Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

Một Con Đường Bất Tận

An Unending Path Tim Boyd

(Tim Boyd Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học thế giới)

Bản dịch www.thongthienhoc.com



Một Con Đường Bất Tận

 

Trong bài viết ngắn của ḿnh, "Huyền bí học thực hành", bà Blavatsky đă đưa ra một quan điểm về việc phân biệt giữa nhà Thông Thiên Học và nhà huyền bí học thực tiễn. Bà nói:

Thật dễ dàng để trở thành một nhà Thông Thiên Học. Bất kỳ người nào có khả năng trí tuệ trung b́nh và một thiên hướng về siêu h́nh; về cuộc sống trong sạch, vị tha, người mà t́m thấy niềm vui khi giúp đỡ người lân cận hơn là nhận được sự giúp đỡ của chính ḿnh; người mà luôn sẵn sàng hy sinh thú vui của ḿnh v́ người khác; và người mà yêu mến Chân Lư, Điều lành và Minh triết v́ bản chất của chúng chứ không phải v́ lợi ích mà chúng có thể mang lại th́ đó là một nhà Thông Thiên Học.

Đây là những, phẩm tính của nhà TTH mà bà liệt kê, không có điều nào đ̣i hỏi phải là thành viên của một tổ chức nào. Mặt khác, huyền bí học thực hành lại có bản chất rất khác. Bà nói rằng ngay cả trong Hội TTH cũng có rất ít nhà huyền bí học thực hành. Với ư tưởng đó làm nền tảng, chúng ta đi đến cách tiếp cận Thông Thiên Học. V́ vậy, chúng ta nhất thiết phải tự t́m thấy những câu hỏi yêu cầu của ḿnh. Không có ǵ lạ khi một người trở nên gắn bó với Hội TTH hỏi: "Tôi phải bắt đầu từ đâu?" Điều ǵ có thể và nên được nghiên cứu?

Sự thực hành của nhà Thông Thiên Học có ba phần: nghiên cứu, thiền định và phụng sự. Nếu chúng ta nh́n vào cuốn Dưới Chân Thầy của Krishnamurti, th́ sách  nói rằng chúng ta phải nghiên cứu, nhưng trước tiên hăy nghiên cứu điều ǵ sẽ giúp ích nhiều nhất cho chúng ta trong việc giúp đỡ người khác.

Chúng ta được khuyến khích tự suy nghĩ: Điều ǵ giúp chúng ta giúp đỡ người khác? Làm thế nào để chúng ta nghiên cứu điều đó và chúng ta t́m thấy nó ở đâu?

Tôi tiếp xúc với các hội viên và các nhóm hội viên TTH trên khắp thế giới, và nó có thể gây ngạc nhiên về những lĩnh vực mà các nhà TTH chọn làm trọng tâm nghiên cứu của họ.

Đối với một số người, th́ nghiên cứu của họ tập trung vào sự hiểu biết hoặc trau dồi về lĩnh vực siêu linh huyền bí. Đây là một khía cạnh của sự cấu tạo con người nó dường như đă thu hút được sự chú ư của phần đông. Trong bất cứ điều ǵ chúng ta học, chúng ta đều có sự lựa chọn và để đào sâu hơn, chúng ta phải kiên tŕ theo thời gian.

V́ vậy, tốt nhất nên lựa chọn một cách khôn ngoan, đặc biệt là trong thời gian đầu, v́ một bước nhỏ sai hướng theo thời gian sẽ khiến chúng ta rời xa hướng đi mà ḿnh dự định ban đầu. (Huyền bí học không phải là mục đích tối thượng của TTH, nó là bộ môn khoa học giúp chúng ta hiểu biết một sự việc chi tiết, rơ ràng hơn chẳng hạn như ánh sáng được nh́n là đường thẳng, rồi là làn sóng, rồi chi tiết hơn là lượng tử. Một nhà khoa học dù là huyền bí chưa hẳn là một nhà Thông thiên học, tuy nhiên nó cũng có lợi ích của nó. LND)

Mục đích học hỏi của chúng ta là nâng cao tâm trí để chúng ta có thể nh́n thấy một cách rơ ràng. Một ví dụ chẳng hạn như là kinh nghiệm đi lên một đỉnh núi. Có nhiều cách để đi đến đỉnh, nhưng ở trên đỉnh, chúng ta thấy trước mắt ḿnh một tầm nh́n về h́nh dạng và diện mạo của Trái đất bên dưới. Chúng ta gọi nó là "bên dưới" v́ hiện tại chúng ta đang nh́n nó từ đỉnh núi, nhưng chính Trái đất là nơi diễn ra cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trong những trải nghiệm trên đỉnh núi đó, chúng ta có tầm nh́n rơ ràng về những ǵ bên dưới.

Chúng ta có thể nghĩ về nó là điều không may, nhưng bất kể trải nghiệm đỉnh cao nào mà chúng ta có, dù đó là việc thực sự đứng trên một ngọn núi vật chất hay cảnh giới cao thỉnh thoảng xảy ra trong lúc thiền định, th́ cuối cùng chúng ta cũng phải đi xuống. Khi làm vậy, chúng ta tự thấy rằng một lần nữa ta lại tham gia vào các hoạt động b́nh thường, sống dưới ảnh hưởng của nhân cách mà chúng ta đă vun trồng qua một đời. Trong trải nghiệm ở đỉnh cao đó, chúng ta có thể đă nghĩ rằng ḿnh có thể thoát khỏi ảnh hưởng kiểm soát của nhân cách, nhưng mà điều đó không dễ.

V́ vậy, chúng ta có kinh nghiệm nh́n thấy rơ ràng, nhưng mà chúng ta vẫn c̣n bị hướng dẫn bởi kư ức về những ǵ chúng ta đă thấy. Tương tự như vậy, không c̣n thấy nữa, mà chúng ta chỉ nhớ lại và bên trong chúng ta có một kiến ​​thức không thể lấy đi được.

Trường Minh Triết

 Có một vị thiền sư khá nổi tiếng ở phương Tây đă nhận xét rằng “sau cơn xuất thần là đến các món ăn”.

Sau những trải nghiệm ở đỉnh cao này, chúng ta quay lại rửa bát, đưa con đi học, đi làm, nhưng chúng ta hy vọng rằng bằng cách nào đó chúng ta làm nó một cách khác đi, th́ chúng ta đă thay đổi.

Theo cách tiếp cận TTH của chúng ta, th́ cơi giới cao này được nuôi dưỡng trong quá tŕnh học hỏi, tham thiền và phụng sự. Từ quan điểm của chúng ta, nó sẽ tốt hơn nếu có một giáo huấn hoàn hảo, một điều ǵ đó giúp chúng ta phát triển một cách đầy đủ nhất có thể.

Trong các bài viết của bà Blavatsky, bà đề cập đến giáo huấn của Phật giáo Tây Tạng và một cách tiếp cận đặc biệt - Lam Rim, hay Con đường từng Cấp (Graded Path) dẫn đến Giác Ngộ, một hệ thống giáo lư minh triết dành riêng cho Phật giáo Tây Tạng.

Lam Rim được coi là một chương tŕnh hoàn chỉnh, để có một giai đoạn trong những giáo lư này phù hợp với bất kỳ mức độ khai mở nào của một người  (ai cũng tham dự được). Từ quan điểm của truyền thống này, có ba cấp độ hành giả khác nhau: những người có tầm nh́n nhỏ hơn, có tầm nh́n trung b́nh và sau đó có tầm nh́n lớn.

Tầm nh́n nhỏ hơn dành cho người mà họ chỉ đơn giản là t́m kiếm sự giảm nhẹ tương đối cho nỗi đau khổ của họ. Đối với họ, tầm nh́n của họ chưa thể nhận thức được mục đích hay khả năng nào ngoài việc t́m kiếm hạnh phúc trong cuộc sống này và trong ṿng luân hồi nhân quả. Họ muốn hạnh phúc bây giờ, và có lẽ là một sự tái sinh tốt hơn ở một đời sống khác trong một gia đ́nh giàu có hay quyền lực hơn.

Tầm nh́n trung b́nh th́ hướng đến những hành giả mà họ đă nh́n thấy sự điên rồ của ṿng đau khổ lặp đi lặp lại này, và t́m kiếm sự giải thoát khỏi nó. Đây là con đường của Bích Chi Phật Pratyeka Buddha. Con đường giải thoát cá nhân khỏi luân hồi, khỏi cảnh giới đau khổ, là con đường trung đạo. (Bích Chi Phật, nhờ quán sát về thập nhị nhân duyên, giác ngộ lư duyên sinh của vạn pháp mà thành tựu giải thoát nên gọi là Duyên giác, chưa phải Bồ Tát. LND)

Sau đó là tầm nh́n rộng lớn, con đường của những người chọn trở thành giống như Phật, con đường Bồ Tát, Bodhisattva path. “Cầu xin Tôi đạt được giác ngộ v́ lợi ích của tất cả chúng sinh” là Lời nguyện Bồ Tát. Điều này giống như cách Thông Thiên Học, tiếp cận với con đường minh triết.

Trong tài liệu Thông Thiên Học của chúng ta có những lời dạy sâu sắc được các đấng minh triết ban cho nhằm đề cập đến nhiều cấp độ của con người chúng ta. Một số văn bản giáo huấn này rất ngắn. Giống như kinh điển, những văn bản này rất cô đọng, để chúng ta mở rộng nó. Ngay cả với giáo lư Lam Rim cũng có một khối lượng lớn các giáo lư, khoảng 1.000 trang; một bản rút gọn khoảng 200 trang; và một bản cực kỳ ngắn gọn, khoảng 2 trang. Nhưng mỗi phiên bản đều kết nối một người nghiên cứu với một hệ thống giáo huấn minh triết.

Với những giáo huấn của Thông Thiên Học, chúng ta có quyển Dưới Chân Thầy, trong đó nói về bốn phẩm hạnh dẫn đến việc nghiêm túc bước vào con đường làm đệ tử: khả năng phân biệt, không ham muốn, hạnh kiểm tốt và t́nh yêu thương nhất như bao trùm. Khi không có tất cả những phẩm hạnh khác, nếu chúng ta trau dồi được khả năng yêu thương chân thật th́ điều đó nó sẽ dọn đường. Chúng ta có quyển Tiếng Nói Vô Thinh, dành riêng cho "số ít" và nhằm mục đích cho một mức độ khai mở sâu hơn.

Kế đến, chúng ta có quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo, với nhiều lời khuyên răn khác nhau. Phần đầu cuốn sách nói về tất cả những thứ chúng ta phải “tiêu diệt”. Nhiều ham muốn khác nhau phải bị loại bỏ trước khi chúng ta tiếp tục. Sau giai đoạn này cuốn sách nói về những điều mà chúng ta phải mong muốn.

“Ham muốn sở hữu hơn tất cả những thứ khác” là một trong số đó, nhưng sách nói rằng chúng là những sở hữu có bản chất bên trong. Nó tương tự như ngôn ngữ và ư tưởng được thể hiện trong “Sơ đồ Thiền” của bà Blavatsky, khi bà nói về “sự thụ đắc” và “sự từ bỏ”.

 Ư tưởng th́ dần dần thoát khỏi sự ràng buộc của thế giới dục vọng, mà ngày càng hướng nội nhiều hơn.

Sách khép lại với phần “t́m kiếm”, chúng ta t́m kiếm điều ǵ - “Hăy t́m ra con đường” - và chúng ta t́m kiếm con đường đó như thế nào.

Ở câu kinh cuối cùng, sau khi đă diệt trừ những ham muốn có hại, nuôi dưỡng những ham muốn đúng đắn và đă t́m kiếm, được con đường, th́ chúng ta bị khuyên dừng lại: “Đừng làm ǵ cả”.

Cụm từ cuối cùng trong cuốn sách là dừng lại và t́m kiếm bông hoa bừng nở sau cơn băo tố.

Một điều phải làm là không ǵ cả, cho đến khi giông băo cuộc đời lay động tận gốc rễ của chúng ta th́ hoa mới nở. Đây là những lời dạy Thông Thiên Học hoàn chỉnh có thể hướng dẫn chúng ta trên con đường từ lúc bước vào con đường đạo cho đến khi giác ngộ, nếu chúng ta có thể kết nối từ những cách diễn đạt vắn tắt này với nguồn gốc của chúng.

Một cái nh́n tóm tắt qua tác phẩm “Những Nấc Thang Vàng” của bà Blavatsky  cũng cho một bức tranh tương tự.

Ở mức độ bề ngoài, nó có thể chỉ là một lời nói về những đức tính thực hành. Bước đầu tiên của những bậc thang này là “một đời sống trong sạch”. Rơ ràng có một cuộc sống trong sạch là một điều tốt, và nếu nó chỉ có nghĩa như vậy th́ đối với nhiều người nó là đủ tốt.

Nhưng chúng ta được khuyến khích nh́n sâu hơn. "Sự trong sạch " nghĩa là ǵ? Có phải là sự kiện chiếc áo sơ mi chúng ta đang mặc không có vết ố hoặc vết bẩn? Có phải sàn nhà của chúng ta không có bụi?

Đó chắc chắn là một khía cạnh của sự sạch sẽ, nhưng c̣n hơn thế nữa không?

Các yếu tố quan trọng hơn là ǵ?

Có những bộ quần áo khác mà chúng ta mặc và nơi chúng ta ở - nhân cách - cũng có thể trở nên ô uế. Có lẽ câu kinh đó đang chỉ cho chúng ta nghĩ theo hướng này. Những suy nghĩ và trạng thái cảm xúc nào mà chúng ta nuôi dưỡng và cho phép ḿnh đắm ch́m trong đó vậy?

C̣n về mức độ nào chúng ta hứng thú, say mê với những tường tŕnh tin tức về tất cả những rắc rối khác nhau trên Trái đất? Chúng làm phiền chúng ta đến mức độ nào? Chúng ta cho phép điều ǵ đi vào tâm thức của ḿnh để làm hoen ố hoặc làm sạch nó? Một cuộc sống trong sạch không chỉ là một chuỗi các thói quen.

Bậc thang thứ hai là “tâm trí rộng mở”. Có một tâm trí rộng mở có nghĩa là ǵ? Phẩm chất của sự rộng mở là ǵ? Chúng ta nghĩ ḿnh có một tâm trí - “tâm trí của tôi”, tách biệt và độc lập với tất cả những tâm trí khác. Nhưng khả năng suy nghĩ hoàn toàn bắt nguồn từ một tâm trí đại đồng, hiện diện ở khắp mọi nơi, trong đó có vô số trung tâm nhận thức.

Chúng ta đồng hóa và đ̣i hỏi một góc nhỏ của tâm trí vũ trụ đó và gọi nó là “của tôi”. Đây là bản chất và tính chất của một tâm trí không rộng mở.

Trong Sơ đồ Thiền của bà Blavatsky bắt đầu bằng cách đề cập đến tâm hồn rộng mở. Bà nói rằng điều đầu tiên chúng ta phải làm là nhận thức về sự Hợp nhất. Ít nhất ở cấp độ khái niệm, chúng ta được khuyên nên cố gắng thấu hiểu được ư nghĩa của Hợp nhất, Nhất như, phụ thuộc lẫn nhau, không tách rời. Không có nền tảng này, chúng ta sẽ không tiến tới thiền định đích thực. Sự rộng mở là sự hiểu biết về sự Hợp nhất vượt xa cái trí tuệ đơn thuần.

Chúng ta không cần phải bảo vệ tâm thức của ḿnh khỏi mở rộng, khỏi nhận thức sâu sắc hoặc khỏi những quan điểm trái ngược.

Rộng mở không chỉ là có thể t́m hiểu về tư tưởng của những người cộng sản cùng với những người bảo thủ, hay trả lời những câu hỏi của giới trẻ cũng như những người lớn tuổi và mọc rễ sâu hơn. Rộng mở là thoát khỏi những rào cản để trải nghiệm đưa chúng ta vượt quá những giới hạn mà chúng ta đă chấp nhận và áp đặt lên chính ḿnh.

Nấc thang vàng tiếp theo là “một tâm hồn thanh khiết”. Sự tinh khiết và sạch sẽ dường như tương tự nhau. Trong suy nghĩ thông thường, khi chúng ta làm sạch một thứ ǵ đó đủ sạch, chúng ta có thể gọi nó là “tinh khiết”. Sự tinh khiết có lẽ không liên quan ǵ đến sự sạch sẽ, ngoại trừ việc khi chúng ta trở nên sạch sẽ, chúng ta có thể nhận thức được sự tinh khiết.

Sự tinh khiết thực sự là một trạng thái không bị pha trộn - không bị trộn lẫn. Vàng tinh khiết không có ǵ khác trong nó, và bởi v́ tất cả các yếu tố khác được kết hợp trong những thứ không tinh khiết sẽ làm giảm phẩm chất đặc biệt mà sự tinh khiết bộc lộ.

Ví dụ, với vàng tinh khiết, chúng ta có thể lấy một miếng có kích thước bằng đồng xu và đập nó mỏng đến mức có thể phủ kín sàn của một căn pḥng; với vàng không nguyên chất th́ điều đó là không thể được. Vàng ṛng th́ không bị hoen ố; ḍng điện chạy qua vàng nguyên chất không hề bị gián đoạn.

Trường Minh Triết.

Đây là một vài ư tưởng chưa đầy đủ về những lời giáo huấn mà chúng ta đă được ban cho. Đó là dấu hiệu của sự minh triết tuyệt vời mà các ngài đă tạo ra chúng, chúng được thể hiện theo cách chúng có tiềm năng ở bất kỳ cấp độ nào mà chúng ta tự thấy cho ḿnh.

Dù chúng ta là người mới bắt đầu hay hành giả trưởng thành, những giáo lư này nuôi dưỡng chúng ta theo mức độ nhu cầu của chúng ta. Phần của chúng ta trong quá tŕnh này là nhận thức được rằng minh triết không có giới hạn.

Dù có thể dễ dàng hài ḷng với những mẩu vụn mà chúng ta có thể tiêu hóa vào lúc này, nhưng vai tṛ của chúng ta là phải nâng cao, cố gắng nh́n sâu hơn.

Điều mà chúng ta luôn t́m thấy là khi có điều ǵ đó mở ra bên trong chúng ta, th́ những lời dạy giống hệt đó lại nói với chúng ta theo một cách rất khác nữa; đó là cái đẹp của nó. Đây là một con đường vô tận và chúng ta cũng được hỗ trợ không ngừng trên mọi bước đường đi.


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS