Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

Tủ sách Adyar                                                                  Tập sách số 76

GIỐNG DÂN SẮP TỚI

(The Coming Race)

Tác giả Annie Besant

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

Một bài thuyết tŕnh được tŕnh bày tại Hội nghị Thông Thiên Học, tổ chức ở Chittor, ngày 7 tháng 3 năm 1916

và được xuất bản nguyên thủy trong Tạp chí Adyar, số tháng 4 và 5 năm 1916

Xuất bản năm 1917

Nhà Xuất bản Thông Thiên Học Adyar, Ấn Độ

Ṭa soạn Tạp chí Nhà Thông Thiên Học Adyar, Madras, Ấn Độ

 

Sáng nay tôi xin nói với các bạn về điều có vẻ khá kỳ lạ đối với một số bạn, đó là Giống dân Sắp tới. Khi đọc lịch sử, các bạn thấy rơ có một vài điều nổi bật lên, thế rồi ta lại thấy chúng có liên quan với nhau. Lịch sử diễn ra qua một thời kỳ đáng kể, những điều không quan trọng mất đi c̣n những điều quan trọng nổi bật lên do sự biến mất của những chuyện tầm phào. Nhưng khi ta đang sinh hoạt trên thế giới, ta đang thường xuyên bị vây quanh bởi những điều không quan trọng; và hậu quả là theo thông lệ, ta không thể phân biệt được rơ ràng giữa những điều quan trọng và những điều không quan trọng theo nghĩa mở rộng của thuật ngữ này. Nếu ta không lăo luyện về tri thức lịch sử và không có thói quen có được cái đôi khi gọi là một sự tổng quan th́ ta rất có thể lẫn lộn điều quan trọng với điều không quan trọng. Thế là ta không có khả năng thấy được những chuyện nổi bật lên trong lịch sử. Thật vậy, điều này cũng rất giống như phương thức mà ta nh́n vào một thị trấn từ trên nóc của một ṭa nhà rất cao và từ chính cái đường phố mà ta đang đứng ở đó. Trên đường phố ta thấy có nhà cửa, người ngợm, xe cộ, ngay xung quanh ḿnh. Ta không có được ư niệm về thị trấn nói chung. Nếu ta đi lên một chỗ cao rồi nh́n xuống thị trấn th́ ta ắt thấy đủ thứ đường phố và ṭa nhà trong đó chỉ quan trọng một cách tương đối thôi. Đôi khi người ta có thể giúp những người đương thời của ḿnh phân biệt điều quan trọng với điều không quan trọng bằng cách vạch ra cho họ những trường hợp tương tự trong lịch sử, theo đó họ ngay tức khắc nhận ra được trong cái tổng quan mà lịch sử tŕnh bày th́ những chuyện ǵ có liên quan nhiều tới cơ tiến hóa của nhân loại và những điều chỉ có một tác dụng tương đối ít đối với sự tiến hóa của nhân loại.

Thế mà trong quá khứ đă có nhiều giống dân và những phân chủng. Trong nội bộ chúng ta là nhà Thông Thiên Học, ta phân biệt và phân chia kỹ lưỡng để cho ta có thể hiểu được tổng thể tốt hơn. Điều này cũng chẳng khác ǵ một đứa trẻ đang nghiên cứu sinh lư học ắt phải học rất nhiều cách phân chia trong cơ thể con người mà thường thường ta không bận tâm lắm. Y học cách biết được một dạng mô này khác với một dạng mô khác, nó học cách biết một loại xương này khác với một loại xương nữa; một cái xương mà người thường nhặt lên rồi bảo rằng đây là một ‘cái xương’ th́ nó lại gọi là một ‘xương đùi’, một ‘xương trụ’ v.v . . . Tất cả những sự phân biệt này đều cần thiết nếu muốn cho kiến thức được chính xác. Thế là khi nghiên cứu những vấn đề này về sự tiến hóa của loài người, ta có phân biệt những sự phân chia lớn với những sự phân chia nhỏ; ta gọi những sự phân chia lớn là một Căn chủng (Giống dân chánh), nghĩa là một giống dân giống như gốc rễ của một cái cây có nhiều thứ khác phân chia ra tăng trưởng lên từ nó. Thế rồi khi những cách phân chia khác tăng trưởng lên hết thứ này tới thứ khác th́ ta gọi chúng là những phân chủng (giống dân phụ), những chủng tộc nhỏ hơn, những sự phân chia nhỏ hơn của Căn chủng chính và cứ thế tiếp tục thành ra các gia đ́nh, các quốc gia v.v .

Thế là đối với những cách phân chia lớn hơn tức Căn chủng th́ giờ đây ta đang ở Căn chủng thứ năm, tôi xin nói, các bạn có thể t́m thấy mọi điều này trong kinh Purānas, nếu bạn chịu khó đọc kinh. Nhưng người có giáo dục thời nay (ta gọi y như vậy nghĩa là người có giáo dục theo kiểu nước Anh), theo thông lệ coi thường kinh Purānas, th́ thấy kinh chỉ toàn là huyền thoại, chuyện rồ dại và mê tín dị đoan không đáng để ḿnh mất công bận tâm, c̣n người không được giáo dục theo kiểu nước Anh, mà chỉ nghiên cứu kinh điển nói chung và kinh Purānas nói riêng, th́ không vỡ lẽ ra được ư nghĩa của nhiều cách diễn tả theo dụ ngôn. Các bạn muốn đưa nền giáo dục nước Anh để thống nhất nó với nền giáo dục bằng tiếng Bắc phạn cho chỉ c̣n một đầu mối th́ bạn mới soi sáng được ư nghĩa của những dụ ngôn và những chuyện kể, và mới bắt đầu vỡ lẽ ra rằng trong kinh Purānas có lịch sử chứ không có thần thoại. Đây là một điều thú vị. Nhân tiện tôi xin nói, tôi chỉ xin bạn nào được giáo dục theo kiểu nước Anh, v́ lợi ích của ḿnh hăy để ư rằng theo kết quả nghiên cứu của giới buôn bán đồ cổ, nghiên cứu lịch sử của các triều đại Đại vương Ấn Độ, nghiên cứu lịch sử của các nước lớn tại Ấn Độ th́ bạn ắt t́m thấy rằng Vincent Smith, là một sử gia người Anh rất lỗi lạc khi nghiên cứu lịch sử Ấn Độ có nêu rơ rằng trong phạm vi nghiên cứu về những đồng tiền cổ và những chữ khắc cổ th́ người ta xác nhận tính chính xác của danh sách những triều đại được tŕnh bày trong kinh Purānas. Ta nên nhớ kỹ điều này sao cho có lẽ các bạn đâm ra tôn trọng hơn một chút đối với kinh Purānas khi có một người Anh đóng cái loại dấu ấn tôn trọng đó lên bộ kinh này. Ngày nay cũng có nhiều điều giống như nêu trên. Tôi e rằng người Ấn Độ không phát hiện ra được giá trị bao la của Rabindranath Tagore cho đến khi ông đi Âu châu, được người Âu châu rất ngưỡng mộ và được trao tặng giải thưởng Nobel. Ngày nay thiên hạ thích dấu ấn nước ngoài ấy trước khi họ biết trân trọng những vĩ nhân của chính ḿnh. Tiến sĩ J. C. Bose trong một thời gian dài không được tôn trọng nhiều lắm ở đây và được giao cho công tác dạy dỗ đám trẻ con - có cả tá người khác có thể cũng dạy được như vậy và chỉ mỗi một Jagadish Chandra được giao cho nhiệm vụ ấy - và cho đến khi ông được tiếp đón ở một Hàn lâm viện bác học Âu châu th́ ông vẫn c̣n gặp nhiều khó khăn ở đây. Và bây giờ ông được coi là một trong những khoa học ra Ấn Độ lỗi lạc nhất.

 Đối với kinh  kinh Purānas  cũng vậy. Chúng được truyền thừa chỉ coi như điều mê tín dị đoan, nhưng giờ đây chúng được xác nhận là mang tính lịch sử qua danh sách những vị Vua xét theo công tŕnh khảo cứu của giới buôn bán đồ cổ Âu châu th́ các bạn có thể tôn kính hơn đối với bộ kinh này. Dù sao đi nữa chúng cũng rất có ích đối với tôi sáng nay; ấy là v́ trong kinh Purānas, ta có sự phác họa Giống dân lớn và chia nhỏ giống dân này, ta thấy có bảy Căn chủng, tổng cộng chỉ có bảy Căn chủng thôi. Tôi có thể nói thêm rằng mỗi Căn chủng cũng có bảy phân chủng. Thế mà trong số bảy Căn chủng ta đă đạt tới Căn chủng thứ năm và trong Căn chủng thứ năm Aryan th́ măi đến nay ta có năm phân chủng. Bản thân ḍng dơi Căn chủng Aryan từ phương Bắc tràn xuống, thế rồi từ Trung Á băng ngang qua dăy Hy Mă Lạp Sơn, băng qua Afghanistan và Baluchistan, băng qua Kashmir và thậm chí c̣n hơn nữa tới tận phía Đông gần Assam. Họ tràn xuống vùng đồng bằng lớn của Ấn Độ, chinh phục nền văn minh vĩ đại tồn tại ở đó thuộc về Giống dân thứ tư rồi chiếm hữu vùng đất này. Nhưng trước khi họ rời Trung Á th́ có nhiều nhánh khác nhau đă xuất phát rồi. Nếu kể ḍng dơi Căn chủng là nhánh thứ nhất th́ phân chủng thứ hai là nhánh đi tới Ai Cập rồi xây dựng nền văn minh dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Nhánh thứ ba lên tới trận Ba Tư và xây dựng nền văn minh Ba Tư vĩ đại, Đế quốc Ba Tư vốn lừng lẫy xiết bao vào thời kỳ sau này. Nhánh thứ tư người Keltic tiến ra chiếm vùng Hi Lạp, Ư, Tây Ban Nha và Pháp. rồi tràn lan khắp Âu châu, khai sinh ra cái giờ đây ta gọi là những giống dân Latinh, bao gồm cả người Pháp, người Tây Ban Nha và người Ư. Nhánh thứ năm cũng hướng về Âu châu, nhưng theo một hướng ở phía Bắc nhiều hơn. Nó khai sinh ra giống người Teuton và Slave, những người giờ đây là người Nga, người Phổ v.v . . .  Người Hung Gia Lợi phần lớn là trộn lẫn với người hung nô xuất phát từ Trung Quốc. Nhánh thứ năm tràn lan dọc theo vùng Bắc Âu. Trong số này ta cũng có người Saxon, họ băng qua nước Anh một phần nhưng chỉ một phần thôi; nhánh thứ tư người Keltic đă đi tới Ái Nhĩ Lan, ở đó họ gây lộn với những cư dân c̣n lại của Căn chủng thứ tư. thế là ta có năm phân chủng, tất cả đều được các môn sinh công nhận. Chẳng phải chỉ Thông Thiên Học mới nói như vậy đâu. Đó chỉ là kiến thức phổ thông của khoa Dân tộc học và các loại h́nh của những phân chủng này. Nhà Dân tộc học Âu châu cũng truy nguyên tương tự như vậy và công tŕnh khảo cứu của họ phù hợp với lịch sử theo huyền bí học mà một số chúng ta thích chọn theo.

Thế mà trong kinh Purānas ta không dừng lại ở Căn chủng thứ năm mà c̣n tiếp tục tới Căn chủng thứ sáu và Căn chủng thứ bảy. Điều này cũng giống như đối với các đại châu trên thế giới, th́ ta không dừng ở châu lục hiện nay, lục địa thứ năm mà người ta c̣n gọi tên châu thứ sáu và châu thứ bảy. Ở đó ta có khía cạnh huyền bí học, nhưng nó gợi ư rằng lịch sử đă được triển khai như thế. Mọi lịch sử chỉ là việc đưa xuống cơi vật lư mọi thực tại lớn lao có trên những cơi cao nhất, đây chính là nguyên nhân thật sự của những sự kiện mà ở dưới đây ta chứng kiến dưới dạng những diễn biến lịch sử, và đó cũng là một trong những lư do tại sao theo thông lệ các nhà phê b́nh Âu châu coi người Ấn Độ thiếu cái họ gọi là cảm thức lịch sử. Cảm thức lịch sử liên quan tới ngày tháng, những diễn biến trên cơi vật lư với thứ tự diễn ra và mối quan hệ của chúng với nhau. Cái cách mà người Ấn Độ xem xét lịch sử khác hơn cách chúng ta xem xét lịch sử khi coi đó là sự triển khai của một vài loại h́nh vốn không thuộc cơi vật lư và được đưa xuống hiện h́nh nơi hạ giới; người Ấn Độ không quan tâm tới ngày tháng hoặc diển biến mà chỉ quan tâm tới triển khai những ư tưởng tiêu biểu vĩ đại, y cố gắng truy nguyên qua bức màn lịch sử. V́ thế cho nên người Ấn Độ không quan tâm nhiều tới ngày tháng, tới những vị vua, tới những cuộc chiến; đối với y chỉ là lớp váng nổi trên bề mặt, một bộ phận không quan trọng của lịch sử, nói lên đặc trưng của kế hoạch tiến hóa tư tưởng. Qua sự xuất hiện của các triết gia vĩ đại, các nhà viết kịch vĩ đại và các đạo sư vĩ đại, trong chừng mực có thể được người Ấn Độ không quan tâm tới mỗi tác giả đặc thù mà chỉ quan tâm tới trường phái tư tưởng của họ; người Ấn Độ xếp vào cùng một danh xưng Shri Shankara những tác phẩm nào thuộc trường phái Shri Shankara, những tư tưởng mà danh xưng ấy biểu trưng và gói ghém; người Ấn Độ không quan tâm tới việc liệu một quyển sách đặc thù được viết bởi môn đồ này hay môn đồ kia, vào thế kỷ này hay thế kỷ kia. Những tác phẩm ấy thuộc một loại h́nh tư tưởng đặc thù và đó mới là điều quan trọng v́ nó khai thị tŕnh độ tiến hóa trên cơi vật lư. Y nghiên cứu lịch sử như thế đấy và điều này không thích hợp với những ư tưởng cụ thể hơn của người Âu Mỹ. Tuy nhiên những điều nêu trên chỉ là việc nói ra ngoài đề tài và chỉ để nhắc nhở cho các bạn biết rằng người Ấn Độ không hoàn toàn thấp kém như suy nghĩ của một số người Âu Mỹ, bởi v́ họ có cách thức riêng để xem xét mọi chuyện, cách thức này vô cùng mang lại nhiều thông tin và thực ra quan trọng hơn nhiều trong sự tiến hóa của nhân loại so với hệ thống của Âu Mỹ chỉ biết theo dơi những danh xưng và ngày tháng.

Thế mà đối với những giống dân và châu lục này trong kinh Purānas, ta có thể nh́n về phía trước cũng như nh́n lui lại phía sau giống như lịch sử theo huyền bí học, nó được viết ra dựa theo kế hoạch của người Ấn Độ nhiều hơn kế hoạch của người Anh, người Đức hoặc người Pháp. Một châu lục là trú sở của một Căn chủng. Khi một Căn chủng mới xuất hiện th́ một lục địa mới trồi lên; nhiều phần của lục địa cũ bị biến mất do động đất, lụt lội, do bất cứ phương tiện thiên nhiên nào ngẫu nhiên là phù hợp nhất vào lúc ấy. Sự kiện lớn lao là bị hủy diệt bằng cách này hay cách khác. Bất cứ cách nào thuận tiện nhất đều được sử dụng. Sự kiện về Căn chủng lớn và sự kiện về đại châu mà Căn chủng sinh hoạt trên đó, đây là những sự kiện lập đi lập lại trong lịch sử. Thế rồi ta có việc phân chia nhỏ ra tiếp diễn ở nhiều xứ sở khác nhau, lan xa và rộng hơn.

  Thế mà đại châu thứ ba của Căn chủng thứ ba vốn đă bị hủy diệt tên là Lemuria. Đó là vùng đất mà giờ đây Thái B́nh Dương đang lượn sóng trên đấy; đáy biển Thái B́nh Dương là cựu lục địa Lemuria và sự kiện này đă được các nhà khoa học Âu châu công nhận. Họ thừa nhận rằng nơi có Thái B́nh Dương hiện nay đă từng có một vùng đất và họ cũng gọi nó bằng danh xưng nêu trên; Haekel, nhà sinh vật vĩ đại người Đức, coi Lemuria là cái nôi của loài người. Ông hoàn toàn đúng v́ giống dân Lemuria là giống dân đầu tiên trọn vẹn là người. Châu Lemuria bị hủy diệt do động đất và lửa; nước tràn vào để bổ sung cho sự hủy diệt ấy, lấp đầy những lỗ lớn do động đất tạo ra; tuy nhiên người ta công nhận rằng có một phần lục địa vẫn c̣n lại, chẳng hạn như Úc, Tân Tây Lan, Mauritus, đảo Phục Sinh cũng thuộc về Châu Lemuria. Tôi không cần bao gồm hết trong cả phần c̣n lại, nhưng phần lớn đă nằm dưới đại dương rồi. Thế mà đó lại là địa điểm của đại lục thứ sáu sắp tới. Châu Lemuria sẽ trồi lên và nơi giờ đây là Thái B́nh Dương th́ sẽ có đất liền lan tràn. Đó chỉ là khởi đầu thôi. Tôi không nói chuyện thần tiên đâu. Tại một trong những buổi họp quan trọng của Hiệp hội Anh Quốc Thăng Tiến Khoa học, nơi tụ tập những người minh triết nhất, các nhà hóa học, số học, địa lư học, nhà thám hiểm, có thể nói ưu tú nhất về kiến thức chính xác đă tụ tập lại để nghiên cứu và thảo luận - ta không thể có một thẩm quyền nào khả kính hơn nữa và lục địa mới của tôi dựa trên thẩm quyền của họ - trong phân bộ địa lư học, người ta bảo rằng lục địa mới đang trồi lên và họ nêu ra sự kiện rằng những bộ phận của lục địa mới đă ở trên mực nước biển rồi. Họ nói tới ‘một vành đai động đất’ ở Thái B́nh Dương và họ nêu rơ rằng trong ṿng vài ngàn năm vừa qua đă có những sự bùng nổ núi lửa và một số sự bùng nổ đă đẩy các ḥn đảo lên trên bề mặt đại dương; những người du hành bằng tàu bè, những thuyền trưởng thỉnh thoảng lại sửng sốt khi t́m thấy đất liền ở nơi mà trước đó vài năm chỉ có nước. Thế mà một số bạn của chúng tôi đang nghiên cứu địa lư học lại bảo rằng có nguy cơ loài người bị lụt lội tiêu diệt do những sự trồi lên này của đất liền. Điều này dường như làm cho thiên hạ căng thẳng thần kinh khi nghe nói tới một lục địa từ dưới nước trồi lên gây ra những cơn sóng thần khổng lồ nhận ch́m những lục địa lân cận. Tuy nhiên các nhà Thông Thiên Học không cảm thấy căng thẳng thần kinh. Họ biết rằng một lục địa phải được h́nh thành trong một thời gian dài, nó xuất hiện từng chút từng chút một; chắc chắn nó sẽ gây ra một số cơn sóng thần lớn nhấn ch́m nhiều người, nhưng toàn thể loài người không bị nguy hiểm. Trước kia những điều này đă xảy ra rồi. Chúng chỉ sắp xảy ra trở lại. Theo nghĩa này th́ lịch sử được lập lại. Thế là các học viên của Hội Thông Thiên Học không thể khiếp sợ khi những người bạn nghiên cứu địa lư học đưa ra những bức tranh về t́nh h́nh khủng khiếp trong tương lai. Các học viên Thông Thiên Học ắt bảo rằng: “Đó chỉ là một lục địa khác; châu Lemuria sẽ phải xuất hiện trở lại và một điều ǵ khác nữa sẽ phải lặn xuống”. Đúng là như vậy. Trong ṿng vài ngàn năm hoặc vài trăm ngàn năm, châu Mỹ sẽ biến mất và sẽ chỉ một mảnh nhỏ miền Tây châu Mỹ c̣n lại với vai tṛ là biên giới phía Đông của lục địa mới. Những điều này không có ǵ đáng báo động; v́ nó chỉ xảy ra từ từ. Chắc chắn sẽ có sự hủy diệt sinh mạng con người nào đấy giống như trong quá khứ đă từng như vậy. Nhưng xét cho cùng th́ các bạn không thể giết được con người, và chỉ giết được thể xác của y thôi; nếu bạn giết thể xác của y th́ con người sẽ có một thể xác khác tốt hơn. Không có lư do ǵ để bận tâm, bởi sự kiện nhiều người sẽ có thể xác bị hủy diệt; dù sao đi nữa điều này cũng c̣n xa xăm lắm và đó là sự an ủi cho nhiều người.

Bây giờ th́ lục địa thứ sáu là trú sở tương lai cho Căn chủng thứ sáu cũng phải mất cả trăm ngàn năm nữa. Tất cả chúng ta sẽ đều ở đó và các bạn sẽ học được mọi thứ về nó bằng trải nghiệm của chính ḿnh. Tuy nhiên hiện tại th́ ‘Giống dân sắp tới’ chỉ mới là một phân chủng. V́ ta dùng từ ngữ này theo nghĩa tổng quát là một ‘loại h́nh mới’, cho nên ta hăy xem xét cái mà ta thật sự ngụ ư qua từ ngữ Giống dân. Chúng ta ngụ ư một loại h́nh người mới, phân biệt được với mọi loại h́nh trước đó một phần do h́nh dạng của cái đầu, một phần do bố trí cặp mắt trên khuôn mặt và những đặc điểm khác nữa, nhất là mũi và cằm; thế rồi qua loại h́nh tổng quát của thân thể mảnh mai hay vuông vứt tùy trường hợp; nhưng hầu hết là qua hệ thần kinh và sự phát triển của hệ thần kinh. Mặc dù mắt thường không thấy được, nhưng hệ thần kinh vốn ở bên trong cơ thể là sự khác nhau cốt lơi nhất giữa các Giống dân nối tiếp nhau. Ngoài điều đó ra ta thấy loại h́nh người khác nhau c̣n có những loại h́nh cơ thể khác nhau; cơ thể chỉ là một biểu tượng của tâm trí và v́ tâm trí phát triển những năng lực mới cho nên cơ thể phải phát triển những cơ quan mới để biểu hiện những quan năng ấy. Sở dĩ hệ thần kinh khác nhau nhiều như vậy là v́ nó có liên quan mật thiết nhất với cái trí. Loại h́nh tâm trí được nhận ra qua hệ thần kinh, nhất là bộ óc.

 Bây giờ để cho sự mô tả lư thuyết trở nên rơ ràng hơn, các bạn hăy h́nh dung xét một trong những người của chính ḿnh rồi so sánh chính ḿnh với người Nhật hoặc người Trung Quốc. Bạn ắt thấy có một sự khác nhau rất nổi bật. Bạn ắt để ư thấy rằng bạn cao hơn và thon thon hơn người Nhật, theo thông lệ th́ người Nhật có khuôn mặt h́nh chữ điền và lùn hơn; bạn ắt để ư thấy sự khác nhau về h́nh dạng của cái đầu, bạn ắt để ư thấy sự khác nhau rất nhiều về sự bố trí cặp mắt. Nói chung th́ cặp mắt thoai thoải dốc hơn một chút rơ rệt hơn ở người Trung Quốc so với người Nhật. Mắt của họ ti hí hơn và ít mở rộng hơn so với mắt bạn. Bạn ắt để ư thấy sự khác nhau về loại h́nh của mũi và cằm. Tất cả những điều này đều là khác nhau về chủng tộc. Người Trung Quốc và người Nhật đều là những người thuộc Giống dân thứ tư, thuộc về giống dân có trước giống dân của bạn với vai tṛ là giống dân lănh đạo trong cơ tiến hóa. Một giống dân này nối tiếp giống dân kia. Và Giống dân thứ tư lan tràn khắp trọn cả Á châu không hề bị chết hết trong cơ hủy diệt Châu Atlantis và ngay cả tới tận ngày nay th́ Giống dân thứ tư vẫn c̣n đông hơn Giống danh thứ năm. Giống dân thứ năm chiếm ưu thế không phải do số lượng mà là do năng lực. Điều này cũng giống như con người khống chế được con voi mặc dù con voi mạnh hơn hẳn và lớn hơn con người, và là một con thú để thồ hàng rất khéo nhưng con người lại khôn khéo hơn.

Nếu một người Trung Quốc hoặc một người Nhật bị thương trong khi chiến đấu th́ y có nhiều cơ may được phục hồi hơn một người trong Giống dân Aryan. Lại nữa người da đỏ ở châu Mỹ vốn cũng là một người thuộc Giống dân thứ tư ắt chịu đựng được một vết thương giết chết được bất cứ ai trong các bạn bằng cơn sốc, không phải do mất máu mà do sốc thần kinh; y sẽ phục hồi đối với một vết thương giết được một người thuộc Giống dân thứ năm. Y có thể chịu đựng được sự hành hạ tra tấn mà không ai trong các bạn chịu đựng nổi nếu sau đó không chết lần chết ṃn. Y có hệ thần kinh không giống như các bạn. Hệ thần kinh này không đáp ứng với những kích thích ngoại lai giống như các bạn và trong khi cảm thấy đau th́ y không cảm nhận được nó nhức nhối đến mức làm tê liệt bộ óc; cơn đau không giết y nhanh chóng và đó là một trong những lư do tại sao trong cuộc chiến tranh Nga Nhật tử suất do bị thương cực kỳ thấp trong đám người Nhật. Tôi không quên tài khéo của những y sĩ giải phẫu của họ, tôi cũng chẳng quên sự sạch sẽ đẹp đẽ của họ và thuật điều dưỡng cực kỳ kỹ lưỡng của họ. Tôi biết họ ứng dụng mọi nguồn khoa học Âu Tây để chữa vết thương. Nhưng nhân tố chính yếu lại khác. Một số người nghĩ rằng điều này khiến cho Giống dân thứ tư tốt hơn Giống dân thứ năm và thích cấu tạo Giống dân thứ tư hơn. Thế th́ khi xét tới những sự vật khác nhau tiêu biểu này, bạn ắt vỡ lẽ ra rằng các Căn chủng khác nhau rất nhiều, c̣n phân chủng khác nhau ít hơn; loại h́nh tổng quát của các bạn dễ nhận ra hơn; chẳng hạn như người Caucase cũng thuộc loại h́nh Aryan thuần chủng giống như người Kashmire; nhân tiện xin nói người Kashmire c̣n trắng hơn người dân ở những nước Nam Âu. Nếu bạn xếp người Kashmire bên cạnh người Ư hoặc người Tây Ban Nha th́ bạn ắt bảo rằng người Ư hoặc người Tây Ban Nha là người da màu. Đây chỉ là vấn đề khí hậu. Người ta muốn phân biệt qua màu da c̣n sự khác nhau thật sự là nơi Giống dân chứ không phải nơi màu da. Khi bạn đi xuống phương Nam th́ màu da sẫm hơn và theo thông lệ th́ phụ nữ đẹp hơn đàn ông chỉ v́ phụ nữ không phơi nắng nhiều hơn. Bạn ắt thấy phụ nữ vùng Bengal và Panjab cũng trắng như phụ nữ người Anh do hệ thống purda có khuynh hướng giữ cho nước da cực kỳ đẹp. Nhưng đó là da trắng ấm áp hơn chứ không xanh mét như người Anh.

Đâu là những sự khác nhau giữa các phân chủng? Có những sự khác nhau nho nhỏ chứ không chính yếu. Hệ thần kinh giống nhau rất nhiều. Sự khác nhau nho nhỏ là ở loại h́nh khuôn mặt. Bạn biết khuôn mặt người Hy Lạp khác với khuôn mặt của chính bạn. Loại h́nh người Hi Lạp là một loại h́nh nổi bật. Chẳng hạn như thay v́ có mũi khoằm khoằm giống như chim ưng của người Aryan Ấn Độ th́ lại có khuynh hướng mũi chạy thẳng từ trán xuống. Nếu bạn nh́n bán thân của người Hy Lạp từ hai bên th́ bạn ắt thấy rằng trán và mũi ở trên một đường thẳng. Trong loại h́nh dân Teuton th́ mũi lớn hơn và thô hơn chứ không xinh xắn như loại h́nh Hy Lạp hoặc Ấn Độ thuần chủng. Thế rồi bạn ắt để ư thấy có những sự khác nhau nữa trong khuôn mặt, xương g̣ má khác nhau chút ít nơi những phân chủng khác nhau; đặc điểm này nổi bật hơn nơi những Căn chủng. Nhưng bạn có một sự khác nhau về loại h́nh chung; người Ư và người Pháp có thân h́nh nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn, dẻo dai hơn, thon thả hơn so với người Teuton. Người Teuton to lớn hơn, mạnh mẻ hơn và có thể nói là thô kệch hơn. Đây đều là những sự khác nhau của các phân chủng.

‘Giống dân sắp tới’ là phân chủng thứ sáu giờ đây đang được triển khai. Nhiều đứa trẻ sinh ra thuộc loại h́nh này là loại h́nh mới và theo lời H. P. B. th́ chúng đặc biệt sinh ra từ lâu rồi ở Mỹ và mới gần đây cũng được phát hiện trong số chúng ta, ở Úc và ở Tân Tây Lan. Loại h́nh người mới ở Mỹ rất dễ nhận ra. Theo chỗ tôi biết th́ khoa học chưa nhận ra nó ở Úc và Tân Tây Lan. Tôi để ư thấy điều này khi đi sang Mỹ vào năm 1891. V́ tôi đă được H. P. B. nói cho biết rồi nên tôi mở tṛn xoe mắt ra và thấy có một số nhỏ người khác những người kia trán họ rộng, mắt lớn và được bố trí rất hay, khuôn mặt cực kỳ đẹp và làm cho ta nhớ tới một loại h́nh Hy Lạp cằm vuông và khỏe hơn, miệng đẹp như vẽ, môi trên hơi rộng. Khi tôi lại đi tới đó vài năm sau th́ tôi thấy c̣n nhiều người hơn nữa. Cách đây không lâu lắm, tôi không nhớ năm nào th́ nhà dân tộc học chủ yếu của Mỹ có báo cáo với Pḥng dân tộc học ở Washington rằng một loại h́nh dân mới đang xuất lộ ở Mỹ. Ông bảo rằng nó mạnh đến nỗi người Do Thái mà kết hôn với người Mỹ cũng có khuynh hướng mất đi loại h́nh Do Thái vốn là một trong những loại h́nh sống dai nhất trên thế giới. Ở Mỹ loại h́nh Do Thái đang bắt đầu có những đặc điểm của một giống dân mới.

Mới gần đây họ đă t́m ra một cách kỳ diệu để làm nổi bật lên những đặc trưng của loại h́nh này bằng cách sử dụng cái gọi là ảnh chụp phức hợp. Tôi chưa thấy nhiều ảnh chụp đó ở đây, nhưng ở Âu châu có một thiết bị rất tinh xảo; khi bất cứ ai muốn t́m ra những đặc điểm chung của một số người mà xét về thể chất hoặc tâm trí đều khá giống nhau th́ người ta sử dụng thiết bị này. Nó được dùng rất nhiều để khảo sát những loại h́nh tội phạm. Cách thức làm điều đó như sau: bạn lấy 100 h́nh chụp (nếu muốn có thể nhiều hơn nữa) những tội phạm đáng chú ư vốn bộc lộ loại h́nh tội phạm qua khuôn mặt. Thế rồi sau khi có được mọi h́nh chụp bằng một cách nào đấy, bạn sắp xếp nó sao cho những h́nh chụp này được đưa qua phía trước một máy chụp ảnh rất nhanh, sao cho mỗi ảnh chụp chỉ để lại một ấn tượng nhất thời trên phim ảnh thật nhạy. Kết quả là mỗi h́nh chụp ngày đều được chồng chất lên nhau và chỉ có những đặc điểm chung th́ nổi bật lên. Trong quy tŕnh ấy những đặc điểm khác nhau đều biến mất, thế là bạn có được ảnh chụp phức hợp cho thấy những đặc điểm chung của khuôn mặt tội phạm và người ta gọi ảnh chụp phức hợp này là loại h́nh tội phạm. Đây là một phương án tinh xảo và hợp khoa học được dùng rất nhiều ở Mỹ và được học viên ứng dụng. Họ chọn lựa ra những người có đặc điểm chung giống nhau, họ chụp ảnh những người này rồi lại chụp ảnh những ảnh đó theo cách thức miêu tả nêu trên. Bằng phương pháp này họ thu được ảnh chụp của loại h́nh trong đó ngoài đặc điểm chung đều nổi bật lên c̣n những đặc điểm khác th́ biến mất.

Chắc chắn là có sự xuất lộ của phân chủng mới này. Đây đă là một điều thông thường đối với Thông Thiên Học trong một thời gian dài. Giống dân mới ấy bộc lộ điều ǵ? Trí tuệ là đặc trưng của Giống dân thứ năm nói chung và của phân chủng thứ năm. Nhưng tŕnh độ kế tiếp vượt trên nó là tâm thức minh triết; nhà Thông Thiên Học gọi nó là Buddhi, tương phản với Manas. Đặc trưng của giống dân mới là phát triển tâm thức cao siêu vốn có đặc trưng là lư luận bằng trực giác chứ không phải bằng cái trí. Có thể nói đó chỉ là lư thuyết, là kết quả của việc nhà Huyền bí học nh́n vào tương lai. Một triết gia Âu châu cũng đă đạt tới kết quả đó. Triết gia Bergson đă tuyên bố rằng phẩm chất kế tiếp của loài người cần phải phát triển chính là trực giác. Ông phân biệt nó với trí năng. Theo ông trí năng nh́n ra thế giới bên ngoài, c̣n trực giác là một quan năng thuộc về cuộc sống nội tâm có liên quan nhiều hơn với bản năng, vốn nhấn mạnh những năng lượng bảo tồn sự sống trong cơ thể.

Thế mà đó chính là yếu tố đặc biệt của ‘giống dân sắp tới’. Chắc chắn đó là tri thức, là trí năng, nhưng nó tuân phục cái phẩm chất tinh thần cao siêu vốn thực chứng được tính đơn nhất trong tính đa dạng, và v́ vậy đạt tới mức thực chứng được Tự ngă thiêng liêng nơi con người. Khi xét về tâm thức th́ đó là bước tiến kế tiếp. Trí năng phân chia, cô lập. Bạn biết được một sự việc bằng trí năng như thế nào? Bằng những sự khác nhau, cứ thử nghĩ một lúc xem bạn ắt vỡ lẽ ra rằng ḿnh phân biệt điều này với điều kia qua những sự khác nhau giữa những sự vật ấy. Quan năng minh triết thấy được tính đơn nhất ngay giữa tính đa dạng. V́ vậy khi phát triển phẩm tính minh triết, loài người sẽ ngộ ra được tính đơn nhất của ḿnh hơn bao giờ hết, ngoại trừ những người có tính linh vốn đă ngộ ra được nó là một sự thật mà ḿnh trải nghiệm. Đây ắt là một quan năng thông thường của Căn chủng thứ sáu và là một quan năng nổi bật nơi phân chủng thứ sáu, tiền phong của nó vốn đă sinh ra trên thế giới rồi. Bạn có thể bảo rằng tôi đang khởi sự theo quan điểm Thông Thiên Học. Đúng vậy. Nhưng lư thuyết này đă hoàn chỉnh. Tôi đang chỉ cho bạn thấy khoa học Âu Tây đă nhận ra được tất cả những đặc điểm nổi bật này, nhưng nó không tổng hợp chúng lại, nó không xây dựng một lư thuyết hoàn chỉnh bởi v́ nó đă học những đặc tính này từng cái một, và nó không thể kết nối chúng lại với nhau chừng nào chưa phát hiện ra được tổng thể các sự kiện. Thế th́ hăy vỡ lẽ ra rằng chúng ta đang ở trong một thời kỳ chuyển tiếp lớn của lịch sử; phân chủng mới đang sinh ra và loại h́nh mới đang được triển khai. Thế mà Đức Bàn Cổ đang làm việc ở chỗ này. Đức Bàn Cổ Vaivasvata vốn là Tổ phụ của Căn chủng thứ năm. Chẳng phải thỉnh thoảng lại tự gọi ḿnh là ‘con cháu của Đức Bàn Cổ’ đấy sao? - điều này hoàn toàn đúng, bởi v́ Giống dân thứ năm thoát thai từ Ngài, là gia đ́nh của Ngài, là hậu duệ của Ngài theo sát nghĩa về mặt thể chất. Đức Bàn Cổ Vaivasvata là Tổ phụ của Giống dân thứ năm và giờ đây Ngài đang triển khai một loại h́nh mới là phân chủng thứ sáu của Căn chủng thứ năm, loại h́nh mà tôi đang miêu tả. Ngài đang làm việc, mặc dù các bạn có thể quên mất Ngài; bao giờ Ngài cũng giám sát sự tiến hóa giống dân của ḿnh, mặc dù tâm trí hiện đại có thể không biết tới Ngài. Đại sự của Đức Bàn Cổ là kiến tạo một giống dân cùng với các phân chủng, các gia đ́nh và các quốc gia; giờ đây Ngài đang làm việc cũng chắc mẫm như Ngài đă từng làm việc trong quá khứ và cuộc Chiến tranh này đang tiếp tay cho Ngài. Các bạn hăy quan sát những danh sách xuất hiện trong những tờ báo h́nh, nhất là ở Âu châu, hằng tuần các bạn đều thấy khuôn mặt của hầu hết những trẻ trai, những thanh niên 18 - 19 và 20 tuổi, biết bao nhiêu người dưới 30 tuổi. Cho tới nay nước Anh đă từ bỏ những đứa con của ḿnh qua việc tự nguyện hiến dâng chứ không phải bằng bạo lực trưng binh. Người ta thấy tinh hoa của Tổ quốc đang bị hủy diệt, lớp ưu tú nhất của Tổ quốc đang bị giết hại, đó là sự xả thân cao quư nhất khi họ bị quét sạch trong cuộc Chiến tranh hăi hùng này. Nước Anh phải làm ǵ khi dân tộc khóc thương, khi lớp người ưu tú nhất và cao quư nhất bị mất đi để sinh ra thế hệ kế tiếp? Chúng tôi xem xét nó theo một quan điểm khác. Chúng tôi bảo rằng những người ấy đáp ứng lời hiệu triệu của Đức Bàn Cổ Vaivasvata, Ngài cần lớp người cao thượng nhất để xây dựng ‘giống dân sắp tới’. Họ không chết đâu khi thân xác của họ bị tan nát bởi ḿn, súng đạn và thuốc nổ. Việc giết chết thể xác th́ có ǵ quan trọng? Con người được giải thoát và nhờ vào sự hi sinh ấy, qua sự kiện y đă từ bỏ mọi niềm vui của tuổi thanh xuân, mọi tham vọng, mọi thứ khiến cho cuộc đời vui tươi, mọi sức mạnh trẻ trung của tuổi trưởng thành - nhờ vào sự hi sinh ghê gớm ấy, y đă nhảy vọt xét về mặt tiến hóa, y đă đáp ứng lời hiệu triệu của Đức Bàn Cổ, cho dù y có biết điều đó hay không đi nữa.

Ấn Độ đă chia xẻ điều ấy theo một cách khác. Đó là v́ mặc dù người Ấn Độ phần lớn là gia nhập quân đội mà không suy nghĩ theo kiểu ấy, mặc dù t́nh nguyện nhập ngũ bị cấm đoán, thế nhưng thanh niên Ấn Độ vẫn hăng hái lên đường và có một điều trong chiến công của người Ấn Độ vốn không xuất hiện trong chiến công của bất cứ nước nào trong đám Quốc gia đồng minh khác. Vào một ngày kia, Đức Vua đă nêu rơ sự khác nhau này, cái đường lối ân huệ này khi ngài ngỏ lời với những thương binh Ấn Độ đến yết kiến ngài khi họ b́nh phục. Hoàng đế nước Anh dùng một cụm từ đáng chú ư. Khi ngỏ lời với họ ngài bảo rằng họ chiến đấu không phải v́ chính ḿnh, không phải v́ tự do của chính ḿnh, mà v́ tự do của những quốc gia khác và ngài hi vọng rằng sự tự do lớn lao hơn sẽ đến với họ nơi xứ sở của họ dưới quyền cai trị của ngài. Đây là một phát biểu rất đáng chú ư, v́ bằng cái sự thấu triệt đồng cảm ấy ngài đă thấy rơ trong bụng công lao của Ấn Độ, rằng người Ấn Độ không chiến đấu cho chính ḿnh trên chiến trường Âu châu, vùng Lưỡng Hà, Phi châu, họ đang chiến đấu cho những người khác. Và trong cái yếu tố vị tha khiến cho họ nổi bật lên là một giống dân trong Cuộc chiến này ắt có sự ban phước của Đức Bàn Cổ đối với Quốc gia này, v́ những người chết cho người khác có quyền nâng cao Tổ quốc ḿnh lên cùng với chính ḿnh. Thế là một trong những thành quả của Chiến tranh ắt là tự do rộng lớn hơn và những linh hồn anh dũng ắt trở lại để xây dựng ở đây một nền văn minh vĩ đại và cao quư hơn.

Nhưng trong sự thay đổi này có hai điều mà ta cần phải nhớ. Phân chủng thứ năm không chết đi. Nó ắt tiếp tục xây dựng nền văn minh của riêng ḿnh trong Căn chủng thứ năm bằng cách xây dựng một Đế quốc hùng mạnh hơn mà thế giới chưa từng chứng kiến; nước Anh và Ấn Độ phải đồng hành với nhau, Ấn Độ phải thống nhất và liên kết với nước Anh. Nhưng Ấn Độ phải có được quyền tự do của ḿnh, nó phải được tự do trong nội bộ biên cương của chính ḿnh, một Quốc gia tự trị trong nội bộ Liên bang hùng mạnh duy nhất, bởi v́ nó có công việc cần làm trong Giống dân thứ năm vẫn c̣n phải được xây dựng và vẫn c̣n giúp đỡ. Và trong khi phân chủng mới mẻ nhỏ nhoi thứ sáu, ‘giống dân sắp tới’ tăng trưởng thành từng nhóm nhỏ - dưới mắt thế giới th́ chẳng đáng quan tâm bởi v́ người ta coi đó chỉ là một sự thay đổi kỳ diệu về loại h́nh, và thế giới cũng chẳng biết ǵ về tương lai của phân chủng này - trong khi nó âm thầm tăng trưởng mà chẳng ai để ư, th́ Đế quốc vĩ đại của Giống dân thứ năm sẽ được hoàn chỉnh, bảo đảm cho toàn thể thế giới được ḥa b́nh và Ấn Độ sẽ góp phần vào sự duy tŕ và bảo trợ nền ḥa b́nh ấy, lúc đó ‘giống dân sắp tới’ sẽ có một chỗ đứng để tăng trưởng cho đến khi nó đủ đông đảo gây ấn tượng lên nền văn minh thế giới.

Vả lại nó c̣n ảnh hưởng tới các phân chủng khác. Sự hợp tác sẽ phổ biến thay v́ sự cạnh tranh, cảm xúc huynh đệ sẽ phổ biến thay v́ cảm tưởng đối lập, thuyết quốc tế chủ nghĩa sẽ lan tràn thay cho việc các Quốc gia chống đối nhau, khuynh hướng tiến tới luật quốc tế sẽ xuất hiện giống như nó đă bắt đầu xuất hiện rồi trước khi có Chiến tranh. Sau chiến tranh nó sẽ xuất hiện trở lại mạnh mẽ hơn nữa. Đây là những chuyện trong tương lai và ta có thể nói đưa t́nh trạng sự việc hiện nay ngược lại tới nền văn minh vẫn c̣n chưa đạt được tột đỉnh. Xuất phát từ nền văn minh sắp tới vốn hoàn toàn thuộc loại h́nh hợp tác và huynh đệ, ‘giống dân sắp tới’ đang từ từ tăng trưởng, nó sẽ xác lập những đặc điểm và tư tưởng của ḿnh trong tâm trí thế giới trước khi có được nhiều h́nh thức bên ngoài. Mọi điều hướng về T́nh Huynh Đệ và t́nh thân hữu giữa các quốc gia, mọi điều góp phần thực hiện một nền nhân bản chung, đó ắt là đặc trưng của ‘giống dân sắp tới’ chính là v́ trong Hội Thông Thiên Học, T́nh Huynh Đệ Đại Đồng là điều duy nhất mà chúng ta yêu cầu các hội viên phải công nhận. Ấy là v́ ngay từ đầu chúng ta đă là một nhóm người rải rác qua mọi quốc gia văn minh trên thế giới, vốn coi T́nh Huynh Đệ là mối liên kết vĩ đại gắn bó chúng ta với nhau và là loại h́nh của nền văn minh tương lai. Đó chính là loại h́nh của ‘Giống dân sắp tới’. Thế th́ một phần vô ư thức và một phần có ư thức, cái phong trào tinh thần vĩ đại mà ta gọi là Thông Thiên Học đang truyền bá ư tưởng của ‘Giống dân sắp tới’ ra toàn cầu xuyên suốt thế giới văn minh. Một số chúng ta đang làm việc này một cách có ư thức, bởi v́ ta biết về tương lai ở phía trước của ḿnh. Những người khác hợp tác v́ ích lợi của sự hay ho đẹp đẽ lư tưởng ấy, của niềm hạnh phúc lớn mà nó mang lại cho đất nước ta và cái cuộc Đại chiến này chỉ là một phần của việc chuẩn bị tiêu diệt lư tưởng ngược lại, đó là áp bức thay v́ tự do, quân phiệt thay v́ ḥa b́nh và cuộc Chiến tranh này sẽ tiếp diễn cho đến khi cái lư tưởng tồi tệ ấy bị tiêu diệt, cho đến khi người ta bắt đầu vỡ lẽ ra rằng sự tiến hóa của ‘Giống dân sắp tới’ không phải là siêu nhân của siêu cường Đức quốc thiếu ḷng từ bi, mà là lư tưởng Siêu nhân được tiêu biểu qua các Chơn sư, các đấng Kitô, các Đức Phật của nhân loại; Siêu nhân ấy có tính t́nh thương và ḷng từ bi, có sự tŕu mến đối với người yếu đuối, có sự che chở đối với người bơ vơ, những đặc điểm ấy c̣n nổi bật hơn cái tri thức lỗi lạc vốn cũng của các Ngài rồi. Ấy là v́ tri thức mà không t́nh thương có khuynh hướng tạo ra cái loại siêu nhân chà đạp, tàn bạo, khiến cho kẻ yếu nô lệ cho người mạnh. Siêu nhân sắp tới thuộc loại h́nh các Chơn sư. Đó là Chơn sư Minh triết, chẳng những có Tri thức mà c̣n có T́nh thương đi kèm theo để tạo thành Minh triết, chính Minh triết ấy là đặc trưng của ‘Giống dân sắp tới’.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS