Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

NƯỚC HẰNG SỐNG

(The Elixir of Life)

Tác giả N. SRI RAM

Trích quyển MƯU CẦU MINH TRIẾT

(Seeking Wisdom) Bản dịch: www.thongthienhoc.com

ADYAR

 

 NƯỚC HẰNG SỐNG

Một trong những hiện tượng thông thường nhất, diễn ra vào mọi lúc ở mọi điểm có sự sống, và có ư nghĩa, tầm quan trọng sâu sắc, đó là số phận mà mọi sinh vật phải chịu từ con vi khuẩn nhỏ nhất cho tới con người, ấy là chết. Chúng ta không muốn bàn dông dài về nó liên quan tới bản chất chúng ta, bởi v́ đối với hầu hết mọi người đó là một viễn cảnh không được hoan nghênh; họ nh́n vào nó một cách sợ hăi và ghê tởm.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 10 năm 1881 của Éliphas Lévi, có một số nhận xét sâu sắc về đề tài này mà tác phẩm Các bức Thánh thư của Chơn sư có lưu ư người ta. Éliphas Lévi là một người có học và một tu viện trưởng Công giáo La Mă đă bị giáo hội cách chức bởi v́ giáo hội coi những tác phẩm của ông là dị giáo. Những tác phẩm này có một phẩm chất hỗn độn. Có một quyển sách đặc biệt do ông viết ra tựa đề là Những nghịch lư của Khoa học Huyền bí và được nhà xuất bản Thông Thiên Học ở Adyar, vào thời ông Jinarājadāsa, xuất bản một phần của tác phẩm này hết sức gợi ư cho ta thấy có sự giác ngộ đáng kể về những vấn đề mà ông bàn luận.

Bài báo được đề cập tới đưa ra phát biểu sau đây, cùng với những phát biểu khác nữa, rằng ‘sự chết là sự tan ră cần thiết của những tổ hợp không toàn bích’. Mọi thứ mà ta nhận thức được trong thế giới h́nh tướng thật ra là một tổ hợp; nó bao gồm các bộ phận hoặc yếu tố khác nhau. Ngay cả nguyên tử mà ta biết và hạt nhân của nó mà công tŕnh khảo cứu khoa học đă phát hiện được cũng không phải là một sự vật không thể phân chia được như người ta giả định, mà hoàn toàn có thể phân chia được. Vậy là nó thuộc phạm trù những sự vật được tạo thành bằng một cách nào đấy, vốn có thể hoặc ắt hẳn vào một lúc nào đó là kết thúc. Nghe nói Đức Phật Thích Ca đă dạy vào ngày trước khi Ngài tịch diệt là mọi sự vật phức hợp phải được giải phức hợp. Chỉ có điều ǵ xét cho cùng không thể phân chia được mới thật sự là đơn giản và bất diệt. Từ ngữ ‘Chơn thần’ có ư nghĩa đó, mặc dù không đề cập tới bất cứ điều ǵ về bản chất của vật chất theo như ta biết nhưng đề cập tới một sự biểu lộ của Sự sống Nhất như tức Tinh thần. Theo quan niệm trong kho tài liệu Thông Thiên Học, th́ Chơn thần là bản thể rốt ráo của một sự vật vốn riêng biệt và cá biệt xét về bản chất; nó tồn tại dưới dạng một điểm nhất như tự thân nó, không có  chiều đo, khiến cho nó độc nhất vô nhị. V́ thế nó vốn bất diệt.

Trong phát biểu của Eliphas Lévi có hàm ư rằng khi một tổ hợp đặc thù là toàn bích, th́ nó không phải chịu số phận ấy. Cho dù nó có thể toàn bích đến đâu đi nữa - không có điều ǵ trong thế giới bất toàn này là toàn bích một cách tuyệt đối, không khiếm khuyết - nếu nó là một tổ hợp th́ nó ắt phải đă được h́nh thành từ những yếu tố - ít ra th́ có vẻ đối với ta như vậy - và thật khó mà tưởng tượng được rằng bất cứ điều ǵ có thể được h́nh thành như vậy lại chẳng bao giờ bị phân giải sau đó. Nhưng có lẽ điều được hàm ư lại khác hẳn và không đề cập tới h́nh tướng vật chất mà ta thấy rơ, nhưng đề cập tới điều được biểu lộ thông qua nó, là linh hồn của sự toàn bích của nó theo như ta có thể gọi, tức là nguyên mẫu thiêng liêng.

Điều ǵ khiến cho một sự vật toàn bích? Ở mức độ vật lư th́ h́nh tướng phải là một tổ hợp của các nguyên tố, vốn có thể là những chuyển động hoặc những đường nét và màu sắc, âm thanh v.v. . . , tất cả đều có bản chất là nhận thức giác quan. Nhưng theo một quan điểm nội giới, hoặc một nhận thức nhạy cảm sâu sắc hơn, th́ h́nh tướng ắt xứng đáng với sự mô tả là ‘toàn bích’ chỉ khi nào nó cũng có phẩm tính hoặc những thuộc tính mỹ lệ, chẳng hạn như sự cân xứng, sự biểu hiện v.v. . ., tất cả đều thuộc một loại tinh vi hơn và vô h́nh hơn. Ắt phải có sự hài ḥa, không chỉ là cái loại trật tự bảo đảm được tính ổn định bằng cách giữ cho những yếu tố riêng rẽ cá thể gộp lại với nhau. Sự hài ḥa là một sự kiện nội giới kỳ lạ hoặc một sự sáng tạo mà ta chỉ có thể cảm nhận hoặc trải nghiệm được thôi. Đó là nền tảng của vẻ đẹp. Ở đâu có vẻ đẹp chân chính th́ ở đó có sự kết hợp của h́nh tướng với linh hồn. H́nh tướng không c̣n chỉ là một sự vật phức hợp nữa, xét về mặt tâm lư trở nên đồng nhất hóa với điều được biểu hiện ra mà nó có thể là một phẩm tính hoặc một cảm xúc rất tinh vi.

Ví dụ đơn giản nhất về tính đơn nhất mà một điều ǵ đó bộc lộ qua cấu tạo của nó có thể được thể hiện là một hợp âm toàn bích trong âm nhạc. Những nốt nhạc vẫn c̣n cá biệt và riêng rẽ, nhưng cảm xúc khơi dậy nơi một người đáp ứng với vẻ đẹp của nó không thể được phân cách ra thành các bộ phận. Điều này cũng đúng đối với mọi dạng vẻ đẹp khác. Những bộ phận tồn tại để mang lại vẻ đẹp cho tổng thể, phẩm tính, sự toàn bích, tính thiêng liêng, của điều được biểu hiện. Cái vốn bất diệt trong một tổ hợp các bộ phận như thế chính là cái gợi linh hứng cho nó. Những nốt nhạc nào biểu hiện được vẻ đẹp của hợp âm toàn bích có thể hoặc không thể được trổi lên, nhưng tính độc nhất vô nhị của hợp âm vẫn c̣n là một thực tại nội giới và có thể được nhớ lại hoặc biểu hiện ra trở lại bởi một trí thông tuệ biết được nó.

Cũng giống như vậy, cơ thể con người vốn đă được tiến hóa qua nhiều qui tŕnh để trở thành một lớp vỏ thích hợp của linh hồn, có thể bị vứt bỏ và tan ră ra thành các yếu tố của nó, nhưng linh hồn, nếu đó là hồn thiêng, th́ không phải là một phức hợp và không thể bị tan ră được. Nó có thể triệt thoái vào Tinh thần mà nó là một biểu hiện, giống như một ṿng tṛn năng lượng bằng cách đảo ngược các lực giữ cho nó tồn tại dưới dạng một bức xạ hoặc một xung lực từ tâm điểm, cũng có thể triệt thoái vào tâm điểm ấy.

Khả năng có một sự tích hợp toàn vẹn như thế của các bộ phận ắt biểu lộ loại đơn nhất vốn có trong hợp âm, mà không có một chút sự hài ḥa hoặc thiếu cộng hưởng nào, không có một chút khuyết điểm nào, vốn nó chỉ có thể tồn tại trong một bản chất đồng chất cực độ và có khả năng thích ứng tuyệt vời, trong đó cũng có một tinh thần ngự trị sâu lắng hoặc một bản năng về tính hài ḥa - nói cách khác, chỉ trong bản chất của cái trí và tâm hồn đă được tẩy trược và đă được bén nhạy, th́ mới có bản chất của linh hồn. Bất cứ điều ǵ được kiến tạo bằng vật chất theo như ta biết, cho dù nó có vẻ hoàn hảo đến đâu đi nữa đều rất có ít chỗ trong đó cho những lực không thích ứng được để cuối cùng tạo ra sự sụp đổ của nó.

Tâm thức vốn hoàn toàn cởi mở với bất cứ dạng hài ḥa nào, cho dù về âm thanh, màu sắc, tư tưởng hoặc bất cứ thứ ǵ khác nữa, do đó mới được thống nhất và tích hợp; nó được tích chứa phẩm tính thấm nhuần h́nh tướng ấy. Phẩm tính này, khi được hấp thụ vào trong tâm thức cá thể ấy, giống như một tinh chất vốn thuộc về cái thực chất của tâm thức ấy. Nó không thể trở nên tuyệt đối hợp nhất với tâm thức đó chừng nào bản chất của nó chưa cố hữu nơi tâm thức ấy dưới dạng một tiềm năng có thể được biểu lộ ra vào bất cứ lúc nào. Đường lối tư tưởng này đưa tới việc mọi h́nh tướng hài ḥa, mặc dù mỗi chúng là cá thể và độc nhất vô nhị, đều đang tiềm tàng trong tính đơn nhất và sự không màu sắc biểu kiến của tâm thức đă cá thể hóa dưới dạng thuần túy. Mỗi một đều là khía cạnh của bản chất tâm thức ấy. Tính không màu sắc cũng giống như màu trắng mà mọi màu riêng rẽ được tổng hợp trong đó. Điều làm nảy sinh ra cho mỗi h́nh tướng hài ḥa đặc hiệu qua hoạt động của tâm thức ấy vốn là một định luật bẩm sinh hoặc bản năng tự thân có tương tự như bản năng của một nghệ sĩ hoàn hảo. Bản năng này thuộc về bản chất của tâm thức đă cá thể hóa dưới dạng thuần túy - là định luật bẩm sinh th́ định luật đó đă thu thập được tính tự do của nó và bảo vệ được tính tự do của nó. Tâm thức ấy, khi ở trạng thái tinh nguyên, không bị biến đổi, bao giờ cũng là một tổng thể. Nội vẻ đẹp đang thấm nhuần nó khi nó gặp một đối tượng của vẻ đẹp chính là vẻ đẹp do nó khơi dậy. Nó thật sự là hài ḥa cấu thành nền tảng chung cho chủ thể và khách thể, điều mà xét theo hời hợt th́ dường như hoàn toàn riêng rẽ với nhau.

Cái dạng hài ḥa bước vào tồn tại trong địa hạt tâm thức là một thực tại nội giới chứ không phải là một tổ hợp không hoàn toàn. Thế nhưng nó sa sút khi năng lượng duy tŕ nó bị triệt thoái ra khỏi nó. Mặc dù h́nh tướng có thể không c̣n tồn tại nữa, điều được biểu hiện trong h́nh tướng ấy, tức là phẩm tính cốt lơi của nó, không bị mất đi mà vẫn c̣n là một điều ǵ đó riêng biệt với một đặc điểm vốn có thể biểu lộ được, không nhất thiết trong cùng một môi trường như trước, nhưng trong bất kỳ môi trường nào. Nghe nói một con người đă giải thoát, người không c̣n bắt buộc phải bị tái sinh nữa, có thể chẳng những bỏ lại thể xác của ḿnh, vốn không thể tuyệt đối toàn bích trong t́nh huống hiện nay, mà c̣n bỏ lại được cái h́nh tướng tinh vi biểu hiện chính xác vẻ đẹp độc nhất vô nhị của bản chất ḿnh. Trong trường hợp vừa nêu th́ nghe nói ngài có thể tùy ư tạo ra h́nh tướng tinh vi này, vốn là ‘h́nh tướng của riêng ḿnh’. Ngay cả khi ngài đă bỏ đi cái h́nh tướng tinh vi ấy sao cho nó không thể biểu lộ ra ngoại giới, th́ ta phải coi là nó tồn tại ở một trạng thái khác nào đấy, do đó có thể dễ dàng được hiện h́nh ra trong một môi trường thích hợp cho mục đích ấy - và nếu sự toàn bích cá thể đó được truy nguyên tới tận cội nguồn, th́ có lẽ nó sẽ xuất hiện dưới dạng ‘ư niệm’ thiêng liêng vốn bất tử.

Eliphas Lévi tiếp tục bảo rằng ‘sự tan ră này’ - của các tổ hợp không toàn bích – ‘là sự tái hấp thụ của nét phác họa thô thiển của sự sống cá thể vào trong công tŕnh vĩ đại của Sự sống Đại đồng Vũ trụ’. Con người là một thực thể phức tạp. Hiện tượng nhập thể liên tiếp tất yếu đưa ra những khía cạnh khác nhau, được xét liên quan tới những loại h́nh năng lượng khác nhau hiện diện bên trong y. Xét theo quan điểm của năng lượng tinh thần thoạt tiên tiềm tàng nơi y, nhưng rốt cuộc trở thành yếu tố chủ chốt trung tâm của sự tồn tại của y, th́ công tŕnh cần được hoàn thành là để vẽ nên, xét về những chi tiết trong cuộc đời và hành động của y, kể cả mọi tư tưởng và xúc động, cái bức tranh hoàn hảo mà y đang được dự tính là như vậy, bức tranh về một nguyên mẫu đă có sẵn trước, là ư niệm của Thượng Đế. Để hoàn thành công tŕnh này, sự phán đoán của y, tự do ư chí và mọi năng lực được bộc lộ ra qua lộ tŕnh tiến hóa của ḿnh phải đóng vai tṛ các bộ phận và đóng góp công sức của chúng. Như vậy điều được tạo ra bằng tự do ư chí, do những bản năng thuần túy và sự hấp dẫn đều được ḥa nhập vào thành tiền định của nó.

Trong một tuyệt tác thật sự mà một họa sĩ vẽ ra khi dùng bản năng nội giới và sự phán xét của riêng ḿnh, th́ không thể thiếu một đường nét và màu sắc nào khác hơn cái vẽ đúng vị trí của nó. Ta có thể quan niệm rằng ta có thể sống với sự toàn bích ấy, biểu hiện trong mọi chi tiết của nó là một tổng thể vẻ đẹp cấu thành cá tính tinh thần của con người, một vẻ đẹp vốn phi thời gian. Nó dựa trên một sự biến đổi căn bản phải diễn ra nơi y. Nhưng ngay cả trước khi sự biến đổi này đă hoàn tất, th́ tác động của ḍng tinh thần được phát động rồi bắt đầu hoạt động trong các bộ phận bản chất của y ắt tự nhiên là để lại đặc điểm như những điềm báo hoặc những dấu vết của điều ǵ phải được xuất hiện thành bức tranh hoàn chỉnh, những dấu vết dưới dạng một nét phác họa manh mún hoặc thô thiển.

Nét phác họa thô thiển được tạo ra trong mỗi kiếp lại bị sự chết xóa nḥa đi, và chỉ những bộ phận nào của nét phác họa ấy, có thể được dùng làm cơ sở cho một toan tính mới mẻ nữa, vẫn sót lại là những ư niệm có thể được thể hiện trong bức tranh mà ta cần vẽ ra. Phần c̣n lại của nét phác họa, vốn hoàn toàn vô dụng đối với bức tranh toàn bích ắt phải là bị vứt bỏ đi rồi trở lại trong đại khối vũ trụ, giống như những thành phần cấu tạo của một thể xác đă bị hỏa thiêu sau khi chết bèn trở lại với những nguyên tố đất, nước, gió v.v. . .

Eliphas Lévi có nói: ‘Chỉ điều toàn bích là bất tử’. Đền thờ toàn bích chỉ có thể được xây dựng bằng vật liệu đúng đắn. H. P. Blavatsky diễn tả cũng sự thật ấy khi bà bảo rằng từ trải nghiệm của một đời sống chỉ có một phần nào thôi, hoặc nói cho đúng hơn là tinh chất của chúng, phẩm tính tinh thần thuần túy nơi chúng mới được đồng hóa bởi cá tính tinh thần của người ấy. Phần c̣n lại bị vứt bỏ giống như một người giám sát có thể vứt bỏ vật liệu không thích hợp. Khi ta dùng từ ‘phẩm tính’ th́ nó nghe ra là tính từ; c̣n từ ‘tinh chất’ có một ư nghĩa thực chất. Thế nhưng trong bản chất thật sự của mọi sự vật, th́ không thể có một sự ngăn cách như vậy giữa chúng theo như ta nghĩ. Tư duy của ta hiếm khi thấy được tính đơn nhất của tổng thể. Nó chỉ thấy những bộ phận rồi lắp ghép những bộ phận vào nhau để tạo thành tổng thể, nhưng khi làm như vậy nó tạo ra một khoảng trống và không thể lĩnh hội được bản chất của tính đơn nhất. Biệt ngă tinh thần là một sự ḥa trộn hoàn toàn của tinh chất hoặc phẩm tính. Thế nhưng nó ‘có thực’ hơn bất cứ sự vật vật chất nào. Có thể là tính từ chứa đựng mầm mống của danh từ và có thể tạo ra danh từ. Cảm xúc vốn kích động trong tâm hồn của một nhạc sĩ ắt tạo ra bài ca thích hợp. Lư thuyết về những điều phổ quát của Plato, mà mọi điều đặc thù đều bắt nguồn từ đấy, ắt trở nên dễ hiểu hơn khi ta ngộ ra được rằng một phẩm tính cũng là một tinh chất có thể uốn nắn một h́nh tướng hoặc loại h́nh thích hợp theo nó; điều đó là v́ nền tảng của vũ trụ tức chân như, svabhāvat, tạm dùng một từ của Phật giáo để diễn tả nó, đồng thời vừa là Tinh thần vừa là Vật chất.

 Eliphas Lévi tiếp tục một tư tưởng khác, chẳng những thuộc về bất cứ h́nh tướng hoặc tổ hợp nào mà c̣n thuộc về tâm thức ngự bên trong: Sự chết là ‘đắm ch́m vào quên lăng’. Ư tưởng của ông về đề tài này được diễn tả một cách mô phạm và hay ho. Điều ǵ xảy ra cho thực thể con người khi thể xác của y chết đi? Dần dần th́ những ǵ chất chứa trong tâm trí được phát triển phối hợp với cái thể xác ấy đều bị vứt bỏ. Điều được phát biểu trong kho tài liệu Thông Thiên Học là thuộc về những sự thay đổi sau đó diễn ra trong những bức tranh về t́nh huống sau khi chết ắt mô tả tỉ mỉ được qui tŕnh kư ức bị tan ră này từng lớp một. Khi một vài bộ phận biến mất, th́ những bộ phận khác vẫn c̣n lại, và tâm thức tập trung vào những bộ phận c̣n lại. Điều này diễn ra theo những định luật tâm lư cho đến khi chỉ c̣n lại những kư ức về t́nh thương, về hạnh phúc không bị pha loăng và những giây phút đẹp đẽ nhất trong cuộc đời vừa mới trải qua, nhưng tất cả những thứ này cũng mờ nhạt đi khi năng lượng cấp linh hồn cho chúng đă bị cạn kiệt.

Con người là một thực thể sống động, vào lúc cuối kiếp sống trên trần thế của ḿnh bị biến đổi trong những t́nh huống mà y trải qua sau khi chết, do việc ṃn mỏi đi của lớp vỏ (hoặc các lớp vỏ) mà hoạt động của y tập trung vào đó lúc bấy giờ, và sự mờ nhạt đi của những kư ức mà lớp vỏ ấy thể hiện. Khi những kư ức mờ nhạt đi, th́ sự bám víu vào những kư ức ấy cũng biến mất. Kư ức vẫn c̣n và chỉ hoạt động chừng nào mà chúng được làm linh động trở lại bởi những t́nh huống hoặc trải nghiệm mà chúng đă xuất phát từ đó. Khi mối liên kết với cơi trần đă hết rồi, th́ không c̣n qui tŕnh làm sinh động trở lại nữa. Bởi v́ mọi ham muốn đều dựa vào kư ức, cho nên những ham muốn nào ám ảnh hoặc gây ảnh hưởng tới thực thể cũng không c̣n nữa. Khi trường hợp này xảy ra như vậy, th́ đó là một thực thể đă được chuyển hóa xuất lộ từ qui tŕnh ấy. Ta có thể dùng những thuật ngữ tiếng Bắc phạn để diễn tả, là kama manas tức t́nh tưởng (desire-mind) trở thành manas thuần túy tức thuần tưởng (pure manas). Lớp vỏ được rũ bỏ đi khi nó đă trở nên vá víu và bị rút gọn lại thành những mảnh vụn. Nó phần lớn là biểu diễn cho phàm ngă tạm bợ, để phân biệt với Chơn ngă c̣n sống sót, gọi như vậy v́ đó là một đơn vị tâm thức chứ không phải là một chơn ngă theo ư nghĩa độc quyền hẹp ḥi. Mọi điều trong bản chất của một người được tập nhiễm qua môi trường xung quanh đều rớt vào qui tŕnh bị tan ră. Chỉ những điều ǵ được nở hoa từ bên trong, biểu hiện một bản chất khác không hề bị tập nhiễm th́ mới c̣n lại trong cái Chơn ngă sống sót đó. Thực thể vốn trải qua qui tŕnh sự chết bèn trở lại tái sinh, sau khi đă quên mất quá khứ. Quá khứ hoàn toàn bị rửa sạch và quên lăng, không c̣n một dấu vết nào sót lại nơi cái tâm thức vừa mới xuất lộ. Cá thể nào trở lại tái sinh th́ thực tế là một thực thể mới, không c̣n nhớ ǵ về điều cũ, và dường như rất giống như một linh hồn mới từ trên trời rớt xuống, theo như một số người tin tưởng.

Cái cũ chỉ được biến hóa thành cái mới bằng cách rũ bỏ những sự tích lũy của nó, và sự sống, vốn không bị tuyệt diệt bao giờ, bắt đầu lại thành một mầm mống tâm thức trên trần thế. Mầm mống này bành trướng rất nhanh, tiếp xúc với sự vật này tới sự vật kia về mọi mặt, rồi đi theo cái kiểu mẫu phát triển thông thường, mặc dù chẳng phải là không biến đổi. Đôi khi một đứa trẻ lại phát triển sớm quá, nhưng rồi sau này lại té ra trở thành một thông lệ đă bị chết cứng và ù ĺ. Đôi khi cái cây cũng nở hoa muộn. Trong những năm tháng ấu thơ, đứa trẻ có thể dường như là mơ mộng, lơ đăng, nhưng về sau tới một khi mà cái phẩm tính bẩm sinh của nó đột phát bất ngờ. Có đủ thứ những sự không đều đặn và biến thiên, do sự kiện là có nhiều yếu tố nơi mỗi một trong chúng ta và chúng được đưa vào tiếp xúc với những t́nh huống biến dịch.

Từ cái gốc rễ tinh thần bất diệt và từ những yếu tố thông linh bám dính c̣n tồn tại, một cái cây hằng sống mới nở ra, và đó là hiện tượng sinh trưởng. Eliphas Lévi dùng cái dụ ngôn là ‘một suối nguồn tươi trẻ khi một bên nhúng vào tuổi già rồi từ đó bên kia là đưa ra tuổi thơ’. Cái ao quên lăng chứa đựng những nước làm cho trẻ lại. Người già có lẽ là khó tính và khó chịu lại trở thành một đứa trẻ, dịu dàng, ham vui và dễ thương - một sự biến hóa không thể tin được.

Bản chất của sự sống, khi nó không bị ước định điều kiện hóa bởi bất cứ cơ thể đặc thù nào vốn giới hạn và ước định điều kiện hóa nó, th́ khác hẳn với khi nó bị ước định điều kiện hóa. Những phẩm tính và năng lượng của nó bị mờ đục đi và được cơ thể đưa xuống tới cái mức độ hoạt động của chính ḿnh. Sự sống tự thân nó tách rời khỏi bất kỳ h́nh tướng nào mà nó khoác lấy đều luôn luôn tươi trẻ, nhưng cái cơ thể mà nó đồng nhất hóa với lại cứng rắn đi rồi bị thoái hóa. Khi sự sống tuôn chảy tự do th́ nó có một phẩm tính khác hẳn với cái mà nó biểu hiện khi bị cản trở bằng những yếu tố gia nhập vào ḍng chảy của nó, làm nó bị mờ đục và nhuộm màu cho nó. Ta thấy phẩm tính bẩm sinh của sự sống ở mức vật lư chỉ khi nó bắt đầu, giống như những chiếc lá non vào mùa xuân và sự mềm mại của mọi điều c̣n trẻ, bởi v́ chẳng bao lâu sau nó sẽ bị hủy hoại bởi những sự thay đổi thù nghịch với sự biểu hiện tự do của nó. Đứa trẻ có một phẩm tính tươi mát; thiếu niên, cho dù là trẻ con nam hay nữ, cũng chỉ tươi mát về cơ thể nhưng về tâm trí th́ cứ đều đều mất đi cái sự tươi mát ấy; con người ở tuổi trung niên tỏ ra có rất ít sự tươi mát như thông lệ; và khi y già đi th́ y chẳng những trở nên có thân h́nh héo úa, mà c̣n bị khô cứng và bị co rút trong tâm trí và tâm hồn, chỉ có thể hoạt động được trong một vài lối ṃn nhỏ hẹp. Thể xác bị già đi theo bản chất của mọi sự việc, qua những phản ứng hóa học, sự thoái hóa của các tế bào và nhiều qui tŕnh mà tâm trí của y không thể kiểm soát được. Không ai có thể chận lại được việc thể xác bị già đi. Có lẽ người ta có dự tính cho con người học hỏi một vài sự việc thông qua những sự mất khả năng mà nó áp đặt. Nhưng tại sao người ta lại bị già đi trong nội tâm? Lời giải đáp cho điều này là y đă bị chậm lại, bị khô cứng lại và bị hẹp ḥi lại bởi cái qui tŕnh tích lũy, mà kết quả của nó đă bị rửa sạch trong ‘nước quên lăng’. Nếu người ta quan sát cái qui tŕnh mà nó diễn ra trong khi y đang sống, th́ y có thể giải thoát ḿnh khỏi điều ấy. Cái qui tŕnh ấy đă làm cho y vướng mắc với hết sự việc này tới sự việc khác vốn mang lại cho y khoái lạc, mà y rất thèm khát và muốn chiếm hữu, cho dù đó là tiền bạc, địa vị, lời khen, quyền lực, quan hệ t́nh dục hoặc bất cứ thứ ǵ khác nữa.

Eliphas Lévi có nói tới sự chết là ‘sự hiển linh của người sống’. Ông dường như ngụ ư rằng người ta có thể chết trong khi vẫn c̣n sống, mà cốt lơi là sự thay đổi do Thiên nhiên tác dụng qua cơ chế của nó một cách tuần hoàn, nhưng có thể được tạo ra một lần cho dứt khoát một cách tự do và tự nguyện thông qua trí thông minh của ḿnh với sự hiểu biết trọn vẹn của điều ǵ xảy ra. Người ta có thể được hiển linh trong khi vẫn c̣n sống, giống như Chúa Giê su đă hiển linh. Vậy là sự sống trong vật chất, nghĩa là bị bóp nghẹt bởi sự dính mắc vào tất cả những ǵ mà vật chất hàm ư, đều có thể chuyển thành sự sống nơi Tinh thần, tức sự sống với tự do riêng của chính ḿnh lớn nhanh thành ra những sự rực rỡ không ai biết nổi.

Eliphas Lévi có đưa ra một nhận xét khác về sự chết bằng một phong cách sống động và thi vị: ‘Những xác chết là toàn thể, cũng giống như mọi người đều là một cây hằng sống, vốn sẽ vẫn c̣n có mọi cái lá của nó vào mùa xuân’. Sự sống xét theo toàn thể, cũng giống như mọi người đều là một cây hằng sống, và những xác chết không chỉ là về mặt thể chất - ngay cả những tế bào trong cơ thể, vốn chết đi hằng triệu trong khi cơ thể xét theo tổng thể vẫn c̣n đang sống và thịnh vượng th́ đều có thể được coi là những chiếc lá đă chết - nhưng cũng có thể là trên cơi trung giới và cơi trí tuệ. Trong kho tài liệu Thông Thiên Học buổi sơ thời có nhắc tới các ‘u hồn’ vốn chẳng qua là những tàn tích tinh anh của thực thể đă qua đời, được làm cho linh hoạt trở lại bởi một loại năng lượng tư tưởng nào đấy hoặc là bởi một thực thể nào khác vốn không cảm thấy ghê tởm ǵ đối với chúng mà lại có thể sử dụng được chúng. Ngoại trừ đối với một vài nhóm nhà thần linh học và có lẽ một số nhà huyền bí học đi lạc đường, th́ tâm trạng hiện nay trong thế giới hiện đại không ưu ái và chú ư tới những hiện tượng ở vùng biên chẳng hạn như các loài tinh linh, hoặc là âm ma, hoặc là u hồn v.v. . . mà trong quá khứ dường như có liên quan nhiều với con người hơn hiện nay. Cũng giống như những chiếc lá chết rớt xuống khỏi cái cây, trong khi cái cây vẫn c̣n đang sống, những tàn tích này thể hiện những khuynh hướng t́nh tưởng (kāma-mānasic) của thực thể đang rút lui, ắt rơi rụng ở một giai đoạn nào đó của tiến tŕnh này và như thông lệ là sẽ tan ră. Cái cây sẽ có những lá mới mẻ vào mùa xuân bởi v́ bản thân sự sống vốn vĩnh hằng và bất diệt. Cây hằng sống mà mọi người đang tăng trưởng theo định kỳ và rồi lại chết đi đối với gốc rễ của ḿnh. Cái cây này sẽ tiếp tục phải chịu những sự thay đổi cho đến khi nó hoàn toàn được biến đổi và trở thành một cây hằng sống minh triết, không phải là cây tri thức thiện ác. Nói cách khác, khi toàn bộ bản thể của một người biểu hiện một bản chất Minh triết, th́ ắt chẳng có ǵ phải rơi rụng đi; và những chiếc lá cấu thành biểu hiện của nó ắt luôn luôn giống như những chiếc lá vào mùa xuân, cứ tươi mới măi măi, mà không có yếu tố nào khiến cho chúng bị thoái hóa.

Éliphas Lévi nối tiếp bằng nhận xét rằng ‘sự phục sinh của con người măi măi giống như những chiếc lá này’. Để được phục sinh không là tái sinh vào vật chất, mà là sinh vào Tinh thần vốn phi thời gian và do đó không bị hư hoại. Năng lượng vốn ở nơi luồng sống cá thể lại thăng lên nhập vào Tinh thần, khi nó không c̣n bị hút về phía những lối thoát của vật chất và cảm xúc.

Trong thần thoại học của Ấn Độ, nơi đó có nhiều sự thật được biểu thị dưới dạng ẩn dụ hoặc dụ ngôn, là một phương pháp được sử dụng nhiều vào thời xưa của con người, th́ nghe đâu các Thiên thần đều có ba thuộc tính. Ở đây ta phải nêu rơ rằng từ ‘thiên thần’ hoặc chư thiên được dùng để chỉ những lớp khác nhau các thực thể phi vật lư, xếp hàng từ những tinh linh thiên nhiên nghịch ngợm, vốn giống như những đứa con nít, c̣n đầu kia của thang bậc này là những thực thể cao siêu có bản chất và hoạt động mà con người ít có thể quan niệm được. Giữa đó là những Chư thiên, mặc dầu không có thể xác nhưng lại là con người xét theo bản chất thông linh. Thần thoại đề cập tới sự xuất hiện dưới dạng thể chất của những Chư thiên mang dạng người. Như vậy người ta có thể phát hiện thấy rằng họ là Chư thiên, nghe đâu qua ba dấu hiệu. Các dấu hiệu được đề cập tới đều mang tính thể chất, nhưng có thể được thuyết giải là nhằm nói tới hoặc là bản chất thông linh hoặc là bản chất tinh thần của những thực thể ấy. Một dấu hiệu là Chư thiên không bao giờ đổ mồ hôi, c̣n dấu hiệu khác nữa là Chư thiên nh́n không chớp mắt, và dấu hiệu thứ ba là Chư thiên không để lại một bóng phía sau. Chư thiên không đổ mồ hôi bởi v́ cơ thể ấy chỉ là một h́nh tướng được hiện h́nh ra, có thể làm điều mà Chư thiên muốn, chứ không phải là một cơ thể được tổ chức giống như chúng ta. Nhưng có gợi ư rằng cái cách thức mà Chư thiên sống và hành vi là không có nỗ lực. Khi không có sự căng thẳng hoặc đe dọa trong khi làm điều ǵ mà người ta muốn làm, th́ luôn luôn có sinh lực và sự tươi mới. Chắc chắn là phải có việc tiêu tốn năng lượng nhưng lại có một việc sinh lực tràn vào tương ứng.

T́nh huống là không chớp mắt có thể do sự kiện đây là một tạo vật nhân tạo, cơ thể không có mọi qui tŕnh sinh lư tỉ mỉ, nhưng nó cũng gợi ư là chú ư không suy xuyển, xuất phát một cách không có nỗ lực từ sự quan tâm tới điều mà ḿnh quan sát hoặc đang làm. Chư thiên nghe đâu có thể giao tiếp với bất cứ cái ǵ thu hút ḿnh mà không có ǵ làm lung lay hoặc lệch lạc sự chú ư của ḿnh, mà cái trí không bị tâm viên ư mă.

Chư thiên không để lại một bóng về mặt thể chất, có lẽ v́ h́nh tướng vốn là hăo huyền cho nên không đủ cô đặc. Nói một cách bóng gió, th́ điều này có nghĩa là Chư thiên có bản chất trong suốt chứ không phải trong mờ. Những đặc trưng thể chất nêu trên có lẽ ngụ ư biểu thị cái loại thực thể này là ở trạng thái tinh thần. Phẩm tính không mờ nhạt đi của nó xuất phát từ luồng lưu chảy sinh lực ở bên trong. Khi suối nguồn ở bên trong không bị phong bế hoặc cản trở, th́ luồng này xuất phát từ nó có những phẩm tính tươi mát và trong trẻo cố hữu ở nước thuần túy của cuộc đời. Người đă phục sinh được so sánh với những chiếc lá vào mùa xuân, phải được giả định là có những phẩm tính tinh thần nêu trên, nghĩa là hành động không cố gắng, tỉnh táo không ngừng (một sự tỏa lan thường hằng của tâm thức) và sự thanh khiết khiến cho bản chất của ḿnh được trong suốt.

Có một phát biểu đáng chú ư sâu sắc do J. Krishnamurti đưa ra khi ông bảo (hoặc dường như bảo) rằng sự chết, sự sống và t́nh thương chỉ là một thứ. Tŕnh bày dưới dạng ấy th́ có thể dường như chúng ta không hiểu nổi. Nhưng phát  biểu này có thể nhắm nói tới một trạng thái hiện tồn của tâm trí và tâm hồn, vốn có bản chất của cả ba thứ trên -  chết mỗi lúc đối với mọi mẩu tích lũy tạo thành quá khứ, sự lớn nhanh xum xuê của sự sống luôn luôn vào cái lúc vốn là hiện tại, và t́nh thương vốn cũng tự biểu lộ ra trong cái khoảnh khắc ấy như một điều ǵ đó bao giờ cũng mới, có một phẩm tính không dựa trên thời gian.

Sự sống và sự chết giống như hai mặt của một đồng tiền. Chúng là những hiện tượng giống như mặt trời mọc và mặt trời lặn. Mặt trời có thể lặn ở Madras, Ấn Độ, và cùng lúc đó mọc ở Chicago, Mỹ. Một người chết đối với thế giới này, nhưng cùng lúc đó y lại xuất hiện ở đâu đó. Cả sự mọc và sự lặn đều là những hiện tượng hăo huyền do trái đất quay xung quanh trục của ḿnh và mặt phẳng chân trời của ta bị nghiêng so với các tia sáng mặt trời, trong khi mặt trời vẫn cố định là trung tâm điểm của thái dương hệ. Nếu mặt trời tiêu biểu cho Tinh thần tức Sự sống ở nguồn cội th́ Tinh thần theo lời Chí Tôn Ca lại bất sinh bất diệt - mặc dù trong một thư của Thánh thư các Chơn sư có nói, ‘Tinh thần trong vật chất chính là sự sống’. Sự sống có thể tồn tại dưới nhiều dạng và nhiều cấp độ khác nhau. Sự triệt thoái của Sự sống để không vướng mắc vào vật chất, vốn là sự chết, ắt lại khôi phục nó vào t́nh trạng nguyên thủy, vốn là sự phục sinh của Tinh thần tức tự do. Sự triệt thoái này là một qui tŕnh quét sạch quá khứ được phản ánh trong hiện tại, và cùng lúc đó phục hồi lại sự tự do bởi thực thể nào đă để cho ḿnh, trong khi vô minh, bị giam hăm bên trong những kư ức và những sự ám ảnh đă được tích lũy trong quá khứ ấy. Việc tan biến của sự tích lũy hết lớp này đến lớp kia chính là ‘sự đắm ḿnh vào quên lăng’ để phục hồi sự sống cá thể về t́nh huống nguyên thủy là mới mẻ và ngây thơ vô tội. Điều ǵ được rửa sạch đi không phải là bản chất của chính nó, mà khi nó chói sáng ra ắt tỏ lộ vẻ sáng riêng biệt của nó giống như vàng ṛng so với lại cặn bă đă bị lấy đi, hoặc giống như những chiếc lá vào mùa xuân. Khi tất cả những thứ đă tích lũy trong qui tŕnh thời gian mất đi rồi th́ cái vốn vĩnh hằng mới biểu hiện ra được.

Sự sống đă được biệt lập ngă tính và h́nh tướng măi măi đi cùng với nhau. Ắt phải có một loại lớp vỏ nào đó để biểu lộ sự sống, không nhất thiết là thể xác. Nếu không có bất kỳ h́nh tướng nào mà nó có thể tác động thông qua đó, th́ Sự sống chỉ có thể tồn tại dưới dạng một tiềm năng, mà đối với chúng ta chỉ là một điều trừu tượng. Khi nhắc tới Tinh thần, Thánh thư của Chơn sư được trích dẫn trước kia có dạy rằng: ‘Tinh thần thuần túy và vô ngă tự thân nó là ǵ? Một Tinh thần như thế không phải là một thực thể, một sự thuần túy trừu tượng, một sự thuần túy trống rỗng đối với những giác quan của ta, thậm chí đối với giác quan mang tính tinh thần nhất’. Bởi v́ Tinh thần trong vật chất là Sự sống, nên xét về cội nguồn cả hai đều như nhau. Năng lượng mà ta gọi là Sự sống, mặc dù nó tỏa lan trong không gian, vẫn có thể chứa đựng ḿnh trong một điểm mà xét theo biểu kiến là như vậy trong chu kỳ hoại không (pralaya), đêm đen của Brahma (Đấng thiêng liêng qua sự biểu lộ đầu tiên), theo sách vở cổ truyền của Ấn Độ, khi mọi thứ trong vũ trụ đều trở về cội nguồn của nó. Đêm này nối tiếp theo một nhịp điệu tuần hoàn ngày của Brahma, là thời kỳ hoạt động của vũ trụ, được gọi là chu kỳ thành trụ (manvantara). Nghe nói cũng có những chu kỳ hoại không nhỏ hơn, trong đó không phải toàn thể vũ trụ mà những bộ phận cấu thành các hệ thống tự thân nó cũng rớt vào t́nh trạng ngủ lơ mơ hoặc tiềm tàng giống như vậy, mà ta có thể gọi như thế. Nhưng ngoài những thứ này ra c̣n có khái niệm nitya pralaya, có thể được dịch là ‘pralya hoặc chết vào mỗi lúc.’ Điều này có thể nhằm nói tới sự chết của cả triệu người, cũng như những sinh linh khác đang xảy ra từng lúc một. Nó cũng có thể nhằm nói tới cái trạng thái tâm trí và tâm hồn trong đó có sự chết đi với mọi trải nghiệm, cho dù là khoái lạc hay đau khổ, trong trường hợp này nó ắt cũng là một sự phục sinh vào mỗi lúc. Được chết đi như thế là việc măi măi để cho mặt trời mọc của tâm thức cá thể đối với điều ǵ đă qua và cùng lúc đó là mọc với cái ǵ đang hiện tại.

Chết và Sống bao giờ cũng trộn lẫn vào nhau. Cả hai dường như hiện diện ở cùng một chỗ, như chẳng hạn sự sống trong cơ thể xét chung và sự chết của các tế bào vốn cấu thành cơ thể. H́nh tướng hoặc tổ chức là một sự vật bao gồm các bộ phận và chu kỳ sống của tổng thể không trùng với chu kỳ sống của các bộ phận. Trong một quyển sách rất đáng chú ư tựa đề là Giấc mơ của Ravan, do một tác giả vô danh đóng góp dưới dạng chuyện đăng từng kỳ cho tạp chí của Đại học Dublin vào giữa thế kỷ vừa qua, nghe đâu toàn thể trái đất này là một nhà xác khổng lồ, khi người ta nh́n vào quá khứ của nó. Vô số chủng loại sinh linh đă chết đi trong hằng triệu năm và trái đất lại gieo rắc với đất bụi và những mảnh vụn của cơ thể của chúng. Thế nhưng ở giữa cái đă chết lâu rồi và cái đang chết vẫn có sự sống dưới mọi h́nh thức dáng vẻ và sự vinh diệu. Suối nguồn sự sống, vốn ở dưới đất, chẳng bao giờ ngừng hoạt động và nước của nó thoát ra qua mọi lối thoát có thể được. Mặc dù Thời gian hủy diệt tất cả, nhưng nó chỉ hủy diệt những h́nh tướng của vật chất. Nó không thể đụng tới Sự sống hoặc Tinh thần, vốn bao giờ cũng ở trong cái giây phút lăng đăng mà ta gọi là hiện tại, bao giờ cũng ở ngoài tầm nanh vuốt của Thời gian.

Éliphas Lévi tiếp tục bảo rằng ‘những h́nh tướng hữu hoại đều bị điều kiện hóa ước định bởi những loại h́nh bất tử.’ Việc dùng từ ngữ ‘điều kiện hóa ước định’ ở đây có nghĩa là các h́nh tướng hữu hoại, nghĩa là mỗi sinh linh đều khoác lấy một h́nh dạng phải chịu ảnh hưởng của loại h́nh bất tử, là nguyên mẫu tức là Ư niệm của Plato. Trong tác phẩm Vén Màn Bí Mật Nữ thần Isis, H. P. Blavatsky đưa ra phát biểu cho rằng ‘mọi điều hữu hoại đều có một âm bản bất tử, là nguyên mẫu của nó trên trời’. Ở đây trời có nghĩa là cơi trời của những Ư niệm Thượng Đế. Bà nói tới con người hữu hoại, trong khi những h́nh tướng hữu hoại của Eliphas Lévi bao gồm cả loài động vật và thực vật. H́nh tướng hữu hoại phải được coi là một điều xấp xỉ gần đúng, tuy nhiên xét theo từ một khoảng cách xa, đối với lại âm bản bất tử của ḿnh và có những sợi dây mảnh mai nối liền với nó. H. P. B. bảo nó có ‘liên kết không thể bị tan vỡ với cái nguyên mẫu ấy’, trong trường hợp con người th́ ‘được nối kết hợp nhất bởi nguyên khí trí tuệ-tinh thần nơi y’. Nguyên khí trí tuệ không phải là cái trí chịu ảnh hưởng của đủ thứ loại h́nh ham muốn và cảm giác, mà là một sự mở rộng thuần túy từ Tinh thần thật sự là công cụ của Tinh thần. Eliphas Lévi dường như bảo rằng đối với mọi vật bất toàn và do đó hữu hoại, đều có một loại h́nh tương ứng ở đâu đó vốn toàn bích và bất diệt. H́nh tướng hữu hoại này là một toan tính về phần thiên nhiên để uốn nắn cái kiểu mẫu của loại h́nh bất tử đó. Do vậy ông bảo rằng: ‘Mọi thứ đă sống trên trần thế đều sống ở đó, đều vẫn c̣n sống ở đó nơi những kiểu mẫu mới trong loại h́nh của chúng’.

Mọi loại động vật đă từng một lần ở trên mặt trái đất nhưng từ đó đă biến mất. Những tạo vật mà ta thấy ngày nay là những kiểu mẫu điển h́nh mới. Ở những thời kỳ khác th́ có những h́nh tướng ở những giai đoạn khác nhau của qui tŕnh tiến hóa là kiểu mẫu điển h́nh của cùng một loại h́nh bất tử. Không có gợi ư nào về sự luân hồi ở đây - sự tham chiếu là đối với các loại h́nh. Người ta có thể gọi những h́nh tướng hữu hoại ở dưới đây là h́nh bóng của những h́nh tướng toàn bích ở đâu đó. Nói cách khác, trong sự tiến hóa có một sự nối tiếp các h́nh tướng, mỗi cái tốt hơn cái trước đó và xét về một số phương diện lại khác hẳn, nhưng tất cả chúng đều phản ánh ở nhiều mức độ hoặc phương thức khác nhau của cùng một kiểu mẫu hoặc loại h́nh lư tưởng. Eliphas Lévi, khi nói tới những h́nh tướng hữu hoại, đều biểu thị rằng trong khi có thể có sự chết về mặt này th́ lại có một điều ǵ đó bất tử tương ứng với h́nh tướng hữu hoại ở mặt kia. Sự chết là đối thể của tính bất tử.

Eliphas Lévi lại nói thêm rằng ‘các linh hồn đă quá cố vượt qua được loại h́nh của ḿnh sẽ nhận được ở đâu đó một h́nh tướng mới dựa trên một loại h́nh hoàn hảo hơn giống như khi họ leo lên trên nấc thang các thế giới’. Nói cách khác, có loại h́nh và có những điều gần giống với loại h́nh. Khi sự sống ngự bên trong tức là linh hồn đă tiến hóa vượt quá những giới hạn của loại h́nh ấy, th́ nó nhận được ở đâu đó cái loại h́nh mới mẻ này mà ông nhắc tới. Có thể ông có ư niệm về sự sống ở một cơi khác hoặc hệ thống khác. Nếu linh hồn cá thể đă đạt tới đỉnh cao có thể đạt được trong một vài t́nh huống, th́ họ có thể tiến lên tới một tập hợp các t́nh huống khác ở đó họ có thể tiến hóa thêm nữa hướng về một loại h́nh cao hơn, bởi v́ năng lực của những linh hồn này là vô tận và vô biên.

Sau khi đề cập tới những nguyên mẫu của vạn vật đang tồn tại, th́ ông nói tới linh hồn của con người và bảo rằng, ‘Có thể nói linh hồn của chúng ta là âm nhạc mà các cơ thể của ta là nhạc cụ, nhưng nó không thể khiến cho người ta nghe được nó mà không phải qua trung gian vật chất - đây chính là ư tưởng mà Plato đă diễn tả khi bàn về bản chất của linh hồn.

Âm nhạc có những tác dụng khác nhau đối với con người và khác nhau rất nhiều về phẩm tính. Nó có thể trở thành chỉ là việc tŕnh bày một nhịp điệu; và nó cũng có thể dễ dàng biến thành một sự phăng hoang tưởng phi thực chất. Thật vậy, có những tác phẩm âm nhạc được gọi là ‘phăng’ hoang tưởng (Fantasia); nghĩa là âm nhạc của chúng gần giống như một giấc mơ. Trong cấu tạo của con người, cái loại h́nh tác động và trải nghiệm này có liên quan tới thông linh, là cái loại linh hồn tinh anh bán vật chất, để phân biệt với hồn thiêng vốn là một biểu hiện của Tinh thần. Mọi sự mơ mộng có bản thể là một sự phóng chiếu của chính cái bản ngă thông linh. Hồn thiêng, buddhi, không mơ mộng, v́ chính bản chất của Tinh thần là thức tỉnh theo cái nghĩa bao giờ cũng nhận thức được điều cần phải nhận thức là ǵ. Khi linh hồn đó không thức tỉnh và hoạt động th́ nó có thể triệt thoái vào một trạng thái hoại không (pralaya) mà đối với nó là một trạng thái tuyệt đối, hoặc samādhi, một thuật ngữ quen thuộc của Ấn Độ mà người ta rất thường đồng nhất hóa sai lầm với t́nh trạng vô ư thức hoàn toàn. Tinh thần tức là hồn thiêng mà nhận thức được điều ǵ th́ đó ắt phải là sự thật, nhưng sự thật vốn nội tại bên trong ḿnh và vô hạn. Hồn thiêng là một hiện thân của bất cứ bộ phận nào của cái chân lư mà nó đă có thể được rút vào bên trong bản thân.

Tác động của thông linh, cũng như là của biệt ngă tinh thần của con người, những giấc mơ và sự thực chứng của chúng có thể được biểu diễn dưới dạng âm nhạc. Nhưng người ta phải có một sự phân biệt rơ rệt giữa âm nhạc hấp dẫn những bộ phận của bản chất thông linh, thường thường là một điều phối hợp, và âm nhạc ắt biểu diễn các trực giác hoặc sự thực chứng của hồn thiêng. Phẩm tính của âm nhạc ắt khác nhau tùy theo đó.

Âm nhạc có thể gây ra các tâm trạng khác nhau và những trạng thái xúc động, và ta có thể nhận ra được điều này và nghiên cứu nó trong âm nhạc Ấn Độ. Những bậc thầy lăo luyện của âm nhạc thời xưa đều vui hưởng việc tạo ra âm nhạc có thể khởi dậy tâm trạng yêu thương, thanh thản, phiền năo, hành động đầy nghi lực v.v. . . Ngài Byron đă viết một bài thơ về Alexander Đại đế để minh họa cho sự tương phản đáng ngạc nhiên về tâm trạng mà âm nhạc có thể tạo ra.

Có sự thật hoặc vẻ đẹp mang bản chất độc nhất vô nhị trong mỗi con người cá thế, nhưng nó được chôn sâu nơi y đến nỗi mà thật khó nhận thức ra được nó. Vẻ đẹp hoặc sự thật này biểu lộ ra nơi hồn thiêng và được phản chiếu từ nó qua tính t́nh và tầm nh́n của y. H. P. B. khi dịch buddhi là hồn thiêng, đă cho nó một độ sâu ư nghĩa mà người ta rất thường bỏ qua khi sử dụng thuật ngữ đó theo thông lệ. Buddhi hiển nhiên có nhiều ư nghĩa, v́ bất cứ người nào lưu ư thấy trong những ngữ cảnh khác nhau th́ nó lại được dùng khác nhau như  trong Chí Tôn Ca có nói. Bản chất của nó uốn nắn thông linh để phù hợp với nó, vốn là một bộ phận của qui tŕnh khiến cho toàn bộ bản chât của con người được đưa vào để ḥa hợp với nguyên mẫu của ḿnh. Lúc bấy giờ thông linh trở thành một phiên bản mở rộng của tinh thần, là một phiên bản trong một phong cách khác, với những nốt nhạc khác, với có lẽ là sự cầu kỳ hơn, nhiều chi tiết hơn để minh họa cho những phẩm tính tinh thần, nhưng không nhất thiết là có ít độ sâu hơn, ít đạt tới bên trong hơn và sâu lắng hơn, và ít có những gợi ư không ai biết được đă từng ngự trong mỗi hạt của cái bản chất Tinh thần. Bản chất thông linh được chuyển hóa hoặc hiển linh, trong khi hồn thiêng chỉ bộc lộ ra, và đó là sự bộc lộ của điều đă hiện diện trong đó rồi. Qui tŕnh đưa bản chất thông linh để nó ḥa hợp hoàn toàn với tinh thần có thể được coi là một qui tŕnh uốn nắn trở lại hoặc định h́nh trở lại, nó vẽ bức tranh theo kiểu mới, hoặc thay đổi một tŕnh độ thông thường qua những biến thiên rồi khiến cho nó thành một tác phẩm âm nhạc đẹp đẽ không thể tưởng tượng được. Tất cả những điều này là những ví dụ tương tự bằng những cách khác nhau để diễn tả cùng một sự thật. Bất cứ khi nào y tạo ra một quan niệm nào đấy về linh hồn th́ rất có thể, ít ra về một số mặt nào đấy, là nó bị hiểu lầm hoặc thiếu sót. Bản chất của nó chỉ có thể được gợi ư bằng những ví dụ tương tự. Ta không thể truyền đạt nó cho người nào không có được sự lĩnh hội cần thiết để hiểu thấu nó. Phát biểu của Eliphas Lévi cho rằng ‘có thể nói linh hồn là âm nhạc’ mà không có một cơ thể hoặc các cơ thể, không thể được hiển minh và diễn tả, mở ra nhiều viễn cảnh tư tưởng, cũng như nhiều phát biểu khác nữa trong bài báo của ông.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS