Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

TRÊN THÁP CANH

(On the Watch-Tower)

Tác giả RADHA BURNIER

Bản Dịch 2013

 

TRÊN THÁP CANH

Một đời sống khác thường

Có nhiều lần người ta thắc mắc về Krishnamurti, tức ‘K’ theo như ông thích được đề cập trong khi sống vào lúc cuối đời. Điều này không đáng ngạc nhiên bởi v́ người ta thường biết về cuộc đời của một người là khác thường nhưng không biết về điều ǵ  đă khiến cho nó như vậy. Dường như cuộc đời của K không phải ở nơi những diễn biến mà ở nơi phẩm tính của tâm thức hoạt động thông qua ông - một điều ở ngoài tầm của thế giới này, không tham gia vào những mục đích, những chú tâm và những theo đuổi của con người b́nh thường trên thế giới. Cái trí vốn có cái chiều kích khác này không bị đụng chạm bởi những dính mắc trần tục và những sự bận tâm làm nó thậm chí không thể hiểu nổi. Đây là trường hợp đối với K. Cái trí hoạt động thông qua ông đă luôn luôn có những chiều sâu không ai biết được mà con người b́nh thường thỉnh thoảng đều thoáng thấy và có những nhận thức mới mẻ, nhưng có một sự vô biên không thể thăm ḍ được.

Cha mẹ ông thuộc giai cấp Bà la môn; và cha ông là một hội viên Thông Thiên Học. Ông đến sinh hoạt gầnTổng Hành Dinh của Hội ở Adyar, Madras. Rất lâu trước khi cha ông đến Adyar th́ Annie Besant đă nói tới sự giáng lâm của Đấng Đạo sư Thế giới. Bản thân bà Blavatsky cũng viết về điều này mặc dù không dùng thuật ngữ bậc Đạo sư Thế giới. Nếu theo bà các hội viên Hội Thông Thiên Học mà chu toàn vai tṛ của ḿnh th́ thế giới ắt được chuẩn bị cho công việc của Đấng Mang Lại Ánh Sáng. Theo bà th́ tính vị tha và việc quan tâm tới kiến thức vốn là một thuật ngữ mà bà quen dùng để chỉ minh triết sống động, ắt là một yếu tố quan trọng trong công tŕnh này.

Trong số một vài Phật tử cũng có niềm tin này, hoặc kiến thức được lưu truyền là một thông điệp của Đức Di Lặc ắt được ban ra và bạn đọc nào quan tâm ắt có thể t́m thấy điều này trong một vài giáo huấn của Phật giáo, nhưng không phải là trong tất cả mọi giáo huấn. K chưa bao giờ được coi là một hiện thân hoặc Avatāra của Đức Phật, nhưng là một người nào đó ắt là một hiện thể cho giáo huấn của Đức Di Lặc, Đức Phật tương lai, ngài thật sự là tinh hoa của ḷng từ bi. Mọi ư niệm về sự xuất hiện trên cơi trần của ngài đều khá hoang đường.

Như ta có nói, K sinh ra trong một gia đ́nh Bà la môn, c̣n lâu mới giàu có, nhưng lại có truyền thống và cách sống của người Bà la môn. Trong hàng thế kỷ một người Bà la môn được trông mong là sống một cuộc đời được đặc trưng bởi việc không sa đà vào thực phẩm nào không tinh khiết, theo cái nghĩa là mang lại các ảnh hưởng hài ḥa cho cơ thể. Nó được gọi là thực phẩm sattva, bởi v́ nó không tạo ra hoặc thêm vào cho tính dễ bị kích thích, dễ bực ḿnh, uể oải hoặc ù ĺ. Do đó một người Bà la môn chân chính không buông thả theo rượu, thuốc gây nghiện, thuốc lá và những hoạt động t́nh dục nào làm chết đi tính nhạy cảm và hoàn toàn đưa tới một loại h́nh thể chất khác. Bà la môn giáo cũng ngụ ư là phải hiến dâng đời ḿnh cho việc học tập và dạy dỗ, không chỉ là một phương tiện để truyền thông mà là một điều ǵ đó c̣n hơn nữa, và phải dẹp bỏ những sự bận tâm ắt làm nặng nề thêm sự kích thích và sự bạo động. Cái loại di truyền này có một phẩm tính nào đó đối với cơ thể và một người Bà la môn chân chính đă thực hiện điều này. Một đấng đạo sư tương lai có một ích lợi rất lớn v́ có cái loại di truyền thể chất này giúp cho cơ thể đáp ứng được với những rung động của tâm thức, khi những rung động ấy xuống tới bộ óc phàm.

Thật khá gây xúc động khi K lúc c̣n là một cậu bé lại bị suy dinh dưỡng và không được đi học, lúc mà ông C.W. Leadbeater đă được rèn luyện để trở thành một nhà thần nhăn lăo luyện, lần đầu tiên nh́n thấy K. Việc ông C.W. Leadbeater khám phá ra K đă đưa K vào trung tâm của một Hội Quốc tế với một tính cách đặc biệt. Bản thân K nhận xét (qua những lời lẽ mà chính tôi trực tiếp được nghe) : ‘Nếu người ta không t́m thấy tôi th́ tôi ắt đă chết rồi’. Một người nào đó thân cận với ông bảo rằng, ‘Không đâu, ông ắt chẳng chết đâu, ông ắt đă sống ở một chỗ khác giống như Ramana Maharshi, và đă tŕnh bày tư tưởng minh triết của ḿnh cho thiên hạ’. Nhưng có lẽ những lời của chính K đă có ư nghĩa lớn lao hơn những lời của bất cứ ai khác. Cho dù là thế nào đi chăng nữa th́ cậu bé trai này đă được tiếp xúc với những người mang lại cho ông một môi trường rộng lớn hơn, thật sự là một môi trường toàn cầu cho giáo huấn của ông. Lời chỉ trích mà ta thấy ở một số nơi rằng ông đă bị phi Ấn Độ hóa có thể thiếu cơ sở, bởi v́ ông đă được chuẩn bị đặc biệt để làm việc thuộc về không một quốc gia nào, không một dân tộc nào, không một phe nhóm nào và không thuộc thời gian nào. Ông có thể tiếp xúc với xă hội nói chung, vốn dường như là điều đúng đắn cho thời kỳ hiện tại.

Vào thời thuộc địa th́ có những người Anh đă làm được công việc kỳ diệu, ít ra là ở Ấn Độ. Họ nghiên cứu tiếng Bắc phạn, hệ thực vật và hệ động vật, phong tục của đủ thứ dân tộc tồn tại ở xứ sở này và làm được những chuyện kỳ diệu nữa. Nhưng họ cũng biết rằng một vực sâu lớn vẫn ngăn cách giữa những người da đen và những người cai trị da trắng, v́ thế cho nên khó ḷng phát triển được t́nh bạn chân thực. Điều này đúng với mọi dân tộc đă bị thuộc địa hóa, nếu chúng ta hiểu được cái thần của sách vở của Gunther. Nhưng điều này hoàn toàn khác trong nội bộ Hội Thông Thiên Học, bởi v́ có một sự hội họp thật sự của những người Âu Tây, những người Ấn Độ và những người Đông phương khác. Đây là một trong số ít nơi chốn mà sự phân biệt giai cấp không phải là hàng rào, và nhiều nhà Thông Thiên Học Ấn Độ đă từ bỏ danh xưng giai cấp của ḿnh bởi v́ cái bầu không khí hầu như độc nhất vô nhị trong nội bộ Hội Thông Thiên Học. (Cha tôi ngẫu nhiên cũng là một trong những người đó).

Vậy là ngay từ những năm tháng ấu thời, K đă trải nghiệm một lối sống khác. Đây không phải là lối sống bị hạn hẹp của người Ấn giáo chính thống trung b́nh, mà có cái lợi điểm là người Bà la môn, trong nội bộ một xă hội cởi mở khi mà các dân tộc ḥa lẫn với nhau, không chỉ về mặt vật chất mà c̣n về mặt nội tâm nữa. Rất ít người có lẽ hiểu được cái sự khác thường của t́nh huống này. Hầu hết những người được tiếp xúc với cái loại di sản này đều hầu như mất nó hoàn toàn. Họ trở nên bị Âu Tây hóa khi họ đi học ở Oxford và Cambridge, bắt đầu uống rượu và thậm chí thay đổi cả tên nữa. Thật dễ để mất tiếp xúc với cái phẩm tính nội tại đă khiến cho Ấn Độ trong một thời gian lâu dài vẫn là như vậy. Đó là một xứ sở đặc biệt thuận lợi cho tư tưởng tôn giáo và triết học. Chính trong một cái bầu không khí đó mà K lớn lên thành ra một thiếu niên.

Tại sao phải mất một vài năm để cho cái trí của K nở hoa và bắt đầu đưa ra giáo huấn th́ điều này khó mà biết được. Có một lần ở Varanasi, ông có nói về điều này cho một nhóm nhỏ người ta và bảo rằng thời gian chưa đúng lúc để bắt đầu giáo huấn. Cho tới lúc ấy th́ cái trí vẫn c̣n giữ lại được khả năng trống rỗng, có lẽ tăng trưởng về tính nhạy cảm bằng một cách nào đó. Một người nào đấy nêu thắc mắc: ‘Nhưng cái ǵ giữ cho nó ở t́nh trạng đó cho đến lúc đúng’. Ông trả lời rằng, ‘Những quyền năng tự tại’. Người ta lại thắc mắc: ‘Thế những quyền năng tự tại là ǵ?’ th́ ông không trả lời. Hiển nhiên là một số loại chuẩn bị nào đó đang tiếp diễn.

Rơ rệt là cơ thể phải ở một t́nh trạng rất nhạy cảm và thanh khiết, không có tàn dư của bất cứ loại nào của bất kỳ trải nghiệm nào, sao cho nó có thể luôn luôn tiếp dẫn thần lực được mới mẻ. Một số người đă bảo rằng trước khi Đức Phật chào đời th́ họ phải t́m ra cái vốn liếng để xây dựng một cơ thể thích hợp cho giáo huấn cao siêu được ban ra. Dĩ nhiên có một mối quan hệ giữa cơ thể và tâm thức; nếu vật liệu của cơ thể ấy không có khả năng đáp ứng với những rung động này vốn cần thiết để biểu lộ chúng th́ nó ắt không làm được điều đó. V́ thế cho nên việc di truyền là quan trọng mặc dù không đủ. Như vậy trong trường hợp một thông điệp xuất phát từ một vị Phật th́ vật liệu phải được thu thập đặc biệt. Chỉ có những rung động tinh vi nhất mới có thể truyền đạt được một điều ǵ đó về các rung động và giáo lư chân thực của Đức Phật. Tôi đang phỏng đoán. Tôi tự hỏi chẳng biết liệu thể xác có phải được đưa vào một trạng thái thích đáng để cho tâm thức hoạt động thông qua nó hay chăng.

K thường nói (ông đôi khi nói bóng gió chứ không nói huỵch toẹt ra) rằng cái trí này, ngụ ư là cái trí của ông, chẳng bao giờ vượt qua được những trải nghiệm thông thường của kẻ phàm phu; ông chưa bao giờ đau khổ. Điều này ắt không đúng theo quan điểm b́nh thường. Chẳng hạn như khi em của ông qua đời, chúng ta ắt bảo rằng ông đau khổ rất nhiều trong khoảng ba ngày. Nhưng trong những ngày ấy ông hiểu được vấn đề đau khổ và thoát ra khỏi nó trở thành một con người khác thường chói lọi. Ông bảo rằng:  ‘Một tầm nh́n mới đang xuất hiện và một tâm thức mới đang được bộc lộ ra. Tôi đă khóc, nhưng tôi không muốn những người khác làm như thế, v́ tôi đă biết nó ngụ ư là ǵ.’ Dường như là vấn đề phiền năo đă được giải quyết cho ông trong trải nghiệm ấy.

 

Chúng ta và những Chủng loại khác

Chúng ta coi như đương nhiên là ta biết các chủng loại khác cảm nhận ra sao; hoặc chúng ta giả định rằng chúng không có cảm xúc. Nhưng từ từ kiến thức đang gia tăng về đề tài này, và tiết lộ rằng có những vấn đề xă hội phức tạp giữa chúng mà chúng ta b́nh thường tuyệt nhiên không nhận ra được.

Giáo sư Susan Dudley ở Đại học McMaster, xứ Canada, bảo rằng ‘khả năng nhận ra và ưu ái đồng loại là chung cho các động vật, nhưng đây là lần đầu tiên mà nó đă được chứng minh ở cây cỏ’. Lần đầu tiên này thật là một điều kỳ diệu. Các nhà khoa học đă biết rằng cây cỏ cảm nhận được những thứ cận kề ḿnh bằng cách thay đổi bước sóng của ánh sáng, nhưng giờ đây công tŕnh nghiên cứu đang chứng minh rằng cây cỏ nhận ra được nhau thông qua mạng lưới các rễ cây ở dưới đất. Điều này gợi ư rằng các cây cỏ là anh chị em ruột thịt sẽ tiến gần với nhau tốt hơn, và thông tin này có thể là những nhà làm vườn cảm thấy thú vị.

Cây cỏ có những mối quan hệ xă hội phức tạp và khi chúng nhận ra anh chị em của ḿnh th́ chúng không cạnh tranh theo cách giống như vậy và làm giảm nhu cầu nước và khoáng chất bằng cách hạn chế sự tăng trưởng của rễ cây. Nhưng khi chia xẻ với những kẻ xa lạ đồng loại th́ chúng trở nên cạnh tranh, và làm tăng trưởng nhiều rễ cây hơn để hút chất dinh dưỡng nhanh hơn. Cho đến nay các nhà khoa học đă không thể chứng minh bằng cách nào mà chúng nhận ra được nhau; họ chỉ biết rằng chúng phân biệt họ hàng thân thích và nếu có thể được chúng thích phô diễn sự ưu ái của ḿnh đối với họ hàng. Chúng ta càng biết nhiều về cây cỏ th́ tương tác của chúng dường như lại càng phức tạp. Như vậy, có thể cũng khó mà tiên đoán được hậu quả khi ta pha trộn những người khác nhau vào trong một buổi hội họp. Việc khảo cứu về vấn đề này đă được công bố trong số ra tháng sáu của tạp chí Những bức thư Sinh học.

Những vấn đề tương tự cũng nảy sinh khi ta nghiên cứu về loại thú. Oscar, là một con mèo đă khiến cho các bác sĩ phải suy nghĩ lại liệu một con thú có thể biết ǵ. Mức độ chính xác của nó trong nhiều trường hợp ngụ ư là bệnh nhân c̣n ít hơn bốn tiếng đồng hồ để mà sống. Bác sĩ David Dosa nói, ‘Nó dường như hiểu được bệnh nhân nào sắp chết’, khi mô tả hiện tượng này trong tạp chí Y học của New England.

 Việc con mèo cận kề với những bệnh nhân hấp hối không hề được đánh giá quá cao. Những thành viên của y tá trưởng đă lưu ư cách thức mà con mèo Oscar đi ṿng ṿng rồi đánh hơi và quan sát các bệnh nhân, rồi ngồi bên cạnh những người nào chỉ vài tiếng đồng hồ nữa là chết. Theo một bác sĩ khác th́ con mèo c̣n tiên đoán sự chết hay hơn những người làm việc ở đó. Một người thở khó khăn và đôi chân có sắc xanh xanh thường thường gần chết, rồi lại không chết nhanh như là con người trông mong. Nhưng Oscar chắc chắn rằng sẽ gia nhập vào những người đang hấp hối trong hai tiếng đồng hồ cuối cùng.

Người ta vẫn c̣n chưa biết rơ liệu cách ứng xử của con mèo có ư nghĩa ǵ không về mặt khoa học hoặc liệu nó có đọc được một điều ǵ đó trong hành vi của các cô y tá chăng. Họ hi vọng rằng việc quan sát cẩn thận hơn nữa ắt soi sáng cho cách ứng xử của nó vốn có thể bị thúc đẩy bởi việc thích có một cái chăn điện hoặc một điều ǵ đó thuộc loại này.

Ở Ấn Độ chúng ta có nghe nói tới những con chó biết trước được khi nào chủ nhân ông của nó sắp chết. Đă có những trường hợp đáng kể về những con chó biết được cái chết ngay trước mắt. Dĩ nhiên thông tin về những đề tài này có bị kẻ đa nghi lờ đi, nhưng những người nào đang nghiên cứu Thiên nhiên và cố gắng t́m hiểu những bí mật của cuộc sống ắt quan tâm muốn biết những sự tiến bộ đă diễn ra trong lănh vực này. C̣n nhiều ví dụ khác nữa có thể được chứng minh để ủng hộ cho quan điểm theo đó có những xúc cảm và một loại tư tưởng nào đó nơi những sinh vật không phải là con người mà chúng ta biết rất ít.  Nơi con người sự phán đoán cá nhân và những xung lực cưỡng chế được trông mong bởi suy nghĩ b́nh thường của cái trí người, có lẽ đă thay thế cho điều mà ta có thể biết. Suy nghĩ chẳng phải bao giờ cũng là một phúc lành như chúng ta có tưởng tượng. Nó có thể có một khía cạnh mà chúng ta cho đến nay chưa hề để ư tới.

----------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS