Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

PHẬT GIÁO BÍ TRUYỀN

(ESOTERIC BUDDHISM)

Tác giả: A. P. SINNETT

Bản Dịch: Chơn Như

 

PHẬT GIÁO BÍ TRUYỀN

 

MỤC LỤC

1. Các huấn sư bí truyền.

Bản chất của Sự Tŕnh bày Hiện nay; Sự Ẩn mật của Tri thức Đông phương; chư La hán và các Thuộc tính của các ngài; Các Chơn sư; các Huyền bí gia nói chung; Các Thần bí gia biệt lập; Các Đạo sĩ Yoga hạ đẳng; Sự Huấn luyện Huyền bí học; Mục đích Cao cả; Những Hậu quả kèm với nó; Những sự Nhượng bộ Hiện nay.

2. Cấu tạo của Con Người.

Vũ trụ khởi nguyên luận Bí truyền; Bắt đầu Từ đâu; Từ Con Người quay ngược lại Vũ trụ; Phân tích Con Người; Bảy Nguyên khí.

3. Dăy Hành tinh.

Các Quan điểm Bí truyền về sự Tiến hóa; Dăy các Bầu Hành tinh; Sự Tiến bộ của Con Người qua các Bầu Hành tinh; Sự Tiến lên theo h́nh Xoắn ốc; Sự Tiến hóa Nguyên thủy của các Bầu Hành tinh; Các Giới Hạ đẳng.

4. Các Chu kỳ Thế giới.

Tính Đồng nhất của Thiên nhiên; Các Cuộc Tuần hoàn và các Giống dân; Định luật Thất bội; Các Kiếp sống nơi Ngoại giới và Nội giới; Tổng số các Kiếp lâm phàm; Các Giống dân Trước kia trên Trái đất; Các Thảm họa theo Định kỳ; Châu Atlantis; Châu Lemuria; Định luật Tuần hoàn.

5. Devachan.

Số phận Tinh thần của Bản ngă; Nghiệp; Sự Phân ly các Nguyên khí vào lúc Chết; Sự Tiến triển của Lưỡng nguyên Thượng đẳng; Sự Tồn tại nơi Devachan; Sự Tiến bộ trong Nội giới; Địa ngục A Tỳ; Mối Liên hệ của Trần thế với Devachan; Các Chu kỳ Devachan.

6. Kama Loka.

Ma h́nh; Nơi chốn của nó; Bản chất của nó; Các Xung động c̣n Sống sót; Âm ma; Đồng cốt và Ma h́nh; Trường hợp bị Tai nạn và Tự tử; Những Phàm ngă Bị mất.

7. Làn sóng Tiến hóa của Con người.

Sự Tiến triển của Làn sóng Chính; Sự Qui nguyên; Hoàng hôn và B́nh minh của Tiến hóa; Những Hành tinh kế cận của Chúng ta; Các Cấp độ Tinh linh; Các Bản ngă đă Phát triển Quá sớm; Khoảng cách giữa những lần Luân hồi.

8. Sự Tiến hóa của Loài Người.

Sự Chọn lựa giữa Thiện và Ác; Nửa thứ hai của Cuộc Tiến Hóa; Điểm Ngoặc Quyết định; Tính linh và Trí năng; Sự Sống c̣n của Kẻ Thích ứng nhất; Giác quan Thứ 6; Sự Phát triển các Nguyên khí theo đúng Thứ tự; Sự Suy đồi của Kẻ Không Thích ứng; Cung cấp cho tất cả; Những Trường hợp Ngoại lệ; Sự Giải thích hợp Khoa học; Óc Công b́nh được Thỏa măn; Số phận của những Kẻ Thất bại; Duyệt lại sự Tiến hóa của Con Người.

9. Đức Phật.

Đức Phật theo Nội môn; Những Kiếp Luân hồi của các Chơn sư; Kiếp lâm phàm của Đức Phật; Bảy Đức Phật của các Giống dân Chính; Quán Thế Âm; Bản Sơ Phật; Quả vị Chơn sư vào thời Đức Phật; Sankaracharya; Giáo lư Vedanta; Tsong ka pa; Những cuộc Cải cách Huyền bí ở Tây Tạng.

10. Niết Bàn.

Sự Xa Xăm của Niết Bàn; Những Cấp độ trước đó; Hữu dư y Niết Bàn; Trước Ngưỡng cửa Niết Bàn; Niết Bàn; Bát Niết Bàn; Đức Phật và Niết Bàn; Niết Bàn do các Chơn sư chứng đắc; Sự Tiến hóa Nói chung hướng về Niết Bàn; Điều kiện để Đạt được Niết Bàn; Tính linh và Tôn giáo; Việc theo đuổi Sự Thật.

11. Vũ trụ.

Ngày và Đêm của Brahma; Đủ thứ Chu Kỳ Thành trụ và Chu kỳ Hoại không; Thái dương hệ; Chu kỳ Hoại không của Vũ trụ; Bắt đầu Tiến hóa trở lại; “Sáng tạo”; Nguyên nhân vĩ đại Đầu tiên; Qui tŕnh Tuần hoàn Vĩnh hằng.

12. Điểm lại Giáo lư.

Sự tương ứng của Giáo lư Bí truyền với Thiên nhiên Hữu h́nh; Tự do Ư chí và sự Tiền định; Nguồn gốc của Điều Ác; Địa chất học, Sinh học và Giáo lư Bí truyền. Phật giáo và Học thuật; Nguồn gốc của Vạn vật; Giáo lư bị Xuyên tạc; Sự Tan biến Tối hậu của Tâm thức; Sự Chuyển kiếp; Linh hồn và Tinh thần; Phàm ngă và Chơn ngă; Nghiệp.

  

Lời nói đầu của Ấn bản có Chú thích.

V́ quyển sách này lần đầu tiên được xuất bản vào đầu năm 1883, cho nên tôi đâm ra có được nhiều thông tin bổ sung liên quan tới nhiều vấn đề được bàn tới trong quyển sách này. Nhưng tôi rất vui mà nói rằng giáo huấn sau này chỉ cho thấy sự không đầy đủ trong quan niệm nguyên thủy của tôi về giáo lư bí truyền, chứ cho tới nay không có một sự sai lầm quan trọng nào. Thật vậy, tôi đă nhận được từ vị Chơn sư (mà tôi có được giáo huấn của ḿnh lần đầu tiên) lời đoan chắc quyển sách như nó tŕnh bày hiện nay là một phát biểu lành mạnh và đáng tin cậy về hệ thống Thiên nhiên theo như các điểm đạo đồ thuộc khoa huyền bí học hiểu được. Khoa này có thể phải được phát triển rộng răi trong tương lai, nếu nó khơi dậy được sự quan tâm sâu sắc đủ để tạo ra một sự đ̣i hỏi hữu hiệu mà thế giới nói chung muốn có thêm giáo huấn thuộc loại này, nhưng khoa đó sẽ chẳng bao giờ được cải tổ lại hoặc cần phải được miễn thứ. Xét v́ có sự đoan chắc ấy, cho nên bây giờ dường như tốt nhất là tôi nên tŕnh bày những kết luận sau này của ḿnh và thông tin bổ sung dưới dạng những chú thích kèm theo mỗi phần của chủ đề, c̣n hơn là ḥa nhập chúng vào trong nguyên bản; có nhiều trường hợp tôi tuyệt nhiên không muốn thay đổi nguyên bản. V́ vậy trong ấn bản này tôi đă chọn theo cái kế hoạch đó.

Xét về việc thừa nhận gián tiếp sự hài ḥa nói chung mà người ta truy nguyên được giữa những giáo huấn này với những giáo điều triết học được công nhận trong một vài trường phái lớn khác của Ấn Độ, ở đây tôi xin đề cập tới những lời phê b́nh về quyển sách này mà “một người Ấn Độ theo Bà la môn giáo” đă cho công bố trong tạp chí Ấn Độ Nhà Thông Thiên Học số ra tháng 6 năm 1883. Người viết phàn nàn rằng khi thuyết giải giáo lư bí truyền tôi không nhất thiết phải từ bỏ Khoa Phạn ngữ Bắc phạn đă được chấp nhận, song le y chỉ phản đối rằng trong một vài trường hợp tôi đă dùng những danh từ không quen thuộc để chỉ những ư tưởng đă được thể hiện trong kinh điển Ấn Độ, và tôi đă quá tôn vinh cái hệ thống tôn giáo thường được biết là Phật giáo, bằng cách biểu diễn nó có liên kết mật thiết hơn bất kỳ tôn giáo nào khác đối với giáo lư bí truyền. Nhà phê b́nh người Bà la môn của tôi có nói rằng: “Cho đến nay cái minh triết b́nh dân của đại đa số người Ấn Độ đều ít nhiều có thấm đượm giáo lư bí truyền được giảng dạy trong quyển sách của ông Sinnett được mệnh danh là ‘Phật giáo Bí truyền’; trong khi đó không có một làng xă nào trên toàn nước Ấn Độ mà người ta không ít nhiều quen thuộc với những giáo điều cao siêu của triết lư Vedanta . . .  Nghiệp báo trong kiếp tới, nghiệp quả thiện hoặc ác trong trạng thái tồn tại tâm linh nơi nội giới trước khi chơn thần lại luân hồi trong thế giới này hoặc bất kỳ thế giới nào khác, sự la cà của những linh hồn người bất măn, hoặc những ma h́nh của con người trên trần thế (Kama loka), những chu kỳ hoại không và thành trụ . . . chẳng những là có thể hiểu được mà thậm chí c̣n quen thuộc với đại đa số người Ấn Độ với những tên gọi khác hẳn danh xưng mà tác giả ‘Phật giáo Bí truyền’ đă dùng”. Tôi xin tự tiện nói tiếp rằng xét theo quan điểm của độc giả Tây phương th́ điều đó cũng tốt thôi. Khi người ta dửng dưng với việc liệu Ấn Độ giáo bí truyền hay Phật giáo bí truyền sẽ gần gũi hơn với khoa học tâm linh chân chính tuyệt đối; khoa học này chắc chắn không mang một tên gọi vốn dường như gắn bó nó với bất kỳ tín ngưỡng nào nơi ngoại giới nhiều hơn tín ngưỡng khác. Chúng tôi ở Âu Tây chỉ nôn nóng muốn biết thật rơ rệt những nguyên tắc cốt yếu của khoa học đó, và nếu chúng tôi t́m thấy những nguyên tắc được xác định trong quyển sách này mà được các đại biểu có văn hóa của nhiều tín ngưỡng Đông phương lớn lao cho rằng đó cũng là những chân lư căn bản của các hệ thống khác nhau, th́ chúng tôi có khuynh hướng sẽ tin vào cách tŕnh bày hiện nay của giáo lư vốn đáng để cho chúng tôi quan tâm.

C̣n về phần cái lời phàn nàn những giáo huấn ở đây được rút gọn dưới một dạng có thể hiểu được lại bị cái tên gọi của quyển sách mô tả không chính xác, th́ tôi cũng chẳng làm được ǵ khác hơn là trích dẫn lời chú giải mà vị Tổng biên tập của báo Nhà Thông Thiên Học trả lời cho sự góp ư của người Bà la môn. Chú giải nói như sau: “Chúng tôi cho in bức thư nêu trên v́ nó diễn tả bằng một ngôn ngữ lịch sự và một cách tài t́nh quan điểm của một số lớn huynh đệ người Ấn Độ của chúng ta. Đồng thời người ta phải phát biểu rằng tựa đề ‘Phật giáo Bí truyền’ mà ông Sinnett dành cho ấn bản mới nhất này không phải v́ giáo lư được xiển dương trong đó có ngụ ư được đặc biệt đồng nhất hóa với bất kỳ dạng tín ngưỡng đặc thù nào, mà chỉ v́ Phật giáo có ngụ ư là giáo lư của Chư Phật, chư vị Minh triết, do đó nó có nghĩa là Tôn giáo Minh triết”. Về phần ḿnh, tôi chỉ nói thêm rằng tôi hoàn toàn chấp nhận và chọn theo cái cách giải thích vấn đề như thế. Thật vậy, quả là một quan niệm sai lầm về mặt thiết kế quyển sách khi người ta giả sử rằng nó có liên quan tới việc khuyến khích những thị hiếu của Cựu Thế giới về tư tưởng tôn giáo dưới một dạng tài tử hiện đại. Những h́nh thức bên ngoài và những chuyện hoang đường của tôn giáo trong một thời kỳ này có thể là thanh tịnh hơn một chút và ở vào thời kỳ kia có thể là thối nát hơn một chút, nhưng chúng tất yếu phải thích ứng với thời kỳ đó, và thật là quá quắc khi tưởng tượng rằng chúng có thể hoán chuyển cho nhau. Phát biểu này không hề được đưa ra với hi vọng biến các Phật tử thành ra tín đồ của bất kỳ hệ thống tôn giáo nào khác, mà chỉ nhằm truyền đạt cho các độc giả có suy tư (ở Đông phương cũng như ở Tây phương) một loạt những ư tưởng chỉ đạo liên quan tới những chân lư có thực của Thiên nhiên và những sự kiện có thực về việc con người tiến bộ thông qua sự tiến hóa; điều này đă được các triết gia Đông phương trao truyền lại cho tác giả, v́ vậy nó dễ dàng lọt vào trong khuôn khổ của thuyết Đông phương. Đó là v́ có lẽ ta chỉ nhận thức rơ ràng được giá trị của những giáo huấn này khi chúng ta đă thấy rơ rằng chúng có tính chất khoa học hơn là có tính tranh căi. Các sự thật tâm linh (nếu đúng là sự thật) rơ ràng là có thể được đề cập đến với một óc khoa học chẳng kém ǵ việc đề cập đến các phản ứng hóa học. Và cũng chẳng cần phải làm xáo trộn bất kỳ một t́nh cảm tôn giáo nào (cho dù có thể mang màu sắc ǵ đi chăng nữa) bằng cách du nhập vào trong cái kho kiến thức chung những khám phá mới về cấu tạo và bản chất của con người trên cơi hoạt động cao siêu. Tôn giáo chân chính rốt cuộc phải t́m cách đồng hóa được những tri thức mới mẻ đó cũng giống như nó luôn luôn rốt cuộc phải mặc nhận sự mở rộng nói chung của Tri thức trên cơi hồng trần. Trước hết điều này đôi khi có thể gây ngỡ ngàng cho những khái niệm liên quan tới đức tin về tôn giáo, cũng giống như khoa địa chất học thoạt tiên đă gây ra bối rối cho khoa niên đại học thánh kinh. Nhưng sớm muộn ǵ con người cũng phải đâm ra thấy được rằng cốt tủy của sự minh xác trong thánh kinh vốn không ở nơi nghĩa đen của những đoạn văn về vũ trụ học trong Cựu ước, và các quan niệm tôn giáo sẽ càng được trong sáng hơn nhờ vào sự trợ giúp mà người ta mang lại. Cũng giống như thế, khi tri thức khoa học xác thực bắt đầu bao trùm sự hiểu biết về những định luật liên quan tới sự phát triển tâm linh của con người, th́ một số quan niệm sai lầm về Thiên nhiên lâu nay đă từng ḥa lẫn vào tôn giáo có thể phải bị bỏ đi; thế nhưng người ta vẫn c̣n phát hiện ra rằng các ư tưởng trung tâm của tôn giáo chân chính đă được củng cố và trở nên trong sáng hơn trải qua tiến tŕnh đó. Nhất là khi tiến tŕnh này tiếp diễn th́ những sự bất đồng ư kiến nội bộ trong thế giới tôn giáo tất yếu sẽ bị loại bỏ. Các chi phái giao tranh với nhau chỉ v́ những người bè phái cạnh tranh nhau mà lại không lĩnh hội được những sự kiện căn bản. Nếu đến lúc mà người ta có thể hiểu được những ư tưởng căn bản nền tảng của tôn giáo cũng chắc chắn như hiểu được một số định luật cơ bản nào đó của vật lư học th́ tất cả những người có giáo dục ắt sẽ nhận ra rằng thật lố bịch khi bất đồng ư kiến với nhau, đến lúc đó th́ sẽ không c̣n chỗ cho những sự ly khai cay đắng về mặt t́nh cảm tôn giáo. Những h́nh thức bên ngoài của tư tưởng tôn giáo vẫn c̣n phải khác nhau ở những khí hậu khác nhau và nơi các dân tộc khác (cũng giống như quần áo và chế độ ăn uống khác nhau), nhưng những sự dị biệt như thế sẽ không gây ra sự chống đối nhau về mặt trí tuệ.

Đối với tôi dường như người ta triển khai những sự kiện căn bản của thiên nhiên để tŕnh bày khoa học tâm linh mà giờ đây chúng tôi đă nhận được từ những người bạn ở Đông phương. Các tư tưởng gia tôn giáo không cần phải tránh né những vị này do có cảm tưởng là các ngài lập luận để ủng hộ cho một số tín điều Đông phương nào đó được ưu đăi hơn tín điều của Tây phương nói chung. Nếu khoa y học phát hiện ra một sự kiện mới về cơ thể con người, khám phá ra một nguyên tắc cho đến nay c̣n ẩn tàng được dùng để thúc đẩy sự tăng trưởng của da, thịt và xương, th́ sự khám phá đó tuyệt nhiên không thể bị coi là xâm lấn vào địa hạt của tôn giáo. Liệu địa hạt của tôn giáo chẳng hạn có bị xâm lấn hay chăng do người ta phát hiện ra một bước tiến đằng sau cái tác động của dây thần kinh làm bộc lộ một tập hợp những hoạt động tinh vi hơn chi phối dây thần kinh chẳng khác ǵ dây thần kinh chi phối cơ bắp? Dù sao đi nữa, ngay cả khi một phát hiện như thế có thể bắt đầu dung ḥa được khoa học với tôn giáo, th́ không ai để cho các năng khiếu thượng đẳng của ḿnh thâm nhập vào tư tưởng tôn giáo mà dẹp qua một bên những sự kiện xác thực của Thiên nhiên đă được chứng tỏ rành rành là như vậy v́ nó thù địch với tôn giáo. Vốn là một sự thật th́ nó tất nhiên phải ăn khớp với mọi sự thật khác, trong số đó có cả sự thật tôn giáo nữa. Cái khối thông tin lớn lao đề cập tới sự tiến hóa tâm linh của con người thể hiện qua cách tŕnh bày hiện nay có bản chất như vậy. Rơ ràng là kế hoạch tốt nhất của chúng ta trước khi nh́n vào cái tường tŕnh mà tôi đưa ra không phải là tự hỏi xem liệu nó có ăn khớp về mọi mặt với những quan niệm tiên kiến hay chăng, mà là liệu nó có dẫn nhập chúng ta một loạt các sự kiện thiên nhiên có liên quan tới sự tăng trưởng và sự phát triển những năng khiếu thượng đẳng của con người. Nếu thế th́ chúng ta có thể khôn ngoan khảo sát những sự kiện trước hết là theo tinh thần khoa học, nhiên hậu mới để cho chúng gây ra bất kỳ tác dụng nào đối với đức tin phụ thêm (điều này có thể là hợp lư và chính đáng).

Khi ta giải thích cho dù nó phân nhánh ra rất nhiều con đường, th́ ta ắt thấy rằng phát biểu trung tâm hiện nay được ta đưa ra sẽ tạo thành một thuyết nhân loại học vốn hoàn chỉnh được và tâm linh hóa được những ư niệm thông thường về sự tiến hóa thể chất. Cái thuyết vốn truy nguyên sự phát triển con người qua những cải tiến liên tiếp và rất từ từ về h́nh thể động vật từ thế hệ này sang thế hệ khác; cái thuyết đó rất khô khan và tồi tàn khi coi nó là một bản tường thuật bao quát về sự sáng tạo. Nhưng nếu được hiểu đúng đắn, th́ nó ắt dọn đường cho ta thấu hiểu được cái tiến tŕnh cao siêu hơn đang đồng thời diễn ra lúc nào cũng làm cho hồn người tiến hóa trong cơi tồn tại tâm linh. Cách tŕnh bày hiện nay về vấn đề này dung ḥa được phương pháp tiến hóa với nỗi khao khát thâm căn cố đế của mọi thực thể có ngă thức muốn kéo dài măi sự sống cá biệt. Hàng loạt rời rạc những h́nh tướng được cải tiến trên trái đất mà không có cá tính và đến lượt sự sống của mỗi h́nh tướng này lại là một nghiệp vụ riêng biệt mà trong nghiệp vụ tương tự tiếp theo chẳng có ǵ đền bồi cho sự đau khổ mà nó phải chuốc lấy. Kết quả của nó cũng là công không chẳng công bằng tí nào. V́ vậy thật là chí lư khi lập luận dựa vào giả thuyết cho rằng mỗi sự sáng tạo độc lập mới của hồn người đều xảy ra mỗi khi có một h́nh tướng con người mới được tạo ra qua sự tăng trưởng về sinh lư, mà trong những trạng thái tâm linh tiếp theo của linh hồn đó th́ công lư mới có thể sáng tỏ. Nhưng vậy th́ các quan niệm này chính nó lại bốc đồng với ư tưởng căn bản về sự tiến hóa vốn truy nguyên (hoặc tin rằng sẽ truy nguyên được) nguồn gốc của mỗi linh hồn tới tận sự vận hành của vật chất đă được phát triển cao cấp trong bất kỳ trường hợp nào. Nó cũng chẳng kém phần bốc đồng với những điều tương tự trong Thiên nhiên; nhưng không cần đi sâu vào điều đó, hiện nay ta chỉ cần nhận thức được rằng thuyết tiến hóa tâm linh (mà giáo huấn của khoa học bí truyền nêu ra) dù sao đi nữa cũng hài ḥa với những sự tương tự này, đồng thời nó lại thỏa măn được yêu cầu về công lư và sự đ̣i hỏi theo bản năng về việc kéo dài măi liên tục sự sống cá thể.

Thuyết này công nhận sự tiến hóa của linh hồn là một tiến tŕnh bản thân hoàn toàn liên tục, mặc dù nó được triển khai phần nào là thông qua một loạt những h́nh tướng rời rạc. Tạm thời ta hăy dẹp sang một bên tính chất siêu h́nh sâu sắc của cái thuyết vốn truy nguyên nguồn gốc của sự sống tới tận nguyên nhân đầu tiên của vũ trụ, th́ ta thấy linh hồn là một thực thể xuất phát từ giới động vật và chuyển sang những h́nh tướng con người sơ khai nhất vào lúc đó chưa chín muồi cho sự sống cao cấp trí thức hơn mà chỉ có nhân loại trong giai đoạn hiện nay mới trở nên quen thuộc. Nhưng thông qua những kiếp sống liên tiếp trong những h́nh tướng được cải thiện về mặt thể chất theo định luật Darwin, nó thường xuyên thích ứng với nơi trú ngụ của ḿnh mỗi khi nó lại trở về sống nơi ngoại giới; nó dần dần thu lượm được hàng loạt những kinh nghiệm bao la vốn được tổng kết lại thành ra sự phát triển cao siêu hơn. Trong khoảng trung gian giữa các kiếp sống trên cơi trần, nó kéo dài các kinh nghiệm cá nhân của kiếp sống đó, đào luyện những kinh nghiệm đó rồi cuối cùng làm cạn kiệt những kinh nghiệm đó để chuyển hóa chúng thành ra biết bao nhiêu là sự phát triển trừu tượng. Đây là manh mối cho lời giải đáp thật sự về cái khó khăn biểu kiến vốn ám ảnh cái h́nh thức thô sơ của thuyết luân hồi mà sự suy đoán độc lập đôi khi đă bác bỏ. Mỗi người đều không bíết ǵ về việc ḿnh đă trải qua những kiếp trước, v́ thế y cứ nhất quyết rằng những kiếp sau không thể đền bù lại cho ḿnh được cái kiếp này. Y đă coi thường cái tầm quan trọng lớn lao của trạng thái tâm linh trung gian, trong đó y tuyệt nhiên không quên những cuộc phiêu lưu cá nhân và những xúc cảm mà y vừa mới trải qua, trong trạng thái tâm linh này y đă làm thăng hoa những kinh nghiệm đó thành ra biết bao nhiêu là sự tiến bộ trong vũ trụ. Trong những trang sau đây, người ta thử ra sức soi sáng cái bí nhiệm đầy thú vị sâu sắc này, và ta ắt thấy rằng xem xét những biến cố theo kiểu đó giờ đây chẳng những là một giải pháp cho vấn đề sống và chết mà c̣n cho nhiều kinh nghiệm gây băn khoăn ở biên giới giữa hai trạng thái sống chết này (hoặc đúng là giữa sự sống thể chất và sự sống tâm linh), trong những năm gần đây ở các quốc gia văn minh nhất điều này đă khiến cho thiên hạ quan tâm và suy đoán một cách rộng răi.

  

Lời nói đầu của ấn bản nguyên thủy

Các giáo huấn được thể hiện trong quyển sách này soi sáng được cho những vấn đề có liên quan tới giáo lư Phật giáo vốn đă làm phân vân rất nhiều những người trước kia viết về tôn giáo này và lần đầu tiên nó hiến cho thế giới một manh mối thực tế về ư nghĩa của hầu hết mọi hệ biểu tượng tôn giáo cổ truyền. Hơn nữa, nếu ta hiểu đúng đắn về giáo lư bí truyền th́ ta ắt thấy nó đưa ra một tuyên bố áp đảo khiến cho mọi nhà tư tưởng chân thành phải để ư. Các giáo điều của nó không hề được tŕnh bày cho chúng ta dưới dạng phát kiến của bât kỳ vị giáo chủ hoặc đạo sư nào. Bằng chứng của nó không dựa vào các thánh kinh viết trên giấy trắng mực đen. Quan niệm của nó về Thiên nhiên đă xuất phát từ những sự khảo cứu của vô số nhà nghiên cứu nối tiếp nhau, họ có đủ năng lực làm việc v́ có những năng khiếu tâm linh và những tri thức thuộc cấp cao hơn so với nhân loại b́nh thường. Theo ḍng thời gian, khối tri thức này đă được tích lũy lại có liên quan tới nguồn gốc của thế giới và con người cũng như số phận tối hậu của loài người – nó cũng có liên quan tới bản chất của những thế giới khác và những trạng thái tồn tại khác với trạng thái trong cuộc sống hiện nay của chúng ta – nó đă được kiểm tra và khảo sát ở từng thời điểm một, được kiểm chứng theo mọi hướng, lúc nào cũng được khảo sát rốt ráo khiến cho những người nắm giữ nó coi như nó cấu thành sự thật tuyệt đối liên quan đến các sự việc tâm linh, trạng thái thật sự của những sự kiện liên quan đến những vùng rộng lớn hoạt động có tầm mức sống c̣n nằm bên ngoài phạm vi tồn tại trên trần thế.

Triết học Âu Tây (cho dù có liên quan tới tôn giáo hay siêu h́nh học thuần túy) đă từ lâu quen thuộc với một ư thức bất an về những suy đoán vượt ra khỏi giới hạn của cuộc thực nghiệm trên cơi trần đến nỗi mà các nhà tư tưởng thận trọng khó ḷng thừa nhận sự thật tuyệt đối về những sự việc tâm linh là một mục tiêu hợp lư để theo đuổi; nhưng ở Á châu người ta đă có thói quen tư duy khác. Giáo lư bí truyền (mà giờ đây tôi có thể xiển dương đến một mức độ đáng kể) được trọng vọng chẳng những bởi những tín đồ tha thiết với nó, mà c̣n bởi số đông người chưa bao giờ hi vọng biết được nó nhiều hơn mức là nó có tồn tại trên đời này; nó được coi là một kho báu hoàn toàn đáng tin cậy để cho mọi tôn giáo và triết lư rút ra từ đó bất cứ điều ǵ ḿnh muốn có về sự thật, và mọi tôn giáo đều phải trùng hợp với nó nếu tôn giáo tự cho ḿnh là một phương thức biểu diễn sự thật.

Đây quả thật là một lời tuyên bố táo bạo, nhưng tôi dám loan báo sự tŕnh bày sau đây có tầm quan trọng bao la đối với thế giới, v́ tôi tin rằng lời khẳng định này có thể được chứng minh.

Tôi không bảo rằng trong khuôn khổ của quyển sách này, người ta có thể chứng minh được tính xác thực của giáo lư bí truyền. Ta không thể chứng minh được như vậy bằng bất cứ tiến tŕnh lập luận nào, ta chỉ chứng minh được nhờ phát triển nơi mỗi người khảo cứu những năng khiếu cần thiết để cho bản thân y trực tiếp quan sát được Thiên nhiên theo những đường lối đă định. Nhưng thoạt nh́n th́ kết luận của y có thể bị xác định bởi mức độ bộc lộ mà các tầm nh́n về Thiên nhiên xuất hiện ra với tâm trí của y, và do những lư do vốn tồn tại để cung cấp cho khả năng quan sát của những người được trao truyền khả năng này một vẻ đáng tin cậy.

Liệu ta có thể giả sử rằng chính cái độ lớn của lời khẳng định mà bây giờ người ta nêu ra về giáo lư bí truyền sẽ đưa lời phát biểu đó ra khỏi phạm vi khảo cứu mà tên gọi của nó ám chỉ; tức là khảo cứu về ư nghĩa nội môn thực sự của các tôn giáo xác định và chuyên biệt mà người ta gọi là Phật giáo? Tuy nhiên sự thật là mặc dù không hề tách rời khỏi những liên kết với Phật giáo công truyền, Phật giáo bí truyền không thể được quan niệm là tạo thành một đế quốc trong một đế quốc tức là một trường phái văn hóa trung tâm trong cái ṿng xoáy của thế giới Phật giáo. Khi Phật giáo càng rút lui vào trong mật điện tín ngưỡng của ḿnh th́ ta thấy những điều này cũng ḥa nhập vào mật điện của những tín ngưỡng khác. Vũ trụ quan và tri thức về Thiên nhiên mà Phật giáo không chỉ dựa vào đó, nếu đă cấu thành Phật giáo bí truyền, th́ cũng tạo thành Bà la môn giáo bí truyền. Như vậy, những người nào đă “giác ngộ” (theo nghĩa của Phật giáo) dù thuộc về mọi tín ngưỡng đều coi giáo lư bí truyền là sự thật tuyệt đối liên quan tới Thiên nhiên, Con Người, nguồn gốc của Vũ trụ và số phận của những cư dân trong vũ trụ. Đồng thời, Phật giáo công truyền vẫn c̣n liên kết mật thiết với giáo lư bí truyền hơn bất kỳ tôn giáo b́nh dân nào khác. Việc tŕnh bày tri thức nội môn cho các độc giả người Anh thời nay như vậy bắt buộc phải có dính líu tới những điều phác họa quen thuộc trong giáo huấn của Phật giáo. Nó chắc chắn là truyền thụ cho những giáo huấn Phật giáo một ư nghĩa sống động mà giáo lư đó dường như không có; hơn nữa, v́ vậy giáo lư bí truyền nên được nghiên cứu một cách tiện lợi nhất dưới khía cạnh Phật giáo. Vả lại, ngay từ thời Đức Phật Thích Ca, người ta đă nhấn mạnh rằng mặc dù cốt tủy giáo lư của ngài có nguồn gốc c̣n xa xăm hơn nữa, th́ sắc thái Phật giáo giờ đây đă thấm nhuần trọn cả thực chất của nó những ǵ mà tôi sắp tŕnh bày với độc giả chính là Phật giáo bí truyền, và đối với những sinh viên Âu Tây lần đầu tiên tiếp cận với nó, th́ bất kỳ việc gọi khác đi nào cũng chỉ là gọi sai thực chất.

Phát biểu mà tôi phải đưa ra nên được độc giả xem xét trọn vẹn th́ y mới có thể hiểu được tại sao các vị điểm đạo đồ về giáo lư bí truyền lại coi sự nhân nhượng trong việc tiết lộ như hiện nay đại lược về giáo lư này là một sự nhân nhượng có tầm cỡ đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên ta có thể thấy được lời giải thích cho xúc cảm này v́ nó bắt nguồn từ cái t́nh cảm cực kỳ thiêng liêng mà những người canh giữ thời xưa luôn luôn gắn bó với những sự thật nội môn có tầm mức sống c̣n của Thiên nhiên. Cho đến nay, chính tính linh thiêng này đă luôn luôn khiến cho chúng bị che giấu hoàn toàn đối với đám phàm phu tục tử. Và khi cái chính sách che giấu đó (vốn là một truyền thống trải qua biết bao thời đại) giờ đây bị từ bỏ, th́ sự khởi động mới được thể hiện qua sự xuất hiện quyển sách này ắt bị đại đa số đệ tử được điểm đạo đón nhận một cách ngạc nhiên và nuối tiếc. Việc để cho những giáo lư có thể bị chỉ trích đôi khi rất vụng về và bất kính cho đến nay bị những người đó coi là có tầm mức hoành tráng đến nỗi việc đề cập tới nó chỉ xảy ra trong những trường hợp long trọng đúng mức; cho nên đối với họ đây dường như là một sự báng bổ khủng khiếp dành cho những điều bí nhiệm vĩ đại. Theo quan điểm Âu Tây th́ thật là phi lư khi ta trông mong rằng một quyển sách như thế này có thể miễn khỏi sự xem xét qua loa đối với những ư tưởng mới. Và những niềm tin đặc biệt hoặc sự ngu tín thông thường đôi khi có thể làm cho sự xem xét trong trường hợp này tỏ ra đặc biệt thù địch. Nhưng mọi điều như thế mặc dù là hiển nhiên đối với những người Âu Tây đang tŕnh bày giáo lư giống như tôi, th́ dường như lại rất nghiêm trọng và đáng ghê tởm đối với những vị đại diện trước kia có tính cách chính qui hơn. Họ sẽ buồn bă trước việc minh triết có một thời đă từng được tôn trọng mà nói theo cách biểu tượng thời xưa chính là việc cấm các điểm đạo đồ không được ném chuỗi ngọc trai cho lũ heo.

May thay, theo tôi nghĩ th́ qui tắc này không c̣n được phép tuân thủ nữa v́ thành kiến của những người trong khi c̣n lâu mới được điểm đạo, theo nghĩa huyền bí của từ này, th́ có lẽ họ lại có đủ tư cách để đánh giá cao được sự nhân nhượng đó chỉ v́ áp lực của nền văn hóa hiện đại.

Một phần thông tin có chứa trong những trang sau đây thoạt tiên đă được tŕnh bày một cách manh mún trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học, một nguyệt san xuất bản ở Madras do các vị lănh đạo Hội Thông Thiên Học chủ xướng. V́ hầu hết mọi bài viết có trong đó đều do chính tôi viết ra, cho nên bất cứ lúc nào thuận tiện th́ tôi không ngần ngại đưa ra một phần của những bài viết đó vào trong tác phẩm này. Như vậy ta sẽ có được một lợi ích nhất định khi chứng tỏ rằng những mảnh rời rạc của một tác phẩm dưới dạng khảm vào thoạt tiên được đưa ra cho công chúng chiêm ngưỡng sẽ tự nhiên là lọt vào đúng vị trí của ḿnh trên một tấm gỗ lát tương đối đă hoàn chỉnh.

Giáo lư hoặc hệ thống mà giờ đây tôi tiết lộ một cách đại khái cho đến nay đă được giữ rất kỹ đến nỗi cuộc khảo cứu trong văn liệu cho dù đă dàn trải ra khắp Ấn Độ cũng không thể soi sáng được cho bất kỳ thông tin nào được tiết lộ theo từng mẩu như vậy. Cuối cùng nó đă được đưa ra cho thế giới do sự tự nguyện của những vị từ trước đến nay đă nắm giữ nó. Không ai cưỡng đoạt được bất cứ một chữ nào từ các đấng này. Chỉ sau khi đă xem xét kỹ những lời giải thích hiện nay th́ người ta mới có thể phê phán hoặc thậm chí hiểu được lập trường của các ngài nói chung cho dù hiện nay các ngài tiết lộ hoặc trước kia các ngài ngậm miệng. Quan niệm về Thiên nhiên mà giờ đây người ta đưa ra hoàn toàn không quen thuộc với những tư tưởng gia Âu Tây; chính sách của những vị đă tốt nghiệp về tri thức bí truyền (do các ngài đă từng làm quen lâu dài với những quan điểm này) phải được xem xét liên quan tới những tác dụng đặc biệt của chính giáo lư.

C̣n về phần do hoàn cảnh nào mà những sự tiết lộ này (trước kia đă được báo trước trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học) giờ đây lại được hoàn chỉnh và mở rộng ra – các độc giả của tôi ắt nhận ra được điều này – th́ trong lúc ấy người ta chỉ cần nói rằng Hội Thông Thiên Học (nhờ liên quan tới Hội này mà tôi đă nhận được những tài liệu bàn luận trong quyển sách này) được lập nên do công ơn của một vài vị ở trong đám người nắm giữ khoa học bí truyền. Thông tin cuối cùng đă được tuôn ra v́ ích lợi của tất cả những người nào đă chín muồi để tiếp nhận  nó; thông tin này được dự tính trao truyền lại cho thế giới thông qua Hội Thông Thiên Học từ khi đoàn thể này được thành lập, và chỉ những hoàn cảnh sau này mới đề cử tôi làm một tác nhân để cho việc truyền thụ có thể được một cách tiện lợi.

Tôi xin nói thêm rằng tôi không tự coi ḿnh là người duy nhất tŕnh bày sự thật bí truyền cho thế giới bên ngoài trong giai đoạn khủng hoảng này. Xét về tri thức triết học th́ những giáo huấn này là kết quả của những mối quan hệ với thế giới bên ngoài mà các đấng nắm giữ giáo lư bí truyền đă xác lập được thông qua tôi chỉ v́ các đấng huấn sư bí truyền này đă chọn làm việc thông qua tôi cho nên tôi mới có được một vài sự hiểu biết về các hành vi và ư định của các ngài. Nhưng bằng những cách khác, có những tác giả khác dường như cũng đảm nhiệm việc xiển dương chính những sự thật đó ở những khía cạnh khác v́ lợi ích của thế gian – và tôi tin rằng điều này phù hợp với một kế hoạch lớn mà quyển sách này chỉ là một phần của kế hoạch đó - cho nên tôi được ủy thác để tiết lộ điều ấy. Có lẽ hoạt động to lớn hiện nay trong việc suy đoán theo văn liệu bàn về những vấn đề vượt quá tầm mức tri thức trên cơi trần cũng có thể được gây ra theo một cách nào đó do chính sách của những vị vĩ nhân đang nắm giữ các chân lư bí truyền mà quyển sách của chính tôi chắc chắn chỉ là một biểu lộ của chân lư này. Lại nữa, sự khó khăn mà giờ đây người ta thấy được qua công tŕnh “Khảo cứu Tâm linh” của những người rất lỗi lạc có văn hóa và có tài năng đang lănh đạo Hội Khảo cứu Tâm linh ở Luân đôn dành riêng cho đề tài này th́ theo niềm tin của tôi – v́ tôi có biết một điều ǵ đó về cách thức ảnh hưởng một cách âm thầm tới những khát vọng tâm linh của thế giới do những đấng đang làm việc trong bộ môn này của Thiên nhiên – đó là bằng chứng hiển nhiên của những nỗ lực song hành với những nỗ lực mà tôi có liên quan trực tiếp hơn.

V́ lợi ích của bộ khảo luận tiếp sau này, tôi chỉ c̣n có việc phải từ bỏ cao vọng là ḿnh đă hoàn chỉnh được cái ngôn ngữ để làm khuôn khổ cho nó. Nếu tôi quen thuộc nhiều hơn với cái hệ thống rộng lớn và phức tạp về vũ trụ khởi nguyên luận được tiết lộ ở đây, th́ chắc chắn là nó sẽ giúp cải tiến những thuật ngữ được dùng để xiển dương hệ thống này. Các đây hai năm, bản thân tôi cũng như bất kỳ người Âu Tây c̣n sống nào đều dốt đặc cán mai về cái khoa học lần đầu tiên được tŕnh bày ở đây dưới dạng hợp khoa học – tức là dù sao đi nữa cũng nỗ lực theo chiều hướng đó – khoa học về các Nguyên nhân Tâm linh và các Hậu quả Tâm linh, khoa học về Tâm thức Siêu Trần thế, khoa học về sự Tiến hóa Vũ trụ. Mặc dù các ư tưởng bắt đầu được đưa ra cho thế giới dưới dạng biểu tượng học thần bí ít nhiều gây bối rối, th́ cách đây hai năm chưa có một vị đạo sư bí truyền nào đă thử tŕnh bày giáo lư dưới dạng thuần túy trừu tượng rành rành. Khi tôi được giáo huấn càng ngày càng tiến bộ theo chiều hướng này, th́ tôi đă phải sáng chế ra những cụm từ và đề nghị những từ Anh ngữ tương đương với những ư tưởng nảy sinh ra trong tâm trí tôi. Dĩ nhiên tôi không nghĩ rằng trong mọi trường hợp tôi đă sáng chế ra được những cụm từ tốt nhất và t́m ra được những từ ngữ biểu diễn gọn gàng nhất. Chẳng hạn như khi bắt đầu cái đề tài mà chúng ta sắp bàn đến, cần phải gọi tên đủ thứ yếu tố hoặc thuộc tính cấu tạo nên tạo vật con người hoàn chỉnh. “Yếu tố” là một từ không thể dùng được v́ nó gây ra sự lẫn lộn do đă được dùng với những ư nghĩa khác; nói chung th́ từ ít bị phản đối nhất dường như là từ “nguyên khí”, mặc dù đối với một người không lăo luyện về những sự tinh tế trong cách diễn tả siêu h́nh học th́ từ này nghe ra có vẻ không thỏa đáng do nó hiện nay đă được áp dụng vào một số trường hợp. V́ vậy, theo thời gian rất có thể là khoa thuật ngữ Tây phương về giáo lư bí truyền sẽ tiến bộ vượt bực hơn mức tôi tạm thời xây dựng hiện nay. Khoa thuật ngữ của Đông phương vốn tinh vi hơn, nhưng tiếng Phạn về một siêu h́nh học dường như gây bối rối rất nhiều cho một người dịch thuật; những người bạn Ấn độ của tôi đoan chắc với tôi rằng lỗi không phải do tiếng Phạn, mà là do cái ngôn ngữ hiện nay người ta đang cần dùng để biểu diễn cái ư tưởng trong tiếng Phạn đó. Rốt cuộc th́ chúng tôi có thể thấy rằng nhờ vào một chút sự vay mượn từ kho tàng trong tiếng Hi Lạp, tiếng Anh có thể tỏ ra là tiếp thu được giáo lư mới – hoặc nói cho đúng hơn là giáo lư nguyên sơ giờ đây mới được tiết lộ - hơn mức người ta giả định có thể được ở Đông phương.

 

Ngỏ lời với Độc giả

Ngày nay tất cả những người nào đọc quyển sách này nên nhớ rằng nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1883 và là sự khái lược sơ khai nhất về giáo lư bí truyền đă từng được đưa ra dưới dạng ngôn ngữ đơn giản cho thế giới nói chung. Từ khi nó được viết ra th́ việc nghiên cứu Thông Thiên Học và sự trợ giúp thêm nữa của các vị Đạo sư nguyên thủy đă giúp cho chúng tôi mở rộng được tri thức rất nhiều. Và xét về nhiều mặt th́ giờ đây chúng tôi có thể có được những quan niệm về sự tiến hóa của con người và cuộc sống siêu hồng trần với những chi tiết phong phú hơn so với những nét khái lược ban đầu giờ đây có vẻ là không hoàn chỉnh thậm chí c̣n gây lẫn lộn nữa. Chẳng hạn như tất cả những điều trong quyển sách này liên quan tới cuộc sống trên cơi Trung giới (tức Kama Loka) đă hoàn toàn lạc hậu. Tác phẩm sau này của tôi “Sự tăng trưởng của Linh hồn” đă minh họa đề tài này đến một mức độ nào đó, một quyển sách c̣n xuất bản mới gần đây nữa “Bên kia Cửa Tử” đă khoác lên một lớp vỏ mới cho những t́nh huống rất biến thiên vốn thịnh hành nơi các cảnh giới mà cái lớp vỏ siêu hồng trần của Trái đất được phân chia ra thành. Cũng vậy, tất cả những ǵ liên quan tới cơi “Devachan” trong quyển sách này vốn đă gây quá tải v́ tầm quan trọng của t́nh huống đó – thực ra chỉ là một khía cạnh của cuộc sống trên cơi Trí tuệ và không nên được hiểu là một mục tiêu thỏa đáng để cho mọi nhân loại đều nhắm tới. Tóm lại Thông Thiên Học với vai tṛ là một khoa học tâm linh đă và đang tiến bộ một cách kỳ diệu đến nỗi mà những quyển sách trước kia chủ yếu là chỉ hấp dẫn được khi ghi lại thời kỳ đầu của nó – là một sự tiên tri bất toàn về khối lượng tri thức mà sau này chính tay chúng tôi đă tích lũy được. Loạt bài đầu tiên “Văn kiện của Chi bộ Luân đôn” được xuất bản trong những năm 1884-1902 đă chứng tỏ rằng có nhiều tiến bộ thành tựu được; loạt bài mới hiện nay trong những năm 1913-1916 đă thể hiện được kết quả của công tŕnh này.

Khoa Đạo đức của Thông Thiên Học quá rơ ràng và đơn giản nên không cần phải liên tục điều chỉnh. Nhưng xét về khía cạnh tri thức th́ Thông Thiên Học là một khoa học sống động c̣n đầy ắp những khả năng vô tận trong tương lai. Cũng giống như nhà hóa học hiện đại có thể vẫn c̣n nh́n lại sự suy đoán trước kia liên quan tới “Nhiên tố” và “không khí đă bị khử nhiên tố” một cách đầy thích thú và chẳng phải là không có một chút khôi hài; cũng vậy các Nhà Thông Thiên Học cho dù họ đă đạt tới tŕnh độ nào đi chăng nữa th́ tôi hi vọng rằng họ cũng vui ḷng khoan hồng cho những lỗi lầm trong quyển Phật giáo Bí truyền, nên nhớ rằng mặc dù c̣n nhiều khuyết điểm nó có cái vinh dự là đă khai trương cho phong trào Thông Thiên Học vĩ đại trên cơi hồng trần của thế giới phương Tây.

 

  1918         A. P. SINNETT

1. Các Huấn sư  Bí truyền

 

Thông tin chứa trong những trang sau đây không phải là tập hợp những điều suy diễn được suy ra do nghiên cứu. Tôi đang mang lại cho độc giả tri thức mà tôi đă thu được nhờ ưu ái hơn là do nỗ lực. Mặc dù vậy nó không kém phần có giá trị; ngược lại tôi dám tuyên bố rằng người ta sẽ thấy nó có giá trị vô cùng lớn lao hơn, v́ tôi đă thu được nó một cách dễ dàng, hơn bất kỳ kết quả nào theo chiều hướng tương tự mà tôi có thu được bằng các phương pháp khảo cứu thông thường, ngay cả khi tôi có được ở mức độ cao nhất tŕnh độ học giả về Đông phương học, điều mà tôi tự cho ḿnh là có.

Mọi người nào quan tâm tới kho tài liệu Ấn Độ, hơn nữa bất cứ người nào ở Ấn Độ mà quan tâm tới việc trao đổi với những người bổn xứ có văn hóa về những đề tài triết học, đều biết rằng ở Đông phương nói chung, người ta tin có tồn tại những đấng c̣n sống biết rất nhiều điều về triết học theo nghĩa cao siêu nhất của từ này – tức là khoa học hay tri thức chân chính về những sự việc tâm linh – hơn bất cứ mức nào mà người ta thấy có thể được ghi lại trong bất kỳ quyển sách nào. Ở Âu châu, ư niệm bí mật được áp dụng cho khoa học làm cho bản năng thịnh hành cảm thấy dội đến nỗi mà khuynh hướng đầu tiên của các tư tưởng gia Âu Tây là chối bỏ sự tồn tại của những điều mà họ không thích như thế. Nhưng trong khi tôi cư ngụ ở Ấn Độ, có những trường hợp bảo đảm chắc chắn cho tôi rằng niềm tin vừa nêu là hoàn toàn có cơ sở và cuối cùng tôi có đặc quyền nhận được rất nhiều giáo huấn về tri thức cho đến nay là bí mật mà các triết gia Đông phương đă âm thầm suy gẫm măi cho tới tận ngày nay. Cho đến nay, giáo huấn này chỉ được truyền thụ cho những môn đồ đồng cảm, đă chuẩn bị sẵn sàng di trú vào môi trường bí mật. Các bậc đạo sư thỏa măn nhiều hơn mức tất cả những nhà nghiên cứu khác bỏ lửng lơ cho dù có bất cứ điều ǵ quan trọng hay chăng cần phải được học hỏi với họ.

Thoạt đầu tôi không có thiện cảm với bất cứ người nào cứ ôm khư khư lấy cái chính sách cũ của Đông phương liên quan tới tri thức, tuy nhiên sau đó tôi đâm ra nhận thức được rằng cái kiến thức Đông phương cổ điển đó bản thân nó lại là một kho báu rất thực và rất quan trọng. Người ta có thể lấy cớ là những chùm nho ở trên cao ắt là chua chừng nào mà chúng c̣n ở ngoài tầm với của ḿnh, nhưng thật là điên rồ khi cứ khăng khăng bám lấy ư kiến đó nếu một người bạn cao nḥng đă hái được một chùm nho xuống và người ta thấy rằng nho ngọt ngào.

V́ những lư do sẽ lộ rơ ra khi các lời giải thích sau đây được tiếp diễn; cho nên một số lớn những giáo huấn bí mật mà quyển sách này bao gồm cho đến nay đă được truyền thụ cho tôi chẳng những là phải vô điều kiện theo ư nghĩa thông thường mà c̣n với một mục đích rơ rệt là tôi phải đến lượt ḿnh truyền thụ nó cho thế giới nói chung.

Nếu không có ánh sáng của cái tri thức Đông phương cho đến nay c̣n bí mật đó th́ bất kỳ sự nghiên cứu nào về kho tài liệu đă được công bố bằng tiếng Anh hoặc tiếng Phạn cũng không thể giúp cho các sinh viên ngay cả có đủ tư cách học giả nhưng không thể đạt tới được sự hiểu biết những giáo lư nội môn và ư nghĩa thực sự của bất kỳ tôn giáo Đông phương nào. Lời khẳng định này không nhằm khiển trách những người viết văn có tài ba đồng cảm, bác học và cần cù, họ đă nghiên cứu các giáo lư Đông phương nói chung và Phật giáo nói riêng chỉ theo những khía cạnh bên ngoài. Phật giáo trước hết là một tôn giáo mà ngay từ khi được du nhập vào thế giới này th́ đă có một sự tồn tại lưỡng tính. Các sinh viên chưa được điểm đạo không biết được những ư nghĩa nội môn thực sự của giáo lư, c̣n giáo lư ngoại môn chỉ được tŕnh bày cho đại chúng dưới dạng một loạt về các bài học đạo đức và một tài liệu theo biểu tượng ẩn giấu, ám chỉ tới sự tồn tại của tri thức ẩn đàng sau.

Thật ra th́ tri thức bí mật này đă có từ lâu rồi trước khi Đức Phật Thích Ca giáng trần. Hàng thời đại trước khi Đức Phật ra đời, triết lư Bà la môn đă thể hiện cũng cái giáo lư đó mà giờ đây chúng ta có thể mô tả là Phật giáo bí truyền. Quả thật là những nét phác họa của nó đă bị mờ đi; dạng thức hợp khoa học của nó đă phần nào bị lẫn lộn; nhưng có một thiểu số người được tuyển chọn đă có được đại khái cái tri thức đó trước khi Đức Phật đâm ra lại đề cập đến nó. Tuy nhiên, Đức Phật đă đảm đương cái nhiệm vụ duyệt lại và đổi mới khoa học bí truyền của giới điểm đạo đồ nội môn cũng như là khoa đạo đức đối với thế giới bên ngoài. Công tŕnh này đă được thực hiện trong những t́nh huống mà người ta hoàn toàn hiểu lầm, muốn giải thích thẳng thắn nó để cho người khác hiểu được th́ trước hết cần phải cung cấp một bản lược thuật về chính khoa học bí truyền đó.

Từ thời Đức Phật măi cho đến nay, khoa học bí truyền nêu trên đă được giữ rất bí mật, coi như một di sản quí báu độc quyền thuộc về các thành viên điểm đạo chính qui của những đoàn thể đă được tổ chức một cách bí mật. Xét về Phật  giáo th́ đây là Chư A la hán hoặc đúng hơn là La hán mà kho tài liệu Phật giáo có nhắc đến. Các ngài là những điểm đạo đồ đă đạt “thánh quả thứ tư” mà các tài liệu Phật giáo bí truyền có nói tới. Khi đề cập đến vô số nguyên bản và những thẩm quyền bằng tiếng Bắc phạn, ông Rhys Davids có nói: “Người ta có thể viết đầy những trang sách với những lời ca ngợi ghê gớm và ngất ngây chứa chan trong những tài liệu Phật giáo khi nói tới tâm trạng này, thánh quả thứ tư, trạng thái A la hán của một người đă trở nên hoàn toàn theo đức tin của Phật giáo”. Thế rồi khi trích dẫn một loạt những thẩm quyền tiếng Bắc phạn th́ ông lại nói rằng: “Đối với đấng nào đă đi trọn con đường, đă vượt qua được phiền năo, đă giải thoát được về mọi khía cạnh, đă dẹp tan được mọi xiềng xích, th́ không c̣n sự bồng bột hoặc đau khổ nữa . . . Đối với những đấng đó không c̣n phải tái sinh nữa . . . Các ngài được nhập Niết Bàn. Các ngài đă làm cạn kiệt hết nghiệp cũ và không tạo ra nghiệp mới, tâm hồn các ngài không c̣n khao khát kiếp sống tương lai, không một mơ ước mới mẻ nào lộ ra trong tâm hồn các ngài, v́ vậy các ngài trở nên minh triết và những mơ ước đó tắt phụt đi giống như một ngọn đèn bị thổi tắt”. Dù sao đi nữa th́ những đoạn văn này và những thứ đại khái như thế đă truyền đạt cho các độc giả Âu Tây một ư tưởng hoàn toàn sai lầm về việc một vị La hàn thực sự là một loại người nào, về việc ngài sống một cuộc đời như thế nào trên trần thế và sau này ngài tiên liệu được điều ǵ. Nhưng trong lúc này ta có thể tŕ hoăn việc soi sáng cho những điều đó. Trước hết ta có thể tuyển chọn thêm một số đoạn văn nữa trong những bộ khảo cứu công truyền để chứng tỏ người ta thường giả định một vị La hán nghĩa là ǵ.

Khi nói tới Jhana Samadhi – tức là niềm tin rằng có thể nhập lưu một cách kiên cường nhằm đạt được các thần thông – ông Rhys Davids tiếp tục nói như sau: “Theo như tôi biết người ta chưa ghi nhận một trường hợp nào có một thành viên của ḍng tu hay một đạo sĩ khổ hạnh Bà la môn đạt được những thần thông này. Đức Phật luôn luôn có được những thần thông đó; c̣n hiện nay không rơ các vị La hán chính hiệu cho dù là T́ khưu, La hán hay là Chơn sư có thể làm được những phép lạ đặc biệt nêu trên.” Cho đến nay có rất ít nguồn thông tin về đề tài mà chúng ta đă thăm ḍ này tỏ ra là minh bạch. Nhưng hiện nay, tôi chỉ cố gắng chứng tỏ rằng kho tài liệu Phật giáo đầy dẫy những điều ám chỉ về sự cao cả và thần thông của chư La hán. Muốn biết rơ hơn về những điều này, th́ người ta phải ở trong những hoàn cảnh đặc biệt cần được giải thích rơ ràng.

Trong tác phẩm Đức Phật và Phật giáo nguyên thủy, ông Arthur Lillie có cho chúng ta biết rằng: “Người ta trông mong rằng vị đạo sư khổ hạnh sẽ đạt được lục thông trước khi ngài chứng quả vị La hán. Trong kinh điển thường ám chỉ tới lục thông này mà không chỉ rơ thêm nữa . . . Con người có một cái thân tứ đại . . . trí tuệ của y bị xiềng xích trong cái thân phù du này; vị đạo sĩ khổ hạnh v́ thấy ḿnh bị hôn trầm như thế cho nên mới điều khiển tâm trí để tạo ra Mạt na thức (Manas). Y dùng tư tưởng để tạo ra cho ḿnh một thể khác bắt nguồn từ cái thân vật chất này – cái thể đó cũng có một h́nh tướng, cũng có tứ chi và lục phủ ngũ tạng. Cái huyễn thân này liên hệ tới cái nhục thân cũng giống như thanh gươm với cái vỏ gươm, hoặc cũng giống như con rắn chui ra từ cái giỏ lưới mà nó bị bao bọc trong đó. Lúc bấy giờ vị đạo sĩ khổ hạnh đă được tẩy trược và đă hoàn hảo bèn bắt đầu thực hành các thần thông. Y có thể thấy ḿnh đi xuyên qua những chướng ngại vật như những bức tường, thành lũy v. v. . . y cũng có thể cùng một lúc phân thân ra nhiều nơi . . . y có thể rời bỏ thế giới này và thậm chí lên tới được cơi trời Phạm thiên . . . y có được khả năng nghe thấy những âm thanh của một thế giới vô h́nh cũng rơ ràng như âm thanh của hiện tượng giới, thực ra nghe c̣n rơ hơn nữa. Cũng nhờ vào quyền năng của Mạt na thức y cũng có thể đọc được những tư tưởng thầm kín nhất của người khác và biết được tính t́nh của người ta”. Có những minh họa tương tự như vậy. Ông Lillie đă không tiên đoán chính xác được bản chất của sự thật ẩn đàng sau cái phiên bản b́nh dân này của các sự thật; nhưng ta cũng không cần phải trích dẫn thêm nữa ở đây để chứng tỏ rằng thế giới Phật giáo đă sùng kính sâu sắc quyền năng của chư La hán và sự giác ngộ của các ngài về những sự việc tâm linh; cho dù bản thân các vị La hán tuyệt nhiên không màng tới việc dành cho thế gian những bản tự thuật hoặc những bài tường thuật khoa học về lục thông” (the six supernatural powers).

Tiện đây tôi có thể trích dẫn một vài câu trong bản dịch mới đây của ông Hoey đối với tác phẩm Đức Phật: Cuộc đời, Giáo lư và Ḍng tu của ngài của Tiến sĩ Oldenberg; thế rồi chúng ta có thể nói tiếp. Chúng ta đọc thấy như sau: “Triết lư truyền khẩu của Phật giáo có vô số đoạn gán cho việc vị thánh vẫn c̣n sống trên trần thế rằng ngài đă nhập Niết Bàn: ‘Người đệ tử nào đă diệt trừ được tham ái và dục vọng th́ đều dồi dào về minh triết và ngay ở đây trên trần thế này ngài đă giải thoát được sự chết để măi măi yên nghỉ trong trạng thái Niết Bàn. Ngài đă thoát khỏi cái ṿng luân hồi mù mịt không biết đường nào mà đi, ngài đă đến được bờ bên kia, đă nhập lưu không c̣n nao núng và nghi ngờ ǵ nữa, ngài đă giải thoát khỏi trần thế và đạt được Niết Bàn, ta gọi ngài là một người Bà la môn chân chính’. Nếu vị thánh muốn chấm dứt t́nh trạng này th́ ngài có thể làm được ngay, nhưng đa số vẫn kiên tŕ cho tới khi Thiên nhiên đă đạt được mục đích của ḿnh. Ta có thể nói một vài điều qua miệng của những vị đệ tử xuất sắc của Đức Phật như sau: ‘Tôi không c̣n mong mỏi sự chết nữa, tôi cũng chẳng c̣n mong mỏi sự sống nữa, tôi chỉ chờ cho đến khi tận số giống như một người phục vụ chờ được thưởng’.”

Có thêm nữa điều trích dẫn như vậy th́ cũng chẳng qua chỉ là lập lại dưới nhiều dạng khác nhau những quan niệm công truyền đến các chư La hán. Cũng giống như mọi sự kiện hoặc tư tưởng trong Phật giáo, vị La hán có hai khía cạnh: khía cạnh mà ngài lộ ra đối với thế giới nói chung, và khía cạnh mà ngài sống, vận động và hiện tồn trong đó. Theo sự đánh giá của giới b́nh dân th́ ngài là một vị thánh đang chờ một phần thưởng tâm linh thuộc loại mà đám thứ dân có thể hiểu được, đó là một người làm ra phép lạ nhờ sự ưu đăi của các tác nhân siêu thiên nhiên. Thực ra th́ ngài đă được thử thách lâu dài để tỏ ra xứng đáng được ǵn giữ cái khoa triết học sâu xa và bí nhiệm nhất của tôn giáo căn bản duy nhất mà Đức Phật đă đổi mới và phục hồi. Ngài là một người nghiên cứu về khoa học thiên nhiên đă đạt tới mức tiền tiêu trong kho tri thức của loài người, chẳng những liên quan tới các bí nhiệm của tinh thần, mà c̣n liên quan tới cấu tạo vật chất của thế giới nữa.

La hán là một danh xưng của Phật giáo. Ở Ấn Độ th́ người ta quen thuộc hơn với danh xưng Chơn sư khi các thuộc tính của quả vị La hán không nhất thiết có liên quan tới việc truyền thừa Phật giáo. Ấn Độ có đầy dẫy những câu chuyện về các Chơn sư. Các Chơn sư thời xưa thường được gọi là các Thánh triết, nhưng những thuật ngữ này có thể thay thế được cho nhau và tôi có nghe người ta áp dụng hồng danh Thánh triết cho những người c̣n đang sống hiện nay. Trong kho tài liệu của Ấn Độ, người ta cũng mô tả một cách không kém phần kính cẩn mọi thuộc tính của vị La hán được đề cập tới trong các tài liệu của Phật giáo, coi đó là thuộc tính của các Chơn sư; và quyển sách này có thể dễ dàng có được đầy những bản dịch của những quyển sách bằng tiếng bản xứ tường tŕnh về những phép lạ mà các ngài đă thành tựu được c̣n lưu danh trong lịch sử và truyền thuyết.

Thật ra th́ La hán và Chơn sư cũng là cùng một người. Ở mức độ đỉnh cao của tâm linh th́ tri thức tối cao về khoa bí truyền đă dung ḥa được mọi sự phân biệt có nguồn gốc nơi các giáo phái. Cho dù ta gọi những đấng giác ngộ này là ǵ đi chăng nữa, th́ các ngài cũng là các bậc cao đồ về tri thức huyền bí mà đôi khi hiện giờ ở Ấn Độ người ta gọi là các Huynh trưởng; các ngài nắm giữ khoa học tâm linh đă được các bậc tiền bối truyền thừa cho các ngài.

Tuy nhiên chúng ta có thể hoài công khi t́m kiếm trong kho tài liệu thời xưa cũng như thời nay bất kỳ sự giải thích có hệ thống nào về giáo lư hoặc khoa học của các ngài. Có nhiều điều như thế được tŕnh bày một cách mơ hồ trong các tác phẩm huyền bí. Nhưng có rất ít điều ǵ có ích lợi cho độc giả tiếp cận với đề tài này mà trước đó không có được tri thức độc lập với sách vở. Chính nhờ được ưu ái nhận lấy giáo huấn ấy từ một trong các vị Chơn sư này cho nên giờ đây tôi mới có thể thử phác họa giáo huấn của Chơn sư cũng giống như tôi đă sưu tầm những điều mà tôi biết được liên quan tới cái tổ chức mà hầu hết các ngài (trong đó có những đấng cao cả nhất) hiện nay thuộc về tổ chức đó.

Trên khắp thế giới có những huyền bí gia ở đủ cấp bậc lỗi lạc và ngay cả có những hội đoàn huynh đệ huyền bí có nhiều điều chung với hội đoàn huynh đệ ưu tú giờ đây đă được lập nên ở Tây Tạng. Nhưng việc nghiên cứu về đề tài này đă khiến cho tôi tin chắc rằng hội đoàn Huynh đệ ở Tây Tạng là vô song và cao hơn hết trong những hội đoàn đó, mọi hội đoàn khác đều coi hội đoàn Tây Tạng là như vậy. Các hội đoàn này xứng đáng tự xưng là những người “đă giác ngộ” theo ư nghĩa thực sự huyền linh của thuật ngữ này. Quả thật là ở Ấn Độ có rải rác những nhà thần bí học biệt lập vốn hoàn toàn tự học và không liên quan tới những hội đoàn huyền bí. Nhiều nhà thần bí học này sẽ giải thích rằng bản thân họ đạt tới đỉnh cao giác ngộ tâm linh c̣n hơn cả các Huynh trưởng ở Tây Tạng hoặc bất kỳ người nào khác nữa trên trần thế. Nhưng trong mọi trường hợp mà tôi đă gặp th́ tôi nghĩ rằng chỉ nội việc khảo sát những điều rêu rao nêu trên cũng khiến cho bất kỳ người ngoài cuộc vô tư nào (cho dù bản thân y không có bao nhiêu tư cách do phát triển cá nhân mà thẩm định được sự giác ngộ về huyền bí học) đi đến kết luận rằng những lời rêu rao này là hoàn toàn vô căn cứ. Chẳng hạn như tôi có biết một người bản xứ Ấn Độ, được giáo dục theo kiểu Âu Tây giữ một chức vụ cao trong Chính quyền, có địa vị cao quí trong xă hội, có tính t́nh cao thượng nhất và được những người Âu Tây kính trọng một cách khác thường trong sinh hoạt chính thức; người này chỉ dành cho các bậc Huynh trưởng ở Tây Tạng một địa vị hạng hai trong thế giới giác ngộ tâm linh. Địa vị hạng nhất y coi như là do một người duy nhất nắm giữ; người này hiện nay không c̣n ở trên trần thế nữa và là vị thầy huyền bí của riêng ông trong đời sống; ông ta quả quyết dứt khoát rằng người này là một hóa thân của Đấng Tối Cao. Vị sư phụ này đă làm linh hoạt những giác quan nội giới của người bạn tôi đến nỗi mà những liinh ảnh trong trạng thái xuất thần của người này (ông ta có thể tùy ư đạt được trạng thái xuất thần) đối với ông là vùng tâm linh duy nhất mà ông cảm thấy thích thú. V́ tin chắc rằng Đấng Tối Cao đă dạy dỗ cho cá nhân ḿnh ngay từ đầu và vẫn c̣n tiếp tục như thế trong trạng thái ở nội giới, cho nên dĩ nhiên là ông ta không thể chấp nhận được lời gợi ư theo đó những ấn tượng của ông có thể bị xuyên tạc v́ chính ông đă phát triển tâm lư không đúng hướng. Lại nữa, những người sùng tín có tŕnh độ văn hóa cao mà đôi khi ta gặp ở Ấn Độ (họ xây dựng một quan niệm về Thiên nhiên, Vũ trụ và Thượng Đế hoàn toàn dựa vào một cơ sở siêu h́nh học và họ đă đào luyện ra hệ thống của ḿnh chỉ bằng lực suy tư siêu việt) sẽ coi một hệ thống triết học đă được xác lập nào đó dựa trên căn bản của nó và mở rộng điều này ra cho tới một mức độ mà chỉ một nhà siêu h́nh học Đông phương mới có thể mường tượng được. Họ thu nhận đệ tử vốn mặc nhiên tin vào họ rồi lập nên những trường phái nhỏ thịnh hành được một thời gian trong ṿng giới hạn; nhưng cái loại triết lư suy đoán như thế đúng hơn chỉ để cho cái trí tiêu khiển chứ không phải là tri thức. Khi so sánh với các bậc cao đồ có tổ chức của hội đoàn huynh đệ cao siêu nhất, th́ những vị “Sư phụ” như vậy cũng giống như những chiếc thuyền có mái chèo so với những tàu thủy chạy trên đại dương – đó là những phương tiện chuyên chở hữu ích trên sông hồ thuộc bản xứ, nhưng không phải là một guồng máy mà bạn có thể tin rằng nó bảo vệ được ḿnh trong một chuyến thám hiểm toàn cầu băng qua biển cả.

Khi c̣n xuống thấp hơn nữa trên bậc thang này, ta thấy ở Ấn Độ đều rải rác khắp nơi có những đạo sĩ yoga và fakir thuộc đủ mọi tŕnh độ phát triển, từ những người dă man dơ dáy không cao cả hơn bao nhiêu so với những thầy bói lang thang trong một cuộc thi đua theo kiểu nước Anh cho tới những người ẩn dật đến mức mà người lạ rất khó ḷng thâm nhập vào được; những người này có cái năng khiếu và quyền năng dị thường mà chỉ cần thấy hoặc trải qua th́ ngay cả một đại diện tự măn nhất của chủ nghĩa đa nghi hiện đại Tây phương cũng không thể không tin được. Những người nghiên cứu một cách hời hợt rất thường lẫn lộn những người đó với các bậc cao đồ mà họ chỉ mơ hồ nghe nói đến.

Trong khi đó liên quan tới các vị Chơn sư đích thực, hiện nay tôi không dám tường thuật ǵ về tổ chức Tây Tạng này sẽ ra sao khi xét tới những đấng có thẩm quyền cao nhất. Bản thân các Chơn sư (một số những quan niệm ít nhiều thỏa đáng có lẽ đă được độc giả của tôi nhận thức được v́ họ đă kiên nhẫn theo dơi tôi cho đến cùng) cũng c̣n dưới nhiều cấp so với đấng lănh đạo tất cả. Vậy th́ chúng ta tốt hơn là nên bàn tới t́nh trạng sơ khai của việc rèn luyện huyền bí học mà điều này có thể dễ hiểu hơn nhiều.

Cái mức độ cao siêu khiến cho một người trở thành điều mà thế giới bên ngoài gọi là một Chơn sư hoặc một vị “Huynh trưởng”, chỉ được đạt tới sau khi người ta đă trải qua giai đoạn dự bị kéo dài và mệt mỏi, với những thử thách băn khoăn thực sự là nghiêm trọng và khủng khiếp. Ta có thể thấy những người đă trải qua 20 hoặc 30 năm hoặc nhiều hơn nữa tận tụy một cách không thể chê trách được và miệt mài với nhiệm vụ trong cuộc sống mà họ đă nhập vào, thế nhưng họ vẫn c̣n ở giai đoạn đầu tiên khi làm đệ tử và vẫn c̣n ngước lên trên quả vị Chơn sư cao tột trên đầu họ. Cho dù một đứa trẻ hoặc một con người đă tận hiến cuộc đời ḿnh cho sinh hoạt huyền bí học vào bất kỳ tuổi nào th́ nên nhớ rằng y phải tận hiến mà không được dè dặt trong suốt cả đời. Nhiệm vụ mà y đảm đương chính là việc phát triển nơi bản thân rất nhiều năng khiếu và thuộc tính vốn hoàn toàn yên ngủ nơi người thường đến nỗi mà chẳng ai ngờ được rằng chúng có tồn tại và người ta bèn chối bỏ luôn khả năng phát triển được chúng. Bản thân người đệ tử phải phát triển những năng khiếu và thuộc tính này với rất ít (nếu có) sự trợ giúp của sư phụ ngoại trừ việc được ngài chỉ bảo và hướng dẫn. Có một câu cách ngôn huyền bí học nói rằng: “Bậc cao đồ được trở thành chứ ngài không được tạo nên”. Người ta có thể minh họa điều này bằng cách đề cập tới việc tập thể dục rất thông thường. Mọi người c̣n sống nếu b́nh thường biết sử dụng tay chân của ḿnh đều có thể bơi được. Nhưng theo cách nói thông thường th́ nếu ta đặt một người không biết bơi nhúng ch́m vào sâu trong nước th́ họ sẽ quẩy lộn và bị chết đuối. Chỉ nội cái cách vận động tay chân đâu có ǵ là huyền bí, nhưng nếu kẻ bơi lội trong khi vận động tay chân mà không hoàn toàn tin tưởng rằng sự vận động như thế sẽ tạo ra kết quả như mong muốn th́ kết quả mong muốn ấy sẽ không xảy ra. Trong trường hợp này, chúng ta chỉ bàn tới những lực cơ giới, nhưng cũng nguyên tắc đó ta sẽ gặp phải khi bàn tới những lực tinh vi hơn. Chỉ nội “sự tin tưởng” không thôi cũng đủ đưa kẻ sơ cơ về huyền bí học đi xa hơn rất nhiều so với mức mà người ta thường tưởng tượng ra được. Có biết bao nhiêu độc giả Âu Tây (họ vốn hoàn toàn không tin tưởng nếu nghe nói về một số kết quả mà các đệ tử huyền bí học trong giai đoạn huấn luyện ban sơ nhất phải thành tựu được chỉ nhờ vào sức mạnh của niềm tin thôi) thường xuyên nghe trong nhà thờ nói tới những lời đoan chắc quen thuộc trong thánh kinh về quyền năng vốn ngự nơi đức tin, thế nhưng họ cứ để cho những lời lẽ đó lướt qua như gió thoảng mây bay không để lại ấn tượng nào hết.

Mục tiêu và mục đích lớn lao của quả vị Chơn sư là thành tựu được sự phát triển tâm linh mà bản chất của nó chỉ được che giấu và ngụy trang bởi những câu nói thông thường trong ngôn ngữ công truyền. Việc bậc cao đồ phải t́m cách hiệp nhất linh hồn của ḿnh với Thượng Đế để cho ngài có thể nhập Niết Bàn là một phát biểu không đem lại một ư nghĩa xác định cho độc giả thông thường; y càng khảo sát nó bằng những sách vở và phương pháp b́nh thường, th́ y càng ít có khả năng nhận ra được bản chất cái tiến tŕnh mà ḿnh mong muốn. Trước hết y cần phải bàn tới quan niệm bí truyền về Thiên nhiên, nguồn gốc và số phận của Con Người (những điều này khác hẳn với quan niệm của thần học) th́ nhiên hậu y mới giải thích được cho người ta hiểu được mục đích mà bậc Chơn sư đang theo đuổi. Tuy nhiên trong khi đó ngay từ đầu, ta nên làm cho độc giả tỉnh ngộ đối với quan niệm sai lầm về mục đích của quả vị Chơn sư mà y rất có thể quan niệm ra.

Sự phát triển những năng khiếu tâm linh (việc trau dồi những năng khiếu này có liên quan tới những mục đích cao siêu nhất của sinh hoạt huyền bí học) khi tiến triển sẽ làm nảy sinh ra rất nhiều tri thức phụ trợ liên quan tới những luật vật lư của Thiên nhiên mà người ta thường chưa hiểu được. Tri thức này sẽ mang lại việc vận dụng thực tế một vài lực c̣n bí ẩn của Thiên nhiên; nó trang bị cho bậc cao đồ và ngay cả cho các đệ tử của vị cao đồ vào những giai đoạn tương đối sớm trong quá tŕnh huấn luyện của ḿnh những quyền năng phi thường mà việc áp dụng chúng vào những vấn đề trong đời sống hằng ngày đôi khi sẽ tạo ra những kết quả dường như là hoàn toàn mầu nhiệm. Theo quan điểm thông thường, việc đạt được những quyền năng xét theo biểu kiến là mầu nhiệm này quả thật là một thành tựu phi thường đến nỗi người ta đôi khi ưa tưởng tượng rằng mục tiêu của bậc cao đồ trong khi mưu t́m cái tri thức mà ngài đạt được chính là việc trang bị cho bản thân những quyền năng mà nhiều người khao khát. Điều này nghe cũng hợp lư như việc bảo rằng bất kỳ một nhà ái quốc nào trong lịch sử chiến tranh đều đặt ra mục tiêu của ḿnh khi trở thành một người chiến sĩ là được mang một bộ đồng phục sặc sỡ để làm dáng với những cô điều dưỡng.

Phương pháp của Đông phương nhằm trau dồi tri thức bao giờ cũng khác hẳn với phương pháp mà Tây phương theo đuổi trong quá tŕnh phát triển khoa học hiện đại. Trong khi Âu Tây khảo cứu Thiên nhiên một cách công khai hết mức, mọi bước tiến đều được thảo luận một cách cực kỳ tự do, mọi sự kiện mới thu lượm đều được lưu truyền ngay tức khắc v́ lợi ích của mọi người, th́ khoa học tại Á đông đă được nghiên cứu một cách bí mật và những thành tựu của nó đă được bo bo giữ chặt. Cho đến nay tôi không cần phải thử ra sức hoặc là chỉ trích hoặc là bênh vực phương pháp của nó. Nhưng dù sao đi nữa trong trường hợp của cá nhân tôi, những phương pháp này đă được nới lỏng đến một mức nào đó và như tôi đă nêu rơ được sự chấp thuận hoàn toàn của các vị đạo sư, giờ đây tôi sẽ đi theo cái khuynh hướng Âu Tây của chính ḿnh để truyền thụ những ǵ mà tôi học được cho tất cả những người nào sẵn ḷng tiếp nhận nó. Sau này người ta sẽ thấy việc đi lệch khỏi những qui tắc thông thường trong việc nghiên cứu huyền bí học (thể hiện qua những sự nhượng bộ hiện nay) dĩ nhiên là sẽ có được địa vị của nó trong toàn bộ cái kế hoạch của triết lư huyền bí học. Theo một nghĩa nào đó việc tiếp cận với triết lư này luôn luôn được mở rộng cho mọi người. Trên thế giới có nhiều phương tiện đă mơ hồ phổ biến cái ư niệm cho rằng một số phương thức nghiên cứu mà con người ở đâu đó thực sự noi theo có thể đưa tới việc thu lượm được một loại tri thức cao siêu hơn so với loại được dạy dỗ cho loài người nói chung trong sách vở hoặc là thông qua những nhà thuyết giảng tôn giáo công truyền. Như ta đă nêu rơ, Đông phương luôn luôn mơ hồ nhớ măi và tin tưởng vào điều này, nhưng ngay cả ở Tây phương toàn khối kho tài liệu biểu tượng liên quan tới Chiêm tinh học, Thuật luyện kim đan và Thần bí học nói chung cũng làm cho xă hội Âu Tây trở nên sôi nổi, khiến cho một vài những tâm trí có đủ tư cách và có những năng khiếu tiếp thu đặc thù tin chắc rằng có tồn tại những chân lư cao cả ẩn tàng đằng sau mọi điều vớ vẩn vô nghĩa xét theo bề ngoài này. Đối với những người như thế, việc nghiên cứu những điều kỳ khôi đôi khi lại tiết lộ những đoạn ẩn tàng dẫn tới những địa hạt giác ngộ cao cả nhất mà người ta có thể tưởng tượng được. Nhưng cho tới nay, trong mọi trường hợp như thế theo luật lệ của trường phái này, kẻ sơ cơ vừa mới xâm nhập vào địa hạt bí nhiệm th́ đă bị ràng bụôc vào sự bảo mật không thể vi phạm đối với mọi điều liên quan tới việc y nhập môn và tiến bộ thêm nữa. Ở Á đông cũng giống như vậy, “người đệ tử” hoặc học viên về huyền bí học vừa mới trở thành đệ tử th́ không c̣n là một nhân chứng để lớn tiếng bênh vực cho thực tại của tri thức huyền bí. Từ khi bản thân tôi có dính dáng tới vấn đề này th́ tôi đă ngạc nhiên xiết bao khi thấy có rất nhiều đệ tử như vậy. Nhưng không thể tưởng tượng ra được con người có một hành vi ít có khả năng xảy ra hơn là việc bất kỳ một người đệ tử nào không được phép mà dám tiết lộ cho những người thuộc thế giới bên ngoài biết rằng ḿnh là một đệ tử, và như vậy trường phái triết học bí truyền vĩ đại đă bảo vệ thành công được sự ẩn dật của ḿnh.

Trong một quyển sách trước kia, quyển Thế giới Huyền bí, tôi đă tường thuật một cách trọn vẹn và thẳng thắn hoàn cảnh nào khiến cho tôi tiếp xúc được với các bậc bác học có năng khiếu nghiên cứu sâu sắc mà nhờ các ngài từ đó tôi mới thu lượm được giáo huấn chứa đựng trong quyển sách này. Tôi không cần lập lại câu chuyện đó nữa. Bây giờ tôi xin tiếp tục tiến lên chuẩn bị bàn tới đề tài này theo một cách mới mẻ. Người ta có thể xác lập sự tồn tại của các bậc cao đồ huyền bí học cùng với tầm quan trọng của các thành tựu của các ngài theo hai đường lối lập luận khác nhau: một là dựa vào bằng chứng bên ngoài, sự chứng nhận của các nhân chứng có đầy đủ tư cách việc những người có liên quan tới các vị cao đồ này biểu lộ những năng khiếu phi thường khiến cho người ta đạt đến mức hơn cả chuyện suy đoán rằng các ngài có được tri thức mở rộng một cách phi thường; hai là bằng cách tŕnh bày một phần đáng kể tri thức này để đem lại những sự đoan chắc cố hữu về giá trị của chính nó. Quyển sách đầu tiên của tôi đă được triển khai theo phương pháp thứ nhất; bây giờ tôi tiếp cận với một nhiệm vụ ghê gớm hơn là triển khai theo phương pháp thứ hai.

 

PHẦN CHÚ GIẢI

 

Chúng ta càng tiến bộ khi nghiên cứu về huyền bí học th́ quan niệm chúng ta về các Chơn sư lại tỏ ra cao siêu hơn về nhiều phương diện. Chỉ nội việc nỗ lực trí thức không thôi không giúp cho người ta hiểu biết được các đấng này khác với người thường nói chung ở chỗ nào. Có những khía cạnh trong bản chất của Chơn sư vốn có liên quan tới sự phát triển phi thường các nguyên khí cao nơi con người mà ta không thể thực hiện được bằng việc ứng dụng các nguyên khí thấp. Nhưng trong khi những quan niệm thô thiển vào lúc đầu không đạt tới mức độ thực sự của các sự kiện, th́ lại có một sự phức tạp kỳ lạ khác về vấn đề này nảy sinh theo đường lối đó. Ư niệm đầu tiên của chúng ta rằng Chơn sư đă đạt được quyền năng thâm nhập vào những bí nhiệm phi thường của bản chất tâm linh, vốn dựa trên mô h́nh là quan niệm của chúng ta về một nhà khoa học rất có năng khiếu trong cơi của chính chúng ta. Chúng ta thường hay nghĩ một Chơn sư bao giờ cũng là một Chơn sư, nghĩa là một người rất cao cả tất nhiên phải vận dụng trong mọi mối quan hệ sinh hoạt của ngài những thuộc tính thường được gán cho một Chơn sư. Về vấn đề này như trên đă nêu rơ, trong khi chúng ta chắc chắn là thất bại khi chúng ta gán cho ngài những thuộc tính của Chơn sư theo suy nghĩ của ḿnh, th́ chúng ta lại rất dễ dàng đi sang một thái cực khác khi suy nghĩ về ngài với khía cạnh của một người phàm và như vậy là tự chúng ta đă sa vào nhiều nỗi băn khoăn khi chúng ta mới phần nào làm quen được với những đặc trưng của thế giới huyền bí. Chính v́ những thuộc tính cao siêu nhất của quả vị Chơn sư có liên quan tới những nguyên khí nơi bản chất con người vốn hoàn toàn siêu việt những giới hạn của sự sống trên cơi trần, cho nên Chơn sư chỉ có thể là Chơn sư theo cái nghĩa cao siêu nhất của từ này khi (tạm gọi là) ngài “ở ngoài thể xác” hoặc dù sao đi nữa th́ ngài cũng phải có những nỗ lực đặc biệt của ư chí để nhập vào một trạng thái phi thường. Khi ngài không vận dụng tới những nỗ lực như thế hoặc không hoàn toàn vượt ra khỏi những giới hạn của cái ngục tù xác thịt, th́ ngài giống nhiều hơn một người thường so với cái mức mà các đệ tử thường tin tưởng qua kinh nghiệm với ngài về một số phương diện.

Một sự đánh giá đúng đắn t́nh trạng sự vịêc này ắt giải thích được sự mâu thuẫn biểu kiến liên quan tới lập trường người đệ tử huyền bí đối với sư phụ của ḿnh khi đem lập trường này so sánh với một số lời tuyên bố mà chính vị sư phụ thường đưa ra. Chẳng hạn như các Chơn sư cứ khăng khăng quả quyết rằng các ngài chẳng phải là không thể sai lầm, các ngài cũng là những con người giống như chúng ta có lẽ với một mức độ hiểu biết về thiên nhiên hơi mở rộng hơn so với nhân loại nói chung; nhưng các ngài vẫn có thể bị sai lầm cả theo hướng việc kinh doanh thực tế mà các ngài có thể dính dáng tới, lẫn theo hướng ước lượng được tính t́nh của những người khác, hoặc năng lực của những ứng viên muốn phát triển về huyền bí học. Nhưng làm sao chúng ta dung ḥa được những phát biểu thuộc loại này với nguyên tắc căn bản vốn là nền tảng của mọi sự khảo cứu huyền bí, nguyên tắc này ra lệnh cho kẻ sơ cơ phải không dè dặt mà đặt trọn niềm tin vào giáo huấn và sự dẫn dắt của sư phụ. Giải pháp cho khó khăn này vốn ở nơi t́nh trạng sự việc nêu trên. Trong khi Chơn sư có thể gây ngạc nhiên khi là một người đôi khi hoàn toàn bị sai lầm trong việc điều khiển chuyện kinh doanh trên trần thế, chẳng khác nào chính chúng ta cũng có một số vĩ nhân thiên tài có thể phạm sai lầm trong đời sống hằng ngày mà những người thực tế chẳng bao giờ phạm phải. Mặt khác, khi Chơn sư trực tiếp bàn đến những bí nhiệm cao siêu của khoa học tâm linh, th́ ngài làm như vậy bằng cách vận dụng những thuộc tính Chơn sư của ḿnh, cho nên khi bàn về những vấn đề đó, th́ ngài hầu như không thể phạm phải sai lầm mà ta có thể nhận ra được.

Nhận xét này khiến cho chúng ta cảm thấy đáng tin cậy vào giáo huấn rút ra từ một nguồn giống như cội nguồn đă gợi cảm hứng cho quyển sách này. Nó hoàn toàn vượt khỏi tầm mức của những sự việc nho nhỏ mà trong khi kinh nghiệm của ta tiến triển th́ dường như nó có thể đ̣i hỏi phải xét lại cái ḷng tin nhiệt thành vào sự minh triết tối cao của các Chơn sư mà khi lần đầu tiên bước vào nghiên cứu huyền bí học th́ người ta thường cảm thấy như vậy.

Khi người đệ tử huyền bí học có được sự hiểu biết mở rộng về thế giới mà ḿnh đang nhập vào, th́ ḷng nhiệt thành và ḷng kính trọng như thế thực ra không hề bị giảm sút. Cái người mà xét về một phương diện vốn là một Chơn sư th́ đúng ra có thể lọt vào trong ṿng giới hạn yêu thương của con người nhiều hơn mức không có quyền được kính trọng, xét v́ trong đời sống hằng ngày, ngài không hoàn toàn vượt lên trên được cái nấc thang b́nh thường của xúc cảm con người giống như một số kinh nghiệm Niết Bàn của ngài có thể khiến ta phải tin rằng ngài ắt như vậy.

Nếu chúng ta luôn luôn nhớ kỹ rằng một Chơn sư chỉ đúng là một Chơn sư khi đang vận dụng những chức năng Chơn sư của ḿnh, nhưng khi vận dụng những chức năng này, ngài có thể vươn lên tới mối quan hệ tâm linh với điều mà khi xét tới những giới hạn trong thái dương hệ của chúng ta th́ chúng ta thực tế có ư muốn nói tới đó là sự toàn tri; lúc bấy giờ chúng ta sẽ thoát khỏi nhiều nhầm lẫn mà đề tài này có thể làm cho ta bối rối.

Ở đây ta có thể lưu ư tới những điều phức tạp liên quan đến bản chất của Chơn sư, điều này khó mà hoàn toàn hiểu được nếu không tham chiếu một số chương sau trong quyển sách này, nhưng nó có tầm quan trọng đối với mọi toan tính muốn hiểu quả vị Chơn sư thực sự là ǵ cho nên ta có thể tiện hơn là bàn tới nó ngay ở đây. Bản chất lưỡng tính của Chơn sư vốn hoàn toàn đến nỗi mà một số ảnh hưởng hoặc minh triết của ngài trên các cơi cao trong thiên nhiên thực sự có thể bị rút tỉa bởi những người có quan hệ tâm linh đặc biệt với ngài mà Chơn sư vào lúc đó thậm chí không biết được có người đă kêu cầu tới ngài. Như vậy th́ điều này mở ra cho chúng ta suy đoán việc có thể là mối quan hệ giữa Chơn sư tâm linh và Chơn sư con người đôi khi khá giống như điều mà người ta thỉnh thoảng nói tới trong các tác phẩm bí truyền: đó là một sự phù hộ hơn là một sự nhập thể theo đúng nghĩa của từ này.

Hơn nữa có một sự phức tạp độc lập khác về vấn đề này khi ta nhận ra sự thật rằng mỗi Chơn sư không chỉ là một chơn ngă con người ở một trạng thái rất cao siêu mà có thể nói là c̣n thuộc về một bộ môn chuyên biệt nào đó trong cơ cấu tổ chức lớn lao của thiên nhiên. Mọi Chơn sư đều phải thuộc về một trong bảy loại h́nh lớn ở quả vị Chơn sư, nhưng mặc dù chúng ta hầu như chắc chắn có thể suy diễn rằng giữa các loại h́nh khác nhau này ắt có sự tương xứng với bảy nguyên khí nơi con người, th́ tôi cũng không dám thử toan tính minh giải trọn vẹn được giả thuyết này. Chỉ cần áp dụng ư niệm này vào điều mà chúng ta chỉ biết một cách mơ hồ về tổ chức huyền bí học ở các cơi cao. Và một lúc nào đó trong quá khứ, các tác phẩm bí truyền có khẳng định rằng có năm vị Đại Đế tức các Chơn sư cao cấp chủ tŕ toàn bộ đại đoàn các Chơn sư. Khi viết xong chương vừa qua của quyển sách này th́ tôi lại có cảm tưởng rằng có một vị thủ lănh tối cao ở một cơi khác có uy quyền đối với năm vị Đại Đế này, nhưng bây giờ tôi thấy h́nh như nhân vật này đúng ra phải được coi là một vị Đại Đế thứ sáu, chính ngài lănh đạo loại h́nh thứ sáu các Chơn sư. Và sự phỏng đoán này khiến cho người ta phải suy diễn thêm nữa ngay lập tức rằng ắt phải có một vị Đại Đế thứ bảy để bổ sung cho những sự tương ứng mà chúng ta vừa mới phân biệt như nêu trên. Nhưng cũng giống như nguyên khí thứ bảy trong Thiên nhiên hoặc trong con người là một khái niệm tinh vi nhất thoát khỏi tầm nghĩ bàn của bất kỳ sự suy tư theo trí năng nào và chỉ có thể mô tả được bằng những câu mơ hồ vô nghĩa về mặt siêu h́nh học; cũng vậy chúng ta có thể hoàn toàn tin chắc rằng vị Đại Đế thứ bảy không thể tiếp cận được qua óc tưởng tượng của kẻ chưa lăo luyện. Nhưng chắc chắn là ngay cả ngài cũng đóng một vai tṛ trong cái gọi là cơ cấu tổ chức cao siêu có bản chất tâm linh và có một nhân vật như thế đôi khi hiện ra với một số các Chơn sư khác mà tôi có kể đến. Nhưng việc suy đoán về ngài chỉ có giá trị chủ yếu là giúp cho ta thấy được tính cách trước sau như một của ư tưởng nêu trên, theo đó ta có thể hiểu được thực chất của các Chơn sư là những hiện tượng cần thiết trong thiên nhiên; nếu không có các ngài, th́ ta khó ḷng mà tưởng tượng được nhân loại sẽ tiến hóa như thế nào và chỉ có một số những người ngoại lệ mới đạt được những đỉnh cao vĩ đại về tâm linh.

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS