Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES

NGUỒN GỐC ĐIỀU ÁC

(The Origin of evil)

Tác giả H. P. Blavatsky

Tủ sách Adyar                                                                 Tập sách số 78

 

                                                             Nguyên bản xuất hiện trên Tạp chí Lucifer, số tháng 10 năm 1887

                           Xuất bản năm 1917, Nhà xuất bản Adyar, Madras, India

 

NGUỒN GỐC ĐIỀU ÁC

Ta chỉ có thể tiếp cận vấn đề nguồn gốc điều ác xét theo triết học nếu ta coi công thức cổ sơ của Ấn Độ là cơ sở của sự lập luận. Chỉ có minh triết cổ truyền mới giải quyết được một cách thỏa đáng vấn đề sự hiện diện của ma quỉ trong vũ trụ. Nó cho rằng Càn khôn sinh ra và sự sống tiến hóa là do sự ly khai của NHẤT NGUYÊN, biểu lộ nguyên thủy tán vạn thù tức là do đại hão huyền của hình tướng. TÍNH ĐỒNG CHẤT đã tự biến đổi thành tính Dị chất, tự nhiên là tạo ra những điều tương phản, vì thế mới nảy sinh ra cái ta gọi là ĐIỀU ÁC, từ đó trở đi điều ác hoành hành trong cái “Thung lũng Nước mắt” này.

Triết học duy vật phương Tây (vốn được gọi không đúng như vậy) đã thành công trong việc lợi dụng cái giáo điều siêu hình học vĩ đại này. Ngay cả Khoa học vật lý, đứng đầu là môn Hóa học mới đây cũng đâm ra chú ý tới mệnh đề thứ nhất và hướng mọi nỗ lực chứng minh những dữ liệu không thể chối bỏ được về tính đồng chất của vật chất nguyên thủy. Nhưng thế mà các bước tiến trong thuyết Bi quan duy vật – một học thuyết chẳng phải là triết học cũng chẳng phải là khoa học – chẳng qua chỉ là sự tràn ngập một mớ từ ngữ vô nghĩa. Trong sự phát tiển mới đây nhất, thuyết Bi quan không còn mang tính phiếm thần nữa v́ đã kết hợp với thuyết duy vật cho nên sẵn sàng lợi dụng công thức cổ xưa của Ấn Độ. Nhưng kẻ bi quan vô thần không thể bay vút lên cao hơn cái nguyên sinh chất đồng nhất trần tục của phái Darwin. Đối với y thì Vật liệu tối hậu là đất và vật chất, và ngoài cái vật liệu tối hậu ấy ra thì y chỉ thấy có một hư vô xấu xa, một sự trống rỗng chẳng có gì bên trong. Một số kẻ bi quan toan tính thi vị hóa ư tưởng của mình theo cách thức quét vôi cho những ngôi mộ hoặc những xác ướp ở Mễ Tây Cơ mà gò má và đôi môi ma quái đã được tô son trét phấn. Sự thoái hóa của vật chất xuyên suốt qua lớp mặt nạ có vẻ dường như vẫn đang còn sống bất chấp mọi nỗ lực ngược lại.

Giờ đây thuyết duy vật lại bảo trợ cho phép hình tượng ẩn dụ của Ấn Độ. Trong một tác phẩm mới bàn về đề tài này của Tiến sĩ Mainländer là “Thuyết Bi quan và Sự Tiến bộ”, người ta học biết được rằng thuyết Phiếm thần của Ấn Độ và thuyết Bi quan của Đức là đồng nhất với nhau; chính việc vật chất đồng chất bị phân ly thành vật liệu dị chất, việc chuyển tiếp từ nhất bổn sang vạn thù đã tạo ra một vũ trụ bất hạnh biết dường nào. Thuyết Bi quan bảo rằng:

Sự chuyển tiếp này chính là lỗi lầm nguyên thủy, tội tổ tông mà toàn thể cơ sáng tạo giờ đây phải chuộc tội lại bằng sự đau khổ triền miên; chính cái tội ấy sau khi đã để cho mọi sinh linh ra đời rồi lại nhấn chìm nó vào những vực sâu gian ác và khốn khổ để rồi muốn trốn thoát khỏi vực sâu ấy người ta chỉ còn có mỗi một phương tiện khả hữu là tự tiêu diệt mình.

Việc thuyết giải công thức của Đông phương – gán cho nó cái ý tưởng đầu tiên là trốn tránh nỗi khổ của cuộc đời bằng cách “tự hủy diệt” (cho dù sự sống ấy được coi là áp dụng được cho toàn thể Càn khôn hay chỉ là cho kiếp sống cá thể) – thì đó vẫn là một quan niệm sai lầm thô thiển. Nhà phiếm thần Đông phương – triết lý của ông dạy rằng phải phân biệt giữa Tự tại và sự Tồn tại có điều kiện – hầu như chẳng dấn thân một cách phi lý xiết bao vào cái ý niệm đặt định đề cho phương án như thế. Y biết rằng mình chỉ có thể hủy diệt hình tướng thôi, chứ không hủy diệt được tự tại và cũng chỉ trên cái cõi hão huyền trần tục này. Thật vậy, y biết rằng chỉ cần diệt dục nơi bản thân (Tanha là cái lòng ham muốn chưa được thỏa mãn tức ý chí sinh tồn) thì y sẽ dần dần thoát khỏi nỗi đọa đày phải tái sinh luân hồi để tồn tại có điều kiện. Nhưng y cũng biết rằng mình không thể giết chết hoặc “tiêu diệt”, thậm chí sự sống bé nhỏ của riêng mình trừ phi coi đó là một phàm ngã mà xét cho cùng chỉ là thay một bộ y phục. Chỉ v́ tin vào Thực tại Nhất như vốn là Tự tại vĩnh hằng, là “NGUYÊN NHÂN không có nguyên nhân” – y đã bị lưu đày từ cái ấy vào thế giới hình tướng – cho nên quả thật y coi những sự biểu lộ tạm bợ và tiệm tiến của nó trong trạng thái Māyā (vô thường tức hão huyền) là điều ác lớn nhất; nhưng đồng thời y cũng coi đó là một qui trình trong thiên nhiên không thể tránh được giống như những cơn đau đẻ. Đó là phương tiện duy nhất khiến cho y có thể chuyển từ cuộc sống hạn chế có điều kiện đầy phiền não sang sự sống vĩnh hằng tức là cái “Tự tại” tuyệt đối mà tiếng Bắc phạn diễn tả sống động xiết bao bằng từ ngữ sat.

Tính “bi quan” của nhà phiếm thần Ấn giáo hoặc Phật giáo mang tình siêu hình bí hiểm và triết lý. Ý niệm vật chất và những biểu lộ thiên hình vạn trạng của nó là cội nguồn và nguồn gốc của điều ác vũ trụ và phiền não là một ý tưởng rất xưa cũ, mặc dù Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã diễn tả nó một cách xác định. Nhưng nhà Cải cách vĩ đại người Ấn Độ ấy chắc chắn chẳng bao giờ ngụ ý biến nó thành một cái quai để cho nhà bi quan hiện đại chụp lấy hoặc cái móc để cho nhà duy vật treo lủng lẳng những giáo điều lệch lạc và tai hại của mình trên đó!

Nhà Hiền triết và Triết gia vốn xả thân vì Nhân loại bằng cách sống vì loài người để cứu chuộc loài người, ngài dạy cho người ta thấy rằng sự tồn tại trong vật chất mà giác quan cảm nhận được chỉ là khốn khổ thôi, nhưng trong tâm trí triết lý thâm thúy của ngài chưa bao giờ nghĩ tới việc xúi giục người ta tự tử; ngài ra sức giải thoát nhân loại khỏi việc bám víu quá tuyệt vọng vào sự sống vốn là nguyên nhân căn bản của lòng Ích kỷ, vì thế cho nên gây ra đau đớn và đau khổ cho nhau. Chính cá nhân của Đức Phật đã để lại cho chúng ta một tấm gương ngay thẳng mà ta phải noi theo, ngài vẫn sống chứ không trốn chạy khỏi cuộc sống. Giáo lý của ngài cho thấy điều ác không nội tại trong vật chất – vật chất vốn vĩnh hằng – mà điều ác ẩn khuất trong những hão huyền do vật chất gây ra: do có những biến đổi và biến hóa của vật chất sinh ra sự sống – bởi v́ những biến đổi này đều có điều kiện cho nên sự sống ấy chỉ phù du thôi. Đồng thời ngài chứng tỏ những điều ác ấy chẳng những không thể tránh được mà còn là tất yếu nữa. Đó là vì nếu ta muốn phân biệt thiện với ác, ánh sáng với bóng tối, trân trọng điều thiện và ánh sáng thì ta chỉ có thể làm được như vậy nhờ sự tương phản giữa đôi bên. Trong khi triết lý của Phật xét theo nghĩa đen chỉ vạch ra cái khía cạnh đen tối của sự vật trên cõi hão huyền này thì giáo lý bí truyền của ngài tức cái linh hồn ẩn tàng trong triết lý đã vén bức màn lên để khai thị cho bậc La hán mọi sự vinh diệu của SỰ SỐNG VĨNH HẰNG với mọi tính Đồng chất của Tâm thức và Tự tại. Dưới mắt khoa học duy vật và ngay cả thuyết Duy tâm hiện đại nữa thì chắc chắn đó là một điều phi lý nữa, thế nhưng đó là một sự kiện đối với bậc Hiền triết và nhà phiếm thần bí truyền.

Song le cái ý tưởng căn cốt theo đó điều ác sinh ra do vật liệu đồng chất càng ngày càng phức tạp khi nhập vào hình tướng rồi càng ngày càng biến dị để cho cái hình tướng ấy được hoàn hảo hơn trên cõi trần – ý tưởng ấy có một khía cạnh bí truyền mà kẻ bi quan thời nay dường như chưa hề biết tới. Tuy nhiên khía cạnh nghĩa đen sát sạt của nó đã trở thành đề tài suy đoán cho mọi quốc gia thời xưa biết suy tư. Ngay cả ở Ấn Độ, cái tư tưởng nguyên thủy làm nền tảng cho công thức mà ta đã trích dẫn cũng bị thuyết Phe phái xuyên tạc, dẫn tới những phép thực hành nghi thức thuần túy giáo điều của các đạo sĩ Hatha Yoga tương phản với thuyết Vedanta đầy triết lý của đạo sĩ Raja Yoga. Sự suy đoán công truyền của Ngoại đạo và Ki Tô giáo, và ngay cả thuyết khổ hạnh trong tu viện thời trung cổ cũng bòn rút tối đa cái ý tưởng cao cả nguyên thủy ấy khiến cho nó phục vụ cho những quan niệm bè phái tâm trí hẹp hòi của mình. Quan niệm sai lầm về vật chất đã khiến cho các Ki Tô hữu thời kỳ đầu đồng nhất hóa người phụ nữ với điều Ác và vật chất, mặc dù Giáo hội Công giáo La mã vẫn thờ kính Đức Mẹ Đồng Trinh.

Nhưng việc những kẻ bi quan ở Đức mới đây ứng dụng công thức bị hiểu lầm của Ấn Độ thật là độc đáo và khá bất ngờ như ta sẽ thấy. Việc tìm sự tương tự nào đó giữa một giáo lý mang tính siêu hình cao độ và thuyết tiến hóa vật thể của Darwin tự thân nó dường như là một nhiệm vụ khá vô vọng. Vả lại thuyết tuyển trạch tự nhiên không rao giảng bất cứ một sự tuyệt diệt nào có thể quan niệm được về tự tại mà trái lại nó rao giảng việc phát triển sự sống liên tục càng ngày càng tăng dần. Tuy nhiên, nhờ vào những nghịch lý khoa học và rất nhiều phép ngụy biện, người Đức đã khéo léo bịa ra việc nó giống như sự thật triết học. Bản thân giáo điều xưa cũ của Ấn Độ cũng không thoát khỏi sự tranh tụng ấy khi lọt vào tay kẻ bi quan thời nay. Kẻ may mắn tìm ra được cái thuyết cho rằng nguồn gốc của điều ác bắt đầu từ con A míp có nguyên sinh chất tự phân chia mình để sinh sản và do đó mất đi tính đồng chất vô nhiễm, đã trích dẫn tới công thức cổ sơ của người Aryen trong tác phẩm mới của ḿnh. Trong khi tán dương triết lý của nó và sự thâm thúy của những quan niệm cổ truyền y lại tuyên bố rằng, nó phải được coi là “sự thật thâm thúy nhất mà nhà hiền triết thời xưa đă nghĩ ra trước rồi cướp giật của tư tưởng hiện đại”!

Như vậy suy ra rằng thuyết phiếm thần mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc của triết gia Ấn giáo và Phật giáo lại được đặt ngang hàng với những cơn bốc đồng năm thì mười họa của kẻ duy vật bi quan mà tư tưởng hiện đại nhận diện ra được. Người ta lờ đi cái vực sâu thăm thẳm giữa đôi bên. Dường như chẳng quan trọng bao nhiêu khi nhà phiếm thần không công nhận thực tại của Càn khôn biểu lộ, coi đó chỉ là sự hão huyền của giác quan mình cho nên cũng phải coi sự tồn tại của chính mình chỉ là một mớ hão huyền. Vì vậy kẻ phiếm thần nói tới phương tiện thoát khỏi những đau khổ của cuộc sống ngoại giới thì quan điểm của y về những đau khổ ấy và động cơ thúc đẩy y chấm dứt sự tồn tại lại khác hẳn quan điểm của kẻ duy vật bi quan. Đối với kẻ phiếm thần, đau khổ cũng như phiền não đều là hão huyền do vô minh và dính mắc vào kiếp sống này. Vì vậy, y phấn đấu theo đuổi sự sống thường trụ vĩnh hằng và tâm thức tuyệt đối trong trạng thái Niết Bàn; trong khi đó kẻ bi quan Âu Tây coi những “điều ác” trong cuộc sống là thực tại lại khao khát – khi y có thời giờ khao khát bất cứ thứ gì ngoại trừ cái gọi là những thực tại trần tục – sự tiêu diệt “tự ngã” theo cách diễn tả của mình. Đối với triết gia chỉ có một sự sống chân thực duy nhất tức Cực lạc của Niết Bàn vốn là trạng thái khác hẳn về chất chứ không phải khác hẳn về lượng so với sự sống bất kỳ cõi tâm thức nào trong vũ trụ biểu lộ. Kẻ bi quan gọi “Niết Bàn” là điều mê tín dị đoan và giải thích đó là “không còn sống” nữa bởi vì đối với y sự sống bắt đầu và kết thúc trên trần thế. Trong những hoài bão tâm linh, triết gia thậm chí lờ đi cái đơn vị đồng chất tích hợp mà nhà bi quan người Đức giờ đây cho là quan trọng xiết bao. Triết gia biết và chỉ tin vào nguyên nhân trực tiếp của cái đơn vị ấy, nguyên nhân ấy vốn vĩnh hằng và hằng sống bởi vì nó là NHẤT NHƯ, không ai tạo ra hoặc nói cho đúng hơn là không tiến hóa ra. Vì thế cho nên mọi nỗ lực của triết gia đều hướng về sự hiệp nhất nhanh nhất có thể được và trở về thân phận tiền nguyên thủy sau khi đã hành hương qua hàng loạt kiếp sống mơ mộng hão huyền này với những ảo ảnh không thực của nhận thức giác quan.

Chỉ những kẻ nào tin vào Thiên hựu cá nhân thì mới có thể gọi thuyết phiếm thần đó là “bi quan” vì y đối chiếu việc phủ định thực tại của bất cứ thứ gì “được tạo ra” – nghĩa là có điều kiện và bị hạn chế – so sánh với đức tin phi triết học mù quang của chính mình. Đầu óc người phương Đông không bận bịu rút ra điều ác từ mọi định luật cấp tiến và biểu lộ của sự sống nhân bội mọi số lượng mang tính hiện tượng với những đơn vị điều ác rất hay bị tưởng tượng ra: nhà phiếm thần Đông phương chỉ tuân theo điều không thể tránh được và cố gắng xóa bỏ trên con đường sống của mình càng nhiều “sự tái sinh luân hồi” càng tốt bằng cách tránh tạo ra những nguyên nhân Nghiệp báo mới. Triết gia Phật giáo biết rằng thời kỳ kéo dài của một loạt kiếp sống của mỗi người – trừ phi y nhập Niết Bàn “giả tạo” (nói theo kinh Kabalah là dùng bạo lực đoạt lấy thiên quốc) – được trình bày ẩn dụ qua bốn mươi chín ngày mà Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây Bồ đề. Đến lượt, nhà hiền triết Ấn giáo cũng biết rằng mình phải thắp sáng ngọn lửa đầu tiên rồi dập tắt ngọn lửa thứ bốn mươi chín. [Đây là một giáo lý bí truyền và bạn đọc nói chung cũng chẳng thấy nó ích lợi gì. Nhà Thông Thiên Học nào đã đọc Phật giáo Bí truyền có thể tính 7 lần 7 tức bốn mươi chín “ngày”, và bốn mươi chín “ngọn lửa” để hiểu được rằng dụ ngôn ấy nhằm nói về mặt bí truyền là 7 Căn chủng người liên tiếp cùng với 7 Phân chủng của mỗi Căn chủng. Mọi Chơn thần đều sinh ra trong giống dân thứ nhất rồi được giải thoát trong giống dân thứ 7 cuối cùng. Chỉ có “Đức Phật” là tỏ ra đạt được giải thoát chỉ nội trong một kiếp trước khi đạt được giải thoát tối hậu. Biết được như vậy cho nên cả nhà hiền triết lẫn triết gia đều kiên nhẫn chờ đợi cái giờ phút tự nhiên được giải thoát; trong khi kẻ sao chép bất hạnh là kẻ bi quan Âu Tây cứ nhấp nha nhấp nhỏm rao giảng hoặc tiến hành tự tử. V́ không biết Phạm Nhan là các kiếp sinh tồn có vô số cái đầu cho nên y không thể cảm thấy cùng một cảm xúc triết học khinh thường sự sống giống như y khinh thường sự chết, và do đó theo đuổi cái gương minh triết mà người anh em Đông phương của mình đã nêu rõ.

Như vậy thuyết phiếm thần triết học khác hẳn thuyết bi quan hiện đại. Thuyết phiếm thần dựa trên sự hiểu biết chính xác những bí nhiệm của tự tại, còn thuyết bi quan thật ra chỉ là một hệ thống điều ác khác nữa được thêm vào do óc hoang tưởng không lành mạnh gán ghép vào cái tổng số đã lớn lao rồi của những điều ác có thực trong xã hội. Nói cho đúng ra thì nó đâu phải là triết lý mà chỉ là việc nói xấu sự sống và tự tại một cách có hệ thống; những lời thốt ra nhăn nhó của một kẻ ăn không tiêu hoặc một kẻ mắc bệnh tưởng hết thuốc chữa. Ta chẳng bao giờ có thể toan tính đối chiếu song hành hai hệ thống tư tưởng này.

Thật ra hạt giống của điều ác và phiền não là kết quả và hậu quả sớm nhất của tính dị biệt trong vũ trụ biểu lộ. Thế nhưng đó chẳng qua chỉ là một điều hão huyền do định luật tương phản tạo ra, ta đã mô tả rằng đây là một định luật căn bản trong thiên nhiên. Cả điều thiện lẫn điều ác ắt không tồn tại nếu không vì cái ánh sáng mà chúng soi rọi lên nhau. Dưới bất cứ dạng nào thì Tự tại đều được quan sát do sự tạo ra Thế giới để phô bày những sự tương phản ấy và điều ác lẫy lừng trong vũ trụ là do Ngã chấp hoặc lòng ích kỷ; phép ẩn dụ phong phú của Đông phương đã nêu rõ tồn tại để chuộc tội cho lỗi lầm thiên nhiên và từ đó trở đi hồn người được gọi là con dê tế thần, là nạn nhân của SIÊU HỒN vô ý thức. Nhưng điều ấy không sinh ra Bi quan mà chỉ mang lại Minh triết.

Chỉ nội vô minh thôi cũng sẵn lòng tử vì đạo rồi, còn tri thức là thầy của sự bi quan tự nhiên. Dần dần do quá trình di truyền hoặc cách thế di truyền, tri thức đâm ra bẩm sinh nơi con người. Nó luôn luôn hiện diện nơi chúng ta mặc dù lúc đầu tiếng nói của nó chỉ tiềm tàng và im lặng. Giữa những niềm vui phơi phới của kiếp sống khi ta vẫn còn tràn đầy nhựa sống tuổi thanh xuân, đứng trước cơn đau nhói đầu tiên phiền não sau một cái thất bại hoặc đột nhiên một đám mây đen xuất hiện, mỗi người trong chúng ta đều có khuynh hướng buộc tội cuộc đời về điều ấy, cảm thấy cuộc đời là gánh nặng và thường nguyền rủa kiếp sống của mình. Điều này chứng tỏ ta có máu bi quan nhưng đồng thời cũng chứng tỏ ta có hậu quả của vô minh. Khi nhân loại được nhân bội lên thì đau khổ – vốn là hậu quả tự nhiên của việc càng ngày càng gia tăng số đơn vị sản sinh ra đau khổ – thì phiền não và đau đớn lại được tăng cường. Ta sống trong một bầu không khí u ám và tuyệt vọng, nhưng đó chỉ vì mắt ta đang cụp xuống, cứ dán vào trần thế với đủ mọi biểu lộ vật lý và vật chất thô trược. Thay vì đó, nếu con người đang dấn bước trên đường đời, không nhìn lên trời (đây chẳng qua chỉ là phép tu từ) mà nhìn vào bên trong mình rồi tập trung sức quan sát vào chơn nhơn nội tâm thì chẳng bao lâu sau y sẽ thoát khỏi nanh vuốt của con rắn hão huyền vĩ đại. Lúc bấy giờ từ khi chào đời nằm trên nôi cho tới khi chôn dưới mồ, cuộc đời của y có thể chịu đựng được và đáng sống ngay cả trong những giai đoạn tồi tệ nhất.

Thế là thuyết bi quan – cái nỗi đa nghi mãn tính nhìn đâu cũng thấy điều ác lẫn quẫn khắp nơi – ắt có bản chất lưỡng tính và tạo ra hai loại kết quả. Nó là đặc trưng tự nhiên nơi kẻ phàm phu và chỉ trở thành nỗi đọa đày cho kẻ vô minh. Nó lại là ân huệ cho kẻ có tính linh v́ nó khiến người ấy biết quay sang chánh đạo và đưa y tới mức khám phá ra một sự thật khác cũng căn bản không kém; nghĩa là mọi thứ trên đời này chỉ mang tính chuẩn bị bởi vì có tính cách tạm thời. Nó giống như một khe hở trên bức tường của ngục tối là cuộc sống trần tục, một tia sáng lọt qua khe hở ấy xuất phát từ trụ xứ vĩnh hằng soi sáng cho những giác quan nội giới th́ thầm với kẻ bị cầm tù trong cái lớp vỏ bằng đất sét cho y biết nguồn gốc và bí nhiệm lưỡng tính của tự tại. Đồng thời nó là một bằng chứng mặc nhiên về sự tồn tại nơi con người của vô sư trí, biết mà không ai dạy dỗ, nghĩa là có một cuộc sống khác tốt đẹp hơn một khi ta đã trải qua những kiếp sống trên trần thế chịu sự đọa đày.

Như ta có nói lời giải thích nêu trên về vấn đề và nguồn gốc của điều ác có tính cách hoàn toàn siêu hình chẳng dính dáng gì tới những định luật vật lý. V́ nó hoàn toàn thuộc về bộ phận tâm linh nơi con người cho nên chỉ lớt phớt hời hợt với nó thì còn nguy hiểm hơn nhiều so với mù tịt về nó. Đó là v́ nó là cội rễ của luân lý của Phật Thích Ca và v́ giờ đây nó lọt vào tay của những kẻ ít học hiện đại chuyên lợi dụng thuyết duy vật cho nên việc lẫn lộn hai hệ thống tư tưởng “bi quan” chỉ có thể gây ra tự sát về tâm trí nếu chẳng phải là tồi tệ hơn nữa.

Minh triết Đông phương dạy rằng tinh thần phải trải qua việc thử thách là nhập thể sống trên cõi đời, phải được rửa tội bằng vật chất trước khi có thể  đạt được sự từng trải và tri thức. Chỉ sau lúc ấy th́ nó mới có thể nhận được sự rửa tội của linh hồn tức là tự ngã thức, và có thể trở về thân phận nguyên thủy của một vị thần linh cộng thêm sự trải nghiệm để rồi rốt cuộc được toàn tri. Nói cách khác, nó chỉ có thể trở lại trạng thái nguyên thủy đồng chất của bản thể nguyên sơ do đã có thêm Nghiệp quả, chỉ Nghiệp quả ấy mới có thể tạo ra một Đấng Thượng Đế hữu thức tuyệt đối, chỉ còn một cấp nữa là lên tới mức TỔNG THỂ tuyệt đối.

Ngay cả theo sát nghĩa trong Thánh kinh th́ điều ác cũng đã phải tồn tại trước khi có Adam và Eve. V́ Adam và Eve vốn ngây thơ vô tội đối với lời nói xầu về tội tổ tông, nếu trước họ không có điều ác hoặc tội lỗi th́ cũng chẳng thể có con Rắn cám dỗ cũng như Cây Tri thức điều thiện và điều ác trong vườn Địa đàng. Trong câu kinh có trình bày các đặc trưng của cây táo khi cặp nam nữ này nếm thử trái của nó: “Mắt của cả hai đều mở ra và họ biết” nhiều điều khác ngoài việc họ biết mình đang trần truồng. Như vậy người ta đã chứng tỏ chính việc biết quá nhiều về những sự việc vật chất mới là điều ác.

Nhưng cứ cho là như vậy đi th́ ta có bổn phận phải khảo sát và đấu tranh với cái thuyết độc hại mới. Cho đến nay, thuyết bi quan vẫn được duy trì trong phạm vi triết học và siêu hình học chứ không tỏ ra có cao vọng xâm lấn vào địa hạt khoa học vật lý thuần túy chẳng hạn như thuyết Darwin. Giờ đây thuyết tiến hóa đã hầu như phổ biến khắp thế giới và (ngoại trừ các trường Chủ nhật và trường dòng ra) không trường nào mà không dạy thuyết tiến hóa, ít nhiều thay đổi so với chương trình nguyên thủy. Mặt khác, cũng không có một học thuyết nào lại bị lạm dụng và lợi dụng nhiều hơn thuyết tiến hóa, nhất là khi người ta ứng dụng những định luật căn bản của nó để giải quyết những vấn đề phức tạp và trừu tượng nhất của kiếp sống, đa diện của con người. Nơi mà tâm lý học và thậm chí triết học “e dè không dám bước vào” th́ sinh học duy vật bổ cái búa sắc bén của mình là những điều tương tự hời hợt và những kết luận tiên kiến. Tệ hơn hết khi tuyên bố con người chỉ là một con vật cao cấp, nó khẳng định điều này đúng là chắc chắn thuộc về phạm vi khoa học tiến hóa. Giờ đây các nghịch lý trong “những địa hạt” này không rơi tí tách như mưa mà trút xuống ào ạt. Vì “con người là số đo của vạn vật” cho nên con người được đo lường và phân tích bằng con thú. Một nhà duy vật người Đức rêu rao sự tiến hóa tâm linh và thông linh là sở hữu hợp pháp của sinh lý học và sinh học; nghe đâu chỉ nội những điều bí nhiệm về phôi thai học và động vật học cũng có thể giải quyết được những điều bí mật về tâm thức nơi con người và nguồn gốc của linh hồn người (Haekel). Một người nữa còn thấy việc tự tử được biện minh qua ví dụ của những con thú, khi chán sống chúng kết liễu sinh mệnh của mình bằng cách nhịn đói (Leo Bach).

Cho đến nay, bất chấp sự phong phú và rực rỡ của các nghịch lý, thuyết bi quan cũng có nhược điểm, nghĩa là không có bất kỳ nền tảng thật sự và hiển nhiên nào cho nó dựa vào đấy. Những người tin theo nó không có một tư tưởng sống động chỉ đạo nào dùng làm ngọn hải đăng để giúp cho họ lèo lái tránh khỏi những bãi cát trong cuộc đời (dù là có thực hay chỉ là tưởng tượng) mà chính họ đã gieo rắc rất nhiều dưới dạng những lời buộc tội chống lại cuộc sống và sự hiện hữu. Họ chỉ có thể dựa vào những đại biểu của ḿnh, những người này làm họ mất thời giờ một cách rất tài tình nếu không phải là rất có lợi khi gắn thêm đủ thứ và nhiều điều ác trong cuộc sống cho những mệnh đề siêu hình của các tư tưởng gia vĩ đại người Đức Schopenhauer và Hartmann, cũng giống như lũ trẻ con gắn những cái đuôi sặc sỡ vào những con diều của bậc trưởng thượng rồi hân hoan nhìn chúng được thả lên trời. Nhưng bây giờ chương trình sẽ bị thay đổi. Những kẻ bi quan đã tìm thấy một điều gì đó chắc chắn hơn và có thẩm quyền hơn nếu không phải là kém phần triết lý hơn để gắn thêm những bài ai điếu và lời ai oán vào đó so với những con diều siêu hình học của Schopenhauer. Cái ngày mà họ đồng ý với quan điểm của triết gia này – ông nêu đích danh Ý CHÍ Vũ trụ là kẻ gây ra mọi điều ác trên Thế gian – đã vĩnh viễn qua rồi. Họ cũng chẳng còn thỏa mãn nhiều hơn với cái “Vô thức” mơ hồ của von Hartmann. Họ đã cần mẫn mưu tìm một mảnh đất thuận lợi hơn và ít tính cách siêu hình hơn để xây dựng triết lý bi quan của mình trên đó và họ đã được tưởng thưởng là sự thành công khi giờ đây chính họ đã phát hiện ra nguyên nhân của sự Đau Khổ Phổ Biến Khắp Thế Giới chính ở nơi những định luật căn bản của sự phát triển vật lý. Điều ác ắt không còn liên kết với Bóng ma mơ hồ và không chắc chắn tên là “Ý CHÍ” mà liên kết với một sự kiện hiển nhiên chân thực: từ nay trở đi những kẻ bi quan sẽ bị nhà theo thuyết Tiến hóa kéo lôi theo.

Lập luận căn bản của những vị đại diện của họ đã được trình bày trong câu nói mở đầu của bài này. Vũ trụ và tất cả những gì trên đó xuất hiện do hậu quả của việc “Nhất Bổn tán Vạn Thù”. Tôi có trình bày rằng cái cách diễn tả khá mơ hồ công thức của người Ấn Độ không gợi cho tâm trí của kẻ bi quan nghĩ tới Thực tại Nhất như tức Parabrahman trừu tượng của phái Vedanta; bằng không thì tôi đã chẳng chắc chắn phải dùng từ ngữ “tán”. Nó cũng chẳng dính dáng gì nhiều với Mulaprakriti tức là “Bức màn che” Parabrahman; thậm chí cũng chẳng dính dáng tới vật chất nguyên thủy biểu lộ đầu tiên, ngoại trừ bằng cách suy diễn mà theo cách trình bày của Tiến sĩ Mainländer, nó chủ yếu có liên quan tới nguyên sinh chất trên trần thế. Trong trường hợp này người ta hoàn toàn lờ đi Tinh thần hoặc Thượng Đế; hiển nhiên bởi v́ cần phải chứng tỏ toàn thể là “địa hạt hợp lệ của Khoa học vật lý”.

Tóm lại, công thức thời danh này được cho là có cơ sở và có biện minh nơi cái thuyết theo đó từ “một vài (có lẽ chỉ một) hình dạng đơn thuần duy nhất của chính thiên nhiên đơn giản nhất” (Darwin), “mọi con thú khác nhau và mọi cái cây sống động ngày nay cũng như mọi cơ thể đã từng sống trên trần thế” đều được phát triển dần dần. Ta được cho biết rằng chính công lý này của Khoa học mới biện minh và chứng tỏ được giáo điều triết học của Ấn giáo. Công lý này là gì vậy? Tại sao lại như vậy: Khoa học dạy rằng hàng loạt sự biến hóa mà hạt giống phải trải qua – hạt giống tăng trưởng thành một cái cây hoặc trở thành một cái trứng hoặc phát triển thành một động vật – trong mọi trường hợp đều chẳng qua chỉ là việc chuyển qua cấu trúc của hạt giống ấy từ dạng đồng chất sang dạng dị chất hoặc phức hợp. Thế thì đây chính là chân lý của khoa học kiểm soát công thức của người Ấn Độ bằng công thức của các nhà Tiến hóa luận, đồng nhất hóa đôi bên và như vậy, đề cao minh triết cổ truyền bằng cách nhận ra nó xứng đáng với tư tưởng duy vật thời nay.

Công thức triết học này không chỉ được bổ chứng bởi sự tăng trưởng cá thể và sự phát triển của những giống loài biệt lập theo lời giải thích của những người bi quan; nhưng nó được chứng minh cả về mặt tổng quát lẫn mặt chi tiết.  Nó tỏ ra được biện minh trong sự tiến hóa và tăng trưởng của Vũ trụ cũng như sự tiến hóa và tăng trưởng của hành tinh ta. Tóm lại, sự sinh ra, tăng trưởng và phát triển của toàn bộ thế giới hữu cơ xét về mặt tích hợp đều sẵn có để chứng minh cho minh triết cổ truyền. Người ta phát hiện rằng từ những điều phổ quát xuống mãi tới những điều đặc thù thế giới hữu cơ phải chịu cùng một định luật càng ngày càng cầu kỳ, chuyển từ nhất bổn sang vạn thù là “công thức căn bản của sự tiến hóa của sự sống”. Ngay cả sự tăng trưởng của các quốc gia, của sinh hoạt xã hội, của những định chế công, sự phát triển của ngôn ngữ, nghệ thuật và khoa học – tất cả đều tất yếu và tiền định phải đi theo định luật bao quát là “nhất bổn tán vạn thù, chuyển từ đồng chất sang đa dạng”.

Nhưng trong khi theo đuổi minh triết của Ấn Độ, tác giả lại nói ngoa ngoắc định luật căn bản này theo kiểu của riêng mình và xuyên tạc nó. Ông khiến cho định luật này thậm chí tác động lên cả số phận lịch sử của nhân loại. Ông khiến cho những số phận này phải tuân chịu và là bằng chứng của tính chính xác trong quan niệm của Ấn Độ. Ông quả quyết rằng xét theo tổng thể tích hợp tỉ lệ với mức phát triển và tiến bộ trong khi tiến hóa và phân ra thành từng bộ phận – mỗi bộ phận trở thành một nhánh riêng rẽ và độc lập của đơn vị – thì nhân loại càng ngày càng trôi giạt ra khỏi tính đơn nhất nguyên thủy hài hòa và lành mạnh của mình. Những sự phức tạp trong định chế xã hội, những mối quan hệ xã hội cũng như những mối quan hệ cá tính, tất cả đều khiến cho sinh lực yếu đi, năng lượng xúc cảm được thư giản và tiêu diệt cái tính đơn nhất tích hợp mà nếu không có nó không thể có sự hài hòa nội tâm được. Việc thiếu vắng sự hài hòa ấy sinh ra một sự bất hòa nội tâm ắt trở thành nguyên nhân của nỗi khốn khổ tâm trí lớn nhất. Điều ác bắt nguồn nơi chính bản chất của cơ tiến hóa sự sống và những phức tạp của nó. Mỗi một bước tiến của nó đồng thời cũng là một bước hướng về sự giải tán năng lượng của mình và gây ra sự vô cảm thụ động. Ông bảo rằng đây là kết quả tất yếu của mọi bước tiến về mặt phức tạp của sự sống bởi vì sự tiến hóa hoặc phát triển là sự chuyển tiếp từ đồng chất sang dị chất, là việc tổng thể nhất bổn tán vạn thù v.v. . . Định luật khủng khiếp này có tính phổ biến khắp thế giới và ứng dụng cho mọi tạo vật từ cực vi cho tới mãi con người vì ông bảo rằng đó là một định luật căn bản của thiên nhiên.

Thế mà chính nơi cái quan điểm biên kiến này về bản chất vật lý khi tác giả người Đức không chấp nhận một tư tưởng đơn thuần nào xét về khía cạnh tâm linh và thông linh thì trường phái của ông có số phận chắc chắn là thất bại. Đó không phải là vấn đề liệu định luật biến dị vừa nêu và những hậu quả chết người của nó có thể ứng dụng được hay không trong một vài trường hợp ứng dụng vào sự tăng trưởng và phát triển của các giống loài động vật cũng như ngay cả con người nữa; mà chỉ bởi vì nó là nền tảng và cái giá đỡ chủ yếu của toàn thể thuyết mới mẻ thuộc trường phái bi quan cho nó thật sự là một định luật căn bản phổ biến khắp thế giới. Ta muốn biết liệu cái công thức tiến hóa căn bản này có bao trùm toàn bộ tiến trình phát triển và tăng trưởng hay chăng, và thật vậy liệu nó có ở trong phạm vi của khoa học vật lý hay chăng. Nếu nó “chẳng qua chỉ là sự chuyển tiếp từ trạng thái đồng chất sang trạng thái dị chất” theo cách nói của Mainländer thì ta vẫn còn phải chứng tỏ rằng tiến trình vừa nêu “tạo ra cái tổ hợp phức tạp các mô và cơ quan vốn hình thành và hoàn chỉnh hóa loài thực vật và động vật toàn bích”.

Một số nhà phê bình về “thuyết Bi quan và sự Tiến bộ” đã nhận xét rằng nhà bi quan người Đức chẳng một giây phút nào nghi ngờ nó. Việc ông giả định rằng mình đã khám phá và dạy dỗ như vậy “dựa vào hoàn toàn trên việc ông tin chắc rằng sự phát triển và định luật căn bản về quá trình phức tạp của tổ chức chỉ biểu diễn được có mỗi một điều: chuyển hóa nhất bổn thành vạn thù”. Vì thế cho nên quá trình này đồng nhất hóa với sự tan rã và thoái hóa, sự yếu đi của mọi lực và năng lượng. Mainländer ắt thật là đúng khi nêu ra những ví dụ tương tự của ḿnh nếu cái định luật biến dị điều đồng chất thành điều dị chất thật sự tiêu biểu cho định luật căn bản của cơ tiến hóa sự sống. Nhưng ý tưởng này hoàn toàn sai lầm xét về siêu hình học cũng như vật lý học. Tiến hóa không diễn tiến theo đường thẳng giống như bất kỳ qui trình nào khác trong thiên nhiên mà nó tiến hành một cách tuần hoàn giống như mọi thứ khác. Con Rắn tuần hoàn nuốt đuôi của mình giống như Con Rắn Thời gian Vĩnh cữu. Và chính xét về điều này thì công thức của Ấn độ vốn là một giáo huấn của Giáo lý Bí nhiệm, quả thật được bổ chứng bởi Khoa vạn vật học nhất là sinh vật học.

Chúng tôi đọc thấy như sau trong bài Các bức thư Khoa học của một tác giả và nhà phê bình vô danh người Nga.

Trong cơ tiến hóa của những cá thể biệt lập, trong cơ tiến hóa của thế giới hữu cơ, trong cơ tiến hóa của Vũ trụ cũng như trong sự tăng trưởng và sự phát triển của hành tinh chúng ta – tóm lại ở bất cứ nơi đâu có diễn ra bất kỳ qui trình tiến bộ phức hợp nào thì ta đều thấy độc lập với sự chuyển tiếp từ nhất bổn sang vạn thù và từ đồng chất sang dị chất lại có một sự chuyển hóa ngược: chuyển từ vạn thù qui nhất bổn, từ dị chất về đồng chất . . . Việc quan sát tỉ mỉ qui trình phức hợp tiệm tiến cho sẵn đã chứng tỏ rằng trong đó xảy ra chẳng những phân chia các bộ phận mà còn là sự hấp thụ lẫn nhau của các bộ phận . . . Trong khi một bộ phận của những tế bào hòa quyện vào nhau và hợp nhất thành một tổng thể đồng chất tạo ra các xơ cơ bắp, mô cơ bắp, thì có những bộ phận khác lại được hấp thụ vào mô xương và mô thần kinh v.v. . . . Điều này cũng xảy ra trong sự hình thành các cây cối.

Trong trường hợp này, thiên nhiên vật chất lập lại cái định luật tác động trong cơ tiến hóa thông linh và tâm linh; cả hai giáng xuống nhưng lại thăng lên và hòa quyện ở mức khởi điểm. Khối tạo hình đồng chất tức yếu tố biến dị xét về các bộ phận dần dần chuyển hóa thành dị chất; thế rồi hòa quyện những bộ phận này thành một tổng thể hài hòa để bắt đầu trở lại một qui trình ngược tức tái giáng hạ tiến hóa và dần dần trở lại trạng thái nguyên thủy hoặc nguyên sơ.

Thuyết Bi quan cũng không tìm được sự hỗ trợ nào tốt hơn trong thuyết Duy vật thuần túy v́ cho đến nay thuyết Duy vật thuần túy đã dứt khoát được sắc thái mang khuynh hướng lạc quan. Thật vậy, những người ủng hộ nó một cách dứt khoát đã chưa bao giờ ngần ngại chế nhạo việc thần học tôn thờ “sự vinh danh của Thiên Chúa và mọi công trình của ngài”. Bücher chế giễu kẻ phiếm thần thấy thế giới biểu lộ của Đấng Tuyệt Đối có nhiều “điều xấu xa và điên rồ” xiết bao. Nhưng nói chung thì những kẻ duy vật công nhận điều thiện hóa giải được điều ác, có lẽ đó là một cái đệm chống lại bất kỳ khuynh hướng “mê tín dị đoan” nào nhằm mưu cầu và hi vọng một điều tốt hơn. Cho dù tầm nhìn của họ vẫn hẹp hòi và đường chân trời tâm linh của họ cũng chỉ hạn hẹp, thế nhưng họ không thấy có lý do gì để tuyệt vọng trong sự trôi giạt lênh đênh của sự vật nói chung. Tuy nhiên, những kẻ bi quan theo thuyết phiếm thần chưa bao giờ ngưng bặt việc quả quyết rằng một nỗi thất vọng về sự tồn tại hữu thức là kết quả hợp lệ duy nhất của sự phủ định vô thần. Dĩ nhiên ý kiến này mang tính công lý tiên đề hoặc lẽ ra là như thế. Nếu “chỉ có hi vọng trong kiếp này thôi” thì bi kịch cuộc đời không có bất cứ lý do tồn tại nào và việc kéo dài miên viễn vở tuồng vừa điên rồ lại vừa vô ích.

Sự kiện các kết luận của thuyết bi quan rốt cuộc lại được một vài lớp tác giả vô thần đồng hóa ắt là một đặc điểm nổi bật đương đại và là một dấu hiệu khác của thời đại. Nó minh họa cho sự thật hiển nhiên là cái hư vô do sự phủ định khoa học hiện đại tạo ra không thể và chẳng bao giờ có thể được được lấp đầy bởi những viễn cảnh lạnh lùng mà các nhà lạc quan đưa ra để an ủi. Thuyết “Nhân loại nhiệt thành” của Comte là một điều cũng đủ tồi tệ khi sự hủy diệt loài Người là do “lửa mặt trời từ từ tắt đi” – nếu quả thật chúng có bị tắt đi – để làm vừa lòng khoa học vật lý trong thời đại tính toán là vua. Nếu mọi nỗi phiền não và đau khổ hiện nay, sự đấu tranh kịch liệt để sinh tồn và mọi nỗi khủng khiếp đi kèm với nó về lâu về dài cũng chẳng được gì, nếu CON NGƯỜI chỉ là một hiện tượng phù du, là trò đùa của các lực mù quáng thì tại sao lại phải giúp sức cho việc duy trì miên viễn cái trò hề ấy? Việc “không ngừng nghiền nát vật chất, lực và định luật” chẳng qua cũng chỉ thôi thúc hàng triệu con người nhung nhúc tiến nhanh tới sự quên lãng đời đời và rốt cuộc chẳng để lại vết tích hoặc kỷ niệm nào về một quá khứ khi vạn vật lại trở về dạng tinh vân sương mù lửa mà chúng từ đó xuất phát ra. Cuộc sống trên trần thế tự thân nó chẳng có mục đích gì. Nó đầy dẫy sự ảm đạm và khốn khổ. Vậy th́ dường như cũng chẳng lấy gì làm lạ khi kẻ phủ định chẳng biết được Linh hồn thích thuyết bi quan của Schopenhauer hơn là lạc quan vô căn cứ của Strauss và các người tin theo ông – xét theo giáo lý phiến diện của họ, nó nhắc người ta nhớ tới một trong những vong linh thú của một con lừa con sau một bữa ăn no nê cây tử đinh hương.

Tuy nhiên có một điều rõ ràng: rất cần phải có một giải pháp nào đấy bao hàm những sự kiện về kiếp sinh tồn dựa trên một nền tảng lạc quan xã hội ngày nay thấm nhuần thuyết khuyển nho (khinh khi mọi lạc thú trần thế) càng ngày càng nặng nề và lỗ chỗ cái sự ghê tởm cuộc sống. Đây là kết quả của việc hoàn toàn không biết tới tác động của Nghiệp báo và bản chất sự tiến hóa của Linh hồn. Chính việc hiểu lầm khi tin theo những giáo điều về một thuyết máy móc và phần lớn là sai trái của thuyết Tiến hóa đã khiến cho thuyết Bi quan vươn lên tới mức quan trọng quá đáng như thế. Một khi ta đã lĩnh hội được cơ sở của Định luật Vĩ đại – và triết lý liệu có thể cung cấp phương tiện nào tốt hơn để cho người ta lĩnh hội và cuối cùng tìm được giải pháp so với giáo lý bí truyền của các nhà Hiền triết Ấn Độ vĩ đại? – th́ vẫn còn không thể có chỗ đứng nào cho những sự cải chính gần đây về hệ thống tư tưởng của Schopenhauer tức những điều tinh vi trong siêu hình học do “triết gia về Vô thức” thêu dệt nên. Người ta chỉ có thể chứng minh sự hợp lý của Kiếp sinh tồn hữu thức bằng cách nghiên cứu triết học bản sơ hiện nay đã mang tính bí truyền. Và nó bảo rằng “chẳng có sự chết cũng như sự sống vì cả hai chỉ là hão huyền; tự tại tức là tồn tại tự thân mới là thực tại duy nhất”. Hàng ngàn thời đại sau này nghịch lý ấy đã được lập lại bởi một trong những nhà sinh lý học vĩ đại nhất đã từng tồn tại. Claude Bernard đã nói “Sống tức là Chết”. Cơ thể đang sống bởi vì các bộ phận của nó đang chết dần chết mòn. Sự sống sót của kẻ thích ứng nhất chắc chắn dựa trên sự thật hiển nhiên này. Sự sống của tổng thể cao siêu hơn đòi hỏi bộ phận thấp kém hơn phải chết đi, sự chết của các bộ phận tùy thuộc vào và phục vụ cho nó. Và cũng như sống là chết thì chết lại là sống, và toàn bộ các chu kỳ lớn các sinh linh chỉ tạo thành một KIẾP SỐNG DUY NHẤT mà ngày tồi tệ nhất của nó lại diễn ra trên hành tinh ta.

 Bậc nào BIẾT ĐƯỢC sẽ lợi dụng được nó. Bởi vì mọi sinh linh đều có một sự lố dạng, một khi nó được Tri thức giải thoát khỏi sự hão huyền và vô minh; và rốt cuộc y sẽ tuyên cáo sự thật và mọi Tâm thức với Mahamāyā.

 

CĂN NHÀ CỦA NGƯƠI ĐÃ BỊ PHÁ VỠ, CÁI XÀ NGANG ĐÃ BỊ GÃY ĐỨT!

SI MÊ ĐÃ ĐỊNH HÌNH NÓ!

TA AN TOÀN BƯỚC QUA NÓ ĐỂ ĐƯỢC GIẢI THOÁT . . .

---------------

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES