Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

MÔI TRƯỜNG CỞI MỞ CỦA MỤC TIÊU THỨ BA

CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC

(THE OPEN FIELD OF THE THIRD OBJECT)

Tác giả: N. SRI RAM

Được in lại từ Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 12 năm 1964.

 Bản dịch của www.thongthienhoc.com

 

 

MÔI TRƯỜNG CỞI MỞ CỦA MỤC TIÊU THỨ BA

CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC

Mục tiêu thứ ba của Hội là: “Khảo cứu những định luật chưa giải thích rơ trong Thiên nhiên và những quyền năng ẩn tàng trong con người”. Trước hết từ ngữ “chưa được giải thích rơ” trong câu ấy có đúng chăng? Liệu có nên thật sự là “chưa được khám phá” chăng? Từ ngữ “chưa được giải thích rơ” hàm ư rằng ta đă nhận diện được những định luật này rồi. Ta nhận thức được sự tồn tại của chúng nhưng chưa giải thích được chúng bởi v́ chúng có một vài điều lờ mờ hoặc có bản chất phức tạp rắc rối; c̣n từ ngữ “chưa được khám phá” chỉ có nghĩa giả định rằng hiện nay có những định luật mà ta chưa biết.

Môi trường của Mục tiêu thứ ba gợi ư một môi trường rộng mở để cho ta thám hiểm và ta có thể quan niệm là nó bao gồm mọi thứ không quen thuộc hoặc dường như là phép lạ, chẳng hạn như những hiện tượng lạ mà bà Blavatsky thi triển trong lúc sinh thời. Trong tác phẩm đầu tiên Vén Màn Bí Mật Nữ Thần Isis, bà xếp vào đó một lănh vực lớn bao trùm hầu như mọi thứ không thể giải thích được vào lúc ấy và thiếu mức b́nh thường: đủ thứ thần nhăn, tùy ư bỏ xác rồi du hành tới khoảng cách xa, những thành tích về khinh thân, trắc tâm, giải mă được những điều bí mật của quá khứ, giao tiếp với người chết và những thực thể khác không mang xác phàm, hiện h́nh, để cho vật chất đi xuyên qua vật chất v.v. . . Có lẽ ta bao gồm trong những việc nghiên cứu ấy ngay cả cơ sở lư luận của khoa chiêm tinh học, không phải là thuật chiêm tinh hoặc thực hành khoa chiêm tinh, mà nói cho đúng hơn là toàn bộ lư thuyết làm nền tảng cho ư nghĩa của các cung hoàng đạo và các hành tinh, vị trí và mối quan hệ của chúng, việc gán cho chúng một số ảnh hưởng đối với cuộc đời ta và những diễn biến xảy ra. Mọi điều đó vượt ngoài tầm điều mà ta có thể tự ḿnh trực tiếp nh́n thấy; nhưng trong khi đây có thể là một đề tài nghiên cứu thú vị th́ tôi thiết tưởng thật ra nó không thể được xếp vào việc Thông Thiên Học mô tả là Minh triết Thiêng liêng. Ta không được lẫn lộn tri thức (ngay cả về khía cạnh huyền bí của Thiên nhiên) với Minh triết vốn bắt nguồn từ những chiều sâu thẳm của một một bản chất nào đó nơi chính chúng ta. Chắc chắn là thú vị và hữu ích khi biết cách làm đảo ngược lại lực hấp dẫn. Dường như có các nhà khoa học ở cả Mỹ lẫn Nga đều đang làm việc về chính vấn đề này. Nhưng ngay cả khi người ta t́m ra bí mật ấy th́ nó cũng không nhất thiết khiến cho y minh triết theo đúng nghĩa chân thực nào.

Mặc dù Mục tiêu thứ ba nói tới những định luật và quyền năng, nhưng ta phải mô tả nhiều công tŕnh được thực hiện nhờ vào những quyền năng này. Chẳng hạn như kho tài liệu liên quan tới các cơi trung giới và trí tuệ, thể phách, các luân xa v.v. . . đọc giống như mô tả một cơi phi thường nào đấy cùng với những hoạt động diễn ra ở đó.

Đôi khi người ta bảo rằng ngày nay ta không chú ư nhiều đến Mục tiêu thứ ba, nhưng ta phải vỡ lẽ ra rằng muốn khảo cứu như vậy th́ đ̣i hỏi thiên hạ phải được rèn luyện để được đảm đương việc đó. Thế mà sự thông thạo của họ và những khám phá của họ không dễ ǵ chứng minh cho người khác được. V́ vậy, bao giờ cũng có chỗ cho người ta nghi ngờ và dị nghị. Một người có thần thông hoặc có thần nhăn có thể bảo rằng “tôi thấy việc này, việc kia”, nhưng y có thể chỉ thấy những phóng chiếu của điều đă có sẵn trong tiềm thức của chính y, tạo ra những h́nh tư tưởng từ các ư tưởng của chính ḿnh rồi h́nh dung chúng ra. Chỉ những người được rèn luyện cần thiết và có những quan năng thiết yếu mới có thể đảm đương việc khảo cứu theo đúng nghĩa, phân biệt với việc chỉ nghiên cứu những điều mà người khác nói về đề tài này. C̣n về phần những người thấu thị hoặc những người khảo cứu tinh thông ở nhiều mức khác nhau, họ có nói điều ǵ th́ chúng ta cũng không có khả năng kiểm chứng, ta phải phán đoán chúng theo lư trí và sự hiểu biết của riêng ḿnh. V́ vậy, công việc là Mục tiêu thứ ba, theo nghĩa khảo cứu điều chưa được giải thích và c̣n ẩn tàng, chỉ có thể được đảm đương bời những cá nhân dựa trên trách nhiệm của chính họ hoặc đôi khi do một toán, chứ không phải do Hội xét chung. Huynh C. W. Leadbeater hoặc ngay cả bà Blavatsky cũng không được ủy quyền chính thức để đảm đương bất cứ nhiệm vụ nào như thế; họ đảm nhiệm bất cứ điều ǵ ḿnh làm theo đường lối tự nguyện và công bố những kết quả nghiên cứu của ḿnh v́ lợi ích của mọi người.

Dĩ nhiên ta có thể thuyết giải Mục tiêu thứ ba là bao gồm những hoạt động chẳng hạn như do Hội Khảo cứu Thông linh tiến hành. Nhưng dường như Hội Thông Thiên Học không có ư định bắt chước công việc của một đoàn thể như thế, cũng giống như bắt chước các hoạt động của các nhà khoa học, mặc dù hoạt động của các nhà khoa học cũng chẳng dính dáng ǵ tới sự thật hoặc các khía cạnh của sự thật. Tôi thiết tưởng chúng ta cũng chẳng minh triết khi chính thức khai trương các lớp dạy Yoga để khơi dậy Kundalini, kích thích các luân xa hoặc làm bất cứ điều ǵ thuộc cái loại có thể gây tai hại nhiều cho những người hữu quan, mặc dù có những người nghĩ rằng đây là những điều mà chúng ta nên làm. Với vai tṛ là một Hội, ta không có việc phải dấn thân vào những hoạt động thuộc bản chất thần linh học, cho dẫu nhờ đó ta có thể thu được một số kết quả tốt đẹp.

Nếu mục đích cốt lơi của Hội là nhân ái và tinh thần th́ ta phải kiên định với mục tiêu ấy chứ không gây ra sự lẫn lộn trong tâm trí thiên hạ về tính linh và thần thông. Ta phải cẩn thận không được gán cho Hội một tính cách không thuộc về nó, đồng nhất nó với việc theo đuổi thần thông thuộc đủ loại.

Ở Đông phương, nhất là ở Ấn độ, các bậc đại đạo sư coi việc có thần thông nói chung là một của nợ hơn là một vốn quí trên con đường tiến bộ tinh thần. Việc đó ra sao đi chăng nữa th́ tùy thuộc rất nhiều vào người có thần thông và cách thức y sử dụng thần thông, y thuộc loại người nào và có động cơ thúc đẩy ra sao. Trong bất cứ trường hợp nào việc mưu t́m thần thông thường có động cơ thúc đẩy hướng về điều giật gân ngay cả khi không thực sự ích kỷ, điều đó khiến cho người ta lơ đễnh đối với việc phát hiện sự thật về chính ḿnh, tức là tự tri. Cố nhiên ta có thể xem xét và bàn luận điều mà một cá nhân nêu ra do dùng thần thông và mọi người quan tâm đều có thể tham gia vào việc bàn luận ấy. Nói cách khác, với vai tṛ là một Hội, ta chỉ có thể khảo cứu ở mức độ trí thức, nghĩa là nghiên cứu và bàn luận; có nhiều Chi bộ đă dấn thân vào công việc ấy. Cái loại nghiên cứu này quả thật là mở rộng phạm vi quan sát và suy nghĩ của khoa học và triết học.

 

Nó đă Tăng trưởng và Thay đổi như thế nào?

Ở đây tôi xin nêu ra đủ thứ phiên bản mà chúng ta đă có trong quá khứ về Mục tiêu thứ ba này, v́ chúng soi sáng cho tư tưởng của những người lănh đạo Hội khi triển khai Mục tiêu thứ ba. Nó ắt cung cấp cho ta một chút sự minh giải về điều thực sự xảy ra đằng sau cách diễn tả hiện nay. Khi Hội khai trương năm 1875, điều lệ Hội chỉ đề cập tới Mục tiêu duy nhất như sau: “Các Mục tiêu của Hội là thu thập và truyền bá kiến thức về những định luật chi phối vũ trụ”. Tuyệt nhiên không đề cập tới T́nh Huynh Đệ; theo tài liệu ghi chép lại th́ ư tưởng T́nh Huynh Đệ xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử Hội vào năm 1878. Đại tá Olcott là Hội trưởng Sáng lập có ghi lại sự kiện thoạt đầu người ta không nghĩ tới T́nh Huynh Đệ. Thật vậy, toàn bộ vấn đề liệu T́nh Huynh Đệ hay Huyền bí học theo nghĩa b́nh thường nên là Mục tiêu sơ phát của Hội, đây là vấn đề được bàn căi rộng răi giữa các Chơn sư và những người nhận thư tín, nghĩa là ông Sinnett và ông Hume. Vào năm 1878, các hoạt động bắt đầu ở Anh với việc tạo lập một đoàn thể tên là Hội Thông Thiên Học Anh quốc và Hội ấy cho phát hành một thông tư trong đó nêu rơ Hội Thông Thiên Học Anh được thành lập “với mục đích phát hiện bản chất và quyền năng của Tinh thần và linh hồn của con người qua việc khảo cứu và thực nghiệm” – đây là một công tŕnh đầy tham vọng mà xét theo biểu kiến người ta đă chọn mà không có một ư niệm rơ rệt nào về nội hàm của nó. Vào tháng hai năm 1880, Đại hội đồng của Hội nêu ra một vài Mục tiêu tương ứng với Mục tiêu thứ ba hiện nay, nội dung như sau:

Một là “giữ cho linh hoạt các trực giác tinh thần nơi con người”. Người ta không nêu rơ làm cách nào để toan tính thực hiện việc ấy.

Hai là “chống đối và hóa giải sự ngu tín dưới bất cứ dạng nào cho dù đó là tệ nạn bè phái thiếu khoan dung trong tôn giáo hoặc tin vào phép lạ hay bất cứ điều ǵ mang tính cách siêu nhiên. Việc nêu trên được thực hiện sau khi đă khảo cứu đúng mức và chứng minh được tính phi lư của tính ngu tín.

Ba là “t́m cách có được sự hiểu biết về mọi định luật Thiên nhiên và góp phần truyền bá nó; nhất là khuyến khích nghiên cứu những định luật này mà con người hiện đại vốn hiểu biết ít nhất cho nên gọi đó là Khoa học Huyền bí”.

Tôi cũng chẳng biết liệu cụm từ “tất cả” được diễn tả cố ư hay bởi v́ tất cả chúng ta đều có khuynh hướng nói một cách thiếu định tính vượt mức ta thực sự ngụ ư.

Vào năm 1883 cũng như năm 1884, nhiều Chi bộ chọn theo những mục tiêu này thích hợp với những ư tưởng và sự tăng trưởng của ḿnh. Xét theo biểu kiến th́ họ có thể làm như vậy, bởi v́ Hội quốc tế chưa được tổ chức đúng mức để dẫn dắt họ, hoặc vào lúc đó chưa có những mục đích được ấn định và được đồng thuận nói chung. Chẳng hạn như có Hội Thông Thiên Học Hi mă lạp sơn vốn tự coi ḿnh là một đoàn thể khá cao siêu. Nó bao gồm ông A. P. Sinnett và ông A. O. Hume với mục tiêu được phát biểu như sau: Một là “T́nh Huynh Đệ đại đồng”; xét theo biểu kiến điều này được nêu ra để nhượng bộ các Chơn sư cứ khăng khăng đ̣i hỏi mục đích sơ phát là Tinh Huynh Đệ. Hai là “Hiệp nhất Chơn thần cá thể với Đấng Vô Cực và Tuyệt Đối”; đây là một mục đích khá đáng khen nhưng khiến ta đâm ra nghi ngờ liệu những người phát biểu như vậy có ư niệm ǵ chăng về bản chất thật của điều được tiếp điển. Ba là – điều này nghe ra hầu như tầm thường sau khi đă có mục đích thứ nh́ rất vĩ đại – “nghiên cứu những bí nhiệm ẩn tàng trong Thiên nhiên và phát triển các thần thông tiềm tàng nơi con người”.

Chi bộ Luân đôn – vốn là một đoàn thể rất quan trọng và rất tích cực vào thời kỳ đầu của Hội khi ông Sinnett liên kết với Chi bộ - minh định Mục tieu thứ ba như sau: “Khảo cứu bản chất của hiện tồn ngỏ hầu thấu hiểu và thực chứng được những tiềm năng cao siêu của con người và làm sống lại việc nghiên cứu khoa học huyền bí  và triết học bí truyền”. Việc bao gồm cụm từ “bản chất của hiện tồn” dường như là chỉ dẫn cho thấy trong nhiều nhóm khác nhau vào lúc đó có sự mơ hồ về điều cần được khảo cứu. Ta cũng có thể nhận thấy sự phân biệt khoa học huyền bí với triết học huyền bí, hoặc có lẽ người ta dùng những cụm từ này để nhằm nói tới hai khía cạnh khác nhau của cùng một công việc.

Trong Báo cáo Thường niên năm 1885, mười năm sau khi thành lập Hội, người ta xác định Mục tiêu thứ ba như sau: “Mục tiêu thứ Ba mà một bộ phận hội viên Thông Thiên Học theo đuổi, đó là khảo cứu những định luật chưa được giải thích của Thiên nhiên và thần thông của con người”. Mục tiêu thứ Nhất rất giống như hiện nay, nhưng Mục tiêu thứ Nh́ thay v́ nói tới đối chiếu tôn giáo, triết học và khoa học th́ lại nói tới “các triết lư và tôn giáo của dân Aryan và những dân tộc Á đông khác”. Măi tới năm 1890 ta mới thấy Mục tiêu thứ Ba được rút gọn gần giống như dạng hiện nay: “Khảo cứu những định luật chưa được giải thích của Thiên nhiên và những thần thông tiềm tàng nơi con người”. Về sau người ta bỏ đi từ “thần thông” và Mục tiêu được tŕnh bày như dưới dạng hiện nay: “Khảo cứu những định luật chưa được giải thích của Thiên nhiên và những quyền năng tiềm tàng nơi con người”. Trong tác phẩm Kim chỉ nam của Hội Thông Thiên Học, ông Jinarajadasa có b́nh luận như sau về đủ thứ phiên bản nêu trên: “Đó chỉ là h́nh thức bên ngoài vốn phải được diễn tả thỏa đáng qua đủ thứ sự thay đổi”.

Trong Ch́a khóa Thông Thiên Học, bà Blavatsky có phân biệt rơ ràng giữa nhà Thông Thiên Học và nhà Huyền bí học. Bà bảo rằng “nhà huyền bí học quan tâm tới những qui tŕnh ẩn tàng trong Thiên nhiên, mănh lực bí mật của mọi sự vật trong Thiên nhiên”. Trong một bài báo mang tựa đề “Sự Tiến bộ gần đây về Thông Thiên Học” – xét theo biểu kiến th́ bài này cũng được viết vào khoảng thời gian đó – bà giải thích: “Mục tiêu thứ Ba mà một bộ phận hội viên Thông Thiên Học theo đuổi đó là khảo cứu những định luật chưa được giải thích trong Thiên nhiên và bản chất thông linh của con người. Có hai mục tiêu tổng quát và một mục tiêu hạn chế đáng chú ư. Chỉ một bộ phận hội viên quan tâm tới những tính chất huyền bí của vật chất và thần thông của con người”. Tôi chẳng biết hiện nay có hội viên nào quan tâm tới các tính chất huyền bí của vật chất hay chăng. Bà c̣n viết thêm “Hội xét chung không quan tâm tới ngành nghiên cứu này và tự nhiên là trong số một vạn người th́ ta chỉ có cơ may gặp một số rất ít người có đủ thời giờ, thị hiếu hoặc năng lực để đảm nhiệm việc nghiên cứu tinh vi và gây bối rối như thế. Chúng tôi thiết tưởng nên tuyên bố đường lối khảo cứu và tự khám phá bản thân này là Mục tiêu thứ Ba trong ba mục tiêu của chúng tôi. Người ta đă viết ra những quyển sách về triết học thần bí thời nay và thời xưa dành cho những ai quan tâm tới nó và mọi người điều tra vốn có thể tiếp cận được các tác phẩm đó để được chúng khích lệ”.

Theo những ǵ tôi vừa trích dẫn th́ ta nhận thấy rằng bà không coi các tác phẩm triết lư thần bí trong quá khứ là lỗi thời so với những tác phẩm sau này. Có người nghĩ rằng cái ta gọi là kho tài liệu Thông Thiên Học đă hoàn toàn thay thế cho mọi tác phẩm trước kia mà đôi khi ta gọi là “Thông Thiên Học lịch sử”. Cũng vậy, bà bao gồm việc “khám phá bản thân” trong phạm vi của Mục tiêu thứ Ba. Đây là công tŕnh mà mọi người có thể dấn thân vào đó.

 

Các tiêu chuẩn Chân lư

Ở đây tôi muốn xét tới việc nghiên cứu Huyền bí học th́ cần phải có cái loại tâm trí nào. Để đặc biệt nghiên cứu Huyền bí học cũng như nghiên cứu bất cứ khía cạnh chân lư nào, th́ ta cũng phải có một tâm trí trung thực theo nghĩa nghiêm xác nhất, nghĩa là cái trí không được ngụy biện, không lờ đi sự thật không thích hợp với ḿnh, không coi trọng bất cứ ư tưởng nào mang lại quyền lợi thiết thực cho ḿnh, không tự lừa gạt ḿnh và không phóng chiếu ra những khái niệm dễ chịu đối với ḿnh. Tôi chẳng biết có ai trong chúng ta có được một tâm trí như vậy chăng, nhưng đối với tôi hoàn toàn rơ rệt rằng trước khi ta có thể nghiên cứu Huyền bí học với đầy tâm huyết và đạt được thành công th́ ta phải có cái loại tâm trí ấy. Nếu một người bị chế định theo một số đường lối nào đó th́ bất cứ ư niệm nào mà y phóng chiếu ra đều rất có thể tham gia vào sự chế định ấy.

Ta cũng có thể xét tới vấn đề điều có thể được coi là kiến thức có giá trị mà ta có thể ứng dụng được. Hiển nhiên là điều mà một người nhận thức hoặc trải nghiệm chỉ là một mẩu tin tri thức đối với y thôi, không nhất thiết tuyệt đối chứng minh được sự thật mà y chỉ có thể tưởng tượng rằng nó chỉ đúng đến mức đó thôi. Tôi nh́n thấy một điều ǵ đó trông có vẻ là rắn chắc và màu xanh lục, nhưng bản chất của sự vật thật ra có thể khác với cái mà tôi nh́n thấy. Trong bất cứ trường hợp nào th́ nó cũng có đủ thứ khía cạnh không hiển nhiên đối với tôi. V́ vậy, điều mà tôi nhận thức hoặc trải nghiệm không phải là sự thật tuyệt đối hoặc một trải nghiệm đến với tôi để làm bằng chứng th́ nó vẫn có ư nghĩa của riêng ḿnh. Hai là khi ta ghi nhận một vài sự kiện cùng với các mối tương quan của chúng th́ những suy diễn mà ta rút ra từ nhận thức của ḿnh hiển nhiên chẳng có giá trị trên cùng b́nh diện với các nhận thức ấy. Với vai tṛ là một qui tŕnh tư tưởng th́ nó có thể có giá trị hơn bởi v́ các tiên đề có thể sai trong khi việc lư luận vẫn đúng. Ba là ta có thể tạm thời chấp nhận những phát biểu xuất phát từ cái mà ta có thể coi là các nguồn tin hiểu biết. Về vấn đề này ắt có thắc mắc xét về những vấn đề hữu quan th́ liệu nguồn tin có thật sự hiểu biết chăng. Nếu tôi muốn biết một điều ǵ đó về t́nh h́nh ở Bắc cực, th́ tự nhiên là tôi phải chấp nhận phát biểu của những người đă ở vùng đó trên địa cầu, miễn là tôi coi những người ấy là đáng tin cậy. Cũng giống như thế, rất nhiều hội viên chấp nhận nhiều phát biểu trong thư của các Chơn sư bởi v́ chúng ta có lư do để nghĩ rằng những nguồn tin này là có khả năng hiểu biết cao đối với những vấn đề hữu quan. Ngoài mọi điều nêu trên ra cũng thật là chính đáng khi ta tha hồ - nếu đây là từ thích hợp – dựng nên một giả thuyết giải thích những điều phù hợp với các sự kiện và minh giải được các sự kiện. Trong Khoa học hiện đại người ta thường dựng nên các giả thuyết, các thuyết, các chương tŕnh rồi sau đó mới cải chính. Khi ta cân nhắc một thuyết th́ trong tâm trí của chính ḿnh, ta không được đặt nó ngang hàng với sự thật tuyệt đối. Nó giải thích được một số sự kiện cho nên tôi thấy dường như cân nhắc nó dựa trên cơ sở ấy là hoàn toàn chính đáng, có điều nó không được hạn chế việc ta tự do tiến tới một sự thật tuyệt đối hoặc rộng lớn hơn.

Thế rồi người ta có thể nói thêm rằng có điều mà ta gọi là trực giác, một thuật ngữ đă được thấu hiểu nhiều. Trực giác chân thực hoặc là một nhận thức không bị méo mó xuất phát từ tâm thức tổng thể hay là do tâm thức tổng thể sáng tạo ra. Việc bao gồm trực giác là một dạng tri thức đối với tôi có vẻ là hợp khoa học. Việc này tùy thuộc chuyện ta ngụ ư ǵ qua thuật ngữ đó. Trước khi quan năng trực giác chân thực có thể bước vào tác động th́ phải có việc ngừng suy tư ao ước và tâm trí phải bị tẩy sạch khỏi những ư tưởng tiên kiến. Cũng giống như trong sinh hoạt trên cơi trần, ta phải có sự điều độ chừng mực; cũng vậy, trong suy tư ta phải có sự khắc khổ chứ không lệch lạc đi vào những con đường dễ chịu. Khi ta tưởng tượng bởi v́ ta thích tưởng tượng, chạy theo đủ thứ hoang tưởng th́ nó trở thành một loại buông thả; nhưng muốn đến với sự thật th́ ta phải có cái phẩm chất khắc khổ vốn quét sạch khuynh hướng rớt vào điều nhất thời dễ chịu và thoải mái.

 

Định luật về các phạm trù khác nhau

 

Các định luật trong thiên nhiên có thể thuộc nhiều lớp khác nhau. Trước hết có những định luật về đủ mọi cấp vật chất, cho dù chúng thuộc loại được các giác quan của ta nhận biết hay là chúng tồn tại vượt ngoài tầm hạn hẹp này. Rồi đến những định luật thuộc về bản chất của sự sống, các đặc trưng, tác động và sự tiến hóa của nó. Thế rồi lại có những định luật về tâm trí, tâm lư và tâm thần. Ngoài ra tôi c̣n muốn nêu lên những định luật về sự hài ḥa vốn là trọn cả một ngành với toàn bộ đề tài này, bao gồm trực giác về sự hài ḥa và bất ḥa trong nhiều địa hạt khác nhau. Khi lắng nghe âm nhạc, bạn tự nhủ: “Hay quá! Thật là hài ḥa”. Làm cách nào mà bạn xác lập được sự hài ḥa để cho chính ḿnh được thỏa măn? Không có một cách thức cụ thể nào để chứng minh cho người khác thấy sự hài ḥa mà bạn trải nghiệm. Chính nhờ vào nhận thức trực giác mà người ta biết hoặc cảm nhận được sự hài ḥa trong các âm thanh, màu sắc hoặc sự vận động của bất cứ thứ nào khác nữa. Tôi cũng xin nói thêm là có một điều chẳng hạn như các định luật về bản thể nội tâm, tức Tinh thần của chính ta. Điều này nghe ra có vẻ thần bí và mơ hồ. Bây giờ tôi xin giải thích tôi ngụ ư ǵ. Có thể có những định luật khi tác động ắt bao gồm nhiều mức hiện tồn khác nhau, chẳng hạn như định luật Nhân quả, vốn xét theo một khía cạnh th́ mang tính máy móc và bất biến, thế nhưng xét theo khía cạnh khác th́ nó mang tính đạo đức và bao hàm khái niệm công bằng. Bằng cách nào đó, hai khía cạnh này được phối kết thành Nhân quả theo như ta hiểu.

Tôi có nói tới định luật về Tinh thần. Ta có thể thắc mắc: “Chẳng phải bản chất và tác động của Tinh thần đă được đồng nhất hóa hoàn toàn với tự do đấy ư? Liệu ta có thể nói tới định luật khi đề cập tới tự do? Nhưng ta hăy cứu xét sự kiện này: Tác động của nguyên lư Tinh thần nội tại nhất bao giờ cũng sinh ra một sự sáng tạo toàn bích; và điều toàn bích hoặc được kiến tạo toàn bích luôn luôn thể hiện một định luật. Chẳng hạn như có một bản hợp âm âm nhạc toàn bích hay là một cái b́nh được định h́nh toàn bích. Nghệ sĩ chỉ cần nh́n vào h́nh dạng của cái b́nh hoặc lắng nghe âm nhạc là đă bảo được rằng nó toàn bích. Cũng chính cái óc nghệ sĩ ấy đă khiến cho nó bước vào tồn tại. Nhưng nếu bằng một loại tâm trí khác, ta khảo sát cấu tạo của cái b́nh hoặc sự phối âm của âm nhạc th́ ắt ta t́m thấy một vài định luật cụ thể được thể hiện trong kết cấu. Không cần phải trải qua một qui tŕnh tư tưởng, nghệ sĩ đă thể hiện được một dạng định luật qua sự sáng tạo mà ḿnh tạo ra và định luật được thể hiện ấy luôn luôn là luật hài ḥa. Đó là một định luật mà ta không nghĩ ra được. V́ vậy ta có thể nói tới một sự sáng tạo của tinh thần vốn tuân theo định luật bản thể của nó.

Đâu đâu trong Thiên nhiên cũng có các định luật, nhưng lại có sự tự do; Thiên nhiên – kể cả con người – là sự pha trộn của Tinh thần và Vật chất. Hoặc nếu dùng từ Bắc phạn xúc tích ư nghĩa th́ đó là Purusha Prakriti. Prakriti là điều bước vào hiện tồn qua một qui tŕnh, c̣n Purusha vốn nhất như, không biến dị một cách vĩnh hằng; đó là năng lượng luôn luôn tồn tại, nhưng định kỳ lại cấp điện cho gốc rễ vật chất. Atman, tức nguyên khí tinh thần đại đồng vũ trụ, vốn là cơ sở của năng lượng ấy hiện diện ở khắp mọi nơi, nó ở mọi điểm và mọi biểu lộ của nó đều có một khía cạnh vĩnh hằng. Biểu lộ này bị hạn chế bởi v́ muốn biểu lộ ra th́ Atman, tức điểm linh quang của Thượng Đế phải được hiện thân trong lớp vỏ nào đấy, cho nên tác động, ánh sáng của nó bị hạn chế và bị lớp vỏ ấy làm vỡ vụn ra. Ta có thể tŕnh bày biểu tượng điều có bản chất vĩnh hằng là một ṿng tṛn, cho dù lớn hay nhỏ. Nhưng ṿng tṛn ấy phải được cầu phương trong nội bộ sự hạn chế của hiện thể vật chất. Mọi sự việc trong Thiên nhiên đều như thế. Có lẽ đủ thứ h́nh khối Platon thật sự là những giai đoạn trong sự sấp xỉ h́nh cầu vốn là một dạng h́nh tṛn và nghe đâu là h́nh kỷ hà toàn bích.

 

Các quyền năng liên quan tới trạng thái hiện tồn

 

Bây giờ ta hăy xét tới các quyền năng tiềm tàng nơi con người. Nếu chúng thật sự tiềm tàng th́ làm sao mà ta khảo cứu hoặc quan sát chúng được? Ta không thể khảo cứu điều mà ta không thể quan sát, mà tuyệt nhiên ta không đụng chạm tới được. Các quyền năng này bằng cách nào đó phải được đưa ra khỏi trạng thái tiềm tàng trước khi ta có thể nh́n thấy chúng, nghiên cứu hoặc xử trí chúng bằng bất cứ cách nào. Có lẽ ta không nên xét theo nghĩa đen nhiều quá mà chỉ hiểu các cụm từ này theo nghĩa tổng quát thôi. Các quyền năng tiềm tàng nơi con người vốn tiềm tàng trong Thiên nhiên và tồn tại dưới dạng một trong những sự sấp xỉ của Thực tại Tố hậu, Tinh thần sâu kín nhất. Ở mỗi mức đều có một sự sấp xỉ vốn là một mức hiện tồn nào đấy. Nói chung ta có thể phân chia các bản chất này thành ra thông linh và tinh thần.

Ta có thể coi cấu tạo của con người bao gồm một cái đáy và một cái đỉnh; đỉnh là một điểm không có kích thước mà ta có thể coi như biểu diễn tâm thức, cho đến nay chưa bị qui tŕnh thời gian nào đụng tới, trong cái giây khắc không ai nắm bắt được đó, nghĩa là hiện tại vốn phân chia quá khứ với tương lai. Có những mức hoặc các b́nh diện trung gian của đáy và đỉnh. Khi có mối quan hệ trực tiếp giữa đỉnh (nghĩa là điểm không có kích thước hoặc chiều đo) và đáy (mà ta có thể coi là nền tảng của vạn vật tức Akasha) th́ mối quan hệ ấy mang tính tinh thần. Nhưng khi mối quan hệ là với một trong các mức trung gian th́ nó có thể là tinh thần hoặc thông linh tùy theo trường hợp. Có những quyền năng thích hợp với mỗi lớp hiện tồn.

Điều này được H. P. Blavatsky nêu ra một cách nổi bật trong một bài viết về sự tiến bộ tinh thần, trong đó bà nhắc tới thần thông và công việc của Hội Thông Thiên Học. Bà nêu rơ rằng để trở thành một Chơn sư có các quyền năng mầu nhiệm th́ người ta phải trở thành “một con người mới, toàn bích về mọi mặt hơn mức hiện nay, và nếu thành công th́ năng lực và quan năng của y sẽ được gia tăng nhanh chóng tương ứng về tầm mức và sức mạnh, cũng giống như trong thế giới hữu h́nh ta thấy rằng mỗi giai đoạn trong qui tŕnh tiến hóa đều được đánh giá bởi sự gia tăng năng lực. Chính v́ thế mà bậc Chơn sư được phú cho các quyền năng mầu nhiệm như người ta thường miêu tả, nhưng điều cốt lơi mà ta cần phải nhớ đó là các quyền năng này tự nhiên đi kèm theo sự tồn tại trên b́nh diện thông thường của con người”.

Thiên hạ thường nghĩ tới việc trau dồi quyền năng này hay quyền năng khác, họ muốn tác động lên tùng thần kinh thái dương hoặc một trung tâm lực nào khác trong hạ thể, nhưng cách thức lại khác hẳn. Cái gọi là quyền năng thật sự là thành quả của cái cây sống động vốn chính là con người. H. P. B. nói thêm:

“Người ta đă sáng lập Hội không phải để dạy những con đường mới mẻ hoặc là dễ dàng nhằm có được các ‘quyền năng’; sứ mạng duy nhất của Hội chỉ là thắp lên trở lại ngọn đuốc chân lư, nó bị tắt ngúm quá lâu đối với mọi người ngoại trừ chỉ một số rất ít, và sứ mạng ấy là giữ cho chân lư ấy sống động bằng cách tạo lập một mối quan hệ huynh đệ trong nhân loại vốn là mảnh đất duy nhất mà hạt giống tốt có thể được gieo trồng trong đó.

“Về vấn đề này chúng tôi xin cảnh báo mọi hội viên cũng như những người khác đang mưu cầu tri thức tinh thần là hăy đề pḥng những người rêu rao dạy cho người khác những phương pháp dễ dàng để đạt được thần thông; quả thật thần thông tương đối dễ đạt được bằng những phương tiện nhân tạo nhưng nó mờ nhạt đi ngay khi kích thích thần kinh đă cạn kiệt. Thuật thấu thị chân chính và quả vị cao đồ chân chính luôn luôn có kèm theo sự phát triển thần thông đúng thực mà một khi người ta đạt được rồi th́ chẳng bao giờ bị mất đi”.

Trong Thư của các Chơn sư có một số phát biểu liên quan tới những bí mật của huyền bí học áp dụng cho các loại thần thông cao cấp. Vào lúc ấy, những người liên lạc thư tín với các Chơn sư phàn nàn rằng các Chơn sư có vẻ miễn cưỡng đưa ra những sự kiện mà ḿnh biết. Thế rồi Chơn sư trả lời rằng:

“Sự thật là chừng nào kẻ sơ cơ c̣n chưa đạt tới điều kiện cần thiết để có được mức độ giác ngộ mà y có quyền và thích hợp để có được, th́ hầu hết nếu không phải là mọi điều bí mật đều không thể trao truyền được”.

Những bí mật ấy không thể được diễn tả nên lời, thậm chí không thể được truyền bằng bất cứ phương tiện thần giao cách cảm nào, khi tâm trí của người khác chưa sẵn sàng để tiếp nhận những điều bí mật ấy. Nếu chẳng phải như vậy th́ các Chơn sư chỉ việc xuất bản một quyển Sổ tay về thuật mà người ta có thể dạy được trong các trường học. Xét theo biểu kiến đó là quan điểm mà rất nhiều người cần phải cứu xét.

 

Mục tiêu thứ Ba: Tầm cỡ và Giới hạn của nó.

 

Để tổng kết những ǵ mà tôi đă nói th́: Việc nghiên cứu Huyền bí học nói chung th́ có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp. Đó là việc nghiên cứu Thiên nhiên, xét theo toàn thể chứ không chỉ những điều xuất hiện trên bề mặt mà c̣n là những định luật và các qui tŕnh ẩn tàng. Khi người ta tiếp thu nó một cách đầy tâm huyết th́ nó có thể soi sáng một cách kỳ diệu, bởi v́ lúc bấy giờ thay v́ chỉ nh́n thấy khía cạnh hời hợt của các sự vật th́ người ta nh́n xuyên suốt qua nó, thấm nhập vào tâm của sự hiện tồn, thấy được điều ẩn đằng sau bề mặt, mở rộng ra phía sau dáng vẻ bên ngoài. Tất cả chúng ta có thể dấn thân vào việc nghiên cứu ấy nhưng muốn “khảo cứu” những định luật và quyền năng ẩn tàng th́ phải có năng lực cần thiết. Việc phát triển năng lực đó là chuyện cá nhân chứ không phải công việc của Hội, Hội không thể mở các trường để phát triển điều đó. Việc mưu t́m quyền năng thật nguy hiểm v́ nó dựng nên việc tự cho ḿnh là quan trọng, muốn được hưởng thụ và áp chế cho dù đó là quyển năng trong thế giới này hoặc quyền năng thuộc một tính cách khác.

Bất cứ ai tuyên bố ḿnh vận dụng thần thông đúng thực th́ điều đó có thể đáng xem xét và tùy thuộc vào người ấy. Nhưng ta nên xét nó bằng một chút sự phân biện. Khi ta không chấp nhận một phát biểu hoặc bác bỏ nó th́ chỉ cần nh́n vào nó hoặc chiêm ngưỡng nó th́ ta ắt biết được phản ứng của chính ḿnh. Nếu ta hưởng ứng sự thật của nó th́ ta hăy ghi nhận sự kiện ấy. Đây quả thật là thái độ cần thiết để theo đuổi Mục tiêu thứ Ba; đối với nhiều đầu óc th́ Mục tiêu thứ Ba cực kỳ mơ hồ bởi v́ ngừoi ta chưa lọc lựa ra được mọi hàm ư của điều ḿnh tin hoặc từ chối không tin, người ta cũng chẳng có ư niệm rơ rệt nào về việc Huyền bí học là ǵ và liệu ta có thể chấp nhận điều ǵ và không chấp nhận điều ǵ. Ta cần hiểu rơ trong tâm trí ḿnh có những mục đích và theo đuổi việc ǵ cho dù liên quan tới Mục tiêu thứ Ba của Hội hoặc bất cứ thứ nào khác.

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS