|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
HATHA YOGA VÀ RAJA YOGA CỦA ẤN ĐỘ
(The Hatha Yoga and Raja Yoga of India)
Tác giả ANNIE BESANT
(Một tài liệu đóng góp cho “Biên niên sử Khoa học Thông
linh”, số tháng 11 năm 1906) www.thongthienhoc.com |
|
HATHA YOGA VÀ RAJA YOGA CỦA ẤN ĐỘ
Trước hết, tôi
xin phép giải thích tại sao tôi đã chọn đề tài này để thảo luận:
tôi đã sống ở Ấn Độ trong 12 năm; tôi đã nghiên cứu khá rốt ráo về
tâm lý học Ấn Độ. Tôi thiết tưởng có thể là hữu ích khi nói về
những vấn đề mà tôi có một chút kiến thức và chỉ nghiên cứu
chút ít được qua thế giới phương Tây.
Ở Ấn Độ có
tồn tại một Khoa học tâm lý mà nguồn gốc của nó đã có cả ngàn
năm nay.
Người ta biết
rằng Ấn Độ có một kho tài liệu rất cổ. Thế mà khắp nơi trong kho
tài liệu ấy chúng tôi đều thấy có dấu vết về tâm lý học, cũng
như việc trình bày một khoa tâm lý cổ, dưới dạng thực tiễn chứ
không chỉ là khía cạnh lý thuyết.
Vì khoa học này
đã được thực hành trong một thời kỳ rất dài, chẳng lẽ không hợp
lý mà kết luận rằng trong những ý tưởng ấy, những lý thuyết ấy,
vốn dựa trên việc thực nghiệm lặp đi lặp lại, có thể có một điều
gì đó có thể tỏ ra hữu ích cho khoa học tâm lý hiện đại chăng?
Cái khoa học tâm
lý này của phương Đông được gọi là Yoga, một từ có nghĩa là ràng
buộc, kết hợp. Khi chúng ta nói tới Yoga th́ chúng ta diễn tả ý
niệm tạo thành một sự hợp nhất, sự ràng buộc. Ràng buộc cái
gì? Chính tâm thức, bằng cách thực sự hợp nhất những tâm thức
riêng rẽ của con người với tâm thức vũ trụ. Yoga bao gồm mọi phương
pháp thực tế để giúp ta có thể đạt được sự hợp nhất này.
Như vậy Yoga là
một khoa học mà ta có thể vừa nghiên cứu vừa thực hành; nó được
thực hành để đạt một sự hợp nhất hoàn toàn giữa tâm thức cá
thể thông thường của con người với siêu thức, bằng cách vươn lên từ
cõi này tới cõi kia, cho đến rốt cuộc sự hợp nhất này đạt được
hoàn toàn: lúc bấy giờ người ta bảo mình đã được giải thoát.
Để hiểu được
khoa học này cũng như những sự thực nghiệm mà tôi muốn giải
thích, tôi xin phép được tường thuật ngắn gọn về những ý tưởng
căn bản mà những thực nghiệm này dựa trên đó. Rất có thể là bạn
ắt không chấp nhận những ý tưởng này; tuy nhiên bạn có thể hiểu
chúng là những lý thuyết: lý thuyết liên quan tới con người, và
đặc biệt hơn là lý thuyết liên quan tới tâm thức của con người. Thế
thì trước hết ta phải hiểu lý thuyết, để có thể giải thích mục
tiêu: bằng không thì những thực nghiệm của phương Đông ắt luôn luôn
là không thể cho đầu óc phương Tây hiểu được.
Nếu bạn chấp nhận những lý thuyết này, nhất thời thì bạn
ắt hiểu được toàn bộ những
thí nghiệm này, và có lẽ bạn có thể suy diễn để có được kết
luận của riêng ḿnh từ chúng ắt cung cấp manh mối liên quan tới
những thí nghiệm khác nữa. Đây là giá trị đối với đầu óc phương
Tây - mà tôi thấy dường như có được - một khi có kiến thức về khoa
học phương Đông này.
Mệnh đề đầu
tiên là tâm thức th́ nhất như và đại đồng vũ trụ. Ở đâu đâu, bên
dưới những dáng vẻ bên ngoài, đằng sau các hiện tượng, đều bộc
lộ ra một tâm thức; bên dưới sự đa dạng của các hình tướng và sự
trường tồn, sự đơn nhất này của tâm thức; đó là một năng lượng
độc nhất vô nhị, một lực độc nhất vô nhị, ở khắp mọi nơi trong
vũ trụ.
Ta có thể coi
thuyết này là liên quan mật thiết tới quan niệm của phương Tây về
một năng lượng đơn lẻ duy nhất mà mọi lực chẳng qua chỉ là những
biểu lộ của nó chẳng hạn. Nhưng ở Ấn Độ, năng lượng này luôn luôn
được coi là có ý thức, nghĩa là không có sự phân chia giữa tâm
thức, sự sống và năng lượng; đây chẳng qua chỉ là ba từ biểu thị
cùng một tinh chất, nhưng nó cũng xác lập một sự phân biệt giữa
những biểu lộ của tinh chất bản thể này, một sự phân biệt mà
thật sự là hữu ích để nhớ khi ta tiến hành thực nghiệm. Nhưng ta
phải công nhận rằng năng lượng này là nhất như và hữu thức; thật
vậy nó chính là tâm thức.
Mệnh đề thứ hai
là năng lượng này, tâm thức này - tôi thích dùng từ tâm thức hơn –
tự biểu lộ ra trong vũ trụ qua các dạng vật chất khác nhau. Những
biểu lộ của tâm thức tùy thuộc vào các dạng này vốn ước định
điều kiện hóa nó. Những sự khác nhau mà ta nhận thức được chỉ
là những sự khác nhau của hình tướng chứ không phải khác nhau của
tâm thức. Tâm thức luôn luôn hiện diện, nhưng nó không thể tự biểu
lộ được một cách hoàn chỉnh trong một hình tướng bị hạn chế. Sự
tiến hóa của hình tướng tùy thuộc vào sự biểu lộ này của tâm
thức; và khi ta đặt tâm thức với hình tướng kề cận nhau, đặt năng
lượng và vật chất kề cận nhau, th́ chính tâm thức điều khiển, là
tối cao, an bài vật chất, và mỗi sự hoạt động của tâm thức đều
tạo ra một hình tướng để cho nó bộc lộ. Khi tôi dùng từ “tạo ra”,
tôi không ngụ ý là sáng tạo từ hư vô; tôi ngụ ý tâm thức an bài
vật chất sao cho nó được tự biểu lộ ra rằng có mọi quyền năng ẩn
trong tâm thức, nhưng để bộc lộ quyền năng, để biểu lộ ra quyền năng
thì hoàn toàn cần phải tìm ra được một hiện thể tâm thức, nghĩa
là phải tổ chức vật liệu để cho nó có thể tự biểu hiện ra được.
Và vấn đề này tôi có thể
trích dẫn một ḍng rất cổ trong kinh Áo nghĩa thư, Chandogya; nghĩa
là “Tâm thức muốn thấy thì mắt bèn xuất hiện; nó muốn nghe thì
tai bèn xuất hiện; nó muốn suy nghĩ thì trí thông tuệ ở đó”; điều
này có nghĩa là những nỗ lực của tâm thức được biểu thị qua vật
chất đang tuân phục, được điều khiển bởi cái năng lượng vốn tự
hiện thân thành các hình tướng.
Bạn ắt tìm
thấy cũng ý niệm đó trong vũ trụ vật lý qua những sự biến đổi
của điện. Ta có thể làm ra những dụng cụ khác nhau khiến cho cái
năng lượng gọi là điện biểu lộ ra được, năng lượng ấy bao giờ
cũng như vậy, chỉ có sự biểu lộ là biến thiên. Tùy theo dụng cụ
mà bạn cung cấp, bạn có thể thu được ánh sáng, âm thanh, nhiệt,
những sự phân ly hóa học, mọi thứ này đều chỉ là biểu lộ của
điện, biểu lộ có thể có được bởi vì bạn đã cung ứng những dụng
cụ cung cấp được thuận duyên cho mỗi loại biểu lộ đó. Nhưng dụng
cụ vẫn còn là trơ ra đó nếu không có điện; nó đă ước định điều
kiện hóa hình tướng chứ nó không tạo ra năng lượng. Cũng giống như
vậy đối với tâm thức và hình tướng; theo ý tưởng của Ấn Độ, nếu
ta có thể chế tạo ra cái dụng cụ cần thiết cho sự biểu lộ của
năng lượng thì năng lượng ấy có thể bộc lộ ra và cái gọi là tâm
thức nơi con người chỉ là một bộ phận của tâm thức vũ trụ mà ta
thấy ở khắp mọi nơi trong vũ trụ, và được chuyển hóa thành hình
tướng con người.
Nhưng họ còn
tiến xa hơn nữa: tâm thức này được phân chia ra thành hàng triệu
những bộ phận riêng rẽ được gọi là
Jiva tức linh hồn. Tôi không
quan tâm nhiều tới từ ngữ linh hồn này - nó hoàn toàn là một
cách biểu diễn của thần học; đó là những mảnh sự sống, mầm
mống, những hạt sự sống được gieo trồng trong vật chất. Cái hình
tướng vật chất thích hợp nhất là lớp màn đầu tiên của
Jiva, đó là một thực thể
hữu thức thông tuệ; cái thực thể hữu thức thông tuệ này khoác
lấy những hình tướng vật chất có nhiều mức độ tinh vi khác nhau;
đây là thuật ngữ Kosha, một từ ngữ có nghĩa là lớp vỏ (chẳng
hạn như vỏ gươm), một cái bao che.
Có sáu lớp màn
che này, tức là các hiện thể tâm thức, cái này thô hơn cái kia.
Vì thế cho nên khi tâm thức bị che khuất như vậy, rồi nhập vào các
hiện thể này mà nó cần phải khống chế, tổ chức và làm cho nó
thích hợp để hoạt động, thì mỗi hiện thể bằng vật chất thô hơn
lại làm giảm bớt đi một số quyền năng của nó. Trong vật chất đầu
tiên và tinh vi nhất thì nó có thể hoạt động tự do; trong vật chất
thô hơn thì một số quyền năng của nó bị mất đi. Vậy là tâm thức
bị bao bọc trong những lớp vỏ vật chất này - vốn chưa phải là các
hiện thể tâm thức bởi vì chúng không thể hành động vì chưa được
tổ chức - tâm thức đã mất đi nhiều sự tự do và quyền năng của
mình khi có thêm một bức màn che bao xung quanh nó.
Tôi có thể hỏi,
tại sao tâm thức lại khoác lấy những bức màn che này? Đó là vì
trên cõi cao nhất thì tâm thức mang tính lơ mơ; nó không thể phân
biệt được mọi vật thật rõ ràng; chính trong thể xác là hiện thể
bằng vật chất thô nhất mà tâm thức ấy có thể lần đầu tiên chế
tạo ra cái hiện thể thuộc một loại hoàn chỉnh nhất để cho nó biểu
lộ trên cõi này. Sự tiến hóa tiếp diễn. Tâm thức không ngừng phấn
đấu để biểu lộ các quyền năng của nó;
Jiva tác động lên vật chất,
và các hiện thể trở nên càng ngày càng tốt hơn để thích ứng với
những mong muốn của Jiva.
Người nào muốn
tiến hóa nhanh hơn các qui trình tự nhiên đều chọn theo những phương
pháp đã được sử dụng trong hàng ngàn năm, và nhờ đó y dần dần cố
gắng triệt thoái tâm thức ra khỏi vật liệu thô hơn để cho nó có
thể hoạt động tự do trong một hiện thể bằng vật liệu tinh vi hơn;
y cố gắng nối liền hiện thể này với hiện thể kia cho đến khi y
đạt tới một hiện thể còn tinh vi hơn nữa mà chẳng bao giờ mất đi
ý thức. Bằng cách này người ta có thể nhận thức được các thế giới
gồm bằng vật chất tinh vi hơn, và quan sát được chúng giống như ở
đây ta quan sát được bằng khoa học trực tiếp; rồi sau đó nên nhớ
rằng những sự quan sát này thậm chí ngay cả trong khi còn đang
khoác lấy hiện thể thô nhất nghĩa là thể xác. Đó là ý kiến của
phương Đông.
Khi con người
đang tỉnh thức thì những quyền năng của y đạt mức thấp nhất; khi y
triệt thoái ra khỏi thể xác trong trạng thái ngủ thì y bắt đầu
hoạt động trong một thế giới gồm một loại vật chất tinh vi hơn.
Nhưng khi y bắt đầu hoạt động ở đó th́ y không thật sự có ý thức
về chính mình; tâm thức của y giống như tâm thức của một đứa trẻ
không thể phân biệt giữa chính mình với những người khác. Nhưng
bằng cách tiếp tục hoạt động theo kiểu đó, bằng những thực
nghiệm lặp đi lặp lại, y có thể đạt được tự ý thức ở cõi thứ
nhì. Nếu giấc ngủ trở nên sâu hơn nữa thì một loại tâm thức còn
cao hơn nữa lại bộc lộ ra, và cứ như thế từ cõi này sang cõi
khác.
Nhân tiện ta nên
lưu ý rằng, nếu thuyết này, vốn đã được nhiều thực nghiệm chứng
minh, là đúng thì ta có một cách thuyết giải rất sáng sủa về
nhiều hiện tượng lạ trong khoa thôi miên và xuất thần. Nếu quả thật
là tâm thức được triệt thoái ra khỏi thể xác rồi hoạt động trong
một hiện thể tinh vi hơn với những quyền năng rộng lớn hơn, thì
nhiều hiện tượng lạ trở nên có thể hiểu được. Thế thì nếu bạn
tạm thời chấp nhận thuyết này thì bạn có thể có được những thực
nghiệm rất xác định để kiểm định lại sự thật của kiếp này.
Tôi xét tới một
điều khác, và ở đây tôi rất e sợ rằng sẽ đụng độ với một số ý
kiến của khoa học. Người ta tin theo những thuyết của Ấn Độ cho
rằng con người không chỉ là một thực thể hữu thức trong vũ trụ;
họ tin rằng có nhiều thực thể khác ngoài con người vốn cũng thông
minh, và những thực thể ấy là biểu lộ của tâm thức vũ trụ, những
thực thể ấy tồn tại trong mọi thế giới; đôi khi họ giống như con
người, còn có khi họ lại không giống con người. Tất cả ở chung
quanh ta trong không gian, nghĩa là ở các thế giới khác vốn có liên
hệ với cõi trần, đều là vô số những thực thể có ý thức và thông
tuệ, họ theo đuổi sinh hoạt của mình cũng giống như ta theo đuổi
sinh hoạt của ta; sự sống là độc lập, thế giới là độc lập, nhưng
ta có thể xác lập các mối quan hệ giữa những thế giới này.
Chắc chắn bạn
nghĩ rằng bạn đang được di chuyển lên tới thời trung cổ, nhưng đây
là những ý tưởng ngày nay của Ấn Độ.
Có thể nào con
người khi tâm thức đang hoạt động trong một cõi siêu thức lại bước
vào quan hệ với những thực thể này và thậm chí đôi khi khiến cho
họ tuân theo ý chí của mình, bởi vì nhiều thực thể này thấp hơn
con người.
Tôi đã nghĩ cần
phải nói cho bạn biết điều này bởi vì tôi muốn kể cho bạn hai
hoặc ba cuộc trải nghiệm mà đối với tôi ắt không hiểu được nếu
không có lời giải thích này. Nếu bạn nghĩ rằng lời giải thích
này là vô căn cứ thì hãy tìm một lời giải thích khác; về phần
tôi thì tôi không thể làm như vậy được.
Ở Ấn Độ có hai hệ thống Yoga
lớn: Hatha Yoga nghĩa là Hiệp nhất bằng nỗ lực; khi bắt đầu trên
cõi trần rồi và không đưa tới những đỉnh cao; còn Raja Yoga nghĩa
là sự Hiệp nhất Vương đạo, một hệ thống trí tuệ hoàn toàn, nó
không bắt đầu bằng những phép thực hành trên thể xác mà với
những phép thực hành trong tâm trí. Thế thì đây là hai hệ thống
lớn; Hatha Yoga đối với cơ thể và Raja Yoga đối với tâm trí, trí
tuệ.
Những người theo khoa Yoga được
gọi là đạo sĩ Yoga. Đạo sĩ Hatha Yoga có hai mục tiêu; một là đạt
được sức khỏe thể chất hoàn toàn và mở rộng đáng kể sinh hoạt
trên trần thế; còn mục tiêu nữa, để có ích lợi cho mình,
là chế ngự những thực thể của các cõi khác vốn không phải thuộc
cấp rất cao. Thường thường thì các đạo sĩ Hatha Yoga phô bày những
hiện tượng lạ. Ở Ấn Độ có nhiều thành kiến đối với các giống
dân khác; họ không tin tưởng người phương Tây và thường ngần ngại phô
bày các hiện tượng lạ ra. Tôi đã có thể thấy rất nhiều bởi vì tôi
đã sống trong những người Ấn Độ, giống như một người Ấn Độ.
Những người Ấn Độ rất tự hào; họ không thể chịu được việc những
ý tưởng của họ, tôn giáo của họ, hoặc lý thuyết của họ bị chế
nhạo.
Bản thân đạo sĩ
Hatha Yoga tự ép mình để chế ngự hoàn toàn thể xác của mình và
mọi chức năng sống của mình. Sự sống được gọi là “Prana”, một từ
thường được dịch là hơi thở, nhưng nói cho đúng hơn nó có nghĩa là
tập hợp mọi quyền năng sống mà ta thấy ở khắp nơi. Đạo sĩ Hatha
Yoga phấn đấu để kiểm soát được mọi chức năng sống bằng ý chí
của mình và khiến cho chúng hoàn toàn tuân phục ý chí. Điều này
được thực hiện bằng hai cách; một là điều hòa hơi thở nghĩa là
“Pranayama”, một từ ngụ ý nhiều hơn việc kiểm soát hơi thở và có
nghĩa là kiểm soát mọi quyền năng sự sống trong cơ thể và ngay cả
bên ngoài cơ thể. Hai là “Dharana”, tức là hoàn toàn tập trung sự
chú ý và ý chí vào một bộ phận của cơ thể. Những kết quả đạt
được bằng những phương pháp này thật là kỳ diệu. Người ta có thể
kiểm soát được cái gọi là các cơ bắp không cố ư. Bạn có thể tự
thuyết phục mình bằng một thí nghiệm nhỏ trên chính mình rằng
điều này có thể được. Bạn có thể dễ dàng học cách làm di chuyển
cái tai của mình bằng cách thao tác những cơ bắp vốn còn sơ cấp
nơi con người. Ta cũng có thể làm được như vậy đối với mọi cơ bắp
trong cơ thể. Ta có thể hoàn toàn làm ngừng tim lại không cho nó
đập. Trước hết th́ nhịp đập trở nên chậm hơn; rồi cuối cùng tim
ngừng đập và sự sống dường như thể bị tạm ngưng lại; con người
trở nên không có ư thức trên cõi này; thế rồi từ từ sự vận động
được phục hồi cho đến khi tim đập đều đặn. Cũng bằng cách đó,
phổi được kiểm soát luôn luôn bằng cách duy trì sự cố ý hoàn
toàn tập trung vào cái bộ phận mà ý chí cần phải khống chế.
Một phần của cơ thể này cho tới một phần cơ thể khác đã được bàn
tới như vậy. Những phép thực hành này tồn tại trong nhiều năm.
Đạo sĩ Yoga
muốn đạt được sức khỏe hoàn toàn; y muốn làm mọi thứ bên trong cơ
thể mình phải được sạch hoàn toàn. Đạo sĩ Yoga có thói quen tắm
phía bên trong cơ thể mình giống như ở bên ngoài. Đôi khi y làm điều
đó bằng cách nuốt vào một số lượng nước; nhưng họ cũng thường
làm nó bằng cách đảo người hoạt động nhu động của ruột; họ rút
nước vào qua hậu môn rồi phóng nó ra qua miệng. Tôi đã thấy một
người có thể làm điều đó trong hai ba phút; y ngâm mình trong nước
và sau một lúc thì những chuyển động nhu động bị đảo ngược lại,
y phóng từ miệng ra cái dường như là một vòi nước chừng nào mà
người ta còn muốn y làm như thế. Cuộc thực nghiệm này thì trông
không đẹp mắt nhưng thật thú vị, bởi vì nó cho thấy quyền năng của
ý chí con người khi được điều khiển hướng lên một bộ phận của cơ
thể. Lúc bấy giờ không có gì đáng ngạc nhiên là những cuộc thực
nghiệm có thể được tiến hành với cơ thể con người mà dường như
thậm chí rất khó tin.
Kết quả của
mọi phép thực hành này là một trạng thái sức khỏe kỳ diệu, một
sự cường tráng cơ thể không điều gì có thể phá vỡ được. Tôi nghe
nói - tôi không thể quả quyết điều này vì cá nhân tôi không quen
với một ví dụ - người ta có thể đôi khi kéo dài thọ mạng tới một
thế kỷ rưỡi. Những người nào đã bảo tôi điều đó đều là những
người mà tôi tin tưởng rất nhiều, nhưng tôi xin lặp lại, tôi không
thể đưa ra bằng chứng về điều này; điều mà tôi đã quan sát được là
sức khỏe hoàn toàn của các đạo sĩ Yoga này.
Họ đạt tới việc hoàn toàn
khống chế được cảm xúc về đau đớn của thể xác. Thế là một người
mà ta xét theo biểu kiến hoàn toàn nhạy cảm có thể nằm trên một
cái giường toàn những đinh bằng sắt, thế nhưng dường như cảm thấy
rất dễ chịu; y tuyệt nhiên không cảm thấy đau đớn. Cũng giống như
vậy, điều thường thường ắt bị coi là đau chết người lại không hề
được cảm thấy. Một người có một cánh tay bị khô héo lại vì giữ
nó ở trên cao trong nhiều năm. Ta hãy thử tưởng tượng ý chí ấy
kiên định xiết bao mới có thể làm được những chuyện như vậy. Bạn có
thể hiểu được điều đó là với một ý chí như vậy thì người ta có
thể làm bất cứ đều gì mình muốn đối với cơ thể mình.
Những lực sống
này trong cơ thể vốn có tính nửa ý thức, hoặc cái mà bạn gọi
là Vô ư thức, ắt không cấu tạo thành một mức cao của tâm thức; nhưng
chúng có thể đáp ứng với một tâm thức cao hơn và khi chúng đáp
ứng được như vậy thì người ta có thể kiểm soát được toàn thể bộ
máy cơ thể.
Cái quyền năng
đối với cơ thể này nhằm làm ức chế cảm giác đau đớn đôi khi ta
thấy trong những người không thực hành Hatha Yoga. Một trong những
bạn của tôi, thuộc giai cấp chiến sĩ, rất thích săn hổ; y có thói
quen đi một ḿnh trong rừng để săn hổ; đó chính là bằng cách này mà
giai cấp chiến sĩ đi săn hổ. Họ không dùng voi hoặc bất cứ điều
gì bảo vệ cho họ khỏi sự tấn công của hổ; họ đi chân đất một
ḿnh thôi.
Tuy nhiên một
ngày kia, bạn tôi đi săn hổ với vài người Anh, cưỡi trên voi vì họ
quen như vậy. Vào lúc mà con hổ tấn công con voi, thì một trong
những người đi săn mất bình tĩnh đến nỗi nổ súng, và viên đạn
cắm vào cẳng chân của bạn tôi khiến ông té xuống. Khi y sĩ giải
phẫu tới th́ khăng khăng phải dùng chloroform đánh thuốc mê ông để
lấy viên đạn ra. Bạn tôi từ chối và bảo rằng: “Tôi chưa bao giờ
mất ý thức và tôi không muốn bữa nay lại bắt đầu bị như vậy.
Ngoài ra tôi không cảm thấy đau đớn gì hết, ông có thể sử dụng dao
mổ”. Y sĩ giải phẫu cằn nhằn bảo rằng: “Nhưng nếu ông mà làm một
sự cử động vô ý thức thì có thể điều đó rất nguy hiểm”. Bạn tôi
trả lời: “Tôi sẽ không cử động đâu; nếu tôi làm bất cứ một cử
động nhỏ nào thì tôi cho phép ông được dùng thuốc mê chloroform”.
Cuộc mổ được tiến hành mà bạn tôi vẫn hoàn toàn có ư thức; y không
có một cử động nhỏ nào. Điều đối với người khác là sự
hành hạ khủng khiếp th́ chẳng là cái gì đối với y.
Sau đó tôi hỏi y
về đề tải này; thoạt tiên tôi nghĩ chính lòng tự hào giai cấp đã
ngăn cản cho y biểu lộ một cảm giác đau đớn nhỏ nhất. Nhưng y nói
với tôi: “Tôi đoan chắc với bạn rằng tuyệt nhiên tôi không cảm thấy
chút đau đớn. Tôi cố định tâm thức của tôi ở trên đầu, chứ nó không
ở dưới chân; cho nên tôi chẳng cảm thấy gì hết”. Ông không phải là
một đạo sĩ Yoga; nhưng ông có quyền năng tập trung tâm trí của ḿnh,
mà đôi khi ta thấy trong những người Ấn Độ có giáo dục. Một thể
chất di truyền đã được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ kia
trong số những người có thực hành khoa Yoga.
Hatha Yoga khác
vốn nhắm vào việc phục vụ những sinh linh của một cõi khác, luôn
luôn là bằng những cuộc thực nghiệm đau đớn - tức là
tapas - chẳng hạn như điều mà
tôi vừa mới đề cập tới, nghĩa là giữ cho cánh tay giơ lên cho đến
khi nó trở nên hoàn toàn teo tóp. Họ bảo rằng có thể phát triển
những quyền năng tâm thức của một cõi cao hơn cõi trần bằng những
sự khổ hạnh cực kỳ này (và họ đã làm như vậy) họ có thể sử
dụng những quyền năng này của tâm thức thuộc cõi trung giới - họ
gọi nó như vậy - để sử dụng những thực thể thấp của cõi ấy.
Nhờ vậy họ có thể có được những vật
mang lại mà không cần phải
tiếp xúc; họ có thể tìm ra điều mà họ muốn, trong những giới hạn
mà hiện nay tôi sẽ nêu rõ; họ có thể làm được những chuyện phi
thường mà ở đây chúng ta nên gọi là trò ảo thuật, nhưng được thực
hiện mà không có dụng cụ, bởi chỉ bằng quyền năng ý chí thôi, nhờ
sự giúp đỡ của các tinh linh
ngũ hành theo như họ nói. Cách đây 10 năm, tôi thấy một trong
những đạo sĩ Yoga này muốn trình bày một trong những quyền năng
của mình. Y gần như trần truồng, xét tới tầm quan trọng th́ đó là
vấn đề những vật được mang lại.
Y không có tay áo để có thể che giấu các vật dụng. Y chỉ quấn một
miếng vải nhỏ xung quanh thắt lưng; cẳng chân và phần phía trên của
cơ thể y - từ thắt lưng trở lên - hoàn toàn trần trụi.
Y bắt đầu bằng
một trong những chiến công có thể được thực hiện ở đây bằng dụng
cụ, trong khi y chỉ có một cái bàn nhỏ mà chính chúng tôi đã cung
cấp và một cái hộp nhỏ với hai cái ngăn kéo trong đó mà y để cho
chúng tôi xem xét càng lâu và càng nhiều như ý muốn; hơn nữa y có
một cái chai bình thường chứa một chất lỏng hoàn toàn trong suốt
giống như nước, nhưng đối với tôi dường như đó không phải là nước
trong, ít ra tôi cũng nghĩ là không phải, mặc dù tôi không dám chắc
tất cả. Chúng tôi ngồi hoàn toàn gần nơi y; chúng tôi có thể chạm
vào cái bàn và bảo đảm rằng đó không phải là diễn đàn để che
giấu sự lừa bịp.
Trước hết y bảo
rằng y muốn cho chúng tôi thấy một số vật được
mang lại, và y làm chủ được
các tinh linh ngũ hành. Trong
một lúc, y cẩn thận nhìn vào mỗi người có mặt. Y nhìn đăm đăm vào
tôi rồi bảo; “Bà không được chận đứng tôi lại, cũng không được có
ý chống đối nào trong khi tôi thao tác”. Tôi hứa, tôi bảo đảm với y
rằng tôi sẽ hoàn toàn thụ động. Tôi phải cho bạn biết rằng bản
thân tôi đã thực hành Yoga trước khi đi tới Ấn Độ; tôi nghĩ người
này có biết điều đó và rõ ràng nhận thức được rằng tôi có thể
chống lại những trò giải trí của y.
Y bảo ba hoặc
bốn người trong chúng tôi hãy giao cho y những đồng hồ của chúng
tôi, rồi y quấn chúng vào một cái khăn tay mà chúng tôi cho y mượn.
Thế rồi y bảo chúng tôi:
“Tôi sẽ đưa cái gói này cho một trong quí vị, quí vị có thể mang
nó đi rồi quẳng nó xuống giếng”. Giếng này ở trong một cái sân
nhỏ cách khoảng 50 thước Anh. Một trong nhóm chúng tôi là một nhà
quí tộc, cầm lấy cái bọc rồi đi ra phía cái giếng, khi một người
khác chận y lại và bảo: “Có lẽ chúng ta là nạn nhân của một trò
lừa đảo nào đấy; để tôi bảo đảm rằng những chiếc đồng hồ thật
sự có trong cái gói”. Người nói ấy là một người Âu Tây và nghĩ
rằng đây chỉ là một trò ảo thuật; y giả định rằng vị đạo sĩ
Yoga đã giữ lại những chiếc đồng hồ. Tôi chẳng biết y có thể giấu
những chiếc đồng hồ ở đâu bởi vì y đang cởi trần. Vị đạo sĩ Yoga
rất giận dữ và bảo: “Hãy quẳng cái gói xuống bàn đi”. [Sự giận
dữ này chứng tỏ rằng những người ấy tuyệt nhiên không phải là vị
thánh]. Một trong chúng tôi mở cái gói ra thì những chiếc đồng hồ
vẫn còn ở đó. Y cột chúng trở lại rồi bảo: “Đưa chúng cho bà
Besant, chính bà sẽ ném chúng xuống giếng”. Tôi tự tay cầm lấy
cái gói rồi tôi đi quẳng nó xuống giếng.
Vị đạo sĩ Yoga
th́ đứng gần chiếc bàn. Y giơ tay lên trên không, tay y trống rỗng. Y
phát âm một vài từ: thì những chiếc đồng hồ lại ở trong bàn tay
y.
Bạn cứ giải
thích điều này như thế nào cũng được; tôi chỉ hạn chế vào việc
nêu lên sự kiện. Người đó nói rằng chính
tinh linh ngũ hành của y đã
đi lấy những chiếc đồng hồ ra khỏi giếng. Có lẽ bạn nghĩ rằng
những điều này hoàn toàn không thể có được; chúng ắt dường như là
không thể tin được đối với bạn nếu bạn chưa hiện diện ở
những buổi lên đồng
của thần linh học nơi mà cũng cái loại sự việc ấy được thực
hiện, khi người ta mang tới
những đồ vật mà không tiếp xúc. Cái khăn tay được quấn xung quanh
những cái đồng hồ thì vẫn còn ướt.
Người này sau
đó gợi ý là cắt đầu của một con chim, nhưng đoan chắc với chúng
tôi rằng điều đó không làm hại nó. Tôi không muốn chứng kiến một
cuộc thực nghiệm gây đau đớn như vậy. Tôi chỉ muốn xem ta có thể
thấy cái gì mà không khủng khiếp. Y đoan chắc với chúng tôi rằng y
có thể tiến hành cuộc thực nghiệm ấy; nhưng tôi nghĩ rằng điều
này ắt phải được tạo ra bằng ảo giác tập thể, trong khi tôi không
nghĩ rằng trong cuộc thực nghiệm với những cái đồng hồ có bất cứ
ảo giác nào. Và chắc chắn là không có ảo giác trong cuộc thực
nghiệm sau đây.
Y nói rằng, “Hãy
bảo tôi mang một điều ǵ đó tới cho bạn;
tinh linh ngũ hành của tôi sẽ
mang nó tới trong một cái hộp”. Một người nào đó hỏi liệu y có
thể khiến cho các đồ vật được mang tới từ một xứ xa xôi không. Y
trả lời, “Tôi có thể làm được nếu nó ở trong nước Ấn Độ, nhưng
không thể được nếu phải băng ngang qua biển”. Do đó đây là một giới
hạn cho quyền năng của y. Thế rồi một người nào đó bảo y: “Ở cách
đây xa khoảng 100 dặm, có một thị trấn nơi người ta làm một loại
kẹo mà không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu khác ở Ấn Độ. Liệu ông
có mang lại cho chúng tôi một số những cái kẹo đó không?”. Người
đàn ông đứng ở giữa vòng vây của chúng tôi trong ánh sáng thanh
thiên bạch nhật, lúc đó là buổi sáng. Y mở cái hộp ra rồi bắt
đầu dùng cả hai tay làm trống rỗng nó, y ném một số viên kẹo lên
bàn rồi sau đó đặt một đống viên kẹo cao hơn cả cái hộp. Y bảo
rằng chính tinh linh ngũ hành
của y đã mang chúng lại đây. Chúng thật sự là những viên kẹo mà
chúng tôi yêu cầu; chúng tôi phân phát kẹo cho những đứa trẻ ở gần
đó, lũ trẻ ăn kẹo rất thích thú.
Chỉ có một vài
trong những cuộc thực nghiệm này mà đầu óc phương Tây rất khó
hiểu được, nhưng rất dễ cho một người Ấn Độ giải thích nó bằng
lý thuyết tâm thức của mình và bằng tinh linh ngũ hành. Bạn có thể
thử làm những cuộc thực nghiệm này; có lẽ bạn có thể thành công,
có lẽ bạn cũng không thành công.
Người ta có nói
với tôi một cuộc thực nghiệm mà tôi chưa nhìn thấy; cuộc thực
nghiệm này được rất nhiều người biết, đó là cái giỏ và đứa bé
con; có lẽ tôi xin nói rằng tôi đã từng thấy nó một lần, nhưng tôi
tin chắc rằng đó là trò ảo thuật chứ không phải tác dụng của
Hatha Yoga. Một trong những người bạn của tôi, một sĩ quan trong lục
quân Anh, bảo tôi rằng y đã thấy cuộc thực nghiệm này được tiến
hành ở sân trong nhà của chính y. Y đứng một bên của cái giỏ còn
vị sĩ quan huynh đệ đứng ở phía bên kia; họ thấy đứa trẻ bị đặt
vào trong cái giỏ; bản thân họ bị buộc bằng những sợi dây; họ
không thể di chuyển ra xa khỏi cái giỏ và họ cũng không mất tầm
nhìn về nó trong một lúc nào. Người đàn ông đứng ở phía trước cái
giỏ; y bắt đầu hát bằng một giọng trầm trầm một điệp khúc kỳ
lạ kéo dài trong 10 phút. Sau đó y tiến hành theo thông lệ. [Nghĩa
là y lặp đi lặp lại việc xuyên thủng qua cái giỏ theo mọi hướng,
bằng một cây gươm]. Khi điều đó qua rồi và sau rất nhiều máu được
thấy chảy ra từ cái giỏ, thì đứa trẻ lại xuất hiện giữa đám đông
người bàng quan vẫn lành mạnh.
Tôi chỉ có thể
giải thích rằng đó là ảo giác tập thể. Có những chuyện có thể
được thành tựu bởi những người có một kiến thức rộng lớn hơn về
thiên nhiên; nhưng trên cõi trần đâm cây gươm vào cơ thể của một đứa
trẻ làm cho nó chảy máu nhiều và khiến cho đứa trẻ sau đó tái
xuất hiện dường như là không thể được; nó ngược lại với những
định luật đã được biết trên cõi trần. Chính bài hát kỳ lạ của y
đã làm sản sinh ra ảo giác tập thể. Người ta có những bài hát
rất kỳ lạ tạo ra những tác dụng kỳ diệu lên trên bộ óc; chính
vì thế mà họ đã thôi miên được một đám đông vốn chỉ nhìn thấy
cái mà nhà thôi miên muốn họ thấy.
Vì vậy cuộc
thực nghiệm này không thú vị đối với tôi; nó khá dễ; nó cốt ở
kiến thức về một sự liên tiếp các âm thanh ắt gây ra thôi miên. Đây
là một bí quyết thường thường có một gia đình nào đấy sở hữu và
được truyền từ đời này sang đời khác. Vả lại mỗi gia đình chỉ có
thể thực hiện một loại thực nghiệm thôi, một loại ảo giác thôi.
Những đạo sĩ
Yoga này có thể tự đặt mình vào việc xuất thần do tự thôi miên
một cách rất dễ dàng; nhưng những cơn xuất thần này khi họ ra
khỏi nó dường như không để lại cho họ một tri thức mới mẻ nào; vì
vậy cơn xuất thần tuyệt đối là vô ích. Tôi đã thấy một đạo sĩ
Yoga luôn luôn ở trạng thái vô thức tuyệt đối trên cõi trần; các
đệ tử của y phải chăm sóc y và nuôi dưỡng y; y giống như một kẻ
điên ngờ nghệch và không có gì để dạy dỗ.
Những người này
đã phát triển quyền năng tự thôi miên mình; nhưng họ còn chưa phát
triển được năng lực để có được tâm thức trên một cõi cao và có
thể được truyền đạt cho bộ óc.
Các đạo sĩ Yoga
có thể tiên đoán chính xác giờ chết của mình, nghĩa là họ có
thể chọn giờ nào. Tôi biết một người bảo rằng: “Hôm nay tôi sẽ
chết vào lúc 5 giờ”. Đệ tử của y ở bên cạnh y, đến đúng 5 giờ
thì y chết. Họ có thể rời
bỏ thể xác hoặc là trong cơn xuất thần mà họ có thể quay trở
lại, hoặc là họ sẽ bị chết nếu không quay lại thể xác được. Họ
thường chết bằng cách này, và chọn đúng giờ mà họ muốn để rời
bỏ thể xác.
Còn một phương
pháp khác là Raja Yoga th́ khác hẳn. Trong Yoga có tám bậc liên tiếp
Yama, Niyama, Asana, Pranayama, Pratyahara, Dharana, Dhyana và Samadhi;
trong Hatha Yoga người ta bắt đầu ở bậc ba, nghĩa là Asana, Tư thế.
Tư thế mà cơ thể được giữ ở đó có tầm quan trọng rất lớn liên quan
tới những dòng sinh lực. Một số những tư thế này rất khó, một
số lại quá dễ. Đạo sĩ Hatha Yoga giữ những tư thế rất khó và gây
đau đớn. Đạo sĩ Raja Yoga theo thông lệ không giữ những tư thế khó
cho cơ thể mà nói cho đúng hơn chọn những tư thế dễ. Trong quyển
Yoga Sutras của Patanjali [do Manilal Dvivedi dịch và được học giả
Bắc phạn S. Subramania Sastri hiệu đính và được nhà xuất bản Thông
Thiên Học xuất bản] thì Patanjali có dạy: “Một tư thế dễ ngồi và
thoải mái”.
Trong Raja Yoga
người ta bắt đầu bằng hai bậc đầu tiên, nghĩa là bằng đạo đức,
cần phải được tẩy trược. Đối với Hatha Yoga thì không cần thiết.
Bước đầu tiên Yama là sự tẩy trược thụ động; nghĩa là hoàn toàn
kiêng cử mọi điều ác; không được làm hại bất cứ một tạo vật nào,
người ta phải sống hoàn toàn từ thiện đối với mọi người. Bước
thứ nhì là Niyama, đó là sự tẩy trược tích cực: việc thực hành
các đức hạnh giúp ích cho loài người. Nếu không như vậy th́ không
có Raja Yoga; cả hai nấc thang này tuyệt đối cần thiết. Thế rồi
phải chọn một tư thế cho cơ thể, tức Asana, có thể được duy trì
trong một thời gian lâu dài mà không mệt mỏi; chỉ cần phải giữ cho
lưng, cổ họng và đầu theo đường thẳng đứng, nghĩa là cột xương
sống phải hoàn toàn thẳng để cho các dòng sinh lực có thể chạy
ngang qua không bị cản trở. Đầu không được quay sang bên phải hay bên
trái; phải giữ cho cơ thể hoàn toàn thẳng là tư thế duy nhất cần
thiết cho Raja Yoga.
Sau đó tới
Pranayama, nghĩa là kiểm soát các quyền năng sống trong cơ thể. Rồi
tới Pratyahara, trong đó cái trí không tập trung vào một bộ phận
của cơ thể mà mọi quan năng tâm trí đều được thu gom lại. Chúng
không còn bị lơ đễnh hướng ra các ngoại vật để không quan sát điều
gì ở môi trường xung quanh mà nơi người ta đang ở. Tất cả những
đường dẫn giác quan đều bị bế lại. Thoạt tiên chúng thường thường
bị bế lại theo kiểu vật lý; có một cách là đặt các ngón tay sao
cho đóng được cùng một lúc lỗ mũi, mắt và tai. Nhưng khi sự tập
trung đã phát triển thì không còn phải cần dùng những phương tiện
này nữa; các giác quan không còn hoạt động. Người ta đạt tới điều
này chỉ bằng nỗ lực của tâm trí, một phương pháp khác hẳn với
phương pháp được dùng trong khoa thôi miên, khi các giác quan được
củng cố bằng cách xoay ngược h́nh ảnh trung thực chẳng hạn. Đây được
gọi là tập trung thần lực xoay chuyển tâm trí vào bên trong; thế
rồi có sự định trí hoàn toàn [Dharana], không phải lên một bộ
phận của cơ thể mà lên một ý tưởng; có một hình ảnh trí tuệ,
một hình ảnh mà người ta phải ra sức làm cho rất rõ ràng, rất
chính xác.
Đây là các bực
thấp; đối tượng của chúng là giải phóng tâm thức ra khỏi cơ thể.
Khi các giác quan không còn hoạt động nữa, khi môi trường bên
ngoài đă biến mất, khi người ta đã trở nên không nhạy bén với sự
tiếp xúc bên ngoài, thì tâm thức bắt đầu hoạt động trong một hiện
thể tinh vi hơn thuộc về cái Vượt phóng; nó thật sự hoạt động; đây
chính là cái mà phương Tây gọi là tâm thức vượt ngoài ngưỡng hoặc
là siêu thức. Siêu thức phải hoạt động trong một thế giới vượt
phóng ngoài tầm và phải quan sát điều này; được gọi là Dhyana,
tức tham thiền.
Nếu ta đạt tới
một nơi cao hơn thì đó được gọi là Samadhi [một siêu thức vốn có ý
thức về chính mình], điều này chỉ có thể được khi từ đó trở về
cơ thể ta sử dụng bộ óc phàm để nhớ lại những sự quan sát mà ta
đã thực hiện được ở các cõi khác.
Đó là quan niệm
của Raja Yga, một sự phát triển càng ngày càng kịch liệt những
quyền năng của tâm trí, hoàn toàn không nhạy cảm với các giác
quan, mà là một tâm thức hướng nội hoàn toàn.
Trong tính huống
này Yoga có thể làm cho cơ thể của mình được trống rỗng một cách
có ý thức mà không mất ý thức, và rời khỏi cơ thể để có thể
nhận thức được nó rõ rệt vẫn còn ở đó là một ngoại vật ở kề
cận bên mình. Thế rồi thực thể hữu thức, vốn như vậy có thể coi cơ
thể mình giống như một cái áo bị gỡ bỏ, có thể thăng lên từ cõi
này sang cõi kia, thực hiện những sự quan sát, rồi cố định chúng
lên trí nhớ và ghi khắc chúng lên trên bộ óc sao cho chúng sẽ
trường tồn khi y trở về cơ thể.
Bằng chứng rằng
cơ thể đã bị thực sự bỏ trống là cái kiến thức này như vậy có
thể được thụ đắc vốn không thể sở hữu được trên cõi trần; và
những người khác nhau có thể so sánh những trải nghiệm của mình.
Những sự quan sát của họ ắt không hoàn toàn đồng nhất, bởi vì
vai trò của phàm ngã luôn luôn gia nhập vào làm một yếu tố
trong trải nghiệm ấy, nhưng có thể thực hiện các quan sát
thuộc một loại rất chính xác và có thể dễ dàng nhận thức được
rằng sự biến thiên chút ít về chi tiết là do những sự khác nhau
nơi những người quan sát, chứ không phải là khác nhau nơi những sự
vật được quan sát.
Nếu ta hỏi một tá người đã đi
vào cùng một giờ, xuống cùng một đường phố, thì họ ắt nói cho
bạn biết những chuyện rất khác nhau; bởi vì tâm trí của mỗi người
khác nhau cho nên những quan sát của họ cũng khác nhau. Tuy nhiên,
dựa vào những lời tường thuật của nhiều người đó, ngay cả cho
dẫu khác nhau đi nữa, bạn vẫn chẳng khó khăn gì mà nhận ra được
cái đường phố mà họ đang nói tới.
Vậy là nhiều
người đã có thể quan sát được cùng những sự vật nơi một thế giới
khác và ghi lại những sự quan sát của mình khi họ trở về thể
xác.
Nếu có thể
được th́ nó giải thích rất nhiều hiện tượng lạ mà ta lưu ý thấy
trong khi khảo cứu về thông linh. Chúng tôi có thể hiểu được tại sao
tâm thức lại ở trạng thái xuất thần làm một điều gì đó sắc sảo
hơn và có một kiến thức mở rộng hơn trong trạng thái tỉnh thức.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng có thể có những trải nghiệm cá nhân về
siêu thức, và trở lại với thể xác chúng tôi có những bằng chứng
thỏa đáng và sự xác tín vô song về sự trường tồn của tâm thức
tách rời khỏi thể xác.
Tôi xin gợi ý
rằng các nhà tâm lý học hiện đại ắt đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng
về cái lớp trải nghiệm được gọi là tôn giáo [Đủ
thứ Trải nghiệm Tôn giáo của giáo sư William James]; tâm thức tôn
giáo của các nam tu sĩ, nữ tu sĩ và các vị thánh vẫn còn là tâm
thức. Ta có thể nói rằng đó là một tâm thức bị biến đổi; nhưng
đôi khi một tâm thức bị biến đổi lại phô ra những sự kiện có giá
trị rất lớn.
Ở Ấn Độ người
ta bảo chúng tôi rằng bộ óc đã bị phá hủy nếu nó không được rèn
luyện theo một cách nào đó trước khi nó được phép tiếp nhận
những ấn tượng của siêu thức. Thật vậy, bộ óc không thể chịu đựng
được mà không có nguy cơ những rung động nhanh và mạnh của siêu
thức; và trước khi thử những cuộc thực nghiệm này, ta cần thao
luyện bộ óc bằng cách suy nghĩ tới những tư tưởng cao cả nhất và
cao siêu nhất. Nếu do xúc động mạnh mà một người quẳng mình vào
thế giới khác, thì khi y trở lại cơ thể chắc chắn sẽ có cơn cuồng
thần kinh đi theo những rung động này; bộ óc không thể chịu đựng
được những rung động này nếu không được chuẩn bị, nhưng chúng có thể
chịu đựng được nhờ vào phép thực hành Yoga. Người ta thường đã
phát biểu rằng những người nào đã hiến mình cho những cuộc thực
nghiệm này trong các tu viện hoặc ở đâu đó, đã phải chịu sự mất
ngủ hoặc những rối loạn thần kinh gợi ý là bị cuồng thần kinh.
Điều này hoàn toàn đúng và tôi không muốn chối bỏ nó; nhưng tôi
xin nói rằng nó không phải là tất yếu. Nếu chúng ta tiến hành
từng bước một, nếu một ý chí mạnh mẽ tạo ra một tình huống
thích hợp cho hệ thần kinh, thì bộ óc có thể trở nên sắc sảo hơn,
và đồng thời vẫn hoàn toàn lành mạnh; lúc bấy giờ ta có đạo sĩ
Yoga thay vì là kẻ cuồng thần kinh.
Để kết luận;
tôi đã phác họa một thuyết mà bạn có thể
nghiên cứu. Bạn có thể
làm thực nghiệm để khám phá ra liệu thuyết này có hoặc không thể
giải thích được những vấn đề mà tâm lý học hiện đại không thể
giải quyết được. Tâm lý học hiện đại thu thập được một số sự
kiện, nhưng nó không phải lúc nào cũng giải thích được chúng. Nó
cần tới Vô thức; nhưng không chỉ có một Vô thức: có vô thức vốn bắt
nguồn từ quá khứ, tức là tiềm thức; đạo sĩ Hatha Yoga cũng làm
như vậy để trở nên có ý thức và điều khiển mọi sự vận động của
cơ thể. Thế rồi lại có siêu thức, vốn là Tâm thức về tương lai mà
thể xác còn chưa đủ tiến hóa. Vì thế cho nên những cuộc thực
nghiệm với siêu thức này phô ra nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên đó là
một tâm thức bình thường của tương lai. Sự tiến hóa của con người
còn chưa hoàn tất; con người vẫn còn rất bất toàn; có thể gây áp
lực lên cơ thể khiến cho nó làm việc theo một cách nào đó để
thúc đẩy nhanh sự tiến hóa bình thường. Nếu điều này được thực
hiện một cách thận trọng, có kiến thức, nhờ vào sự trợ giúp
của những người biết đường thì ta có thể đi theo con người này mà
không nguy hiểm, không làm hại cơ thể, không trở thành một kẻ cuồng
thần kinh, không bị suy thoái hệ thần kinh, và chính ý niệm này
mà tôi muốn được trình bày với các bạn trong tài liệu này.
-------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS