|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
NGƯỢC D̉NG CHẢY:
MỘT SỰ CHỌN LỰA CÓ Ư THỨC
(Reversing the Flow: A Conscious Choice) Tác giả TIM BOY Bản dịch: www.thongthienhoc.com |
|
Một bài thuyết tŕnh công cộng đọc tại Hội nghị quốc tế Adyar, ngày 4 tháng
giêng năm 2016.
Đăng trên Tạp chí Nhà Thông Thiên Học,
số tháng 2 năm 2016.
Tất cả chúng ta đều biết cái ư tưởng phổ quát căn bản và hiển nhiên, đó là
chúng ta tham dự vào các chu kỳ. Ta chứng kiến điều này trong mọi khía cạnh
của cuộc sống. Đó là một trong những Kiến nghị thuộc Giáo luật Thông Thiên
Học - là những điều đơn giản như ngày và đêm, mỗi hơi thở hít vào rồi thở ra
và sự thay đổi mùa. Theo hiểu biết Thông Thiên Học th́ ta cũng nghĩ tới theo
kiểu Chu kỳ Khai Nguyên (Manvantara) và Qui Nguyên (Pralaya) - thở ra và hít
vào của các vũ trụ. Có nhiều chu kỳ lớn, nhưng tôi muốn nói tới một chu kỳ
chuyên biệt với cuộc hành hương phát triển mà tất cả chúng ta đều dấn thân
vào đó.
Chu kỳ căn bản của sự phát triển linh hồn vốn có gốc rễ trong kho tài liệu
nghiên cứu của ta - đó là cuộc hành hương đi ra rồi trở lại, biểu lộ ra bên
ngoài rồi trở lại. Phần đi ra được mô tả trong nhiều câu chuyện trên thế
giới. Mọi truyền thuyết tinh thần đều có những câu chuyện về các chu kỳ này,
liên quan tới những sự việc lớn lao và liên quan tới cá nhân chúng ta. Việc
mô tả tiêu biểu qua những câu chuyện này gồm có một nhân vật chính, miêu tả
linh hồn rời nhà hoặc vương quốc của ḿnh để đi tới một xứ sở nào đó xa xôi.
Ở vùng đất ấy, nó có những trải nghiệm và đôi khi quên mất những sự vinh
hiển ở nước của chính ḿnh; nó sống ở nơi xứ lạ cũng giống như người ta đang
sống ở vùng đất xa xăm ấy. Nhưng rồi có lúc linh hồn nhớ lại, và điều này
bắt đầu một khía cạnh mới tinh của một chu kỳ
Có một câu chuyện mô tả chuyện này rất sống động đó là Mahabharata,
trong đó bộ tộc Pandava bị mất quyền thừa kế và phải đi lang thang, chiến
đấu, rồi du hành cho đến khi rốt cuộc chiến thắng trên chiến trường. Chúng
ta thấy nó cũng được miêu tả trong cuộc đời của các vĩ nhân. Đức Phật rời
vương quốc của ḿnh với cuộc đời vương giả để đi hành hương hướng tới sự
Giác ngộ. H. P. Blavatsky ly hương năm 17 tuổi, là một phụ nữ đơn thân, mưu
t́m minh triết thâm thúy hơn khiến cho bà đi ṿng quanh thế giới trong 43
năm c̣n lại của cuộc đời ḿnh.
Trong truyền thuyết Âu Mỹ, cũng có gắn chặt một câu chuyện tinh thần về Đứa
Con Hoang, đó là việc miêu tả tuyệt vời cũng sự ra đi và trở lại ấy. Chuyện
kể rằng có một đại gia mà con trai của ông một ngày kia quyết định phải rời
nhà, v́ muốn đi du lịch. Người con trai yêu cầu và nhận được mọi tài sản của
ḿnh để rồi mang theo ḿnh trong chuyến du hành tới vùng đất xa xăm. Dọc
đường, tài sản mà y mang theo dần dần rơi rụng hết. Y phung phí tài sản
trong chuyến du hành đi tới vùng đất xa xăm dính mắc vào vật chất. Có lúc y
đă xa nhà, và sống cuộc đời cực khổ của dân bản xứ, làm công việc hạ tiện
nhất để kiếm ăn. Trong cái nền văn hóa đặc thù ấy công việc hạ tiện nhất là
cho heo ăn và đó là công việc mà đứa con trai đại gia đang làm.
Trong chuyện ấy, có một trận đói giáng xuống xứ này. Đứa con trai đói khát,
thiếu thốn thức ăn tinh thần. Nó đói đến nỗi phải ăn cả thức ăn để nuôi heo.
Đây là việc miêu tả linh hồn giáng xuống mức sâu nhất. Đó là lúc quyết định
trong câu chuyện cũng như đối với chúng ta. Điều xảy ra trong câu chuyện mô
tả qui tŕnh mà giờ đây ta đang dấn thân. Vào lúc tuyệt vọng ấy, đứa
con trai nhớ lại t́nh trạng trước kia của ḿnh, ḿnh là con thần thánh, với
lối sống và cách ứng xử hiện nay hoàn toàn khác với chân tính của ḿnh. Đây
là lúc quyết định v́ cuộc hành tŕnh trở về bắt đầu từ đó.
Trong các tác phẩm Thông Thiên Học có ba Kiến nghị Căn bản đề cập tới chu kỳ
ra đi và trở về. Kiến nghị thứ ba bảo rằng mọi linh hồn đều có một cuộc hành
hương bắt buộc. Mỗi linh hồn đều phải thực hiện cuộc hành hương này. Cuộc
hành hương ra đi là theo lệnh cái được nhắc tới trong Kiến nghị thứ ba - ta
đạt được cá tính trước hết do lực thôi thúc của Thiên nhiên, nghĩa là trong
chuyến du hành ra đi th́ chính lực thôi thúc của Thiên nhiên đẩy ta đi. Đây
không phải là vấn đề chọn lựa có ư thức mà là phản ứng với những hiệu quả và
sự thôi thúc của Thiên nhiên.
Trong phần này của chuyến du hành ta bị Thiên nhiên thúc đẩy bèn chia thế
giới ra thành một vài phương thức mà ta quen thuộc: điều dễ chịu đối với ta,
điều gây cho ta đau khổ và những điều c̣n lại th́ trung tính. Phương thức
hoạt động của tâm thức là ở chỗ ta chụp lấy cái mang lại khoái lạc và chống
lại cái gây ra đau khổ. Thói quen này của tâm trí ngăn không cho ta thật sự
trải nghiệm thế giới, bởi v́ tâm trí chia xẻ thế giới ra thành những phạm
trù trá ngụy, là điều mà ta thích và điều ta không thích, điều ta hăm hở vồ
vập và điều ta né tránh lánh xa.
Vấn đề mấu chốt cho cá nhân là có một điều thức tỉnh rất quan trọng mà rốt
cuộc ta phải đạt tới. Để đưa ra một ví dụ về qui tŕnh này, ta hăy nghĩ xem
điều ǵ sẽ xảy ra nếu một người nào đó bắn một mũi tên lên không trung. Mũi
tên được phóng đi với một lực nào đó đẩy nó đi. Trong chuyến du hành hướng
ngoại lực ấy giảm đi, mũi tên tên chậm dần, dừng lại, và rồi nó bắt đầu
chuyến du hành trở lại mặt đất mà nó được phóng lên từ đấy.
Giáo huấn huyền bí nói tới một thời kỳ phát triển của ta khi ta có tiềm năng
đầy nhanh chuyến du hành về nhà. Cái mức mà sự đầy nhanh này xảy ra chính là
mức mà giờ đây chúng ta đang đạt đến với vai tṛ là một gia đ́nh nhân loại.
Chắc chắn là luôn luôn có những người dẫn đầu phong trào. Chuyển động đẩy
tới này măi măi phóng ta sâu hơn trong mức liên kết với vật chất. Nhưng khi
chuyển động này bắt đầu chậm lại th́ lần đầu tiên ta có cơ hội để thấy sự
chọn lựa - chứ không chỉ phản ứng với lực thôi thúc của Thiên nhiên. Ta có
cơ may chọn lựa một cách có ư thức. Trong Kiến nghị thứ ba của ba Kiến nghị
Căn bản thuộc Giáo Lư Bí Truyền th́ khi đạt tới mức này, ta hướng dẫn
sự phát triển của ḿnh bằng “sự tinh tấn tự biên tự diễn”. Ta kiểm soát và
vận dụng cái tâm thức vốn đă tăng trưởng bên trong ta trong suốt chuyến du
hành dài dằng dặc thâm nhập vào sự hiện hữu nơi vật chất, giờ đây ta phải
quyết định phương thức nhanh nhất và tốt nhất chẳng những cho bản thân ḿnh
mà cho tất cả những ai muốn lên đường về nhà. Đây là mức mà hiện nay ta đang
đạt được.
Nếu đây không phải là mức phát triển của ta th́ một điều ǵ đó như Thông
Thiên Học ắt vô nghĩa đối với ta. Cái lúc mà cuộc hành tŕnh trở lại bắt đầu
chính là giây phút quyết định trong toàn bộ câu chuyện này. Trong cuộc hành
tŕnh về nhà này, điều duy nhất liên quan tới ta là ở chỗ ta miên mật “tự
nguyện biết ḿnh”. Qui tŕnh trở nên qui tŕnh biết ḿnh càng ngày càng sâu
sắc hơn. Bản ngă tách rời khỏi thực tại lớn hơn mà nó tồn tại trong đó ắt vô
nghĩa và hăo huyền. Cái bản ngă duy nhất có ư nghĩa chính là tự ngă liên kết
không tách rời ra được với sự sống lớn lao hơn mà bên trong đó vạn vật sinh
hoạt, vận động và hiện hữu.
Ta có thể trải nghiệm tính Nhất như qua nhiều cặch. Hiện nay tôi dùng một ví
dụ đó là cơ thể con người. Trong nội bộ cơ thể có hằng hà sa số tinh linh cá
biệt tức là tế bào hợp thành cơ thể. Bằng một cách nào đấy ta gọi trọn cả
cộng đồng các sinh linh này là “tôi”. Nhưng nếu ta xét ví dụ bất cứ tế bào
nào, rồi tự hỏi xem đâu là cái động cơ thúc đẩy sinh linh đơn độc này trong
quá tŕnh nó sống từ ngày này sang ngày khác. Có lẽ nó cũng chẳng quan tâm
nhiều tới cái người ta đang nói tại một Hội nghị Hội Thông Thiên Học, hoặc
chẳng để ư tới những hóa đơn mà ta
phải trả tiền, hoặc những quyển sách mà ta chọn đọc. Yêu cầu căn bản của tế
bào cá thể này là cần có một môi trường sống hiếu khách, duy tŕ chính xác
sự thăng bằng axit kiềm xung quanh ḿnh, có đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể
sinh sôi nảy nở.
Trong óc tưởng tượng của ḿnh ta có thể giả định rằng trong hằng hà sa số tế
bào ấy, có một tế bào vỡ lẽ ra rằng một điều ǵ đó lớn hơn đang tiếp diễn ở
đây. Giả sử tế bào ấy vỡ lẽ ra rằng nó muốn biết nhiều hơn về sự sống lớn
lao hơn mà nó đang sinh hoạt và vận động bên trong sự sống ấy. Đây ắt là một
ví dụ về một tế bào có tính linh. Nó không thể hiểu được tính vĩ đại bao la
của cơ thể mà nó cư ngụ trong đó. Cơ thể này quá rộng lớn. T́nh huống này
cũng tương tự như t́nh huống của ta. Ta đang thắc mắc về Sự Sống Lớn Lao này
và có những trải nghiệm mơ hồ liên quan tới nó. Ở một mức nào đó ta cam kết
đào sâu tri thức của ḿnh và ra sức đưa những người khác đi theo hướng đó.
Khi được yêu cầu mô tả con người lại ǵ th́ H. P. B. trả lời rằng: Con người
là tinh thần cao nhất và vật chất thấp nhất do trí tuệ liên kết lại. Trong
Giáo Lư Bí Truyền, đề án con người là thành quả của việc hội tụ ba
luồng tiến hóa - tiến hóa tinh thần, tiến hóa trí tuệ và tiến hóa thể chất.
Những chuyện này nghe ra cũng đơn giản bởi v́ chúng ta có khuynh hướng liên
kết mọi thứ với bản thân ta: tinh thần cao nhất cũng “ở bên trong ta”, c̣n
vật chất thấp nhất chính là “cơ thể ta”. Nhưng bà đang nói tới một điều ǵ
đó c̣n hơn thế nữa. Chẳng những các luồng này hoạt động bên trong ta mà c̣n
có một toàn bộ những trí thông tuệ tham gia vào đề án ấy. Mỗi một trong
chúng ta là sản phẩm của sự hiện diện tham gia gồm các Đấng Dhyan Chohans
cao nhất cũng như nhiều loại tinh linh ngũ hành thấp nhất. Ta là những thực
thể phức tạp. Tính đơn nhất mà ta t́m cách giải thích không thể có được nếu
nó không có chính sự phức tạp ấy.
Vậy th́ đối với chúng ta, với vai tṛ là con người, hiểu được sự phức tạp
này là điều cần thiết cho đề án nhân loại. Trong quyển Ánh Sáng Trên
Đường Đạo ta được khuyên “hăy điều tra về đất, gió và nước với những bí
mật” mà chúng dành cho ta, hăy nh́n vào bên trong để khảo sát đủ thứ luồng
chảy và t́m hiểu xem đâu là những bí mật mà đủ thứ sinh linh thông tuệ cao
cấp đang hoạt động trong nội bộ đề án nhân loại dành cho ta. “Hăy điều tra
những Đấng thánh thiện về đất đối với những bí mật mà họ nắm giữ” cho ta.
“Hăy điều tra Đấng sâu thẳm nhất về bí mật tối hậu” đă luôn luôn được nắm
giữ cho ta. Đây là qui tŕnh mà ta dấn thân vào khi ta đạt tới tŕnh độ mà
cuối cùng ta có thể chọn lựa một cách hữu thức.
Xin tŕnh bày một ví dụ khác. Vào năm 1980, có một diễn biến thảm họa chủ
yếu xảy ra ở bờ biển phía tây của Mỹ. Đó là việc một núi lửa bùng nổ ở tiểu
bang Washington, núi Saint Helens. Điều này thật bất b́nh thường bởi v́ các
nhà khoa học biết rất rơ trước đó rằng núi lửa này đang chuẩn bị bùng nổ. Họ
đă thấy bờ dốc phía bắc của núi lửa ph́nh ra rồi những cuộc động đất đều đặn
xảy ra bên dưới nó. Mọi điều này cho họ biết rằng một hoạt động nào đó sắp
xảy ra và nó xảy ra vào tháng năm. Một trận động đất khiến cho một phần bề
mặt của núi bị lộ ra phơi bày dung nham nóng đỏ bên dưới, khiến cho núi lửa
nổ tung. Điều này thật đáng chú ư, mọi thứ đều bị phủ một lớp màn mỏng nhưng
nó tàn phá toàn bộ môi trường xung quanh, không một sinh vật nào c̣n sống
sót; bởi v́ hàng nhiều dặm xung quanh đó mọi thứ đều chết hết.
Vào khoảng 3 - 4 năm sau khi trận động đất xảy ra, tôi ngồi trên máy bay đi
về vùng Tây Bắc và viên phi công chở chúng tôi băng ngang cũng núi ấy. Tôi
ngồi ở cạnh cửa sổ, khi nh́n xuống th́ tôi chưa bao giờ thấy điều ǵ giống
như vậy. Dường như thể tôi đang nh́n xuống bề mặt của mặt trăng. Bất cứ nơi
đâu cũng không có dấu hiệu của sự sống; mọi thứ đều bị bao phủ trong lớp tro
màu xám đen. Trước khi động đất có một khu rừng với những cây thông cao 80
bộ xung quanh núi lửa. Do sức mạnh của vụ nổ, mọi cây này đều bị đốn ngă và
gốc chỉa về phía nguồn vụ nổ. Những cây khổng lồ bị đốn ngă này đều trông
như thể một đứa trẻ con đă vứt ra những cái tăm. Đó là việc phô bày không
thể tin nổi sức mạnh của thiên nhiên và năng lực tàn phá của nó.
Vào khoảng 10 năm sau nữa, tôi lại có dịp ở trên máy bay khác cũng băng
ngang qua núi ấy. Vẫn c̣n nhớ điều mà ḿnh đă nh́n thấy trước kia, tôi lại
nh́n xuống để xem lần này phong cảnh ra sao đối với ḿnh. Điều mà tôi nh́n
thấy khác hẳn. Mặc dù người ta có thể nh́n thấy đường nét của một số cây bị
đốn ngă ở bên dưới, nhưng vùng đất đó đă hồi sinh. Đâu đâu ta cũng thấy có
sự sống xanh um. Thú vật có thể trở lại theo những con đường mà trước kia
chưa từng có, chúng đang sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Vùng đất đă được hồi
sinh nhờ có tro của núi lửa ắt ph́ nhiêu hơn bao giờ hết. Từ vùng đất hoang
dă bị tàn phá tột độ, sự sống mới đang vươn lên phong phú. Đó là một cảnh
tượng đáng chú ư nhưng nó cũng giúp cho tôi biết được một điều ǵ đó.
Đôi khi chúng ta đương đầu với một vài t́nh huống trong cuộc đời với tư cách
cá nhân và một gia đ́nh nhân loại. Mà bao giờ cũng có những sự chọn lựa do
ta thực hiện được nếu ta trụ được đúng mức một cách có ư thức và sẵn ḷng
dám chọn lựa như thế. Trong sinh hoạt huyền bí có câu châm ngôn rằng ta phải
có những thái độ như sau: Ta phải biết, quyết tâm, dám làm và im lặng, dĩ
nhiên im lặng là khó nhất. Ở một mức nào đó ta biết rằng ḿnh có tri thức.
Chẳng cần có ai phải cho ta biết rằng ở thời điểm này trong lịch sử nhân
loại, cách ứng xử của ta với vai tṛ là gia đ́nh nhân loại đang ảnh hưởng
tới hành tinh một cách nghiêm trọng. Cách đây bốn tuần lễ ở Adyar, khi khắp
nơi đều lụt lội, cúp điện và mọi phương tiện thiết bị giúp cho con người
tiến bộ nâng lên một mức hiện đại, văn minh và mầu nhiệm đều không c̣n nữa
th́ chúng ta vẫn biết.
T́nh huống này do chính ta gây ra. Cho dù ở mức độ cá nhân hay qui mô toàn
nhân loại, bất cứ khi nào ta trải nghiệm những thời kỳ bị tàn phá, bằng một
cách nào đó lại có một sự đáp ứng xảy ra; không phải là phản ứng mà là đáp
ứng. Xuất phát từ tất cả hàng triệu sinh mệnh đă bị thiệt đi trong Thế chiến
II, mọi thứ biểu hiện chẳng những là bất b́nh đẳng, mà c̣n là việc thù ghét
những người khác cùng với các nhóm người khác, ta lại xuất lộ từ một thảm
họa do một thế giới bị tàn phá. Cũng xuất phát từ ấy, có một tài liệu hay ho
đă trở thành tiêu chuẩn mà mọi quốc gia phải tuân theo, đó là Bản Tuyên ngôn
của Thế giới về Nhân quyền. Đó là một tài liệu tuyệt vời mà phần nói đầu hầu
như đồng nhất với mục tiêu đầu tiên của Hội Thông Thiên Học. Sự phân biệt,
phân biệt đối xử, hận thù dựa trên giống dân, tôn giáo, giới tính, giai cấp,
ưu tiên giới tính đều mang tính nhân tạo và phản tác dụng đối với sự phát
triển của con người.
Trong truyền thống Minh Triết Ngàn Đời có khái niệm upādhi, tức hiện
thể. Đó là một công cụ giúp cho một điều ǵ đó ở mức cao hơn có thể biểu
hiện ra được. Như vậy cái trí là hiện thể của sự linh hứng tinh thần tức
buddhi. Chất liệu là
hiện thể của tinh thần. Ḷng từ bi vốn là Định luật vô thượng, là bản
chất trong bản thể của ta có liên quan tới việc trải nghiệm tính nhất như,
mà ḷng từ bi ấy cũng cần có hiện thể của ḿnh. Trên thế giới này đầu là
hiện thể của ḷng từ bi? Tại sao chúng ta lại từ bi?
Thắc mắc c̣n quan trọng hơn nữa là “Tại sao chúng
ta lại không từ bi?”
Hiện thề của ḷng từ bi là cái tâm trí hoặc tâm thức vốn có trách nhiệm,
nghĩa là có thể đáp ứng. Trách nhiệm là sự nở rộ của mọi công tŕnh mà chúng
ta đă thực hiện trong kiếp này và những kiếp quá khứ, công tŕnh ấy mang lại
cho ta năng lực đáp ứng. Chỉ khi ta đạt tới mức phát triển, khiến ta có thể
hoàn toàn đủ năng lực chọn lựa hữu thức th́ ta mới xứng danh là có “năng lực
đáp ứng”, thật sự có thể đáp ứng được.
Trong vật lư lượng tử có khái niệm về bước nhảy lượng tử. Nó có vẻ là một ư
niệm thuần túy khoa học, nhưng đó là một điều ǵ đấy mà chúng ta thường
xuyên chứng kiến trên đời này. Theo ư niệm này th́ để cho electron xoay ṿng
quanh hạt nhân nguyên tử, th́ có một số năng lượng nào đấy được đầu tư cho
electron và ngay tức khắc nó đột ngột chuyển sang một quỹ đạo mới tinh. Nó
không di chuyển giữa vùng đất ngăn cách nó với quỹ đạo mới mà nó đột ngột
hoàn toàn bốc lên cực kỳ đi tới một quỹ đạo mới. Chúng ta chứng kiến điều
này không phải qua một kính hiển vi điện tử mà qua những chuyện như Mùa
xuân Ả Rập, Biểu t́nh ở quăng trường Thiên An Môn, chính ta đột nhiên trải
nghiệm một tầm nh́n mới chẳng hạn như việc Bức tường Bá Linh sụp đổ. Ngày
hôm sau khi thiên hạ thức dậy th́ bức tường đă sụp đổ rồi.
Công tác nội tại của tâm thức tập trung có những tác dụng mang tầm mức xa
rộng. Mỗi một trong những chu kỳ mà ta đă nói tới đều có thời gian của ḿnh.
Khi đă đến lúc th́ nó trở nên một lực vô địch. Vai tṛ của chúng ta là phải
chọn lựa có trách nhiệm để cho nó mau tới. Điều này ắt xảy ra theo nhiều
cách.
Tôi tới từ nước Mỹ vào lúc trong năm mà trên mặt đất có tuyết; nhưng không
một mùa đông nào mà không chuyển sang mùa xuân. Khi mùa xuân tới, cho dù
trên mặt đất có tuyết hay chăng và trong không trung có cơn lạnh buốt của
sương giá hay chăng, th́ bạn ắt thấy hoa vẫn t́m đường nở ra qua tuyết lạnh.
Không điều ǵ chống lại được nó khi đă tới giai kỳ này của chu kỳ. Chúng ta
tham dự vào những chu kỳ này trong nội tâm. Nếu ta đă làm việc đúng cách th́
ta ắt cảm nhận được lịch sử sang trang. Thời kỳ này chuyển sang thời kỳ kia,
thoạt đầu một cách tinh vi, nhưng sau đó đột ngột và hoàn chỉnh.
Giờ đây tôi đi du lịch thế giới khá nhiều và tôi đi tới bất cứ nơi đâu cũng
thấy có những người giống như chúng ta, vốn cảm nhận rằng việc trau dồi tâm
thức là có giá trị. Khắp nơi trên thế giới, thiên hạ giống như chúng ta đang
làm việc quần quật trong những lĩnh vực này thắc mắc xem khi nào và bao lâu,
cũng như cảm nhận ḿnh khá biệt lập và cô đơn. Đây không phải là thông tin
xuất hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng. Điều không được tường
thuật trong phần tin tức đó là sự vận động của tâm thức đang diễn ra trên
thế giới ngày nay khi những nhóm người nhỏ đang t́m đường đi tới những nhóm
người nhỏ khác. Mối liên kết đang diễn ra. Thật ra th́ nó đă được thực hiện
rồi. Đến khi nào th́ mạng lưới ấy mới xuất lộ là mô h́nh mới của ta? Hi vọng
là nó sẽ xảy ra trong khi ta c̣n sống. Dứt khoát là chẳng c̣n bao lâu nữa.
Có những kiểu mẫu mà tôi xin các bạn hăy hướng tới và những sự việc mà tôi
xin các bạn hăy chú ư tới. Ḷng từ bi và trách nhiệm hoàn vũ, mọi người đều
đang ở vị thế trong giai đoạn phát triển này cần phải có trách nhiệm, chọn
lựa, và chọn lựa khôn ngoan. Ta hăy liên kết ḿnh với cái ḷng từ bi vốn là
bản chất chân thực của ta. Ta không có kẻ thù được xác định theo quốc tịch,
không có quốc tịch nào là kẻ thù của ta, nhưng ta vẫn có kẻ thù. Kẻ thù bất
trị nhất của ta lại ở bên trong ta - đó là những tư tưởng ích kỷ ngăn không
cho ta trải nghiệm sự tuôn chảy tự do của t́nh thương và ḷng từ bi. Đó là
kẻ thù v́ nó giam hăm ta. Đó cũng là cái mà ta phải hoàn toàn khống chế được
nếu ta đă từng đạt đến mức tin rằng ta phải khống chế nó, nếu ta có thể
thuyết phục được ḿnh về điều này th́ phần c̣n lại cũng dễ thôi.
Bà Blavatsky đă từng một lần bảo rằng có hai tiếng nói mà bà lắng nghe và
vâng lời không thắc mắc: Một là tiếng nói chân ngă của chính bà, mà bà đă
liên kết với nó đúng mức cho nên có thể biết khi nào th́ nó ngỏ lời; hai là
tiếng nói Chơn sư bà. Việc bà tiếp cận với những tiếng nói này không phải là
độc nhất. Chính chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta yêu cầu, nếu ta lắng nghe,
nếu ta nghe thấy và biết nó đang nói ǵ, nếu ta định h́nh bản thân theo cách
thức để cho ta làm điều mà ta biết. Nếu ta dám di chuyển trong thế giới này
ngược với ḍng chảy theo cách ứng xử theo qui ước. Đây là ḍng chảy mà ta
phải đảo ngược ở đây. Thoạt đầu th́ rất khó khăn, phải tinh tấn ghê gớm th́
mới không tinh tấn nữa, nhưng một khi đă được xác lập rồi th́ đó là cách ứng
xử không tinh tấn đối với ta. Hăy biết rơ nó, hăy biến nó thành một phần ư
chí của ḿnh, hăy dám tiến một bước như vậy và cũng biết rằng ta không tiến
một ḿnh. Ta có thể không nh́n thấy những người đồng hành xung quanh ḿnh
nhưng ta không tiến một ḿnh và hăy giữ im lặng.
Hăy giữ im lặng và biết rằng có điều ǵ đó liên tục đang th́ thào bên trong
ta, chờ đợi ta nghe thấy.
HĂY CAN ĐẢM LÊN
Đừng quên rằng trái đất là ḷ lửa tinh luyện Bản ngă, những giới hạn của cơi
vật lư, những bất b́nh đẳng của cơ tiến hóa và do đó đa số mọi người không
thể thực chứng được, ngay cả chỉ một lúc, sự đơn nhất của ḿnh với Tự ngă Vũ
trụ, đây là lư do có biết bao nhiêu phiền năo và biết bao nhiêu sầu khổ cho
cá nhân . . .
Thánh kinh của mọi tôn giáo đều cho ta biết rằng chỉ thông qua đau khổ th́
ta mới có thể đạt được sự toàn bích, v́ vậy cho dù đôi khi bạn cảm thấy ḿnh
quá yếu ớt để tiếp tục công việc th́ hăy cứ thoải mái; cho dù toàn thể thế
giới có vẻ đang bỏ rơi bạn th́ hăy can đảm lên! Nên biết rằng vào những lúc
ấy, nghị lực của bạn đang được trắc nghiệm để xem bạn có bám chắc lấy lư
tưởng của ḿnh không và để xem bạn có trung thực với Bản chất cao thượng của
ḿnh chăng; bạn ắt không đơn độc mà được che chở bởi bàn tay của Thượng Đế
luôn luôn nắm vững Sự Thật, lúc nào cũng đưa bạn tới sự hoan hỉ và an b́nh
không thể nghĩ
bàn.
H. S. Olcott
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS