Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

HỘI THÔNG-THIÊN HỌC VIỆT-NAM 

CHI-BỘ  MINH-TRIẾT 

NỀN GIÁO-DỤC THÔNG-THIÊN HỌC 

Tác giả : N. SRI  RAM - Dịch giả : CAO THỊ LAN

Đánh máy: Hoàng-Điểm -Dung

Sách Sưu Tầm

NỀN GIÁO-DỤC THÔNG-THIÊN HỌC 

( Bài nầy được thuyết-tŕnh tại Trường Minh-Triết  “ The School of  the  Wisdom ” 

tại  Trung-tâm Thông-Thiên Học Quốc-Tế , Adyar,  Madras 20,  ÂN – ĐỘ). 

1968 

Lời  nói đầu

 

     Đức N. SRI  RAM,  vị  Chánh Hội Trưởng của Hội Thông- Thiên Học Quốc-tế, mỗi khi bàn luận về vấn đề nào, đều làm cho vấn đề ấy trở nên linh hoạt và cực kỳ lư thú, không phải bằng sự hùng biện và xảo-thuật về ngôn-từ, nhưng bằng một sự nhận xét tinh-vi và thiết thực, thâm sâu và rốt ráo.  Kèm theo cái ánh sáng trong suốt của Trí Huệ, Ngài lại có một tấm ḷng Từ Ái rất tế-nhị, rung linh chiếu diệu đủ màu sắc, ngọt ngào, thấm nhuần vào mọi vấn đề.  Ngài bàn tới và vào mọi người, mọi sinh vật sống quanh Ngài.

     Vấn đề giáo dục đă được bao nhiêu người nói đến từ xưa đến nay.  Nhưng trong cuốn sách nhỏ nầy, Minh-Triết Thiên Liêng hay là Chơn, Thiện, Mỹ toả ra một hương thơm ngào ngạt xuất phát không phải tự cơi hồng trần , mà chính là tự cơi Cao Siêu của Chơn-Lư.

     Cầu mong sao những tư tưởng tốt lành của cuốn sách nhỏ nầy có ảnh hưởng đến các bậc phụ huynh và các bậc thầy dạy học trong xả hội Việt-Nam, ngơ hầu cải tiến đời sống tinh thần của đất nước.

Cầu mong sao mỗi hội viên Thông-Thiên Học là một sứ giả truyền bá những tư -tưởng trong gia đ́nh và ngoài xă hội.

     Cầu mong sao các thiếu nhi, thanh niên và thiếu nữ Việt-Nam, nhờ cuốn sách nhỏ này, mà được sống một đời sống hạnh phúc và hợp lư hơn, nhờ sự thông cảm giữa các người lớn tuổi và thế hệ thanh niên.

 

CAO-THỊ-LAN

Saigon 1966

 

NỀN GIÁO-DỤC THÔNG-THIÊN- HỌC

N. SRI RAM

( Bài nầy được thuyết-tŕnh tại Trường Minh Triết “ The School of the Wisdom ” tại Trung-Tâm

  Thông-Thiên Học Quốc-Tế,  Ayar, Madras-20 Ấn-Độ.

*

*    *

     Nền giáo-dục Thông-Thiên-Học phải là một nền giáo-dục thực-sự, chớ chẳng phải là sự nhồi sọ một vài ư-niệm mà ta gọi là Thông-Thiên Học.  Trước hết, ta phải hiểu rơ ràng sự giáo-dục nầy là sự dạy-dỗ, uốn nắn con người, chớ không phải là sự ban phát những kiến-thức về một môn học nào hay sự truyền dạy về một khoa chuyên môn nào, tuy rằng môn học hay khoa chuyên-môn đó rất cần-thiết và rồi sẽ phải học đến.  Giáo-dục không phải lấy điều ǵ ở ngoại-giới mà truyền đạt cho học tṛ, mà chính là sự khêu-gợi những mầm tốt c̣n ẩn-tàng nơi nội-tâm của học tṛ, những khả-năng đă có sẵn trong Chơn-Nhơn hay Linh-Hồn học tṛ, nuôi dưỡng, vun trồng cho linh-hồn nầy được phát-triển một cách tự-nhiên và tươi-tắn trong thời-kỳ niên thiếu, khi linh-hồn rất cần một sự giúp-đỡ như thế.

     Sự giáo-dục phải là một giai-đoạn của sự phát-triển của đời sống, và đời sống th́ bao giờ cũng phát-triển tự bên trong ra ngoài.  V́ trẻ em không phải là một sinh vật cứng ngắc trơ trơ, mà lại là một sinh vật mềm mại dễ uốn nắn, chưa hề tự thức-tỉnh, hiểu-biết, cho nên điều sau đây vô cùng quan trọng : ta phải dạy dỗ, giáo dục các em một cách vui vẻ, dịu-dàng, tươi trẻ, hiền từ mà không được áp chế sự nảy-nở tự nhiên của các em.  Đời sống luôn luôn t́m cách phát triển và phô bày những khả-năng bẩm sinh của nó, cũng như t́m cách mở rộng những sự tiếp-xúc với thế-giới bên ngoài, học cách vượt qua những sự khó khăn xảy ra khi va chạm vào thực-tế của đời.  Sự cố-gắng này bắt đầu ngay từ chúng ta sinh ra đời, có khi lại c̣n bắt đầu sớm hơn thế nữa ḱa.  Và chúng ta phải nhớ rằng sự phát triển nầy được bắt đầu với một bản chất không hề bị hạn định  (1)  (1)  Tức là cái tâm-hồn trong-trắng của đứa trẻ (Lời chú-thích của dịch-giả)  ; v́ vậy nên nó vô cùng mền dẻo, ngây thơ, không tự-thức, dễ nhào nặn, dễ chịu ảnh-hưởng của không những mọi hành-động cụ-thể hữu-ư mà c̣n chịu ảnh hưởng của mọi tư-tưởng hay t́nh cảm thanh bai tế nhị, của mọi sự kêu gọi hay khêu gợi của bất cứ vật ǵ mà lương tri của trẻ có thể tiếp xúc được, của sự xao-động gây nên bởi mọi sự việc xảy ra xung quanh.  Luôn luôn các cảm-xúc tuông xối xả như mưa lên cái linh-hồn đang khôn lớn và được ghi khắc vào tâm-thức và tiềm-thức của trẻ.  Tâm-thức và tiềm-thức nầy vô cùng bén nhạy, đa cảm hơn là chúng ta tưởng và v́ vậy mà chịu ảnh hưởng của tư tưởng cùng t́nh cảm của những ai tiếp-xúc với trẻ.  Điều nầy rất đúng thực trong trường hợp của trẻ thơ ; nhưng nó cũng đúng thực—tuy ở một mực độ giảm bớt-- đối với thanh-niên và thiếu nữ, họ cũng hăy c̣n là những đứa trẻ.

     Theo tôi nghĩ, tuy hoàn cảnh là một yếu tố rất quan-hệ nhưng người nào sống gần cận nhứt với trẻ, chăm nom săn sóc nó th́ người ấy lại là yếu tố quan-hệ hơn nhiều, thứ nhứt là người mẹ, rồi đến người cha, rồi đến ông thầy dạy học ; v́ những người nuôi dưỡng và dạy dỗ đứa trẻ, không những giúp được nó sống một cách khôn ngoan nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào, mà c̣n giúp cho nó có thể sửa đổi ư nghĩa của hoàn cảnh ấy theo một mức độ nào đó.  Có thể đó là một hoàn cảnh đầy đau khổ, nhưng nếu trẻ em chịu nhận một ảnh hưởng đứng đắn và khá vững-vàng th́ chính sự đau-khổ nầy có thể khêu gợi trong ḷng trẻ một t́nh thương xót và ḷng thiện cảm.  Trái lại, nếu đứa trẻ sống trong một hoàn cảnh sung sướng, tốt đẹp, dễ chịu, th́ hoàn cảnh này không được khiến cho đứa trẻ trở thành kẻ tự nuông chiều, tự dễ-dăi với bản thân ḿnh và ích kỷ.  Hoàn cảnh nầy phải khiến cho đứa trẻ có thể phát tri ền về một khía cạnh nào đó trong đời sống sung-sướng tốt đẹp.  Nếu ta biết cách th́, bất cứ điều ǵ cũng có thể đổi thành yếu-tố tốt lành cho trẻ phát triển.  Khi ta thực sự hiểu rằng có một vài sự việc không được tốt đẹp, rằng các sự việc nầy phải thay đổi hay bị tiêu hủy đi, th́ ắt có một sự thay đổi trong tâm thức của ta khiến ta muốn và có đủ sức để thay đổi những sự việc đó.  V́ vậy nên ông thầy học phải có một sự hiểu biết bao quát ; bản tính của ông thầy gồm những tư tưởng, t́nh cảm và xúc-động phải khiến cho ông có thể giúp đỡ đứa trẻ ở bất cứ khúc quanh nào.  Không dễ-dàng ǵ mà t́m kiếm dược một ông thầy hay bà thầy như thế.  Chúng ta có thể t́m khắp trong nước, từ đầu này cho tới đầu kia, t́m thấy được ông thầy như thế c̣n khó hơn là t́m thấy một viên ngọc báu trên con đường ta đi hàng ngày.  V́ thế, ta phải cố hết sức lợi dụng hoàn cảnh có sẳn.  Ít ra, chúng ta cũng có thể cố-gắng t́m hiểu coi một ông thầy th́ phải như thế nào và t́m kiếm xem ai được gần giống như thế.

     Thày giáo không phải là một người ngồi trên một cái ghế cao, tay cầm một cái roi, cũng không phải là người nói giỏi và hoạt bát.  Thầy giáo phải thực-sự là một bạn của trẻ và d́u-dắt trẻ với tư cách một người bạn.  Thày giáo phải đặt ḿnh vào địa-vị đứa trẻ, phải tự phát-triển nơi nội-tâm giống như đứa trẻ, phải bắt đầu cùng hiểu biết với đứa trẻ, phải đi sâu vào những vấn-đề khó giải quyết của đứa trẻ, phải nh́n ngắm sự việc ở đời xuyên qua con mắt của đứa trẻ.  Thày giáo phải có khả-năng hoàn-toàn hiến ḿnh cho đứa trẻ.  Nếu thầy giáo hay cha mẹ mà không tiếp-xúc với đứa trẻ một cách mật thiết như thế, th́ mọi sự chăm nom dạy bảo có tính cách máy móc chỉ có thể hời hợt lấp cái hố sâu nó chia rẽ người lớn với trẻ em, một là để mặc trẻ em tự xoay-trở với những vấn-đề khó giải-quyết và những phương châm của nó đối với những đề tài quan-trọng, hai là để cho sự sợ hăi và oai quyền thay thế cho sự d́u-dắt đầy ḷng thương yêu, làm nảy sinh ra những mặc cảm khiến cho đời sống của trẻ sau này sẽ vô cùng khó khăn.

     Tôi không tin rằng muốn cho học tṛ kính-trọng ḿnh--ai cố tâm muốn làm cho kẻ khác kính-trọng ḿnh th́ chỉ làm cho ḿnh trở nên lố-bịch mà thôi—ông thầy phải đứng riêng rẽ một ḿnh, ở một vị-trí cao và đầy uy-quyền, một vị-trí mà một kẻ khác không tiến đến được.  Ḷng kính-trọng chân thành không những đi đôi với ḷng yếu mến mà c̣n là một yếu-tố cần-thiết của ḷng yêu mến nữa.  Nếu không có một sự hiểu biết nào đó--người ta chỉ hiểu biết nhau nhờ một sự tiếp-xúc tự-nhiên và không bó buộc—th́ không thể có sự tôn-kính chân-thành được.  Có thể có một h́nh-thức của sự tôn-kính, một cách cư-xử trói buộc, nhưng đó chỉ là đóng kịch giả đ̣, giống như đeo mặt nạ vậy.  Cái lối kính-trọng phát-sinh tự sự sợ hăi sẽ làm nảy sinh ra ḷng ghét gớm, và ta luôn luôn thù ghét cái người mà ta sợ.

     Cái hoàn cảnh trong đó đứa trẻ khôn lớn lên phải là hoàn-cảnh tốt đẹp và thuận tiện nhứt.  Mục đích và ư-nghĩa của hai chữ giáo-dục là phải làm sao để cho những đức-tính cũng như những năng-khiếu tốt đẹp nhất nơi đứa trẻ được bừng nở và đừng bao giờ khêu gợi cho những nhược điểm hay tật xấu ẩn-tàng nơi trẻ được nổi lên.  Mỗi người trong chúng ta đều có những khuynh hướng ngấm ngầm, chỉ cần được khuyến khích chút đỉnh, những khuynh hướng ấy sẽ nổi lên và một điều đáng chú ư là chỉ cần khuyến khích chút xíu thôi, như thế cũng quá đủ cho chúng nổi dậy.  Thỉnh thoảng, một đứa trẻ được nuôi nấng trong một gia-đ́nh rất hiền-lương, với những điều-kiện tốt lành, mà lại sinh tật và đi theo một phương hướng đặc-biệt v́ ở nơi nội-tâm em có một vài khuynh hướng mănh-liệt không hề được hoàn-cảnh gia-đ́nh  khuyến-khích nhiều.  Tuy nhiên, phải có một nguyên-nhân nào làm cho sự việc ấy phát sinh ra.  Nếu không có đất để gieo hạt giống th́ hạt giống không mọc được.

     Nếu ở nơi một đứa trẻ mọi mầm giống tốt đều được vun trồng triệt-để trong những năm thơ ấu, th́ sau nầy sau khi ra tiếp-xúc với đời, trong đó có nhiều ảnh hưởng tốt và xấu lẫn lộn, đứa trẻ sẽ có đủ sức đương đầu với điều ác v́ sức lực của trẻ đă được phát triển từ trước.  Điều này không nghĩa là ta phải giữ cho đứa trẻ hoàn toàn xa lánh những sự thực của đời sống và nuôi dưỡng nó trong một lâu đài ảo-mộng ; được nuôi nấng trong nhung lụa như thế là một điều không tốt, và có một đời sống rât êm-ái, rất sung túc để đến nỗi sau nầy không thể tự ḿnh giải quyết lấy những vấn-đề nan-giải th́ đó thật là một điều bất-hạnh ; như vậy không phải là thực sự giúp đỡ trẻ em đâu.  Nhưng trẻ em v́ thân-thể yếu đuối và v́ trí óc khờ dại nên cần phải được che chở và huấn luyện một cách kỹ lưỡng, giống như cái bào thai trong bụng mẹ hay cái cây non cần phải được che chở ít nhiều đối với những ảnh-hưởng tai-hại.

     H́nh như có một lư-thuyết chủ-trương rằng phải để cho trẻ em hoàn-toàn tự-do thích làm điều ǵ th́ cứ làm và như thế nó được học hỏi nhờ kinh-nghiệm.  Nhưng ta có nên nói cho trẻ biết rằng nếu không biết bơi th́ chẳng nên nhào xuống nước sâu và không nên đuổi bắt một con rắn độc ?  Ít nhứt trong phạm-vi nầy đứa trẻ phải được thừa hưởng sự kinh-nghiệm của người khác.  Nếu nhân-danh sự tự-do, người ta để cho trẻ em đi chơi lang-thang ngoài đường và tự t́m lấy bài học, th́ có khi nó không phát-triển được cái khả-năng cần-thiết để che-chở và ǵn-giử sự tự-do ấy.  Dĩ-nhiên là chẳng bao lâu nó sẽ sa-ngă v́ những ảnh-hưởng xấu-xa, và dù trước nó có những tính tốt bẩm-sinh như thế nào, nó cũng c̣n lâu mới thoát khỏi những ảnh-hưởng xấu-xa ngoài đường.  Khi cái cây c̣n non-nớt, nếu  nó phải chịu đựng những sự thay đổi thời tiết hay những cơn gió phũ-phàng quá sức nó, không thích-hợp với nó, th́ dĩ-nhiên nó không lớn lên thành một cái cây mạnh-mẽ và tráng-kiện ; nếu đời sống là một sự đấu-tranh, th́ đứa trẻ sẽ thua trận trước khi lâm trận.  Sau nầy, đứa trẻ trai hay gái sẽ có nhiều dịp đương đầu với những vấn-đề khó-khăn của đời sống, nhưng trước hết, người thanh niên hay  thiếu nữ phải được chuẩn-bị để đương đầu với những nỗi khó-khăn ấy.

     Cứ để cho đứa trẻ trai (hay gái) tự học lấy một bài học do kinh-nghiệm bàn thân, kể cả sự bị trầy da chảy máu, giống như một nhân vật Lỗ-B́nh-Sơn (Robinson Crusoe)  (2)  (2)  Đó là một nhân-vật trong tiểu-thuyết Anh-Cát-Lợi v́ bị lạc một ḿnh ra một hoang đảo nên phải ăn lông ở lỗ và phải tự sức làm lấy mọi việc.  (Chú-thích của dịch-giả)  tân-thời th́ như vậy không phải là giáo-dục đứa trẻ ấy đâu.  Sự giáo-dục phải là một phương pháp giúp cho trẻ em học qua được mau chóng tất cả những tŕnh-độ đă qua, đă thực hiện được trong quá-tŕnh diễn-tiến của kiến thức, khiến trẻ có thể tự sức ḿnh mà bắt đầu khởi hành sự quá tŕnh đó.  Trong khi khối óc đang mở-mang th́ sự dạy dỗ và hướng dẩn dĩ-nhiên sẽ khiến cho trẻ khởi-hành một cách tốt đẹp hơn để rồi tự sức trẻ có thể khám phá ra những điều mới lạ khác.

     Trong những năm thơ-ấu, khi linh-hồn tức là con người bên trong---dĩ nhiên linh hồn th́ không có nam-tính hay nữ-tính, không là đàn ông mà cũng không là đàn bà--- chỉ  mới  lần lần học cách làm chủ những thể xác, vía, trí của ḿnh và làm quen với thế-giới xung quanh, th́ sự giáo-dục trẻ em phải có những đặc-tính như thế nào ?  Điều ǵ sẽ giúp trẻ không những có thể tự thích-nghi với thế giới bên ngoài, mà c̣n khiến trẻ có thể tận dụng cái hoàn cảnh trong đó nó được sinh ra.  Dĩ nhiên là những ảnh hưởng bao quanh cái linh hồn mới mẻ nầy --- mới mẻ đối với một mục tiêu thực tiễn--- phải là những ảnh-hưởng thiết-yếu,  sống động, kích thích và lành mạnh.  Nơi nuôi trẻ , lớp học và nhà ở phải có nhiều màu sắc, không được buồn tẻ và tầm thường.  Ta phải suy nghĩ thận trọng để t́m cách bày-biện, trưng-bày xung quanh trẻ em những đồ vật khêu-gợi được trí thông-minh và ḷng thiện cảm nồng nhiệt của trẻ cùng tất cả những ǵ tốt đẹp nhất trong tâm trẻ.

     Không có ǵ hữu-ích cho con người hơn là những ảnh-hưởng của Thiên-Nhiên, cây cối, bông hoa, suối chảy vân vân… và một đứa trẻ th́ luôn luôn tự-nhiên thích-thú những vật ǵ sống động như sâu bọ, chim chóc và thú vật.  Ta chẳng nên coi thường những hoàn-cảnh và những sự tiếp-xúc với Thiên-Nhiên như thế.

     Sự giáo-dục là một diễn-tŕnh tổng-quát th́ không bao giờ được g̣ bó trong một hệ thống qui-luật và nguyên-tắc ; nó phải giống như một nghệ-thuật cần phải được phát triển từng ngày một, giống như một khoa-học vậy.  Trong nghệ-thuật, không phải chỉ toàn có hay là có nhiều kỹ-thuật ; muốn thành một nhà nghệ-sĩ thật sự th́ nắm vững một kỹ-thuật hoàn-hảo cũng chưa đủ, c̣n phải có thêm một cái ǵ khác nữa ḱa, dù người nghệ sĩ nầy là một nhà sáng tác âm-nhạc hay sáng tác ra những công-tŕnh mỹ-thuật.  Dĩ nhiên là con người cần được nuôi dưỡng một cách khoa học và hợp lư cũng giống như một cây hoa mà nhà trồng tỉa chăm nom, săn sóc.  V́ vậy, nhà giáo-dục phải biết những ǵ là thứ đồ ăn bổ-dưỡng đối với trẻ, sự quan hệ của không-khí tươi mát, của ánh-nắng vân vân … Nhưng ngoài những điều nầy ra nhà giáo dục phải có trực-giác để hiểu được bản tính của đứa trẻ, ngơ hầu biết được cái trí của trẻ vươn ra phía ngoài để tiếp-xúc với ngoại vật theo cách nào và những ngoại-vật đă ảnh-hưởng tới trẻ ra sao ?.

     Không biết chúng ta có hiểu được thấu đáo rằng bất cứ sự sợ-hăi nào cũng cản-trở và gây sự khó-khăn cho trẻ.  Nếu trong tâm tính đứa trẻ, có điều ǵ xấu xa cần phải trừ bỏ th́ phương hay nhứt là ta phải giảng-giải cho trẻ em tin rằng điều ấy là xấu-xa.  Tiến-triển của sự khôn lớn là khêu gợi làm sao cho cái ǵ ở nội-tâm được phát-triển ra ngoài ; đó không phải là sự tự biểu-lộ theo ư nghĩa thông thường v́ như thế thường có dấu vết của sự khoe-khoang hay tự-măn, nhưng đó sự biểu-lộ của những ǵ thầm kín trong ḷng trẻ đang chờ dịp để được tiết-lộ ra, những tính tốt bẩm sinh của trẻ, thiên tài hay tài năng chỉ có thể nảy-nở trong một bầu không khí tự-do mà thôi.

     Ông thày phải tự thích-nghi với sự nảy-nở của đứa trẻ, phải tiếp xúc với những thời kỳ của sự phát-triển này ở vào những lúc trẻ cần được giúp đỡ, dạy bảo và d́u-dắt.  Ông thầy phải coi chừng, nhận xét, chờ đợi đúng cái lúc tâm-lư ấy để có thể giúp đỡ học tṛ.  Dĩ nhiên nói như thế th́ dễ, nhưng làm được như thế th́ khó.  Ông thầy cần phải kiên-nhẩn và yêu-mến đứa trẻ nếu không th́ rất khó ḷng mà hoàn-thành được phần nào công việc này.

     Dĩ nhiên là đứa trẻ có một bản-chất gồm ba phần : xác thân, những cảm-xúc và cái trí, và trẻ được liên-lạc với ngoại-cảnh ở trong ba phạm-vi vừa kể đó.  Ta phải giúp cho trẻ phát triển một cách tự nhiên, không bị biến h́nh, biến chứng trong ba phạm-vi ấy !

     Nếu ta chiếm lấy đứa trẻ và uốn nắn nó theo ư muốn của ta th́ chính ta đă nặn nó thành một h́nh ảnh thiếu tự-nhiên, không đúng thực với cái bản-tính của một Chơn-Nhơn hay linh-hồn độc nhất vô nhị.

     Trong những năm thơ ấu th́ dường như ta phải chú-ư nhiều đến sự nảy-nở và kiểm-soát xác thân trẻ.  Dù sao th́ đó là công việc đầu tiên phải làm, tuy cái trí và những xúc cảm của trẻ cũng bắt đầu phát-triển.  Dĩ nhiên là ta phải nuôi dưỡng đứa trẻ một cách tốt đẹp và trúng lối, ta chẳng nên coi thường xác thân trẻ.   Xác thân con người là cái nền tảng để y kinh nghiệm và hành động trong cơi trần này, nó là một lớp áo phủ lên linh-hồn người, cũng giống như những thể khác của y.

     Muốn cho xác thân trở thành một dụng-cụ thích-hợp để Chơn-Nhơn thiêng-liêng bên trong sử-dụng th́ trẻ phải tập làm chủ xác thân nó, xác thân này cần phải hoàn toàn thích-nghi với những việc cần phải làm, và những cử-chỉ, tác-động, dáng-điệu của xác thân phải làm sao dể coi, đẹp mắt, tự nhiên lột được tinh thần của Chơn-Nhơn.  Ta phải giúp trẻ tự kiểm-soát được xác thân phần nào, dạy trẻ những cử-chỉ lịch-sự, thanh-tao trong khi sử-dụng chân tay cũng như khi tiếp-xúc với kẻ khác, cùng dạy trẻ điều hoà những cử-động của nó.  Ta phải dạy trẻ sử-dụng xác thân nó, xác thân này là con ngựa để trẻ dùng, phải dùng nó làm sao cho dễ-dàng, duyên-dáng, đẹp mắt và vui-vẻ.

     Ngay từ những năm c̣n bé, trẻ phải học cách ăn ở cho sạch sẽ đủ mọi bề.  Khi người ta đă lớn rồi th́ người ta khó ḷng mà học tập được cách ăn ở sạch sẽ.  Người đă lớn rồi có thể có một vài thói quen dơ dáy, nhưng ta biết làm cách nào để khuyên nhủ y về điều này.  Nhưng khi đứa trẻ c̣n nhỏ th́ cha mẹ và ông thầy, có thể nói với trẻ về gần hết tất cả mọi điều ; v́ vậy, trong trong thời kỳ thơ ấu, trẻ có thể dạy bảo để ăn ở sạch sẽ đủ mọi bề, ở bất cứ bộ phận nào hay góc cạnh nào của xác thân nó.

     Rồi trẻ phải được huấn luyện về các giác quan, bao gồm tất cả sự nhận-thức về màu sắc đậm hay lợt, về những âm thanh.  Chúng ta không cho rằng một sự huấn-luyện như thế là quan-trọng, trừ phi đối với những nghệ-sĩ, nhưng mỗi nguời đều có một năng-khiếu để nhận biết được những sự khác nhau về màu sắc, âm-thanh, h́nh dáng vân vân…, và rủi thay  năng khiếu này đă không được phát triển chút nào.  Khi một nốt đờn được vang lên, trẻ phải phân biệt được rằng nốt đờn ấy khác những nốt đờn khác như thế nào, và vị trí của nốt đờn đó trong âm-giai  (1)  (1) – Âm-giai : hệ-thống thứ tự của các nốt đờn ( Chú thích của dịch-giả.) là ở đâu.  Có một phương pháp để tiếp xúc với đời sống trong Thiên-nhiên, đó là lóng tai nghe những tiếng động của nó.  Nếu huynh tập luyện hết giác quan này đến giác quan khác, nhứt là xúc- giác, thị-giác, và thính-giác huynh sẽ nhận thấy rằng mổi giác-quan có thể được rèn luyện rất nhiều, và khi những giác-quan này được tập luyện để nhận được những h́nh dáng, màu sắc, âm thanh và các cách thức kết hợp mà ghi nhận được những sự khác biệt tinh-vi, tế-nhị, th́ trọn vẹn cả đời sống của con người sẽ được trở nên phong phú vô cùng.

     Sự giáo-dục có nhiệm-vụ dạy cho trẻ em chú ư đến những vật ở xung quanh, biết thưởng thức sự ḥa-hợp của màu sắc, âm-thanh và h́nh dáng, biết nhận-thức rằng một âm-thanh hay màu sắc chỉ ḥa hợp với một âm-thanh hay màu sắc khác nhất-định chớ không thể ḥa-hợp với một âm-thanh hay màu-sắc thứ ba nào nữa. Tất cả những điều nầy làm ta có cảm tưởng rằng đó là sự giáo-dục một trẻ sau này sẽ là nghệ-sĩ.  Nhưng mổi người cần phải rèn-luyện trọn vẹn tất cả những năng-khiếu của ḿnh ngay ở trong thời-kỳ thơ-ấu, không phải có sự bắt buộc, trong một niềm vui vẻ, hoan lạc.  Ai ai cũng biết rằng người mù tai nghe rất thính và có một xúc giác rất bén nhạy mà người sáng mắt như chúng ta khó ḷng mà có được. Xin hỏi có điều ǵ ngăn cản chúng ta để ta không thể có được một thính giác và một xúc giác bén nhạy như thế, dù rằng ta có may mắn có đủ cả hai mắt sáng-suốt, tỏ-tường.  Tất cả chúng ta đều được sinh ra đời với vài ba năng-khiếu.  Sao ta lại không rèn-luyện và sử dụng chúng ? Mỗi người phải được rèn-luyện về giác-quan như thế nhất là trong thời-kỳ thơ-ấu, khi thế-gian đối với chúng c̣n mới mẻ và đầy hứng-thú, khi giác-quan c̣n mềm dẻo, sẳn-sàng chịu nhận sự rèn luyện.  Chúng ta không thể hiểu được rằng v́ không được huấn luyện như thế, chúng ta đă bị thiệt tḥi biết bao nhiêu.

     Người ta thường nói rằng những giác-quan là những cửa sổ của tâm hồn.  Khi phạm vi của các giác quan được nới rộng ra th́ sự tiếp xúc với đời sống và thế-gian cũng do đó mà được nối rộng ra.  Điều này không những chỉ có nghĩa là ta được sống một cách đầy-đủ, trọn vẹn hơn ở hồng trần mà c̣n có nghĩa là cái căn cứ, cái nền tảng của trí tưởng tượng của ta cũng được nới rộng ra, trí tưởng tượng này đồng thời cũng phát triển và nảy nở.  Sự suy nghĩ của chúng ta tức là cái khả năng tạo ra những h́nh ảnh được căn-cứ trên những cảm-xúc của giác quan.  Khi người ta phân tách nó ra th́ những h́nh ảnh trong tư-tưởng ta đều gồm có những thành phần được nảy sinh nhờ những đường lối của giác-quan và các sự thay đổi của chúng.  Trí tưởng tượng không thể phát sinh tự một vùng trống rỗng ; trí tưởng-tượng này được kích thích bởi những sự phản-động của ta đối với các sự vật, và những sự cảm xúc như thế mà ta nhận đươc tự thế-giới bao quanh ta có thể đúng thực hay sai lầm, giản-dị hay đầy đủ chi-tiết.  Khi những tài liệu cảm xúc mà cái trí thu nhận được và phân loại ra càng nhiều và càng khác nhau th́ khả năng của cái trí tưởng tượng cũng theo đó mà được nới rộng ra.  Khi ta được tiếp xúc với người, vật và sự việc một cách trọn vẹn và mật thiết hơn, th́ ta sẽ hiểu được đời sồng một cách tốt đẹp và thực tiễn hơn.

     Đứa trẻ--- tôi dùng danh-từ này để chỉ-định trẻ em trai hay gái cần được dạy-dỗ-- cần được rèn luyện trong việc sử-dụng xác-thân của nó, làm sao cho các cử-chỉ được duyên dáng, dễ coi và không khiến cho tứ-chi phải g̣ bó hay gắng sức.  Xác thân phải có thể hoạt-động nhanh lẹ, các cử chỉ phải được điều-ḥa với nhau, đính-xác và thăng-bằng.  Những kẻ chuyên làm tṛ nhào lộn trên dây trong các gánh hát xiệc và những ai điêu-luyện về những môn thể-thao đă chứng tỏ rằng những cử-động của con người có thể xác đúng một cách kỳ-lạ như thế nào, sự xác đúng này bao gồm cả  sự phỏng đoán đúng thực của một số yếu-tố và sự ḥa hợp của mắt, chân và tay nhờ sự rèn luyện công-phu mà hoàn-thành được; họ cũng chứng tỏ rằng xác thân con người có thể giữ thăng bằng, không té ngă theo rất nhiều tư thế.  (4)  (4) Tư thế : cách đứng, nằm, ngồi (Chú-thích của dịch-giả).  Không phải tất cả mọi người đều cần trở nên những người chuyên làm tṛ nhào lộn trên dây hay biểu-diễn những tṛ khéo léo, nhưng ai ai cũng có một xác thân và cần phát triển những khả-năng của xác-thân ấy khiến nó trở thành một dụng-cụ hữu-ích đủ mọi bề.  Con người phải học tập để trở nên nhanh nhẹ trong đời sống hằng ngày, biết cách đi đứng làm sao cho đẹp mắt, dễ coi và tránh những dáng điệu không đẹp mắt.  Khi ta kiểm soát được xác thân như vậy th́ rồi cái trí và xác thân sẽ được hợp-nhứt với nhau và có khi cả xác thân với linh-hồn cũng được hợp nhứt với nhau nữa.  Trong khi thao-diễn các môn điền-kinh như bơi lội và chạy nhảy vân vân, chúng ta học ước-lượng nhiều yếu-tố như là tốc-độ, tầm xa cách, thời gian cần thiết để hoàn tất mọi việc ǵ.  Mỗi một phương-thức hành-động đều tùy thuộc vào rất nhiều sự nhận-thức của giác-quan, chúng cần phải sắc bén và xác đúng.

     Nay nói về những sự xúc-động và những t́nh cảm th́ dĩ nhiên là trong một đời sống thông thường của con người, những xúc-động và t́nh cảm này đóng một vai tṛ quan-trọng và cần thiết-yếu hơn là xác thân hay trí khôn.  Chính sức khoẻ phần lớn cũng tùy thuộc vào những sự xúc động của chúng ta.  Nhưng nền giáo-dục không hề chú ư đến những sự xúc-động ấy dường như chỉ hoàn toàn chú-trọng đến sự vun trồng cái trí mà thôi.  Nếu chúng ta có thể giúp cho trẻ em phát-triển và diển-tả những sự xúc động ấy, làm sao để đạt được một t́nh trạng điều-ḥa nơi nội-tâm và sáng tạo những sự giao-thiệp đầy hạnh phúc với những kẻ khác, th́ chúng ta đă giúp đỡ trẻ em một cách quí giá hơn nhiều mọi lối giúp đỡ khác. Đó là một sự giúp đỡ cho trọn vẹn cả bản thể của con người và v́ vậy mà có giá trị nhiều hơn là khi ta ban phát những thú vui nhất thời.  Nếu chúng ta có thể khêu gợi ở một người cái khả năng yêu mến và có thiện cảm đối với kẻ khác th́ chính chúng ta đă truyền cho y một sự kích-động để thúc đẩy trọn vẹn cả sự tiến-hóa của y xuyên qua nhiều kiếp vị lai.  Nếu chúng ta có thể giúp cho một trẻ em khôn lớn lên và trở thành một người tính nết dễ thương, không ích kỷ, chỉ muốn giúp đở kẻ khác chớ không muốn thu những quyền lợi về ḿnh, th́ đó là chúng ta đă giúp cho trẻ một việc ích-lợi lâu dài đối với tính t́nh của trẻ, nhờ vậy mà trọn cả sự tiến-hóa của trẻ trong giai đoạn làm người được trở nên dễ dàng hơn, và trẻ sẽ tránh gây ra nhiều nghiệp dữ.  Khi c̣n trong trắng th́ trẻ em thích giúp đỡ và hiền dịu đối với thú vật và chim chóc, các em vui sướng khi chơi đùa với các giống vật ở đồng ruộng.  Sự muốn làm cho một sinh vật nhạy cảm phải đau đớn là dấu hiệu của một tâm hồn độc ác.  C̣n sự muốn cư-xử dể thương và từ-ái với các sinh vật th́ đó là dấu hiệu của một tính thiện tự nhiên.  Nhưng muốn khêu gợi tính thiện đó th́ không nên dùng những phương pháp cứng rắn và nhanh chóng. Trước hết, ông thày phải có tính thiện ấy nơi ḿnh.  Điều nầy không có nghĩa là ông thày phải là người đa cảm, nhưng có nghĩa là khi ông thày hành-động một cách tự-nhiên th́ ông phải giúp cho đứa trẻ biểu-lộ được cái ḷng từ-thiện bẩm sinh của đứa trẻ, chớ đừng làm cho trẻ phải tùy thuộc vào ông thày.

     Sự tán thưởng những nghệ-thuật và tập-luyện tŕnh-bày một nghệ-thuật đặc-biệt mà trẻ thích ưa và có năng-khiếu cũng là một thành phần của chương-tŕnh giáo-dục ; đó dĩ nhiên là một phương-pháp để rèn luyện những cảm-xúc và khiến cho chúng nó trở nên thanh-cao và tế-nhị.  Tôi không nói rằng bất cứ người nào cũng phải học hội-họa hay ca hát, dù người ấy thích hay không.   Nhưng mổi người đều có một năng-khiếu nào đó để tán-thưởng và sáng tạo ra sự đẹp và y phải được huấn-luyện để biết yêu thích mọi điều thiện-mỹ nơi Thiên-nhiên cũng như nơi nghệ-thuật.

     Ngay từ lúc trẻ c̣n thơ-ấu, ta phải dạy trẻ cách sống cao cho ngăn-nấp, có thứ-tự, lễ-phép và lịch-sự, quí trọng kẻ khác trong mọi lănh-vực của đời sống.  Sự giáo-dục phải chuẩn-bị cho trẻ có thể tự nó tiếp-tục sự học hỏi trong suốt đời.  Trẻ học hỏi như vậy nhờ sự quan-sát, lóng nghe cũng như nhờ sách vở.  V́ vậy ta phải dạy trẻ cách nhận-xét và lóng nghe cũng như cách nói năng rành-rẽ và hoạt-bát.  Rất ít người trong chúng ta biết để tâm nghe kẻ khác nói.  Ngay khi kẻ khác đang nói ta ngắt lời y, ta muốn phê-b́nh một câu để tỏ ra rằng ta thông-minh.  Ngay từ khi trẻ c̣n nhỏ, ta phải dạy nó rằng người nào có giáo-dục và lịch-sự th́ phải biết cung-kính lóng nghe kẻ khác nói chớ không nên ưa thích tự ḿnh nói nhiều.  Đứa trẻ hay người thanh niên phải tập kiên-nhẫn, biết chờ đợi khi cần thiết, nhường-nhịn kể khác và vui ḷng cho ra hơn là thu nhận những lợi-lộc về phần ḿnh.  Sau một thời-gian học tập, cái lối sống nói trên sẽ thành một lối sống tự-nhiên, vui-vẻ; đó là một lối sống tốt đẹp và dễ thương.  Con người phải được dạy bảo để có thể học-hỏi nhờ đời sống cũng như nhờ sách vở.  Sự giáo-dục phải hoàn-thành tất cả những điều nói trên v́ sự giáo-dục nhằm giúp cho con người biết cách sống cho tốt đẹp, c̣n sự t́m sanh-kế th́ chỉ một việc nhỏ cần thiết mà thôi.  Có quan-hệ ǵ đâu nếu một người có nhiều hay ít tiền, v́ hạnh phúc con người đâu có tùy thuộc vào của cải.

     Đối với cái trí th́ ta phải thận trọng rèn luyện cho nó phát-triển được mọi khả-năng, chớ đừng theo phương-pháp nhồi sọ mà bắt nó nhớ những điều không cần-thiết.  Điều quan hệ là phải làm cho cái trí phát-triết mà không ưa bắt chức một cách máy   móc; cái trí phải biết tự ḿnh mà hành-động và tự sức ḿnh phải cố gắng học hỏi và khám phá ra mọi sự nhờ cách biết xử-dụng những kiến-thức của kẻ khác.  Cái trí phải giống như một cái máy thu thanh bén nhạy có thể nhanh lẹ và xác đúng, lượm nhặt mọi kiến thức và giữ cho những kiến-thức đó khỏi bị lộn-xộn ; cái trí phải ghi nhận được các mối liên-quan hay các sự mâu-thuẫn, vượt qua mọi sự vô ư-nghĩa, bất thích nghi mà đi đến chân-tướng hay thực-tướng của vấn-đề.

     Một sự giáo-dục thật hoàn hảo th́ ta phải giúp cho trẻ thông hiểu các điều căn-bản của mọi ngành học-thuật quan-trọng nhưng chẳng nên bắt trẻ mệt nhọc nhớ kỹ mọi chi-tiết.  Sự huấn-luyện phải nhằm làm nảy-nở, những năng-khiếu khác nhau thuộc về mỹ-thuật, khoa học vân vân… dù sau này trẻ phải học chuyên về một môn nào, một ngành chuyên nghiệp nào hay một thiên-chức nào để t́m kế sinh nhai.  Chúng ta thường nhồi sọ trẻ với những kiến-thức không cần thiết.  Nay thí dụ chúng ta loại bỏ tất cả những kiến-thức ấy đi và t́m kiếm xem những điều ǵ sẽ hữu-ích cho con người, con người cần biết những điều thiếu-yếu nào, những ǵ sẽ khiến cho con người hiểu biết rành-rẽ về cái thế giới mà hắn đang sống đây ; rồi chúng ta hăy mang tất cả những điều ấy ra mà dạy trẻ, như thế là ta giáo-dục trẻ một cách có hiệu-quả.

     Tôi muốn thêm vào đó một vài chơn-lư căn-bản nữa, thí dụ : Sự Duy-Nhất của Đời Sống – con người không phải là xác thân mà là một cái ǵ khác vô cùng tốt đẹp, là tinh-thần nó hằng sử-dụng xác thân—con người tự tạo lấy số phận ḿnh – và cả thuyết luân hồi và nhân quả nữa.  Tất cả những điều này không được mang ra dạy như là tín-điều cần phải tin, nhưng như là một quan-niệm được tŕnh bày một cách hợp lư có thể chấp nhận được.  Người ta có thể t́m thấy sự thật trong bất cứ quan-niệm nào khi nó được tŕnh bày đúng lối ; muốn thế ta phải nh́n thẳng vào vấn đề chớ đừng ngụy biện mà đi ṿng quanh.  Chúng ta có nói với trẻ biết rằng ta nghĩ ǵ về những vấn-đề này và không ép buộc trẻ phải chấp-thuận ư-kiến của ta.

     Có một điều mà ta phải nhấn mạnh ngay từ lúc ban đầu ; đó là khi trẻ làm một việc ǵ dù bé nhỏ đến đâu, nó cũng phải làm cho thật kỹ-lưỡng và đẹp đẻ.  Không những trẻ phải học cách làm ra những đồ vật hữu ích, giống như một Hướng-Đạo sinh mà nó c̣n phải biết vui thích, thú vị khi làm ra được những đồ vật xinh-đẹp.  Sự quan-trọng của một đồ-vật không tùy thuộc vào cỡ lớn hay nhỏ của nó, mà tùy thuộc vào cái cách của nó đă được chế tạo ra, cái nhiệm-vụ và vị-trí của nó trong một kế-hoạch đặc-biệt nào đó.

     Nhiều trẻ em có rất nhiều tài-năng, nhưng thường th́ các tài-năng ấy không được trưng bày ra, các em có những tài-năng ẩn-tàng mà suốt đời các em không có dịp mang ra thí-thố.  Dĩ nhiên đó là do nghiệp quả, nhưng nếu chúng ta có thể giúp đỡ cho trẻ phát triển được những năng-khiếu ấy, những năng-khiếu bẩm-sinh mà các em đă có từ những kiếp trước th́ sau này xă-hội có thể sử dụng những tài-năng ấy được.  Chúng ta đă học hỏi về Thông Thiên Học và điều này khiến ta hiểu rơ ràng ở mổi con người, có rất nhiều ư nghĩa, có rất nhiều tiềm-lực và bằng cách nào ta có thể giúp đỡ mỗi người, ở trong một giai đoạn tiến-hóa đặc-biệt của hắn bằng những phương-pháp khôn ngoan, để cho những khả-năng ấy có thể được thực-hiện một cách dễ-dàng.

Khi một người được giao phó cái trọng trách dạy bảo một đứa trẻ, người ấy chẳng nên nghỉ rằng đấy là một công việc tầm thường ; rằng : thà đóng một vai tṛ quan-trọng trong xă-hội c̣n hơn là làm một giáo viên khiêm-tốn, tầm thường.  Nghĩ như vậy thật là sai lầm, v́ nếu chúng ta giúp cho học-tṛ ta phát-triển theo một đường lối tốt đẹp nhất th́ khi nó khôn lớn lên học tṛ ta sẽ làm nhiều việc hữu-ích cho đời.  Ở nhiều trường-hợp khi ta giúp-đỡ kẻ khác th́ chính ta giúp đỡ cả thế giới nhiều hơn là chúng ta tưởng.  Chúng ta không cần phải tự tay ḿnh làm ra mọi công việc vĩ đại.

     Như tôi đă nói ngay ở đoạn đầu, sự giáo dục không phải là sự dạy những môn học trong một lớp học, dù những môn này có được soạn thảo một cách kỹ-lưỡng đến đâu ; những sự giáo-dục đây là sự rèn luyện trọn cả bản-thể con người, v́ thế nên ta không thể giáo dục trẻ một cách đại qui mô và xô bồ được.  Chúng ta không thể sản-xuất ra những người nam và nữ có giáo-dục giống như ta sản-xuất ra những hàng hóa chế tạo trong các xưởng máy.  Cá tính của trẻ không phải là chất đất sét mà ta có thể nhào nắn được ; trong cái truyền thống tâm linh và tinh thần của trẻ bao phủ lên tâm-hồn trẻ, có rất nhiều yếu-tố ; có khi những yếu-tố này chưa hề được biểu-lộ.  Có thể rằng chúng ta không đủ sức để coi mổi trẻ như là một cá-tính độc nhất riêng biệt, nhưng ít nhứt chúng ta cũng có thể nhận  biết được những sự khác nhau, xâu xa giữa hai đứa trẻ về tính t́nh, khả-năng và xu-hướng và chúng ta ứng-đáp được những sự khác biệt ấy.

     Dĩ nhiên là mỗi đứa trẻ phải được hưởng cho đến tột độ cái nền giáo-dục mà em có thể hấp thụ được và không hề phải trả học-phí.  Trẻ em phải được xă-hội chăm nom và dạy dỗ một cách thật tốt đẹp, theo đúng với khả-năng của xă-hội.  Sự tốt đẹp nhất phải được thực hiện khi trẻ c̣n khờ dại chưa biết ưa thích điều ǵ và mới bắt đầu tập ưa thích một cách ngây thơ, tế nhị theo biết bao nhiêu đường lối khác nhau. Câu nói này của Ruskin có đựng chơn-lư : “ Anh hăy cho biết anh ưa thích điều ǵ, rồi tôi sẽ nói cho anh biết anh là con người như thế nào.”

     V́ vậy nên chỉ những người nam hay nữ đức hạnh nhất là được tuyển lựa để làm thày học mà thôi.  Những người nầy không cần có bằng cấp cao, v́ khi những người càng đổ cao v́ đă quá sức tập trung trí nào vào một môn học đặc-biệt nên lại càng hay có một quan-niệm hẹp ḥi và mất thăng-bằng phần nào đối với đời sống, không phải những người thật thông-thái là những người thích hợp nhất để hoàn-thành những nhiệm-vụ đặc-biệt và để cảm-thông với kẻ khắc.

     Đảng phái không được kiểm soát việc giáo-dục v́ đảng phái không hiểu giáo-dục là ǵ cả ; ở trong tay đảng phái sự giáo-dục sẽ biến thành những phương-pháp để họ đạt được những những mục-đích riêng của họ, chớ không dẫn dắt trẻ đạt được những mục đích chánh đại của đời sống.  Ở trong tay họ, sự giáo-dục có thể trở thành một phương tiện đưa đến sự cứng chết, làm cho cái trí thành cứng ngắc, lập ra một ư-thức đặc-biệt, xếp đặt mọi sự theo đường lối riêng không thể nào thay đổi hay tiến-hóa được nữa.

     Mục-đích của đời sống là ǵ ?  Có lẻ mục đích của đời sống là làm sao để cho đời sống được linh-động, phong-phú, dồi-dào hơn, làm sao cho các tiềm-lực của đời sống và những khả-năng tạo-tác của nó được thực-hiện càng ngày càng nhiều ; như vậy để cho nguồn sống có thể tuôn chảy một cách tự-do hơn và sáng-tạo ra mọi điều theo ư muốn.  Một người phải được giúp-đỡ để cho trí thông-minh của hắn được nảy nở đến tột-độ, hắn phải được tự-do sử-dụng trí thông-minh ấy ; trong sự tự do, hắn muốn làm ǵ th́ làm, và cái việc hắn làm sẽ làm một thành phần, một giai-đoạn tấn hóa của đời sống.  Sự giáo-dục phải có nghĩa là là khai mở trái tim và khối óc của bạn trẻ, tạo ra ở đó những con đường rộng răi và vô-tận khiến cho bạn trẻ sau nầy cứ tiếp-tục học hỏi măi, để họ có thể hành-động một cách xây-dựng khi có sự phản-ứng từ hoàn-cảnh xung quanh đến linh-hồn họ và từ linh-hồn họ đến hoàn-cảnh xung-quanh.

     Nhan-đề của một cuốn sách do Sư-Huynh Jinarajadasa viết là : “ Life ! More Life ! ” nghĩa là  : “ Hăy ban cho chúng tôi nhiều Đời Sống hơn ! ”  Những lời dạy này rất đúng thật v́ đời sống luôn luôn lôi kéo nhiều đời sống hơn đến với chúng ta ; nhiều hơn đây không có nghĩa là là số lượng hay kích thước to lớn- tuy rằng điều nầy có xảy ra ở mực độ nào đó-  nhưng có nghĩa là đời sống trở nên nhiệt-liệt hơn, ở một cấp bật cao cả hơn với một quyền năng sao-siêu hơn. Chơn bản-tánh của con người đă được diễn tả trong câu nầy : “ Linh hồn con người th́ bất  tử và tương-lai của linh-hồn ấy là một tương-lai phát triển và huy hoàng vô bờ bến ! ”  Khi ta hiểu được câu nầy th́ nền giáo dục thực-sự phải là sự rèn luyện xác thân, cái trí và những mối cảm-xúc theo cách nào để cả ba thể nầy đều hợp nhau lại làm thành một con người, một dụng-cụ diễn-tả được những  sự nhịp-nhàng tiết-điệu đă có sẵn trong hồn người và làm cho linh-hồn đó thực-hiện được mục-đích của đời ḿnh.

N.SRI RAM

1960

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS