Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

MINH TRIẾT CỔ TRUYỀN TRONG ÁO NGHĨA THƯ

(The Ancient Wisdom of Upanishats)

Tác giả Annie Besant

Bốn bài thuyết tŕnh tại Hội nghị Thường niên lần thứ 31

của Hội Thông Thiên Học, ở Adyar, tháng 12 năm 1906.

Bản Dịch của www.thongthienhoc.com

Nhà Xuất bản Thông Thiên Học Benares và Luân đôn năm 1907.

MỤC LỤC

Bài Thuyết tŕnh thứ nhất: Brahman là Tất cả

Bài Thuyết tŕnh thứ nh́:  Ishvara

Bài Thuyết tŕnh thứ ba:  Jīvātmās

     Bài Thuyết tŕnh thứ tư:  Ṿng Sinh tử Luân hồi.

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Chẳng cần nói ǵ nhiều khi đưa tập sách này ra giới thiệu với thế giới. Đó là một toan tính, một toan tính rất khiêm tốn để lấy ra một vài giọt nước từ những giếng cổ truyền của Minh triết Āryan, và hiến dâng chúng để giải khát cho những linh hồn đang mệt mỏi, đang đi qua sa mạc để mưu cầu Chân lư. Áo nghĩa thư là độc nhất vô nhị trong kho tài liệu kinh điển thánh thiện của thế giới. Nó đứng riêng ra là ngọn hải đăng trên đỉnh núi, chỉ ra con người có thể leo cao xiết bao, Ánh sáng của Tự ngă có thể soi sáng nhiều xiết bao thông qua cái lớp vỏ đựng bằng đất sét, Thượng Đế có thể nói chân thật xiết bao thông qua con người. Đối với một người như tôi th́ dường như đó là một giả định phải nói về chúng, phải viết về chúng, thế nhưng có thể nó giúp đỡ cho một số những huynh đệ của tôi ngay cả theo cách này.

Chính tôi đă dịch thuật, nhưng tôi thiết tưởng ta thấy nó là chính xác mặc dù kém vụng về hơn so với những điều đă được dịch thuật, được biết ở phương Tây. Tôi đă dứt khoát không dịch một từ ngữ là tapas. Trong tiếng Anh không có một từ ngữ nào diễn tả được ư nghĩa của nó; người ta đă đưa ra nhiều cách dịch: khổ hạnh, sám hối, hạnh đầu đà, sùng tín - tất cả đều có trong đó nhưng nó có ư nghĩa nhiều hơn tất cả những thứ ấy. Nó có từ nguyên là tap tức là đốt cháy. Nó có nhiệt ở bên trong, có lực đốt cháy thiêu rụi tất cả. Bên trong nó có lửa tư tưởng tức là lửa sáng tạo. Bên trong nó có lửa ham muốn, lửa đốt ngấu nghiến. Ta có thể định nghĩa nó là “một hoạt động thể chất, kiên cường, bền bĩ, được kiểm soát nghiêm nhặt và được điều khiển bởi ư chí để đi tới một cứu cánh đă định và được tư tưởng tập trung khống chế. Nhờ tapas Brahmā đă sáng tạo ra các thế giới; nhờ tapas Vishnu đă có được địa vị cao siêu, nhờ tapa Mahādeva trở thành đấng Jagat Guru. Nhờ tapas mọi đấng Rishi đă có được những quyền năng siêu nhân và giành được những lợi ích từ bàn tay của ngay cả Chư thiên không sẵn ḷng. Do đó tôi đă giữ cho từ ngữ này ở nguyên dạng và nó dần dần sẽ trở thành một bộ phận của kho từ vựng Thông Thiên Học cũng giống như karmadharma đă như thế rồi.

Như vậy, xin mong sao quyển sách nhỏ này sẽ tiến hành sứ mệnh của ḿnh và thu hút được một số người để nghiên cứu về cội nguồn của nó.

 

ANNIE BESANT

Benares, năm 1907

BÀI THUYẾT TR̀NH THỨ NHẤT

 

BRAHMAN LÀ TẤT CẢ

 

Thưa các Huynh đệ:

Hôm nay tôi không thể bắt đầu diễn thuyết vào cuộc Đại hội đầu tiên mà tôi đă từng bắt đầu, đưa ra bài diễn thuyết mà không có vị Hội trưởng Sáng lập thân thương ở bên cạnh ḿnh. Tôi không thể bắt đầu mà không gởi tới cho căn pḥng chữa bệnh của ông một thông điệp yêu thương, một thông điệp đồng cảm kính cẩn đối với người phục vụ trung thành nhất và trung kiên nhất của các Chơn sư Thánh thiện; trong ṿng 31 năm, ông đă mang ngọn cờ của Hội mà không nao núng, bất chấp mọi khó khăn, mọi rắc rối về những người bạn đă phản bội, về những kẻ thù đă đả kích, nhưng ông chẳng bao giờ nao núng, chằng bao giờ bị dao động, chẳng bao giờ lay chuyển được ḷng trung thành của ông đối với các Chơn sư. Và do đó mong sao các Chơn sư sẽ ở với ông, mong sao các Chơn sư sẽ tiếp dẫn ông khi ông rời bỏ chúng ta bước vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Năm vừa qua tôi có nói chuyện với các bạn về Chí Tôn Ca, là quyển sách giáo khoa của các tín đồ trên thế giới. Năm nay tôi xin cố gắng nói chuyện với các bạn về tinh túy của Áo nghĩa thư, sách giáo khoa của đạo sĩ Jñāna. Những quyển sách này là một bộ phận kỳ diệu nhất của kinh Phệ đà mầu nhiệm, những quyển sách này có chứa đựng Vedānta, là cứu cánh, là mục đích của kinh Veda; những điều này chúng ta cần phải nghiên cứu chỉ trong ṿng có vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Những quyển sách ấy nói cho ta biết về Brahman tức là Thượng Đế của Vũ trụ, của Con người: bản chất của Thượng Đế, bản chất của Vũ trụ, bản chất của Con người; và chúng coi những Chân lư vĩ đại căn bản này theo một ư nghĩa trừu tượng triết học và siêu h́nh nhất. Chúng chỉ giáng xuống vào phần cụ thể để tŕnh bày một số minh họa nào đó, một số ẩn dụ tương tự nào đó, một điều ǵ đó để làm minh giải hơn việc tŕnh bày những tư tưởng mà ta không nắm bắt được, và có thể bị thất tung do phạm vi của chúng có tầm mức quá rộng lớn về nội hàm, cho nên những từ ngữ ấy được tŕnh bày không thể nói lên hết cái tinh túy cốt lơi của Brahma Vidya, tức là Minh triết Thiêng liêng, tức Thông Thiên Học. Tôi xin nói trong mức độ mà từ ngữ có thể tŕnh bày, bởi v́ ngay cả thông qua Áo nghĩa thư th́ chúng ta cũng chỉ có thể tŕnh bày Brahma-Vidyā dưới dạng tŕnh bày trí thức. Từ ngữ không thể làm được điều ǵ hơn nữa. Brahma-Vidyā chân thực là tri thức về Tự ngă, th́ không phải là vấn đề về từ ngữ, không phải là vấn đề về giáo huấn. Điều đó không thể được một bậc Đạo sư thánh thiện nhất ban cho một đệ tử có khả năng ưu tú nhất. Nó không thể được truyền thụ từ miệng này sang tai kia, từ trí này sang trí nọ, thậm chí từ Tự ngă này sang Tự ngă kia. Ta có thể tŕnh bày những cuộc khai tâm khác về đường lối rực rỡ của minh triết, những sự khai tâm hầu như không thể tin được về sự đẹp đẽ; nhưng cái sự khai tâm tối cao nhất về tri thức của Tự ngă ắt phải được mỗi Tự ngă thực hiện cho riêng ḿnh, khi đă sẵn sàng gợi mở ra vào trong sự viên dung của Thiên tính của chính ḿnh. Không ai khác nữa có thể tŕnh bày nó; không ai khác nữa có thể truyền thụ nó; chỉ có đấng Brahman ở bên trong mới có thể biết được đấng Brahman ở bên ngoài. Điều này khiến cho cuộc Điểm đạo cuối cùng tối hậu và cao siêu nhất chính là do Tự ngă được điểm đạo. Không điều ǵ nữa có thể ban cấp nó, cũng không điều ǵ nữa có thể giữ lại nó.

Thế c̣n Brahma-Vidyā nghĩa là ǵ? Đó là chân lư trung tâm của Áo nghĩa thư. Đó là tự tính trong bản chất của Tự ngă Vũ trụ và Tự ngă Đặc thù; Tattvamasi, ngươi là CÁI ĐÓ. Đây là chân lư tối hậu, đây là mục tiêu của mọi minh triết, của mọi ḷng sùng tín, của mọi hoạt động đúng đắn: Ngươi là CÁI ĐÓ. Không điều ǵ kém hơn Minh triết của Áo nghĩa thư; không điều ǵ nhiều hơn điều ấy - v́ chẳng có ǵ nhiều hơn điều đó. Đây là chân lư cuối cùng của mọi chân lư; đây là trải nghiệm tối hậu của mọi trải nghiệm.

Cách đây không lâu, khi đọc trong một tạp chí lỗi lạc tiếng Anh [Tạp chí Hibbert số tháng 10, năm 1906. Tác phẩm đă dẫn của William Tally Seeger] tôi đă lướt qua một bài tên là Giá trị có Tầm quan trọng Sống c̣n trong ư niệm về Thượng Đế của Ấn giáo, và trong đó điều này được nhận xét, và quả thật người ta có nhận xét hoàn toàn đúng là: Brahman thật đáng nghi ngờ nếu trong bất cứ quốc gia nào khác hơn Ấn Độ mà có một tỉ lệ lớn như vậy về những người trí thức được tôn kính đă đồng ư - và hành động theo đó - cho rằng hạnh phúc lớn lao nhất tối hậu công dụng mà họ có thể ứng dụng cho bản thân ḿnh đó là việc mưu cầu cần mẫn và dũng cảm t́m kiếm Thượng Đế, c̣n tất cả những ǵ khác trên cuộc đời này xét về tầm quan trọng đều được coi là phụ thuộc. Thế mà tác giả đă không hề nói quá lời. Chính tư tưởng trung tâm của đầu óc Ấn giáo và kết quả của nó th́ thật là rất đáng chú ư. Đó là v́ cái tự tính trong bản chất của Tự ngă Vũ trụ và Tự ngă Đặc thù được nêu ra trong Mahāvākya mà tôi có trích dẫn: Tattvamasi, ngươi là CÁI ĐÓ, tức là tri thức về đấng Brahman, về Thượng Đế, là tri thức khả hữu cho con người. Nếu không được như vậy th́ bạn có thể có đức tin, bạn có thể có lập luận, bạn có thể có lư luận, bạn có thể có một điều khả hữu hợp lư; nhưng bạn không thể có kiến thức.

Đó là v́ theo định luật của thiên nhiên, nếu bạn nh́n xung quanh ḿnh trên thế giới bên ngoài th́ bạn chỉ có thể biết được điều mà bạn có thể được giải đáp qua thể chất, qua tâm trí của ḿnh nếu có thể như vậy. Bạn chỉ có thể biết được điều mà bạn chia xẻ. Nếu bạn có thể nh́n thấy th́ bạn chỉ nh́n thấy, bởi v́ bên trong đôi mắt th́ chất dĩ thái đang rung động mà những rung động của nó ở bên ngoài bạn th́ chính là ánh sáng. Nếu bạn có thể nghe thấy th́ đó chỉ là v́ bên trong tai bạn có rung động của không khí và chất dĩ thái ở bên ngoài chính bạn tạo ra âm thanh. Chỉ khi bạn có trong bản thân, trong cơ thể của chính ḿnh cái điều giống hệt như cái ở bên ngoài ḿnh th́ bạn mới có thể biết được. Thế th́ làm sao mà bạn biết được Tinh thần thế giới, nếu không phải là bạn chia xẻ được bản chất của Ngài nơi tự thân ḿnh? Bởi v́ Ngài ở nơi bạn, cho nên bạn có thể biết Ngài ở bên ngoài bạn. Bởi v́ đúng như kinh Áo nghĩa thư có tuyên bố, Brahman là Ākāsha bao xung quanh bạn, và cũng cái Ākāsha ấy bên trong tâm hồn bạn, do đó bạn có thể biết chứ không chỉ là tin. Và thế là bài báo mà tôi vừa trích dẫn ấy tiếp tục nhấn mạnh tới chính cái điều có thể biết được: Brahman. Đối với tín đồ Ấn giáo có giáo dục th́ tác giả bảo rằng các thuộc tính có ư nghĩa nhất của những thực thể có ngă thức là tính chủ quan của chúng. Ông có thói quen khẳng định rằng ư niệm Thượng Đế luôn luôn được tŕnh bày cho tâm trí nơi chính cái hành vi cũng như chính ư niệm về Tự ngă. Nói rơ ra th́ ở đây người ta suy diễn rằng ta t́m thấy được Thượng Đế, không phải nhờ vào bất kỳ công dụng khách quan nào của tâm trí; không phải nhờ vào lập luận của bản thể học, vũ trụ học hoặc viễn đích học - tất cả những lập luận này được sử dụng ở phương Tây để chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế - nhưng phải thâm nhập vào tất cả những lớp của tâm trí mà những qui tŕnh văn minh của nhân loại đă đè nén lên bản chất thiêng liêng hơn của con người. Ông bảo rằng đó là giá trị trong ư niệm về Thượng Đế của Ấn giáo. Chỉ có một tâm thức nhất như và đó là tâm thức Thượng Đế. Sự bộc lộ của tâm thức ở bất cứ nơi nào đều là sự bộc lộ của tâm thức Thượng Đế. Có thể nơi vị Thiên thần mạnh mẽ nhất đang cai trị một thái dương hệ, và phóng ra ánh quang huy của ḿnh rộn ràng qua hàng triệu dặm trong không gian. Đó có thể là tâm thức đang yên ngủ trong hạt cát mà gió đang thổi thốc lên và quét đi quét lại, v́ nó là hạt cát quá nhẹ để chống lại nó. Tất cả đều là tâm thức của Thượng Đế, v́ không có ǵ khác nữa. Và cũng giống như tâm thức bộc lộ từ hạt cát lên tới cái cây, từ cái cây lên tới con thú, từ con thú lên tới con người, từ con người lên tới Thiên thần, chỉ có Thượng Đế bộc lộ những quyền năng ẩn tàng của ḿnh trong những lớp vỏ vật chất mà Ngài muốn che giấu ḿnh khỏi đôi mắt phàm tục. Không có ǵ khác nữa, v́ Brahman là Tất cả. Không có tâm thức ngoại trừ tâm thức của Ngài xao xuyến qua không gian xa xôi nhất, linh hoạt trong nguyên tử nhỏ nhất; và khi ta ngộ ra được điều này th́ vấn đề mà phương Tây thường nghe nói: liệu có một Thượng Đế không, liệu điều đó đă mất hết ư nghĩa của nó. Vấn đề mà ta thường nghe nói ở phương Đông: tại sao Brahman lại để cho vũ trụ bước vào tồn tại cũng mất hết mọi ư nghĩa của nó? Không có điều ǵ khác nữa ngoại trừ Brahman. Ngài là Tất cả và Vũ tụ ở nơi Ngài. Sự biểu lộ của nó chỉ là một biểu lộ của chính Ngài. Ở đó không có điều ǵ và trước đó không có điều ǵ, không có điều ǵ thêm nữa vào trong Ngài. Các thực thể trong vũ trụ nghĩ rằng có một điều ǵ đó khác nữa, khác với bản thân tôi và với Ngài, nhưng chỉ có Ngài bất biến. Đó không phải là Ngài và một vũ trụ mà Ngài trên cương vị là một vũ trụ. Đó không phải là vấn đề sáng tạo cộng thêm vào. Và khi ta hiểu rơ được điều này th́ ta mới bắt đầu hiểu được sự mầu nhiệm của một số đoạn trong Áo nghĩa thư khi người ta bảo rằng, ta không thể chứng minh bằng cách chứng tỏ, bằng bất cứ lư luận nào về sự tồn tại của Tự ngă. Không có sự ngập ngừng về điều đó, không có sự nghi ngờ nào, không có sự né tránh nào. Người ta có viết rằng, Tự ngă này không thể đạt được bằng các giáo huấn, bằng trí thông minh, bằng cách nghe đi nghe lại. . . Tự ngă này cũng không thể đạt được bằng sự không có sức mạnh, bằng việc không chú ư, cũng không phải bằng tapas hoặc thậm chí bằng việc thiếu sót các tố chất [Mundaka III, ii 3, 4]. Māndūkyopanishat thậm chí có nói c̣n mạnh mẽ hơn nữa, v́ nó tuyên bố rằng Tự ngă vốn vô h́nh, không thể lập luận được, không thể sờ mó được, không xác định được, không quan niệm được, khôn tả [Tác phẩm đă dẫn. 7], thế th́ quả thật là không có bằng chứng sao? À, không đâu! Tôi chưa chấm dứt đường lối này; mà cũng không đạt được bằng giáo huấn, bằng lư luận, bằng bất cứ thứ ǵ ở bên ngoài bạn. Người ta có thể có bằng chứng chắc chắn về Tự ngă của chính ḿnh và bằng chứng ấy ở trong bạn. Đó là bằng chứng duy nhất: Bản ngă. Nhưng thế cũng đủ rồi. V́ Tự ngă của ta đối với mỗi người trong chúng ta là điều chắc chắn nhất trong mọi điều chắc chắn, là điều khẳng định nhất trong mọi điều khẳng định, là điều ổn định nhất trong mọi điều ổn định; đó là Tự ngă, Tự ngă bên trong ta, bên trong bạn và bên trong tôi. Bạn nghi ngờ Tự ngă của bạn ư, nhưng không thể được. Không bằng chứng nào có thể khiến cho nó mạnh mẽ hơn; không bằng chứng nào có thể làm lung lay sự chắc chắn của bạn về sự tồn tại của chính bạn. Trong chính nỗ lực để bác bỏ sự tồn tại của Tự ngă của bạn, th́ chính Tự ngă của bạn lại đang cân nhắc cái điều bác bỏ ấy. Nó vượt ngoài tầm lư trí. Tại sao vậy? Không phải v́ nó không thể lư luận được, nhưng bởi v́ nó là nền tảng mà mọi lư luận đều xuất phát từ đó. Đây là đức tin chân thực, là Shraddhā chân chính, là sự chắc chắn không thể lay chuyển về sự tồn tại của Tự ngă bên trong chúng ta; và v́ vậy nghe nói đức tin vượt ngoài tầm lư trí, và không dựa trên lư trí, không dựa trên kiến thức. Nó vượt lên trên và vượt ngoài tầm tất cả những điều đó. Không ai có thể nghi ngờ thực tại về sự tồn tại của chính ḿnh, và trong điều đó th́ sự tồn tại của Thượng Đế được khẳng định. Và v́ vậy người ta viết rằng đây là bằng chứng duy nhất chắc chắn, tức Tự ngă.

Thế mà nếu cái sự chắc chắn về sự tồn tại của Tự ngă khát khao bản chất thiêng liêng mà ta có thể đạt được, th́ chỉ có một phương pháp duy nhất là: tham thiền và sinh hoạt cao thượng. Người ta viết rằng Tự ngă này thật sự phải đạt được bằng sự trung kiên về chân lư, bằng tapas, bằng tri thức toàn bích, bằng sự sống độc thân [Mundaka III, i. 5]. Bằng sự đúng đắn toàn bích, sự vô dục toàn bích, trí tuệ toàn bích, sự tự chủ toàn bích. Đây là những phương thức giúp cho ta chứng minh về Thiên tính vốn là ư thức về Thiên tính của Tự ngă bên trong ta mà ta phát hiện được.

Nhưng nói cho thật nghiêm xác th́ đây chỉ là những điều hỗ trợ, những điều phụ thuộc, những phương thức để dẹp tan những chướng ngại chứ không phải là chuyện thật sự thực chứng Chân ngă. Bởi v́ Moksha tức giải thoát, vốn là tri thức hay là sự thực chứng về Tự ngă không phải là điều mà ta đạt được như một số người thường mơ mộng viễn vông. Nó đă vốn thuộc về bạn rồi, bởi v́ bạn vốn có bản chất Thượng Đế, chỉ có điều bạn không biết đấy thôi. Cũng giống như một người có thể sở hữu một viên ngọc trai vô giá và đeo nó xung quanh cổ lủng lẳng trước ngực, mà có thể quên rắng ḿnh đă đặt nó nơi đó, có thể nghĩ rằng ḿnh đă đánh mất nó, có thể t́m kiếm nó với hi vọng t́m thấy được nó, có thể lật hết túi này ra tới túi kia, có thể xé toạc hết lớp vải này tới lớp kia, có thể điên cuồng chạy đi t́m kiếm nó, rồi lại bảo rẳng tôi đă đánh mất viên ngọc trai của ḿnh, nó ở đâu rồi? Cũng giống như vậy đối với việc mưu cầu Tự ngă nơi ngoại giới. Con người đang mưu t́m viên ngọc trai của ḿnh ở nơi nó không tồn tại. Nó vốn ở với y, gần kế với tâm hồn y, và bạn chỉ việc trợ giúp nó để t́m thấy nó chứ không phải mưu t́m, mà phải nói rằng: Hăy thấy rằng viên ngọc trai của bạn ở trên chính thân thể của bạn, và không cần phải đi t́m. Nó luôn luôn ở đó và như vậy, Moksha cũng luôn luôn ở với bạn. Chúng ta chỉ cần dẹp bỏ những chướng ngại ngăn cản ta thực chứng được Thiên tính của chính ḿnh và chúng ta ắt giải thoát. Sự chia rẽ mà ta mơ thấy đó chính là Māyā, hăo huyền; không có sự biệt lập; bạn là nhất như, là Tự ngă nhất như, là Đấng Tối Cao, là Tự ngă Vũ trụ. V́ vậy người ta bảo rằng Moksha không đạt được bằng các công tŕnh. Hăy xoay chuyển đôi mắt vào bên trong chứ không phải ra bên ngoài, v́ đối với một người đang nh́n đăm đăm vào bên trong th́ người ta có viết rằng: Nhờ vào sự an ổn của các giác quan, y chứng kiến được sự hoành tráng của Tự ngă [Katha ii 20].

 Ta hăy nghĩ xem điều này có ư nghĩa ǵ đối với thế giới. Con người luôn luôn e sợ rằng sự thăng tiến của kiến thức theo một chiều hướng nào đó. Sự Chỉ trích, sự Chỉ trích Cao cấp mà nhiều người mộ đạo e sợ xiết bao, nó có ǵ là quan trọng đâu? Liệu điều chỉ trích có thể làm được cái ǵ? Nó chỉ có thể dẹp bỏ được sách vở chứ không thể dẹp bỏ được Tự ngă. Sự Chỉ trích Cao cấp mà Âu châu thường nói rất nhiều có thể xé toạc được sách vở ra thành mảnh vụn. Tuy nhiên những sách vở cho dù linh thiêng đến đâu, cho dù quí báu đến đâu, cho dù cổ truyền đến đâu, nó cũng có thể bị xé toang ra thành từng mảnh. Nhưng thế th́ sao? Sự Chỉ trích Cao cấp không thể xé toạc Tự ngă ra thành từng mảnh. Bằng chứng về Tự ngă vốn ở bên trong ta chứ không phải ở bên ngoài ta, không phải ở trong sách vở, cho dù chúng linh thiêng và dễ thương đến đâu đi nữa. Sách vở đều xuất phát từ Tự ngă. Tự ngă có thể tạo ra những sách vở khác; sách vở chỉ là thành quả của Tự ngă để bộc lộ Thiên tính của nó nơi con người, và cho dù sách vở có ra sao đi chăng nữa, th́ chúng không phải là nền tảng của đức tin của ta. Sự chỉ trích không thể đụng chạm tới Tự ngă, mà bằng chứng của Tự ngă là ở bên trong ta.

Và Khoa học nó có thể làm được điều ǵ? Mong sao Khoa học sẽ xuyên thấu tới ngôi sao xa nhất; Brahman c̣n vượt quá điều đă vượt quá đó. Cứ để cho Khoa học phân tích nguyên tử nhỏ nhất, th́ Brahman c̣n nhỏ hơn cả nguyên tử nữa. Thế th́ liệu Khoa học có thể làm được ǵ? Nó chỉ có thể t́m ra một vẻ đẹp mới mẻ nào đó của Brahman trong một thế giới chẳng có ǵ ngoại trừ Đấng Tối Cao. Cứ để cho nó t́m kiếm thỏa thích; cứ để cho nó mặc sức nói: Chỉ có chân lư mới chinh phục chứ điều giả trá th́ chẳng được đâu. [Mundaka III, i.6]. Và Khoa học sẽ tăng trưởng từ những điều sai lầm của ḿnh và hiểu được Vũ trụ vốn là Brahman. Nó chẳng thể t́m thấy điều ǵ bác bỏ CÁI ĐÓ là Tất cả. Sự thật này - Brahman là Tất cả - chính là Magna Carta, tức là bản Đại Hiến chương về tính tự do của trí thức. Cứ để cho con người suy nghĩ; cứ để cho người ta nói năng. Đừng để ư tới việc liệu y có sai lầm hay chăng; sự hiểu biết thêm nữa sẽ khiến cho y đi tới sự đúng đắn. Y không thể đi lang thang vượt ra ngoài Tự ngă, v́ Tự ngă ở khắp mọi nơi. Y không thể đánh mất Tự ngă, v́ Tự ngă ở bên trong y. Cứ để cho trí năng mặc sức bay bổng lên cao và lên cao măi đến mức mà cánh của nó c̣n có thể vỗ được; c̣n vượt xa ngoài tầm khả năng của nó, vượt xa qua những mức mà nó xuyên thấu, phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây, nơi Thiên đỉnh và Thiên để, th́ Brahman vẫn vượt xa khắp mọi nơi, đó là Tự ngă vô hạn. Trí năng không thể đi vượt ra ngoài Tự ngă, mà nó chỉ là một biểu lộ của Tự ngă, v́ vậy nó không thể làm lung lay sự chắc chắn vĩnh hằng về Tự ngă tự tại.

Chính điều này là Chân lư trung tâm của Áo nghĩa thư mà tôi và bạn nên phấn đấu theo đuổi trong những ngày tháng ngắn ngủi để hiểu được một điều ǵ đó, mặc dù rất nhỏ; một điều ǵ đó mà chúng ta phải học hỏi về cái Chân lư thấm nhuần vạn vật này; một Chân lư không thể làm cho ta chói mắt, cho dù nó rực rỡ, chói lọi và vinh diệu đến đâu đi nữa, v́ chúng ta thuộc bản chất của nó, chúng ta là những tia của nó, ánh sáng của nó là ánh sáng của ta. Thế th́ đâu có ǵ thích hợp khi ta nên cố gắng  rèn luyện tâm trí ḿnh để ḥa hợp với cái Chân lư nhất như ấy, và cầu mong sao cái ánh sáng thắp sáng cho mọi người sẽ đến với thế giới. [Phúc âm của thánh John i, 9].  Ánh sáng ấy có thể soi chiếu từ bên trong ta và ở bên ngoài ta, và cho ta cũng có thể thấy được?

 

Hỡi đấng Pūsan, hỡi đấng Bảo toàn Tất cả, xin hăy mở miệng Chân lư của ngài, hiện nay đang bị che giấu bởi một bức màn che bằng vàng, để cho chúng con là những người yêu thích Chân lư có thể nh́n thấy được. [Brhadāranyaka V, xv. I].

 

 Tâm thức của Tự ngă, tâm thức Thượng Đế, tâm thức Brahman, được phản ánh qua ba h́nh thức trong Vũ trụ. Cả ba này được tổng kết lại nơi cái được gọi là cái thứ tư, mặc dù thật ra cái thứ tư là tổng kết của cả ba, được ḥa lẫn vào Thực tại Nhất như. V́ thế liên quan tới ba và Một này ta đọc thấy có cái là bốn: Tự ngă ấy là âm tiết tối cao, là cái bàn chân không có số đo bao gồm các bộ phận, các bộ phận của cái bàn chân, là những chữ cái A U M gồm ba bộ phận. [Māndūkya 8].

Chữ Aum không có bộ phận, là âm tiết nhất như; là Brahman không có bộ phận, là Nirguna Brahman, là tổng kết: là cái thứ tư theo Māndūkyopanishat, cái thứ tư ấy vốn không có bộ phận, không có hành động, biểu lộ thành yên nghỉ, thành phúc lạc mà không có nhị nguyên; thế th́ chữ Aum ấy quả thật là Tự ngă [Tác phẩm đă dẫn 12] v́ nó cho ta thấy cả tính tam bội lẫn tính nhất nguyên của nó.

Nhận xét riêng rẽ từ chữ cái một th́ A, U và M không c̣n là một âm tiết nữa mà là ba. Nhưng liệu chúng ngụ ư là ǵ? Māndūkyopanishat nói cho ta biết rằng đây là ba trạng thái tâm thức. Thế mà có nhiều ư nghĩa đối với ba chữ cái này, v́ bất cứ ở đâu ta thấy có một bộ ba th́ những chữ này có thể là biểu tượng cho các bộ phận của tam nguyên ấy; và ngày mai chúng ta ắt thấy rằng theo Áo nghĩa thư th́ ba chữ cái này có thể được coi là tượng trưng cho Chính Ishavara, là Māyā của Ngài và mối quan hệ của Ngài với công tŕnh của Ngài. Bây giờ chúng ta chỉ coi chúng là ba trạng thái Tự tại, ba loại h́nh tâm thức, là Brahman phản ánh trong thế giới, và Māndūkyopanishat cho ta biết ba trạng thái này là ǵ. Sau khi bảo rằng: Đấng Toàn Thể này quả thật là Brahman; Tự ngă này là Brahman; Ngài, Tự ngă này gồm bốn phần. Áo nghĩa thư tiếp tục tŕnh bày ba sự phản chiếu trong thế giới biểu lộ, và như ta vừa nói cái thứ tư là sự biểu lộ trong yên nghỉ. Ba thứ này [Tác phẩm đă dẫn 2-5, 9-11] là Vaishvānara, là tâm thức thức tỉnh; điều mà bạn và tôi hiện nay đang xử dụng, đôi khi được gọi là Tự ngă Sinh động tức Anh hồn; có lẽ chúng ta gọi nó là Prānātmā, là tự ngă cá nhân, điều tồn tại bất cứ khi nào có tâm thức thể hiện nơi vật chất trên cơi trần; đó là Vaishvānara, thấm nhuần tất cả, Vaishvānara là chữ A. Thế rồi trong các thế giới tinh vi lại có tồn tại Taijasa, tức tâm thức siêu thức tỉnh mà các nhà tâm lư phương Tây gọi là tâm thức mơ mộng - đây là một cụm từ vụng về và gây hiểu lầm, tuyệt nhiên không tương đương với svapna của người phương Đông ngụ ư, svapna là một trạng thái cao hơn và có thực hơn ư thức tỉnh táo, trong khi không một người Tây phương nào coi cái ḿnh gọi là mơ mộng th́ cao hơn và có thực hơn trạng thái tỉnh thức - đó là tồn tại trong mọi thế giới tinh vi, cho dù có bao nhiêu đi nữa th́ đó cũng là Tự ngă đă được biệt lập ngă tính, là Jīvātmā, là Chơn thần. Đó là tŕnh độ thứ hai của tâm thức Thượng Đế; Taijasa là chữ U. C̣n cái thứ ba, khi được bộc lộ qua sự rực rỡ tột cùng trong thế giới cao nhất hơn tất cả, thế giới của Thượng Đế, nơi mà chính đấng Ishvara phô bày các quyền năng của Ngài, đó là Prājña; Ngài biết hết, toàn bích về tri thức, Ishvara là Đấng chủ quản, là Đấng điều khiển, là Đấng bảo dưỡng Tất cả, là Saguna Brahman, là Đấng Tối cao, Pratyāgatmā, Antarātmā của tất cả; đó là trạng thái thứ ba và là chữ M. Những sự phân chia này được chọn theo trong lộ tŕnh của các bài thuyết tŕnh này: Đấng Brahman không có bộ phận, tức Tổng thể; thế rồi biểu lộ cao nhất chính thực là đấng Brahman biểu lộ với các thuộc tính, là Saguna, là đấng Ishvara Tối Cao; thứ ba là các Jīvātmās, rải rác trên mọi thể giới trong đó có tồn tại tâm thức - và tất cả đều là tâm thức - thế rồi thứ tư là sự biểu lộ của cái mà tôi đă gọi là Prānātmā, tức là anh hồn, là trạng thái tâm thức tỉnh thức thông thường của con người, của những con thú, của cây cỏ, của đất đá trong ṿng sinh tử luân hồi, của mọi chúng sinh. Mọi điều này đều là biểu lộ của Đấng Nhất Như, và được tổng kết nơi Đấng Nhất Như. V́ thế cho nên, ta thấy trong Shvetāshvataropanishat có nói: Đây quả thật được hát lên thành Đấng Brahman tối cao, trong đó bộ ba vốn được xác lập minh bạch và bất diệt . . . Ta nên biết điều này là vĩnh hằng, là Tự ngă đă được xác lập; quả thật, không có ǵ thêm nữa để ta biết. Đấng vui hưởng [tức Jīvātmā] khác với đối tượng của sự vui hưởng [Māyā của vũ trụ] và Đấng điều khiển tức Ishvara đều được biết, người ta tuyên bố Tất cả là đấng Brahman tam bội này [Tác phẩm đă dẫn i,7,12]. Những thứ này được tổng kết nơi Đấng Nhất Như – A, U và M được phát âm thành một âm tiết duy nhất - đó là Brahman.

Thế mà cái đường lối này bàn tới cái gọi là các Linh Từ vốn quen thuộc với mọi học viên thời xưa. Nếu ta xét Chhāndogyopanishat, coi đi coi lại, th́ ta thấy có những từ ngữ trong đó được rút gọn về ba chữ cái, mỗi chữ cái đều có ư nghĩa, và toàn thể chứa đựng một vài sự thật vĩ đại nào đấy. [Xem tác phẩm đă dẫn VIII iii 5,…]. Và cái lối kiến tạo các từ ngữ này không chỉ hạn chế vào Áo nghĩa thư. Ta thấy nó trong mọi tôn giáo lớn của quá khứ. Ai Cập cũng có nó; Syria cũng có nó; những người Cổ Do Thái cũng có nó; tín đồ Ngộ đạo cũng có nó. Người ta xét một chữ cái vốn truyền đạt một ư nghĩa; người ta thêm vào những chữ cái khác, mỗi chữ cái đều có một ư nghĩa; toàn thể từ ngữ được tạo thành từ những chữ cái này được gọi là một Linh Từ hoặc một Quyền Lực Từ. Chúng là những Quyền Lực Từ chân thực, v́ chúng không được phát âm trên đầu môi chót lưỡi, mà bằng tâm thức đang được bộc lộ, và khi nó ngộ ra được hết chân lư này tới chân lư khác, và khi nó ngộ ra được th́ mỗi cái đều trở thành chân lư đó và là Đấng chủ quản của nó, th́ nó khống chế được. Những từ ngữ ấy đều được biết rơ là tồn tại mà mọi hội viên Tam Điểm đều biết, cho dẫu là các bậc Thầy của họ cũng bị thất truyền về ư nghĩa của chúng.

Những kết quả suy ra từ Quyền Lực Từ này, tức là thánh ngữ Aum, là những kết quả mạnh mẽ nhất, có gây sức khống chế nhiều nhất, v́ Quyền Lực Từ biểu diễn qua ba chữ cái của ḿnh mọi thứ đang tồn tại - đó là Brahman tam bội đang biểu lộ, là Đấng Nhất Như đang vô hiện; khi được phát âm thành một bộ ba th́ nó có nghĩa là đấng Brahman biểu lộ tam bội và khi được phát âm là một đơn vị, th́ nó có nghĩa là Nirguna Brahman. V́ thế cho nên nó là Linh Từ Linh Thiêng nhất trong mọi Linh Từ.

Bây giờ ta hăy xét tới bằng chứng là Áo nghĩa thư cung cấp cho ta biết Brahman là Tất cả. Trước hết ta hăy xét phát biểu dứt khoát nêu ra trong Chhāndogyopanishat: quả thật Aum là Tất cả, quả thật Aum là tất cả điều này. [Tác phẩm đă dẫn II, xxiii, 3 (trong một số ấn bản là 4). Chúng ta đă thấy rằng Aum có nghĩa là đấng Brahman không bộ phận; bây giờ chúng ta hiểu rơ rằng nó có nghĩa là Tổng thể.  Taittrīyopanishat đưa ra hai phát biểu thành một phát biểu duy nhất: Aum là Brahman; Aum chính là Tổng thể này [Tác phẩm đă dẫn I, viii] v́ hai điều này vốn đồng nhất với một điều thứ ba lại đồng nhất với nhau, cho nên Brahman và Tổng thể là đồng nhất. Đó là bằng chứng của Minh triết Cổ truyền. Không có ǵ khác nhau. Không có ǵ khác nữa. Brahman và Tổng thể phải là một và cùng một thứ.

 C̣n một chân lư khác nữa liên quan tới Linh Từ kỳ diệu này do một Áo nghĩa thư khác nêu ra: Hỡi Satyakāma, chữ Aum nhị phân này là đấng Brahman Tối cao và Đấng Brahman Thấp. [Prashna v, 2] Đó là Para-Brahman và Apara-Brahman. Tất cả mọi bí nhiệm đều ẩn tàng trong đó. Điều này có nghĩa là ǵ - đấng cao, đấng thấp; đấng Tối cao, đấng Thấp? Áo nghĩa thư tiếp tục giải thích rằng khi các chữ cái được xét riêng rẽ, th́ các thế giới được biểu thị đó là đấng Brahman Apara, tức Brahman thấp, c̣n khi từ ngữ này được phát âm thành một âm tiết duy nhất th́ người ta biểu thị đấng Brahman Para, tức Brahman Tối Cao.

Như vậy, Yama cũng có nói tới các Nachiketa để giải thích cái bí mật về hai Đấng này, song chỉ là Một. Ngài tuyên bố rằng: Các âm tiết này quả thực là Brahman, âm tiết này quả thực là Đấng Tối Cao [Katha ii 16]. Và Shri Shankara b́nh luận về điều đó nêu rơ rằng âm tiết thứ nhất có nghĩa là Brahman thấp, c̣n âm tiết thứ nh́ nghĩa là Brahman Tối Cao.

Chúng ta quay trở lại với Chhāndogyopanishat để học hỏi thêm nữa về cái điều bí nhiệm này vốn là Tổng thể có viết rằng: Tổng thể này chính là Brahman; nó được sinh ra từ đó, nó lại bị tan ră vào đó, nó được cái đó duy tŕ [Tác phẩm đă dẫn III, xiv 1]. Nó được biểu lộ thành Brahman, là yếu tố đầu tiên của Apara Brahman, là Tự ngă, là Purusha, người ta có viết rằng: Ngài được xác lập nơi Tự ngă tối cao, bất diệt. [Prashna iv 3].

Có lẽ ví dụ tương tự hay nhất mà trong trí óc ta có thể lĩnh hội được, và ta nghĩ tới những tư tưởng xuất lộ trong trí ta, giống như Vũ trụ biểu lộ nơi Brahman, là đấng Tổng thể. Trong tâm trí đều có chứa đựng mọi tư tưởng; mọi tư tưởng đều sinh ra từ tâm trí và chúng lại biến mất vào trong tâm trí. Các vũ trụ xuất lộ trong Brahman thành vô số những sự nối tiếp vô tận, một chuỗi không có bắt đầu và không có lúc chấm dứt. Nó vốn bất biến, bởi v́ bao trùm tất cả, mọi thứ đều chứa trong nó, xét theo nghĩa đen đó là vạn vật; mọi thứ đă từng có trong quá khứ, mọi thứ đang có trong hiện tại và mọi thứ sẽ có trong tương lai, tất cả những ǵ ta quan niệm được, tất cả những ǵ ta tưởng tượng được, mọi thứ đều có thể tồn tại, cư ngụ trong cái Tổng thể vô lượng này; không có điều ǵ khác nữa. Nó là tuyệt đối, bởi v́ không có điều ǵ khác nữa mà CÁI ĐÓ có thể liên hệ được. Không có điều ǵ khác nữa ngoại trừ Brahman. Từ cái viên dung vô lượng này giống như các làn sóng xuất phát từ đại dương, th́ các vũ trụ cũng xuất phát từ cái viên dung ấy và cũng giống như các làn sóng phải lặng đi trở lại thành đại dương, th́ các vũ trụ cũng biến mất. Tất cả những điều đă có, đang có, th́ đều hằng hữu trong đó, trong cái thực tại bất biến của sự sống. Mọi thứ đă từng có thể yên ngủ trong đó, trong ḷng vô biên của đấng cha lành vũ trụ. Không c̣n điều ǵ nữa. Mọi thứ có ở trong đó, ở trong một thực tại đồng thời bất biến của sinh hoạt vĩnh hằng. Và như thế kẻ minh triết có nói rằng mọi điều đối lập đều ở trong đó, để bắt buộc cho tâm trí con người ngộ ra được rằng không điều ǵ bị bỏ sót, không có ǵ ở bên ngoài CÁI ĐÓ, không có điều ǵ khác nữa. Bạn không thể nói về một vũ trụ là được tạo ra, cho dù nó chưa bao giờ tồn tại, v́ tất cả ở trong CÁI ĐÓ vốn bất biến. Mọi điều đối lập đều t́m thấy trong đó sự dung ḥa của ḿnh, việc tiêu diệt lẫn nhau của ḿnh, mọi điều đối lập đều ḥa lẫn trong đó thành ra cái này thành ra cái kia, v́ CÁI ĐÓ là tất cả và không có ǵ khác nữa.

Cứ suy gẫm về tư tưởng này cho đến khi nó trở nên quen thuộc. Hăy biến nó thành một bộ phận của tâm trí bạn. Hăy cố gắng quan niệm nó theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như bạn có thể xét nó theo cái cách thức mà khoa học xem xét về vũ tru, nó nói cho ta biết về một vũ trụ vô biên; ta t́m thấy càng ngày càng nhiều thái dương hệ xa hơn nữa, và cái viễn vọng kính có độ khuếch đại mạnh nhất th́ khoảng cách của ngôi sao xa nhất càng lớn hơn. Ta cứ đi xa măi xa măi, vượt quá cái ngôi sao xa nhất mà khoa học có thể thấy được bằng viễn vọng kính có độ khuếch đại mạnh nhất, th́ đấng Brahman vô biên c̣n vượt quá cả những điều khả hữu mà chưa ai biết, vượt quá những khả năng vô tận của sự biểu lộ; không có ǵ là bắt đầu hoặc chấm dứt đối với đấng Brahman; không có ǵ vượt ngoài tầm đó. Ta cứ suy nghĩ đi suy nghĩ lại cho đến khi cái trí của ta đâm ra choáng váng. Hăy suy nghĩ đi suy nghĩ lại cho đến khi một tác dụng vô biên nào đó đă được cảm nhận. Mọi thứ đó chẳng qua chỉ là sự viên măn của sự biểu lộ tự tại đang hằng trào dâng. Và nên nhớ rằng CÁI ĐÓ hằng hữu chứ không biến dị. Các vũ trụ đều biến dị. Chúng đều được sinh thành, nhưng cái VĨNH HẰNG là cái duy nhất bất biến. CÁI ĐÓ chẳng hề biết có hiện tại, quá khứ và tương lai, v́ Tất cả đều hằng hữu và Tất cả đều là Brahman. Hăy để cho sự sâu thẳm và sự rực rỡ của tư tưởng ấy cứ ngự trị trong tâm trí ta cho đến khi nó trở thành bộ phận của Tự ngă chân thực nhất của bạn, và bạn chẳng có thể nghĩ được điều ǵ khác ở bên ngoài CÁI ĐÓ hằng hữu. Tôi không dám dùng từ ngữ tồn tại, và một lúc nữa bạn ắt hiểu tại sao cái từ ngữ rất tự nhiên để sử dụng trong ngữ cảnh này lại không được tôi thốt ra. Chúng ta chỉ có thể nói rằng nó hằng hữu chứ không nói được nó tồn tại. Vũ trụ, mọi điều mà bất cứ điều ǵ vận chuyển bên trong nó, đều xuất phát từ Sự Sống [Katha vi 2]. Và nó đưa ra một số ví dụ tương tự giống như: một con nhện phóng ra rồi rút vào những sợi tơ của ḿnh; giống như cỏ được tạo ra từ đất; giống như lông tóc mọc ra từ con người c̣n sống; cũng vậy Vũ trụ này đều biến dị từ những điều Bất diệt [Mundaka I, i 7]. Giống như từ một ngọn lửa cháy bùng đă xuất phát ra bởi hàng ngàn tia lửa có bản chất giống như nó, cũng như vậy Hỡi Đấng thân thương, xuất phát từ đấng Bất diệt, có nhiều sự tồn tại đă sinh ra rồi quả thật chúng lại trở về vào trong đó [Như trên II, i, 1]. Trong đấng Brahman bất diệt có ẩn tàng cả minh triết lẫn vô minh - hữu hoại quả thật là vô minh, c̣n minh triết quả thật là bất diệt. Người nào đă chế ngự được minh triết và vô minh th́ người ấy quả thật là người khác rồi. [Shvetāshvatara v, 1].

Điều ǵ bắt nguồn từ điều này? Cái vượt quá Vũ trụ biểu lộ, vượt ngoài Thượng Đế ẩn tàng bên trong nó, th́ có Tự tại thuần túy, Tự tại trừu tượng hoặc nói cho đúng hơn là Tự tính theo như H. P. B. gọi nó. Ta hăy lắng nghe những lời lẽ kỳ lạ của Chhāndogyopanishat. Thoạt tiên th́ Hỡi Đấng thân thương, quả thật là có sự tồn tại thuần túy, thật sự là độc nhất vô nhị. Chúng bảo rằng: Trước khi có cái đó thật sự c̣n có phi hữu thuần túy, thật sự là độc nhất vô nhị; hữu quả thật là bắt nguồn từ phi hữu [Chhāndogyopanishat VI, ii 1]. Chính v́ thế mà tại sao H. P. B. đă dùng từ Tự tính chứ không phải là Tự tại. Tự tính thuần túy là CÁI ĐÓ mà tất cả đều ở trong đó, nó muốn vĩnh hằng, bất biến, tuyệt đối, đồng thời là đại dương dũng mănh mà Tự tại hữu thể xuất phát từ đấy. Đó là v́ từ ngữ tồn tại có từ nguyên tiếng La tinh ex-sistere, nghĩa là tồn tại ở bên ngoài, là tồn tại dưới dạng biểu lộ, tồn tại sinh ra từ cái ǵ tạm gọi như vậy. Từ đấng Tổng thể này mà phi hữu, hữu, sự sống, xuất phát từ đó. Nó Hằng Hữu và khi bạn đă nói điều đó th́ bạn đă nói hết rồi.

Thế th́ làm sao ta có thể nói về Nó được? Làm sao ta có thể diễn tả Nó được? Làm sao ta có thể định nghĩa Nó được? CÁI ĐÓ vốn là vạn hữu, không có bộ phận, không phân chia được, th́ phi hữu lại sinh ra hữu? Đôi mắt không nh́n thấy tới đó được, giọng nói không đi tới đó được, tâm trí không vươn tới đó được. Chúng ta không biết, cũng chẳng phân biệt được, th́ làm cách nào mà ta có thể được dạy dỗ về CÁI ĐÓ. Quả thật CÁI ĐÓ vốn khác với điều đă biết, vượt ngoài tầm điều chưa biết. Thế là   chúng ta đă được các bậc Huynh trưởng nói cho nghe, và các ngài đă giáo huấn chúng ta. CÁI ĐÓ vốn không phải tồn tại qua giọng nói, nhưng nhờ CÁI ĐÓ mà giọng nói mới tồn tại. CÁI ĐÓ biết bạn là Brahman, chứ không phải cái này vốn được tôn thờ là cái này. CÁI ĐÓ vốn không suy nghĩ bằng tâm trí, nhưng nhờ CÁI ĐÓ mà tâm trí suy nghĩ được. CÁI ĐÓ biết bạn là Brahman chứ không phải cái này vốn được tôn thờ là cái này. CÁI ĐÓ vốn không nh́n thấy bằng mắt nhưng nhờ CÁI ĐÓ mà mắt nh́n thấy. CÁI ĐÓ biết bạn là Brahman chứ không phải cái này vốn được tôn thờ là cái này. CÁI ĐÓ vốn không nghe bằng tai, nhưng nhờ CÁI ĐÓ mà tai nghe được. CÁI ĐÓ biết bạn là Brahman chứ không phải cái này vốn được tôn thờ là cái này. CÁI ĐÓ vốn sinh hoạt không phải nhờ sự sống, nhưng sự sống sinh hoạt nhờ CÁI ĐÓ. CÁI ĐÓ biết bạn là Brahman chứ không phải cái này vốn được tôn thờ là cái này. [Kena i, 3–8].

  

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS