Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 Tủ sách Adyar                                           Tập sách số 97

HUYỀN BÍ HỌC

(OCCULTISM)

Tác giả Annie Besant

Bản dịch 2013

 Được in lại từ tạp chí Nhà Thông Thiên Học, quyển XXXV.

Xuất bản năm 1919

Nhà Xuất Bản Thông Thiên Học, Adyar, Chennai (Madras) Ấn Độ

 

H. P. Balvatsky định nghĩa Huyền bí học là việc “nghiên cứu trí tuệ Thượng Đế trong Thiên nhiên” và thật khó mà tìm ra được một định nghĩa cao quí hơn. Mọi sự sống, mọi năng lượng đều ẩn tàng và chỉ có các tác dụng của chúng là rõ rệt. Các lực khiến cho một viên đá quí đươc kết tinh trong lòng trái đất, các lực mà khiến cho một cái cây phát triển từ một hạt giống, lực khiến cho một con thú được tiến hóa ra từ mầm mống, lực khiến cho con người cảm xúc và suy tư - tất cả các lực này đều huyền bí, đều ẩn tàng trước mắt con người mà các nhà khoa học chỉ nghiên cứu qua các hiện tượng tăng trưởng, tiến hóa khi những hiện tượng này phô diễn ra, trong khi các lực thôi thúc chúng, bản chất của sinh lực, những bí mật không thấy được, không nắm bắt được xuất lộ của mọi hoạt động, những thứ này vẫn còn ẩn tàng mãi.

Hơn nữa, cái định nghĩa đáng ngưỡng mộ này lại đặt cái Trí ẩn đằng sau mọi sự biểu lộ mà chúng ta tổng kết là Thiên nhiên. Chính những biểu lộ này được dệt thành cái lớp áo khoác mà chúng ta nhìn thấy được Thượng Đế qua đó (“và dệt cho Thượng Đế cái áo khoác mà bạn nhìn thấy được Ngài qua đó”). “Chính Trí tuệ ngài được bộc lộ qua những hiện tượng thiên nhiên và qua điều hữu hình, những sự vật vô hình cũng được nhìn thấy rõ”. Bruno có nói tới những sự vật thiên nhiên là ngôn ngữ của Thượng Đế; đó là những biểu hiện Tự ngã của Thượng Đế. Trong Trí tuệ Thượng Đế có tồn tại những ý niệm vốn được hiện thể thành một vũ trụ tương lai; thế giới của cái trí, cáí Thể giới mà ta có thể hiểu được có trước thế giới vật chất. Người cổ Do Thái đã dạy như thế; người Hi Lạp cũng dạy như thế; và giáo huấn này được khẳng định bởi trải nghiệm hằng ngày của ta. Chúng ta suy nghĩ trước khi chúng ta thể hiện tư tưởng của mình ra thành hành động. Trước khi một người tạo ra một bức tranh lớn th́ y ắt phải có ý tưởng về bức tranh trong tâm trí mình; y nghĩ nó ra trước khi y vẽ nó lên trên bản vẽ. Đó là thế giới các Ý niệm, Thế giới có thể hiểu được, vốn là phạm vi mà nhà Huyền bí học thám hiểm.

Y tìm cách để tìm hiểu thế giới ẩn tàng này mà từ đó mọi biểu lộ bên ngoài đều tuôn ra; để lĩnh hội được những Ý niệm vốn thể hiện ra thành đủ thứ hình tướng; mưu tìm những nguồn sống ẩn tàng và truy nguyên được sự lưu xuất của chúng khi giống như các nhà khoa học vật lý mưu tìm và truy nguyên các loại hình thể chất và sự tiến hóa của chúng. Nhà Huyền bí học là nhà khoa học về cõi vô hình giống như nhà khoa học bình thường là nhà khoa học về cõi hữu hình, và những phương pháp của y cũng mang tính khoa học; y quan sát, thực nghiệm, kiểm chứng, so sánh và y liên tục mở rộng phạm vi biên cương của điều đã biết.

Nhà Huyền bị học và nhà Thần bí khác nhau về các phương pháp cũng như về mục tiêu. Huyền bí gia mưu tìm kiến thức về Thượng Đế; còn Thần bí gia mưu tìm sự hiệp nhất với Thượng Đế. Huyền bí gia dùng Trí năng còn Thần bí gia dùng Xúc động. Huyền bí gia quan sát những Ý niệm thể hiện ra qua các hiện tượng; còn Thần bí gia phát triển phần Thiêng liêng bên trong mình để cho nó có thể bành trướng ra thành Đấng thiêng liêng mà Cơ thể của Ngài là một vũ trụ. Những định nghĩa sắc nét này dĩ nhiên chỉ đúng với các loại hình trừu tượng; những cá nhân cụ thể lại chuyển dần sang lẫn nhau và nhà Huyền bí học toàn bích rốt cuộc bao gồm cả nhà Thần bí, còn nhà Thần bí toàn bích rốt cuộc bao gồm cả nhà Huyền bí. Nhưng trên con đường dẫn tới sự hoàn hảo th́ nhà Huyền bí phải tiến hóa song song tâm thức của y và những hiện thể liên tiếp mà tâm thức ấy hoạt động trong đó; trong khi ấy nhà Thần bí lại chìm vào những độ sâu trong tâm thức của mình và không màng tới những hiện thể mà y coi thường và bỏ bê. Ta có thể mượn hai thuật ngữ nổi tiếng, nhà Huyền bí học có khuynh hướng trở thành đấng Jīvanmukta, là Tinh thần được giải thoát ngự trong các thể vật chất; còn nhà Thần bí có khuynh hướng trở thành đấng Jīvanmukta, là Đấng giải thoát mà không mang Cơ thể. Các nhà Huyền bí thăng lên từng nấc một, qua một Trật tự có tôn ti, còn các nhà Thần bí trở thành các đấng Nirmānakāya, là Kho chứa Tính linh, từ đó rút ra các luồng để thấm nhuần các thế giới. Cả hai loại hình này đều cao quí và linh thiêng và cần thiết, cả hai đều là Bàn tay của THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI Duy nhất để giúp cho vũ trụ của Ngài.

Khi nhớ tới lời định nghĩa của H. P. Blavatsky, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được bằng cách nào mà quan điểm thông thường hơn về Huyền bí học, nghĩa là nó chỉ ngụ ý việc nghiên cứu điều ẩn tàng - chứ không xác định điều ẩn tàng - quan niệm thông thường ấy tất yếu là tăng trưởng. Huyền bí gia phải nghiên cứu Trí tuệ Thượng Đế trong Thiên nhiên, thế rồi y chẳng những phải bành trướng tâm thức của mình sao cho nhập vào Trí tuệ Thượng Đế, mà còn phải làm cho các cơ thể tinh vi và giác quan của chúng cũng tiến hóa để tiếp xúc với Thiên nhiên ở mọi cấp bậc tinh vi khi nó biểu lộ ra. Sự tiến hóa này của các giác quan tinh vi và tri thức thu được thông qua đó về những hiện tượng của các thế giới vật chất tinh vi tức là siêu vật lý hiện lù lù ra trước mắt của nhà quan sát hời hợt, và y đâm ra đồng nhất hóa Huyền bí học với thần nhãn, thần nhĩ, du hành trong các thể tinh vi v.v. . . Điều này chỉ có ý nghĩa nếu cũng cái nhà thượng lưu tốt bụng ấy đồng nhất hóa khoa học vật lý với công cụ của nó là kính hiển vi, kính viễn vọng và phổ kế. Những giác quan tinh vi chỉ là công cụ của nhà Huyền bí học, đó không phải là Huyền bí học. Đó là những công cụ nhờ vậy Huyền bí gia quan sát được những sự vật thoát khỏi tầm nhìn của mắt phàm. Cũng giống như những dụng cụ thông thường của khoa học có thể tự thân có khiếm khuyết và cũng giống như vậy, có thể làm xuyên tạc những sự vật trên cõi trần quan sát được thì những dụng cụ ở siêu vật lý tự thân chúng cũng có khiếm khuyết và làm méo mó những sự vật trên cõi siêu vật lý mà người ta quan sát thấy. Việc quan sát sai lầm bằng một công cụ khiếm khuyết không gây tai hại cho phương pháp khoa học, mặc dù nó có thể nhất thời làm hại tới những kết luận khoa học đặc thù. Điều này cũng đúng xét về những sự quan sát bằng các giác quan siêu vật lý chưa tiến hóa đúng mức; phương pháp huyền bí mang tính khoa học và lành mạnh nhưng nhất thời thì những kết luận đặc thù mà các nhà Huyền bí học rút ra được lại sai lầm. Thế thì an toàn ở đâu? Bằng cách lặp đi lặp lại những quan sát của nhiều người quan sát, cũng chẳng khác nào trong khoa học vật lý.

Ta hãy khảo sát điều này kỹ lưỡng hơn một chút. Một nhà quan sát khoa học thấy rằng những quan sát của mình qua kính hiển vi khiến cho mình có một bức tranh nào đấy; y vẽ điều mà ḿnh nhìn thấy. Thế rồi y để cho kính hiển vi có một độ phóng đại lớn hơn rồi lại quan sát sự vật; y có được một bức tranh khác. Y so sánh hai bức tranh. Y thấy rằng một vài bộ phận của sự vật mà y nghĩ rằng cô lập với nhau lại được nối liền bằng những sợi dây mịn đến nỗi ta không thấy được chúng khi dùng độ phóng đại thấp hơn. Những quan sát đầu tiên của y là chính xác nhưng chưa đầy đủ. Một kết quả của sự không đầy đủ này là mọi nhà khoa học khi trình bày những bức tranh về những sự vật được nhìn qua kính hiển vi đều chú thích trên đó độ phóng đại của thấu kính mà y quan sát những sự vật qua nó. Lại nữa, nếu một nhà quan sát còn trẻ tuổi, khi so sánh những hình vẽ của mình với những hình vẽ do các chuyên gia thực hiện và đưa vào trong sách giáo khoa, thấy rằng mình đã đưa vào một điều gì đó mà những người khác không nhìn thấy thì y ắt phải kiểm định thấu kính của mình và lặp lại quan sát của mình lấy một sự vật khác đồng nhất với sự vật đầu tiên, kẻo một chút bụi hoặc tóc hoặc những vật xâm nhập ngẫu nhiên nào khác đã được trình bày ra không mời mà đến cho y khảo sát. Ta hãy ứng dụng điều này vào học viên Huyền bí học. Y đã mở rộng độ khuếch đại của tầm nhìn vượt quá mức bình thường; y quan sát một vật dĩ thái nào đấy rồi ghi lại những quan sát của mình; một vài năm sau, sau khi đã có được một độ khuếch đại tầm nhìn cao hơn thì y quan sát sự vật trở lại và thấy rằng hai bộ phận của nó mà y nghĩ rằng liên tiếp thì lại được ngăn cách bởi một số qui trình trung gian nào đấy. Tôi xin xét một ví dụ chính xác. Ông Leadbeater và chính tôi, năm 1895 có quan sát thấy rằng cực vi tử hồng trần khi bị tan rã ra phân ly thành dạng thô nhất của vật chất trung giới. Năm 1908, khi quan sát trở lại cũng qui trình ấy bằng một độ phóng đại của tầm nhìn đã tiến hóa trong những năm trung gian thì chúng tôi thấy rằng nguyên tử hồng trần khi tan rã đã trải qua một loạt những sự phân rã tiếp thêm nữa rồi mới tái tích hợp lại để cuối cùng thành ra dạng thô nhất của vật chất trung giới. Sự song song với độ phóng đại thấp và cao của kính hiển vi là hoàn tất.

Một lần nữa, một nhà quan sát trẻ tuổi thấy một hình dạng nào đấy trên cõi trung giới; y so sánh nó nếu y khôn ngoan - không phải lúc nào y cũng khôn ngoan - với những quan sát trước kia của những người quan sát lão luyện hơn hoặc với những phát biểu của những nhà thấu thị đại tài trong các kinh điển trên thế giới. Y thấy quan sát của mình không giống như họ. Nếu là một học viên đúng đắn thì y vẽ thử trở lại, làm đi làm lại và quan sát cẩn thận để tìm ra lỗi lầm của ḿnh. Nếu y điên rồ thì y lại tuyên bố sự quan sát không đúng của mình là một khám phá mới.

Nhưng ta có thể nói rằng thiên hạ tôn trọng nhà vật lý khoa học và chấp nhận những quan sát của y, trong khi họ lại chế nhạo những quan sát của Huyền bí gia. Mọi khám phá về những sự kiện mới đều bị chế nhạo trước khi công chúng sẵn sàng đối với chúng; phải chăng Bruno đã bị thiêu và Galileo bị giam vì đã tuyên bố rằng trái đất chuyển động xung quanh mặt trời? Phải chăng Galvani đă gọi những ếch là bậc thầy nhảy múa khi ông chạm tới cái lực ẩn tàng mà ngày nay được gọi theo tên ông? Việc chế nhạo của những người vô minh có gì là quan trọng đối với những người mà cặp mắt kiên định đang mưu tìm việc xuyên thấu qua những bức màn che mà Thiên nhiên đã che phủ những bí mật của mình trong đó?

Xét về những phương pháp quan sát khía cạnh vật chất của Thiên nhiên thì những phương pháp giữ quan sát nào được tiến hành bằng những phương tiện là công cụ chưa được chứng minh - được chế tạo ở ngoại giới hoặc tiến hóa ra trong nội giới - thì các phương pháp của khoa học vật lý và khoa học siêu vật lý đều đúng như nhau. Tri thức thu được bằng cách nghiên cứu những kết quả mà ta đạt được bởi những người tiền bối trong cùng một lãnh vực, và bởi những quan sát được hướng về những hiện tượng tương tự với mục đích để kiểm chứng hoặc chỉnh đốn lại các kết quả.

 Sự tiến hóa của tâm thức vốn quan sát xuyên qua các giác quan lại là vấn đề khác, và điều này đóng một vai trò lớn hơn trong huyền bí học so với khoa học vật lý; đó là vì tâm thức phải bộc lộ khi các giác quan cao siêu hơn tiến hóa, bằng không thì những dụng cụ tốt hơn ắt vô ích trong bàn tay của người làm việc không có hiệu quả. Nhưng mục tiêu của khoa học vật lý và khoa học siêu vật lý cũng đều là mở rộng biên giới của tri thức.

Liệu sự mở rộng này có đáng mong muốn hay chăng? Nếu kiến thức được chuyển sang để phục vụ cho con người thì nên; còn nếu việc gia tăng nó lại làm gia tăng nỗi khốn khổ của con người thì không nên. Việc ứng dụng khoa học vật lý vào việc hủy hoại sự sống con người là tàn ác nhất; thế nhưng đó không phải vì vậy mà ta tìm cách phong bế sự tiến bộ của hóa học. Nhà Huyền bí học biết cách để giải phóng các lực bị giam hãm trong nguyên tử ắt không đặt nó vào trong tầm tay của những quốc gia đang cạnh tranh trên thế giới để cho cái phương tiện này sẽ hủy diệt hàng loạt. Thế nhưng y biết rằng hóa học đang tiến bộ theo chiều hướng ấy, và không thể cản trở được bước tiến của nó.

Xét về bản thân các nhà Huyền bí học thì họ hữu ích hoặc nguy hiểm tùy theo động cơ thúc đẩy của họ. Nếu họ tận tụy với phúc lợi của thế giới thì sự tiến bộ nhanh chóng của họ là có lợi. Nếu họ mưu tìm quyền lực để tự thăng quan tiến chức thì họ lại nguy hiểm. Sự tiến hóa của tâm thức đều tốt thôi, vì khi tâm thức bộc lộ ra thì cái quan điểm rộng lớn hơn đưa người ta dần dần càng ngày càng hiệp nhất với Ý chí Thượng Đế đang tiến hóa, và tới một mức nào đó trong sự mở rộng này thì y tất yếu nhận ra những lời khẳng định áp đảo tất cả của cái Tự ngã lớn hơn. Nhưng trong những giai đoạn thấp, trên cõi trung giới và cõi hạ trí, trong khi kỷ luật tự giác ắt phải nghiêm khắc đối với các cơ thể của mình thì lòng kiêu ngạo và ích kỷ có thể khiến cho y trở nên nguy hiểm đối với các đồng loại. Kỷ luật về các giác quan và việc kiểm soát cái trí cũng cần thiết như nhau, cho dù con người đang nhắm tới việc phát triển để phụng sự hay là để thăng tiến cá nhân. Y phải sống một cuộc đời hết sức tiết độ về mọi sự việc và y phải làm chủ được tư tưởng của mình. Nhưng nếu tham vọng cá nhân khống chế y, nếu y tìm cách thành đạt để có thể nắm giữ chứ không phải để cho ra, thì mọi quyền năng thêm nữa trở thành một mối đe dọa cho thế giới và y gia nhập vào hàng ngũ những kẻ Chống đối. Nhà Huyền bí học phải tiến hóa thành ra một đấng Ki Tô hoặc là thành ra một quỉ Sa tăng - tạm mượn những thuật ngữ của Ki Tô giáo. Đối với y không có sự thỏa hiệp. Những cánh đồng xanh mướt nơi mà đàn thú có thể gặm cỏ trong yên bình ắt an toàn hơn những vùng cao khô cằn với những khe nứt và những vực dốc, với sương mù che phủ và tuyết lở ào ào đè xuống. Không ai đã bước một phần trên con đường trắc trở mà lại mưu tìm cách dẫn dụ người khác đi vào đó. Nhưng có một số người lại có một lực thôi thúc bên trong rất là hống hách; một số người không thể yên nghỉ bên dòng nước tĩnh lặng mà tìm cách leo lên những đỉnh cao. Vì một con đường như thế đang mở ra và đối với họ không còn con đường nào khác có thể được. Chỉ có điều là họ có thể không thêm vào những cuộc đời đã tan nát của mình “những khốn khổ đang rải rác trên con đường Huyền bí học”, mong sao họ hãy siết chặt dây lưng bằng sức mạnh, mong sao họ hãy đội cái áo giáp thanh tịnh và cái mão bất vị kỷ, và thế rồi mong sao họ hãy tiến lên Nhân danh những Đấng cứu chuộc Thế gian, với đôi mắt nhìn đăm đăm vào Ngôi sao chiếu sáng bên trên mình, bất chấp những viên đá cứa vào bàn chân đang chảy máu của mình.

 

---------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS