|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
LỘ TR̀NH NGHIÊN CỨU
THÔNG THIÊN HỌC
(A Course of study
in Theosophy)
Tác giả C. W.
Leadbeater)
(Trích từ quyển THE INNER
LIFE) |
|
Người nào muốn nghiên cứu Thông Thiên Học rốt ráo nên làm quen với lộ tŕnh
thời gian để nghiên cứu trọn cả kho tài liệu Thông Thiên Học. Đây không phải
là nhiệm vụ dễ dàng và thứ tự nghiên cứu sách vở thật là quan trọng, nếu
người ta muốn rút ra được lợi ích lớn nhất từ đó. Nhưng đồng thời ta phải
nhớ rằng, không thể qui định thứ tự nào mà thích hợp ngang nhau đối với mọi
người; có những người chỉ tiếp thu một cách hữu ích thông tin theo đường lối
sùng tín, c̣n có những người phải có sự tŕnh bày chân lư một cách khoa học
và không cảm xúc. V́ vậy, điều tốt nhất tôi có thể thực hiện là qui định một
kế hoạch đọc sách mà tôi thấy nói chung là hữu ích nhất và dành chỗ cho sự
biến thiên đáng kể để thích nghi với những đặc dị cá nhân.
Dường như tôi thấy quan trọng nhất là phải phác họa rơ ràng về toàn bộ cơ
chế tổ chức rốt ráo trong tâm trí trước khi ta ra sức lấp đầy chi tiết.
Chẳng ai có thể biết bất kỳ phần nào trong giáo huấn Thông Thiên Học có được
bằng chứng vững chắc đến đâu chừng nào y c̣n chưa biết hết toàn bộ giáo huấn
ấy, để xem mỗi phần riêng rẽ đều được xác nhận và củng cố bởi phần c̣n lại,
và quả thật là một bộ phận cần thiết trong cơ cấu tổ chức nói chung. V́ vậy
tôi khuyên kẻ sơ cơ trước hết nên đọc kho tài liệu sơ cấp và đừng bận tâm
quá đáng về những chi tiết; và nói cho đúng hơn là nên t́m cách tiếp thu và
đồng hóa những ư tưởng tổng quát có trong đó sao cho hiểu được mọi hàm ư của
chúng, rồi vỡ lẽ ra rằng chúng là những sự kiện trong thiên nhiên, nhờ vậy
mới đặt ḿnh vào cái có thể gọi là thái độ Thông Thiên Học, và học cách quan
sát mọi chuyện theo quan điểm Thông Thiên Học.
Muốn làm như vậy, học viên có đọc quyển Phác họa về Thông Thiên Học
(An Outline of Theosophy), Câu đố của Cuộc đời (The Riddle of Life),
Những Gợi ư cho Học viên Trẻ về Huyền bí học (Hints to Young Students
of Occultism) và đủ thứ bài thuyết tŕnh của bà Besant cũng như của chính
tôi, vốn đă được xuất bản thành những tập sách tuyên truyền (pamphlets). Khi
học viên thấy ḿnh khá chắc chắn về những thứ đấy th́ tôi khuyên kế tiếp nên
đọc những bài thuyết tŕnh b́nh dân về Thông Thiên Học của bà Besant, rồi
tới quyển Minh triết Ngàn đời (Ancient Wisdom) của bà, nó sẽ cung cấp
cho y một ư niệm rơ ràng về hệ thống tổng thể. Ở giai đoạn này c̣n một quyển
sách khác có thể hữu ích cho y là Một số Điều thoáng thấy về Huyền Bí học
(Some Glimpses of Occultism). Sau đó th́ có thể tiến hành theo dơi những
chi tiết theo bất cứ đường lối nào mà y muốn.
Nếu y chủ yếu liên quan tới khía cạnh luân lư th́ những quyển sách hay nhất
là Dưới Chơn Thầy, Ánh Sáng Trên Đạo, Tiếng Nói Vô Thinh, Con đường của
Người đệ tử, Trước thềm Thánh điện, Những Định luật của Sinh hoạt Cao siêu
(The Laws of the Higher Life), Ba con đường và Thiên chức (The Three
Paths and Dharma), Chí tôn Ca.
Người nào muốn nghiên cứu sinh hoạt sau khi chết, ắt thấy điều mà ḿnh cần
biết qua quyển Bên kia cửa Tử (The Other Side of Death), Cơi Trung
giới (The Asral Plane), Chết và rồi Sau đó ra sao (Death and
After), Cơi Thiên giới (The Devachanic Plane).
Nếu y khảo cứu theo khía cạnh khoa học th́ những quyển sách sau đây ắt thích
hợp cho y: Phật giáo Bí truyền, Những Bí nhiệm Thiên nhiên (Nature’s
Mysteries), Những điều Khoa học bổ chứng cho Thông Thiên Học
(Scientific Corroborations of Theosophy), Hóa học Huyền bí, và Vật
lư học trong Giáo Lư Bí Truyền (The Physics of the Secret Doctrine).
Nếu y muốn nghiên cứu tôn giáo đối chiếu th́ nên đọc: Sách giáo khoa Tổng
quát về Tôn giáo và Đạo đức, Bốn Tôn giáo lớn, Định luật Vĩ đại, Chí Tôn Ca,
Những Ẩn ư trong việc Nghiên cứu Chí Tôn Ca, Áo nghĩa thư, Minh triết trong
Áo nghĩa thư, Sách giáo khoa Cao cấp về Tôn giáo và Luân lư của Ấn Độ, Ánh
đạo phương Đông, Vấn đáp giáo lư đạo Phật, Những bài thuyết tŕnh b́nh dân
về Phật giáo và Vấn đề Tôn
giáo ở Ấn Độ.
Nếu y chủ yếu nghĩ tới việc tŕnh bày những chân lư này bằng Kitô giáo th́
những quyển sách hay nhất là Kitô giáo Bí truyền, Tín điều Kitô giáo,
Những Mảnh vụn của một Đức tin đă bị Bỏ quên
(Fragments of a Faith Forgotten),
Con đường Hoàn hảo (A Perfect Way).
Nếu người ta muốn nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử sơ khai của Kitô giáo th́
thêm vào những quyển sách về đề tài đă được nêu trên, y nên đặc biệt chú ư
tới những tác phẩm sau đây của ông Mead: Liệu Chúa Giê su có sống vào
Thời điểm 100 năm trước Công nguyên hay chăng?
(Did Jesus Live B.C. 100?),
Phúc âm và Phúc âm, Orpheus và Plotinus.
Học viên nào quan tâm tới việc ứng dụng Thông Thiên Học vào tư tưởng thế
giới hiện đại cũng như những vấn đề chính trị và xă hội th́ có thể quay sang
những tác phẩm này một cách có lợi: Thế giới đang Thay đổi
(The Changing World), Một số
Vấn đề về Cuộc sống (Some Problems of Life), Thông Thiên Học và Đời
người (Theosophy anh Human Life), Những bài Tiểu luận Huyền bí, Thông
Thiên Học và khoa Tâm lư học mới.
Nếu xét theo trường hợp những người điều tra chú ư chính yếu của y tập trung
xung quanh việc mở rộng kiến thức và lĩnh hội cuộc sống do nghiên cứu Huyền
bí học, th́ ngoài nhiều quyển sách nêu trên th́ y nên đọc: Nghiên cứu về
Tâm thức (A Study in
Consciousness), Nhập môn Yoga (An Introduction to Yoga), Thần nhăn
(Clairvoyance), Những Giấc mơ (Dreams), Những vị Pḥ trợ Vô
h́nh (Invisible Helpers), Con người Hữu h́nh và Vô h́nh (Man
Visible and Invisible), H́nh tư tưởng (Thought Forms), Cơ tiến hóa
của Sự sống và H́nh tướng (The Evolution of Life and Form), Quyền
năng của Tư tưởng - cách kiểm soát và trau dồi nó (Thought Power – Its
Control and Culture), Bên kia cửa Tử (The Other Side of Death), và
hai quyển sách Sinh hoạt Nội giới (The Inner Life).
Nên thấu hiểu những đề tài được bàn luận trong những quyển Sổ tay bàn về
Luân hồi, Nhân quả, Con người và các Thể
(Man and His Bodies). Thực
ra th́ nên đọc những quyển cẩm nang này ở giai đoạn đầu.
Học
viên đầy tâm huyết có ư định sinh hoạt theo Thông Thiên Học cũng như chỉ
nghiên cứu nó về mặt tri thức nên biết tới chủ đích bên trong của Thông
Thiên Học. Y ắt biết được điều này từ những bài thuyết tŕnh ở Luân Đôn vào
năm 1907 của bà Besant, quyển Thế giới đang Thay đổi
(The Changing World),
hai quyển Sinh hoạt Nội giới cũng như nghiên cứu Hồi kư
của ông Olcott và tác phẩm Thế giới Huyền bí (Occult World) của
ông Sinnett, cùng với quyển Những
diễn biến trong cuộc đời bà Blavatsky
(Incidents in the Life of Madame
Blavatsky).
Bản thân tôi thiết nghĩ rằng quyển sách lớn nhất là bộ Giáo lư Bí truyền
(The Secret Doctrine)
của bà Blavatsky nên được để dành lại sau cho đến khi học viên đă đồng hóa
rốt ráo mọi quyển khác, v́ người nào đă được chuẩn bị đầy đủ như thế th́ khi
y đến với nó sẽ thu lượm được từ đó nhiều hơn mức nếu không làm như vậy. Tôi
biết rằng nhiều học viên thích đọc nó ở giai đoạn đầu, nhưng đối với tôi th́
nó có vẻ đúng hơn là một bộ sách Bách Khoa từ điển hoặc một bộ sách để tham
khảo.
Bốn
bộ sách hiện nay đang được chuẩn bị ắt thêm vào cho danh sách nêu trên ngay
khi chúng xuất hiện: (1) Sách Giáo khoa về Thông Thiên Học
(A Text book of Theosophy),
nó ra sức phát biểu về Thông Thiên Học dưới dạng đơn giản nhất có thể
được và không có những thuật ngữ chuyên môn; (2) Khía cạnh Ẩn tàng của
Vạn vật (The Hidden Side of
Things), nó chứng tỏ kiến thức Huyền bí học làm thay đổi quan
điểm của ta ra sao về đủ thứ vấn đề lặt vặt thực tiễn trong sinh hoạt hàng
ngày; (3) Con người từ đâu đến, Sinh hoạt ra sao, Rồi đi về đâu?
(Man; Whence, How, Whither?),
nó tŕnh bày một bảng tường tŕnh tỉ mỉ về cơ tiến hóa trong quá khứ của con
người và cho thấy một điều ǵ đó về tương lai vốn mở ra trước mắt y; (4)
Những nguyên lư ban sơ của Thông Thiên Học
(First Principles of Theosophy),
nó khảo cứu trọn cả đề tài theo quan điểm khoa học và tŕnh bày
Thông Thiên Học theo quan điểm hoàn toàn mới.
Lộ tŕnh mà tôi đă nêu ra trên đây ngụ ư là một kẻ phàm phu phải cật lực đọc
trong vài năm, nhưng người nào đă hoàn thành nó và ra sức đưa nó vào thực
hành th́ những ǵ mà y đă học hỏi được chắc chắn sẽ giúp y ở vào địa vị giúp
đỡ được nhiều cho đồng loại.
------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS