Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


NHỚ LẠI CÁC KIẾP QUÁ KHỨ

(MEMORY OF PAST LIVES)

Bản dịch: Chơn Như

Trích Chương XXIX

Quyển THỂ NGUYÊN NHÂN VÀ CHƠN NGĂ

của A. E. POWELL

Chỉ cần liếc nh́n Sơ Đồ XXV ở trang 147 cũng đủ cho ta thấy lư do máy móc tại sao óc phàm của một con người b́nh thường không thể nhớ được các kiếp quá khứ. Đó là v́ hiển nhiên thể xác không thể nhớ, không thể ghi nhận một kiếp quứ khứ mà nó chưa từng tham dự vào. Nhận xét ấy cũng áp dụng chính xác cho các thể Vía và thể Trí, bởi v́ mọi hiện thể này đều mới mẻ trong mỗi kiếp lâm phàm.

Như vậy ta ắt thấy rằng v́ thể nguyên nhân là thể duy nhất trường tồn từ kiếp này sang kiếp khác, cho nên mức thấp nhất mà ta có thể hi vọng thu thập được thông tin thật sự đáng tin cậy về các kiếp quá khứ chính là mức ở thể nguyên nhân, bởi v́ không một điều ở dưới mức ấy có thể cung cấp cho ta bằng chứng trực tiếp.

Trong những kiếp quá khứ này, Chơn ngă ngủ trong thể nguyên nhân vốn có mặt – hoặc nói cho đúng hơn là một bộ phận nhỏ nào đó của nó có mặt – cho nên nó quả thật là một nhân chứng. Mọi hiện thể thấp hơn v́ không phải là nhân chứng cho nên chỉ có thể tường tŕnh điều mà chúng có thể nhận được từ Chơn ngă. V́ thế cho nên, khi ta nhớ rơ sự giao tiếp giữa Chơn ngă và Phàm ngă nơi kẻ phàm phu vốn bất toàn xiết bao, th́ ta ắt thấy ngay rằng loại chứng cớ gián tiếp bậc hai, bậc ba hoặc bậc tư ấy rất có thể là hoàn toàn không đáng tin cậy.

Mặc dù người ta có thể thu được từ thể Vía và thể Trí những h́nh ảnh riêng rẽ về các diễn biến trong kiếp quá khứ của con người, song ta không thể tường tŕnh về nó một cách mạch lạc và có thứ tự; thậm chí những h́nh ảnh ấy chẳng qua chỉ là phản chiếu từ thể nguyên nhân và có lẽ là những phản chiếu rất mờ nhạt đôi khi t́m đường len lỏi vào tâm thức hạ đẳng.

V́ vậy thật hoàn toàn rơ rệt là để đọc hiểu chính xác thông tin về các kiếp quá khứ, trước hết ta cần phải phát triển các năng khiếu của thể nguyên nhân. Tuy nhiên, ta có thể thực hiện điều này ở các mức thấp hơn bằng cách trắc tâm hóa các nguyên tử trường tồn, nhưng v́ điều này ắt là một chiến công khó hơn nhiều so với việc khai mở các giác quan của thể nguyên nhân, cho nên rất có thể ta không toan tính làm được như vậy thành tựu chắc chắn.

Kể cả phương pháp vừa nêu th́ ta có bốn phương pháp để t́m hiểu các kiếp quá khứ.

[1] - Trắc tâm hóa các nguyên tử trường tồn.

[2] – Thu nhận kư ức của chính Chơn ngă về điều đă xảy ra.

[3] – Trắc tâm hóa Chơn ngă hoặc nói cho đúng hơn là thể nguyên nhân, để tự ḿnh t́m hiểu những trải nghiệm mà Chơn ngă đă trải qua. Phương pháp này an toàn hơn phương pháp thứ nh́ bởi v́ ngay cả một Chơn ngă, v́ xem xét sự việc qua một Phàm ngă trong quá khứ cho nên có thể có những ấn tượng bất toàn và đầy thành kiến về những sự việc ấy.

[4] – Dùng các năng lực của thể bồ đề để hoàn toàn hiệp nhất với Chơn ngă mà ta đang khảo cứu ngơ hầu t́m hiểu các trải nghiệm của nó dường như thể đó là trải nghiệm của chính ta, nghĩa là từ bên trong thay v́ từ bên ngoài. Phương pháp này rơ rệt là đ̣i hỏi mức phát triển cao hơn nhiều.

Các phương pháp [3] và [4] đă được sử dụng bởi những vị biên soạn hàng loạt các kiếp nhập thể để xuất bản trong vài năm vừa qua ở Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, một số những kiếp này cũng đă được tŕnh bày dưới dạng sách vở. Các nhà khảo cứu cũng có lợi điểm là được sự hợp tác thông minh của Chơn ngă mà các kiếp nhập thể này mô tả về Chơn ngă ấy.

 Sự có mặt của đối tượng trên cơi trần mà người ta đang soi kiếp cho y là một điều thuận lợi nhưng không cần thiết. Y thật là hữu dụng, miễn là y có thể giữ cho các hiện thể của ḿnh hoàn toàn b́nh lặng, nhưng nếu y bị kích động th́ y sẽ phá hỏng mọi thứ.

Môi trường xung quanh không đặc biệt quan trọng, nhưng cần có sự tịch lặng bởi v́ nếu muốn chuyển di các ấn tượng một cách rơ ràng th́ óc phàm cần phải b́nh thản. Ta cũng cần tiêu diệt triệt để mọi thành kiến, bằng không th́ chúng ắt tạo ra tác dụng tấm kính bị nhuộm màu khiến cho nh́n thấy mọi vật theo màu sắc mà tấm kính sẵn có và như vậy ta có một ấn tượng sai lầm.

Ta có thể noi rằng có hai nguồn sai lạc khả hữu; (1) thiên kiến của cá nhân; (2) quan điểm hạn hẹp.

Khi xét tới sự kiện có những điều khác nhau căn bản về tính khí th́ ta không thể không nhuộm màu cho những quan điểm này khi xem xét chúng qua các cơi khác. Mọi người ở dưới mức Thánh sư đều chắc chắn chịu ảnh hưởng này trong một chừng mực nào đó. Thế nhân phóng đại những chi tiết không quan trọng và bỏ qua những sự việc quan trọng khi quen thói làm điều này trong sinh hoạt hằng ngày. Mặt khác, một người mới bước trên Thánh đạo có thể cao hứng không tiếp xúc một thời gian với sinh hoạt đời thường của con người mà y vừa mới xuất lộ từ đó. Nhưng ngay cả khi đó th́ y cũng có ưu điểm v́ những người nh́n thấy bên trong của sự vật ắt gần với sự thật hơn những người chỉ nh́n thấy mặt bên ngoài.

Để giảm tới mức tối đa loại sai lầm này, ta thường dùng những người thuộc loại h́nh khác hẳn nhau làm chung với nhau trong công tŕnh khảo cứu.

Nguy cơ thứ hai mà ta đă đề cập tới là có một quan điểm hẹp ḥi, coi bộ phận là toàn thể. Như vậy người ta có thể xét quan điểm của một bộ phận nhỏ thuộc một cộng đồng cho sẵn, rồi áp dụng nó cho toàn thể cộng đồng, nghĩa là người ta có thể sa vào sai lầm thông thường khi tổng quát hóa dựa trên cơ sở không đầy đủ về quan sát.

Tuy nhiên có một bầu hào quang tổng quát trong một thời đại hoặc một xứ sở, nó thường ngăn cản ta không phạm bất cứ một sai lầm lớn nào thuộc loại này. Một nhà thông linh vốn chưa được rèn luyện để cảm nhận bầu hào quang tổng quát này thường không có ư thức về nó, và như vậy có thể phạm phải nhiều sai lầm. Sự quan sát lâu dài liên tục cho thấy rằng mọi nhà thông linh chưa được rèn luyện đôi khi đáng tin cậy và đôi khi không đáng tin cậy; do đó những người nào tham khảo ư kiến của họ cũng có nguy cơ bị dẫn dắt sai lệch.

Khi xem xét các kiếp quá khứ sẽ an toàn hơn nếu ta giữ được trọn vẹn ư thức trên cơi trần sao cho ta có thể ghi chép lại mọi điều trong khi đang quan sát nó; điều này tốt hơn việc rời bỏ thể xác trong khi quan sát và phó thác cho trí nhớ mô phỏng lại nó. Tuy nhiên phương án rời bỏ thể xác cần được chọn theo khi học viên mặc dù có thể sử dụng thể nguyên nhân, nhưng chỉ làm được vậy khi thể xác đang thiu thiu ngủ.

Việc nhận diện được các Chơn ngă đôi khi thật khó khăn bởi v́ Chơn ngă dĩ nhiên là thay đổi đáng kế trong lộ tŕnh hàng ngàn năm. Một số nhà khảo cứu cảm thấy có trực giác về lai lịch của một Chơn ngă đặc thù và mặc dù trực giác ấy thường có thể là đúng, nhưng chắc chắn là đôi khi nó cũng có thể sai lầm. Phương pháp nhận diện an toàn hơn nhưng cực nhọc hơn là phải nhanh chóng duyệt lại các kư ảnh, rồi truy nguyên Chơn ngă hữu quan qua kư ảnh ấy cho đến khi ta t́m thấy Chơn ngă ấy vào thời nay.

Trong một số trường hợp, Chơn ngă của kẻ phàm phu có thể nhận ra được ngay tức khắc, thậm chí sau hàng ngàn năm; điều này không có ǵ hay ho lắm đối với kẻ hữu quan, bởi vỉ nó ngụ ư là người ta chỉ tiến bộ chút ít. Ra sức nhận diện, cách đây 20 ngàn năm, một kẻ mà ḿnh biết được thời nay, cũng khá giống như gặp một người lớn mà từ lâu rồi ḿnh đă từng biết nó là một đứa trẻ. Đôi khi ta không thể nhận ra được nó, đôi khi sự thay đổi đă quá lớn lao.

Những bậc từ đó trở đi đă thành Chơn sư Minh triết thường có thể nhận ra tức khắc ngay cả cách đây hàng ngàn năm, nhưng đó là chuyện có lư do khác hẳn. Ấy là v́ khi các hạ thể đă hoàn toàn hài ḥa trọn vẹn với Chơn ngă th́ bản thân chúng được h́nh thành giống hệt như thể Hào quang và như vậy thay đổi rất ít từ kiếp này sang kiếp khác. Cũng giống như thế, khi bản thân Chơn ngă đang trở thành một phản ánh toàn bích của Chơn thần th́ y cũng chỉ thay đổi chút ít, mặc dù y tăng trưởng dần dần: v́ thế cho nên ta có thể nhận ra y dễ dàng.

Bản chất của Tiên thiên kư ảnh đă được mô tả rồi trong quyển thể Trí, cho nên ở đây ta chỉ đề cập tới một vài điều thích đáng ngay trước mặt nhiều hơn.

Khi khảo sát một kiếp quá khứ, cách dễ nhất là để cho kư ảnh trôi qua theo nhịp độ tự nhiên, nhưng cách này ngụ ư là phải mất một ngày trời để xem xét một diễn biến của mỗi ngày trong quá khứ, cho nên nó rơ ràng là không thực tiễn, ngoại trừ là trong những thời kỳ ngắn ngủi. Tuy nhiên, ta có thể tăng tốc hoặc giảm tốc việc các diễn biến trôi qua tới một mức độ cần thiết sao cho một thời kỳ hàng ngàn năm có thể lướt qua nhanh hơn, hoặc bất kỳ h́nh ảnh đặc thù nào có thể tạm ngưng lại theo thời gian cần thiết.

Điều được mô tả là kư ảnh lướt qua thật ra không phải là chuyển động của kư ảnh mà là sự vận động tâm thức của nhà thấu thị. Nhưng ấn tượng mà nó cung cấp cũng chính xác giống như thể kư ảnh lướt qua. Ta có thể nói kư ảnh nằm chồng lên nhau thành từng lớp, lớp mới đây nằm trên, lớp xa xưa hơn nằm dưới. Thế nhưng ngay cả vị trí tương tự này cũng gây hiểu lầm bởi v́ nó gợi ư có chiều dày, trong khi kư ảnh không chiếm thêm vị trí nào trong không gian ngoài sự phản chiếu trên bề mặt của tấm gương. Tâm thức thật ra cũng không vận động trong không gian, mà nói cho đúng hơn là khoác lấy một loại áo choàng tức là hết lớp này tới lớp kia của kư ảnh, và làm như thế, nó thấy ḿnh ở giữa bối cảnh các chuyện.

Trong quyển Thể Trí, trang 242, ta đă mô tả phương pháp đạt tới được ngày tháng. Nói chung th́ việc t́m hiểu các kiếp theo chiều tiến lên dễ hơn t́m hiểu các kiếp theo chiều ngược lại, bởi v́ trong trường hợp đó ta tác động theo ḍng chảy tự nhiên của thời gian thay v́ ngược chiều thời gian.

Ngôn ngữ được thiên hạ sử dụng th́ người khảo cứu hầu như luôn luôn không hiểu được, nhưng v́ trước mắt y mở ra các tư tưởng ẩn đằng sau các ngôn từ cho nên vấn đề này cũng không quan trọng lắm. Có nhiều dịp, người khảo cứu đă sao chép lại những đoạn ghi khắc nơi công cộng mà ḿnh không hiểu được rồi sau đó nhờ một người nào khác quen thuộc với ngôn ngữ cổ truyền dịch chúng ra trên cơi trần.

Ta không nên nghĩ kư ảnh vốn cố hữu nguyên thủy trong bất cứ loại vật chất nào mặc dù chúng được phản chiếu vào đó. Để t́m hiểu chúng, ta không cần tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ tổ hợp đặc thù nào của chất ấy v́ ta có thể t́m hiểu chúng từ bất cứ khoảng cách nào một khi đă lập được mối quan hệ.

Tuy nhiên, quả thật là mỗi nguyên tử đều chứa đựng kư ảnh và có lẽ có được quyền năng để cho một nhà thần nhăn giao tiếp với kư ảnh về tất cả những ǵ đă xảy ra trong tầm nh́n của nó. Quả thật, chính nhờ hiện tượng này ta mới có thể trắc tâm được.

Nhưng gắn liền với nó cũng có một hạn chế rất kỳ lạ ở chỗ nhà trắc tâm nhờ vào nó chỉ thấy được điều mà ḿnh cần thấy nếu y đă đứng ở cái nơi mà người ta thu lượm được vật cần trắc tâm.

Chẳng hạn như, nếu người ta trắc tâm một viên sỏi, vốn đă trải qua bao nhiều thời đại nằm trong một thung lũng th́ y ắt chỉ thấy điều đă trải qua ở thung lũng đó trong bao nhiêu thời đại ấy. Tầm nh́n của y ắt bị hạn chế bởi những ngọn đồi xung quanh, cũng giống như y đứng sừng sững trải qua bao nhiêu thời đại ở nơi ḥn đá ấy và chứng kiến tất cả mọi sự vật xảy ra ở xung quanh.

Tuy nhiên cũng có việc mở rộng khả năng trắc tâm giúp cho người ta có thể đọc được tư tưởng và xúc cảm của các diễn viên trong vở tuồng cũng như nh́n thấy thể xác của họ. Cũng có một sự mở rộng khác khiến cho sau khi đă trước hết an trụ nơi thung lũng ấy, người quan sát có thể dùng nó làm cơ sở cho những thao tác thêm nữa, và như vậy vượt qua những ngọn đồi ở xung quanh để nh́n xem những ǵ vượt ngoài tầm các ngọn đồi cũng như những ǵ đă xảy ra ở đó từ khi người ta lấy đi ḥn đá, thậm chí những ǵ xảy ra trước đó măi cho đến lúc đấy diễn ra theo một kiểu nào đó.

Nhưng người ta có thể làm như vậy th́ chẳng bao lâu nữa cũng có thể hoàn toàn không cần tới viên đá.

Khi sử dụng các giác quan của thể nguyên nhân, ta ắt thấy rằng mọi vật đều phóng ra những h́nh ảnh trong quá khứ.

Ta cũng đă thấy rằng v́ các năng khiếu trong nội giới đă phát triển cho nên cuộc sống trở nên liên tục. Chẳng những ta có thể đạt tới tâm thức của Chơn ngă mà ta c̣n có thể đi ngược lại, thậm chí xa tới mức hồn khóm của loài thú để nh́n xuyên qua đôi mắt con thú chứng kiến cái thế giới đang tồn tại lúc bấy giờ. Nghe đâu tầm nh́n ấy khác xa đến nỗi ta không thể diễn tả được.

Nếu không có tâm thức liên tục như vậy th́ ta không thể nhớ chi tiết được quá khứ, ngay cả những sự kiện quan trọng nhất. Tuy nhiên có một sự thật là bất cứ điều ǵ ta đă từng biết trong quá khứ th́ ta hầu như chắc chắn nhận ra được nó và chấp nhận tức khắc ngay khi nó lại được tŕnh bày cho ta trong lúc hiện tại.

V́ thế cho nên, mặc dù người ta có thể đánh giá cao sự thật về luân hồi bằng cái trí, song ta chỉ có thể đạt được bằng chứng thật sự nơi thể nguyên nhân khi Chơn ngă nhận biết được quá khứ của ḿnh.

Khi một người sử dụng tâm thức của thể nguyên nhân mà luôn luôn mang theo ḿnh trí nhớ về mọi kiếp trong quá khứ th́ dĩ nhiên y có thể điều khiển một cách hữu thức đủ thứ biểu lộ hạ đẳng của bản thân ḿnh ở bất cứ mức nào trên đường tiến hóa.

Trong giai đoạn mà người ta c̣n chưa hoàn toàn làm được như vậy, th́ Chơn ngă vẫn có thể ghi khắc chủ đích của ḿnh lên các nguyên tử trường tồn sao cho chủ đích ấy sẽ được chuyển di từ kiếp này sang kiếp khác. Việc biết được điều này ắt không mang tính bẩm sinh cố hữu nơi con người, là vốn liếng có sẵn của y (tạm gọi như vậy) nhưng một khi nó xuất hiện trước mắt y dưới bất kỳ dạng nào trong kiếp tới th́ y ắt ngay tức khắc nhận ra được sự thật về nó, chộp lấy nó và hành động theo đó.

Trong trường hợp tái sinh rất nhanh chóng th́ khả năng khôi phục trí nhớ  về kiếp quá khứ đă gia tăng đáng kể. Sơ đồ XXV ở trang 147, ắt khiến cho ta dễ hiểu được cơ chế của khả năng này. Đă có một số lớn các nguyên tử và phân tử trong thể trí và thể vía cũ bảo tồn được một ái lực nào đó với đơn vị trí tuệ và nguyên tử trường tồn thể vía; v́ vậy ta có thể sử dụng khá nhiều vật liệu cũ để xây dựng thể vía và thể trí mới. Nhờ vậy, rơ ràng là trí nhớ về kiếp vừa qua ắt dễ đạt được hơn so với trường hợp có một thời khoảng lâu dài giữa hai kiếp và vật liệu cũ đă bị tản mác khắp các cơi khác nhau.

Ta c̣n chưa hiểu được những qui luật nào chi phối khả năng ghi khắc kiến thức tỉ mỉ về kiếp này lên bộ óc phàm của kiếp tới. Những bằng chứng mà ta có sẵn hiện nay dường như cho thấy rằng chi tiết thường bị quên lăng, nhưng các nguyên tắc chung xuất hiện hiển nhiên đối với cái trí mới.

Có một kinh nghiệm thông thường khi ta lần đầu tiên nghe nói tới một sự thật th́ ta cảm thấy rằng ḿnh đă biết nó từ trước rồi mặc dù ḿnh chưa bao giờ có thể diễn giải nó chi tiết nên lời. Trong những trường hợp khác, thậm chí ta cũng chưa có được tới mức ghi nhớ ấy, thế nhưng khi sự thật mới mẻ được tŕnh bày th́ ta ngay tức khắc nhận ra nó là đúng thật.

Ta hăy giả định sự thật theo truyền thuyết ngay cả bản thân Đức Phật khi nhập thể với ư định dứt khoát là giúp đời lại không biết rơ sứ mệnh của ḿnh sau khi Ngài đă nhập xác mới mà chỉ phục hồi được tri thức trọn vẹn sau nhiều năm t́m kiếm. Chắc chắn Ngài có thể biết ngay từ đầu nếu Ngài muốn, nhưng Ngài không chọn lựa phương pháp ấy mà đúng hơn lại tuân phục điều dường như là  số phận thông thường.

Mặt khác, cũng có thể là Đức Phật không ngự trong thể xác của Thái tử Tất đạt đa ngay từ lúc chào đời mà chỉ nhập xác Thái tử khi Ngài ngất đi sau thời kỳ sáu năm khổ hạnh lâu dài mưu t́m chân lư. Nếu quả đúng như vậy th́ ắt không có trí nhớ bởi v́ thực thể đă ngự trong xác Thái tử Tất đạt đa không phải là Đức Phật, mà là ai đó khác nữa.

Tuy nhiên trong bất cứ trường hợp nào th́ ta cũng có thể chắc chắn rằng Chơn ngă vốn cũng là Chơn nhơn luôn luôn biết điều mà ḿnh đă từng học qua một lần, nhưng không phải lúc nào nó cũng có thể ghi khắc điều ấy lên bộ óc mới mà không có sự trợ giúp của điều gợi ư ở bên ngoài.

Dường như có một qui tắc bất di bất dịch, theo đó người nào đă chấp nhận chân lư huyền bí trong kiếp này thế nào cũng tiếp xúc với nó trong kiếp tới để làm sống lại cái kư ức đang ngủ im ấy. Ta có thể nói rằng có lẽ cơ hội khôi phục được sự thật như thế chính là nghiệp quả trực tiếp của việc đă chấp nhận và đă tha thiết tinh tấn sống theo nó trong kiếp trước.

------------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS