Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

MƯU CẦU MINH TRIẾT

(Seeking Wisdom)

Tác giả N. SRI RAM

Trích từ quyển SEEKING WISDOM

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

1969

Nhà Xuất bản THÔNG THIÊN HỌC

ADYAR, MADRAS 20, INDIA

 

Trong Đối thoại bàn về sự chết của Socrates th́ Plato có giải thích rằng triết gia chân chính giáp mặt với sự chết giống như một người bạn chứ không phải như một kẻ thù, bởi v́ y hiểu được bản chất của sự thay đổi mà sự chết mang lại. Đó là một sự thay đổi tự nhiên và hạnh phúc. Thái độ của người ta đối với sự chết c̣n tùy thuộc vào hiểu biết của người ta về cuộc đời, bản chất chân thực của điều vốn không tách rời khỏi sự thực về sự chết.

 Triết học theo nghĩa đen có nghĩa là “yêu minh triết”. Có hai từ, mỗi từ ấy có một ư nghĩa phi thường và đẹp đẽ. Tốt hơn ta nên cố gắng t́m hiểu đâu là bản chất của t́nh thương và minh triết thật sự có nghĩa là ǵ, dĩ nhiên minh triết không phải chỉ là kiến thức.

Triết gia chân chính, theo như Ấn độ và Hi lạp cổ truyền thời xưa hiểu, không phải chỉ là một nhà lư thuyết hoặc một người trí thức rất ư vô tích sự trong cuộc sống thực tế. Một người như thế bàn luận về một điều ǵ đó mà ḿnh quan tâm và cố gắng xác lập sự thật của mệnh đề của ḿnh, nhưng có thể hành động khác đi. Song le theo quan niệm cổ truyền th́ triết lư của người ta phải được phản ánh trong cuộc đời của y, và thật sự đúng như vậy. Triết lư được phản ánh như thế có thể không giống như điều mà y rao giảng. Chỉ có sự sống mới chứng minh cái sự thật cũng như giá trị của điều mà người ta tin tưởng hoặc những ư tưởng mà người ta chủ trương. Minh triết theo thời xưa có nghĩa là tư tưởng chân thực, không chỉ đối với một vài vấn đề đă lơ đăng từ cuộc sống, mà c̣n đối với mọi thứ thuộc về cuộc đời của ḿnh. Nó được coi là điều quí báu nhất mà một người có thể sở hữu và là cội nguồn chân thực của hạnh phúc của y. Hạnh phúc hiếm khi đi đôi với giàu sang hoặc quyền lực. Đôi khi ta có thể gặp một người ở trong t́nh trạng có quyền lực và rất giàu có, hoặc ngay cả cai trị một vương quốc, thế nhưng vẫn c̣n là một triết gia; song le một người như thế thật là hiếm. Thường thường th́ giàu nhiều quá có thể nghĩa là rất nhức đầu và liên tục bận tâm làm cho tâm trí và sự chú tâm của người ta xao lăng đối với những sự việc đáng được thực chứng, hiểu biết hoặc theo đuổi nhất.

Có một phát biểu trong một Đối thoại của Socrates theo đó minh triết là một đồng tiền thật sự duy nhất mà ta có thể dùng trao đổi lấy mọi sự việc. Nó đáng trao đổi với bất cứ điều ǵ mà ta có thể có thậm chí chỉ để trao đổi lấy một chút minh triết thôi. Và người ta hiểu rằng minh triết không được hoàn toàn tách rời khỏi khoái lạc hoặc vui hưởng - đó là một sai lầm mà nhiều người đă rớt vào, nhất là ở Ấn độ. Họ t́m cách tự hành xác ḿnh để đi đến sự thật vốn ở bên trong bản thân ḿnh. Việc vui hưởng một cách điều độ - ta dùng từ này theo một nghĩa đặc biệt, có nghĩa là tinh thần chân chính cùng với phẩm tính chân chính - có vị trí của nó trong sự sống. Điều này không có nghĩa là người ta phải vui hưởng trong phạm vi những giới hạn giả tạo mà ḿnh đặt ra.

Thế nhưng triết gia không mưu cầu khoái lạc; y coi nhẹ khoái lạc khi nó đến với ḿnh. Trong sự sống có cả khoái lạc lẫn đau khổ, và thật là thiếu hiện thực nhất và vô ích mà gạt bỏ hoặc chế nhạo chúng, nhưng thái độ của ta đối với cả hai thứ này có thể thay đổi hoàn toàn, và đó là cái loại thay đổi xuất hiện nơi người nào mà ta có thể gọi là một triết gia chân chính. Minh triết có liên quan tới điều thiện, đúng hơn là liên quan tới điều dễ chịu, và đây là hai bản chất khác nhau. Thường thường ta lẫn lộn hai thứ này. Có nhiều người nghĩ rằng cái ǵ dễ chịu th́ là thiện, và nếu họ có thể có một lượng khoái lạc tối đa và lúc nào cũng có nó th́ dĩ nhiên đối với họ đó là điều thiện tối cao. Đây hoàn toàn là một sự sai lạc và người ta cần phải ngộ ra điều này.

Khi ta cố gắng t́m hiểu bản chất của minh triết thỉ ta ắt thấy rằng ta không thể tách rời nó khỏi cuộc sống. Nó thật sự lên tới mức tổng hợp và toàn bích của mọi đức hạnh có thể biểu lộ được trong cuộc đời; người ta đă nói tới nó là đức hạnh đầu tiên trong mọi đức hạnh. Điều này có nghĩa là trước hết phải có sự chớm nở của một chút ánh sáng trong tâm hồn của ḿnh trước khi có thể có bất kỳ đức hạnh nào. Chính John Milton nói về Ánh sáng là đứa con đầu tiên của Thiên đàng, nghĩa là điều đầu tiên phát sinh từ Cội nguồn nguyên thủy, tức Thượng Đế, nếu ta có thể dùng cái từ ngữ chưa ai định nghĩa được ấy.

Ánh sáng này chính là Minh triết, và được Plato gọi là đức hạnh làm thanh tẩy linh hồn khỏi sự sai lạc. Từ ngữ “hồn” ở đây có nghĩa là hồn người tức thông linh, chứ không phải là Buddhi mà H. P. Blavatsky đă dịch là hồn thiêng. Không thể có sai lầm hoặc bất kỳ khuynh hướng sai lầm nào trong bản chất của Tinh thần. Nhưng rất thường khi vào thời xưa từ “hồn” lại có nghĩa là hồn người mà thoạt tiên th́ u minh nhưng dần dần trở nên được thanh tẩy và chói sáng rực rỡ, sao cho có một sự thay đổi t́nh huống hoàn toàn ở nơi nó; lúc bấy giờ hồn người khoác lấy vẻ đẹp, những đường nét và h́nh tướng của hồn thiêng. Chỉ có minh triết mà bằng cách tẩy trược bản chất của ta như vậy th́ mới khiến cho ta có thể chứng kiến được “Bản thể chân thực” theo như người ta gọi, nghĩa là cội nguồn của sự thật - đây là một tư tưởng cũng có trong Chí Tôn Ca khi người ta gọi nó là điều tẩy trược vĩ đại nhất.

Nghe nói rằng triết gia chân chính có tâm trí cố định vào Bản thể chân thực; đây là một điều làm cho y chú tâm. Trong Thánh thư của các Chơn sư có nói rằng Chơn sư sống trong cội nguồn của sư thật. Dĩ nhiên ngài cũng sống trong thể xác nữa. Ngài ăn mặc, đi đứng v.v. . . nhưng phát biểu này có nghĩa là trọng tâm chú ư của ngài vốn ở cội nguồn của sự thật. Thế nhưng cái nhu cầu ấy không cắt đứt ngài khỏi trần thế. Mọi Chơn sư được đề cập tới đều có thể xác, song le ta nghe nói có nhiều người không có thể xác như vậy nhưng mà vẫn c̣n tiếp xúc với trần thế trong các thể tinh vi, các ngài không ĺa xa trần thế.

Có một triết lư sai lạc dẫn dụ người ta rút lui quá sớm ra khỏi trần tục hoặc chạy trốn khỏi nó. Cái gọi là xả bỏ như thế thật ra là thú nhận rằng ḿnh thất bại. Thiên nhiên theo ư nghĩa rộng lớn không cho phép ta trốn tránh khỏi những trách nhiệm hoặc né tránh những vấn đề của ḿnh; những điều ấy phải được giải quyết theo một cách nào đấy. Nếu bạn trốn chạy qua cửa sau th́ bạn ắt gặp lại vấn đề đó dưới một dạng khác, trong kiếp này hoặc một kiếp nào khác - chuyện như vậy chỉ là tŕ hoăn nhiệm vụ. Chính đó là toàn thể khái niệm ẩn đằng sau từ dharma ở Ấn độ. Một người phải hoàn thành thiên mệnh của ḿnh, cho dù t́nh huống của y có khó khăn đến đâu đi nữa, cho dù làm như vậy gây ra nhiều khó chịu đến đâu đi nữa. Người ta có thể thấy sự thật của giáo huấn này theo sự minh giải của định luật Thiên nhiên khi ta thật sự hiểu được chúng.

Chơn sư sống với thế gian, mặc dù ngài sống ẩn dật đối với nó, để hoàn thành sứ mệnh của ḿnh là thuần túy vị tha. Thái độ của người đă tận tụy với minh triết ắt phải cũng giống như thế. Phải sống với thế gian bởi v́ ḿnh phải sống, nhưng không vướng mắc vào nó theo nhiều cách khác nhau, và ngài có thể giải thoát ḿnh chỉ theo đường lối đúng đắn. Có hàng trăm cách để đi sai lạc nhưng chỉ có một cách để đi đúng đường. Người minh triết có thể vẫn c̣n lại với thế gian, hiểu biết được tầm quan trọng của công việc mà ḿnh có thể làm ở đó, thế nhưng y không có mục tiêu trần tục. Điều này phân biệt triết gia với kẻ vô minh, không phải không biết ǵ về những sự kiện thông thường mà không biết về những chân lư bản thể. Ngài nhắm tới cái minh triết mà người ta có thể đặc trưng là của Thượng Đế, bởi v́ nó sinh ra từ trên trời, không gắn nhiều tầm quan trọng cho sự vĩ đại của con người, cái loại vĩ đại mà thiên hạ thường tưởng thưởng. Mục tiêu vĩ đại xuất phát từ cái khoái lạc là so sánh bản thân ḿnh với những người khác và bằng một cách nào đó cảm thấy ḿnh vượt cao trên tŕnh độ của người khác. Chúng ta nên dẹp bỏ cái ư tưởng muốn vĩ đại khi so sánh với những người khác, biến người ta dường như là nhỏ nhen.

Luôn luôn có một điều dường như là nghịch lư trong thái độ của người t́m cách bước trên Thánh đạo. Y không trốn tránh khoái lạc; y không e sợ vui hưởng cơn gió hiu hiu mát lạnh khi nó thổi qua, nhưng đồng thời y không khao khát bất kỳ một loại khoái lạc nào. Bất cứ lúc nào y cũng sẵn ḷng chết, nhưng không muốn đẩy nhanh cái diễn biến ấy. Mặc dù tâm trí y vốn cố định và điều có thể gọi là Bản thể chân thực, chân lư tối hậu, thế nhưng y lại yêu thích mọi tri thức. Tuy nhiên ta phải hiểu cho đúng phát biểu này. Nó không có nghĩa là y chọn một sự khao khát càng ngày càng nhiều kiến thức hơn nữa về bất cứ điều ǵ và mọi thứ. Điều này ắt là một loại tra tấn, một kiếp hiện tồn khốn khổ nhất, khi ta cứ khao khát bất cứ khoái lạc cảm giác nào khác. Nó có nghĩa là trong mối quan hệ của ta với kiến thức th́ có một phẩm chất yêu thích cùng với một sự không vướng mắc nào đấy. Khi ta bắt gặp một kiến thức nào đó đối với một sự vật nhỏ hoặc lớn th́ ta chấp nhận nó với một tinh thần thân hữu; có một cảm xúc chấp nhận và quan tâm đối với kiến thức như thế.

Điều mô tả của Plato về một triết gia khá thú vị: Triết gia là người quan sát trong mọi lúc và mọi kiếp. Nói cách khác, y có một tầm nh́n bao trùm cả vũ trụ, quan tâm tới mọi điều nhưng không bị vướng mắc vào đó. Điều này không có nghĩa là y không quan tâm tới cách thức những người khác chịu ảnh hưởng, mà có nghĩa là y không bị vướng mắc vào chúng làm cho đến nỗi bị chúng xáo trộn.

Có một cụm từ tiếng Bắc phạn Jnāna Ātmā, nghĩa là “Tự ngă-Minh triết” vốn được mô tả là Tự ngă-Chứng nhân. Trừ phi có một mức độ không vướng mắc nào đó sao cho bản ngă không đi kèm với những phản ứng của nó, th́ không thể đạt được một tầm nh́n đúng đắn về sự vật, bởi v́ những phản ứng cá nhân luôn luôn làm mờ đi tầm nh́n và sự phán đoán của ta. Để hiểu được điều mà ta quan sát, cho dù đó là những biến cố diễn ra trên diễn trường cuộc đời mà người ta đọc thấy hằng ngày, hoặc những biến cố trong địa hạt cuộc sống cá nhân, và để hành động cho đúng đắn th́ người ta có thể khảo sát chúng mà không có biên kiến và không có một yếu tố mơ mộng hăo huyền nào. Người ta phải có một tinh thần điều tra tự do và vô tư để đạt tới chân lư về bất cứ điều ǵ. Nếu một quan điểm nào đó được biểu lộ th́ người ta không nên ngay tức khắc chấp nhận hoặc bác bỏ nó, mà trước hết phải xem xét nó. Chỉ khi đă tự kiềm chế ḿnh đúng mức và tạm dừng lại để xem xét mà không nóng ḷng bác bỏ hoặc chấp nhận nó, th́ một người mới có thể biết được sự thật về nó. Trước hết ta phải được phép đi vào ô cửa trong tâm trí của ta và nó t́m được một tiền pḥng trước khi sự phán đoán có thể được tác động lên đó. Cho dẫu một quan điểm là sai lầm th́ người ta nên biết nó sai lầm theo kiểu nào, đâu là bản chất của sai lầm hữu quan và nó xuất lộ ra sao.

 Một điều quan trọng đối với thái độ của người mưu cầu minh triết là ở chỗ y phải hoàn toàn tự kiềm chế đối với bất kỳ loại ngụy biện nào. Có những người lập luận khéo léo, tài t́nh và kiên tŕ để xác lập điều mà ḿnh nói. Điều họ thật sự muốn xiển dương không phải là sự thật, mà chỉ là sự giả vờ hoặc giống như sự thật, một điều ǵ đó có thể đúng. Đây là điều mà nhiều người ủng hộ. Họ biết có sự thật ở bên phía kia nhưng họ muốn xác lập lập trường của chính ḿnh, và họ dùng mọi tài nguyên trí năng, rút ra mọi điểm kỹ thuật có thể được, những tiền lệ v.v. . .  để có được điều mà ḿnh muốn. Tôi không nghĩ điều này là có thể tốt cho bất cứ ai dấn thân vào cái loại nghệ thuật ngụy biện ấy. Một người nhắm việc thủ đắc hoặc đạt tới minh triết ắt phải chỉ màng tới sự thật thôi, chứ không quan tâm tới việc lừa gạt thiên hạ hoặc làm cho họ rối trí, bằng cách chơi tṛ ảo thuật với những sự kiện để rút ra được một điều ǵ đó. Mọi cái loại lừa gạt những người khác hoặc lừa gạt bản thân ḿnh phải hoàn toàn bị loại bỏ ra khỏi bản chất của ḿnh trước khi ta có thể mô tả nó là chân thực. Người nào mưu cầu trở thành một huyền bí gia phải chân thực trong suy nghĩ của chính ḿnh, nhất là về cách thức mà y xem xét thiên hạ, cũng như nơi thái độ bên ngoài. Ở y nên có một t́nh yêu chân lư và không có ǵ khác nữa ngoài chân lư. Thời xưa từ “triết học” được dùng để bao gồm cả Khoa học, và như vậy hàm ư là cần có một khảo hướng khoa học trong mọi vấn đề. Không có Khoa học riêng rẽ như theo cái nghĩa hiện đại của thuật ngữ ấy. Ngay cả đầu thế kỷ này th́ Khoa học c̣n được gọi trong nhiều sách vở khác nhau là “triết học tự nhiên”.

 Có một cái nghịch lư khác nữa mà nhiều người dường như thấy như vậy nên không đi sâu vào vấn đề này, nghĩa là triết gia không màng tới tôn giáo theo như giới b́nh dân quan niệm và quan sát, bởi v́ tôn giáo như thế phần lớn là tự lừa gạt ḿnh, thế nhưng triết gia lại thật sự mộ đạo. Người ta thường bảo rằng chính các thầy tế đă lừa gạt và dẫn dắt sai lầm thiên hạ, nhưng có một khuynh hướng mạnh mẽ nơi tất cả chúng ta là tự lừa gạt ḿnh, và cũng người ta lại đi theo cái loại người thích hợp với ḿnh; do đó ta nên tự trách ḿnh chứ không chỉ trách những người khác. Đối với nhiều người th́ tôn giáo phần lớn là một loại tŕnh diễn, một thứ giả vờ.

Minh triết chân chính không chỉ quan tâm tới đường lối suy nghĩ và hành động của người ta mà c̣n quan tâm tới những mối quan hệ giữa con người và việc an bài của xă hội. Nhận xét này diễn ra trong một của những Đối thoại: Triết gia toan tính định h́nh Quốc gia theo kiểu mẫu trên trời. Nhưng thế th́ người ta phải có được một ư niệm kiểu mẫu trên trời là ǵ? Cũng có cái loại phát biểu tử tế cho rằng triết gia mời gọi con người sống theo Thiên nhiên. Đ́ều này nhằm nói tới Thiên nhiên căn bản, vốn là Thiên nhiên thuần khiết trong cái khía cạnh nó phản ánh được Tư tưởng của Thượng Đế. Một triết gia như thế, vốn định hướng về sự thật ẩn đằng sau dáng vẻ bên ngoài th́ không quan tâm tới những sự việc mà thiên hạ thường ham muốn và chạy đuổi theo, triết gia ấy không phải thuộc về thế giới trần tục mà là một thần bí gia. Từ ngữ “thần bí gia” có nhiều hàm ư khác nhau và bất cứ khi nào ta dùng nó th́ ta phải nêu rơ cho bản thân ta hiểu nó như thế nào. Có một vài từ ngữ - triết gia, thần bí gia, linh hồn, t́nh thương v.v. . .  - khiến cho lắm người hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Người ta đă bảo rằng: “Nhà thần bí th́ trong tâm hồn phải có sự hài ḥa”. Ở đây hồn nghĩa là thông linh. Plato miêu tả triết học là âm nhạc cao quí nhất và hay nhất. Mọi người đều yêu âm nhạc và tất cả chúng ta đều bảo rằng âm nhạc có một ảnh hưởng làm tinh tế con người, nhưng rất nhiều người lệ thuộc vào cái mà ta gọi là âm nhạc và cái loại âm nhạc nào. Khi người ta đạt tới một tŕnh độ thực chứng nào đấy, nếu trọn cả bản thể của ḿnh đầy t́nh thương - đối với một người nào khác hoặc đối với người khác nói chung, t́nh thương với đúng bản chất của nó - th́ người ấy ắt thấy rằng mọi âm nhạc đều mờ nhạt đi so với t́nh thương đó. Nếu âm nhạc thật sự là đẹp th́ âm nhạc ắt phải ḥa trộn vào trạng thái yêu thương đó, nó sẽ làm tăng cường hoặc mở rộng cảm xúc yêu thương; lúc bấy giờ âm nhạc dường như diễn tả những xúc động bên trong bản thân. Nhưng chỉ có âm nhạc thật sự đẹp mới làm được như vậy. Chúng ta thường không hiểu rằng có loại âm nhạc này và âm nhạc kia. Khi ta nói tới âm nhạc th́ ta xác định một phạm trù nào đấy, nhưng không được tưởng tượng rằng mọi âm nhạc đều có cùng một giá trị. Khi ta lắng nghe âm nhạc th́ ta ắt khảo sát được bản chất đáp ứng của ḿnh với nó, và cố gắng t́m ra xem xúc động được khơi dậy bởi nó là ǵ. Biết bao nhiêu người chỉ theo đúng nhịp của âm nhạc, họ đắm ḿnh trong nhịp điệu vốn có thể được vui hưởng trong một mức độ nhịp nào đấy.

Luôn luôn có nguy cơ trong bất cứ loại vui hưởng nào mà ta có thể đắm ḿnh vào đấy, ta không biết điều ǵ đang xảy ra cho ḿnh, cái loại đáp ứng nào mà ḿnh đang thực hiện đối với sự vật mà ḿnh vui hưởng. Vui hưởng hoặc khoái lạc có một khuynh hướng nhấn ch́m tâm trí, rút nó vào trong cái xoáy lốc mà chính nó tạo ra. Mọi người đều có thể biết rằng khi ḿnh trải nghiệm một cảm giác khoái lạc và muốn càng ngày nó càng nhiều hơn nữa th́ y càng ngày càng đi sâu hơn và bị đắm ch́m vào nó. Nếu vào lúc vui hưởng mà có bất kỳ lời kêu gọi nào thực hiện bổn phận, cho dù khẩn cấp đến đâu đi nữa, th́ y ắt không có khuynh hướng nhúc nhích ǵ. Điều này chứng tỏ rằng bằng một cách nào đấy nó đă ức chế sự sẵn sàng của ta để đáp ứng. Có cái nguy cơ đó trong đủ thứ khoái lạc. Người ta không cần phải né tránh khoái lạc, nhưng phải tự khảo sát ḿnh khi ḿnh đắm đuối vào khoái lạc.

Minh triết vốn ngự trong linh hồn là âm nhạc cao quí nhất và hay nhất, bởi v́ trong đó có một phẩm tính hài ḥa vốn chỉ hiện diện trong loại âm nhạc hay nhất. Nó cũng có khả năng tạo ra sự hài ḥa trong mọi biểu hiện và hành động của người ta. Minh triết chân chính đều phân biệt với cái gọi là đủ thứ khôn ngoan, là một điều hiếm hoi. Thế nhưng đây chính là nhận xét của Socrates, theo đó nó là cái đức hạnh duy nhất mà mọi người từ khi c̣n trai trẻ đă nghĩ rằng ḿnh sở hữu. Một người có thể công nhận sự kiện là ḿnh không có năng khiếu về âm nhạc, không có năng khiếu về toán học, rằng ḿnh không có năng lực về rất nhiều khía cạnh, điều này đă kiểm định qua nhiều cách khác nhau là ḿnh đă thất bại. Song le y lại tin rằng ḿnh có minh triết cần thiết để xét đoán mọi vấn đề trong cuộc đời, và ư kiến của ḿnh cũng tốt đẹp như ư kiến của những người khác. Đó là một dạng mù quáng rất thông thường và đưa người ta vào đủ thứ điên rồ và sai lạc. Thật khó mà thoát ra khỏi cái sự hiểu biết tưởng tượng này khi bạn lại chẳng biết ǵ.

Mọi điều ấy đều áp dụng được cho tất cả chúng ta, và chẳng những đối với một vài người đặc biệt đang mưu cầu một điều ǵ đó xa cách với cuộc đời của ḿnh. Thông Thiên Học là một triết lư, xét theo một khía cạnh nào đó. V́ vậy, nếu ta thật sự hiểu được th́ ta ắt phải hành động theo đó. Tôi nhớ ông Krishnamurti có phát biểu trong một buổi hội thảo, khi một người nào đó nêu lên vấn đề luân hồi tái sinh (ngày nay ông chẳng bao giờ nói liệu nó có phải là sự kiện hay chăng) th́: “Ông không tin vào luân hồi, bởi v́ nếu ông tin th́ ông ắt đă hành động khác đi rồi”. Khi nói như vậy, Krishnamurti đang ứng dụng một sự kiểm định thực dụng. Ông bảo rằng người ta nghĩ rằng ḿnh tin, nhưng chính y lại tự lừa gạt ḿnh khi làm khác đi như thế.

Điều ta cần hiểu không phải chỉ là một vài sự vật vốn trừu tượng và xa xăm - như Parabrahman, Thượng Đế Ngôi Lời v.v. . . mà là sự thật về mọi sự vật vốn thuộc về sinh hoạt hằng ngày của ta: đâu là điều vẻ đẹp chân chính, một ư kiến có căn cứ xa đến đâu, đâu là nền tảng của hành động, đâu là bản chất của ư chí, điều này cũng giống như sự bướng bỉnh hoặc kiên tŕ hoặc một bản chất khác v.v. . . Chúng ta phải có tâm trí và tâm hồn, có khuynh hướng để khảo sát những vấn đề như thế vốn có liên quan tới cuộc đời của ta, nh́n vào chúng một cách im lặng và kỹ lưỡng. Việc khảo sát ấy không nên trở thành một chuyện gây xúc động làm xáo trộn sự quân b́nh của ta, khiến cho ta không thể tư duy một cách lạnh lùng và khách quan. Ta khảo sát chính ḿnh như thế nào mới là quan trọng. Có một cách khảo sát đưa tới sự minh triết, nhưng nó ở nơi sự không vướng mắc, việc b́nh tĩnh chấp nhận bản thân ḿnh khi ta ở trong một trạng thái tịch lặng.  H. P. Blavatsky nói tới việc khảo sát phàm ngă theo sự minh giải của chân ngă. Khi ta dùng từ “Chân ngă” th́ ta chẳng biết nó là ǵ, cụm từ này có ư nghĩa rất ít đối với ta trong thực tế, nhưng không nên như vậy. Hiển nhiên “trong ánh sáng của Chân ngă” có nghĩa là khách quan, một cách thanh thản, không có bất cứ loại kết án nào hoặc biện minh nào cho bản thân, một sự toan tính lạnh lùng vô dụng để nh́n thấy sự vật đúng như là sự vật.

Tất cả chúng ta vốn là các nhà Thông Thiên Học nên thường xuyên khảo sát thái độ của chính ḿnh, các động cơ thúc đẩy, cách mà chúng ta nói và hành động, và đủ thứ phản ứng trong nội tâm diễn ra ngay cả khi ta không biết. Chỉ theo cách đó th́ người ta mới có thể đến với sự thật hoặc đạt tới sự chuyển hóa được gọi là Thánh đạo. Bước trên Thánh đạo có nghĩa là tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn nơi bản thân, và ta chỉ có thể thực hiện được điều đó thông qua trí tuệ tự do của ḿnh, bằng cách khách quan đối với bản thân, và không c̣n một cách nào khác nữa. Để được khách quan th́ người ta phải biết tất cả những ǵ đang xảy ra nơi bản thân. Nếu ta quá bận bịu với những ư tưởng của riêng ḿnh, sống trong nề nếp hoặc một trạng thái nửa mơ mộng, trong cái trạng thái vô minh mà lại gọi đó là cực lạc th́ ta đă tách rời ḿnh khỏi ḍng chảy chính của sự sống và không c̣n tiếp xúc được với thực tại của nó nữa. Thánh đạo đ̣i hỏi yêu cầu cao, nhưng nó làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của ta, biến sinh hoạt hằng ngày của ta làm một trải nghiệm khác hẳn so với nó đă như vậy từ trước đến nay.

 

--------------------------

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS