|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
GIÁO HUẤN THÔNG THIÊN
HỌC VÀ
THÔNG ĐIỆP CỦA
KRISHNAMURTI
(Theosophical
Teaching and Krishnamurti’s Message)
Tác giả: CHITTARANJAN SATAPATHY
và DEBASHREE DAS
|
|
Tiến sĩ Chittaranjan
Satapathy là Phó Hội Trưởng Quốc tế
của Hội Thông Thiên
Học Adyar.
Bà Debashree Das là
hội viên của Chi bộ Pune, Xứ bộ Ấn Độ.
Bài đăng trên Tạp chí
Nhà Thông Thiên Học, Quyển 137.12
Giáo huấn
Thông Thiên Học đă được truyền lại cho chúng ta từ các Chơn sư Minh Triết vĩ
đại thông qua các bức thư và những bài viết của các nhà tiên phong giai đoạn
đầu của Hội Thông Thiên Học, nhất là bà H. P. Blavatsky. Trong ṿng 140 năm
vừa qua, đă có một số lượng lớn kho tài liệu Thông Thiên Học được xuất bản,
nhưng không một nhà lănh đạo Thông Thiên Học nào rêu rao là ḿnh đă phát
minh ra Thông Thiên Học. Những yếu tố tinh túy của giáo huấn Thông Thiên Học
là những phát biểu lại dưới dạng hiện đại những chân lư cổ truyền, vốn không
riêng thuộc bất kỳ quốc gia, nền văn minh hay kỷ nguyên đặc thù nào. Chính
v́ vậy mà người ta mô tả Thông Thiên Học dưới các dạng minh triết khác nhau:
minh triết cổ truyền, minh triết vĩnh cửu, minh triết ngàn đời, minh triết
vĩnh hằng, minh triết xuyên suốt thời gian, và theo sát nghĩa nó cũng có
nghĩa là minh triết thiêng liêng. Nó là minh triết cổ truyền theo nghĩa nó
được truyền thừa từ thời xa xưa nhất chứ không phải v́ nó cổ lỗ. Nó vốn dựa
trên chân lư vĩnh hằng không chịu ảnh hưởng của thời gian. V́ vậy ngày nay
nó có giá trị và nền tảng vững chắc hơn bao giờ hết. Nó không phải là minh
triết do bất cứ ai quan niệm ra, mà là minh triết tồn tại trong Thiên nhiên
và chờ đợi mỗi chúng ta phát hiện. Minh triết vĩnh hằng này có liên quan tới
bản chất của sự sống nhân loại và vũ trụ nói chung, cùng với cách thức mà ta
liên hệ trong nội tâm với vạn vật và mọi sự vật xung quanh ta.
Nguyên
Hội trưởng Hội Thông Thiên Học, N. Sri Ram, thường nêu rơ rằng có một Nguyên
lư không ai sáng tạo ra, sơ thủy, đại đồng vũ trụ, thuần túy tinh thần và có
thể được trải nghiệm nơi sâu thẳm trong tâm thức con người. Đây là cái
Nguyên lư mà chính chúng ta và vạn vật đang tồn tại đều có liên quan tới nó
một cách b́nh đẳng. Nhưng chúng ta có một năng lực tâm thức nhờ đó ta có thể
thực chứng chân lư trong cái Tinh thần ấy vốn là bản chất chân thực của nó.
Sự thật ấy chỉ có thể biểu lộ được trong một tâm thức đă chuẩn bị sẵn sàng.
Nó bộc lộ ra từ bên trong. V́ thế cho nên chúng ta cũng có khả năng bộc lộ
từ bên trong, từ cái trung tâm tồn tại nơi chúng ta cũng như tồn tại trong
vạn vật. Đây có lẽ là chân lư quan trọng nhất trong cái triết lư mà ta gọi
là Minh triết Vĩnh hằng, tức Thông Thiên Học.
Ta đang tiến hành thăm ḍ xem liệu cái minh triết vĩnh hằng này có liên hệ
hay chăng và liên hệ ra sao với giáo huấn của J. Krishnamurti, một huấn sư
kỳ diệu trong thời hiện đại. Tại buổi hội thảo ở Eerde, ông có nói rằng:
Tôi chủ trương có một Sự Sống Vĩnh Hằng vốn là Cội nguồn và Mục tiêu, thủy
và chung. Thế nhưng nó lại vô thủy vô chung. Chỉ nơi Sự Sống ấy mới có sự
viên măn. Và bất cứ ai có viên giác Sự Sống ấy ắt có mấu chốt về Sự Thật
không giới hạn. Sự Sống ấy dành cho tất cả . . . Sự Sống ấy không có h́nh
tướng, v́ Chân lư vốn vô tướng, vô lượng, vô biên. Và mọi người phải trở lại
Sự Sống ấy.
Thông điệp của ông đến với chúng ta chẳng những qua những bài nói chuyện
trước đám đông của ông mà c̣n qua sinh hoạt và lối sống của ông nữa. Ông
khiến cho chúng ta nhớ lại rằng huấn sư không quan trọng mà chỉ có giáo huấn
mới quan trọng thôi, v́ chính chúng ta cần t́m thấy sự thật và điều này đ̣i
hỏi có sự chuyển hóa bên trong. Ông cũng khăng khăng cho rằng không nên có
người nào thuyết giải giáo huấn của ông, bởi v́ họ sẽ làm méo mó xuyên tạc
nó.
Trong Tập san số 7, năm 1970 của Quỹ tín thác Hiệp hội Krishnamurti ở Anh,
Krishnamurti có nói: “Không cần có người thuyết giải nào, bởi v́ mỗi người
nên quan sát những hoạt động của chính ḿnh chứ không tuân theo bất kỳ lư
thuyết hoặc thẩm quyền nào”. Vào ngày mùng 10 tháng 7 năm 1973, ông bảo rằng
Hiệp hội Krishnamurti (ở Anh, Ấn Độ và Mỹ) không có thẩm quyền về vấn đề
giáo huấn hoặc phái đi những người tuyên truyền hay thuyết giải giáo huấn.
Trước đó vào năm 1956 (Bài nói chuyện thứ 6 ở New Delhi) ông đă mạnh mẽ
tuyên bố: “Mọi kẻ thuyết giải đều phản bội, bởi v́ họ không trải nghiệm
nguyên thủy, họ chỉ gián tiếp lập lại một điều ǵ đó mà họ tin là đă có ai
đó trải nghiệm và họ nghĩ rằng như vậy là đúng. V́ vậy ta hăy thận trọng với
những người thuyết giải”.
Tôi thấy giáo huấn Thông Thiên Học rơ rệt tương tự với việc Krishnamurti
nhắc nhở ta rằng huấn sư không quan trọng. Một trong những sức mạnh chính
yếu của Hội Thông Thiên Học đó là “tự do tư tưởng” mà các hội viên đều có,
nó được tôn vinh trong một Nghị quyết được Đại Hội Đồng thông qua vào năm
1924. Trong đó người ta có minh định rằng không một huấn sư hoặc tác giả
nào, từ bà Blavatsky trở xuống, có bất cứ thẩm quyền áp đặt lên người khác
giáo huấn hoặc ư kiến của ḿnh”. Điều này bảo đảm cho hội viên Hội Thông
Thiên Học có quyền tự do chủ trương bất kỳ ư kiến nào hoặc theo đuổi bất cứ
trường phái tư tưởng nào. Tự do như vậy là điều tối cần thiết để cho hội
viên tự ḿnh thực chứng được chân lư. Hơn nữa một trong những Chân lư Vĩ đại
được tŕnh bày trong T́nh thi Hoa sen Trắng và được lặp lại trong
Ánh Sáng Trên Đường Đạo là như sau: “Mỗi người tuyệt đối là kẻ lập pháp,
ban bố vinh quang hoặc u ám cho chính ḿnh, quyết định cuộc đời ḿnh được
thường hay bị phạt”.
Giáo huấn Thông Thiên Học và thông điệp của Krishnamurti nói về một điều ǵ
đó cao cả, không thể diễn tả trọn vẹn nên lời, vượt ngoài tầm thế giới tư
tưởng. Cả hai đều cần được tiếp cận một cách hết sức nhạy cảm. Việc so sánh
suồng să ắt có khuynh hướng dẫn người ta tới những kết luận sai lầm. Một vị
thánh thần bí gia nổi tiếng thời cận đại, đạo sĩ Yoga Ramsuratkumar là môn
đồ của Sri Aurobido, Ramana Maharshi và thầy của ông là Swami Ramdas. Khi
Krishnamurti đặt bàn tay lên đầu Ramsuratkumar vào lúc kết thúc buổi thuyết
tŕnh th́ Ramsuratkumar bảo rằng cuối cùng ông đă thực chứng được điều sau
đây:
“Krishnaji
dành cho những kẻ không tin tưởng. Đối với các tín đồ th́ có biết bao nhiêu
Sư phụ mà họ đi theo. Nhưng đối với kẻ thật sự không tin tưởng th́ biết làm
sao bây giờ? V́ thế cho nên Krishnaji chọn những từ ngữ khác hẳn, thế nhưng
kẻ không tin tưởng vẫn chấp nhận được. Tôi bảo đảm với quư vị rằng Krishnaji
ban cho chúng ta điều cốt tủy giống hệt như bất kỳ đại Đạo sư nào nhưng ẩn
náu trong những thuật ngữ ngược hẳn lại”.
Sau đây là một đoạn trích dẫn khác của đạo sĩ Yoga Ramsuratkumar:
“Thầy tôi là Swami Ramdas, có nhấn mạnh rằng trong danh xưng có đủ mọi thứ.
Khi tôi đọc J Krishnamurti một cách cũng kính cẩn và quan tâm chú ư th́ tôi
lại thấy ông bảo rằng “trong danh xưng chẳng có ǵ hết”. Tôi đâm ra bối rối.
Hai phát biểu khác nhau, ngược hẳn nhau. Tôi cũng biết có hai lời phát biểu
này đều do các đại sư đưa ra. Swami Ramdas đă từ trần rồi. Cho nên tôi đi
t́m Krishnamurti để cho ông soi sáng vấn đề này.
Tôi đi đến Madras th́ Krishnamurti đă đi tới Thung lũng Rishi. Tôi tới đó
nhưng không thể gặp không riêng tư. Thế rồi Krishnamurti lại đi tới Bombay,
tôi bám theo ông. Ở đó tôi cũng không thể gặp được ông. Ông quay về Madras;
tôi cũng lại bám theo như cái đuôi. Tôi cương quyết phải khiến cho nỗi hoài
nghi của ḿnh được bậc Thầy sống này minh giải. Ở Madras người ta bảo rằng
tôi không thể gặp được ông.
Tờ mờ một buổi sáng nào đó, tôi chờ ở vườn Vasanta Vihar, hi vọng
Krishnamurti ắt tới đây và gặp tôi. Điều xảy ra tôi không thể mô tả là một
giấc mơ, một h́nh ảnh hoặc thực tại. Nhưng điều xảy ra như sau: Krishnaji đi
thằng tới tôi. Tôi phủ phục trước mặt ông. Sau một lúc th́ ông nâng tôi dậy
và đặt cả hai bàn tay lên trên vai tôi. Ông nói bằng một giọng ngọt ngào:
“Cả hai chúng ta đều nói cùng một sự vật”. Thế rồi ông bỏ đi.
Tôi
ngây ngất xuất thần. Nỗi nghi ngờ của tôi đă bị đánh bật tận rễ. Đúng vậy!
Xét theo cốt lơi th́ cả hai phát biểu “Danh xưng là mọi thứ “ và “Danh xưng
chẳng là ǵ cả”, đều truyền đạt cùng một sự thật. Hữu (purna) và Vô (sunya)
chính xác đều có nghĩa là cùng một Nhất nguyên đơn giản, không phân chia
được!
Ta dễ t́m thấy được những điều mâu thuẫn biểu kiến trên bề mặt giữa các giáo
huấn Thông Thiên Học và giáo huấn Krishnamurti. Nhưng việc suy giảm bén nhạy
và trưởng thành chín muồi lại chứng tỏ khác đi. Trong tác phẩm hội thảo
chuyên đề Giáo Lư Bí Truyền, Krishnamurti và Sự Chuyển hóa, Aryel
Sanat t́m thấy cái mà trước kia ông gọi là mối liên hệ bất ngờ giữa Giáo
Lư Bí Truyền và công tŕnh của Krishnamurti. Theo ông, việc thấu hiểu về
mặt tâm lư Giáo Lư Bí Truyền chứng tỏ rằng cốt tủy của nó cũng như
cốt tủy của nhận xét sáng suốt của Krishnamurti đó là sự chuyển hóa của con
người. Ông nêu rơ rằng các Chơn sư và H. P. B. dạy một lối sống trông mong
rằng một nhà Thông Thiên Học không phải là một kẻ nào đấy chỉ ấp ủ một vài
niềm tin, mà nói cho đúng hơn là một kẻ nào đấy sống cuộc đời đă chuyển hóa,
bởi v́ nếu không có sự chuyển hóa tâm lư th́ sự thông hiểu vẫn ở một mức trí
năng chứ không thực chúng được Sự Thật. Sanat kết luận rằng giáo huấn của
Krishnamurti xem ra không khác ǵ Giáo Lư Bí Truyền khi ta hiểu được
rằng Giáo Lư Bí Truyền không
chỉ sử dụng mấu chốt siêu h́nh mà c̣n sử dụng mấu chốt tâm lư và thần thoại;
bấy giờ ta mới vỡ lẽ ra rằng cả hai giáo huấn đều vạch ra cùng một nhu cầu
là chuyển hóa nội tâm. Trong khi Krishnamurti nói tới việc chết đi từng
khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác th́ Thông Thiên Học lại nói tới sự chết
của phàm ngă.
Ta biết rằng ngôn từ vẫn mang tính giới hạn. Đây chính là lư do khiến từ
thời xa xưa người ta đă nhấn mạnh rằng việc thông hiểu thật sự Chân lư chỉ
do trải nghiệm mà có. Trong bối cảnh ấy ta được các Chơn sư Minh triết cho
biết: “Những quyển sách với thông tin được kiến tạo hoàn hảo nhất cũng không
thể tiết lộ cho con người sinh hoạt ở các cơi cao. Người ta phải biết được
những sự thật tinh thần qua việc tự thân trải nghiệm và thật sự quan sát”.
Trong
thời cận đại bà Radha Burnier, nguyên Hội trưởng Hội Thông Thiên Học, là một
vĩ nhân gương mẫu về Thông Thiên Học. Bà chẳng những là bạn của Krishnamurti
mà c̣n là người không thấy có xung đột nào giữa giáo huấn của ông với giáo
huấn của Thông Thiên Học. Bà nhận xét rằng Krishnamurti là hiện thân đầy
linh hứng của một tâm trí không bị dính mắc. Ông tràn đầy yêu thương ngay cả
đối với những người xa lạ, t́nh thương không dính mắc của ông nồng ấm đến
nỗi người ta khó ḷng không cảm nhận nó là đặc biệt. Krishnamurti khuyên ta
rằng: “Hăy buông xả chứ đừng bị dính mắc”. Tâm trí không được bám khư khư
lấy bất cứ điều ǵ, thậm chí không bám lấy Thầy nữa. Dính mắc là cội nguồn
của ghen tương, thất vọng và manh động, nó gây trở ngại nghiêm trọng cho
t́nh bạn, sự tin cậy lẫn nhau và làm việc hợp tác với nhau.
Radhaji có vạch ra những gương mẫu trong sinh hoạt đúng thực từ cuộc đời
Krishnamurti để minh họa cho việc buông xả những kư ức và thoát khỏi mọi
mong ước là bản chất của một cái trí trong sạch. Minh triết sâu sắc của
Krishnamurti được chứng tỏ qua việc ông có cảm thức quan trọng về tính b́nh
đẳng của vạn vật, cho nên b́nh tâm trong mọi t́nh huống. Radhaji nêu rơ ràng
theo định nghĩa trong Chí Tôn Ca th́ yoga là quân b́nh trong nội tâm
- điều này được minh chứng tiêu biểu qua cuộc đời của Krishnamurti. Ư nghĩa
đầy đủ và hàm ư của một số sự thật được phát biểu thời xưa trở nên sống động
hơn khi ta quan sát điều mà Krishnamurti làm, nói và bỏ lửng không nói, hơn
hẳn việc đọc bất kỳ bài b́nh luận nào về những thứ đó. Khi kết luận một bài
nói chuyện, bà đă từng một lần bảo rằng trong những thế kỷ sắp tới giáo huấn
của Krishnamurti ắt tiếp tục cấp năng lượng cho tâm trí con người v́ nó
không tầm thường.
Pablo Sender là một người lỗi lạc khác, khi viết rồi nói, ông bảo rằng giáo
huấn của Krishnamurti và của H. P. B. cũng như của các Chơn sư bổ sung cho
nhau và soi sáng lẫn nhau. Ông thăm ḍ sự tương tự sâu sắc của chúng qua một
tài liệu tên là “Giáo huấn của Krishnamurti và Thông Thiên Học”. Sau đây là
một đoạn mẫu trong tài liệu của Pablo Sender :
J.K: Chừng nào “bản ngă” c̣n đang hoạt động và tạo ra một sự phóng chiếu th́
không thể thực chứng được thực tại.
H.P.B. : Chơn ngă chỉ có thể hoạt động khi phàm ngă đă bị tê liệt.
Sau đây là một đoạn trích khác nữa:
J.K: Tôi chẳng biết liệu các bạn có để ư thấy rằng chỉ có sự thông hiểu khi
cái trí thật tĩnh lặng ngay cả chỉ trong một giây thôi, có một tia chớp lóe
thông hiểu khi tư tưởng không thốt nên lời. Cứ thực nghiệm điều đó đi th́
các bạn ắt tự ḿnh hiểu ra rằng các bạn có tia chớp lóe thông hiểu ấy. Cái
sự sáng suốt nhanh chóng phi thường ấy khi cái trí thật tịch lặng lúc vắng
mặt tư tưởng.
K.H.: Chính trên cái bề mặt thanh thản và b́nh tĩnh ấy của cái trí không bị
rối loạn mà những linh ảnh mới được thu thập từ cơi vô h́nh để được biểu
diễn trong thế giới hữu h́nh. Bằng không th́ các con ắt hoài công mưu t́m
những linh ảnh, những tia chớp loé ánh sáng đột ngột vốn đă từng giúp ta
giải quyết biết bao nhiêu vấn đề lặt vặt và chỉ có nó mới đưa sự thật ra
được trước mắt của linh hồn. Ta phải hết sức cẩn thận giữ cho b́nh diện tâm
trí của ḿnh thoát khỏi mọi ảnh hưởng bất lợi mà ngày nào cũng xuất hiện
trong khi ta trải qua sinh hoạt trần tục.
Người ta ắt nghĩ rằng đây là Krishnamurti đang nói. Đoạn trên nghe ra giống
ông xiết bao. Nhưng đó là đoạn trích dẫn từ Thư của Chơn sư gửi A. P.
Sinnett. Bức thư Số 11.
Pablo Sender kết luận rằng giáo huấn của Krishnamurt không chống lại giáo
huấn Thông Thiên Học, mà là một bộ phận không tách rời khỏi giáo huấn Thông
Thiên Học, bởi v́ công tŕnh Thông Thiên Học bao gồm hai khía cạnh: khía
cạnh triết lư siêu h́nh và khía cạnh tâm lư thực nghiệm. Nếu ta chỉ đụng
chạm đến khía cạnh thứ nhất thôi th́ được tŕnh bày là một lư thuyết chứ
không dính dáng ǵ tới sự sống, cho nên không cung cấp phương tiện để tự
chuyển hóa được ḿnh.
Cũng đáng thu hút sự chú ư của ta khi ta xét tới công tŕnh của một người
khác đă suốt đời là nhà Thông Thiên Học và đi theo Krishnamurti. Vốn tương
đối vô danh tiểu tốt, J. K. Patnaik có vẻ chất phác và tầm thường đối với
thế giới bên ngoài đến nỗi mà ta khó ḷng ḍ ra được sự hiểu biết sâu sắc
Thông Thiên Học và giáo huấn Krishnamurti của ông. Một tập sách nhỏ do ông
biên soạn tên là Thông Thiên Học gặp gỡ Krishnamurti ở chỗ nào, chỉ
được xuất bản sau khi ông qua đời. Cái mô h́nh tâm thức đến với ông qua một
linh ảnh chẳng những cung cấp được một mối liên kết giữa đôi bên mà c̣n cho
ta thấy một cách thức thực tiễn để hưởng lợi từ giáo huấn Thông Thiên Học
cũng như giáo huấn Krishnamurti.
Con người có ư thức trên các cơi vật lư, trung giới và trí tuệ, nhưng thường
thường không có ư thức về các thể tinh vi của ḿnh. Những phương pháp theo
truyền thống để thực hành về tinh thần khiến cho người ta tiến bộ theo chiều
nằm ngang trong các cơi thấp đưa tới việc mở thần thông tức sidhis bậc thấp.
Krishnamurti và H. P. B. cảnh cáo nguy cơ của thần thông qua những quyển
sách như Dưới Chơn Thầy và Tiếng Nói Vô Thinh. Sự tiến bộ tinh thần
chân chính đ̣i hỏi phải tiến bộ theo chiều thẳng đứng, một bước nhảy lượng
tử lên tới mức kế tiếp vượt ngoài tầm ba cơi thấp, đó là cơi bồ đề.
Chỉ khi con người có ư thức trên cơi bồ đề tức cơi trực giác th́ cảm
thức chia rẽ mới chấm dứt và người ta mới thoát được chu kỳ sinh tử luân
hồi.
Theo Patnaik th́ muốn hữu thức trên các cơi cao cần có hai điều kiện: phải
ngưng bặt hoạt động nơi các cơi thấp và phải khơi hoạt được đủ số lượng
nguyên tử gốc nơi các cơi cao. Ông tin chắc rằng giáo huấn của Krishnamurti
vốn có chiều sâu sắc phi thường, có thể giúp làm yên b́nh các nguyên tử gốc
của cơi thấp và khơi hoạt các nguyên tử gốc của cơi cao để đánh thức tâm
thức ở những mức đó. Đây có lẽ là lư do tại sao khiến Krishnamurti cấm
thuyết giải và sửa đổi những giáo huấn của ông. Sự trong sáng phi thường chỉ
xảy ra khi cái trí rất cảnh giác và không có tư tưởng, không có ư định cũng
như không có nỗ lực tâm trí, một trạng thái thường được gọi là “tri giác
không chọn lựa”. Người ta cần có một cái trí tịch lặng không có sự vận động
của tư tưởng, không có việc chọn lựa xem ḿnh muốn cái ǵ hoặc không muốn
cái ǵ. Tri giác không chọn lựa và đọc giáo huấn của Krishnamurti không nỗ
lực, có thể mang lại một sự hiểu biết trong chớp mắt và trải nghiệm một điều
ǵ đó mênh mông vô hạn.
Sự thông hiểu chỉ có thể diễn ra trong chớp mắt chứ không theo lộ tŕnh thời
gian hoặc do tích lũy kiến thức từ sách vở v.v . . . bạn hiểu một điều ǵ đó
ngay tức khắc hoặc không hiểu ǵ hết. (J. Krishnamurti, Bài nói chuyện công
khai thứ ba ở Saamen, ngày 11 tháng 7 năm 1963).
Tài liệu tham khảo
1.
Tiểu sử của J. Krishnamurti,
Mary Lutyens, trang 267.
2.
T́nh thi Hoa sen Trắng,
Mabel Cillins, trang 119.
3.
yogiramsuratkumar:in/pages/bless.html.
4.
Thư của Chơn sư gửi A. P. Sinnett
(Ấn bản theo niên đại) V.H. Chin, Thư số 65, trang 168.
5.
Thông Thiên Học gặp gỡ Krishnamurti ở đâu,
J. K. Patnaik, 2013
6.
Giáo Lư Bí Truyền, Krishnamurti và sự Chuyển hóa,
Aryel Sanat.
7.
Krishnaji theo như tôi biết
Radha Burnier, Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, tháng 5 năm 1994, quyển 115.8,
trang 309.
8.
Điều tra và Căn tính,
V. Ganesan, Tạp chí Con đường Trên
núi, Số tháng 6 năm 1991, từ trang 41-48.
J. Krishnamurti dùng một loại từ vựng không phải theo truyền thống. Ông
không dùng những từ như “đường đạo”. Thật vậy, ông bảo rằng “Chân lư là một
vùng đất không có con đường nào dẫn vào” và c̣n nhiều người bối rối về điều
đó. Nhưng theo quan điểm Thông Thiên Học th́ mỗi Chơn thần đều độc nhất vô
nhị và nhập vào vật chất theo con đường độc nhất của riêng ḿnh. Sự phát
triển diễn ra nơi mỗi cá nhân đều không giống với bất cứ ai khác - trọn cả
Thiên nhiên đều như vậy . . . V́ thế mỗi người phải tiến hành theo hiểu biết
riêng ḿnh về sự thật. Không ai khác có thể bảo rằng: “Đây là con đường mà
bạn phải bước trên đó”.
Radha Burnier
Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 9 năm 2016
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS