Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

KI TÔ GIÁO

(CHRISTIANITY)

Trích quyển The Inner Life

Tác giả C. W. Leadbeater

 Bản dịch của www.thongthienhoc.com

KI TÔ GIÁO

 

Trong những nguyên lư của Thông Thiên Học, tuyệt nhiên không có điều ǵ ngược lại Ki Tô giáo nguyên thủy chân chính, mặc dù có thể có những phát biểu không thể dung ḥa được với một số lỗi lầm trong thần học hiện đại b́nh dân. Thần học hiện đại gán cho kinh điển một tầm quan trọng bao la; thật ra tôi thấy có vẻ như nó hầu như hoàn toàn dựa vào một hai bản văn. Nó xét tới những bản văn này rồi dành cho nó một cách thuyết giải đặc thù, thường thường ngược hẳn lại với ư nghĩa đơn giản trong những bản văn khác cũng của kinh thánh. Dĩ nhiên trong kinh điển của Ki Tô giáo đều có những điều mâu thuẫn vốn tất yếu phải như vậy trong bất kỳ quyển sách nào có kích thước đồ sộ như thế; nhiều bộ phận khác nhau trong kinh thành được viết ra trong những thời kỳ lịch sử thế giới cách xa nhau nhiều do những người có kiến thức và tŕnh độ văn minh không tương đương với nhau.

Mọi phát biểu trong đó không thể đúng theo sát nghĩa, nhưng ta có thể truy nguyên tới tận điều ẩn đằng sau đó và cố gắng t́m ra bậc đạo sư nguyên thủy đă tŕnh bày như thế nào trước các môn đồ. V́ có nhiều điều mâu thuẫn và nhiều cách thuyết giải, cho nên hiển nhiên là Ki Tô hữu biết suy tư có bổn phận phải cân nhắc cẩn thận những phiên bản khác nhau trong tín ngưỡng của ḿnh đang hiện hành, và quyết định đâu là đúng đâu là sai theo lư trí và cảm thức phân biệt phải trái thông thường của chính ḿnh.

Thật vậy, hiện nay mọi Ki Tô hữu đều phải quyết định cho chính ḿnh xem ḿnh có tự nguyện là một tín đồ Công giáo La mă hay là thành viên của Giáo hội Anh quốc hoặc thuộc phái Giám lư hay là thuộc phái Đạo quân Cứu thế; mặc dù mỗi một trong những giáo phái này đều tuyên bố rằng ḿnh giương cao ngọn cờ Ki Tô giáo chân chính duy nhất và biện minh cho lời rêu rao ấy qua việc trích dẫn kinh điển. Thế th́  làm sao kẻ phàm phu quyết định được giữa những lời rêu rao cạnh tranh như thế? Hoặc là y mù quáng chấp nhận tín ngưỡng mà cha ông ḿnh vẫn chủ trương và tuyệt nhiên không khảo sát vấn đề này, hay là y khảo sát nó rồi quyết định qua việc vận dụng sự phán đoán của chính ḿnh.

Nếu y đă làm như thế th́ thật phi lư và tiền hậu bất nhất khi y từ chối không khảo sát mọi bản văn, thay v́ chỉ dựa đức tin trên một hai bản văn thôi. Nếu y vô tư khảo sát mọi bản văn th́ y chắc chắn sẽ t́m thấy nhiều điều ủng hộ cho chân lư của Thông Thiên Học. Y ắt cũng thấy rằng chỉ nhờ có Thông Thiên Học mới thuyết giải hợp lư được các tín điều. Cố nhiên để so sánh một cách thông minh các hệ thống khác nhau này y cần điều tra về lịch sử tôn giáo của chính ḿnh để xem giáo lư Ki Tô giáo đă đi đến t́nh trạng hiện nay ra sao.

Y ắt thấy rằng trong Giáo hội Ki Tô giáo thời sơ khai có ba bộ phận hoặc giáo phái chính yếu. Trước hết là các vị Tiến sĩ Ngộ Đạo hoặc các vị đạo sư vốn là những người có văn hóa và minh triết, họ chủ trương rằng Giáo hội Ki Tô có hệ thống triết lư mang bản chất giống như các hệ thống lớn của Hi Lạp và La Mă đương thời. Họ bảo rằng hệ thống này mặc dù hoàn toàn bao quát và rất hay ho nhưng lại khó hiểu, cho nên họ không khuyên người ít học nghiên cứu nó. Họ bảo đó là sự Ngộ đạo hoặc tri thức được sở hữu bởi những người là thành viên chính thức của Giáo hội, nhưng không được trao truyền cho thế giới nói chung, thậm chí không được truyền thụ cho những thành viên Giáo hội ít học hơn khi ở giai đoạn sơ khởi, họ chưa thể tiếp nhận các bí tích.

Thế rồi có một phân bộ khác thứ nh́, một đoàn thể những người khả kính thuộc giai cấp trung lưu, họ tuyệt nhiên không bận tâm về triết lư mà chỉ bằng ḷng coi những lời lẽ của đấng Ki Tô là những điều dẫn dắt cho cuộc đời ḿnh. Họ dùng một tập hợp những lời lẽ của ngài làm kinh thánh, mới gần đây những người buôn bán đồ cổ đă phát hiện ra một số di cảo này.

Thế rồi, tiếc thay lại có một đại chúng gồm những người dốt nát và hiếu động, họ chưa bao giờ lĩnh hội được bất cứ điều ǵ trong giáo lư Ki Tô giáo mà chỉ gia nhập Giáo hội v́ những lời tiên tri của đấng Ki Tô nói về thời hoàng kim vị lai. Đấng Ki Tô rất xúc động trước nỗi đau khổ của người nghèo, tràn đầy ḷng từ bi và thương xót đối với họ. Trong giáo huấn ngài thường xuyên bảo hăy an ủi họ bởi v́ người nghèo cam chịu sự phấn đấu dũng cảm th́ trong tương lai ắt có một địa vị tốt đẹp hơn và tiến bộ hơn nhiều so với người giàu mà không biết tận dụng cơ hội của ḿnh. Người ta có thể dễ dàng hiểu được bằng cách nào mà giáo huấn được rao giảng cho những người hết sức thất học lại có thể được tiếp nhận một cách biên kiến như vậy. Họ ắt tiếp nhận những lời hứa hẹn chứ không tiếp nhận những điều kiện và ư tưởng của họ về thời hoàng kim ấy có thể dễ dàng trở thành việc đến lượt họ là những người áp bức lợi dụng kẻ giàu có – đây là một điều ǵ đó mà dĩ nhiên đấng Ki Tô chẳng bao giờ rao giảng. Thế là sinh ra chuyện đấng Ki Tô thu hút về chính ḿnh đại chúng gồm những người v́ nhiều lư do khác nhau chống lại chính quyền hiện hữu; khi đến lượt những người dốt nát này rao giảng cái mà họ coi là Ki Tô giáo cho những người khác th́ tự nhiên là họ thổi phồng và tăng cường quan niệm sai lạc của chính ḿnh về nó. Đại khối những người phàm phu này vốn tự coi ḿnh là “những người nghèo” nhanh chóng trở thành đại đa số trong Giáo hội c̣n non trẻ và đoạt được nhiều quyền lực, đến nỗi rốt cuộc họ có thể trục xuất các vị Tiến sĩ Ngộ Đạo, coi đó là kẻ theo dị giáo; ấy là v́ “những người nghèo” bực bội trước ư tưởng cho rằng bất cứ tri thức nào mà họ không sở hữu lại có thể coi là một bộ phận cốt yếu của Ki Tô giáo.

Thế nhưng c̣n có một quan điểm khác giúp cho Ki Tô hữu thấy Thông Thiên Học ích lợi nhiều nhất cho ḿnh. Ngay giờ đây, tâm trí của nhiều Ki Tô hữu chính thống cũng được vận dụng rất nhiều vào cái mà họ gọi là sự phê phán cao siêu – nghĩa là toan tính ứng dụng cảm thức phân biệt phải trái b́nh thường và phương pháp khoa học để khảo sát giáo huấn của tôn giáo – nỗ lực t́m hiểu tôn giáo thay v́ mù quáng tin theo nó. Trong nhiều thời đại, người ta đă bảo thế giới rằng các giáo điều của giới tu sĩ phải được nuốt trọn như uống thuốc và toan tính lư luận về những giáo điều ắt là vô đạo. Có nhiều người trên thế giới, trong số những công dân trí thức nhất đơn giản là không thể chấp nhận những giáo lư một cách mù quáng và không hiểu được như vậy. Trước khi người ta tin th́ người ta phải hiểu được trong một chừng mực nào đấy và một phát biểu không thể trở thành một sự kiện sống động đối với họ chừng nào họ c̣n chưa thể liên kết nó với những sự kiện khác một cách hợp lư, và coi đó là một phần của hệ thống sự việc ít nhiều bao quát hơn.

Thật buồn cười khi một số tín đồ chính thống bảo rằng những người này cố hữu là độc ác và thái độ của họ là do ma quỉ giựt dây. Ngược lại chính họ mới là những  người thật sự trân trọng điều thiên phú của Thượng Đế, tức là lư trí và quyết tâm sử dụng nó theo chiều hướng cao siêu nhất để soi sáng cho sự thật về tôn giáo. Sự  thật là những người biết phê phán lại phụng sự tối đa cho tôn giáo; họ đang làm sáng tỏ những điều trong tôn giáo từ trước đến nay vẫn c̣n lờ mờ; họ đang phát biểu chính xác những vấn đề liên quan tới tôn giáo trước kia chỉ hiểu được một phần nào; họ đang cố gắng tạo ra một hệ thống hợp lư từ điều cho đến nay chẳng qua chỉ là một mớ hỗn độn vô nghĩa.

Trong bất kỳ các hội viên nào của chúng ta cũng đều có những người bạn chính thống bị bối rối v́ những nỗ lực này, họ e rằng việc giải phóng và hợp lư hóa tín ngưỡng của ḿnh ắt làm cho nó được thanh lọc đến mức không c̣n tồn tại nữa, th́ họ nên tự khuyên ḿnh t́m hiểu giáo huấn Thông Thiên Học, v́ đó chính là điều mà họ đang cần. Nó ắt dạy cho họ biết dừng lại trước khi vứt bỏ đức tin của tổ tiên và nó ắt cho họ thấy rằng khi được hiểu đúng đắn th́ đức tin đó có một ư nghĩa chân thực và một nền tảng chân thực, trong khi một số điều lơ mơ trong giáo điều trung cổ của giới giáo sĩ có thể không hiểu được và không thể tin được, th́ giáo huấn nguyên thủy của đấng Ki Tô là một sự tŕnh bày hoành tráng chân lư đại đồng thế giới.

Nếu họ đă ít nhiều vượt qua khỏi h́nh thức bên ngoài của tôn giáo ḿnh, nếu họ đă phá vỡ được cái tổ kén tin tưởng mù quáng và cưỡi trên cánh của lư trí và trực giác lên tới một sinh hoạt trí tuệ tự do hơn, cao quí hơn và cao thượng hơn, th́ Thông Thiên Học ắt cho họ thấy rằng trong mọi điều đó đều chẳng mất mát điều ǵ mà lại được một điều vinh quang và cao cả. Ấy là v́ nó cho họ biết rằng ánh sáng của ḷng sùng tín đă có ư nghĩa xiết bao đối với họ trong sinh hoạt tinh thần ắt được biện minh nhiều hơn, vẻ rực rỡ, đẹp đẽ và thi vị của tư tưởng tôn giáo ắt tồn tại ở mức độ đầy đủ hơn so với mức họ đă từng hi vọng trước kia. Đó không c̣n chỉ là những giấc mơ dễ chịu mà ánh sáng êm dịu của cảm thức phân biệt phải trái b́nh thường bất cứ lúc nào cũng có thể thô bạo đánh thức họ dậy, mà là những sự thật trong thiên nhiên đáng được khảo cứu ắt chỉ trở nên chói lọi và toàn bích hơn khi ta hiểu chúng chính xác hơn.

Chắc chắn là ta không nên chấp nhận Kinh thánh của Ki Tô giáo theo sát nghĩa, v́ nhiều phát biểu trong đó chỉ mang tính biểu tượng, c̣n có những phát biểu khác đơn giản là không đúng. Khi chúng tôi dùng thần nhăn khảo cứu cuộc đời của giáo chủ Ki Tô giáo chẳng hạn, th́ chúng tôi chẳng thấy vết tích nào của 12 vị thánh tông đồ được thêu dệt nên; dường như họ chưa bao giờ tồn tại dưới dạng con người mà được dẫn nhập vào câu chuyện này v́ một lư do nào đấy, có thể tiêu biểu cho 12 cung hoàng đạo. Môn đồ Giê su mà nhục thân đă dành cho đấng Ki Tô mượn không phải là đứa con hoang theo hàm ư trong phúc âm và cha của Giê su không phải là người thợ mộc. Thật ra Giê su thuộc ḍng quí tộc cao nhất của dân Do Thái, hậu duệ của huyết thống hoàng gia của chính ḿnh thời xưa. Tuy nhiên Chúa Giê su có thể có một chút ḍng máu Aryan nơi bản thân, điều này cũng hoàn toàn đủ khiến cho những người Do Thái độc quyền bảo rằng Chúa Giê su không chính thống thuộc ḍng dơi của vua David, và phát biểu ấy có thể rất dễ dàng được chấp nhận ngụ ư rằng đó là sự sinh ra không theo qui lệ mà câu chuyện đă gợi ư.

Sự thật là bốn phúc âm tuyệt nhiên chưa bao giờ dự định để được chấp nhận theo ư nghĩa lịch sử nào. Cả bốn đều dựa trên một tài liệu ngắn hơn nhiều được viết ra bằng tiếng cổ Do Thái do một tu sĩ tên là Matthaeus, ông này sống trong một tu viện ở sa mạc phía nam Palestine. Ông dường như đă quan niệm ra ư tưởng đưa một số sự kiện lớn về khai tâm biến thành một dạng kể chuyện, rồi trộn lẫn nó với một số điều rút ra từ chính cuộc đời của Chúa Giê su thực, mà ngài giáng sinh vào năm 105 trước Công nguyên, với cuộc đời của một vị giảng sư khác cuồng tín và hoàn toàn vô danh tiểu tốt, người này đă bị kết án tử h́nh và bị hành h́nh ở Jerusalem vào khoảng năm 30 sau Công nguyên.

Matthaeus gửi tài liệu này tới cho một người bạn hiền vốn là tu viện trưởng của một tu viện khổng lồ ở Alexandria, rồi gợi ư cho bạn rằng ông này hoặc một số phụ tá của ḿnh có thể sắp xếp nó lại rồi phát hành bằng tiếng Hi Lạp. Vị tu viện trưởng ở Alexandria dường như đă sử dụng một số tu sĩ trẻ làm việc này, cho phép mỗi tu sĩ tự ḿnh cố gắng làm việc và xử trí công việc theo kiểu của riêng ḿnh. Thế là một số tài liệu có công trạng rất biến thiên được tạo ra, mỗi tài liệu du nhập vào trong câu chuyện của ḿnh ít nhiều về bản thảo nguyên thủy của Mattthaeus, nhưng mỗi tài liệu cũng thêm thắt vào đó những huyền thoại mà soạn giả ngẫu nhiên biết được theo thị hiếu hoặc óc hoang tưởng của chính ḿnh. Bốn trong số những tài liệu này vẫn c̣n sống sót măi cho tới thời của ta và gắn liền với tên tuổi của tu sĩ viết ra chúng, đó là phúc âm theo Matthew, Mark, Luke và John. Đoạn văn xuất sắc mở đầu cho phúc âm của thánh John không phải là nguyên thủy mà được trích dẫn, bởi v́ chúng tôi đă thấy nó tồn tại nhiều năm trước Công nguyên dưới dạng một bản thảo ngay cả lúc bấy giờ đă rất xa xưa.

Dưới dạng bản thảo này nó được liên kết với một đoạn trích dẫn từ quyển Thiền Thư (Stanzas of Dzyan), quyển này cũng được dịch sang tiếng Hi Lạp.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS