Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ THẦN NHÃN

(Difficulties in Clairvoyance)

 Tác giả C. W. Leadbeater

Tủ sách Adyar                                                         Tập sách 100

Bản Dịch: Chơn Như - 2013

 

 NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ THẦN NHÃN 

In lại từ Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, quyển xxxv

Nhà xuất bản Thông Thiên Học, Adyar, Madras, Ấn Độ.

Tháng 4 năm 1919

 

1.   Vào thời kỳ đầu của Hội Thông Thiên Học, trong số chúng ta có một ấn tượng thịnh hành là không thể mở thần thông trừ phi người nào lúc bẩm sinh đã có được một thể xác thuộc loại hình thích hợp – một số người có bản chất thông linh do kết quả của những nỗ lực trong các kiếp trước, còn những người khác không được ưu đãi như vậy, không có nguồn lực nào mà phải tận tụy tha thiết với bất cứ thứ gì họ có thể làm được trên cõi trần với hi vọng là nhờ vậy họ có được đặc quyền kiếp tới sẽ sinh ra với một hiện thể thông linh. Kiến thức đầy đủ hơn vào những năm sau này trong một chừng mực nào đó đã làm thay đổi ý kiến ấy; giờ đây tôi hiểu rằng nhờ có một vài sự kích thích bất cứ hiện thể nào được tẩy trược bình thường cũng bộc lộ được một phần năng lực thông linh và chúng tôi không còn tin chắc như chúng tôi đã từng tin rằng việc có được những lực thông linh bẩm sinh quả thật là có lợi. Hoàn toàn rõ ràng rằng nó có lợi về một số phương diện nào đấy và nói chung nó có lẽ là có lợi, nhưng theo kinh nghiệm cho thấy rằng nó thường gây ra những khó khăn nghiêm trọng trong thực tế.

2.   Đứa trẻ nào có năng khiếu thông linh và biết được – một thế giới mà những đồng loại kém may mắn hơn chưa biết được – thế giới của các vị thổ thần và thần tiên, thật sự đánh bạn với loài thú vật và chim chóc, với cây cỏ và hoa lá, sống đồng cảm với mọi tâm trạng của thiên nhiên th́ đó là một thế giới tự do hơn, ít dơ dáy hơn và có thực hơn nhiều so với cái vòng tẻ nhạt của cuộc sống đời thường hằng ngày. Nếu nó được may mắn (may mắn rất hi hữu) có những phụ huynh nhạy cảm biết đồng cảm với nó về mọi vấn đề này và giải thích cho nó rằng cái thế giới thần tiên của nó không hề riêng biệt mà chỉ là một bộ phận cao hơn và lãng mạn hơn của cuộc sống xưa kia trên trái đất mà chúng ta đã từng nếm trải một cách tuyệt vời và khả ái, do đó sinh hoạt đời thường hằng ngày hiểu cho đúng đắn đâu có gì buồn tẻ và u ám mà đầy dẫy những điều kỳ diệu linh động, niềm vui và vẻ đẹp.

3.   Ở đây chuyện thuận lợi không thành vấn đề mà tiếc thay như tôi đã vừa nói bậc phụ huynh nhạy cảm thật hiếm có cho nên thi sĩ, nghệ sĩ hoặc thần bí gia còn trong trứng nước mới nảy mầm hoàn toàn có thể lọt vào tay một trưởng giả thiếu đồng cảm, hoàn toàn không thể hiểu được mình và hoàn toàn bị đè bẹp bởi nỗi sợ hãi và oán ghét bất cứ điều gì bất thường để vượt lên trên một chút cái mức buồn tẻ chết người trong sự tự mãn khả kính của họ. Bấy giờ số phận của nó quả thật bất hạnh, chẳng bao lâu sau nó học biết được rằng mình phải sống theo kiểu hai mặt, cẩn thận che giấu những thực tại lãng mạn khỏi sự chế nhạo của đám vô đạo dốt nát rất thường khi dùng cái sự tàn bạo lưu manh của mình để đàn áp một cách dễ sợ nhất, bóp nghẹt hoàn toàn cái nhận thức vừa chớm nở về tinh thần rồi đẩy lùi nó vào trong cái vỏ cứng phòng thủ trong kiếp này. Thế là hằng trăm nhà thần nhãn có giá trị đã mất đi đối với thế giới này chỉ vì sự độc ác vô ý thức và ngu đần có hảo ý.

4.   Tuy nhiên có một số đứa trẻ trai và có lẽ còn nhiều hơn nữa là một số bé gái đã không hoàn toàn mất đi huyền năng của mình mà đem theo một số mảnh vụn của nó qua sinh hoạt khi trưởng thành; và rất có lẽ chính sự kiện chúng trực tiếp biết được như vậy về sự tồn tại của thế giới vô hình đã thu hút chúng nghiên cứu Thông Thiên Học. Khi điều đó xảy ra thì phải chăng năng khiếu thông linh là có lợi cho chúng?

5.   Chắc chắn là lẽ ra như thế. Chẳng những chúng biết được nhiều chuyện dưới dạng sự thật mình đã trải nghiệm mà còn những học viên khác chỉ chấp nhận đó là một giả thuyết khả hữu cần thiết mà chúng còn có thể hiểu được rõ rệt hơn nhiều những người khác mọi điều mô tả về các tình trạng cao siêu hơn nữa của tâm thức – những điều mô tả bởi vì bị gói ghém trong ngôn ngữ của cõi trần cho nên tất yếu phải bất toàn một cách thảm hại. Nhà thần nhãn không thể nghi ngờ sinh hoạt sau khi chết bởi vì người chết thường hiện diện trước mắt mình; y không thể hoài nghi sự tồn tại của những ảnh hưởng thiện và ác vì ngày nào y cũng nhìn thấy và cảm nhận chúng.

6.   Vậy là có nhiều phương diện mà thần nhãn có lợi ích không thể tính toán được. Nói chung, tôi nghĩ nó khiến cho cuộc đời người sở hữu nó hạnh phúc hơn; khiến cho y hữu dụng hơn đối với đồng loại so với y không có nó. Nếu luôn luôn được cân bằng nhờ lương tri và sự khiêm tốn thì thần nhãn quả thật là một năng khiếu thiên phú tuyệt hảo nhất; nếu không được thăng bằng như vậy thì nó có thể gây ra nhiều tai họa vì nó có thể lừa gạt cả người có thần nhãn lẫn những người tin vào y. Nếu người ta thật sự cẩn thận thì không sao; nhưng nhiều người đâu có chịu cẩn thận như vậy cho nên mới xảy ra điều không chính xác.

7.   Nhất là trong trường hợp khi người có thần nhãn cố gắng sử dụng những huyền năng của các thể cao bởi v́ trước hết y cần phải được rèn luyện lâu dài và kỹ lưỡng thì mới có thể sử dụng đúng đắn các huyền năng ấy; và hai là kết quả phải được đưa xuống qua nhiều hiện thể trung gian vốn gây ra nhiều cơ hội bị xuyên tạc. Một ví dụ nổi bật của loại công việc mà ta đang nói tới là soi kiếp, tức khảo cứu về lịch sử quá khứ hoặc kiếp trước của một người – điều này thường được gọi là soi kiếp, đọc gương chiếu nghiệp. Để có được những kết quả đáng tin cậy th́ người ta phải thực hiện nó thông qua thể nguyên nhân; và muốn đưa những kết quả quan sát chính xác xuống thành niên biểu trên cõi trần thấp hơn th́ ta phải hoàn toàn kiểm soát được bốn hiện thể thì mới trông mong có kết quả tốt được.

8.   Thể xác phải hoàn toàn khỏe mạnh v́ nếu nó không khỏe mạnh thì nó có thể tạo ra hão huyền và sự xuyên tạc phi thường nhất. Chỉ cần một chút việc khó tiêu, biến đổi một chút sự tuần hoàn bình thường của máu qua bộ óc hoặc về mặt số lượng, chất lượng hay tốc độ thì đều có thể làm biến đổi hoạt động của bộ óc ấy khiến cho nó hoàn toàn không đáng tin cậy để truyền những ấn tượng chuyển tải qua nó. Một tác dụng tương tự cũng có thể nảy sinh ra do bất cứ sự thay đổi nào trong dung lượng bình thường hay tốc độ của dòng sinh lực đang tuôn chảy qua thể xác thông qua lá lách. Cơ chế của bộ óc thật là phức tạp, và nếu cả bộ phận dĩ thái của nó (vốn tiếp nhận luồng sinh lực chảy qua) và vật chất thô trược (vốn tiếp nhận sự tuần hoàn của máu) mà hoạt động không hoàn toàn bình thường th́ không chắc có được bản báo cáo chính xác; bất kỳ sự bất thường nào ở mỗi bộ phận nêu trên đều dễ dàng có thể làm lu mờ hoặc quấy nhiễu khả năng tiếp nhận của nó để rồi tạo ra những hình ảnh méo mó hoặc lờ mờ về bất cứ thứ gì được trình hiện cho nó. 

9.   Thể vía cũng phải được kiểm soát hoàn toàn và điều này ngụ ý nhiều hơn mức người ta giả định ban đầu bởi v́ thể vía là nơi cư ngụ tự nhiên của ham muốn và xúc động cho nên hầu hết mọi người thường có thể vía ở tình trạng kích động, náo loạn. Điều cần thiết không phải là cái mà ta thường gọi là bình tĩnh; đó là một mức độ bình an cao siêu hơn nhiều mà ta chỉ đạt được qua việc rèn luyện lâu dài. Khi người ta tự mô tả mình là bình tĩnh th́ y chỉ ngụ ý rằng lúc ấy trong thể vía của mình không có bất kỳ xúc cảm mạnh mẽ nào; nhưng y luôn luôn có một số xúc cảm nhỏ nhặt hơn vẫn còn duy trì một sự vận động trong thể vía: đó là một cơn rung động vẫn còn lại có lẽ sau khi một cơn gió lốc xúc động càn quét qua y ngày hôm qua. Nhưng nếu y muốn đọc tiên thiên ký ảnh để soi kiếp hoặc thực thi những nghi lễ pháp thuật thì y phải học cách yên tĩnh ngay cả cơn xao xuyến ấy.

10.  Chắc chẳng có gì hay hơn là dụ ngôn xưa cũ về sự phản chiếu của một cái cây xuống hồ nước. Khi mặt hồ thật sự tĩnh lặng thì ta có một hình ảnh hoàn hảo của cái cây, ta có thể nhìn thấy mỗi cái lá của nó, ta có thể quan sát chính xác chủng loại và tình huống của nó, nhưng chỉ cần một cơn gió nhẹ nhất cũng ngay tức khắc làm tan nát hình ảnh ấy, tạo ra những đợt sóng lăn tăn can thiệp nghiêm trọng vào hình ảnh này đến nỗi chẳng những ta không còn có thể đếm được những chiếc lá ta nhìn thấy mà còn khó lòng nói được thậm chí nó là loại cây nào, cây sồi, cây du, cây tần bì hay cây trăn, tán lá của nó dày đặc hay thưa thớt, nó có đang trổ hoa hay chăng. Thật vậy, trong tình huống ấy việc ta thuyết minh hình ảnh chủ yếu là phỏng đoán. Và ta nên nhớ rằng đó chỉ là tác động của một cơn gió hiu hiu; cơn gió mạnh hơn ắt khiến cho ta hoàn toàn không hiểu được một thứ gì.

11.  Tình trạng bình thường của thể vía ta có thể được biểu diễn bằng tác dụng lồng lộng của một cơn gió hiu hiu, sự bình tĩnh thông thường của ta có thể biểu diễn bằng những đợt sóng lăn lăn của đợt không khí nhẹ nhưng kéo dài, bề mặt giống như gương chỉ có thể đạt được sau khi ta đã thực hành lâu dài trải qua nhiều cố gắng gian khổ. Khi ta ngộ ra được rằng muốn đọc tiên thiên ký ảnh để soi kiếp đáng tin cậy th́ ta phải đạt tới tình huống hoàn toàn thanh thản không phải chỉ trong một hiện thể mà cả bốn hiện thể, bình thường ra chẳng hiện thể nào yên tĩnh được, thậm chí chỉ có một lúc thì ta bắt đầu hiểu được rằng trước mắt ḿnh là một nhiệm vụ khó khăn cho dẫu đó chưa phải là hết.

12.  Chẳng những thể vía phải yên tĩnh trước khi bắt đầu khảo cứu mà nó còn phải không xao xuyến trong suốt khi ta làm việc – điều này có nghĩa là nếu muốn có được hơn mức một cảm tưởng tổng quát th́ nhà thấu thị phải không được để cho ḿnh bị kích động bởi bất cứ thứ gì có thể xuất hiện trong bức tranh. Ta nên nhận xét rằng bản chất của kích động ấy không thành vấn đề; nếu một cơn giận hoặc cơn sợ hãi tai hại chết người cho sự chính xác, thì một đợt luyến ái hoặc sùng tín cũng thế thôi. Nếu muốn trung thực một cách nghiêm xác th́ người quan sát phải ghi lại điều ḿnh nhìn thấy hoặc nghe thấy một cách vô tư giống như một máy quay phim hoặc một máy ghi âm; y có thể để cho mình được xúc động thoải mái sau này khi nhớ lại điều mà ḿnh đã nhìn thấy nhưng vào chính lúc quan sát thì y phải tuyệt đối không đam mê nếu y muốn trở nên đáng tin cậy. Điều này khiến cho kẻ đa cảm hoặc ưa cuồng loạn thần kinh hầu như không thể là một quan sát viên đáng tin cậy nơi các cõi cao; vây quanh y là một thế giới hình tư tưởng được tạo ra bằng tư tưởng và xúc cảm của chính y, thế rồi y tiến hành nhìn thấy và mô tả chúng dường như thể đó là những thực tại ngoại lai.

13.  Thường thì những hình tư tưởng ấy thật là đẹp và chiêm niệm chúng làm phấn khởi xiết bao khiến cho ngay cả khi không được chính xác thì chúng cũng giúp ích nhiều cho nhà thấu thị. Thật vậy, trải nghiệm của y cũng hữu ích cho những người khác nữa nếu ý có óc phân biện tường thuật lại chúng mà không gán nhãn hiệu cho những diễn viên của mình là thần linh, tổng thiên thần hoặc Chơn sư. Nhưng thường thường thì chính những nhân vật ấy lại do óc tưởng tượng của y vẽ vời ra cho nên bản chất yếu đuối của con người cảm thấy cái đấng giáng lâm với mình nhất định phải là một Đấng Cao Cả nào đó. Cách duy nhất để bảo đảm cho mình khỏi tự lừa gạt mình là cái cách chán ngấy xưa như trái đất phải trải qua một khóa rèn luyện kỹ lưỡng lâu dài và gian khổ; trừ phi có được một trực giác mơ hồ nào đấy, người ta không thể phân biệt được một hình tư tưởng với một thực tại cho đến khi y được dạy cách biết những đặc trưng riêng của từng thứ và có thể vượt lên trên chúng đúng mức để có thể ứng dụng những trắc nghiệm của mình.

14.  Thể trí cũng cần phải bình tĩnh giống như thể vía. Một người đang lo âu thì chẳng bao giờ nhìn thấy chính xác, bởi vì thể trí của y ở vào tình trạng bệnh mãn tính, triền miên viêm nhiễm cơn xốn xang náo loạn. Kẻ nào mắc bệnh kiêu ngạo hoặc nhiều tham vọng cũng khó khăn tương tự. Một số người giả định rằng họ thường nghĩ gì đâu có quan trọng miễn là trong lúc đang thật sự điều tra thì họ cố gắng giữ cho cái trí mình được yên lặng, nhưng ý kiến ấy thật là sai trái. Trong hiện thể này cũng vậy, cơn bão tố ngày hôm qua để lại một tì vết đằng sau; một thái độ tâm trí mà ta thường xuyên bám lấy ắt tạo ra một dấu ấn không thể phai mờ trên thể trí và duy trì sự mạch động đều đặn mà chủ nhân của nó cũng chẳng có ý thức được giống như y đâu có ý thức được nhịp đập của tim mình. Nhưng sự hiện diện của nó trở nên hiển nhiên khi y toan tính sử dụng thần nhãn khiến cho không thể có được bất cứ thứ gì giống như việc nhìn rõ – vả lại v́ người ấy không biết nó tồn tại cho nên đâu có chịu cố gắng hóa giải tác dụng của nó.

15.  Lại nữa, thành kiến hoàn toàn ngăn cản sự chính xác; và chúng ta biết rằng chẳng mấy người mà hoàn toàn không có thành kiến. Trong nhiều trường hợp thì thái độ tâm trí này là vấn đề bẩm sinh cũng như tập quán lâu đời – chẳng hạn như thái độ của người Bà la môn bình thường đối với tiện dân, hoặc người Mỹ bình thường đối với người da đen. Không một ai trong những người nêu trên có thể tường trình chính xác một phong cảnh trong đó có xuất hiện bất cứ thành viên nào của giai cấp mà họ khinh bỉ theo bản năng. Tôi có thể trình bày một ví dụ mà tôi chú ý cách đây không lâu. Tôi có biết một nhà thần nhãn tài ba có những xu hướng rất mạnh về Ki Tô giáo. Chừng nào chúng tôi còn bàn bạc về những đề tài vô thưởng vô phạt th́ tầm nhìn của bà còn rõ rệt; nhưng ngay khi bất cứ thứ gì xuất hiện mà đụng chạm (cho dù xa xôi đến đâu đi chăng nữa)tới đức tin tôn giáo của bà th́ ngay tức khắc bà vùng lên giương cao vũ khi và trở nên hoàn toàn không đáng tin cậy. Vốn là một người rất thông minh về nhiều mặt, lẽ ra bà phải kiểm soát được thành kiến này nếu bà có ý thức về nó; nhưng bà đâu có ý thức ấy cho nên ảnh hưởng ác hại của nó mới không kiểm soát được. Chẳng hạn như nếu có một phong cảnh xuất hiện trước mắt chúng tôi, trong đó có một Ki Tô hữu và một người thuộc tôn giáo khác xung đột về một phương diện nào đấy hoặc thậm chí chỉ kề vai sát cánh với nhau th́ bà mô tả về nó quả thật chỉ là một thực tại đã bị trá hình bởi v́ bà chỉ thấy những điều tốt của người Ki Tô hữu và chỉ thấy những điều xấu của người khác. Nếu có bất cứ sự kiện nào xuất hiện mà không khớp với câu chuyện được giả định có trong Kinh thánh Ki Tô giáo th́ bà lờ tít đi hoặc xuyên tạc cái sự kiện ấy để cho nó thích hợp với những tiên kiến của bà; và mọi điều ấy đều hoàn toàn vô ý thức với những hảo ý tối đa. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ nổi bật về tính không đáng tin cậy của thần nhãn tự phát không được rèn luyện.

16.  Chẳng lấy gì làm lạ khi phải mất nhiều năm rèn luyện kiên nhẫn và cẩn thận thì đệ tử Chơn sư mới có thể được chấp nhận là thật sự đáng tin cậy. Y phải phát hiện mọi thành kiến mà mình không nhận ra rồi phải loại bỏ chúng đi; y phải moi móc từ những xó xỉnh trong tâm thức của chính mình những kẻ tạm trú khác, thậm chí còn lì lợm bám trụ nữa, đó là sự kiêu ngạo, ngã chấp và qui ngã, coi mình là cái rốn của vũ trụ.

17.  Tình trạng qui ngã là tình huống mà nhiều người vấp phải. Tôi không ngụ ý muốn nói họ ích kỷ theo cái nghĩa thô thiển của từ này; họ thường khá hơn mức ấy, có thể tốt bụng, biết quên mình và sốt sắn giúp đỡ người khác. Tôi cũng không có ý muốn nói họ dương dương tự đắc hoặc vênh mặt lên khiêu khích người khác; nhưng chỉ muốn nói họ thích xuất hiện trong ánh đèn sân khấu luôn luôn với một vầng hào quang trước mặt mọi người. Giả sử rằng một người như thế có năng khiếu thông linh bẩm sinh th́ trong bất cứ trường hợp nào mà họ tường thuật lại trải nghiệm cá nhân của mình, kẻ thông linh ấy tất yếu không thể tránh được việc khuếch đại cái vai trò cá nhân của mình trong công việc đó mà xét về mặt ý thức tuyệt nhiên không có ý định làm như thế.

18.  Tôi biết rằng đôi khi có xảy ra việc một người bắt đầu hoạt động trên cõi trung giới khi nhớ lại một diễn biến nào đấy, lại tự đồng hóa mình với kẻ mà ḿnh đã giúp đỡ. Nếu ban đêm y đi giúp đỡ một người bị tai nạn xe lửa cán chết th́ sáng ra khi tỉnh dậy y nhớ lại một giấc mơ trong đó ḿnh bị tai nạn xe lửa cán chết v.v. .. Cũng trong một điều giống như vậy, khi một nhà thông linh qui ngã  trải qua việc khảo cứu một người nào đó có hào quang đẹp đẽ, y tức khắc nhớ rằng mình có hào quang như thế. Nếu y nhìn thấy một người nào đó đàm đạo với một Đấng Cao Cả th́ y nhanh nhẩu tưởng tượng mình đã đàm đạo như thế (và tuyệt nhiên không một chút ý định lừa gạt nào), y bịa ra đủ thứ lời nhận xét nịnh hót dường như thể được Đấng Cao Cả ấy ban cho y. Mọi điều ấy khiến cho y rõ ràng là nguy hại nếu y hoàn toàn không có một khả năng phi thường quên mình và biết tự chủ.

19.  Các hội viên Hội Thông Thiên Học nào có những trải nghiệm nịnh hót thuộc loại ấy được khuyến khích gởi bài tường thuật cho vị Hội Trưởng hoặc một nhà thấu thị nào khác lão luyện để gở rối cho những sự kiện này (nếu có) khỏi bị thêu dệt, với hi vọng là sự đính chính ấy có thể khiến cho họ từng bước học được cách sàng sảy trấu với lúa. Họ bịa ra những chuyện điểm đạo mầu nhiệm mà họ đã trải qua, những đại thiên thần và tổng thiên thần mà họ quen biết và đàm đạo, những chuyện ấy thường hoang đường và tự đắc đến nỗi cần phải kiên nhẫn rất nhiều mới giải quyết được thỏa đáng cho họ. Chắc chắn bản thân họ cũng cần rất nhiểu kiên nhẫn vì chúng tôi cứ phải nhắc đi nhắc lại với họ rằng họ đang quan sát thấy một người nào khác rồi nhận vơ những hành động của người ta là của mình hoặc họ đã khuếch đại một lời thân hữu khoa trương thành một lời tán tụng quá lố.

20.  Ta có thể dễ dàng hiểu được rằng nếu bản ngã mà nổi trội lên được một chút thì họ ắt không đến xin chúng tôi giải thích mà sẽ ôm trong lòng cái sự chắc mẫm rằng mình thật sự đã trở thành bậc Cao đồ hoặc đã được tiếp kiến một cách nhã nhặn với Đấng thiêng liêng chủ trì một thái dương hệ xa xôi nào đó. Thế là tôi phải từng bước tiếp cận với những người được các thiên thần tiếp dẫn, nghe được những tiếng nói thiêng liêng dẫn dắt mình và thường xuyên tiếp nhận những thông báo gây sửng sốt nhất. Quả thật là chắc chắn trong một số trường hợp những người như thế chỉ là lang băm còn một số trường hợp khác thì họ bị điên rồ; nhưng tôi thiết tưởng không nên hiểu rằng đa số họ nói láo hoặc bệnh vĩ cuồng hoang tưởng tự đại mà thật ra họ chỉ tiếp nhận những lời huênh hoang đao to búa lớn của các thực thể thuộc cõi trung giới – thông thường là các thành viên hoàn toàn vô danh tiểu tốt của vô số đám vong linh vật vờ ở bên kia cửa tử.

21.  Đôi khi xảy ra việc một vị pháp sư, nhất là nếu y thuộc một giáo phái bí ẩn nào đấy trở thành một vong linh tiếp dẫn. Ở cõi trung giới sau khi chết y mới khám phá ra được một số ý nghĩa nội môn của cái tôn giáo mà ḿnh trước kia chưa bao giờ hiểu được và y cảm thấy rằng nếu những người khác mà có thể hiểu được những vấn đề này giống như mình hiện nay hiểu được thì trọn cả cuộc đời của người ta ắt thay đổi hết – thật vậy họ hoàn toàn có thể đổi đời. Thế là nếu y có thể xoay xở ảnh hưởng tới một mệnh phụ nào đó có năng khiếu thông linh trong đám người bu theo mình thì y ắt bảo bà ta rằng mình đã chọn bà làm công cụ để cho thế giới được hồi sinh; và để gây ấn tượng cho bà sâu sắc thêm nữa y thường nghĩ rằng tốt hơn sự khai thị của mình phải được trình bày là xuất phát từ nguồn cao siêu nào đấy – thật vậy y thường giả định rằng nó xuất phát từ nguồn cao siêu ấy. Nói chung thì giáo huấn và lời khuyên của y cũng tốt thôi mặc dù nói cho đúng hơn nó chỉ là sản phẩm sao chép theo phong cách của một tác phẩm luân lý.

22.  Nhưng nếu cái vị pháp sư đã chết ấy mà hiện nay lại đến với những người chẳng thiết gì tới những câu châm ngôn hiền triết và đạo đức của mình mà lại muốn biết chuyện tình duyên gia đạo của mình diễn biến ra sao, con ngựa mà mình cá độ có thắng trận hay không, hoặc cổ phiếu nào sẽ lên hay xuống giá. Vị pháp sư nhà ta ắt mù tịt về vấn đề ấy nhưng y đâu có muốn thừa nhận điều đó vì lý luận rằng thiên hạ tin mình là toàn tri chuyện gì cũng biết hết bởi v́ mình nhìn đời từ bên kia cửa tử cho nên nếu mình từ chối không trả lời những câu hỏi không thích hợp nhất như vậy th́ họ ắt mất hết niềm tin vào tôn giáo của mình. Thế là y mạnh dạn bấm bụng khuyên bảo họ về những đề tài lăng nhăng như thế để rồi chỉ làm mất uy tín khi truyền dạy từ thế giới bên kia nói chung, và nhất là mất uy tín của chính mình.

23.  Kẻ thông linh non tay ấn trong đám chúng ta thường bị dồn vào cái thế đứng như vậy và y hiếm khi nào đủ can đảm để nói huỵch toẹt: “Tôi không biết”. Một trong những bài học đầu tiên mà các bậc Đại Đạo sư dạy cho ta là là phải biết phân biệt rõ ràng giữa một số ít sự kiện mà ta thật sự biết và một khối lượng lớn thông tin mà ta chấp nhận dựa vào niềm tin hoặc suy diễn. Các ngài dạy ta rằng bảo là “mình biết” có nghĩa là khẳng định – điều khẳng định này không ai nên thực hiện nếu cá nhân mình không chắc chắn; những người khôn ngoan hơn chọn theo cái công thức khiêm tốn là bắt đầu bằng một câu mà mọi kinh Phật đều tuyên thuyết: “Như thị ngã văn” tức là tôi nghe như vầy.

24.  Lợi ích của người đệ tử thoạt đầu chưa có năng khiếu thông linh mãi về sau mới được giáo huấn về những vấn đề này thì tôi thiết tưởng là như sau: Trước khi toan tính phát triển huyền năng nào như thế, y đều được rèn luyện về tính vô ngã, bứng triệt để mọi thành kiến và kiểm soát được thể vía cũng như thể trí của mình, do đó khi thần thông bộc lộ ra, y chỉ phải đối phó với những khó khăn cố hữu trong sự bộc lộ và vận dụng thần thông chứ không phải đương đầu với cả đống những khó khăn khác mà những yếu kém của chính y đã rước lấy. Y phải học cách sắp xếp lại các hiện thể của mình cho có trật tự, biết chính xác mình có thể làm gì với chúng và dung thứ cho bất cứ khuyết điểm nào vẫn còn tồn tại nơi chúng. Y thông cảm và dung thứ cho hành động của cái bộ phận phàm ngã bình thường ra không biểu lộ: cái mà Hội Khảo cứu Tâm linh đã gọi là bản ngã tiềm thức.

25.  Khi thần thông khai mở thì y không vội vả tức khắc xúc tiến việc sử dụng chúng vô lối đến mức rối loạn; y kiên nhẫn và gian khổ trải qua một loạt những bài học về phương pháp sử dụng chúng; một loạt bài học này có thể kéo dài nhiều năm trước khi là người ta tuyên bố là y hoàn toàn đáng tin cậy. Một đệ tử lão luyện hơn kèm cặp y, chỉ cho y đủ thứ vật thể trên cõi trung giới rồi vặn hỏi: “Đệ thấy cái gì?” Bậc huynh trưởng sửa lỗi cho y khi sai lầm và dạy cho y cách phân biện những sự vật mà mọi kẻ sơ cơ đều lẫn lộn; sư huynh dạy cho y sự khác nhau giữa 2400 biến thể tinh hoa ngũ hành và tốt nhất phải dùng tổ hợp nào cho đủ thứ công việc; sư huynh chỉ cho y cách đối phó với đủ thứ trường hợp khẩn cấp, cách phóng chiếu các dòng tư tưởng, cách tạo ra những tinh linh nhân tạo: mọi chi tiết đa tạp của công việc trên cõi trung giới. Sau khi đã trải qua mọi sự chuẩn bị như thế thì người tầm đạo mới tốt nghiệp trở thành một người làm việc thật sự có năng lực; một người học việc có thể hiểu được huấn lệnh của Chơn sư  và có một ý niệm nào đó về cách thức khởi công thi hành một nhiệm vụ được Chơn sư giao phó.

26.  Kẻ bẩm sinh có năng khiếu thông linh tránh được sự rắc rối khi phát triển thần thông, nhưng ưu điểm lớn này lại có kèm theo những cám dỗ đặc thù của riêng mình. Kẻ nào ngay từ đầu đã biết và nhìn thấy những sự việc mà người xung quanh mình không biết và không nhìn thấy thì thường bắt đầu cảm thấy mình cao siêu hơn người khác và tin vào sự chính xác của thần nhãn mình, điều này có thể đúng mà cũng có thể không đúng. Tự nhiên là y cũng có những xúc cảm và xúc động được kế thừa từ những kiếp trước và những thứ này tăng trưởng cùng với năng khiếu thần thông của y sao cho y có một vài tiên kiến và thành kiến của riêng mình cũng giống như những cặp kính màu mà y luôn luôn nhìn qua đó khiến cho y chẳng bao giờ biết được bất kỳ khía cạnh nào khác của thiên nhiên so với các khía cạnh mà cặp mắt kính cho y thấy. Những thiên kiến mà các cặp mắt kính này mang lại cho y dường như hoàn toàn là một phần của y và y thấy cực kỳ khó khăn để vượt qua chúng và xem xét sự việc theo một khía cạnh khác. Thông thường thì y mù tịt về việc mình hoàn toàn méo mó xiên xẹo mà cứ hành động dựa trên giả thuyết mình đang nhìn thẳng vào sự vật, còn những kẻ khác không đồng ý với mình thật là không chính xác một cách vô vọng.

27.  Theo tất cả những điều này thì suy ra rằng những người bẩm sinh có năng khiếu thông linh ắt nên hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng; dè dặt thận trọng. Nếu họ muốn cho năng khiếu của mình có ích chứ không gây tai hại thì trước hết họ phải hoàn toàn trở nên vô ngã: phải bứng tận gốc những thành kiến và tiên kiến của mình để có thể cởi mở trước sự thật đúng y như vậy; họ phải để cho sự an bình bất khả tư nghì tràn ngập vào ḿnh, sự an bình này chỉ có trong tâm hồn của những người sống trong Vĩnh hằng. Đó là v́ đây là những điều kiện tiên quyết để nhìn được chính xác, và ngay khi nhìn được chính xác thì họ học cách tìm hiểu điều mà ḿnh nhìn thấy. Chẳng ai bị bắt buộc phải công bố những gì mình nhìn thấy, chẳng ai phải cố gắng soi kiếp cho mọi người hoặc tìm hiểu lịch sử của những thời kỳ dài dằng dặc đã qua rồi; những muốn làm như thế thì y phải thận trọng theo đúng điều mà kinh nghiệm ngàn đời đã khuyên chúng ta kẻo có nguy cơ khủng khiếp là dẫn dắt sai lạc đàn cừu non đi theo mình thay vì cấp dưỡng cho chúng. Ngay cả nhà thần nhãn chưa được huấn luyện cũng có thể làm được nhiều điều tốt nếu y khiêm tốn và cẩn thận. Nếu y coi một người nào đó không phải là Chơn sư (điều này thường xảy ra) mà tưởng lầm là Chơn sư th́ tình thương và lòng sùng tín được khơi hoạt nơi y cũng tốt cho y thôi. Và nếu y nhiệt tình thì có thể khơi dậy những xúc cảm tương tự nơi người khác, điều này cũng tốt cho những người khác nữa. Một xúc động cao cả và cao thượng luôn luôn tốt cho ai cảm nhận được nó cho dẫu đối tượng của xúc động này có thể không được cao cấp như người ta giả định. Nhưng điều gian ác xảy ra khi nhà thấu thị nhầm lẫn bắt đầu truyền những thông điệp của vị Chơn sư giả ấy bao gồm những mệnh lệnh có thể không minh triết, thế nhưng người ta vẫn mù quáng nghe theo vì cái nguồn gốc đã được giả định như trên.

28.  Thế thì kẻ học viên chưa có thần nhãn cho đến nay chưa tự mình thấy được, biết làm sao phân biệt giữa điều thật và điều giả? Tiêu chuẩn an toàn nhất của sự thật là hoàn toàn vô ngã. Khi tầm nhìn của bất cứ nhà thấu thị nào luôn luôn có khuynh hướng vinh danh nhà thấu thị ấy một cách tinh vi thì điều đó đáng nghi ngờ một cách nghiêm túc nhất. Khi những thông điệp được truyền tải qua một người nào luôn luôn khuếch đại địa vị huyền bí, tầm quan trọng hoặc chức tước của người ấy thì tất nhiên ta không được tin bởi vì ta biết rằng trong mọi lãnh vực Huyền bí học chân chính thì đệ tử chỉ sống bằng cách quên mình mà nhớ tới phúc lợi của người khác và cái huyền năng mà y khao khát chính là cái khiến cho y có vẻ là vô danh tiểu tốt trước mặt mọi người.

29.  Người ta rất muốn có thần thông và nhiều người yêu cầu làm thế nào có thể mở thần thông. Thế nhưng cần phải ban phúc một cách thuần túy cho những kẻ chưa đạt được thần thông vì ở trình độ này khi thế giới mới đạt được như ngày nay thì trên thế giới có nhiều điều xấu hơn điều tốt dưới mắt của người có tầm nhìn không bị lu lờ về đại chúng bao gồm những người đồng loại của mình. Biết bao nhiêu cuộc đấu tranh dơ bẩn, biết bao nhiêu sự thờ ơ tàn nhẫn, biết bao nhiêu sự vô nhân đạo giữa người với người quả thật đã tạo ra vô vàn nỗi thương đau khiến cho cả thiên thần cũng phải khóc. Biết bao nhiêu sự độc ác có tính toán của ông thầy tàn bạo trước người học trò đang co rúm người lại của kẻ dữ tợn, vung roi quất vào con bò xem ra còn ít thô bạo hơn mình, biết bao sự ngu đần vô nghĩa, biết bao nhiêu sự ích kỷ và tội lỗi. Điều này khiến cho thi hào Schiller cũng phải than vãn:

30.  “Tại sao ngài lại quẳng con vào cái thị trấn của kẻ lúc nào cũng mù quáng như thế để tuyên cáo lời Sấm Truyền của ngài trước lương tâm đã mở ra? Xin ngài hãy rút lại cái tầm nhìn sáng suốt đau buồn này; hãy rút khỏi đôi mắt của con cái ánh sáng tàn độc ấy! Xin ngài hãy trả lại con sự mù lòa khiến cho các giác quan của con may mắn thay không nhìn thấy rõ nữa; xin ngài hãy rút lại cái thiên phú dễ sợ ấy!”

31.  Quả thật cũng có một mặt khác của cái thuẫn, vì người ta cũng có thể ngay sau đó không nhìn vào loài người nữa mà quay sang chiêm ngưỡng sự nô đùa dễ thương của các tinh linh thiên nhiên vui vẻ hoặc sự huy hoàng chói lọi của các Thiên thần rực rỡ thì người ta mới ngộ ra được tại sao bất chấp mọi điều nêu trên, khi Thượng Đế nhìn xuống thế giới mà ngài tạo ra th́ ngài vẫn thấy nó tốt đẹp. Và ngay cả giữa nhân quần ta vẫn thấy một đợt sóng triều càng ngày càng dâng lên bao gồm tình thương và sự lân mẫn, nỗ lực thiết tha và sự hi sinh cao cả, vươn lên hướng về Thượng Đế vốn là cội nguồn của chúng ta, nỗ lực siêu việt được con khỉ và con cọp, để quạt cái đốm lửa lờ mờ thiên tính bên trong ta thành ra ngọn lửa Thượng Đế. Đó là vì tặng phẩm tốt nhất mà thần nhãn mang lại cho ta chính là việc trực giác được sự tồn tại của Quần Tiên Hội, chắc chắn rằng nhân loại đâu phải không có ai dẫn dắt và lãnh đạo mà trên trần thế vẫn có những Đấng sinh hoạt và đang hoạt động trong khi các ngài vẫn là người như chúng ta, thế nhưng các ngài đã trở thành giống như Thượng Đế về tri thức, tình thương và huyền năng; như vậy điều đó khuyến khích chúng ta dựa theo gương mẫu và sự giúp đỡ của các ngài để bước trên Thánh Đạo mà các ngài đã từng bước trên đó với niềm hi vọng chắc chắn như đinh đóng cột rằng một ngày kia ta sẽ giống như các ngài bây giờ. Vậy là ta có được sự chắc mẫm thay vì hồ nghi; vậy là ta có được hạnh phúc thay vì phiền não; bởi v́ ta biết rằng mình không cô độc mà là một bộ phận của toàn thể nhân loại thì sẽ có một ngày nào đó, ta sẽ thức tỉnh để được giống như các ngài và sẽ thỏa mãn về điều ấy.

--------------------

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS