Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES

 

Liệu các Đệ tử có phải là “Đồng cốt” chăng?

(Are Chelas “Mediums”?)

Trích từ Tuyển tập H. P. Blavatsky quyển VI, trang 223

Bài đăng lại trên Tạp chí nhà Thông Thiên Học,

số tháng 6, năm 1884.

Bản dịch: Chơn Như

 

 

Theo ấn bản mới nhất của Từ điển Hoàng gia mà tác giả là Tiến sĩ Văn chương John Ogilvie thì “đồng cốt là người nghe nói tác động của người khác biểu lộ và truyền thông qua y bằng từ khí động vật, hoặc đồng cốt là người được rêu rao là có biểu lộ tâm linh thông qua mình; nhất là người nghe đâu có thể giao tiếp với vong linh của người chết”.

Vì các nhà Huyền bí học không tin vào bất kỳ sự giao tiếp nào với “vong linh của người chết” theo nghĩa mà người ta thường chấp nhận về thuật ngữ này, bởi lẽ đơn giản là họ biết vong linh của “người chết” không thể và chẳng hề sà xuống giao tiếp với chúng ta; và vì thành ngữ nêu trên “bằng từ khí động vật” có lẽ ắt phải thay đổi nếu nhà biên tập Từ điển Hoàng gia là một nhà Huyền bí học; vì vậy cho nên chúng tôi chỉ quan tâm tới phần đầu tiên của định nghĩa từ ngữ “Đồng cốt” phát biểu rằng: “Đồng cốt là người nghe đâu tác động của người khác được biểu lộ và truyền qua mình”, chúng tôi muốn được phép nói thêm: “Nhờ vào ý chí hoạt động hoặc là hữu thức hoặc là vô thức của người khác ấy”.

Thật khó lòng mà tìm được trên trần thế một người nào mà lại không bị ít nhiều ảnh hưởng bởi “Từ khí Động vật” hoặc Ý chí hoạt động (vốn phóng ra “Từ khí” ấy) của người khác. Nếu vị Tướng thân thương mà xung phong nơi trận mạc th́ binh sĩ ắt đều là “Đồng cốt” cả. Họ đâm ra tràn đầy nhiệt huyết, đi theo ông mà không sợ hãi để tấn công vào lực lượng pháo binh đang gây chết người. Một xung lực chung thấm nhuần tất cả mọi người lính; mỗi người trở thành “Đồng cốt” của người kia, kẻ hèn nhát cũng tràn đầy khí phách anh hùng và chỉ có kẻ nào tuyệt nhiên không đồng cốt, do đó trở nên vô cảm với ảnh hưởng đạo đức đang lan truyền ra tất cả như bệnh dịch thì mới ngoại lệ và khẳng định sự độc lập của mình bằng cách chạy trốn.

Vị “pháp sư hồi sinh” sẽ leo lên bục giảng; mặc dù y chỉ nói ra hầu hết là những lời ngớ ngẩn tiền hậu bất nhất, thế nhưng hành động và cái giọng điệu kể lễ trong lời lẽ của y cũng đủ gây ấn tượng để tạo ra “sự biến cải tâm hồn” ít ra trong đám phụ nữ đang tụ hợp lại; còn nếu y là một người có nhiều quyền năng thì ngay kẻ đa nghi “đến đây để chế nhạo thì cũng ở lại đó cầu nguyện”. Người ta đi xem hát để rồi sụt sùi khóc hoặc “cười vỡ bụng” tùy theo nhân vật chính đang công diễn cho dù đó là vở kịch câm, bi kịch hoặc tấu hài. Ngoại trừ kẻ thật sự đã bưng tai bịt mắt, th́ không một người nào mà xúc động và do đó hành động của mình không bị ảnh hưởng bằng cách này hay cách khác, do đó tác động của người khác ắt được biểu lộ hoặc truyền qua y. Vì vậy mọi người nam nữ và trẻ con đều là Đồng cốt và một người nào không phải Đồng cốt ắt là một quái vật, một thứ dị dạng của thiên nhiên bởi v́ y mất hết nhân tính rồi. Vì vậy định nghĩa nêu trên khó lòng có thể được coi là thỏa đáng để diễn tả ý nghĩa của từ ngữ “Đồng cốt” theo như giới bình dân thường chấp nhận thuật ngữ này, trừ phi ta thêm vào vài lời để phát biểu rằng: “Đồng cốt là người nghe đâu tác động của người khác biểu lộ và truyền qua mình tới một mức độ dị thường do ý chí hoạt động hữu thức hoặc vô thức của người khác ấy”. Điều này rút gọn số “Đồng cốt” trên thế giới về một mức độ tỉ lệ với khoảng trống mà ta vạch ra đường phân giới xung quanh đó giữa kẻ bình thường và kẻ bất bình thường; thật khó lòng mà xác định ai là đồng cốt và ai không phải là đồng cốt; cũng giống như muốn nói sự lành mạnh chấm dứt nơi đâu và sự điên rồ bắt đầu từ chỗ nào. Mọi người đều có “những nhược điểm” chút ít cho nên mọi người đều có chút ít “máu đồng cốt”; nghĩa là có một điều dễ tổn thương nào đấy khiến cho người ta có thể khống chế y mà y không hề hay biết. Vì vậy ta không thể coi người này thật sự là điên mà cũng chẳng thể gọi người khác là “Đồng cốt”. Người ta thường bất đồng ý kiến với nhau liệu người này có điên hay chăng, do đó họ có thể cũng bất đồng ý kiến về việc người ấy có máu đồng cốt hay chăng. Thế mà trong sinh hoạt thực tiễn, một người có thể rất kỳ quặc nhưng không bị coi là điên chừng nào máu điên của y chưa đạt tới mức y chẳng còn biết ḿnh đang làm gì nữa, do đó không thể chăm sóc chính bản thân mình hoặc chăm lo công việc của mình.

Ta cũng có thể mở rộng đường lối lý luận ấy sang những người Đồng cốt để phát biểu rằng những người bị coi là đồng cốt chỉ có thể là những người đã để cho người khác ảnh hưởng tới mình vượt trên mức đã mô tả nêu trên tới mức độ mà họ mất hết sự tự chủ, không còn năng lực hoặc ý chí của chính mình để điều tiết hành động của chính mình. Thế mà việc mất hết tự chủ cũng có thể chủ động hoặc thụ động, hữu thức hoặc vô thức, tự ý hoặc vô ý và khác nhau tùy theo bản chất của mọi người có cái ảnh hưởng chủ động nêu trên đối với người đồng cốt. Người ta có thể đặt ý chí của mình tuân phục một người khác một cách tự ý và hữu thức để trở thành nô lệ cho người khác. Người khác này có thể là một con người và bấy giờ người đồng cốt sẽ ngoan ngoãn phục vụ y và có thể được y sử dụng vì những mục đích tốt hoặc xấu. “Thực thể khác” này có thể là một ý niệm, chẳng hạn như yêu đương, tham lam, thù ghét, ghen tuông, hà tiện hoặc một nỗi đam mê nào khác; tác động lên người đồng cốt ắt tỉ lệ với sức mạnh của ý niệm ấy và mức độ tự chủ còn lại nơi người đồng cốt. “Thực thể khác” này có thể là một âm ma hoặc một tinh linh ngũ hành, thế là người đồng cốt khốn khổ trở thành một kẻ động kinh, một kẻ mắc chứng hưng cảm kỳ quặc hoặc một kẻ tội phạm. “Thực thể khác” này có thể là một nguyên khí cao của chính người ấy hoặc là đơn độc hoặc là hiệp lực với một tia khác của nguyên khí tinh thần vũ trụ tập thể; lúc bấy giờ người “đồng cốt” ắt là một đại thiên tài, một văn hào, một thi hào, một nghệ sĩ tài hoa, một nhạc sĩ bậc thầy, một nhà phát minh v.v. . . “Thực thể khác” này có thể là một trong các đấng cao cả tên là Mahatmas, lúc bấy giờ người đồng tử hữu ý và hữu thức đó ắt được gọi là “Đệ tử” của vị Mahatmas ấy.

Lại nữa, một người có thể suốt đời chẳng bao giờ nghe tới từ ngữ “Đồng cốt”, thế nhưng vẫn là một Đồng cốt có uy lực, mặc dù hoàn toàn không có ý thức ǵ về sự kiện ấy. Hành động của y có thể ít nhiều chịu ảnh hưởng vô thức của môi trường xung quanh hữu hình hoặc vô hình. Y có thể trở thành con mồi của các Âm ma hoặc Tinh linh ngũ hành cho dẫu không biết tới ý nghĩa của những từ ngữ này, do đó y có thể trở thành một tên trộm, một kẻ giết người, một kẻ hiếp dâm, một người say sưa hoặc một kẻ chuyên môn tàn sát người khác và người ta đã thường chứng minh được rằng tội ác hay lan tràn như bệnh dịch; lại nữa y có thể bị một vài ảnh hưởng vô hình khiến cho y thực thi những hành vi tuyệt nhiên không phù hợp với tính tình của mình mà trước nay ai cũng biết như vậy. Y có thể là một kẻ nói láo như cuội thế mà lại có một lần một ảnh hưởng vô hình nào đấy cảm ứng y nói thật; y có thể bình thường rất sợ hãi thế nhưng trong một dịp cao hứng nào đấy và theo sự thúc đẩy của hoàn cảnh lúc đó lại thực hiện một hành vi anh hùng; y có thể là một tên cướp đường và du thủ du thực rồi đột nhiên lại thực thi một hành vi hào hiệp v.v. . .

Vả lại người đồng cốt có thể biết rõ nguồn gốc của ảnh hưởng đến với mình – hoặc nói cho rõ hơn là “bản chất của thực thể truyền tác động qua ḿnh” – hoặc là y chẳng thể biết gì hết. Y có thể chịu ảnh hưởng nguyên khí thứ 7 của chính mình rồi lại tưởng tượng ra mình đang giao tiếp với chính cá nhân Chúa Giê su Ki Tô hay một vị thánh; y có thể giao tiếp với tia “trí thức” của Shakespeare và viết thơ theo kiểu Shakespeare, đồng thời lại tưởng tượng rằng vong linh của Shakespeare đang làm thơ thông qua ḿnh, và chỉ nội cái sự kiện y tin vào điều này hay điều kia cũng chẳng làm cho thơ của y viết ra hay hơn hoặc dở hơn. Y có thể chịu ảnh hưởng của một bậc Cao đồ nào đấy viết ra một công trình khoa học vĩ đại và hoàn toàn không biết gì về nguồn gốc sự linh hứng của mình hoặc có lẽ y tưởng tượng rằng chính “vong linh” của Faraday hoặc Ngài Bacon đang mượn tay y viết trong khi lúc nào y cũng đang hành động với vai trò là một “Đệ tử” mặc dù không hề biết sự kiện ấy.

Từ những điều nêu trên, suy ra rằng việc thực hiện chức năng đồng cốt bao gồm việc ít nhiều hoàn toàn từ bỏ sự tự chủ, cho dù việc thực thi chức năng này là tốt hay xấu thì còn tùy thuộc hoàn toàn vào việc nó được thực hiện với công dụng gì và mục đích gì. Điều này lại tùy thuộc vào trình độ hiểu biết mà người đồng cốt có được, về bản chất  của thực thể mà y đã tự nguyện hoặc vô tình giao phó nhất thời bản thân mình cho thực thể ấy kiểm soát những quyền năng trí thức hoặc thể chất của mình. Một người không cần biết phân biệt mà phó thác hết những năng lực ấy cho ảnh hưởng của mọi huyền năng mình chưa biết thì chắc chắn là một “kẻ dở hơi” và không thể được coi là ít điên rồ hơn kẻ nào đã phó thác tiền bạc và những điều quí báu của mình cho kẻ xa lạ đầu tiên hoặc kẻ du thủ du thực nài nỉ xin mình tiền bạc hoặc đồ quí báu. Đôi khi ta cũng gặp những người như thế mặc dù họ tương đối hiếm có và ta thường biết họ qua cái ánh mắt đăm đăm đần độn và qua cái sự cuồng tín bám víu lấy sự dốt nát của mình. Ta nên thương hại thay vì chê trách những người ấy và nếu có thể được ta nên nói rõ cho họ biết về nguy cơ mà họ ắt chuốc lấy; nhưng liệu một Đệ tử – y đã tự ý và hữu thức cho một đấng cao cả mà ḿnh biết mượn những quan năng tâm trí của mình trong một thời gian vì hoàn toàn tin tưởng vào động cơ thúc đẩy trong sáng, mục đích ngay thẳng, trí tuệ, minh triết và huyền năng của đấng cao cả này – có thể được coi là “Đồng cốt” hay chăng theo nghĩa mà kẻ bình dân thường chấp nhận về thuật ngữ này thì đó lại là vấn đề tốt hơn nên dành cho bạn đọc tự mình quyết định sau khi đã cân nhắc thỏa đáng những điều nêu trên.

 

----------------------------

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES