|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
NHỮNG CHUYỆN LẠ LÙNG VỀ
QUÁI THAI
Trích từ trang 384 đến 393
Quyển Vén Màn Bí Mật
Nữ Thần Isis I
của H. P.
Blavatsky
www.thongthienhoc.com |
|
NHỮNG CHUYỆN LẠ LÙNG VỀ QUÁI
THAI
Nhưng bất chấp thuyết hoài nghi duy vật, con người
quả thật có một quyền năng như thế mà chúng ta đă thấy biểu lộ trong những
ví dụ nêu trên. Khi tâm lư học và sinh lư học trở nên xứng đáng với danh
hiệu khoa học th́ người Âu Tây tin chắc rằng trong ư chí và óc tưởng tượng
của con người có một mănh lực quái dị và khủng khiếp, cho dù nó được vận
dụng một cách có ư thức hoặc vô ư thức. Thế nhưng làm sao dễ dàng ngộ ra
được quyền năng ấy nơi tinh thần
nếu ta chỉ nghĩ tới cái sự thật hiển nhiên trong thiên nhiên, theo đó mọi
nguyên tử nhỏ nhất trong thiên nhiên đều được
tinh thần làm cho vận động, xét
về bản thể th́ tinh thần chỉ là
một vi hạt nhỏ nhất của tinh thần cũng biểu diễn được
tổng thể; và xét cho cùng th́ vật
chất chẳng qua chỉ là bản sao của ư niệm trừu tượng. Về vần đề này chúng tôi
xin trích dẫn một vài ví dụ về quyền năng uy nghi của ngay cả ư chí
vô ư thức, sáng tạo theo óc tưởng
tượng hoặc đúng hơn là năng lực phân biện các ảnh tượng trong ánh sáng tinh
tú.
Chúng ta chỉ cần nhớ lại
hiện tượng rất quen thuộc là cái bớt,
tức là những dấu hiệu bẩm sinh. Những tác dụng này sinh ra do tác nhân
vô ư thức thuộc óc tưởng tượng của bà mẹ trong trạng thái bị kích động. Cổ
nhân đă thừa biết sự kiện bà mẹ có thể kiểm soát được dáng vẻ của đứa con
chưa chào đời đến nỗi trong đám người Hi Lạp giàu sang có tục lệ đặt gần
giường sản phụ những pho tượng đẹp đẽ sao cho bà thường xuyên có trước mắt
ḿnh một mô h́nh hoàn mỹ. Cái mánh khóe xảo quyệt mà vị tộc trưởng Hebrew là
Jacob khiến người ta bỏ đi những con ḅ có vệt ṿng và có lốm đốm, chính là
một minh họa cho định luật này trong loài thú; c̣n Aricante có nói tới “bốn
lứa chó con liên tiếp sinh ra từ chó cha mẹ khỏe mạnh, trong mỗi lứa đó có
một số chó con lành lặn, c̣n những chó con khác không có chi trước hoặc bị
sứt môi”. Các tác phẩm của Geoffroi thánh Hilaire, Burdach và Elam có bản
tường tŕnh về nhiều trường hợp như thế và có nhiều trường hợp như vậy trong
tác phẩm quan trọng của Bác sĩ Prosper Lucas
Bàn về tính Di truyền Thiên nhiên.
Elam có trích dẫn Prichard, một ví dụ trong đó con của một người da đen và
da trắng được đánh dấu bằng màu đen và màu trắng ở những bộ phận riêng biệt
trong cơ thể. Ông nói thêm một cách chân thành đáng khen rằng: “Đây là những
điều đặc biệt mà trong t́nh trạng hiện nay của khoa học, ta chưa thể giải
thích được” [[1]].
Rất tiếc là người ta nói chung không bắt chước theo gương của ông. Trong số
cổ nhân th́ Empedocles, Aristotle, Pliny, Hippocrates, Galen, Marcus
Damascenus và những người khác có tường tŕnh với chúng ta về những điều
hoàn toàn kỳ diệu giống như các tác giả thời hiện đại.
Trong một tác phẩm được
xuất bản ở Luân đôn vào năm 1659 [[2]],
người ta nêu ra một lập luận mạnh mẽ để phản bác thuyết duy vật bằng cách
chứng tỏ mănh lực của trí người đối với các lực tinh vi của thiên nhiên. Tác
giả là Tiến sĩ More coi bào thai dường như thể đó là một chất liệu mềm dẻo
mà bà mẹ có thể nặn h́nh thành ra một dạng dễ chịu hoặc khó chịu, giống như
một người nào đó hoặc phần nào giống như nhiều người, được đóng dấu bởi
những h́nh nộm (hoặc ta có thể gọi nó chính xác hơn là
tinh đồ (astrograph) của một sự
vật nào đó hiện ra sống động trong óc tưởng tượng của bà. Tùy trường hợp, bà
có thể gây ra những tác dụng này một cách cố ư hoặc vô ư, hữu thức hoặc vô
thức, yếu ớt hoặc mạnh mẽ. Điều đó c̣n tùy thuộc vào việc bà biết hoặc không
biết điều bí ẩn sâu xa của thiên nhiên. Ta hăy xét phụ nữ nói chung th́ có
thể coi việc ghi dấu nơi phôi thai mang tính ngẫu nhiên nhiều hơn kết quả
của sự thiết kế; và v́ mỗi bầu hào quang của mỗi người trong ánh sáng tinh
tú đều chứa đầy h́nh tượng của gia đ́nh trực tiếp với ḿnh, cho nên bề mặt
nhạy cảm của bào thai hầu như có thể được so sánh với kính ảnh đă được phết
thuốc của một ảnh chụp, nó rất có thể không được ghi dấu bằng ảnh tượng của
một người tổ tiên xa hoặc gần mà bà chưa bao giờ thấy nhưng vào một lúc tới
hạn nào đó ảnh tượng có thể lọt vào tiêu điểm của máy chụp ảnh thuộc thiên
nhiên. Bác sĩ Elam có nói: “Ngồi gần tôi là một khách viếng thăm từ một lục
địa xa xôi, bà đă được sinh ra và giáo dục ở đó. Trên tường có treo một ảnh
chân dung của một bà tằng tổ xa xưa măi tận thế kỷ vừa qua. Người này là một
tŕnh hiện chính xác của người kia trong mọi đặc điểm, mặc dù một đằng chưa
bao giờ rời khỏi nước Anh c̣n một đằng sinh ra ở xứ Mỹ và chỉ có một nửa
ḍng dơi Anh.
Quyền năng của óc tưởng tượng đối với t́nh huống vật
thể của chúng ta, ngay cả sau khi chúng ta đă trưởng thành được minh chứng
qua nhiều cách quen thuộc. Trong y học, vị y sĩ thông minh không ngần ngại
gán cho nó một mănh lực chữa bệnh hoặc gây bệnh lớn hơn cả thuốc viên và
thuốc nước. Ông gọi nó là thuốc sống
động của thiên nhiên và nỗ lực đầu tiên của ông là làm sao chinh phục
được trọn vẹn niềm tin của bệnh nhân để ông có thể nhờ thiên nhiên chữa tận
gốc được bệnh tật. Sự sợ sệt thường gây chết người và sự phiền năo có quyền
năng đối với các lưu chất tinh vi của cơ thể chẳng những làm xáo trộn các
nội tạng mà c̣n làm cho tóc bạc nữa. Ficinus đề cập tới
dấu chỉ của bào thai với những
dấu hiệu của trái anh đào và đủ thứ trái cây, màu sắc, lông tóc và u bướu;
ông thừa nhận rằng óc tưởng tượng của bà mẹ có thể biến nó ra thành giống
như một con khỉ, con heo, con chó hoặc bất kỳ một vật nào khác. Marcus
Damascenus có nói tới một bé gái phủ đầy lông và giống như người hiện đại
Julia Pastrana có cả một bộ râu rậm rạp; Gulielmus Paradinus có nói tới một
đứa trẻ mà da và móng vuốt giống như con gấu; Balduinius Ronsæus có nói tới
một đứa trẻ sinh ra với một yếm thịt gà tây; Pareus có nói tới một đứa trẻ
giống như con ếch; c̣n Avicenna có nói tới những con gà có đầu chim diều
hâu. Trong trường hợp vừa nêu vốn hoàn toàn minh chứng cho quyền năng tưởng
tượng giống như vậy nơi loài thú, phôi thai ắt đă được đóng dấu vào lúc thụ
thai khi óc tưởng tượng của con gà mái nh́n thấy một con diều hâu hoặc là
đúng thực hoặc là do hoang tưởng. Điều này là hiển nhiên đối với Tiến sĩ
More, ông trích dẫn trường hợp này dựa theo thẩm quyền của Avicenna và nhận
xét rất thỏa đáng rằng v́ cái trứng đang xét có thể được ấp cách xa con gà
mái cả trăm dặm, cho nên h́nh ảnh vi mô của con diều hâu ghi ấn tượng lên
phôi thai ắt được khuếch đại và hoàn chỉnh theo sự tăng trưởng của con gà
con hoàn toàn độc lập với bất kỳ ảnh hưởng nào sau đó của con gà mái.
Cornelius Gemma có nói
tới một đứa trẻ sinh ra với cái trán bị thương và chảy máu do kết quả của
việc cha nó đe dọa mẹ nó bằng “. . . một lưỡi gươm rút ra chỉa vào trán bà
ta”. Sennertius có ghi chép trường hợp một thiếu phụ mang thai khi thấy một
người đồ tễ dùng dao chẻ để xẻ đôi đầu con heo th́ bà ta bèn sinh hạ một đứa
con có khuôn mặt bị chẻ ra ở hàm trên, khẩu cái và môi trên lên tới tận mũi.
Trong tác phẩm Bàn về sự Tiêm chích
Vật chất của Van Helmont, người ta có tường thuật một số trường hợp rất
đáng sửng sốt. Vợ một người thợ may ở Mechlin, đứng ở ngoài cửa nh́n thấy
tay của một người lính bị cắt cụt trong một cuộc căi vă, điều này làm bà xúc
động đến nỗi đẻ non và đứa trẻ sinh ra chỉ có một bàn tay, cánh tay bên kia
bị chảy máu. Vào năm 1602, vợ của Marcus Devogeler, một thương gia ở Antwerp
nh́n thấy một người lính vừa mới bị mất cánh tay bèn trở dạ và sinh hạ một
đứa con gái có một cánh tay bị thương và chảy máu giống như trong trường hợp
đầu tiên. Van Helmont tŕnh bày ví dụ thứ ba là một thiếu phụ chứng kiến
việc chặt đầu 13 người theo lệnh của Hầu tước d’Alva. Cảnh tượng này khủng
khiếp đến nỗi nó chế ngự bà hoàn toàn, khiến bà “đột nhiên chuyển dạ và hạ
sinh một đứa trẻ hoàn toàn lành mạnh, chỉ có điều cái đầu nó bị thiếu, nhưng
cái cổ nó đẫm máu giống như cơ thể của những người mà bà đă chứng kiến bị
cắt cụt đầu. Và điều đó c̣n nêu ra một sự kỳ diệu khác khi người ta không hề
t́m thấy bàn tay, cánh tay và đầu
của những đứa trẻ này” [[3]]
.
Nếu ta có thể quan niệm ra một điều ǵ đó giống như
phép lạ trong thiên nhiên th́ những trường hợp nói trên, khi các bộ phận của
cơ thể con người chưa sinh ra đời đột nhiên bị biến mất có thể đáng cho ta
nêu ra. Chúng tôi đă hoài công t́m kiếm nơi những người có thẩm quyền nhất
về sinh lư học của con người để có được bất kỳ thuyết thỏa đáng nào giải
thích được những dấu chỉ phôi thai ít nổi bật nhất. Cùng lắm là họ chỉ có
thể ghi lại những trường hợp của điều mà họ gọi là “các biến thể tự phát của
loại h́nh” để rồi lại trở về với “những sự trùng hợp ngẫu nhiên kỳ diệu” của
ông Proctor hay những lời thú nhận thành thật là ḿnh không biết mà ta thấy
nơi những tác giả không hoàn toàn thỏa măn với toàn bộ kiến thức của loài
người. Magendie thừa nhận rằng bất chấp những khảo cứu khoa học, người ta
tương đối biết rất ít về sự sống của bào thai. Ở trang 518, ấn bản Mỹ của
tác phẩm Sơ giảng về Sinh lư học,
ông nêu ra “một trường hợp mà cuống rún bị cắt ĺa và hoàn toàn đă thành
sẹo”, rồi tự hỏi: “Chẳng biết làm thế nào mà sự tuần hoàn tiến hành được
trong cơ quan này?” Ở trang kế tiếp ông nói: “Hiện nay người ta chẳng biết
ǵ về công dụng của sự tiêu hóa nơi bào thai và liên quan tới sự dinh dưỡng
của bào thai th́ ông lại nêu ra thắc mắc: “Vậy th́ ta có thể nói ǵ về sự
dinh dưỡng của bào thai? Những công tŕnh sinh lư học chỉ bao hàm
những phỏng đoán mơ hồ về điều
này. Ở trang 520 lại có ngôn ngữ sau đây: “Do hậu quả của
một nguyên nhân nào đó c̣n chưa biết,
các bộ phận khác nhau của bào thai đôi khi phát triển một cách siêu phàm
hoàn toàn tiền hậu bất nhất”. Với những công nhận trước kia của ông về việc
khoa học c̣n chưa biết mọi điều mà chúng tôi vừa trích dẫn, ông lại nói thêm
rằng: “Chẳng có lư do ǵ để tin rằng
óc tưởng tượng của người mẹ có thể có bất cứ ảnh hưởng nào trong việc tạo ra
các quái thai này; ngoài ra việc tạo các quái thai này vẫn được quan sát
thấy hằng ngày nơi ḍng dơi của những con thú khác và ngay cả cây cối nữa”.
Đây đúng là một minh họa toàn bích cho phương pháp của các nhà khoa học: khi
họ vượt qua phạm vi của những sự kiện quan sát được th́ óc phán đoán của họ
dường như trở nên bị bại hoại hoàn toàn. Sự suy diễn của họ theo những khảo
cứu của chính ḿnh thường kém hơn nhiều so với suy diễn của những người khác
vốn chỉ tiếp thu các sự kiện này qua trung gian họ.
Kho tài liệu khoa học thường xuyên cung cấp những ví
dụ về sự thật này và khi ta xét tới những lập luận của những quan sát viên
duy vật xét về những hiện tượng tâm lư th́ qui tắc này càng nổi bật hơn hết.
Những người mù linh hồn (soul
blind) được cấu tạo sao cho họ không thể phân biệt được các nguyên nhân tâm
lư với các hậu quả vật chất chẳng khác nào kẻ mù màu sắc không phân biệt
được màu tía với màu đen.
Elam tuyệt nhiên không phải là một nhà thần linh
học, thậm chí mặc dù thù địch với thần linh học, lại đại biểu cho niềm tin
của các nhà khoa học trung thực qua phát biểu sau đây: “Chắc chắn là ta
không thể giải thích được vật chất và tâm trí có thể tác động và phản tác
động đối với nhau ra sao; mọi người đều công nhận rằng bí mật này là không
thể giải được và có lẽ sẽ măi măi vẫn như thế”.
Người Anh có thẩm quyền lớn về đề tài dị dạng là Wm.
Aitken, Bác sĩ Y khoa ở Edinburgh và Giáo sư Bệnh lư học ở trường Quân y, là
tác giả quyển Khoa học và việc Thực
hành Y khoa; ấn bản ở Mỹ của nó do Giáo sư Meredith Clymer, Bác sĩ Y
khoa thuộc Đại học Pensylvania cũng có tầm ảnh hưởng tương tự ở Mỹ. Nơi
trang 233 trong quyển I, ta thấy đề tài này được bàn luận dông dài. Tác giả
nói: “Sự mê tín dị đoan, những ư niệm phi lư và những nguyên nhân kỳ lạ được
gán cho việc xảy ra những dị dạng ấy giờ đây đang nhanh chóng biến mất trước
những sự tŕnh bày sáng sủa của các nhà giải phẫu cơ thể nổi tiếng vốn đă
đặc biệt nghiên cứu về đề tài sự phát triển và tăng trưởng của trứng. Ở đây
ta chỉ cần đề cập tới những tên tuổi như J. Muller, Rathke, Bichoff, St.
Hilaire, Burdach, Allen Thompson, G.&W. Vrolick, Wolff, Meckel, Simpson,
Rokitansky và Von Ammon cũng đủ bằng chứng cho thấy sớm muộn ǵ th́ những sự
thật của khoa học sẽ xua tan màn sương mù dốt nát và mê tín dị đoan”. Xét
theo giọng điệu tự măn của tác giả xuất chúng này, người ta ắt nghĩ rằng
chúng tôi đang sở hữu nếu không phải là phương tiện để dễ dàng giải quyết
được vấn đề nhiêu khê này th́ ít ra cũng là một sợi chỉ xuyên suốt dẫn dắt
chúng tôi đi qua mê lộ của các khó khăn. Nhưng vào năm 1872, sau khi lợi
dụng được mọi công tŕnh lao động và tài khéo của các nhà bệnh lư học nổi
tiếng nêu trên, ông ta bị chúng tôi bắt quả tang cũng thú nhận là ḿnh dốt
nát theo kiểu mà Madendie đă diễn tả năm 1838. Ông nói: “Tuy nhiên có nhiều
điều bí mật vẫn c̣n bao phủ nguồn gốc của sự dị dạng, ta có thể coi nguồn
gốc của chúng chia thành hai vấn đề chính, nghĩa là
1- liệu chúng có do sự dị dạng nguyên thủy của mầm mống hay chăng?;
2- hoặc chúng do những sự biến
dạng sau này của phôi thai v́ những nguyên nhân tác động lên sự phát triển
của nó? Đối với vấn đề thứ nhất, người ta tin rằng mầm mống thoạt tiên có
thể bị dị dạng hoặc khiếm khuyết do một
ảnh hưởng xuất phát từ người nam hoặc
người nữ, chẳng hạn như trong trường hợp cứ lập đi lập lại việc sinh ra
cùng một loại dị dạng do cùng một cặp cha mẹ, những biến dạng của một trong
hai phía đều được truyền đi dưới dạng di truyền”.
Do không được cung cấp bất kỳ triết lư riêng biệt
nào để giải thích cho những tổn thương này, các nhà bệnh lư học trung thành
với bản năng nghề nghiệp bèn cầu viện tới sự phủ nhận. Họ bảo rằng: “Ta có
thể tạo ra sự biến dạng như thế qua những ấn tượng tâm trí đối với phụ nữ có
thai, điều này vẫn c̣n thiếu bằng chứng xác thực. Những nốt ruồi, dấu vết
của người mẹ và những cái bớt trên da được gán cho các trạng thái bệnh hoạn
của lớp vỏ của trứng . . . Một nguyên nhân dị dạng rất thường được công nhận
cốt ở việc cản trở sự phát triển của phôi thai,
nguyên nhân của nó đâu phải lúc nào
cũng rơ rệt mà phần lớn là bị che giấu . . . Những h́nh dáng phù du của bào
thai người có thể sánh với những h́nh dáng thường tồn của nhiều con thú cấp
thấp”. Liệu vị giáo sư bác học có thể giải thích được tại sao chăng?
“V́ thế cho nên những sự dị dạng do
chận đứng sự phát triển thường có được một dáng vẻ giống như con thú”.
Đúng vậy; nhưng các nhà bệnh lư học lại không cho ta
biết v́ cớ làm sao mà như thế? Bất cứ nhà giải phẫu cơ thể nào “đặc biệt
nghiên cứu đề tài” sự phát triển và tăng trưởng của phôi thai và bào thai
đều không cần động năo nhiều cũng có thể cho ta biết kinh nghiệm hằng ngày
và bằng chứng của chính mắt ḿnh chứng tỏ rằng: “măi cho tới một thời kỳ nào
đó phôi thai người là một bản sao của một loài ếch nhái trẻ đang ở bước đầu
tiên tách ra khỏi trứng ếch, nghĩa là một con ṇng nọc. Nhưng không một nhà
sinh lư hoặc giải phẫu học nào dường như có ư muốn áp dụng thuyết bí truyền
của Pythagoras về sự đầu thai (mà những nhà phê b́nh thuyết giải sai lệch
rất nhiều) vào việc phát triển con người từ lúc đầu tiên xuất hiện trên cơi
trần dưới dạng một mầm mống cho đến khi cuối cùng thành h́nh và sinh ra đời.
Ở một chỗ khác liên quan tới sự tiến hóa tâm linh và vật thể của con người
trên trần thế, ta có nhắc tới ư nghĩa của công lư tiên đề kinh Kabala: “Một
ḥn đá trở thành một cái cây; một cái cây trở thành một con thú; một con thú
trở thành một con người v.v. . .” Giờ đây ta sẽ thêm vào đó một vài từ nữa
để cho ư tưởng này rơ hơn.
Đâu là h́nh dáng nguyên thủy của con người tương
lai? Một số nhà sinh lư học nói đó là một hạt, một tiểu thể; một số người
khác nói đó là một phân tử, một trứng trong buồng trứng. Nếu ta có thể phân
tích nó bằng phổ kế hoặc bằng cách khác, th́ liệu ta có thể trông mong sẽ
phát hiện ra nó được cấu tạo bằng ǵ? Tương tự như vậy, ta có thể nói về một
hạt nhân của vật chất vô cơ được sự tuần hoàn làm lắng đọng ở chỗ đậu thai
và hiệp nhất với một phần lắng đọng của vật chất hữu cơ. Nói cách khác, hạt
nhân vô cùng nhỏ này của con người tương lai bao gồm những nguyên tố giống
như một ḥn đá, những nguyên tố giống như trái đất mà con người có số phận
phải ở trên đó. Các môn đồ kinh Kabala trích dẫn thẩm quyền của thánh Moses
nhận xét rằng cần có đất và nước để tạo ra một sinh linh và thế là ta có thể
nói rằng con người xuất hiện trước hết giống như một ḥn đá.
Vào cuối thời gian 3-4 tuần, trứng đă khoác lấy dáng
vẻ giống như một cái cây, một đầu mút trở nên h́nh khối cầu c̣n đầu mút kia
thuôn thuôn giống như củ cà rốt, khi mổ xẻ ra th́ ta thấy nó bao gồm (giống
như một củ hành) những lớp phiến mỏng hoặc lớp vỏ rất mảnh mai vây quanh một
chất lỏng. Các lớp phiến kề sát nhau ở đầu bên dưới, c̣n phôi thai treo lơ
lửng từ rễ của cuống rún hầu như giống một trái cây treo lủng lẳng trên cành
chính của cây. Do đầu thai chuyển kiếp, ḥn đá giờ đây đă biến thành một cái
cây. Thế rồi tạo vật phôi thai bắt đầu xạ từ trong ra ngoài, trước hết là
tay chân rồi phát triển các đặc điểm của ḿnh. Ta thấy mắt là hai đốm đen,
tai, mũi và miệng tạo thành những vết lơm giống như mắt trái dứa trước khi
chúng bắt đầu nhô lên. Phôi phát triển thành một bào thai giống như con thú,
có h́nh dáng của con ṇng nọc và trông giống như một loài ḅ sát lưỡng cư
sống dưới nước và phát triển từ dưới nước. Chơn thần của nó chưa trở thành
con người hoặc bất tử, v́ môn đồ kinh Kabala bảo ta rằng điều đó chỉ xảy ra
vào “giờ thứ tư”. Phôi khoác lấy từng đặc tính một của con người, trước hết
là nhịp đập xao xuyến của hơi thở bất tử đi xuyên qua bản thể của y; phôi
biết cử động; thiên nhiên mở đường cho nó; tiến dẫn nó vào với thế gian; và
bản thể thiêng liêng định cư nơi cái khung của đứa trẻ; nó sẽ ngự ở nơi đó
cho tới lúc cái xác chết đi, khi con người trở thành một chơn linh.
Môn đồ kinh Kabala gọi quá tŕnh bí nhiệm chín tháng
h́nh thành phôi thai là việc hoàn tất “chu kỳ tiến hóa của cá nhân”. Cũng
giống như bào thai phát triển từ nước
ối trong tử cung, cũng vậy trái đất nẩy mầm từ chất ether vũ trụ, tức
lưu chất tinh tú trong tử cung vũ trụ. Những anh nhi vũ trụ này giống như
người lùn là những hạt nhân đầu tiên; rồi tới buồng trứng; rồi dần dần trứng
chín muồi; đến lượt nó trở thành những bà mẹ phát triển ra các h́nh tướng
của khoáng vật, thực vật, động vật và con người. Từ tâm điểm tới chu vi, từ
cái túi nhỏ không nhận thức được tới biên giới hoàn toàn không quan niệm nổi
của càn khôn, những tư tưởng gia vinh quang này, các môn đồ kinh Kabala truy
nguyên chu kỳ này ḥa nhập vào chu kỳ kia bao hàm và được bao hàm trong một
chuỗi vô tận. Phôi thai tiến hóa trong bầu tiền sinh sản, cá nhân tiến hóa
trong ṿng gia đ́nh, gia đ́nh tiến hóa trong phạm vi quốc gia, quốc gia tiến
hóa trong nội bộ loài người, trái đất tiến hóa trong ṿng thái dương hệ,
thái dương hệ tiến hóa trong vũ trụ trung tâm, vũ trụ tiến hóa trong càn
khôn và càn khôn tiến hóa trong Nguyên nhân Bản sơ, tức Điều Vô biên và Vô
tận. Triết lư tiến hóa của họ được phát biểu như sau:
“Tất cả chẳng qua chỉ là bộ phận của một tổng thể
ghê gớm,
Mà cơ thể của nó là Thiên nhiên, c̣n Hồn của nó là
Thượng Đế”
“Vô
số thế giới
Nằm trong ḷng thứ này giống như con trẻ”.
Trong khi nhất trí rằng các nguyên nhân vật thể, như
cú đấm, tai nạn, thức ăn tồi cho bà mẹ có ảnh hưởng tới bào thai theo kiểu
gây nguy hiểm cho tính mạng của nó; trong khi cũng công nhận rằng các nguyên
nhân đạo đức như sợ hăi, đột nhiên khủng khiếp, phiền năo dữ dội hoặc thậm
chí cực kỳ vui vẻ cũng có thể làm chậm lại sự tăng trưởng của bào thai hoặc
ngay cả giết được nó, th́ nhiều nhà sinh lư học lại đồng ư với Magendie khi
bảo rằng: “Không có lư do ǵ để tin rằng óc tưởng tượng của bà mẹ có thể có
bất kỳ ảnh hưởng nào đối với việc h́nh thành quái thai”; chỉ v́ “những sản
phẩm thuộc loại này được quan sát thấy hằng ngày vẫn sinh ra nơi các loài
thú khác và ngay cả nơi cây cối nữa”.
Về ư kiến này th́ ông được ủng hộ của các nhà quái
thai học hàng đầu thời nay. Mặc dù Geoffroi St. Hilaire lưu danh cho khoa
học mới mẻ, song những sự kiện của nó vốn dựa trên những thí nghiệm rốt ráo
của Bichat; vào năm 1802 ông được công nhận là người sáng lập ra khoa giải
phẫu học phân tích và triết lư. Một trong những đóng góp quan trọng nhất cho
kho tài liệu quái thai học là chuyện khảo cứu của G. J. Fisher, Bác sĩ Y
khoa ở Sing Sing, New York, với tựa đề là
Song quái thai học; một Tiểu luận về
những Quái thai Phức hợp của Con người. Tác giả này phân loại quái thai
theo loài và giống, đi kèm theo những trường hợp này là những suy gẫm do đặc
tính của chúng gợi ra. Noi theo St. Hilaire, ông phân chia lịch sử của đề
tài này ra thành các thời kỳ hoang đường, thực chứng và khoa học.
Chỉ v́ mục đích của ḿnh,
ta chỉ cần nói rằng trong t́nh trạng hiện nay của ư kiến khoa học, ta coi
như hai điều đă được xác lập: 1-
t́nh trạng tâm trí của bà mẹ chẳng ảnh hưởng ǵ tới việc tạo tác ra các quái
thai; 2- hầu hết các biến thể
quái thai đều giải thích được dựa vào thuyết phát triển
ngưng lại hoặc bị
chậm trễ. Fisher có nói: “Do cẩn
thận nghiên cứu những định luật phát triển và thứ tự mà đủ thứ cơ quan trong
phôi thai được triển khai theo đó, người ta đă quan sát thấy rằng trong một
chừng mực nào đó những quái thai do bị khuyết tật hoặc bị phát triển ngưng
lại chính là những phôi thai thường tồn. Các cơ quan bất b́nh thường chỉ
biểu diễn cho t́nh trạng nguyên sơ của việc h́nh thành khi nó tồn tại ở giai
đoạn sớm trong cuộc sống của phôi thai và bào thai” [[4]].
Đối với sinh lư học được thú nhận là ở trạng thái
hỗn độn hiện nay th́ dường như hơi táo bạo khi bất cứ nhà quái thai học nào
(cho dù y đạt tới thành tựu lớn đến đâu đi chăng nữa về giải phẫu cơ thể
học, mô học hoặc phôi thai học) dám chấp nhận một lập trường nguy hiểm theo
đó bà mẹ không có ảnh hưởng ǵ lên con cái ḿnh. Trong khi kính hiển vi của
Haller và Prolik, Dareste và Laraboulet đă tiết lộ cho ta biết bao nhiêu sự
kiện thú vị liên quan tới những dấu vết nguyên sơ đơn hay kép để đạt trên
màng noăn hoàng th́ những điều vẫn c̣n chưa được phát hiện về phôi thai học
trong khoa học hiện đại dường như lại c̣n lớn hơn nữa. Nếu chúng ta cho rằng
quái thai là kết quả của việc ngưng phát triển – thậm chí nếu ta tiến xa hơn
nữa và chấp nhận rằng tương lai của phôi thai có thể được tiên lượng dựa vào
các dấu vết noăn hoàng th́ liệu các nhà quái thai học sẽ đưa ta tới đâu để
biết trước được những nguyên nhân
tâm lư của mỗi dấu vết ấy? Bác sĩ Fisher có thể đă nghiên cứu kỹ lưỡng hàng
trăm trường hợp và cảm thấy ḿnh có thẩm quyền dựng nên một sự phân loại mới
các giống và loài; nhưng sự kiện vẫn là sự kiện và bên ngoài phạm vi quan
sát của ông th́ ngay cả khi chúng tôi chỉ xét đoán theo kinh nghiệm cá nhân
nơi nhiều xứ th́ dường như vẫn có đủ bằng chứng đạt được cho thấy những xúc
động mănh liệt của bà mẹ thường được phản ánh nơi những biến dạng rành rành
thấy được và bền lâu nơi những đứa trẻ. Hơn nữa, những trường hợp mà ta đang
xét dường như phản bác lại lời khẳng định của bác sĩ Fisher, theo đó những
sự tăng trưởng của quái thai là do các nguyên nhân được truy nguyên tới tận
“những thời kỳ sơ khai trong đời sống của phôi thai và bào thai”. Có một
trường hợp là một vị Thẩm phán ở Ṭa án Triều đ́nh tại Saratow nước Nga, ông
luôn luôn đeo một cái băng để che một dấu vết chuột ở phía trên trái khuôn
mặt.Đó là một con chuột đă thành h́nh hoàn toàn, cơ thể nó được biểu diễn
nổi bật lên trên g̣ má, c̣n đuôi nó chạy dài qua thái dương rồi mất hút vào
dưới bộ tóc. Cơ thể nó dường như bóng láng, màu xám và hoàn toàn tự nhiên.
Theo lời tường thuật của ông th́ mẹ ông ghê tởm loài chuột mà không khắc
phục được và bà đă chuyển dạ đẻ non khi thấy một con chuột nhảy ra khỏi hộp
đồ khâu vá của ḿnh.
Trong một trường hợp khác mà chính tác giả chứng
kiến, một phụ nữ có thai c̣n khoảng 2-3 tuần nữa mới tới kỳ hạn sinh, nh́n
thấy một chén phúc bồn tử và lên cơn thèm khát không kháng cự nổi muốn có
một vài trái để ăn, nhưng bị từ chối. Bà kích động quàng bàn tay phải vào
gáy của ḿnh theo kiểu giống như làm xiếc và hét toáng lên rằng ḿnh
phải có những trái ấy. Ba tuần
sau, chính mắt chúng tôi thấy đứa trẻ chào đời có một trái phúc bồn tử đă
thành h́nh hoàn chỉnh ở bên phải gáy của nó; măi cho đến ngày nay, khi mùa
trái chín th́ cái dấu vết bẩm sinh của nó lại biến thành màu đỏ bầm, c̣n vào
mùa đông th́ nó lại xanh mét.
Những trường hợp như thế mà nhiều bà mẹ trong gia
đ́nh đều quen thuộc do kinh nghiệm cá nhân hoặc do trải nghiệm của bạn bè
đều làm cho người ta tin chắc bất chấp các thuyết của mọi nhà quái thai học
Âu Mỹ. Đó là v́ thế đấy, người ta đă quan sát được loài thú và loài cây cối
cũng tạo ra các dị dạng của chủng loại ḿnh giống như loài người, cho nên
Magendie và trường phái của ông mới suy diễn rằng các dị dạng của loài người
với tính cách giống hệt như thế, tuyệt nhiên không do óc tưởng tượng của bà
mẹ v́ loài thú và loài cây cỏ có biết
tưởng tượng đâu. Nếu các nguyên nhân vật thể tạo ra các hậu quả vật lư
nơi các giới thấp th́ ta ắt suy diễn rằng qui tắc ấy cũng đúng đối với bản
thân ta.
Nhưng một thuyết hoàn toàn tân kỳ đă được nêu ra do
Giáo sư Armor thuộc trường Y khoa Long Island, trong quá tŕnh thảo luận mới
được tổ chức ở Hàn lâm viện Y khoa Detroit. Đối lập với những quan điểm
chính thống do Bác sĩ Fisher đại biểu, Giáo sư Armor bảo rằng những dị dạng
là do một trong hai nguyên nhân. 1-
sự khiếm khuyết hoặc t́nh trạng bất b́nh thường nơi chất sinh sản mà bào
thai được phát triển từ đó; 2-
những ảnh hưởng bệnh hoạn tác động lên
bào thai trong tử cung. Ông quả
quyết rằng chất sinh sản có thành phần biểu diễn được mọi mô, cấu trúc và
h́nh thái; có thể có việc truyền các đặc tính cấu trúc
đă được thụ đắc khiến cho chất
sinh sản không thể tạo ra được một ḍng dơi phát triển lành mạnh và quân
b́nh. Mặt khác, chất sinh sản có thể tự thân nó hoàn hảo nhưng lại phải chịu
ảnh hưởng bệnh hoạn trong quá tŕnh mang thai, do đó ḍng dơi tất yếu bị
quái thai.
Để đạt được mức trước sau
như một th́ thuyết này cần phải giải thích được những trường hợp song quái
thai (những quái thai có hai đầu hoặc tám tay chân), điều này dường như gặp
khó khăn. Có lẽ chúng ta ắt thừa nhận rằng nơi vật chất sinh sản khiếm
khuyết th́ cái đầu của phôi thai có thể không được biểu diễn hoặc bất cứ bộ
phận nào khác của cơ thể đều thiếu sót; nhưng hầu như khó ḷng ta có thể có
2-3 hoặc nhiều hơn nữa đại biểu của một chi duy nhất. Lại nữa, nếu vật chất
sinh sản có những t́ vết di truyền th́ dường như thể mọi con cháu xuất phát
từ đó đều bị quái thai; trong khi sự thật là có nhiều trường hợp bà mẹ sinh
ra một số đứa trẻ lành mạnh trước khi quái thai xuất hiện, tất cả đều là con
của một người cha. Bác sĩ Fisher có trích dẫn nhiều trường hợp thuộc loại
này trong đó ông trích dẫn trường hợp Catherine Corcoran [[5]],
“một phụ nữ rất khỏe mạnh, 30 tuổi, trước khi sinh ra quái thai này bà đă
sinh được năm đứa con lành mạnh, không có đứa nào sinh đôi. Quái thai có một
đầu ở mỗi đầu mút, hai lồng ngực, tay th́ hoàn chỉnh nhưng có hai vùng bụng
dưới và khoang chậu dính liền đầu mút với nhau, mỗi bên có hai chân, vị chi
là bốn chân. Chúng hợp nhất với nhau ở giữa khi hai chân gặp nhau”. Tuy
nhiên mỗi bộ phận của cơ thể đều không được nhân đôi, do đó ta có thể coi
trường hợp này là trường hợp sinh đôi tăng trưởng cùng với nhau.
C̣n một ví dụ khác là
trường hợp Maria Teresa Parodi [[6]].
Phụ nữ này trước đó đă sinh được tám đứa trẻ lành mạnh, lại hạ sinh một bé
gái mà chỉ có phần trên của nó là nhân đôi lên. Có nhiều ví dụ
trước và
sau khi sinh ra quái thai th́ lũ
con đều hoàn toàn lành mạnh; mặt khác nếu sự thật quái thai là chung cho cả
loài thú lẫn loài người mà người ta thường chấp nhận lập luận này chống lại
thuyết b́nh dân cho rằng các dị dạng là do óc tưởng tượng của bà mẹ; nếu
người ta lại công nhận một sự kiện khác – theo đó không có sự khác nhau giữa
tế bào trứng của động vật có vú và con người – th́ thuyết của Giáo sư Armor
sẽ ra sao đây? Trong trường hợp như thế, một ví dụ về dị dạng của động vật
cũng hay ho như ví dụ về quái thai của con người, và đây chính là điều mà
chúng ta đọc thấy trong tài liệu Bàn
về những Con rắn hai đầu của Bác sĩ Samuel L. Mitchell: “Ngưởi ta giết
chết một con rắn cái cùng với trọn cả lứa con của nó lên tới 120 con, trong
đó có ba con quái thai. Một con
có cái sọ kép được trang bị ba mắt nhưng chỉ có một hàm dưới, con cuối cùng
có tới hai thân ḿnh” [[7]]
. Chắc chắn là
vật chất sinh sản tạo ra
ba quái thai này đồng nhất vật
chất sinh sản tạo ra 117 con rắn khác? Như vậy thuyết của
Armor cũng bất toàn như mọi thứ
khác.
-----------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS