|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
HỒI GIÁO THEO SỰ MINH
GIẢI CỦA THÔNG THIÊN HỌC
(Islām in the
Light of Theosophy)
Tác giả ANNIE
BESANT Bản Dịch: www.thongthienhoc.com |
|
Annie Besant là Hội trưởng Quốc tế thứ nh́ của Hội Thông Thiên Học từ năm 1907-1933.
Những trích đoạn
này rút ra từ Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 4 và tháng 5 năm 1910.
Nếu
ta dịch “Thông Thiên Học” sang tiếng Anh th́ nó chỉ có nghĩa là “Minh Trết
của Thượng Đế”. Qua ngôn từ ấy nó biểu thị MINH TRIẾT có liên quan tới mọi
tôn giáo trên thế giới. Đến lượt mọi tôn giáo lại sinh trưởng từ cái Gốc rễ
lớn lao là Minh Triết của Thượng Đế. Bản thân mỗi tôn giáo đều là một sự phô
diễn Sự Sống của Thượng Đế nơi nhân loại, và do đó giáo huấn này được gọi là
Minh Triết của Thượng Đế, không một hạn chế nào về mặt giáo phái, nó nhiệt
thành giúp đỡ và bênh vực mọi tôn giáo, nâng cao và an ủi nhân loại. Đó
không phải là tôn giáo duy nhất mà là mọi tôn giáo đều coi nó là một
người bạn và người bảo vệ.
Một số huynh đệ Kitô hữu
đă coi Thông Thiên Học là thù nghịch với tôn giáo lớn của Âu Tây. Nhưng như
vậy là quan niệm sai lầm, có lẽ bắt nguồn từ sự kiện Thông Thiên Học đă củng
cố những tín ngưỡng Á Đông chống lại sự hung hăng xâm lấn và Thông Thiên Học
cũng vạch rơ những điều thêm thắt bỏ sót gây tổn hại cho Kitô giáo b́nh dân
hiện nay, cũng giống như nó đă vạch rơ những điều thêm thắt và bỏ sót tương
tự trong Ấn giáo và Phật giáo b́nh dân. Thông Thiên Học đóng vai tṛ bênh
vực mọi tín ngưỡng của cả thế giới Âu Tây lẫn Á Đông. Ấy là v́ ngày nay tôn
giáo bị đả kích ở khắp mọi nơi và việc bênh vực tôn giáo trở thành bổn phận
của nhà Thông Thiên Học chân chính, và ở Á Đông nhất là ở Ấn Độ, nơi Ấn giáo
và Hồi giáo có căn cứ vững chắc với nhiều tín đồ; ở bất cứ nơi đâu mà Ấn
giáo và Hồi giáo bị đả kích th́ Thông Thiên Học lại bênh vực đứng vững chống
lại mọi sự công kích bằng cách giải thích, soi sáng và bênh vực. Tuy nhiên ở
những nước Âu Tây, nơi có Kitô giáo th́ Thông Thiên Học lại phục vụ cho Kitô
giáo cũng giống như ở đây, nó phục vụ cho Ấn giáo, Bái hỏa giáo và Hồi giáo.
Ở Âu Tây cuối cùng th́ người ta cũng công nhận rằng Thông Thiên Học đă lấp
đầy một khoảng trống lớn qua việc bênh vực Kitô giáo, không phải chống lại
sự đả kích của bất kỳ tôn giáo nào khác, mà chống lại sự đả kích của thuyết
duy vật, sự đả kích của tư tưởng khoa học khi tư tưởng khoa học ấy không có
lư tưởng tinh thần. Vậy là ở đâu đâu, Thông Thiên Học cũng đứng lên giải
thích và soi sáng.
Ở xứ Ấn Độ này, nơi có
một tỷ lệ lớn người Ấn Độ theo tín ngưỡng của Đạo sư Muhammad, có chừng 70
triệu người coi Muhammad là một ngôn sứ chính của Thượng Đế. Ở đây, dĩ nhiên
là Thông Thiên Học đến giúp đỡ tất cả những ai theo tín ngưỡng đó. Địa vị
của các tín đồ Hồi giáo trong các tôn giáo trên thế giới không được công
nhận đầy đủ mà lẽ ra nó phải được như vậy, điều này có nghĩa là Hồi giáo
không được coi là một trong những tiêu biểu nổi bật của Minh Triết (lẽ ra
rất nhiều người phải công nhận như vậy). Khi được coi là một tôn giáo th́
Hồi giáo thường bị đả kích một cách bất công, bởi v́ người ta hoàn toàn hiểu
lầm nó, xét về sự cao cả của bậc Đạo sư Hồi giáo và tính cao thượng trong
giáo huấn của Ngài đối với thế gian. Thường thường ở Âu Tây, ta thấy thiên
hạ đả kích Hồi giáo dựa trên cơ sở nó hành hạ người ta một cách cuồng tín
không tiến bộ; dựa trên cơ sở địa vị của phụ nữ trong Hồi giáo không được
như mong muốn; dựa trên cơ sở Hồi giáo không khuyến khích học tập, khoa học
và nỗ lực trí thức. Đây là ba sự đả kích chính yếu mà người Âu Tây dành cho
Hồi giáo. Những sự đả kích này không được biện minh qua giáo huấn của bậc
Đạo sư và đă bị cải chính qua việc phụng sự mà Hồi giáo dành cho thế giới.
Quả thật là ngày nay Hồi giáo không xuất hiện trên thế giới với vai tṛ là
gương mẫu về việc học cao, nỗ lực lớn lao về trí thức; nhưng nó không phải
là lỗi của giáo huấn mà lỗi ở việc lơ là giáo huấn. Cũng như mọi tôn giáo
khác trên thế giới, Hồi giáo đă chịu khổ v́ tín độ không c̣n xứng đáng với
Giáo chủ nữa.
Hồi giáo khác với những
tôn giáo khác trên thế giới ở một điều quan trọng. Đối với vị Giáo chủ là
bậc Đạo sư của Hồi giáo th́ trong lịch sử của Ngài không có sự pha trộn yếu
tố thần bí, vốn vây xung quanh các bậc Đạo sư tôn giáo khác; đời sinh hoạt
của Ngài diễn ra vào những thời kỳ được coi là hữu sử. Vào thế kỷ thứ 7 sau
Công nguyên, Đạo sư Hồi giáo ra đời và sống ở những xứ sở mà người ta biết
rơ nhờ lịch sử.
Lịch
sử đă chứng tỏ cuộc đời của Ngài có thể hănh diện phơi bày trước ánh sáng ra
sao và kẻ nào đả kích Đạo sư Muhammad th́ vô cùng dốt nát đến mức nào. Nhiều
người không hề biết lịch sử đời Ngài - nó đơn giản, anh hùng, và nói chung
cao thượng xiết bao; đó là một trong những cuộc đời vĩ đại của những nhân
vật lịch sử. Ngài chào đời vào những lúc khó khăn, bị hoàn cảnh nghiệt ngă
vây quanh trong đám người c̣n ch́m đắm trong sự mê tín dị đoan; với sự mê
tín ấy tạo ra những hậu quả ác độc nhất. Chút nữa ta sẽ thấy bằng chứng nơi
những người được Ngài cải giáo qua lời lẽ của những kẻ làm chứng nhân cho
Ngài trong khi Ngài c̣n sống và họ công nhận Ngài là Đạo sư của Thượng Đế,
th́ cuộc đời của quần chúng sẽ ra sao? Nhưng ngay cả trước khi đó th́ Ngài
vẫn nổi bật lên là một Ánh sáng trong bóng tối và ta thấy đời Ngài cao
thượng, chân thật đến nỗi ta vỡ lẽ ra tại sao Ngài được chọn để mang lại cho
những người xung quanh thông điệp của Thượng Đế. Đâu là tôn danh mà nam phụ
lăo ấu ở Mecca đều biết tới Ngài? Đó là tôn danh al-amin, tức là Đấng
Đáng Tin Cậy. Tôi biết không có một h́nh dung từ nào cao siêu hơn và cao
thượng hơn h́nh dung từ mà họ dùng để gọi cái con người đă sinh hoạt giữa
nhân quần từ thời trai trẻ, đó là một người đáng tin cậy. Nghe đâu khi Ngài
bước đi trên đường phố th́ trẻ con chạy ùa ra khỏi cửa nhà và bu lấy Ngài,
bám lấy đầu gối và bàn tay Ngài. Ở đâu mà ta có hai đức tính này nơi cùng
một tính t́nh - yêu thương con trẻ và tính t́nh khiến cho thiên hạ xưng tụng
là Đáng Tin Cậy, th́ ở đó ta có những yếu tố của một bậc anh hùng, của một
người bẩm sinh đă có năng lực lănh đạo dạy dỗ thiên hạ.
Thật là một câu chuyện có
ư nghĩa lớn lao khi suốt 15 năm mệt mỏi phấn đấu, suy tư và tham thiền, sống
cuộc đời thế tục rồi có lúc lại ẩn dật trong hang động ở hoang mạc, Ngài vật
lộn với những tư tưởng thoạt đầu đè bẹp Ngài và co lại với sự yếu đuối của
một con người trước lời hiệu triệu của các quyền năng Tinh thần. Có một đêm
Ngài từ hang động trở về th́ thiên sứ của Thượng Đế đă bảo Ngài: “Hỡi bậc
Đạo sư của Thượng Đế, hăy đứng dậy đi ra hét lớn lên cho thiên hạ biết”.
Ngài run rẩy, lo sợ và hoài nghi: “Tôi là ai, Tôi là cái ǵ mà dám đi ra vỗ
ngực xưng tên là Đạo sư của Thượng Đế?”.Lúc bấy giờ vợ Ngài khuyến khích
Ngài, bảo Ngài: “Hăy tuân theo lời hiệu triệu ấy”. Bà bảo: “Đừng có lo,
chẳng phải chàng là người Đáng Tin Cậy đấy ư? Chẳng bao giờ Thượng Đế lại
lừa gạt kẻ mà thiên hạ tin cậy”. Chẳng ở đâu có thể có được một bằng chứng
đáng tin cậy hơn nữa đối với vị Đạo sư. Thế là Ngài tiến hành sứ mệnh vĩ đại
của ḿnh với người đệ tử đầu tiên là bà vợ đầu ấp tay gối, người phụ nữ thân
thiết nhất và cao quư nhất đầu tiên sống với người lănh đạo nhân loại này
trong ṿng 26 năm hôn nhân hoàn hảo. Đó là tính t́nh của người đàn ông được
người phụ nữ biết ḿnh nhiều nhất đánh giá.
Thế mà thiên hạ thường đồn rùm lên rằng bậc Đạo sư không được trọng vọng nơi
chính xứ sở của ḿnh. Bậc Đạo sư này chẳng phải không được tôn trọng nơi
chính xứ sở của ḿnh và nơi chôn nhau cắt rốn của ḿnh. Ngài được tôn trọng
trong tâm hồn của thân bằng quyến thuộc và Ngài nhận đệ tử trong đám đó. Rồi
tới những người thân cận nhất với Ngài và những người khác mà Ngài yêu
thương. Sau 3 năm vất vả kiên nhẫn dạy đạo, Ngài được 30 người công nhận
Ngài là Đạo sư của Thượng Đế. Cuộc đời Ngài đơn giản và thanh đạm xiết bao.
Ngài vá giày rách, vá áo, may quần áo và đóng giày cho chính ḿnh, ngay cả
khi đến cuối đời, Ngài đă có hàng ngàn người xung quanh phủ phục tôn Ngài
làm Đạo sư. Tính t́nh của người ấy là như vậy - chất phác, cao thượng và
thẳng thắn xiết bao.
Có một ngày kia Ngài đang nói chuyện với một người giàu có th́ có một người
mù kêu toáng lên: “Hỡi bậc Đạo sư của Thượng Đế, hăy dạy cho tôi con đường
giải thoát”. Muhammad. không nghe thấy v́ đang nói chuyện với một người giàu
có. Người mù lại hét toáng lên: “Hỡi Đạo sư của Thượng Đế, hăy chỉ cho tôi
con đường giải thoát”. Bậc Đạo sư cau mày và ngoảnh mặt đi. Vào sáng hôm sau
một thông điệp đến với Ngài măi măi c̣n được ghi trong kinh Quran, là
bằng chứng cho sự trung thực và khiêm tốn của Ngài “trong đó Ngài tŕnh bày
nó để cho mọi người phải nhớ” .
Vị đạo sư cau mày quay ngoắt sang một bên, bởi v́ người mù đến với ḿnh; và
liệu bạn có biết ông ta sẽ ngẫu nhiên rửa được sạch tội hay được khen
thưởng, và sự khen thưởng có lợi cho ông? Người giàu có th́ ngươi tiếp đăi
kính cẩn trong khi ngươi đâu có biết chắc người ta có sạch tội hay chăng;
c̣n kẻ nào đến với ngươi đầy tâm huyết và mưu cầu sự giải thoát và e sợ
Thượng Đế th́ ngươi lại chối bỏ người ta. Ngươi tuyệt nhiên không được hành
động như thế.
Có ít người đủ can đảm công bố một lời quở trách như thế, trực tiếp nói với
ḿnh; nhưng ngược lại v́ Đạo sư này cao cả và trung thực đến nỗi về sau bất
cứ khi nào thấy người mù th́ Ngài lại đứng dậy nghiêng ḿnh bảo: “Hoan
nghênh ngươi, bởi v́ chính ngươi mà Thượng Đế quở trách ta”. Ngài cao cả đến
nỗi nhanh chóng nhận ra được sự yếu đuối nhỏ nhất và việc vi phạm ḷng tự
tế, cái người là nguyên nhân khiến Ngài bị quở trách lại được Ngài coi thân
thiết và trân trọng. Chẳng lấy ǵ làm lạ là mọi người đều yêu thương Ngài
sau khi đă gần gũi Ngài.
T́nh thương mà các tín đồ trực tiếp biết Ngài về mặt cá nhân dành cho
Muhammad là một trong những t́nh thương cảm động nhất trong lịch sử tôn giáo
thế giới. Tín đồ Ngài bị hành hạ một cách ma quái nhất, họ đặt tín đồ bên
trên cát nóng để cho mặt trời Ả Rập nóng rực thiêu đốt người ta; họ chồng
chất đá lên trên tín đồ, họ từ chối không cho tín đồ một giọt nước nào để
làm ướt đôi môi cháy bỏng của họ; họ xé toạc tín đồ ra thành từng mảnh, thịt
bị lóc tới tận xương và giữa cơn đau đớn quằn quại của tín đồ, họ nói với y:
“Ngươi đă tin vào bậc Đạo sư của ḿnh thế th́ tại sao Muhammad lại không thế
chỗ cho ngươi để ngươi ở nhà? ”Kẻ hấp hối trả lời: “Xin Thượng Đế làm chứng,
tôi không ở nhà với vợ con, của cải, nếu v́ vậy mà Muhammad chỉ bị một cái
gai nhọn châm chích thôi”. Thế là bạn có thể hiểu con người này được tín đồ
yêu thương đến mức nào.
Không có ǵ đáng xúc động hơn một diễn biến xảy ra sau chiến trận, một trong
những trận chiến sơ khởi mà quân đội của Đạo sư đă chiến thắng, và thu được
nhiều chiến lợi phẩm. Đạo sư chia chác những chiến lợi phẩm; và những người
gần cận ông nhất, những người đă giúp đỡ ông lâu dài và nhiều nhất lại không
được chia phần, họ tức giận x́ xào với nhau. Thế rồi Đạo sư gọi họ tới xung
quanh ḿnh và bảo:
“Ta biết cái con đang để bụng. Khi ta đến với các con th́ các con c̣n đang
lang thang trong bóng tối và Thượng Đế đă chỉ đúng đường cho các con; các
con đang đau khổ th́ Thượng Đế làm cho các con hạnh phúc, các con đang thù
oán lẫn nhau th́ Thượng Đế làm cho tâm hồn các con tràn ngập t́nh yêu thương
huynh đệ và mang lại chiến thắng cho các con. Có phải như thế chăng, các con
hăy cho ta biết?
Họ trả lời rằng “Quả thật như vậy, đúng như lời Ngài nói. Ḷng tốt và hồng
ân thuộc về Thượng Đế và Đạo sư”. Đạo sư nói tiếp: :
“Không đâu, nhờ vào Thượng Đế nhưng các con đă trả lời rồi và trả lời rất
đúng - v́ chúng ta cũng chứng nhận sự thật đó - các con đến với ta v́ bị
chối bỏ là kẻ bịp bợm và ta tin các con; các con đến với ta với tư cách là
kẻ tị nạn đi lang thang và ta đă giúp đỡ các con, các con đến với ta nghèo
nàn sống bên lề xă hội và ta đă ban cho các con một nơi trú ẩn, các con
không được thoải mái th́ ta đă an ủi các con”. Tại sao các con lại để cho
tâm hồn ḿnh bị khuấy động v́ những sự việc của đời thường? Chẳng lẽ các con
không hài ḷng khi người khác dắt về đàn gia súc và lạc đà, c̣n các con về
nhà mà có ta trong đám các con?
Nghe đâu khi những lời này thốt ra khỏi miệng Ngài th́ nước mắt tín đồ chảy
ṛng ṛng xuống tận râu của họ và họ bảo rằng: “Đúng vậy, thưa Đạo sư của
Thượng Đế, chúng con rất hài ḷng với phần chia của Ngài”. Thế th́ Ngài đă
được tín đồ yêu thương xiết bao. Tại sao vậy? Bởi v́ Ngài đă mang lại Ánh
sáng cho những kẻ ở trong bóng tối vô minh. Bằng chứng của các tín đồ về sự
việc ra sao và họ trở nên như thế nào nhờ vào giáo huấn của bậc Đạo sư vẫn
c̣n được ghi chép lại; chúng ta có thể hiểu được họ nghĩ như thế nào khi coi
Ngài là Đạo sư, khi tiếp nhận tia sáng chớp lóe của Thượng Đế qua giáo huấn
mà Ngài ban rải. Họ nói trong một thỉnh nguyện vẫn c̣n được bảo tồn .
Chúng con đă tôn thờ ngẫu tượng; chúng con sống không trinh khiết, chúng con
đă ăn thịt xác thủ chết và nói những chuyện ghê tởm; chúng con không coi
trọng mọi xúc cảm của nhân loại cũng như bổn phận hiếu khách và đối với
người láng giềng; chúng con chẳng biết luật lệ nào ngoại trừ luật lệ của kẻ
mạnh; khi Thượng Đế xuất hiện giữa chúng con là một Người mà khi sinh ra
đời, ḷng trung thực, sự thẳng thắn và trong sạch của người ấy chúng con đều
biết; người ấy đă kêu gọi chúng con đến với Thượng Đế duy nhất và dạy chúng
con đừng liên kết bất cứ điều ǵ với Ngài; cấm chúng con không được tôn sùng
ngẫu tượng và ra lệnh cho chúng con hăy nói sự thật, hăy trung thành với
ḷng tin cậy của chúng ta; từ bỏ và tôn trọng quyền lợi của người láng
giềng; người ấy cấm chúng con không được nói xấu phụ nữ . . . người ấy ra
lệnh cho chúng con phải xa ĺa những thói xấu, kiêng cữ điều gian tà, cầu
nguyện, bố thí, ăn chay. Chúng con đă tin tưởng vào người ấy, chúng con đă
chấp nhận giáo huấn của người ấy.
Một khi Đạo sư có được một số người cải giáo th́ Ngài chấp nhận một lời cam
kết, lời cam kết của Akaba. Xét về lời cam kết này, nên nhớ rằng ta không
bàn tới một thời đại xa xưa khi không có sử gia nào đang sống, mà ta đang
bàn tới thời kỳ thế kỷ thứ 7, khi sử liệu đă được ghi chép. Ta hăy xem lời
cam kết mà Đạo sư chấp nhận từ tín đồ.
Chúng con không liên kết bất cứ điều ǵ với Thượng Đế; chúng con không trộm
cắp, không ngoại t́nh, không thông dâm; chúng con không giết trẻ nít, chúng
con không vu khống và nói xấu; chúng con tuân lời Đạo sư về mọi việc đúng
đắn và chúng con trung thành với Đạo sư cả khi vui lẫn khi buồn, khi vinh
lẫn khi nhục.
Đó là lời cam kết. Chính những lời lẽ trong bài cam kết này đă hùng hồn nói
lên tâm trạng của những người được Ngài bảo dưỡng. Ta hăy phán xét chúng
theo những điều mà họ hứa không vi phạm. Trong sinh hoạt đời thường th́ việc
hiến tế con người là phổ biến cũng như lối sống phóng đăng. Đó là lời cam
kết mà Ngài chấp nhận, là lời hứa mà Ngài chấp nhận của tín đồ. Ta hăy xem
giáo huấn đạo đức của Ngài thích ứng với nhu cầu thời đại một cách khôn
ngoan xiết bao.
Tôi không chỉ có mục đích mua vui cho các bạn bằng cách lập lại những sự
việc mà nhiều bạn c̣n biết rơ hơn tôi nữa. Mục đích ấy là đoàn kết người tín
đồ Ấn giáo với Hồi giáo, bởi v́ Ấn Độ chẳng bao giờ trở thành một quốc gia
chừng nào tín đồ Ẩn giáo, Bái hỏa giáo, Kitô giáo và Hồi giáo c̣n chưa thông
hiểu lẫn nhau. Liệu tất cả chúng ta có dẹp qua một bên những hiềm khích về
thần học để cảm thấy ḿnh là huynh đệ với nhau chăng? Có bao giờ tín đồ Hồi
giáo ngưng thốt ra từ ngữ “Giaour”, c̣n tín đồ Ấn giáo ngưng x́ xào
“Melechchha” và tín đồ Kitô giáo ngưng nói tới “dân ngoại”. Chẳng lẽ ta
không học cách tôn trọng tín ngưỡng của nhau và tôn kính tục thờ cúng của
nhau? Không có nhu cầu cải giáo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác; mỗi tôn
giáo là một Tia sáng của Mặt trời Chân lư.
Tất cả chúng ta phải trở về ngôi nhà mà ta xuất phát từ đó và ta có thể sinh
hoạt với tâm trí hài ḥa nơi vùng đất mà ta sống kề cận bên nhau xét về thể
chất. Không ai cần phải từ bỏ bất cứ thứ ǵ thân thương với ḿnh mà biết bao
thế hệ tổ tiên đă trao truyền, đó là trung tâm điểm tụ tập quanh những thánh
lễ ở nhà. Mỗi người chẳng những phải yêu thích tín ngưỡng của ḿnh mà c̣n
phải sống theo nó và ngộ ra được rằng tín ngưỡng của người láng giềng cũng
quư giá đối với người láng giềng ấy chẳng khác nào tín ngưỡng của chính ḿnh
đối với bản thân. Ta hăy học hỏi từ người láng giềng thay v́ căi lộn với họ,
hăy yêu thương họ thay v́ thù ghét họ, hăy kính trọng họ thay v́ khinh bỉ
họ. Trong kinh điển có viết rằng: “Tất cả đều trở về với Thượng Đế” và cũng
có viết rằng: “Ngoại trừ Thánh dung ra th́ tất cả đều phải chết”. Cho dù ta
gọi Ngài là Allah, gọi Ngài là Jehovah, gọi Ngài là Ahura Mazda, gọi Ngài là
Ishvara - với đủ thứ danh xưng th́ Ngài vẫn chỉ là Một. Ta thấy Mặt trời
được nh́n từ nhiều chỗ khác nhau, nhưng Mặt trời vẫn y nguyên với Ánh sáng
bất biến soi sáng cho tất cả như nhau. Tất cả chúng ta đều là con của một
đấng Cha Lành duy nhất; tại sao ta lại căi nhau trên con đường về nhà?
Ḷng hận thù và xung đột có gốc rễ nơi những sự khác nhau giữa những người
thuộc các chủng tộc và tôn giáo khác nhau. Tất cả chúng ta cần tôn trọng
những người thuộc các chủng tộc khác nhau cũng như những người thuộc các tín
ngưỡng và tôn giáo khác nhau. Chúng ta cần đoàn kết lại qua việc công nhận,
chúng ta có chung một mong muốn và nhu cầu có một xă hội hài ḥa - một xă
hội trong đó chúng ta, con cái ta, gia đ́nh ta, chúng ta và cộng đồng của ta
đều có thể sống một cuộc đời an b́nh và hài ḥa. Bất chấp chủng tộc hoặc tôn
giáo của ḿnh, tất cả chúng ta đều muốn và cần có một sự hài ḥa như thế . .
. Và nếu không có một xă hội hài ḥa th́ làm sao có thể có được sự phát
triển kinh tế cần thiết và môi trường dẫn tới hạnh phúc tinh thần cùng với
sự thực chứng chân ngă?
Jagad Guru Siddhaswarupananda Paramahamsa
(Chris Byrler)
Tạp chí
Nhà Thông Thiên Học số tháng 7
năm 2016
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS