Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 HỘI NGHỊ Ở ADYAR

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng 2 năm 2005)

Trích quyển Thế Giới Quanh Ta

Tác giả Radha Burnier-Bản dịch www.thongthienhoc.com


 HỘI NGHỊ Ở ADYAR

 

Các Hội nghị Quốc tế ở Adyar đă từng là các diễn biến lịch sử và thời kỳ đầu do Hội trưởng Sáng lập, Đại tá Olcott chủ tŕ, rồi sau này th́ do các Hội trưởng kế nghiệp. Các hội nghị này tiếp tục tập hợp một số lớn hơn các hội viên từ khắp nơi trên thế giới so với bất kỳ Đại hội nào khác của Hội Thông Thiên Học. Năm 1925 và 1975 th́ số hội viên dự hội nghị đă vượt quá mức 2000 người.

Các hội viên được thu hút tới Adyar để tham dự diễn biến, hết năm này tới năm khác trong nhiều trường hợp, cho dẫu họ phải chịu những điều bất tiện khi đi lại, chia pḥng, sắp hàng chờ được ăn v.v. . . Bầu không khí duy nhất thấm nhuần khuôn viên đẹp đẽ của Tổng Hành Dinh Quốc tế giống như một viên nam châm mạnh mà từ lực được thiên hạ cảm thấy, cho dầu bản thân họ không ư thức ǵ về bản chất của sự hấp dẫn thuộc Hội nghị Adyar. Sự hấp dẫn này không chỉ ở nơi các bài thuyết tŕnh và các diễn biến, nơi các cuộc tiếp xúc diễn ra trên toàn thế giới, nơi vẻ đẹp của cây cối và những bụi cây; có một điều ǵ đó không nắm bắt được là động cơ thúc đẩy và nâng đỡ những người tham dự. Người ta trải nghiệm một mức độ hiểu biết lớn lao hơn và cố Hội trưởng N. Sri Ram có nói như sau: Người ta thực chứng được ‘nhiều cốt lơi của Thông Thiên Học hơn’ cùng với một ư thức sâu sắc hơn về T́nh Huynh Đệ Đại Đồng và việc cam kết sinh hoạt vị tha.

Khi viết trong hồi kư vào năm 1862, Đại tá Olcott có bảo rằng: “Chúng ta bị thôi thúc khi tới Adyar và chỉ cái liếc mắt nh́n đầu tiên th́ ta đă biết rằng ḿnh t́m thấy ngôi nhà tương lai của ḿnh”. Người ta đă nhanh chóng thực hiện một vài sửa đổi trong ṭa nhà chính và H.B.P. đă ở trong một căn pḥng lớn trên lầu một, ở kế pḥng này người ta thường ngồi dưới cái mái sân thượng bỏ ngỏ (họ gọi như vậy) nơi mà những ngọn gió hiu hiu khiến cho ngay cả mùa hè cũng dường như dễ chịu đối với họ. Đại tá hùng hồn diễn tả cảm tưởng của ḿnh như sau: “Tôi đă từng viếng thăm nhiều xứ nhưng tôi nhớ lại rằng ḿnh chưa từng thấy cảnh tượng nào đẹp hơn cảnh tượng mà mắt người ta bắt gặp khi nh́n xuống từ sân thượng cho dù là qua ánh sáng thanh thiên bạch nhật, ánh sao hoặc ánh trăng”. Ngày nay vẻ đẹp của Adyar vẫn c̣n bộc lộ ra với một khía cạnh đă biến đổi, nhưng nó vẫn hớp hồn các hội viên và khách tham quan chẳng khác nào khi các vị Sáng lập biết rằng chỉ cần liếc mắt nh́n lần đầu tiên th́ đă thấy nó ắt là nhà của ḿnh.

Trong Hồi Kư của Đại tá Olcott và những bài tường tŕnh khác nữa, đọc thấy có những dịp khi các Chơn sư đứng đằng sau việc sáng lập nên Hội Thông Thiên Học đă ban phước cho Adyar qua sự hiện diện của ḿnh. Nhiều hội viên hiến dâng tận tụy tiếp tục thấy rằng ḿnh có thể nghĩ ra những tư tưởng cao thượng hơn và đạt được mức giác ngộ sâu sắc hơn khi ở Adyar so với khi ở những nơi khác. T́nh thương, ḷng sùng tín, tinh thần hi sinh và phụng sự của họ thường xuyên được củng cố, bầu không khí vô h́nh ở đây nuôi dưỡng các bản năng tinh thần của những người có khả năng tiếp thu.

Đại hội năm nay khai mạc khi cơn sóng thần quét qua bờ phía Đông miền Nam Ấn Độ cùng với ḍng nước lũ dâng lên trên sông Adyar, để lại những phù sa lắng đọng nhưng không gây thiệt hại nào. Sự an b́nh ngự trị qua những buổi làm việc của chúng ta, ngay cả khi người ta lên kế hoạch cứu trợ những cộng đồng lân bang. Nhiều hội viên phát biểu cảm tưởng rằng Hội quán Thông Thiên Học được che chở và vẫn c̣n an toàn chừng nào tinh thần hiến dâng để xúc tiến T́nh Huynh Đệ đại đồng và việc mưu cầu minh triết vị tha vẫn c̣n là trung tâm trong sinh hoạt và công tŕnh của các hội viên.

 Lời khuyên của Đức Phật được dịch ra như sau: ‘Các con hăy tự thắp đuốc lên mà đi’ có chứa một từ ngữ tiếng Nam phạn có nghĩa là một ngọn đèn (dipa) hoặc ḥn đảo (dvipa). Trong trường hợp ḥn đảo th́ điều này nhằm nói tới một sự ổn định sâu sắc trong nội tâm, không bị lay chuyển bởi những diễn biến ngoại cảnh và được mô tả bằng ẩn dụ là t́nh trạng một ḥn đảo ở giữa đại dương. Tâm thức tinh thần bao giờ cũng không bị nao núng bởi v́ nó bắt rễ nơi mối quan hệ yêu thương đại đồng vũ trụ với mọi chúng sinh; thật vậy đó là yếu tố bất tử tức atma trong nội tâm. Bấy giờ cái trí không bị xáo trộn bởi sự thu hút của những điều trần tục khi tác động của ‘những thảm họa’ nơi ngoại cảnh. Một ḥn đảo ở giữa mặt nước chập chờn hoặc là ngọn đèn chẳng bao giờ leo lét giống như vậy đều là những biểu tượng của vô sư trí (mind beyond mind), nó biết rằng thế giới hiện tượng và các diễn biến ở đó chỉ thực giống như là những cái bóng. Những hội viên đến dự Đại hội Adyar đôi khi nhận được một chút xíu cái ư thức an b́nh và an toàn trong nội tâm để trải nghiệm niềm vui sâu sắc khi tiếp xúc được với một thế giới vượt ngoài tầm thời gian.

Mỗi khi tâm thức đạt tới một mức cao hơn về an b́nh, thiện hảo và hài ḥa th́ một sự biến chuyển nào đó xảy ra mà cá thể có lẽ biết hoặc không biết. Tâm thức bắt đầu đáp ứng những rung động tinh vi hơn, không chống đối lại cho đến khi cuối cùng th́ những rung động thô trược không c̣n xâm nhập vào nó được nữa. Một câu kinh cổ điển bằng tiếng Bắc phạn có nói rằng: “Kẻ nào tiếp xúc được với Đấng thiêng liêng th́ trở nên thanh khiết hơn cả bên trong lẫn bên ngoài, cho dù thân phận hiện nay của y có ra sao đi chăng nữa.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS