Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

HĂY DIỆT TRỪ THAM VỌNG

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 11 năm 1995)

Trích THẾ GIỚI QUANH TA

Tác giả Radha Burnier Bản dịch www.thongthienhoc.com


HĂY DIỆT TRỪ THAM VỌNG

 

Lời khuyên này có được v́ là một phần trong những qui tắc dành cho những hành giả tâm huyết được tŕnh bày trong Ánh Sáng Trên Đường Đạo. Cùng với hệ luận này nơi qui tắc 4: “Con hăy làm việc giống như những kẻ làm việc v́ tham vọng”; câu này vốn quen thuộc với các học viên Thông Thiên Học nghiêm túc.

 Tham vọng không khác lắm so với ham muốn cá nhân và ít nhất cũng có một nguồn thông tin cổ truyền đưa ra lời khuyên tương tự, hăy chấm dứt mọi ham muốn và lao động vất vả v́ phúc lợi của thế gian mà không muốn bất cứ điều ǵ. Chí Tôn Ca là một trong những nguồn thông tin ấy. Chẳng hạn như câu thơ 25 thuộc chương 3 có bảo rằng: “Cũng giống như kẻ vô minh hành động v́ bám víu vào hành động, hỡi Bharata, cũng giống như thế, người minh triết hành động mà không bám víu v́ chỉ muốn phúc lợi cho thế gian thôi”.

Mặc dù các học viên Thông Thiên Học chấp nhận giá trị của những qui tắc nêu trên, song nhiều người có vẻ thực sự khó khăn lắng nghe những ư nghĩa của phát biểu ấy. Thường thường th́ trong các lớp học và ở đâu đó nữa cũng có xuất hiện thắc mắc: “Chẳng lẽ lại không cần có những ham muốn tốt - muốn có minh triết, muốn được giải thoát, muốn có những cố gắng cao thượng hoặc tốt đẹp khác nữa? Nếu mọi ham muốn đều chấm dứt th́ liệu người ta sẽ làm ǵ? Ắt không có ǵ để cho y thành tựu và v́ thế cho nên không có lực thôi thúc làm bất cứ điều ǵ để cải thiện bản thân hoặc phụng sự người khác.

C̣n một dạng chống đối ư tưởng nhổ bật tận rễ tham vọng và ham muốn, dạng này xuất phát từ một số người dấn thân vào công việc thực tiễn nhằm giúp đỡ người nghèo và người khốn khổ. Họ tin rằng công tác hữu h́nh thực tiễn nơi ngoại giới chính là việc phụng sự ‘vô ngă’ và điều này chứng tỏ vô dục. Người ta giả định rằng: “Nếu họ hi sinh tiện nghi, thời gian, năng lượng hoặc bất cứ thứ ǵ khác, th́ chẳng lẽ họ lại không vô ngă và không thoát khỏi tham vọng hay sao?

Hiển nhiên là một chút việc đọc và nghiên cứu huấn lệnh như ‘Hăy diệt trừ tham vọng. . .  Con hăy làm việc như những kẻ làm việc v́ tham vọng’ không đủ để cho cái trí thoát khỏi sự chống đối bướng bỉnh nhằm phát hiện ra ư nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng của lời khuyên như được bậc minh triết ban ra. Nghi ngờ có thể là một chướng ngại nghiêm trọng trong sự hiểu thấu, bởi v́ nó biểu diễn sự chống đối của những lập trường tâm lư đă được trau dồi lâu dài và được chọn lựa để duy tŕ tính cá biệt của bản ngă. Cái trí trong tiềm thức muốn ở trạng thái đầy tham vọng và ham muốn, bởi v́ đây là những yếu tố mạnh mẽ trong thành phần cấu tạo của thực thể riêng rẽ vốn chính là “bản ngă”. Bản ngă không muốn tự kết liễu cho nên chính cái ư tưởng vô dục thật là dễ sợ.

Cũng v́ lư do đó, thật măn nguyện xiết bao khi tin rằng làm công tác xă hội tương đương với vô ngă. Nhờ tin như vậy người ta giải thoát ḿnh khỏi công việc nhàm chán và gian khổ là tự quan sát ḿnh và nhổ bật tận rễ ham muốn cá nhân. Bằng cách nhấn mạnh tới bản chất cao cả của mục tiêu cần đạt được và lờ đi cái trạng thái tâm trí hùng hục làm để đạt được mục tiêu mong muốn, người ta duy tŕ được tính cá biệt của bản ngă và ư thức tồn tại riêng rẽ. Ánh Sáng Trên Đường Đạo có gợi ư rằng kẻ tầm đạo nào chỉ mở rộng giới hạn ham muốn của ḿnh và chuyển dời óc tự tư tự lợi sang những sự vật có liên quan tới phạm vi sinh hoạt động lớn hơn ấy th́ kẻ đó chỉ đang tự lừa gạt ḿnh. Một sự thay đổi mục tiêu không nhổ bật tận rễ bản ngă. Việc quan sát đầy ưu tư cho thấy rằng những kẻ tự xưng là người làm việc ‘vô ngă’ vẫn có thể qui ngă trong mối quan hệ với gia đ́nh hoặc hàng xóm giống như bất kỳ người nào khác. Công việc phụng sự của họ có thể đi kèm theo một ham muốn căn bản là được công nhận và tưởng thưởng.

Sinh hoạt và hành động với tâm hồn trong sáng đ̣i hỏi phải hết sức cảnh giác đối với những phẩm tính của xúc động, tư tưởng của ḿnh cùng với những động cơ thúc đẩy ẩn nơi vùng tiềm thức. Các nhà Thông Thiên Học phải lắng nghe tận chiều sâu bởi v́ “những thói xấu của kẻ phàm phu trải qua sự biến hóa tinh tế và tái xuất hiện trong tâm hồn đệ tử dưới một khía cạnh đă thay đổi”. Tâm hồn trong sáng là dấu chỉ một nhà Thông Thiên Học chân chính.

 Việc nghiên cứu Thông Thiên Học - khi có chút giá trị nào đấy - được thành toàn khi đă tẩy sạch tâm hồn của học viên và biến đổi y thành ra một nhà Thông Thiên Học.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS