|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
(FREEDOM FROM OPPOSITES)
SRI RAM
|
|
Cụm từ ‘Trung đạo’ mà giáo lý Phật giáo sử dụng đã được thuyết giải là một lối sống tránh những cực độ khổ hạnh và hành xác về một mặt, còn mặt khác thì lại là tham dục hoặc sa đà theo sự mưu tìm khoái lạc. Có thể Đức Phật đã đề cập tới những tình huống tồn tại ở Ấn độ vào thời của Ngài và dùng câu này chủ yếu nhằm nói tới chúng. Nhưng nó cũng có thể có một ý nghĩa rộng lớn hơn. Những cực đoan được đề cập tới tạo thành một cặp đối đãi. Chí Tôn Ca có nhắc tới những thứ khác và nói tới việc siêu việt mọi cặp đối đãi. Mỗi điều đối đãi trong bất cứ cặp nào đều thật sự sinh ra điều kia. Sự kiện này được Plato nêu rõ trong một trong các Đối thoại của ông. Một người đi đến cực đoan thì sau đó một thời gian ắt có khuynh hướng đi tới cực đoan đối nghịch. Do sự ghê tởm mà y chắc chắn sẽ trải nghiệm được th́ sẽ có một sự dội lại sẽ đưa y đi theo hướng ngược lại. Thật vậy, mỗi điều đối đãi đều che giấu một cách tinh vi bản chất của điều đối đãi kia.
Ta hãy xét một ví dụ: Cái loại can đảm vốn được sản sinh nơi một người nào đó do sự tự kỷ ám thị hoặc do khoác lên một lớp vỏ cực kỳ dũng cảm, nhưng thật ra chỉ là một mặt nạ che giấu sự sợ hãi. Bởi vì trong tâm hồn bạn đang sợ sệt, cho nên bạn làm ra vẻ gợi ý cái đối ngược nó, sự sợ hãi. Cái gọi là sự can đảm ấy không tồn tại được lâu.
Trong những sự việc của con người thì cũng có sự tác dụng thường xuyên của các cặp đối đãi. Ở đâu có sự tàn bạo hoặc áp bức th́ ở đó luôn luôn gây ra sự nổi loạn cho dù công khai hoặc bắt buộc phải ngấm ngầm. Tiến sĩ Annie Besant thường nói rằng bạn công nhận quyền của người Ấn Độ vào lúc đó là nổi dậy chống lại người Anh cai trị nếu họ cảm thấy không còn cách nào khác để mưu tìm được sự tự do cho tổ quốc của mình. Nhưng khi thấy rằng sự nổi loạn ấy có thể gây ra điều gì và biết về dân tộc Anh nói chung như bà từng biết cùng với ý thức nói chung về sự công bình của dân Anh thì bà ủng hộ việc chọn theo những phương tiện hợp hiến mà bà chắc chắn sẽ thành công.
Trong lịch sử, mọi sự nổi dậy đều tỏ ra chỉ được biện minh khi nó thành công. Nếu bạn thất bại thì bạn là kẻ phản bội; nếu bạn thành công th́ bạn là người tiên phong, cha già của quốc gia, người giải phóng, anh hùng vĩ đại. Những tước hiệu như vậy được ban thưởng cho người nào nổi loạn thành công chứ không ban cho kẻ ủng hộ một chính nghĩa ngay cả khi họ gặp đầy nghịch cảnh và không có bất kỳ triển vọng thành công nào. Thường thường khi các lực lượng nổi loạn mà thành công thì chúng lại dựng nên một chế độ tàn bạo của riêng mình. Xét về mặt quần chúng nói chung thì chỉ có một sự đổi chủ, có lẽ là một hệ thống khác nhưng cũng độc tài chẳng kém trước kia.
Sự kiện toàn thể Thiên nhiên đều bị chi phối bởi luật tác động và phản tác động này và mọi định luật mà chúng ta quen biết đều mang tính máy móc. Thiên nhiên do tác động của sự máy móc ấy phải chịu những lực đối nghịch và luân phiên; thì bản chất con người cũng thế thôi. Mọi hạt sơ cấp đã được khám phá ra đều có đối thể hoặc đối hạt của mình. Các lực cấu thành các hạt này dường như cũng chịu cùng một định luật máy móc ấy.
Nhưng sâu thẳm bên trong con người có một bản chất không chịu sự tác dụng của các đối đãi - đây là một sự khác nhau căn bản giữa cái bản chất ấy vốn được gọi là bản chất tinh thần, và cái bản chất đó nó rõ rệt ở nơi y ngay bây giờ rồi biến đổi dựa theo các tác động của lực trong địa hạt vật chất. Bản chất con người ắt phản ánh tâm trí con người như ta thấy, có thể bị chi phối bởi những định luật vật chất, tác động thực ra là phản tác động hoặc nó có thể phản ánh bản chất của Tinh thần. Đây là hai khả năng. Chúng ta trải nghiệm một trong những khả năng ấy khi vô minh, nhưng cũng còn có khả năng khác khiến cho toàn thể cuộc đời khác hẳn đối với kẻ nào thực chứng được nó.
Những sự đối đãi trong Thiên nhiên đều có vai trò của chúng, nhưng cũng có những cái đối đãi dường như thật sự là bổ sung, chẳng hạn như thư và hùng, các lực dương và âm, xúc động và trí năng, trời và đất. Tinh thần và vật chất là một cặp như thế. Chúng đối đãi với nhau chừng nào ta không nhận thức được mối quan hệ thật sự của chúng, và các lực mà chúng tiêu biểu không được hài hòa trong bản chất của con người tham gia vào cả hai. Khi cái bản chất ấy trở nên được hài hòa thì nó hành động một cách thăng bằng vốn là sự hòa trộn của những điều dường như đối lập. Chẳng hạn như nơi bản thân ta có thể có một sự hòa lẫn hoàn hảo của sức mạnh và sự dịu dàng, mặc dù mỗi một trong những phẩm tính ấy dường như khác hẳn phẩm tính kia. Bản chất mà chúng được hòa trộn toàn bích trong đó chính là bản chất tinh thần.
Khi ta dùng từ ngữ ‘tinh thần’ thì không nên có bất kỳ ý niệm hoang tưởng nào về nó. Nó không có nghĩa là một điều ǵ đó xa rời cuộc sống, phải chịu những cấu trúc khác nhau tùy theo các tâm trí khác nhau. Tinh thần nhằm nói tới một điều ǵ đó tồn tại một cách tuyệt đối. Người ta chỉ có thể biết được nó là gì thông qua những phẩm tính mà nó biểu lộ. Để thật sự hiểu được bất cứ điều gì, người ta phải nhìn vào những sự kiện thuộc về nó, và tránh đi những ý niệm chỉ là những sự phóng chiếu trên cơ sở vô minh.
Ta hãy xét một ví dụ khác, bản chất mà có thể được gọi là tinh thần luôn luôn tồn tại nơi nó cái thuộc tính là cực kỳ nhạy cảm, một trí thông minh đáp ứng ngay với sự tiếp xúc nhẹ nhất. Mặc dù sự đáp ứng này dường như tự động, nó lại xuất phát từ một nhận thức về sự thật liên quan tới bất cứ điều gì tiếp xúc với nó; vì vậy, sự đáp ứng này được xác định bởi chính cái sự thật ấy. Đó là sự đáp ứng của một bản chất vốn nhạy cảm nhưng không bị cám dỗ. Nó không ‘sa đọa’ theo bất cứ điều gì và không bao giờ bị cuốn hút đi; nhưng nó cũng không bị dội lại hoặc chạy ra khỏi bất cứ điều gì cản đường nó - đây ắt là ngược lại với sa đọa - nó duy trì tính tự do và thăng bằng của mình.
Tự do bên trong bản thân có nghĩa là luôn luôn có tự do hành động, không bị cưỡng chế, xuất phát từ trí thông tuệ và tự do ý chí của mình nghĩa là chẳng bao giờ bị dính dáng vào hoặc là phải chịu những lực cưỡng chế hoặc quyết định hành động của mình. Nếu người ta bị xúi giục đi theo một lộ trình hành động, hoặc thậm chí bị ảnh hưởng bởi sự nịnh hót dù là công khai hoặc tinh vi, do bị đe dọa hoặc gây áp lực, do bị dụ dỗ thuộc một loại nào đó, nghĩa là một hành động được dẫn khởi thì người ta không tự do. Bản chất của Tinh thần tức là bản chất tinh thần bao giờ vẫn cứ tự do.
Nếu mọi tư tưởng và mọi xúc động đều xuất phát từ một trạng thái nội tại không ảnh hưởng từ bên ngoài nào có thể làm xáo trộn hoặc biến đổi được thì đó thật sự là một trạng thái đơn độc chứ không phải là lãnh đạm hoặc cô đơn. Thế nhưng cái tình trạng đơn độc này trong đó bản chất đơn độc như vậy vẫn duy trì tính tinh khiết và thuần túy căn bản của mình, nó vẫn tương hợp với những mối quan hệ thâm sâu và mật thiết. Nó giống như mối quan hệ giữa các tia nắng mặt trời rớt xuống một vật và có lẽ đi sâu vào nó cũng với cái chính vật ấy. Sự mật thiết ấy xuất phát từ bản chất của việc nó nhận thức và đáp ứng. Sự tiếp xúc mật thiết và mối quan hệ thâm nhập vào bản chất bên trong, một đằng là của cái kia còn đằng khác là sự đơn độc và tinh khiết dường như không tương thích với nhau. Thế nhưng chúng cùng hiện diện, coi đó là một phẩm tính hoặc một năng lực trong cái bản chất vốn thật sự có thể được mô tả là tinh thần.
Krishnaji có nói tới một bản chất tâm trí và tâm hồn dễ bị tổn thương mà ông ngụ ý là nhạy bén với sự tiếp xúc nhẹ nhất và không phản kháng. Nó được chỉnh hợp tuyệt đẹp đến nỗi mà nó đáp ứng với mọi rung động và không duy trì bất cứ điều gì. Chúng ta có thể nghĩ rằng trong trường hợp đó chẳng bao lâu nó sẽ bị mòn mõi đi hoặc trở nên bị lẫn lộn vì những xung lực đối nghịch. Nhưng bởi vì không có sự đối kháng cho nên mọi làn sóng lướt qua nó đều đi qua và không bao giờ bị giữ lại. Ngay cả trong những thanh đỡ ở điện áp rất cao thì điện cũng không gây tổn thương cho môi trường của nó nếu tuyệt nhiên không có điện trở. Nếu người ta bị tổn thương hoặc bị xúc phạm bởi bất cứ một điều ǵ đó xảy ra hoặc một nhận xét nào đó về mình thì đó là vì nơi bản thân y có một cái bản ngã chống đối và phật lòng. Nhưng người ta có thể đạt tới một trạng thái nội tâm trong đó y không bị tổn thương gì hết. Lúc bấy giờ y vừa dễ bị tổn thương mà lại không bị tổn thương cho dù điều này nghe ra có nghịch lý đến đâu đi nữa. Điều mà ta nghĩ là bản ngã, là chính mình, đó là một xúc cảm bàng bạc và mờ mờ ảo ảo, khó định vị được, xuất phát từ một tình huống khép kín, một cái hàng rào bên trong đó mọi phản ứng đều bị đóng khung vào và do vậy vẫn còn ở trong đó hầu hết là dưới dạng tiềm thức, để trải qua những sự chuyển vị và tổ hợp. Sự thật đây là cái trường hợp mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể ngộ ra được miễn là y chịu khó chăm chú quan sát chính ḿnh. Chính cái bản ngã này, cái thực thể khó nắm bắt này đã tích trữ nhiều lực với những bản chất trái ngược đủ thứ với nhau cho nên mới sinh ra cái trò tương tác của các cặp đối đãi. Nó phân chia một bản chất lẽ ra là đồng chất thành ra những mặt cắt tương phản với nhau.
Chí Tôn Ca miêu tả một cái khung tâm trí, một tình huống của tinh thần không bị phân chia như thế, nghĩa là ‘đối với bạn và thù’ đều như nhau, ‘đối với vinh và nhục’ đều như nhau và đối với ‘thành công thất bại’ cũng thế thôi. Thông thường khi người ta thành công th́ người ta cứ tiếp tục vui vẻ, phấn khởi và hạnh phúc. Nhưng khi người ta bị kềm chế và thất bại thì y lại buồn bã và chán nãn. Nhưng người ta có thể ở trong một trạng thái thăng bằng xuất phát từ việc thuần túy là chỉ xét cái gì đến với mình đúng như nó đến vậy và làm điều ǵ đáng làm trong bất cứ tình huống nào. Đó là một trạng thái tâm trí và tâm hồn đẹp một cách phi thường khi ta xét sự vật theo cách đó. Cái bình đẳng tánh trí ấy được Chí Tôn Ca miêu tả là ‘yoga’ theo nghĩa đen của thuật ngữ này, tức là một trạng thái thống nhất. Chính cái trạng thái thống nhất này mới là trạng thái tự nhiên thật sự, trong đó tính đơn nhất của Tinh thần có được và biểu lộ được những tiềm năng và sự hài hòa của mình.
Chúng ta thấy đâu đâu trong Thiên nhiên cũng có những sự khác nhau. Những sự khác nhau tồn tại trong bản chất của những sự vật trong địa hạt vật chất được phản ánh trong địa hạt tâm trí và xúc động, rồi dựng nên những phản ứng trong nó, trong khi nó vẫn còn ở trong một tình trạng không hiểu biết. Chí Tôn Ca nói tới việc thoát khỏi những phản ứng này, chẳng hạn như thích và không thích, đam mê, tham lam, ghét bỏ và ganh tị. Khi những phản ứng này không còn tồn tại nữa thì ắt có trong tâm hồn ta một tinh thần bình đẳng, có thiện chí bình đẳng, có sự quan ngại và chiếu cố tới tất cả mọi người cao cũng như thấp, thật chất phác cũng như có học v.v. . . Bản chất trong đó có cái thái độ bình đẳng này thật sự là bản chất tinh thần.
Con người có bản chất tinh thần có thể có kiến thức cả về mặt khoa học lẫn huyền bí học (huyền bí học cũng là một khoa học) nhưng y sẽ không coi trọng kiến thức ấy dường như thể nó tồn tại mà lại không tồn tại. Vậy là trong trường hợp của y kiến thức ắt cùng tồn tại với sự ngây thơ. Y có thể nói chuyện với một đứa trẻ theo một cách thức làm cho đứa trẻ bị cuốn hút để dẫn dắt được nó và trong mối quan hệ này với đứa trẻ y cũng trở nên tự nhiên như trong bất cứ một sự trao đổi nào với những người khác có học thức hơn và nhiều kinh nghiệm hơn. Đó là vì y có một tâm hồn trẻ thơ mà kiến thức của y không thể đàn áp được. Y cũng có một kiến thức về bản chất con người với tất cả những gì tốt và xấu trong đó, điều xấu xa và đẹp đẽ; nhưng khi biết hết mọi điều đó y vẫn có thể yêu thương con người theo đúng tính nhân bản của nó. Khi biết hết về thế giới với mọi yếu tố không dễ thương nơi con người như sự thô lỗ, sự thối nát, những sự cám dỗ được đưa ra và chấp nhận, nhất là sự tàn bạo, điều đó có thể dường như không tương thích với tình thương mà người ta ắt liên kết với một tâm hồn thơ ngây và thuần túy. Thế nhưng có thể có một tình thương như vậy cùng với kiến thức và cái bản chất mà nó ngự trị tối cao trong đó chính là bản chất tinh thần. Đó là một bản chất đáp ứng với sự thật trong vạn vật, hoặc nói cách khác, trong ngữ cảnh này thì nó đồng nghĩa với sự thật và vẻ đẹp ở trong những thứ ấy. Sự đáp ứng tự nhiên nhất đối với điều gì đẹp đẽ, chẳng những vẻ đẹp ở bên ngoài của một con người mà còn là vẻ đẹp bên trong, tức là đẹp nết nữa thì cái ánh sáng ẩn bên trong của y đáp ứng như vậy là tình thương. Khi người ta đáp ứng với điều dung tục, như biết bao nhiêu người dường như thực hiện lúc này, khi sự đáp ứng đối với sự thôi thúc đa dục của thể chất mà lúc này cũng rất mạnh thì đó là sự đáp ứng của bản ngã. Sự đáp ứng thuần túy bắt nguồn từ một bản chất khác, đó là bản chất quên mình.
Trong một trạng thái quên mình tuyệt đối nghĩa là vô ngã thì cái tác động diễn ra xuất hiện một cách tự do, xuất phát từ cái sự thật lúc bấy giờ biểu lộ thay thế cho bản ngã. Tác động của nó giống như tác động của một nghệ sĩ toàn bích theo bản năng biết được phải vẽ những đường nét ấy ở đâu. Cũng giống như vậy, người ta biết cái gì đúng cái gì không đúng vào lúc đó; y mang một kỷ luật tự nhiên và bẩm sinh để tác động vào công trình nghệ thuật của mình cốt ở việc tránh cái điều gì thô lỗ hoặc có hại, điều gì không cân xứng hoặc không đẹp. Xuất phát từ trạng thái vô ngã đó mới xuất hiện một năng lượng tích cực vốn có một sự thông tuệ hoặc ý thức tự nhiên bẩm sinh. Đó là năng lượng của ‘Tự ngã Nhất như’ trong tư tưởng triết học Ấn Độ. Cái Tự ngã Nhất như ấy vốn đơn độc bởi vì nó độc nhất vô nhị. Vì đơn độc cho nên nó chẳng bao giờ bị ô nhiễm, không bị bất cứ cái gì ảnh hưởng mà có thể dường như đang xáp lại gần nó. Trong bản chất của cái Tự ngã ấy, tức là bản chất của cái trạng thái vô ngã ấy không có sự phân chia, không có sự xung đột. Bởi vì nó không bị ảnh hưởng cho nên bao giờ nó cũng được thoát khỏi những điều đối lập và sự mất thăng bằng của các cặp đối đãi. Thế nhưng nó hành động theo cả ngàn lẻ một cách do nó được tự do, nhưng nó luôn luôn theo một cách thức nào đó mà không bao giờ bị mất đi tính tự do ấy - thật đó chính là đường lối đúng đắn và đường lối toàn bích.
Có thể dường như là nghịch lý khi một trạng thái tự do lại có thể chứa đựng bên trong bản thân ḿnh bí quyết của sự đúng tuyệt đối cũng như sự toàn bích. Đó là vì ta hiểu tự do theo một nghĩa không thật sự là tự do, đó là một tình trạng không phải chịu cả lực hút lẫn lực đẩy. Trong tình huống ấy hành động là theo một định luật bẩm sinh vốn là định luật bản thể nơi cá thể ấy. Đó là một định luật luôn luôn duy trì một trạng thái hài hòa giữa những thành phần cấu tạo của bản thể ấy. Khái niệm của chúng ta về toàn bích cũng thể hiện cho dù một cách hữu thức hoặc vô thức, cái sự hài hòa ấy vốn là sự biểu lộ của tính đơn nhất trong tính đa dạng.
--------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS