|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
NHỮNG BÍ NHIỆM CỦA SINH HOẠT BÊN KIA CỬA TỬ
(THE MYSTERIES OF THE AFTER-LIFE)
Tác giả: H.P.BLAVATSKY Bản Dịch: Chơn Như 2012 |
|
BÀN VỀ CẤU TẠO CỦA CHƠN NHƠN VÀ CÁCH PHÂN CHIA NÓ
được xuất bản trong Tạp chí
Lucifer, số tháng giêng, năm 1889
và được in lại trong “Thông Thiên Học tinh tuyển” quyển 5
1892-1893
M.
Dĩ nhiên thật là khó – và theo bà bảo thật là “rối trí” – mà hiểu
chính xác và phân biệt được các
khía cạnh khác nhau được chúng ta gọi là “các nguyên khí” của
chơn ngã. Vả lại có một
sự khác nhau đáng kể trong việc đếm số lượng các nguyên khí này
do đủ thứ trường phái Đông phương mặc dù xét cho cùng thì giáo
huấn trong mọi trường phái ấy đều cùng một căn bản.
X.
Bà có nghĩ rằng phái Vedānta chia bảy “nguyên khí” của chúng ta ra
thành chỉ có năm không thôi? Tôi tin rằng họ làm như vậy.
M.
Đúng là họ làm như vậy; nhưng mặc dù tôi không giả định phải tranh
cãi về vấn đề này với một học giả Vedānta, nhưng tôi vẫn có thể
phát biểu ý kiến riêng của mình là họ có lý do hiển nhiên cho
việc ấy. Đối với họ, chỉ có cái khối tập hợp tinh thần phức
tạp mới cấu thành đủ thứ khía cạnh tâm trí ta gọi là
Chơn nhơn mà theo quan điểm của
họ thể xác lúc nào cũng chỉ là một thứ gì đó còn tệ hơn bị
khinh thường nữa, và chỉ là hão huyền. Vedānta không phải là triết
lý duy nhất tính theo kiểu đó. Trong
Đạo đức kinh, Lão tử cũng
chỉ nhắc tới năm nguyên khí, bởi vì cũng giống như phái Vedānta ông
bỏ qua hai nguyên khí, nghĩa là tinh thần tức Ātmā và thể xác; hơn
nữa ông gọi thể xác là “xác chết”. Thế rồi lại có Trường phái
Tāraka Rāja Yoga. Giáo huấn của nó quả thật chỉ công nhận ba “nguyên
khí”; nhưng rồi thật ra
Sthulopadi, tức là thể xác ở trạng thái tỉnh thức jāgrata;
Sūkshmopādhi tức cũng thể ấy ở trạng thái mơ mộng,
svapna và
Kārānopadhi tức “thể nguyên
nhân” luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, cả ba đều có những khía
cạnh lưỡng tính, vậy là thành sáu. Nếu thêm vào đó Ātmā tức nguyên
khí Thượng Đế vô ngã, tức yếu tố bất tử nơi Chơn nhơn, không phân
biệt với Tinh thần Vũ trụ thì ta lại cũng có con số bảy giống
như theo trong phép phân chia bí truyền [Xem “Giáo Lư Bí Truyền” để có
một giải thích rõ rệt hơn].
X.
Thế thì dường như giống hệt phép phân chia của các Ki Tô hữu thần
bí: thể xác, linh hồn và tinh thần?
M.
Đúng vậy. Chúng ta có thể dễ dàng để cho cơ thể là hiện thể của
“thể Phách”; thể Phách là hiện thể của Sinh lực tức Prāna; Kāma
Rūpa tức hồn (thú) là hiện thể của Thượng trí và hạ trí, vậy
là tạo thành sáu nguyên khí, đỉnh cao của toàn bộ là tinh thần
nhất như bất tử. Trong Huyền bí học, mọi sự thay đổi định tính
trong tâm trạng của ta đều mang lại cho con người một khía cạnh mới,
và nếu nó thịnh hành, trở thành bộ phận của
chơn ngã sống động và
hoạt động thì nó ắt phải được dành cho một tên gọi đặc biệt để
phân biệt con người ở trạng thái đặc thù ấy với con người khi y
đặt mình vào một trạng thái khác.
X.
Chính điều đó thật là khó hiểu xiết bao.
M.
Ngược lại, đối với tôi thì dường như rất dễ một khi ông đã hiểu
được ý tưởng chính yếu, nghĩa là con người hành động theo bình
diện tâm thức này hay bình diện tâm thức khác (phù hợp với tình
huống của y về tâm trí và tinh thần). Nhưng thời đại này thật là
duy vật xiết bao cho nên chúng tôi càng giải thích bao nhiêu thì
thiên hạ lại càng có vẻ ít hiểu được những gì chúng tôi nói bấy
nhiêu. Nếu muốn ông có thể phân chia cái thực thể trần tục gọi là
con người ra thành ba khía cạnh chính; nhưng ông không thể phân chia ra
ít hơn trừ phi ông biến nó thành một con thú vật thuần túy. Ta
hãy xét cơ thể nơi ngoại
giới của y; nguyên khí xúc cảm nơi y vốn chỉ cao hơn một chút so
với yếu tố bản năng nơi con
thú cho nên gọi là sinh hồn sơ phát; rồi còn yếu tố khiến cho y vô
cùng vượt xa và cao hơn con thú nghĩa là hồn
biết lý luận tức “tinh
thần”. Được thôi, nếu ta xét ba nhóm thực thể đại biểu này rồi
chia nhỏ chúng ra theo giáo huấn huyền bí thì ta được cái gì?
Trước hết là Tinh thần (theo nghĩa Tuyệt đối do đó là
tổng thể không phân chia
được) tức Ātmā. Vì nó không thể có chỗ đứng hoặc bị điều kiện
hóa trong triết học mà chỉ tự
tại trong Vĩnh hằng và vì
tổng thể không thể vắng
mặt thậm chí nơi điểm toán học hay hình học nhỏ nhất trong vũ
trụ vật chất hay chất liệu, cho nên thật ra ta không nên gọi nó là
một nguyên khí của “con người”. Nói cho đúng hơn và cùng lắm thì
nó chỉ là một điểm trong không gian siêu hình học mà Chơn thần con
người và hiện thể của ḿnh là con người chiếm ngụ trong một thời
kỳ mỗi kiếp sống. Thế mà điểm ấy cũng hư ảo như chính con người
và quả thật là một hão huyền Māyā; nhưng thế rồi đối với chính
chúng ta cũng như đối với các Phàm ngã khác; chúng ta là một thực
tại trong cái cơn hão huyền được gọi là kiếp sống và chúng ta
phải kể tới bản thân mình dù sao đi nữa cũng trong óc hoang tưởng
của chính mình nếu chẳng có ai khác hoang tưởng như vậy. Để cho
trí năng con người có thể quan niệm nó dễ hơn, khi lần đầu tiên
toan tính nghiên cứu Huyền bí học và giải quyết phần vỡ lòng về
bí nhiệm của con người, Huyền bí học gọi nó là nguyên khí
thứ bảy, tổng hợp của sáu
nguyên khí kia rồi cấp cho nó một hiện thể là Linh hồn tức Buddhi.
Thế mà Buddhi lại che giấu một điều bí nhiệm chưa bao giờ ban cho
bất cứ ai ngoại trừ Đệ tử phát nguyện bất thối, dù sao đi nữa
thì những người này có thể tin cậy được một cách an toàn. Dĩ
nhiên, chỉ cần nói ra thôi thì cũng gây không ít sự rối trí nhưng
vì bí nhiệm này có liên quan trực tiếp tới quyền năng phóng chiếu
song trùng thể của mình một cách hữu thức và tùy ý, và v́ năng
khiếu này giống như cái “vòng Hồi luân” có thể tỏ ra chết người
nói chung, cũng như gây tại hại chết người cho kẻ sở hữu năng lực
ấy nói riêng cho nên nó được cất giữ rất cẩn thận. Chỉ có các
bậc Cao đồ vốn đã được thử thách và chưa bao giờ tỏ ra sơ xuất
thì mới có được bí quyết của bí nhiệm này được tiết lộ rốt ráo
. . . Tuy nhiên ta nên tránh đi lạc đề và phải bám sát theo các
“nguyên khí”. Vậy th́ hồn thiêng tức Buddhi là Hiện thể của Tinh
thần. Cùng với nhau, hai nguyên thể này hiệp nhất một cách vô ngã,
không có bất kỳ thuộc tính nào (dĩ nhiên trên cõi này) và tạo
thành hai “nguyên khí” tinh thần. Nếu ta chuyển sang Hồn Người tức
Manas thì mọi người ắt hẳn đồng ý rằng trí thông tuệ của con
người ít ra cũng lưỡng tính
nghĩa là kẻ có thượng trí khó lòng trở thành kẻ hạ trí. Người
có trí năng và có trí tuệ linh giác, cách xa một trời một vực
với kẻ duy vật, trí óc đần độn, đờ đẫn nếu không phải là trí óc
giống như con thú. Thế thì tại sao đúng hơn lại không nên biểu diễn
con người bởi hai “nguyên khí” hoặc hai khía cạnh? Mọi người đều có
hai nguyên khí này nơi bản thân, một nguyên khí này hoạt động nhiều
hơn nguyên khí kia và trong trường hợp hiếm có một trong hai nguyên
khí này hoàn toàn bị thui chột không tăng trưởng được; có thể nói
là bị khía cạnh kia dùng bạo
lực và thế lực đàn áp cho tê liệt trong sinh hoạt của con người.
Thế thì đây chính là cái ta gọi là hai nguyên khí hoặc hai khía
cạnh của Manas, thượng manas và hạ manas; thượng manas tức
chơn ngã hữu thức, biết
suy tư bị hút về phía Linh hồn Buddhi; còn hạ manas tức nguyên khí
theo bản năng bị rút về Kāma, là tụ điểm của các đam mê và ham
muốn đầy thú tính nơi con người. Vậy là ta đã biện minh được
bốn “nguyên khí”. Ba nguyên
khí cuối cùng là (1) “song trùng thể” mà ta đã đồng ý gọi là
Hồn mềm dẻo hoặc linh hoạt; vốn là hiện thể của (2) nguyên sinh
khí và (3) là thể xác. Dĩ nhiên không một nhà Sinh lý học hoặc
Sinh học nào chấp nhận các nguyên khí này, y cũng chẳng có thể an
bài chúng cho có đầu có đuôi. Có lẽ chính v́ vậy mà mãi đến nay
chẳng ai hiểu chức năng của lá lách vốn là hiện thể trên cõi trần
của thể Phách thiên biến vạn hóa hoặc chức năng của một cơ quan
nào đó bên phải con người, là tụ điểm của những ham muốn nêu trên,
người ta cũng chẳng biết gì về tuyến tùng vốn được mô tả là một
tuyến giống như cái sừng bên trong có một hạt cát nho nhỏ; thế mà
đây chính là bí quyết dẫn vào tâm thức cao nhất và thiêng liêng
nhất nơi con người: trí tuệ bao trùm tất cả, toàn tri và mang tính
tinh thần. Cái đồ phụ tùng có vẻ vô tích sự này chính là con
lắc, một khi lò xo đồng hồ của Chơn nhơn đã được lên dây cót thì
con lắc ấy đưa huệ nhãn của
chơn nhơn lên tới cõi nhận thức cao nhất, nơi mà đường chân
trời mở ra trước mắt y hầu như vô hạn . . .
X.
Nhưng các nhà khoa học duy vật quả quyết rằng sau khi con người
chết chẳng còn lại cái gì: cơ thể con người chỉ tan rã thành các
yếu tố hợp thành, còn cái kia mà ta gọi là linh hồn chỉ là tự ý
thức tạm bợ do tác động hữu cơ tạo ra thành phó sản, ắt sẽ bốc
hơi giống như hơi nước. Tâm trạng của họ có kỳ quặc chăng?
M.
Theo như tôi hiểu thì chẳng kỳ quặc đâu. Nếu họ bảo rằng tự ý
thức ngừng bặt cùng với thể xác thì trong trường hợp của
riêng nó, họ chỉ vô hình
trung phát biểu một điều tiên tri. Đó là vì một khi họ đã tin chắc
vào điều ḿnh quả quyết thì họ không thể có sinh hoạt hữu thức sau
khi chết.
X.
Nhưng nếu tự ý thức của con
người theo thông lệ còn sống sót sau khi chết thì tại sao lại có
ngoại lệ như vậy?
M.
Các định luật căn bản của thế giới tinh thần
vốn bất di bất dịch cho nên không thể có ngoại lệ. Nhưng vẫn có
những qui tắc dành cho kẻ nhìn thấy và những qui tắc dành cho kẻ
thích ḿnh vẫn còn mù lòa hơn.
X.
Tôi hiểu đúng là như vậy. Một
kẻ mù lòa chối bỏ sự tồn tại của mặt trời bởi vì mình không
thấy nó thì quả thật là loạn trí. Nhưng sau khi chết th́ mắt tinh
thần của y chắc chắn ắt phải buộc y nhìn thấy chứ?
M.
Nó chẳng bắt buộc y đâu
mà y cũng chẳng thấy gì. Vì đã kiên trì chối bỏ sinh hoạt
sau khi chết trong lúc sinh thời cho nên y ắt không thể cảm nhận
được sinh hoạt ấy. Giác quan tinh thần của y đã bị thui chột không
thể phát triển sau khi chết cho nên y vẫn còn mù lòa. Bằng cách
khăng khăng cho rằng y ắt phải
nhìn thấy, bạn hiển nhiên ngụ ý một điều còn tôi lại ngụ ý điều
khác. Bạn nói tới tinh thần theo nghĩa Tinh thần, tức là ngọn lửa
xuất phát từ Ngọn Lửa – tóm lại là Ātmā – rồi bạn lẫn lộn nó
với hồn người tức Manas. Bạn không hiểu tôi, để tôi cố gắng minh
giải điều này. Thắc mắc của bạn mấu chốt ở chỗ muốn biết trong
trường hợp kẻ duy vật bộc trực thì liệu có thể có việc mất hết
tự ý thức và tự nhận thức sau khi chết chăng? Lẽ nào lại như
vậy? Tôi xin nói: Có thể lắm chứ. Bởi vì tôi tin chắc vào Giáo
lý Bí truyền của mình nhằm nói tới thời kỳ sau khi chết, tức
thời khoảng giữa hai kiếp sống hoặc kiếp tái sinh chỉ là một
trạng thái chuyển tiếp ngắn ngủi cho nên tôi quả quyết: cho dù hai
hồi trong vở tuồng hư ảo của kiếp sống kéo dài một năm hay một
triệu năm th́ cái trạng thái sau khi chết ấy vẫn có thể tỏ ra
giống hệt như trạng thái một người bị ngất xỉu trông như chết mà
không vi phạm bất cứ định luật căn bản nào.
X.
Nhưng vì chính bạn vừa bảo rằng các định luật căn bản về trạng
thái sau khi chết không thừa nhận bất cứ ngoại lệ nào thì chuyện
này làm sao có thể xảy ra được?
M.
Tôi đâu có bảo bây giờ là các định luật căn bản có thừa nhận
ngoại lệ. Nhưng định luật tinh thần về tính liên tục chỉ áp dụng
cho sự vật đích thực mà thôi. Bất cứ ai đã đọc và hiểu được
Mundākya Upanishad và
Vedānta-Sāra thì mọi điều này đâm ra rất minh bạch. Tôi xin nói thêm:
Chỉ cần hiểu được chúng tôi ngụ ý gì khi nói tới Buddhi và lưỡng
tính của Manas thì cùng đủ nhận thức rất minh bạch được tại sao
là nhà duy vật lại không thể sống sót với tự ý thức sau khi chết:
đó là vì Manas xét theo khía cạnh thấp hơn là tụ điểm của cái
trí trần tục và do đó nó chỉ có thể nhận thức được Vũ trụ dựa
trên bằng chứng của cái trí ấy chứ không nhận thức được Vũ trụ
dựa trên huệ nhãn. Trong trường phái Bí truyền của chúng tôi có
dạy rằng giữa Buddhi và Manas tức Ishvara và Prajnā. [Ishvara là tâm
thức tập thể của Thượng Đế biểu lộ tức Brahmā, nghĩa là tâm thức
tập thể của Tập đoàn các Dhyana Chohan; còn Bát nhã Prajnā là minh
triết cá thể của các đấng đó]. Thật ra không khác nhau mấy, giống
như rừng khác với cây trong rừng,
cái hồ khác với nước trong hồ, theo đúng như Mundākya giảng
dạy. Một hoặc cả trăm cái cây có thể bị chết đi vì thiếu sinh khí
hoặc bị nhổ bật rễ th́ vẫn chưa thể ngăn cho rừng vẫn còn là
rừng. Sự tiêu diệt tức chết đi của một phàm ngã
sau khi chết bị rơi rớt ra
khỏi chuỗi luân hồi dài dằng dặc ắt chẳng gây ra sự thay đổi nhỏ
nhất nào nơi chơn ngã linh
thiêng và nó vẫn đời đời còn là
chơn ngã ấy. Chỉ có điều
thay vì trải nghiệm Devachan, nó phải tái sinh luân hồi ngay tức
khắc.
X.
Nhưng theo tôi hiểu thì Chơn ngã-Buddhi trong ví dụ tương tự này
biểu diễn rừng còn trí phàm biểu diễn cái cây. Và nếu Buddhi bất
tử thì tại sao cái giống như nó – nghĩa là Manas Taijasi. [Taijasi
nghĩa là chói sáng quang huy do kết quả của việc Manas hiệp nhất
với Buddhi, hồn người được linh hồn chiếu sáng đến mức rực rỡ
quang huy. Do đó có thể mô tả Manas Taijasi là minh trí tức lý trí
con người được ánh sáng tinh
thần soi chiếu; và Buddhi-Manas biểu diễn trí năng cùng với tự ý
thức thiêng liêng nhiều hơn
trí năng và tự ý thức nhân bản] lại có thể mất hết ý thức của
mình cho tới ngày tái sinh luân hồi mới? Tôi không tài nào hiểu
được điều này.
M.
Bạn không hiểu được bởi vì bạn đã trộn lẫn một sự biểu diễn
trừu tượng của tổng thể với những thay đổi tùy tiện của hình
tướng; và vì bạn lẫn lộn Manas Taijasi (hồn người được
Buddhi chiếu sáng) với hồn
người bị thú vật hóa. Nên nhớ rằng nếu ta có thể bảo Buddhi là
bất tử vô điều kiện thì ta lại không thể nói như vậy về Manas chứ
đừng nói chi với Taijasi là một thuộc tính. Không một tâm thức
sau khi chết nào tức Manas
Taijasi lại có thể tồn tại độc lập với linh hồn, Buddhi, bởi vì
Manas ở khía cạnh thấp hơn là thuộc tính định tính cho phàm ngã
trần tục, còn Taijasi đồng nhất với Manas rồi, thế mà cái Manas
ấy chỉ có ánh sáng của Buddhi phản chiếu lên mình thôi. Đến lượt,
Buddhi, nó chỉ còn là một tinh thần vô ngã không có yếu tố vay
mượn từ hồn người – yếu tố này chế định điều kiện hóa khiến cho
nó (trong cái Vũ trụ hão huyền này) dường như thể là
một cái gì đó biệt lập với
hồn vũ trụ trong toàn bộ thời kỳ nhập thể. Nói cho đúng hơn thì
Buddhi-Manas ấy không thể chết
hoặc mất đi tự ý thức phức hợp của mình nơi Vĩnh hằng, mà việc
nhớ lại kiếp trước nơi cả hai – nghĩa là linh hồn và hồn người
liên kết khăn khít với nhau. Nhưng trong trường hợp một người duy
vật – hồn người của y chẳng những không tiếp nhận bất cứ điều gì
của hồn thiêng mà thậm chí còn chối bỏ công nhận sự tồn tại của
hồn thiêng – thì đâu có được như vậy. Bạn khó lòng có thể áp dụng
công lý hiển nhiên này cho những thuộc tính và tố chất của hồn
người, bởi vì nói như vậy chẳng khác nào bảo rằng bởi v́ linh hồn
của bạn bất tử cho nên nét phấn son trên gò má của bạn ắt cũng
phải bất tử; trong khi mà nét phấn son này cũng giống như Taijasi
tức sự chói lọi rực rỡ tinh thần chỉ là một hiện tượng phù du.
X.
Tôi hiểu rằng bà phát biểu chúng ta không được lẫn lộn trong tâm
trí bản thể với hiện tượng, nguyên nhân với hậu quả, có đúng như
vậy không?
M.
Tôi phát biểu đúng như thế đấy và xin lập lại rằng khi chỉ giới
hạn vào Manas tức hồn người thôi thì sự rực rỡ quang huy của
chính Taijasi đâm ra chỉ là vấn đề thời gian thôi, bởi vì đối với
phàm ngã trần tục của con người, cả tính bất tử và có ư thức sau
khi chết đâm ra cũng chỉ là những thuộc tính có điều kiện v́ chúng
hoàn toàn không lệ thuộc vào những tình huống và niềm tin mà
chính hồn người đã tạo ra trong khi còn sinh hoạt nơi thể xác.
Nghiệp quả không ngừng tác động; khi sinh hoạt sau khi chết ta chỉ
gặt quả của cái mà bản thân ta đă gieo hoặc nói cho đúng hơn là
tạo ra trong kiếp sinh tồn trên cõi trần.
X.
Nhưng nếu Bản ngã của tôi sau khi thân xác bị tiêu diệt lại hoàn
toàn đắm chìm vào một trạng thái vô ý thức thế thì việc trừng
phạt những tội lỗi trong kiếp quá khứ của tôi diễn ra ở đâu?
M.
Triết lý của chúng tôi dạy rằng sự trừng phạt Quả báo chỉ đến
với Bản ngã trong kiếp lâm phàm kế tiếp. Sau khi chết, nó chỉ
nhận lãnh phần thưởng cho những đau khổ lẽ ra “không đáng” mà nó
phải chịu trong khi sống đúng luật công chính của kiếp vừa qua.
[Một số nhà Thông Thiên Học coi cụm từ này là ngoại lệ nhưng từ
ngữ là của các Chơn sư và ư nghĩa gắn liền với từ ngữ lẽ ra
“không đáng” y như nêu trên. Trong Tập sách số 6 của Tủ sách Thông
Thiên Học người ta sử dụng một cụm từ mà sau này bị
Tạp chí Lucifer phê phán, cụm
từ này có ý định cũng truyền đạt ý tưởng ấy. Tuy nhiên xét về
hình thức thì nó thật vụng về chỉ để chuốc lời phê phán trút
vào ḿnh. Nhưng ý niệm cốt lõi là người ta thường chịu đau khổ cho
hậu quả của những hành động người khác gây ra, nói cho thật đúng
thì những hậu quả như vậy không thuộc về Biệt nghiệp của họ mà
là thuộc Biệt nhiệp của người khác – cho nên dĩ nhiên họ không đáng
chịu đau khổ vậy thì phải được bồi thường. Nếu quả thật việc
phát biểu không có điều ǵ xảy ra cho chúng ta lại có thể khác hơn
Nghiệp báo – tức là hậu quả gián tiếp hay trực tiếp của nguyên
nhân – mà đúng ra thì thật là sai lầm to lớn khi lầm tưởng rằng mọi
điều thiện hoặc ác trút xuống ta
chỉ là Biệt nghiệp của ta
thôi. [Xem thêm nữa ở chỗ khác]. Ngay cả đối với nhà duy vật, do đó
toàn bộ sự trừng phạt sau khi chết chỉ cốt ở việc không có phần
thưởng và hoàn toàn mất hết ý thức về sự cực lạc và an dưỡng
của ḿnh. Nghiệp báo là con đẻ của Phàm ngã trần tục; là quả
của hoạt động thuộc cái cây vốn là phàm ngã nơi ngoại giới ai
cũng thấy hết, chẳng khác nào quả của mọi tư tưởng và thậm chí
động cơ thúc đẩy của “bản ngã” tâm linh; nhưng Nghiệp báo cũng lại
là bà mẹ âu yếm chữa lành những vết thương mà mình đã gây ra trong
tiền kiếp, trước khi bắt đầu hành hạ Phàm ngã này bằng cách
trút lên nó những vết thương mới. Nếu ta có thể bảo rằng trong sinh
hoạt của một kẻ phàm phu không có sự đau khổ về vật lý hoặc tâm
trí nào mà không phải là kết quả hậu quả của một tội lỗi nào
đó trong kiếp này hoặc kiếp trước th́ mặt khác bởi v́ trong kiếp
này y đâu có nhớ một chút nào về chuyện đó, và cảm thấy rằng
mình đâu có đáng bị phạt như vậy, nhưng thành thật tin rằng mình
đau khổ không phải v́ lỗi của chính mình thì chỉ nội điều ấy thôi
cũng hoàn toàn đủ để cho hồn người có quyền được an ủi nhiều
nhất, được an dưỡng và cực lạc trong sinh hoạt sau khi chết. Sự
chết đến với Chơn ngã của ta bao giờ cũng đóng vai người giải
thoát và người bạn quí. Còn đối với nhà duy vật nào mặc dù theo
thuyết duy vật nhưng không phải là người xấu thì thời khoảng giữa
hai kiếp sống ắt giống như giấc ngủ êm đềm miên viễn của một đứa
trẻ hoặc là hoàn toàn không mộng mị hoặc là với những tâm ảnh mà
y không nhận thức rõ rệt. Đối với người tin tưởng thì đó ắt là
một giấc mơ sống động chẳng kém cuộc đời, tràn đầy những linh
ảnh và cực lạc hiện thực. Còn về phần kẻ xấu độc ác cho dù có
theo thuyết duy vật hay duy tâm thì y vẫn cứ tái sinh ngay để phải
chịu địa ngục trần gian. Nhập A tì địa ngục là một trường hợp
hiếm có và ngoại lệ.
X.
Theo chỗ tôi nhớ thì sự nhập thể tuần hoàn của Sūtratmā [Nguyên
khí bất tử và luân hồi của ta cùng với những hồi tưởng Manas về
các kiếp trước được gọi là Sūtratmā, nghĩa đen là Hồn Dây; bởi v́
nó giống như những viên ngọc trai trên một sợi chỉ sao cho chuỗi
kiếp sống con người dài dằng dặc được xuyên xỏ lại với nhau trên
một sợi chỉ duy nhất ấy. Manas phải trở nên
Taijasi tức quang huy trước khi
nó có thể được xỏ vào Sūtratmā với vai trò một viên ngọc trai trên
sợi chỉ, do đó có đầy đủ nhận thức tuyệt đối về chính mình nơi
cõi Vĩnh hằng. Như ta có nói trước kia, chỉ nội việc hồn người
liên kết quá mật thiết với trí phàm cũng khiến cho mất tiêu sự
quang huy này] được một số Áo nghĩa thư ví như kiếp sống của một
kẻ phàm phu dao động tuần hoàn giữa ngủ và thức. Tôi thấy điều
này có vẻ không rõ rệt và tôi xin nêu rõ lý do. Đối với người
tỉnh thức khi bắt đầu một ngày mới thì người đó vẫn y nguyên cả
hồn lẫn xác giống như ngày trước; trong khi đó mỗi kiếp nhập thể
mới lại có sự thay đổi hoàn toàn chẳng những về lớp vỏ bọc
ngoài về giới tính và phàm ngã mà thậm chí còn về năng lực tâm
trí và thông linh nữa. Như vậy, ví dụ tương tự này tôi thấy dường
như không hoàn toàn chính xác. Người vừa mới tỉnh dậy nhớ hoàn
toàn rõ rệt hôm qua mình đã làm gì, ngày trước nữa ra sao, thậm
chí cách đây hằng tháng hoặc hằng năm nữa. Nhưng chẳng ai trong
chúng ta nhớ được một chút gì về kiếp trước hoặc bất cứ sự kiện
gì hoặc diễn biến liên quan tới kiếp trước. . . Sáng ra, tôi có
thể quên mình đã nằm mơ thấy điều gì ban đêm, thế nhưng tôi vẫn
biết rằng mình vừa mới ngủ xong và chắc chắn là trong khi ngủ
mình có sinh hoạt gì đó; nhưng tôi đâu có nhớ được gì về kiếp vừa
qua của mình? Bà dung hòa điều này ra sao?
M.
Thế nhưng có một số người nhớ lại được tiền kiếp của mình. Đây
chính là điều chư La hán gọi là Tam niệu tam bồ đề (Samna-Sambuddha)
tức Túc mạn thông.
X.
Nhưng kẻ phàm phu như chúng ta
chưa đạt được Tam niệu tam bồ đề thì làm sao ta có thể ngộ ra
được cái dụ ngôn ấy?
M.
Bằng cách nghiên cứu nó và cố gắng hiểu chính xác hơn đặc trưng
của ba trạng thái ngủ. Ngủ là một qui luật chung bất di bất dịch
đối với loài người cũng như loài thú, nhưng có nhiều loại ngủ
khác nhau và còn nhiều loại giấc mơ và linh ảnh hơn nữa.
X.
Đúng vậy. Nhưng điều này lại
khiến chúng ta đi lạc đề. Ta hãy quay lại với nhà duy vật; trong
khi không phủ nhận các giấc mơ mà y khó lòng có thể đạt được,
nhưng nói chung y vẫn chối bỏ tính bất tử và nhất là sự sống
sót cá tính của chính y.
M.
Ít ra thì nhà duy vật cũng đúng ngay chỗ này bởi vì đối với kẻ
nào không có nhận thức nội giới và đức tin thì không thể có sự
bất tử được. Để linh hoạt trong thế giới vị lai với một cuộc
sống hữu thức thì trước hết người ta phải tin vào cuộc sống hiện
tồn trên cõi trần. Mọi triết lý về tâm thức sau khi chết và sự
bất tử của linh hồn đều dựa trên hai câu kinh này trong Khoa học Bí
nhiệm. Bản ngả luôn luôn nhận được điều ǵ xứng đáng với nó. Sau
khi thân xác bị tan rã hoặc là nó bắt đầu một thời kỳ ý thức
sáng tỏ rốt ráo, hoặc là một trạng thái mơ mộng hỗn loạn, hoặc
là một giấc ngủ hoàn toàn không mơ không thể phân biệt được với
sự tịch diệt và đây là ba trạng thái tâm thức. Các nhà sinh lý
học thấy nguyên nhân của các giấc mơ và linh ảnh ở nơi việc chuẩn
bị một cách vô thức cho chính họ trong những lúc tỉnh thức. Thế
thì tại sao họ không thể công nhận giống như vậy đối với các giấc
mơ sau khi chết? Tôi xin lập lại
chết tức là ngủ. Sau khi chết bắt đầu và trước khi mắt tinh
thần của linh hồn mở ra thì có một sự trình diễn theo chương
trình cần phải học thuộc mà rất thường khi là do chính chúng ta
phối diễn một cách vô ý thức; chính chúng ta đã tạo ra việc thực
tiễn thực thi những niềm tin
chính xác hoặc những điều hão huyền. Một tín đồ Tin lành
giám lý vẫn là tín đồ Tin lành giám lý, một tín đồ Hồi giáo vẫn
là một tín đồ Hồi giáo, dĩ nhiên chỉ trong nhất thời thôi – trong
cái thiên đường của kẻ hoàn toàn điên rồ mà mỗi người tạo ra đều
có những thành quả sau khi chết của cái cây hằng sống dành cho
chính mình. Tự nhiên là ta tin hay không tin vào sự kiện bất tử hữu
thức không thể ảnh hưởng gì tới thực tại vô điều kiện của chính
sự kiện này một khi nó tồn tại; thế nhưng việc tin hay không tin
vào sự bất tử ấy – với tư cách là các thực thể riêng rẽ còn bị
tiếp nối hay là bị tiêu diệt – không thể không nhuốm màu sắc cho
các sự kiện ấy trong việc ứng dụng vào mỗi thực thể này. Bây
giờ bạn đã bắt đầu hiểu được chưa?
X.
Tôi nghĩ rằng mình đã hiểu. Nhà duy vật vì không tin vào bất cứ
điều gì mà mình không thể chứng minh được bằng năm giác quan hoặc
bằng lý luận khoa học, cho nên bác bỏ mọi sự biểu lộ tinh thần,
chỉ chấp nhận sự sống là tồn tại hữu thức. Vì vậy tùy theo đức
tin của họ mà sự việc sẽ xảy ra cho họ. Họ sẽ mất đi Phàm ngã
để rồi chìm đắm và một giấc ngủ không mơ cho đến khi có một sự
tỉnh thức mới. Có phải như vậy không ạ?
M.
Hầu như là vậy. Nên nhớ rằng giáo huấn bí truyền phổ quát có hai
loại tồn tại hữu thức: một mang tính trần tục và một mang tính
tinh thần. Ta phải coi sự tồn tại hữu thức tinh thần là có thực do
chính sự kiện cái vùng vốn là nguyên nhân bất tử, bất biến và
vĩnh hằng của mọi vật chính là nó; trong khi đó Chơn ngã nhập thể
lại khoác lấy bộ quần áo mới khác hẳn những bộ quần áo trong
các kiếp trước và ngoại trừ nguyên mẫu tinh thần thì tất cả đều
có số phận thay đổi triệt để đến nỗi không di lý lại bất cứ vết
tích nào đằng sau.
X.
Xin dừng lại ở đây! . . . Liệu tâm thức Phàm ngã trần tục của tôi
có thể chết đi chẳng những nhất thời giống như tâm thức của nhà duy
vật mà còn có thể hoàn toàn mất đi trong bất cứ trường hợp nào
không để lại vết tích đằng sau chăng?
M.
Theo giáo huấn thì nó phải chết đi trọn vẹn ngoại trừ cái nguyên
khí đã hiệp nhất với Chơn thần cho nên trở thành một tinh hoa bất
diệt thuần túy tinh thần, hiệp nhất với Chơn thần nơi cõi Vĩnh
hằng. Nhưng trong trường hợp một nhà duy vật huỵch toẹt thì Buddhi
chưa bao giờ phản chiếu xuống Phàm ngã của y th́ làm sao nhà duy
vật ấy có thể mang theo vào trong cõi vô hạn chỉ một hạt của cái
phàm ngã trần tục ấy? Tự ngã tinh thần của bạn vốn bất tử;
nhưng xuất phát từ cái Bản ngã hiện nay của bạn, nó chỉ mang
được vào sinh hoạt sau khi chết điều vốn đã xứng đáng với sự bất
tử ấy, nghĩa là chỉ hương hoa của đóa hoa đã được thần chết gặt
hái.
X.
Tốt thôi, thế thì còn đóa hoa là cái phàm ngã trần tục thì sao?
M.
Cũng giống như mọi đóa hoa quá khứ và tương lai đã từng nở rộ
rồi chết đi và đóa hoa sẽ nở rộ trở lại trên cành gốc mẹ là
Sūtrātmā, mọi đứa con của cùng một gốc rễ Buddhi sẽ trở về với
cát bụi. Cái Bản ngã hiện nay của bạn mà tự bạn biết đấy không
phải là cái xác đang ngồi lù lù trước mặt tôi, cũng chẳng phải
cái tôi gọi là Manas-Sūtrātmā mà chính là Sūtrātmā-Buddhi.
X.
Nhưng điều này chẳng giải thích được gì cho tôi hiểu hết. Tại sao
bà lại gọi cái sinh hoạt sau khi chết là bất tử, vô hạn và chân
thực, còn sinh hoạt trên cõi trần chỉ là một bóng ma hoặc hão
huyền; bởi vì ngay cả sinh hoạt sau khi chết cũng có những hạn
chế cho dẫu chúng có phóng khoáng hơn sinh hoạt trên cõi trần đến
đâu đi chăng nữa.
M.
Chắc chắn rồi. Chơn ngã của một người vận động trong cõi Vĩnh
hằng giống như một con lắc chuyển động giữa lúc sống và lúc
chết. Nhưng nếu những giờ phút đánh dấu thời kỳ sinh hoạt trên
cõi trần và sinh hoạt tinh thần đều bị giới hạn về kỳ gian, và
nếu chính con số những giai kỳ như thế trong cõi Vĩnh hằng giữa
lúc ngủ và lúc thức, lúc hão huyền và lúc thực tại đều có bắt
đầu và có kết thúc thì mặt khác “Người hành hương” tinh thần lại
vĩnh hằng. Vì vậy những giờ khắc sinh hoạt
sau khi chết – khi đã thoát
xác y giáp mặt với sự thật chứ không phải những ảo ảnh của kiếp
sống trần tục phù du trong thời kỳ hành hương mà ta gọi là “chu
kỳ tái sinh” – thì thực tại duy nhất đó chính là theo quan niệm
của ta. Những thời khoảng ấy, bất chấp sự hạn chế của chúng,
không ngăn cản được Chơn ngã – trong khi hằng hoàn thiện chính mình
– đi theo con đường không chệch choạc, mặc dù từ từ
và dần dần đi tới mức chuyển hóa tối hậu khi Chơn ngã ấy đã
đạt được mục tiêu để trở thành
tổng thể thiêng liêng. Những thời khoảng và giai kỳ ấy trợ
giúp cho kết quả tối hậu thay vì ngăn cản nó; và nếu không có
những thời khoảng hạn chế như vậy thì Chơn ngã chẳng bao giờ có
thể đạt tới mục tiêu tối hậu của mình. Chơn ngã là diễn viên, còn
vô số kiếp nhập thể khác nhau là những vai diễn mà nó thủ giữ.
Liệu bạn có gọi những vai diễn này với các bộ trang phục và đạo
cụ của nó là cá tính của chính diễn viên hay chăng? Cũng giống
như một diễn viên, trong Chu kỳ Thiết yếu mãi cho tới ngưỡng Bát
Niết Bàn (Para-Nirvana) Chơn ngã bắt buộc phải đóng nhiều vai có
lẽ chẳng thú vị gì đối với nó. Nhưng cũng giống như con ong hút
mật từ mọi đóa hoa, bỏ lại những phần rơi rớt cho loài sâu bọ
trên trần thế, biệt ngã tâm linh của ta cũng như vậy cho dù ta gọi
nó là Sūtrātmā hay Chơn ngã. Nó hút mật từ mọi phàm ngã trần tục
mà Nghiệp báo buộc nó phải nhập thể vào đấy, chỉ có nước cam lồ
gồm những tố chất tinh thần và ngã thức, rồi hiệp nhất mọi thứ
ấythành tổng thể nhất như, nhiên hậu nó mới xuất lộ từ cái vỏ
kén để trở thành đấng Dhyan Chohan vinh quang. Những phàm ngã trần
tục càng tồi tệ bao nhiêu th́ nó càng chẳng hút được chút mật nào
từ đó bấy nhiêu. Chắc chắn những phàm ngã như thế không thể sống
lâu hơn kiếp tồn tại trần tục của chúng một cách hữu thức.
X.
Như thế thì có vẻ là đối với phàm ngã trần tục sự bất tử vẫn
còn có điều kiện. Thế thì tự thân sự bất tử có dứt khoát có điều
kiện hay chăng?
M.
Tuyệt nhiên không. Nhưng nó không thể đụng chạm tới
phi hữu. Đó là v́ tất cả
những gì tồn tại trên cương vị là
sat thì bao giờ cũng hoài
bão hướng về sat, tính
bất tử và Vĩnh hằng là tuyệt đối. Vật chất là đối cực của tinh
thần, thế nhưng cả hai chỉ là một. Bản thể của mọi thứ ấy nghĩa
là Tinh thần, Thần lực và Vật chất tức Tam vị nhất thể vô chung
bao nhiêu thì cũng vô thủy bấy nhiêu. Nhưng cái hình tướng mà Tam vị
nhất thể này có được trong kiếp nhập thể tức là phần ngoại hiện
chắc chắn chỉ là hão huyền do phàm ngã của ta quan niệm ra. Vì
vậy chúng tôi chỉ gọi sinh hoạt sau khi chết là thực tại thôi,
trong khi dẹp cái sinh hoạt trần tục (kể cả phàm ngã trần tục)
vào địa hạt ma quái của ảo ảnh.
X.
Nhưng tại sao trong trường hợp như vậy lại không gọi giấc ngủ là
thực tại còn khi tỉnh thức là hão huyền thay vì gọi ngược lại như
trên?
M.
Bởi vì chúng tôi dùng thành ngữ này để làm cho đề tài dễ hiểu,
và theo quan điểm của quan niệm trần tục thì như vậy rất chính
xác.
X.
Song le, nhưng tôi tài nào hiểu nổi. Nếu sinh hoạt vị lai vốn dựa
vào sự công bằng và sự báo phục thỏa đáng đối với mọi đau khổ
trần tục của ta thì trong trường hợp những nhà duy vật gồm nhiều
người trung thực một cách lý tưởng và có lòng từ thiện, làm thế
nào mà phàm ngã của họ chẳng còn lại gì ngoại trừ tàn tích
của một đóa hoa héo úa!
M.
Có ai đã từng bảo như thế đâu. Nếu nhà duy vật là một người tốt
cho dù y không có đức tin đến đâu đi chăng nữa thì y không thể chết
đời đời trong sự trọn vẹn cá tính tinh thần của mình. Điều người
ta nói là tâm thức của một kiếp sống có thể biến mất thật là
hoàn toàn hoặc là một phần; trong trường hợp một nhà duy vật
triệt để thì không một vết tích nào của phàm ngã thiếu đức tin
còn lại trong hàng loạt các kiếp sống.
X.
Như thế chẳng phải là sự tiêu diệt Chơn ngã hay sao?
M.
Chắc chắn là không. Người ta có thể ngủ một giấc say như chết trong
chuyến du hành dài trên xe lửa, bỏ lỡ một hoặc nhiều trạm mà
tuyệt nhiên không nhớ lại hoặc có ý thức gì về điều đó rồi thức
dậy ở một trạm khác, rồi tiếp tục cuộc du hành ghi nhớ những nơi
chốn tạm ngừng khác cho đến cuối cuộc du hành khi đã đến đích.
Chúng tôi có nói với bạn ba loại ngủ: ngủ không mơ, ngủ mơ hỗn
loạn và ngủ rất thực đến nỗi với người đang ngủ thì những giấc
mơ của y trở thành thực tại trọn vẹn. Nếu bạn tin vào ngủ mà
giấc mơ trở thành thực tại thì tại sao bạn không tin vào việc ngủ
không mơ? Tùy theo điều mà người ta tin hoặc trông mong sau khi chết,
người ta ắt sẽ có cái trạng thái y như vậy. Kẻ nào không trông
mong gì vào sinh hoạt vị lai ắt có một khoảng trống tuyệt đối
tương đương với việc bị tịch diệt trong thời khoảng giữa hai kiếp
tái sinh. Đây chỉ là việc thực thi chương trình mà chúng ta có nói
tới vốn do chính nhà duy vật tạo ra. Nhưng chính bạn cũng bảo
rằng có nhiều loại nhà duy vật. Một Bản ngã độc ác ích kỷ chưa
bao giờ biết nhỏ một giọt nước mắt khóc thương cho bất cứ ai
ngoại trừ bản thân mình – vậy là ngoài việc không có đức tin lại
còn có thêm sự dửng dưng hoàn toàn đối với trọn cả thế giới – ắt
phải đời đời bỏ lại phàm ngã của mình trước thềm cửa tử. Phàm
ngã này làm gì có được cái vòi bạch tuộc nào đồng cảm với thế
giới xung quanh đâu, cho nên nó cũng chẳng có cái gì để câu móc
vào Sūtrātmā, mọi mối liên hệ giữa đôi bên bị cắt đứt lúc nó trút
hơi thở cuối cùng. Đối với nhà duy vật như thế thì chẳng có
Devachan và Sūtrātmā sẽ tái nhập thể hầu như ngay tức khắc. Nhưng
những nhà duy vật chỉ sai lầm ở chỗ không có đức tin thì chỉ ngủ
thiếp đi bỏ qua một trạm ngừng. Vả lại đến thời vị lai khi nhà
cựu duy vật ấy tự nhận thức ḿnh trong cõi Vĩnh hằng có lẽ y cũng
hối hận vì ḿnh đã đánh mất một ngày hoặc một trạm dừng chân
trong sinh hoạt đời đời.
X.
Chẳng lẽ không chính xác hơn khi bảo rằng chết là sinh ra một kiếp
sống mới hoặc một lần nữa trở lại ngưỡng cửa vĩnh hằng?
M.
Nếu muốn thì bạn có thể nói như vậy, nghĩa là tử qui. Chỉ có
điều bạn nên nhớ rằng các kiếp sinh ra đều khác nhau và có những khi
sinh ra theo kiểu “thiếu tháng” nghĩa là
thất bại. Hơn nữa, những ý
niệm cố chấp theo phương Tây của bạn về sinh hoạt vật chất với
những từ ngữ “sinh hoạt” và”tự tại” hoàn toàn không áp dụng được
cho sự tồn tại thuần túy nội giới sau khi chết. Cũng chính vì
những ý niệm ấy – có một vài triết gia mà nhiều người chưa biết
tới và bản thân họ quá rối trí đến nỗi không trình bày được một
bức tranh rõ rệt về vấn đề này – cho nên mọi quan niệm của bạn
về sống và chết rốt cuộc mới trở nên hẹp hòi như thế. Mặt khác,
người ta đã bị dẫn dắt tới mức theo chủ nghĩa duy vật ngu muội,
còn một đằng lại theo quan niệm duy vật hơn nữa về sinh hoạt bên
kia cửa tử mà các nhà Thần linh học đã đào luyện thành cõi
Trường hạ. Ở cõi đó linh hồn người ta vẫn ăn uống, kết hôn, sinh
hoạt trên Thiên đường hoàn toàn theo tham dục như kiểu Mohammed, lại
thậm chí còn thiếu triết lý hơn nhiều. Quan niệm bình thường của
Ki Tô hữu thất học cũng chẳng khá gì hơn, thậm chí còn duy vật
hơn nữa. Giữa những Thiên thần bị cắt cụt người lơ lửng trên không,
kèn trống inh ỏi, đàn ca xướng hát tưng bừng, phố xá trong những
đô thị trên thiên đường dát đầy ngọc quí, và lửa hỏa ngục đời
đời dường như giống một sân khấu của vở tuồng câm vào dịp Giáng
sinh. Chính vì những quan niệm hẹp hòi như thế cho nên bạn mới thấy
khó hiểu như vậy. Và cũng chính vì sinh hoạt của linh hồn đã
thoát xác trong khi vẫn có mọi sự linh động của thực tại giống như
trong một vài giấc mơ, lại thiếu vắng cái dạng ngoại giới thô
trược của sinh hoạt trên cõi trần, cho nên các triết gia Đông phương
mới so sánh nó với những linh ảnh trong khi ngủ.
-------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS