|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CHƯƠNG XIX
Phân
chủng thứ
tư, người
Keltic [[1]]
Trích CON NGƯỜI từ đâu tới, Sinh hoạt ra
sao và Rồi sẽ đi về đâu
Tác
giả Annie Besant và C. W. Leadbeater
|
|
CHƯƠNG XIX
Phân
chủng thứ
tư, người
Keltic [[1]]
Tác
giả Annie Besant và C. W. Leadbeater
Vào lúc này, Giống dân lớn ở Trung Á c̣n lâu mới suy vong, nhưng Đức
Bàn Cổ đă cẩn thận bảo tồn tư cách, quyền năng và sức sống trong
lành qua hai nhánh mà Ngài đă đặc biệt huấn luyện: mầm mống của các
phân chủng thứ tư và thứ năm. Ngài an bài chúng hơi khác với những
phân chủng trước kia đă được phân ly. V́ loại h́nh của Căn chủng
(mức độ mà nó biến thiên so với Giống dân Atlante) giờ đây đă hoàn
toàn được xác lập, cho nên Ngài có thể dồn hết chú tâm cho một loại
chuyên biệt hóa khác.
Những người phải tạo nên phân chủng thứ tư theo thông lệ được qui
tập vào một thung lũng lớn ở trên núi, cách thủ đô không xa; Đức Bàn
Cổ chọn một số người thanh khiết nhất mà Ngài có thể t́m thấy nơi
Thành thị để làm hạt nhân cho phân chủng mới và trong đám kiều dân
nảy sinh sự phân chia các lớp người. Đó là v́ Đức Bàn Cổ ra sức phát
triển một vài đặc trưng mới để khơi dậy óc tưởng tượng và tính nhạy
bén nghệ thuật, khuyến khích thi ca, thuật hùng biện, hội họa và âm
nhạc; thế là những người đáp ứng được nhu cầu này có thể không cần
phải làm việc nông nghiệp hoặc những việc tay chân nặng nhọc khác.
Bất cứ ai tỏ ra có thiên tài nghệ thuật trong trường học đều được
tuyển mộ để được huấn luyên đặc biệt; thế là người ta quan sát thấy
Neptune biết ngâm thơ, cho nên đặc biệt chú ư phát triển năng khiếu
nghệ thuật được bộc lộ qua tài ngâm thơ của y. Y thật đẹp trai đáng
chú ư và vẻ đẹp thể chất là một đặc trưng nổi bật của phân chủng này
nhất là trong lớp người nghệ sĩ. Người ta cũng rèn luyện nhân dân để
họ có nhiệt t́nh và tận tụy với các lănh tụ. Người ta đă mất công
nhiều thế kỷ mới phát triển được những đặc trưng này và công tŕnh
ấy hữu hiệu
đến nỗi chúng vẫn c̣n là những đặc điểm của dân Keltes. Người ta
quản trị thung lũng hầu như là một Nhà nước riêng biệt, rất chú ư
tới những nghệ thuật vừa nêu, đủ thứ nghệ thuật được thiên phú theo
nhiều cách khác nhau. Do được đối xử đặc biệt như thế cho nên theo
thời gian phân chủng này đâm ra hơi kiêu căng và xem thường phần c̣n
lại của vương quốc, coi đó là cáí mà nay ta gọi là người
“Philiotine”. Thật vậy họ cũng biện minh được cho tính hiếu danh của
ḿnh v́ họ là một loại người vô cùng đẹp trai, có văn hóa và có thị
hiếu thanh bai cùng với nhiều tài năng nghệ thuật.
Thời gian được chọn để biệt phái họ đi là khoảng năm 20.000 trước
Công nguyên, việc huấn luyện họ tiếp diễn dọc theo biên giới phía
Bắc của vương quốc Ba Tư và họ có được một môi trường sống trong
vùng núi non mà hiện nay ta gọi là rặng Caucase, vào lúc đó đây là
nơi cư ngụ của một số bộ tộc dă man có bản chất thổ phỉ vốn thường
xuyên gây rối ở Ba Tư. Lợi dụng t́nh h́nh này, Đức Bàn Cổ có thể dàn
xếp với vua Ba Tư chẳng những cho phép đoàn người Khổng lồ của Ngài
tự do đi ngang qua và được cấp lương thực mà c̣n biệt phái theo đoàn
người ấy một đạo quân hùng hậu để góp phần trấn áp người sơn cước.
Ngay cả khi được viện trợ như vậy mà nhiệm vụ này cũng tỏ ra chẳng
dễ dàng ǵ. Những người mới tới chẳng bao lâu sau đă chinh phục được
cho bản thân một nơi cư trú và họ dễ dàng đánh bại được các bộ tộc
khi người ta dụ được những bộ tộc ấy tham gia chiến tranh chính qui;
nhưng khi xảy ra chiến tranh du kích th́ họ tuyệt nhiên không được
thành công như thế và nhiều năm đă trôi qua th́ họ mới có thể tự coi
là ḿnh an toàn đúng mức không bị tấn công, Trước hết họ định cư ở
đâu đó nơi quận Erivan trên bờ hồ Sevanga, nhưng khi nhiều thế kỷ
trôi qua và dân số gia tăng nhiều hơn th́ họ dần dần tiêu diệt các
bộ tộc hoặc bắt chúng phải thần phục cho đến khi rốt cuộc toàn bộ xứ
Georgia và Mingrelia nằm trong tay họ. Thật vậy trong ṿng 2.000 năm
họ cũng chiếm đóng xứ Armenia và Kurdistan, về sau xứ Phygia cũng
thuộc quyền cai trị của họ, đến nỗi mà họ hầu như kiểm soát trọn
vùng Tiểu Á cũng như rặng núi Caucase. Trong xứ sở vùng sơn cước, họ
phồn thịnh nhanh chóng để trở thành một quốc gia hùng mạnh.
Đúng ra họ tạo thành một liên bang các bộ tộc hơn là một Đế quốc v́
xứ sở của họ bị chia chẻ ra thành các thung lũng đến nỗi không thể
giao liên tự do được. Ngay cả sau khi họ đă bắt đầu thuộc địa hóa
vùng bờ biển Địa Trung Hải th́ họ vẫn c̣n ngoái nh́n về rặng Caucase
coi đó là quê hương của ḿnh, và đó quả thật là một trung tâm thứ
nh́, xuất phát điểm của phân chủng trên đường đi theo vận mệnh vinh
quang. Vào khoảng năm 10.000 trước Công nguyên, họ bắt đầu trường
chinh lại phương Tây, không di chuyển như một quốc gia mà với vai
tṛ là các bộ tộc. Thế là chỉ bằng những đợt sóng di dân tương đối
nhỏ, cuối cùng họ đă tới Âu châu nơi mà họ có số phận chiếm đóng.
Ngay cả một bộ tộc cũng không di cư toàn bộ, mà bỏ lại nơi thung
lũng nhiều thành viên tiến hành công việc đồng áng; những người này
kết hôn với các giống dân khác và con cháu của họ có pha lẫn ḍng
máu Semite trong huyết quản, chính là người Georgia ngày nay. Chỉ
trong trường hợp một bộ tộc đề nghị được định cư trong một xứ sở đă
nằm trong tay phân chủng này th́ họ mới rời khỏi quê cha đất tổ của
ḿnh theo trọn cả một đoàn thể.
Phân bộ đầu tiên từ Tiểu Á băng qua Âu châu chính là người Hi Lạp cổ
xưa – không phải là người Hi Lạp trong lịch sử cổ truyền mà là tổ
tiên xa xưa của họ, những người này đôi khi được gọi là người
Pelasgian: Ta nên nhớ rằng trong tác phẩm
Timæus và
Critias của Plato có đề
cập tới các tu sĩ Ai Cập, họ nói tới dân Hi Lạp sau này là một giống
dân oanh liệt đă từng có trước dân tộc của họ khi cư ngụ nơi xứ sở
ấy; họ đă đẩy lùi một cuộc xâm lược của quốc gia hùng mạnh Tây
phương, trước đó quốc gia đi chinh phục đă chế ngự được tất cả cho
đến khi nó run sợ trước sự dũng cảm anh hùng của người Hi Lạp này.
Nghe đâu so sánh với người Hi Lạp ấy th́ người Hi Lạp thời nay –
Người Hi Lạp trong lịch sử mà ta thấy dường như vĩ đại xiết bao –
chỉ là những người lùn. Từ đám người Hi Lạp ấy mới nảy sinh ra những
người dân thành Trojans
vốn chiến đấu với người Hi Lạp hiện đại mà thị trấn của Agadé ở Tiểu
Á có dân cư toàn là con cháu của họ.
Thế là những người này trong một thời gian dài đă chiếm đóng vùng bờ
biển Tiểu Á cách đảo Cypre và Crete, và mọi cuộc giao thương thuộc
bộ phận ấy với thế giới đều được tiến hành trong thuyền bè của họ.
Một nền văn ninh rực rỡ đă dần dần được dựng nên ở Crete, nó kéo dài
trong nhiều ngàn năm và vẫn c̣n phồn thịnh vào năm 2.800 trước Công
nguyên. Bao giờ người ta cũng nhớ tới tên Minos là người sáng lập
hay người chính yếu xây dựng nó, ông thuộc về nhóm những người Hi
Lạp lăo thành, ngay cả trước năm 10.000 trước Công nguyên. Nguyên
nhân cuối cùng của việc cường quốc này dứt khoát xâm nhập vào Âu
châu chính là phong trào gây hấn thuộc phe hoàng đế Poseidonis.
Trong nhiều thế kỷ vùng bờ biển và đảo ở Địa Trung Hải đă nằm trong
tay một số quốc gia nhỏ, hầu hết là người Etruria hoặc Akkad, nhưng
một số thuộc giống người Semite; và ngoại trừ việc thỉnh thoảng căi
cọ với nhau th́ những dân tộc này thông thường là những thương gia
hiếu ḥa. Nhưng một ngày kia, Hoàng đế Poseidonis lại sáp nhập những
quốc gia ấy bằng cách mở rộng biên cương của ḿnh và cạnh tranh với
truyền thống của cha ông. Thế là ông chuẩn bị một đạo quân lớn và
một hạm đội hùng hậu, bắt đầu cuộc viễn chinh. Ông dễ dàng chinh
phục đảo lớn Algeria, ông tàn phá vùng bờ biển Tây ban nha, Bồ đào
nha và Ư đại lợi, bắt buộc những dân tộc này phải phục tùng ḿnh; và
Ai Cập vốn không phải là một cường quốc về hải quân đă bàn bạc xem
liệu có nên kư một ḥa ước với ông hoặc chọc giận ông bằng một cuộc
kháng chiến mà e rằng chỉ là vô vọng. Ngay khi ông cảm thấy chắc mẫm
các kế hoạch ḿnh sẽ thành công th́ một khó khăn lại xuất hiện từ
một góc độ hoàn toàn bất ngờ. Những thủy thủ người Hi Lạp thuộc xứ
Mặt trời mọc dứt khoác từ chối không chịu khuất phục bạo lực áp dặt
của ông và thách đố ông can thiệp vào chuyện giao thương của họ. Ông
đă chắc mẫm chiến thắng đến nỗi ông đă chia hạm đội của ḿnh ra chỉ
c̣n một nửa là khả dụng ngay tức khắc; chỉ cần một nửa hạm đội này
ông cũng ngay lập tức tấn công những người Hi Lạp ngạo mạn, họ giáng
cho ông một cú thất bại nặng nề làm binh sĩ của ông chết đuối cả
ngàn người và trong số nhiều con tàu tấn công họ th́ không một con
tàu nào mà chẳng ch́m dưới biển. Trận thủy chiến chẳng khác nào việc
người Anh tiêu diệt hạm đội Armada vĩ đại của người Tây ban nha; tàu
bè của người Hi Lạp nhỏ hơn tàu của người Atlante và không được vũ
trang đầy đủ, nhưng chúng chạy nhanh hơn và dễ điều khiển hơn nhiều.
Chúng thông thạo vùng biển ấy cho nên có nhiều dịp đă nhữ quân địch
vào những nơi mà tàu lớn chắc chắn là sẽ bị thua trận. Thời tiết
cũng giúp cho họ giống như trong trường hợp trận chiến Armada của
người Tây ban nha. Hạm đội của dân Atlante có những dàn mái chèo
lớn, là những tàu bè cồng kềnh vụng về hoàn toàn không thích hợp với
lúc biển động và tàu bè dễ bị nước tràn vào. Chúng cũng chỉ có thể
di chuyển ở vùng nước sâu, c̣n tàu bè của người Hi Lạp vốn cơ động
chạy vào được những con kênh đủ chỗ cho chúng xoay sở nhưng đối thủ
cồng kềnh ắt nhanh chóng bị mắc cạn để rồi chịu số phận chết ch́m
Một nửa thứ nh́ của hạm đội quân Atlante nhanh chóng được tụ tập lại
để mở một cuộc tấn công khác, nhưng nó chẳng thành công hơn bao
nhiêu so với cuộc tấn công đầu tiên, mặc dù quân Hi Lạp cũng tổn
thất nặng nề khi đẩy lùi được chúng. Bản thân Vua Atlante trốn thoát
và xoay sở đổ bộ lên đảo Sicily, nơi một số quân của ông đồn trú ở
đó; nhưng ngay khi thiên hạ biết rằng hạm đội của ông đă bị tiêu
diệt th́ dân chúng bị trị bèn nổi lên chống lại ông, ông phải bỏ
chạy về nhà dọc theo suốt nước Ư. Ông rút lui về những đồn binh mà
ḿnh đă thiết lập, tuy nhiên đến khi ông tới vùng Riviera th́ chỉ
c̣n lại một số ít người theo pḥ giá đă hoàn toàn kiệt sức. Ông cải
trang t́m đường băng ngang qua miền Nam nước Pháp, rồi cuối cùng về
đến vương quốc của ḿnh trong một thương thuyền. Dĩ nhiên ông thề sẽ
trả thù quân Hi Lạp không đội trời chung và lập tức chuẩn bị cho một
cuộc viễn chinh nữa; nhưng tin tức toàn thể hạm đội của ông đă thất
trận kể cả quân đội nữa khiến cho đủ thứ bộ tộc bất măn nơi chính
đảo quốc của ông dám giương cao ngọn cờ phản loạn và trong suốt thời
gian c̣n trị v́, ông chưa bao giờ có đủ tư thế để đảm đương một cuộc
gây hấn với ngoại bang.
Chiến công của người Hi Lạp đă củng cố vững chắc vị thế của họ nơi
miền Địa Trung Hải và chỉ
nội trong thế kỷ kế tiếp, họ đă xác lập được nhiều vùng định
cư trên nhiều miền bờ biển Địa Trung Hải. Nhưng một kẻ thù c̣n tồi
tệ hơn một Hoàng đế Poseidonis giờ đây lại tấn công họ và nhất thời
chinh phục được họ, mặc dù rốt cuộc th́ điều này lại tỏ ra là có lợi
cho họ. Chính làn sóng thủy triều khủng khiếp gây ra do đảo
Poseidonis bị ch́m vào năm 9.564 trước Công nguyên đă hủy diệt hầu
hết các khu định cư của họ, gây phương hại nghiêm trọng cho phần c̣n
lại. Cả biển Gobi lẫn biển Sahara trở thành vùng đất khô cằn và
những cơn địa chấn khủng khiếp nhất đă xảy ra.
Tuy nhiên điều này chỉ ảnh hưởng chút ít tới ḍng dơi chính của phân
chủng này nơi miền cao nguyên; các sứ thần từ những vùng dân di cư
hầu như bị tiêu diệt đă đến vùng Caucase khẩn thiết kêu cầu được trợ
giúp; họ đi từ bộ tộc này sang bộ tộc khác, quát nạt nhân dân, hối
thúc họ gởi viện trợ tới cho những người anh em đang đau khổ. Một
phần do t́nh cảm đồng loại, một phần do ḷng mong muốn cải thiện
hoàn cảnh sống của chính ḿnh và làm giàu thêm nữa qua việc kinh
doanh, ngay khi dường như chắc chắn rằng thảm họa đă trôi qua, các
bộ tộc phối hợp với nhau cử những người đi kinh lư thám hiểm để nhận
biết về số phận người anh em của ḿnh bên kia đại dương, để rồi khi
họ trở về lại tổ chức thêm những đoàn cứu trợ khác ở qui mô lớn hơn.
Những vùng định cư người Hi Lạp thời sơ khai đều ở trên bờ biển và
đám kiều dân là những thủy thủ dũng cảm; dân cư ở vùng nội địa không
phải lúc nào cũng thân hữu, mặc dù họ rất sợ sự táo bạo và quả cảm
của dân Hi Lạp. Nhưng khi dân Hi Lạp bị thiên tai hủy diệt hầu hết
th́ những người dân vùng nội địa thường hành hạ một số ít người Hi
Lạp c̣n sống sót thậm chí trong một số trường hợp c̣n bắt họ làm nô
lệ. Khi đáy biển Sahara đă nhô lên th́ nước tuôn ra qua khe trống
lớn giữa xứ Ai Cập và Tunisie. Nơi hiện nay có thành phố Tripoli;
đợt sóng thần này đă hủy diệt vùng bờ biển mặc dù dân nội địa chỉ
tổn thất chút ít; dân Hi Lạp đă định cư ở chính vùng bờ biển ấy cho
nên họ là những người chịu tổn thất chính. Vùng Sahara dần dần lại
ch́m xuống và một đường bờ biển mới lại nhô lên có cấu h́nh mà ta
biết dọc theo bờ biển Phi châu, đảo lớn Algeria nối liền với vùng
lục địa để tạo thành bờ biển phía bắc Phi châu cùng với vùng đất mới
mẻ.
Hầu như mọi tàu bè đều bị tiêu diệt hết, cho nên người ta phải xây
dựng hải quân và hạm đội mới; thế nhưng, dân Hi Lạp có nghi lực lớn
đến nỗi chỉ trong vài năm th́ mọi cảng ở vùng Tiểu Á lại một lần nữa
hoạt động nhộn nhịp, các đoàn tàu mới lại xuất phát từ những cảng ấy
để xem người ta cần ǵ khi vượt trùng dương, để tái lập những vùng
đất kiều dân, để chuộc lại danh dự và danh tiếng của người Hi Lạp
bằng cách giải phóng dân Hi Lạp khỏi ách đô hộ của dân ngoại bang.
Điều này được thực hiện trong một thời gian ngắn đáng ngạc nhiên và
sự thật là những người cổ Hi Lạp ấy là những người đầu tiên hồi sức
trước cơn choáng váng của đại thảm họa giúp cho họ cơ hội sáp nhập
được mọi vùng cảng tốt nhất trên đường bờ biển mới và bởi v́ hầu hết
việc giao thương của người Ai Cập cũng nằm trong tay họ cho nên
trong nhiều thế kỷ vùng Địa Trung Hải hầu như là vùng biển của Hi
Lạp. Có một thời khi người Phœnicia và người Carthaginia cũng chia
chẻ nền giao thương quốc tế với họ, nhưng đó là măi về sau này. Thậm
chí họ c̣n đưa việc giao thương về hướng đông đi viễn chinh tới tận
đảo Java và lập nên một đoàn kiều dân ở đảo đó mà mối liên lạc vẫn
c̣n được giữ lâu bền.
Ngời Phœnicia là người thuộc Giống dân thứ tư bắt nguồn từ người
Semites và người Akkad tức là phân chủng thứ năm và thứ sáu của
người Atlante mà ḍng máu người Akkad chiếm ưu thế nhiều hơn. Sau
này th́ người Carthaginia cũng là người Akkad pha trộn với người Ả
Rập có pha thêm một chút ḍng máu da đen. Cả hai đều là dân buôn bán
và trong nhiều thời buổi sau này khi Cathage là một thành thị phồn
thịnh th́ quân đồn trú ở đó hầu như toàn là dân buôn bán được tuyển
mộ trong đám bộ tộc người Phi châu, người Li bi và người Numidia.
Việc di cư từ Tiểu Á vào Âu châu hầu như xảy ra liên tục và chẳng dễ
ǵ chia nó ra thành từng làn sóng riêng biệt. Nếu ta coi những người
Hi Lạp thời xưa này là phân bộ đầu tiên th́ có lẽ ta sẽ coi những
người Albanie là phân bộ (chi chủng) thứ nh́, người Ư là chi chủng
thứ ba, cả người Albanie lẫn người Ư đều cư ngụ ở những xứ sở như ta
biết hiện nay. Thế rồi sau một thời khoảng th́ có một đợt sóng thứ
tư với sức sống đáng ngạc nhiên, - làn sóng mà những nhà dân tộc học
hiện đại hạn chế bằng tên gọi người Keltic. Giống dân này từ từ trở
thành giống dân chính yếu ở miền Bắc nước Ư, toàn thể nước Pháp,
nước Bỉ và quần đảo Anh miền Tây Thụy sĩ và miền Tây Đức ở phía tây
sông Rhine. Người Hi Lạp trong sử cổ truyền của ta là giống dân pha
tạp bắt nguồn từ làn sóng thứ nhất pha trộn với những người định cư
thuộc các làn sóng thứ nh́, thứ ba và thứ tư, được ḥa nhập thêm
phân chủng thứ năm từ miền Bắc tràn xuống định cư ở Hi Lạp. Những
thứ này sinh ra giống dân được hâm mộ rất nhiều, tóc hoàng kim và
mắt xanh lơ mà đôi khi ta thấy trong đám người Hi Lạp.
Làn sóng thứ năm hầu như mất dạng ở phía Bắc Phi châu và hiện nay ta
chỉ t́m thấy dấu vết mang ḍng máu ấy v́ đă bị trộn lẫn rất nhiều
với người Semite vốn là phân chủng thứ năm của người Atlante; nguyên
thủy nó thuộc về phân chủng này; phân chủng thứ nh́ của người Aryen
là người Ả Rập đôi khi cũng được gọi là người Semite – trong đám
người Berbers, người Moors, người Kabyles và ngay cả người Guanches
thuộc vùng quần đảo Canary, trong trường hợp quần đảo Canary th́ nó
bị ḥa lẫn với người Tlavatli. Làn sóng này gặp làn sóng thứ tư và
ḥa lẫn với nó nơi bán đảo Tây ban nha và trong giai đoạn tồn tại
sau này – chỉ mới cách đây 2.000 năm – nó đóng góp yếu tố cuối cùng
trong nhiều yếu tố để h́nh thành nên dân Ái nhỉ lan, họ từ Tây ban
nha tràn vào đảo này – một số dựng nên triều đại Vua Milesia ở nước
Pháp và khống chế nó bằng nhiều dạng pháp thuật kỳ lạ.
Nhưng có một yếu tố rực rỡ hơn hẳn trong đám dân Ái nhỉ lan đă đến
với nó từ trước đó: Yếu tố này xuất phát từ làn sóng thứ sáu vốn rời
bỏ Tiểu Á theo một hướng khác hẳn, tiến về phía Tây Bắc cho tới khi
đạt tới vùng Bắc Âu nơi chúng ḥa lẫn trong một chừng mực nào đó với
phân chủng thứ năm là người Teuton mà ta sẽ nói tới ở chương kế
tiếp. Thế là chúng từ Bắc Âu tràn xuống Ái nhỉ lan và nổi tiếng
trong lịch sử là người Tuatha de Danaan mà ta gọi là Thần linh hơn
là người thường. Sự pha trộn chút ít với phân chủng Teuton khiến cho
làn sóng cuối cùng này có một số đặc trưng nào đó cả về mặt bẩm tính
lẫn dáng vẻ con người khác hẳn đa số người thuộc phân chủng này.
Nhưng nói chung th́ ta có thể miêu tả người thuộc phân chủng thứ tư
Keltic là có mắt và tóc đen hoặc nâu, đầu tṛn. Theo thông lệ họ có
vóc dáng không cao lớn, và tính t́nh của họ rơ rệt cho thấy kết quả
những nỗ lực của Đức Bàn Cổ cách đây nhiều ngàn năm. Họ giàu óc
tưởng tượng, nói năng lưu loát, có tài thi ca âm nhạc, có thể nhiệt
thành tận tụy với một thủ lĩnh và dũng cảm oanh liệt đi theo thủ
lĩnh, mặc dù có thể nhanh chóng nản chí trong trường hợp thất bại.
Họ dường như thiếu cái mà ta gọi là óc kinh doanh và họ cũng chẳng
tha thiết mấy với chơn lư.
Thành phố Athens đầu tiên – tức là thành thị được xây dựng nơi địa
điểm hiện nay là thành phố Athens – được xây dựng vào năm 8.000
trước Công nguyên. (thành Athens trong lịch sử của ta bắt đầu vào
năm 1.000 trước Công nguyên; đền thờ chư thần được xây dựng vào năm
480 trước Công nguyên). Sau thảm họa 9.564 trước Công nguyên, một số
người cổ Hi Lạp định cư nơi Hellas chiếm đóng xứ sở này; chính nơi
đó Đức Mahaguru tức Đạo sư Tối cao (Vô thượng sư) đă giáng lâm thành
Orpheus là Giáo chủ của Bí pháp Orpheus cổ xưa nhất mà các Bí pháp
sau này của Hi Lạp đều bắt nguồn từ đó. Ngài giáng lâm vào khoảng
năm 7.000 trước Công nguyên, chủ yếu sống trong rừng, nơi đó Ngài
qui tụ đám đệ tử xung quanh ḿnh, Không có Đức Vua nào hoan nghênh
Ngài, không có Triều đ́nh xa hoa nào hoan hô Ngài. Ngài giáng lâm
làm một Ca sĩ, đi lang thang khắp xứ sở, yêu mến đời sống Thiên
nhiên, với khoảng không rợp nắng và khu rừng ẩn dật rợp bóng râm,
Ngài xa lánh nơi thị thành và các tụ điểm đông dân cư. Một đám đệ tử
tụ tập quanh Ngài, và Ngài dạy cho họ ở nơi khoáng đảng trong rừng,
nơi tĩnh lặng chỉ có tiếng chim ríu rít và những âm thanh xào xạc
của lá rừng vốn dường như không làm cho bầu không khí tịch lặng bị
loảng đi.
Ngài dạy bằng bài hát, bằng âm nhạc, thanh nhạc và nhạc cụ, Ngài
mang theo một nhạc cụ có năm dây, có lẽ là nguồn gốc của đàn Lyre
của thần Apollo và Ngài dùng một âm giai năm cung. Ngài hát theo âm
giai này, âm nhạc của Ngài tuyệt dịu đến nỗi Chư Thiên bị thu hút
lại gần để lắng nghe những cung bậc thanh bai. Ngài dùng âm thanh để
tác động lên thể vía và thể trí của các đệ tử, làm cho chúng được
thanh tịnh và phát triển; Ngài dùng âm thanh để thu hút các thể tinh
vi xa rời cơi hồng trần, giải thoát chúng lên các cơi cao. Âm nhạc
của Ngài khác hẳn những điệp khúc được lặp đi lặp lại mà cũng kết
quả ấy đă được tạo ra nơi ḍng dơi Gốc của Giống dân và được mang
theo vào xứ Ấn Độ. Ở đây Ngài tác động bằng những điệu nhạc du dương
chứ không lặp lại bằng các điệp âm; mỗi trung tâm lực thể Phách đều
có điệu nhạc du dương của riêng ḿnh khiến cho nó khơi hoạt được,
Ngài chỉ cho các đệ tử thấy những bức tranh sống động do âm nhạc tạo
ra và trong các Bí pháp Hi Lạp, điều này cũng được thực hiện giống
như thế theo tryền thống mà Ngài đă truyền thừa. Và Ngài dạy rằng Âm
thanh vốn ở nơi vạn vật, nếu con người biết làm cho ḿnh hài ḥa th́
sự Hài ḥa thiêng liêng sẽ biểu lộ thông qua y và khiến cho trọn cả
Thiên nhiên đều vui mừng. Thế là Ngài đi qua Hellas để ca hát, chọn
lựa ở đây đó một người nào đi theo ḿnh cũng như hát cho nhân dân
bằng những cách khác, dệt nên một mạng lưới âm nhạc trên khắp xứ Hi
Lạp, khiến cho đám con dân Hi Lạp trở nên đẹp đẽ và cảm nhận được
thiên tài nghệ thuật của quê cha đất tổ. Một trong những đệ tử của
Ngài là Neptune, một thanh niên đẹp tuyệt vời đi theo Ngài ở bất cứ
nơi đâu và thường mang theo cây đàn Lyre của Ngài.
Truyền thuyết về Ngài được truyền lại cho nhân dân và lan xa đến mọi
nơi. Ngài trở thành thần Thái dương, Phœbus Apllo và phương Bắc là
thềm Mỹ lệ Balder; v́ như chúng ta đă thấy làn sóng thứ sáu người
Keltie đi lên phía bắc tới tận Bắc Âu đem theo huyền thoại về người
ca sĩ ở xứ Hellas.
Như ta đă suy nghĩ kỹ về hệ thống biểu tượng mà đấng Vô thượng sư
này sử dụng khi Ngài giáng lâm làm Vyasa, Hermes, Zarathustra,
Orpheus, th́ ta nhận thấy sự thống nhất của giáo lư với đủ thứ biểu
tượng. Bao giờ Ngài cũng dạy về tính Đơn nhất của Sự Sống và việc
Thượng Đế hiệp nhất với thế giới của ḿnh. Đối với Vyasa th́ đó là
Mặt trời mang lại sức ấm và sự sống cho muôn vật; đối với Hermes th́
đó là ánh sáng chiếu soi cả trên trời lẫn dưới đất, đối với
Zarathustra th́ đó là Lửa vốn ẩn tàng trong vạn vật; đối với Orpheus
đó là sự hài ḥa mà vạn vật cùng nhau rung động theo đó. Nhưng Mặt
trời, Ánh sáng, Lửa, Âm thanh, tất cả đều mang theo một thông điệp
duy nhất: đó là t́nh thương Nhất như vốn viết trên tất cả, xuyên
thấu tất cả và ngự nơi tất cả.
Từ Hellas một số đệ tử của Ngài đi sang Ai Cập và kết t́nh huynh đệ với những bậc đạo sư Ấnh sáng Nội tâm, một số đi thuyết pháp xa tới mức đến tận đảo Java. Thế là Âm thanh truyền đi măi tới cùng đường trời đất. Nhưng đấng Vô thượng sư không c̣n trở lại để giáo huấn cho các phân chủng nữa. Gần 7.000 năm sau th́ Ngài mới đến với dân tộc xưa cũ của ḿnh, Giáng lâm lần cuối cùng trong một thể xác sinh ra ở Ấn Độ, Ngài đạt được sự Toàn giác và kết liểu kiếp sống trên trần thế để trở thành Phật.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS