Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

HOÁ HỌC HUYỀN BÍ

(OCCULT CHEMISTRY)

Tác giả C. W. Leadbeater và Annie Besant

DẪN NHẬP ẤN BẢN LẦN THỨ BA

của C. JINARĀJADĀSA

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

 

Tác phẩm này có chứa phần ghi chép lại những cuộc khảo cứu bằng thần nhăn về cấu trúc của vật chất. Những quan sát này được thực hiện cách quăng trải qua một thời kỳ gần 40 năm, lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1895 và lần cuối cùng vào tháng 10 năm 1933. Hai người khảo sát là A. Besant (1847- 1933) và C. W. Leadbeater (1847- 1934) đều là các nhà thần nhăn lăo luyện và được trang bị cẩn thận để kiểm tra chéo và bổ sung cho công việc của nhau.

Phương pháp khảo cứu. Phương pháp này là độc nhất vô nhị và thật khó giải thích. Nhiều người đă nghe nói tới từ ngữ “thần nhăn” (clairvoyance), thấu thị (clear-seeing) hàm ư là nhận biết được những cảnh tượng và âm thanh mà người thường không nhận biết được. Ở Ấn Độ thuật ngữ Yoga đôi khi có liên quan tới những năng lực vượt ngoài tầm nhận biết b́nh thường. Trong khi Yoga của Ấn Độ, người ta có nêu rơ rằng con người nào rèn luyện đúng mức th́ “có thể biến ḿnh thành ra nhỏ vô cùng tùy ư”. Điều này không có nghĩa là y trải qua việc làm giảm nhỏ kích thước của cơ thể, mà chỉ có nghĩa là nói một cách tương đối th́ quan niệm của y về bản thân có thể thu được nhỏ lại sao cho những sự vật b́nh thường là nhỏ th́ lại xuất hiện là lớn đối với y. Hai nhà khảo cứu đă được các vị Đạo sư Đông phương rèn luyện để vận dụng được năng lực độc nhất vô nhị này của khoa Yoga sao cho khi họ quan sát một nguyên tử hóa học, th́ nó hiện ra trong tầm nh́n của họ là được khuếch đại lên nhiều lần.

Khi dùng phương pháp này, nhà khảo cứu vẫn tỉnh táo chứ không ở trong trạng thái xuất thần dưới bất kỳ dạng nào. Y vận dụng những năng lực thông thường để ghi lại điều mà ḿnh quan sát được, y vẽ ra trên một tờ giấy bức phác thảo điều mà ḿnh thấy được và có thể mô tả cảm tưởng của ḿnh sao cho một tốc kư viên có thể ghi lại được những nhận xét của y. Cũng như một nhà hiển vi học khi nh́n vào một kính hiển vi và không rời mắt khỏi tấm kính ảnh, có thể mô tả điều mà ḿnh quan sát sao cho người ta có thể ghi chép lại được; cũng vậy nhà khảo cứu thần nhăn khi quan sát một phân tử hoặc nguyên tử cũng có thể mô tả điều mà ḿnh thấy trước mắt ḿnh. Điều y thấy không có tính cách chủ quan, theo ư nghĩa đó là một sự sáng tạo của óc tưởng tượng; điều y thấy có tính cách khách quan giống như tờ giấy mà tôi viết bài này trên đó và cây bút mà tôi đang sử dụng.

Cho dù là một nguyên tử hay một hợp chất th́ sự vật khảo sát đều được nh́n thấy một cách chính xác giống như nó khi tồn tại ở trạng thái b́nh thường, nghĩa là nó không chịu một ứng xuất (stress) do điện trường hoặc từ trường gây ra. V́ mỗi sự vật đều đang chuyển động nhanh, cho nên lực duy nhất tác dụng lên nó chính là một dạng đặc biệt của quyền năng ư chí để khiến cho nó chuyển động đủ chậm ngơ hầu người ta có thể quan sát được các chi tiết.

Những cuộc khảo cứu đầu tiên đă được thực hiện ở nước Anh vào năm 1895. Các nguyên tử đầu tiên được quan sát chính là bốn chất khí trong không khí: khí Hydro, khí Oxy, khí Ni tơ và một chất khí thứ tư (trọng lượng nguyên tử = 3) mà cho đến nay các nhà hóa học chưa phát hiện được. Các nguyên tử đều không mang theo nhăn hiệu của ḿnh, cho nên vấn đề đầu tiên là phải nhận diện được các nguyên tử. Một chất khí có nhiều hoạt tính nhất trong bốn chất khí đă được các nhà khảo cứu coi như có lẽ là khí Oxy. Người ta nghĩ rằng một chất khí khá lờ đờ là khí Ni tơ. Người ta coi chất khí nhẹ nhất trong bốn chất khí là khí Hydro. Nhưng chỉ sau khi đă khảo sát rốt ráo nhất về thành phần cấu tạo của mỗi chất khí (v́ người ta đă phát hiện ra rằng mỗi cái gọi là “nguyên tử” – tức là “không thể phân chia được” – lại bao gồm những đơn vị nhỏ hơn), th́ cuối cùng người ta mới nhận diện được các chất khí. Người ta thấy rằng khí Hydro bao gồm 18 đơn vị, khí Ni tơ gồm 261 đơn vị, khí Oxy gồm 290 đơn vị và chất khí thứ tư gồm 54 đơn vị. Người ta coi trọng lượng của khí Hydro (bao gồm 18 đơn vị) có trọng lượng bằng 1, vậy là số đơn vị trong khí Oxy và khí Ni tơ phải được đem chia ra cho số 18. Kết quả thu được phù hợp khít khao với trọng lượng nguyên tử được tŕnh bày trong sách giáo khoa, v́ thế cho nên người ta chấp nhận những chất khí này là khí Hydro, khí Ni tơ và khí Oxy. Người ta chưa bao giờ quan sát được các nguyên tử của các nguyên tố này chuyển động theo từng cặp một, ngoại trừ ở nguyên tố Deuterium. Chất khí thứ tư với trọng lượng nguyên tử bằng 3 đă từng được nghĩ là Helium (người ta đă nói nhiều về Helium trong báo chí xuất bản năm 1894) tiếp theo sau việc Ramsay phát hiện ra nó. Chỉ đến khi cuối cùng người ta loan báo rằng trọng lượng nguyên tử của Helium là 4, th́ người ta mới vỡ lẽ ra rằng chất khí mà người ta quan sát được với trọng lượng là 3 rơ rệt là một chất khí khác. Sau này người ta gọi chất khí đó là Occultum.

Các sơ đồ cùng với những sự mô tả tỉ mỉ cấu trúc bên trong của các nguyên tử khí Hydro, khí Oxy và khí Ni tơ, cũng như các cực vi tử (the ultimate atoms) tức Anu vốn cấu thành mọi nguyên tố, đă được công bố lần đầu tiên trong tạp chí Lucifer số ra tháng 11 năm 1895 ở Luân đôn.

Người ta đă tiếp tục công tŕnh này vào năm 1907 khi quan sát thêm được 59 nguyên tố nữa.

Khi nguyên tố được khảo sát tồn tại dưới một dạng tinh khiết dễ thu lượm được (chẳng hạn như các nguyên tố Lưu huỳnh, Sắt và Thủy ngân) th́ không có khó khăn ǵ để nhận diện được nguyên tố đó ngay cả trước khi phác họa được cấu trúc của nó. Nhưng khó khăn xuất hiện trong trường hợp Lithium và các nguyên tố khác. Người ta đă yêu cầu Ngài William Crookes cung cấp mẩu của một số nguyên tố, ông Crookes là bạn của cả hai nhà khảo cứu và là hội viên của Hội Thông Thiên Học trong một số năm. Ngày 18 tháng 7 năm 1907, ông trả lời cho người bạn chung lúc đó đang ở Luân đôn và đang tiếp xúc với ông như sau: “Yêu cầu của Leadbeater là một đơn đặt hàng lớn. Trong danh sách những điều yêu cầu mà ông gửi đến cho tôi, th́ tôi chỉ có thể cung cấp các kim loại Lithium, Chromium, Selenium, Titanium, Vanadium và Boron. Tôi chỉ có thể cung cấp Beryllium dưới dạng chất oxide. C̣n Scandium, Gallium, Rubidium và Germanium hầu hết không thể có được, có lẽ ngoại trừ ở một trạng thái rất ư là không tinh khiết”.

Lúc bấy giờ các nhà khảo cứu mới phát hiện ra rằng muốn khảo cứu th́ không nhất thiết phải cần có một nguyên tố không bị trộn lẫn hoặc không hóa hợp với bất kỳ nguyên tố nào khác. Trong nhiều hợp chất, các nguyên tử cấu tạo không tồn tại kề cận bên nhau, mỗi nguyên tử đều giữ lại cá tính nguyên tử của ḿnh theo như lư thuyết hóa học. Mỗi nguyên tử đều phân ly thành ra các phần tử nhỏ hơn rồi kết hợp các phần tử của ḿnh với những phần tử cũng bị phân ly tương tự của nguyên tử hoặc các nguyên tử khác, giống như những ngón tay của bàn tay phải và bàn tay trái có thể đan xen vào nhau. Trong muối ăn, Natri và Clor ḥa lẫn với nhau sao cho hợp chất đại khái có h́nh dạng của một khối vuông. Bằng cách vận dụng quyền năng ư chí, ta có thể làm triệt tiêu lực giữ các phần tử lại với nhau liên kết thành một phân tử; trong trường hợp đó, các phần tử đă bị phân ly của mỗi nguyên tử ngay tức khắc sẽ kết hợp lại thành nguyên tử giống như trước khi có sự hóa hợp. V́ vậy, khi một phân tử muối ăn bị “phân ly”, th́ các phần tử hợp thành phân tử Natri sẽ kết hợp lại thành nguyên tử Natri; tương tự như vậy, các phần tử của Clor sẽ kết hợp lại thành nguyên tử Clor.

Khi người ta triển khai việc nghiên cứu th́ có nhiều nguyên tử đă được khảo sát như thế. Hai nhà khảo cứu trải qua một kỳ nghỉ hè ở Weisser-Hirsch gần Dresden nước Đức. Nhiệm vụ của tôi là ghi chép và vẽ sơ đồ các nguyên tố theo phác họa của các nhà khảo cứu. Ở thành phố Dresden, có một Viện bảo tàng tuyệt vời mà một phân bộ của nó được dành cho các khoáng vật. Tôi lập một danh sách những nguyên tố cần thiết tồn tại dưới dạng hợp chất; tôi có thể làm như thế bằng cách tham khảo một quyển bách khoa tự điển. Tôi cầm danh sách này đi tới Viện bảo tàng Dresden rồi ghi chú những nguyên tố cần thiết tồn tại dưới dạng hợp chất có ở trong những kệ trưng bày. Ngay sau khi tôi trở về, C. W. Leadbeater cùng với tôi bèn rủ nhau tới Dresden, và tôi chỉ cho ông thấy những khoáng vật mà tôi đă ghi chú được. Ông nhanh chóng khảo sát chúng để có được một h́nh ảnh về cấu h́nh phức hợp của khoáng vật trong đó có nguyên tố mà ông cần khảo sát. Sau khi trở về Weisser-Hirsch, vào lúc rảnh rổi, ông có thể dùng thần nhăn để gợi nhớ lại h́nh ảnh mà ông đă thấy ở Dresden. Thế rồi khi vận dụng quyền năng ư chí tác động lên phân tử của khoáng vật th́ ông đă làm phân ră được cấu trúc phức hợp đó. Khi làm như thế, ông đă kết hợp các phần tử bị phân ly của mỗi nguyên tử lại và đă tạo nên một đơn vị cá thể. Vậy là nguyên tố tinh khiết mà ông cần có đă xuất hiện trước mắt ông để được khảo sát và vẽ h́nh. Khi ông phác thảo và vẽ ra sơ đồ của mỗi nguyên tố th́ nó bèn được chuyền sang cho tôi. Tôi vẽ kỹ lưỡng những phần tử cốt yếu của nguyên tố đó (để có được cái khối cuối cùng bao gồm những đường vẽ chấm phá theo sắc độ trung gian) rồi tôi đếm các đơn vị có trong nguyên tố đó, đem chia con số đếm được cho 18 (là số đơn vị có trong khí Hydro) để xem trọng lượng của chúng tôi gần gũi bao nhiêu so với trọng lượng được tŕnh bày trong sách mới nhất về Hóa học.

Trong công tŕnh khảo cứu ở Weisser-Hirsch vào năm 1907, tôi đă vẽ được 59 nguyên tố (không kể nhiều chất đồng vị đă được quan sát). Công tŕnh này được in từng tháng một trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học xuất bản ở Adyar, ngoại ô thành phố Madras bắt đầu từ số ra tháng giêng năm 1908.

Năm 1907, có ba nguyên tố chưa được ghi nhận nhưng vẫn được mô tả mà  người ta tạm gọi là Occultum, Kalon và Bạch kim B, ngoài ra c̣n có một nhóm mới gồm ba nguyên tố liên tuần hoàn được gọi là X, Y và Z. Năm 1908, người ta quan sát ở Adyar nguyên tố Radium và có vẽ được một sơ đồ. Sơ đồ này được gửi đến cho tôi khi tôi đang ở trên nước Mỹ, ở đó tôi vẽ kỹ lưỡng sơ đồ vốn xuất hiện trên tạp chí Nhà Thông Thiên Học số ra tháng 12 năm 1908.

Chính tôi đă vẽ sơ đồ của tất cả những nguyên tố này để chúng xuất hiện trong ấn bản lần đầu tiên của sách Hóa Học Huyền Bí xuất bản năm 1909, trong đó cũng có bao gồm bài viết về chất Hậu Thiên Khí của Không gian (the Ether of Space).

Năm 1909, ông Leadbeater lại tiếp tục công việc này ở Tổng Bản Doanh của Hội Thông Thiên Học tại Adyar, Madras. Ông đă vẽ ra được 20 nguyên tố nữa. Những bức phác thảo các nguyên tố này đă được thực hiện mà không được công bố, mặc dù trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 7 năm 1909 có mô tả chung chung về sự việc này. Trong đó c̣n mô tả ba nguyên tố khác chưa được ghi nhận cùng với một chất đồng vị của Thủy ngân.

Năm 1919 ở Sydney, nước Úc, người ta đă khảo cứu và vẽ được những mô h́nh rất đại khái của các hợp chất đầu tiên là muối ăn và nước.

Ấn bản lần thứ nh́ của Hóa Học Huyền Bí được xuất bản năm 1919, nhưng nó chẳng có thêm được thông tin nào và chẳng ghi lại bất kỳ công tŕnh nào xuất hiện sau năm 1907. Ông A. P. Sinnett (vốn biên tập Ấn bản kỳ nh́) chỉ viết được một lời dẫn nhập.

Năm 1922, người ta lại tiếp tục công tŕnh ở Sydney để rồi lần đầu tiên mô tả các hợp chất. Nước và muối ăn đă được khảo sát vào năm 1919 nhưng chưa được vẽ sơ đồ. Thế rồi đến năm 1922, người ta khảo sát lại các hợp chất đó, vẽ sơ đồ, khảo sát thêm nhiều hợp chất khác, tất cả đều được công bố trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học số ra tháng 3, tháng 4, tháng 8 năm 1924; tháng 3, tháng 4, tháng 8, tháng 9 và tháng 10 năm 1925; tháng 7 năm 1926. Trong số những hợp chất được khảo sát có một số hợp chất Carbon thuộc loại dăy mạch thẳng và dăy mạch ṿng. Có một cấu trúc phức tạp đă được khảo sát đó là Kim cương bao gồm 594 nguyên tử Carbon. Người ta lập ra một mô h́nh ở Sydney rồi gửi đến cho tôi lúc đó đang ở Ấn Độ. Trên tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 9 năm 1925 có xuất hiện việc mô tả cấu trúc và h́nh chụp mô h́nh này. Người ta mô tả Hafnium vào năm 1928 và Rhenium vào năm 1931.

Sau khi C. W. Leadbeater đến Adyar vào năm 1930 th́ ông đă vẽ ra những nguyên tố c̣n lại trong Bảng Tuần Hoàn mà trước kia ông chưa khảo cứu.

Năm 1932 và 1933, thêm nhiều tài liệu nữa được công bố trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học. Tài liệu bao gồm việc mô tả các nguyên tố thứ 85, 87 và 91 cùng với một danh sách các trọng lượng nguyên tử. Năm 1932 người ta tường tŕnh có một nguyên tố với trọng lượng nguyên tử bằng 2 và gọi tên nó là Adyarium v́ nó được phát hiện ở Adyar, Madras.

Trong Ấn bản kỳ ba này, người ta đă gộp thêm kết quả của những cuộc nghiên cứu sau này. Mọi tài liệu đều được duyệt lại kỹ lưỡng và kiểm tra so với các h́nh vẽ ban đầu trong nguyên bản ở Adyar. Khi cần thiết người ta đă vẽ thêm những sơ đồ mới, và tất cả đều được sắp xếp lại để tŕnh bày các sự kiện một cách minh bạch hơn.

Trong bất kỳ công tŕnh khoa học nào th́ sự tiến bộ vẫn cứ tiếp diễn và một quyển sách giáo khoa cần được hiệu đính để cho nó được cập nhật theo kịp những phát hiện sau này. Ấn bản kỳ ba này có những sự bổ sung và sự hiệu đính cần thiết đó, nó tŕnh bày một cách chính xác tối đa tài liệu mà hiện nay có thể sử dụng được.

Những sơ đồ và sự mô tả từ trước đến nay chưa được công bố về 30 hợp chất cũng được bao gồm ở đây cùng với tất cả những tài liệu đă được công bố trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học.

Ấn bản kỳ ba này bao gồm ba phần: Phần I là dẫn nhập tổng quát, Phần II là nghiên cứu tỉ mỉ về mọi nguyên tố, c̣n Phần III chứa đựng mọi thông tin khả dụng liên quan tới việc hóa hợp các nguyên tố thành ra các hợp chất.

Từ tài liệu đó ta thấy lộ ra những sự kiện sau đây:

Đơn vị của Vật chất – Năm 1895 người ta đă lưu ư thấy rằng khí Hydro vốn là nguyên tử nhẹ nhất, thế mà không phải là một đơn vị, song lại bao gồm 18 đơn vị nhỏ hơn. Lúc bấy giờ người ta gọi mỗi đơn vị nhỏ hơn như thế là “cực vi tử hồng trần” (ultimate physical atom). Khoảng chừng 30 năm sau người ta thấy dường như là đơn giản hơn khi dùng thuật ngữ tiếng Bắc phạn để gọi đơn vị cực vi này của vật chất; từ ngữ “Anu” được phát âm giống như trong tiếng Ư hoặc theo tiếng Anh là “ahnoo”. Từ ngữ Anu không cần phải thêm “s” để tạo thành số nhiều và vẫn giữ nguyên dạng. Các nhà khảo cứu không biết cách nào để đo được kích thước của một Anu. Người ta chỉ thấy có một sự dị biệt duy nhất đó là Anu tồn tại dưới hai biến thể: dương và âm. Trong cấu trúc của hai biến thể này th́ các đường xoắn ốc được quấn theo các hướng đối nghịch nhau. Người ta không khảo cứu được bản chất của dương và âm là ǵ.

Ít nhất có 100 nguyên tố hóa học chưa kể tới các chất đồng vị. Việc nghiên cứu bằng thần nhăn vào năm 1907 có mô tả một chất khí trung tính, tức là Kalon, nặng hơn Xenon và nhẹ hơn Radon. Hai nguyên tố tên là Adyarium và Occultum có vị trí trong Bảng Tuần Hoàn ở giữa khí Hydro và Helium. Sơ đồ của Occultum đă được vẽ vào năm 1896, nó được vẽ lại vào năm 1909. Trong số các nguyên tố đất hiếm (the rare earths) có một nhóm ba khoáng vật tạo thành một nhóm liên tuần hoàn mới. Chúng được t́m thấy trong quặng pitchblende vào năm 1909 (từ Mỹ tôi đă gửi chúng cho ông Leadbeater), và ông đă công bố trọng lượng của chúng. Năm 1907, người ta t́m ra một thành viên thứ tư của nhóm Bạch kim (Platinum) và gọi nó là Bạch kim B (Platinum B). Người ta cũng mô tả các nguyên tố “87” và “91”.

Chất Đồng vị - Chất Đồng vị (isotope) đă được quan sát và mô tả rất sớm từ năm 1907. Một số nguyên tố có dạng biến thể không phải là một chất đồng vị theo đúng nghĩa v́ chúng chỉ khác nhau về sự sắp xếp nội bộ thôi chứ không khác nhau về trọng lượng. Đến năm 1913 th́ Soddy mới phát minh ra thuật ngữ “chất đồng vị”; năm 1910 ông đă gợi ư rằng nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có thể có khối lượng khác nhau. Năm 1907, trong khi người ta khảo cứu bằng thần nhăn ở Weisser-Hirsch th́ một số chất đồng vị đă được phát hiện, các nhà khảo cứu dùng thuật ngữ “meta” để chỉ biến thể thứ hai của nguyên tố đó. Chất đồng vị đầu tiên là của khí trơ Neon có trọng lượng nguyên tử là 20 (tính theo H=1); biến thể thứ nh́ của Neon được gọi là Meta-Neon có trọng lượng là 22,33 (tính theo H=1). Thế rồi người ta phát hiện thấy rằng mỗi chất khí Argon, Krypton và Xenon đều có một chất đồng vị. Đồng thời người ta c̣n phát hiện một chất khí trơ c̣n nặng hơn nữa, rồi chế ra thuật ngữ Kalon để gọi nó, và nó có một chất đồng vị tên là Meta-Kalon. Mỗi biến thể meta tức chất đồng vị của khí trơ đều nhiều hơn 42 Anu so với nguyên tố mà nó mang tên chất đồng vị. Người ta cũng phát hiện được một biến thể của khí Argon nhẹ hơn chất khí mà hóa học ghi nhận được, và người ta gọi nó là Proto-Argon.

Trong nhóm liên tuần hoàn thứ ba, người ta thấy một biến thể thứ nh́ tức là chất đồng vị của Bạch kim. Chúng tôi gọi dạng thông thường là Bạch kim A (Platinum A), c̣n chất đồng vị của nó là Bạch kim B (Platinum B). Tôi đă vẽ sơ đồ của cả hai biến thể này ở Weisser-Hirsch và công bố chúng trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học. Trong số ra tháng 7 năm 1909, người ta có đề cập tới một chất đồng vị của Thủy ngân (Mercury) đặc biệt đáng lưu ư v́ sự kiện nó là chất rắn.

H́nh dáng Bên ngoài – Các nguyên tố đều có h́nh dáng xác định. Trừ một vài ngoại lệ th́ mọi nguyên tố đều được chia thành 7 nhóm hoặc 7 dạng: Các nhóm này được mệnh danh là nhóm Mũi nhọn (Spikes), nhóm Quả tạ (Dumb-bell), nhóm H́nh 4 mặt (Tetrahedron), nhóm H́nh khối vuông (Cube), nhóm H́nh khối 8 mặt (Octahedron), nhóm H́nh Thanh bắc chéo (Crossed-bars), nhóm Ngôi sao (Star).

Hóa trị - Hóa trị có thể được chia nhỏ thêm nữa, nghĩa là một nguyên tử có hóa trị 1 có thể phân ly thành hai nửa, mỗi nửa có 1/2 hóa trị. Khí Hydro được phân ly thành 2 hoặc 6 phần tử, mỗi phần tử này có hóa trị là 1/2 hoặc 1/6 khi chúng tham gia vào sự hóa hợp. Các nguyên tố có hóa trị 2 - 3 hoặc 4 cũng có thể được chia nhỏ ra giống như vậy. Hóa trị có một mối liên hệ nào đó với h́nh dạng. Các nguyên tố hóa trị 2 chủ yếu là h́nh khối 4 mặt, c̣n nguyên tố hóa trị 3 chủ yếu là h́nh khối vuông và nguyên tố hóa trị 4 chủ yếu là h́nh khối 8 mặt.

Khi một nguyên tố hóa hợp với một nguyên tố khác th́ nguyên tử hầu như bao giờ cũng bị phân ly. Sự hóa hợp không phải là giữa một nguyên tử toàn khối với một nguyên tử toàn khối khác, mà là sự sắp xếp lại của các phần tử cấu thành nguyên tử để tạo ra một cấu trúc phức hợp.

Luật Tuần Hoàn – Trong số tất cả những sơ đồ biểu thị Luật Tuần Hoàn th́ chúng tôi thấy rằng sơ đồ ngài William Crookes là đơn giản nhất và mô tả được nhiều nhất các sự kiện mà chúng tôi quan sát được. Trong một bài diễn thuyết ở Viện Hoàng gia Anh tại Luân đôn ngày 18 tháng 2 năm 1887 (sau này ông có công bố bài thuyết tŕnh đó), ông có nêu ra lư do tại sao sơ đồ của ông lại mô tả một con lắc đang chuyển động. Chúng tôi dùng một dạng đă biến đổi chút ít của sơ đồ con lắc này.

Cực vi tử hồng trần (the ultimate physical atom) – Chúng ta thấy rằng mọi nguyên tố đều được cấu tạo từ những đơn vị mà các ấn bản trước kia gọi là cực vi tử hồng trần, từ đó trở đi người ta đă đặt tên cho nó là Anu.

Trọng lượng – Trọng lượng tŕnh bày trong các bảng đều tính theo chuẩn là khí Hydro (bao gồm 18 Anu) tính là đơn vị bằng 1. Người ta có thể t́m thấy hệ thức giữa trọng lượng của chúng tôi với trọng lượng trong các Bảng Quốc Tế bằng cách điều chỉnh trọng lượng của chúng tôi theo tiêu chuẩn H = 1,0078.

Dĩ nhiên là người ta thấy ngay rằng việc khảo cứu về cấu trúc các nguyên tố hóa học như một vài hợp chất phân tử chẳng khác nào chỉ găi găi trên bề mặt của một quả cầu khổng lồ. Có vô số vấn đề nổi lên và xuất hiện nhiều thắc mắc, nhưng hai nhà khảo cứu đều sống một cuộc đời rất bận rộn với vai tṛ là các nhà thuyết tŕnh và các tác giả của tài liệu. Trong công tŕnh lao động rất cực nhọc của họ thuộc lănh vực Thông Thiên Học th́ họ chỉ nhân tiện mới nghiên cứu về Hóa Học Huyền Bí. Nếu có thời giờ, th́ hai vị này đều sẵn ḷng khảo cứu thêm nữa, nhưng họ không thể có đủ thời giờ và sự sống biệt lập cần thiết để tập trung vào việc khuếch đại bằng thần nhăn. Hai nhà khảo cứu cùng với người ghi chép đều thường xuyên ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, bận rộn trong công việc tuyên truyền cho Thông Thiên Học và hiếm khi nào cả ba tụ hội lại với nhau trong một thời kỳ tương đối dài.

Xuyên suốt các cuộc khảo cứu, từ đầu đến cuối vai tṛ của tôi vẫn là người ghi chép.

Người ta thường hỏi rằng liệu Anu có phải là electron hay chăng. Câu trả lời dứt khoát là Không. Ta vẫn c̣n phải xác định xem nó là ǵ.

Người ta đă nêu ra thêm một câu hỏi nữa liên quan tới mối quan hệ mà những cuộc khảo cứu này phải có đối với các khám phá của những nhà vật lư học. Vào lúc này, ta không thể t́m thấy mối quan hệ nào. Ở đây tôi lại nhớ điều xảy ra khi người ta đào một đường hầm mới xuyên qua một cái núi. Hai tốp kỹ sư với những kế hoạch tam giác đạc (triangulated plans) được chuẩn bị kỹ lưỡng bắt đầu đào qua trái núi, mỗi tốp ở một bên rặng núi. Họ dần dần càng ngày càng tiến gần tới nhau hơn cho đến khi bức vách ngăn cách họ mỏng đến nỗi mà phía bên kia có thể nghe rơ được tiếng búa đập của phía bên này. Trong trường hợp xây dựng một đường hầm như thế, độ lệch giữa hai đường hầm vào lúc hợp long (the meeting point) chỉ vào khoảng một bộ (foot). Tương tự như vậy, những nhà khảo cứu huyền bí học và những nhà vật lư học đang làm việc từ hai phía của một rặng núi lớn. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng một ngày nào đó trong tương lai họ sẽ gặp nhau. Ta phải nhớ rằng kết quả khảo cứu của các nhà vật lư học là do thuyết minh những ǵ của khối phổ kế ghi lại (reading of spectroscopic records). Công tác này đă được thực hiện theo một kỹ thuật kỳ diệu đến nỗi mà xuất phát từ những vạch của quang phổ người ta có thể suy đoán ra trọng lượng nguyên tử và định vị được các nguyên tử mới. Công tác chẳng hạn như trong khối phổ kư của Aston đ̣i hỏi phải dùng tới những lực từ tác dụng lên nguyên tử. Như ta đă nói trên kia, nhà khảo cứu huyền bí học không dùng bất cứ lực nào ngoại trừ quyền năng của ư chí (will power).

Kết quả ghi được của hai phương pháp này cũng chẳng khác ǵ hai bức h́nh ban đêm mà người ta chụp được ở Ṿng xoay Piccadilly tại Luân đôn trong thời điểm chiến tranh. Xuất phát từ năm đại lộ chính, xe cộ chạy tứ tán theo nhiều hướng khác nhau. Nếu người ta chụp h́nh chỗ đó, th́ chẳng những có h́nh ảnh của xe cộ chen chúc nhau mà c̣n có h́nh ảnh của những người khách bộ hành nữa. Đây là t́nh trạng của Ṿng xoay Piccadilly vào lúc b́nh thường. Nhưng khi c̣i hụ báo động một cuộc không kích th́ ngay tức khắc mọi người t́m chỗ trú ẩn và những đối tượng duy nhất mà ta có thể thấy trên h́nh chụp ắt là những xe chữa lửa, xe cứu thương, cảnh sát và lính chữa lửa. Bức h́nh thứ hai này không phải là Ṿng xoay Piccadilly ở trạng thái b́nh thường. Tương tự như vậy, h́nh chụp hai nguyên tử do điện trường kích thích không phải là h́nh chụp những nguyên tử trong trạng thái b́nh thường. Tuy nhiên, thành phần cấu tạo của nguyên tử ứng xử theo đúng qui tắc đến nỗi mà ta có thể giải mă được những vạch quang phổ là đặc trưng của một nguyên tử này hơn là đặc trưng của một nguyên tử khác.

Trong khoảng thời gian nhiều năm dài mà tôi được liên kết với Hóa Học Huyền Bí trong vai tṛ là một người ghi chép, mỗi khi tôi nghiên cứu một nguyên tử mới được vẽ ra, th́ tôi có ấn tượng sâu sắc với hai ư niệm: một là sự tài t́nh, hai là sự đẹp đẽ. Tôi luôn nhớ tới câu châm ngôn của Trường phái Platon: “Thượng Đế h́nh học hóa”. Nếu theo cách diễn tả của họ, vũ trụ là kết quả do tác động của một Hóa công, một Đấng Tạo hóa, th́ rơ ràng là Đấng Hóa công này chẳng những là một Tổng Công Tŕnh Sư của Vũ trụ mà c̣n là một nhà H́nh học Vĩ đại. Ấy là v́ xét theo một cách nào đó, cho dù là hiển nhiên hay ẩn tàng th́ dường như mọi sự vật trong vũ trụ đều có một cơ sở h́nh học.

Xét theo những sơ đồ trong tác phẩm này th́ ta thấy rơ là mệnh đề chính của Crookes về “sự Khởi nguyên các Nguyên tố hóa học” đă được xác nhận, v́ trong một họ đặc thù nào đó, nguyên tố nặng hơn đều được xây dựng theo điều mà ta có thể gọi là một mô h́nh tiền định. Chính khi xây dựng một cách chậm chạp này th́ ta mới thấy xuất hiện điều mà ta chỉ có thể gọi là công tŕnh của một Trí tuệ Thiêng liêng vốn du nhập một yếu tố không thể tính toán được nào đó vào cho một nguyên tố nặng hơn. Sau khi đă vẽ sơ đồ của Sắt, Cobalt và Nickel; Ruthenium, Rhodium và Palladium; Osmium, Iridium và Bạch kim; tôi không thể không cảm thấy rằng trong khoảng trống giữa nhóm thứ hai và nhóm thứ ba của Bảng Tuần Hoàn ắt phải có một Nhóm liên tuần hoàn khác trong nhóm mà ta biết là nhóm “đất hiếm”. Khi làm việc trên những sơ đồ có trước mặt tôi, tôi đă xây dựng lại những sơ đồ lư thuyết cho nhóm c̣n thiếu này. Điều này xảy ra năm 1908. Về sau, khi tôi từ Montana ở Mỹ gửi một số khoáng vật cho ông Leadbeater, th́ ông đă t́m thấy Nhóm liên tuần hoàn (inter-periodic Group) c̣n thiếu đó. Khi lập thuyết, tôi đă dành cho nhóm mới này trọng lượng của mỗi “thanh” (bar) là 185, 187 và 189. Khi người ta phát hiện ra nhóm c̣n thiếu, th́ người ta thấy rằng trọng lượng là 189, 191 và 193. Trong sơ đồ của ḿnh, tôi đă không tính toán tới một điều ǵ đó bất ngờ mà Đấng Hóa công đă thực hiện khi xây dựng nên những nguyên tố mới. Xuyên suốt sự việc này th́ điều hấp dẫn nhất chính là sự xuất lộ bất thần một ư tưởng mới từ tâm trí của Đấng Hóa công.

Đă từ lâu tôi muốn có thời giờ rảnh rổi hoàn toàn để xây dựng một pḥng lớn h́nh tṛn mà trên những bức vách của nó tôi sẽ treo những sơ đồ đă được khuếch đại khổng lồ của mỗi nguyên tố. Lúc bấy giờ khi ngồi ở giữa, trên một cái ghế xoay, tôi sẽ tham thiền về những sơ đồ trước mắt ḿnh, v́ lúc bấy giờ tôi ắt tiếp xúc được với những thao tác của Trí tuệ Thiêng liêng mà theo định đề của người Hi lạp th́ nó chẳng những là Chân mà c̣n là Thiện và Mỹ nữa.

Do kết quả của 55 năm suy gẫm về những sơ đồ trong Hóa Học Huyền Bí, tâm trí tôi đă t́m ra được những mối tương quan với những sự vật thiên nhiên khác. Tôi có những loại khoáng vật với cấu trúc biểu thị năm loại h́nh khối của Platon. Tại sao một khoáng vật bao gồm đủ thứ nguyên tử kết tinh do áp lực và nhiệt độ có lẽ cách đây hai ngàn triệu năm, lại kết tinh thành h́nh khối 4 mặt, h́nh khối vuông, h́nh khối 8 mặt, h́nh khối 12 mặt hoặc h́nh khối 20 mặt? Đây phải chăng v́ theo một cách nào đó ta không thể giải thích được “h́nh dạng” hoặc căn nguyên của điều sẽ trở thành khoáng vật phải chịu ảnh hưởng của cấu trúc các h́nh khối Platon vốn cố hữu nơi mọi nguyên tố, ngoại trừ một vài điều ngoại lệ? Khi ta thấy một cây bồ công anh đang nở hoa, th́ hoa nở ra h́nh dẹt; khi hoa này đă thụ phấn và sản sinh ra các hạt giống, th́ tại sao các hạt giống đó lại sắp xếp theo dạng h́nh cầu? Sau khi nhiều lần để ư tới những quả banh hạt giống h́nh cầu đó, tâm trí tôi đă phác họa ra h́nh cầu ở trung tâm của Radium. Trên băi biển Adyar có mọc một loài cỏ dại vốn giúp cho cát không bị trôi giạt đi; nó ḅ lan ra tới những khoảng cách rất xa và hiện nay nó tạo ra một cụm hạt giống chẳng khác nào một bụi rậm. Chúng ta có thể tách các hạt giống ra, đếm số lượng của chúng thấy tới hơn 100 loại. Nhưng tại sao lại có con số đặc biệt đó? Khắp cả giống thực vật, các h́nh kỷ hà học đều xuất hiện dưới một dạng này hay một dạng khác. Nhưng tại sao vậy? Dĩ nhiên tâm trí của những nhà “khoa học” nghiêm túc không nêu ra những câu hỏi như thế. Thế mà chẳng phải Jeans đă nói như sau hay sao: “Do bằng chứng cố hữu trong sự sáng tạo của Ngài, Tổng Công Tŕnh Sư của Vũ trụ giờ đây bắt đầu tŕnh hiện là một nhà toán học thuần túy”. Lại nữa “chuyển động của các electron và nguyên tử không giống như chuyển động của các bộ phận trong một đầu máy xe lửa, mà lại giống như chuyển động của các vũ công trong một lối khiêu vũ tay tư ?

Khi ta đă nói hết những điều đó ra th́ “Hóa Học Huyền Bí” cùng với những cấu trúc h́nh học căn bản của nó chính là cội nguồn của mọi chất liệu, và mọi cơ thể đều được kiến tạo từ những chất liệu này. Sẽ có một ngày mà nhà tổng hợp vĩ đại được thiên phú về óc tưởng tượng và toán học cao cấp sẽ nối liền được vật lư học và hóa học với các giới thực vật và động vật cũng như với giới nhân loại. Lúc bấy giờ, liệu chúng ta có được hay chăng một sự thoáng nh́n xa xăm về Đấng Hóa công, Đấng Tạo hóa vốn kiến tạo sự Mỹ lệ đời đời?

C. JINARĀJADĀSA

 Ngày 17 tháng 11 năm 1950

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS