta quan sát lại có thể được thừa nhận là thích ứng một cách hợp khoa học với trường hợp khẩn cấp này trừ phi nó tương ứng với cái ư thức công bằng liên quan đến đủ thứ hành vi và thói quen của kiếp sống nói chung, kể cả những hành vi chỉ có liên quan tới kiếp sống trên cơi trần và không thấm đượm màu sắc đúng hoặc sai.

Thế mà chỉ khi con người quay về với kiếp sống trên cơi trần th́ ta mới có thể  quan niệm được việc y gặt hái kết quả chính xác do những nguyên nhân thứ yếu mà y đă gây ra trong kiếp sống nơi ngoại giới vừa qua. Như vậy, khi khảo sát tỉ mỉ vấn đề này (tức là luật Nghiệp báo mà cho đến nay dưới dạng công truyền tỏ ra không hấp dẫn xiết bao đối với những người nghiên cứu Phật giáo) th́ chẳng lấy ǵ làm lạ khi ta thấy nó chẳng những dung ḥa được với ư thức công b́nh, mà c̣n tạo ra được phương pháp tác động tự nhiên duy nhất mà ta có thể tưởng tượng ra được. Một khi ta đă nhận ra được cái cá tính vẫn tiếp tục xuyên suốt mọi kiếp luân hồi do nghiệp báo với hàng dăy các kiếp sống tâm linh tương ứng chèn vào giữa mỗi kiếp sống nơi ngoại giới, th́ ta nên nhớ rằng cái tính đối xứng tuyệt diệu của trọn cả hệ thống này không hề bị tổn thương bởi cái đặc tính dường như là đáng ghê tởm mà thoạt nh́n ta cứ chỉ trích; đó là việc chơn thần luân hồi cứ bắt buộc phải lăng quên. Ngược lại, sự lú lẫn quên đi này thật ra chính là điều kiện duy nhất mà cuộc sống nơi ngoại giới có thể được khởi sự trở lại một cách công b́nh tốt đẹp. Ít có kiếp sống nào trên trần thế hoàn toàn thoát khỏi những bóng đen vốn là sự hồi tưởng lại những điều gây u uất cho một việc làm lại cuộc đời đối với phàm ngă trước kia. Và nếu người ta lập luận rằng việc quên mất kiếp sống vừa qua là lăng phí kinh nghiệm và nỗ lực cùng với những thành tựu trí tuệ mà ta phải vất vả nhọc công mới đạt được, th́ sự phản đối đó chỉ có thể được nêu lên do người ta quên mất rằng c̣n có sự sống nơi Devachan trong đó những nỗ lực và thành tựu như thế đâu có bị hoang phí mà chính là mầm mống của một vụ gặt hái nguy nga những kết quả tâm linh dành cho con người. Cũng giống như vậy, khi ta càng quan tâm tới giáo lư bí truyền, th́ ta càng thấy rơ rằng mọi lời phàn đối đưa ra đều được sẵn sàng giải đáp và dường như người ta chỉ phản đối do có một quan điểm xuất phát từ sự hiểu biết chưa đầy đủ.

Khi chuyển từ những nhận xét trừu tượng sang những nhận xét khác một phần nào được đan xen với những vấn đề thực tế, th́ chúng ta có thể so sánh giáo lư bí truyền với những sự kiện quan sát được trong Thiên nhiên xét về nhiều phương diện ngơ hầu trực tiếp kiểm tra được những giáo huấn của nó. Một khoa học tâm linh muốn tiên đoán thành công được sự thật tuyệt đối ắt phải ăn khớp với những sự kiện trên trần thế bất cứ khi nào mà khoa học này có tác động trên trần thế. Một giáo điều tôn giáo mâu thuẫn rành rành với những ǵ hiển nhiên là đúng sự thật về mặt địa chất học và thiên văn học th́ chỉ có các nhà thờ và các giáo hội mới bằng ḷng dung dưỡng nó, chứ c̣n triết học nghiêm chỉnh cũng thấy nó không đáng để ḿnh xem xét đến. Vậy th́ giáo lư bí truyền ăn khớp như thế nào với địa chất học và thiên văn học?

Cũng chẳng có ǵ quá đáng khi bảo rằng nó cấu thành cái hệ thống tôn giáo duy nhất ḥa nhập dễ dàng với những sự thật trên cơi trần được phát triển ra qua công tŕnh khảo cứu hiện đại trong những ngành khoa học này. Nó chẳng những ḥa nhập với (theo nghĩa là dung nạp được) giả thuyết về tinh vân cùng với sự kết địa tằng của các lớp đất đá, mà có thể nói nó c̣n nhảy bổ vào trong ṿng tay của những sự kiện này và nó không thể tiến bộ mà không có những sự kiện đó. Nó không thể tiến bộ nếu không có những khám phá vĩ đại của sinh học hiện đại, và với vai tṛ là một hệ thống được giới thiệu để cho thời đại văn minh khoa học xem xét đến, nó không thể bỏ qua được những thành tựu mới nhất của khoa địa lư học vật thể.

Dĩ nhiên sự kết thành địa tằng của lớp vỏ trái đất là bằng chứng rơ rệt hữu h́nh của những tai biến xảy ra giữa các giống dân. Khoa học vật thể đă thoát ra được cái thói quen nhút nhát do hậu quả của việc bị tôn giáo ngu tín đàn áp một cách xấc xược trong ṿng mười lăm thế kỷ, nhưng nó vẫn c̣n đôi chút rụt rè khi xét đến những giáo điều, đó chỉ là v́ áp lực của thói quen thôi. Cứ như thế th́ địa chất học đă bằng ḷng bảo rằng đại lục này hoặc đại lục kia theo chứng cớ của thềm lục địa ắt đă phải hơn một lần ch́m xuống đáy biển rồi lại được nâng cao lên trên mực nước biển. Nó vẫn c̣n chưa quen với việc thoải mái ứng dụng những tư liệu của chính ḿnh vào việc suy đoán xâm lấn sang địa hạt của tôn giáo. Nhưng chắc chắn là nếu ta cần địa chất học thuyết giải mọi sự kiện thành ra một lịch sử trước sau như một về trái đất, đưa ra những giả thuyết có khả năng đúng nhất mà nó có thể phát minh ra được nhằm lấp đầy những khoảng trống về tri thức của ḿnh, th́ nó ắt phải dựng lên một lịch sử loài người đại khái là cũng giống như những ǵ được phác họa trong chương trước kia bàn về Các Đại Chu Kỳ Thế Giới. Và các bậc đạo sư bí truyền có đoan chắc với chúng tôi rằng khi những phát hiện của địa chất học tiến bộ thêm nữa th́ người ta sẽ nhận thấy rằng giáo lư bí truyền tương ứng c̣n mật thiết hơn nữa với những di tích hóa thạch của thời xa xưa. Chúng ta đă thấy các chuyên gia của Challenger xác nhận sự tồn tại châu Atlantis, mặc dù đề tài này thuộc về một lớp vấn đề không hấp dẫn đối với thế giới khoa học nói chung, khiến cho nói chung người ta không đánh giá cao những nhận xét ủng hộ việc có một lục địa bị thất tung. Các nhà địa chất học có suy tư đều hoàn toàn sẵn ḷng công nhận rằng xét về những lực tạo h́nh cho trái đất này, th́ cái thời kỳ nằm trong giới hạn truy nguyên lịch sử có thể là một thời kỳ tương đối tŕ trệ và thay đổi chậm chạp. Những sự biến thái theo tai biến trước kia có thể đă được thêm vào cho những sự biến thái sụp xuống dần dần hoặc trồi cao lên và bị làm trơ trụi. Chỉ c̣n một hai bước nữa th́ người ta đă tiến tới việc công nhận sự thật mà chẳng ai c̣n có thể bắt lỗi là một giả thuyết nữa; sự thật này là các sự nổi lên hoặc ch́m xuống của các lục địa lớn đều diễn ra một cách luân phiên. Trọn cả bản đồ của thế giới chẳng những đôi khi có những h́nh dạng mới (giống như những bức h́nh trong một kính vạn hoa khi các mảnh vụn có màu sắc được sắp xếp theo những kiểu mới lạ khác) mà c̣n phải chịu những sự biến đổi tái diễn theo hệ thống, vốn phục hồi lại những sự sắp xếp trước kia qua những khoảng thời gian khổng lồ.

Tuy nhiên, trong khi chờ đợi những sự khám phá thêm nữa, th́ có lẽ phải công nhận rằng chúng ta đă có đủ cả một khối tri thức địa chất học để củng cố cho khoa vũ trụ khởi nguyên luận của giáo lư bí truyền. Giáo lư này không nên được phổ biến cho thế giới nói chung chừng nào chưa có được loại tri thức như thế dọn đường để tiếp nhận nó; ta khó thể coi điều này là do sự vô ư vô tứ của những đấng nắm giữ giáo lư bí truyền. Ta vẫn c̣n phải chờ xem liệu thế hệ hiện nay có gắn đủ tầm mức quan trọng cho điều tương ứng với nó mà người ta đă nhận biết được trong Thiên nhiên bằng những cách khác hay chăng.

Dĩ nhiên sự tương ứng này có thể được truy nguyên trong khoa sinh học cũng dứt khoát như trong khoa địa chất học. Cái thuyết tổng quát của Darwin về việc Con người Thoát thai từ giới động vật đâu phải là sự hỗ trợ duy nhất mà ngành khoa học này đưa ra ủng hộ giáo lư bí truyền. Những nhận xét tỉ mỉ mà giờ đây người ta đang tiến hành trong khoa phôi thai học đặc biệt là thú vị v́ chúng soi sáng cho nhiều hơn nữa một bộ môn của giáo lư này. Như vậy cái sự thật giờ đây đă quen biết theo đó những giai đoạn lần lượt xảy ra của sự phát triển con người trước lúc ra đời vốn tương ứng với quá tŕnh tiến hóa của con người qua những dạng khác nhau của đời sống động vật; cái chân lư đó đâu kém ǵ một sự khải huyền xét về mọi phương diện tương tự. Nó chẳng những củng cố cho chính giả thuyết về sự tiến hóa, mà c̣n minh họa một cách đáng kể được đường lối tác động của Thiên nhiên trong khi làm tiến hóa ra các giống dân mới vào lúc bắt đầu những chu kỳ tuần hoàn lớn. Khi một đứa trẻ được phát triển ra từ một mầm mống có cấu tạo đơn giản đến nỗi mà nó tiêu biểu cho loài động vật – thậm chí cả loài thực vật nữa – c̣n ít hơn tiêu biểu cho loài khoáng vật, th́ có thể nói là ta đă lướt qua cái giai bậc tiến hóa quen thuộc. Ư tưởng về sự tiến bộ vốn phải mất bao nhiêu thời đại mới thể hiện ra được một chuỗi mắt xích liên tục trong lần đầu tiên, rồi lại được ghi khắc măi măi vào trong kư ức của Thiên nhiên một lần cho dứt khoát; và từ đó trở đi ta có thể nhanh chóng phục hồi lại chúng theo thứ tự chỉ nội trong vài tháng. Sự tiến hóa mới mẻ của nhân loại trên mỗi hành tinh cũng như đợt sóng triều nhân loại đều sinh hoạt tiến hóa như thế đó. Trong cuộc tuần hoàn thứ nhất, tiến tŕnh này cực kỳ chậm chạp và không tiến được xa. Bản thân những ư tưởng của Thiên nhiên cũng đều đang tiến hóa. Nhưng khi tiến tŕnh này đă được hoàn thành một lần rồi, th́ nó có thể được lặp lại một cách nhanh chóng. Trong những cuộc tuần hoàn sau này, xung lực sống đă vượt qua được giai bậc tiến hóa một cách dễ dàng mà ta chỉ có thể quan niệm được nhờ vào sự minh họa do khoa phôi thai học cung cấp. Đây là lời giải thích xem cái tính cách của mỗi cuộc tuần hoàn khác với cuộc tuần hoàn trước đó như thế nào. Công tác tiến hóa vốn đă từng được hoàn thành một lần lại được lặp lại chẳng bao lâu sau đó; thế rồi cuộc tuần hoàn tiến hành cuộc tiến hóa riêng ḿnh với tốc độ khác hẳn, cũng như đứa trẻ một khi đă được hoàn chỉnh lên tới mức loại h́nh con người th́ lại tiến hành sự tăng trưởng của cá nhân ḿnh một cách chậm chạp, tỉ lệ với những giai đoạn trước kia trong sự phát triển ban sơ của nó.

Tôi không cần phải so sánh tỉ mỉ Phật giáo công truyền với các quan niệm về Thiên nhiên mà giờ đây tôi đă nêu ra – quả thật là ngắn gọn khi xét về tầm cỡ và mức quan trọng, nhưng cũng đủ bao quát để cung cấp cho độc giả một ư niệm tổng quát về hệ thống trong toàn bộ phạm vi bao la của nó. Nhờ có thông tin mà chúng tôi giờ đây đă trao truyền, những người nghiên cứu lăo luyện hơn về kho tài liệu văn chương Phật giáo ắt sẽ áp dụng được tốt hơn những bí quyết của ḿnh để giải quyết những câu đố nhằm phát hiện được ư nghĩa của những câu đố đó. Giờ đây ta đă lấp đầy đúng mức những khoảng trống trong kho sử liệu công truyền của giáo lư Đức Phật, và ta đă thấy rơ rằng tại sao lại bỏ trống như vậy. Chẳng hạn như trong quyển sách của ông Rhys Davids, tôi thấy có đoạn sau đây: “Phật giáo không thử ra sức giải quyết vấn đề nguồn gốc bản sơ của vạn hữu”; rồi khi trích dẫn Quyển sổ tay Phật học của ông Hardy, ông lại viết tiếp “Khi Malunka hỏi Đức Phật liệu thế giới này tồn tại vĩnh hằng hay không vĩnh hằng th́ Đức Phật không trả lời ông; lư do của điều này là Đức Thế Tôn cho rằng một sự cật vấn như thế chẳng mang lại lợi ích ǵ”. Thật ra đề tài rơ rệt là bị bỏ qua v́ ta không thể bàn tới nó chỉ bằng một câu trả lời minh bạch là có hoặc không mà không khiến cho kẻ cật vấn bị đánh lạc hướng. Muốn cho y khỏi bị đánh lạc hướng th́ ta cần phải tŕnh bày toàn bộ giáo lư hoàn chỉnh về sự tiến hóa của dăy hành tinh, một lời giải thích mà Đức Phật cho rằng cộng đồng nhân loại vào thời đó chưa đủ chín muồi về mặt trí tuệ. Việc suy diễn từ sự im lặng của ngài, cho rằng ngài coi câu cật vấn này là chẳng mang lại lợi ích ǵ, đó chính là một lầm lẫn dĩ nhiên cũng đủ cho thấy v́ người ta không có được bất kỳ tri thức phụ trợ nào, cho nên thực ra không thể có được sự hiểu biết đầy đủ. Không một hệ thống tôn giáo đă từng được công khai sử dụng khi bàn về vấn đề nguồn gốc của vạn hữu; giờ đây ta ắt thấy rằng điều đó chẳng khác nào chỉ găi trên bề mặt của cái sự suy đoán khi so sánh với những sự khảo cứu rốt ráo của khoa học bí truyền; Đức Phật là một đấng tiêu biểu lỗi lạc về khoa học bí truyền cũng chẳng khác nào ngài là một bậc đạo sư lỗi lạc về mặt đạo đức đối với giới b́nh dân.

Những kết luận khẳng định về điều mà Phật giáo có giảng dạy – ông ta đă triển khai nó một cách rất kỹ lưỡng – đă được ông Rhys Davids nêu ra không kém phần thiếu chính xác so với những kết luận phủ định mà chúng tôi vừa trích dẫn. Măi cho đến nay, tất cả những kết luận như thế tất yếu là không chính xác. Tôi xin trích dẫn một ví dụ không phải để làm mất giá trị việc nghiên cứu kỹ lưỡng (nó đă là thành quả của việc nghiên cứu kỹ lưỡng), mà để chứng tỏ bằng cách nào sự minh giải hiện nay đối với trọn cả đề tài này đă thâm nhập vào mọi kẽ hở và đưa ra một khía cạnh hoàn toàn mới cho mọi đặc điểm của nó.

“Phật giáo coi sự tồn tại của thế giới vật chất cùng với chúng sinh hữu t́nh bên trong đó là một sự kiện tối hậu; Phật giáo cho rằng vạn vật đều chịu tác dụng của luật nhân quả và vạn vật đều vô thường cứ thay đổi hoài mặc dù ta không nhận ra được. Không có nơi chốn nào mà không có luật vô thường tác động, v́ vậy không có thiên đường hoặc địa ngục theo ư nghĩa thông thường. Có những thế giới nơi chư thiên sống trong đó, sự tồn tại của chư thiên ít nhiều có tính cách vật chất tùy theo kiếp trước của họ ít nhiều có tính cách thiêng liêng; nhưng chư thiên cũng chết và các thế giới mà họ ở trong đó cũng bị hoại diệt. Có những nơi chốn hành h́nh ở đó những ác nghiệp của loài người và chư thiên tạo ra những sinh linh bất hạnh, nhưng khi ác nghiệp tạo ra những sinh linh này đă kiệt quệ, th́ những sinh linh đó cũng biến mất, và những thế giới mà các sinh linh đó cư trú cũng không vĩnh hằng. Toàn thể Vũ trụ - trần gian, thiên đường và địa ngục – luôn luôn có khuynh hướng đổi mới hoặc hoại diệt, luôn luôn trong quá tŕnh biến đổi của một loạt những ṿng xoay hoặc các chu kỳ mà ta không thể biết và không biết được thủy cũng như chung. Loài người và chư thiên cũng không được ngoại lệ đối với luật vũ trụ tổng quát thành trụ hoại không này; sự thống nhất các lực tạo thành một chúng sinh hữu t́nh sớm muộn ǵ cũng phải bị tan ră và chỉ có vô minh với hăo huyền mới khiến cho một sinh linh sa đà vào việc mơ mộng cho rằng ḿnh là một thực thể tự tại và có thể tách rời khỏi vũ trụ xung quanh”.

Thế mà chắc chắn rằng ta có thể coi đoạn văn nêu trên cho thấy các ư niệm b́nh dân của triết học Phật giáo rơ ràng là xa lạ xiết bao đối với triết học bí truyền chân thực. Chắc chắn là triết học không t́m thấy trong vũ trụ cũng như trong niềm tin của bất kỳ một nhà tư tưởng thực sự giác ngộ nào (cho dù là Á đông hay Âu Tây) có thiên đường và địa ngục bất biến vĩnh hằng trong huyền thoại của giới tu sĩ; và “thế giới mà chư thiên đang sống” v. v. . . cũng như những lớp nội giới có thực một cách sinh động của trạng thái Devachan quả thật đều có trong Thiên nhiên đủ cả. Tất cả những ǵ c̣n lại trong các quan niệm b́nh dân của Phật giáo mà ta vừa duyệt qua cũng đều như thế. Nhưng dưới dạng b́nh dân, chúng là những bức biếm họa gần nhất của những đề tài tương ứng trong tri thức bí truyền. Như vậy ư niệm về sự chấp ngă là hăo huyền cũng như sự tan ră tối hậu của một chúng sinh hữu t́nh là hoàn toàn không thể hiểu được nếu không có những lời giải thích đầy đủ hơn liên quan đến A tăng kỳ kiếp của kiếp sống cá thể; cho đến nay chúng ta không thể quan niệm được điều này nhưng vẫn có những t́nh huống hằng tiến hóa lên các trạng thái cao tột về tâm linh xuất lộ trước khi có sự nảy sinh trong một tương lai xa xăm khôn tả của một trạng thái không c̣n chấp ngă. Trạng thái đó chắc chắn phải thuộc về một thời điểm nào đó trong tương lai, nhưng nó có bản chất là một điều ǵ đó mà dù sao đi nữa các triết gia chưa được điểm đạo cũng không bao giờ hiểu được cho dù chỉ là suy đoán một cách chập chờn le lói nhất. Cũng như ư niệm về Niết Bàn, ư nghĩa về ngă chấp hư ảo mà các tác giả viết về giáo lư Phật giáo rút ra từ những nguồn công truyền tiếc thay lại bị vướng mắc với một số những yếu tố xa xôi của giáo lư vĩ đại gây cho họ cái cảm tưởng rằng họ đang bàn về các quan điểm của Phật giáo đối với t́nh trạng con người ngay sau khi chết. Ta có thể cảm thấy phát biểu này hầu như là vô lư, như vậy là nó đâm ra lạc lỏng trong trọn cả giáo lư; thế nhưng nó chẳng những không c̣n là một điều không ai hiểu nổi, mà c̣n là một chân lư siêu việt, khi được trả lại vị trí đúng đắn của ḿnh trong tương lai với những chân lư khác. Tôi xin nói thêm rằng sự xuất lộ tối hậu của Thần-Nhân toàn bích tức là đấng Dhyan Chohan trong trạng thái tâm thức tuyệt đối của bát niết bàn (paranirvana) chẳng dính dáng ǵ đến “cái tà thuyết về cá thể”, vốn có liên quan tới những phàm ngă trên cơi trần. Sau này tôi sẽ trở lại vấn đề này.

Ông Rhys Davids có nói cũng đủ để ám chỉ phần tóm tắt giáo lư Phật giáo được trích dẫn ở trên: “Những giáo lư như thế đâu phải chỉ là đặc thù đối với Phật giáo, mà những ư tưởng tương tự như vậy cũng là nền tảng của các triết lư Ấn Độ thời sơ khai”. (Chắc chắn do bởi sự kiện Phật giáo khi xét về mặt giáo lư cũng chính là triết học của Ấn Độ thời sơ khai). “Quả thật ta cũng thấy chúng nơi những hệ thống khác cách xa chúng về mặt không gian và thời gian, khi bàn tới sự thật có trong những giáo huấn này, Phật giáo có thể đưa ra một phát biểu có tính cách dứt khoát và vững bền hơn, nếu nó không vay mượn một tín ngưỡng có trong một giáo lư kỳ cục về sự chuyển kiếp; giáo lư này dường như đă xuất lộ một cách độc lập, nếu không phải là đồng thời ở Thung lũng sông Hằng và Thung lũng sông Nile. Tuy nhiên thuật ngữ chuyển kiếp đă được sử dụng vào nhiều lúc khác nhau và ở những nơi chốn khác nhau dành cho các thuỵết tương tự như nhau, nhưng thật ra lại rất khác nhau. Khi chọn dùng cái ư tưởng tổng quát xuất phát từ Bà la môn giáo thời kỳ hậu Phệ đà, Phật giáo đă biến đổi nó và quả thật làm phát sinh ra một giả thuyết mới. Cũng giống như giả thuyết cũ, giả thuyết mới này có liên quan đến sự sống trong các kiếp đă qua và sắp tới, chứ nó chẳng đóng góp được ǵ để quả quyết dứt điểm được vấn đề điều ác trong kiếp này mà người ta giả sử rằng nó phải giải thích được”.

Tác phẩm này sẽ xua tan cái quan niệm sai lầm đưa đến những nhận xét đó. Phật giáo không tin vào bất cứ điều ǵ giống như sự chuyển đi chuyển lại giữa các h́nh tướng của loài thú và loài người, hầu hết mọi người đều quan niệm rằng nguyên tắc chuyển kiếp có ngụ ư như vậy. Sự chuyển kiếp trong Phật giáo là sự chuyển kiếp theo thuyết tiến hóa Darwin mà khoa học đă phát hiện ra hoặc đúng hơn là để thám hiểm một cách rốt ráo theo cả hai hướng. Chắc chắn là các tác phẩm Phật giáo có ám chỉ tới những kiếp trước kia trong đó ngay cả chính Đức Phật, ba hồi cũng là một loài thú này và ba hồi là loại thú khác. Nhưng những điều đó đề cập tới diễn tŕnh tiến hóa xa xăm trước thời có nhân loại mà linh ảnh đă được phát triển trọn vẹn của Đức Phật giúp cho ngài có được một tầm nh́n hồi cố. Trong bất kỳ một tác phẩm chân chính nào của Phật giáo, ta cũng chẳng bao giờ t́m thấy được sự hậu thuẫn cho ư niệm bất kỳ một tạo vật con người nào một khi đă đạt tới giai đoạn làm người lại trở về giới động vật. Lại nữa, trong khi quả thật chẳng có điều ǵ vô hiệu lực hơn là việc giải thích nguồn gốc của điều ác bằng một biếm họa về sự chuyển kiếp mà người ta tưởng rằng có thể trở lại kiếp làm thú, th́ sự tái sinh lũy tiến của Bản ngă con người thể hiện ra thành kiếp sống nơi ngoại giới, kết hợp với tác động của Nghiệp báo trên cơi trần, và việc tất yếu phải vận dụng tự do ư chí bên trong giới hạn của đặc quyền này, th́ tất cả những điều đó rốt cuộc sẽ giải thích được trọn vẹn nguồn gốc của điều ác. Thiên nhiên ra sức gieo trồng một vụ mùa mới bao gồm các đấng Dhyan Chohan bất cứ khi nào có một hệ thống hành tinh phải được triển khai tiến hóa; nhân cơ hội đó, điều ác tạm thời tất yếu phải được phát triển do hậu quả không thể tránh được của tác động thuộc những lực hoặc tiến tŕnh vừa nêu, bản thân những lực hoặc tiến tŕnh này vốn là những giai đoạn không thể tránh khỏi trong công tŕnh vĩ đại đang được khởi động.

Đồng thời, độc giả nào giờ đây tiếp thu quyển sách của ông Rhys Davids và khảo sát những đoạn dài ḍng nói về đề tài này, và bàn về ngũ uẩn (skandhas), độc giả đó sẽ nhận ra được thật là một nhiệm vụ tuyệt vọng xiết bao khi ta thử ra sức suy diễn bất kỳ một thuyết hợp lư nào về nguồn gốc của điều ác dựa trên những tài liệu công truyền mà quyển sách của ông Davids có sử dụng. Những tài liệu như thế cũng không thể gợi ra được lời giải thích chân thực về đoạn kinh ngay sau đây mà ta trích ra từ kinh Brahmajala:

 “Sau khi đă chứng tỏ việc tin vào sự tồn tại vĩnh hằng của Thượng Đế và thần linh là vô căn cứ biết chừng nào, th́ Đức Phật tiếp tục bàn luận về vấn đề linh hồn, và nêu ra ba mươi hai tín ngưỡng liên quan tới vấn đề đó mà ngài tuyên bố là sai lầm. Những điều này được tŕnh bày tóm tắt như sau: ‘Dựa vào nguyên tắc đó hoặc dựa trên cơ sở đó, liệu các t́ khưu và các người Bà la môn có ủng hộ giáo lư về kiếp sống tương lai chăng? Họ dạy rằng linh hồn có tính cách vật chất hoặc phi vật chất, hoặc vừa là vật chất vừa là phi vật chất, hoặc chẳng là vật chất cũng chẳng là phi vật chất. Linh hồn sẽ có một trong nhiều h́nh thái ư thức; tri thức của linh hồn hoặc là ít hoặc là vô biên, linh hồn ở trong một trạng thái hoan lạc hoặc khổ năo, hoặc chẳng sướng cũng chẳng khổ. Đây là mười sáu tà thuyết dạy về sự tồn tại hữu thức bên kia cửa tử. Thế rồi lại có tám tà thuyết dạy rằng linh hồn là vật chất hoặc phi vật chất, hoặc là vừa vật chất vừa là phi vật chất, hoặc chẳng là vật chất cũng chẳng là phi vật chất. Linh hồn vừa hữu hạn hoặc vừa vô hạn, hoặc chẳng hữu hạn mà cũng chẳng vô hạn, linh hồn tồn tại một cách vô thức sau khi chết. Và cuối cùng c̣n có tám tà thuyết khác dạy rằng linh hồn cũng theo tám cách thức đó, tồn tại sau khi chết ở một trạng thái chẳng hữu thức mà cũng chẳng vô thức. Bài giảng kết thúc như sau: ‘Hỡi chư t́ khưu, khi điều ràng buộc bậc đạo sư vào kiếp sống (tức là tanha, ái dục) đă bị cắt đứt, th́ thể xác của ngài vẫn c̣n lại. Trong khi thể xác của ngài vẫn c̣n, th́ chư thiên và loài người c̣n thấy được bậc đạo sư, nhưng sau khi kiếp sống kết liễu, khi thể xác ngài đă tan ră th́ chư thiên và loài người không c̣n thấy được ngài nữa. Liệu có thể nào dùng một cách thức hoàn chỉnh và dứt khoát hơn để chối bỏ việc có một linh hồn, tức là một điều ǵ đó thuộc một loại nào đó vẫn tiếp tục tồn tại theo một cách thức nào đó sau khi chết?”

Đối với các nhà nghiên cứu công truyền th́ chắc chắn là đoạn văn nêu trên dường như mâu thuẫn rành rành với những giáo huấn khác trong Phật giáo bàn về sự chuyển dời liên tiếp của cùng một cá thể qua nhiều kiếp luân hồi và như vậy xét theo một đường lối tư tưởng khác, nó dường như giả định rằng có tồn tại một linh hồn có thể chuyển di được, điều mà đoạn văn trích dẫn nêu trên rơ ràng là bác bỏ. Nếu không biết rơ về bảy nguyên khí của con người, th́ ta không thể dung ḥa được những phát biểu riêng rẽ về đủ thứ khía cạnh của vấn đề sự bất tử này. Nhưng bí quyết mà giờ đây chúng ta đưa ra vẫn c̣n để lại sự mâu thuẫn biểu kiến khiến cho ta chưa hết phần bối rối. Trong đoạn văn vừa trích dẫn nêu trên, Đức Phật đang nói tới phàm ngă tinh anh, c̣n sự bất tử mà giáo lư bí truyền công nhận lại là sự bất tử của chơn ngă tâm linh. Lời giải thích này đă được tŕnh bày trọn vẹn trong chương bàn về Devachan, và trong những đoạn văn được trích dẫn từ đó qua tác phẩm Vấn đáp giáo lư Phật giáo của Đại tá Olcott. Chính do các mảnh vụn của những điều khải huyền vĩ đại mà quyển sách này bao hàm và đă được tŕnh bày trong ṿng hai năm vừa qua trên tạp chí Nhà Thông Thiên Học th́ người ta mới thấy được sự dị biệt quan trọng giữa phàm ngă và chơn ngă, khi được áp dụng vào vấn đề sự bất tử của con người, th́ điều nêu trên đă được định h́nh thành ra một sự thật có thể hiểu được; nhưng trong những tác phẩm huyền bí trước kia cũng có nhiều điều ám chỉ mà giờ đây ta có thể đề cập tới làm bằng chứng cho sự thật là những tác giả trước kia cũng đều biết rơ về chính giáo lư này. Ta hăy quay sang những tác phẩm huyền bí mới gần đây nhất trong đó bức màn vô minh vẫn c̣n chưa được vén lên để cho người ta có thể quan sát một cách vô ư tứ giáo lư chứa bên trong, mặc dù bức màn này đă bị sờn đi ở nhiều chỗ đến mức hầu như trở nên trong suốt, chúng ta vẫn có thể xét bất kỳ đoạn nào trong cả tá đoạn văn minh họa cho điều nêu trên. Sau đây là một đoạn văn:

“Các triết gia nào muốn giải thích sự giáng sinh theo cách thức của ḿnh đều coi tinh thần là một điều ǵ đó hoàn toàn tách rời khỏi linh hồn. Họ để cho nó tồn tại trong một lớp vỏ tinh vi khi chỉ xét về những sự phóng phát tâm linh tức là những tia của ‘đấng quang huy’. Con người và linh hồn phải chinh phục được sự bất tử của ḿnh bằng cách thăng lên tới nhất nguyên; nếu thành công con người và linh hồn rốt cuộc sẽ liên kết được với nhất nguyên và có thể nói là sẽ được hấp thu vào nhất nguyên. Sự cá thể hóa của con người sau khi chết tùy thuộc vào tinh thần chứ không tùy thuộc vào thể xác và linh hồn. Mặc dù thuật ngữ ‘phàm ngă’ (theo nghĩa mà ta thường hiểu) là phi lư khi được áp dụng theo nghĩa đen cho bản thế bất tử của ta, thế nhưng bản thể này là một thực thể riêng biệt, tự thân nó vốn bất tử và vĩnh hằng; giống như trong trường hợp những kẻ phạm trọng tội không thể cứu chuộc được, khi sợi chỉ chói sáng nối liền tinh thần với linh hồn từ lúc đứa trẻ chào đời đă bị cắt đứt phựt, th́ thực thể thoát xác bị bỏ mặc cho số kiếp phải chia sẻ với các loài động vật hạ đẳng để rồi tan ră vào trong chất dĩ thái và có tính cá thể của ḿnh bị tiêu diệt cho dù tinh thần vẫn c̣n là một thực thể riêng biệt”. (Nữ thần Isis lộ diện quyển 1, trang 315).

Không ai có thể đọc đoạn văn nêu trên (quả thật cho dù chỉ là một phần trong cái chương mà nó được trích dẫn ra) mà không nhận thức được dưới ánh sáng của những lời giải thích được tŕnh bày trong quyển sách này theo đó giáo lư bí truyền mà giờ đây ta đă tŕnh bày trọn vẹn cũng hoàn toàn quen thuộc với người viết đoạn văn nêu trên, mặc dù tôi có đặc quyền được tŕnh bày nó lần đầu tiên thành ra một ngôn ngữ trong sáng và không hiểu lầm được.

Phải có một nỗ lực tâm trí nào đó mới nhận thức được sự khác nhau giữa phàm ngă và chơn ngă, nhưng việc khao khát tiếp tục tồn tại cá thể - luôn luôn nhớ lại trọn vẹn những hoàn cảnh phù du trong kiếp sống trên trần thế hiện nay vốn cấu thành phàm ngă – rơ rệt là chẳng khác ǵ hơn một sự yếu đuối thoáng qua của xác thịt. Đối với nhiều người, có lẽ vẫn c̣n là phi lư khi bảo rằng bất kỳ người nào hiện nay đang sống với những hoài niệm ràng buộc vào những năm tháng thời thơ ấu lại cũng chính là một cá thể thuộc một quốc tịch khác hẳn và sống vào một thời kỳ khác hẳn cách đây hàng ngàn năm; sự tương tự này sẽ lại xuất hiện sau một khoảng thời gian giống như thế trong những hoàn cảnh sống hoàn toàn mới thuộc về tương lai. Nhưng cảm xúc “Tôi vẫn là Tôi” giống nhau trải qua ba kiếp sống và trải qua trọn cả trăm kiếp sống; đó là v́ cảm xúc đó thâm căn cố đế hơn cảm xúc “Tôi là John Smith có địa vị cao sang, có trách nhiệm nặng nề với những tài sản như thế này và những mối quan hệ như thế khác”. Với vai tṛ là một ư niệm trong tâm trí, liệu ta có tưởng tượng ra được chăng việc John Smith vốn kế thừa năng khiếu của Tithonus, đôi khi lại đổi tên, cứ mỗi thế hệ qua đi th́ lại kết hôn một lần nữa, bị mất tài sản ở nơi này rồi lại thu hoạch được ở nơi khác, khi thời gian trôi qua y bèn quan tâm tới nhiều điều theo đuổi khác nhau; liệu có thể quan niệm được chăng việc một con người như thế chỉ nội trong vài ngàn năm đă quên mất mọi hoàn cảnh liên quan tới kiếp sống hiện nay của John Smith, giống như thể những biến cố trong cuộc đời đó chưa bao giờ xảy ra đối với y? Thế mà Chơn ngă cũng giống như vậy. Nếu ta có thể tưởng tượng ra được điều này th́ cái mà ta không thể tưởng tượng được, đó là việc cá thể vẫn c̣n được liên tục qua một cuộc sống đứt đoạn, bị cắt đứt rồi lại đổi mới vào những khoảng thời gian đều đặn, rồi biến thiên khi trải qua một hoàn cảnh sống thanh tịnh hơn.

Hơn nữa, nó c̣n giải quyết được sự mâu thuẫn biểu kiến giữa các cá thể liên tiếp đồng nhất với nhau và cá thể “dị thường”; nếu ta thấy giáo lư bí truyền đưa ra “bí nhiệm không thể hiểu nổi” về Nghiệp báo (mà ông Rhys Davids đă tŕnh bày tóm tắt xiết bao), th́ đó là v́ nó dựa vào một cơ sở hợp khoa học và hoàn toàn có thể hiểu được. Ông Rhys Davids có nói về điều này như sau: V́ Phật giáo “không thừa nhận linh hồn”, cho nên Phật giáo phải cầu cứu tới cái phương tiện tuyệt vọng là một điều bí nhiệm bắc cầu qua vực sâu giữa một kiếp sống này và một kiếp sống khác ở đâu đó, coi là “một sự hư cấu của bộ óc mà thực tế không tồn tại”. Cho dù ông cảm thấy bực ḿnh về điều mà ông coi là sự phi lư của giáo lư đó, thế nhưng ông vẫn kiên nhẫn và vận dụng tài khéo léo trí tuệ để nỗ lực đưa ra một điều ǵ đó có vẻ giống như một quan niệm thuần lư siêu h́nh xuất phát từ những phát biểu rối rắm liên quan tới Nghiệp báo trong kinh điển Phật giáo. Ông viết như sau:

“Theo quan điểm của Phật giáo th́ việc tránh được cái cực đoan mê tín một đằng là của những kẻ tin vào sự tồn tại riêng rẽ của một thực thể nào đó được mệnh danh là linh hồn, c̣n một đằng là cái cực đoan phi tôn giáo của những kẻ không tin vào sự báo phục và sự công bằng về mặt đạo đức. Phật giáo tuyên bố rằng ḿnh đă thấu suốt được thuật ngữ “linh hồn” về sự kiện mà nó có dụng ư bao hàm trong đó, và đă phát hiện được thật ra th́ không phải như vậy, mà chỉ là một trong hai mươi điều hăo huyền khác nhau làm mờ mắt thiên hạ. Tuy nhiên, Phật giáo tin chắc rằng nếu một người gặt hái sự phiền năo, thất vọng hoặc đau khổ, th́ chính y chứ không ai khác vào một lúc nào đó đă từng gieo rắc sự điên rồ, lầm lẫn, tội lỗi nếu không phải trong kiếp này th́ cũng trong một kiếp trước kia. Vậy là trong trường hợp kiếp trước kia, th́ liệu kẻ gieo nhân và kẻ gặt quả có đồng nhất với nhau hay chăng? Chỉ đồng nhất ở cái điều duy nhất vẫn c̣n lại khi con người chết đi và các bộ phận cấu thành thực thể chúng sinh hữu t́nh đều bị tan ră do kết quả của những sự hành động, lời lẽ và tư tưởng của y tạo thành Nghiệp thiện hoặc Nghiệp ác (theo sát nghĩa th́ Nghiệp là tạo tác); chỉ có thực thể đó là không chết. Chúng ta đă quen thuộc với giáo lư ‘một người gieo cái ǵ th́ y sẽ gặt cái đó’, và v́ vậy chúng ta có thể thâm nhập được vào cảm xúc của người Phật tử khi một người gặt cái ǵ th́ y ắt đă phải gieo cái đó. Chúng ta đă quen thuộc với giáo lư về tính bất diệt của lực, v́ vậy chúng ta có thể hiểu được giáo điều của Phật giáo (cho dù nó có thể trái với các ư niệm Ki Tô giáo của chúng ta đến đâu đi chăng nữa) theo đó không một quyền năng ngoại lai nào có thể hủy diệt được kết quả do hành vi của một con người và chúng phải thể hiện hậu quả trọn vẹn của ḿnh, với cứu cánh rốt cuộc là vui sướng hay cay đắng. Nhưng ở đây có điều đặc thù trong Phật giáo là kết quả của việc một con người làm ǵ đó có thể nói là không bị tản mạn thành ra nhiều ḍng riêng rẽ, mà lại tập trung với nhau để tạo nên một chúng sinh hữu t́nh mới – mới xét về thành phần cấu tạo và quyền năng, nhưng vẫn giống như vậy xét về bản thể, bản chất, hành động, Nghiệp báo”.

Không một điều ǵ tài khéo hơn khi thử ra sức phát minh cho Phật giáo một lời giải thích về “điều bí nhiệm” của ḿnh, dựa trên giả định rằng những người đưa ra điều bí mật đó xuất phát từ một “phương tiện tuyệt vọng” nhằm bao che cho việc rút lui ra khỏi một vị trí không pḥng thủ được. Nhưng thật ra giáo lư về Nghiệp có một lịch sử đơn giản hơn nhiều và không cần một sự thuyết giải tinh vi như thế. Cũng giống như nhiều hiện tượng khác trong Thiên nhiên vốn có liên quan tới thời gian tương lai, Nghiệp được Đức Phật tuyên bố là một điều bí nhiệm không thể hiểu nổi và vậy là những vấn đề liên quan tới nó bị dẹp sang một bên. Nhưng ngài không có ư muốn nói rằng v́ quần chúng không hiểu được Nghiệp cho nên Nghiệp hoặc bất kỳ điều bí nhiệm nào khác cũng là không thể hiểu được đối với các điểm đạo đồ trong giáo lư bí truyền. Ta không thể giải thích về Nghiệp mà không đề cập tới giáo lư bí truyền, nhưng một khi ta lĩnh hội được những nét phác thảo của khoa học đó, th́ cũng như nhiều vấn đề khác, Nghiệp trở nên một vấn đề tương đối đơn giản, nó chỉ là một bí nhiệm theo ư nghĩa cũng giống như các bí nhiệm khác, chẳng hạn như ái lực của acit sulphuric đối với đồng, và acit sulphuric có ái lực cao hơn đối với sắt. Dù sao đi nữa, cũng giống như khoa hóa học đối với các “đệ tử tại gia” (nghĩa là tất cả những người nghiên cứu hóa học chỉ xét về những hiện tượng vật lư thôi) cũng vậy, chắc chắn là khoa học bí truyền cũng dành một số điều bí nhiệm cho các đệ tử tại gia mà người ta c̣n chưa thăm ḍ được. Tôi không sắp sửa dùng những sự thay đổi chính xác về phân tử để giải thích những ái lực cao siêu tạo thành Nghiệp báo vốn được tích trữ trong các yếu tố thường tồn của nguyên khí thứ năm. Nhưng khoa học thông thường cũng đâu có đủ tư cách để bảo xem liệu khi một phân tử khí oxy vốn bỏ rơi phân tử khí hydro mà nó liên kết với trong giọt nước mưa, để rồi lại gắn vào một phân tử sắt trên cái lan can mà nước mưa rơi xuống, th́ điều ǵ xui khiến nó làm như vậy. Nhưng cái đốm rỉ sét đă được tạo ra và người ta cho rằng ḿnh đă giải thích một cách hợp khoa học về sự kiện này khi nhận xét được và cầu viện tới các ái lực hóa học.

Đối với Nghiệp báo cũng thế, nguyên khí thứ năm tiếp thu những ái lực của các hành vi thiện và ác khi nó sống trải qua cuộc đời rồi lại theo chân chúng nhập vào Devachan, ở đây có thể nói là những ái lực nào thích ứng được với bầu không khí của trạng thái đó th́ sẽ đơm hoa kết trái, sinh sôi nẩy nở vô cùng, để rồi khi cạn kiệt hết năng lượng lại một lần nữa chuyển sang thế giới ngoại cảnh. Và cũng chắc chắn như phân tử khí oxy khi có mặt cả trăm phân tử khác sẽ bay tới cái phân tử nào mà nó có ái lực nhiều nhất; cũng vậy, chơn thần nặng trĩu Nghiệp báo sẽ bay tới cái kiếp lâm phàm nào mà sự hấp dẫn bí nhiệm sẽ liên kết nó với kiếp lâm phàm đó. Cũng chẳng có cái tiến tŕnh nào tạo ra một chúng sinh hữu t́nh mới, ngoại trừ theo ư nghĩa của cái cấu tạo thể chất mới được triển khai ra chỉ là một công cụ mới cho sự cảm giác. Cái ngụ bên trong cấu trúc thể chất đó, cái cảm thấy vui hay buồn vẫn là cái Bản ngă cũ – quả thật là nó đă quên lăng đi những cuộc phiêu lưu cuối cùng trên trần thế vừa qua nhưng nó vẫn phải gặt lấy kết quả của những cuộc phiêu lưu đó – vẫn là cái xúc cảm “Tôi vẫn là Tôi” giống như trước kia.

Ông Rhys Davids cho rằng “tất cả điều này thật là kỳ cục”, lời giải thích trong triết học Phật giáo thông qua những tài liệu công truyền đă khiến cho ông cảm thấy rằng “chúng dường như là đâu phải không hấp dẫn trong ṿng 2.300 năm và hơn nữa, đối với nhiều tâm hồn thành khẩn đang tuyệt vọng, th́ những tài liệu này tỏ ra đáng tin cậy khi đóng vai tṛ dường như là một cái cầu hoành tráng mà Phật giáo đă ra sức bắc qua con sông những bí nhiệm và phiền năo của cuộc sống . . . Họ đă không thể không thấy rằng chính cái nốt chủ âm đó, cái cầu nối giữa kiếp này và kiếp khác chỉ là một ngôn từ, là một cái giả thuyết tuyệt vời, cái hư vô bàng bạc, cái nguyên nhân hư ảo vượt ngoài tầm của lư trí, tức là cái ân huệ đă được cá thể hóa và đang cá thể hóa của Nghiệp báo”.

Quả thật là kỳ lạ nếu Phật giáo được xây dựng trên một nền tảng mong manh như thế, nhưng sự mong manh biểu kiến của nó chỉ do bởi sự kiện là cái cấu trúc tri thức hùng vĩ của nó cho đến nay đă bị che khuất đi. Giờ đây khi bức màn che giấu giáo lư nội môn đă được vén lên, th́ ta ắt thấy bất kỳ tín điều nào của nó cũng đâu có tùy thuộc bao nhiêu vào những điều tinh tế lờ mờ của khoa siêu h́nh học. Chừng nào mà những điều tinh tế này c̣n bao vây che kín Phật giáo, th́ chúng chỉ được những nhà thuyết giải ngoại lai xây dựng thành ra những điều ẩn ư tản mạn về giáo lư mà người ta không thể hoàn toàn bỏ qua so với cái hệ thống đơn giản đạo đức được qui định cho quần chúng.

Trong điều thực sự cấu thành Phật giáo, ta thấy có một tính đơn giản tột độ giống như tính đơn giản của chính Thiên nhiên vậy; một định luật duy nhất chia chẻ thành ra vô số nhánh nhóc với những chi tiết phức tạp. Quả thật là bản thân Thiên nhiên vô cùng phức tạp trong khi biểu lộ ra, tuy nhiên mục đích của nó lại đồng nhất một cách bất biến, cũng vậy ta luôn luôn có giáo lư bất di bất dịch về các nguyên nhân và hậu quả, đến lượt các hậu quả lại trở thành các nguyên nhân trong một tiến tŕnh tuần hoàn vô tận.

 

H Ế T

 


[[1]] Khoa thuật ngữ mà người ta chọn dùng ở đây hơi khác với thuật ngữ mà người ta đề cập đến cho một số giáo huấn hiện nay vốn trước hết được tŕnh bày dưới dạng manh mún trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học. Về sau người ta ắt thấy rằng những tên gọi mà bây giờ trở nên thông dụng thể hiện được một quan niệm trọn vẹn hơn về toàn bộ hệ thống và tránh được một số khó khăn mà những tên gọi trước kia gây ra. Nếu việc tŕnh bày trước kia về khoa học bí truyền mà bất toàn như thế, th́ người ta cũng chẳng lấy ǵ làm ngạc nhiên nếu những người tŕnh bày nó bằng tiếng Anh có gặp phải khó khăn th́ đó cũng là hậu quả dĩ nhiên thôi. Nhưng người ta không phải thú nhận hoặc phàn nàn rằng có bất kỳ sai lầm quan trọng nào. Những điều ngụ ư trong các tên gọi hiện nay vốn chính xác hơn những ngụ ư của các cụm từ đă được chọn dùng trước kia, nhưng những lời giải thích nguyên thủy trong chừng mực mà chúng được đưa ra vẫn hoàn toàn ăn khớp với những ǵ được khai triển ở đây.

[[2]] Tức là các nhánh của những giống dân phụ theo thuật ngữ mà trước kia tôi đă chọn dùng.

[[3]] Các trạng thái thấp nhất của Devachan có tương quan với các trạng thái của A tỳ.

[[4]] Hoặc chúng ta có thể nói là 5 lần xét v́ buổi sáng chỉ chiếm mất nửa chu kỳ có trước, c̣n buổi tối chỉ chiếm mất nửa chu kỳ nối tiếp một ngày hoạt động trọn vẹn.

[[5]] Ở đây thật là bơ công khi nhận xét để phục vụ cho những người nào có khuynh hướng thiên về khoa học vật lư; họ ắt phản đối rằng Thủy tinh ở quá gần Mặt trời, v́ vậy nóng quá không thể là nơi chốn thích hợp cho Con Người cư ngụ. Trong báo cáo chính thức của Ủy ban Thiên văn Mỹ quốc bàn về “những quan sát mới đây trên núi Whitney”, người ta có thấy những lời phát biểu có thể gây ra các lời chỉ trích đối với những kẻ nào quá tin tưởng vào khoa học huyền bí theo đường lối này. Những kết quả của các quan sát trên núi Whitney đối với việc hấp thu chọn lọc các tia bức xạ mặt trời cho thấy rằng theo người báo cáo chính thức đó ta không c̣n có thể gợi ra được t́nh trạng của bầu khí quyển khiến cho Thủy tinh thích hợp với nơi chốn con người ở được vốn là một điểm cực đoan trong giai bậc cách xa mặt trời, c̣n Thổ tinh là điểm cực đoan ở đầu bên kia. Hiện nay chúng ta không quan tâm tới Thổ tinh và cũng không cần phải giải thích những nguyên tắc huyền bí học khiến cho Thủy tinh thích hợp với nơi cư ngụ của loài người, nếu ta chỉ thử đảm đương nhiệm vụ tính toán việc hấp thu chọn lọc. Sự thật là khoa học thông thường đánh giá quá cao cũng như đánh giá quá thấp Mặt trời với vai tṛ là kho chứa các lực dành cho thái dương hệ. Nó đánh giá quá cao mặt trời khi cho rằng nhiệt ở trên các hành tinh có dính dáng nhiều tới một ảnh hưởng hoàn toàn khác với ảnh hưởng của Mặt trời, ta không thể hiểu được hoàn toàn ảnh hưởng này chừng nào ta c̣n chưa biết được nhiều hơn mức hiện nay về những mối tương quan giữa nhiệt với từ tính, cũng như giữa từ tính với các bụi vẫn thạch vốn thấm nhuần không gian liên hành tinh. Tuy nhiên muốn bác bỏ bất kỳ lời phản đối nào về những quan niệm đưa ra trong lời giải thích hiện nay dựa theo quan điểm của một kẻ hoàn toàn tận tụy với khoa học thời xưa, th́ ta chỉ cần nêu rơ rằng những lời phản đối như thế đă lỗi thời rồi. Khoa học hiện đại rất tiến bộ, đó là một trong những công lao huy hoàng của nó, nhưng các nhà khoa học hiện đại đừng vội đắc chí khi nghĩ rằng ở mỗi giai đoạn tiến bộ của ḿnh hễ bất cứ quan niệm nào không tương thích với giai đoạn đó th́ tất yếu là phải phi lư.

[[6]] Trọn cả kiếp sống của một giống dân chắc chắn là dài hơn con số này nhiều, nhưng khi xét tới những con số thuộc loại này chúng ta ở vào một t́nh thế rất tế nhị do thời kỳ chính xác là những bí mật rất sâu kín mà các sinh viên chưa được điểm đạo (tức là các “đệ tử tại gia”, các Chơn sư bây giờ phải tạo ra một thuật ngữ mới như vậy để thích ứng với một hoàn cảnh mới) chỉ có thể đoán ṃ một cách không hoàn chỉnh. Ta có thể tính toán như vậy trong trường hợp theo sát nghĩa của nó, nhưng không được vội vă dùng trường hợp này để làm cơ sở cho những tính toán khác.

[[7]] Eliphas Lévi

[[8]] Thật ra th́ tôi có cảm tưởng rằng điều này ít khi có thể đạt được chỉ nội một kiếp trong cơi trần. Đúng hơn th́ phải cần hai ba kiếp lâm phàm nhân tạo.

[[9]] Khi phiên âm sang tiếng Anh th́ thuật ngữ này có thể được viết là manwantara hoặc manvantara, cách phát âm đúng đắn vốn ở giữa hai cách phát âm nêu trên và trọng âm thuộc về âm tiết thứ nh́.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS