Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

Tủ sách Adyar - Tập sách 184 

MỤC TIÊU THỨ BA CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC

(The Third Object of the Theosphical Society)

Tác giả C. W. Leadbeater

Bản dịch www.thongthienhoc.com

Xuất bản năm 1934

Nhà xuất bản Thông Thiên Học, Adyar, Chennai [Madras] Ấn Độ

Cách đây vài ngày có một hội viên hỏi tôi:

Chẳng lẽ Hội chúng ta lại bỏ lơ Mục tiêu thứ Ba hay sao? Rất ít người đă khảo cứu trực tiếp các quyền năng tiềm tàng nơi con người. Chẳng lẽ chưa tới lúc  ta nên chú ư tới Mục tiêu thứ Ba hay sao?

 

Các hội viên Thông Thiên Học chúng ta liệu có chú ư tới nó chăng? Có lẽ không cần cù lắm. Hiển nhiên có hai cách khảo cứu. Người ta có thể tự ḿnh làm thí nghiệm hoặc có thể nghiên cứu những thí nghiệm do người khác thực hiện. Phương pháp sau này thường được sử dụng khi nghiên cứu hầu hết khoa học. Chỉ một số ít người trong số chúng ta tiếp thu bất cứ khoa học nào và thật sự làm thí nghiệm khoa học. Tất cả chúng ta đă học từ lâu rồi ở trường một điều ǵ đó về thiên văn học; nhưng tôi khó ḷng tưởng tượng nhiều người trong các bạn mua một kính viễn vọng rồi tiến hành nghiên cứu trực tiếp. Tôi ngẫu nhiên có làm như vậy; v́ thế tôi có thể bảo rằng tôi có chút ít kiến thức về thiên văn học. Tự nhiên là hầu hết thông tin của tôi về đề tài này đều xuất phát từ sách vở; tôi không thể tự cho ḿnh khảo cứu thiên văn học theo nghĩa ra sức phát hiện một điều ǵ mới; nhưng ít ra tôi cũng xác nhận một điều ǵ đó mà tôi đă đọc trong sách vở; và hầu hết mọi người, thậm chí c̣n chưa đi xa tới mức ấy. Tôi giả định rằng đối với nhiều môn khoa học th́ cũng thế. Một người có thể biết nhiều điều về bất cứ đề tài nào mà không thật sự dấn thân vào đấy.

Như vậy bạn có thể làm một điều ǵ đấy để học về những quyền năng ẩn tàng nơi con người nếu bạn đọc kỹ những ǵ được viết về chúng, nếu bạn t́m hiểu xem những quyền năng này là ǵ và tự thuyết phục ḿnh rằng chúng có thực qua việc nghiên cứu cả đống bằng chứng được in ấn ra thành sách vở. Dĩ nhiên bạn có thể làm nhiều hơn nữa nếu tiếp thu sự việc này và tự ḿnh thử nghiệm. Một số hội viên đă được khuyến khích làm như thế và người ta đă đưa ra nhiều giáo huấn về sự tham thiền, vốn là một trong những phương pháp an toàn nhất để tiếp cận đề tài này về mặt thực nghiệm. Nhưng đâu phải mọi phương pháp đều an toàn; ta phải nhớ rằng việc khảo cứu trực tiếp sự phát triển thần thông có những điều nguy hiểm và truyền thống của Hội bao giờ cũng không khuyến khích người ta liều lĩnh thí nghiệm – tôi thiết tưởng điều này hoàn toàn đúng.

Người ta đă viết ra nhiều sách thực hành Yoga – tôi e rằng một số sách của những người thực tế ít quen thuộc với đề tài này và trong một số trường hợp đă gây tai hại cho những ai toan tính (theo nhận xét sai lầm) theo những hướng dẫn ghi trong đó. Tôi nghe nói có những đạo sĩ Yoga Ấn Độ huấn luyện về các thuật này; nhưng đạo sĩ Yoga thường chỉ dạy những ai dứt khoát là đệ tử của ḿnh và đi theo ḿnh đến khắp mọi nơi. V́ thế cho nên đạo sĩ luôn luôn quan sát được những người thực nghiệm và ngay tức khắc có thể kiểm tra bất cứ ai đang đi tới nguy hiểm; trong khi người học Yoga theo sách vở không được bảo đảm như thế. Bản thân tôi đă nhận được một số lớn lời cầu cứu giúp đỡ của những người đă làm tổn thương bộ óc, hệ thần kinh và nói chung là cơ thể của ḿnh bằng cách mù quáng ch́m sâu vào cái loại thần thông mù quáng ấy. Tiếc thay thường thường th́ người ta không thể giúp đỡ hữu hiệu. Mất thăng bằng th́ cũng dễ, c̣n muốn thăng bằng trở lại th́ khó vô cùng. Chính v́ thế mà bà Hội trưởng thân thương (bà Annie Besant) đă cấm bán những quyển sách như thế ở bất cứ nhà sách Thông Thiên Học nào do bà quản lư.

Bà Hội trưởng ít ra cũng cẩn thận, không đưa ra bất cứ lời khuyên nguy hiểm nào và giải thích cho đệ tử là họ nên ngay tức khắc ngưng mọi phép tham thiền nếu có bất cứ triệu chứng nguy hiểm nào, ngay cả chỉ là nhức đầu thôi. Những người tự nhiên phát triển được thần thông mĩ măn v́ thế rất ít nguy hiểm, th́ có thể tiến bộ theo đường lối ấy. Nhưng chẳng ai muốn chịu trách nhiệm về những kẻ liều mạng hoặc mất lư trí, cho nên những người biết một chút ǵ đó về đề tài này cực kỳ thận trọng khi nói tới nó. Cá nhân tôi chẳng toan tính điều ǵ theo hướng ấy cho đến khi Sư phụ tôi gợi ư là tôi có thể thực hiện vài thí nghiệm một cách có ích. Tôi cho rằng điều này gợi ư là ngài sẽ giám sát tôi, cho nên tôi mới dám thí nghiệm và nỗ lực đă thành công; nhưng tôi chẳng dám khuyên bất cứ ai khác làm giống như vậy. Tôi giả định rằng Chơn sư lấy làm hài ḷng trong trường hợp của tôi v́ nó có thể được thực hiện một cách an toàn. Tôi không được phép mô tả phương pháp – thật vậy, tôi đă hứa không làm như thế, nhưng tôi đă viết một chút xíu điều ǵ mà tôi có thể viết được về những giai đoạn rèn luyện sau này trong Tập sách “Thông Thiên Học đến với tôi như thế nào”.

Thế nhưng cũng có một vài điều mà tất cả chúng ta có thể thử làm mà không bị nguy hiểm. Chương tŕnh tham thiền mà tôi gợi ư ở chương cuối cùng trong nhiều quyển sách của ḿnh là hoàn toàn vô hại; nhưng nên nhớ rằng bạn không được căng thẳng thái quá. Những thao tác này đ̣i hỏi một sự căng thẳng nào đấy bất cứ theo đường lối nào, nhưng chúng không nên kéo theo bất cứ sự đau đớn trực tiếp nào. Trong mọi trường hợp như thế, hoặc là chúng ta đang làm việc với các thể hoàn toàn cao, hoặc là nếu ta đang sử dụng chủ yếu là óc phàm th́ ta đang cố gắng bắt nó làm nhiều hơn một chút so với mức được dự định; đây luôn luôn là một toan tính nguy hiểm cho nên cần phải làm một cách hết sức cẩn thận và rất từ từ.

Liệu ta có bỏ qua Mục tiêu thứ Ba chăng? Chúng ta luôn luôn được biết rằng không cần phát triển thần thông cho đến khi đă đạt được một tŕnh độ khá cao. Thế th́ hiển nhiên điều ta phải làm trước hết là tu tâm sửa tính. Hầu hết chúng ta đều thấy vẫn c̣n một điều ǵ đó cần phải được thực hiện theo hướng ấy. Như tôi có nói, kế hoạch của tôi là chờ cho đến khi Sư phụ trực tiếp bảo tôi tiến theo lối đó. Dĩ nhiên điều này hoàn toàn an toàn. Nhiều người trong chúng ta có thể sẵn ḷng chấp nhận một chút nguy cơ để toan tính nhất định theo chiều hướng ấy; nhưng tự nhiên đó là trách nhiệm của con người đối với bản thân.

Đây là việc đảm đương không có ǵ chắc chắn, bởi v́ chẳng ai dám bảo chừng nào sẽ có kết quả. Một số người chỉ nỗ lực chút xíu cũng đạt được ít ra là những chỉ dẫn cho thấy có thể mở thần thông, c̣n những người khác cố gắng một thời gian dài mà chẳng có tác dụng ǵ quan sát được. Bất cứ lúc nào kẻ đang làm việc bền bỉ cũng có thể ngưng ngang và chẳng ai biết y đă tiến gần tới thành công hay chưa. Mặt khác, ta bắt buộc phải nói với những người điều tra rằng ta chẳng biết việc này kéo dài bao lâu hoặc khó khăn thế nào. Không người nào đảm nhiệm việc rèn luyện người khác lại có thể hứa hẹn bất cứ điều ǵ; cho dẫu người ấy có thể thấy được nhân quả quá khứ của ứng viên th́ y cũng không thể nói điều ǵ chắc chắn.

Giai đoạn trung gian nghiên cứu kỹ đề tài này luôn luôn mở ngỏ trước mắt ta và bao giờ cũng hữu ích. Bạn hăy nghiên cứu trường hợp những người đă mở thần thông. Bản thân tôi đă học được nhiều về những việc này trước khi tôi toan tính dấn bước vào đó. Tôi đi tới vùng cao nguyên của Tô cách lan để khảo sát những trường hợp gọi là “thấu thị”. Gọi như vậy không đúng, thực ra là nh́n thấy trước. Tôi đă khảo sát rất nhiều trường hợp và đă hoàn toàn hài ḷng rằng có thể nh́n thấy trước một cách kỳ lạ như vậy, mặc dù chính tôi không cố gắng thí nghiệm. Tôi thiết tưởng một lộ tŕnh như thế được gọi là nghiên cứu các quyền năng tiềm tàng nơi con người và cố nhiên nó mở ngỏ cho bất cứ ai.

Thế rồi có những thí nghiệm về thần giao cách cảm hoặc khoa trắc tâm; nhiều người chỉ thực hành chút ít cũng có thể làm được điều ǵ theo hướng ấy. Rồi c̣n luôn luôn có thần linh học, mặc dù phong trào này chủ yếu dính dáng tới việc cố gắng chứng tỏ người chết quay trở về trần thế. Tuy nhiên nhiều vấn đề về thuật đồng cốt cũng biểu thị rằng con người có những quyền năng tiềm tàng; mặc dù các nhà thần linh học rao giảng ư niệm từ một phía bên kia trần tục; và muốn người ta hoàn toàn thụ động, phơi nhiễm đủ thứ ảnh hưởng mà chúng tôi xét thấy là không an toàn.

Chúng tôi luôn luôn khuyên theo đường lối cố gắng phát triển những quyền năng của chính ḿnh, chủ động chứ không thụ động. Quả thật là nhà thần linh học trước hết cố gắng đảm bảo có “một vị hướng dẫn là vong linh” – một người chết nào đó đóng vai tṛ bảo hộ cho đồng tử - để trục xuất mọi ảnh hưởng gian tà trong khi chịu phơi nhiễm trước điều ǵ tốt lành. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đủ; ít ra tôi đă thấy một trường hợp mà người hướng dẫn là vong linh bị một thực thể gian tà đè bẹp hoàn toàn; nếu không có một nhân vật cao cả nào đấy hiện diện bằng xác phàm ở vị trí đó th́ điều đă có nghĩa là một hoặc hai người phải chết. V́ thế cho nên phương pháp khảo cứu thần linh học được khuyên bảo là nên dè dặt.

Tôi không đả kích thần linh học, tôi biết nó đă làm được nhiều việc tốt mặc dù chắc chắn cũng có một số điều tai hại. Cách đây nhiều năm tôi nghe nói chỉ ở Mỹ thôi cũng có hơn 20 triệu người nhờ thần linh học mà tin chắc về sinh hoạt sau khi chết. Phải lấy đi nhiều điều gian tà mới hóa giải được chuyện này. Tôi không đả kích hệ thống đó nhưng tôi đă chứng kiến nhiều trường hợp sự việc đi quá sai lạc đối với những người chỉ nghiên cứu hời hợt về thần linh học. V́ thế tôi không thể khuyên dùng nó làm phương pháp, mặc dù người ta có thể đạt được một số lượng nào đấy bằng chứng trên cơi trần theo các đường lối dành cho những người nào chẳng thể tin bất cứ bằng chứng nào nếu chính ḿnh không tai nghe mắt thấy. Rốt cuộc tôi cũng thỏa măn về hiện tượng lạ, mặc dù tôi phải tham dự hơn 100 buổi lên đồng mới dám chắc như vậy. Một số buổi lên đồng thật sự là lừa đảo, một số chẳng có giá trị được dùng làm bằng chứng theo ư tôi, nhưng có những buổi lên đồng khác hoàn toàn chứng minh được điều này.

Liệu Hội có bỏ qua Mục tiêu thứ Ba chăng? Nếu thế th́ trước mắt bạn vẫn mở ra việc dẹp bỏ lời chê trách này bằng cách bắt đầu nghiên cứu nó. Người ta có thể mở các lớp để đọc và bàn luận kho tài liệu khổng lồ về đề tài này, bởi v́ trước khi đảm đương một nỗ lực nghiêm chỉnh và bền bỉ để đạt những quyền năng th́ ta nên hoàn toàn tin chắc rằng quả thật có những quyền năng để ta đạt tới. Khi đă tới mức xác tín ấy th́ ta cũng nên mất công cứu xét việc trau dồi chúng. Chắc chắn người nào có khả năng và sẵn ḷng dấn theo lộ tŕnh gian nan ấy có thể hữu ích rất nhiều đối với đồng loại, nhưng quả thật khó t́m ra được người nào có đủ mọi tố chất cần thiết, bởi v́ không chỉ là tố chất thể chất và trí tuệ mà c̣n là đạo đức nữa. Trong số những điều kiện tiên quyết là phải hoàn toàn không ích kỷ và không ngă mạn.

[Trong kỳ vọng của Hội nghị ở Geneve, Liên đoàn các Xứ bộ Âu châu vào ngày mùng 1 tháng 7 năm 1910, ông C. W. Leadbeater có đóng góp bài sau đây cho Hội nghị bàn về “Tương lai của Hội Thông Thiên Học” – Các Chú thích chưa được duyệt lại].

 

Tôi giả định đang nói với các bạn về đề tài Tương lai của Hội Thông Thiên Học vốn đă thu hút sự chú ư của các hội viên trong một thời gian. Tôi được xếp vào danh sách phát biểu trễ về một đề tài trong khi các diễn giả trước kia đă thuyết tŕnh biết bao điều đáng xem xét cho nên cũng khá khó khăn. Thế nhưng để xem liệu tôi có thể đóng góp một hai điều gợi hứng hay chăng?

Vấn đề thứ nhất là liệu chúng ta đang nói tới tương lai xa hay tương lai gần? Nếu ta đang nghĩ tới tương lai xa th́ được thôi, cá nhân tôi không nghi ngờ về điều ấy. Hội Thông Thiên Học chắc chắn sẽ tiếp tục công việc, nó ắt chắc chắn sẽ gia tăng rất nhiều, chẳng những về số lượng mà c̣n về sự hữu ích và ảnh hưởng theo như tôi đă hi vọng. Tôi tuyệt nhiên không ngần ngại để tiên tri xa tới mức đó.

Nhưng khi ta nói tới tương lai gần th́ được thôi, tôi dường như thấy điều này tùy thuộc rất nhiều vào chính chúng ta, vốn là hội viên của Hội. Tất cả chúng ta có thể tụ họp lại v́ các Mục tiêu của Hội để đưa chúng ta thi hành, hoặc tôi giả định rằng nếu chúng ta kém khôn ngoan hơn th́ ta có thể tiêu tốn nhiều thời gian để tranh căi về các phương pháp và những cách thuyết giải.

Dĩ nhiên các phương pháp phải thay đổi theo thời gian. Kế hoạch tốt nhất để làm việc cách đây nửa thế kỷ bây giờ có thể không c̣n là kế hoạch hay nhất nữa và quả thật tôi tưởng tượng rằng chúng ta nên thảo luận nhiều hơn về cách tốt nhất để làm việc hiện nay hơn là công tŕnh đă được thực hiện. Tất cả chúng ta đều biết các Mục tiêu của Hội là như thế nào và tôi thiết tưởng tất cả chúng ta đều đồng ư là tất cả các Mục tiêu này đều tốt.

Chẳng ai có thể tranh căi ư tưởng bằng mọi cách phải cố gắng xúc tiến T́nh Huynh Đệ trong Nhân loại, đó là điều tốt, và tạo thành hạt nhân của T́nh Huynh Đệ ấy là một bước hướng về việc gia tăng mạnh mẽ ảnh hưởng của nó. Nhưng dĩ nhiên làm thế nào để thực hiện tốt nhất lại là vấn đề mà hoàn toàn chính đáng khi có nhiều ư kiến và tuyệt nhiên không nên phản đối việc có nhiều ư kiến.

Tôi đề nghị là nên giữ cho Hội được linh hoạt và chúng ta hi vọng có thể ngăn ngừa sự kết tinh mà vị Lănh đạo kính yêu của ta đă từng khuyến cáo. Chắc chắn chúng ta không được kết tinh mà phải cố gắng giữ cho bản thân ḿnh theo kịp thời đại. Nhưng việc chúng ta phải tŕnh bày cho dân chúng những điều căn bản th́ tôi thiết tưởng việc ấy không thay đổi hoặc không thay đổi nhiều lắm.

Các bạn thấy đấy, chúng ta phải ra sức truyền bá ư tưởng T́nh Huynh Đệ, nhưng đồng thời phải nhớ rằng chúng ta không tạo ra T́nh Huynh Đệ ấy v́ nó đă tồn tại rồi. Nhưng chúng ta muốn cho thiên hạ thực chứng được điều đó và chỉ nh́n xung quanh ḿnh trên thế giới th́ ta cũng thấy thiên hạ không thực chứng  trọn vẹn được điều ấy. Chiến tranh và tin đồn chiến tranh, đủ thứ sự đ́nh công  cùng với sự hiểu lầm và xáo trộn giữa phe tư bản và người lao động, giữa đảng này với đảng kia, mọi điều ấy đều đang tiếp diễn bởi v́ người ta không thực hiện được T́nh Huynh Đệ. Chúng ta phải cố gắng giúp cho thiên hạ hướng tới việc thực hiện nó và ta biết rằng đó là Mục tiêu chính của Hội.

Tôi coi Mục tiêu thứ Nh́ và Mục tiêu thứ Ba là phụ thuộc vào Mục tiêu thứ Nhất. Mục tiêu thứ Nh́ là nghiên cứu đối chiếu tôn giáo, đó là điều rất hay bởi v́ những khó khăn về tôn giáo và những sự tranh căi về tôn giáo đă là một trong những nguyên nhân phong phú nhất và nguy hiểm nhất gây ra sự tranh chấp và chia rẽ. Việc nghiên cứu tôn giáo đối chiếu được dự tính để khiến cho thiên hạ vỡ lẽ ra rằng xét về những khía cạnh căn bản và nghiêm túc th́ mọi tôn giáo này đều đồng ư với nhau.

Mỗi tôn giáo đều có cách tŕnh bày của riêng ḿnh vốn thích hợp với một số người và không thích hợp với những người khác; nhưng về những điều căn bản chẳng hạn như đâu là đường lối ứng xử đúng đắn, điều ǵ cấu thành một con người chân chính và cao thượng th́ mọi tôn giáo này đều đồng thuận với nhau, và đó có lẽ là điều duy nhất trong tôn giáo thật sự là quan trọng. Điều này có thể khiến cho ta tiến một bước rất dài hướng về T́nh Huynh Đệ nếu ta có thể khiến cho người ta vỡ lẽ ra rằng, xét về căn bản th́ mọi tôn giáo đều đi tới cùng một sự việc.

Thế rồi đến Mục tiêu thứ Ba của Hội là khảo cứu những định luật chưa được giải thích trong Thiên nhiên và những quyền năng ẩn tàng nơi con người. Tôi thiết tưởng điều này cũng ngụ ư mang lại cho ta một nền tảng lành mạnh đối với tư tưởng và sinh hoạt, và nói chung là đối với hành động, bởi v́ Huyền bí học chỉ là việc nghiên cứu khía cạnh nội giới của Thiên nhiên và con người, và cần phải nghiên cứu như vậy để cho bạn có thể nh́n thấy trọn cả sự sống chứ không chỉ là một phần của nó.

Nếu bạn chỉ đang bàn tới điều ḿnh có thể nh́n thấy trên cơi trần th́ đó là một quan điểm rất hời hợt. Luôn luôn có một khía cạnh nội giới của mọi thứ liên quan tới các cơi cao và hầu như luôn luôn cái khía cạnh nội giới ấy tốt đẹp và quan trọng hơn khía cạnh ngoại giới. V́ thế cho nên, nếu chúng ta muốn có bất cứ loại lư thuyết hợp lư nào về sự sống th́ ta phải nghiên cứu cái khía cạnh nội giới ấy của vạn vật. Tôi thiết tưởng đó là lư do để truyền bá Mục tiêu thứ Ba.

Điều này quả thật khiến cho mọi thứ ấy đều đóng góp vào ư tưởng vĩ đại về T́nh Huynh Đệ. Bởi v́ chúng ta muốn hiểu – tất cả chúng ta vốn thật sự có tâm huyết – toàn bộ chứ không phải là một phần mà hệ thống chúng ta gọi là Thông Thiên Học đă khai thị cho cho ta.

Tôi hi vọng ḿnh sẽ không xúc phạm cảm nhận của bạn tôi . . . ; nếu tôi dám nghĩ rằng chính sự phân biệt rơ rệt hoặc thậm chí sự tương phản mà ông cảm nhận giữa sự khải huyềnsự thực chứng có lẽ là hơi hăo huyền. Tôi dường như cho rằng chúng giống như thể hai giai đoạn của cùng một sự việc bởi v́ mọi sự kiện mới mẻ theo sát nghĩa đều là một sự khai thị khải huyền khi người ta lần đầu tiên phát biểu nó. Nó thật sự phải như vậy.

Khi Giáo sư [Albert] Einstein phổ biến một thuyết mới tinh th́ các bạn có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận nó; nhưng nếu bạn chấp nhận nó th́ chính lúc ấy đó là một sự khai thị khải huyền. Nhưng thế th́, nếu nó có ích lợi ǵ đấy, bạn phải xem xét nó cho bản thân và ra sức t́m hiểu nó. Tôi không bảo rằng mọi người theo Giáo sư Einstein đều hiểu được rốt ráo các thuyết của ông. Tôi trộm nghĩ bản thân tôi cũng gặp nhiều khó khăn rơ rệt. Nhưng mọi thuyết mới khi lần đầu tiên được xiển dương đều phải là một sự khai thị khải huyền.

Bà Blavatsky – vốn là người khai thị xét về các nhà Thông Thiên Học vào thời kỳ đầu tiên của Hội Thông Thiên Học – luôn luôn bảo chúng tôi rằng: “Thế th́ đây là những sự kiện, nhưng đừng tin chúng bởi v́ tôi bảo các bạn như vậy. Các bạn phải tiếp thu chúng, lật đi lật lại chúng trong đầu óc ḿnh để xem liệu chúng có vẻ hợp lư đối với các bạn hay chăng, liệu đó có phải là cách tốt nhất để giải thích về cuộc đời hay chăng, và liệu chúng có vẻ hợp lư với bạn hay chăng v́ đă giải quyết được bất cứ vấn đề nào của bạn. Nếu các bạn chấp nhận chúng th́ đó không phải là thẩm quyền của tôi, mà v́ sau khi đă khảo sát chúng các bạn nghĩ rằng đó là những giả thuyết hay nhất đă từng được tŕnh bày cho bạn”.

H. P. B. thường khăng khăng nói như vậy, và các Chơn sư, mà đến lượt bà cũng tiếp thu những sự kiện ấy từ các ngài, cũng đều khăng khăng nói như thế: “Một sự thật ắt không ích lợi ǵ cho con, nếu con không nghĩ nó ra, nghĩ đi nghĩ lại về nó, lật đi lật lại nó trong tâm trí ḿnh để xem liệu nó có thật sự là giải thích tốt nhất cho con hay chăng”. Chúng ta chưa bao giờ có ảo tưởng (chính bà cũng vậy thôi) cho rằng ḿnh biết hết sự thật. Chắc chắn là không.

Chúng ta hoàn toàn không biết hết sự thật về hầu hết mọi chuyện khi ta đang ở tŕnh độ bây giờ. Chúng ta rất tự hào về trí năng của ḿnh trong Căn chủng Aryan mà nhiệm vụ đặc biệt của Căn chủng này là phải phát triển được trí năng. Chắc chắn trí năng đă thành tựu được nhiều điều kỳ diệu. Những khám phá của các nhà khoa học thời nay thật là kỳ diệu và chúng vượt hơn hẳn bất cứ khám phá nào cùng loại đă từng được thực hiện trước kia. Cổ nhân cũng biết được nhiều điều mà hiện nay họ đă phát hiện, chỉ có một số rất ít người biết được chúng và có lẽ chưa ai tŕnh bày tỉ mỉ chúng theo cách thức mà ngay nay chúng ta ra sức lập thành bảng biểu mọi tri thức của ḿnh. Điều này khiến cho trong sự phát triển có một điều ǵ đó đáng tự hào; nhưng bởi v́ đó là điều mới nhất và ta có nhiệm vụ đặc biệt là phải phát triển nó, cho nên ta cũng giống hệt như một đứa trẻ con có một đồ chơi mới hoặc một người lớn đạt được một khám phá mới; ta cứ tưởng ḿnh biết hết mọi thứ, trong khi có những mức độ cao hơn mà chỉ lư trí không thôi chẳng thể đạt tới được.

Ta dùng tâm trí và phải phán đoán bằng lư trí của ḿnh, cũng giống như một người kia phải tuân theo lương tâm của chính ḿnh cho dẫu chúng ta đă từng nói rằng đôi khi đó có thể là lương tâm của một người điên. Nhưng đó là mọi điều mà y có được và y phải bám chặt lấy nó. Bạn không thể bảo rằng ḿnh biết bất cứ thứ ǵ vượt ngoài tầm lư trí, thế nhưng đôi khi trong nội tâm bạn lại tin chắc rằng ḿnh có biết nó.

Ngày nay khi có nhiều sách vở Thông Thiên Học, nhiều đến nỗi đầy tràn cả một nửa pḥng thư viện, th́ tôi giả định rằng bạn không thể tưởng tượng ra được vào thời kỳ đầu, hệ thống tư tưởng mà chúng ta gọi là Thông Thiên Học đến với chúng tôi ra sao, khi chỉ có hai ba quyển sách. Bạn không thể đặt ḿnh vào tâm trạng của một người có bẩm tính mộ đạo hợp lư vào giữa thế kỷ thứ 19 chẳng hạn như khi tôi mới sinh ra đời. Lúc bấy giờ hệ thống chính thống Ki Tô giáo theo như nó được tŕnh bày với chúng tôi, nói thẳng ra là không thể tin được. Nó không giải quyết được nhiều vấn đề của chúng tôi mà là tŕnh bày với chúng tôi sự bất công rành rành nhất coi như đúng là của Thượng Đế. Chúng tôi giống như những người sống trong một hang động âm u tràn đầy sự hỗn loạn với điều mê tín dị đoan không thể giải thích được. Vậy th́ sự khai thị mà Thông Thiên Học mang đến cho chúng tôi giống như một tia sáng vĩ đại chớp lóe trong đêm đen giúp chúng tôi có thể bước ra khỏi cái hang động âm u để ḥa nhập vào ánh sáng thanh thiên bạch nhật của một thuyết hợp lư. Nó giống như một điều ǵ đó ít ra cũng giải thích được nhiều điều và hứa hẹn nhiều thứ cho chúng tôi, khi chúng tôi tiến hóa và biết nhiều hơn nữa th́ mọi sự khó khăn này dần dần tan biến đi trong ánh sáng lư trí, óc phân biệt phải trái b́nh thường, và khi các quyền năng toàn bích có nhiều hơn.

Bạn có thể tưởng tượng xem đối với một người biết suy nghĩ th́ điều đó đă cứu rỗi y như thế nào. Trước đó chúng tôi đă dẹp sang một bên đủ thứ vấn đề có tầm quan trọng sống c̣n, bởi v́ đơn giản là chúng tôi không thể giáp mặt với chúng bằng giáo huấn của tôn giáo xét v́ nó đă đưa đẩy nhiều đầu óc vĩ đại nhất, nhiều tư tưởng gia sắc sảo nhất đến chỗ trở thành một kẻ vô thần hoặc dù sao đi nữa cũng có lập trường bất khả tri.

Lần đầu tiên tôi có vinh dự nghe bà Hội trưởng hiện nay thuyết tŕnh trước công chúng, đó là lần tại Sảnh đường Khoa học ở Luân đôn, nơi mà bà thuyết tŕnh không phải theo đường lối Thông Thiên Học – thật vậy tôi nghĩ rằng Hội Thông Thiên Học lúc đó mới chỉ thành lập có vài năm. Tôi không bảo bà đang phát biểu chống lại Ki Tô giáo nhưng bà đang phát biểu chống lại cách tŕnh bày chính thống về tôn giáo.

Lúc đó, tôi là một Linh mục phó của Giáo hội Anh quốc và tôi phải công nhận rằng bà tấn công chúng tôi tới tấp. Điều tồi tệ nhất là ở chỗ những ǵ bà nói th́ đúng thật không thể chối căi được. Tôi thiết nghĩ bà xoáy hơi mạnh lên một số điều, nhưng bà đưa những sự việc ấy đi tới kết luận rất hợp lư.

Đó là điều đầu tiên khiến tôi khởi sự cố gắng tiếp thu các sự kiện, bởi v́ tôi nhận thấy trong số những ǵ bà nói th́ các sự kiện là những điều duy nhất thật sự quan trọng.

Tôi hi vọng bất cứ người nào trong các bạn cũng không phải trải qua kinh nghiệm của tôi, bởi v́ cho dù bạn có cố gắng chứng minh những điều khẳng định của tôn giáo chính thống đến đâu đi chăng nữa th́ nó chỉ chuốc lấy thất bại thôi. Tôi không tin rằng v́ thiếu bằng chứng hiện hữu mà các bạn có thể chứng minh được đấng Ki Tô đă thật sự sống ở Palestine. Dường như có ít bằng chứng cho thấy bất cứ điều ǵ đă thật sự xảy ra.

Vào thời kỳ đầu, không có vấn đề khai thị cho chúng tôi, bởi v́ bà Blavatsky luôn luôn bảo rằng: “Đừng chấp nhận nó bởi v́ tôi nói như thế, mà hăy tự bạn nghĩ ra nó”. Chỉ ít lâu sau th́ tôi mới thấy lư do chính đáng để hiểu được lời khuyên đó minh triết như thế nào, bởi v́ tôi biết một số mệnh phụ khả kính đă chấp nhận Thông Thiên Học khá nhanh do bà Blavatsky nói như vậy.

Rồi tới bản phúc tŕnh của Hội nghiên cứu Thông linh mà chắc chắn các bạn có nghe nói tới, bởi v́ chuyện ấy bây giờ xưa rồi; bản phúc tŕnh tuyên bố rằng bà Blavatsky không đáng tin cậy và bịp bợm! Thế là mọi người vốn chấp nhận Thông Thiên Học chỉ v́ uy tín của bà Blavatsky bèn lư luận – lần đầu tiên họ mới biết lư luận – nếu bà không đáng tin cậy về những điều khác th́ giáo huấn của bà có thể cũng không đáng tin cậy luôn.

Cố nhiên điều đó không hợp lư, không trước sau như một; thế nhưng họ bỏ lơ luôn hết mọi chuyện. Tôi có biết nhiều điều về bản Phúc tŕnh ấy, bởi v́ tôi từng ở Adyar khi ông Hodgson đến đó và tôi có ư kiến riêng về phương pháp phản khoa học của ông.

Dù sao đi nữa, những ai chấp nhận Thông Thiên Học chỉ v́ bà Blavatsky nói như vậy, ắt bị xáo trộn ghê gớm trước bản phúc tŕnh này rồi bỏ lơ luôn hết mọi chuyện. Chúng tôi th́ không như thế. Tại sao vậy? Bởi v́ chúng tôi đă từng nghe bà nói như trên và mặc dù chuyện cũ đă qua rồi, chúng tôi vẫn lư luận rồi tự nhủ: “Được thôi, tôi không thể nói liệu điều ấy có đúng hay chăng, nhưng tôi thiết tưởng nó phải đúng như vậy bởi v́ nó trả lời được mọi thắc mắc, bởi v́ nó là giả thuyết hợp lư duy nhất để giải thích cuộc đời theo như chúng tôi thấy”.

Đó là căn bản lành mạnh để tiếp tục, v́ lần đầu tiên tôi đă nghe trọn câu chuyện mà bằng cách nào đó tôi biết được nó từ bên trong là nó đúng như vậy. Tôi có thể bảo rằng linh hồn tôi nhảy ra chộp lấy nó và “dang rộng đôi tay” ôm lấy nó. Nhưng tôi không thể có cách nào chứng minh được cho các bạn tại sao lại như vậy. Lúc bấy giờ tôi cũng chẳng biết tại sao lại như vậy. Nhưng giờ đây tôi đă biết tại sao.

Đó không chỉ là việc chấp nhận bằng lư luận mà là sự xác tín tuyệt đối trong nội tâm. Bạn có thể bảo rằng mọi thứ ấy có lẽ chỉ là ảo tưởng. Chắc chắn là có thể lắm, thế nhưng khi người ta có sự xác tín bằng trực giác giống như vậy th́ lư luận về điều ấy chẳng có ích ǵ. Bằng cách nào đó, người ta biết, người ta cảm nhận được. Và chúng tôi đă tiếp nhận nó. Tôi không thể bắt đầu bằng cách bảo cho bạn biết nó là thế nào đối với chúng tôi. Nhưng ắt không hoàn toàn công tâm khi bảo rằng tôi chấp nhận nó chỉ dựa trên lư trí lạnh lùng, bởi v́ tôi có sự xác tín trong nội tâm.

Nhưng khi tôi cố gắng noi gương bà Blavatsky để truyền bá phúc âm Thông Thiên Học, tôi luôn luôn bảo rằng: “Đừng tin bất cứ điều ǵ bởi v́ tôi nói với các bạn như vậy, do bởi tôi có thể sai lầm như bất cứ người nào khác”. Tôi có thể cho bạn biết tôi đă nh́n thấy ǵ, đă được khai thị điều ǵ. Nó hoàn toàn có thực đối với tôi, và tôi phải mất công rất nhiều để tự thuyết phục ḿnh rằng đó không chỉ là một ảo tưởng.

Cố nhiên tôi biết người ta đôi khi đi tới giai đoạn mà họ tự hỏi xem liệu bất cứ điều ǵ có thực hay chăng. Tôi có thể hoàn toàn bị ảo tưởng khi tôi nghĩ rằng ḿnh đang đứng ở đây và đang nói chuyện với bạn; và các bạn cũng có thể bị ảo giác tập thể khi nghĩ rằng ḿnh đang ngồi ở đây và lắng nghe tôi nói. Nhưng điều này là có thực th́ mọi điều khác cũng có thực luôn, và chúng có một triết lư thậm chí c̣n cao cả hơn thực tại vốn xuất phát từ sự thực chứng cao siêu.

Đó chỉ là sự chứng nhận của cá nhân tôi về vấn đề ấy và tôi không mong ước là bất cứ ai đặt niềm tin chắc của ḿnh dựa trên sự chứng nhận đó. Nếu muốn y có thể coi đó là bằng chứng nhưng không phải là chứng minh, và y phải nhớ kỹ điều đó, phải bố trí tư tưởng ḿnh theo đúng con đường xuyên suốt ấy.

Thủ trưởng vĩ đại của ta, bà Annie Besant, cũng đă chứng nhận điều mà bà nh́n thấy, nhưng tôi cảm thấy chắc chắn rằng bà ắt đồng ư với tôi khi tôi bảo rằng bà cũng chẳng mong có ai chỉ tin vào điều đó. Hăy tiếp thu sự việc, xem xét nó, lật nó đi lật nó lại, và nếu có vẻ là điều hay nhất và hợp lư nhất đối với bạn th́ bạn hăy chấp nhận nó. Chẳng có lư do tại sao bạn không làm như vậy, bởi v́ tôi có thể thấy rằng chúng ta đều làm như thế hằng ngày xét về khoa học. Rất ít chúng ta đă làm thí nghiệm mà các thuyết khoa học dựa vào đó. Dĩ nhiên người ta có thể bảo rằng nếu ta biết cách, ta có thể lập lại thí nghiệm ấy. Cố nhiên đây là một giả định chung chung và các nhà khoa học đâu phải luôn luộn đồng thuận với nhau.

Trong hầu hết mọi trường hợp ta phải chấp nhận sự chứng nhận của các chuyên gia. Tôi thường nghĩ tới thiên văn học bởi v́ đó là một đề tài mà tôi đă ngẫu nhiên nghiên cứu. Thế là ta phải luôn luôn sẵn sàng duyệt lại những ư tưởng đă được chấp nhận khi có bất kỳ sự kiện nào mới được tŕnh bày với ta. Ta nh́n qua các kính viễn vọng và thấy điều ǵ đó đáng chú ư xảy ra ở một ngôi sao xa xăm nào đấy cách đây hàng triệu triệu dặm, hầu như vô số triệu dặm. Trước hết ta biết rằng cái sự việc mà ta thật sự nh́n thấy không đang xảy ra ngay bây giờ mà nó đă xảy ra cách đây nhiều năm và bây giờ ta mới đang nh́n thấy nó chỉ v́ ánh sáng rời khỏi ngôi sao vào lúc ấy phải mất một thời gian mới đến chúng ta. Ta không thể nói điều ǵ đă gây ra sự bùng nổ biểu kiến, nếu đó là hiện tượng đặc thù mà ta ngẫu nhiên đang quan sát.

Ta tạo ra cái thuyết. Ta cố gắng giải thích điều mà ḿnh nh́n thấy, nhưng thường thường các phát hiện sau này bắt buộc ta phải thay đổi cái thuyết ấy. Xét một điều ǵ đó gần hơn, chẳng hạn như mặt trăng của ta. Khi quan sát mặt trăng, ta phải quan sát thấy đủ thứ hiện tượng. Chỉ mới gần đây thôi th́ tôi mới chú ư thấy rằng có rất nhiều sự thay đổi về những nguyên nhân tạo ra những t́nh huống mà ta nh́n thấy hiện nay.

Trong khoa học, ta phải luôn luôn đưa ra các giả thuyết về những sự kiện mà ta không với tới được, và giả thuyết hay nhất chiếm lĩnh diễn trường cho đến khi người ta t́m thấy một giả thuyết khác hay hơn, hoặc cho đến khi có những sự kiện xuất hiện không thể dung ḥa với giả thuyết ấy; lúc bấy giờ giả thuyết này phải được thay đổi hoặc là phải được mở rộng ra.

Nếu ta đặt niềm tin vào sự khải huyền tinh thần cũng dựa trên cái loại nền tảng khoa học ấy th́ tôi thiết tưởng ta không dễ ǵ mà bị lung lạc hoặc bối rối. Người ta có thể tŕnh bày với ta những sự kiện mới, ta có thể quan sát những sự kiện cũ theo một sự minh giải mới nhưng điều đó không làm thay đổi các sự kiện. Nên nhớ rằng tự thân các sự kiện là đúng thực, nhưng việc suy diễn từ các sự kiện luôn luôn có thể được duyệt lại. Ta có thể quan sát các sự kiện một cách bất toàn nhưng bản thân chúng không thay đổi; ta có thể học biết nhiều hơn về chúng, học cách xem xét chúng rơ rệt hơn và tôi thiết tưởng rằng chúng ta nên luôn luôn sẵn sàng làm như vậy đối với các giáo huấn Thông Thiên Học.

Thời gian đă thay đổi và như tôi có nói những phương pháp tŕnh bày giáo lư có thể phải thay đổi theo thời gian, nhưng nét phác họa chung chung về Thông Thiên Học th́ cũng vẫn như thế thôi. Đừng có lúc nào tưởng tượng rằng bởi v́ sự việc như vậy và một số chúng ta có thể bảo rằng ta biết nó như vậy cho nên chúng ta tưởng rằng ḿnh biết hết về nó, đừng có tưởng tượng như vậy. Luôn luôn có những viễn cảnh càng ngày càng rộng lớn hơn mở ra trước mắt ta. Liệu ta có bao giờ đạt tới một tri thức trọn vẹn chăng th́ ai mà biết được? Nhưng dù sao đi nữa th́ ta cũng phải cố gắng uốn nắn cuộc đời ḿnh theo những sự việc mà chúng ta biết và chắc chắn đó là một nền tảng hợp lư để ta dựa vào đó.

Vậy là khi bạn nói về tương lại của Hội, th́ tôi xin bảo tương lai trước mắt của nó phần lớn nằm ở trong tầm tay của chính ta. Nếu ta có thể có tư tưởng phóng khoáng, sẵn sàng giáp mặt với những khía cạnh mới và những cách tŕnh bày mới về chân lư th́ chắc chắn ta có thể tiến hành giữ cho chúng ta vốn là một đám đông khá ô hợp vẫn cứ thống nhất lại.

Nhưng nên nhớ rằng khía cạnh theo đó ta quan sát sự thật không quan trọng, chừng nào ta c̣n ngộ ra được những sự kiện trung tâm lớn lao. Ta không thể tự cho phép ḿnh bị lôi cuốn bởi những sự khác nhau về ư kiến để trở nên có một thái độ thù nghịch đối với những huynh đệ khác, vốn cũng đang mưu t́m cùng một mục tiêu như ta. Con đường của họ có thể khác. Được thôi, vốn có nhiều con đường. Tôi thừa biết rằng Krishnamurti (J. Krishnamurti) đă giảng dạy rằng con đường không theo lối ṃn nào hết là vô thượng, không có một con đường chuyên biệt nào và mọi người phải t́m ra con đường của chính ḿnh. Đúng như vậy, nhưng ta phải nhớ rằng chúng ta có đang ở những đỉnh cao mà ta có thể vạch ra cho chính ḿnh một kế hoạch mới tinh hay chăng. Tôi thiết nghĩ cũng chẳng minh triết chút nào khi lờ đi những sự kiện xác định đă được ghi chép lại.

Cách đây vài năm tôi có đọc thấy chuyện một mục tử ở đâu đó khi đi ra ngoài với đàn cừu của chính ḿnh, dần dần nghĩ ra được cho bản thân những qui tắc chung của cái mà ta gọi là h́nh học, và thật sự thành công khi tái khám phá hoặc ít ra th́ cũng tự ḿnh mô phỏng lại nhiều bài toán và phép chứng minh trong h́nh học Euclide. Tôi giả định rằng khi suy nghĩ tích cực bằng một loại đầu óc đúng đắn – y ắt phải là một thứ ǵ khác hơn một mục tử trong kiếp quá khứ - có thể đưa bạn tới cái người ta đă đạt tới rồi. Nhưng nguyên tắc của ta trong nền văn minh là phải biết lợi dụng công tŕnh lao động, sự khai thị của những người đă đi trước.

Nếu mỗi người đều phải bắt đầu từ lúc khởi sự, chẳng biết ǵ hết, th́ tôi thấy dường như ta đang lăng phí một số lượng thời gian ghê gớm. Tôi giả định rằng nếu ta đẩy thuyết này lên tới mức cực đoan th́ ta ắt chẳng bao giờ dạy cho một đứa trẻ bất cứ điều ǵ, v́ như vậy ắt làm cho trí óc nó có thành kiến. Nhưng dĩ nhiên điều này không hợp lư. Đứa trẻ mới sinh ra đời xét về bộ óc và các hiện thể có tầm quan trọng. Tôi không thấy có lư do ǵ mà ta lại không nên giúp cho nó làm quen với những t́nh huống xung quanh, thay v́ bỏ mặc cho nó tự ḿnh  khám phá ra điều ǵ mới.

Được thôi, đó là điều ta đang tiến hành trong Hội có phải vậy chăng? Ta đang tŕnh bày cho thiên hạ thấy một hệ thống được khải huyền mà đối với chúng tôi có vẻ là hay nhất. Tôi thiết tưởng ta không thể làm được ǵ tốt hơn điều đó. Nhưng nếu ta ra sức áp đặt ư tưởng của ḿnh lên bất cứ ai th́ ta đang vi phạm một trong những định luật căn bản của sự sống, và điều ấy đưa tới sự hành hạ và mọi điều khủng khiếp mà Giáo hội Ki Tô giáo đă thực hiện trong thời trung cổ, và măi cho đến nay Giáo hội chưa hoàn toàn thoát khỏi cái óc hành hạ ấy.

Thế là tôi thấy dường như tương lai của Hội phần lớn dựa vào việc ta thích ứng với một điều, thế nhưng mặt khác lại dựa vào việc ta gắn bó với những nguyên tắc chung. Ta có thể làm điều ǵ cũng được, tôi thiết nghĩ nó chẳng bao giờ bị hoặc có thể bị tiêu diệt. Các Chơn sư đă từng một lần bảo rằng nếu chỉ có ba người vẫn c̣n trung thành với giáo huấn nội giới này th́ “các ngài sẽ vẫn phù tŕ họ và thêm sức cho họ”. Ắt chẳng bao giờ đến nỗi có t́nh trạng đó, nhưng giả sử nó xảy ra th́ tôi chỉ có thể bảo rằng cá nhân tôi sẽ là một trong ba người ấy; nghĩa là nếu tôi c̣n sống trên cơi đời. Nhưng không đến nỗi đó đâu.

Chẳng lẽ các bạn không thể thấy được nhiều người trong các bạn đă hấp thu hoặc thiết tưởng đă có được giáo huấn Thông Thiên Học và bạn cảm nhận nó lúc nào cũng như thế? Một diễn giả bắt đầu nói về luân hồi và nhân quả, thế là bạn bảo rằng “Tôi biết hết về nhân quả rồi”. Vậy mà muốn biết hết về nhân quả th́ phải mất nhiều công phu; chính bà Hội trưởng Annie Besant đă viết không ít hơn ba quyển sách về nhân quả.

Điều mà tôi cần nói đó là đừng thất vọng về tương lai của ḿnh. Những khía cạnh lớn lao và mới mẻ của sự thật, những đường lối mới mẻ để đạt được sự thật đang được tŕnh bày với các bạn một cách rất hay ho, thi vị, hào hùng. Vậy th́ bạn hăy cố thử chúng xem và dùng mọi phương tiện để tuân theo chúng nếu có đường lối nào hấp dẫn bạn. Tôi cảm nhận rất mạnh mẻ rằng mọi người phải tự ḿnh suy nghĩ, và khi suy nghĩ cho chính ḿnh th́ y phải đi theo điều dường như là tốt nhất đối với y.

Tôi hoàn toàn không thể chủ trương rằng chỉ có một Con đường duy nhất, bởi v́ xét cho cùng th́ ta thấy xung quanh ḿnh có nhiều người đang phấn đấu hơn cả mức tốt đẹp theo những đường lối giáo huấn khác nhau. Bản thân tôi đă từng chứng kiến và tôi tin chắc bạn cũng như vậy khi thấy có những người sống tốt đẹp nhất về mọi mặt, tốt bụng, rực rỡ, nhân từ, cao thượng, đạt được mọi thứ có thể được; và tôi thấy nó trong hàng ngũ những người Công giáo La mă, Baptist, Nghị hội, Phật giáo, Ấn giáo, Bái Hỏa giáo và đủ thứ tôn giáo khác.

Nhưng “tốt bụng” không dính dáng ǵ mấy tới h́nh thức đức tin của bạn mà dính dáng nhiều hơn tới việc bạn thực hành đầy đủ đức tin đó. V́ thế tôi khó ḷng chấp nhận ư tưởng chỉ có một con đường duy nhất, nhưng tôi có thể đoan chắc rằng trong chừng mực này th́ mọi con đường đều hội tụ và ta phải cố gắng tự ḿnh t́m hiểu sự thật chứ đừng chấp nhận nó một cách mù quáng.

Tôi thiết tưởng tất cả chúng ta không thể đồng thuận về điều này. Và tôi có nói với các bạn rằng, bà Blavatsky có dạy điều đó ngay từ đầu, các Chơn sư cũng dạy nó ngay từ đầu. Nhưng nên nhớ rằng trong khi có những văn bản kinh điển mà bạn có thể sử dụng ở một phía khi bàn luận về điều đó th́ cũng có một văn bản kinh điển khác cũ hơn dường như cũng đề cập tới điều này; v́ ngừoi ta có tŕnh bày chính Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Kẻ nào tiếp cận với Ta theo con đường nào th́ Ta ắt gặp y trên con đường đó, bởi v́ mọi con đường ở mọi phía đều là đường của Ta”.

Nếu ta nhận thấy rằng trong khi con đường này hoàn toàn đúng thực với niềm xác tín của riêng ta th́ ta ắt phải cũng vô cùng nhân từ đối với niềm xác tín của người khác. Và tôi thiết tưởng đó là điều quan trọng nhất trong nhiều cuộc thảo luận về sự tồn tại hay không tồn tại của con đường thần bí học, huyền bí học v.v. . . Bạn hăy đi theo bất cứ con đường nào thích hợp với ḿnh, bất cứ con đường nào làm cho bạn dễ chịu, nhưng đừng nhiếc móc hoặc khinh bỉ huynh đệ nào đang đi theo con đường khác.

Hăy công nhận rằng chúng cũng có và ắt phải có một chỗ đứng dưới ánh mặt trời. Hăy công nhận rằng chúng cũng có thể đúng. Hoàn toàn có thể có việc nhiều người có những ư kiến đối nghịch nhau, thế nhưng cũng có nhiều chuyện mà ta có thể nói với cả đôi bên. Khi ta biết hết sự thật th́ ta ắt thấy rằng mọi con đường khác nhau này rốt cuộc đều hội tụ lại.

V́ thế tôi xin nói: “Mong sao mọi người sẽ có đầu óc xác tín của riêng ḿnh” và cách tốt nhất để đạt được sự xác tín trọn vẹn là tiến lên làm việc. Bạn không thể sai lầm nếu bạn đang làm việc v́ ích lợi của nhân loại. Dĩ nhiên sẽ nảy sinh thắc mắc ‘Ích lợi của nhân loại là ǵ’? Được thôi, có rất nhiều đường lối hoạt động mà không ai có thể nghi ngờ được. Nhưng bởi v́ ta có thể chia rẽ về vấn đề ta nghĩ điều ǵ là gần với sự thật nhất, cho nên đừng ngưng nghỉ việc hoạt động tích cực. Hăy tiếp tục bất cứ công việc tốt đẹp nào mà bạn đang làm.

Đâu phải chỉ có linh hồn của chính bạn để cho bạn cứu rỗi. Bạn c̣n có thể ch́a tay ra cho một huynh đệ đứng ở một nấc thang thấp hơn bạn, và bạn không cho phép bất cứ hoạt động hữu ích nào bởi v́ bạn không hoàn toàn chắc chắn về một vài khái cạnh chân lư mà ḿnh có thể đang cứu xét.

Chính Thánh Phao lồ đă phát biểu điều mà tôi vừa trích dẫn: “Mong sao mọi người đều hoàn toàn xác tín trong tâm trí của chính ḿnh”. Nhưng trong khi đó nên nhớ một phát biểu khác: “Kẻ nào thực hiện ư chí của Cha ta trên trời th́ kẻ ấy sẽ biết được liệu giáo lư có đúng hay chăng”. Và đừng bao giờ quên rằng mọi ư tưởng của ta về sự thật cho dù nó thuộc loại nào đi chăng nữa th́ hiện nay đều bất toàn. Chân lư toàn bích duy nhất ắt phải ở trên các cơi cao. Mong sao t́nh thương huynh đệ sẽ dẫn dắt bạn. Bạn có thể có nhiều ư kiến khác nhưng đừng để cho ư kiến ấy dẫn dắt bạn tới bất cứ loại ác cảm hoặc ngă mạn nào về sự phân biệt cao cấp của ḿnh khi có thể thấy điều đối với ḿnh là con đường đúng đắn. Nó có thể là con đường đúng đắn đối với bạn, thế nhưng có thể không là con đường đúng đắn đối với tôi. Vốn có nhiều con đường. Ta hăy đến với nhau trong t́nh huynh đệ để tiến hành công việc bất cứ việc đó có thể là ǵ. Măi về sau này ta mới có thể lập luận chính xác điều như vậy nghĩa là ǵ, c̣n như thế kia nghĩa là sao; nhưng xét về công việc th́ nó đang có đó và ta phải thực hiện nó. Ta hăy truyền bá kiến thức trong chừng mực của mọi phương tiện mà ta có được. Và tôi thiết tưởng nếu ta làm như vậy đối với một điều th́ ta thấy ḿnh bận bịu với nó đến nỗi những điều khác có lẽ không làm ta bối rối nữa. Thế th́ đối với người khác, ta cũng dứt khoát giúp đỡ người ta theo kế hoạch tiến hóa mà Krishnaji có nói trong quyển Dưới Chơn Thầy là thiên cơ dành cho mọi người.

Ta đừng bận tâm hoặc hoang mang về sự khác biệt ư kiến. Tại sao ta phải lo? Cứ giữ ư kiến của chính ḿnh, cứ hoàn toàn kiên định và b́nh tĩnh. Ta hăy là nhà Thông Thiên Học th́ mới có thể thấy được sự thật trong khi đó vẫn không phải lo âu.

V́ vậy tôi xin nói, chúng ta hăy đến với nhau như huynh đệ và cùng làm việc với nhau. T́nh Huynh Đệ của Con người là thực tại lớn lao và thực tại kỳ diệu. Nếu ta phải là hạt nhân của khía cạnh cao siêu ấy trong T́nh Huynh Đệ th́ chắc chắn T́nh Huynh Đệ của Hội này phải có ư nghĩa rất nhiều đối với chúng ta. Tôi hi vọng và tin rằng nó vốn như thế. Tôi đă trải qua 47 năm sinh hoạt trong Hội và dù sao đi nữa tôi vẫn ở lại Hội cho măi tới cuối kiếp này, và tôi hi vọng rằng trong kiếp tới tôi có thể có đầy đủ tri thức để gia nhập Hội trở lại.

 

----------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS