|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CHƯƠNG XII HAI NẾN VĂN MINH ATLANTIS
Toltec ở cổ Peru năm 12.000 trước Công nguyên (tiếp theo) |
|
HAI NẾN VĂN MINH ATLANTIS
Thuật kiến trúc của giống dân cổ sơ này có
nhiều mặt khác với bất kỳ nền kiến trúc nào khác mà chúng tôi đă
từng quen thuộc và việc nghiên cứu nó ắt vô cùng thú vị đối với bất
cứ nhà thần nhăn nào có hiểu biết chuyên môn về đề tài này. V́ bản
thân chúng tôi không được hiểu biết nhiều về thuật ấy cho nên chúng
tôi khó mà mô tả được các chi tiết một cách chính xác, mặc dù có lẽ
chúng tôi cũng hi vọng truyền đạt được một điều ǵ đó với cảm tưởng
chung khi ta thoạt nhiên quan sát nó ở tŕnh độ thế kỷ thời nay.
Khoa kiến trúc ấy thật đồ sộ nhưng không
khoa trương, trong nhiều trường hợp, nó minh chứng cho những năm
tháng kiên tŕ lao động, nhưng rơ rệt là được thiết kế để sử dụng
chứ không phải để khoe mă. Nhiều ṭa nhà rất mênh mông nhưng dưới
con mắt người thời nay th́ dường như khá lệch lạc về tỉ lệ, trần nhà
hầu như luôn luôn quá thấp so với kích thước của căn pḥng. Chẳng
hạn như trong nhà của một viên Thống đốc ta thường thấy có nhiều ṭa
nhà bằng kích thước của sảnh đường Westminster thế nhưng không có
ṭa nhà nào cao hơn 12 bộ tính từ sàn nhà lên tới trần nhà. Ta chẳng
thấy có các cột trụ vốn rất ít được sử dụng và cái mà ta gọi là một
hàng cột thanh nhă th́ ở cổ Peru thường là một bức vách với những lỗ
rỗng khoét trong đó. Những cột trụ như thế thật là nguy nga và
thường là kết thành một khối duy nhất.
Xét theo biểu kiến th́ họ không biết tới mái
ṿm với đá tảng mặc dù tuyệt nhiên chẳng hiếm ǵ những cửa sổ hoặc
những cửa ra vào mà mái h́nh bán nguyệt. Trong những kiểu mẫu rộng
lớn hơn th́ ta thấy có một cửa h́nh bán nguyệt nặng nề bằng kim loại
đôi khi được chế tạo ra gắn vào bên cạnh chỗ bị khoét rỗng, nhưng
người ta thường hoàn toàn trông cậy vào loại chất kết dính rất có
hiệu quả để sử dụng thay cho vữa. Chúng tôi không biết chính xác bản
chất của vật liệu này nhưng chắc chắn là nó hữu hiệu. Họ cắt những
khối đá khổng lồ ra một cách rất chính xác ăn khớp với nhau sao cho
ta khó ḷng nhận thấy được những chỗ nối; thế rồi họ dùng đất sét
trát bên ngoài các chỗ nối và đổ vữa của ḿnh vào đó dưới t́nh trạng
đang nóng chảy lỏng. Cho dù những vết nứt giữa hai khối đá nhỏ đến
đâu đi nữa th́ chất lỏng ấy cũng ṃ vào được chất đầy vết nứt. Đến
khi nguội lại nó đông cứng như đá lửa và quả thật nh́n bề ngoài rất
giống đá lửa. Bấy giờ người ta cạo bỏ lớp đất sét bên ngoài th́ bức
tường đă hoàn chỉnh, và sau khi hàng thế kỷ trôi qua nếu có một vết
nứt trong công tŕnh thợ nề này xuất hiện th́ chắc chắn vết nứt ấy
không phải ở chỗ nối, v́ chỗ nối c̣n kiên cố hơn chính tảng đá nữa.
Đa số nhà ở nông thôn được xây bằng cái mà
ta phải gọi bằng gạch bởi v́ nó được chế tạo bằng đất sét, nhưng
gạch là những khối vuông lớn mỗi bề có lẽ đo được tới một thước Anh;
đất sét không được nung lên mà được trộn lẫn với một số hóa chất nào
đó rồi phơi ngoài trời trong vài tháng cho rắn chắc lại, khiến cho
xét về sự cố kết và h́nh dáng bên ngoài th́ chúng trông giống như
những khối xi măn hơn là gạch xây. Nhà xây bằng gạch hiếm khi nào
kém chất lượng hơn nhà xây bằng đá về bất cứ phương diện nào.
Mọi căn nhà cho dù nhỏ nhất đều được xây
trên b́nh diện cổ điển và về hướng đông của sân vườn trung tâm, tất
cả đều có những bức vách mà giờ đây ta xét thấy là có bề dày rất
lớn. Túp lều đơn giản nhất và nghèo nàn nhất chỉ có được bốn pḥng,
mỗi pḥng ở một bên cửa sân vườn nhỏ xíu đâu mặt vào nhau, v́ cái
pḥng này thường không có cửa sổ nh́n ra ngoài cho nên từ ngoài nh́n
vào, dáng vẻ của những căn nhà ấy trông thật tẻ nhạt trần trụi.
Người ta rất ít toan tính trang trí ngoại thất nơi những bộ phận
nghèo nàn của thành thị hoặc thôn quê, có một loại đường viền theo
kiểu mẫu rất đơn giản thường là tất cả những ǵ phá vỡ sự tẻ nhạt
của những bức vách trơ trơ ra đó của cái túp lều.
Lối đi vào luôn luôn ở một góc của h́nh
vuông, thời xưa cửa ra vào chỉ là một phiến đá khổng lồ, nó được kéo
lên theo những cái rănh nhờ vào các đối trọng giống như các cửa
thành bằng sắt hoặc cửa sổ đẩy thời nay. Khi cửa bị đóng lại th́ đối
trọng có thể dựa trên những cái kệ tách rời ra khiến cho cửa ra vào
hầu như vẫn như là một khối bất di bất dịch rơ ràng làm cho kẻ trộm
phải năn chí nếu như có một kẻ nào đó muốn trộm cắp trong cái Nhà
nước đă được tổ chức một cách hoàn hảo đến mức đó. Ở nhà của các
giai cấp thượng lưu hơn th́ phiến đá dùng làm cửa ra vào được khắc
chạm công phu và sau này thường được thay thế bằng một phiến kim
loại dày. Tuy nhiên phương pháp gia công cửa chẳng thay đổi bao
nhiêu mặc dù ta quan sát thấy một vài ví dụ có những cửa bằng kim
loại nặng nề xoay trên cái bản lề.
Những căn nhà lớn hơn thoạt tiên cũng được
xây dựng theo bản sơ đồ thiết kế ấy,mặt dù được trang trí nội thất
nhiều hơn, chẳng những bằng cách khắc chạm các viên đá theo nhiều
kiểu mẫu mà c̣n làm cho bề mặt những viên đá khác nhau qua những dăy
kim loại rộng lớn. Ở một khí hậu như thế th́ nhà cửa xây dựng qui mô
lớn hầu như là vĩnh cữu và đa số nhà có sẵn lúc ấy đang có người ở
vào thời kỳ chúng tôi viết ra đều thuộc loại này. Tuy nhiên một số
nhà sau này – hiển nhiên được xây dựng vào những thế kỷ mà dân chúng
tin chắc rằng hệ thống chính quyền là ổn định và có đủ quyền lực
khiến nhân dân phải thượng tôn pháp luật – th́ nhà cửa có một tập
hợp kép các pḥng xung quanh sân vườn giống như bất cứ căn nhà hiện
đại nào, một tập hợp quay mặt vào sân vườn (trong trường hợp này là
một vườn cây được tỉa tóp rất đẹp mắt) c̣n một tập hợp pḥng khác
quay mặt ra bên ngoài hướng vô bối cảnh xung quanh. Chính tập hợp
pḥng hướng ngoại này mới có những cửa sổ lớn – hoặc nói cho đúng
hơn là những cửa trổ ra ngoài, v́ mặc dù người ta chế tạo ra được
nhiều loại thủy tinh nhưng thủy tinh không được dùng làm cửa sổ -
những cửa sổ ấy cũng có thể được đóng lại theo nguyên tắc giống như
cửa ra vào.
Thế nhưng ta vẫn thấy rằng phong cách chung
của thuật kiến trúc nội thất nơi những căn nhà, dù lớn hay nhỏ đều
khá tẻ nhạt và nghiêm trang, mặc dù thích ứng rất tốt với khí hậu.
Mái nhà hầu như rất nặng nề và phẳng, lúc nào cũng được làm bằng đá
hoặc một phiến kim loại. Một trong những đặc điểm đáng chú ư nhất
của thuật xây nhà là hầu như hoàn toàn không có gỗ, người ta tránh
dùng gỗ v́ nó có thể phát hỏa và do cẩn thận như vậy cho nên xứ Peru
thời xưa không hề biết tới nạn hỏa hoạn.
Cách thức xây nhà cũng thật đặc biệt. Người
ta không dùng dàn giáo mà khi căn nhà được xây nền th́ người ta đổ
đầy đất vào sao cho khi bức vách lên tới cao độ cần thiết th́ bên
trong đă có một bề mặt đất phẳng lặng. Những viên đá dùng làm mái
được đặt trên nền đất ấy, thế rồi xi măn nóng chảy được đổ vào chúng
như thường lệ. Ngay khi mọi chuyện xong xuôi th́ người ta đào bỏ đất
đi, lớp mái vẫn được nâng đỡ cái trọng tải khổng lồ của chính ḿnh
nhờ vào sức chịu đựng của loại xi măn kỳ diệu cho nên dường như luôn
luôn an toàn tuyệt đối. Thật vậy khi đă hoàn tất th́ xét về mọi mục
đích và ư định, toàn thể kiến trúc mái và vách trở thành một khối
rắn chắc dường như thể nó đă được khoét ra từ một khối đá sống động
– nhân tiện xin nói đây là một phương pháp thật sự được chọn theo ở
một số nơi trên triền núi.
Một vài nhà ở vùng thủ đô có thêm lầu một,
nhưng ư tưởng này không được phổ biến lắm trong dân cư và những sự
cải tiến táo bạo như thế là cực kỳ hiếm hoi. Quả thật có một điều ǵ
đó giống như tác dụng của một số tầng lầu, tầng này ở trên tầng kia
đă được thực hiện một cách kỳ diệu nơi một số ṭa nhà mà các tu sĩ
thờ Mặt trời ở trong đó, nhưng người ta đă dàn xếp để cho nó không
thể được chọn dùng phổ biến trong đô thị đông đảo người. Trước hết
người ta làm một cái nền đất rộng mênh mông đại khái là h́nh vuông
mỗi bề một ngàn bộ Anh và có chiều cao từ 15 tới 18 bộ Anh, thế rồi
trên đó mỗi bề chỉ 50 bộ Anh thôi, người ta lại dựng nên một cái bệ
khổng lồ khác là một h́nh vuông 900 bộ vuông, trên đó có những cái
cạnh được đo tới 800 bộ và trên đó lại có một cái bệ thứ tư đo được
700 bộ và cứ thế chúng nhô lên với kích thước giảm đi dần dần cho
tới khi đến tầng 10 th́ chỉ c̣n 100 bộ vuông để rồi ở trung tâm của
cái nền cuối cùng ấy người ta xây dựng một đền thờ nhỏ thờ Mặt trời.
Hậu quả của tổng
thể giống như một thứ ǵ đó là một kim tự tháp phẳng rộng lớn vươn
lên thành từng bậc rộng và tương đối không cao – một loại Đồi
Primrose khắc vào trong những nền đất. Và từ mặt thẳng đứng của mỗi
một trong những cái bệ lớn này người ta khoét những căn pḥng
- có thể nói là những biệt thất mà các tu sĩ và khách đến
thăm sống trong đó. Mỗi biệt thất có một pḥng trong và một pḥng
ngoài, pḥng trong được chiếu sáng nhờ vào pḥng ngoài, pḥng ngoài
hoàn toàn thông khí ở phía đối diện ra bên ngoài; thật vậy nó chỉ
gồm có ba vách và một mái. Cả hai pḥng đều được lát gạch và lát nền
bằng những phiến đá được trét xi măn để cho rắn chắc theo cách thông
dụng. Những nền đất ở phía trước được bố trí thành ra vườn và lối di
cho nên các biệt thất là những nơi cư trú rất dễ chịu. Có nhiều
trường hợp th́ một vùng đất cao tự nhiên được khoét ra thành những
nền đất theo kiểu này nhưng hầu hết các kim tự tháp đều được dựng
nên nhân tạo. Thường thường người ta nối một đường hầm vào tâm của
từng lầu thấp nhất trong một kim tự tháp như thế, rồi xây những
pḥng dưới đất như thể đưọc dùng làm kho chứa ngũ cốc và những nhu
yếu phẩm khác.
Ngoài những kim tự tháp đáng chú ư theo h́nh
dẹt ra, c̣n có những đền thờ thông thường để thờ Mặt trời, một số có
kích thước lớn bao phủ một mảnh đất lớn mặc dù dưới mắt người Âu Tây
th́ tất cả đều có khuyết điểm chung là quá thấp so với chiều dài.
Chung quanh chúng luôn luôn có những vườn cây thoải mái, bên dưới
gốc cây người ta giảng đạo khiến cho các đền thờ này rất nổi tiếng.
Nên
phía ngoài đền thờ đôi khi không được tôn nghiêm như mong muốn th́
dù sao đi nữa phía bên trong đền thờ cũng có ít khuyết điểm khả hữu
hơn. Kim loại quí được xài thoải mái để trang trí nội thất là một
đặc điểm của sinh hoạt Peru ngay cả hàng ngàn năm sau này khi một
dúm người Tây ban nha thành công chinh phục được giống dân tương đối
đă thoái hóa vốn thế chỗ cho giống dân mà chúng ta đang cố gắng miêu
tả phong tục của họ. Vào lúc chúng tôi đang viết tài liệu này th́ cư
dân ở đây không quen với thuật mạ vàng của chúng ta, nhưng họ vô
cùng khéo léo khi rèn kim loại ra thành những miếng mỏng lớn và các
đền thờ lớn thường được dát bằng vàng và bạc theo đúng nghĩa đen.
Những miếng kim loại che phủ trên vách thường dày tới 1/4 phân Anh,
thế nhưng chúng được định h́nh thành ra phù điêu tinh vi trên đá
dường như thể là một lớp giấy sao cho theo quan điểm thời nay của ta
th́ một đền thờ như vậy thường là kho chứa vô số tài sản.
Giống dân xây dựng các đền thờ ấy không coi
mọi thứ đó là của cải theo nghĩa chúng ta thường hiểu mà chỉ coi là
vật trang sức thích hợp thỏa đáng. Ta nên nhớ rằng việc trang sức
theo kiểu này tuyệt nhiên không chỉ hạn chế vào các đền thờ, mọi căn
nhà có kích thước đáng kể đều lát trên tường một thứ kim loại nào đó
cũng giống như hiện nay ta dán giấy lên tường khiến cho đá trần trụi
phô ra ở phía bên trong tương đối với họ giống như tường quét vôi
trắng đối với chúng ta – hầu như chỉ hạn chế vào những chái nhà phụ
hoặc nơi ở của giới nông dân. Nhưng chỉ có cung điện của nhà Vua và
các vị Thống đốc chính yếu là được dát bằng vàng ṛng giống như các
đền thờ; c̣n đối với thường dân th́ người ta dùng đủ thứ hợp kim đẹp
đẽ dễ sử dụng và tạo ra những hiệu quả phong phú mà tương đối chẳng
tốn kém bao nhiêu.
Khi nghĩ tới thuật kiến trúc của họ ta không
được quên chuỗi thành lũy mà đức Vua đă dựng nên quanh biên giới Đế
quốc của ḿnh để kiểm soát các bộ tộc man di mọi rợ ở ngoại biên. Ở
đây muốn miêu tả chính xác và phê phán cho đáng đồng tiền bát gạo
th́ chúng tôi cần có sự phục vụ của một chuyên gia; nhưng ngay cả
một người b́nh dân nhất cũng có thể thấy rằng trong hầu hết trường
hợp người ta đă chọn lựa t́nh huống của cái thành lũy này một cách
đáng hâm mộ và nếu không có pháo binh th́ hầu như không thể xuyên
thủng được chúng. Trong một số trường hợp chiều cao và chiều dài của
bức tường rất lớn; chúng có đặc điểm quả thật mọi bức tường cao ở xứ
này đều có đặc điểm ấy là dần dần được làm thuôn lên từ bề dày nhiều
bộ Anh ở dưới đáy tới một kích thước thông thường hơn nhiều ở một độ
cao 20 – 30 thước Anh. Có những lô cốt với lỗ châu mai nh́n ra ngoài
và những lối đi bí mật dược đào khoét vào trong tận tâm khảm của
những bức vách kỳ diệu này; phía trong thành lũy được bố trí và cất
đầy đủ quân nhu sao cho lính đồn trú có thể chịu đựng được một cuộc
bao vây lâu dài mà không nao núng. Người quan sát đặc biệt choáng
váng trước sự bố trí tài t́nh của một loạt những cánh cổng, cổng này
bên trong cổng kia ăn thông với nhau bằng những địa đạo ngoằn ngoèo
hẹp, chúng đă được bố trí khiến cho bất cứ lực lượng nào toan tính
đột kích vào thành lũy sẽ bị quân pḥng vệ hoàn toàn khống chế.
Nhưng các công tŕnh kỳ diệu của giống dân
kỳ lạ này chắc chắn là đường sá và cầu cống. Đường sá chạy hàng trăm
dặm vắt qua xứ sở (một số đường dài hơn 1000 dặm) ngang nhiên coi
thường những khó khăn của thiên nhiên khiến cho những kỹ sư táo bạo
nhất thời nay cũng khâm phục. Mọi thứ đều thực hiện trên qui mô
khổng lồ và mặc dù trong một số trường hợp số lượng lao động cần
thiết hầu như không tính toán nổi, nhưng thành quả của chúng thật là
nguy nga và trường tồn. Toàn thể con đường được lát bằng những phiến
đá phẳng giống như lề đường trên đường phố Luân Đôn; nhưng ở mỗi bên
dọc theo đường đi đều có trồng cây để che bóng mát và những cây con
tỏa ngát hương thơm cho bầu không khí; xứ sở được cắt ngang cắt dọc
bằng một mạng lưới đại lộ được tráng nền đường rất huy hoàng, các sứ
giả của nhà Vua hằng ngày đều đi lại trên những con đường ấy. Những
người nàỳ thực ra cũng hành nghề bưu diện v́ một phần nhiệm vụ của
họ là đưa thư miễn phí cho bất cứ ai muốn gửi thư.
Chỉ khi những người xây dựng đường sá gặp
phải một rănh nước hoặc một ḍng sông th́ ta mới thấy hết tột đỉnh
thiên tài kiên nhẫn và sự kiên tŕ bất khuất của giống dân này. Như
chúng tôi có nói, họ không biết nguyên tắc làm một mái ṿm thật sự
và họ chỉ có thể bắt chước gần nhất với nó trong khi xây cầu là
khiến cho mỗi lớp gạch nhô ra ngoài một chút bên dưới nó cho đến khi
bằng cách này hai đê bao cuối cùng hợp long và loại xi măn kỳ diệu
của họ làm cho toàn thể kết cấu ấy rắn chắc lại giống như một khối
đá. Họ chẳng biết ǵ về đập tạm và thường dằn nền cho nên họ thường
tốn biết bao công phu để tạm thời chuyển ḍng một con sông ngơ hầu
có thể xây cầu qua đó; hoặc trong những trường hợp khác họ xây dựng
một đập ngăn dưới ḍng nước cho đến khi họ đạt tới chỗ có đê bao thế
rồi khi đê bao đă hoàn tất th́ họ lại phá bỏ đập tạm. V́ những khó
khắn này cho nên họ thích đắp đê để bắc cầu bất cứ khi nào có thể
được; và họ thường đưa một con đường hoặc một cống dẫn nước băng
ngang qua một rănh nước sâu với ḍng sông chảy cuồn cuộn, bằng cách
đấp một cái đê khổng lồ trong đó có nhiều đường hầm hơn là bằng cách
bắc cầu thông thường.
Hệ thống dẫn nước vào ruộng của họ vô cùng
hoàn chỉnh và ngay cả giống dân sau này cũng tiến hành điều đó ở qui
mô lớn sao cho nhiều nơi trong xứ sở giờ đây lại bị sa mạc hóa sau
khi đă được xanh tươi ph́ nhiêu chỉ v́ hệ thống cung cấp nước lọt
vào tay những kẻ xâm lược Tây ban nha bất tài hơn nhiều. Có lẽ trên
thế giới không có một thành tích kỹ thuật nào vĩ đại hơn việc xây
dựng cầu cống ở Peru thời xưa. Và mọi thứ này được thực hiện chẳng
phải bằng lao công khổ sai là những kẻ nô lệ hoặc tù binh mà là do
nông dân của xứ này làm việc được trả lương chính thức lại được quân
đội trợ giúp phần lớn.
Nhà Vua duy tŕ một số quân đội lớn lao để
lúc nào cũng sẵn sàng đối phó với các bộ tộc ở ngoại biên, nhưng v́
vũ khí chỉ thô sơ thôi cho nên họ cũng cần tương đối thay bất cứ
loại thao luyện nào đó; v́ vậy phần lớn thời giờ của họ có thể dùng
để phục vụ công ích theo một kiểu nào đó. Toàn bộ trách nhiệm sửa
chữa đủ loại công tŕnh công cộng chính được giao phó cho họ và họ
cũng phải cung cấp được bưu điện viên thường xuyên mang các phúc
tŕnh và công điện cũng như thư riêng đi tới khắp nơi trong Đế quốc.
Việc duy tu bất cứ thứ ǵ đều được giả định là trong phạm vi của
quân đội, nhưng khi người ta cần phải làm một con đường mới hoặc cần
được trợ giúp để xây dựng một thành lũy mới th́ phải nói chung là
thuê mướn quân đội.
Dĩ nhiên đôi khi cũng bùng nổ chiến tranh
với những bộ tộc kém văn minh ở ngoại biên, nhưng vào lúc chúng tôi
đang viết tài liệu này th́ hiếm khi nào có một vụ xáo trộn nghiêm
trọng. Các bộ tộc man di mọi rợ dễ dàng bị đánh lùi rồi bị trừng
trị; đôi khi nếu chúng có vẻ chịu qui phục nền văn minh cao hơn th́
đất đai của chúng được sáp nhập vào Đế quốc và chúng phải tuân theo
luật lệ của Đế quốc. Dĩ nhiên là thoạt đầu th́ cũng gặp một số khó
khăn nào đó với các công dân mới, họ không hiểu phong tục cho nên
cũng chẳng hiểu tại sao ḿnh phải tuân theo phong tục; nhưng chỉ sau
một thời gian ngắn là hầu hết đều sẵn sàng chấp nhận theo thói quen
thường nhật ấy, c̣n những người không cải tạo được th́ bị lưu đày
sang các xứ sở khác chưa sáp nhập vào Đế quốc.
Khi chiến tranh xảy ra th́ người Peru cũng
nhân đạo v́ họ hầu như lúc nào cũng chiến thắng đám bộ tộc man di
mọi rợ, cho nên đối với họ việc này tương đối dễ thôi. Họ có một
châm ngôn: “Bạn không bao giờ được độc ác với kẻ thù bởi v́ ngày mai
y sẽ trở thành bạn của ḿnh”. Khi chinh phục các bộ tộc xung quanh,
họ luôn luôn cố gắng càng ít giết người càng tốt dể cho dân chúng có
thể sẵn ḷng qui phục Đế quốc, tạo ra mối quan hệ công dân hữu hảo
trong t́nh cảm anh em đối với những người đi chinh phục ḿnh.
Vũ khí chính là giáo, gươm và cung tên, họ
cũng dùng khá nhiều bolas là một khí cụ mà người da đỏ Nam mỹ thời
nay vẫn c̣n sử dụng. Nó bao gồm hai cục đá hoặc hai viên kim loại
nối liền với nhau bằng một sợi dây thừng để khi quăng nó ra sẽ ngăn
cản một người hoặc ngựa, khiến cho y ngă nhào xuống đất. Khi pḥng
thủ một thành lũy th́ họ luôn luôn lăn những viên đá lớn xuống áp
đảo kẻ tấn công và thành lũy đá đặc biệt xây dựng nhằm khiến cho
quân pḥng thủ có thể làm được điều ấy. Người ta dùng một loại gươm
ngắn giống như mă tấu và chỉ dùng gươm khi giáo mác đă bị găy hoặc
khi đă bị giải giáp. Họ cũng thường ưa làm xuống tinh thần quân địch
bằng việc bắn tên như mưa rào rồi xung phong tấn công bằng giáo mác
trước khi quân địch kịp trở tay.
Vũ khí được chế tạo tinh vi v́ thiên hạ rất
thuần nghề gia công kim loại. Họ dùng sắt nhưng không biết biến nó
thành thép cho nên đối với họ không có giá trị bằng đồng và đủ thứ
đồng thau, đồng đỏ, v́ tất cả những thứ này có thể được làm cho cực
kỳ rắn chắc bằng cách hợp kim với một dạng xi măn đáng chú ư, c̣n
sắt không thể ḥa hợp hoàn hảo như vậy. Kết quả của qui tŕnh làm
rắn chắc này thật đáng kể v́ ngay cả đồng nguyên chất mà được hợp
kim th́ cũng có thể ít ra có lưỡi sắc như là thép tốt nhất của ta,
và hầu như chắc chắn là một số hợp kim của họ c̣n cứng rắn hơn cả
bất cứ kim loại nào mà ta chế tạo được thời nay.
Có lẽ đặc điểm kỳ diệu nhất trong việc gia
công kim loại của họ là nó cực kỳ tinh vi và tinh xảo. Một số công
tŕnh điêu khắc của họ quả thật tuyệt vời hầu như quá tinh vi cho
nên mắt trần không thấy được ít ra là cũng theo cặp mắt thời nay của
ta. Có lẽ hay hơn hết là loại đồ trang sức tuyệt hảo giống như tơ
nhện mà họ đă đạt được đến mức nhất nghệ tinh; chẳng hiểu làm thế
nào mà họ chế tạo được như vậy khi không có kính lúp. Nhiều đồ trang
sức tinh vi khôn tả đến nỗi nó không thể được làm sạch theo phương
thức thông thường. Nếu ta ṿ nó hoặc phủi bụi cho dù kỹ lưỡng đến
đâu th́ nó sẽ bị hủy hoại ngay; v́ vậy muốn làm sạch nó th́ phải cần
tới một loại ống thổi.
Có một thuật chế biến khác đạt đến mức
chuyên môn khá cao là nghề đồ gốm, bằng cách trộn lẫn một hóa chất
nào đó với đất sét, họ biến nó ra thành một màu đỏ thắm như son rất
dễ thương thế rồi họ dùng vàng bạc cẩn vào nó theo một cách thức tạo
ra những hiệu quả mà chúng tôi chưa từng thấy ở nơi nào khác. Ở đây
những đường nét cực kỳ tinh xảo lại là một chuyện làm cho chúng tôi
say mê. Người ta cũng có được những màu sắc tinh vi khác và chế biến
thêm loại xi măn đá lửa thường dùng khi đem trộn với đất sét đă được
nhào nặn th́ khiến cho nó trong suốt hầu như chẳng kém ǵ pha lê
trong suốt của ta. Nó cũng có ưu điểm lớn là ít ḍn hơn thủy tinh
thời nay; thật vậy nhiều đặc điểm của nó khiến ta nghĩ tới cái loại
thủy tinh dẻo mà chúng tôi đôi khi đọc thấy trong truyện hoang đường
thời trung cổ. Chắc chắn họ có được thuật tạo ra một loại gốm sứ
mỏng nào đó có thể uốn cong mà không bị găy, ta sẽ thấy điều này khi
đến lượt bàn về văn chương của họ.
V́ xứ sở này có phong tục rất ít dùng đồ gỗ
cho nên đồ kim loại và đồ gốm sứ đă thay thế đồ gỗ phần lớn và người
ta thực hiện thành công hơn nhiều so với mức thời nay ta có thể nghĩ
ra được chắc chắn là người Peru thời xưa khi thường xuyên khảo cứu
về hóa học đă khám phá ra một số qui tŕnh mà các nhà chế tạo thời
nay c̣n chưa biết tới. Nhưng khi thời gian trôi qua th́ Giống dân
thứ Năm sẽ tái khám phá ra điều ấy, và một khi điều này đă xảy ra
th́ nhu cầu cạnh tranh khốc liệt thời nay sẽ buộc họ phải thích ứng
với mọi loại đồ vật mà người Peru thời xưa chưa hề mơ ước tới.
Thuật hội họa đă được thực hành tới mức đáng
kể và bất cứ đứa trẻ nào tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về hội họa đều
được khuyến khích trau dồi tài năng tối đa. Tuy nhiên phương pháp
chọn theo khác hẳn phương pháp của chúng ta, và bản chất đặc thù của
chúng làm cho công việc này thêm phần khó khắn ghê gớm. Người ta
không dùng vải vẽ, giấy vẽ hoặc ván vẽ mà thay vào đó dùng một phiến
mỏng của một loại vật liệu bằng silic. Ta khó ḷng truy nguyên được
thành phần cấu tạo chính xác của vật liệu này, nhưng nó có một bề
mặt tinh vi bóng láng khá giống với dáng vẻ của loại gốm sứ tinh vi
chưa tráng men. Nó không ḍn mà có thể uốn cong được nhiều giống như
một phiến làm bằng thiếc, bề dày của nó thay đổi tùy theo kích thước
từ một tờ giấy viết bền dai cho tới một tờ giấy b́a nặng nề.
Người ta dùng một cọ vẽ do chính thiên nhiên
cung cấp để vạch lên chính bề mặt này những màu sắc hết sức thuần
khiết và sáng chói. Đó chỉ là một thanh dài cắt ra từ một cọng h́nh
tam giác của một loại cây thông dụng có thớ. Ở đầu mút của cọng cây
này người ta đập dẹp một phân Anh cho đến khi chẳng c̣n ǵ ngoại trừ
lớp xơ mịn như lông tóc mà lại hầu như bền dai như dây kẽm, thế là
người ta sử dụng cái cọ vẽ với phần chưa đập dập được dùng làm cán
cọ. Dĩ nhiên ta có thể tân trang cái cọ vẽ ấy khi nó ṃn đi bằng một
qui tŕnh na ná như chuốt bút ch́; người họa sĩ chỉ cần cắt bỏ lớp
xơ đă phô ra rồi lại đập dập một phân Anh khác trên phần cán cọ. Cái
dạng h́nh tam giác sắc sảo của công cụ này khiến cho người họa sĩ
tài hoa có thể dùng nó hoặc là để vẽ một đường mịn hoặc là quẹt một
bệt màu rộng; trường hợp muốn vẽ đường nét mịn th́ họa sĩ dùng góc
cọ, c̣n trường hợp muốn quẹt một bệt th́ dùng cạnh h́nh tam giác.
Màu vẽ luôn luôn dưới dạng bột và tùy trường
hợp cần thiết mà pha trộn với không phải nước cũng chẳng phải với
dầu, song pha trộn với một dẫn chất nào đó khô ngay tức khắc khiến
cho một khi đă vẽ rồi th́ không c̣n thay đổi được nữa. Họa sĩ không
phác họa ǵ hết mà phải tự rèn luyện ḿnh để vẽ hữu hiệu, chắc chắn
bằng những nét vẽ rất nhanh, lĩnh hội được chính xác sắc thái cũng
như h́nh dạng qua một nỗ lực bao quát giống như khi việc vẽ bích họa
hoặc trong một tác phẩm Nhật bản nào đó. Màu sắc cực kỳ hữu hiệu và
sáng sủa, một số màu có mức thuần khiết và tinh vi vượt xa bất cứ
thứ nào mà hiện nay ta đang sử dụng. Có một màu xanh lơ tuyệt vời
trong sáng hơn cả màu da trời đẹp đẽ nhất cũng có một màu tím và màu
hường không giống bất cứ màu nào thời nay, nhờ đó ta có thể mô phỏng
lại sự huy hoàng khôn tả của bầu trời lúc mặt trời lặn gần giống như
thật hơn bất cứ lúc nào dường như đạt được vào thời nay. Trong một
bức tranh, người ta biểu diễn đồ trang sức bằng vàng, bạc và đồng
thau cũng như bằng một kim loại màu đỏ thắm như son mà hiện nay khoa
học không biết, người ta diễn tả bằng cách dùng bụi của chính kim
loại giống như cách minh họa thời trung cổ, đây là một phương pháp
dường như kỳ quặc đối với con mắt thẩm mỹ thời nay, nhưng ta không
thể chối bỏ được việc nó tạo ra một ấn tượng dă man, phong phú cực
kỳ theo đường lối riêng của nó.
Phép vẽ phối cảnh là chính xác và hoàn toàn
phóng khoáng không có sự thô thiển vụng về đặc trưng cho nghệ thuật
thời kỳ sau này ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Mặc dù thuật hội họa vẽ phong
cảnh rất thịnh hành vào thời đó nhưng vào lúc chúng tôi đang nghiên
cứu th́ nó không được dùng làm một cứu cánh mà chỉ được dùng làm bối
cảnh cho những h́nh vẽ. Các đám rước tôn giáo thường được chọn làm
đề tài hội họa, đôi khi những phong cảnh có Vua hoặc một vị Thống
đốc địa phương nào đó đóng vai tṛ nổi bật.
Khi người ta đă vẽ tranh xong (những họa sĩ
chuyên nghiệp vẽ tranh rất nhanh) th́ người ta lại tô lên một lớp
vẹc ni nào đó, lớp vẹc ni này cũng có tính chất hầu như khô ngay tức
khắc. Bức tranh được xử lư như vậy hầu như không thể phai mờ và có
phơi ra nắng mưa trong một thời gian dài th́ cũng không gây ra được
một hậu quả đáng kể nào đối với nó.
Có liên quan mật thiết với nghệ thuật của xứ
sở này chính là môn văn chương, v́ sách vở được viết ra hoặc nói cho
đúng hơn là minh họa trên cùng một vật liệu và dùng cùng một loại
màu sắc như các bức tranh. Một quyển sách bao gồm một số tờ giấy
mỏng thường thường có kích thước khoảng 18 phân Anh cho sáu tờ, đôi
khi được dán lại bằng sáp nhưng thường hơn chỉ được bảo tŕ trong
một cái hộp sâu từ 3 tới 5 phân Anh. Những cái hộp này được làm bằng
đủ thứ vật liệu được ít nhiều trang trí phong phú, nhưng thường được
làm bằng kim loại giống như bạch kim và trang hoàng bằng cái sừng
khắc vào đó; bằng cách nào đó nó đă được dán cứng vào bề mặt kim
loại qua một quá tŕnh làm mềm khiến cho nó dính chặt mà không cần
dùng tới đinh tán hoặc xi măn.
Theo chỗ chúng tôi thấy th́ không hề có một
loại bản chất in ấn nào, cách tiếp cận gần nhất với nó là dùng một
loại giấy stencil để tạo ra nhiều bản sao của một loại thông tri
chính thức nào đó để nhanh chóng phân phối cho các Thống đốc trên
khắp Đế quốc. Tuy nhiên chúng tôi chưa quan sát thấy có trường hợp
nào toan tính mô phỏng lại một quyển sách theo kiểu này và quả thật
hiển nhiên là một cuộc thí nghiệm như thế ắt bị coi là phạm thượng,
v́ quốc gia nói chung rất tôn kính sách vở và xử lư chúng cũng trân
trọng như bất kỳ tu sĩ nào thời trung cổ. Sao chép lại một quyển
sách được dứt khoát coi là một công trạng và nhiều quyển sách được
viết tay chép lại đẹp đẽ hơn mang tính nghệ thuật hơn.
Phạm vi văn chương của họ khá hạn hẹp. Có
một vài bộ khảo luận có thể được xếp loại dứt khoát mang tính tôn
giáo hoặc dù sao đi nữa cũng mang tính luân lư, và chúng đi theo
những đường lối giống như các bài giảng của tu sĩ thời xưa mà phần
tóm tắt đă được tŕnh bày ở chương trước. Hai ba bộ khảo luận này
dứt khoát có khuynh hướng thần bí, nhưng chúng ít được đọc và được
lưu truyền hơn những bộ khảo luận được trực tiếp coi là mang tính
thực tiễn hơn. Sách thần bí thú vị nhất là sách gần giống như
Thanh tịnh kinh của Trung
quốc và hầu như chắc chắn đó là một phiên bản của nó hơi biến cải đi
một chút.
Kho tài liệu văn chương đại khái có thể chia
thành hai phần: thông tin khoa học và truyện kể có mục đích. Có
những bộ khảo luận hoặc cẩm nang bàn về mọi thuật kinh doanh hoặc
thủ công nghiệp hoặc nghệ thuật đang được thực hành trong xứ sở,
chúng có bản chất là những quyển sổ tay chính thức thường thường
không phải là công tŕnh của bất cứ ai mà đúng hơn là ghi chép lại
kiến thức tồn tại về đề tài ấy vào lúc chúng được viết ra. Người ta
thường xuyên phát hành những bản phụ lục của những quyển sách này
khi có thêm những khám phá mới hoặc sửa đổi những ư kiến cũ và bất
cứ ai có một bản sao đều giữ cho nó được thay đổi về mặt tôn giáo và
chú thích cập nhật. V́ các vị Thống đốc có trách nhiệm phổ biến
thông tin như thế cho nên hầu như họ luôn luôn bảo đảm nó đến tay
bất cứ ai quan tâm tới nó; như vậy sách chuyên khảo của Peru về bất
cứ đề tài nào là một bản tóm tắt thật sự kiến thức hữu ích về đề tài
ấy, cung cấp cho học viên dưới dạng cô đọng kết quả khảo nghiệm của
các tiền bối theo một đường lối đặc thù nào đó.
Các chuyện kể hầu như đều thuộc một loại
tổng quát và như tôi có nói, rơ rệt là chuyện kể có mục đích. Nhân
vật anh hùng bao giờ cũng là vị Vua, Thống đốc hoặc viên chức cấp
dưới và chuyện kể cách mà nhân vật ấy thành công đối phó với đủ thứ
trường hợp khẩn cấp xảy ra trong quá tŕnh làm việc của ḿnh. Nhiều
chuyện kể mang tính cổ điển là những lời gia huấn cho mọi người mà
họ thuộc ḷng giống như những chuyện kể trong kinh thánh đối với
chúng ta, thường xuyên được tham chiếu và trích dẫn nêu gương phải
làm ǵ và không được làm ǵ. Như vậy trong hầu hết bất cứ t́nh huống
nào có thể xảy ra được mà con người phải giáp mặt th́ trong tâm trí
y đă có một loại tiền lệ nào đó để dẫn dắt hành động ḿnh. Không
chắc ǵ tất cả những chuyện kể này đều mang tính lịch sử - chỉ biết
chúng đều là chuyện kể về những điều thực sự xảy ra hay một số chỉ
là hư cấu – nhưng chắc chắn nói chung người ta chấp nhận chúng là sự
thật.
Khi bối cảnh của một câu chuyện như thế xảy
ra ở một tỉnh biên cương th́ có nhiều chuyện phiêu lưu thường len
lỏi vào đó; nhưng may thay (cho các bạn Peru của chúng ta) cái điều
ghê tởm chán nản của những người đọc tiểu thuyết thời nay tức là
chuyện t́nh yêu chưa hề xuất hiện trong đó. Nhiều t́nh huống xuất
hiện trong cái chuyện kể đâu phải là không hài hước v́ quốc gia này
vốn vui nhộn và ham vui; thế nhưng chuyện rơ rệt là tấu hài không hề
có chỗ đứng trong khoa văn chương. C̣n một chỗ trống đáng tiếc khác
là hoàn toàn không có thể như ta biết. Người ta biết rơ và thường
trích dẫn một vài câu cách ngôn và thành ngữ gói ghém bằng ngôn từ
nhịp nhàng êm tai khá giống như một số câu thơ trong thuật thi ca
của chúng ta; tuy nhiên cho dù một số quan niệm ấy thật là thơ mộng
th́ phong cách của chúng chẳng có ǵ rơ ràng là nhiều âm điệu. Trong
trường hợp đủ thứ câu ngắn gọn th́ có những điệp vận để trợ giúp trí
nhớ cho trẻ con có thể học thuộc ḷng và trong việc phụng trợ tôn
giáo th́ có vài câu được hát lên dưới dạng âm nhạc; nhưng ngay cả
những câu này cũng chỉ thích hợp với việc ngâm lên cũng giống như
chúng ta đă thích ứng lời lẽ trong một bài thánh ca với cung bậc
Gregoria để hát lên, chứ chúng không được viết ra để thích hợp với
một loại âm nhạc nhất định như các bài thánh ca của ta.
Điều này khiến ta phải xét tới môn âm nhạc
của người Peru thời xưa. Họ có nhiều loại nhạc cụ trong số đó đáng
kể là một ống sáo và một loại hạc cầm để tạo ra được một loại nhạc
du dương thoang thoảng, mơ màng, dịu dàng dă man. Nhưng nhạc cụ
chính và phổ biến nhất của họ khá giống về bản chất như một loại
dương cầm. Âm thanh được tạo ra do một lưỡi kim loại rung động,
nhưng luồng hơi được nén vào trong nhạc cụ không phải do tác động
của bàn chân mà do một sự bố trí cơ khí tài t́nh. Thay v́ là những
phím đàn như của ta, lại có đỉnh của một cụm những cột kim loại nhỏ
mà ngón tay của người chơi đàn ấn vào đó sao cho thao tác này dứt
khoát khiến ta nhớ tới thao tác của một người đánh máy thời nay.
Nhạc cụ này có thể tạo ra khả năng đáng kể để diễn đạt những điều
rất đẹp đẽ, nhưng âm giai của người cổ Peru cũng giống như âm giai
của người Atlantis và khác hẳn âm giai của chúng ta đến nỗi ta hầu
như không thể đánh giá đúng đắn được những tác dụng tạo ra bằng
phương tiện này. Theo chỗ chúng tôi thấy th́ không có chuyện bất cứ
ai cũng tùy ư viết ra hoặc sao chép lại một bản nhạc, mà những người
này h́nh như không biết; mỗi người chơi nhạc đều là ngẫu hứng tự
biên tự diễn; tài năng âm nhạc của họ không phải là năng lực thuyết
minh công tŕnh của một bậc thầy mà chỉ là ngẫu hứng phong phú.
Thuật điêu khắc cũng là một thuật phát triển
mạnh mẽ trong dân chúng, mặc dù có lẽ ta nên đặc trưng phong cách
của họ là táo bạo, hữu hiệu và xông xáo chứ không được tuyệt diệu về
mặt thành bại. Hầu như mọi pho tượng đều có vẻ kính thước khổng lồ,
một số chắc chắn là những tác phẩm nghệ thuật hùng vĩ; nhưng đối với
ai quen mắt thưởng ngoạn nghệ thuật Hi lạp, th́ trong cái sức mạnh
áp đảo ấy của khoa điêu khắc cổ Peru có một hơi hám ǵ đó thô lỗ.
Tuy nhiên mỹ thuật được thực hiện dưới dạng phù điêu và hầu như luôn
luôn được che phủ bằng kim loại v́ dân tộc này đặc biệt có khuynh
hướng thiên tài về công tŕnh kim khí, là một đường lối thường xuyên
tạo ra những đồ trang trí nội thất tuyệt diệu nhất.
Xét về sinh hoạt hằng ngày của quốc gia này
cùng với phong cách và phong tục của nó th́ có một số điều mà chúng
tôi ngay tức khắc chú ư là bất thường và thú vị. Chẳng hạn như phong
tục kết hôn của họ dứt khoát là đặc thù v́ hôn lễ chỉ diễn ra mỗi
năm có một ngày. Công luận đều trông mong là mỗi người đều có đôi có
lứa, trừ phi y có lư do chính đáng để sống đơn độc, nhưng về vấn đề
này th́ chẳng điều ǵ có thể được coi là cưỡng chế. Tệ nạn tảo hôn
bị nghiêm cấm nhưng ngay khi thanh niên thiếu nữ đến tuổi cập kê th́
họ được toàn quyền chọn lựa người phối ngẫu của ḿnh chẳng khác nào
phong tục của chính chúng ta. Tuy nhiên hôn lễ chỉ có thể diễn ra
vào một ngày thích hợp khi quan chức chủ tŕ một thị trấn hoặc một
quận huyện chính thức viếng thăm; lúc bấy giờ tất cả thanh niên
thiếu nữ đă đến tuổi có thể kết hôn trong một năm trước kia đều được
triệu tập tới trước mặt y để được chính thức thông báo là bây giờ họ
được tự do đăng kư kết hôn. Một số tỉ lệ thanh niên nam nữ thường
quyết định lợi dụng ngay cơ hội ấy; do đó họ bước tới trước mặt vị
Thống đốc để nêu thỉnh nguyện và sau khi được phỏng vấn vài câu th́
được trải qua một nghi thức đơn giản tuyên hôn cho họ thành vợ
chồng. Quan chức cũng ra lệnh sửa lại việc phân phối đất đai cho
thích ứng với hoàn cảnh mới v́ tân lang và tân giai nhân giờ đây
không c̣n được coi là thành viên trong gia đ́nh cha mẹ ruột của ḿnh
mà tự thân đă là các chủ gia đ́nh đủ lông đủ cánh. V́ vậy người có
gia đ́nh được cấp đất đai nhiều gấp đôi người độc thân, nhưng ngay
cả khi đó th́ hiếm khi y thấy công việc cày cấy là quá sức ḿnh.
Ta quan sát thấy một điều đặc biệt liên quan
tới thức ăn chính của nước này. Dĩ nhiên dân thời đó cũng ăn đủ thứ
thức ăn giống như người thời nay. Chúng tôi chẳng biết thịt thú vật
có bị cấm hay chăng nhưng chắc chắn vào thời chúng tôi khảo sát th́
không thấy người ta ăn thịt. Người ta trồng khoai tây, khoai mài;
chế độ ăn của họ phần lớn là đủ thứ tổ hợp, bắp, lúa gạo và sữa, tuy
nhiên họ có một loại thực phẩm nhân tạo rất kỳ diệu có thể coi là
lương thực cấp dưỡng cho họ, đối với họ nó có vị trí giông giống như
bánh ḿ đối với chúng ta, v́ đó là nền tảng chính của hầu hết bữa
ăn. Cơ sở của món này là bột bắp được pha trộn với đủ thứ thành phần
hóa học sau đó được nén chặt lại để cho đến cuối dây chuyền sản xuất
th́ ta có một loại bánh cứng với nồng độ thực phẩm rất cao. Thành
phần cấu tạo của nó được bố trí cẩn thận để có thể bao gồm mọi thứ
cần thiết cho việc dinh dưỡng hoàn hảo thuận tiện đến mức tối đa; và
cho đến lúc đó th́ cuộc thử nghiệm ấy đă thành công đến nỗi chỉ cần
một lát mỏng cũng đủ cấp dưỡng cho trọn cả một ngày và người ta có
thể mang nó theo dùng làm lương thực trong cuộc du hành dài ngày mà
chẳng bất tiện chút nào.
Cách dùng đơn giản nhất là mút nó chầm chậm
giống như thuốc ngậm nhưng nếu có thời giờ th́ ta có thể nấu nướng
chiên xào nó, những phương thức chế biến này làm cho nó nở ra gấp
bội. Tự thân nó hầu như chẳng có mùi vị ǵ, nhưng người ta có thói
quen ướp mùi vị theo đủ kiểu trong quá tŕnh chế biến và đủ thứ mùi
vị này được biểu thị bằng nhiều màu sắc khác nhau. Chẳng hạn như một
bánh màu hường có mùi lựu, bánh màu xanh lơ có mùi va ni, bánh màu
vàng có mùi vị cam, bánh màu hường sọc trắng có mùi vị ổi v.v… sao
cho thích ứng được với đủ mọi khẩu vị của mọi người.
Cái loại kẹo nén kỳ diệu này là thực phẩm
chính của xứ sở và đa số người ta hầu như chẳng ăn ǵ khác cho dù họ
có nhiều món ăn khác để chọn lựa. Nó được chế biến với số lượng
khổng lồ đến nỗi vô cùng rẻ và mọi người đều dễ dàng mua được cho
nên những người bận rộn thấy nó có nhiều ưu điểm hiển nhiên. Người
ta trồng nhiều trái cây, ai thích trái cây th́ cứ ăn thêm kèm vào
loại kẹo ngâm, nhưng mọi món ăn thêm này chỉ là vấn đề khẩu vị chứ
không cần thiết.
Toàn thể giống dân này rất thích những con
thú cưng đủ loại, trải qua thời gian họ đă chuyên môn phát triển
những tạo vật này tới mức phi thường. Những con khỉ nhỏ và mèo con
có lẽ là những con thú nói chung được ưa thích nhất và có nhiều loại
khỉ mèo được lai giống từ hầu hết mọi loài nguyên thủy cũng giống
như những loài biến chất mà chúng ta hiện nay gọi là chó lùn. Xét về
loài mèo th́ chúng đặc biệt có màu lông rất bất thường v́ thậm chí
chúng thành công lai giống đến mức có được một số màu lông rơ rệt là
không có trong đám thú bốn chân: một màu xanh lơ rực rỡ chắc chắn là
đẹp mắt
Nhiều người cũng thích chim nữa, ta có thể
trông mong như vậy nơi một lục địa có biết bao nhiêu mẫu chủng loại
màu sắc rực rỡ; thật vậy tuyệt nhiên ta không thể không biết ơn họ
đă lai giống được một số loài chim lộng lẫy hiện nay vẫn c̣n ở trong
những khu rừng nguyên sinh lưu vực sông Amazon. Một số mệnh phụ quí
phái có những chuồng chim khổng lồ làm bằng các dây vàng ở trong sân
vườn nhà và dành hết thời giờ rỗi rảnh để cố gắng vun bồi trí khôn
và t́nh thương cho những thú cưng ấy.
Y phục của dân tộc này thật là đơn giản và
nghèo nàn: chỉ là một loại quần áo lụng thụng giống như một số quần
áo mà thời nay người Đông phương thường mặc, ngoại trừ việc người
Peru thời xưa ít mặc quần áo trắng hơn và thường nhuộm màu sắc sặc
sỡ hơn người Ấn độ thường dân thời nay. Một đám đông người Peru vào
dịp lễ hội là một phong cảnh cực kỳ rực rỡ có lẽ hiện nay chỉ người
Miến điện mới b́ kịp họ. Theo thông lệ th́ quí bà lẽ ra việc ưu ái
những chiếc áo dài màu xanh lơ, loại y phục này gần giống như y phục
mà các họa sĩ thời trung cổ thường gán cho Đức Mẹ Đồng Trinh Maria,
đây là loại thông dụng nhất vào thời chúng tôi đang viết tài liệu.
Vải may quần áo thường làm bằng bông mặc dù đôi khi người ta cũng
dùng một loại vải len mềm và mịn của loài lạc đà và loài lạc đà
không bướu. Có một loại vải rất bền chắc được làm bằng sợi cây được
chế biến bằng hóa chất theo một kiểu nào đó khiến cho chúng thích
dụng với việc ấy.
Quốc gia này cũng có đủ phương tiện sử dụng
những phương pháp thuần túy cơ học để tính toán nhanh chóng, đó là
đặc trưng của giống dân Atlantis. Họ dùng một loại bàn tính gần
giống như loại mà người Nhật thời nay sử dụng rất khôn khéo, họ cũng
tạo ra một vật thay thế rẻ hơn dùng làm một cái khung có một loại
viền gồm sợi dây được thắt nút có lẽ là nguyên bản của
quipus mà người Tây ban
nha hàng ngàn năm sau đó c̣n thấy thổ dân sử dụng ở nơi chính xứ sở
này.
Khi nghiên cứu một nền văn minh xưa như thế
th́ có biết bao nhiêu điều thú vị nảy sinh ra – những điểm tương tự
hoặc tương phản với sinh hoạt thời nay của ta – khiến cho thật khó
ḷng quyết định xem nếu muốn tường thuật th́ phải bỏ bớt đi cái ǵ
hoặc bao gồm cái ǵ. Chúng tôi không thể truyền đạt cho bạn đọc cái
ư thức về thực tại sống động vốn tác động lên tất cả chúng tôi khi
có dịp chứng kiến, nhưng chúng tôi tin rằng ít ra đối với một số bạn
đọc th́ chúng tôi cũng đâu phải hoàn toàn thất bại trong việc khiến
cho quá khứ đă từng chết đi lâu rồi của họ bừng sống trở lại trong
những phút giây ngắn ngủi. Và xin các bạn nhớ cho rằng bản thân
chúng tôi – nhiều người hiện nay đang sống và làm việc ở Hội Thông
Thiên Học – đă sinh ra trong đám dân cổ Peru vào chính cái thời ấy;
nhiều người bạn thân mà hiện nay chúng tôi biết rất rơ và rất yêu
mến th́ vào cái thời xa xưa ấy cũng là thân bằng quyến thuộc của
chúng tôi. Điều này khiến cho kư ức về mọi thứ mà chúng tôi cố gắng
miêu tả ắt phải nằm sâu yên nghỉ bên trong thể nguyên nhân của nhiều
bạn đọc và biết đâu nơi một số bạn đọc cái kư ức ấy có thể dần dần
sống lại khi lặng lẽ suy nghĩ về những điều được miêu tả. Nếu có ai
thành công như thế, th́ họ ắt ngộ ra được thật kỳ diệu và thú vị
xiết bao khi xem xét trở lại những kiếp sống đă bị lăng quên từ lâu
rồi để xem từ đó đến nay chúng ta đă thu lượm được ǵ và thất bại
chẳng thu hoạch được ǵ (xem phụ lục IV).
Thoạt tiên th́ dường như thể xét về nhiều
mặt quan trọng ta đă thoái hóa nhiều hơn là tiến bộ. Từ đó đến nay,
sinh hoạt trên cơi trần với mọi môi trường xung quanh theo như chúng
tôi biết dứt khoát là đă được quản lư tốt hơn bao giờ hết. Các cơ
hội để làm việc vị tha và tận tụy với bổn phận dành cho giai cấp
thống trị có lẽ chưa bao giờ đă được thực hiện tốt hơn; thế nhưng ta
phải công nhận rằng những giai cấp kém khôn ngoan hơn chẳng cần phải
phấn đấu hoặc nỗ lực động năo, mặc dù khi họ tỏ ra như vậy th́ sẽ
được tưởng thưởng xứng đáng.
Chắc chắn là thời nay, t́nh h́nh công luận
không được cao trào, mà ư thức bổn phận cũng không được mạnh mẽ như
thời xưa. Nhưng thật ra khó mà so sánh một cách công tâm. Cho đến
nay chúng ta tương đối vẫn c̣n là một Dân tộc non trẻ trong khi cái
mà ta đang khảo sát là một ḍng dơi huy hoàng nhất của một Dân tộc
từ lâu rồi đă đạt thời oanh liệt. Bây giờ chúng ta mới đang trải qua
một thời kỳ thử thách, băo táp và cảm thông bởi v́ chúng ta c̣n vô
minh nhưng khi ra khỏi t́nh huống ấy rồi th́ đến lúc chúng ta phát
triển được một chút lương tri, chúng ta sẽ gặt hái được một mùa
thành công an nghỉ để khi cờ đến tay theo đúng luật tiến hóa th́
chúng ta sẽ phất cờ đạt tới một mức c̣n cao hơn họ nữa.
Ta phải nhớ rằng cho dù tôn giáo của họ thật
hay ho th́ theo chỗ chúng tôi biết nó chẳng có chút ǵ thực sự có
thể được gọi là Huyền bí học; họ chẳng hề lĩnh hội được cái hệ thống
tiến hóa lớn lao của vũ trụ mà chúng ta biết được khi có đặc quyền
nghiên cứu Thông Thiên Học. Khi Căn chủng thứ Năm của chúng ta đă
đạt tới tŕnh độ giống như vậy th́ chúng tôi chắc chắn có thể hi
vọng rằng việc phối hợp môi trường vật lư xung quanh cũng tốt như họ
với giáo huấn h́nh học chân chính, với sự phát triển tâm linh và trí
tuệ cao hơn mức chúng ta có thể đạt được khi chúng ta tham gia vào
cái di tích xa xưa oanh liệt của nền văn minh Atlantis cách đây
14.000 năm.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS