|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
Bạch Liên HỌC CƠ TIẾN-HÓA THEO KHOA
MINH-TRIẾT
THIÊNG-LIÊNG QUYỂN NH̀
|
|
QUYỂN NH̀
SỰ LIÊN-QUAN GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ-TRỤ
BỐN THỂ HƯ HOẠI CỦA CON NGƯỜI: XÁC THÂN – PHÁCH – VÍA - HẠ-TRÍ
1971
SỰ
LIÊN-QUAN GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ-TRỤ
Muốn
hiểu sự liên-quan giữa con người và vũ-trụ th́ phải biết:
A.
Ba
ngôi của Đức Thái-Dương Thượng-Đế.
B.
Ba
ngôi của con người.
C.
Sự
cấu-tạo những thể của con người.
A
- Ba ngôi của ĐỨC THÁI-DƯƠNG THƯỢNG-ĐẾ
Đức Thái-Dương Thượng-Đế phân làm 3 ngôi.
1.
Ngôi thứ nhứt :
Ấn giáo gọi là Brahma - Phạm-Vương.
Thiên-Chúa Giáo gọi là Đức Chúa Cha (Dieu, Le Père).
2.
Ngôi thứ nh́ : Ấn giáo gọi là Vishnou (Quích-Nu).
Thiên-Chúa-Giáo gọi là Đức Chúa Con (Dieu, Le Fils).
3.
Ngôi thứ ba :
Ấn giáo gọi là (Shiva – Si-Hoa).
Thiên-Chúa-Giáo gọi là Đức Chúa Thánh Thần (Dieu, le Saint Esprit).
TRẠNG-THÁI CỦA BA NGÔI
1.
Trạng-thái của Ngôi thứ nhứt là : Ư-Chí (Volonté).
2.
Trạng-thái của Ngôi thứ nh́ là : Minh-Triết – Bác-ái (Sagesse – Amour).
3.
Trạng-thái của Ngôi thứ ba là : Trí-tuệ sanh-hóa (Intelligence créatrice).
CÔNG VIỆC CỦA BA NGÔI
1.
Ngôi thứ ba biến đổi Hổn-Ngươn-nhứt-khí ra những nguyên-tử đặng lập 7 cơi
Trời.
2.
Ngôi thứ nh́ sanh-hóa những h́nh-dạng các loài và cho chúng nó sự sống.
3.
Ngôi thứ nhứt : Khi đúng ngày giờ th́ cho Chơn-Thần nhập-thế.
MỤC-ĐÍCH SANH-HÓA THÁI-DƯƠNG-HỆ NẦY
Thái-Dương-Hệ nầy sanh ra để đưa các loài vật
tiến tới con người (hay là các Thiên-Thần), c̣n con người thành một vị
Siêu-phàm.
BẢY LOÀI TRÊN DĂY ĐỊA-CẦU CHÚNG TA
Trên dăy Địa-Cầu chúng ta có 7 loài :
1.
Tinh-chất thứ nhứt (1ère essence élémentale) ở tại cơi Thượng-Thiên.
2.
Tinh-chất thứ nh́ (2ème essence élémentale) ở tại cơi Hạ-Thiên.
3.
Tinh-chất thứ ba (3ème essence élémentale) ở tại cơi Trung-Giới (Dục-giới).
C̣n 4 loài nữa ở tại cơi Trần là :
4.
Loài Kim-Thạch.
5.
Thảo Mộc.
6.
Thú vật.
7.
Con người.
Ở đây tôi không kể các hàng Thiên-Thần (trong
đó có loài Ngũ-Hành). Mấy Ngài
theo đường tiến-hóa riêng biệt khác hơn đường tiến-hóa của con người, nhưng
mà các Ngài vẫn giúp-đỡ loài người luôn luôn.
Có điều ta nên nhớ rằng :
Linh-hồn phải đầu thai vào 6 loài kể ra trên
đây, hết loài nầy tới loài kia, trước khi làm con người.
Ở trong mỗi loài đều có những bài học mà mỗi Linh-hồn phải học cho
thiệt thuộc mới được.
B- BA NGÔI CỦA CON NGƯỜI
Cũng như Đức Thái-Dương Thượng-Đế, con người
phân làm 3 ngôi :
1.
Ngôi thứ nhứt là Chơn-Thần (Monade).
2.
Ngôi thứ nh́ là Chơn-Nhơn (Soi Supérieur – Ego – INDIVIDUALITÉ).
3.
Ngôi thứ ba là Phàm-Nhơn (Soi Inférieur – Personnalité).
Chơn-Thần vốn ở tại Cơi Đại-Niết-Bàn.
Chơn-Thần sanh ra Chơn-Nhơn thế cho ḿnh đặng
hoạt-động và học-hỏi ở cơi dưới kế đó là :
Cơi Niết-Bàn.
Cơi Bồ-Đề và
Cơi
Thượng-Thiên.
Tới phiên Chơn-Nhơn lại sanh ra Phàm-Nhơn để
kinh-nghiệm ở 3 cơi dưới nữa là :
Cơi Hạ-Thiên.
Cơi Trung-giới hay là Dục-Giới và
Cơi Hạ-Giới hay là Hồng-Trần
Nói cho đúng tất cả những người trên thế-gian
đều là những Phàm-Nhơn chớ chưa phải là Chơn-Nhơn đâu.
BA NGÔI CỦA CHƠN-NHƠN
Chơn-Nhơn có 3 ngôi :
Ngôi thứ nhứt là Atman
Ngôi thứ nh́ là Bouddhi.
Ngôi thứ ba là Manas.
TRẠNG-THÁI CỦA BA NGÔI CỦA CHƠN-NHƠN
Trạng-thái của Ngôi thứ nhứt Atman là Ư-Chí.
Trạng-thái của Ngôi thứ nh́ Bouddhi là : Minh-Triết
Bác-Ái.
Trạng-thái của Ngôi thứ ba Manas là : Trí-Tuệ
sanh-hóa.
Chúng là phản-ảnh 3 ngôi của Đức Thái-Dương
Thượng-Đế.
C- NHỮNG THỂ CỦA CON NGƯỜI
Con người có 7 thể, kể ra như sau đây :
1.
Tiên-thể hay là thể Thiêng-Liêng – Corps Atmique.
2.
Kim-Thân hay là thể Trực-Giác – Corps Bouddhique.
3.
Thượng-Trí hay là Nhân-Thể - Corps Mental supérieur ou Corps Causal.
4.
Hạ-Trí – Corps mental inférieur.
5.
Vía hay Dục-thể - Corps Astral.
6.
Phách – Double étherique.
7.
Xác thân – Corps physique
Trong 7 thể nầy có 3 thể trường-tồn và 4 thể
hư-hoại.
BA THỂ TRƯỜNG-TỒN , BỐN THỂ HƯ-HOẠI
Ba thể trường-tồn là : Tiên-Thể, Kim-Thân và
Thượng-Trí.
Chúng theo con người từ đời nầy qua đời kia cho
tới khi con người thành chánh quả làm một vị Siêu-phàm.
Bốn thể hư-hoại là : Hạ-trí, Vía, Phách ,
Xác-thân.
Chúng để dùng trong một kiếp mà thôi.
Sau khi con người thác rồi, một ít lâu th́ chúng đều tan-ră ra các
nguyên-tử, thứ nào theo thứ nấy.
Kiếp sau con người sẽ có 4 thể mới khác và do
theo luật Nhân-quả, chúng đồng bản-tánh với 4 thể kiếp trước.
BẢY THỂ CỦA CON NGƯỜI ĐỂ DÙNG TẠI 5 CƠI MÀ THÔI
Bảy thể của con người để dùng tại 5 cơi mà thôi.
1.
Xác thân và
2.
Cái Phách - để dùng tại cơi Trần.
3.
Cái Vía - để dùng tại cơi Trung-Giới hay là Dục-Giới.
4.
Hạ-Trí - để dùng tại 4 cảnh thấp cơi Thượng-Giới (cơi Trí-Tuệ), 4 cảnh nầy
cũng gọi là cơi Hạ-Thiên
5.
Thượng-Trí - để dùng tại 3 cảnh cao cơi Thượng-Giới (Cơi Trí-Tuệ), 3 cảnh
nầy cũng gọi là cơi Thượng-Thiên.
6.
Kim-Thân - để dùng tại cơi Bồ-Đề.
7.
Tiên-Thể - để dùng tại cơi Niết-Bàn.
C̣n 2 thể nữa để dùng tại cơi Đại-Niết-Bàn và
Tối-Đại-Niết-Bàn ; tới chừng làm một vị Chơn-Tiên rồi mới biết.
Tôi xin nói sơ-lược về 4 thể hư-hoại trước, bởi
v́ chúng là những thể mà ta dùng thường ngày như :
Xác thân để hành-động, cái Phách để thâu
sanh-lực, cái Vía để biểu-hiện ư-muốn và t́nh cảm, cái Trí để học-hỏi,
suy-nghĩ vân vân . . .
I
XÁC THÂN
Xác-thân làm bằng ba chất khí thấp của
Hồng-Trần là chất đặc, chất lỏng và chất hơi.
Tuy nhiên nó là thể duy nhứt trong 7 thể được
cấu-tạo một cách hoàn-bị hơn hết.
Nó tiến-hóa khá cao rồi.
Ít ai ngờ nó là một ḷ “Tạo Hóa” ở dưới phàm
trần chứa không biết bao nhiêu điều bí-mật.
Mặc dầu khoa-học đời nay tiến rất mau và rất
nhiều, nhưng người ta cũng chưa biết rơ hết về xác-thân.
Nếu không t́m học sự sống hay là phần tinh-thần ở trong những
h́nh-thể mà cứ lo quan-sát vật chất măi th́ e cho cả triệu năm nữa con người
cũng chưa khám-phá hết những sự bí-mật trong thân-thể con người.
Xin kể ra vài việc có thật đă xẩy ra trước mắt
nhiều người mà khoa-học không giải-thích nỗi. Tỷ như : Đă có những vị đạo-sĩ
Fa-Kia (Fakir) bên Ấn-Độ làm cho trái tim ngưng đập mà không chết, uống
những ắt-xích (acite) độc và mạnh nhứt, nuốt những đinh sắt, miểng chai vô
bụng mà vẩn trơ trơ. Cho chôn
dưới đất ba bốn tháng, hay că năm tùy theo công-phu luyện-tập ; chừng đào
lên rồi th́ sống lại như thường.
Đi qua đi lại trên than đỏ, đứng sửng trong lửa hồng, tắm dầu sôi
sùng-sụt mà không phỏng da chút nào, vân vân . . .
Mấy việc nầy thoát ra ngoài phạm-vi những luật
vật-lư của cơi Trần và duy có Huyền-Bí-Học mới cắt-nghĩa được mà thôi.
Tuy nhiên điều đó không phải là một việc dễ-dàng ai ai cũng hiểu nỗi
đâu.
C̣n vài sự bí-mật khác nữa như : Phân nữa thân
ḿnh bên mặt đờn ông chứa đầy điển dương, phân nữa bên trái chứa đầy điển
âm. C̣n đàn bà th́ trái ngược
lại :
Phân nữa bên mặt th́ đầy những điển âm, c̣n
phân nữa bên trái th́ đầy những điển dương.
Nhưng mà bên trong của phía dương lại có âm và bên trong của phía âm
lại có dương.
Có
hai hạch rất quan-trọng :
Hạch mũi (Corps pituitaire ou hypophyse) để
luyện Thần-nhăn c̣n
Hạch óc (glande pinéale) để chuyển di tư-tưởng.
Trong ḿnh người đàn ông th́ bộ Năo-tủy
thần-kinh làm chủ, c̣n trong ḿnh người đàn bà th́ bộ Giao-cảm thần-kinh làm
chủ, v́ thế đàn bà có nhiều t́nh-cảm và dể xúc-động hơn đàn ông.
C̣n một việc nữa : V́ sao các giống dân trên
Địa-cầu lại không nói một thứ tiếng ? Tại sao đứa bé nước nào sanh ra rồi
th́ hiểu được và nói được tiếng nước đó, chớ không nói được tiếng nước khác
? Hoàn toàn bí-mật !
PHƯƠNG-PHÁP LUYỆN TẬP XÁC-THÂN
Nhưng mà điều cần-thiết là ta nên biết tánh-nết
của xác-thân đặng sửa-trị nó.
Xác-thân vốn biếng-nhác hay lánh nặng, t́m nhẹ,
thích ăn món ngon, vật lạ, ngủ-nghê, chơi-bời, ít muốn ra công giúp-đỡ ai cả.
Ta phải huấn-luyện nó như tập rèn một con thú
cho siêng-năng, giỏi-giắn để giúp ích cho ta trong công việc hằng ngày.
Ta phải nuôi dưỡng nó với những đồ ăn uống
tinh-khiết như gạo lứt (nên bỏ tuyệt gạo trắng), muối đen, đường mỡ gà (1)
[(1) Đường trắng hết chất bổ rồi và c̣n độc nữa như lời của Bác sĩ P. Carton
đă nói)], mật ong, rau trái.
Bớt thịt, cá lần lần.
Bỏ tuyệt thuốc lá, thuốc phiện, các chất ma
túyvà rượu bất cứ dưới h́nh thức nào.
Tập thể-dục tùy theo tuổi-tác và sức-khỏe.
Hoàn-toàn sạch-sẽ. Từ
miếng ăn, giấc ngũ cho tới những hành-động phải có điều-độ, đừng phí sức.
Nói tóm lại, giữ đúng phép vệ-sinh th́ có thể
tránh được nhiều chứng bịnh hiểm-nghèo và thêm tuổi thọ.
Mặc dù có số mạng, nhưng cũng có tự-do ư-chí, nói một cách khác, có
Trời mà cũng có ta vậy. Không
phải cái chi xảy đến cũng đổ thừa cho có số mạng cả.
II
CÁI PHÁCH (DOUBLE ÉTHÉRIQUE)
Xác-thân c̣n một phần nữa tối quan-trọng v́ nó
có ảnh-hưởng tới sự sanh-tồn của xác-thân.
Ấy là cái Phách.
Cái Phách làm bằng 4 chất dĩ-thái hồng-trần (ethers
physiques) và bởi nó giống hệt con người cho nên mới gọi nó là Double
éthérique. Màu nó xám tím hay
xám xanh tùy theo người.
Nó xâm nhập các tạng-phủ con người và ló ra
khỏi thân ḿnh lối 6 ly, nhưng nó chiếu ngang ra những lằn sanh-lực dài lối
một tấc rưởi bao chung quanh ḿnh.
Những lằn sanh-lực nầy làm ra hào-quang của sự khương-kiện (aura de
santé). Khi con người đau th́
những làn hào-quang nầy dọi ngă xuống đất.
V́ thế người có thần-nhăn nh́n vô cái Phách th́ biết được sức-khơe
của con người ra sao.
CÁI CHI CÓ ẢNH-HƯỞNG TỚI CÁI PHÁCH
Sự nóng, sự lạnh, các thứ
khí, các thứ hơi, từ điện, thuốc mê, thuốc lá, các chất ma túy, vật
thực, rượu, thuốc men . . . đều có ảnh-hưởng đến cái Phách.
SANH-LỰC LÀ G̀ ?
Sanh-lực tiếng Phạn là Prana, là một thứ
thần-lực do Đức Thái-Dương Thượng-Đế ban răi ra.
Ở cơi nào, cảnh nào cũng có sanh-lực Prana.
Nó là sự sống, không có nó, không có sự sống của các h́nh thể.
Tại cơi trần sanh lực Prana từ mặt trời tuôn
xuống. Nó kết-hợp chặt-chẽ
những nguyên-tử đặng làm ra các cơ-quan trong ḿnh con người và loài vật.
Nhờ có nó mà con người và loài vật mới có cảm-giác.
Nó ĺa bỏ xác thân rồi th́ các tế-bào đều ră ra những nguyên-tử như
trước.
Nói tóm lại, là trong vật thực, trong không
khí, trong thuốc men, trong thảo mộc, kim thạch đều có sanh-lực Prana.
Cái máy để thâu nhận và ban phát sanh-lực Prana
khắp châu thân đặng nuôi sống con người và vật là Cái Phách.
Khi con người ngửi thuốc mê th́ cái Phách xuất
ra khỏi xác thân, trong một thời gian, sanh-lực không vô ḿnh được như
trước, cho nên con người hôn mê, dầu bị mổ xẻ cũng không biếr đau đớn chi
cả. Chừng dă thuốc mê rồi, cái
Phách trở vô nhập xác, con người lần lần tỉnh lại.
SỰ TINH-KHIẾT CỦA CÁI PHÁCH
Cái Phách liên-quan mật-thiết với xác-thân.
Nếu các thân tinh-khiết th́ nó tinh-khiết. xác -thân ô trược th́ nó ô
trược.
Ta nên biết rằng : máu huyết xương thịt của con
thú đều chứa đựng từ-điển và tánh-t́nh của nó.
Nếu ta ăn thịt nó, th́ máu huyết nó, xương thịt nó, từ-điển nó và
tánh-t́nh nó biến thành máu huyết ta, từ-điển ta , tánh-t́nh ta.
Ta bị nó nhiễm rồi. V́
lẽ đó mà người ta mới nói : “THỨC ĂN CÓ ẢNH-HƯỞNG ĐẾN TÁNH-T̀NH VÀ PHONG-TỤC
CỦA DÂN CHÚNG”. Đúng vậy.
Thật ra ăn chay trường được là đều tốt hơn hết.
Nếu có thể, th́ mổi ngày đều tắm gội, quần áo
giữ thật sạch-sẽ. Móng tay,
móng chơn đều cắt cụt, đừng để đóng đất đen thui.
Từ-điển của ta theo 10 ngón tay và 10 ngón chơn
mà xẹt ra ngoài. Nếu tay chơn
ta, quần áo ta, dơ dáy th́ từ-điển của ta cũng hóa ra hôi hám vậy.
Nó sẽ nhiểm những người lại gần ta.
Ta sẽ mắc tội trời, chạy trốn đâu cũng không khỏi.
Đùng cho việc đó là chuyện nhỏ mọn không đáng kể.
Ở trong một thế-giới mà định-luật chi-phối th́ không có chi là không
quan-trọng, dầu việc lớn hay việc nhỏ cũng vậy.
Nội một việc nhỏ mọn như nhổ một cây cỏ và vô t́nh giết một con kiến
cũng phạm tội sát sanh rồi. Chúng ta
nên đọc những quyển giải về nhân-quả rồi suy-nghĩ thêm th́ sẽ hiểu nhiều.
Cũng phải tập phân-biện cái nào hữu-ích nhiều, cái nào hữu-ích ít mà
hành-động.
III
CÁI VÍA
Thể thứ Ba là Cái Vía.
Nó giống hệt con người, nó làm bằng 7 chất thanh-khí của cơi Trung-Giới
pha lẫn rất nhiều tính-chất dục-vọng tức là tính-chất thứ ba (3è essence
élémentale ou elemental du désir).
Nhờ cái Vía, con người mới kinh-nghiệm được đủ
hết các thứ t́nh-cảm, từ những thứ cao-thượng tốt đẹp cho tới những thứ thấp
hèn, đê-tiện.
Chất khí làm cái Vía rút vô trong ḿnh con
người hết 99 phần 100, chỉ c̣n có 1 phần 100 ló ra ngoài làm ra hào-quang
cái vía.
MÀU SẮC CÁI VÍA
Cái Vía có màu sắc v́ mỗi tánh-t́nh của con
người đều hiện ra bằng một màu trong cái Vía.
Nếu tánh-t́nh tốt th́ màu sắc đẹp đẽ, c̣n tánh-t́nh xấu th́ màu sắc
đen tối.
Tỷ như : Tánh-t́nh nham-hiểm th́ hiện ra một
đám mây mù đen kịt.
Trong lúc giận dữ th́ trong Vía hiện ra những
quần đen có những lằn đỏ nhọn như mũi tên.
Đám mây đỏ hồng là hay giận dũi.
Màu đỏ cam là kiêu-căng.
Màu vàng là khôn-ngoan.
Màu hường là yêu thương, vân vân .
LÀM SAO THẤY ĐƯỢC MẤY MÀU NẦY ?
Muốn thấy được mấy màu nầy th́ phải có
Thần-nhăn.
Thần-nhăn
là ǵ ? Thần-nhăn là một cách rung động của cái Vía ứng đáp được với những
lằn sóng rung động của cơi
Trung-Giới.
Chung quanh ta có không biết bao nhiêu những
lằn sóng rung động : có thứ dài, có thứ ngắn, có thứ mau lẹ, có thứ
chậm-chạp vân vân . . .
Nói tóm lại : “Tất cả đều là những
sự rung động”.
Chúng ta ứng-đáp đưọc một số rất nhỏ những lằn sóng nầy làm ra điện.
ánh-sáng, âm-thanh, nóng lạnh, vân vân . . .
Người ta nói : Thần Thánh biết được ḷng dạ con
người. Mới nghe qua không biết
tại sao vậy. Sau mới rơ lại là
: ư muốn, tánh t́nh của con người đều có h́nh dạng.
Thần Thánh có Thần-nhăn nên thấy được con người cầu cái chi, tưởng
cái chi.
Nếu biết phương-pháp tập-luyện th́ có Thần-nhăn
; nhưng lúc ban đầu luôn luôn phải lầm-lạc bởi v́ chất khí làm cơi
Trung-Giới trong-trẻo và rung động mau lẹ ; thường thường th́ thấy h́nh
ngược. Phải có những nhà
Đạo-đức lăo-luyện chỉ dạy mới khỏi sai-siển.
Cũng nên biết chất làm cái Vía trong ḿnh con
người luôn luôn chạy từ trên đầu xuống chơn, rồi từ chơn trở lên đầu.
V́ thế trong cái Vía trên đầu, dưới chơn, bên hông, trước mặt sau
lưng đều thấy được cả, chớ không phải như con mắt ḿnh vậy đâu.
PHẬN-SỰ CỦA CÁI VÍA
Xin kể 3 phận-sự của cái Vía.
1. Làm cho con người biết cảm-động.
2. Làm trung gian giữa linh-hồn và xác thân ở
cơi Trần.
3. Làm một thể độc-lập để con người dùng khi
qua cơi Trung-Giới.
Sanh-lực Prana vô cái Vía qua cái Phách rồi mới
chạy khắp châu thân đặng nuôi các tế-bào.
Những sự rung động ở ngoại-giới theo ngũ-quan
vô cái óc xác thịt qua Cái Phách rồi mới tới cái Vía.
Cái Vía biến-đổi chúng thành ra những cảm-giác
rồi đưa cho cái Trí xem xét trước khi linh-hồn nhận-định điều đó.
Trái lại, mạng lịnh của linh-hồn phải qua cái
Trí, cái Vía, cái Phách, cái óc xác thịt rồi mới có sự thi-hành.
V́ vậy người ta mới gọi cái Vía là Cái Cầu bắt
cho linh-hồn thông-thương với cơi Trần.
Nói th́ nghe lâu chớ sự
rung động chuyển giao lẹ như chớp nháng, có lẽ c̣n hơn 300.000 cây số trong
một giây đồng hồ, xuyên qua mấy thể đều xỏ rế với nhau và đồng ở một chổ với
nhau.
LÀM MỘT THỂ ĐỘC-LẬP
Lúc ta thức dậy ta dùng cái Vía để biểu-hiện
t́nh cảm và ư muốn.
Chừng ta ngủ, ta ở trong cái Vía qua cơi Trung-Giới.
Cái Vía thành ra một thể độc-lập.
Nhưng ta chưa có thể dùng cái Vía như dùng xác-thân bởi v́ ta chưa
thức tỉnh ở cơi Trung-Giới, ta mơ mơ màng màng, không khác nào ta ngủ vậy.
CHIÊM-BAO LINH
Trừ ra một vài trường-hợp linh-hồn thấy có
chuyện quan-hệ tới xác thân nên làm cho cái Vía nhớ đặng truyền lại cái óc
xác-thịt. Ta gọi sự thấy đó là
chiêm-bao linh. Những điều ta
thấy sẽ xảy ra thật trong vài ngày sau hoặc một ít lâu.
C̣n bao nhiêu điềm chiêm-bao khác là những
chiêm-bao mộng mị không đáng kể.
HỌC PHÉP XUẤT VÍA
Tuy nhiên có những phương-pháp làm cho cái Vía
xuất ra khỏi xác chừng nào cũng được và xử-dụng nó như xử-dụng xác-thân đặng
làm những điều ḿnh muốn. Người
ta gọi đó là : Xuất-Vía hay là Thân ngoại hữu thân.
Nhưng mà rất nguy hiểm khi làm cho cái Vía đặc
lại giống như h́nh con người, có đủ mặt mũi, tay chơn, đi đứng, nói năng,
chuyện văn như người thật vậy.
Bởi v́ trong lúc nầy mà cái Vía bị gai đâm hay bị ai đánh chổ nào th́ xác
thân nằm ở nhà bị vết tích tại chổ đó.
Trừ ra trường-hợp biết cách lấy 4 chất dỉ-thái
làm ra một cái h́nh giả như các nhà Huyền-Bí-Học lăo-luyện hay là đệ-tử
Chơn-sư th́ cái h́nh giả không có liên-lạc chi với xác thiệt cả.
Đánh đập h́nh giả nầy như đánh vào gió xác thiệt không hề hấn chi
đâu. (Xin xem quyển cái Vía và
quyển Minh-Triết Thiêng-Liêng I của tôi có nói nhiều trường hợp xuất Vía).
TÁNH NẾT CÁI VÍA
Cái Vía chứa nhiều tinh-chất thứ ba hay là tinh-chất
dục-vọng, mà tinh-chất nầy sau đầu thai làm kim-thạch cho nên nó ưa những sự
rung-động dữ-dội. Nó dục cho
con người nóng-nảy, giận-hờn, tham-lam, ham-hố, xảo-trá, quỉ-quyệt, hung-bạo,
cộc-cằn, đắm mê tửu-sắc ; nói tóm lại là các nết hư, tật xấu rất gớm-ghiết,
ghê tởm. Không phải là nó muốn
hại con người, song những sự rung-động mạnh-bạo giúp nó mau tiến-hóa, mau
cứng rắn.
PHƯƠNG-PHÁP SỬA TRỊ CÁI VÍA
Muốn sửa trị cái Vía th́ phải tập những tánh
tốt đối-lập với các tật xấu của ḿnh đă có.
Phương-pháp tập luyện, Đức Bà A. Besant có chỉ
dạy trong hai quyển sau đây :
1.
Đớ sống Huyền-bí của con người và
2.
Con đường của người Đệ-tử.
Tôi có bàn những phương-pháp
Tập-luyện đó trong quyển Đạo-Lư thực-hành của tôi, và xin xem quyển ba và
quyển tư của bộ nầy.
Sự rèn-luyện tánh nết đ̣i hỏi một thời-gian khá
lâu. Phải bền-chí và cố-gắng từ
25, 30 năm và kéo dài từ kiếp nầy qua kiếp kia.
Chớ nào phải có một vài năm mà được đắc-đạo thành chánh-quả.
Tại sao như thế ?
Bởi v́ cả ngàn kiếp trước, ta đồng-hóa với cái
Vía, những điều cái Vía muốn, ta tưởng là ta muốn cho nên ta thật-hành ngay.
V́ vậy ta gây ra không biết bao nhiêu quả, dữ nhiều, lành ít.
Ta phải đầu thai đi đầu thai lại đặng thanh-toán những mối nợ-nần.
Mỗi kiếp, ta trả chưa hết quả cũ mà lại c̣n tạo ra những quả mới khác
nữa.
Thế th́, làm chủ 3 thể : Thân, Vía, Trí không
phải là việc dễ-dàng. Nếu không
sử trị được chúng th́ khó tiến mau đến mục-đích đă định sẳn cho nhơn-loại
trong Thái-Dương-Hệ nầy.
Tam Bành Lục Tặc mà người tu hành thường nghe
nói là ba thể : Thân, Vía, Trí chớ không có ai vô đó.
Chúng ở trong ḿnh ḿnh đây.
IV
HẠ-TRÍ
Thể thứ tư là Hạ-Trí.
Hạ-Trí làm bằng 4 chất Thượng-thanh-khí thấp
của cơi Thượng-giới cũng gọi là chất Trí-tuệ, ấy là :
Chất thứ tư, chất thứ năm, chất thứ sáu và
chất thứ bảy và có pha nhiều tinh-chất thứ nh́ gọi là tinh-chất
Trí-tuệ ở cơi Hạ-Thiên.
Đối với người có Huệ-nhăn th́ cái Trí mường-tượng đám sương mù dày đặc giống
h́nh người. Có một ṿng tṛn
bao chung quanh trong-trẻo hơn và làm ra hào-quang cái Trí.
Càng ngày con người càng mở-mang th́ cái Trí
càng ngày càng lớn.
NHỮNG KHOẢNH CỦA CÁI TRÍ
Cái Trí chia ra nhiều khoảnh, mỗi khoảnh
đối-chiếu với một phần của cái óc xác thịt và chịu ảnh-hưởng của một thứ
tư-tưởng đặc-biệt. Tỷ như :
Có khoảnh chịu ảnh-hưởng của tư-tưởng khoa-học, có khoảnh chịu
ảnh-hưởng của tư-tưởng mỹ-thuật, có khoảnh chịu ảnh-hưởng của tư-tưởng
đạo-đức vân vân.
Bởi chưng những khoảnh nầy chưa mơ-mang
đồng điều cho nên mới có những người giởi toán mà vẽ rất dở, có
người giởi âm-nhạc mà không biết chi về lý-hoá vân vân.
Cái Trí không có ngũ-quan, nó chỉ có một quan
mà thôi để tổng-hợp những cảm-giác do cái Trí đưa vô rồi làm ra một thứ
khái-niệm duy nhứt.
Người ta gọi nó là Chúa-tể của giác-quan hay là Giác-quan thứ sáu.
PHẬN-SỰ CỦA CÁI TRÍ
Cái Trí có nhiều phận-sự như :
a.
Sanh ra những tư-tưởng hữu-h́nh.
b.
Học-hỏi, phân-biện, xét-đoán, ghi nhớ, tưởng-tượng.
c.
Làm một thể độc-lập cho con người dùng khi lên cơi Hạ-Thiên của Thượng-giới.
HIỆU QUẢ CỦA TƯ-TƯỞNG
Mỗi lần ta suy-nghĩ hay tư-tưởng th́ cái Trí
của ta rung động.
Sự rung động nầy sanh ra hai hiệu-quả :
a.
Những lằn sóng tư-tưởng (Ondes de pensée).
b.
H́nh tư-tưởng (Formes pensée)
Hai hiệu quả nầy khác nhau.
A.
NHỮNG LẰN SÓNG TƯ-TƯỞNG
Muốn hiểu sao gọi là lằn sóng tư-tưởng th́ ta
hăy ném một cục đá xuống nước.
Cục đá ch́m xuống th́ ta thấy những lằn sóng nổi lên lấy chỗ cục đá rớt làm
trung tâm, những lằn sóng nầy càng lớn ra xa rồi một chập sau th́ mất dạng.
Cũng thế đó, tư-tưởng của ta sanh ra những lằn
sóng trong cơi Trí-Tuệ rồi lan ra khắp nơi.
Chúng có màu sắc nhưng càng đi xa, màu sắc nầy càng phai lợt và sức
mạnh cũng giảm đi lần lần.
TÁNH-CÁCH ĐẶC-BIỆT CỦA LẰN SÓNG TƯ-TƯỞNG
Lằn sóng tư-tưởng chỉ truyền ra tánh-cách của
tư-tưởng chớ không phải vấn-đề tư-tưởng.
Thí-dụ : Người Ấn-Độ thiền-định về đức Krishna,
những lằn sóng tư-tưởng của anh sanh ra đi khuyến-khích ḷng tín-ngưỡng của
những kẻ ở chung quanh. Nếu nó
gặp người Công-giáo th́ nó dục y nhớ tới Đức Ky-Tô và tôn-kính Ngài.
Khi nó vô trí người Phật-giáo th́ nó làm cho
ḷng sùng-bái Đức Phật của y càng thêm
mạnh-mẽ chớ không phải đụng ai nó cũng dục cho nhớ tới Đức Krishna là vấn-đề
tư-tưởng đâu.
Trái lại khi nó gặp một người thuộc về phái
duy-vật th́ nó làm cho phần cao thượng của cái Trí y mở rộng ra.
H̀NH TƯ-TƯỞNG
Sự rung động của cái Trí c̣n rút chất Trí-tuệ
làm ra một cái h́nh gọi là h́nh Tư-tưởng.
Thế nên khi ta tưởng tới cái nón th́ h́nh cái
nón hiện ra trước mặt ta, song ta không thấy nó.
H́nh nầy là một sanh vật, cũng sống lâu cũng
thác yểu, cũng mạnh, cũng yếu như con người vậy.
Muốn cho h́nh tư-tưởng sống lâu và mạnh-mẽ th́ phải tưởng tới nó luôn
luôn bởi v́ tư-tưởng là đố ăn nuôi dưỡng nó.
Không có đồ ăn, nó sẽ đói, yếu sức rồi thác.
Thác là ră ra chất Trí-tuệ như trước.
Bây giờ, thí-dụ ta tưởng tới một người nào đó
th́ tư-tưởng của ta hóa h́nh đi tới ở một bên người đó rồi.
Nếu ta chỉ tưởng có một lần thôi th́ chẳng bao lâu h́nh Tư-tưởng nầy
sẽ tan ra chất Trí-tuệ như trước.
Số mạng của những tư-tưởng bông-lông, mơ-màng là như thế đó.
Trái lại, nếu mỗi ngày ta mỗi tưởng vài ba lần như vậy lâu năm chầy
tháng th́ h́nh Tư-tưỏng nầy sẽ sống lâu.
Khi luyện tập tư-tưởng cho mạnh-mẽ rồi ta có
thể sai nó đi làm những công việc của ta muốn.
Xin nhớ ba điều-kiện thành lập những h́nh
Tư-tưởng như sau đây :
1.
Cái Phẩm của tư-tưởng làm ra màu sắc.
2.
Bản-tánh của tư-tưởng làm ra h́nh-dạng.
3.
Sự đích-xác của tư-tưởng làm ra châu-vi.
MÀU SẮC CỦA NHỮNG H̀NH TƯ-TƯỞNG
H́nh tư-tưởng có màu sắc.
Xin nói ư-nghĩa vài màu thôi.
Tỷ như : T́nh yêu thương sanh ra màu hường sáng-rỡ.
Có ḷng từ-bi bác-ái, th́ màu vàng trong-trẻo
như cây ngọc-trâm hoa (primevèro).
Màu vàng chỉ về trí-tuệ nhưng biến-đổi khác
nhau tùy theo tính-cách của tư-tưởng.
Nếu lo mở-mang trí-thức có mục-đích ích-kỷ th́
màu vàng trở nên sậm và tối.
Kiêu-căng, tham-vọng th́ màu đỏ cam, vân vân .
. .
Đây là nói một cách miễn
cưỡng, phải mở Thiên-nhăn và có kinh-nghiệm mới thật hiểu được ư-nghĩa của
các màu và không lầm-lạc.
SỰ CHỌN LỰA TƯ-TƯỞNG
Sự chọn lựa tư-tưởng c̣n quan-trọng và
cần-thiết hơn sự lựa chọn đồ ăn bởi v́ tư-tưởng có quyền-năng sửa đổi
số-mạng ta chẳng những kiếp nầy mà tới kiếp sau nữa.
Muốn biết v́ lư-do nào th́ phải biết sự ích-lợi
của tư-tưởng tốt và cái tai-hại của tư-tưởng xấu.
ẢNH-HƯỞNG CỦA TƯ-TƯỞNG XẤU
Mỗi lần ta sanh ra một tư-tưởng xấu th́ ta phạm
phải ba tội một lượt :
1.
Tội thứ nhứt : Ta làm hại ta trước hết v́ cái Trí ta trở nên xấu.
2.
Tội thứ nh́ : Ta hại những người ở chung quanh ta.
3.
Ta thêm những sự đau-khổ cho đời.
A.
TA HẠI TA TRƯỚC HẾT
Khi ta sanh ra một tư-tưởng xấu th́ chất
Thượng-thanh-khí tốt ở trong trí ta bay ra ngoài, chất Thượng-thanh-khí xấu
hạp với tư-tưởng xấu đó ở ngoài bay vô choán chỗ Thượng-thanh-khí tốt mới
vừa bay ra.
Nếu ngày nầy qua ngày kia ta nuôi cái trí ta với những
tư-tưởng thấp hèn th́ màu sắc nó trở nên đen tối.
Người có Huệ-nhăn ḍm vô thấy một cảnh tượng u-buồn đáng thương vô
cùng. Tâm địa ta cũng v́ đó mà
trở nên xấu-xa. Ta sẽ tiến-hóa
chậm.
B.
TA HẠI NHỮNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA
Tư-tưởng xấu của ta bay ra ngoài rồi vô trí
những người ở chung quanh, xúi họ nhớ tới những điều quấy-quá.
Nếu nó gặp người nào đă có sẳn tánh xấu như nó th́ nó thêm sức cho
tánh xấu đó, nó lại khươi mầm các tánh xấu khác chưa hiện ra.
Rồi tới phiên mấy người bị tư-tưởng nầy nhiễm lại sanh ra những
tư-tưởng xấu khác đồng bản-tánh với những tư-tưởng đă vô trí họ.
Cứ tiếp tục như thế năm nầy qua năm nọ.
C.
TA THÊM NHỮNG SỰ KHỔ CHO ĐỜI
Tư-tưởng xấu của ta hiệp với những tư-tưởng xấu
đồng một loại với nó làm ra một h́nh
tư tưởng gọi là Liên-Hiệp Tư-Tưởng (Egrégore).
H́nh Tư-Tưởng nầy mạnh-mẽ, sống lâu và rất
quỉ-quyệt.
Nó đi xúi
dục người ta làm ác, không phải một người mà cả trăm cả ngàn người như
vậy. Rồi cả trăm cả ngàn người
nầy lại sanh ra những H́nh Tư-Tưởng Liên-Hiệp ác
độc khác nữa.
Cứ
tiếp-tục như thế từ đời nầy qua đời kia.
Bây giờ ta hăy thử nghĩ : Một tư-tưởng ta cho là mẩy-mún có thể biến
thành một tai-họa lớn lao cho đời nếu ta không trừ-khử nó ngay tức khắc khi
nó vừa sanh ra.
Đây có nghĩa là khi ta mới
sanh ra một tư-tưởng quấy-quá th́ lập tức phải sanh ra một tư-tưởng tốt khác
đối-lập với nó đặng trừ-khử cái
hiệu-quả của nó đi. Cách nầy
cũng gọi là phương-pháp xua đuổi một tư-tưởng xấu.
Thế nên chúng ta khá thận-trọng trong khi
tư-tưởng v́ ta sẽ chia-sớt quả ác với những người bị tư-tưởng ta xúi-dục làm
ác.
Quả nầy gọi là cộng-nghiệp (Karma collectif).
Và đừng quên rằng khi ta sanh ra một tư-tưỏng rồi th́ nó bắt cái Trí
ta nhớ tới nó măi, có dịp th́ hành-động liền.
ẢNH-HƯỞNG CỦA TƯ-TƯỞNG TỐT ĐẸP
Trái lại, mỗi lần ta sanh ra một tư-tưởng tốt
đẹp ta được ba điều lợi :
Một
là : Ta làm cho cái Trí ta trở nên tốt đẹp.
Hai là
: Ta giúp ích cho những người ở chung quanh ta.
Ba là : Ta giúp ích cho đời.
A.
TA LÀM CHO CÁI TRÍ TA TRỞ NÊN TỐT ĐẸP
Khi ta sanh ra một tư-tưởng tốt th́ một phần
chất-khí xấu trong trí ta bay ra ngoài.
Chất Thượng-Thanh-khí tốt hạp với tư-tưởng tốt đó bay vô trí ta choán
chổ của chất khí xấu mới ra đi.
Nếu ta cứ suy-nghĩ tới điều thiện lâu năm chầy
tháng th́ cái Trí ta chứa đầy những chất khí tốt.
Nó sẽ chiếu ra nhiều màu sắc rực-rỡ làm đẹp mắt những vị có Huệ-nhăn
và tâm địa của ta cũng trở nên tốt đẹp.
Ta đă thành một vị Thiện-nhân.
B.
TA GIÚP ÍCH NHỮNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA
Những người ở chung quanh ta nhờ tư-tưởng tốt
của ta làm nẩy nở mầm các tánh tốt c̣n tiềm-tàng ở trong ḷng họ, khuyến-khích
họ làm những việc lành, việc phải.
Nhờ như thế, họ lần lần trở thành những người tốt.
C.
TA GIÚP ÍCH CHO ĐỜI
Tư-tưởng tốt lành của ta hiệp với những
tư-tưởng tốt lành khác đồng bản-tánh với nó làm ra một H́nh Liên-Hiệp
Tư-Tưởng. H́nh Tư-Tưởng Liên-Hiệp
nầy là một vị Phúc-Thần đi khuyến-khích người ta đi làm những việc phước
thiện.
Nhưng nếu ngày nay nhơn-loại c̣n đau-khổ nhiều
là tại những vị Phúc-Thần nầy rất ít và cảm-hóa thiên-hạ một cách cực-kỳ
khó-khăn bởi v́ người ta làm việc ác dễ, làm việc thiện khó.
Hầu hết chưa chịu tập tánh tự-chủ dầu biết phương-pháp cũng vậy và cứ
làm theo ư-muốn của ḿnh bất chấp những lời dạy của các vị Thánh-Nhơn Hiền-Triết.
Nếu
Sông Duyên cứ tràn đầy măi th́ biết tới ngày nào chúng ta mới được hoàn-toàn
giải-thoát, khỏi đọa luân-hồi và thành chánh quả.
TƯ-TƯỞNG BIẾN THÀNH SỰ HÀNH-ĐỘNG
Đùng quên rằng người ta tưởng trước rồi mới
hành-động sau, nghĩa là tư-tưởng sẽ biến thành sự hành-động khi có dịp đưa
tới.
V́ lẽ nầy mà đoạn trước tôi đă nói : “Nếu ơ hờ
ta sanh ra một tư-tưởng bất-chánh th́ lập tức ta phải sanh ra một tư-tưởng
chơn chánh đối-lập đặng diệt trừ hiệu-quả của nó.
Đây có nghĩa là : không để tư-tưởng bất chánh nầy xúi dục ta làm
những điều quấy khi có cơ-hội và cùng một lúc phá tan nghiệp quả xấu mới vừa
gây ra”.
Nếu ta làm việc mà không cần suy-nghĩ là tại
mấy ngày trước, mấy tháng trước, có khi mấy kiếp trước, ta đă suy-nghĩ về
việc đó rồi. Nay có cơ-hội th́
thực-hành liền.
Quả nầy gọi là quả muồi, đáng sợ lắm nếu nó là
quả xấu.
TÁNH NẾT HẠ-TRÍ
Cái Trí tánh nết lao-chao, kiêu-căng, phách-lối.
Nó tự-phụ hơn người, coi thường kẻ khác.
Nó tưởng cái nầy rồi bắt qua cái kia liền, không khác con khỉ nhảy-nhót
trên cành. V́ vậy người ta mới
gọi là Tâm Viên-Ư mă.
Nhưng cái tai-hại lớn lao hơn hết là nó dựng
lên một bức rào chia rẽ, ích-kỷ, giữa “Người và Ta”.
Nó nói : “Tôi là Tôi” “Anh là Anh”.
Các sự đau-khổ đều do đây mà sanh ra.
SỬA-TRỊ CÁI TRÍ
Muốn cho cái Trí trở thành một khí-cụ tốt lành để cho
con người xử-dụng th́ phải biết Phương-Pháp sửa trị nó.
Phương-pháp đó là Định-Trí và Tham-Thiền.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES