Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

MỘT NGƯỜI BÁO ĐIỀM VỀ HỘI THÔNG THIÊN HỌC

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng 8 năm 2004)

Trích quyển THE WORLD AROUND US

PHẦN: THÔNG THIÊN HỌC VÀ HỘI THÔNG THIÊN HỌC

Tác giả Radha Burnier- Bản dịch www.thongthienhoc.com - 2016

 

 

Ramalinga Swami mà ta gọi là Vallalar, sống ở miền Nam Ấn Độ vào thế kỷ thứ 19 và từ trần trước khi những vị Sáng lập Hội Thông Thiên Học đặt chân tới Ấn Độ, thế nhưng ông là người tiên phong của Hội Thông Thiên Học. Người ta c̣n ghi chép lại rằng ông tiên tri có hai người nước ngoài đến Ấn Độ để xúc tiến T́nh Huynh Đệ Đại Đồng thông qua một Hội tượng trưng cho tính đơn nhất của tất cả loài người. Bản thân ông cũng ủng hộ T́nh Huynh Đệ Đại Đồng của mọi chúng sinh chứ không chỉ của loài người trong suốt buổi sinh thời của ông. Những ǵ ông viết lách và thuyết tŕnh đều rất gần với giáo huấn của Thông Thiên Học, nhưng ông đề cao việc thực hành thoải mái hơn bởi v́ công tŕnh của ông chỉ hạn chế trong nước Ấn Độ, nơi mà những khái niệm như thế, chẳng hạn như việc tôn trọng sự sống đă có sẵn rồi trong tâm thức của hầu hết mọi người, và v́ vậy một phần trong sinh hoạt hàng ngày của họ là sống từ bi và thực hành việc ăn chay.

Bà Blavatsky có tŕnh bày rơ ràng trong Ch́a Khóa Thông Thiên Học về cái giá trị của việc không ăn thịt thú vật. Bà nêu rơ rằng từ khí của động vật ắt nhập vào cơ thể con người khi ta ăn thịt, nó ảnh hưởng tới các rung động của thể xác mà lúc bấy giờ không thích hợp cho việc sinh hoạt với đời sống tinh thần: “Khi người ta đồng hóa thịt thú vật dưới dạng đồ ăn th́ xét về mặt sinh lư điều này truyền thụ cho y một số đặc tính của con thú mà ta giết thịt. Hơn nữa, khoa học huyền bí có dạy dỗ và chứng minh điều này cho các học viên qua sự mục kích, cũng cho thấy rằng cái tác dụng làm thô kệch hoặc thú vật hóa con người là lớn nhất khi ta ăn thịt những con thú lớn so với những con chim, ít hơn nữa là cá và những con thú có máu lạnh và ít nhất khi người ta chỉ ăn thực vật thôi”.

Bà cũng nêu rơ chống đối việc uống rượu bằng cách tuyên bố: “Việc uống rượu vang và rượu mạnh chỉ phá hoại sự phát triển quyền năng nội giới ít hơn việc thường xuyên sử dụng ma túy, thuốc phiện và những chất gây nghiện khác.”

Nhưng H. P. B. chẳng bao giờ đề nghị các hội viên Thông Thiên Học phải tuân lệnh hoặc là ăn chay hay là kiêng uống rượu và hút thuốc lá; có lẽ bởi v́ vào thời đó có nhiều khó khăn trong việc ăn chay ở các nước Âu Mỹ hay là v́ người ta có dụng ư thu hút đến Hội Thông Thiên Học những người đủ mọi giống dân và nền văn hóa.

Tuy nhiên Vallalar khẳng định rất rơ rằng một phần trong giáo huấn của ông là việc ăn chay. Ông không rao giảng bất cứ tôn giáo đặc thù nào hoặc khen ngợi bất cứ thần linh nào của Ấn giáo. Qua nhiều câu thơ thần bí bằng tiếng Tamil, ông dạy rằng Thực tại Tối cao là Ánh sáng và Hồng ân. Có một Đấng vô thượng khác với trí tuệ vũ trụ hoặc ánh sáng có mặt ở khắp mọi nơi, bao trùm vạn vật và thấm nhuần vạn vật. Ramalinja Swami chống lại việc dùng các ngẫu tượng và lập nên một cây đèn ở một thị trấn nhỏ tên là Vadalur ở miền Nam Ấn Độ, đèn cháy ngày đêm v́ là biểu tượng của Đấng Tối Cao. Điều này phù hợp với ư tưởng của Hội Thông Thiên Học được tŕnh bày trong Thư của các Chơn sư theo đó không có Thượng Đế nào khác với sự sống vũ trụ.

Ḷng ngu tín tôn giáo vẫn c̣n là một sức mạnh lớn lao trên thế giới. Nó bắt đầu bằng cách gán cho thần linh một h́nh dạng và tên gọi đặc thù, rồi gán một vài câu nói trong kinh điển cho thần linh ấy. Mỗi nhóm người ngu tín về tôn giáo đều tin rằng kinh điển và ảnh tượng mà ḿnh ưa chuộng là đích thực. Vallalar phủ nhận mọi điều ấy và nêu rơ rằng tôn giáo chính là đạo tâm hướng về ánh sáng tối cao. Ông không ủng hộ bất cứ phương pháp đặc thù nào để đạt được giải thoát, nhưng ông nhấn mạnh tới nhu cầu cần phải tẩy trược bản ngă và có t́nh huynh đệ đại đồng.

Cách đây không lâu Đức Đạt lai lạt ma có nói bằng lời lẽ dứt khoát rằng, bất cứ ai mưu t́m Niết bàn ắt chẳng được lợi ích ǵ nếu người ấy không sống một cuộc đời vị tha, thực hành ḷng từ bi và t́nh thương. Tự thân Niết bàn sẽ có, khi tâm trí được thanh khiết và vị tha. Cư xử đúng đắn là nền tảng của sự tham thiền và nhận thức trong sáng. Krishnamurti có nêu rơ rằng khi tham thiền trở thành một loại tham vọng mới đối với những điều cao siêu – th́ nó chẳng đưa ta tới đâu. Bà Blavatsky cũng khẳng định rằng việc có được Minh triết Thiêng liêng tùy thuộc vào việc ta trở nên vị tha: “Không một minh triết nào từ bên trên giáng xuống bất cứ ai, nếu y không từ bỏ mọi tí chút ḷng ích kỷ hoặc ham muốn đối với những mục tiêu cá nhân. Thiên nhiên chỉ ban tặng những bí mật sâu kín nhất và minh triết chân chính cho người nào mưu cầu sự thật v́ sự thật, và khao khát tri thức để mang lại lợi ích cho những người khác, chứ không phải v́ phàm ngă không quan trọng của chính ḿnh”.

Vallalar cũng dạy chân lư đúng như thế, ông hiệu triệu người ta hăy tẩy trược bản thân và chú ư tới cả thể xác lẫn tâm trí. Người ta phải rèn luyện thân xác bằng việc ăn uống đúng mức và chăm sóc nó thích đáng để cho nó được nhạy cảm và cũng cần phải thao dượt đúng mức. Khi thể xác đă được tẩy trược và đáp ứng với một cái trí vốn b́nh thản và không ô uế th́ nó trở nên chói sáng mà ta thấy có vầng hào quang xung quanh những người thánh thiện. Bà Blavatsky có viết rằng: “Nhờ việc rèn luyện Yoga thân xác mới được trong sạch giống như một cái tráp bằng pha lê, linh hồn được gột rửa mọi điều thô trược, và tinh thần – trước khi bắt đầu quá tŕnh tẩy trược bản ngă và phát triển, chẳng qua chỉ là một giấc mơ đối với người ta – th́ giờ đây lại trở thành thực tại”.

Khi thân xác và tâm trí được chuẩn bị như vậy th́ ḷng từ bi chi phối mọi mối quan hệ với con người, thú vật và cây cỏ. Có nhiều lần người ta trích dẫn những lời từ bi của Ramalinga Swami ở miền Nam Ấn Độ tuyên bố rằng ḷng dạ ông héo hon bất cứ khi nào ông nh́n thấy cây cỏ héo úa.

C̣n một nhân vật nữa được tôn kính ở miền Nam Ấn Độ, đó là Tiruvalluvar. Trong tác phẩm nổi tiếng bằng tiếng Tamil, ông có dành toàn bộ một chương gồm mười câu thơ nói về việc kiêng không gây hại và không ăn thịt. Giáo huấn c̣n đi xa đến mức bảo rằng khi người ta bị cố t́nh đối xử bất công mà nếu người ta trả thù th́ điều này gây ra phiền năo mà chính ḿnh không chịu đựng nổi. Thật thú vị khi trong Hội Tam Điểm cũng có một giáo huấn tương tự: Ta không được tự tay ḿnh dành lại sự công b́nh bằng cách trả thù. Những định luật lớn trong Vũ trụ ắt đảm đương việc thực hiện công bằng.

Khi T́nh Huynh Đệ Đại Đồng và ḷng từ bi đối với mọi tạo vật đă trở thành định luật trong sinh hoạt của ta, khi giới luật tự giác đă tẩy trược cho thân xác, tâm trí và toàn bộ bản chất ta, và khi sinh hoạt hàng ngày của ta biểu thị nguyên lư tối cao là vô hại th́ hồng ân ắt giáng xuống. Chẳng ai cần phải xin xỏ hồng ân, nó tuôn xuống như mưa rào cho tất cả những ai đă sống với cái loại sinh hoạt đúng đắn.

-----------------------

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS