|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
Ḷng thương người là Mục đích của chúng ta (Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng 4 năm 1991) Trích trong ‘Thế Giới Xung Quanh Ta’
Radha Burnier
Bản dịch
www.thongthienhoc.com |
|
Ḷng thương người là Mục đích của chúng ta
Trong Tạp chí nhà Thông Thiên Học số tháng 11 năm 1907,
người ta thấy xuất hiện hai đoạn trích dẫn từ một bức thư do Chơn sư
K.H. viết cho một hội viên Hội Thông Thiên Học. Về sau này ông
Jinarajadasa đă mô phỏng lại những đoạn ấy trong quyển 1 Thư của
các Chơn sư Minh triết. Chúng bao hàm một số chỉ dẫn căn bản
quan trọng về việc các hội viên nên làm ǵ. Vậy là công việc của Hội
được tổng kết trong một câu như sau: “Mục tiêu đầu tiên của Hội
Thông Thiên Học là ḷng thương người”. Bức thư giải thích rằng
người ta dùng từ ngữ ‘ḷng thương người’ với nghĩa rộng nhất.
Ở đâu đó trong một bức thư khác cũng nhân vật lừng danh ấy viết
rằng: “Mục đích của người nhân ái là phải soi sáng tinh thần cho
đồng loại, và bất cứ ai làm việc một cách vị tha cho mục tiêu ấy tất
yếu phải đặt ḿnh vào sự giao tiếp từ điển với các đệ tử và chính
chúng tôi .
Trong ngữ cảnh ấy ta nên để ư rằng ḷng thương người theo sát nghĩa
là ‘yêu thương nhân loại’, một thái độ có hảo ư đối với người khác.
Ta cũng có thể mở rộng đáng kể ư nghĩa của từ ngữ này ngụ ư là yêu
thương mọi chúng sinh chứ không chỉ là nhân loại; v́ một tâm hồn có
hảo ư không thể vạch ra một biên giới để hạn chế ḷng tốt của chính
ḿnh. Nó biết rằng sự đồng cảm hạn hẹp định kỳ phát khởi liên quan
tới một tập hợp người nào đó ắt không thể là ḷng tốt đích thực.
Điều này có liên quan tới bản ngă với những nhu cầu được thỏa măn về
một mặt nào đấy (thể chất, xúc động hoặc tâm lư) do đó có đối tượng
của sự đồng cảm. Người nhân ái chân chính không dao động từ niềm nở
sang lạnh nhạt, hoặc dựa vào một chiều hướng ưu ái. Y có thể thấu
hiểu nhược điểm của người khác và đồng cảm với những phấn đấu của
người ta cũng giống hệt như y có thể đánh giá cao những đức tính khi
nó tồn tại. Ḷng thương người nơi bản thân y là một yếu tố ổn định
và được tích hợp trong tâm thức của y. Đó là một trải nghiệm về giá
trị của tất cả chúng sinh thấu hiểu được sự linh thiêng của sự sống.
V́ thế cho nên Chơn sư K.H. có dạy: “Nhà Thông Thiên Học chân chính
là một kẻ thương người không phải v́ bản thân ḿnh mà v́ thế giới
ḿnh đang sống trong đó”.
C̣n một điều nữa xuất phát cũng từ Bức thư ấy, đó là việc người ta
không được trông đợi để có một hoàn cảnh đặc thù hoặc đă được quan
niệm trước để mang lại ảnh hưởng đúng đắn. Ta có thể thấy ‘phạm vi
ảnh hưởng ở khắp mọi nơi’. Nó vốn bây giờ trong tầm tay của mọi
người. Ḷng thương người không cần phải biểu hiện ra thành những
hành vi đầy kịch tính mà người khác có thể nhận thấy được. Trong vô
số những đường lối có vẻ nhỏ mọn, trái tim thật sự yêu thương biết
ảnh hưởng đầy hảo ư tới điều mà ḿnh tiếp xúc. V́ thế cho nên thật
quan trọng khi nhà Thông Thiên Học phải quan sát những mối quan hệ
của ḿnh để bảo đảm cho chúng mang tính yêu thương.
Tính cách của tự thân hành động ra bên ngoài không đủ để cấu thành
ḷng thương người. Khi xoa dịu nỗi khốn khổ của bệnh nhân, bác sĩ
đang giúp ích, nhưng ông không phải là kẻ thương người nếu mục đích
cuộc đời ông là làm giàu, vinh thân ph́ gia. Nếu trường hợp ngược
lại là đúng th́ mối quan tâm chủ yếu của ông phải là làm giảm sự đau
khổ của người khác, c̣n mọi điều khác nữa đều là thứ yếu, thế th́ y
mới xứng danh là kẻ thương người.
Điều này cũng áp dụng được cho những nghề nghiệp, hoạt động và mối
quan hệ khác nữa. Ngay cả trong khi dấn thân vào hoạt động tôn giáo
hoặc tinh thần mang tính cách khoa trương, khi yếu tố ích kỷ chiếm
ưu thế (thường là như vậy) th́ tinh thần thương người chân chính đâu
có hiện hữu. ‘Ḷng ích kỷ và việc thiếu xả thân chính là trở ngại
lớn lao nhất trên đường Đạo’.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS