Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

NH̀N THẤY LÀ MỘT NGHỆ THUẬT

(Trong mục  TRÊN THÁP CANH)

RADHA BURNIER

Bài viết tháng 6 năm 2009

Bản dịch www.thongthienhoc.com

 

 

Ta cần nh́n vào những sự vật thông thường bằng đôi mắt mới mẻ. Khi ta nh́n thích đáng th́ những sự vật thông thường không c̣n b́nh thường nữa. Đây là một phần của nghệ thuật, nhưng nó có thể được thực hành thậm chí bởi những người không biết vẽ, tô màu, làm nhiều điều mà người ta gọi là của nghệ sĩ. Đây là một trong những chủ đề chính trong bài báo về nghệ thuật (được in ở phần sau trong số báo này) do nguyên Hội trưởng, ông Jinarajadasa viết. Ông nêu rơ rằng mọi người có thể trải nghiệm vẻ đẹp, cảm thức tỷ lệ cân đối v.v. . . Lúc bấy giờ người ta có thể nh́n thấy càng ngày càng tốt hơn mức hiện nay.

 Có một câu chuyện nói về một lănh tụ tôn giáo đang thuyết pháp. Có lẽ nhiều bạn đọc ắt thấy câu chuyện này là quen thuộc, nhưng dù sao đi nữa nó vẫn chứa đựng sự thật lớn lao. Nghe đâu vị pháp sư trước khi thuyết pháp có nghe thấy một con chim hót từ ngưỡng cửa sổ, và nhiều người khác ngồi trong giảng đường để nghe ông nói cũng nghe thấy tiếng chim hót. Pháp sư không bắt đầu bài thuyết pháp mà lại lắng nghe rất chăm chú. Khi con chim hót xong th́ ông bảo rằng: ‘Hôm nay bài thuyết pháp đă qua rồi, bài giảng đă chấm dứt và quí vị có thể về nhà’. Đây là cốt lơi của giáo huấn chân thực, nhưng sao người lắng nghe hăy nghe hết tâm hồn và bản thể của ḿnh chứ không chỉ bằng một bộ phận của cái trí.

 Khi chúng ta quan sát trọn vẹn - điều này hiếm khi chúng ta làm hoặc có lẽ chẳng làm ǵ hết - th́ cái trí không c̣n hiện diện và làm việc nữa. Lúc bấy giờ người ta đâm ra có ư thức trọn vẹn hơn về những ǵ xung quanh ḿnh và trước mặt ḿnh. Người ta biết được vẻ đẹp ở khắp mọi nơi. Đối tượng của mỹ lệ cũng không quan trọng theo cách đó, bởi v́ mọi thứ trở thành bộ phận của vẻ đẹp duy nhất vốn bao trùm vạn vật. Tiếc thay chúng ta thường không nh́n thấy vẻ đẹp, cảm nhận nó trong tâm hồn ḿnh và đắm ḿnh vào đấy. Vẻ đẹp bao quanh vạn vật và chính là vạn vật. Miễn là ta có thể cảm nhận được nó thậm chí chỉ là trong một thời khắc ngắn ngủi thôi, th́ vào lúc ấy thế giới trở nên khác hơn chính nó lúc b́nh thường - đó là bộ phận của sự Tồn tại của Thượng Đế.

Mối quan hệ thường thường là không thực. Nó có vẻ thật đối với chúng ta vào lúc này, cái lúc ấy có thể mở rộng ra trọn cả một kiếp người hoặc nhiều kiếp người. Chúng ta tưởng tượng rằng quan năng tạo ảnh tượng của ḿnh mang lại thực tại cho ta, nhưng sự thật không được cấu thành từ các ảnh tượng. Ta biết được sự thật trong một trạng thái nội tâm tịch lặng, xóa bỏ bản ngă mà ta c̣n chưa biết tới. Nhưng ta có thể biết được nó qua việc nhận thức ở cách xa. Việc quên ḿnh là tịch lặng, tịch lặng trong nội tâm. Xung quanh ta có thể có những âm thanh, một số âm thanh gây phấn khởi, một số âm thanh xuyên thấu tận tâm hồn, c̣n một số âm thanh lại hời hợt và không thực. Việc quên ḿnh có nghĩa là sự tịch lặng sâu sắc mà người ta trải nghiệm trong nội tâm bất chấp hoàn cảnh bên ngoài.

Chúng ta không thể biết được sự thật nơi thực tại hoặc vẻ đẹp hoặc t́nh thương, nó bao giờ cũng có mặt ở khắp mọi nơi chỉ v́ ta biết rơ những từ ngữ này. Ta cứ tưởng rằng ḿnh biết rơ nhưng những từ ngữ ấy có thể gây cho ta lầm lạc hết sức. Chẳng hạn như người ta dùng từ vẻ đẹp để nói tới điều người ta tưởng tượng ra ngay trong lúc này; đó là một cảm xúc qui ngă nhỏ nhen. Nhất thời có một sự bành trướng nho nhỏ dường như thể có một sự mở rộng tâm thức lớn lao. Đó chính là sự mầu nhiệm của những phẩm chất bất diệt, của mỹ lệ, chân lư, t́nh thương, minh triết v.v. .  . Chúng tồn tại trong một trạng thái phi thời gian, vượt ngoài tầm mọi sự đo lường, nhưng chúng lại lừa gạt thiên hạ cứ nghĩ rằng ḿnh biết những từ ngữ ấy ngụ ư là ǵ. Nhưng cái viễn tưởng lớn lao ấy chỉ được xem xét theo quan điểm tinh thần, bởi những người nào đă đạt tới một trạng thái cực lạc sâu sắc trong nội tâm; những người đă nh́n thấy viễn tượng này đều có ‘cặp mắt tinh đời thấu thị’.

Khi ta học cách nh́n thấy càng ngày càng nhiều hơn nữa th́ mắt của ta kể cả nhục nhăn và hơn nữa nội nhăn đều phải trở nên bén nhạy. Từ ngữ ‘T́nh Huynh Đệ’ có thể ngụ ư nhiều điều tùy thuộc vào việc ai đang sử dụng từ ngữ ấy. Nó có vẻ giống như một từ ngữ thông thường và chỉ có nghĩa là t́nh đồng chí, thiện chí đối với người mà ḿnh biết. Nhưng khi nó bao trùm cả thiên hạ nói chung, th́ nó có thể truyền đạt một điều ǵ đó sâu sắc hơn và chân thực hơn cho người khác. Nó có thể đưa tới sự thông hiểu tinh thần vốn chính là t́nh thương.

 Thường thường ta dùng từ ‘t́nh thương’ ngụ ư là một cảm thức thoải mái, an toàn, thân hữu, thiện chí v.v. . . Đây là ư nghĩa thông thường mà nhiều người chấp nhận, nhưng nó cũng có thể ngụ ư là một sự ràng buộc sâu sắc không nói nên lời mà ngay từ đầu ta đă gọi là T́nh Huynh Đệ (nếu muốn bạn có thể dùng một từ khác nào đấy). T́nh Huynh Đệ khác với điều mà ta thường bị thu hút khi ta nói tới phẩm tính này. Ta phải học cách quan sát nó theo một cách khác để hiểu được ư nghĩa chân thực của nó. T́nh Huynh Đệ Đại Đồng vốn là một trong những mục tiêu của Hội Thông Thiên Học, được phát biểu dưới dạng điều kiện tiên quyết đối với nhiều chuyện khác, nó tồn tại ở một tŕnh độ nào đấy nhưng nó có thể tăng trưởng thành ra một điều ǵ đó xuất phát từ bản chất bất tử của sự sống. Nếu mà ta biết được điều này th́ quá thật là ta có phước vậy.

 Có lẽ khi ta thật sự biết được T́nh Huynh Đệ có nghĩa là ǵ, th́ ta ắt học trải nghiệm nhận thức tinh thần của Thượng Đế đại đồng vũ trụ ở khắp mọi nơi. Đó là một trong những từ ngữ truyền đạt cho mọi người đâu là bước kế tiếp của chỗ đứng hiện tại về mặt tinh thần của y. Ư nghĩa này được biết qua nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm sự thật, tri thức, sự bất tử, niềm vui sâu sắc, sự vĩnh hằng v.v. . . Tất cả những thuật ngữ này vốn xuất phát từ sự hiểu biết chân thực về T́nh Huynh Đệ.

 T́nh Huynh Đệ không phải là một điều ǵ đó mà ta biết được chỉ nhờ việc quan tâm tới sự sống nơi một vài sự vật. Nó là một thuật ngữ mang tính đại đồng phổ quát. Đây là một phần của một mối quan hệ, chẳng hạn như khi ta cảm nhận được đối với tảng đá. Ông C. W. Leadbeater viết về việc xúc cảm được tạo ra nơi những người nhạy cảm với một tảng đá đặc thù. Cho dù mang tính vô ư thức T́nh Huynh Đệ vẫn phát triển giữa người ta và tảng đá; đá và người bắt đầu có một xúc cảm mới khi nh́n vào nhau. Như vậy T́nh Huynh Đệ có thể tồn tại bao gồm vạn vật, đá hoặc tảng đá, lá cây hoặc cây cối, chim chóc hoặc cá, con người cũng như loài phi nhân loại và nhiều thứ khác nữa mà ở đây ta không thể nhắc tới.

  

Ngày trăng tṛn Vaisākha

 

Tháng năm thường mang lại ngày trăng tṛn Vaisākha để làm vui ḷng mọi người. Nhưng đó c̣n hơn là một diễn biến vui vẻ nữa. Đối với nhiều Phật tử nó có ư nghĩa theo một cách thức rất đặc biệt. Vaisākha là ngày mà Đức Phật nhập vào cơi giới sinh hoạt cao siêu và Ngài là người đầu tiên (nghe nói như vậy) đă trải nghiệm trạng thái mầu nhiệm này. Nhưng nó cũng mở ra cho toàn thể nhân loại. Ngài vẫn c̣n tiếp xúc với nhân loại trong một chừng mực nào đấy và cứ mỗi năm một lần Ngài ban phước vào ngày trăng tṛn Vaisākha.

Thật quan trọng khi người ta bắt đầu nhận ra rằng ḿnh đang khởi sự một cuộc hành tŕnh lớn, đó chính là sự giác ngộ. Đây không phải là sự kết liễu như hầu hết mọi người có khuynh hướng tin như vậy. Kẻ phàm phu trải qua cuộc đời ở mức độ tốt nhất có thể được. Nhiều ư tưởng sai lạc, nhiều kết luận và cám dỗ gh́ chặt y xuống mức con người. Một nửa của y vẫn c̣n ở tŕnh độ bán động vật nghĩa là muốn hưởng thụ khoái lạc trong thế giới vật lư chứ không có ǵ hơn nữa. Dĩ nhiên con người mở rộng ư tưởng khoái lạc ra thành đủ loại hoạt động và sự việc mà những tạo vật thấp kém hơn không thể làm được. Chẳng hạn như con người tạo ra thú vui giải trí cho chính ḿnh: điện ảnh, đủ thứ loại thể thao v.v. . .  Thú vui giải trí thường trở thành một dạng hành hạ những tạo vật khác, nhưng con người đâu có thèm để ư tới đó. Mọi thú vui giải trí đều được coi là phù phiếm và chẳng đi tới đâu xét theo quan điểm tinh thần khi y tiến bộ về mặt tinh thần.

Một vài người có khuynh hướng tinh thần ít ra là về mặt lư thuyết; mặc dù không hoàn toàn như vậy; những người ấy vỡ lẽ ra rằng những tṛ vui giải trí cùng với những hoạt động khác, lôi kéo con người xuống cơi trần tục chẳng có giá trị bao nhiêu. Đức Phật và những người thật sự tiên tiến khác đă chứng minh điều này qua cuộc đời của chính ḿnh, các ngài đă giúp cho kẻ có mắt tinh đời thấu thị có được một tầm nh́n mới mà người ta có thể đạt được. Con người có thể vượt hơn mức con người theo nghĩa b́nh thường của thuật ngữ này. Những người như Đức Phật là những tấm gương sáng chói về số phận của con người trong tương lai. Mọi điều này đều được hàm ư trong việc nhập Niết bàn vào dịp trăng tṛn Vaisākha và nhiều hơn nữa.

 Đức Phật cố nhiên trải qua nhiều kiếp đă rũ bỏ những khuynh hướng thú tính và mọi ao ước đầy thú tính của con người. Một tâm hồn và tâm trí trong sáng như thế rất cần thiết đối với những người nào muốn đi trên thánh đạo và đạt tới tŕnh độ đó ngay hiện nay, tŕnh độ mà mọi người phải đạt tới khi Thời Đại Mới đă thực sự bắt đầu. Nhiều người bị dẫn dắt sai lạc do chỉ biết nói trên đầu môi chót lưỡi về Thời Đại Mới; nhưng Thời Đại Mới là một thực tại đối với những ai đă dọn ḿnh bằng cách bỏ lại đằng sau những khuynh hướng, khao khát, những thói quen, tâm trí và đạo đức khác vốn thuộc về tŕnh độ trước nhân loại. Muốn thật sự tiên tiến th́ người ta phải vượt lên trên những thói quen này.

Thỉnh thoảng ta đă được cho biết thoáng thấy một tŕnh độ khác, khi những người giác ngộ giáng sinh và rao giảng, bởi v́ quyền năng của các ngài có đối với đa số mọi người trong kiếp sống đặc biệt ấy. Nhưng sau khi chuyện đó đă xảy ra th́ tinh thần trong giáo huấn của các ngài vẫn c̣n lại sao cho giờ đây ta thấy được sự linh hứng của Đức Phật và Đức Kitô, cùng với những đấng khác đă trở lại trần thế để dạy cho con người biết rằng có một đường lối và một thánh đạo. Vậy th́ ít ra cũng có một số người được linh hứng để sống một cuộc đời trở nên dần dần hoặc nhanh chóng mang tính tinh thần nhiều hơn. Họ ắt sẵn ḷng băng qua biên giới. Trong tháng Vaisākha khi trăng tṛn chói rạng th́ đó là dấu hiệu của tương lai dành cho tất cả mọi người dù hiện nay họ có tin điều đó hay không đi chăng nữa.

 

Thế giới của kẻ vô minh được quan sát

Như sự tiếp nối của sinh và tử,

Bởi v́ đó nhị nguyên được nuôi dưỡng và

Bởi v́ người ta không nhận thức được sự bại hoại.

Chỉ có sự thật duy nhất đó là Niết bàn -

Nó chẳng dính dáng ǵ tới hoạt động của trí năng

Thế giới coi như đối tượng của sự phân biệt

Ắt giống như một cây chuối lá, một giấc mơ, một ảo ảnh

Cái Trí với vai tṛ và chuẩn mực chính là trú sở của ngă chấp

Nó chẳng dính dáng ǵ tới cơi nguyên nhân

Của cái chuẩn mực này, ta xin nói rằng đó là sự tồn tại hoàn toàn và

Đấng Tuyệt Đối cao nhất,

Ta không nói tới sự tồn tại cũng chẳng nói tới không tồn tại

Nhưng chỉ nói tới Duy Thức vốn chẳng dính dáng ǵ tới hữu (tồn tại) và phi hữu (không tồn tại).

Như vậy nó thoát ngoài ṿng hoạt động của trí năng.

Như Lai, Tính Không, Chân Đế . . .

Ta gọi những thứ nêu trên là Duy Thức.

 

Kinh Lăng già, 63, 64

  

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS