|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
NGƯỜI TA NÊN SỐNG BAO LÂU?
(Tạp
chí Nhà Thông Thiên Học,
Số
tháng 4 năm 1996)
Trích THẾ GIỚI XUNG QUANH TA Tác giả Radha Burnier Bản dịch
www.thongthienhoc.com |
|
NGƯỜI TA NÊN SỐNG BAO LÂU?
Giờ đây người ta coi như đương nhiên là một phần nghĩa vụ của những
người thực hành y học và các cơ sở y tế - là phải giữ cho người bệnh
sống càng lâu càng tốt bằng mọi phương tiện khả hữu. Lúc nào người
ta cũng tiếp tục nghiên cứu để t́m ra được những cách thức mới mẻ và
hữu hiệu hơn nhằm né tránh sự chết và kéo dài mạng sống cho dẫu chỉ
được vài ngày hoặc vài tuần. Trong việc thực thi mục đích ấy nêu vấn
đề phẩm chất và giá trị của việc kéo dài mạng sống trở nên không
thích hợp. Sự sống sót trong bất kỳ t́nh huống nào và ở bất kỳ tuổi
nào là điều cân nhắc tối hậu.
Những nhà y học tài ba và các kỹ thuật viên tài hoa thường quá bận
tâm với việc trổ tài chiến đấu chống lại thần chết. Miễn là tŕ
hoăn được sự chết nhờ vào tài năng chuyên môn th́ người ta cũng
chẳng bận tâm xem liệu bệnh nhân có sống như thực vật chăng với
những chức năng què quặt và trí năng thui chột. Khi bàn luận về đề
tài này trong tác phẩm Cái Loại Sự sống nào, Daniel Callahan
có nói rất đúng rằng ta không thể tính toán giá trị của cuộc sống
theo kiểu người ta già bao nhiêu tuổi khi đă hết thọ mệnh. Điều quan
trọng hơn là người ta sống một cách có ư nghĩa như thế nào. Những
kiếp sống tương đối ngắn ngủi như kiếp sống
của Sankarāchārya và Shelly đă mang lại
lợi ích cho nhân loại nhờ vào phẩm chất tư tưởng của họ nhiều hơn số
năm tuổi thọ.
Sự tiến bộ của công nghệ Y khoa tinh xảo thường khiến cho người ta
phải chi tiêu những số tiền khổng lồ để cứu mạng một số ít người.
Những trường hợp thử nghiệm được quảng cáo rùm beng mang lại hư danh
nhưng thao tác ấy phải tốn phí tới cả mức 500.000 đô la mà nếu đổi
sang những đồng tiền yếu hơn ắt tạo ra những con số khổng lồ đủ để
nuôi hàng ngàn người suy dinh dưỡng, thậm chí không nhận được sự
chăm sóc y khoa b́nh thường. Thiểu số dư ăn dư mặc thu được lợi ích
đáng nghi ngờ về việc kéo dài mạng sống một cách nhân tạo qua những
phép chữa trị nhiêu khê, trong khi người ta không đào đâu ra đủ tiền
để cung cấp sự chăm sóc tối thiểu cho hàng triệu người đang oằn oại
v́ thiếu sự giúp đỡ
Điều này đặt ra nghi vấn: chúng ta sống để làm ǵ? Khi sự sống không
c̣n có ư nghĩa nữa th́ việc kéo dài mạng sống thiếu tự nhiên có thể
không phải là mục đích thỏa đáng cho con người. Liệu những người thọ
được 100 tuổi mà trí nhớ không c̣n nữa, các giác quan bị suy thoái
loạng choạng thêm chỉ một ít năm nữa nhờ vào những cơ quan được cấy
ghép vốn bị cơ thể liên tục loại bỏ, những người ấy có thành tựu
được điều ǵ chăng xét theo quan điểm tiến hóa? Ḷng ham muốn đến
mức mê tín dị đoan nhằm kéo dài mạng sống bằng bất cứ giá nào cho dù
có đáng sống hạnh phúc hoặc khỏe mạnh hay chăng, đang làm nảy sinh
ra một nghề nghiệp mới có tính tội phạm. Những đứa trẻ con bị bắt
cóc, những người nghèo bị dụ dỗ và lừa phỉnh, những con thú được
chăm bẩm với mục đích cung cấp các cơ quan thay thế. Nhân loại đang
gây thiệt hại lớn cho chính ḿnh bằng cách rút ngắn tuổi thọ một số
sinh linh để kéo dài tuổi thọ một số sinh linh khác.
Người ta có thể tránh được nhiều sai trái bằng cách từ bỏ niềm tin
rằng một cơ thể đặc thù có tầm quan trọng ghê gớm và vỡ lẽ ra rằng
ta có thể sống qua thể xác hoặc không cần thể xác. Một loạt những cơ
thể mang lại những trải nghiệm mới mẻ và những bài học mới tinh cho
mỗi linh hồn. Nếu niềm tin vào luân hồi là đúng thực th́ thiên hạ ắt
ít có khuynh hướng chọn theo cái công nghệ kéo dài mạng sống một
cách thiếu tự nhiên. Ở đây ta không bàn tới những hàm ư của nhân
quả. Tuy nhiên rơ rệt là một tinh thần vị tha ắt là điều bảo đảm tốt
nhất cho sức khỏe.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS