|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
NHỮNG HIỆN TƯỢNG KỲ LẠ
Trích từ trang 378 đến 383
Quyển Vén Màn Bí Mật Nữ Thần
Isis
của H. P.
Blavatsky www.thongthienhoc.com |
|
Và giờ đây ta phải t́m kiếm Lịch sử Pháp thuật cho
những trường hợp được tŕnh bày.
Sự vô cảm của cơ hể con người đối với tác động của
những cú đánh nhừ tử và việc chống cự được các mũi nhọn và đạn súng hỏa mai
xuyên thấu, vốn là một hiện tượng lạ đă quen thuộc qua sự trải nghiệm của
mọi thời đại và mọi xứ sở. Trong khi khoa học hoàn toàn không thể giải thích
hợp lư về bí nhiệm ấy th́ vấn đề này dường như không gây khó khăn nào cho
các nhà thôi miên Mesmer, họ đă nghiên cứu kỹ lưỡng các tính chất của lưu
chất từ khí. Con người chỉ cần dùng một vài thủ pháp lướt qua một tay chân
cũng có thể gây ra sự tê liệt cục bộ, khiến cho tay chân ấy hoàn toàn vô cảm
với những vết phỏng, vết cắt và vết châm chích của kim; người ấy đâu có cần
sửng sốt bao nhiêu trước hiện tượng lạ của môn đồ Jansen. C̣n về phần các
cao đồ pháp thuật, nhất là ở Xiêm la và Đông Ấn th́ họ quá quen thuộc với
tính chất của akasa (lưu chất
nguyên sinh bí nhiệm) đến nỗi thậm chí họ không coi tính vô cảm của các Tín
đồ Mắc kinh phong (Convulsionaires) là một hiện tượng lạ rất đáng chú ư.
Liệu chất tinh tú có thể được nén ép lại xung quanh một nguyên tử để tạo ra
một lớp vỏ đàn hồi mà không vật thể cơi trần nào có thể xuyên thấu được, cho
dù nó di chuyển với một vận tốc lớn đến đâu đi chăng nữa. Nói tóm lại, ta có
thể khiến cho lưu chất này đạt được mức kháng cự bằng hoặc thậm chí vượt quá
sức cản của nước và không khí.
Ở Ấn Độ, Malabar, và một vài nơi ở Trung Phi châu,
các thầy pháp thoải mái để cho bất kỳ lữ khách nào bắn súng hỏa mai hoặc
súng lục vào ḿnh mà bản thân họ không chạm tới vũ khí hoặc không chọn lựa
viên đạn. Trong tác phẩm Các cuộc du
hành trong đám người Timanni, Kourankos và Soulimas của Laing có sự miêu
tả một lữ khách người Anh, vốn là người da trắng đầu tiên đến viếng thăm bộ
lạc ở Soulimas, gần cội nguồn của sông Dialliba, nơi có một phong cảnh rất
hữu t́nh. Một đoàn người lính bắn sẻ nhắm bắn vào một tù trưởng chẳng có ǵ
tự vệ, ngoại trừ một vài lá bùa. Mặc dù súng hỏa mai của họ đă được nạp đạn
và nhắm chính xác, nhưng không một viên đạn nào bắn trúng ông ta. Salverte
tŕnh bày một trường hợp tương tự trong tác phẩm
Triết lư Khoa học Huyền bí: “Vào
năm 1568, ông hoàng Orange kết tội một tử tù người Tây ban nha phải bị xử
bắn ở Juliers; binh sĩ cột tử tù vào một cái cây rồi nổ súng, nhưng y không
bị hề hấn ǵ. Cuối cùng binh sĩ lột quần áo y ra để xem y có mặt áo giáp
không th́ chỉ thấy y có một lá bùa.
Khi người ta lấy mất là bùa th́
chỉ cần bắn một phát là y lăn quay ra chết”.
Đây là một công việc khác hẳn với mánh khóe khéo léo
mà Houdin cầu viện tới ở Algeria. Ông chuẩn bị những viên đạn bằng mở ḅ,
dùng bồ hóng bôi đen nó và dùng sự lanh tay để trao đổi chúng với những viên
đạn thật mà các tù trưởng Ả rập giả định rằng họ đă nhét vào những khẩu súng
lục. Dân bản xứ chất phác chẳng biết ǵ về pháp thuật thật sự (mà họ kế thừa
từ tổ tiên và trong mỗi trường hợp đều bao gồm một điều ǵ đó
nhưng chẳng biết tại sao hoặc như thế nào) họ thấy Houdin mà theo họ
nghĩ hoàn thành được những kết quả giống như thế gây ấn tượng nhiều hơn cho
nên họ tưởng tượng rằng ông là một pháp sư vĩ đại hơn chính ḿnh. Nhiều lữ
khách kể cả chính tác giả đă chứng kiến những ví dụ của tính không thể tổn
thương này trong đó không thể có sự lừa gạt. Cách đây vài năm ở một ngôi
làng Phi châu có một người Abyssinia nổi tiếng là thầy phù thủy. Có một dịp,
một đoàn người Âu Tây đi đến Soudan giải trí trong ṿng một hai tiếng đồng
hồ bằng cách dùng súng lục và súng hỏa mai nhắm bắn vào ông, đây là đặc
quyền mà ông ban cho họ để đổi lấy một chi phí không đáng là bao. Một người
Pháp tên là Langlois đă bắn cùng một lúc tới năm phát đạn và mũi súng không
cách xa ngực của thầy phù thủy không quá hai thước Anh. Trong mỗi trường
hợp, cùng lúc với tia chớp lóe, viên đạn xuất hiện vượt ra ngoài mũi súng,
run rẩy trong không khí rồi rớt xuống đất vô hại sau khi vạch một đường
Parabol ngắn. Một người Đức trong đoàn đang đi t́m lông đà điểu tặng cho vị
pháp sư đồng tiền 5 franc nếu ông cho phép dí súng chạm vào người ông để
bắn. Thoạt tiên th́ pháp sư từ chối, nhưng cuối cùng dường như hội đàm với
một người nào đó bên trong mặt đất, th́ pháp sư bèn đồng ư. Nhà thực
nghiệm cẩn thận nạp đạn và dí mũi súng vào cơ thể thầy phù thủy, nổ
súng sau một lúc do dự . . . ṇng súng vỡ ra thành từng mảnh xuống tới tận
báng súng, c̣n vị pháp sư nhởn nhơ không hề hấn ǵ.
Cả các bậc cao đồ c̣n sống lẫn các tinh linh đều có
thể ban cấp cho con người tính cách không bị tổn thương này. Vào thời của
chúng tôi, khi có mặt những nhân chứng khả kính nhất, nhiều người đồng cốt
nổi tiếng thường chẳng những cầm lấy viên than cháy đỏ và thường áp mặt vào
lửa mà không bị cháy xém tóc, song họ thậm chí c̣n đặt than hồng lên trên
đầu và tay của khách bàng quan chẳng hạn như trong trường hợp Ngài Lindsay
và Ngài Adair. Câu chuyện nổi tiếng của vị tù trưởng da đỏ thú nhận với
Washington rằng trong trận chiến bại ở Braddock, ông ta đă bị bắn súng
trường ở tầm gần vào bản thân tới 17 lần mà không hề hấn ǵ, điều này lại
làm cho bạn đọc nhớ tới vấn đề ấy. Thật vậy, nhiều cấp chỉ huy lớn được binh
sĩ tin rằng họ có đeo “bùa hộ mệnh” và nghe nói ông hoàng Emile von Sayn
Wittgenstein, một vị tướng trong quân đội Nga, là một trong những người như
thế.
Cũng cái quyền năng khiến người ta nén ép lưu chất
tinh tú để tạo thành một lớp vỏ không xuyên thấu được xung quanh bản thân,
có thể nói là cũng cái quyền năng ấy được dùng trực tiếp để phóng ra một mũi
tên lưu chất với một lực chết người chống lại một đối tượng sẵn có. Nhiều sự
trả thù ám muội đă diễn ra theo cách này; và trong những trường hợp như thế
việc giám định pháp y chẳng bao giờ phát hiện được điều ǵ ngoại trừ việc
bất đắc kỳ tử xét theo biểu kiến là do bệnh tim, một cơn đột quị hoặc một
nguyên nhân tự nhiên nào khác nhưng vẫn c̣n không kiểm chứng được. Nhiều
người tin chắc rằng một vài cá nhân có quyền năng của đôi mắt gian tà.
Mal’ occhio hoặc
jettatura là một niềm tin thịnh
hành khắp cả nước Ư lẫn Nam Âu. Người ta cho rằng Đức Giáo hoàng – biết đâu
là vô ư thức – có được cái năng khiếu khó chịu ấy. Có những người có thể
giết được những con cóc chỉ bằng cách nh́n vào chúng thôi và thậm chí có thể
giết được các cá nhân nữa. Cơn ác tính trong ham muốn của họ có thể tụ tập
được các tà lực và những mũi tên giết người được phóng ra dường như thể đó
là một viên đạn được bắn ra từ một cây súng trường.
Năm 1864, ở tỉnh Le Var của nước Pháp, gần làng nhỏ
Brignoles, có một người nông dân tên là Jacques Pelissier, ông mưu sinh bằng
cách giết chim nhờ vào quyền năng ư
chí. Bác sĩ nổi tiếng d’Alger có tường tŕnh trường hợp của ông; theo
yêu cầu của bác sĩ này, người săn chim đặc biệt tŕnh diễn phương pháp tiến
hành của ḿnh trước nhiều nhà khoa học. Chuyển kể rằng: “Cách chỗ chúng tôi
khoảng chừng 15 hoặc 20 bước, tôi thấy một con chim sơn ca đồng cỏ xinh xắn
nho nhỏ mà tôi chỉ cho Jacques. Ông ta bảo rằng: “Xin ngài hăy ngó cho kỹ
tôi sẽ trổ tài”. Ngay sau đó y vươn bàn tay phải ra phía trước con chim rồi
tiến dần dần tới nó. Con chim sơn ca ngừng lại, ngẩng đầu lên rồi lại cúi
đầu xinh xắn xuống, x̣e cánh ra nhưng không bay được; cuối cùng nó không thể
bước thêm được một bước nào và bản thân phải chịu cảnh bị tóm bắt, chỉ vẫy
nhè nhẹ đôi cánh. Tôi xem xét con chim th́ thấy mắt nó nhắm nghiền lại, cơ
thể cứng như xác chết, mặc dù mạch động của tim nghe rất rơ; đây là giấc ngủ
giữ nguyên thế và mọi hiện tượng lạ này dứt khoát chứng tỏ có tác động của
từ khí. Chỉ nội trong khoảng một tiếng đồng hồ có 14 con chim nhỏ bị bắt
theo kiểu này, không con nào chống cự được quyển năng của Thầy Jacques và
mọi con đều phô diễn cũng giấc ngủ nguyên thế ấy; hơn nữa giấc ngủ này chấm
dứt theo ư muốn của người săn chim và những con chim này trở thành những nô
lệ khốn khổ.
“Có lẽ tôi yêu cầu Thầy Jacques cả trăm lần trả lại
sự sống và sự vận động cho đám tù binh của ḿnh, chỉ thôi miên chúng nửa vời
thôi, sao cho chúng có thể nhảy ḷ c̣ quanh khu đất ấy để rồi thôi miên
chúng hoàn toàn. Mọi yêu cầu của tôi đều được chiều theo chính xác và vị
Nimrod đáng chú ư này không hề một lần thất bại; cuối cùng y bảo tôi rằng:
“Nếu ông muốn th́ tôi sẽ giết những con chim do ông chỉ định mà không cần
đụng tới chúng”. Tôi chỉ hai con chim làm thí nghiệm và ở khoảng cách 25
hoặc 30 bước chân, ông đă thực hiện điều này trong ṿng ít hơn năm phút theo
như ông hứa” [[1]]
.
Có một đặc điểm kỳ lạ nhất trong trường hợp nêu trên
là Jacques chỉ hoàn toàn có quyền năng đối với những con chim sẻ, chim cổ
đỏ, chim sẻ cánh vàng và chim sơn ca đồng cỏ; đôi khi ông có thể thôi miên
được chim sơn ca bay trên trời, nhưng theo lời ông th́ “chúng thường thoát
khỏi nanh vuốt của ông”.
Những người mà ta gọi là người thuần hóa thú hoang
cũng vận dụng quyền năng này với sức mạnh lớn hơn nữa. Trên bờ sông Nile,
một số dân bản xứ có thể thôi miên được cho cá sấu ra khỏi nước bằng một
tiếng huưt sáo trầm trầm đặc biệt du dương và xử trí đám cá sấu mà không bị
phương hại; trong khi đó những người khác có quyền năng đối với những con
rắn gây chết người nhiều nhất. Những lữ khách kể rằng có thấy những nhà thôi
miên bị vây quanh bởi vô số loài ḅ sát mà họ tha hồ giết thịt ăn.
Bruce, Hasselquist và Lemprière [[2]]
chứng nhận sự thật là họ có thấy ở Ai Cập, Maroc, Ả Rập và nhất là xứ
Senaar, một số dân bản xứ hoàn toàn coi thường vết cắn của những con rắn lục
độc nhất cũng như vết châm chích của con ḅ cạp. Họ cầm nắm và chơi đùa với
chúng, và tùy ư khiến cho chúng rớt vào trạng thái đờ đẫn. Salverte có nói
“Các tác giả tiếng La tinh và Hi lạp thật hoài công mà đoan chắc với ta rằng
năng khiếu thôi miên loài ḅ sát có nọc độc vốn được truyền thừa trong một
vài gia đ́nh từ thời vô thủy, ở Phi châu người Psylli được hưởng năng khiếu
ấy; c̣n ở Ư là người Marses và ở đảo Cyprus th́ người Ophiozenes có năng
khiếu ấy”. Kẻ đa nghi quên mất rằng, ở Ư, ngay cả khi bắt đầu thế kỷ 16,
những người tự cho ḿnh là ḍng dơi của gia đ́nh Thánh Paul đều không sợ bị
rắn cắn, giống như người Marses [[3]].
Ông tiếp tục bảo rằng: “Việc nghi ngờ về đề tài này
đă biến mất măi măi vào lúc người Pháp viễn chinh Ai Cập và mối quan hệ sau
đây được chứng nhận bởi hàng ngàn người tận mắt chứng kiến. Theo như Bruce
tường thuật, người Psylli nào tự cho là có được năng khiếu ấy đi từ nhà này
sang nhà khác để diệt đủ thứ rắn . . . Có một bản năng kỳ lạ trước tiên thu
hút họ về nơi mà đám rắn ẩn náu; họ nổi giận tru tréo sùi bọt mép, dùng móng
vuốt và răng túm lấy chúng xé toạc ra làm đôi”.
Bản thân Salverte vốn là kẻ đa nghi thâm căn cố đế
cũng phải nói rằng: “Cứ cho là việc tru tréo và cơn giận dữ có vẻ giống như
lang băm đi nữa th́ cái bản năng vốn mách bảo cho người Psylli nơi hiện diện
của loài rắn, cũng chất chứa trong ấy một điều nào đó c̣n hơn là sự thực
nữa”. Ở đảo Antilles, người da đen t́m thấy con rắn mà họ không thấy được do
nó bốc mùi [[4]].
“Ở Ai Cập, cũng các tài khéo ấy vốn có được trước kia th́ nay lại được thừa
hưởng bởi những người được nuôi dưỡng ngay từ thời thơ ấu và sinh ra với
năng khiếu giả định là được thừa kế tài bắt rắn. Họ phát hiện được rắn ngay
cả ở khoảng cách rất xa mà khứu giác tŕ độn của người Âu Tây không thể nhận
thức được mùi hôi của con rắn. Có một sự kiện chính yếu hơn hết, khả năng
biến những con thú nguy hiểm thành ra bất lực chỉ bằng cách sờ vào chúng vẫn
được kiểm nghiệm chính xác và có lẽ chúng ta chẳng bao giờ hiểu được nhiều
hơn về bản chất của bí mật này vốn đă nổi tiếng từ thời xưa và được bảo tồn
tới tận ngày nay bởi những người dốt nát nhất” [[5]].
Mọi người đều thích âm nhạc. Tiếng huưt sáo trầm
trầm, một bài hát du dương hoặc tiếng sáo bao giờ cũng thu hút được loài ḅ
sát ở những xứ có loài thú này. Chúng tôi đă chứng kiến và kiểm chứng được
sự kiện này lập đi lập lại. Ở Thượng Ai Cập, bất cứ khi nào đoàn lữ hành của
tôi dừng lại, th́ một lữ khách trẻ tin rằng ḿnh thổi sáo rất hay, bèn mua
vui cho cả đoàn bằng tiếng sáo. Những người cỡi lạc đà và những người Ả rập
khác luôn luôn phải kiểm soát y, v́ đă nhiều lần bị làm phiền bởi sự xuất
hiện đột ngột bởi đủ thứ họ bộ tộc ḅ sát, vốn nói chung là tránh đụng độ
với loài người. Cuối cùng th́ đoàn lữ hành của chúng tôi cũng gặp một đoàn
người, trong số đó có người chuyên nghiệp thôi miên rắn, thế là người ta mời
bậc kỳ tài trổ tài để thí nghiệm xem sao. Chẳng bao lâu sau khi y bắt đầu
th́ người ta nghe thấy một tiếng sột soạt nhỏ và vị nhạc sĩ kinh hoàng khi
đột nhiên nh́n thấy một con rắn lớn xuất hiện gần chân ḿnh coi bộ rất nguy
hiểm. Con rắn ngóc đầu lên, mắt đăm đăm nh́n y, ḅ chầm chậm như thể vô ư
thức, ngoe ngẩy thân ḿnh mềm mại bám theo mỗi cử động của y. Thế rồi ở
khoàng cách xa lại xuất hiện một con rắn nữa, rồi tới con thứ ba và con thứ
tư, chúng nhanh được nối đuôi bởi những con khác cho đến khi chúng tôi thấy
ḿnh hoàn toàn ở trong một đoàn rắn. Nhiều lữ khách chạy núp đằng sau lưng
lạc đà, c̣n những người khác ẩn núp trong lều trại. Nhưng đó chỉ là sự báo
động hoài công. Ba người thôi miên rắn bắt đầu hát lên và niệm thần chú để
thu hút những con ḅ sát. Chẳng bao lâu sau chúng vây kín họ từ đầu tới
chân. Ngay khi những con rắn tới gần người thôi miên th́ chúng tỏ ra bị đờ
dẫn và chẳng bao lâu sau đắm ch́m vào giấc ngủ sâu giữ nguyên thế. Mắt chúng
mở hi hí và đờ đẫn, c̣n cái đầu th́ gục xuống. Chỉ c̣n lại có mỗi một con
bướng bỉnh, con rắn lớn bóng loáng màu đen, da lốm đốm.
Con rắn mê nhạc này trong sa mạc
tiếp tục lắc lư duyên dáng và nhảy nhót dường như nó khiêu vũ suốt đời trên
cái đuôi của ḿnh và bắt nhịp theo nốt nhạc của tiếng sáo. Con rắn này ắt
không bị “thôi miên” bởi người Ả rập mà vẫn di chuyển từ từ theo hướng người
thổi sáo và cuối cùng đă rượt theo bén gót y. Bấy giờ người Psylli hiện đại
rút ra từ cái bao của ḿnh một cái cây đă héo úa một nửa và vẫy vẫy theo
chiều hướng con rắn. Cây này có mùi bạc hà nồng nặc và ngay khi con ḅ sát
ngửi thấy mùi ấy th́ nó ḅ theo người Ả rập, vẫn c̣n đứng dựng lên trên cái
đuôi nhưng bây giờ tiến sát lại gần cây thuốc. Chỉ vài giây sau người ta
thấy “kẻ thù truyền kiếp của con người” quấn quanh cánh tay của người thôi
miên, đến lượt nó trở nên đờ đẫn và trọn cả đám rắn sau đó bị quẳng xuống
ao, sau khi bị chặt hết đầu.
Nhiều người tin rằng tất cả những con rắn như thế
đều được chuẩn bị trước, được rèn luyện theo mục đích ấy hoặc là bị bẻ hết
răng nanh, hoặc là bị khâu mơm lại. Chắc chắn là có một số thầy pháp cấp
thấp dùng mánh khóe như vậy làm nảy sinh ra ư tưởng nêu trên. Nhưng người
thôi miên rắn chân chính đă có uy
tín được xác lập ở phương Đông th́ đời nào lại phải dùng tới cái tṛ lừa gạt
rẻ tiền như thế. Họ có bằng chứng về đề tài này nơi nhiều lữ khách đáng tin
cậy kể cả một số nhà khoa học, cho nên ta không thể buộc tội họ là lang băm.
Forbes có kiểm chứng lại việc những con rắn bị thôi miên để khiêu vũ và đâm
ra vô hại th́ vẫn c̣n nọc độc. Ông bảo rằng: “Khi tiếng nhạc đột ngột dừng
lại hoặc do một nguyên nhân nào khác th́ con rắn đang khiêu vũ trong một
ṿng vây những người nhà quê bèn lao vút vào khán giả, gây một vết thương
nơi cổ họng của một thiếu nữ, chỉ nửa tiếng đồng hồ sau là cô chết trong cơn
oằn oại” [[6]].
Theo tường tŕnh của nhiều lữ khách th́ những người
phụ nữ da đen ở xứ Guiana thuộc Ḥa lan, những người phụ nữ Obeah, vượt trội
về việc thuần hóa những con rắn rất lớn tên là
amodites tức
papa, chỉ cần ngỏ lời với rắn là
họ có thể khiến chúng từ trên cây ḅ xuống tuân lời họ [[7]]
.
Ở Ấn độ chúng tôi thấy một hội đoàn nhỏ huynh đệ các
fakirs, định cư quanh một hồ nhỏ hoặc đúng hơn là một ao nước sâu, đáy ao
theo sát nghĩa có đầy dẫy những con cá sấu khổng lồ. Những con quái vật
lưỡng cư này ḅ ra khỏi ao sưởi ấm dưới ánh nắng mặt trời chỉ cách xa 6-7
tấc đối với các fakirs mà một số vị này có thể đang bất động v́ đắm ch́m
trong buổi cầu nguyện và chiêm niệm. Chừng nào c̣n có mặt một trong những vị
hành khất thánh thiện này th́ những con cá sấu vẫn c̣n vô hại như loài mèo
con. Nhưng chúng tôi chẳng bao giờ dám khuyên một người nước ngoài liều ḿnh
ở lại trong ṿng vài thước Anh xung quanh những con quái vật ấy. Người Pháp
khốn khổ Pradin đă vùi thây chết yểu do một trong những con thằn lằn khủng
khiếp này mà người Ấn Độ thường gọi là
Moudela [[8]].
(Từ này có lẽ là nihang hoặc
ghariāl.)
Khi Iamblichus, Herodotus, Pliny hoặc một số tác giả
cổ truyền khác cho ta biết có những tu sĩ khiến cho loài rắn độc xuất hiện
nơi bàn thờ Nữ thần Isis, hoặc nhà thông thần chỉ cần liếc nh́n là thuần hóa
được những con thú dữ tợn nhất th́ người ta coi họ là những kẻ nói dối và
ngu đần dốt nát. Khi những nhà lữ hành thời nay cho ta biết cũng những phép
lạ ấy được thực hiện ở phương Đông th́ người ta gán cho họ là những kẻ nhiệt
t́nh nói bá láp hoặc các tác giả
không đáng tin cậy.
------------------------
[[1]]
Villecroze, tác phẩm “Bác sĩ H. d’Alger”, số ra ngày 19 tháng
3 năm 1861. Pierrart, quyển iv, trang 254-257.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS